Giống như nhiều ngôi nhà khác ở khu phố cổ, ngôi nhà
48 Hàng Ngang chạy dài, sâu hun hút theo kiểu “nhà ống”. chủ nhà cũng
là chủ cửa hàng tơ lụa của gia đình tư sản nhiều đời, ông Trịnh Văn Bô
và bà Hoàng Thị Minh Hồ ngày một trở nên giàu có. Nhưng cũng như nhiều
người dân Việt Nam, ông bà rất giàu lòng yêu nước. Trước Cách mạng, ai
giúp đỡ Việt Minh là tính mạng coi như “gươm kề cổ, súng kề tai”. Nhưng
ông bà Trịnh Văn Bô đã không tiếc công sức, tiền của, vật chất giúp đỡ
cách mạng, kể cả bị hy sinh, bắt bớ tù đày...
Khi ông Hoàng Hữu Nhân thay mặt Việt Minh ướm hỏi một số tiền cần kíp, bà Minh Hồ đã đưa ngay 2 vạn 6 ngàn bạc Đông Dương (lúc này, 18 đồng 5 hào là mua được tạ gạo). Lần khác, đồng chí Tâm Kính cần tiền nên bà Minh Hồ trao 1 vạn rưỡi đồng. Trước ngày Tổng khởi nghĩa, đồng chí Khuất Duy Tiến đến đặt vấn đề: “Chị Bô giúp cho... Lúc nước sôi lửa bỏng thế này chỉ có chị mới cứu vãn nổi... Đoàn thể cần một khoản 4 vạn đồng, chỉ trong 6 tiếng đồng hồ”. Thế là bà Minh Hồ phải bán gấp mấy tấn tơ lụa loại hảo hạng để đủ tiền cho cách mạng. Sau ngày cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ, các đồng chí ở chiến khu về nhà vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và Hoàng thị Minh Hồ khi thì 5 người, khi mười người có khi vài chục người. Bà Minh Hồ lấy vải trong kho ra hàng chục cây trao cho ông Trần Đăng Ninh để may quần áo cho cán bộ. Trong tủ còn 20 bộ comple thì bà bớt lại 2 bộ cho chồng còn lại tặng cách mạng.
Một hôm ông Nguyễn Lương Bằng đề nghị bà Hoàng Thị Minh Hồ: “Gia đình anh chị là nơi bảo đảm an toàn nhất, là chỗ dựa mọi mặt của đoàn thể. Xin cho chúng tôi được dời cơ quan thượng cấp về đây”. Và ông Nguyễn Lương Bằng xin gia đình ông Bô, bà Hồ dành trọn tầng hai cho thượng cấp. Cổng sau phía 35 Hàng Cân được mở để tiện cho công việc của cán bộ.
Mấy ngày sau thì gia đình ông Bô, bà Hồ đón “ông cụ dưới quê lên chơi”, tức Bác Hồ từ Tân Trào về. Bà Hoàng Thị Minh Hồ có kể lại cho nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu rằng: “Tôi nhớ lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà tôi. Người mặc rất giản dị, áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su con hổ trắng, tay cầm can. Khi Người bước vào nhà, vợ chồng tôi ra chào, chúng tôi đưa Người lên gác 3, nơi tôi đã dọn sẵn một buồng đủ tiện nghi để Người ở. Sau đó, Người lại xuống tầng 2 ở luôn cùng các đồng chí mình và làm việc tại đó”. Khi ấy, Bác bị ốm, người gầy và rất yếu. Bà Hoàng Thị Minh Hồ thường tự tay nấu cháo cho Bác.
