HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday, 17 June 2012

94 *BÙI TÍN * MẶT THẬT & HOA XUYÊN TUYẾT


M ẶT TH ẬT
B ÙI T ÍN

Nếu quả thật ông có người yêu, có vợ khi còn trẻ thl có gì là xấu? Nếu có cô Biere (Pháp), cô Tuyết Cần (Trung Hoa), cô Véra Vasiliera (Nga)... là bạn, người yêu, là vợ thì cũng là tự nhiên, bình thường, có thể là nét đẹp nữa, vì ông cũng có trái tim như mọi người chứ. Chỉ có kẻ đạo đức giả mới muốn coi ông là thánh.

Đầu năm 1993, nhà báo Mỹ Sophie Quinn Judge từ Moscou qua Paris để về Hoa Kỳ tìm gặp tôi, kể rằng bà đã được xem một số tài liệu lưu trữ của Quốc Tế cộng sản nói về ông Hồ. Bà cho biết Nguyễn Thị Minh Khai từng khai lý lịch của mình ráng chồng tên là 'Lin', tên của Nguyễn ái Quốc hồi ấy. Hơn nữa, bà được xem một bức thư của Hà Huy Tập năm 1935 nói rằng Minh Khai là vợ của Nguyễn ái Quốc. Những tư liệu lịch sử này cần xác minh thêm... Đến ngày sinh nhật của ông 19-5-1890 cũng chắc chắn là không đúng. Vậy thì cũng nên xác định lại ngày nào, hoặc năm nào là đúng hoặc gần đúng nhất. Chúng ta được biết khi ông viết đơn xin vào trường thuộc địa hồi 1911 thì ông đã ghi năm sinh là 1892, khi khai ở Sở cảnh Sát Paris ngày 20 tháng 9 năm 1920 thì ông ghi sinh ngày 15 tháng Giêng năm 1894. Đến khi ông khai tại Đại Sứ Quán Liên xô ở Berlin tháng 6 năm 1923 thì ông lại ghi ngày sinh 15 tháng Hai nam 1895; bà Thanh chị cả ông lại khai tại Sở Mật Thám Trung Bồ năm sinh của ông là 1893, còn ông Khiêm anh của ông thì khai đó là năm 1891, trong khi các hương chức xã Kim Liên quê hương ông thì khai rằng ông sinh vào tháng 3 năm Thành Thái thứ Sáu (theo âm Lịch), nghĩa là tháng Tư năm 1894. 1890 hay 1891? Hay 1892, 1893 hoặc 1894? Hay là 1895? Thật rối mù! 6 năm! Mà năm nào cũng có chứng cớ. Ngày mất của ông bị các nhà lãnh đạo hồi ấy 'điều chỉnh' chậm lại một ngày do nhu cầu tuyên truyền, đã được trả lại cho sự thật là ngày 2-9-1969. Họ cứ muốn cưỡng lại sự thật, theo cố tật của họ, để không cho phép ông được mất vào ngày Quốc Khánh! Tôi rất mừng đã góp phần đưa toàn bộ di chúc của ông ra ánh sáng và nhân đó ngày mất của ông được xác định lại. Nhà sử học Trần Quốc Vượng rất thích khám phá những điều mới mẻ trong các chuyến đi 'thâm nhập thực tế mà ông gọi là các chuyến 'điền dã' (thăm đồng quê). Ông đã sưu tầm được ở vùng làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An quê ông Hồ, nhiều chuyện đáng chú ý. Các bậc cao tuổi trong vùng kể lại rằng ông Nguyễn Sinh Huy (sau lấy tên là Nguyễn Sinh Sắc), thân sinh của ông Hồ, không phải thuộc gióng máu mủ của họ Nguyễn Sinh, mà là con một ông đồ nho, đỗ cử nhân, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, cùng tỉnh Nghệ An, tên là Hỗ Sĩ Tạo. Ông Cử Tạo đến nhà họ Hà, ở làng Sài cùng trong xã chung cư với làng Sen (Kim Liên) để dạy học. Nhà này có cô con gái tên Hà Thị Hy, đàn hay, múa đẹp, lại ế chồng. Ông Cử Tạo đã có vợ con, song trai tài gái sắc ở chung một nhà nên cô Hy có chửa. Ông chủ nhà liền nảy ra 'giải pháp' đánh tiếng để gán con gái cho một ông nông dân làng bên góa vợ. Thế là cô Hy trở thành vợ kế của ông nông dân Nguyễn Sinh Nhầm và sanh ra anh Nguyễn Sinh Sắc, về..sau là thân sinh của ông Hồ. Họ Nguyễn Sinh phát từ đó, vốn chỉ biết cày ruộng, thất học, cậu bé . Nguyễn Sinh Sắc học khá, lại được bố thật là ông Cử Tạo kèm cặp gửi gấm nên sau đỗ phó bảng, làm quan. Nhờ gien' của đôi trai tà gái sắc áy mà cậu bé Nguyễn Tất Thành cũng học hành khá sau này. Việc ông Nguyễn Tất Thành rồi Nguyễn ái Quốc họ Hồ để trở thành Hồ Chí Minh có thể là do ông nhớ đến nguồn gốc thật của ông chăng? Tất nhiên với thái độ giáo điều, sùng bái cá nhân những người lãnh đạo bảo thủ hiện nay ở trong nước không thể chấp nhận sự phát hiện mới mẻ của nhà sử học. Ông Trần Quốc Vượng lại có tính bộc trực có gan nói và viết những điêụ mình nghĩ dù những điều ấy không hợp với khẩu vị các nhà lãnh đạo, nên hiện ông bị kèm chặt sau chuyến đi làm việc ở trường Đại Học Cornell Hoa Kỳ, vào năm 1991. Họ vẫn mắc bệnh dị ứng với sự thật. Cần trả lại cho mỗi con người các giá trị đích thật của họ. Tô vẽ người này, bôi nhọ người khác theo yêu cầu chính trị là việc làm không lương thiện.

Về ông Hồ, có khá nhiều vấn đề cần xác minh cho thật rõ, thật đúng. Hiện nay tư liệu ở Pháp cũng như những kho lưu trữ ở Moscow đang được mở ra cho các nhà nghiên cứu, cho công chúng... Gần đây nhà sử học Pháp Daniel Hemery đăng trên tạp chí Tiếp Cận Chất á (Approches-asie) số tháng 1-1-1992 một bài báo dài: Hồ Chí Minh đến năm 1991 với một phụ lục gồm 21 bản tư liệu (thư của Nguyễn Huy Sinh gửi Khâm sứ Trung Kỳ, thư của Nguyễn Tất Thành gửi Khâm sứ Trung Kỳ, công văn của sở mật thám Trung kỳ, lời khai của trưởng làng Kim Liên, lời khai các hương chức Kim Liên, lời khai của ông Nguyễn Tất Đạt (anh của ông Hồ), khẩu cung của bà Nguyễn Thị Thanh (chị ông Hồ), ghi chép của Sở Mật Thám Nam Bộ, điện của toàn quyền Đông Dương... Tháng 1-1993, ông Hemer đưa tôi xem bài báo nói trên và nói: tôi là giáo sư lịch sử, nhà nghiên cứu lịch sử, với thái độ khoa học là tìm ra sự thân viết lên sự thật. Ông vừa được tổng thống Mitterand mời tham gia đoàn nhà nước viếng tham chính thức Việt nam, do sự am hiểu sâu sắc lịch sử Việt nam của ông. Trở về, ông kể với tôi rằng đã 'xông' đến tận nhà thăm nhà văn Dương Thu Huơng ở Hà nội những tư liệu xác thực cho thấy: năm 1911, khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu xuất dương, anh chưa nghĩ rằng đó là cuộc đi tìm đường cứu nước, như các nhà viết sử Việt nam bị ép nói vậy. Bằng cấp anh có trong tay chỉ là bằng Certificat (tiểu học) sau đó anh mới học năm thứ hai bậc trung học, tương đương lớp 9 phổ thông hiện nay. Anh vào trường Dục Thanh, Phan Thiết, làm trợ giáo là do sinh kế trước hết. Bi kịch gia đình đang tác động mạnh mẽ đến anh. Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng khi còn ở Huế, bà Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn. Tháng 5-1909, ông được bổ đi Tri huyện Bình Khê ở tỉnh Bình Định; khi 47 tuổi, nửa năm sau đó, tháng Giêng năm 1910, ông bị thi hành kỷ luật rất nặng do đã đánh anh nông dân Tạ Đức Quang bằng roi và gậy, đến mức làm cho anh này chết! Sở mật thám mở cuộc điều tra: vụ ngộ sát xảy ra khi ông Sắc say rượu! Hội đồng Nhiếp chánh ở Huế lúc ấy quyết định tước mọi chức quyền Tri huyện của ông và hạ xuống 4 bậc trong ngành quan lại. Bi kịch này hết sức nặng nề, làm đổ vỡ giấc mộng danh vọng của ông Tri huyện bị thu hồi ấn tín. Ông đi dạy học vài tháng rồi vào Lộc Ninh (Nam Bộ) đi làm 'surveillant', giám thị ở đồn điền cao su, sống ngoài lề của bộ máy cai trị, trong niềm lo âu tủi nhục và thiếu thốn. Ông đã đệ đơn gửi Khâm sứ Trung Kỳ để xin việc, nói rõ ông đang sống trong cảnh túng bần. Anh Nguyễn Tất Thành, vào tháng 12-1912 còn gửi cho Khâm sứ Trung Kỳ bức thư yêu cầu thương hại đến hoàn cảnh túng bần của cha anh và 'xin ngài Khâm sứ' tìm cho một công việc gì đó ở Huế cho cha anh, dù là thừa biện ở các Bộ hoặc làm giáo thụ cũng được, với lời lẽ như sau:

'Tôi cầu mong Ngài vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như Thừa biện ở các Bộ, hoặc là Huấn đạo hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài. 'Với hy vọng rằng lòng tốt của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một người con chỉ còn biết dựa vào Ngài để làm nghĩa vụ của mình, xin Ngài Khâm Sứ nhận những lời chào kính cẩn của người dân-con và kẻ tùy thuộc chịu ơn của Ngài.

'Ký tên: Paul Tất Thành

'New York, ngày 15 tháng 12 năm 1912.'

Nguyên văn tiếng Pháp:

' jose mê me đésirer vous prier de bien voulolr lui accorder ùn emploi com me Thừa biện des Bộ cu Huấn đạo, Giáo thụ, afin qưil puisse se gagner sa vie sous votre hau te bien veillance.

'En espérant que votre bonté ne refuserait la demande dun enfant qui, pour remplir son devoir, na lappui que vous ét en attendant votre réponse, veuillez agréer, Monsieur le Résident Supériềur, les respectueuses salutations de votre flial peuple el reconnaissant servileur.

'Paul Tất Thành

'New York le 15 Décembre 1912.'

Cho nên khi xuống tàu xuất dương, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đang ở tâm trạng phẫn chí và bế tắc, việc học dở dang, ông thân sinh bị 'đứt gánh' đột nhiên trên con đường hoạn lộ, anh ra đi để cứu mình trước hết, tìm việc, tìm nghề và phần nào để giúp gia đình (anh viết thư từ New York đề ngày 31-11-1912 ký tên Paul Tất Thành yêu cầu Khâm sứ Trung Kỳ chuyển một số tiền mọn 15 đồng bạc Đông Dương đến cha anh, và Tòa khâm sứ đã làm theo nguyện vọng của anh). Vừa đến Pháp, anh Thành đã nộp đơn xin vào Trường Thuộc Địa (15-9-1911, từ Marseille) và bị từ chối, Bộ Thuộc Địa cho rằng: số được nhận vào quá ít, phải dành cho con những quan lại cao cấp bản xứ? Và phải có học vấn khá. Sau đó anh đi làm bồi tàu, có lúc mơ sẽ làm mai tre dhôtel (chủ khách sạn hay chủ cửa hàng ăn). Trong đơn từ, anh dùng những công thức như: 'Xin ngài nhận ở đầy sự biểu hiện lòng trung thành của một kẻ tôi thuộc...', có lúc còn tự nhận là người hàm ơn 'công khai hóa của mẫu quốc'... Phải đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, tư tưởng chính trị của Nguyễn Tắt Thành mới hình thành rõ nét, sau khi tiếp xúc với những người thuộc Đảng Xã Hội, sau đó là Đảng cộng sản.

Phái viết sử ở Hà nội theo sự chỉ đạo của đảng, đã tô vẽ ông Nguyễn Sinh Sắc thành một nhân vật cách mạng kiên cường chống thực dân Pháp nên bị mất chức, là cố tình bịa đặt sai sự thật. Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách mạng bị bế tắc do chủ trương Đông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ đã giác ngộ cách mạng từ lúc còn rất trẻ, cũng là việc sai sự thật lịch sử. Việc nói ông ra đi ở bến Nhà Rồng rồi lập nhà kỷ niệm tại đó, cũng là việc làm khiên cưỡng vì hồi ấy nhà thương chính chưa được xây dựng và tàu thường cặp bến ở dưới xa nơi đó. Đã đến lúc phải trả về cho lịch sử những nét chân thật của nó, không thêm bớt, vẽ vời, trái với khoa học và rất có hại, người ta sẽ nghi ngờ cả những điều có thật.

Một vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là một người cộng sản? Theo tôi, ông vốn là một người yêu nước. Ngay cả khi ông chọn Quốc tế Ba cũng là do lòng yêu nước, ông từng nói: Quốc tế Hai, quốc tế Hai Rưỡi hay Quốc Tế Ba? Tôi theo quốc tế Ba vì chỉ có quốc tế Ba mới có lập trường rõ ràng là ủng hộ việc giải phóng các nước thuộc địa. Về sau dần dà ông trở nên cán bộ của quốc tế cộng sản Ba ông bị ảnh hưởng lớn của Stalin và Mao Trạch Đông, đích của ông là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước và đích cao hơn nữa là cách mạng vô sản ở Đông Dương, ở Châu á và toàn thế giở ông lao của ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là rõ ràng. Khó ai có thể bác bỏ hay phủ nhận được. Ông từng bị tù, bị truy nã, ông từng hy sinh tận tụy cho sự nghiệp ấy. Ông có nếp sống giản dị dù là Chủ tịch nước, ông không hề giành cho ông những đặc lợi. Ông đã góp phần quan trọng, có thể nói là công đầu để nước Việt nam độc lặp được sự tôn trọng của thế giới. (Có người sẽ cãi lại là độc lập gì? Chỉ là tay sai cho Nga xô và Trung Cộng? Đó là một ý kiến cần chú ý, nhưng theo tôi không thể vì thế mà phủ nhận nền độc lặp của nước ta được). Bi kịch của cả dân tộc, cũng là của ông Hồ là chính ông đã đi đầu trong việc đưa chủ nghĩa Mác Lênin, nhất là chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt nam, trong đó chủ nghĩa Stalin là đậm nhất! Vì chủ nghĩa Mác Lênin được đưa vào rất ít khi bằng những tác phẩm của Mác và Lênin mà đã ít nhiều Stalin-hóa rồi, thông qua cách giải thích, tóm tắt, giới thiệu của Stalin (Lịch sử đảng cộng sản Bôn Xê Vích Liên xô; những vần đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác với vần đề dân tộc, chủ nghĩa Mác với vấn đề ngôn ngữ...) và một loạt sách giáo khoa được biên soạn trong thời kỳ Stalin.

Tai họa của chủ nghĩa xã hội hiện thực, dù cho ở Liên xô hay Đông Âu, ở Trung Quốc hay Việt nam, Cu Ba, Triều Tiên... đều từ đó mà ra. Cho rằng cứ thay đổi quan hệ sản xuất là sẽ có chủ nghĩa xã hội, hợp tác hóa vội vàng, đưa vào quốc doanh mọi cơ sở, ngành nghề, thủ tiêu quyền tư hữu, quyền tự do kinh đoành và cạnh tranh, công nghiệp hóa gấp gáp lấy công nghiệp nặng làm trung tâm, chỉ đạo thô bạo đời sống văn học cơi hiện thực xã hội chủ nghĩa là bút phát duy nhất... đều là học theo Staline cả.

Cho đến đảng độc quyền lãnh đạo, không cho phe phái xuất hiện trong đảng, giữ một khối thống nhất nguyên khối (monolithique) đều mang nhãn hiệu Stalin (thời Lênin còn cho phép tồn tại các nhóm, các phe phái đa số, thiểu số trong Đảng, có tỷ lệ khác nhau trong đảng). Và cái tệ Đảng là nhà nước, đồng nhất với nhà nước, đảng là luật pháp, coi thường luật pháp, đất nước không có trường luật, không có Bộ tư pháp... đều là từ Stalin và Mao mà ra. Rồi cái tệ sùng bái cá nhân dẫn đến đảng và chính quyền là của một nhóm lãnh đạo là của một lãnh tụ duy nhất, sự chuyên quyền độc đoán ngự trị, việc trấn áp, bắt bớ lan tràn cũng là theo Stalin và Mao mà ra. Rồi học theo Trung Quốc trong nhảy vọt lu bù, trong cải cách ruộng đất, trong đàn áp văn nghệ sĩ và trí thức qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm đều là do mù quáng tuân theo tư tưởng Mao Trạch Đông. Cùng với ban lãnh đạo đảng cộng sản, ông Hồ chịu trách nhiệm chính về những thất bại nặng nề trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Dù cho ông có thiện chí, có mong muốn tốt đi nữa, nhưng thực tế đã dẫn đến những nổi khổ ải của nhân dân, sự đổ vỡ của nền kinh tế, sự lạc hậu triền miên của xã hội, tình trạng nghèo đói và bất công của số đông...

Đó là những vấn đề manh nha từ khi ông còn sống, và ngày càng nặng nề, trầm trọng thêm từ khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay. Hiện nay, những người lãnh đạo đang lập nên cơ quan nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh để quảng cáo cho tư tưởng này, làm cơ sở cho sự 'đổi mới'! Vẫn là kiểu làm khiên cưỡng, gán ép, tô vẽ rất có hại. Chính họ trước đây cho rằng tư tưởng Trạch Đông đã đủ. Chỉ có tác phong Hồ Chí Minh thôi. Họ chỉ định ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyễn Giáp... tham gia làm cái việc tán tụng lạc lõng này! Vì thật ra ông Hồ Chí Minh ít có chính kiến riêng về đường lối chính trị. Đến tinh thần dân tộc trong tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin như ông Ti-tô ở Nam Tư, ông Hồ cũng không có. Ông tuyệt đối tin ở đường lối và kinh nghiệm của Liên xô, không một chút phê phán, với thái độ giáo điều. Ông chỉ có ưu điểm là trong chỉ đạo chiến tranh cùng với một số người lãnh đạo khác trong đảng không mù quáng theo lời khuyên của Mao là chỉ nên tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam và cũng không theo sức ép của Liên xô là phải ngửng chiến tranh để tìm một giải pháp thương lượng nhằm chung sống hòa bình bằng mọi giá. Còn trong xây dựng, ông hoàn toàn buông lỏng, không chút tự chủ. Kết luận trên đây rất quan trọng, nó nhắc nhở cho những ai sẽ cầm quyền ở nước ta là chớ có đi theo mù quáng chủ thuyết này hay chủ thuyết khác, nước này hay nước khác, coi chế độ ở đây hay ở nơi kia là mẫu mực để noi theo! Ta phải tìm hiểu kỹ mọi kinh nghiệm đế tạo nên một chế độ thích hợp nhất với ta, với biện pháp, chính sách, đường đi nước bước của ta, có tính đến sự hòa nhập với thế giới. Đó là kinh nghiệm đau xót nhất, từ thực tế mấy chục nam qua, phải làm mở to mắt bất cứ ai sẽ cầm quyền ở nước ta.

Cách mạng Việt nam từ mấy chục năm trước đây có thể đi theo một con đường khác với con đường đã trải qua hay không? Đây là một giả thuyết của một số người. Con đường mà Thái Lan, Indonêxia, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore đã đi rất khác ta. Vậy mà họ đạt đến độc lập, phát triển thịnh vượng, tuy rằng đối với họ đang có vấn đề dân chủ được đặt ra. Chuyện đã qua rồi, rất khó đặt vấn đề trở lại với chữ 'nếu.

Để mở rộng đường suy nghĩ, xin trích vài đoạn dưới đây từ bức thư của cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh gửi cho anh thanh niên Nguyễn ái Quốc ngày 18 tháng 2 năm 1922. Lúc này cụ vừa 50 tuổi, hoạt động ở Marseillc. Cụ từng bị tù ở Côn Đảo từ 1908 đến 1911, ra khỏi tù cụ sang Pháp, viết cuốn sách Đông Dương Chính Trị Luận nêu rõ đường lối đấu tranh không bạo động, tố cáo chế độ thực dân hà khắc và hệ thống quan lại tham nhũng trước dư luận Pháp. Cụ chủ trương đường lối đấu tranh lấy văn hóa, giáo dục, dân trí làm nền tảng lâu dài, theo phương châm: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, có nghĩa là mở mang sự hiểu biết của đông đảo nhân dân, làm cho khí thế khí phách của nhân dân phấn chấn lên và làm cho cuộc sống được cải thiện (hậu đây có nghĩa là làm cho dày, cho hậu, cho hùng hậu, chứ không phải là: cuối cùng là dân sinh, như một số sách dịch nhầm). Chủ trương này bị Nguyễn ái Quốc cho là thủ cựu.

Bức thư có đoạn viết: 'Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan (là Phan Văn Trường, luật sư nổi tiếng về trình độ hiểu biết và lòng yêu nước hồi ấy) đàm đạo nhiều việc; mãi tới bây giờ anh cũng không ưa gì cái phương pháp Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp Ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội (ngồi ở nước ngoài kéo người tài từ trong nước ra, đợi thời cơ để trở về gấp) của anh, và cả cái dụng lý thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hòa mà anh đã nói với Phan là tôi là hạng hủ nho thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tý nào cả, bởi vì suy ra thì tôi đã thấy rằng: tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đã thua anh xa lắm, đừng nói gì đọ với anh Phan. Tôi tự ví tôi ngày nay như con ngựa đã hết nước tế, tôi nói thế chẳng hề dám ví anh là kẻ tử mã lục thạch (4 chữ này, nhà học giả Hoàng Xuân Hãn có ý kiến dịch là ngựa non háu đá, theo cách nói ví von hóm hỉnh thường thấy ở Cụ Phan Tây Hồ)'.

