HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 15 June 2012

61* TRỊNH VÂN THANH * BÁN PHAN BỘI CHÂU


TRỊNH VÂN THANH * VỀ PHAN BỘI CHÂU

Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển (Nxb Văn Học):
Lý Thụy đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp?

Trịnh Vân Thanh
 

Chúng tôi vừa nhận được vài thông tin của một bạn đọc giấu tên, liên quan đến cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com

Vị độc giả đã chỉ ra rằng ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thuỵ và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:

1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.

2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh trong giai đoạn ấy có bí danh là Lý Thụy. Và như thế, căn cứ vào cuốn tự điển này, chính Hồ Chí Minh đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp với những lý do đã nêu trên. Đến nay, vẫn có nhiều tranh cãi trong giới quan tâm về sử Việt về tính xác thực chung quanh sự kiện này.

Vì không có phiên bản của cuốn tự điển để kiểm chứng, chúng tôi không bảo đảm hoàn toàn sự xác thực của thông tin. Xin thận trọng đăng ở đây để các bạn phân tích và làm vấn đề được sáng tỏ hơn.

Xin gửi kèm những bức ảnh chụp để tham khảo:










Nguồn: X-Cafevn, 29.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2524
(Chúng tôi chọn một số ý kiến của bạn đọc để đăng lại trong phần sau.
xoathantuong)

xahoidensoma
Thành viên chính thức
 Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu - Film
xem ở đây
(10min, tiếng việt)
YouTube - 01 - Ho Chi Minh Phan boi Chau Phan...
trích từ đây! (60min tiếng anh)
http://video.google.de/videosearch?q...q=f&aq=-1&oq=#

ai muốn tìm hiểu thêm, xin vào thư viện cũa pháp, họ còn giữ "hóa đơn trả tiền" + tài liệ đã được bặch hóa 

xahoidensoma
Thành viên chính thức
Trích:
anhoang_trungtuong viết:
Ông Cụ không chỉ bán Phan Bội Châu, mà còn bán cả dững anh em thân tin như Trần Phú (tội tự viết cương lĩnh đảng không xin chỉ thị), Hà Huy Tập (tội tự sáng tạo cách mạng theo đường lối xét lại), Hồ Tùng Mậu (tội cầm đèn chạy trước ô-tô), Lê Hồng Phong (tội vợ xinh) vưn vưn. Ba trong đó là các lãnh tụ tối cao.

Ngoài ra Ông Cụ còn tiêu diệt đối tác cách mạng, điển hình là Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn..

Còn loại như Tạ Thu Thâu, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm thì không kể. Hôm trước mời người ta ra làm quan, hôm sau cho lính tìm bắt, vưn vưn, là thói quen của Ông Cụ.
HCM bán lấy tiền đó bác, hcm bán cụ Phan vs cash 100.000 quan tiền lận àh! các đc bác kể trên thì bị hcm bán rẽ, thủ tiêu hay bị nhấn nước thui.

(cách đây vài năm có người đăng nguyên văn bản "hóa đơn" giờ vào tìm lại, links chết mất tiêu. ai ở bên pháp làm ơn vào thư viện quốc gia tìm và chụp tấm hình cái... cám ơn!)

trích...

Trưa ngày 1-7-1925 nhằm ngày 11-5 năm ãt Sửu, Phan Bội Châu vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, thì bị mật thám Pháp bắt cóc và giải về Hà Nội. Trong Tự Phán, Phan Bội Châu cho rằng chính thư ký riêng của Ông là Nguyễn thượng Huyền (cháu Nguyễn thượng Hiền) bán tin cho Pháp, nhưng sau này có nhiều tài liệu lịch sử chứng nhận, kẽ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy tiền thưởng là Lâm đức Thụ và Lý Thụy (bí danh của Hồ chí Minh lúc đó).

