HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Tuesday 28 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

CHƯƠNG XVI


NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
 PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
I. LỊCH SỦ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung HoaTriều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó.

Thời Asuka

Theo “Nhật Bản Thư Kỉ” ghi lại thì Phật giáo truyền vào Nhật Bản vào năm 552 thời Asuka (năm Kimmei (Khâm Minh) thứ 13) khi vua Seong (Thánh Vương) nước Baekje (Bách Tế - bđ.Triều Tiên) cống nạp tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và các kinh văn Phật giáo cho triều Nhật. Tuy vậy, căn cứ theo các ghi chép “Triều đại Thiên hoàng Kimmei ngày 12 tháng 10 năm Mậu Ngọ” trong tập kí về Thái tử Shōtoku (Thánh Đức) và “Triều đại Thiên hoàng Kimmei năm 7 tuổi tháng 12 Mậu Ngọ” trong “Kí sự thành lập, di dời chùa Gangōji (Nguyên Hưng Tự)”…v.v thì hiện nay đa số người ta tin rằng Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka (Tuyên Hóa) thứ 3). Trong các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng thống nhất dựa vào mốc thời gian này.

Cũng theo “Nhật Bản Thư Kỉ”, từ sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản đã xảy ra một loạt các sự kiện. Khi Thiên hoàng Kimmei hỏi ý kiến quan lại trong triều về việc có nên tiếp nhận đạo Phật hay không thì cả Mononobe no Okoshi (Vật Bộ Vĩ Dư) và phe Nakatomi no Kamako (Trung Thần Liêm Tử) theo Thần Đạo đều phản đối Phật giáo. Tuy nhiên đại thần Soga no Iname (Tô Ngã Đạo Mục) có ý muốn tiếp nhận Phật giáo, đã nói rằng “Các nước phía Tây đều đã tin theo Phật giáo. Cớ sao Nhật Bản lại có thể không tin theo?” (Tây phiên chư quốc nhất giai lễ chi, Phong thu Nhật Bản khải độc bối dã) nên Thiên hoàng Kimmei đã ban tượng Phật vàng và kinh điển cho ông. Vì thế Soga no Iname đã cải biến tư phủ thành chùa để chiêm bái tượng Phật.

Thế rồi ngay lúc đó dịch bệnh bùng phát, phe Okoshi nhân đó mà phao lên rằng “Vì tôn thờ thần ngoại lai (Phật) nên đã khiến cho các thần trong nước nổi giận” (Tích nhật bất tu thần kế Trí tư bệnh tử Kim bất viễn nhi phục Tất đương hữu khánh Nghị tảo đầu khí Cần cầu hậu phúc) rồi đốt chùa và vất tượng Phật ở Horie (Quật Giang), Naniwa (Nan Ba). Sau đó, cuộc tranh cãi xung quanh việc tin theo Phật giáo hay không tiếp tục lan xuống đời con của các phe Mononobe no Okoshi và Soga no Iname là Mononobe no Moriya (Vật Bộ Thủ Ốc) và Soga no Umako (Tô Ngã Mã Tử), rồi tiếp tục mãi cho đến khi phe Mononobe no Moriya diệt vong trong xung đột về chọn người kế vị Thiên hoàng Yōmei (Dụng Minh).

Cuộc chiến này có sự tham gia của hoàng thái tử Umayado (Cứu Hộ - sau này gọi là Thái tử Shōtoku (Thánh Đức)) về phe Umako. Hoàng thái tử Umayado cầu xin chiến thắng nơi Tứ Thiên Vương và đã đạt thành sự thực, do đó cho dựng ở Setsu (Nhiếp Luật) chùa Shitennouji (Tứ Thiên Vương Tự) nay ở quận Shitennouji, thành phố Ōsaka. Umako cũng cầu nguyện Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương và thề sau khi chiến thắng sẽ xây dựng chùa tháp cho Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương để phổ biến Tam Bảo.

Vì thế Umako đã cho xây chùa Hōkōji (Pháp Hưng Tự, tên khác là Asukadera (Phi Điểu Tự), đến khi chuyển sang Nara thì đổi tên thành Gangōji (Nguyên Hưng Tự)). Thái tử Umayado còn viết “Tam Kinh Nghĩa Sớ” diễn giải 3 bộ Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Thắng Man Kinh; quy định điều thứ 2 trong “Hiến pháp 17 điều” là “Thành kính Tam Bảo; Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng” (Đốc kính Tam Bảo Tam Bảo giả Phật Pháp Tăng dã); đã góp phần tích cực trong việc phổ biến đạo Phật. Từ đó về sau Phật giáo trở thành công cụ để yên dân trị quốc, cả hoàng tộc cũng bắt đầu cho xây dựng chùa chiền.
Thiên hoàng Temmu (Thiên Vũ) cho xây dựng chùa Daikandaiji (Đại Quan Đại Tự, tiền thân của chùa Daianji (Đại An Tự)), Thiên hoàng Jitō (Trì Thống) thì cho xây dựng chùa Yakushiji (Dược Sư Tự). Phong trào xây dựng chùa chiền này đạt đến đỉnh điểm vào thời Thiên hoàng Shōmu (Thánh Vũ).

Thời Nara

Trung QuốcNhật Bản, cùng với sự phát triển của đạo Phật, Pháp lệnh Tăng ni nhằm thống nhất và quản lý tăng ni cả nước (hệ thống riêng biệt với hệ thống của Phật giáo) cũng đã được đề ra trong quá trình xây dựng chế độ quản lý theo luật lệnh. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì người ta cho rằng việc xuất gia tu Phật phá hoại trật tự “gia (gia đình)”, không hợp với luân lý Nho giáo. Trái lại, tiêu biểu ở Nhật Bản lại là hiện tượng các chế độ Pháp lệnh Tăng ni, đặt chức quan chứng thực thân phận và quản lý tăng ni lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một hệ thống, tổ chức quan quyền dưới màu sắc “trị quốc an dân”.

Ví dụ như: tăng chứng, tăng đô... là một số chức quan quản lý tăng ni được xác lập dưới chế độ luật lệnh. Sự quản lý giám sát được thể hiện triệt để nhất trong việc thành lập những “quan tự” (chùa được triều đình quản lý và cung cấp kinh phí). Các ngôi chùa này có sự khác biệt rất lớn với những ngôi chùa khác do quý tộc hoặc dân chúng xây dựng, gọi là “tư tự”. Điều đó cho thấy rõ nỗ lực và mối quan hệ chi phối của triều đình vào Phật giáo thời này như thế nào.

6 tông phái kinh đô phương nam là Tam Luận Tông, Thành Thực Tông, Pháp Tướng Tông, Câu Xá Tông, Luật TôngHoa Nghiêm Tông đều hoạt động mạnh mẽ. Về sau, Thiên hoàng Shōmu nhường ngôi cho Thiên hoàng Kōken (Hiếu Khiêm) rồi xuất gia. Chịu ảnh hưởng tôn giáo mạnh mẽ từ hoàng hậu Kōmyō (Quang Minh), Thiên hoàng Shōmu ra lệnh xây dựng hệ thống chùa Kokubunji (Quốc Phân Tự), Kokubunniji (Quốc Phân Ni Tự) và cho làm bức tượng Daibutsu (Đại Phật) ở Tōdaiji (Đông Đại Tự) vốn là KokubunjiYamato (Đại Hòa). Thượng hoàng Shōmu đã xuất gia tự xưng là “kẻ hầu của Tam Bảo”.

 Khi Phật giáo Nhật Bản đã hình thành những cơ sở vững chắc, thuyết “bản địa thùy tích” được khởi xướng với quan điểm rằng các thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định “nguồn gốc Phật” của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ. Tuy vậy, Phật giáo ngày càng thịnh hành thì số tăng lữ không tuân thủ giới luật cũng tăng lên. Vì thế cho nên vào thời Thiên hoàng Shōmu, hòa thượng Ganjin (Giám Chân) gốc Trung Hoa đã được mời sang Nhật lập giới đàn ở chùa Tōdaiji nhằm thực hiện việc thụ giới cho tăng lữ. Chính Thiên hoàng Shōmu cũng đã thụ giới từ ông. Sau đó Ganjin cho dựng chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự) và sống ở đó.

Thời Heian

Từ thời kỳ này các chùa chiền, tự viện bắt đầu có tiếng nói và thế lực chính trị. Nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của thế lực chùa chiền, Thiên hoàng Kammu (Hoàn Vũ) đã cho dời đô đến kinh Heian (Bình An Kinh), đồng thời phái sư Kūkai (Không Hải) và Saichō (Tối Trừng) theo các đoàn Khiển Đường Sứ (sứ giả Nhật phái sang nhà Đường) sang Trung Quốc để học tập Mật Tông - Kim Cương Thừa. Những luồng tư tưởng Phật giáo mới xuất hiện đã xung đột, đối kháng với Phật giáo cũ thời Nara. Saichō (khai sáng Thiên Thai Tông) và Kūkai (khai sáng Chân Ngôn Tông) lần lượt lấy núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) và Kōyasan (Cao Dã Sơn) làm cơ sở xây dựng chùa và phát triển, truyền bá Mật Tông.

 Thời điểm khoảng giữa thời Heian là đúng 2000 năm sau Thích Ca nhập diệt. Người ta tin rằng sau 1000 năm Chính Pháp và 1000 năm Tượng Pháp thì sẽ bắt đầu thời kỳ đen tối Phật giáo diệt vong gọi là Mạt Pháp. Vào thời Mạt Pháp thì có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa cũng không thể giác ngộ được. Đây là thời điểm các quốc gia suy vong, lòng người dao động và không thể hi vọng gì vào mưu cầu hạnh phúc ở thế giới hiện tại được. Chính từ tình hình như thế mà một tông phái mới đã xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ là Tịnh Độ Tông với chủ trương tìm kiếm sự giải thoát ở thế giới bên kia. Giai cấp quý tộc ai ai cũng tụng niệm “A Di Đà Phật”, cho vẽ các bức “Lai Nghênh Đồ” cầu cho có thể đến được cõi Tây phương cực lạc.