Bức thư còn viết thêm: 'Từ xưa đến nay, từ á sang Âu, chưa có một người nào làm cái việc như anh. Anh lấy cái lẽ ở nước mình lưới giàng tứ bề, mà về nước ắt là sa cơ, gia dĩ dân tình sĩ khí cơ hồ tan tác, bởi cái chính sách cường quyền nên sự hấp thụ lý thuyết kém cỏi, bởi thế mà anh cứ khư khư cái phương pháp Ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội; cứ như cái phương pháp ấy thời anh viết bài đăng báo chương trên đất người để mà hô hào quốc dân đồng bào bên nhà đem tinh thần nghị lực ra làm việc nước. Tôi coi lối ấy phí công mà thôi!... Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó thì tài năng của anh khác gì công dã tràng

Cần nhớ rằng Cụ Phan Chu Trinh cùng một lứa thi cử với Nguyễn Sinh Huy, thân sinh của Nguyễn ái Quốc. Cụ Phan cũng đỗ phó bảng. Cụ hơn Nguyễn ái Quốc 22, 23 tuổi. Trong lá thư trên, rõ ràng Cụ phê phán Nguyễn ái Quốc về phương pháp cách mạng. Tuy cụ không chấp gì việc Nguyễn ái Quốc nhận xét cụ là bảo thủ, là thủ cựu, là hủ nho và cải lương, cụ vẫn một mực can ngăn Nguyễn ái Quốc chớ chủ quan cho phương pháp của mình là đúng. Cụ còn phê phán Nguyễn là xưa nay, từ Âu sang á, chưa ai làm cái việc như Nguyễn làm. Cái cách làm ấy chỉ phí công? Cụ còn ví von nói, ngựa non háu đá! Cụ một mực khẳng định con đường của cụ: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là con đường đúng đắn cần theo. Con đường cụ Phan chủ trương gần giống như con đường của các ông Gandhi và Nehru ở ấn Độ. Đó là con đường bất bạo động, con đường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, mở mang học vấn, cổ động tinh thần đấu tranh, đồng thời tranh thủ các thế lực dân chủ và tiến bộ ở chính quốc. Cụ rất ưa dùng hình ảnh đông tay vỗ nên bộp, nghĩa là giác ngộ đồng bào, hướng dẫn đông đảo đồng bào đồng tâm đấu tranh, nhiều người cùng vỗ tay sẽ tạo nên cảnh hưởng ứng rộng lớn, có uy lực buộc kẻ thù nhượng bộ. Nhiều nhà trí thức có lý khi đặt vấn đề rằng: nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan đề xướng được chạp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể đã khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh, và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đã đứa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được...
2003-04-13 05:40:40 


...Xin nhớ trên số báo Pravda ở Moscou, ra ngày 14 tháng 3 năm 1937, Staline đã viết: 'Chủ nghĩa Trôt-kýt dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhất, nhơ bẩn nhất, khốn nạn nhất. Nấp trong bóng tối, đàn chó Trốtkyt tụ tập những kẻ không còn tính người, sẵn sàng gây mọi tội ác... Khủng bố cá nhân là phương pháp hành động của bọn chó săn Trốtkýt'.

Nguyễn ái Quốc còn nhắn về nước: 'Tôi khuyên ai chưa đọc thì nên tìm đọc bản xử án bọn Trốt kýt ở Liên xô và làm cho bạn bè cùng đọc. Nó sẽ giúp cho thấy bộ mặt đáng ghê tởm của chủ nghĩa Trốtkyt và bọn Trốtkýt' (Hồ chí Minh Toàn Tập, tập 3, trang 97).


Vu khống, chụp mũ những người trốtkýt Việt nam, ám sát, thủ tiêu những người lãnh đạo trốtkýt như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch là những người bạn chiến đấu một thời của những người cộng sản, những người lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương đã thực hiện chủ nghĩa Stalin, đã phạm một tội ác trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Yêu cầu của những người troskyt Việt nam hiện nay được các trí thức quốc tế ủng hộ là khôi phục danh dự cho những người bị sát hại với cái tội là 'Việt gian' là một yêu cầu chính đáng, không thể bỏ qua được.


Ngay ở trong đảng cộng sản, việc chụp mũ cho một số người là phản bội, la 'xét lại', là 'chống đảng' trong một loạt vụ án nội hộ cũng rất tùy tiện. Hoàng Văn Hoan, ủy viên bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt nam sau khi bất đồng chính kiến với ban lãnh đạo đảng, trong một chuyến đi ra nước ngoài đã ở lại Pakistan rồi sang Trung Quốc, bị kết tội là phản bội và bị kết án tử hình. Một số nhân vật như: Thượng tướng Chu Văn Tấn Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, ủy viên đảng ủy quân sự Trung ương, Phó chủ tịch Quốc Hội; Trung tướng Nguyễn Vịnh, Trưởng ban Thống Nhất của Trung ương đảng; Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần; Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện triết Học; Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Lễ Tân, Bộ ngoại giao; Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng từng bị nhận định trong nội bộ đảng là phản bội, theo chủ nghĩa xét lại chống đảng và là tay chân của nước ngoài... Việc chụp mũ những người không có cùng chính kiến với Đảng cộng sản là 'Việt gian' có thể là một kiểu cách học theo Đảng cộng sản Trung Quốc hồi nội chiến Quốc Cộng: Đảng cộng sản Trung Quốc coi những kẻ hợp tác với phát xít Nhật là Hán gian; coi chính phủ Uổng Tinh Vệ là Hán gian, tay sai Nhật. Về sau chữ Hán gian được dùng rộng rãi, cứ ai không đồng tình và phê phán đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc thì đều là Hán gian cả... Từ hai chứ Hán gian mà sinh ra hai chứ Việt gian. Đã là Việt gian thì đáng tội chết, đáng bị xử tử.  


ở phía trận tuyến đối lập, thường gọi là phía quốc gia, trên báo chí hải ngoại, cũng có những người có quan điểm cực đoan, coi những người lãnh đạo cộng sản mới là 'phản động', là 'tay sai của Nga xô', 'tay sai của đệ tam quốc tế, là 'bán nước cho Nga cộng và Trung Cộng', là cõng rãn cắn gà nhà, là nguyên nhân của chiến tranh huynh đệ tương tàn, là nguồn gốc mọi đau khổ và tổn thất của đồng bào... Họ không ngần ngại dùng những từ ngữ xấu xa nhất để chụp lên đầu những người lãnh đạo của đảng cộng sản.

Tất cả những điều trên là hậu quả của một thời kỳ lịch sử. Đã đến lúc tỉnh táo nhìn lại và đánh giá một cách điềm tĩnh, khách quan. Có thể nói, ở các bên, chỉ có một số ít người đi làm chính trị để nhằm kiếm chác tiền tài và danh vọng. Phần lớn đi làm chính trị là nhằm giành lại độc lập cho đất nước, tiến bộ cho xã hội. Họ chịu đựng những hy sinh, tổn thất trong dấu tranh, có khi bị bắt bớ, tù đày. Họ nhằm vào những giá trị mà họ tin tưởng, theo đường lối và biện pháp mà họ cho là đúng đắn. Họ lại phải tính đến những thế lực quốc tế, đến cuộc đấu tranh giữa những thế lực quốc tế ấy ở trong khu vực và trên thế giới. Và họ tìm chỗ dựa, tìm sự giúp đỡ và ủng hộ của bên này hay của bên kia, trong cuộc đấu tranh của tổ chức chính trị mà họ dựng lên hay tham gia ấy cho nên cần quan niệm một cách khách quan rằng: ở bên này hay ở bên kia, trong tổ chức này hay tổ chức khác, những người hoạt động chính trị trong thời kỳ lịch sử vừa qua đã có những cách yêu nước khác nhau, dẫn đến đường lối và biện pháp khác nhau. Trong đấu tranh quyết liệt đối địch nhau, họ coi nhau là kẻ thù và có những nhận định quá đáng về nhau. Nay lịch sử đã sang trang, cần nhìn lại với đôi mắt tỉnh táo, quý trọng nhau ở động cơ yêu nước, có thể phê phán nhau về đường lối và phương pháp, không nên giữ mãi hận thù kiểu sống mái và triệt tiêu nhau. Những người cộng sản đã thắng trong chiến tranh, do họ đã dựng được lá cờ yêu nước trong nhân dân, nhưng họ đã thất bại trong xây dựng đất nước do đã không giữ đường con đường tự chủ tự lập. Đó là bi kịch của họ, cũng là bi kịch cửa đất nước do họ độc quyền lãnh đạo. Sớm muộn những thế lực lành mạnh của đất nước vốn ở hai trận tuyến đối lập, sẽ biết tìm thấy nhau, bắt tay nhau, hợp tác vì nghĩa lớn: xây dựng một nước Việt nam độc lập, dân chủ, phát triển và phồn vinh, trong dó luật pháp được tôn trọng và công bằng xã hội được thực hiện, hòa nhập với thế giới ngày nay. Đến lúc ấy danh từ 'ngụy' cũng sẽ biến hẳn đi, để trong hồ sơ, lý lịch, lưu trữ của chính quyền, trên sách, báo, trong lời nói, không còn có ai bị xúc phạm, khinh thị, bị phân biệt đối xử là thuộc 'ngụy quân' và 'ngụy quyền' như từ 1975 đến nay. Đáng lý ra, ngay sau khi ấy, danh từ 'ngụy' đã không nên không được dùng đến, cũng như những lớp 'học tập cải tạo không nên có; thực tế đó là những trại giam của những người chiến thắng nhằm giam cầm, đầy đọa những người thua trận, làm cho chữ 'giải phóng' trở nên một tai họa ghê gớm cho hàng triệu con người, kéo dài oán thù lẽ ra đã có thể sớm nguôi ngoại và chấm dứt.
2003-04-13 05:51:18


...Chữ đoàn kết được nêu lên không biết đến bao nhiêu lần trong các văn kiện của đảng cộng sản. Đoàn kết dân tộc. Đoàn kết quốc gia. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Có báo Đoàn kết, câu lạc bộ Đoàn kết, cửa hàng Đoàn kết, cho đến bánh kẹo cũng mang nhãn hiệu Đoàn kết. Đoàn kết nghĩa là bắt tay nhau, chung lòng chung sức, hợp quần, đồng tâm nhất trí để phấn đấu...
Thế nhưng đối với những người lãnh đạo cộng sản, chữ đoàn kết có ý nghĩa khác với ý nghĩa thông thường. Theo họ, đoàn kết luôn có nghĩa, và chỉ có một ý nghĩa là: Theo tôi! Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, trong Mặt trận Liên Việt hay trong mặt trận Tổ Quốc có nghĩa là theo sự lãnh đạo của đảng cộng sản, vâng lời đảng cộng sản, chịu mọi sự áp đặt của đảng cộng sản. Nói khác với đảng, cãi lại đảng là vi phạm tinh thần đoàn kết, là nhằm cách phá vỡ khối đoàn kết, là có tội, có khi tội rất nặng. Ngay ở trong đảng, vấn đề giữ đoàn kết của đảng như con ngươi của mắt mình, có nghĩa là luôn phải tuân theo ý kiến của lãnh đạo, không được có ý kiến khác, nếu có ý kiến khác thì liền bị kết tội là bè phái, là chia rẽ, là phá vỡ sự đoàn kết thống nhất, thậm chí là phản bội, là phản động... Có hồi Đảng Dân Chủ Việt nam và Đảng Xã Hội Việt nam cùng với Đảng cộng sản Việt nam đoàn kết trong Mặt Trận Tổ Quốc trên tinh thần bình đãng, tôn trọng lẫn nhau, nhưng thực tế hai đảng đó phải tuân theo sự chỉ huy và lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Hai chữ đoàn kết, bình đẳng chỉ là hai sợi dây buộc chát hai tổ chức ấy vào cỗ xe của đảng. Họ giải thích rằng đoàn kết thì phải có lãnh đạo; tinh thần dân chủ tập trung là thế! Cũng như đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với Liên xô .luôn bao hàm ý tuân theo sự lãnh đạo và chỉ huy của Liên xô, những ý kiến của Liên xô luôn phải coi là chỉ thị để chấp hành nghiêm chỉnh. Trong mối quan hệ giữa đảng cộng sản trên bán đảo Đông Dương, giữa ba nước Việt Miên Lào cũng vậy, đoàn kết bao gồm ý phải công nhận sự lãnh đạo của Việt nam, phải coi ông Hồ Chí Minh là người lãnh đạo của cả 3 đảng. Nước lớn và nước nhỏ, nước đàn anh và nước đàn em luôn rõ ràng, phân minh, không thể nhập nhằng được! 'Đoàn kết' trở thành một sợi giây vô hình trói buộc mọi cá nhân với đảng, mọi tổ chức với đảng cộng sản, thủ tiêu các quyền dân chủ, thủ tiêu sự bình đẳng, làm cơ sở cho mọi sự chuyên quyền và độc đoán tệ hại. Đây cũng là một kiểu cách lạt mềm buộc chặt của ông Hồ Chí Minh. 
....
Cho đến tận bây giờ, khi đã gọi là mở cửa', là đổi mới', vẫn còn tình trạng nhân dân ta sống cứ như ở một hành tinh khác, với những qui tắc khác xa lạ với thế giới ngày nay. Các 'thước đo' kích thước, giá trị ở nước ta cũng khác với các 'thước đo' thế giới. Có những quan niệm trái ngược nhau ở các nước dân chủ, người công dân sinh ra là nghiêm nhiên có nhiều quyền. Quyền suy nghĩ, quyền phát biểu, quyền đi lại, quyền xuất cảnh, quyền tín ngưỡng hay không kín ngưỡng quyền giao dịch với bạn bè ở nước ngoài. Người công dân có quyền tự do rộng lớn, không phải nhà nước hay đảng nào ban phát cho mà tự mình có sẵn khi sinh ra và trưởng thành là đã có sẵn. Họ làm mọi chuyện theo ý muốn, không phải xin phép bất cứ ai, chỉ trừ những điều gì mà luật có khoản cấm. Mà những điều luật ngăn cấm xét cho cùng cũng chỉ vì quyền tự do của toàn xã hội.

ở nước ta, một thời gian dài, cấm đủ thứ. Cấm tự do đi lại phải có giấy phép mới được đi vào Nam, lên vùng biên giới; cấm đi ra nước ngoài, phải có giấy phép đặc biệt; cấm gặp gỡ nói chuyện với bất kỳ người nước ngoài nào, cấm thư từ với họ; có dạo cấm làm bánh cuốn, cấm mở hàng phở vì vi phạm chính sách lương thực! Lại còn có đạo cấm thanh niên để tóc dài, mặc quần loe, lập tố cờ đỏ (hỗ trợ cho cảnh sát) chặn người, đè họ ra cắt tóc và cắt quần! Tất nhiên những điều quá quất thì hiện nay không còn, nhưng kiểu cách ban ơn, cho phép, hạn chế tự do vẫn còn dai dẳng. ở nước ta chỗ nào cũng đề phục vụ nhân dân, cơ quan nhà nước nào cũng được giáo dục về phục vụ nhân dân, nhưng nạn cửa quyền, quan liêu trái với tinh thần ấy vẫn là cố tật. ở nước khác, không có khẩu hiệu phục vụ nhân dân, vậy mà ai nấy đều có ý thức: tôi làm việc là để phục vụ những người khác cần đến tôi, tôi phải làm hết trách nhiệm cho họ hài lòng đến mức cao nhất là lẽ đương nhiên; luật pháp, đạo lý, lẽ ứng xử xã hội ắt phải là như thế. Những tiếng 'cám ơn', xin lỗi' luôn ở cửa miệng, không phải hình thức, mà là thành nếp nghĩ, nếp sống, cách ứng xử bình thường trong xã hội. Đã trở nên hết sức cấp bách là những người cầm quyền ở nước ta có nhiều dịp ra nước ngoài quan sát nghiên cứu một thời gian để tìm hiểu nếp sống trong xã hội có luật pháp và dân chủ. Đi, tìm hiểu, quan sát, đối chiếu với ta và suy nghĩ. Có người có dịp đi, nhưng lao vào các nghi thức hiếu hỷ và làm ăn, bỏ phí việc tìm hiểu và quan sát. Và đến bao giờ số đồng bào ta được đi thăm các nước láng giềng, rồi các nước xa gần ngày càng nhiều, thì tình hình xã hội ta sẽ càng đổi thay nhanh chóng và sâu sắc hơn. Cho đến nay, do 'mở cửa', mở rộng giao lưu, mở rộng quan hệ qua thăm viếng, du lịch, bằng điện thoại, điện tín, fax, bằng thư từ, ảnh, phim chiếu, cát sét, qua đài phát thanh các nước và vô tuyến truyền hình được truyền qua vệ tinh, nhân dân ta không còn ở đáy giếng nữa. Đó là điều kiện đã giành được để chúng ta bòa nhắp ngày càng sâu rộng vào thế giới, trở thành công dân thật sự của cộng đồng thế giới ngày nay.
2003-04-13 05:59:03 

 VĂN NGHỆ SĨ MIỀN BẮC
Văn Cao làm thơ phải trên giấy pơluya mỏng, đẹp. Nguyễn Tuân viết văn phải trên giấy hoa tiên, có in tên mình ở phía trên, đàng hoàng, duyên đáng. Còn Nguyên Hồng dùng đủ loại giấy, vở học trò, ấy xam xám, chữ nghệch ngoạc, ngón tay dính mực như học trò tiểu học. Tôi quý Nguyên Hồng ở tính tình ngay thật, xởi lởi do không chịu nổi không khí lãnh đạo văn nghệ ngột ngại mà anh lên vùng Yên Thế (Bắc Giang) ở ẩn, theo chân cụ Đề Thám, thỉnh thoảng mới về Hà Nội. Anh rất dễ xúc động, rất hay khóc. Nghe tin bạn cũ chết, anh khóc. Nghe tin các vị lãnh đạo chửi bới báo Văn do anh phụ trách, anh cũng khóc. Nghe tin Hoàng Cầm, Trần Dần bị đưa đi cải tạo, anh cũng khóc. Phải thấy con người râu rậm, lốm đốm bạc, mặt đen sạm, mồm méo xệch, khóc nức nở mới thấy trong anh tình cảm thật dồi dào. Anh kể rằng khi viết Bỉ Vỏ về thân phận những con người ở dưới đáy của xã hội, anh vừa viết vừa khóc với những nhân vật của mình. Nét rất quý ở anh là không chịu a dua nói theo lãnh đạo. Rất tình cảm, mà cũng rất cứng cỏi. Văn nghệ sĩ trong quân đội, có Hoàng Minh Châu quan sát xã hội sắc sảo, viết khỏe và có những suy nghĩ sâu sác. Anh xót xa và uất giận đối với kiểu văn học minh họa một thời. Hoàng Ngọc Hiến khá già dặn, có bản lĩnh tư duy riêng của mình, rất được sinh viên trẻ ái mộ; anh chịu khó tìm hiểu nền phê bình văn học của thế giới. Nguyễn Duy có nhiều suy tưởng lắng đọng về xã hội, về con người, biết đau và biết phẫn nộ. Trần Mạnh Hảo viết văn, làm thơ, có lần kể cho tôi nghe thời anh học ở trường dòng, Kinh Thánh đã bồi bổ kiến thức của anh về nhân sinh; anh có những suy nghĩ về thơ rất mới mẻ. Thu Bồn to con, đen như người Tây Nguyên, tóc quăn tít, sống sôi động; anh làm thơ rất khỏe, có bài dài hàng trăm câu, thuộc thơ rất giỏi, có thể đọc và ngâm thơ liền một đêm thâu. Với Nguyên Ngọc, tôi có những kỷ niệm khó quên; hồi 1964 tôi vào căn cứ Liên Khu 5, anh ở Ban Văn Nghệ, cùng Thu Bồn, Liên Nam đi làm rẫy trong vùng rừng Đỗ Xá (Tây Quảng Ngãi). Thu Bồn vác súng đi bắn rộc (loại khỉ nhỏ) về nấu cháo rồi chúng tôi kể chuyện trong Nam, ngoài Bắc, chuyện vùng địch hậu Điện Ngọc, Điện Bàn... suốt cả đêm. Nguyên Ngọc người nhỏ bé, trán cao, thông minh, nói rất ít mà nghĩ rất sâu. Hồi tôi ở báo Quân Đội Nhân Dàn (từ 1965 tới 1982) th
ường gặp anh em văn nghệ sĩ làm việc tại tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Hai tờ báo cùng chung một bếp tập thể, chung một khu nhà ở tập thể, anh em thường ngày chơi bóng chuyền, bóng bàn, đánh bi-a, đánh tu-lơ-khơ với nhau. Nghe nói chuyện thời sự, học chính trị cũng đều học chung. Hồ Phương hóm hỉnh, hay tủm tỉm cười. Nguyễn Khải rất thông minh, hơi ranh mãnh nữa, xọm hẳn người đi khi con trai anh bị chết đuối ngoài sông Hồng. Hữu Mai thì đạo mạo, cẩn thận, hay hốt hoảng khi nghe trên nhận xét, phê bình; anh chuyên viết cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nghe Đại lượng kể rồi viết lại, thêm thắt ít nhiều, về Điện Biên Phủ, về chiến sự xuân 1975, về 'những năm tháng không thể nào quên. Xuân Thiều hói trán, hay đỏ mặt, lại hay nghịch ngầm trong các lớp học. Lớp trẻ hơn có Đỗ Chu từ lính pháo, viết rất khá, sau về Bắc Ninh ở ẩn để viết tiểu thuyết. Vùng anh ở có rượu lúa nếp nổi tiếng, khi về Hà nội thường mang vài chai cho bạn bè. Lê Lựu học vấn ít nhưng thông minh, trí nhớ tốt; những cuốn sách anh viết khi đi Mỹ về có chỗ cường điệu; đó là điều dễ hiểu vì là những lần đầu anh được xuất ngoại, tiếp xúc với thế giới bên ngoài... Anh Ngọc làm thơ rất khá, cuốn Sông Mê Công Bốn Mặt của anh có đoạn nhắc đến sự tàn bạo mất hết tính người trong cải cách ruộng đất, sau khi suy tưởng về tội giết người man rợ của bọn quỷ Khơ-me đỏ. 