Mới đây vào năm 1972, Sử gia kiêm học giả Ðài Loan là Tưởng Vĩnh Kính, qua tác phẩm ‘Hồ chí Minh tại Trung quốc’ cũng xác nhận chính Lâm đức Thụ (đại diện của Phan bội Châu tại Hương Cảng) và Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy-Hồ chí Minh), đã bán cụ Phan cho Pháp, rồi cả hai chia đôi số tiền thưởng là 100.000 quan bây giờ. Sau đó, Thụ và Quốc còn hợp tác nhiều năm nữa để bán những đồng chí của cụ Phan cho Pháp.

ai muốn đọc thêm xin vào links dưới.
http://xoathantuong.tripod.com/mg_hcmbd.htm

links dưới còn nhiều bài nữa.
http://xoathantuong.tripod.com

1 con số thông kê có nói là, hcm có 167 bí danh chính thức được biết đến. kinh thật, thời đó mà có internet chắc hcm có cả ngàn cái... dám lắm.

tudovn
Thành viên chính thức
Có hai nguồn thông tin nói về việc HCM bán đứng cụ Phan bội Châu cho Pháp.
1) http://www4.gu.edu.au:8080/adt-root/...lic/02Main.pdf
2) http://www.washingtonpost.com/wp-srv...yatanycost.htm

may4phuong
Thành viên chính thức
Các bác kiếm cuốn Ho của David Halberstam, một phóng viên chiến tranh VN nổi tiếng của Mỹ, mà đọc. Sách có nói đến chuyện này

David Halberstam
Sống chết với nghề nghiệp

Thượng Văn

Đời sống không bao giờ thiếu chuyện bất ngờ. Tin tức về cái chết của nhà báo nổi tiếng David Halberstam là một.

Một tai nạn xe cộ xảy ra lúc 10:30 sáng thứ Hai ở thành phố Menlo Park như đã từng có bao nhiêu tai nạn như vậy xảy ra trên đường phố Hoa Kỳ. Nhưng lần này, người ngồi cạnh tài xế lại là David Halberstam. Ông chết ngay tại chỗ. Người lái xe chở ông đi là một sinh viên ban báo chí của Đại Học Berkeley. Thứ Bảy, ông nói chuyện ở UC Berkeley đề tài “Turning Journalism into History.” Thứ Hai, chuẩn bị tài liệu cho quyển sách dự định sẽ viết “The Game,” ông trên đường đi đến gặp và phỏng vấn Y. A. Tittle, cựu quarterback của đội banh New York Giants về trận tranh giải vô địch giữa đội Giants và Baltimore Colts vào năm 1958 mà hầu hết mọi người đều cho là trận football hay nhất cho đến nay. Ông trễ hẹn lần cuối cùng trong đời năm ông 73 tuổi.

David Halberstam sinh ngày 10 tháng Tư, 1934 ở New York City. Cha là bác sĩ giải phẫu, mẹ là cô giáo. Người cha ở trong quân đội và như thế Halberstam thời nhỏ sống bất định theo gia đình ở mọi nơi Texas, Minnesota, Connecticut. Lớn lên ông theo học Đại Học Harvard và tốt nghiệp ngành báo chí ở đây.

Ông bắt đầu vào nghề báo từ năm 1955 với tờ Daily Times Leader ở West Point, Mississippi, một nhật báo nhỏ có số ấn hành 4,000 số. Ông là phóng viên duy nhất trong tòa soạn mà ngài chủ bút lại không ưa cậu ấm Do Thái tốt nghiệp Harvard. Ông tiến thêm bước nữa làm việc cho tờ Tennessean ở Nashville, rồi sau đó đặt chân vào tờ New York Times năm 1960.

Cuộc đời David Halberstam bắt đầu có chuyện đáng nói từ lúc đó hay nói đúng hơn từ khi ông được báo gửi đi làm phóng viên ở Việt Nam vào năm 1962.

Halberstam gia nhập vào hàng ngũ của phóng viên Mỹ đầu tiên, cùng lứa đôi mươi, không tên tuổi, bắt đầu xây dựng sự nghiệp bằng chiến tranh Việt Nam.

Có nhiều giai thoại về Halberstam thời đó ngày nay vẫn còn được nhắc lại trên báo chí khi tin ông mất được loan truyền. Mùa thu 1963, có tin một trận đánh quan trọng xảy ra ở đồng bằng Cửu Long, các phóng viên không được phép tháp tùng để quan sát và viết bài. Neil Sheehan cùng với ông bèn điện thoại cho tướng chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ là Paul Harkins và Đại Sứ Henry Cabot Lodge. Chiều hôm đó, trong cuộc họp báo ở MACV (Military Assistance Command, Vietnam), thay cho một đại úy hay thiếu tá theo thường lệ, lần này tướng hai sao Dick Stillwell chủ tọa. Ông này mở đầu bằng câu chuyện có người trong số phóng viên đã gọi điện thoại cho Tướng Harkins và Đại Sứ Lodge, “Các ngài ấy là người rất bận rộn; các ngài không có thì giờ trả lời điện thoại. Các anh nhớ lấy điều tôi vừa nói.”