Trên căn phòng ở tầng 2, số 48 Hàng Ngang, rộng chừng 60m2 chính giữa phòng là một chiếc bàn chữ nhật có kích thước lớn bằng gỗ màu cánh gián sẫm, 8 chiếc ghế tựa mềm bọc nỉ xanh phủ trắng. Tại đây, Bác đã họp với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 02/9/1945. Trên bàn là chiếc máy chữ mà Bác Hồ đã dùng từ chiến khu Việt Bắc đưa về. Đây là chiếc máy chữ mà Bác dùng để đánh các chỉ thị của Đảng và soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 25 tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1945. Tại đây Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; về thể chế và thành phần của Chính phủ mới, về tổ chức ngày lễ Độc lập... Cũng chính tại ngôi nhà lịch sử này, ngày 30/8/1945, Bác Hồ đã tiếp một vị khách đặc biệt, đó là Thiếu tá Pát- ti (Archimedes LA Patti), một sĩ quan tình báo, chỉ huy đội công tác thuộc cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ OSS. Bác đã cho ông Pát- ti xem trước bản Tuyên ngôn độc lập và trân trọng mời ông ngày 2/9 tới dự lễ Quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ngày 2/9/1945, trước lễ đài, bà Hoàng Thị Minh Hồ mới ngỡ ngàng và xúc động tột độ: “Ông cụ ở dưới quê lên chơi” chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Ngày 16/9/1945, ông Võ Nguyên Giáp dặn: “Bác Hồ dặn tôi: “Chú có gặp cô Minh Hồ, Bác đề nghị Tuần lễ Vàng này cô cố gắng làm gương sáng cho chị em Hà Nội Thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thế rồi, bà Minh Hồ bàn với chồng đang đêm đào lên 117 lạng vàng hôm sau đến tặng cho cách mạng trong tiếng trống tưng bừng... Sau này, tính tổng cộng, gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ Cách mạng trên 5000 lạng vàng...
Với những đóng góp nói trên, Nhà nước đã trao tặng cho hai vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ mỗi người một Huân chương Độc lập Hạng Nhất.
Quốc Việt
http://www.baomoi.com/Ngoi-nha-lich-su-48-Hang-Ngang-Noi-Bac-viet-Tuyen-ngon-doc-lap/121/3154925.epiKhi ông Hoàng Hữu Nhân thay mặt Việt Minh ướm hỏi một số tiền cần kíp, bà Minh Hồ đã đưa ngay 2 vạn 6 ngàn bạc Đông Dương (lúc này, 18 đồng 5 hào là mua được tạ gạo). Lần khác, đồng chí Tâm Kính cần tiền nên bà Minh Hồ trao 1 vạn rưỡi đồng. Trước ngày Tổng khởi nghĩa, đồng chí Khuất Duy Tiến đến đặt vấn đề: “Chị Bô giúp cho... Lúc nước sôi lửa bỏng thế này chỉ có chị mới cứu vãn nổi... Đoàn thể cần một khoản 4 vạn đồng, chỉ trong 6 tiếng đồng hồ”. Thế là bà Minh Hồ phải bán gấp mấy tấn tơ lụa loại hảo hạng để đủ tiền cho cách mạng. Sau ngày cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ, các đồng chí ở chiến khu về nhà vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và Hoàng thị Minh Hồ khi thì 5 người, khi mười người có khi vài chục người. Bà Minh Hồ lấy vải trong kho ra hàng chục cây trao cho ông Trần Đăng Ninh để may quần áo cho cán bộ. Trong tủ còn 20 bộ comple thì bà bớt lại 2 bộ cho chồng còn lại tặng cách mạng.
Một hôm ông Nguyễn Lương Bằng đề nghị bà Hoàng Thị Minh Hồ: “Gia đình anh chị là nơi bảo đảm an toàn nhất, là chỗ dựa mọi mặt của đoàn thể. Xin cho chúng tôi được dời cơ quan thượng cấp về đây”. Và ông Nguyễn Lương Bằng xin gia đình ông Bô, bà Hồ dành trọn tầng hai cho thượng cấp. Cổng sau phía 35 Hàng Cân được mở để tiện cho công việc của cán bộ.
Mấy ngày sau thì gia đình ông Bô, bà Hồ đón “ông cụ dưới quê lên chơi”, tức Bác Hồ từ Tân Trào về. Bà Hoàng Thị Minh Hồ có kể lại cho nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu rằng: “Tôi nhớ lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà tôi. Người mặc rất giản dị, áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su con hổ trắng, tay cầm can. Khi Người bước vào nhà, vợ chồng tôi ra chào, chúng tôi đưa Người lên gác 3, nơi tôi đã dọn sẵn một buồng đủ tiện nghi để Người ở. Sau đó, Người lại xuống tầng 2 ở luôn cùng các đồng chí mình và làm việc tại đó”. Khi ấy, Bác bị ốm, người gầy và rất yếu. Bà Hoàng Thị Minh Hồ thường tự tay nấu cháo cho Bác.