Tôi từng vài lần gặp Phạm Thị Hoài. Có lần Hoài đến dự cuộc họp cộng tác viên của báo Nhân Dân Chủ Nhật. Hoài ít nói mà suy nghĩ rất sâu. Cô giỏi tiếng Đức, biết tiếng Anh và Pháp, rất chịu đọc các lác phẩm văn học phương Tây. Cô ít nói trực tiếp đến chính trị, nhưng luôn hiểu rằng chính trị gắn chặt với sáng tác văn học. Cô mới chừng 35 tuổi mà tư duy đã rất chín, vững vàng trong. nhận định và tìm tòi. Hãy nghe Phạm Thị Hoài nói về nền văn học nước ta: 'Truyền thống lớn nhất của văn học Việt nam là truyền thống bị công cụ hóa, tới mức nó không thể hình dung nổi một chức năng nào khác ngoại chức năng công cụ, và tinh thần thẩm mỹ thống trị nó là tinh thần phục vụ chứ không phải tinh thần dẫn đường, lấy ý thức tận tụy, nhiệt tình chứ không phải y thức sáng tạo, phiêu lưu, là cảm khái và nhiệt huyết chứ không phải là trí tuệ khách quan, là sự trịnh trọng cứng đờ chứ không phải tiếng cười...' Cô mạnh dạn khẳng định: 'ở Việt nam, không phải tôn giáo, mà văn học luận đề mới chính là thuốc phiện của nhân dân.' Sâu sắc, già dặn bao nhiêu, ở cô gái trẻ bề ngoài dịu hiền này! Những văn nghệ sĩ từng đi hàng đầu trong phong trào đòi tự do sáng tạo như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán... Về sau, họ bị chỉnh huấn, kìm cặp gắt gao nên thường viết theo công thức, cốt truyện nhàm, văn sáo. Từ khi bắt đầu đổi mới vào năm 1986 mới dần đà có tác phạm đáng nói. Để quản các nhà văn đã có các ông quan văn nghệ đủ cỡ. ở cấp tỉnh, có người như Ma Văn Kháng, Chu Văn. Họ vừa viết và có cuốn sách đọc được, lại vừa quản lý anh chị em văn nghệ sĩ khác, hạn chế tự do của họ. ở Hà nội có Tô Hoài, Chủ tịch Hội Văn Nghệ Thủ Đô. Anh viết tốt, viết khỏe, thường có những chuyến đi xa cùng Nguyễn Tuân, nhưng cũng chính anh phải truyền đạt mọi ý kiến của lãnh đạo chỉ trích người này, đe nẹt người khác, khi lãnh đạo cho rằng họ đã đi trệch khỏi phương hướng của đảng. Đó là 'Cụ Chánh khảo' - nhà thơ Chính Hữu - khá nổi tiếng về các bài thơ Tòng Quân, Đầu Súng Trăng Treo, vài năm mới có một bài, vì bận làm quan, làm Trưởng phòng Văn nghệ Quân Đội rồi đại tá Phó cục trưởng Tuyên huấn chuyên phụ trách về văn nghệ trong quân đội. Các quan to văn nghệ thì có Nguyễn Đình Thi gần 30 năm làm Tổng thư ký Hội nhà văn. Khi sáng tác, anh giành quyền tự do cho mình. Khi là lãnh đạo anh phải vâng dạ các vị ở Ban văn hóa văn nghệ trung ương đảng, Ban tuyên huấn trung ương đảng để uốn nắn những điều họ cho là lệch lạc. ở Nguyễn Đình Thi do đó có hai con người. Một nghệ sĩ tài hoa cả về văn, thơ, họa, kịch, nhạc và một con người của cơ chế. Anh có thể nói với bạn thân của mình: hôm nay phải lên nghe cụ Lành (chỉ ông Tố Hữu) giảng đạo, và khi lên nghe những buổi giảng đạo ấy, anh luôn phát biểu: vâng, dạ, phải, thưa anh nhận xét rất chí lý ạ, quả đúng thế, tôi xin nhận phần khuyết điểm để về đấu tranh và uốn nắn kịp thời ạ... Trần Bạch Đãng cũng là một ông quan như thế. Ông có nhiều tài. Viết báo, viết sách, làm thơ, viết kịch bản phim, bình luận thời sự, bình luận chính trị, bình luận quốc tế... Ông có vẻ am hiểu đủ linh vực. Ông từng hoạt động trong ngành an ninh, rồi làm công tác trí thức vận, từng là Bí thư đảng bộ Sài Gòn- Chợ Lớn. ở ông luôn có hai con người. Một con người của đổi mới, của kiến thức và nhận định mới mẻ, có lúc đòi dân chủ khá mạnh, đòi đảng phải nhận rõ những sai lầm trong quá khứ... Và một con người hoàn toàn khác hẳn, bảo thủ, giáo điều, chủ trương rằng muốn phát triển cần đề cao kỷ luật và tập trung, gác lại yêu cầu dân chủ... Tất nhiên một con người có thể có ý kiến thế này, về sau lại có ý kiến thế khác. Nhưng ở Trần Bạch Đằng nổi lên nhân cách của một con người cơ hội tiêu biểu. Nó hoàn toàn trái với thái độ của kẻ sỹ. Tôi đã gặp ông nhiều lần ở Đại hội nhà văn cuối năm 1989. Anh em văn nghệ sĩ trẻ, ham đổi mới lắc đầu về Trần Bạch Đằng; ông không bao giờ hiểu họ. Những bài viết của ông dần dần nhạt nhẽo, đuối lý, lẩm cẩm. Đã vậy, ông bao sân rất ghê, mỗi dịp Tết, ông viết cho hơn mười tờ báo? Có thể nói ông đã không theo kịp sự chuyển biến và yêu cầu chuyển động của đất nước. Anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn còn chê trách ông quá vụ lợi đi Hồng Ông, Đài Loan, mang về một số băng video, ông cho thuê từng buổi độc quyền các băng ấy để bỏ túi, tiền không kể xiết.

Chính Xuân Tùng từng là trợ lý Tổng bí thư đã nói với tôi rằng: Trần Bạch Đằng chưa từng bao giờ là cố vấn cho Tổng bí thư cả? ông Nguyễn Văn Linh thỉnh thoảng hỏi ý kiến ông ta như hỏi ý kiến một số cán bộ khác thôi. Ông Linh có nhiều thành kiến với Trần Bạch Đằng: tự do, vô tổ chức trong việc thương lượng với đối phương về trao đổi người bị bắt của hai bên hồi sau Tết Mậu Thân; ông ngấp nghé vào Trung ương nhưng không được bầu đi Đại hội đảng và không được cử ra ứng cử. Đến Đại hội 6, ông hy vọng được trên chú ý, nhưng ông vẫn trượt. Chuyện Bạch Đằng là 'Bật Đèn', là đổi mới, chỉ là chuyện tự tô vẽ kiểu tuyên truyền; ông không còn có cái tư duy xanh tươi, khỏe khoắn, ông đã già cỗi đi rất rõ và đang lùi vào quá khứ, để lại hình ảnh của một ông quan văn nghệ múa may rất nhiều lại quá nghèo về thực chất.
2003-04-13 06:05:37
...Cụ Nguyễn Mạnh Tường khi sang Pháp hồi 1990 đã ngay thật kể lại tất cả nỗi khổ ải trải qua thời Nhân Văn Giai Phẩm, nhất là sau sửa sai, khi cụ nói chuyện ở Mặt trận Tổ quốc ngày 30-10-1956 về tình hình coi thường luật pháp, đảng chuyên quyền làm bậy ở miền Bắc. Cụ bị đưa ra trường đại học, cho sinh viên đấu tố theo sự chỉ đạo của Bí thư đảng ủy trường đại học. Hồi đó cụ cũng vẫn còn chút 'sợ', chưa muốn kể thật kỹ, thật rõ. Về nước, cụ nghĩ lại, tình hình trong nước và thế giới chuyển biến có lợi cho dân chủ. Đảng cộng sản buộc phái nhượng bộ một số bước, nới lỏng cả về kinh tế và phần nào về chính trị. Cụ quyết định: gửi bản thảo cuốn Người Bị Khai Trừ sang Pháp. Cụ viết bằng tiếng Pháp: Lexcommunié và cho phép dịch ra tiếng Việt để xuất bản cả hai. Nay sách của cụ đã xuất bản. Một số bạn đọc trong nước đã được đọc. Cụ nói: Tôi đã 84 tuổi rồi (cụ sinh 1909), chẳng có gì để mất nữa. Có những người không chờ cho đến 80 tuổi, để không có gì để mất, đó là nhà văn Dương Thu Hương, gan dạ, không biết sợ từ tuổi chưa đến 40. Chị nói thẳng những điều mình nghĩ, không gượng nhẹ chút nào. Chị là nhà văn ngồi bệt xuống cỏ với dân đen, với vô vàn phó thường dân mà chị nhận là người phát ngôn của họ. Chị nói lớn là chẳng tín nhiệm ai trong Bộ chính trị Đảng cộng sản, chẳng ai có đủ tài năng và đức độ để chị gửi lòng tin. Chị phê phán chế độ độc đoán ở Bình Nhưỡng và La Havana. Nơi thì thực hiện chế độ phong kiến cha truyền con nối, nơi thì trị vì từ 1959, hơn 30 năm, tham quyền cố vị, xây dựng quyền thế trên sự sùng bái cá nhân tệ hại. Chị phải trả giá bằng 7 tháng 10 ngày mất tự do. Ra tù, chị vẫn vững vàng tuy mệt mỏi. Chị nói với nhà sử học Damel Hemery tháng Giêng 1993 vừa rồi rằng chị vẫn bị theo dõi chặt chẽ. Chị có thể bị họ bắt lại bất cứ lúc nào, chị lo rằng cuốn phim với đề tài: một người phụ nữ qua 3 đời chồng vẫn không tìm ra hạnh phúc, biểu hiện số phận của dân tộc ta qua ba thời kỳ đấu tranh, đang vấp phải những khó khăn khó vượt qua. Nỗi lo nữa của chị là chị cảm thảy cô độc. Đó là nỗi buồn day dứt của chị. Tôi mong rằng đó là một cảm giác lầm lẫn của chị. Qua thư từ bạn bè của tôi từ trong nước, ai cũng tỏ ra ca ngợi, quý mến lòng dũng cảm của chị. Chị không cô độc, vì ngày càng có nhiều người gia nhập hàng ngũ những người dũng cảm của chị phụ nữ còn dám lên tiếng, nói thẳng, nói mạnh đến thế huống hồ các đấng năm nhi. Tết vừa rồi, hàng chục sinh viên cũ đã đến nhà Cụ Nguyễn Mạnh Tường và Cụ Trương Tửu, các giáo sư cũ của mình. Tất cả là trí thức, nhà văn, giáo sư, có người là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Bộ Đại Học và Đào Tạo. Giáo sư Trương Tửu bị án tù hồi 1957 cùng với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Đang trong vụ Nhân văn Giai Phẩm. Sau khi ra tù ông Trương Tửu sinh sống bằng nghề châm cứu ở phố hàng Bông. Nay ông lặng lẽ được xã hội, dư luận, sinh viên phục hồi danh dự. Ông được chút lương hưu còm. Nhà trí thức một thời được coi là uyên hác cầm đầu nhóm Hàn Thuyên với những loạt sách giới thiệu chủ nghĩa duy vật biện chứng kiểu phổ thông ký tên Nguyễn Bách Khoa, đã vào tuổi 80, hơn 30 năm ôm hận.

Cả đất nước bị thiệt thòi. Nền giáo dục bị thiệt thòi. Kiến thức của sinh viên bị thiệt thòi. Tết Quý Dậu vừa qua, ông tâm sự với sinh viên cũ của mình về nhân tính, về tình người trong ứng xử. Ông nói về sự sụp đổ của Liên xô, của chủ nghĩa xã hội hiện thực, ông nói lên điều ông nghĩ, chẳng còn biết sợ bất cứ ai, cả cái cỗ xe cơ chế, người tri thức lão thành này cũng chẳng còn có gì để mà sợ, mà hãi nữa cả? Ông vẫn khẳng định đòi hỏi hồi nào, trả văn nghệ về cho các văn nghệ. Tuổi trẻ hồi đó còn nhớ mãi câu nói trứ danh: 'Tôi yêu đảng, nhưng yêu sự thật hơn.' Ông bị kết án là phản động, vì đảng dạy phải đặt đảng trên sự thật? Nay ông cho rằng, vế thứ nhất của câu ấy không còn đúng, nhưng vế thứ hai thì không thể bỏ được.

Ngày càng có thêm bằng chứng là nhà văn can đảm Dương Thu Hương không cô độc. Tin từ Hà nội, nhà văn Phùng Quán đã gửi đơn cho Tòa án Tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối cao đòi ông nhà nước phải đền bù cho anh chị em bị kết án oan trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, cụ thể là tính mỗi năm không được sáng tác, không được viết sách, bị thiệt thòi ít nhất là 1 triệu đồng hiện tại. Vậy mỗi người phải được đền ít nhất là 15 triệu... Ông nhà nước không trả lời. Thường vụ Hội nhà
văn cố dàn xếp, ỉm chuyện này đi. Luật dân sự nước ta chưa có khoản bồi thường danh dự bằng tiền. Nếu như ở Pháp, theo luật hiện hành, một số luật sư cho rằng môi nhà văn bị xúc phạm nặng nề phải được đính chính trên mặt báo (bị lên án ở báo nào, ra sao thì phải được đính chính ở trên báo đó), và phải được bồi thường danh dự từ nửa triệu đến 5 triệu Phờ-răng Pháp, chưa nói nếu bị mất tự do một cách oan ức thì mỗi tháng bị tù, bị giam giữ sẽ được đền bù ít nhất là 20.000 phăng một tháng. Nhà văn càng lớn, giáo sư có uy tín, tài năng cao thì đền bù càng lớn hơn (xin nhớ nửa triệu phrãng là bằng 250 lạng vàng và 20 000 phrăng là bằng 10 lạng vàng, theo thời giá hiện nay).

Theo luật pháp, không thể có chuyện xí xóa, thông cảm, bỏ qua kiểu cao thượng. Lúc họ xử xử độc ác với các nhà trí thức và nhà văn, họ có tỏ ra cao thượng đâu! Phải công bằng như vậy, mới răn đe được những kẻ làm càn, để chuyện tương tự không thể lại xảy rai..
....
Từ cảnh tượng trước kia như thế, so sánh với hiện nay, tôi có thể trả lời các bạn phân vân là anh chị em trí thức, văn nghệ sĩ hiện ở trong nước có hèn không, rằng: Không! Chớ nghĩ sai, nghĩ oan cho anh chị em ở trong nước. Họ đã khác trước. Từ 1986 đến nay đã khác. Từ cuối 1990 lại khác hơn nữa rồi.

Nếu như vào trước năm 1986, nếu vụ án Dương Thu Hương xảy ra 30 năm trước thì chỉ cần một vị trong Ban Tuyên Huấn Trung ương la lớn: 'Dương Thu Hương chống Đảng!' Chưa cần đến Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thóa mạ: 'Cái con ranh con ấy định làm loạn' là lập tức được ngay sự hưởng ứng của hàng vài chục văn nghệ sĩ luôn 'trung thành với đảng', 'có ý thức sâu sắc bảo vệ đảng', 'có lập trường kiên định, nhạy bén chống mọi kẻ thù của nhân dân'. Họ sẽ lập tức viết bài trên báo Văn Nghệ, nhất là trên báo Nhân Dân của đảng, mặc sức, chửi bới, thóa mạ theo kiểu đánh hôi: 'Nó đây rồi? Mới nứt mắt đã có tham vọng làm Tổng Thống!', 'tên cơ hội lợi dụng lúc đảng khó khăn để kiếm chác', 'kẻ cá nhân chủ nghĩa, mới đi tới đường mòn Hồ Chí Minh làm thanh niên xung phong mà đã công thần', 'đô vô ơn bội nghĩa, nhờ đảng nên viết lách được chút ít đã huênh hoang...' Thế rồi các văn nghệ sĩ đều lần lượt lên tiếng, thi nhau ai lên tiếng trước, lên tiếng mạnh, nếu cao lập trường và ý thức bảo vệ đảng kính yêu... Họ sẽ còn bám vào những chuyện thuộc về đời tư đức bôi đen, dèm pha, hạ uy thế với những tranh châm biếm, thơ đả kích, chuyện tiếu lâm... quyết hạ nhục đến tận bùn đen. Và cuối cùng vụ án Dương Thu Hương có thể kết thúc bằng một tòa án, với lời buộc tội: chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân, liên quan đến địch, đến bọn phản động trong Việt kiều, bị CIA hay đơ bê (deuxième bureau - phòng nhì Pháp) mua chuộc, lôi kéo trong âm mưu lật đổ nền chuyên chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam... Những điều trên đây đã không xảy ra. Hãy xem lại vụ án Nhân văn Giai Phẩm kéo dài từ 1956 đến 1959 sẽ rõ. Sau 3 năm đấu tranh một chiều (chỉ đánh mà không cho đỡ, không cho cãi), vụ án văn học lớn nhất trong lịch sử Việt nam này tạm kết thúc ngày 21 tháng Giêng năm 1960 với tin giật gân có tít là: 'Tòa án nhân dân Hà nội đã xử vụ gián điệp Nguyễn Hữu Đang- Thụy An'. Dưới là: Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, mỗi tên 15 năm tù. Trần Thiếu Bảo (giám đốc nhà in Minh Đức): 10 năm tù. Nội dung xử không đưa ra một bằng chứng nào kể tội làm gián điệp, ngoài một chi tiết là hai người có quan hệ với một người Pháp tên là Maurice Durand làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ (một cơ quan văn hóa); người Pháp này được đội cho một cái mũ lớn: nhân viên tình báo của thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ!

Tất nhiên là phiên tòa xử kín, không có báo chí nước ngoài và trong nước dự, mọi việc đã được quyết định từ trước khi xử không có kháng án, những người bị tội chỉ có nghe tuyên án để rồi trở về Hỏa lò.

Nguyễn Hữu Đang là ai? Là một đảng viên cộng sản kỳ cựu, quê từ Thái Bình, có trình độ trí thức khá. Ông từng là Phó hội trưởng Hội Truyền bá Quốc Ngữ (Hội Trưởng là nhà học giả Nguyễn Văn Tố) những năm 1943-1945, là một cán bộ lãnh đạo của Việt Minh từ 1941. Ông là một cán bộ chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Thanh niên rồi Thứ trưởng Thông tin trong chính phủ Hồ Chí Minh được thành lập đầu tháng 9-1945. Ông được ông Nguyễn Văn Tố đề cử làm Trưởng ban Tổ chức buổi lễ long trọng Tuyên Ngôn Độc Lập sáng 2-9-1945 ở quảng trường Ba Đình, Hà nội. Ngày 28-8-1945, ông Tố đã đưa ông vào gặp ông Hồ để trình bày kế hoạch buổi lễ ấy. Chính ông Hồ đã ký giấy giới thiệu ông là Trưởng ban Tổ chức buổi lễ, giấy này ông còn giữ làm kỷ niệm. Việc dựng lên đài gỗ cao ở quảng trường, đặt 8 cột gắn loa lớn cho gần một triệu người đủ nghe, việc huy động cua-rơ mô-tô nổi tiếng Võ Tấn cùng 20 xe đạp đi hộ vệ xe ô tô Peugeot đen của Chủ tịch Hồ Chí Minh... đều do Nguyễn Hữu Đang đề xuất và đôn đốc thực hiện.

Sau khi ở tù ra từ 1972, ông về quê ở Thái Bình sinh sống trong cơ cực và cô đơn. Một chiếc xe đạp lọc cọc. Cứ đến gần ngày khai trường, vị trí thức gầy ốm ấy đạp xe vài chuyến lên Hà nội đi mua những họa báo cũ thồ đến chừng nửa tạ về các vùng quê Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Quan bán cho các em học sinh để bọc vở và bọc sách... Đó là nguồn thu nhập 'đáng kể' nhất của nhà văn hóa khá nổi danh trong Hội Văn Hóa Cứu Quốc hồi Việt Minh, năm 1944 và 1945. Năm ngoái, 1992, Nguyễn Hữu Đang tròn 80 tuổi. Tình hình đã đổi khác đôi chút, bạn bè đã gom góp, tổ chức lễ, nghĩa là kín đáo, một buổi lên 'đại lão', 'thượng thọ' cho ông ở Hà nội, ông vẫn còn sức khỏe khá, trí nhớ tốt. Kể về ngày 2-9-1945, ông cho rằng chuyện ông Hồ Chí Minh đang đọc bản tuyên ngôn, ngừng lại để hỏi: 'Đồng bào nghe rõ không?' chỉ là chuyện tán tụng để tuyên truyền. Đã có nhiều bài viết, bài thơ về sự chan hòa, đồng cảm giữa lãnh tụ và quần chúng trong buổi đầu gặp gỡ ấy. Thật ra, trước khi đọc bản tuyên ngôn, ông Hồ gõ gõ vào mi-crô và hỏi anh thợ điện phụ trách hệ thống loa: 'Nghe rõ không?' Chỉ có thế. Nhắc lại chuyện này, ông nói rõ rằng ông không hề có ý nói xấu hay hạ thấp ông Hồ, chỉ là để cho lịch sử được viết lại chính xác không thêu dệt, bịt đặt, nâng cao người này, hạ thấp người khác theo nhu cầu tuyên truyền, một cái tệ của những nhà sử học có 'lập trường vững' ở Hà nội.

Mới đây, theo tin từ Hà nội, Nguyễn Hữu Đang đã được nhà nước trả lương hưu theo bậc chuyên viên 5, trong khi Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán được lương chuyên viên bậc 3 và Phùng Cung - tác giả của truyện ngắn Con Ngựa Già của Chúa Trịnh (bị lên án là dùng biểu tượng hai mặt để sỏ những bậc đại thần của triều đại mới) cũng được lương chuyên viên bậc 1.

Vụ án lớn hơn 30 năm trước chưa thể khép lại! Nếu theo đúng luật thì cần kết luận lại toàn bộ vụ Nhân Văn Giai Phẩm dưới ánh sáng mới của tình hình. Những oan ức cần được giải bày cặn kẽ. Ai gây oan phải xin lỗi và bồi thường. Sự phục hồi danh dự trên báo chí, công luận cần rõ ràng, minh bạch, không thể xúy xóa, ù xọe được. Nhất là khi đương sự đã hơn 80 tuổi và còn sống. Không thể để họ ngậm oan khiên xuống dưới tuyền đài!
2003-04-13 06:09:53 
 
