HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 29 June 2012

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ I * THỜI THƠ ẤU, TÊN TUỔI,

 
CHƯƠNG I
THỜI THƠ ẤU, TÊN TUỔI, 
  VÀ GIA TỘC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH



I. GIA TỘC NGUYỄN TẤT THÀNH

Nguyễn Tất Thành (1890-1969) sau này lấy tên là Hồ Chí Minh. Ông có quê nội ở làng Kim Liên, tục danh là làng Sen, sinh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù ( tục gọi là làng Trùa hay làng Chùa). Hai làng này ở gần nhau, cùng xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng này nghèo khổ, chuyên làm thuê, làm mướn, dân chuyên đóng khố nên có danh là  làng Đai Khố.Thân phụ của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nho sĩ, đỗ cử nhân khoa hương thí năm 1894, tại trường thi Nghệ An, và năm 1901, đỗ Phó bảng.Thuở nhỏ nhà nghèo, cha mẹ chết sớm, Nguyễn Sinh Sắc phải sống nhờ vào người anh cùng cha khác mẹ, sau đuợc một lão nho tên là Hoàng Xuân Đường đưa về nuôi dạy, sau gả con gái tên là Hoàng Thị Loan, sinh được Nguyễn Thi Thanh (1884-1954) Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), Nguyễn Sinh Cung (1890-1969),và Nguyễn Sinh Nhuận (1900) (tức Xin) chết sớm. Hai tên Khiêm Cung rất hay nhưng dân địa phương đọc trại thành ra " Khơm Côông tức là Khôông Cơm"!
Sau lúc thi đỗ, Nguyễn Sinh Sắc đổi tên là Nguyễn Sinh Huy , đổi tên hai con trai thành Tất Đạt, Tất Thành.
Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.(HCM, I)

Lúc Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, một số nhà nho như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng chống Pháp. Một số thi đỗ, không làm quan, một số từ quan theo đuổi con đường cách mạng. Nguyễn  Sinh Sắc đỗ đồng khoa với Phan Chu Trinh nhưng ông vẫn tiếp tục mộng tưởng làm quan chứ không theo con đường tranh đấu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Tháng năm, năm 1906, ông mới được vào Huế làm Thừa biện bộ Lễ.  Tài liệu Cộng sản nói rằng năm 1908, dân Trung Kỳ nổi dậy kháng thuế, hai con ông ủng hộ việc kháng thuế nên ông bị thực dân khiển trách. Điều này không đúng vì năm 1909, Nguyễn Sinh Sắc được thăng chức Tri huyện Bình Khê ở Quy Nhơn. Như vậy là ông dược thăng thưởng chứ không bị khiển trách, trừng phạt.
 Tài liệu Cộng sản nói Nguyễn Sinh Huy nói“Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” nhưng ông ra làm quan với triều đình, với thực dân chứ không khinh bỉ quan trường như lời ông nói. Ông theo đuổi hoạn lộ nhưng bất thình lình ông phải từ bỏ vì một tai họa bất ngờ xảy đến. Trong cơn say rượu, ở huyện đường, ngồi xử án, ông sai lính đánh chết một nông dân tên là Tạ Đức Quang. Sở mật thám Pháp sau khi điều tra xong đã kết ông vào tội ngộ sát khi đang say rượu. Hội Ðồng Nhiếp Chánh tại Huế sau đó đã ra quyết định kỷ luật ông: hạ bốn bậc trong ngạch quan lại thời bấy giờ, bị triệu hồi về Huế, rồi cuối cùng là bị sa thải luôn.(HCM,CIV )

Theo Vũ Ngự Chiêu, tài liệu của Pháp vào tháng giêng năm 1910 ghi rằng Nguyễn Sinh Huy bị huyền chức, Vì vậy, ông bị triều đình huyền chức vì tội say rượu và đối xử tàn bạo với dân chúng. Ngày 19 tháng 5, ông bị giam, nhưng đến tháng tám, 1910,ông được tha nhưng bị sa thải  (HCM, LXXXIV;  HCM, XV)