Trên căn phòng ở tầng 2, số 48 Hàng Ngang, rộng chừng 60m2 chính giữa phòng là một chiếc bàn chữ nhật có kích thước lớn bằng gỗ màu cánh gián sẫm, 8 chiếc ghế tựa mềm bọc nỉ xanh phủ trắng. Tại đây, Bác đã họp với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời trước quốc dân vào ngày 02/9/1945. Trên bàn là chiếc máy chữ mà Bác Hồ đã dùng từ chiến khu Việt Bắc đưa về. Đây là chiếc máy chữ mà Bác dùng để đánh các chỉ thị của Đảng và soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại ngôi nhà này từ ngày 25 tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1945. Tại đây Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; về thể chế và thành phần của Chính phủ mới, về tổ chức ngày lễ Độc lập... Cũng chính tại ngôi nhà lịch sử này, ngày 30/8/1945, Bác Hồ đã tiếp một vị khách đặc biệt, đó là Thiếu tá Pát- ti (Archimedes LA Patti), một sĩ quan tình báo, chỉ huy đội công tác thuộc cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ OSS. Bác đã cho ông Pát- ti xem trước bản Tuyên ngôn độc lập và trân trọng mời ông ngày 2/9 tới dự lễ Quốc khánh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ngày 2/9/1945, trước lễ đài, bà Hoàng Thị Minh Hồ mới ngỡ ngàng và xúc động tột độ: “Ông cụ ở dưới quê lên chơi” chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Ngày 16/9/1945, ông Võ Nguyên Giáp dặn: “Bác Hồ dặn tôi: “Chú có gặp cô Minh Hồ, Bác đề nghị Tuần lễ Vàng này cô cố gắng làm gương sáng cho chị em Hà Nội Thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thế rồi, bà Minh Hồ bàn với chồng đang đêm đào lên 117 lạng vàng hôm sau đến tặng cho cách mạng trong tiếng trống tưng bừng... Sau này, tính tổng cộng, gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ Cách mạng trên 5000 lạng vàng...
Với những đóng góp nói trên, Nhà nước đã trao tặng cho hai vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ mỗi người một Huân chương Độc lập Hạng Nhất.
Quốc Việt
Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1 Thân thế
2 Sự nghiệp kinh doanh
3 Cống hiến cho nền độc lập
4 Đời tư
5 Vinh danh
6 Chú thích
7 Liên kết ngoài
Thân thế
Ông sinh năm 1914, nguyên quán tại làng Đồng Hoàng, xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội). Ông là người con trai thứ trong gia đình 3 anh em. Người anh lớn tên là Trịnh Văn Bính, người em gái tên là Trịnh Thị Thục.[1]Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều - con thứ 4 của An Đô Vương Trịnh Cương[2][3].
Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20, cụ Trịnh Phúc
Lợi. Thân mẫu ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản
lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân
nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với hiệu buôn Cự Hưng[4][1].
Thân phụ ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20.[1]
Với những sản nghiệp ban đầu, hai vợ chồng ông đã kế thừa và nhanh chóng phát triển hiệu buôn Phúc Lợi, trở thành một nhà tư sản lớn thời bấy giờ. Hiệu buôn Phúc Lợi sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan, thậm chí có giao dịch buôn bán với thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản[7].
Đầu năm 1945, ông bà đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh.
Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.
Sau Cách mạng tháng 8, ông bà được ông Khuất Duy Tiến tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa. Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó).
Khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bàn Tuyên ngôn Độc lập.
Các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập, hầu hết do gia đình ông bà cung cấp. Thậm chí các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.[9]
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông tham gia công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng. Mãi đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội. Ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.
Ông qua đời năm 1988 tại Hà Nội.
Bà Trịnh Văn Bô là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Xã hội Việt Nam và cũng là một trong những người đầu thời kỳ thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà làm công tác phụ nữ đến năm 1974 thì nghỉ hưu. [7]
Chị ruột của bà Hồ là Hoàng Thị Minh Hảo lấy ông Trịnh Văn Bính, anh ruột của ông Bô. Người chị lớn của bà Hồ lấy Phó bảng Đặng Văn Hướng, cũng là một nhân sĩ trí thức thời bấy giờ.