Đỉnh cao là việc xây dựng Byōdōin (Bình Đẳng Viện) ở Uji (Vũ Trị) với Phượng Hoàng Đường có hình dáng mô phỏng hệt như cung điện của phật A Di Đà ở cõi cực lạc. Tuy vậy, vào cuối thời Heian, những bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, những đền chùa lớn với nhiều ruộng đất và của cải quyên góp trở thành mục tiêu thường xuyên của trộm cướp. Vì vậy nhằm phòng vệ trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài, các tăng lữ và tín đồ đã tự vũ trang thành “tăng binh”. Nhưng dần dần chính các tăng binh này khuếch trương thế lực thành những tập đoàn vũ trang và thường xuyên có những hành vi vũ lực như công kích các tông phái và chùa chiền đối lập và chỉ trích triều đình, trở thành một yếu tố bất ổn xã hội. Ngoài ra, đã xuất hiện một số đền chùa được xây dựng kiên cố như thành trì với chân tường đá bồi và hào nước sâu.

Thời Kamakura

Bước vào thời Kamakura, những biến cố từ cuối thời trước khiến cho trong nội bộ Phật giáo cũng nảy sinh nhiều biến đổi. Dòng Phật giáo chủ đạo cho đến lúc đó là “trị quốc an dân” với các nghi thức và nghiên cứu hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc nhưng dần dần đã bình dân hóa với mục đích chuyển dần sang cứu nhân độ thế. Khác hẳn với các tông phái hiện hữu, thay vì thực hiện tu hành khắc khổ với những lý luận khó hiểu, các tông phái Phật giáo mới này chủ trương rất thực tiễn là tín đồ có thể tu tại gia và sinh hoạt bình thường. Trong số này phải kể đến như: Nhật Liên Tông chủ trương cứu khổ bằng việc tụng Nam Vô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tịnh Độ Tông chủ trương cứu khổ bằng việc thường xuyên niệm “Nam Vô A Di Đà Phật”.

 Tiến xa hơn Tịnh Độ Tông một bước là Tịnh Độ Chân Tông(còn gọi là Nhất Hướng Tông) với chủ thuyết “Ác nhân chứng cơ” rằng: Chỉ cần là thiện nhân thì có thể tái sinh ở thế giới cực lạc. Thiện nhân là những người không cần trông cậy vào Phật A Di Đà mà với nghiệp lực của tự bản thân có thể tích công đức và giác ngộ được. Còn phàm nhân, những kẻ như chúng ta cứ ôm ấp vào thân đầy phiền não thì không thể nào tái sinh ở cực lạc. Lại có những tông phái chủ trương vừa nhảy múa vừa tụng niệm Phật như Dung Thông Niệm Phật TôngThời Tông.

Như vậy, vào thời Kamakura các tông phái mới xuất hiện vô số kể, có thể nói là hỗn loạn. Các tông phái mới này còn phải chịu nhiều sự phê phán, đả kích từ những tông phái hiện hữu cho đến khi tồn tại bền vững, nhưng đồng thời chúng cũng thổi một luồng gió cách tân vào các tông phái cũ. Trong số các tông phái này phải kể đến sư Nichiren (Nhật Liên) của Nhật Liên Tông, được biết đến thái độ quá khích là phê phán các tông phái khác và nói rằng nếu niệm Đề Mục Kinh thì đất nước sẽ tiêu vong, nên đã bị Mạc phủ đàn áp thẳng tay. Tuy vậy, sau khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân thì sự đàn áp đó cũng dần dần chìm đắm đi.
Thời Kamakura là thời đại mà tầng lớp võ sĩ đoạt quyền lực chính trị từ tay quý tộc và dần dần xác lập vị thế vững chắc của mình. Trong thời đại này, 2 Thiền phái lớn của Trung Quốc lần lượt truyền vào Nhật Bản là dòng thiền Lâm Tế và dòng thiền Tào Động. Do có uy lực và được tầng lớp võ sĩ ưa chuộng, ở những nơi như Kamakura có rất nhiều thiền viện được xây mới và hoạt động phổ biến. Năm đại biểu lớn trong số này hợp thành nhóm “5 núi Kamakura” (Liêm Thương Ngũ Sơn). Ngoài ra, sư Kokanshiren (Hổ Quan Sư Luyện) đã viết một tác phẩm về lịch sử Phật giáo tựa là “Nguyên Hanh Thích Thư”.

Đi xa hơn nữa là hiện tượng phê phán, xét lại hiện trạng giáo lý cổ điển cũng bắt đầu tăng cao. Đặc biệt như là Luật Tông và tông phái phát sinh từ nó là Chân Ngôn Luật Tông thì không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội cứu nhân độ thế mà còn tiến đến phủ nhận giới đàn do quốc gia chỉ định rồi bắt đầu tự lập nghi thức thụ giới riêng của mình. Điều đó cho thấy tính cách tân triệt để hơn cả các tông phái mới xuất hiện.

Thời Nam Bắc triềuChiến quốc

Năm 1333, Mạc phủ Kamakura diệt vong. Từ thời Nam Bắc triều đến thời Muromachi, trung tâm chính trị đất nước chuyển về Kyōtō. Thiên hoàng Go Daigo (Hậu Đề Hồ) khởi xướng “Tân chính Kemmu”, nhóm “5 núi” chuyển từ Kamakura về Kyōtō, lập nhóm “5 núi Kyōtō” (Kinh Đô Ngũ Sơn). Tướng quân Ashikaga Takauji (Túc Lợi Tôn Thị) thiết lập Mạc PhủKyōtō, từ đó nhóm 5 núi Thiền Tông mà tầng lớp võ sĩ luôn mong ước từ trước được lập ra, dòng thiền Lâm Tế được Mạc phủ chính thức bảo hộ.

Vào đầu thời Muromachi, các đền chùa Thiền Tông như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) đối lập với các thế lực Phật giáo cũ như Thiên Thai Tông ở chùa Enryakuji và trở thành vấn nạn chính trị thực sự. Mặc khác, thiền sư Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) hợp tác phái đi với phía chùa Tenryūji (Thiên Long Tự) của Takauji cùng với đệ tử Shun’oku Myōha (Xuân Ốc Diệu Ba) đều có ảnh hưởng chính trị khá lớn. Đệ tử của họ đến đời Tướng quân thứ 3 là Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn) đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà Minh (Trung Quốc) và khai thác mậu dịch với nhà Minhnhà Thanh.

 Đây cũng là một vấn đề ngoại giao. Sự tiếp cận giữa võ sĩ và giới Phật giáo như thế đã ảnh hưởng đến văn hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ, có thể thấy dấu vết sự dung hợp của văn hóa vùng núi phía bắc như chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự, còn gọi là Kinkakuji (Kim Các Tự)) thời Yoshimitsu và văn hóa vùng núi phía đông như chùa Jishōji (Từ Chiếu Tự, còn gọi là Ginkakuji (Ngân Các Tự)) thời Ashikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính).

Văn hóa thời Muromachi nổi bật với các loại hình nghệ thuật mang ảnh hưởng Phật giáo như tranh thủy mặc, kiến trúc, trà đạo, hoa đạo, vườn đá... để lại nhiều tác phẩm cho đời sau. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong các đền chùa có nơi đẩy mạnh nghiệp vụ tài chính tạo vốn ở các khoản thu trợ cấp của lãnh địa hoặc tiền cúng dường. Mặt khác, ở những đền chùa được “thành trì hóa” thì cũng có những người đóng góp tư sản làm vốn. Tuy nhiên nhiều người không thể chịu được do lãi suất trở nên quá cao, đã phát động phong trào Tokusei Ikki (Đức Chính Nhất Quỹ) lấy thế lực đền chùa làm đối tượng công kích.

Dòng thiền Tào Động có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương và tầng lớp bình dân. Đối với tầng lớp công thương nghiệp thành thị ở Kyōtō thì Nhật Liên Tông lại phổ biến hơn cả. Nói về các nhà truyền giáo thì trong thời kỳ này, Rennyo (Liên Như) của Tịnh Độ Chân TôngNisshin (Nhật Thân) của Nhật Liên Tông là 2 tên tuổi nổi tiếng. Về sau, Rennyo của Tịnh Độ Chân Tông đã vượt qua các chướng ngại như ở núi Hieizan và lập giáo đoàn hùng mạnh ở chùa Honganji (Bản Nguyện Tự) thu hút số tín đồ rất lớn và sau Loạn Onin đã đạt đến danh vị Lãnh chúa Thủ hộ, ngang bằng với các lãnh chúa thời Chiến quốc.

Cũng gọi là Nhất Hướng Tông, thế lực này cố kết chặt chẽ dưới danh nghĩa tôn giáo và uy hiếp thế lực của các lãnh chúa thủ hộ hiện hữu. Trong số đó, phong trào Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, đã trấn áp nhiều lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quantài phán). Vì vậy các lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa hiệp.

Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa (Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai. Một câu chuyện cũng khá nổi tiếng thời này là lãnh chúa Oda Nobunaga đã cho tăng lữ Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông tranh luận tôn giáo với nhau rồi tuyên bố Tịnh Độ Tông là bên thắng cuộc. Người ta nói rằng để kìm hãm Nhật Liên Tông đối lập với tông phái khác nên Tịnh Độ Tông đã nhận được phán quyết có lợi.

Thời Azuchi Momoyama

Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) cho xây dựng thành Ōsakajō (Đại Phản Thành) trên nền chùa Ishiyama Honganji nhưng về cơ bản ông ta luôn tìm kiếm đồng minh nơi các thế lực tự viện. Trong suốt quá trình sự nghiệp của ông cũng không ít lần vì chiến loạn mà phá hoại đền chùa nhưng để thu xếp mĩ mãn ông đã phái người em là Toyotomi Hidenaga (Phong Thần Tú Trường) đến vùng Yamato nơi có lực lượng tăng binh hùng mạnh. Ngoài ra, việc triển khai trưng thu vũ khí với mục tiêu không chỉ là nông dân mà còn có cả đền chùa đã góp phần nhất định vào việc giải trừ quân bị các đền chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị đền chùa còn tiếp diễn đến thời Mạc phủ Edo với nhiều vấn đề lớn.