Nguyễn Sinh Sắc là tay nghiện rượu nặng. Đỗ Phó bảng là giỏi mặc dầu ông không có tác phẩm gì hay công đức gì để lại. Rất tiếc ông lại nghiện rượu. Có nhiều loại nghiện ruợu. Có loại say rượu thì ngủ, có loại hay nói năng, có loại la hét, có loại khóc, có loại cười. có loại bạo động. Rất tiếc là Nguyễn Sinh Sắc thuộc loại này nên đã hủy diệt đời ông. Theo Daniel Hémery, khi ở Huế, Nguyễn Sinh Sắc thường say rượu rồi nổi cơn điên, đánh đập con gái là Nguyễn Thị Thanh tàn bạo, khiến bà Thanh phải bỏ Huế mà về Nghệ An (1) Theo lời kể của Bác sĩ Trần Nguyên Phiêu, Nguyễn Sinh Sắc  đã lưu lạc vào Nam và đã có nhiều lần có những cơn say rượu trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Diệp Văn Kỳ đã nhiều phen giúp đỡ khi ông bị khó khăn vì say rượu nơi công cộng. Khi biết được tin ấy, cụ Cử Hoành đã cho người tìm đưa ông về Sa Đéc. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc được giới thiệu đến tá túc ở gia đình một người có hằng sản ở thị xã là ông Võ Tôn Lập.(2)
 Theo Wikipedia và Duiker , Nguyễn Sinh Sắc được bổ làm tri huyện Bình Khê (Quy Nhơn), sau  vì say rượu sai lính đánh người 100 đòn, vài ngày sau, người ấy chết, ông bị trừng phạt về tội lạm dụng quyền thế mà đánh chết người , sau bị thải hồi .(HCM, LXXXIV; HCM,XV))
Theo Wikipedia,  Nguyễn Sinh Sắc bị tội trảm giam hậu, sau có người cứu thoát, chạy vào miền Nam ẩn náu. Hai cha con bí mật gặp nhau ở Saigon trước khi Tất Thành theo tàu Pháp xuất dương. ( Thảo luận Nguyễn Sinh Sắc, HCM, XV).Đây chỉ là những trang tiểu thuyết trinh thám, tô vẽ Nguyễn Sinh Sắc và Tất Thành thành những người hùng phiêu lưu mạo hiểm và bí mật.
Hoàng Tùng cựu đảng viên cao cấp mặc dầu biện hộ cho Nguyễn Sinh Sắc, cũng phải công nhận Nguyễn Sinh Săc phạm tội  ngộ sát.
 Hoàng Tùng viết:
Cụ Nguyễn Sinh Sắc bị thù oán nên bị hại. Tính cụ ngay thẳng, phê phán thẳng thắn những người xấu và làm theo y' mi`nh cho là phải. Bọn quan lại ghét cụ. Nhân có một người bị phạm tội đưa đến, lệ ngày xưa trước khi xử án phải nọc người đó mấy chục roi trước. Chẳng may người phạm tội bị bệnh từ trước nên sau khi bị đánh trả về một thời gian người ta chết"( HOÀNG TÙNG * HỒI KÝ   )

 Sau này, một cán bộ khác, Trần Minh Siêu trong tác phẩm "Những Người Thân Trong Gia Đình Bác Hồ" nêu lên sự thực về vụ án của  Nguyễn Sinh Sắc đã thú nhận rằng ông được Võ Văn Kiệt cho tài liệu và yểm trợ nên ông mới dám viết và xuất bản sách. (HCM, CXXXII).
Các ông này cũng chẳng tốt lành gì, bưng bít mãi, bàn tay không che nổi mặt trời nên mới buông ra mà thôi.


