HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 29 June 2012

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ * LỜI NÓI ĐẦU

NGUYỄN THIÊN THỤ

 

HỒ CHÍ MINH 

 HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

 


GIA HỘI © 2012




HỒ CHÍ MINH TRĂM MẶT NGHÌN MÁNH


LỜI NÓI ĐẦU




Các nhà nghiên cứu Việt Nam và ngoại quốc đã viết về Hồ Chí Minh rất nhiều, ca tụng cũng có, chỉ trích cũng có. Người quốc gia và một số người cộng sản coi ông là một tội nhân của lịch sử, đã gây bao tang tóc và đau thương cho đất nước và dân tộc Việt Nam.


Có lẽ trong các tác giả viết về Hồ Chí Minh, Sophie Quinn Judge là tương đối viết  đầy đủ nhất.  Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu, Lê Hữu Mục là những người khai phá ra những cổ tích  dưới những địa tầng sâu thẳm.. Nguyễn Minh Cần, Minh Võ,  Trần Gia Phụng, Lữ Phương , Thụy Khuê  và những người khác  đã trình bày và  phân tích khá sâu sắc về  huyèn thoại Hồ Chií Minh..Gần đây, GS. Hồ Tuấn Hùng Đài Loan với Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo đã gây ra một cơn đại địa chấn làm rung động  Việt Nam.và cả thế giới.

Sophie Quinn Jude đã nói lên đặc tính của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản là tạo ra những huyền thoại bao trùm lịch sử Việt Nam, Huyền thoại hay huyễn thoại là hai chữ được các nhà nghiên cứu tô đậm nét trên trang sử Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Có thể nói hầu hết hoạt động của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản là đã tạo ra những huyền thoại.vốn phát xuất từ thuật truiyên truyền dối trá và tính xảo quyệt và tàn ác chung cho giống cộng sản.

Sophie Quinn Jude nhận định rất chính xác và đầy đủ và Hiồ Chí Minh và đảng Cộng sản như sau:

Hình ảnh quá thực tế cuộc sống của Hồ đã làm nhiều học giả nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam phóng đại quá mức về tầm quan trọng của ông trong việc tạo dựng tình hữu nghị cộng sản quốc tế. Lấy ví dụ cuốn tiểu sử viết bởi Jean Lacouture, một người ái mộ ông Hồ, đã mô tả rằng ông là một người bạn mật thiết của những trí thức cánh tả nổi tiếng của Pháp như Boris Souvarine . Mặc dù vậy những tài liệu từ Nga và Pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu lại cho thấy thực ra ông Hồ là người cầu cạnh các mối quan hệ với họ chứ không phải bạn thân. Souvarine, có lẽ hầu như không có mấy quan hệ với ông Hồ cho đến tận năm 1923, vì ông ở Pháp rất ngắn sau khi bị bỏ tù vào các năm 1920, 1921, và cho đến khi ông ta bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Pháp năm 1924 . William Duiker thì mô tả ông Hồ như “một diễn giả chính của phương Đông và giúp làm tăng sự chú ý đến các vấn đề của nông dân” tại phiên bế mạc của hội nghị lần thứ năm của Quốc Tế III năm 1924 . Tuy nhiên trong thực tế, ông Hồ chỉ là một diễn giả phụ nói về vấn đề thuộc địa và thậm chí không phải là đại diện của một Đảng Cộng sản Á châu nào. Charles McLane cho rằng, sau khi trở lại Moscow từ Trung Quốc năm 1927, ông Hồ đã bàn định lại chính sách đối với các nước Đông Nam Á với các nhà lãnh đạo Quốc Tế III, “Thậm chí có lẽ là với chính  Stalin”.. Mặc dù vậy, hiện chưa có một bằng chứng nào cho thấy điều đó ngoài việc ông Hồ nộp một bản báo cáo cho Krestintern (Quốc Tế Nông Dân) và bàn bạc với cấp trên của mình ở ban chấp hành Quốc tế Cộng Sản trong khoảng thời gian ông ở Moscow năm 1927. Charles Fenn chorằng ông Hồ là một trong hai đại diện tham dự hội nghị lần thứ 7 của Quốc Tế III tham gia ủng hộ mặt trận bình dân [12]. Thực ra ông Hồ không có quyền bỏ phiếu, các các chiến lược chính sách đã được Dimitrov chuẩn bị kỹ lưỡng trước dưới sự hỗ trợ của Stalin. Vai trò của một nhà tuyên truyền cách mạng của ông Hồ nhiều khi cũng bị thổi phồng một cách quá đáng. Ví dụ như trong bài báo viết về tiểu sử của ông đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 17 tháng 5 năm 1970, năm sau khi ông mất, đã mô tả tờ báo chống đế quốc Le Paria, mà ông Hồ làm chủ biên ở Paris, là “đã tạo nên một cơn gió cách mạng thổi bùng trên toàn Đông dương và các nước khác”. Theo quan điểm cá nhâncủa chúng tôi, đó là sự nói quá về  vai trò của Le Paria trong những năm đầu thập niên 20.
( Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến Sophie Quinn‐Judge
Diên Vỹ và Hoài An. Diễn đàn www.x‐cafevn.org. 19-20)