Thời Edo

Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền đã quy định “Chế độ quản lý tự viện” và đặt chức quan phụ trách đền thần, đình chùa, nhờ đó mà đã đặt Phật giáo dưới sự quản lý của Mạc phủ. Ngoài ra ông còn cho thi hành chế độ đăng ký hộ tịch dân chúng nơi đền chùa. Năm 1654, sư Ingen (Ẩn Nguyên) nhà Minh (Trung Quốc) đã sang Nhật truyền bá dòng thiền Hoàng Bách. Thế lực Phật giáo lớn nhất bấy giờ là Tịnh Độ Chân Tông do có nội loạn nên phân liệt thành 2 nhánh Đông và Tây, kết quả là tự suy yếu đi.

Thời Meiji

Từ nửa sau thời Edo, sự phát triển của phong trào Quốc học do Motoori Norinaga (Bản Cư Tuyên Trường) đã dẫn đến cuộc Duy tân Minh trị, thành lập chính quyền Minh Trị theo đường lối Quốc học với bộ phận lớn là những người ở phiên quốc Chōshū (Trường Châu). Chính quyền được trao lại cho Thiên hoàng với kết quả là đối sách Chú trọng Thần Đạo của chính phủ mới, cả nước thi hành “Phế Phật hủy Thích” khiến cho số lượng đền chùa Phật giáo giảm đáng kể. Năm 1871 (năm Meiji (Minh Trị) thứ 4), chính phủ đã đặt dấu chấm hết đối với thiền phái Phổ Hóa của sư Hư Vô. Chính phủ cũng cấm truyền đạo đối với Bất Thụ Bất Thi PháiKi-tô Giáo. Các tông phái đã tiến đến hiện đại hóa Phật giáo, tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội và giáo dục như mở trường đại học tôn giáo.

Thời kỳ đầu Shōwa

Qua các sự kiện như ban hành Pháp lệnh Thần Phật phân ly... về mặt hành chính tôn giáo đã nằm trong sự quản lý của chính phủ tuy nhiên phải đến năm 1939 (năm Shōwa (Chiêu Hòa) thứ 14) mới lần đầu tiên có văn bản chính thức là “Luật Đoàn thể Tôn giáo”. Trong quá trình xác lập Thể chế Thần Đạo toàn quốc, trên pháp luật Thần Đạo không phải là tôn giáo nhưng còn các đoàn thể tôn giáo khác như Phật giáo, các giáo phái Thần Đạo, Ki-tô giáo thì vẫn chưa được xem xét, áp dụng thích đáng.

Sự cần thiết phải có pháp luật về tôn giáo cũng được chính giới nhận thức từ sớm nên từ năm 1899 (năm Minh Trị thứ 32) đã có Dự thảo Luật Tôn giáo lần 1 do Viện Quý tộc đệ trình nhưng đã bị phủ quyết. Vào năm 1927 (năm Chiêu Hòa thứ 2) và năm 1929 (năm Chiêu Hòa thứ 4) lại có Dự thảo Tôn giáo được đưa ra ở Nghị viện nhưng sau quá trình thẩm lý đã không đi đến quyết định gì... Nhờ vào Luật Đoàn thể Tôn giáo, phần lớn đoàn thể tôn giáo lần đầu tiên trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Ki-tô giáo cũng lần đầu tiên đạt được địa vị pháp lý. Tuy vậy đây là đạo luật còn mang nặng tính giám sát, quản lý.

Thời kỳ nửa sau Shōwa đến nay

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu Hoà thứ 20), ngày 28 tháng 12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi, những định chế đối với các đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo cũng bị bãi bỏ, thay vào đó là Luật Pháp nhân Tôn giáo với chế độ chứng nhận tư cách. Nhân sự kiện đánh hơi độc hệ thống điện ngầm của Giáo phái Aum vào năm 1995 (năm Bình Thành thứ 7), Luật Pháp nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần.
(WIKIPEDIA)

II. NGHÊ THUẬT PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

Nền mỹ thuật nầy chia làm 3 giai đoạn:
(a) Trong triều đại Asuka và Nara (552 - 794)  Phật Giáo Nhật khởi đầu du nhập từ Triều Tiên. Những đền  chùa tiêu biểu trong giai đoạn  nầy đều tại trung  tâm Horayuji còn mang  dấu ấn ngoại lai, trước  khi chấn chỉnh.  Mỹ thuật PG  đã kết hợp  với văn hoá Thần Đạo khá nhuần nhuyễn, theo hướng bảo vệ dân tộc tính. Tượng Tam Thế Phật ở Kondo là trường hợp tiêu  biểu, mà trong đó Tam tượng Shika là kỳ  công của triều đại  Asuka trong khi đó  điện thờ Tamamushi sáng giá nhất triều đại Nara. Nét tiêu biểu là Phật Giáo đại thừa Nhậtlúc nầy nặng về lễ bái chư Phật, chư thiên.
(b) Trong triều đại Heian (794 - 1185) được xem là thời hoàng kim củaPG  Nhật. Ngay  chung quanh  thủ đô  Đông Kinh  có hàng ngàn chùachiền lớn  nhỏ xây dựng trong  ba năm đầu. Với  phong cách Kondo,kiến trúc Nhật mở ra chu kỳ mới. Tông phái Saicho (767 - 822) chịu ảnhhưởng của Thiên Thai Tông Tông phái  Chơn Ngôn (Shingo) chuyển  sang giáopháp thần  bí của Mật Tông, nhưng vẫn cố gắng bảo  vệ tính trong sáng vàhuyền diệu PG Nhật. Khu di tích Toji là nét tiêu biểu quan trọng của triều đại Heian.

(c) Trong  triều đại  Kamakura và   Muromachi (1185  - 1573)  PG Nhật chuyển sang chu kỳ mới. Tuy cuộc nội chiến  cuối thế kỷ XII đã gây tai  hại lớn cho nhiều công trình kiến trúc, nhưng ngay sau đó, cuộc kiến thiết bắt đầu. Kamakara được mệnh danh là sự phục hồi truyền thống cổ điển trong nghệ thuât Phật Giáo toàn nước  Nhật. Chùa chiền, tháp tượng từng bước được  tái tạo. Cuộc phục  hưng PG trong giai  đoạn nầy không ngoài đường hướng phục hoạt tư tưởng chân chính, chống ngoại lai. Chùa Todaiji  và chùa  Kofukuji trở  thành hai  biểu tượng chính thống trong giai đoạn nầy với phong cách Phật Giáo hoà hợp. Trường phái điêu khắc "Kei" trở thành hướng chỉ  đạo trong mọi công trình xây dựngchính. Nhìn chung,  kiến trúc và điêu  khắc Phật Giáo Á  Châu không theo một mô thức đồng  nhất, hội nhập với văn hoá bản  địa, nên đã tạo kiểu thức và phong cách đa dạng, sinh động và biểu cảm.

Các  chùa Nhật Bản có những cấu trúc  chung như sau:

1. Đại lễ đường ( Main Hall )là nơi thờ Phật gồm nhiều tượng Phật . Tiếng Nhật gọi là
kondo, hondo, butsuden, amidado or hatto 
 

2. Hội trường , giảng đường ( Lecture Hall): là nơi nghe giảng kinh, hội họp, có nhiều tượng Phật, và các đồvật thờ cúng. Tiếng Nhật là kodo.

 3. Chùa (Pagoda): kiến trúc như tháp Ấn Độ, có ba hay năm tầng  hay nhiều hơn. Chùa thường vật quý như răng Phật hay các vật tượng trưng.

 

 4. Cổng (Gate) : Một cổng hay nhiều cổng phụ ở trước Đại lễ đường.

 
5. Gác chuông(Bell).Thường đánh 108 tiếng vào dịp Tết

 
6. Nghĩa địa

 Những địa danh sau đây là nơi có nhiều chùa đẹp: Kyoto, Nara and Kamakura. . Một nơi có thể qua đêm là chùa Mount Koya.


III. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHÂT GIÁO NHẬT BẢN

A. CÁC CHÙA ĐẶC BIỆT

1. ROYAL GRAND HALL - HÙNG NGHIÊM ĐẠI ĐIỆN :Chùa lớn nhất

Ma Cốc Cổ Tự
Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, thị trấn Kato Nhật Bản dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới. Hyogo, Japan -- Sau nhiều năm và hai lần thất bại, Dr. Kyuse Enshinjoh, tu sĩ sáng lập giáo phái Phật Giáo Nenbutsushu, đã tìm thấy khu đất phù hợp cho một ngôi chùa theo mong ước của ông.


Căn cứ theo nhà sư Shinku Miyagawa, một tu sĩ cao hạ trong giáo phái,Dr. Enshinjoh có một giấc mộng liên quan đến truyền thuyết này. Ông mộng thấy vô số mãng xà bò đầy khắp mặt đất trong tia ánh sáng đầu tiên của buổi bình minh. Mãng xà vương, mình cuộn tròn, bất thình lình ngóc đầu lên và đảnh lễ. Rắn nói "Chúng tôi hoan nghinh Ngài. Đã lâu lắm rồi, chúng tôi chờ đợi ngày này xảy ra. Đối với Ngài, chúng tôi sẵn sàng chuyển giao mảnh đất mà chúng tôi đã bảo vệ bằng sinh mệnh của chúng tôi. Xin hãy sử dụng mảnh đất này. Chúng tôi xin cam kết sẽ bảo vệ nó mãi mãi.'