Cộng sản luôn đề cao  "đạo đức bác Hồ", "gia đình "bác Hồ", "gia đình cách mạng" nhưng Trần Quốc Vượng trong tác phẩm " TRONG CÕI" xuất bản tại Mỹ năm 1993 cũng tiết lộ rằng " bác " là con hoang. Nguyễn Sinh Sắc không phải họ Nguyễn, không phải là con của Nguyễn Sinh Nhậm mà là con rơi của Hồ Sĩ Tạo (1834-?), một vị cử nhân người Nghệ An. Lúc trẻ, ông dạy học tại nhà một hào phú tên là Hà Văn Cẩn ở xã Chung Cự. Họ Hà có gái đẹp tên là Hà Thị Hy, ông Hồ Sĩ Tạo đã có vợ con, nhưng hai bên gian díu cùng nhau. Sau nghe tin Hà Thị Hy có bầu thì họ Hồ không trở lại chốn cũ nữa. Để tránh tai tiếng, gia đình họ Hà bèn đem gả cô Hà Thị Hy cho Nguyễn Sinh Nhậm là một người già và nghèo. Đứa trẻ sinh ra là Nguyễn Sinh Sắc.(Chương XV)
 Trong tác phẩm này, Trần Quốc Vượng nói rằng sau này Hồ Sĩ Tạo giúp Nguyễn Sinh Sắc vào học trường Quốc Tử Giám. Học trường Giám hay Hậu bổ thì phải có hai điều kiện, một là con quan lớn, hai là phải học giỏi, phải thi vào. Tản Đà thi rớt trường Hậu bổ.Cũng có tài liệu nói sau khi đỗ cử nhân, Nguyễn Sinh Sắc học trường Hậu Bổ, nhưng điều này sai vì Nguyễn Sinh Nhậm là thường dân, còn Hồ Sĩ Tạo không có giấy tờ chứng nhận là cha thì làm sao xin cho Nguyễn Sinh Sắc vào Quốc Tử Giám hay trường Hậu Bổ. Vả lại, Hồ Sĩ Tạo chỉ làm quan nhỏ, lại sớm hồi hưu cho nên đó chỉ là những suy đoán. Trước khi thi Hội, thi Đình, Nguyễn Sinh Sắc đem vợ con vào Huế chỉ là đi dạy tư hoặc làm việc chứ không phải là học trường Giám. Theo Vũ Ngự Chiêu, trước khi làm quan, Nguyễn Sinh Sắc làm việc cho Bùi Quang Chiêu (LXXXIV)
Trần Quốc Vượng nói "xấu"  gia đình "Bác" nhưng không hiểu sao người ta bỏ qua. Nhưng bài của Trần Quốc Vượng cũng là một cách giải thích tại sao Nguyễn Tất Thành lại lấy tên họ là Hồ Chí Minh.  Sự thật không phải thế, phần sau chúng tôi sẽ nói rõ việc này.
Tài liệu Cộng đảng nói rằng anh chị của cậu Ba là những người yêu nước chống Pháp nên bị Pháp giam cầm (HCM, I)
Tài liệu công an cộng sản ghi rằng Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888, bị giam nhiều lần. Ngày 16 -08-1941 thì được ra khỏi nhà giam ở Vinh.  (HCM, CXXXVI)
  
Chúng ta không có nhiều tài liệu về ông Cả và cô Chiêu nên sự việc không rõ ràng. Trong khoảng 1915, thì hai người này đều làm việc cho Pháp. Theo Wikipedia thì bà Nguyễn Thị Thanh làm thư ký trong quân đội Pháp (HCM, III), còn Nguyễn Sinh Khiêm làm việc tại tòa Khâm, Huế (Thư gửi Nguyễn Sinh Khiêm. HCM,CXXXV)

Tuy nhiên theo Nguyễn Đắc Xuân thì trong khoảng những năm 20 - 40, Nguyễn Sinh Khiêm sống với vợ con ở thôn Phú Lễ, thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền,  Huế. Đến năm 1940, ông mới về Nghệ An, đóng tuồng, diễn thuyết nên bị bắt giam mấy tháng, sau đó bị buộc về Huế sống để Pháp tiện việc theo dõi ( HCM, CLII).
Nguyễn Sinh Khiêm lại về sống ở Phú Lễ , Quảng Điền, ở nhà vợ, sau buồn việc nhà, bỏ  đi mà qua ở Phong Điền với thầy Lê Văn Miến. Như vậy là ông tự do đi lại chứ không phải là bị an trí.
 