Năm 1954, ông bà cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu với thời hạn 2 năm. Hơn 30 năm sau, sau khi tướng Hoàng Văn Thái qua đời, ông bà có yêu cầu trả lại nhà để làm nơi cư trú cho gia đình, bấy giờ gần 40 người. Dù có xác nhận của các lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, và gia đình tướng Hoàng Văn Thái cũng đã chuyển chỗ ở, nhưng mãi sau khi ông qua đời năm 1988, căn nhà vẫn chưa được hoàn trả cho gia đình ông. [3]
Trong những năm sau đó, bà Trịnh Văn Bô nhiều lần kiến nghị đến các cấp khác nhau, thậm chí có những quyết định, chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao đương nhiệm như Đỗ Mười, Lê Quang Đạo, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết[3]. Mãi đến năm 2003, bà mới trở về được ngôi nhà mà gia đình bà đã cho mượn gần 50 năm trước.[10]
Sau Tuần lễ Vàng, ông bà được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một cái ngà, có gắn thêm một đàn voi con, to bằng ngón chân cái, vì đã giúp đỡ chính phủ. Tuy nhiên, khi chiến sự bùng nổ thì tăng phẩm bị thất lạc.[7]
Sinh thời, 2 vợ chồng ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất[3]. Năm 2006, ông được truy tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu cùng với 3 doanh nhân nổi tiếng khác là Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà.[11] Ngôi nhà 48 Hàng Ngang cũng được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.
Thân phụ ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)... đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại VIệt Nam giữa thế kỷ 20.[1]
Sự nghiệp kinh doanh
Do điều kiện gia đình, ông được học hành tử tế, sử dụng được tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, thay vì sang Pháp học như người anh trai[5], ông lại được thân phụ giữ lại để đào tạo thành người kế thừa sản nghiệp. Bấy giờ, hiệu buôn Phúc Thịnh ở số 7 Hàng Ngang và do thân mẫu của ông làm quản lý. Sau khi lập gia đình năm 1932, ông được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa tên hiệu Phúc Lợi[6].Với những sản nghiệp ban đầu, hai vợ chồng ông đã kế thừa và nhanh chóng phát triển hiệu buôn Phúc Lợi, trở thành một nhà tư sản lớn thời bấy giờ. Hiệu buôn Phúc Lợi sản xuất và buôn bán tơ lụa sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan, thậm chí có giao dịch buôn bán với thương nhân Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản[7].
Cống hiến cho nền độc lập
Được sự vận động của 2 cán bộ Việt Minh là hai anh em Tạ Văn Lưu và Tạ Văn Thực, ngày 14 tháng 11 năm 1944, hai vợ chồng bà cùng người con trai cả chính thức tham gia Việt Minh[8].Đầu năm 1945, ông bà đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng, cho Mặt trận Việt Minh, khởi đầu sự nghiệp đóng góp tài chính của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh.
Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng 8, gia đình họ Trịnh đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ.
Sau Cách mạng tháng 8, ông bà được ông Khuất Duy Tiến tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa. Bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Các tài liệu chính thức ghi nhận, chỉ riêng gia đình ông bà đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó).
Khi chính phủ lâm thời về Hà Nội, ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông bà được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas, cũng như viết hoàn chỉnh bàn Tuyên ngôn Độc lập.
Các y phục của các lãnh đạo Việt Minh trong ngày lễ Độc lập, hầu hết do gia đình ông bà cung cấp. Thậm chí các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã mặc y phục của ông Bô trong ngày lễ Độc lập. Riêng chiếc áo cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, vải may áo do hiệu buôn Phúc Lợi cung cấp.[9]
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông tham gia công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng. Mãi đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội. Ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.
Ông qua đời năm 1988 tại Hà Nội.
Đời tư
Năm 1932, Ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của ông Hoàng Đạo Phương. Trong sự nghiệp kinh doanh của ông, có công sức không ít của bà. Ông bà có với nhau 7 người con.[7]Bà Trịnh Văn Bô là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Xã hội Việt Nam và cũng là một trong những người đầu thời kỳ thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà làm công tác phụ nữ đến năm 1974 thì nghỉ hưu. [7]
Chị ruột của bà Hồ là Hoàng Thị Minh Hảo lấy ông Trịnh Văn Bính, anh ruột của ông Bô. Người chị lớn của bà Hồ lấy Phó bảng Đặng Văn Hướng, cũng là một nhân sĩ trí thức thời bấy giờ.