Neil Sheehan nhìn thấy sự giận dữ mỗi lúc một tăng lên trên nét mặt của Halberstam. Cuối cùng, câu trả lời bật lên như một thách thức, “Thưa thiếu tướng, ông không hiểu. Chúng tôi không phải là hạ sĩ của ông; chúng tôi không làm việc dưới quyền của ông. Chúng tôi làm việc cho các chủ bút. Nếu ông có điều gì phải than phiền về chúng tôi, hãy liên lạc với chủ bút của chúng tôi. Chúng tôi có quyền gọi tướng chỉ huy trưởng tại nhà bất cứ lúc nào chúng tôi cần để hoàn thành công tác. Dân chúng Hoa Kỳ có quyền biết chuyện gì đang xảy ra ở đây.”

Một câu chuyện khác còn được nhắc là Tổng Thống Kennedy tìm cách làm áp lực cho tờ New York Times thuyên chuyển cái gai nhọn David Halberstam ra khỏi Việt Nam. Báo này chẳng những từ chối mà còn hủy bỏ dự tính rời Việt Nam của Halberstam để chứng tỏ họ không nhượng bộ trước quyền lực ở Washington.

David Halberstam đã ở lại và sau đó được giải Pulitzer năm 1964 qua các bài phóng sự của ông về chiến tranh cũng như vụ đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong đội ngũ phóng viên thời đó được giải Pulitzer còn có Malcolm Browne, Peter Arnett, Neil Sheehan và Horst Faas (hai lần).

Sau này khi nhớ lại thời kỳ sôi động đó ở Sài Gòn, David Halberstam lên tiếng cho cả thế hệ phóng viên trẻ tuổi và lý tưởng, có mặt trong cuộc chiến về niềm tin và ước mong Hoa Kỳ chiến thắng ban đầu. Cho đến khi họ khám phá ra điều họ không muốn khám phá. Họ muốn chuyện phải thành. “Đến khi chuyện không thành, chúng tôi bắt đầu nói chuyện sẽ không thành. Đó là lúc họ bắt đầu tấn công chúng tôi bằng cách nói ‘Đây là bọn muốn chúng ta thất bại.’”

Sau Việt Nam, dường như David Halberstam không còn cảm thấy thích hợp cho bất cứ chỉ định việc làm nào khác từ New York Times. Ông được điều động đi Warsaw, Ba Lan. Có chỉ thị từ tờ báo cho các phóng viên trong trường hợp nghi ngờ hãy viết bài đúng 600 chữ. Halberstam viết cho bạn: “Chỉ có hai loại chuyện trên thế giới này: có loại tôi không muốn viết nhiều đến 600 chữ, và loại tôi muốn viết nhiều hơn 600 chữ. Nhưng chẳng có câu chuyện nào mà tôi muốn viết đúng 600 chữ cả.”

Halberstam lấy cô vợ là diễn viên Ba Lan Elzbieta Czyzewska năm 1966 rồi cả hai bị trục xuất trong năm sau vì dám viết bài phê phán chế độ cộng sản ở đây. (Họ ly dị năm 1977. Ông lập lại gia đình với Jean Sandness Butler năm 1979 và sống cho đến ngày ông mất.)

Không hài lòng, Halberstam bỏ tờ New York Times năm 1967 sang làm cho tạp chí Harper’s để được viết dài theo ý thích.

Nhà văn Gay Talese, bạn thân trong gia đình, nhận xét, “Ông là người không có một khúc xương lười biếng nào trong cơ thể.” Thật vậy, ông viết rất nhanh và nếu cần ông đóng cửa ở nhà, làm việc theo một kỷ luật sắt cho đến khi hoàn thành một tác phẩm dự định. Ông viết hai tác phẩm trong thập niên 1960, ba trong thập niên 1970, bốn trong thập niên 1980 và sáu trong thập niên 1990. Đề tài ông lựa chọn đụng chạm đến mọi khía cạnh trong đời sống Hoa Kỳ. Cuốn “The Powers That Be” đề cập đến giới truyền thông. “The Breaks of the Game” viết về bóng rổ. “The Reckoning” nói về sự suy sụp của kỹ nghệ sản xuất xe hơn của Hoa Kỳ và sự phát triển của kỹ nghệ này của Nhật...