Sơn Tùng được Việt Cộng ca tụng là nhà "Hồ Chí Minh học", viết theo lời kể của bà Bạch Liên Nguyễn Thị Thanh thì sau khi cậu Ba ra đi, bà Thanh và Nguyễn Sinh Khiêm đều bị Pháp bắt giam và tra tấn. Bọn Pháp tiêm thuốc độc vào người ông Cả cho nên ông Cả tuyệt tự, còn bà Thanh bị đặt lên mâm nướng đỏ đốt cháy bộ phận sinh dục nên không lấy chồng được. (HCM, CLIII)
Theo Nguyễn Đắc Xuân ở tài liệu trên, ông Cả lấy hai vợ, sinh con nhưng các con chết yểu chứ không phải là vô sinh. Theo Wikipedia, ông Cả có con gái tên là Marilyn Mai Nguyễn (Nguyễn Sinh Khiêm, HCM,XV) nhưng ta không rõ sau này như thế nào. Ông Cả không phải nghèo.Ông có nhà ở Nghệ An và Huế. (Anh Sơn. Người gắn bó 94 mùa sen ở làng Sen.HCM, XV). Có người nói rằng ông Cả có nhà ở Hà Nội nhưng 1945-1946 ông Hồ không đến thăm. Khoảng 1957, người ta tìm lại nhà cũ của HCM, nhưng nhà cụ Bảng là nhà tranh, nhà lợp lá mía, cho nên chỉ vài năm là hư. Nhà đã bán từ khi cụ Bảng vào Huế năm 1906, do vậy đâu còn nhà cũ mà tìm kiếm để dựng lại nhà cũ cho 
" bác"? Phải chăng họ đoạt nhà của người ta để về dựng lại cho HCM? Còn ông Cả có nhà ở Nghệ An không thì cũng là việc khó tìm hiểu sự thật bởi vì ông Cả bỏ vào Huế từ lâu.
 Nguyễn Sinh Khiêm chết năm 1950 không ai biết lý do. Từ 1946-50, nhiều người bị cộng sản giết. Nếu quả ông Hồ là người Trung Quốc thì đây là việc khả nghi. Còn bà Thanh chết năm 1954 là năm Cải Cách ruộng đất tại Nghệ An, bà bị kết tội địa chủ bóc lột. Dân Hà Nội khinh bỉ "bác" dã man, tàn ác đã theo cộng sản giết chị!Lúc này, ở Hà Nội, Trường Chinh cũng giết cha mẹ. Tuy nhiên cũng có tin đồn ông đã cứu thoát cha mẹ. Thương cha mẹ mà cứu, tại sao lại giết cha mẹ người ta hàng loạt? Dân Hà Nội khinh miệt Hồ Chí Minh và Trường Chinh là hai tên gian ác, bất nhân, bất nghĩa và đại bất hiếu.


Từ việc lớn đến việc nhỏ, cộng sản bao giờ tuyên truyền xuyên tạc sự thật. Người thuộc phe cộng sản dù gian ác cũng xưng tụng là yêu nước, hy sinh, đạo đức, còn kẻ khác dù tốt cũng bị kết tội là tay sai thực dân, phong kiến, phản động, bóc lột.



Theo cách phân loại thành phần xã hội của cộng sản, Nguyễn Sinh Sắc thuộc giai cấp quan lại phong kiến, có nợ máu với nhân dân chứ không phải là người yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.. . Anh chị của cậu Ba  cũng thuộc thành phần phong kiến, sau này không biết ra sao nhưng trong khoảng 1915 cũng là tay sai của thực dân, đế quốc. Ngay cậu Ba cũng vậy, trong khoảng 1915 đã viết thư năn nỉ thực dân xin vào trường thuộc địa để làm tay sai thực dân. Ai bảo cậu Ba  ra đi tìm đường cứu nước và gia đình cậu Ba là gia đình cách mạng, và đạo đức?