 

Rồi đoàn quân rắn tan hàng. Enshinjoh một mình đứng giữa trời đất mênh mông, chung quanh là núi non xanh biếc và ánh sáng chan hòa.
Biểu tượng của sự bảo vệ trong Phật Giáo là hình ảnh của loại rắn hổ mang, vua của các loài rắn. Tại Nhật Bản, biểu tượng của nó là rắn mãng xà.
Khi giấc mộng trở lại, Dr. Enshinjoh bị thuyết phục rằng đó là khu đất duy nhất xứng đáng để xây dựng một trung tâm tâm linh cho Phật Giáo trên thế giới

 Tượng Hộ Pháp ở ngoài cổng

Hùng Trang Đại Điện Phật Giáo ở Quận Hạt Hyogo, Nhật Bản, được xem như là một công trình xây cất chùa Phật Giáo lớn nhất trên thế giới, sẽ là một trường hợp phá kỷ lục nhiều mặt.
Một đôi đèn lồng bằng đá cao 12 mét trước Chính Điện đã được ghi vào sổ kỷ lục thế giới- Guinness Wordl, là đôi thạch đăng lớn nhất thế giới. Ngôi chùa cũng chiếm kỷ lục với đỉnh chóp nóc lớn nhất 9 mét bề cao và 8.8 mét bề rộng, được đặt trên đỉnh chóp nóc tòa nhà chính của ngôi chùa.
Với chiều cao 51.5 mét, tương đương với một cao ốc 18 tầng, Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.

 

Cổng tam quan cao 14 mét va ngang 28.2 mét với hai tượng Dư Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương, hai trong Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo đứng chầu hai bên.
Chiếc cầu Như Lai Kiều dài 141 mét bắt ngang qua Ánh Nguyệt Đàm sẽ đưa quan khách đến cổng chính cao 35.6 mét, ngang 34.5 mét, để đi vào Tịnh Độ Viên
Một đôi tượng hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng nhắc nhở người ta hãy làm lành và tránh xa những điều ác.

Những pho tượng sơn mài thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới về loại này. Pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở vào trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở ra.
Dọc theo con đường dẫn đến Chính Điện và nép mình giữa vườn cây xinh tươi là Điện thờ Prince Shotoku, là điện thờ hình bát giác lớn nhất Nhật Bản.
Gần đó là một bảo tháp 5 tầng, cao 32.7 mét, cấu trúc bằng gỗ được sơn phết trong những màu sắc truyền thống. Ngôi Chính Điện ấn tượng nhất nằm trên đỉnh đồi được trang trí với 10,450 mẫu chạm khắc và 320,000 mảnh vàng lá, và ở trung tâm là một Kim Điện cao 19 mét bề ngang 19.98 mét, với các tác phẩm khắc chạm 108 Bồ tát và 1,008 hóa thân Đức Phật.

Bên ngoài ngôi chùa là hai Tháp Chuông, mỗi Tháp đều có quả chuông đồng mới. Đại Hồng Chung, cũng được xem là lớn nhất trong cùng thứ loại, chuông cao 5.5 mét , đường kính 3.3 mét và nặng 48 tấn. Bên ngoài ngôi chùa là một tổng thể hoa viên được xem như là một trong những Thiền Viên Nhật Bản đẹp nhất trên thế giới với nhiều giống cây hiếm quý, kể cả cây cổ tùng 800 năm tuổi
Khu Công Viên Ngũ Bách La Hán được trang trí với 500 tượng đá chư vị A La Hán bằng kích cỡ người thật. Công viên này cũng có thể được coi là độc nhất trên thế giới.
Có 3.5 triệu công nhân kể cả kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Nam Hàn và Trung quốc đã làm việc miệt mài trong bảy năm mới hoàn tất công trình vĩ đại này và được khánh thành hồi đầu tháng 11, 2008.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

2. PHÁP LONG TỰ (Hōryū Gakumonji): Chùa gỗ lâu đời nhất
Hōryū-ji (kanji: 法隆寺, romaji: Hōryū-ji, phiên âm Hán-Việt: Pháp Long Tự) là một ngôi chùa Phật giáo ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản. Tên đầy đủ là Hōryū Gakumonji (法隆学問寺),


Pháp Long học vấn tự (Learning Temple of the Flourishing Law). Chùa này là một tu viện và cũng là nơi hội thảo. Chùa nổi tiếng nhất là làm bằng gỗ xưa nhất Nhật Bản. Năm 1993, Hōryū-ji với chùa Hokki-ji được UNESCO công nhận là di sản thế giới, được gọi là Di tích Phật giáo vùng Pháp Long ( Buddhist à in the Hōryū-ji Area. )

Chùa khởi đầu xây do lệnh hoàng tử Shotoku, được gọi là Ban Cưu tự vì chùa xây dựng ở làng Ikaruga (Ban Cưu), vùng Ikoma thuộc cố đô Nara, quê hương của Thánh Đức thái tử.
Chùa xây xong năm 607(斑鳩寺), để vinh danh thân phụ hoàng tử là đức Phật. Sau bị sét đánh cháy.Sau được tái thiết vào 1374, 1603.Sau được kiến trúc sư Sikino tái thiết vào năm 1905, và năm 2006 cũng tái thiết.

Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính mà trước hết phải kể đến những ngôi chùa cổ ở Horyu-ji. Có 48 ngôi chùa Phật ở vùng Horyu-ji, thuộc quận Na. Đây là những kiệt tác kiến trúc bằng gỗ cổ nhất ở Nhật Bản. Mười một công trình trong số đó được xây dựng trước hoặc trong thế kỷ XVIII - giai đoạn cực kỳ quan trọng trong lịch sử nghệ thuật của Nhật Bản và nước Nhật đã chấp nhận đưa kiến trúc đạo Phật của Trung Quốc vào văn hóa của mình, cũng như vào lịch sử tôn giáo.

 


Trong đó, không thể không nhắc đến ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji, cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 , tòa tháp 5 tầng và gian thờ chính trong ngôi chùa Horyu-ji đã được toàn thế giới ngưỡng mộ bởi đây là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay . Hàng loạt những di chỉ Phật giáo rải rác trong vùng Horyu-ji đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kiến trúc chùa chiền Nhật Bản trong suốt cả chiều dài lịch sử .



Bên trong cổng chùa


Đến với ngôi chùa Horyu-ji, bạn không thể bỏ qua một số kiến trúc gỗ quan trọng như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.



Tòa Kim Đường và ngọn tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông được tạo bởi dãy hành lang xung quanh. Trong đó, Tòa Kim Đường được dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa là một bệ được làm bằng đất nung đặt 3 pho tượng Phật bằng đồng.

Gác chuông

Còn tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét, với 4 mặt có hình tượng thể hiện 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật.
Hiện chùa Horyu-ji đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn như là bảo vật của quốc gia, trong đó có những hiện vật được lưu giữ ở đây từ những ngày đầu phật giáo du nhập vào Nhật Bản.



Ngoài ra, trong chùa còn trưng bày một pho tượng A-di-đà cao 34 mét, ngồi xếp bằng trên tòa sen lớn nhất. Đặc biệt là đôi mắt thần được gắn bằng viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất khi đến thăm chùa là những nền cát trắng sạch tinh, tạo cho ngôi chùa vẻ trang nghiêm và thanh tịnh nơi đây.

Pháp Long tự là một công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất trên thế giới còn được bảo lưu gần như nguyên vẹn, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Chùa được Thánh Đức thái tử xây dựng nhằm cầu an cho Dụng Minh (Yomei) Thiên hoàng. Theo văn tự khắc trên hào quang tượng Phật Dược Sư ở Kim đường thì chùa được hoàn thành vào năm 607 (năm Suy Cổ (Suiko)Thiên hoàng thứ 15). Chùa bị thiêu rụi vào năm 670 (năm Thiên Trí (Tenji) thứ 9) và được xây dựng lại với dáng vẻ như hiện nay từ cuối thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷ thứ VIII.

 
 
Pháp Long tự gồm có: Già lam Tây viện và Già lam Đông viện. Già lam Tây viện với trung tâm là Kim đường (điện thờ chính của tự viện với màu sắc chủ đạo là màu vàng) và Ngũ Trùng tháp (tòa tháp 5 tầng) được bao bọc bởi một hệ thống hành lang. Già lam Đông viện với trung tâm là Mộngđiện cũng được bao bọc bởi một hệ thống hành lang.
Ngũ Trùng tháp và Kim đường của Già lam Tây viện được bố trí đối xứng trái phải


 



Cách sắp xếp như vậy tạo nên một phong cách kiến trúc riêng biệt gọi là “Phong cách Pháp Long tự”. Tuy vậy, ngôi già lam đầu tiên được xây dựng theo bố cục này lại là già lam Nhược Thảo đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong trận hỏa hoạn năm 670, nay chỉ còn sót lại vết tích của Tâm Sở tháp ở Đông Nam Già lam Tây viện. Có thể nói Pháp Long tự là một đại bảo tàng cổ vật của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia.

3.  CHÙA TUYỀN NHẠC ( SENGAKUJI) . Nổi tiếng về mộ 47 võ sĩ thuộc võ sĩ đạo

Chùa Sengakuji (泉岳寺)  là chùa nhỏ ở gần Shinagawa ở Tokyo. Chùa nổi tiếng vì đây là nghĩa địa của 47 võ sĩ đạo (Samurai) 

 
Tượng lãnh tụ Samurai
 
Nguyên tháng 3-1701, chúa Asano Takuminơkami ở Ako, nay là quận Hyogo tấn công chúa Kira Hozukenosuke tại lâu đài Edo. Asano thất bại phải tự tử. Cả gia đình Asano mất quyền lực và tài sản.Khoảng nửa năm sau, do lãnh tụ Oishi Kuranosuke cầm đầu   các võ sĩ bèn phục thù , giết Kita,cho nên  cả bọn 47 người bị xử tội.

  4. TRUNG TÔN TỰ ( CHUSON JI 中尊寺): Chùa Vàng

Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất vùng Hiraizumi. Chuà xây năm 850,thuộc phái  Phật giáo Tendai.
Chùa này tô vàng cũng như chùa Kinkakuji ở Kyoto là chùa vàng, Điện Konjikido làm vàng vàng từ 1124.
.