Nhưng nhớ đến David Halberstam, người ta không thể quên, không thể không nhắc đến hai tác phẩm ông viết về chiến tranh Việt Nam: Quyển “The Making of a Quagmire” (1965) và quyển “The Best and The Brightest” (1972). Trong hai tác phẩm này quyển thứ hai được coi như sách để đời của ông. Cuốn sách gắn liền với tên tuổi ông. Tựa sách đi vào luôn trong ngôn ngữ Anh nói lên tình trạng trớ trêu, nghịch lý của Hoa Kỳ thời Kennedy và Johnson trong liên hệ với chiến tranh Việt Nam. Những khuôn mặt chính trị trong chính phủ lúc bấy giờ được ông nâng lên hàng “the best and the brightest” của Hoa Kỳ để nói lên một điều duy nhất: họ bất lực trong việc giải quyết chiến tranh Việt Nam. Tiếng nói của ông góp thêm một phần âm thanh vào phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ. Ông đứng ở một phía của cuộc chiến để nói lên những điều ông biết rõ hơn điều ông không biết ở chiến tuyến bên kia. Vì thế những điều ông biết và viết ra không thể không thiên lệch. Trên biên giới được ông góp phần vạch ra, làm rõ nét hơn giữa chủ chiến và phản chiến, ông không được một bên ưa thích cả ở Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.

Giữa hai tác phẩm chính về chiến tranh Việt Nam nói trên, ông có viết một cuốn sách nhỏ 120 trang được ít người nhắc tới. Sách xuất bản năm 1971, được in lại năm 1987 có tựa là “Ho.” Để viết cuốn tiểu sử về Hồ Chí Minh, trong phần thư mục sách ông tham khảo đúng 11 cuốn sách trong đó có hai cuốn của Bernard Fall, một cuốn của Jean Lacouture, một cuốn của Joseph Buttinger, một cuốn của John McAlister và Paul Mus... và cuốn tiểu thuyết “The Quiet American” của Graham Greene.

Tại sao phải nhắc đến “Ho,” một tác phẩm không quan trọng của Halberstam? Sách chỉ trình bày sơ lược về cuộc đời của họ Hồ nhưng lại đặc biệt nói lên suy nghĩ, tinh thần của thời đại bấy giờ về Việt Nam. Trong đó chuyện Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150,000 đồng tiền thưởng được Halberstam viết ra cũng lạnh lùng, khô khan cũng như việc cộng sản thanh toán các tổ chức “quốc gia” thời sau 1945. Nhưng khi viết về miền Nam Việt Nam sau 1954, ông linh động hơn trong phê phán. Việc Hoa Kỳ chọn Ngô Đình Diệm làm lãnh tụ được coi là “một người trật cho Việt Nam nhưng lại đúng cho người Mỹ.”

Ông giải thích: Họ Ngô là người Công Giáo trong một đất nước Phật Giáo, một người gốc miền Trung cầm quyền ở miền Nam, một ông quan không có đất đứng. Trước đó Halberstam đã chia xã hội miền Việt Nam thành hai tầng lớp hoặc là chống Pháp hoặc là đứng bên lề “chiến đấu chống lại tổ quốc, không làm gì cả hay thủ lợi trong thời chiến tranh giành độc lập.” Khi nói đến chuyện Tổng Thống Johnson gặp “chúa tể” (overlord) và “phi công chiến đấu” Nguyễn Cao Kỳ năm 1967, ông mở ngoặc chua thêm “Còn gì Mỹ hơn và ít Việt Nam hơn trong một quốc gia nơi dân chúng còn sống với con trâu trong khi một lãnh tụ lại đặt quyền lực trên một chiếc phi cơ phản lực.” Trong cuộc gặp gỡ đó, Tổng Thống Johnson thúc giục Nguyễn Cao Kỳ nhanh lên đi đến chiến thắng. Halberstam viết thêm “Như nhiều người khác trước ông, ông nghĩ chiến thắng đang gần kề; giống như nhiều người khác, ông lầm.”

Lúc Halberstam viết cuốn “Ho,” chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. Ông thấy lúc đó “Giống như người Pháp, người Mỹ chỉ kiểm soát được nơi họ đứng...” Chuyện đếm xác chết sau mỗi trận chiến đã trở thành mối ám ảnh trước kia của Pháp và bây giờ của Hoa Kỳ. “Mỗi năm người Mỹ bắt đầu bằng việc ước tính con số kẻ địch trong nước; nếu giả dụ như là 75,000, năm đó họ có thể đã tiêu diệt được 85,000, nhưng đến cuối năm họ lại khám phá kẻ địch tăng lên 90,000.” Trong ngôn ngữ sắc bén của Halberstam, “Họ [Hoa Kỳ] chiến đấu chống lại mức sinh sản của một dân tộc.” Ông trích lại tiên đoán của Bernard Fall mà ông tin là đúng. “Người Mỹ mơ một giấc mơ khác hơn người Pháp nhưng lại bước trên cùng vết chân của người Pháp.”