II. VIỆC HỌC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH

Khoảng 1900, tại Việt Nam có hai  chương trình giáo dục, một là nền giáo dục cũ học Hán học như ngày xưa, và một nền giáo dục mới, học chữ Pháp Quốc Ngữ và chữ Hán. Sau một thời gian bỏ chữ Hán, chuyên tiếng Pháp và Quốc ngữ. Nền giáo dục cũ tồn tại đến năm 1919 là năm thi Hội cuối cùng.
Theo phong tục thời bấy giờ,  các nho sĩ đỗ đạt hay không, chưa làm quan hay không làm quan, thường mở trường dạy học hoặc ngồi dạy tại các tư gia. 
Nền giáo dục tân học của Pháp thường gọi là trường Pháp Việt có ba cấp: tiểu học, trung học và đại học. Chương trình giáo dục mới đang khai sinh cho nên phần lớn học sinh tiểu học lớn tuổi mới bắt đầu học.
Tại các tỉnh lị miền Trung  và miền Bắc đã có các trường tiểu học do Pháp xây dựng và bổ nhiệm thầy giáo. Các trường này dạy Pháp văn, Quốc ngữ và ban đầu dạy Hán văn, sau bỏ Hán văn. Chương trỉnh cấp tiểu học gồm 6 năm:
 Giáo Dục thời Pháp thuộc, bậc Tiểu học được chia làm hai cấp, 6 năm:
(1) Cấp Sơ học gồm các lớp:
-Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót,
- Lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư,
-Lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba

(2) Cấp Tiểu học gồm có:
-Lớp Nhì Năm thứ nhất (Cours Moyen Première Année),
-Lớp Nhì Năm thứ hai (Cours Moyen Deuxième Année)
-Lớp Nhất (Cours Supérieur).
Học xong lớp nhất, học sinh phải thi bằng Tiểu học mới được học lên trường Cao đẳng Tiểu học tức là trường Trung học đệ nhất cấp của VNCH tương đương trường cấp hai của Cộng sản.

Nguyễn Sinh Sắc trước và sau khi đỗ cử nhân,  là ông Đồ Nghệ, chuyên dạy trẻ tư gia. Tục bấy giờ nhà chủ nuôi thầy và con thầy nếu thầy mang con theo. Thường thì thầy mang con theo để có nơi ăn ở và kèm cặp con cái. Vì vậy Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung theo cha kinh qua nhiều phủ huyện và tỉnh.
Theo Lịch sử Cộng đảng,
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán.Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học....Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh.

-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).

Tháng 4-1908, Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, ông có bị đuổi học không? Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn.Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907.(HCM, I)
Như trên đã trình bày, chương trình tiểu học là 6 năm. Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh.

-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906);
 Vì di chuyển nơi ở, Nguyễn Tất Thành không hoàn tất chương trình dự bị ở Vinh nên khi vào trường Pháp Việt Thừa Thiên,  Nguyễn Tất Thành  phải ở lại lớp. Như vậy, coi như Nguyễn Tất Thành khởi đầu tiểu học tháng 9-1906. Muốn có bằng tiểu học, Nguyễn Tất Thành phải học liên tục và phải thi tiểu học cho đến tháng 9-1912. Nhưng Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ tháng 6-1911 cho nên không hoàn tất chương trình tiểu học.
Tài liệu Cộng đảng nói Tất Thành đỗ tiểu học năm 1910, còn Wikipedia nói 1907, tất cả đều không đúng. Nếu nói rằng Tất Thành bị đuổi học vì tham dự biểu tình chống thuế của nông dân miền Trung năm 1908 thì Tất Thành chỉ học bốn năm tiểu học thì làm sao có bằng tiểu học hoặc hoàn tất chương trình tiểu học?
Lại bảo rằng Tất Thành học trường Quốc Học Huế cũng không đúng sự thật vì theo Wikipedia trường Quốc Học Huế khởi thủy là trường Cao đẳng Tiểu học (tức trường Trung học đệ nhất cấp, sau đổi thành trung học đệ nhị cấp, ban Tú tài). Nguyễn Tất Thành không có bằng tiểu học làm sao vào Quốc Học Huế?