Lối đi trong chùa



Sảnh đường Konjikido 

Điện vàng
 

Đại sảnh đường Hondo 
 
Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

5. KIM CÁC TỰ (Kinkakuji )- Chùa vàng

Ngôi chùa Kinkakuji ở Kyoto, thường được mệnh danh là Tây Kinh của nước Nhật.


Chùa Vàng còn có một tên gọi khác là Chùa ROKUONJI nằm tại phía Tây Bắc của Kyoto. Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408).


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Chùa vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tuy nhiên từ năm 1950 một tiểu tăng đã đốt cháy toàn bộ chùa cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Năm 1955 chùa được xây dựng lại nhưng cũng từ đó chùa không còn được coi là Quốc bảo nữa. Diện mạo hiện nay của chùa Vàng có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong generic cialis 20 mg lần tu phục vào năm 1987.
Nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và cầu kì của Chùa Vàng chính là một vị thế rất ấn tượng giữa những tán xanh của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng. Bức tranh được vẽ nên từ ý tưởng về sự tồn tại giữa chốn thiên đường và trần thế. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước hư thực làm nên một Kinkaku – viễn cảnh nổi tiếng nhất của Kyoto.


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,  


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là trần của tầng thứ 3 được bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay, toàn bộ ngôi chùa ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất, khiến cho ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn. Chùa vàng cũng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng là một Shariden (Đền Xá lị) – di tích của Phật giáo.
Ngắm Chùa Vàng đẹp suốt 4 mùa: Mùa xuân: mùa xuân Nhật với nhiệt độ chừng hơn 10 độ C, một dịp lý tưởng cho những ai thích đi ngắm cảnh chùa. Hơn nữa mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hoa Anh Đào nở lác đác trên các rặng núi cũng như trên lối đi vào chùa. Còn gì đẹp bằng.

Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Mùa hạ: Khi ánh nắng chói chang của mùa hạ bắt đầu chiếu thì cũng là lúc khắp khu vườn của Kinkakuji những tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn. Những tiếng xì xào của rừng trúc trước gió vào những đêm hè tĩnh lặng sẽ đem đến cho bạn một cảm giác tĩnh tâm hơn.


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Mùa thu: Nếu ai từng đến Kinkakuji một lần trong mùa thu hẳn sẽ không bao giờ quên nổi màu đỏ của lá phong. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng. Có lẽ nhìn cảnh này bạn chỉ có thể nghĩ nó giống trong cổ tích.


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Mùa đông: Nếu ai đó sợ mùa đông vào chùa lạnh lẽo thì đừng lo. Bởi mùa đông là mùa Kinkakuji đẹp nhất trong năm. Từng bông tuyết trắng nặng hạt rơi trên mái chùa làm lòng ta dễ xao xuyến hơn lúc nào. Ánh lên trên nền tuyết là màu vàng ấm áp của mái chùa cong cong. Nó là ánh nắng xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông giá rét.


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,


Kinkakuji: Tuyệt tác chùa vàng Nhật Bản, Du lịch - Giải trí,

6. CHÙA BẠC- NGÂN CÁC TỰ - (GINKAKUJI - 銀閣寺, Silver Pavilion )



Ngân Các tự hay chùa bạc là chùa Phật ở Kyoto, về phía đông núi Higashiyama, do tướng quân
Ashikaga Yoshimasa xây năm 1482., phỏng theo Kim Các tự ( chùa Vàng). Chùa này gần nơi an dưỡng của phụ thân tướng quân ở phía bắc núi Kyoto. Tòa an dưỡng trở thành trung tâm văn hóa Higashiyama, đối chọi với trung tâm văn hóa Kitayama của ông nội ông.
Ngày nay, Ginkakuji trở thành trung tâm văn hóa bao gồm chùa vàng và hàng tá chùa khác.


Sảnh đường Hondo ( bên trái sau rặng cây) và sảnh đường Togudo Hall ( bên phải)


Chùa thờ Quan Âm. Chùa nay còn hai tòa nhà ở chùa Giankaku sau bao cơn hỏa hoạn và động đất. Chùa cũng đã sửa sang sau trận động đất và hoàn thành vào mùa xuân 2010.






7. CHÙA 33 GIAN ( TAM THẬP TAM GIAN ĐƯỜNG- (三十三間堂- Sanjusangendo )

 

Chùa này còn có tên là Rengeo-in, là chùa ở phía đông Kyoto. Chùa nổi danh vì có 1001 tượng Quan Âm. Chùa được lập năm 1164 và xây lại sau khi bị hỏa hoạn theo kiểu cũ. Chùa cao 120 m, kiến trức bằng gỗ, Chùa có tượng Quan Âm 1000 tay, 11 đầu.



8. CAO ĐỨC VIỆN ( KOTOKUIN Temple 高徳院)

Kōtoku-in (高徳院) là một chùa Phật ở khu Jodo -shu thành phố Kamakura, quận Kanagawa , Nhật bản. Chùa có tượng Phật A Di Đà bằng đồng nổi tiếng nhất Nhật Bản, cao 13,35m, là tượng Phật thứ hai ở Nhật, cao hơn tượng Nara, Todaiji. Năm 1252, chùa ở trong viện, sau bao lần bị bão làm hư hại, nay ctượng ở ngoài trời.,



B. CÁC CHÙA TẠI TOKYO

1.CHÙA ASAKUSA  ( Thiển thảo tự)

Chùa AsakusaTokyo là một chùa rất nổi tiếng, nhiều du khách đến tham quan nhất . (浅草) là tên riêng của một khu vực thuộc quận Taito Asakusa, Tokyo. Đây là ngôi chùa cổ xưa nhất của thành phố này, được xây cất từ năm 628. Đây là biểu tượng của thủ đô nước Nhật. Chùa còn có tên Sensò-ji. 
 Thực ra chữ 浅草 có 2 cách đọc, một là Asakusa, hai là Senso. Do ngôi chùa này nằm trong khu vực Asakusa nên người ta dùng chung chữ Hán tự để đặt tên cho chùa, nhưng lại chọn cách đọc khác đi là Senso. Gọi là chùa Senso hay chùa Senso-ji chứ không gọi là chùa Asakusa. (Senso-ji: 浅草寺, theo tiếng Hán có nghĩa là Thiển Thảo Tự).

asakusa-80


Đường vô chùa rất vui. Đây là một khu chợ đông đúc, giống quang cảnh chợ Saigon quá, bán đủ thứ, quần áo, đồ kỷ niệm, thức ăn thức uống, đặc biệt bán hải sản nướng, ngon đặc biệt.

Chùa Asakusa rất nổi tiếng. Đến tham quan Tokyo, tất cả du khách đều được hướng dẩn tham quan chùa nầy.



Cổng đã bị phá hủy rất nhiều lần và có hình dáng như hiện nay chỉ bắt đầu từ năm 1950. Trước cổng có treo một chiếc lồng đèn lớn màu đỏ, cao 4m, chu vi 3.4m, nặng khoảng 670kg, 2 bên là bức tượng của 2 vị thần: Thần Raijin (thần sấm) và thần Fujin (thần gió). Trước đây, cổng được đặt gần Komagata nhưng sau này cổng được xây dựng lại ở vị trí như hiện nay sau thời Kamakura (1192-1333) vì người ta tin rằng đây là nơi xuất hiện đầu tiên của thần Sấm và thần Gió.

Toàn cảnh chùa Sensoji. Nhìn từ dưới lên lần lượt là cổng chào bên ngoài – Kaminarimon, đường dẫn vào chùa – Nakamise-dori (đồng thời cũng là khu vực mua sắm chính), cổng chào bên trong – Hozomon, một tòa tháp 5 tầng bên trái và khu chính điện. Phần lớn chùa Senso-ji bị hư hỏng nặng nề do bom đạn trong Thế chiến thứ 2. Sau đó chùa được xây dựng lại và được người Nhật xem là biểu tượng của sự phục sinh và hòa bình.

asakusa-74


Kaminari-mon, cổng ngoài cùng của chùa Senso-ji, không chỉ nổi tiếng là biểu tượng của chùa Senso-ji mà còn là biểu tượng của cả khu vực Asakusa. Theo tiếng Nhật, ‘kaminari’ có nghĩa là sấm sét, ‘mon’ có nghĩa là cổng. Vậy nên Kaminari-mon có thể gọi theo tiếng Việt là Cổng Sấm. Hai bên có đặt hai bức tượng, thần Sấm và thần Gió. Chính giữa có treo một lồng đèn màu đỏ lớn, trên đó có ghi chữ Cổng Sấm bằng mực đen.

Cổng Sấm vốn được xây dựng bởi tướng quân Taira no Kinmasa năm 942 ở phía nam của Asakusa, khu vực Komagata. Đến thời kỳ Kamakura (1192-1333) thì được đưa đến dựng ở địa điểm hiện nay.
Cổng Sấm bị sập vào tháng 12 năm 1865 trong một trận mưa bom đạn. Mãi đến sau đó 95 năm mới được xây dựng lại bởi ông Konosuke Matsushita, người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn nổi tiếng với thương hiệu Panasonic. Tên của tập đoàn này do đó đã được khắc bên dưới lồng đèn ở Cổng Sấm này.

asakusa-3


Lồng đèn có ghi chữ Cổng Sấm. Phía dưới có ghi chữ 松下電器, tức là tập đoàn Matsushita Electric. Phía trên có treo tấm bảng đề 3 chữ: Kim Long Sơn, tức là núi rồng vàng.

asakusa-4

Bên dưới lồng đèn là chạm khắc hình rồng bằng gỗ như vầy.
asakusa-5

Qua Cổng Sấm là con phố Nakamise thẳng tắp, dẫn đến cổng thứ 2 của chùa, cổng Hozomon. Đứng từ đầu phố đã có thể trông thấy rõ cổng Hozomon ở phía cuối phố. Phố Nakamise tấp nập với hàng quán ở hai bên, chủ yếu là bán đồ lưu niệm và bánh kẹo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.

asakusa-31


Đây là cổng Hozomon. Cổng này cũng do tướng quân Taira no Kinmasa xây dựng cùng năm với Cổng Sấm. Kiến trúc của cổng vẫn được giữ nguyên vẹn từ cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 17 dù nó được dựng đi dựng lại nhiều lần do bị hư hỏng vì hỏa hoạn. Sau đó, cùng với khu chính điện, cổng được trang trí lại bởi Edo shogun Tokugawa Iemitsu, và hoàn thành vào tháng 12 năm 1649.

asakusa-34 

Tương truyền rằng vào năm 62 8, hai anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari trong khi đánh cá ở sông Sumida đã vớt được một pho tượng, chính là tượng Bodhisattva Kannon được thờ ở chùa Senso-ji hiện nay. Khi họ đem về cho trưởng làng xem thì vị trưởng làng Hajino Nakatomo lúc đó ngay lập tức nhận ra đây là một bức tượng linh thiêng và đã quyết định thờ cúng thánh vật này. Ông xuất gia và sửa đổi ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ để mọi người trong làng cùng đến cầu nguyện. Đây được cho là nguồn gốc của chùa Senso-ji.