Người ta có thể không tin vào tài tiên tri của Fall hay Halberstam. Người ta có thể không tin vào phân tích tình hình đúng của Halberstam nên chiến tranh mới kết thúc vào tháng Tư, 1975. Nếu như thế, tại sao người ta có thể tin rằng Halberstam hay cả phong trào phản chiến có thể khiến cho Hoa Kỳ và miền Nam thua trận? Có phải David Halberstam đã cố gắng chứng minh một lý do khác hơn trong “The Best and The Brightest?” Ông không phải là một sử gia. Ngôn ngữ ông dùng không phải là ngôn ngữ sử sách. Trước ngày tai nạn, ông chỉ mới hy vọng “Turning Journalism into History” thôi. Nhưng người viết sử không thể bỏ qua những gì ông đã viết chỉ vì ông phản chiến.

Một quyển sử đúng đắn cho chiến tranh Việt Nam vẫn chưa được viết ra. Người đóng góp thêm tài liệu cho giai đoạn đó vừa mới mất.


CaFeDen
Thành viên chính thức
Trích:
zman viết:
Lụm được cái ảnh cắt này các bác em chơi ...Em xin không dám lạm bàn ...(xin min/mod tha tội )
Tên Ních Xôn này tọc mạch qúa xá .. dám bạch hóa cả đời Tư của Bác
Chúng ta có nên lôi đời tư lãnh đạo ra nữa hay không ??? ...Hình như Đảng có nghị quyết "Tiểu sử đời tư lãnh đạo là tuyệt mật" rồi đấy thì phải ?
Xin phép để tui phiên dịch cái đoạn đóng khung cho các đ/c nào yếu bóng vía, ủa lộn, yếu tiếng Anh:
Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần từ Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẩn, ông ta sẳn sàng tiêu diệt họ.

Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của VN là Phan Bội Châu cho mật vụ Pháp. Lịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bầy đó là của ông Hồ để nhân được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.

kafe_dang
Đã đi xa
Anh trích lại cái tổng hợp này của Wiki. Việc tin bạn chính trị gia Nixon hay tin nhà sử học Duiker thì tùy các chú quyết định nhể.

Trích:
Theo một số nhà nghiên cứu, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt được là do có người mật báo. Danh tính của người mật báo được xác định khác nhau.

- Theo Vĩnh Sính trong "Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện" thì: "Trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu quy cho Nguyễn Thượng Huyền, người được ông 'nuôi dưỡng' ở Hàng Châu, tội mật báo với Pháp 'thời khắc đi đường và hành động' của Phan để họ bắt cóc ông ở ga Thượng Hải. Trong khi đó, Kỳ Ngoại hầu Cường Để, trong hồi ký, lại quy cho Lâm Đức Thụ là người chủ mưu." (Vĩnh Sính: Sđd, tr. 242). Lâm Đức Thụ sau này bị tố cáo là làm mật thám cho Pháp.

- Theo Mạc Định Hoàng Văn Chí, trong Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (TTDĐCS), thì người đó là Nguyễn Ái Quốc. (Mạc Định Hoàng Văn Chí: Sđd, tr. 38).

- Theo Joseph Buttinger, "A Dragon Embattled" (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger. Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan.

- Sophie Quinn-Judge trong luận án "Nguyen Ai Quoc, The Comintern and The Vietnamese Communist mouvement 1919-1941" lại phủ nhận thông tin này. (Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 80-81)

- William J. Duiker, giáo sư sử học Đại học Penn State, trong cuốn sách "Ho Chi Minh: A Life" (2001) cho rằng những bằng chứng được đưa ra để chống lại Nguyễn Ái Quốc không có gì thuyết phục. Theo nghiên cứu của ông, tài liệu văn khố của Pháp cho thấy có thể Nguyễn Thượng Huyền là người đã phản bội Phan Bội Châu

HoaiAn
Thành viên chính thức
Hình như DiênVỹ dịch cuốn của bà Sophies hơi chậm nhỉ? Nói đến vụ bán đứng Phan Bội Châu, thì sự can dự của ông Hồ chỉ có thể nói là nghi án. Những bằng chứng và tài liệu bà Sophies đưa ra, tôi thấy là khách quan và hợp lý nhất.