Nếu Tất Thành đỗ tiểu học 1910 thì 1908 không thể vào Quốc Học, còn đỗ 1907 thì không cần thiết phải vào học tiểu học Quy Nhơn.
Wikipedia (Tiếng Việt) còn nói Tất Thành năm 1906,  theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 lớp nhì, 1907 - 1908 lớp nhất. Trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành."
Trong khi tài liệu đảng nói rõ Nguyễn Tất Thành vào Huế, học trường tiểu học  tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); còn Wikipedia thì nói ông học lớp nhì, như vậy sai số hai  năm vì lớp nhì lúc này có hai lớp là lớp nhì đệ nhất niên và lớp nhì đệ nhị niên. Wikipedia tỏ ra lúng túng . Một đằng họ nói ông đỗ tiểu học cuối 1908, một đằng họ nói tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế. Năm 1907 chưa đỗ tiểu học mà vào Quốc Học ư? Dù ông có học Quốc học cũng chỉ được vài tháng, nào có ra gì! Hơn nữa, ông vào Quốc Học, bị đuổi, đổi tên Nguyễn Sinh Côn mà qua mặt được người Pháp ư? Hồi ấy, học sinh ít, tất cả là con cái Nho gia đệ tử, đâu có dễ mà chơi trò gian lận! Hơn nữa gian lận ở đâu, có thể người ta không biết, làm sao gian lận ngay ở trường Quốc Học? Như vậy là người ta cố gắng đeo mặt nạ Quốc Học và chống Pháp cho sang trọng và oai phong chứ thật sự Nguyễn Tất Thành không hội đủ điều kiện học Quốc Học.
Anh em Nguyễn Tất Thành học lớp dự bị tháng 9 năm 1906, đến tháng 9-1909 thì bỏ học, đầu năm 1910 đã vào Phan Thiết, nếu kể ông bị đuổi học năm 1908, như vậy,ông học chỉ được ba năm tiểu học, trình độ chỉ đến lớp ba trường làng!
Trình độ lớp ba, lớp nhì trường làng mà dạy lớp ba, lớp tư ư?Giáo dục thời Pháp thuộc đâu có giống thời Cộng sản, đâu có việc cán bộ không có bằng cấp mà làm hiệu trưởng, mà làm giáo viên đứng lớp? Cũng không có cảnh không thì đỗ, không học trung học mà có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ?

Khi ông vào Phan Thiết, tài liệu cộng đảng ghi là ông làm "moniteur" là giáo viên thể dục, thể thao" cũng chỉ mấy tháng! 

Xem ra Nguyễn Sinh Sắc là người theo mới. Ông cho con ông theo tân học như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh để làm thầy thông, thầy phán như Tú Xương mai mỉa:
"Sao bằng đi học làm thầy phán,
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!"
Cùng lứa tuổi với Phan Khôi (1887-1959), Bùi Kỷ (1888-1960), Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) mà người ta đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ Hán học, cùng lứa tuổi với Phạm Quỳnh (1892-1945, Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)  người ta trở thành học giả tân học, Nguyễn Tất Thành vì nhà nghèo, vì gia biến mà bỏ dở sự học, đó là điều đáng tiếc.
 
Wikipedia viết:
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và tìm chính sách để cứu nước.


Học trường Bá Nghệ cũng phải mất nhiều năm. Tài liệu này cho biết Nguyễn Tất Thành không kiên trì , học vài tháng thì bỏ. Phải chăng người ta muốn tô vẽ thêm nào là trường Bá Nghệ, nào là Bason cho có mùi giai cấp công nhân tiên tiến, thành phần lãnh đạo. Có tài liệu ghi rằng Tất Thành đậu bằng Thành Chung, học ban Thành Chung. Tài liệu đảng cho biết Tất Thành đỗ bằng Tiểu học năm 1910, phải 1914, ông mới được đi thi bằng Thành Chung, nhưng 1911 ông đã đi làm bồi tàu rồi! Ôi, người ta làm đủ cách để giới thiệu Tất Thành là một trí thức nhưng sự thực học vấn Tất Thành  chỉ đến lớp ba  trường làng mà thôi!


Chúng tôi chỉ nói sự thật của lịch sử. Những người thời quân chủ, tư bản mới chú trọng việc học và bằng cấp, còn cộng sản trọng vô sản, vô học, ai có học là bị khinh miệt, trù dập và giết hại trong chính sách "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Hơn nữa đó là một chính sách căn bản từ Karl Marx vì Karl Marx bảo chỉ có công nhân là giai cấp tiên phong, còn các giai cấp khác như trí thức, tiểu tư sản, nông dân là thành phần lưng chừng, là phản động. Sau này Lenin, Stalin triển khai mà đuổi trí thức Nga, đưa dân vô sản thất học lên nắm quyền. Và sau này, tại Việt Nam, nhiều ông không đi học ngày nào hoặc chưa học lớp ba trường làng mà làm tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng, bộ trưởng, giám đốc. Vậy thì Nguyễn Tất Thành đỗ tiểu học hay không chẳng có gì quan trọng trong tiểu sử lãnh tụ và lịch sử đảng mà phải cố tô vẽ cho thành hình tượng trí thức? Ít học hay vô học là niềm tự hào vì thuộc giai cấp vô sản, giai cấp lãnh đạo, giai cấp tiên tiến theo triết học Mac-xit sao lại phải băn khoăn?  Nếu nhận thấy đó là một điều sai lầm, xấu xa, tủi hổ thì nên thay đổi tận căn bản chứ sao lại chạy theo hình thức chủ nghĩa?