Ông Giáp: 
Phụ lục 1: (Do bạn đọc bổ xung)
Bức Thư của Đại Tá CSVN Nguyễn Trần Thiết
Đại tá: NGUYễN TRầN THIếT
NHà BáO - NHà VĂN
25A Phan Đình Phùng
Ngày 22 tháng 8 năm 1997
ĐT:280048
Kính gửi: Thủ Trưởng Tổng Cục Chính Trị
Sau ba tháng vào TP HCM, khi trở ra Hà Nội tôi được các bạn đồng nghiệp trao cho tập tài liệu kèm theo đây để phân tích. Tôi đọc tới lần thứ ba mới bầy tỏ chính kiến: đây là chuyện thật.
Tôi không rõ thủ trưởng TCCT [tức Tổng Cục Chính Trị] đã biết việc này chưa và đã có biện pháp ngăn chặn không cho chuyện tương tự xảy ra chưa, nên xin phát biểu ý kiến riêng.
Cách đây 3 hoặc 4 năm, Thư Viện Quân Đội giao cho tôi 4 tập "Đường Thời Đại " đề nghị tôi đọc và có tham luận trong hội thảo. Tôi nhận lời. Là người cầm bút, tôi rất trân trọng các tác giả. Tôi nghe kể nhiều huyền thoại về Đặng Đình Loan. Từ cán sự 3 hoặc 4 gì đó đã ra khỏi biên chế, Loan đã làm cách nào lọt vào các hội nghị tổng kết quân sự cấp chiến lược; Loan được nhiều cấp trung tướng, thượng tướng, đại tướng tiếp và đến thăm nhà; Loan đã xoay cách nào để có trên 300 triệu tài trợ để xuất bản "Đường Thời Đại ". Loan sắp phục hồi Đảng tịch, được nâng lên cấp chuyên viên 8; Loan rất giàu.
Tôi không quan tâm đến chuyện ngoài lề. Không cần vắt óc suy nghĩ, chỉ cần ngồi chép được 2000 trang đã đáng phục rồi. Tôi đọc "Đường Thời Đại ", là người trong cuộc, đã có nhiều tài liệu viết về đề tài chiến tranh, tôi nhận ra ngay nhược điểm không có gì bù đắp nổi của tác giả "Đường Thời Đại ": Đó là anh thiếu vốn sống, không có mặt ở chiến trường, trình độ khái quát yếu, lại tham vọng vươn quá cao. Tôi từ chối đọc tham luận vì mình khen lấy lệ sẽ không thật lòng; nếu mình chê sẽ không hợp ý Ban Tổ Chức và tác giả.
Gần đây tôi được thông tin là Loan đã xin tài trợ thêm được 900 triệu, được phục hồi Đảng; được nhận lương chuyên viên 9, tôi thoáng ngạc nhiên vì Loan chưa phải hội viên Hội Nhà Văn sao lại được ưu ái quá mức như vậy ? Hôm nay đọc tài liệu này, tôi mới rõ chân tướng của Đặng Đình Loan. Loan là kẻ đầu cơ chính trị, buôn chính trị. Loan hồ đồ, chủ quan, suy diễn những việc xảy ra theo sự hiểu biết hời hợt của mình. Tôi trách Loan một phần, nhưng trách Tỉnh ửy Thừa Thiên - Huế hai lần. Nếu lãnh đạo tỉnh không bật đèn xanh, không cho phép, làm sao Đặng Đình Loan có diễn đàn ? Có lẽ Loan là người đầu tiên của nước ta phê phán anh Giáp ở Điện Biên Phủ. Tôi là phóng viên của báo QĐND [tức Quân Đội Nhân Dân] ở Điện Biên Phủ, sống cạnh lán anh Giáp và trong suốt chiến dịch tôi không một lần gặp anh Nguyễn Chí Thanh, tại sao Đặng Định Loan dám đổi trắng thay đen khi mọi nhân chứng còn sống ? Nghị quyết 15 do ai soạn thảo đã có kết luận của Trung Ương, sao Loan còn dám nói ngược lại mà các thính giả - đặc biệt là các đồng chí có chức có quyền trong tỉnh ủy - không phản ứng lại ?
Tôi không đi vào tranh luận từng điểm với Loan vì khi người nói có động cơ không trong sáng với dụng ý bóp méo, xuyên tạc lịch sử theo nhận thức chủ quan của mình thì nội dung sẽ rất sai lệch. Tôi giật mình vì những nội dung cuối trang 3, đầu trang 4. Tại sao chuyện cung đình lớn như vậy, hệ trọng như vậy mà Loan dám đưa ra công khai phê phán ? Tôi hoàn toàn không tin anh Võ Văn Kiệt đánh giá anh Giáp là con số không, và chả có cơ sở nào để tin rằng việc Bộ Chính Trị không đồng ý anh Giáp là chủ tịch danh dự Hội Cựu Chiến Binh. Việc đồng chí Lê Đức Anh đưa ra lời khuyên Loan "nên đứng lơ lững có lợi hơn " là đúng hay sai sự thật? Tại sao anh Anh có quan hệ quá mật thiết với Loan như vậy? Phải chăng Loan dụng ý tô vẽ cho mình trong mọi cơ hội?
Dựa vào những ý kiến phân tích trên đây, tôi đề nghị:
1/ Tổng Cục Chính Trị ra thông báo không công nhận nội dung buổi nói chuyện của Đặng Đình Loan. Phê phán những người tổ chức cho Loan nói chuyện là sai nguyên tắc.
2/ Rà xét lại và thu hồi những quyền lợi Đặng Đình Loan hưởng bất hợp pháp như:
a/ Thu hồi toàn bộ tiền trợ cấp sáng tác cho Loan
b/ Xóa tên Đặng Đình Loan trong danh sách Đảng viên.
c/ Nếu thực sự đã có quyết định đề bạt Loan lên chuyên viên cấp 9 (hay chuyên viên 7, 8), ta nên thu hồi lại, trả Loan về vị trí xuất phát của anh ta.
d/ Tịch thu những tài sản bất minh của Đặng Đình Loan.
đ/ Cảnh cáo những người tổ chức nói chuyện.
Với trách nhiệm của Đảng Viên là Nhà Văn, tôi xin phản ảnh để thủ trưởng TCCT tường và có cách xử lý thích đáng
Kính
(ký tên)
Nguyễn Trần Thiết
**********
(Tài liệu 2, nguyên văn)
Bản Tường Trình
Về Việc Đặng Đình Loan Tổ Chức Nói Chuyện Với Một Số Cán Bộ Nhằm Đả Kích Một Số Đồng Chí Nguyên Là ủy Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một số tư liệu về Đặng Đình Loan:
Đặng Đình Loan sinh năm 1943 tại Phong Điền (Thừa Thiên - Huế). Trước 1966 là sinh viên Đại Học Tổng Hợp Văn ở Hà Nội. Năm 1966 vào làm phóng viên thông tấn xã ở Quân Khu Trị Thiên. Đã có vợ và 2 con ở Phong Điền, sau đó bỏ vợ con ra Hà Nội lấy vợ khác (cô Linh - bác sĩ, vợ liệt sĩ đã có 1 con gái với chồng liệt sĩ). Năm 1974, bị ốm ra điều trị ở Hà Nội (có tin khác là đào ngũ ra Hà Nội), bị khai trừ ra khỏi Đảng từ năm 1974 (theo cung cấp của một số cán bộ quen biết). Cũng có tin là tự ý bỏ sinh hoạt Đảng.
Nhưng lại có người có chức, có quyền (?) 1989 không biết vì động cơ gì đã tìm cách phục hồi đảng tịch cho Loan (dù đã bị khai trừ hoặc bỏ sinh hoạt Đảng hơn 20 năm rồi mà lại được phục hồi Đảng tịch là một việc làm sai nguyên tắc về Đảng - cần phải xem xét lại). Đã bằng nhiều cách thu nhập rất nhiều tư liệu của địch (miền Nam) và cả Bộ Quốc Phòng.
Từ một nhà báo không tên tuổi, mới viết mấy tập "Đường thời đại" mà đã tự phong mình ngang hàng với Tolstoi (Liên Xô) viết Chiến Tranh và Hoà Bình.
Chỉ một thời gian ngắn không biết từ nguồn tiền nào đã xây được một nhà 5 tầng ở Hồ Tây (Hà Nội).
Theo các nguồn tin chính xác:
Năm 1994, một lần tại Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) Loan cũng đã đả kích Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Và năm 1995, một lần nói chuyện ở Huế với nội dung như trên... có thể có nhiều buổi nói chuyện khác nữa với cá nhân và tập thể.
Cụ thể buổi nói chuyện của Loan ngày 20/11/1996 tại khách sạn Thắng Lợi số 10B đường Nguyễn Huệ (Huế).
Thời gian từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 ngày 20/11/1996.
Danh sách mời dự kiến 16 đi 12 cán bộ (có danh sách cụ thể) Loan có nhờ một phó giám đốc công an tỉnh đi mời người.
Vào đề Loan nói: "Tôi vào Huế công tác để thăm các bác và để viết tiếp chiến tranh cục bộ. Hôm nay, nói chuyện có tính chất tâm tình. Trước khi vào có báo cáo anh Thắng (1) và các anh trong Thường Vụ Tỉnh ủy nhất trí cho nói chuyện."
Loan hỏi Thuyên (nguyên cán bộ thông tấn xã, bạn quen của Loan) là đã kiểm tra có ai gài máy ghi âm không, Thuyên trả lời "có kiểm tra rồi " không có gì.
Loan nói tiếp: "ý anh Mãn (Phó Bí Thư Tỉnh ủy) là nên tổ chức buổi nói chuyện này tại văn phòng Tỉnh ủy hoặc nhà khách của Tỉnh ủy. Anh Mãn nói không đồng tình nói chuyện ở khách sạn Thắng Lợi đâu ".
Đề nghị cho gọi bằng "anh" cho thân mật. "Các anh cứ nêu, có gì thì thằng em xin nói", lời Loan.
"Tôi là người viết sử nên tôi nói về sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc kháng chiến thắng lợi là công của tập thể nhưng có nhiều người muốn ôm thành tích vào mình."
Ông Giáp:
Trong lịch sử thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Bác Hồ không giao cho ông Giáp mà giao cho ông Phùng Chí Kiên. Nhưng ông Giáp lại nói Bác Hồ giao cho ông ấy. Bác Hồ không giao, nhưng sau đó ông Giáp xu nịnh Bác nên Bác giao cho ông Giáp làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ta quá ngây thơ chứ những tay chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta cũng công nhận như vậy.
Chiến dịch biên giới ông Giáp không chỉ huy.
Chiến dịch Điện Biên Phủ ông Giáp nhát gan nằm suốt trong hầm, ông Giáp phạm sai lầm cho kéo pháo vào, rồi kéo pháo ra. Mà chỉ huy Điện Biên Phủ là đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, sau thắng lợi Điện Biên Phủ ông Giáp giành thắng lợi về mình.
Sai lầm năm 1958 của ông Giáp là giải giáp 8 vạn quân.
Khi ra Bắc, ý đồng chí Duẩn là số quân miền Nam ra Bắc tập kết phải giữ lại để đưa trở lại vào Nam. Nhưng ông Giáp cho 2 vạn quân ra nông trường. Khi ông Duẩn ra Bắc rất tức. Do vậy khi miền Nam và Trị Thiên cần thì không có quân.
Nghị Quyết 15:
Ông Giáp vỗ ngực tham gia biên tập nhưng thực chất ông Giáp không biết gì. Khi đồng chí Lê Duẩn ra Bắc đề xuất người viết là ông Duẩn chứ ông Giáp không biết gì.
Ai cũng phạm sai lầm, kể cả Bác Hồ trong cải cách ruộng đất để nội bộ đánh nhau tan tác, nhưng Bác Hồ biết sai và sửa. Nhưng đằng này họ thấy sai mà không chịu sửa.
Ông Trường Chinh thân Trung Quốc, bệ nguyên xi trường kỳ kháng chiến của Trung Quốc về Việt Nam làm sai mẹ. Kể cả cải cách ruộng đất. Sau thất bại dân không tin.
Chuyện 10 tướng tài của thế giới mà Hoàng gia Anh phong tặng ông Giáp làm gì có, mà do một nhà báo nước ngoài đưa tin rồi báo ta đưa tiếp thế thôi.
Tết Mậu Thân:
Cuối năm 1963 và đầu năm 1964 ta dự kiến sẽ đánh lớn. Người chỉ đạo là đồng chí Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái. Người viết là thiếu tướng Vũ Quang Hồ. Nhưng tại sao ta không làm vì Mỹ mở chiến tranh cục bộ. Vì vậy, kế hoạch đó bỏ vào tủ sắt.
Năm 1967 chiến tranh lên đến tột đỉnh. Ta biết rằng Mỹ đã đuối sức. Vì vậy, ta thực hiện kế hoạch Tết Mậu Thân 1968 (theo dự thảo năm 1963, 1964). Thời kỳ đó ông Giáp nghỉ ở Mát-cơ-va gặp Khơ-Rút-Xốp thì làm gì có Giáp chỉ huy. Các điện ký đều do đồng chí Ba Duẩn ký, và Hoàng Văn Thái. Sau đó mới mọc thêm chữ Văn ra trước.
Tết Mậu Thân ta tập kích rồi rút chứ không giữ. Nhưng vì sai lầm của ông Giáp là trụ lại nên để mất đất, mất dân. Và sau Mậu Thân, Giáp mới bay về. Giáp rất sợ nguyên tử nên tránh qua Liên Xô, sau đó biết Mỹ không có khả năng sử dụng hạt nhân nên Giáp mới về.
Chiến thắng 1975:
Sau hiệp định Pari (1975) Lê Duẩn giao cho Bộ Tổng Tham Mưu chuẩn bị kế hoạch. Ông Giáp đề xuất kế hoạch 4 năm (1975 - 1979) ông Giáp chỉ đạo cho Hoàng Văn Thái làm, triển khai thông qua tại Đồ Sơn, ông Duẩn bảo: "Nếu 4 năm thì đừng có đánh nữa " nên không quyết định, sau đó ông Duẩn chỉ đạo ông Thái viết kế hoạch 1975 - 1976. Trong cuộc họp đó không có ông Giáp. Nhưng đến chiến thắng 1975 thì Giáp ôm thành tích về mình.
Suốt cả quá trình chống Mỹ, Giáp chỉ đạo bè lũ Đặng Kim Giang chống Đảng. Giáp thân Liên Xô, cung cấp tài liệu cho Liên Xô.
Bác Hồ dặn mọi việc không cho ông Giáp biết nên các cuộc họp Bộ Chính Trị chỉ có: ông Đồng, ông Duẩn, Trường Chinh và Bác Hồ (Loan đã nêu một ví dụ rất láo xược. Nó ví: Bác Hồ như Lê Lợi, còn Lê Duẩn như Nguyễn Trãi).
Loan nói: "Tại sao thời kỳ đó ta không loại Giáp. Vì đó là vấn đề sách lược. Giáp thân Liên Xô, để Giáp lại, Liên Xô mới chi viện cho ta, nếu loại ra Liên Xô sẽ cắt viện trợ.
- Đến thời điểm Đại hội Đảng lần thứ 5, ta kiên quyết loại Giáp ra khỏi Trung Ương. Nhưng có một thế lực bảo vệ cho ông Giáp là Học Viện Quân Sự (ông Thảo, ông Trà kết bè với nhau bảo vệ cho được ông Giáp).
Ông Lê Đức Thọ kiên quyết loại bỏ ông Giáp, Thọ báo cáo với ông Duẩn: "Để tôi loại bỏ Giáp ra cho rồi ". Nhưng ông Duẩn không đồng ý: "Làm như thế là tồi tệ ".
Khi đó ông Chinh cũng chống ông Giáp. Đến khi ông Duẩn ốm nặng. Ông Thọ muốn ông Duẩn giao Tổng Bí Thư cho mình. Ông Duẩn không đồng ý nên Thọ bất mãn và cấu kết với ông Giáp. Ông Duẩn cũng không muốn giao cho ông Chinh nên ông Chinh cũng bất mãn cấu kết với ông Giáp.
Vì vậy, vụ án Đặng Kim Giang cứ kéo dài mãi vì có thế lực bảo vệ cho nó, ông Duẩn muốn giao Tổng Bí Thư cho ông Nguyễn Văn Linh nhưng ông này hữu khuynh. Khi ông Linh mới lên làm có mặt tích cực, nhưng vì có cái đám tiêu cực trên, nên ông Linh cũng không làm gì được. Cuối cùng ông Linh cùng vô một phe với ông Giáp, Chinh và Thọ.
Các đồng chí có nhớ không, Đại Hội 6 định đưa Trần Xuân Bách lên làm Tổng Bí Thư và nhóm Giáp, Thọ, Linh định đưa ông Giáp lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Phát hiện vấn đề này, đồng chí Lê Đức Anh kiên quyết chống, nên nhiệm vụ đồng chí Anh rất nặng nề. Đồng chí Anh là trung tâm điều hòa nên hiện nay bị đau là điều đáng lo.
Đối với cựu chiến binh tại sao tôi phải nói chuyện này. Vì CCB (kể cả cán bộ cao cấp) từ trước đến nay đều ngộ nhận ông Giáp.
Chính tôi đã gặp ông Kiệt, ông Kiệt đánh giá ông Giáp là con số 0.
Cựu chiến binh đã xác nhận, chúng ta có nhiệm vụ làm rõ để con cháu ta khỏi ngộ nhận tập đoàn Thọ, Linh, Giáp cấu kết với nhau, phải làm rõ để thấy.
Lúc đầu Bộ Chính Trị định đưa đồng chí Lê Quang Đạo qua làm chủ tịch CCB. Nhưng vì MTTQ cần nên qua làm Chủ tịch MTTQ. Sau đó, Bộ Chính Trị định đưa ông Đồng Sĩ Nguyên làm Chủ tịch Hội CCBVN, vì ông Nguyên cũng chống ông Giáp. Nhưng Tổng Cục Chính Trị nói là: Ông Nguyên không được tín nhiệm trong CCB. Sau đó mới đưa ông Trần Văn Quang vì ông Quang thời kỳ Điện Biên Phủ làm cục trưởng cục tác chiến biết ông Giáp nhát gan nên cũng sẽ đấu tranh chống ông Giáp. Tiếc thay ông Quang lại đưa ông Giáp làm Chủ tịch danh dự Hội CCBVN. Vấn đề này Bộ Chính Trị không đồng ý.
Loan nói: "Ông Linh cho thành lập Hội CCB là vội vàng".
Loan nói: "Năm nay tôi đã 53 tuổi, có chết cũng không sợ. Các anh cóc sợ gì nữa, phải đấu tranh với các sai trái".
Loan còn nói: "Tôi 53 tuổi, họ định bầu tôi làm Chủ tịch Hội liên lạc Quốc tế, nhưng đồng chí Anh nói tôi nên đứng lơ lửng có lợi hơn".
Tuy thế, Hội Nghị Quốc Tế Pháp, Mỹ, Loan đều có tham gia. Bộ Chính Trị giao cho Loan gặp cựu chiến binh Mỹ.
- Các đồng chí nên nhớ gần đây Bùi Tín đã gửi thư về cho nhóm này (Giáp, Linh, Quang...) là một ngày gần đây Tín sẽ về gặp lại nhóm này.
Loan còn kể thêm vụ đoàn du lịch Anh, Pháp, Mỹ, Nhật gần 40 người nhảy dù du lịch xuống Hòa Bình. Sau đó Bộ Chính Trị mới biết, một số cán bộ cao cấp bị cách chức.
(Một số tư liệu trên do đ/c T.L.C. trực tiếp cung cấp).
(Hồi 8 giờ ngày 26/12/1996 và 14 giờ ngày 28/12/1996 cho Thường vụ Tỉnh Hội Cựu Chiến Binh).
Sau khi phát hiện nội dung nói chuyện trên của Loan, có nhiều điều nguy hại đến an ninh quốc gia. Bằng nhiều nguồn khác nhau, đã báo cáo ra Thường Trực Bộ Chính Trị do một số đồng chí có tâm huyết đã trực tiếp kiến nghị:
1- Bộ Chính Trị rà soát lại đội ngũ cán bộ cao cấp quân đội và kể cả các cơ quan chức năng cao cấp, tại sao những nguồn tin tày đình này mà Loan nắm được. Những tin tức đó dù sai hay đúng chưa rõ. Tại sao Loan lại biết. Loan vỗ ngực là chuyên viên cao cấp của TCCT. Đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương kiểm tra lại cho rõ.
2- Đề nghị Bộ Chính Trị trả lời cho biết: Đảng ta có đưa một đồng chí ra cân bằng các thế lực trong Đảng không?
3- Kiểm tra Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại sao cho Loan nói chuyện đó ? Tại sao không phản ánh ra Bộ Chính Trị. Có ý đồ gì không?
4- Kiểm tra ai cho phép nó đi nói chuyện như vậy ? Báo cáo Bộ như thế nào?
5- Anh em CCB nghe nói phản ứng rất gay gắt, Thường trực Bộ Chính Trị cho hướng giải quyết ra sao ?
Trong buổi tọa đàm ngày 25-12-1996, anh Bảy cung cấp cho một số ý kiến của Loan khi nó tìm gặp anh:
Cung cấp thêm chi tiết việc dưới gậy chỉ huy của V.F.T. thúc ép các cơ quan Đảng phục hồi Đảng tịch cho Loan. 17giờ 30 ngày 20/12 Loan có gặp anh Bảy tại nhà riêng. Nó nói: "Tại sao em có nhờ Bạch Hiền (Phó giám đốc Công an Tỉnh) mời anh đi nghe mà anh không đi. Anh Mãn nói ở khách sạn Thắng Lợi không đảm bảo bí mật. 7giờ ngày 23/12 Loan lại đến gặp anh Bảy, hôm 20/12 nói thòm thèm quá nên có nhiều anh mời nói thêm. Nếu anh cần nghe cứ phôn cho anh Thi, anh Mãn, tôi sẽ ở lại nói cho các anh nghe. Loan nói: "Nó có gặp Trung ương và đề nghị đưa số trí thức vào Trung ương như Lê Mai, Nguyễn Đình Tứ. Nên thay bộ mặt Bộ Chính Trị bằng số không tham gia kháng chiến. Nó nói 40 tên du lịch nhảy dù ở Hòa Bình. Bộ Nội vụ bây giờ bê bối lắm. Trước tiên là ông Kiệt. Nó tự xưng là cán bộ biệt phái: còn làm gì, ở cơ quan nào thì không nói, xe ô tô số 80C khi nó nói tự sắm, khi thì nói của cơ quan đặc biệt cho nó đi. (4, 5 chữ trong tài liệu không đọc được)..... cử đi tiếp trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và nó vào Tổng cục Chính trị lâý 4 văn công cùng đi tiếp khách với nó.
***
Sau buổi nói chuyện của Loan có tổ chức ăn tiệc ở khách sạn Thắng Lợi (có 12 người dự). Sau khi ăn xong Loan nói: "Nếu Tỉnh không thanh toán thì nó sẽ trả, có tin khá chính xác buổi tiệc đó chi phí hết 5.100.000 đ do cơ quan tỉnh ủy thanh toán.
Thái độ của số cán bộ được Loan mời nghe và phản ứng của cựu chiến binh:
- Tổng số trực tiếp nghe hôm 20/11/1996 có 12 cán bộ. Xong buổi nói chuyện của Loan không có ai công khai phản đối.
- Sau khi về có nhiều phản ứng khác nhau:
- Một số ít im lặng để theo dõi nó nói gì và sau đó ít nhất có 2 đ/c đã trực tiếp báo cáo với các cơ quan chức năng theo dõi điều tra nghiên cứu. Một số bảo cái thằng đó nói bậy nên ngồi đó nhưng không thèm nghe tiếp.
- Tâm (Điệm) nguyên là cán bộ tổ chức của tỉnh ủy, người đã xác nhận để Loan phục hồi đảng tịch nói: "Hắn nói đúng nơi, chuyện lịch sử có như vậy, nó nói có tổ chức. Thường vụ Tỉnh ủy biết chứ không phải thằng tào lao. Loan chắc nó làm chuyên viên cho các đ/c cao cấp chứ làm gì nó dám nói. Loan nó có quyền lực và thế lực. Ta phải tìm cách để bảo vệ nó ".
Có người đã nói: "Mãi lúc này mình không biết nên vẫn treo ảnh chụp chung với ông Giáp ". Có người đã gọi: "Thằng Giáp " (Phẩm).
- Một số đông anh em CCB được tin Loan nói bậy rất ức bảo rằng: "Nếu thằng Loan vác mặt về Huế nữa sẽ đánh gãy chân ".
Đảng đoàn cựu chiến binh Tỉnh đã gửi kiến nghị lên Tỉnh ủy yêu cầu kiểm tra việc này.
__________________
(1) Vũ Thắng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Đại hội Đảng 8, Thắng bị thay thế.