Sau khi biên tập Tài Liệu Về Hồ Chí Minh và đọc nhiều lần, tôi thấy có hứng thú tổng kết công trình của các nhà nghiên cứu từ trước. Qua những tài liệu đã đọc và nghiên cứu, tôi thấy rõ Hồ Chí Minh có hai tính chất là gian trá và tàn ác. Gian trá và tàn ác là hai tính chất khác nhau nhưng nhiều khi cũng là một, vì hai tính chất này có tương quan chặt chẽ với nhau. Bài viết này sẽ trình bày về hai điểm trên. Vì có nhiều tài liệu đã trình bày rõ ràng, ở đây tôi chỉ tóm lược và tổng kết các công trình nghiên cứu trước đây, cộng thêm những kinh nghiệm và suy nghĩ của tôi.Các chú thích là dựa vào số thứ tự các bài trong Tài liệu Về Hồ Chí Minh mà tôi đã tập thành.

Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi gian manh,tàn ác. Ông Hồ gian manh,tàn ác lại được đồng bọn phụ họa ầm ĩ cho nên đã tạo ra những huyền thoại, lừa bịp được nhiều người. Trần Quốc Vượng rất khôn khéo trong cách dùng chữ.Ông cho biết Nguyễn Tất Thành sau lấy tên Nguyễn Ái Quốc,

Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh. Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành một huyền thoại. Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa. (Trong Cõi , chương XV)

Trong thế kỷ XX, một số người Pháp thù ghét Mỹ và thân thiện với cộng sản cho nên họ ác cảm với những ai nói sự thật sau bức màn sắt. Tại Mỹ, một số phản chiến hoặc đứng ngoài cuộc chiến, ca tụng  màu máu là màu xanh hòa bình, và nói màu trắng là màu đen..Than ôi, những con người văn minh, những nhà trí thức mà như vậy trách gì cộng sản mà chẳng đối trá, gian manh!

Trong xã hội cộng sản, nói thật là một trọng cấm. Chủ trương tuyên truyền dối trá, bưng bít sự thật đã trở thành quốc tế hóa ,và hệ thống hóa thành thuyết lý " hiện thực xã hôi chủ nghĩa". Tại Việt Nam, Trung quốc, nó tạo thành những Đề cương văn hóa", những hiến pháp, những luật lệ và những nhà tù. Nhân Văn Giai Phẩm là mồ chôn những chiến sĩ dân chủ, tự do. Tờ Tuổi Trẻ đã bị đình chỉ, Tổng biên tập bị huyền chức vì tội đã đưa ra một tấm hinh trần truồng của vị  thành khổ tu. từng tuyên bố rằng mình chưa bao giờ biết mùi vị đàn bà! Đàn bà! Ôi đàn bà,  Adam, các vị thánh, các nhà văn, nhà báo đã  bị ô nhục và đày đọa vì cái là nho của Eva!

Nhưng bàn tay không che nổi mặt trời., trong khi người cộng sản vẫn  lập bàn thờ quỳ lạy thần tượng đất sét , nay  họ  phải thú nhận mặc dầu họ cũng tìm cách  chạy tội, biện hộ .

Karl Marx bảo "tôn giáo là thuốc phiện" vì thuốc phiện cho ta ảo giác, còn tôn giáo nào cũng hứa hẹn Thiên Đàng hay Cõi Cực Lạc.. Nhưng có thiên đường, Cõi Cực lạc hay không thì chẳng chết ai, bù lại tôn giáo còn dạy từ bi, bác ái để nâng cao giá trị con người...Còn huyền thoại  Thiên đường cộng sản chỉ dẫn đến nghèo khổ, bất công,  và đã sát hại  hàng trăm triệu người ! Xóa bỏ huyền thoại cộng sản chính là mục đích tìm sự thật, vạch gian kế của kẻ ác, nhằm xây dựng quốc guia tự do, và thế giói hòa bình!

Chúng tôi  lằ chứng nhân của lịch sử, và là những người tích cực đi tìm sự thực đang bị bạo quyền bưng bit và nghiêm cấm. Chúng tôi cố vén bức màn đen tối của lịch sử để rọi một chút ánh sáng vào lịch sử  và ý thức của dân tộc tôi. Bà Thụy Khuê đã nêu rõ mục đích của bà khi viết Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc :

Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.(HCM, CXXV)

Chúng tôi  là những người đốt đuốc đi tìm  chân lý... Sự thật , trung tín và nhân ái chính là căn bản của nhà nghiên cứu, và của những  người yêu tổ quốc, yêu nhân loại. 

Ottawa ngày  1 tháng 7 năm 2012.
Nguyễn Thiên Thụ











No comments:

Post a Comment