III. NGÀY, NĂM SINH, TÊN HỌ VÀ DANH HIỆU CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH

Các nhà nho ngày xưa một đôi khi cũng đổi tên, còn thường ra ít ai dám đổi họ vì người ta coi đó là một điều bất hiếu, coi khinh tổ tiên, từ bỏ cội nguồn, ngoại trừ việc làm con nuôi hoặc trốn tránh việc truy tầm của nhà nước.  Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông hoạt động chính trị cũng không dùng nhiều lý lịch giả. Nguyễn Tất Thành là người nhiều lý lịch giả nhất thế giới. Ông có cả trăm tên giả. mang nhiều khuôn mặt khác nhau.
Con người Nguyễn Tất Thành là con người trăm tên nghìn mặt. Trước hết là năm sinh của ông. Nguyễn Thế Anh đã viết:

Năm 1911, HCM ghi mình sinh năm 1892. Một báo cáo khác ghi: sinh năm1894. Trong chiếu khán thông hành cấp năm 1923 ghi sinh ngày 15-1-1895. Ngày sinh được coi như chính thức là 19-5-1890.(HCM,XX)


Wikipedia ghi rằng Nguyễn Tất Thành có 5 năm sinh khác nhau.


Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tuy nhiên có những thông tin khác không đồng nhất
Trong đơn xin học Trường hành chính thuộc địa, năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892.
Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894.
Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894.
Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.
Theo Sophie Quinn Judge, năm sinh khả dĩ nhất của ông là vào khoảng năm 1892 hoặc 1893 theo lời khai của chị ông (bà Thanh) với cảnh sát Pháp năm 1920 (SPCE 364 Note conf. 711, Hue, 7/05/1920). Sophie Quinn Judge cũng nói rằng ông Hồ năm 1938, ông tự khai lý lịch của mình là sinh năm 1903, khoảng 10 tuổi trẻ hơn so với tuổi thật của mình (SOPHIE QUINN JUDGE * THE MISSING YEARS  .Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An 196 Diễn đàn www.x‐cafevn.org )
Lịch sử Cộng đảng ghi :
Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái....
Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp.(HCM I)

Tài liệu trên cũng viết:
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.. . Về mục đích ra đi của mình, năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng:

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” (HCM I)

Căn cứ vào câu "“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…" . ta có thể suy rằng năm học Trường Vinh (1905), Nguyễn Tất Thành đã 13 tuổi. Như vậy, ông sinh năm 1892.Hơn nữa, tài liệu năm 1911 là thời học sinh ghi năm 1892 thì tương đối chính xác hơn thời gian sau 1911 ông ra ngoại quốc phải trốn tránh và thay đổi lý lịch. Tuy nhiên chúng ta cũng không loại trừ trường hợp khai sụt tuổi. Như vậy, ta có thể phỏng đoán năm sinh của ông là trong khoảng 1890-1892.

Ông cũng đội nhiều tên khác nhau. Wikipedia cho biết ông có khoảng 60 tên và bút hiệu khác nhau. Bút hiệu thường dùng
Hồ Chí Minh: Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.

Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.
Bút hiệu khác (xếp hạng thứ tự theo bảng chữ cái)
A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).

Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.

Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.

T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
Tân Trào:
Thanh Lan:
Thu Giang:
Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.

Loo Shing Yan: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924 (bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp đề: "Loo Shing Yan: - Nữ đảng viên Quốc dân Đảng")

Hoàng Anh Tuấn trong tạp chí Huế viết rằng Hồ Chí Minh có 174 tên và hiệu (HCM, IV). Trên thế giới này đa số con người sống chân thật, làm việc gì cũng đường đường chính chính " đi không thay tên, ngồi không đổi họ", riêng Hồ Chí Minh có nhiều tên họ, nhiều lý lịch, là người mang nhiều mặt nạ, sống một đời bí mật, giấu diếm. Ông là một tên gián điệp, là con người của thế giới bóng tối!