Năm 1954, ông bà cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu với thời hạn 2 năm. Hơn 30 năm sau, sau khi tướng Hoàng Văn Thái qua đời, ông bà có yêu cầu trả lại nhà để làm nơi cư trú cho gia đình, bấy giờ gần 40 người. Dù có xác nhận của các lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, và gia đình tướng Hoàng Văn Thái cũng đã chuyển chỗ ở, nhưng mãi sau khi ông qua đời năm 1988, căn nhà vẫn chưa được hoàn trả cho gia đình ông. [3]
Trong những năm sau đó, bà Trịnh Văn Bô nhiều lần kiến nghị đến các cấp khác nhau, thậm chí có những quyết định, chỉ đạo của các lãnh đạo cấp cao đương nhiệm như Đỗ Mười, Lê Quang Đạo, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết[3]. Mãi đến năm 2003, bà mới trở về được ngôi nhà mà gia đình bà đã cho mượn gần 50 năm trước.[10]
Vinh danh
Triết lý kinh doanh của Trịnh Văn Bô là: "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7,còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức. Khi cần nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả".Sau Tuần lễ Vàng, ông bà được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một cái ngà, có gắn thêm một đàn voi con, to bằng ngón chân cái, vì đã giúp đỡ chính phủ. Tuy nhiên, khi chiến sự bùng nổ thì tăng phẩm bị thất lạc.[7]
Sinh thời, 2 vợ chồng ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất[3]. Năm 2006, ông được truy tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu cùng với 3 doanh nhân nổi tiếng khác là Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà.[11] Ngôi nhà 48 Hàng Ngang cũng được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.
Chú thích
- ^ a b c Mai Thế Trạch, "Phố Hàng Ngang ngày ấy". 2003.
- ^ Theo Gia phả Trịnh tộc.
- ^ a b c d Chuyện về một nhân chứng lịch sử
- ^ Ông Cự Hưng tuy là em của cụ bà Phúc Lợi nhưng vì là con trai lớn trong gia đình nên còn được gọi là ông Cả.
- ^ Ông Bính là một trong những người Việt Nam đầu tiên và hiếm hoi thi đậu vào Trường Cao đẳng Thương mại Pháp quốc (Hautes Études Commerciales - HEC), một trường nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc khe thời bấy giờ. Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm Phó giám đốc Hải quan Hà Nội (bấy giờ dân chúng quen gọi là “Nhà Đoan” [Services des Douanes]), nên ông còn được gọi là "ông Phó Đoan". Sau năm 1945, ông tham gia phái đoàn Phạm Văn Đồng đi dự Hội nghị Fontainebleau, từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi nghỉ hưu.
- ^ Bà Trịnh Thị Thục sau khi lấy chồng cũng được cho ở riêng tại nhà số 17 Hàng Ngang, lập hiệu Phúc Đồng. Sau hiệu Phúc Đồng chuyển sang số 18 Hàng Ngang.
- ^ a b c d Vẻ đẹp đàn bà Hà Nội xưa
- ^ Chuyện chưa kể khi Bác viết Tuyên ngôn độc lập
- WIKIPEDIA
Xảo Thuật về Hình Ảnh HCM ngày 2/9/1945
Nói về tài trí trá thì không ai hơn những người công sản Việt Nam mà dẫn
đầu là Hồ Chí Minh. Trước ngày lên khán đài đọc diễn văn, 2/9/1945, Hồ
điều khiển đàn em làm những màn xuống đường “hoan hô phái bộ đồng minh
OSS”, nịnh hót Mỹ rất ngoạn mục, nhưng rồi cũng thất bại. Còn trong tâm
trạng thấp thỏm lo sợ Mỹ không ra mặt công nhận “chính phủ” vừa ăn cướp
và tập đoàn vẫn cố đấm ăn xôi. Tâm trạng thể hiện qua hình thức. Chúng
ta hãy thử nhận xét một vài hành động của Hồ trước ngày xuất hiện tại Ba
Đình và hình ảnh trên phim được cộng sản quay trong ngày này.