Với bằng chứng từ sở phòng nhì Pháp lấy từ tàng thư ở Paris thì không nghi ngờ gì, chính Lâm Đức Thụ là nội gián và là người bán tin tức về Phan Bội Châu. Bằng chứng chống lại ông Hồ rất không rõ ràng. Không có chứng cứ thuyết phục 100% ông Hồ là đồng mưu với Lâm Đức Thụ.

Nhưng có thể nói thế này, cũng có thể nghi ngờ ông Hồ không vô can. Nghi ngờ thôi chứ chưa thể khẳng định. Cái lý thông thường là thế này, tại sao ông Hồ chơi thân với Lâm Đức Thụ đến như vậy (Thậm chí bà Tăng Tuyết Minh chính là do vợ Tầu của Lâm Đức Thụ giới thiệu cho ông Hồ), mà ông Hồ là không biết gì về các hoạt động nội gián của Lâm Đức Thụ? thậm chí ông Hồ còn ra những quyết định kỳ quặc như bắt các học viên tham gia khoa học của ông ở Hoàng Phố phải đưa thông tin thật kèm ảnh, và thế nào lại để Lâm Đức Thụ biết được thông tin đó, để đến nỗi bao người bị bắt oan (?). Đến mức độ khi Hà Huy Tập và đồng đội chỉ rõ cái tội và nghi ngờ Hồ không phải là cộng sản mà là dân tộc ngầm diệt cộng sản tố cáo lên quốc tế CS, đến độ phải lập toàn án để xử ông Hồ? (toà gồm Khang Sinh, Manuisky, và bà bồ người Nga là sếp trực tiếp của ông Hồ ở Đông Phương Cục). Khang Sinh thì đề nghị tử hình, Manuisky không có ý kiến chỉ có bà Nga kia là kiên quyết bảo vệ anh Hồ với lý do là cho đó chẳng qua là anh ngây thơ, thiếu kinh nghiệm công tác? (cuối cùng ông Hồ thoát chỉ bị treo công tác và thử thách một thời gian) Logic thông thường sẽ thấy nghi ngờ, một người hoạt động lâu năm trong nhiều môi trường, từng tiếp xúc và là đối tượng của mật thám Pháp nhiều lần đến vậy mà tại sao ông Hồ lại vẫn "ngây thơ" đến thế? (trong việc nắm giữ thông tin thật của các thành viên trong tổ chức và quan hệ với vợ chồng Lâm Đức Thụ). Nghi ngờ nhưng khó khẳng định vì ngoài ông Hồ ra khó ai biết thực sự ông Hồ cố tình hay vô ý, kể cả việc liên quan đến tin tức của Phan Bội Châu, ông Hồ cố tình hay vô tình để cho Lâm Đức Thụ biết thì chỉ có ông Hồ mới biết mà thôi.

Một chi tiết nhỏ, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Lâm Đức Thụ, lúc đó đang ở Thái Bình, là một trong những đối tượng "phản cách mạng" bị diệt đầu tiên, theo lệnh của Bác và chính phủ (?). Lâm Đức Thụ đang ngồi uống trà tại gia thấy dân quân vào ông ta biết trước sự việc nên hỏi "các người đến giết ta phải không?", họ không nói gì chỉ tuyên bố Lâm Đức Thụ là thành phần phản cách mạng phải bị tử hình ngay lập tực theo lệnh của chính quyền Việt Minh và găm đạn vào ngực Lâm Đức Thụ. Câu hỏi đặt ra là có phải đến lúc đó ông Hồ mới biết con người thật của Lâm Đức Thụ? Ông Hồ trả thù cho các đồng đội và cụ Phan hay là bịt đầu mối (cả về chuyện Tăng Tuyết Minh đấy nhé, ông Hồ lúc đó chuẩn bị xưng cha già không vợ không con của dân tộc)? Chỉ có ông Hồ mới biết.

Nghi án, chỉ là nghi án mà thôi! Mà đã là nghi án thì đừng có kết luận chắc 100% như thế cho đến khi có bằng chứng rõ ràng (như giấy của mật thám cho thấy ông Hồ có liên quan, hay lời khai có tính xác thực cao của những người liên quan, etc).