Về gia đình và niên thiếu của Nguyễn Tất Thành, chúng tôi cần nói thêm vài điểm, đính chính những tuyền truyền của Việt Cộng.
+Việt Cộng tuyên truyền rằng cụ Bảng đã giúp đỡ gia đình Phan Bội Châu. Chúng tôi nghĩ rằng điều này không thực. Như dư luận cho biết, gia đình Hồ Sĩ Tạo đã giúp đỡ Nguyn Sinh Sắc cho nên cđã đđạt, còn gia đình họ Nguyễn thì quá nghèo. Chúng ta biết khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ, cả tổng chỉ làm cho cụ ngôi nhà lá,  và sau khi thi đỗ, cụ vào Huế, bà vợ sinh con nhưng chết sớm, đứa bé  không sữa đói khát nên anh là Nguyễn Sinh Cung phải bế đi khắp nơi xin sữa. Vì vậy mà đứa bé có tên là Xin. Gia cảnh như thế làm sao có tiền bạc, lương thực giúp gia đình Phan Bi Châu?
+Việt Cộng tuyên truyền Nguyễn Sinh Cung thừa hưởng cái học của cha nên giỏi Hán Văn. Điều này cũng sai. Tản Đà cha chết sớm được anh là Nguyễn Tái Tích nuôi ăn học dù không đỗ cử nhân, tú tài, vẫn là người có danh trên văn đàn. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, được gia đình cho ăn học cho nên thi đỗ sớm. Còn gia đình Nguyễn Sinh Cung, nghèo, Sinh Cung phải bế em đi xin sữa thì rõ thuộc loại bần cố nông, từ nhỏ phải lo cày cuốc, không được học hành đến nơi đến chốn. 
 Vì nghèo mà có thể vì theo lời các cha cố, cụ Bảng cho con theo Tây học đđược "Tối sâm banh, sáng sữa bò" không quan tâm đến cựu học, cho nên Sinh Cung Pháp văn và Hán văn đều kém, chưa hoàn tất chương trình tiểu học..
Tài liệu tỉnh ủy Nghệ An cho biết lúc hàn vi, ba cha con Nguyễn Sinh Sắc phải cày cuốc lao động, khi có khách phải nghỉ tay tiếp khách, cụ Sinh Sắc than: " Khơm Côông ơi, hôm nay nhà ta không cơm rồi!Đó là một sự thật chi phối con người và cuộc đời Nguyễn Sinh Cung!
+Đđánh bóng lãnh tụ, cộng sản đã viết rằng trong thư và lời nói, các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đều ca tụng Nguyễn Ái Quốc. Ngay cĐào Duy Anh có lđã theo lệnh đảng mà viết thế. Có thể cộng sản đã ngụy tạo các bức thư và các lời nói. Các cụ it khi hạ mình với con cháu hay kẻ dưới hàng. Có tin khi Sinh Cung về Nam, gặp cha bị cha vác gy đuổi đánh vì tội bất nhân bất nghĩa với Phan Chu Trinh. Có lẽ khoảng 1920, Sinh Cung đã theo tàu về Saigon nhưng giấu đi không nói cho nên mới có nguồn tin như thế!

 ____
 (1). Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l’Indochine au Vietnam [Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam] , Nxb. Gallimard, Paris, 1990. sđd. tr. 133. Nguyên văn: "...elle ne put supporter longtemps les brutalités de son père qui avait contracté des habitudes d' ivrognerie et la frappait très sou-vent..." Thành Tín, trong sđd. tr. 95 viết: "Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng khi còn ở Huế, bà Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn."Trần Gia Phụng. Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh Bài 1.HCM,  LXXII).
 (2).BS.Trần Nguyên Phiêu. Ông thầy Quảng.http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tnphieu-mothayquang%5Bn%5D.htm.
KÝ BS. TRẦN NGUYÊN PHIÊU .BKBĐD, số 226 tnáng 7-2012.

No comments:

Post a Comment