Bùi Tín
Mây mù thế kỷ
NHữNG VấN Đề CủA HIệN TạI
Phụ lục 2: (Do bạn đọc bổ xung)
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Văn của chúng ta."
Tác giả: T.A.
Gửi người đảng viên không tên !
Ta thật không hiểu nổi tại sao chỉ trong một thời gian ngắn có đến ba tài liệu, một của Đặng Đình Loan, một của Trần Quỳnh, và tài liệu này của nhà ngươi cùng tập trung vào một chủ đề: Nói xấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người ta định làm cái gì đây? Và những việc này được thực hiện theo một cái gậy chỉ huy của lực lượng nào?
Những sự việc xảy ra liên tục vừa qua buộc những người trung thực phải đặt câu hỏi như vậy. Đặng Đình Loan được bật đèn xanh đi nói chuyện khắp nơi, hồi ký của Trần Quỳnh được tự do trôi nổi, trong khi thư của Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị thì bị công an lùng bắt ráo riết. Về Đặng Đình Loan, Trần Quỳnh đã có Đại tá, nhà văn, nhà báo Nguyễn Trần Thiết và Cựu chiến binh Trần Bá vạch mặt chỉ tên tưởng cũng khá đầy đủ rồi. Thực ra chẳng khó khăn lắm mới có thể vạch rõ chân tướng của hai vị này là kẻ làm theo lệnh của ai, để đề cao ai, hạ thấp ai và nhằm mục đích gì. Bởi vì hai vị này ăn nói lộ liễu quá, do chủ quan cho rằng mình có sự bao che của một số vị lãnh đạo cấp cao nhất nên nói xằng nói bậy thế nào cũng được, chẳng ai dám làm gì mình. Như Đặng Đình Loan dám nói chỉ huy Điện Biên Phủ là Nguyễn Chí Thanh chứ không phải là Võ Nguyên Giáp. Như Trần Quỳnh nói Võ Nguyên Giáp khéo nịnh Bác nên được Bác ưu ái. Không hiểu Trần Quỳnh có biết nói thế là đã hạ thấp Bác, xúc phạm Bác hay không? Điều này là do Trần Quỳnh ngu dốt hay là cố ý. Theo ta đó là cả hai. Bởi toát lên toàn bộ 58 trang hồi ký Trần Quỳnh thì chỉ có Lê Duẩn là nhất, còn tất cả, cả Bác Hồ, cả Trường Chinh... đều thua Lê Duẩn cả, Đặng Đình Loan cũng thế, nhưng trong những người nhất của Loan có thêm Lê Đức Anh, trong đó có chi tiết Lê Đức Anh bảo Loan "đứng lơ lửng có lợi hơn". Thì ra Loan đã lộ mặt là con bài của Lê Đức Anh, người có quyền hành nhất nước hiện nay, người được Loan cho là "có vai trò giữ thế cân bằng trong Bộ Chính trị".
Theo Bộ luật hình sự hiện nay thì Trần Quỳnh, Đặng Đình Loan phải ra trước vành móng ngựa vì tội đặt điều, vu khống nói xấu một trong những người có công lao nhất trong việc xây dựng nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa là Võ Nguyên Giáp, nguyên Uỷ viên BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư Lệnh. Hiện là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Sao Vàng.
Và cùng ra tòa với Đặng Đình Loan không ai khác phải là Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Nam Khánh, những kẻ tòng phạm với bị cáo. Thực ra phải nói ngược lại chính Lê Đức Anh mới là bị cáo chính, còn Đặng Đình Loan chỉ là kẻ tòng phạm.
Bởi mấy năm gần đây, đi đâu nói xấu Võ Nguyên Giáp, Loan đều dùng xe "xịn" do Lê Đức Anh cấp và trong túi bao giờ cũng có những tấm ảnh chụp chung với Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu thay giấy giới thiệu. Đi đâu Loan cũng nói Loan là chuyên viên cao cấp của Bộ Chính trị, là người giúp việc thân cận của "các anh Bộ Chính trị".
Việc Loan, Quỳnh còn đang gây dư luận phẫn uất trong Đảng, trong Quân đội, đặc biệt là trong hàng ngũ Cựu chiến binh, thậm chí nhiều nơi đã nói: "Thằng loan mà còn dám vác mặt đến đây chúng tao sẽ đánh cho què chân" thì lại xuất hiện thêm tài liệu này của "nhà ngươi". Xét về góc độ văn hóa, tài liệu này còn xấu xa, bỉ ổi hơn hai tài liệu kia gấp nhiều lần, tuy đọc lên thì đứa trẻ con nó cũng nhận ra cả ba thằng này đều là một duộc, và như trên ta đã nói là theo một cái gậy chỉ huy thống nhất... Ta muốn nói đến chi tiết nêu trong tài liệu về quan hệ giữa anh Văn và vợ nhà văn Đào Vũ. Chính khi nhà ngươi nêu chuyện này là nhà ngươi đã tự vả vào mồm mình, bởi ở trang đầu tài liệu nhà ngươi viết: "Nhiều đêm tôi cũng suy nghĩ day dứt vì những lời khen chê quá đáng, đúng sai không rõ ràng, thậm chí bới lông tìm vết, dùng văn chương để hạ thấp uy tín cá nhân của nhau, dùng dây dợ để chửi bới móc moi từ những chuyện dĩ vãng..."
Mồm thì nói thế nhưng chính nhà ngươi lại đi móc cái chuyện quan hệ riêng tư của anh Văn với vợ Đào Vũ. Nhà ngươi căn cứ vào đâu mà móc moi chuyện đó, và ai người ta lại tin vào những điều nhà ngươi nói cơ chứ. Nhà ngươi biết rằng móc moi chuyện này ra không những xúc phạm đến anh Văn mà còn gây nên chuyện không có lợi đối với hai gia đình này. Hay đây là một trong những mục đích xấu xa của nhà ngươi chăng?
Nhưng trong lĩnh vực quan hệ này thì nhà ngưoi không thể lấy tay che mặt trời được. Bởi ai cũng biết trong số các nhà lãnh đạo của ta ít người có cuộc sống mẫu mực, trong sáng như anh Văn. Một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Và chính điều này là một trong những lý do làm cho một số kẻ phải ghen tị, đố kỵ, tìm mọi cách để hạ bệ anh. Cuộc sống riêng tư trong sáng của anh Văn càng làm nổi bật sự xấu xa đê tiện trong cuộc sống của một số kẻ khác.
Một con người mẫu mực trong sáng như anh Văn thì nhà ngươi moi móc ra để nói xấu như thế, còn những chuyện xấu xa có thật 100% của các quan thầy của nhà ngươi thì nhà ngươi ém nhẹm đi không dám nhắc đến. Ví như ở miền Nam những năm 47,48 đã lan truyền câu chuyện "Trung ương cục cướp vợ của học sinh". Đó là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, một ông Bí thư, một ông Phó bí thư, có vợ con đàng hoàng ở miền Bắc rồi, vào trong đó thấy mấy cô học sinh kháu khỉnh ở trong thành ra học ở một trường vùng kháng chiến, liền sinh lòng ham muốn. Mặc dù hai cô này đã sắp là vợ của hai cán bộ, nhưng hai vị vẫn cố tình dùng áp lực cấp trên cướp cho bằng được. Những chuyện đó vẫn không xấu xa bằng chuyện Lê Duẩn sau toàn thắng 75, hiện nguyên hình là một Tần Thủy Hoàng hoang dâm vô độ, trắng trợn đến mức chẳng còn nghĩ gì đến đạo đức cách mạng của một người cộng sản, chưa nói đến là người đứng đầu của một Đảng. Tự cho mình là người "khai quốc công thần", Lê Duẩn đã tạo cho mình một cuộc sống như vua chúa đời xưa, với hàng chục "cung tần mỹ nữ" thường xuyên vây quanh, giả danh là mát xa, đấm bóp. Nghe kể rằng một lần trong lúc đê mê sung sướng, Lê Duẩn đã ra lệnh cấp cho cô Hồng một lúc hai căn hộ liền, một ở Kim Liên, một ở Bách Khoa, mặc dầu cô này chưa chồng con gì, trong lúc hàng vạn cán bộ kể cả cán bộ lão thành cách mạng chưa được phân một mét vuông nhà ở nào. Nhưng điển hình nhất là vụ quan hệ với nữ Bác sĩ Hồ Thị Nghĩa, con gái Hồ Viết Thắng. Thực ra Hồ Thị Nghĩa chỉ là của thừa của Lê Quang Hòa, nguyên Chính uỷ Quân khu 4, nhưng Lê Duẩn có sá gì là của thừa hay không phải là của thừa, miễn là có cái mà giải trí sau khi đã được Lê Đức Thọ "duyệt". Xin nói thêm đây là một âm mưu thâm độc của Lê Đức Thọ.
Chính mục đích của Lê Đức Thọ là giăng bẫy đưa các cụ vào tròng để dễ dàng bịt mồm, bịt miệng các cụ lại, tha hồ cho mình lộng hành. Đến nổi Lê Duẩn phải than vãn "Nhân sự Trung ương khóa 4, khóa 5 tôi chỉ biết 1/3 còn 2/3 ở đâu ra tôi chẳng biết gì". Có nghĩa là tất cả quyền hành trong Đảng về tay Lê Đức Thọ cả. Để đổi lại Lê Đức Thọ tạo cho các cụ đê mê trong chốn hành lạc, chẳng còn biết trời đất là gì nữa. Mà có biết cũng chẳng dám nói, vì đã bị Lê Đức Thọ "yểm bằng gái" hết cả rồi.
Khi Hồ Thị Nghĩa có thai với Lê Duẩn, Ban Bí thư gặp riêng Nghĩa khuyên nạo thai. Hồ Thị Nghĩa kiên quyết không nghe, nói: "Đây là con của Tổng Bí thư, rõ ràng thế, làm sao tôi phải nạo?". Do đó, trong đám tang Lê Duẩn người ta thấy một thiếu phụ trẻ và đứa con trai chít khăn. Đó chính là Hồ Thị Nghĩa và đứa con trai, kết quả mối quan hệ bất chính của Tổng Bí thư Lê Duẩn với cô bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình.
Đó là chuyện đời xưa, còn hiện nay, ba trong số năm đồng chí Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị cũng có biết bao nhiêu chuyện xấu xa. Lê Đức Anh thì bỏ vợ cũ, một nữ cán bộ cách mạng trung kiên lấy vợ mới. Chuyện này trước đây coi như là một tội tày đình phải kiểm điểm, phải khai trừ khỏi Đảng. Còn vị đương kim Thường trực Bộ Chính trị hiện nay thì còn xấu xa hơn nhiều. Năm 1974, Thượng tá Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 Lê Khả Phiêu quan hệ bất chính với một nữ nhân viên dưới quyền, việc vở lở ra, may mà Cục trưởng Cục cán bộ lúc bấy giờ là Nguyễn Trọng Hợp, cùng quê Thanh Hóa, ém nhẹm đi cho Phiêu và điều Phiêu vào Quân khu 9 để phi tang. Có ai ngờ sự chuyển dịch ấy dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa hai thầy trò họ Lê, Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu, tạo nên một "cặp bài trùng" cực kỳ nguy hiểm, thao túng toàn bộ nền chính trị nước nhà trong suốt ba đại hội: Đại hội 7, 8 vừa qua và Đại hội 9 sắp tới. Khi Lê Đức Anh sang làm Tổng Tư lệnh Cămpuchia, kéo Lê Khả Phiêu sang giúp việc về công tác chính trị, và thế là bắt đầu một "liên minh ma quỷ". Khi Lê Đức Anh về Hà Nội lại kéo Lê Khả Phiêu về để một thời gian ngắn sau đó giao cho chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, vượt mặt cả Đặng Vũ Hiệp, Nguyễn Nam Khánh, Lê Hai nguyên là những thủ trưởng của Phiêu trước đây. Và cứ thế lần lượt leo lên nhanh hơn cả tên lửa: Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, và bây giờ là Phó tổng bí thư, đang ấp ủ mưu đồ một ngày không xa lên chức Tổng Bí thư. Tất cả những điều này đều do Lê Đức Anh đạo diễn hết, chứ đức tài như Phiêu thì làm sao đảm đương được chức trách quan trọng đó. Nếu như không có cú hủ hóa ở Quân đoàn 2 thì Phiêu cũng đã về hưu như bao nhiêu đại tá khác. Nghĩ cũng thật ngược đời, người ta phạm khuyết điểm thì xuống đất đen, Phiêu phạm khuyết điểm thì được bay lên trời.
Như trên đã nói, cái "liên minh ma quỷ" này, ngoài Anh, Phiêu còn thêm Khuê và tên bồi bút giáo sư dởm Nguyễn Đức Bình, đã tạo nên một tập đoàn quyền lực ghê gớm. Chẳng thế mà Hội nghị Trung ương 11 Khóa 7 vừa có Nghị quyết về nhân sự Đại hội 8, trong đó một loạt Uỷ viên Bộ Chính trị như Anh, Kiệt, Khuê, Bình... đều phải nghỉ để nhường chỗ cho lớp trẻ, thì lập tức chỉ mấy hôm sau, chúng nó phản công ngay, bất chấp cả nguyên tắc tổ chức Đảng, nghĩa là bất chấp cả Nghị quyết Trung ương vừa được thông qua. Nửa đêm, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu kéo đến gặp Đỗ Mười, rút trong cặp ra khoảng 20 kiến nghị của cán bộ quân đội, trong đó có một số vị tướng từng được Anh, Phiêu nâng đỡ, yêu cầu Lê Đức Anh, Đoàn Khuê ở lại Bộ Chính trị và giữ nguyên chức cũ. Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu dọa Đỗ Mười:
- Nếu không chấp nhận phương án này thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tình hình quân đội đang xao xuyến hiện nay.
Đỗ Mười nghe xong phân vân hỏi lại:
- Nhưng bây giờ đã có Nghị quyết Trung ương rồi, đã phổ biến rồi, làm sao mà thay đổi được. Nghị quyết là trí tuệ của tập thể, là mệnh lệnh của Đảng, buộc mọi Đảng viên phải tuân theo.
Lê Đức Anh nheo nheo cặp mắt chột:
- Đảng là chúng ta đây cả thôi. Ta thay đổi tức là Đảng thay đổi.
Lê Khả Phiêu đế thêm vào:
- Chúng tôi đã có kế hoạch. Trước ngày khai mạc Đại hội ta lại họp Trung ương lần nữa, coi như Trung ương lần thứ 11B. Họp nhanh thôi. Tổng Bí thư nói vài lời là sau khi cân nhắc lại mọi mặt, Bộ Chính trị quyết định giữ nguyên cơ quan lãnh đạo cao nhất. Tiếp đó chỉ cần hỏi một câu lấy lệ:
- Ai có ý kiến gì không?
Nhớ đừng để cho ai kịp phát biểu mà cần tuyên bố giải tán ngay. Thế là xong. Rồi Lê Khả Phiêu nhắc lại ý của Lê Đức Anh một cách hợm hĩnh, tự nhiên:
- Đảng là ta cả thôi mà!
Cuộc họp Trung ương lần thứ 11B diễn ra đúng như kịch bản của hai thầy trò họ Lê. Đa số Đảng viên và một bộ phận nhân dân biết rõ chuyện này nhưng cũng đành phải làm ngơ. Vì ai cũng biết rằng, Đảng nắm trong tay quân đội, công an và cả một bộ máy mật vụ, ai dám ngo ngoe sẽ bị vào nhà giam ngay. Đất nước gọi là đổi mới nhưng về phương diện này thì vẫn như 30 năm về trước, khi xảy ra vụ chống Đảng tưởng tượng. Người ta không những bắt bớ những người dân bình thường, các cán bộ cỡ nhỏ như Trần Thư, Vũ Thư Hiên... mà còng tay cả Uỷ viên Trung ương, cả Bộ trưởng, Thứ trưởng, cả các tướng lĩnh.
Có một điều đáng chú ý là dự kiến khi Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đoàn Khuê... ở lại thì tất cả các vị khác cũng đều ở lại kể cả Nguyễn Đức Bình, Phạm Thế Duyệt... Nghĩa là không ai mất gì, lợi lộc cùng chia, vui vẻ cả làng. Nhưng không ngờ Vũ Oanh, Bùi Thiện Ngộ, Lê Phước Thọ... lại từ chối. Họ bảo:
- Nghị quyết đã thông qua. Chúng tôi phải chấp hành nghị quyết.
Đây là một cử chỉ đẹp và là một cái tát vào mặt bọn tham quyền cố vị vô liêm sỉ. Nhưng nói thế thôi chứ bọn này làm gì có liêm sỉ. Ngay cả nhân cách làm người, làm chồng bọn chúng cũng không có. Chúng phản bội vợ đi hủ hóa lung tung thì còn biết xấu hổ là gì. Chỉ thương cho Mai Chí Thọ, sau khi được thông tin về Nghị quyết 11A đã viết bài ca ngợi trên báo Công an thành phố HCM, nói rõ sự thay đổi nhân sự đã được thông qua và đánh giá đó là một tín hiệu đáng mừng của công cuộc đổi mới.
Té ra chẳng có đổi mới gì cả. Chỉ có cái mới là tham nhũng ngày càng tăng một cách nghiêm trọng mà thủ phạm toàn là quan chức của Đảng và Nhà nước. Cái mới rất rõ nữa là nhà hàng, khách sạn, tệ nạn mại dâm... mọc lên như nấm làm cho cán bộ Đảng viên tha hóa đến mức Đại biểu đi dự Đại hội Đảng ra Hà Nội còn tìm cách đi hoang và bị bắt quả tang. Thực ra chẳng có gì lạ. Thượng bất chính hạ tác loạn.
Thế đấy, những chuyện bê bối thối tha như vậy mà nhà ngươi không nói, lại đi bới móc cái chuyện quan hệ anh Văn với vợ Đào Vũ cách đây đã hơn 30 năm. Mà chuyện có gì bảo đảm là đúng, hay lại vẫn là chuyện vu cáo như chuyện anh Văn nhát gan, sợ Mỹ, con nuôi tên chánh mật thám... Mà không hiểu tại sao cái chuyện lý lịch của anh Văn người ta nói dai đến thế. Trong lúc ai cũng biết từ Mác, Angghen, Lênin,... đến Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... đều xuất thân từ thành phần lớp trên, tư sản, địa chủ, quan lại, trí thức... thì giả như Võ Nguyên Giáp là con nuôi tên chánh mật thám thật (Một chuyện không thể có) thì đã sao? Một con người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng từ lúc 14 tuổi cho đến nay đã gần 90, đã 30 năm liền giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh, gần 40 năm liên tục là Uỷ viên chính thức Bộ Chính trị, đã góp phần quan trọng cùng tập thể Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, mà nhà ngươi lại cứ đi bới móc cái lý lịch là con nuôi tên chánh mật thám ra để tìm cách hạ uy tín anh Văn xuống nhằm mục đích gì?
Chúng ta biết dưới thời Lênin-Stalin, vấn đề giai cấp còn hết sức nặng nề, thế mà có đến 4 vị anh hùng nguyên soái Liên xô được đào tạo đề bạt từ những sĩ quan Nga Hoàng hẳn hoi. Thậm chí như Giucốp đã từng được trao tặng hai huân chương vì thành tích trong những năm phục vụ trong quân đội Nga Hoàng.
Nguyên soái Tukhasépxki thuộc dòng dõi quý tộc, tốt nghiệp trường võ bị Alêchxăngđrôp, trường giành cho các con cái tầng lớp trên. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đồng chí bị quân Đức bắt làm tù binh. Sau 3 năm bị giam giữ, Tukhasépxki đã vượt ngục qua đường Thụy sĩ, trở về Nga vào tháng 9 năm 1917, kịp tham gia Cách Mạng Tháng Mười. Mặc dầu là dòng dõi quý tộc, tốt nghiệp trường võ bị Nga Hoàng, đã chiến đấu trong hàng ngũ quân đội tư sản lên đến chức đại uý, rồi lại bị Đức bắt làm tù binh đến 3 năm, thế mà chỉ sau chưa đầy một năm thử thách chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân, đích thân Lênin đã chọn Tukhasépxki làm Tư lệnh Tập đoàn quân thứ nhất. Năm 1931, lúc 38 tuổi, đồng chí được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Và 4 năm sau, năm 1935, được phong hàm Nguyên soái, được bầu vào Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên xô.
Vaxilépxki, Nguyên soái Liên xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lại là một trường hợp đặc biệt nữa. Ông sinh năm 1895, là con một linh mục, được đào tạo trong trường dòng, vào quân đội Nga Hoàng, tốt nghiệp trường võ bị năm 1915. Sau Cách Mạng Tháng Mười, Vaxilépxki về làng dạy học. Tháng 4 năm 1919, ông được nhà nước công nông gọi vào nhập ngũ, làm Tiểu đoàn trưởng, rồi Trung đoàn trưởng. Năm 1935, Vaxilépki là đại tá duy nhất không phải là Đảng viên. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng, và với 4 tuổi Đảng, đồng chí đã được giao trọng trách Tổng tham mưu trưởng Hồng Quân Liên xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trường hợp Nguyên soái Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malinốpxki cũng tương tự. Ông sinh năm 1898, đi lính Nga Hoàng lúc 16 tuổi, được điều sang Pháp tham gia đánh Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, bị điều vào đội quân lê dương, quay lại chống Tổ quốc. Khi đội quân lê dương này đổ bộ vào Vlađivôtốc, Malinốpxki chạy sang hàng ngũ Hồng Quân. Năm 1926, đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản, lần lượt được cử các chức vụ Tư lệnh Tập đoàn quân, Tư lệnh Phương diện quân và được phong hàm Nguyên soái.
Lưót qua một cách sơ lược về bốn vị Nguyên soái anh hùng Liên xô trên đây chúng ta thấy điều gì? Cả bốn đều là "ngụy quân", hơn nữa là "sĩ quan ngụy", trong đó một có lý lịch là quý tộc, một là con linh mục đạo cơ đốc chính thống, và một trong quân đội lê dương. Thế nhưng Lênin và những người làm công tác tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Liên xô lúc bấy giờ, một thời do Xvéclôp phụ trách, đã nhìn nhận đúng bản chất con người để sử dụng đúng con người, nếu không thì đã mất đi bốn vị Nguyên soái tài ba, bốn vị anh hùng trong đó có người được phong bốn lần anh hùng như Nguyên soái Giucốp.
Trong việc này rõ ràng là có sự đóng góp to lớn của Lênin. Người cực lực lên án và phỉ báng mọi định kiến về quá khứ của con người. Cũng như Bác Hồ của chúng ta, người có con mắt tinh đời cộng với lòng nhân ái vĩ đại, xem xét đánh giá con người một cách chính xác, đã vượt qua cách nhìn nhận tầm thường, nên đã thu phục được nhân tâm của nhiều tầng lớp phục vụ cho đất nước, những nhân tài rất cần thiết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Phạm Huy Thông... các kỹ sư, bác sĩ tài ba Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Đặng Văn Ngữ... Đại tướng tài ba Lê Trọng Tấn từng là lính khố đỏ một thời... Thế thì Võ Nguyên Giáp có là con nuôi tên chánh mật thám thì đã sao mà liên tiếp trong ba Đại hội 5,6,7 Đại hội nào cũng tìm cách bới móc chuyện này ra... Và cả nhà ngươi nữa, nhà ngươi đã nghe theo lệnh ai mà lại tiếp tục đi làm cái chuyện xấu xa đê tiện đó?
Hỡi tên Đảng viên nặc danh!
Lẽ ra ta không muốn mất thời gian để viết những dòng này cho nhà ngươi, bởi nhà ngươi không xứng đáng để ta đối thoại. Nhưng nghĩ lại nếu không nói thì nhiều người sẽ không hiểu đúng sai ra sao. Như Gơben, Bộ trưởng Tuyên truyền của Hít-le nói: "Nói dối một lần không ai tin, nói dối một triệu lần sẽ thành sự thật."
Ta lo điều đó sẽ xẩy ra nên đành phải bớt một ít thời gian đang hết sức bận rộn để dạy cho nhà ngươi một bài học về nhân cách làm người chưa nói đến nhân cách người Đảng viên. Bởi thực ra qua tài liệu này của nhà ngươi, nhà ngươi đã tự tước bỏ danh hiệu Đảng viên của mình rồi.
Nhưng ta không đủ thời gian và cũng không cần thiết phải chỉ rõ cho nhà ngươi từng điểm sai trái với những dụng ý xấu xa trong 7 điểm nhà ngươi nêu ra. Bởi vì tất cả 7 điểm đều tự ý nhà ngươi nêu ra theo chủ quan của mình, rồi gán ghép cho anh Văn, tiếp đó lại phê phán ngay những sự việc mà nhà ngươi vu cáo.
Ví dụ quan hệ giữa anh Văn với Bác Hồ, với anh Trường Chinh là một mối quan hệ thiêng liêng, đẹp đẽ, đặc biệt là mối quan hệ với Bác có thể ghi vào lịch sử nghìn đời là một mối quan hệ mẫu mực về tất cả mọi phương diện, thì dù nhà ngươi có tốn bao nhiêu giấy mực cũng không thể đối trắng thay đen được. Ngược lại nhà ngươi càng viết thì càng bị người đời phỉ nhổ, và sau này nhất định sẽ bị lịch sử lên án như một tên phản tặc.
Cũng như thế, việc nhà ngươi gán cho anh Văn tội thích đề cao mình, hạ thấp công lao của người khác, của tập thể, là một sự vu cáo bỉ ổi. Nhà ngươi hãy đọc lại những tập sách, những bài viết của anh Văn thì sẽ thấy rất rõ điều này. Ví dụ đọc hồi ký: "Những năm tháng không thể nào quên" thì chỉ thằng ngu mới không thấy tác giả đã giấu mình khiêm tốn đến mức nào. Là người trong cuộc, nhưng toàn bộ tập sách hầu như chỉ nói đến Bác, đến Thường vụ, và bao trùm lên tất cả là vai trò của nhân dân. Ngay cả từng bài báo, bao giờ anh Văn cũng nhắc người giúp việc phải nói đến tập thể, đến quần chúng nhân dân. Tất nhiên những việc rõ ràng là có sự đóng góp của bản thân mà lịch sử đã công nhận thì anh Văn cũng phải trung thành với lịch sử như quyết định khó khăn nhất ở Điện Biên Phủ, hoặc việc tự mình đi trinh sát trận địa sau đó quyết định chọn Đông Khê làm trận đánh mở màn thay cho Cao Bằng ở chiến dịch Biên giới.
Cuối cùng ta muốn nói với nhà ngươi một ý như sau:
Đúng là trong lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam hiện nay, có những sự kiện, có những cá nhân đang còn phải đứng trước nhiều sự đánh giá khác nhau. Không phải chỉ những người đã chết như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ... mà cả những người đang còn sống như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công, Đào Duy Tùng, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu... cũng có nhiều dấu hỏi trong lịch sử.
Ví dụ: Tại sao cùng là Uỷ viên Trung ương, cùng bị bắt, mà Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... thì bị tử hình còn Lê Duẩn chỉ có 5 năm tù.
Có phải Võ Chí Công huy động cả xe tải của văn phòng trung ương sang tận sân bay để đón con trai và chở của cải về. Có phải vì Võ Chí Công là bố vợ của Thân Trung Hiếu mà Thân Trung Hiếu mặc dù làm thất thoát 47 tỉ đồng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Có phải Lê Đức Thọ là con quan tuần phủ nên tuy ở nhà tù Sơn La vẫn ăn sung mặc sướng như một công chức, suốt ngày hầu hạ tên giám ngục. Sau khi ra tù thì chạy dài về nằm ôm váy vợ, quên cả sự nghiệp cách mạng, để đến nỗi Nguyễn Lương Bằng phải bảo Vũ Đình Huỳnh về tận Nam Định, hỏi thằng Khải (tên cúng cơm của Lê Đức Thọ) rằng có còn ý chí cách mạng nữa không? Nếu còn thì để đoàn thể giao nhiệm vụ.
Có phải Đào Duy Tùng là con tên lý trưởng cường hào, đã từng lùng bắt, bắn hụt đồng chí Trường Chinh.
Có phải Lê Khả Phiêu là một tên bất tài, sa đọa về đạo đức. Không những đã tằng tịu với nữ nhân viên cấp dưới của mình khi làm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 như trên đã nói, mà khi sang làm người giúp việc đắc lực cho Lê Đức Anh ở Cămpuchia Phiêu còn tằng tịu với một cô bồ ở Hà Nội, hàng tuần đi máy bay không vé Hà Nội - Nông Pênh, có ô tô đưa đón vào tận hoàng cung ăn ngủ như vợ chồng, rồi cho xe cùng với của cải đưa bồ ra sân bay về Hà Nội.
Có phải Lê Đức Anh xuất thân là một tên cai phu đồn điền, từng gây nợ máu với nhiều công nhân, hiện có những công nhân còn sống, còn nhớ rõ mặt "tên cai Anh" nhưng lại khai man lý lịch là thành phần công nhân. Còn việc vào Đảng của Lê Đức Anh cũng lắm chuyện mờ ám. Nghe đâu cho đến nay vẫn không tìm ra được người giới thiệu? Đại tá Nguyễn Văn Hội, nguyên Chủ nhiệm Phòng không Quân khu Thủ đô từng kể chuyện với mọi người trong đó có ta, trước khi làm đại đội trưởng thì Lê Đức Anh là chính trị viên. Nhưng sau đó, vì Lê Đức Anh không phải là Đảng viên nên phải chuyển sang làm đại đội trưởng. Thế mà sau này lại khai lý lịch là vào Đảng năm 1936.
Có phải Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở 66 Hàng Bông Nhuộm?
Có phải Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã chết bất đắc kỳ tử trên bụng Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Trung Chiến (nay là Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế)?
Cũng như thế có phải Võ Nguyên Giáp còn tồn tại nhiều vấn đề thuộc về lịch sử như nhà ngươi đã nêu ra không?
Tất cả những vấn đề đó, ngoài những vấn đề đã rõ như những chuyện bê bối của bè lũ 4 tên họ Lê: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu (chắc là con cháu của tên Tể tướng gian thần Lê Văn Thịnh thời Lý) thì nhiều việc khác còn phải chờ lịch sử phán xét.
Nhưng lịch sử căn cứ vào đâu để phán xét. Theo ta, đối với lịch sử Việt Nam hiện nay có thể căn cứ vào hai tiêu chuẩn để đánh giá một con người. Đó là Bác Hồ và Nhân Dân. Chắc rằng nhà ngươi cũng đồng tình với ta lấy hai tiêu chuẩn này như là một chất thuốc thử màu nhiệm nhất để đánh giá các nhân vật trên đây, vì trong tài liệu ta thấy nhà ngươi vẫn luôn nhắc đến Bác Hồ, luôn nhắc đến nhân dân. Vậy trước hết ta hãy lấy hai tiêu chuẩn này để đánh giá về anh Văn.
Một là Bác Hồ đối với anh Văn như thế nào.
Chắc nhà ngươi cũng biết chính Bác Hồ là người đã giới thiệu anh Văn vào Đảng. Chính Bác Hồ là người đã giao cho anh Văn cùng với một số đồng chí khác mở lớp huấn luyện chính trị cho hơn 40 đồng chí ở Nậm Quang (Quảng Tây) năm 1941. Đây là vốn liếng cán bộ đầu tiên của thời kỳ cách mạng mới.
Chính Bác Hồ đã giao cho anh Văn đứng ra thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng hiện nay.
Chính Bác Hồ đã bổ nhiệm anh Văn giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và uỷ nhiệm cho anh Văn ký nhiều sắc lệnh thời kỳ đầu của chính quyền cách mạng.
Chính Bác Hồ đã bổ nhiệm anh Văn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và anh Văn đã giữ chức này cho tới ngày toàn thắng.
Chính Bác Hồ đã ký lệnh phong hàm Đại tướng cho anh Văn từ năm 1948 và là vị Đại tướng đầu tiên của quân đội ta.
Chính Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã cử anh Văn làm Bí thư Đảng uỷ kiêm Tư Lệnh Chiến dịch Biên giới. Chiến dịch đã thắng lợi vẻ vang và ngày 19 tháng 12 năm 1950, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 447/SL tặng thưởng anh Văn Huân chương Hồ Chí Minh, và anh Văn đã trở thành người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương cao quý này. Sắc lệnh ghi rõ: "Tặng thưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh về thành tích: Đã chỉ huy Quân đội và Dân quân chiến thắng giặc trong năm năm kháng chiến trên các chiến trường, đặc biệt trong trận bảo vệ Việt Bắc Thu đông 1947 và trong Chiến dịch giải phóng Biên giới mùa thu 1950."
Chính Bác Hồ đã đề cử anh Văn làm Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận, và giao cho quyền: "Tướng quân tại ngoại". Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, trong đó có công lao đóng góp to lớn của anh Văn với quyết định thay đổi cách đánh mà lịch sử đã công nhận như trên đã nói. Chỉ riêng quyết định này thôi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng được ghi nhận là một danh tướng của các thời đại.
Cho đến khi Lê Duẩn, Lê Đức Thọ dựng lên vụ án chống Đảng, vu cho anh Văn là người cầm đầu và đề nghị thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bác Hồ đã kiên quyết gạt đi. Bác nói: "Cứ để đồng chí Văn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh cho đến ngày toàn thắng."
Bấy nhiêu sự kiện lẽ nào chưa đủ để nói lên sự tin tưởng tuyệt đối của Bác Hồ đối với anh Văn hay sao? Chính nhà ngươi cũng đã nói Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vô cùng sáng suốt, biết nhìn người chọn người một cách chính xác. Vậy thì những tội trạng mà nhà ngươi theo lệnh của ai đó, gán ghép cho anh Văn thì hóa ra là Bác Hồ sai ư? Chọn nhầm người ư? Xin nhà ngươi hãy trả lời cho ta điều đó!
Trong bản tài liệu vu khống của nhà ngươi ta còn đọc thấy ở trang 13, dòng 4, dòng 5 nhà ngươi viết như sau: "Nhận xét các đồng chí lãnh đạo phải do Trung ương, Bộ Chính trị và quần chúng nhân dân". Ta đồng ý với nhà ngươi như thế và hãy xem xét, ngoài tiêu chuẩn Bác Hồ ra thì hai tiêu chuẩn nhà ngươi đề ra này đối với anh Văn như thế nào?
Ai cũng biết Huân chương Sao Vàng là Huân chương cao quí nhất của Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng cho những đồng chí có công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc. Do đó khi quyết định, Bộ Chính trị cần phải xem xét rất cẩn thận kỹ càng. Kết quả là Bộ Chính trị đã nhất trí tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Vậy nếu như tội trạng mà nhà ngươi nêu ra trong tài liệu là đúng thì làm sao Bộ Chính trị lại đi đến quyết định như thế. Bộ Chính trị quyết định tặng thưởng anh Văn Huân chương Sao Vàng chính là minh chứng hùng hồn nhất, là sự ghi nhận công lao to lớn của anh Văn đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc.
Còn nếu như anh Văn là phần tử chống Đảng với 7 tội như nhà ngươi nêu ra, (chọn đúng 7 tội chắc định bắt chước Chu Văn An ngày xưa dâng sớ Thất Trảm chăng?) trong đó có tội móc nối với nước ngoài, mà lại vẫn được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng thì Bộ Chính trị là một tập thể bậy bạ hay sao? Nhà ngươi hãy trả lời ta điều này.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là Nhân dân. Đây là liều thuốc thử mầu nhiệm về một con người, về một sự kiện. Rất tiếc ở ta không có cơ quan thăm dò dư luận công khai như một số nước. Nếu có thì số phiếu về uy tín của Võ Nguyên Giáp chắc chắn lúc nào cũng trên 95%, nếu không nói là 100%. Ta không nói là 100% bởi vì còn một số người bán rẻ nhân phẩm như nhà ngươi, tự nguyện làm tay sai cho một bọn người có chức có quyền tồi tệ hiện nay. Cho đến thời điểm này bọn chúng đã hiện nguyên hình là một băng nhóm Mafia cực kỳ nguy hiểm, nhưng ném đá dấu tay. Hồi Đại hội 7, chính Lê Đức Anh là tác giả của kịch bản Sáu Xứ, Năm Châu để vu cáo anh Văn là người cầm đầu nhóm bè phái trong Đảng. Có thể nói đây là vụ án chính trị xấu xa nhất, bỉ ổi nhất mà thủ phạm không ai khác chính là Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, giao cho Đoàn Khuê, Tổng tham mưu trưởng và Hai Văn, Cục trưởng Cục tình báo thực hiện, còn chính mình thì giả vờ ra Đồ Sơn nghỉ mát, giả câm giả điếc coi như không hay biết gì. Bây giờ lại thêm vụ Đặng Đình Loan mà kịch bản và đạo diễn vẫn chính là Lê Đức Anh. Có thể nói Đặng Đình Loan là một trong những ung nhọt tồi tệ nhất trong lịch sử Đảng ta, lịch sử đất nước ta. Làm thế nào mà một thằng B quay, bị khai trừ khỏi Đảng trở thành một "cố vấn đặc biệt" của Bộ Chính trị như thế. Một ban lãnh đạo Đảng, một Nhà nước, một Chủ tịch nước mà lại đi sử dụng một thằng cha căng chú kiết như vậy làm người phát ngôn cho mình thì chẳng còn trời đất nào nữa. Nguyễn Nam Khánh vào Trung ương, Trần Hoàn được ở lại Trung ương hai khóa liền đều có bàn tay của mưu sĩ Đặng Đình Loan cả. Nó chỉ cần rỉ tai Lê Đức Anh thì một tên tướng cướp cũng có thể vào Trung ương. Đau đớn thay cho Dân tộc ta, cho Đảng ta. Và nhục nữa. Đất nước nghìn năm văn hiến mà phải chịu một nỗi nhục thế này mà chúng ta chịu im tiếng hay sao? Lẽ ra phải nói rõ sự thật này để Quốc hội cách chức Chủ tịch nước Lê Đức Anh chứ không thể để hạ cánh an toàn như thế. Mà lại còn tuyên dương công trạng mới thực là khôi hài. Rõ ràng cả đất nước đang sống trong vở "Bi hài kịch lớn". Nguyễn Nam Khánh ký cho Loan 200 triệu, Trần Hoàn ký cho Loan 500 triệu để in tiểu thuyết "Đường thời đại". Thế mà cả hai được vào Trung ương, được ở lại Trung ương thêm nhiệm kỳ nữa. Than ôi! Liệu trên trái đất này còn nơi nào như thế này nữa không?
Nhưng cho dù thế nào đi nữa, các người cũng không thể che hết cả trời xanh. Dù cho các người có giở mọi thủ đoạn, mọi mưu ma chước quỷ, hòng bôi nhọ Võ Nguyên Giáp, thì hình ảnh cao đẹp của vị tướng tài ba ấy, một vị tướng mà trước hết là một người lính cụ Hồ, là người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, vẫn sẽ mãi mãi đậm nét trong triệu triệu trái tim, khối óc người dân Việt Nam. Tên tuổi và công lao của ông cũng sẽ sống mãi với sự phán xét công bằng của nhân dân, của lịch sử. Còn lũ các người sẽ nhận được một kết quả ngược lại: Càng bôi nhọ Võ Nguyên Giáp bao nhiêu thì hình ảnh Võ Nguyên Giáp càng sáng chói bấy nhiêu, với khẩu hiệu từ lâu đã trở thành ngôn ngữ thế giới: "Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp."
Cuối cùng, ta có một lời khuyên chân thành với các người. Hãy mau mau tu tỉnh, tuy muộn nhưng vẫn còn kịp, sống cho trung thực, cho có đạo lý, để xứng với người dân của đất nước Việt Nam, con Rồng cháu Lạc, đừng làm tay sai, bám đít mãi bọn có chức có quyền nhưng đã mất hết nhân cách hiện nay. Lịch sử sẽ tha thứ cho các người nếu các người chịu "cải tà quy chính". Các người hãy lấy sự nghiệp đoàn kết dân tộc làm trọng. Đối với kẻ thù, Đảng ta còn gọi: "Khép lại quá khứ, nhìn tới tương lai". Thế mà các người lại tốn bao nhiêu thời gian đi bới móc chuyện cũ nội bộ trong Đảng ra. Ta thực không muốn nói ra những chuyện trên đây. Đọc những lời bịa đặt của Đặng Đình Loan, ta đã nín nhịn, cho đó chỉ là một con chó cắn càn, không cần chấp. Đến hồi ký của Trần Quỳnh ta cũng chẳng cần chấp vì không ngờ nó vô liêm sỉ và trắng trợn đến thế. Thế mà cũng đã từng là Uỷ viên TƯ, đã từng là Phó Thủ tướng. Ta không lên tiếng vì đoan chắc Trần Quỳnh nhất định sẽ bị Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Tổ chức TƯ hoặc Bộ Nội vụ sẽ có biện pháp nghiêm khắc với Quỳnh. Bởi rõ ràng Trần Quỳnh đã vi phạm nguyên tắc Đảng, tiết lộ cả những chuyện cơ mật trong BCT, dám xúc phạm đến cả Bác Hồ, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Bây giờ lại đến lượt nhà ngươi. Đọc 7 điểm nhà ngươi vu khống anh Văn ta không thể nào ngồi yên được. Nhà ngươi đã buộc ta phải nói lên những điều ta không muốn nói và cũng không nên nói. Nhưng một tội ác không được ngăn chặn thì nó sẽ càng lấn tới. Các cơ quan chức năng không ngăn chặn thì quần chúng phải ngăn chặn. Đó chính là mục đích bài viết của ta. Ta và các bạn hữu Cựu chiến binh của ta chỉ có một mong muốn các ngươi hãy chấm dứt ngay cái trò vu khống đê tiện bỉ ổi này. Hãy để lịch sử và nhân dân phán xét. Còn lúc này, hãy cùng nhau đoàn kết xung quanh Ban Chấp hành TƯ Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư Đỗ Mười, tranh thủ thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, đưa công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đến thắng lợi hoàn toàn, tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã công bằng, văn minh.
Chúc sức khỏe.
T.A.
hết: Phụ lục 2: (Do bạn đọc bổ xung) , xem tiếp: Phụ lục 3 Do bạn đọc bổ xung