Cái dỏm đáng kể là Hồ Chí Minh đã dùng những câu trong "Tuyên Ngôn Độc
Lập" của Hoa Kỳ, 1776, và "Tuyên Ngôn về Nhân Quyền và Dân Quyền" của
Pháp, 1791. Có người nhận xét rằng Hồ Chí Minh đã không đủ khả năng viết
riêng cho mình một bài diễn văn được gọi là "tuyên ngôn độc lập" đọc
trước đám đông, nhất là ngày ông tuyên bố khai mở một giai đoạn mới cho
dân tộc Việt Nam. Ngày 29/8/1945, Hồ Chí Minh mời Archimedes Patti, đại
diện cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS, đến văn phòng để nhờ xem lại bản văn
ông sắp đọc tại quãng trường Ba Đình. Patti viết trong "Why Vietnam"
(trang 223):
I stopped him and turned to Ho in amazement and asked if he really
intended to use it in his declaration. I don't know why it nettled me -
perhaps a feeling of proprietary right, or something equally inane.
Nonetheless, I asked. Ho sat back in his chair, his palms together with
fingertips touching his lips ever so lightly, as though meditating. Then
with a gentle smile he asked softly, "Should I not use it?" I felt
sheepish and embarrassed. Of course, I answered, why should he not? -
Tôi ngưng ông kia và quay sang Hồ trong sự kinh ngạc và hỏi nếu ông ta
cố ý dùng nó (Tuyên Ngôn Hoa Kỳ) trong tuyên ngôn của ông. Tôi không
hiểu tại sao chuyện này kích thích tôi - có thể là một cảm giác về quyền
sở hữu, hoặc một cái gì đó đồng nghĩa với sự ngu dốt. Tuy vậy, tôi đã
hỏi rồi. Hồ ngồi ngửa ra trên ghế, hai lòng bàn tay bám vào nhau với
những ngón tay sờ nhẹ qua lại trên môi, như là đang thiền. Tiếp theo,
với nụ cười nhẹ ông hỏi, "Có thể tôi không nên dùng nó?" Tôi cảm thấy
hơi khó chịu và xấu hổ. Dĩ nhiên, tôi trả lời, sao ông ta không dùng
được?
Những lời của ông Patti ghi trên, có lẽ người đọc cảm nhận tác giả nghĩ
gì về Hồ Chí Minh. Có phải Hồ là một lãnh tụ ngu dốt, và Patti đã phải
cảm thấy xấu hổ cho ông Hồ. Theo luật pháp thì ông Hồ không có tội gì cả
khi cắp văn của người khác, nhưng ông là một lãnh tụ nên sự nhục nhã
càng ở mức độ cao hơn. Ông Charles Fenn, sĩ quan tình báo OSS, cũng đã
cho rằng không công bằng, vô lý (unjustified) khi ông Hồ lấy nguyên văn
của Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ.
Đó là nhận xét về hình thức; tuy nhiên, khi xét về mặt chính trị thì
sao? Hồ Chí Minh đã dọn đường để mong Hoa Kỳ công nhận sau khi cướp
chính quyền. Việc làm này xảy ra từ 3/1945 khi Hồ gặp Charles Fenn tại
Côn Minh. Hồ Chí Minh đã đoán được tình hình thế giới, biết đồng minh sẽ
thắng trận, biết chỉ còn Hoa Kỳ là một quốc gia sáng giá, giàu mạnh,
không còn ai ngoài Hoa Kỳ là nước duy nhất Hồ dựa vào lợi dụng để thực
hiện mục đích nhuộm đỏ Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ cần chính phủ Mỹ ủng hộ
mà thôi, nghĩa là đứng ra công nhận khi ông ra mắt trước dân chúng.
Ngay lúc này Hồ Chí Minh đã từ chối không nhận mình là cộng sản trước
mặt ông Fenn, mặc dù Fenn đã biết Hồ là ai.
Khi hỏi cần gì thì Hồ Chí Minh trả lời trước nhất là cần gặp tướng
Claire Chennault của Mỹ, tư lệnh Đông Dương. Fenn đã tạo cơ hội cho Hồ
gặp Chennault. Buổi gặp này không gì hơn là Hồ xin Chennault một tấm
hình và yêu cầu ông tướng ký tên trên đó. Hồ chạy bộ từ Côn Minh về rừng
Pac Bo và treo ngay tấm hình trên thân cây kế bên lá cờ đỏ sao vàng. Hồ
được Mỹ mướn làm tình báo lặt vặt chạy qua lại giữa ranh giới Tàu Việt.