 Đến năm 645, một nhà sư nổi tiếng tên là Shokai Shonin khi đến thăm Asakusa, biết được câu chuyện về tượng Quan Âm đã xây một khu thánh điện để thờ cúng. Đây chính là khu chính điện của chùa Senso-ji hiện nay. Nhà sư này sau đó làm theo điềm báo trong một giấc mơ của mình và quyết định bức tượng phải được dấu đi, không cho người thường nhìn thấy. Tục lệ này được duy trì từ đó. Đến khoảng giữa thế kỷ thứ 9, khi đến thăm Asakusa, thượng sư Ennin đã cho tạo một bức tượng Quan Âm giống hệt với bức tượng gốc để mọi người có thể nhìn thấy và thờ nguyện. Còn bức tượng gốc được cho là đã bị mưa lũ cuốn trôi.


  asakusa-52
Đây là nơi để rửa tay trước khi vào chính điện. Ở Nhật thông thường trước khi vào chùa cầu nguyện là phải rửa tay.
 

.


2.  TĂNG THƯỢNG TỰ      ( (増上寺 ZOJOJI TEMPLE )


 Chuà này ở cạnh tháp  Tokyo , là một tháp nổi tiếngở khu Kanto. Chùa xây năm 1393 sau dời đến địa điểm hiện nay vào năm 1598 do gia đình Tokugawa Ieyasu quản trị.Qua cơn hỏa hoạn và động đát chùa vẫn tồn tại từ 1622.




C. THÀNH PHỐ HIRAIZUMI


3. CHÙA MAO VIỆT (Mōtsū-ji -毛越寺)


Vườn Tịnh Độ Motsuji

Đây là chùa lớn ở  Hiraizumi.  thuộc phái Tendai cũng như chùa Chuson.Chùa này thuộc gia đ2nh Fujiwara. Nổi tiếng với khu vườn . Khu vườn này là tượng trưng cho ý nghĩa Tịnh Độ Phật giáo. Xung quanh có hồ.
Hondo
Kaizando


Chùa có hai tòa nhà đẹp là Hondo và Kaizando.




D. BÁN ĐẢO SHIMOKITA


4.KHỦNG SƠN TỰ ( (恐山- Osorezan (Mount Osore)

Chùa này trên núi Khủng sơn (Mount Osore (恐山 Osore-zan) là ngọn núi lửa ở bán đảo Shimokita thuộc quân Aomori, Nhật bản. Vùng này cùng Koyasan và Hieizan là một trong ba nơi thiêng liêng, được khám phá ngàn năm trước do một vị sư Phật giáo. Nơi này có chùa Bồ Đề ( Bodaiji Temple)


Chánh điện chùa Bodaijil



Hồ bên chùa

Khủng sơn tự coi như là cửa tái sinh, là đất cực lạc. Nơi đây có sông Sanzu no Kawa, có cầu cho các vong hồn đi qua như cầu Nại Hà ở âm phủ, hay sông Styx của thần thoại La Mã.





Chùa có nhiều tượng Jizo xung quanh.




  D. YAMADERA 

5. CHÙA NÚI  (SƠN TỰ - YAMADERA (山寺 - Mountain Temple )

Chùa này ở đông bắc thị trấn Yamagata quân Yamagata ở Nhật Bản, nằm trên đỉnh núi. Chùa xây cách ngàn năm, vào năm 860, thuộc phái Tendai (Thiên Thai tông).
of 160 destinations
in our travel guide

jump to: 

Điện Kaisando và điện Nokyodo

Chánh điện Yamadera  và điện Konponchudo


Cổng Niomon

Khu vực Okunoin

  Chùa có nhiều  điện nhỏ như Konponchudo Hall, là lễ đường chính của  chùaYamadera. Có cổng Sanmon ở gần lễ đường chính.

Các tòa cao ốc của chùa trên nuí cao

Điện Godaido
 
Đi qua Kaisando lễ đường là đến lễ đường Godaido . Chùa có tượng Ai Di Đà, có  bảo tàng viện kỷ niệm Basho,  có nhà hàng và cửa hàng.phục vụ du khách.


Quang cảnh nhìn từ đại sảnh  Godaido 


E. DEWA SANZAN

6. CHÙA   CHÚ LIÊN   ( 注連寺CHURENJI, ĐẠI NHẬT  PHƯỜNG 大日坊 DAINICHIBO)
 

Chùa này cùng ba chùa nhỏ nằm trong vùng Dewa Sanza, quận Yamagata. Dainichibo và Churenji là hai chùa nhỏ . Nơi đây có chứa xác tự ướp khi họ còn sống. Hai chùa này gần Yudono-san.
Núi Shugendo là nơi thờ phượng của Phật giáo và Thần đạo.


Dainichibo
Churenji


7. CHÙA LUÂN VƯƠNG (輪王寺 RINNO )

RINNO ( Luân vượng Tự) theo Wikipedia là tên chung cho quần thể 15 chùa ở thành phố Nikko , quận Tochigi Nhật Bản, ở phía bắc thành phố Sendai. do Shōdō thành lập năm 766. Chùa nằm sâu trong núi khiến nhiều vị tăng thích cô liêu đã đến tu tập. Trong các lễ đường, lễ đường Tam Phật đường (Sanbutsudō 三仏堂 Three Buddha Hall) là đẹp nhất.Bên cạnh là lăng của Tokugawa Iemitsu , tượng A Di đà, bảo tàng viện, và vườn. Chùa được Unesco công nhận.

 Đền và chùa ở Nikko 

  Chùa Nikko

Chùa Rinno


Theo tài liệu khác, chùa này do Date Mochimura họ Date xây nă, 1441 vào thời Edo, và chùa thuộc gia đình họ Date. Ma75c dù chùa nay ở Sendai, đã ba lần đời đổi với họ Sendai khoảng 1600. Dù nhiều lần di chuyển, chùa vẫn giữ nét nguyên thủy của nó,


Tam Phật Đường, trụ sở chính của Chùa Rinno



 Tam Phật Đường nhìn từ  phía sau

 G.  MATSUSHIMA

8.   THỤY NHAM TỰ    (瑞巌寺 ZUIGANJI TEMPLE )

Thụy nham tự (瑞巌寺) là một trong những thiền tự nổi tiếng ở vùng Tohoku , nổi tiếng về vẽ các cửa.Thành lập năm 828 thuộc phái Thiên Thai. Chùa thuộc gia đình  huân tước Date Masamune và tái thiết năm  1609. Chùa có nhiều cây cối và hang động tiện cho việc thiền định. Nay thì những nơi này được đạt tượng Phật.

  Chánhđiện  trước khi sửa chữa)

Đại lễ đường nằm cuối lối đi trong rừng cây..

Bếp Kuri của chùa
Hang động trên đường đi


9. ĐAN THÔNG VIỆN ( 円通院 Entsuin Temple)

Chánh điện Entsuin (Daihitei)

Viện Đan Thông xây năm 1646 gần chùa Zuiganit ở Matsushima. Entsuin Temple was built in 1646 next to Matsushima's most important temple, Chùa  Zuiganji  là lăng của , huân tước Date Mitsumune, là con của  lãnh chúa  Date Terumune. Chùa thờ Quan Âm Bồ tát.


Lăng của Date Mitsumune
 
Đại lễ đường  là nơi nghỉ hè của Mitsumune . chùa  có hai khu vườn rộng.

Kiểu mẫu chùa Nhật Bản
Kiểu mẩu vườn hoa hồng Tây phương

 
10. NGŨ ĐẠI ĐƯỜNG (五大堂 Godaido Hall )

Ngũ Đại đường là một lễ đường của một chùa nhỏ. Nó trở thành biểu tượng của Matsushima. Xây năm 807, có 5 tượng Phật lớn do một nhà sư dựng gần Zuiganji. Tượng được chưng bày sau 33 năm,  và lần cuối là 2006.

Chùa hiện nay do lãnh chúa Date Masamune xây lại năm 1604. Chùa khắc hình 12 con vật theo âm lịch. Tronmg vụ động đất và Sunami tháng 3-2011 chùa không hư hại gì.


 


 
H. KYOTO

 
11. CHÙA  THANH THỦY (KIYOMIZUDERA 清水寺 - Kyoto)
Tên chùa Kiyomizudera (清水寺?),     trong tiếng Nhật có nghĩa “Chùa nước thiêng -Thanh Thủy Tự”. Chùa thờ Phật Quan Âm nghìn tay, được công nhận là Di sản văn hóa cố đô Kyoto và từng là ứng viên bầu chọn Bảy kỳ quan thế giới mới năm 2007. Chùa này tên chính thức là  Âm vũ sơn Thanh Thủy tự (Otowa-san Kiyomizu-dera (音羽山清水寺?),  chùa dp Phật giáo xây, nằm  ở phía đông Kyoto. Đừng lầm với chùa  Kiyomizu-dera ở  Yasugi, Shimane, là quần thể gồm 33 chùa ở Chūgoku 33 ở phía tây nước Nhật.