 
Mây mù thế kỷ
Phụ lục 3 Do bạn đọc bổ xung
Ai là tác giả bài viết Về Tài Liệu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Anh Văn Của Chúng Ta?
Vừa qua rất nhiều người trong giới cán bộ lão thành nghỉ hưu đã được đọc một bài viết mang tựa đề "Về tài liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - anh Văn của chúng ta". Bài viết với nhiều tư liệu đã vén lên bức màn che đậy nhiều chuyện "thâm cung bí sử" của những vua chúa thời nay đã xảy ra trong các vương triều cộng sản từ hơn nửa thế kỷ qua ở Việt Nam.
Sự hấp dẫn của những tư liệu trong bài viết đã khiến nhiều tờ báo của ngoại quốc và Việt kiều đăng tải lại nguyên văn hoặc trích đoạn. Đặc biệt, khoảng trung tuần tháng 2/1998 đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã trích đọc nhiều đoạn quan trọng của bản tài liệu này. Do đó, ảnh hưởng vang dội của bản tài liệu đối với thính giả ở trong và ngoài nước càng thêm mạnh mẽ. Nhưng, có một điều mà tất cả mọi người quan tâm đến sự kiện trên đều băn khoăn tự hỏi: người mang bút danh T.A - tác giả thật của bài viết là ai vậy? Sự quan tâm đó là chính đáng bởi nó liên quan đến độ tin cậy của tài liệu.
Xin giới thiệu bài viết của một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông không chỉ là người biết tường tận những sự việc đã diễn tiến xung quanh bản tài liệu, mà còn cho chúng ta thấy rộng hơn, sâu hơn một số chi tiết của tài liệu nói trên. Bởi vậy bài viết của ông sẽ giải đáp câu hỏi trên cho bạn đọc. Dưới đây là nguyên văn bài viết đó.
Đọc xong bài viết "Về tài liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - anh Văn của chúng ta" hẳn mọi người đều muốn biết tác giả là ai mà biết tường tận nhiều chuyện cơ mật trong nội bộ giới cầm quyền chóp bu đến như vậy?
Khác với những bài viết nặc danh từ trước đến nay, thường có một cái gì khuất tất, mờ ám và khó tin. Ngược hẳn lại, ở bài viết này tác giả đã gây một ấn tượng thật sửng sốt cho người đọc bởi tính thuyết phục và độ tin cậy rất cao của những tư liệu có một không hai từ trước tới nay ở chốn "Cung đình".
Cũng chính vì vậy mà người đọc càng muốn được biết cái người xưng "TA" trong bài viết đích thực là ai vậy? Xin được bật mí mà nói ngay rằng: Người đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là vị Đại tướng lừng danh của hai cuộc kháng chiến, thần tượng của biết bao cựu chiến binh vẫn thường được gọi một cách trìu mến bằng cái tên giản dị là "Anh Văn" vậỵ Chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng: bản tính của tướng Giáp vốn điềm tĩnh, ôn hòa, thậm chí nhẫn nhục nữa. Từ trước đến nay ông vẫn thường giữ im lặng trước những sự công kích của các đối thủ chính trị của mình. Vậy tại sao lần này ông lại phản kích với một thái độ quyết liệt đến như vậy?
Xin thưa, một người thông minh như tướng Giáp, ông thừa hiểu rằng mọi chiến dịch vu cáo, chụp mũ cho ông từ trước tới nay chẳng những không làm hại được thanh danh của ông, mà ngược lại, chỉ khiến ông càng thêm nổi tiếng. Chẳng hạn, người ta đặt điều nói rằng chính ông mới là người đứng đầu nhóm chống Đảng động trời vào năm 1967. Điều này thật ra ngay những người trong vụ đó như các ông Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, hay Trần Thư đều đã cho mọi người biết rằng, đó chỉ là một vụ án tưởng tượng mà tập đoàn Lê Duẩn - Lê Đức Thọ dựng lên để thanh toán những người ngoài phe cánh. Như vậy vụ đó nếu có thì phải gọi là vụ án chống tập đoàn Lê Duẩn - Lê Đức Thọ. Vậy mà ông Giáp lại được suy tôn làm lãnh tụ tinh thần của nhóm thì rõ ràng thì càng làm ông thêm nổi tiếng. Thử hỏi như vậy ông cần gì phải lên tiếng?
Xét đến cùng, ngay cả 7 điểm chụp mũ để lên án ông trong cái tài liệu gọi là: ""Tâm sự một đảng viên" chẳng qua cũng chỉ là nhai lại những luận điệu mà trước đây Lê Đức Thọ, hiện nay là Trần Quỳnh và Đặng Đình Loan đã từng vu cáo cho ông mà thôi.
Và có lẽ ông cũng chẳng thèm chấp một kẻ nặc danh hèn hạ đến như vậy làm gì! Nếu như cái kẻ đó không sử dụng đến cái ngón võ thâm hiểm mà những người cộng sản vẫn thường dùng để hạ độc thủ đối với những đối thủ chính trị của họ. Ngón võ đó một số những nhân vật trong vụ Nhân văn - Giai phẩm đã từng là nạn nhân. Nên người ta đã hóm hỉnh gọi đó là miếng võ "Bóp hạ bộ". Â'y là chuyện vu cáo về mối quan hệ bất chính của ông đối với cô giáo dạy đàn piano Hồng Hạnh, vợ nhà văn Đào Vũ, đã được viết bằng những lời lẽ thật bỉ ổi trong: "Tâm sự một đảng viên" (trang 12). Xin trích nguyên văn:
".... Về đời tư (tức là tướng Giáp) đây là con người rất "trong sạch". Nhưng đồng chí Chấn, bác sĩ đã từng kể: "Ông Văn nhờ vợ Đào Vũ dạy piano, nhưng không thấy dạy gì mà lại xơi tái vợ Đào Vũ. Như vậy thì có phải là "đứng đắn, trong sạch không?"
Thật ra, chuyện ông học nhạc, học đàn hơn 30 năm về trước là có thật. Nhiều người còn biết ông học nhạc lý với nhạc sĩ Tô Vũ và học dương cầm với Hồng Hạnh, và ngay từ hồi đó đã có những tin đồn về mối quan hệ bất chính của ông với Hồng Hạnh. Song chẳng mấy ai tin bởi họ đều biết nguồn gốc của tin đó là do bộ phận "thả vịt" của ngài Lê Đức Thọ tung ra để bêu xấu ông.
Điều trớ trêu là ngày nay đám hậu duệ của Lê Đức Thọ dám cả gan sử dụng chính cái gã "chăn vịt" đểu cáng trước kia - mà ông và nhiều người trong vụ án "xét lại chống Đảng" trong quân đội còn nhớ tên hắn là K.CHI - một cái tên mà chỉ nghe nhắc đến đã đủ làm ông sôi máu. Huống hồ chính hắn lại là kẻ ngang nhiên viết lại trên giấy trắng mực đen những điều cực kỳ bỉ ổi để bôi nhọ thanh danh ông một lần nữa. Thử hỏi làm sao ông có thể dung thứ?
Hơn ai hết, ông vốn cho rằng hủ hóa là điều dị ứng nhất - theo quan điểm về đạo đức của những người cộng sản - mà ông vẫn tự xem mình như một người Cộng sản chân chính. Ngoài ra, trong chuyện này đâu phải chỉ có vấn đề danh dự của riêng ông bị xúc phạm, mà hiển nhiên còn liên quan đến danh dự của gia đình Hồng Hạnh và Đào Vũ.
Bởi vậy chẳng phải ngẫu nhiên trên tạp chí Thế Giới Mới số 274, ra ngày thứ hai 23.02.1998 - chắc rằng có sự vận động tế nhị của ai đó - đã cho đăng bài báo với tựa đề: "Chuyện người nhạc sinh đại tướng" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung kể lại câu chuyện học đàn nghiêm túc với cô giáo Hồng Hạnh hơn 30 năm về trước nhằm thanh minh trước dự luận. Chỉ riêng chuyện này đã chứng tỏ ông quan tâm tới vấn đề danh dự đến mức nào! (Xin đăng kèm bài đó ở trang phụ bản để bạn đọc tiện tham khảo).
Và đây chính là lý do khiến ông phản ứng với một thái độ quyết liệt thường không có trong bản tính của ông - một trí thức rất mực điềm tĩnh, thâm trầm và kiềm chế.
Và chúng ta cũng hiểu vì sao "Vị Đại tướng lừng danh, nhà quân sự lỗi lạc của mọi thời đại "đã hạ cố cúi nhặt chiếc găng thách đấu của một kẻ vô lại nặc danh, theo đúng luật giang hồ mà ông vốn khinh miệt. Nên ông đã gọi kẻ đó là "Ngươi" và xưng TA. Đến đây xin trích nguyên văn đoạn cuối cùng trong tài liệu kể trên để các bạn tự mình suy đoán xem "TA" là ai?
"Đọc những lời bịa đặt của Đặng Đình Loan TA đã nín chịu, cho nó chỉ là một con chó cắn càn, không thèm chấp. Đến hồi ký Trần Quỳnh TA cũng chẳng cần chấp vì không ngờ nó vô liêm sĩ và trắng trợn đến thế. Thế mà cũng đã từng là Uỷ viên Trung ương, đã từng là Phó Thủ tướng. TA không lên tiếng vì đoan chắc Trần Quỳnh nhất định sẽ bị Bộ Chính trị hoặc chí ít Ban Tổ chức Trung ương hoặc Bộ Nội vụ sẽ có biện pháp nghiêm khắc với Trần Quỳnh. Bởi rõ ràng Trần Quỳnh đã vi phạm những nguyên tắc của Đảng, tiết lộ cả những chuyện cơ mật trong Bộ Chính trị (*), dám xúc phạm đến cả Bác Hồ, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Bây giờ đến lượt nhà ngươi. Đọc 7 điểm của nhà ngươi vu khống anh Văn. TA không thể nào ngồi yên được. Nhà ngươi buộc TA phải nói lên những điều TA không muốn nói, và cũng không nên nói. Nhưng một tội ác không được ngăn chặn thì nó sẽ càng lấn tới. Các cơ quan chức năng không ngăn chặn thì quần chúng phải ngăn chặn. Đó chính là mục đích bài viết của TA (trang 13 "Về tài liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - anh Văn của chúng ta".
Và cũng chính vì vậy mà chúng ta đã được chứng kiến một trận đấu thật ngoạn mục, theo đúng luật "ăn miếng trả miếng", một trận thư hùng của hai kỳ phùng địch thủ mà một bên là đích thân tướng Giáp - người anh hùng chống thực dân xâm lược của Điện Biên năm xưa, và một bên là những "người hùng" tàn bạo, từng chỉ huy đội quân viễn chinh xâm lược từ Căm phu chia trở về, nay nắm trọn quyền hành đất nước.
Tóm lại, những gì mà các đối thủ của ông đã hèn hạ vu cáo để nhục mạ ông, thì ông đã vạch ra những xấu xa, bỉ ổi đến tột cùng - hoàn toàn có thực trong đời tư của chúng.
Một loạt những vụ scandal về tình ái, về hủ hóa, về cưỡng dâm... về thủ đoạn man trá... đủ loại đã được ông phanh phui trước dư luận. Mở đầu là câu chuyện "Trung ương Cục cướp vợ của học sinh". Đó chính là hai ông họ Lê: Lê Duẩn - Lê Đức Thọ, nguyên Bí thư và phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Pháp đều đã có vợ con đàng hoàng. Vậy mà vẫn cố tình dùng quyền lực cấp trên để "chôm" cho bằng được hai cô vợ sắp cưới khá xinh đẹp của hai cán bộ dưới quyền làm "bà hai" cho các vị. Rồi những cuộc tình sau này của Tổng Bí thư Lê Duẩn mà tiêu biểu là cuộc tình với bác sĩ riêng Hồ Thị Nghĩa - con gái Hồ Viết Thắng. Và kết quả cuộc tình này, vị Tổng Bí thư lừng danh đã tặng cho ngài cựu uỷ viên khét tiếng là tàn bạo trong Cải Cách Ruộng Đất một đứa cháu ngoại.
Tác giả TA cho biết; đây chính là âm mưu thâm độc của Lê Đức Thọ "yểm" các cụ bằng gái để bịt mồm bịt miệng các cụ, mặc sức cho mình lộng hành. Xin lưu ý bạn đọc từ "các cụ" mà tác giả dùng trong bài viết đắt giá của mình với hàm ý: ngoài Lê Duẩn còn nhiều cụ khác mà vì tế nhị ông không muốn nói ra.
Đọc đến đấy chắc hẳn nhiều vị cách mạng lão thành đã vỡ lẽ vì sao có những cán bộ lãnh đạo ở ngôi thứ cao hơn Lê Đức Thọ trong Bộ Chính trị vẫn không dám trái ý ông ta nửa lời. Xin đơn cử trường hợp của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng chẳng hạn. Vì sao một vị thủ tướng khả kính đến như vậy lại tổng kết cuộc đời làm thủ tướng của mình đầy chua chát như sau:
"Tôi là vị thủ tướng lâu nhất thế giới mà cũng khổ nhất thế giới. Là thủ tướng thật, nhưng tôi chẳng có quyền hành gì hết. Các thứ trưởng, bộ trưởng trong chính phủ - tôi đâu có quyền lựa chọn..."
Thật ra, về việc này nhiều cán bộ cấp cao trong thủ tướng phủ khi đó đều biết rõ như sau:
Lê Đức Thọ biết Thủ tướng Phạm Văn Đồng rơi vào tình trạng khủng hoảng cao độ trong đời sống tình cảm riêng tự Do bà Cúc - phu nhân của thủ tướng hoàn toàn mất trí vì bệnh tâm thần. Vờ tỏ ra thông cảm - sau khi gợi ý thủ tướng cần được chăm sóc chu đáo về sức khỏe cũng như tinh thần để cân bằng lại đời sống tình cảm, có vậy mới phục vụ tốt cho cách mạng! - chính Lê Đức Thọ đã bật đèn xanh cho nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp giới thiệu cho thủ tướng một nữ diễn viên văn công khá xinh đẹp đã nghỉ hưu tên là Trúc được đặc cách là người trực tiếp phục vụ và "săn sóc sức khỏe" cho thủ tướng. Và, thế là việc phải xảy ra đã xảy ra theo đúng kịch bản của ông "trưởng ban Tổ chức thiên tài". Lê Đức Thọ chỉ còn việc cho tay chân lén lút ghi lại cuộc tình mùi mẫn của vị thủ tướng tình cảm và người phục vụ xinh đẹp của ông bằng âm thanh và hình ảnh!....
Đến đây, hẳn chúng ta đã hiểu vì sao vị thủ tướng tội nghiệp đã không dám trái lệnh ông trưởng Ban tổ chức Trung ương đầy quyền uy đến nửa lời.
Rồi đến chuyện những vụ hủ hóa của tân Tổng Bí thư - tướng bao sao Lê Khả Phiêu - từ khi còn là Chính uỷ Quân đoàn 2 năm 1974. Chẳng những đã không bị đào thải bởi "kỷ luật sắt" trong Đảng, mà còn được thăng tiến lên bậc thang cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Rồi chuyện ngài nguyên Chủ tịch nước "Thái Thượng Hoàng" Lê Đức Anh - vốn xuất thân là một tên cai phu đồn điền chuyên nghề đàn áp, bóc lột công nhân tàn nhẫn, nhưng lại khai man lý lịch là "thành phần công nhân". Chuyện vào đảng của Lê Đức Anh lại càng mờ ám. Đến nay vẫn chưa tìm ra người giới thiệu "Thái Thượng Hoàng" vào Đảng (?!). Vậy mà, cùng với Lê Khả Phiêu khi đến gây sức ép với Tổng Bí thư Đỗ Mười về vấn đề nhân sự chủ chốt của Đại hội 8 đã vỗ ngực đe nẹt: "Đảng là chúng ta cả thôi mà".
Rồi vụ cưỡng hiếp cô Xuân ở 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm, Hà Nội của cố Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hoàn.
Và ấn tượng nhất vẫn là cái chết trong tư thế "thượng mã phong" ở ngay trên bụng một nữ Uỷ viên Trung ương Đảng xinh gái Trần Thị Trung Chiến của ngài cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đáng kính! v.v.....
Đọc xong bài viết đấy tính chiến đấu của ông, hầu hết mọi người đều bàng hoàng, sửng sốt. Bởi họ không thể ngờ giới cầm quyền cộng sản chóp bu từ mấy chục năm qua ở trên đất nước này lại man trá, trắng trợn, nham hiểm và tha hóa tột cùng về đạo đức đến như vậy. Cho nên, cũng thật chí lý khi ông đưa ra nhận xét về giới cầm quyền hiện nay rằng: "Cho đến thời điểm này, bọn chúng đã hiện nguyên hình thành những băng nhóm Maphia cực kỳ nguy hiểm".
Sau hết, chúng ta thấy chiến dịch vu cáo những người trung thực có công lao trong hai cuộc kháng chiến, đứng đầu là tướng Giáp, nhằm mục đích đen tối của giới đương quyền đã hoàn toàn phá sản. Bởi lẽ những kẻ chủ mưu vốn thừa xảo quyệt, nhưng lại thiếu thông minh để hiểu ra rằng, khi mở một chiến dịch như vậy, chúng đã sa vào cái "thung lũng chết Điện Biên" do chính chúng tạo ra. Và chính sai lầm chết người này đã tạo điều kiện cho tướng Giáp cùng với các chiến hữu cựu chiến binh trung kiên của ông thừa cơ phản pháo không thương tiếc vào những cái đầu đen tối của chúng. Và cuối cùng, điều mà giới cầm quyền sợ nhất đã xảy ra. ấy là chính tướng Giáp chứ không phải ai khác đã chôn vùi uy tín của chúng. Cũng như ông đã chôn vùi biết bao tướng ta nổi tiếng của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ hơn 40 năm về trước.
Đến đây, hẳn là các cựu chiến binh trung thực của hai cuộc kháng chiến đều hởi lòng, hởi dạ khi thấy anh Văn thần tượng của họ ở tuổi 87 vẫn còn làm nên một "Điện Biên Phủ thứ hai" lừng lẫy đời đời!
Bắc Hà
Cựu chiến binh
hết: Phụ lục 3 Do bạn đọc bổ xung , xem tiếp: 