Nhóm Việt Minh mỗi sáng phải chào cờ và "quốc tế ca" trong khung cảnh
hai ý thức, cộng sản và tự do, lộn xộn này. Hồ làm cho mọi người nghĩ Mỹ
là "bạn" của Việt Minh. Lúc này Việt Minh là những thanh niên được thu
nhận, đa phần ít học, làm sao biết ý thức hệ cộng sản là gì. Họ được OSS
huấn luyện cách thảy lựu đạn, cách vật bắt. Một ít súng colt 45 Hồ Chí
Minh xin Mỹ chỉ phát cho những nhân vật quan trọng mà thôi.
Không khó hiểu khi dân chúng Hà Nội quý mến người Mỹ trong lúc này. Họ
đến Việt Nam sau khi thắng thế chiến. Việt Nam lại trong giai đoạn chết
đói trầm trọng. Hồ Chí Minh xuất hiện như một kẻ xa lạ đối với dân
chúng, ngay cả những người Pháp chưa ra khỏi Việt Nam phải nhìn qua ống
dòm để "điều tra" thêm, còn chính phủ của các nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp
thì họ đã biết Hồ Chí Minh rất rõ ràng.
Trong đám đông ngày 2/9/1945, chỉ có một nhóm nhỏ người Mỹ thuộc OSS
được coi như có bộ mặt đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, nhưng họ được lệnh
đến dự với tư cách quan sát mà thôi. Ông Grelecki, sĩ quan OSS, kể lại
trong một đoạn phim tài liệu: máy quay phim cứ chăm chú vào bốn người
Mỹ, trong đó có ông. Có những biểu ngữ nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt
không dấu, nổi bật nhất là "The Doc Lap" thay vì "Ngày Độc Lập." Kế bên
biểu ngữ có một cán bộ cầm cờ sao khá to, và ống kính cứ quay đi quay
lại hình ảnh này. Vậy trên khán đài ngay chỗ Hồ Chí Minh đọc có treo cờ
đỏ hay không mà không thấy người quay phim chú ý?
Trong toàn bộ phim tài liệu người xem chỉ thấy một ngôi sao thật to làm
bằng vải dán ngay phần dưới khán đài. Vấn đề hư hư thật thật ở đây làm
nhiều người hoang mang, thắc mắc, và nó chỉ có thể được giải nghĩa rõ
ràng khi có nhân chứng sống kể lại, phải là người đã chứng kiến và theo
dõi từng chi tiết trong ngày này. Phần sau đây xin phân tách vài hình
ảnh và so sánh những thay đổi sau đó, cũng như nhận định tại sao tập
đoàn Hồ Chí Minh phải làm như vậy.
Vì có những xảo thuật trong hình nên người xem có thể nghi ngờ những gì
đã xảy ra tại hiện trường ngày 2/9/1945. Những kỹ thuật sửa đổi này tinh
vi đến độ nào tuỳ người nhận xét, nhưng những hình ảnh này đã được sử
dụng, ngay cả các nhân vật làm phim người Mỹ thuộc loại "History
Channel" - "Ho Chi Minh's Biography" do Don Cambou và Gary Tarpinian
thực hiện.
Video có đưa ra hình ảnh tổng quát trên khán đài khi Hồ Chí Minh đứng
trước micro. Phía sau có một cái trụ, có lẽ là trụ cờ. Nếu có treo cờ,
tại sao người quay phim lại bỏ qua? Giây phút được xem như quan trọng
hùng hồn, người lãnh tụ đọc "tuyên ngôn độc lập" với lá cờ đại diện cho
quốc gia mình bay phất phới thì còn gì bằng? Nhưng không, người ta chỉ
thấy người quay phim chú ý lá cờ sao ở dưới đám đông kế bên biểu ngữ
"The Doc Lap" được chiếu nhiều lần.
Phải ghi nhận rằng, vào ngày 26 và 30/8/1945 có hai buổi xuống đường tại
Hà Nội, một hoan hô tâng bốc nhân viên tình báo Mỹ để hy vọng ông
Archimedes Patti, đaị diện OSS, vận động cho Hoa Kỳ công nhận, và buổi
xuống đường lên án Pháp. Thử hỏi: Nếu Hồ Chí Minh muốn Mỹ công nhận thì
có dám treo cờ đỏ sao vàng phất phới trên khán đài một cách chính thức?