Vùng được thành lập  vào thời Herian, và chùa được xậy năm 798, còn tòa nhà cao tầng được  xây năm 1633. Chùa không đóng một cây đinh.Chùa xây bên cạnh thác nước.


 
Chùa Koyasu nhìn từ đại sảnh chùa Kiyomizudera

 


12. CHÙA RÊU ( KENKODERA - MOSS TEMPLE)

Chùa Rêu ( Đài tự - Kokedera (苔寺) cũng có tên là Tây phương tự (Saihoji (西芳寺). Chùa này được UNESCO công nhận là di sản nhân loại. Sở dĩ gọi là chùa Rêu vì khu vườn trong chùa có 120 loại rêu khác nhau.






  Chùa này trước kia thuộc dinh thự của hoàng tử.Shotoku, và trở thành chùa vào thời Nara. Chùa được sửa sang năm  1339 thành Phật tự do sư Muso Soseki. Chính vị sư này đã tạo nên vườn Kokedera.



vẽ mạn đà la
 


13. NHÂN HÒA TỰ ( Ninnaji (仁和寺 )

Đây là chùa lớn ở Kyoto, thuộc Chân ngôn tông xây năm 888 được UNESCO công nhận. Qua bao cuộc chiến tranh, chùa bi hư hại. Chùa được trùng tu khoảng 1600, gồm đại lễ đường Kannon, cổng ngoài Niomom, và cổng trong Chumon và chùa 5 tầng. Chùa nổi tiếng vì cây cảnh ,hoa đào nở tươi thắm.


The inner gate of Ninnaji Temple and the mountains of northern Kyoto


A pond and rock garden beside the temple's former palace buildings (Goten)

 


Hojo Rock Garden

14. NAM THIỀN TỰ (Nanzenji Temple (南禅寺)
 Nam Thiền tự (Nanzenji Temple (南禅寺) là một  thiền tự  trong vùng núi Higashiyama ở Kyoto. Chùa xây giữa thế kỷ 13 do vu Kameyama xây khi ngài xây cung điện an dưỡng vào nơi chùa này, sau trở thành thiền viện. Trong nội chiến thời Muromachi (1333-1573), chùa bị phá hủy. Chuà mở cho công chúng vào, cổng  Sanmon xây năm 1628 do dòng họ Tokugawa




Below the Sanmon Gate
View from the Sanmon Gate



Aqueduct

Pond garden at Nanzenin
 
Tenjuan's rock garden  

 
 

15. LONG AN TỰ (Ryoanji Temple -龍安寺)
 
Long An tự (Ryōan-jiShinjitai: 竜安寺, Kyūjitai: 龍安寺. The Temple of the Dragon at Peace) là chùa Thiền tông , thuộc phái Myoshin tông Lâm Tế. Chùa Ryōan nổi tiếng với khu vườn đá, được xem là một trong những khu vườn khô sơn thủy cuối cùng. Cả ngôi chùa và khu vườn đều được xếp trong danh sách Di sản Văn hóa thế giới.
 
 Các bậc thềm đá dẫn đến cổng vào tòa nhà chính của chùa Ryoanji.
 File:Ryoanji rock garden close up.jpg

Chùa trước kia vốn là điền trang của dòng họ Fujiwara, dòng họ quý tộc lớn nhất thời Heian thế kỷ 11. Ngôi chùa đầu tiên, Daiju-in, và khu vườn do Fujiwara Saneyoshi xây dựng vào thế kỷ 11. Năm 1450, Hosokawa Katsumoto, một lãnh chúa hùng mạnh khác, đã chiếm được đất chùa và cho xây dựng một Thiền tự, đặt tên là Ryōan-ji trên nền của ngôi chùa cũ. Trong loạn Onin, chùa đã bị phá hủy. Hosokawa Katsumoto mất năm 1473. Năm 1488, con trai ông, Hosokawa Matsumoto, xây dựng lại ngôi chùa và cho xây dựng thêm khu vườn đá- khô sơn thủy nổi tiếng đến tận ngày nay.

File:Ryoan-ji.JPG


Ngôi chùa sau này còn là nơi chôn cất các lãnh chúa dòng họ Hosokawa. Mộ của họ nằm trong khu vực mà ngày nay chúng ta gọi là “Bảy ngôi mộ hoàng gia” ở Ryōan-ji. Nơi chôn cất những vị lãnh chúa này vốn khá khiêm tốn vào thời họ qua đời. Những ngôi mộ bằng đá theo phong cách hoàng gia chúng ta thấy ngày nay là do Thiên hoàng Meiji đã sai sửa sang, trùng tu lại vào thế kỷ 19.


 File:RyoanJi-Sanmon.jpg


Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc ai là người xây dựng và thời gian ra đời vườn đá. Hầu hết các nguồn đều khẳng định vườn đá ra đời vào giữa thế kỷ 15. Theo một số nguồn khác, vườn đá do Hosokawa Katsumoto xây dựng cùng với ngôi chùa Ryōan-ji, trong khoảng những năm 1450-1473.


 khu vườn đá (Karesansui).

Nhiều người khác lại nói khu vườn do vị thiền sư, họa sĩ sơn thủy nổi tiếng là Soami (mất năm 1525) xây dựng. Lại có nguồn cho rằng khu vườn được xây dựng lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 16, trong khi có người lại cho khu vườn được xây dựng sau đó, trong thời Edo, từ 1618 đến 1680. Người ta cũng tranh cãi về việc liệu khu vườn được xây dựng bởi các nhà sư hay những người làm vườn chuyên nghiệp, gọi là kawaramono, hay cả hai.

 File:Ryoanji Bell.jpg


Khu vườn nguyên thủy được cho là ở phía tây và nhỏ hơn bây giờ. Khi chùa bị phá hủy vào năm 1797, khu vườn chỉ còn toàn những mảnh vỡ vụn, và một khu vườn đá mới đã được xây dựng. Nhà triển lãm đã bị dỡ bỏ, một bức tường mới sau khu vườn có thể nhìn thấy từ hành lang đã được xây dựng. Một tài liệu năm 1799 cho ta thấy rằng khu vườn thời đó giống với ngày nay. Thời đó, khách hành hương có thể đi dạo quanh vườn, nhưng ngày nay thì không được phép.

Khu vườn rộng khoảng 340 mét vuông, có 15 tảng đá ở các kích cỡ khác nhau, được sắp đặt thành 5 nhóm, nhóm 1 có năm tảng, nhóm 2 ba, và hai nhóm còn lại mỗi nhóm 2 tảng. Xung quanh các tảng đá đã được rải sỏi trắng mịn. Phối cảnh của khu vườn tạo nên một bức tranh của biển, sóng và những hòn đảo. Những tảng đá được sắp xếp theo một bố cục kỳ diệu chính là những hòn đảo nổi lên giữa đại dương mà sóng là các lớp sỏi trắng mịn được tạo thành đường uốn lượn. Những đường gợn nhỏ tượng trưng cho sóng nhỏ, những đường gợn lớn tượng trưng cho sóng lớn. Các nhà sư hằng ngày đều dùng cào tái tạo lại những gợn sóng này, và đó cũng là một cách dưỡng tâm mà họ thực tập khi làm việc. Điều độc đáo của vườn khô sơn thủy là không hề tồn tại loài cây cỏ nào ngoại trừ rêu bám quanh những tảng đá. Thế nhưng, khu vườn vẫn sống động như một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ mà từ mỗi góc ngồi quan sát, người hành Thiền sẽ nhìn theo mỗi cách khác nhau.

Khu vườn được ngắm nhìn từ một chỗ ngồi trên hành lang của phương trượng. Những tảng đá được sắp đặt để toàn bộ công trình không chỉ được nhìn thấy một lần từ hành lang. Chúng được sắp đặt để khi ta nhìn khu vườn từ bất cứ góc độ nào thì cũng chỉ có thể nhìn thấy được 14 tảng đá cùng một lúc thôi. Tương truyền, chỉ khi nào giác ngộ, ta mới có thể nhìn thấy cả 15 tảng đá cùng một lúc.

Bức tường đằng sau khu vườn cũng là một yếu tố quan trọng, chính là giới hạn cho khu vườn. Nó được làm bằng đất sét, đã ngả sang màu nâu nhạt pha lẫn sắc cam vì thời gian. Năm 1977, mái che của bức tường đã được lợp lại bằng vỏ cây như nguyên thủy. Khi khu vườn mới xây, khung cảnh bên kia bức tường là núi non nhưng bây giờ, chỉ còn là cây cối.

Người ta đã bàn luận rất nhiều về ý nghĩa của khu vườn khô sơn thủy nổi tiếng này. Cá nhân tôi tâm đắc nhất với luận giải của Gunter Nitschke, một nhà nghiên cứu lịch sử vườn cảnh: “Khu vườn đá ở chùa Ryōan-ji không biểu tượng cho cái gì cả, cũng không phải là sự tái hiện lại một vẻ đẹp thiên nhiên mà con người có thể tìm thấy trong thế giới thực hay thế giới huyền thoại. Tôi cho rằng đó là một tác phẩm trừu tượng về các vật thể tự nhiên trong không gian, mục đích của nó là phương tiện hỗ trợ cho việc thiền định.”

Chùa Ryōan còn nhiều cảnh đẹp khác như hồ Kyoyochi nổi tiếng với loài chim uyên ương, trà thất lâu đời Zorokuan… Mỗi điểm đến, du khách đều được nghe về những huyền thoại gắn bó với các di tích, để thấy mình thật gần với quá khứ xa xưa.