HoaiAn
Thành viên chính thức
Nhân lúc rỗi rãi, nhân thể topic này tám chuyện về cái "vô tình hay hữu ý " của bác Hồ, mình lại nhớ lại 1 câu chuyện của Stephen King mình đã đọc lâu lắm rồi trong 1 tập chuyện kinh dị (mà mình cũng quên tên do thời gian đọc đã quá lâu, ai biết chỉ lại dùm).

Câu chuyện là thế này. Nhân vật chính là một ông già giầu có bị liệt suốt ngày phải nằm 1 chỗ, ông này có 1 bà vợ rất trẻ, xinh đẹp và sexy. Bà vợ tất nhiên không chịu được cảnh nằm không nên tằng tịu với anh lái xe của ông. Ông tình cờ phát hiện ra điều này vì họ toàn rủ nhau vào nhà xe làm "chuyện ấy" mà cái cửa sổ nhà xe lại có thể nhìn thấy từ vị trí nằm của ông. Anh chàng lái xe này có 1 cô vợ đính hôn chính là cô người hầu trong nhà. Cô này có máu ghen kinh khủng. Câu chuyện diễn ra theo dòng chảy rất bình thường. Ông già liệt không biết vô tình hay hữu ý, giải thích rất cặn kẽ cho cô hầu về cách sử dụng khẩu súng mà ông có, tất nhiên nó đến rất tự nhiên và hấp dẫn qua cách kể chuyện của Stephen King. Rồi ông ta bầy trò bắn ngắm cái đích ở chỗ cửa sổ nhà xe, rồi một hôm sau khi thấy mấy cái "đích di động" trong nhà xe ông bầy trò bắn thủ và nhờ cô hầu mang súng của mình ra nhà xe kiểm tra kết quả bắn. Kết thúc câu chuyện là 1 loạt tiếng súng vang lên trong nhà xe, và ông già nhắm mắt lại mỉm cười.

Không hiểu bác Hồ mình có giống như ông già trong chuyện không nhỉ?

postmodernism
A Living Creature
Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters (Joseph Bollinger in "Vietnam: the Dragon Embattled"; Nguyen Khac Huyen in "Vision Accomplished;) which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization, "Vietnamese Revolutionnary Youth Association" (Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Hội or Thanh Niên, the forerunner of the Vietnamese Communist Party or the Indochinese Communist Party). Thu spent his part in a lavish style of living in Hong Kong; he was also a French agent. According to "From Colonialism to Communism" by Hoang Van Chi, p.40 (Vietnamese version), living a few years in Hong Kong and running out of money, Thu received some French subsidy and protection to live in Phnom Penh. At last, Thu went back to his hometown in Thai Binh province. It came to the revolt of the Vietminh. Thu was in panic and found way to see secretly Ho Chi Minh who at the time was president of the government of the Democratic Republic of Vietnam. HCM promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong. Thu went back to Kien Xuong district and lived comfortably there. However, in 1950, when the French went closer to Kien Xuong, the Vietminh cadres keeping secret order from the "superior" caught Thu, put him in a bamboo cage and threw it to the river. Thu left a Chinese wife and some kids.

NguoiCongSan
Thành viên chính thức
Trích:
poorvnese viết:
Hồ Chí Minh gọi các ông này là Chó bao giờ bác nhỉ ?

Em chỉ nhớ Minh gọi Gia Long và nòi giống nhà Nguyễn trong 1 bài báo là Chó thôi, cách đây mấy năm trang báo đó còn lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, giờ không biết còn không.
Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã nói (trong thư):

"Đối với bọn trốt kít, không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị"

"Bọn trốt kít là một lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa phát xít Nhật và chủ nghĩa phát xít quốc tế"

Dưng cơ mà trong sách của Bác thì Bác Hồ muôn vàn kính yêu nói: "Tôi khuyên ai chưa đọc thì nên tìm đọc bản xử án bọn Trốt kýt ở Liên xô và làm cho bạn bè cùng đọc. Nó sẽ giúp cho thấy bộ mặt đáng ghê tởm của chủ nghĩa Trốtkyt và bọn Trốtkýt"

Tất diên là Bác Hồ muôn vàn kính yêu chỉ nói theo đuôi lãnh tụ vô cùng to lớn là lãnh tụ Lin (Xít Ta), lãnh tụ Lin đã nói:

"Chủ nghĩa Trốt kít dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhất, nhơ bẩn nhất, khốn nạn nhất. Nấp trong bóng tối, đàn chó Trốt kít tụ tập những kẻ không còn tính người, sẵn sàng gây mọi tội ác... Khủng bố cá nhân là phương pháp hành động của bọn chó săn Trốtkýt"

Nên nhớ bạn Kít (Trốt) là 1 trong các lãnh tụ của Cách Mạng tháng 10 Nga vĩ đại và phương pháp làm của bạn Kít được chính bạn Sáu Nin ủng hộ, về sau bạn Lin cũng chỉ làm theo

Còn đây là nghị quyết của Đảng ta nhé:

Trích:
Tranh đấu chống bọn khiêu khích tờrốtkít

a) Hội nghị xét rằng không bao giờ bằng hiện thời sự khủng bố có hơi bớt, giai cấp thống trị lại dùng các thủ đoạn khiêu khích, phái thám tử lẩn vào trong hàng ngũ của Đảng để mong phá hoại, như ở Chợ Lớn Đảng mới khám phá được một nhóm thám tử và nhất là trong các nhóm công khai các bọn quan, bọn lính kín càng dễ rúc vào. Đồng thời bọn phản động lại lợi dụng bọn tờrốtkít lẩn vào hàng ngũ thợ thuyền, dùng những câu cách mệnh tả đầu lưỡi để lừa gạt thợ thuyền chưa giác ngộ, phá hoại việc lập Mặt trận dân chủ ở xứ ta.

b) Đối với bọn khiêu khích, hội nghị nhắc các đảng bộ cần phải cẩn thận điều tra lại tư tưởng, hành động và sinh hoạt của mỗi đảng viên, nếu đủ chứng cớ nó là khiêu khích thì phải đuổi ngay ra ngoài, còn những phần tử khả nghií trước lúc chưa điều tra đủ các phương diện thì tạm thời đình chỉ công tác, song cũng đừng thi hành nghị quyết một cách như máy, mà cần phải xét rõ chứng cớ và điều kiện riêng từng người.

c) Đối với cuộc tranh đấu chống tờrốtkít chủ nghĩa, xét rằng chủ nghĩa tờrốtkít đã hoàn toàn làm tay sai cho phát xít nên hội nghị nghị quyết rằng vô luận chỗ nào, nó thò đầu ra là đập ngay, không nên cho rằng chúng chưa có mầm mống.

Dầu chủ tịch của chấp uỷ cộng sản ở các nước tư bản và có người làm việc trong Quốc tế Cộng sản cũng vậy, họ chưa nhận thấy rằng cần phải đối phó với chủ nghĩa Tờrốtxky. Hội nghị kịch liệt chỉ trích các xu hướng còn phảng phất trong đầu óc các đồng chí tin rằng: đối với bọn tờrốtkít chúng tán thành chương trình của Mặt trận dân chủ thống nhất vì cái ấy là hoàn toàn không căn cứ và biểu lộ có thoả hiệp với tờrốtkít. Hội nghị xét rằng trên sách báo công khai, Đảng thường thường phơi bày các tài liệu chứng cớ phản cách mạng của bọn tờrốtkít, song vẫn chưa hết sức chú trọng. Hội nghị quyết định các đồng chí trong mỗi buổi hội họp, lúc nói chuyện cần phải nói cho quần chúng để ý tới sự hoạt động gian trá, lính kín của bọn tờrốtkít để đuổi chúng ra khôi hàng ngũ cuộc vận động thợ thuyền, phải giáo dục các tổ chức của Đảng hãy phân biệt bọn tờrốtkít, chó săn của phát xít với thợ thuyền thành thật nhưng vì chưa hiểu và nóng nảy nên bị ảnh hưởng của tờrốtkít, phải tẩy sạch những phần tử tờrốtkít đã lọt vào trong Đảng. Sau hết hội nghị xét rằng muốn tranh đấu chống chủ nghĩa Tờrấtxky phải nghiên cứu sự khác nhau giữa chủ nghĩa Tờrốtxky và Mác - Lênin.
Tự tìm nguồn nhé, nguồn trong nước thôi, chịu khó đọc báo Đảng nhiều cái hay phết

DanTriVN
Thành viên chính thức
Thêm một cuốn sách nói về việc này:


Tác giả là một cựu sĩ quan tình báo của quân đội Mỹ. Các bác có thể tham khảo thêm ở đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Phillip_Davidson
-//-

No comments:

Post a Comment