Và nếu Mỹ công nhận thì họ phải đứng cùng với Hồ Chí Minh và tập đoàn,
mà ngay lúc này thế giới tự do đang đương đầu với làn sóng đỏ của Stalin
ở Âu Châu và có thể Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh tại Á Châu? Hơn nữa,
vào 17/3/1945, Charles Fenn gặp Hồ tại Côn Minh đã hỏi ông ta có phải là
cộng sản không thì ông Hồ đã chối quanh và trả lời rằng ai chống Pháp
cũng đều bị Pháp chụp mũ là cộng sản. Nếu Hồ cho rằng tình báo Mỹ không
biết Hồ Chí Minh là quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc, thuộc nhóm quốc tế
cộng sản (comintern) mặc dù bị giải tán 1943, thì ông ta đã quá khinh
thường đối thủ. Một hoạt đầu chính trị như Hồ Chí Minh rất bén nhạy
trong phương cách "cắc kè" để đạt mục đích, ông không bỏ qua bất cứ một
cơ hội nào, cho dù xem ra tồi bại hay nhỏ nhặt như trò con nít.
Hình 1, kế bên, được xem trong các phim tài liệu trình chiếu công khai
trước nay. Vì kỹ thuật phim ảnh thời đó còn kém nên đường nét không rõ,
nhưng vẫn là trung thực.
Cũng cùng vị trí, cùng khung cảnh, nhưng trong hình 2 lại có thêm lá cờ
sao bay phất phới. Cảnh mây bay bị tan biến, micro lại bám sát vào miệng
Hồ và trông rất không tự nhiên. Trong video "Ho Chi Minh's Biography"
dùng hai hình ảnh mâu thuẫn này, và có lẽ họ cũng không biết họ là nạn
nhân của một tập đoàn gian xảo, mà ngay cả người Việt Nam chúng ta còn
chưa nhận ra hết.
Chưa hết, cộng sản còn tạo ra thêm một hình ảnh ông Hồ với nét có vẽ
"lãnh tụ" hơn trước. Trong chế độ kiềm kẹp độc tài, ai có quyền làm
những chuyện này, nếu không do lệnh từ các ban tuyên truyền của Đảng.
Chỉ có bộ quần áo mặc trong người của Hồ Chí Minh là giống nhau trong 3
hình. Cái micro màu bạc trên hình thứ 3 lại tròn, không vuông và đen như
hai hình trước. Dưới bục lại có thêm lá cờ ngôi sao. Cờ không có nền đỏ
sao vàng để cho người ta có cảm tưởng đó là hình ảnh của năm 1945 khi
chưa có phim màu. Hình 3 này được trình bày nhiều trang trên Google
Images, dưới ghi Hồ Chí Minh tại Ba Đình ngày 2/9/1945, và chắc chắn
được phổ biến trên nhiều phương tiện khác.
Một số người khi đã trở thành đảng viên ly khai hay về hưu thì mới can
đảm nói và viết ra sự thật. Có quá nhiều điều gian dối đang phủ lên mái
nhà Việt Nam, nơi tuổi trẻ bị in vào đầu óc những lịch sử xuyên tạc,
ngụy tạo. Ngày đó 19/8/1495, nhạc sĩ Tô Hải vừa cầm cờ vàng ba sọc đỏ
(Quẻ Ly) rồi chuyển sang cầm cờ đỏ sao vàng, và ông cũng không cảm thấy
có gì khác lạ. Với không khí náo nức, Việt Minh hô la "ủng hộ Việt
Minh", tuổi 20 của ông chưa ý thức được đúng sai nên ùa theo làn sóng,
và đã không ít người như thế.
Nay ở vào đầu thế kỷ 21, với ý thức tự do dân chủ cao hơn, với khoa học
thông tin rộng rãi, giới trẻ sử dụng internet có thể tìm hiểu lịch sử
trung thực qua nhiều hình thức - bài viết trên các diễn đàn, radio,
sách, báo, audio, tiếng nói bày tỏ quan điểm, v.v..Thế hệ thanh niên có
kiến thức là động lực đầu tiên có thể phá tan bức màn đỏ che kín những
thông tin mà toàn dân cần biết, nhất là cần phân biệt sự thật và những
điều ngụy tạo, và có nên tiếp tục chịu sự cai trị của Đảng và Nhà Nước
với chủ trương lừa dối?
Bút Sử
8/2009
No comments:
Post a Comment