 

+=
Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh
Bùi Tín- Nhân ngày sinh ông Hồ Chí Minh 19/05


DCVOnline: Bài viết dưới đây được trích từ tác phẩm mới nhất của nhà báo Bùi Tín với tựa đề “Tâm tình với tuổi trẻ Việt Nam” do nhà xuất bản "Tủ Sách Thời Sự VN và Thế Giới", 6433 Northanna Drive, Springfield, Virginia, USA phát hành năm 2006. Hy vọng những thông tin và phân tích trong bài sẽ giải đáp phần nào nhiều ý kiến bạn đọc trên diễn đàn DCVOnline trong một loạt bài viết chuyên đề về Hồ Chí Minh nhân ngày 19/05.


Ngược hẳn lại, bên tố cáo, lên án, kết tội ông Hồ Chí Minh bằng những danh từ xấu xa nhất: trùm cộng sản khát máu, tội đồ của dân tộc, tay sai cộng sản (CS) Liên xô, tay sai Trung cộng, bán nước hại dân, với tính khí xảo trá, lật lọng, lừa dối, đạo đức giả, hoang dâm. Tôi kể các dẫn chứng sau đây để bạn đọc, nhất là các bạn trẻ trong nước rộng đường xem xét, theo tinh thần minh bạch, trong sáng, công khai, không thiên vị, không áp đặt và thành kiến.

Bên này đặt ra nhiều câu hỏi, như :

● Sao lại có nhiều ngày khai sinh khác nhau (19 tháng 5, hay 15 tháng 1, hay 20 tháng 9?), các năm sinh khác nhau, 1889?, 1890?, 1892? hay 1895, 1896?; ngày và năm nào là đúng? Việc gì mà khi nắm chính quyền rồi vẫn còn dấu ngày sinh thật? như thế là không ngay thật, không minh bạch.

● Việc anh thanh niên Nguyễn Tất Thành gửi đơn xin vào họcTrường thuộc địa của Pháp (đào tạo quan lại bản xứ cho thực dân) đề ngày 15/9/1911 gửi từ Marseille, còn lưu trữ ở Pháp, sao Hà Nội vẫn không công nhận là có thật? Họ vẫn cứ cố nói lấy được là anh Thành lúc ấy chỉ một lòng đi tìm đường cứu nước!

● Việc ông Hồ có vợ, có nhiều vợ, nhiều mối tình và sống chung với nhiều phụ nữ, từ cô Bière nào đó ở Paris, cô Véra Vassileva ở Moscow, cô Nguyễn Thị Minh Khai ở Hồng kông và Moscow, cô Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu Trung quốc, cô Nông Thị Xuân ở Hà Nội. Bộ máy tuyên truyền Hà Nội vẫn một mực bác bỏ hết, cố giữ nguyên hình ảnh ông Hồ không hề nghĩ đến tình cảm riêng tư, một lòng hy sinh cho cách mạng. Có vợ, có người tình thì có gì là xấu xa, còn cho thấy ông cũng là con người bình thường, việc che dấu chỉ làm tăng thêm niềm nghi ngờ về những chuyện khác hệ trọng hơn. Chính cô tiến sỹ sử học Mỹ Sophia Quinn Judge đến Hồng Kông, Quảng Châu, Paris, Moscow để viết rõ ông Hồ chung sống ra sao với bà Minh Khai, 2 người khai rõ với Văn phòng đệ tam Quốc tế và Trường Phương Đông là vợ chồng, ở chung hơn 6 tháng trong một buồng nhỏ ở ký túc xá. Chẳng lẽ đó là tài liệu giả?, “vì hoạt động bí mật nên phải đóng giả vợ chồng”, như một vài cán bộ tuyên huấn chống chế một cách gượng gạo, vì đây là khai với Quốc tế CS kia mà!

- Ông Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà ngiên cứu sử học Trung quốc đăng trên tạp chí Đông Nam Á tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) số tháng 11/2001 bài “Hồ Chí Minh và người vợ Trung quốc Tăng Tuyết Minh” tả rõ đám cưới 2 người vào tháng 10 năm 1926 tại nhà hàng Thái Bình giũa thành phố Nam Ninh, có bà Thái Sương, bà Đặng Dĩnh Siêu vợ ông Chu Ân Lai dự. Ban tư tưởng và văn hoá cấm báo trong nước dịch đăng bài này. Cũng lại sợ một sự thật nữa! Trước đó, hai nhà báo Bùi Đình Kế và Kim Hạnh bị vạ khi đưa tin có thật này trên báo .

● Mối quan hệ giữa ông Hồ và cô gái Tày Nông Thị Xuân cũng cần làm rõ. Sự việc bị tiết lộ khi ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên là Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng sau là Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, hồi 1983 là Chủ tịch Quốc hội đã nhận một lá đơn-thư đề ngày 29/07/1983 của anh thương binh có vợ là cô Nguyễn thị Vàng, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao bằng. Thư kể rằng: cô Vàng có chị họ là Nông thị Xuân, tên khác là Nguyễn thị Minh Xuân. Năm 1955, 2 cô được đưa về Hà Nội ở trên gác số nhà 66 hàng Bông Nhuộm. Cô Xuân buộc phải phục vụ bí mật ông Hồ. Năm 1956 cô sinh con trai, tên là Nguyễn Tất Trung do chính ông Hồ đặt, gởi ông Nguyễn Lương Bằng rồi ông Chu Văn Tấn, và cuối cùng là ông Vũ Kỳ nuôi, đổi tên là Vũ Trung, nuôi cùng 2 con trai ông Vũ Kỳ là Vũ Vinh và Vũ Quang. Lá thư tố cáo Trần Quốc Hoàn, uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng Công an đã hãm hiếp nhiều cô gái, trong đó có cô Xuân rồi mang đi thủ tiêu cô Xuân qua một “tai nạn ô tô” đêm 11/02/1957, và cô Vàng sau đó (khi 2 cô 23 tuổi); lá thư khẩn thiết yêu cầu làm rõ vụ án kinh khủng này. Trước khi mất, ông Nguyễn Hữu Thọ chuyển lại cho người thân giữ cẩn mật lá thư, dặn là để công bố khi thuận lợi cho công lý (các bạn có thể tìm đọc lá thư này trên mạng internet đối - thoại , ở mấy trang cuối phụ lục cuốn “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên. Hiện lá thư là đồ quốc cấm trong nước, mặc dù họ leo lẻo: dân biết, dân làm chủ, quyền được thông tin trung thực, tính công khai, minh bạch, trong sáng! Có ai tình nguyện điều tra làm rõ vụ án này?

● Các đảng viên các đảng Quốc Dân đảng, Đại Việt, Duy Dân, Phục Quốc, Trốskýt…, các tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tín lành, Cao Đài, Hoà Hảo… lên án ông Hồ về trách nhiệm trong việc thủ tiêu giết hại các đảng viên, thủ lãnh và tín đồ của họ; con số này chưa xác định là bao nhiêu, có thể rất lớn. Họ cho rằng việc đặt cho đường phố các tên Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… chỉ là đạo đức giả vì nếu các vị này còn sống ắt không “nuốt” nổi chủ nghĩa CS và ắt sẽ bị chung số phận với những Trương Tử Anh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ rồi ! (bị Việt Minh và đảng CS giết sau Cách mạng tháng Tám 1945).

● Nhiều nhà lãnh đạo các đảng trên đây tố cáo ông Hồ đã mù quáng theo một học thuyết sai lầm có hại, mặc dầu lúc ấy đã có nhiều nhà chính trị văn hoá uyên bác như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Phạm Duy Tốn… cảnh báo rõ rằng chủ nghĩa cộng sản là học thuyết sai lầm, nguy hiểm, mục đích nhân từ (xã hội không giai cấp, 4 biển là nhà) không thể đạt bằng bạo lực, chiến tranh, hận thù và đổ máu. Các vị trên đây cùng sách báo Tây phương từng phê phán rất rõ sự kiện Xô viết Nghệ An hồi 1930 đã mù quáng, quá khích ra sao, khi thực hiện khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”; khi vô sản, bần cố nông thất học nắm được chính quyền thì tai họa khôn xiết kể! Họ tha hồ lùng giết người có học, đốt sách, phá chùa, chẻ câu đối làm củi, chặt đầu tượng Phật, phá bia, hôi của, kích động hận thù dòng họ. Tai họa Xô Viết gây cho xã hội nông thôn gấp nhiều lần và dai dẳng gấp bội sự đàn áp của thực dân. Tai họa CS cho cả nước là tai họa thời Xô viết Nghệ An nhân lên qui mô cả nước với thời gian 60 năm. Do đó, ông Hồ bị lên án là phạm tội nặng (trọng tội) mang tính chất tội ác dai dẳng và có ý thức, mặc dầu đã được ngăn chặn và cảnh báo trước.

- Quan điểm của các chiến sỹ dân chủ về ông Hồ Chí Minh: việc đánh giá ông cần khách quan, toàn diện, khoa học và công bằng. Không nên có định kiến, theo cảm tính và cực đoan. Việc coi ông như thần thánh, không hề có sai lầm, hay coi ông như hồ quỷ cố tình lao vào tội ác đều là quá đáng. Hai cách nhìn trái ngược ấy lại làm điều kiện cho nhau. Sự tuyệt đối phủ nhận thôi thúc sự chống lại bằng sùng bái tuyệt đối. Sự sùng bái tuyệt đối cũng phi lý như là sự phủ nhận tuyệt đối.

Con người là ở giữa thần thánh và ma quỷ. Ông Hồ là con người. Ông đã thành nhân vật lịch sử. Mặt tích cực của ông Hồ không phải là nhỏ. Ông là người lãnh đạo của cuộc Cách mạng tháng Tám, được toàn dân hưởng ứng, kết thúc thời kỳ thực dân và phong kiến, mở ra thời kỳ mới cho đất nước. Dù cho lúc ấy phát xít Nhật đã làm đảo chính ngày 9/3/1945 lật đổ thực dân Pháp trao “độc lập” cho vua Bảo đại, nhưng vẫn còn viên toàn quyền Nhật ngự trị ở Phủ toàn quyền.

Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Hồ chí Minh còn lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, còn gọi là cuộc chiến 9 năm, đến thắng lợi, với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp phải từ bỏ Việt Nam. Ý kiến cho rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không cần thiết vì các thuộc địa sẽ sớm muộn được trao trả độc lập, như Ấn độ, Nam Dương (Indonesia), Malaysia; ý kiến này không có sức thuyết phục vì thái độ của Pháp lúc ấy khác hẳn với Anh trong chính sách thuộc địa. Như phần trên đã nói, chính giới Pháp rất lạc hậu nghĩ lầm rằng để khôi phục quy chế cường quốc sau khi phải đầu hàng Đức và bị Đức chiếm đóng thì nhất thiết phải phục hồi hệ thống thuộc địa; do đó có chiến tranh Việt Nam và Algeria. Chính giới Anh sau khi đại thắng Hít-le không có mặc cảm như Pháp nên rất rộng rãi với thuộc địa của họ.

Đáng chú ý là 2 thành tựu tích cực trên đây gắn liền với lãnh tụ Hồ Chí Minh không dính dáng trực tiếp gì đến học thuyết cộng sản, thậm chí chính vì không dính dáng trực tiếp với học thuyết cộng sản mà mới có thắng lợi; ông Hồ phải tuyên bố giải tán đảng vào tháng 11/1945, và một mực thanh minh rằng: không! tôi không phải là người cộng sản. Sự khôn ngoan của ông là ở đó.