Hình 3: Vườn đá chùa Ryōan

Kyoto là điểm đến du lịch hấp dẫn, là thành phố của văn hóa và bảo tồn di sản. Chính vì giá trị văn hóa của mình mà Kyoto đã tránh được quả bom nguyên tử của Mỹ trong thế chiến thứ hai. Thay vì ném bom xuống Kyoto như dự định ban đầu, người Mỹ đã chọn hai thành phố khác. Đó là một kỷ niệm đau thương của nước Nhật và toàn nhân loại. Ngày nay, những ngôi chùa của Kyoto vẫn hàng ngày ngân vang tiếng chuông trầm hùng, nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Ba ngôi chùa chúng tôi đề cập trong bài viết này chỉ là một lát cắt phiến diện so với toàn cảnh chùa chiền và không khí văn hóa, tâm linh của Kyoto; chỉ hy vọng mang đến cho người đọc một chút hồn của những mùa “muôn năm cũ” nơi xứ sở Phù Tang.

Chùa này nổi tiếng vì các vườn có nhiều tảng đá lớn. xây năm 1450, trước là biệt thư vào thời Heian, sau thành thiền tự, sau thuộc phái Thiền tyông Lâm Tế. Chùa có nhiều vườn nhiều tảng đá rêu phủ. Chùa có nhiều vườn và hồ rất đẹp. Có nhà hàng với thức ăn đặc biệt.



A few stones of Ryoanji's famous rock garden
 

The Kuri building (former temple kitchen)

 


The pond in spring


16.DIỆU TÂM TỰ ( Myoshinji Temple 妙心寺)

Chùa Myoshinji (妙心寺, Myōshinji) là một chùa lớn về phía tây bắc Kyoto, gồm 50 chùa phụ thuộc. Một số chùa đóng cửa, một số mở cửa cho du khách, Chùa thuộc thiên tôngLâm Tế. Chùa xây năm 1337 khi nhà vua đem một cung điện thành chùa Phật.


Butsuden Hall

 
 
One of the many walking paths between subtemples


Taizoin's pond garden

Chùa Taizoin là chùa phụ rất nổi tiếng về hồ và vườn hoa.
The view from Keishunin's tea room
A rock garden at Daishinin Temple

 17. CÁT PHONG TỰ (Yoshiminedera Temple- 吉峰寺)
Chùa thuộc phái Thiên Thai, ở miền núi phía tây Kyoto. Sư Gesan ở Enryakull xây dựng chùa năm 1029 làm nơi an dưỡng tuổi già. Chùa thờ Quan Âm bồ tát.Năm1467 bị hư hại vì chiến tranh. Năm 1621 tái thiết.


The Hondo

 E. NARA
 
18. CHÙA ĐÔNG ĐẠI  (Todai-ji (Đông Đại tự - 東大寺)
Chùa Đông Đại, tiếng Nhật là là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Nhật Bản.
Tōdai-ji (東大寺, Tōdai-ji, phiên âm Hán Việt: Đông Đại Tự) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố Nara, Nhật Bản. Điện chính của chùa (大仏殿 Daibutsuden; Đại phật điện), được biết đến như là quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới và là nơi có tượng đồng của Phật Tỳ Lô Giá Na. Ngôi chùa này cũng là một trong những trung tâm dạy Đạo Phật phái Hoa Nghiêm tông ở Nhật Bản.
Tōdai-ji là một hạng mục trong di sản thế giới Di tích Nara cổ. Hươu sao, loài vật được coi như là lời nhắn gửi của thượng đế trong Shintō, xuất hiện ở khắp các bãi cỏ trong ngôi chùa.

Ở địa điểm nay là Đông Đại Tự, trước kia có chùa Kinshōsen-ji (金鐘山寺 Kim Chung Sơn Tự) do Nhật hoàng Shōmu (聖武天皇 Thánh Vũ Thiên hoàng) sắc dựng năm 743 sau khi một vị hoàng tử chết yểu. Sau đó Nhật hoàng lại truyền chọn chùa Kim Chung làm nơi thờ Phật ở cấp tỉnh. Tình hình triều chính lúc bấy giờ gặp nhiều xáo trộn sau nạn dịch lớn bệnh đậu mùa, nông vụ bị mắt mùa rồi lại có loạn khiến triều đình phải thiên đô bốn lần.

Thời đại Nara triều đình cho đặt chức Sōgō (僧綱 Tăng cương). Vị này trụ trì ở Đông Đại Tự, giám sát các tỉnh tự (chùa cấp tỉnh) và sáu Phật phái gồm Hossō (法相 Pháp tướng), Kegon (華厳 Hoa nghiêm), Jōjitsu (成實 Thành thực), Sanron (三論 Tam luận), Ritsu (律 Luật) and Kusha (倶舎 Cụ xá). Sáu phái cũng cử đại diện lưu trú ở Đông Đại Tự chăm nom chùa am và văn khố của mỗi phái.
 (WIKIPEDIA)


Nandaimon (Nam Đại Môn) của Todai-ji (Đông Đại Tự). Xây dựng từ năm 1199 theo đúng hình dáng như ngày nay. Cổng có 18 cột chống, mỗi chiếc cao 20 m với đường kính hơn 1m.

 


Tượng Komoku-Ten, vị Hộ pháp trấn phía Nam, nằm bên trong Đại Phật điện. Pho tượng cầm trong tay một chiếc bút lông và một cuộn giấy, thể hiện tượng trưng của một bản sao kinh Phật


Tượng gỗ Hộ pháp Nio (Thần sét hộ pháp) đứng hai bên của Nandaimon (Nam Đại môn). Mỗi tượng có chiều cao gần 8 mét, tuổi thọ trên 800 năm, được tạc khắc bởi người thợ chạm gỗ bậc thầy Unkei. [Chiếc lưới thép phía trước là để ngăn chim và dơi]. Tượng được ghép bởi 3.115 mảnh gỗ.

Tượng Phật niết tịnh bằng gỗ.

Dựa theo thư tịch cổ, tượng gồm 40 phần ghép, đúc từ 443 tấn đồng, 7,560 kg sáp ong tinh khiết (để hàn), 440 kg vàng ròng và 198 kg thủy ngân. Tượng Phật có bộ tóc khá độc đáo, trông tực như những vòng xoắn ốc, bao gồm 966 hình cầu có đường kính 18 cm và nhô cao khỏi đầu 30 cm. Tạo thành vòng hào quang bao quanh phía trên đầu tượng là những tượng Quan Âm Bồ Tát mạ vàng rực rỡ.

 

 




Ngôi Đại Phật Điện nguyên bản được hòan thành năm 751, có chiều cao 48m, kích thước mặt bằng 50m x 88m (7 nhịp theo hướng Bắc-Nam và 11 gian theo hướng Đông-Tây). Lần xây dựng sửa chữa gần nhất của Đại Phật Điện là vào năm 1709, trông vẫn rất ấn tượng với hình dáng giống như nguyên bản ban đầu, có bề ngang thu ngắn bớt một phần ba so với bản gốc. Ngày nay, điện có chiều cao 48 mét, mặt bằng chữ nhật 56m x 50m, là công trình gỗ lớn nhất thế giới. Đây là một ví dụ rất cụ thể của những ngôi chùa vĩ đại mang tính biểu tượng xuất hiện vào thời Nara với kích thước và kinh phí xây dựng khổng lồ được xây trong lòng thành phố. Dù có kích thước đồ sộ như vậy, người ta vẫn cho rằng Đại Phật Điện còn chưa đủ rộng để chứa pho tượng. Bên trong ngôi điện ngày nay, khách tham quan phải rất chật vật khi tìm khỏang rộng cần thiết để ngắm nhìn được tòan bộ pho tượng.

Quần thể bao gồm không chỉ Đại Phật Điện, mà còn cả hai ngôi tháp 7 tầng, một giảng viện và khu tịnh xá. Một dãy hồi lang bao quanh Đại Phật Điện tương tự như thiết kế mặt bằng của quần thể chùa Horyu-ji nổi tiếng. Tòan bộ quần thể đối xứng đăng đối trải dài theo trục Bắc – Nam, đi qua Nam Đại Môn (Nandaimon), Trung Môn (Chumon), Đại Phật Điện (Daibutsu-den) và giảng viện. Rất nhiều công trình lịch sử, bao gồm Shôsô-in (Kho báu Hòang gia) – nơi chứa kho bảo vật của Thiên hòang Shomu, cũng nằm cạnh khuôn viên ngôi chùa khổng lồ này.
 

 


19. CHÙA DƯỢC SƯ (YAKUSHI -JI - (薬師寺 )   
Yakushi-ji (薬師寺?) là ngôi chùa này là chùa nổi tiếng nhất và xưa nhất của hoàng gia Nhật tại Nara , được xây dựng vào năm 640 tại Asuka, để là nơi cầu nguyện cho Hoàng hậu khỏi bệnh. Sau đó ngôi chùa được chuyển đến Nara khi thủ đô được chuyển đến đây. Trong ngôi chùa có tượng của Yakushi Nyorai, một biểu tượng sức mạnh của sức khỏe và chữa bệnh.

Đền chùa ngự trị trên nhiều đại điểm Phật giáo ở Nhật. Chiều cao thon hình búp măng của chúng nhắc nhở các Phật tử về núi Meru huyền thoại linh thiêng.

File:Yakushiji Nara21n4592.jpg

 


> 
 


 Những ngôi chùa đẹp nhất tại thành phố Nara 1

Đôngtháp

 Đông tháp  (東塔 Tō-tō) được xây năm 730, cao 34m

File:120730 Yakushiji Kodo.jpg

 
20. CHÙA ĐỀ HỒ  (Daigoji  - 醍醐寺 )



Bentendo Hall Daigoji (醍醐寺) là một chùa Phật giáo quan trọng ở khu Shingon, Nhật Bản.Chùa ở phía đông nam Kyoto và ở vào nơi rừng núi. Chùa xây năm 1115.




Five storied Pagoda in the Shimo Daigo area

Gần đó có là vùng Hạ Đề Hồ có nhiều chùa. Đại sảnh Kondo xây năm 926 . Chùa có tượng Phật Yakushi .



Reihokan Museum



Kami Daigo

Chùa Daigo xây dựng năm 874, được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới từ năm 1994. Hồi năm 1939, sảnh Quan Âm từng bị cháy 1 lần và đến năm 1968 mới được trùng tu. Năm 2008 lại cháy lần nữa.