Theo các chiến sỹ dân chủ, mặt tiêu cực của ông Hồ là ở chỗ nào? Trước hết có thể nói rằng ông Hồ là người yêu nước, nhưng yêu nước theo kiểu riêng của ông, theo sự hiểu biết và niềm tin của ông. Ông Hồ từng trả lời khi được hỏi: ông Ngô Đình Diệm là người thế nào, rằng: “Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ta”. Không thể nói ông Hồ không yêu nước - như không ít người ở hải ngoại một mực khẳng định, ông từng bị thực dân truy lùng, xử tử hình vắng mặt, bị thực dân Anh bắt giam và xử án ở Hông kông, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ hàng năm trời…, chỉ vì thật sự ông có ý chí đấu tranh bất khuất cho nền độc lập nước nhà.

Khi 30 tuổi, tự nhận là còn non nớt về chính trị, nghe tiếng Pháp còn chưa rành, ông tham dự một cuộc họp của đảng xã hội Pháp ở Tours năm 1920, được biết đệ Tam Quốc tế Cộng sản chủ trương giải phóng thuộc địa, thế là ông gửi trọn niềm tin vào tổ chức này; sau đó được đọc một luận văn ngắn của Lê-nin cũng về vấn đề giải phóng thuộc địa ông ôm bài báo vào ngực hét toáng lên giữa đêm khuya: “Anh sáng đây rồi! con đường giải thoát đây rồi!”, để rồi sau đó bắt cả dân tộc đi theo, không còn cựa quậy gì được nữa, suốt hơn 70 năm ròng. Sự hăm hở, bốc đồng, nhẹ dạ của anh thanh niên tự nhận là “non nớt về chính trị” đã quyết định số phận dân tộc ta như vậy.

Các chiến sỹ dân chủ hiện nay đều nhận ra rằng qua thử nghiệm của gần một thế kỷ, chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đệ Tam Quốc tế áp dụng đã phá sản triệt để cả về lý luận và thực tiễn, vì nó thiếu cái lõi nhân văn, cái lỗ hổng tệ hại của nó là quyền tự do cho mỗi con người, là xã hội dân sự cho đất nước.

Đây có thể là lầm lẫn lớn nhất của ông Hồ. Con người ai chẳng lầm lẫn!

Con người có dại mới nên khôn
Ai nên khôn chẳng dại đôi lần!


Chính ông Hồ từng nói: “Chỉ có con người còn trong bụng mẹ hay con người đã nằm trong quan tài mới không phạm sai lầm”. Nhưng chọn một học thuyết sai lầm, cho riêng mình thì không nói, nhưng cho một tổ chức, cho một chính đảng, lại là một chính đảng cầm quyền, lại là độc quyền không chia sẻ cho ai, không suy suyển trong mấy chục năm dài, thì lầm lẫn “vĩ đại” đến vậy thật là tai họa kinh hoàng.

Lầm lẫn - mà không phải cố tình phạm sai lầm, vì lúc 30 tuổi, anh Nguyễn Tất Thành sau khi có ý định gần mười năm trước vào học trường thuộc địa để thành đạt trong cuộc đời vẫn có thể đổi ý trong môi trường chính trị tự do Pháp để chân thành chọn con đường của Lê-nin như không ít thanh niên và trí thức Pháp hồi ấy.

Anh thật lòng tin rằng con đường Mác – Lênin là con đường đúng nhất, hay nhất, đáng chọn nhất, hơn hẳn con đường của Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Cường Để.

- Nay học thuyết Mác – Lênin đã không còn sức sống ở Liên Xô, đang chỉ còn cái bóng mờ nhạt ở Trung quốc, ta có thể trách ông Hồ là ông từng sống ở Moscow suốt từ 1924 đến 1938, giữa những năm khủng bố đỏ rùng rợn nhất của Staline,- khi mỗi ngày báo đảng Pravda đăng tin xử bắn hết uỷ viên bộ chính trị này đến ủy viên trung ương khác, và hàng sâu “tên phản động”, vậy mà ông vẫn sùng bái “trùm tội ác của các thời đại” đến tuyệt đối, sùng bái chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp đến tuyệt đối, thì cái “tâm” và cái “trí” ông ở đâu?

- Tôi từng gặp và nói chuyện với 4 vị luật sư của nước ta: Trần Công Tường, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Anh, cả 4 đều nhận xét, ca thán, có lúc phẫn nộ về sự coi thường luật pháp của chính ông Hồ. Việc đóng cửa trường đại học luật ngay sau tháng 8-1945, việc chấm dứt đào tạo và xử dụng luật sư, việc các toà án nhân dân chỉ xử theo chỉ thị của đảng, việc quốc hội dưới thời ông không thực hiện chức năng làm luật, gây nên vô vàn bất công oan trái, người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS Hồ Chí Minh.

Do đó có thể nói lỗ hổng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần dân chủ pháp trị, là tinh thần đa nguyên đa đảng, là tự do báo chí, tự do tôn giáo,tự do bầu cử đầy đủ trên cơ sở một nền dân chủ có luật pháp nghiêm, bình đẳng cho mọi công dân. Cái lỗ hổng to tướng ấy con cháu của ông hiện vẫn đang phải ra sức lấp đầy một cách gian truân, trước hết bởi các chiến sỹ dân chủ trong và ngoài nước.

- Về tư tưởng Hồ Chí Minh: hiện trong nước tư tưởng Hồ Chí Minh được nói đến nhiều vô kể, những luận văn dài lòng thòng rất ít nội dung thực chất.

Trước hết ông Hồ luôn nói rằng ông không có tư tưởng gì riêng cả. Mọi tư tưởng cách mạng, Mác, Lênin, Stalin và Mao đã nói lên hết rồi.

Ông nói ông chỉ để lại cái tác phong, cái cách sống: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thế thôi.
Nếu mang “Hồ Chí Minh toàn tập” ra đọc, đánh dấu, thống kê, ghi chép thì điều mà ông viết, nói, căn dặn nhiều nhất là: nước ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua chủ nghĩa tư bản, hay: bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Do đó mà vừa cải cách ruộng đất xong đã bắt dân vào hợp tác xã. Chưa gì đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Chưa gì đã xoá bỏ tư hữu.

Từ năm 1986, Đại hội VI đề ra chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đó là sự từ bỏ tư tưởng trung tâm trên đây của ông Hồ, không bỏ qua nữa mà là quay lại với chủ nghĩa tư bản. Đơn giản thế thôi. Nhưng còn cố đèo thêm cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là để chữa thẹn, thế thôi!

Khôn mà không ngoan ! Chỉ vì cái đuôi lòng thòng “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà các đoàn thương lượng Việt nam về gia nhập WTO (tổ chức thương mại quốc tế) luôn bị chất vấn là: rõ ràng đây chính là sự can thiệp của nhà nước, cho nên không phải thị trường tự do, từ đó nhà nước luôn tác động về giá cả, thuế khoá, bù giá, định giá, ưu đãi của ngân hàng nhà nước, như trong vụ cá ba sa, quần áo, dày da …, rõ ràng là cái đuôi lôi thôi, nặng nề, phiền phức vì đến nay chưa có ai định nghĩa nổi thế nào là “xã hội chủ nghĩa”, đang còn phải nghiên cứu, tìm tòi chán!

- Thế còn việc UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh“Danh nhân Văn hoá Thế giới” thì thế nào? Người bảo có, người bảo không, sự thật là thế nào? Tôi từng dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba đình Hà Nội vào ngày 19/5/1990, có một số bạn bè quốc tế dự đến từ Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam-bốt, Pháp, Anh, Algeria… Tôi gặp ông A. Patti (người Mỹ, trong tổ chức tình báo OSS từng có mặt ở Việt Bắc và Hà Nội hồi cách mạng tháng Tám 1945) tại đây; có ông R. Chandra, người Ấn độ, nguyên trước kia là chủ tịch Hội đồng Hoà bình thế giới dự. Không có đại diện nào của UNESCO đến Hà Nội dự. Và cũng không ở đâu UNESCO đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm cả. Để trả lời bạn Phương Nam hỏi, tôi đã đến tìm hiểu tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris (số 7, place de Fontenay). Đầu đuôi là thế này. UNESCO có nếp làm việc: nhân kỷ niệm ngày sinh những nhân vật nổi bật của các nước thành viên vào những năm chẵn thứ một trăm (năm sinh lần thứ 1, 2, 3 , 4 hay 5 trăm năm) thì các nước gửi đề nghị đến UNESCO, UNESCO ghi nhận, xem xét và khuyến cáo các nước thành viên tham gia và Chủ tịch UNESCO có thể ủng hộ, hỗ trợ các nước ấy nếu cần. Vì đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hoá nên người được đề nghị phải có hoạt động nổi bật về 1 trong 3 mặt này. Cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 từ 20/10 đến 20/11/1987 tại Paris xét thư đề ngày 14/07/1987 của bộ trưởng Võ Đông Giang, chủ tịch UNESCO của Việt Nam, thông báo rằng Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày sinh lần thứ một trăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp 19/5/1990, chủ tịch Hồ Chí Minh còn là “nhà văn hoá xuất sắc của Việt nam”; cuộc họp quyết nghị: - Ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, nhất là ở Việt Nam. Do đó có thể nói là UNESCO có ra nghị quyết về việc kỷ niệm này theo đề nghị của đoàn Việt Nam.

- Cùng trong phiên họp này, UNESCO ghi nhận đề nghị của Liên Xô kỷ niệm lần thứ một trăm ngày sinh của “nhà văn và nhà giáo dục lớn” Semionovitch Makarenko; ghi nhận đề nghị của Cộng hoà liên bang Đức về kỷ niệm lần thứ 500 ngày sinh của nhà “tiên tri cấp tiến” (prédicateur progressiste) Thomas Mùnzer; ghi nhận đề nghị của Thái Lan về kỷ niệm lần thứ 1 trăm ngày sinh của nhà phê bình văn học uyên bác Phya Anuman Rajadhon; và cuối cùng là đề nghị của Thổ nhĩ kỳ (Turquie) về kỷ niệm 4 trăm năm ngày sinh của “nhà kiến trúc kiệt xuất” Sinan, từng xây dựng nhà thờ Hồi giáo kỳ vỹ Suleymaniye giữa thủ đô Istanbul cùng nhiều công trình ở vùng Balkan và các nước Ả-rập, đều vào dịp 1990.

Nhưng... (chính cái “nhưng” này là điều người ta muốn dấu kín) sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ quyết định này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rõ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông Hồ chí Minh lập nên, một chế độ phi nhân - phản văn hoá. UNESCO còn tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh, Úc chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng. Đại biểu Hội cựu chiến binh Pháp do tướng Simon là chủ tịch trực tiếp đến trụ sở UNESCO trình bày rõ gần 9 ngàn tù binh Pháp bị bắt sống ở Điện Biên Phủ chỉ có hơn 5 ngàn trở về là do sự đối xử vô nhân đạo của chính phủ Hồ Chí Minh... Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, thôi, UNESCO không tham gia việc kỷ niệm nữa để bảo toàn uy tín của tổ chức quốc tế này. Còn chính phủ Việt Nam làm gì thì tuỳ họ. Vì chưa đến cuộc họp sau (cách 4 năm mới họp Đại hội đồng) nên vấn đề thay đổi này không kịp đưa ra trước Đại hội đồng UNESCO.

 

Federico Mayor Zaragoza, Tổng giám đốc UNESCO 1987-99 — Nguồn/Ảnh: Juan Carlos Rojas/Notimex-AFP

Gần đến ngày kỷ niệm 19/05/1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập tháng 11/1989; một loạt chế độ cộng sản Đông Âu tan biến, Hà Nội mất một loạt đồng minh; Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi (Senegal) bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Mayor Zaragoza người Tây ban nha; ông này ra hẳn chủ trương: UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một hình thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rõ: không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa.

Đến ngày kỷ niệm, Sứ quán Việt Nam ở Paris vất vả chạy vạy thuê một phòng nhỏ ở trụ sở UNESCO để vớt vát thể diện (phòng họp này bất cứ ai cũng có thể thuê được). Ban quản trị trụ sở UNESCO giao hẹn không được treo ảnh và áp-phích ngoài hành lang, giấy mời chỉ được ghi là dự một tối văn nghệ. Giấy mời của sứ quán in hình Hồ Chí Minh và nền UNESCO bị Văn phòng UNESCO phản đối là “không được phép, không nghiêm chỉnh” (incorrect) phải hủy, và in vội giấy mời khác. Một đoàn múa rối nước từ Hà Nội sang biểu diễn; cuộc kỷ niệm dự định vài trăm, nhưng chỉ có dưới một trăm người Việt của sứ quán và Hội Việt kiều “yêu nước” cùng mươi người của đảng CS Pháp; làm tại trụ sở UNESCO, nhưng không có một quan chức, một nhân viên nào của UNESCO đến dự. Bà giữ thư viện và tư liệu UNESCO trả lời tôi: “Có văn bản lưu trữ về nghị quyết, nhưng không có văn bản lưu trữ nào nói về sự thực hiện, vì UNESCO đã bất động, không làm gì cả, trên thực tế là coi như không có nghị quyết, do hoàn cảnh đặc biệt xảy ra sau đó”.

Đầu đuôi câu chuyện là thế. Chuyện có có không – không có mà thành không là như thế. Cái gọi là “Bác Hồ chúng ta được UNESCO của Liên Hợp Quốc ra nghị quyết tuyên dương, công nhận là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, và UNESCO tổ chức long trọng lễ kỷ niệm” hoá ra là thế, đầu và đuôi là như thế. Cần rõ ràng, minh bạch, tỏ tường như thế.

Về tiểu sử Hồ Chí Minh: Đây là vấn đề có nhiều điều mờ ảo, trái ngược và gây tranh cãi. Ngày và năm sinh; động cơ khi xuất dương; nhiều bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là của chung các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh nữa hay là của riêng ông Hồ; có những năm dài trong tiểu sử tự kể không biết ông làm gì, ở đâu; ông là người có tư tưởng quốc gia hay cộng sản; ông thông minh hay xảo trá; hiền từ hay độc ác; khiêm tốn hay cao ngạo; có tư tưởng riêng hay không; sống đạm bạc khổ hạnh hay ngược lại; đạo đức cao siêu hay đạo đức giả… Xin mời các nhà sử học trẻ nước ta vào cuộc để giải mã những câu hỏi gai góc và lý thú trên đây, với thái độ khách quan khoa học.

Có thể tham khảo rất nhiều sách và tài liệu. Trong nước, có “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của Trần Dân Tiên, “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan, đều do ông Hồ viết; gần đây là những bài viết sâu sắc của nhà nghiên cứu Lữ Phương hiện vẫn sống ở Sài Gòn: Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí MinhHuyền thoại Hồ Chí Minh. Ở ngoài nước có cuốn Ho Chi Minh của nhà sử học Pháp Pierre Brocheux, những bài nghiên cứu của bà nhà báo Mỹ Sophia Quinn Judge, lý thú nhất là bài “Những năm thiếu vắng của Hồ Chí Minh” (The missing years of Ho); đồ sộ nhất là cuốn “Hồ Chí Minh, một cuộc đời” (Ho Chi Minh, a life) của William J. Duiker, giáo sư sử học Mỹ, dày 690 trang. Bộ thông tin Hà nội định dịch cuốn này để in nhưng lại muốn kiểm duyệt khá nhiều đoạn, bị tác giả phản đối: hoặc là in nguyên bản, hoặc là thôi!

Về câu châm ngôn: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Các cuốn tiểu sử trên đây đều có nhắc đến câu nói trứ danh này của ông Hồ. Câu này được khắc bằng vàng trên tường đá vân ngay phòng lớn của Lăng Hồ Chí Minh. Nhưng các nhà sử học phương Tây đều chú ý đến cách giải thích khá là “lương thiện” của Viện Mác- Lênin kiêm Viện nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh rồi trở thành Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện tại. Họ giải thích rằng “tự do” đây đi tiếp với “độc lập”, là chỉ tự do chung của dân tộc, của đất nước, không hề có cái nghĩa tự do của cá nhân theo kiểu tư sản đâu, đừng tưởng bở nhé! Quả là vậy. Câu này ông Hồ nói trong thời chiến tranh, chỉ để nói độc lập và tự do của tập thể.

Xin đọc kỹ Hồ Chí Minh toàn tập; ông Hồ tỏ ra phẫn nộ khi người dân thuộc địa ở Senegal, người da đen ở Mỹ, người Annamít ta bị đánh đập, treo cổ, kéo xe , làm phu phen, phục vụ ông Tây bà đầm, bị chửi bới, roi vọt, với thân phận người dân thuộc địa, nô lệ mất tự do. Không thấy một chỗ nào ông bênh vực người dân dưới chính thể của ông bị đàn áp, áp bức, ngược đãi. Thậm chí ông tỏ ra dửng dưng, không chút động lòng khi ông Vũ Đình Huỳnh người thư ký riêng thân cận với ông hơn 20 năm trời bị vu cáo và ngồi tù không xét xử; rồi một loạt uỷ viên trung ương từng bị tù đày thời Pháp thuộc bị nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hãm hại , như các ông Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Nguyễn Vịnh… Ông hoàn toàn làm ngơ khi ông Nguyễn Mạnh Tường, ông Trần Đức Thảo, 2 trí thức xuất sắc nhất bị đày đoạ; ông cũng tảng lờ khi biết rõ bà Nguyễn Thị Năm là người yêu nước từng cưu mang nhiều chiến sỹ cộng sản, bị tuyên án xử bắn… Nhiều nhà sử học quốc tế cho rằng ông đã thần phục Staline đến độ tuyệt đối vì khi tuổi đến độ chín - từ 35 đến 50 tuổi, ông sống ở Moscow nên đã nhiễm sâu cung cách cầm quyền sắt máu của Staline, coi đó là mẫu mực của chính quyền vô sản. Mọi người được học qua trường đảng cao cấp Moscow đều được học về chỉ thị có tên “Về cuộc khủng bố đỏ” mang lời dạy của Lênin: “Nếu chúng ta ngần ngừ trong việc xử bắn một tên bạch vệ, một tên phá hoại thì cuộc đại cách mạng của chúng ta còn có ý nghĩa gì?”. Ông Hồ luôn tỏ ra là con người Lêninít và Stalinít trung kiên; quyền tự do của công dân, xây dựng xã hội dân sự có luật pháp và tình thương là ở ngoài quan niệm chính trị của ông.

Có nhà nghiên cứu nói đến trái tim thép lạnh tanh của ông khi bà vợ cũ có hôn thú Tăng Tuyết Minh dò hỏi về ông suốt từ 1945 đến 1964, ông vẫn làm ngơ, cho đến khi đảng CS Trung quốc khuyên bà nên quên chuyện này đi, và bà vẫn ở vậy cho đến chết vào tháng 11 năm 1991, thọ 86 tuổi. Cũng có người nói thái độ không bình thường của ông đối với người anh cả Nguyễn Tất Khiêm và với bà Thanh chị ruột ông, cũng như với làng quê Kim Liên, khi ông về Hà Nội từ năm 1945 mà đến tận năm 1957 mới về thăm quê lần đầu!

Đến bao giờ chúng ta mới có một tiểu sử chân thật về Hồ Chí Minh? Có nhà sử học trẻ nào dám lao vào việc khó khăn nhưng hấp dẫn và lý thú này.

Xin giới thiệu với cá bạn trẻ trong và ngoài nước một bản tiểu sử ông Hồ rất đặc sắc, chỉ có 2 trang, một nghìn chữ, in lén theo kiểu “luồn và lách” trên báo Văn nghệ ở Hà Nội rồi bị thu hồi ngay, do nhà văn trẻ Trần Duy Quang nghiền ngẫm trong gần mười năm để phóng ra với dũng khí và tâm huyết của mình, có đầu đề là “Linh nghiệm”, xin mời bạn đọc thưởng thức ở phần phụ lục cuốn sách nhỏ này.
  Di chúc của ông Hồ Chí Minh: Ông Hồ mất ngày 2/9/1969, nhưng vì đó là ngày Quốc khánh nên được công bố ngày ông mất là 3/9, để sau này khi bị lộ, dư luận không chịu sự gỉả dối, lại phải sửa lại cho đúng là ngày 2/9. Nhưng điều quan trọng hơn là khi công bố, bản di chúc đã bị "thiến" mất một số đoạn, trong đó có 3 đoạn chính. Phải đến 20 năm sau, tháng 5/1989,: ông Vũ Kỳ đăng bài hồi ký “Bác Hồ viết di chúc như thế nào” trên báo Nhân dân chủ nhật, ám chỉ đến những đoạn bị cắt, công luận tỏ ra phẫn nộ, buộc Bộ chính trị phải đưa ra trước Quốc hội nguyên văn tập di chúc rồi in ra tập di chúc đầy đủ. Đoạn bị cắt đầu tiên là: “Theo ý tôi việc phải làm trước tiên (sau ngày thắng lợi hoàn toàn) là chỉnh đốn lại đảng…” (có gạch bút đỏ ở dưới); đoạn thứ 2 bị cắt là: “tôi đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hể hả, mát dạ mát lòng thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”; đoạn thứ ba bị cắt là: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là hỏa táng, vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất”. Quốc hội họp tháng 12/1989 ra nghị quyết miễn thuế 50 % cho nông dân trong 2 năm 1990 và 1991. Di chúc ông Hồ được công bố toàn bộ, chụp lại nguyên bản viết tay và đánh máy. Ông Vũ Kỳ gặp tôi, cụng ly một vại bia Hà Nội ăn mừng bà con nông dân ta cực nhọc nay đỡ khổ được đôi chút, dù cho 2 chúng tôi bị Ban bí thư trung ương xát xà phòng một trận vì “vô kỷ luật, làm chuyện tày đình mà không xin phép ai cả”.



Về Lăng Hồ Chí Minh: Mặc dù ông Hồ có ý muốn được hoả thiêu, lăng ông vẫn cứ được xây, uy nghi, đồ sộ, phần trên mái có người nói vui là giống chiếc mũ dạ cô-dắc Nga. Gỗ quý nhất, đá vân đủ màu từ khắp nơi được chọn kỹ đưa về Hà Nội. Nhiệt độ trong lăng quanh năm giữ ở khoảng 16 đến 18 °C, với 2 máy điện dự trữ. Cả một Bộ tư lệnh lăng do 2 ông tướng chỉ huy, bằng 2 tiểu đoàn, canh gác, phòng thủ nghiêm mật, tuyển theo lý lịch 3 đời trong trắng, chọn kỹ cả về hình thể: khoẻ, gọn, cao, khôi ngô, bắn súng, võ thuật đều loại ưu; 2 tiêu binh như tượng đất nung, dù nắng chói, mưa dầm, gió mạnh, gác cửa vào. Một đội ngũ kỹ thuật đào tạo từ Liên Xô, với những chuyên gia và chuyên viên thượng thặng, gần một trăm người chia thành nhiều kíp lo việc bảo quản “từng tế bào của lãnh tụ”; có người tán thêm: mỗi sợi tóc, mỗi sợi râu, mỗi móng tay, móng chân của “ông Cụ” đều có một lý lịch.

Thi hài ông Hồ là đề tài cấm kỵ nhưng vẫn được bàn đến từ cơ quan làm việc, gia đình đến vỉa hè. Bác sỹ của ông Mao kể rằng hồi 1976 khi Mao hấp hối, một đoàn Trung quốc sang Hà Nội học cách bảo quản thi hài, thì được biết tai trái của ông Hồ đã rụng ra, phải dán lại; không có cách nào cưỡng lại quy luật sinh - tồn - diệt của tạo hoá. Ngay từ năm 1974 tôi đã nghe mấy cụ lão nông ở làng Kim Liên quê ông Hồ tỏ ra rất không hài lòng khi biết rằng bộ não và bộ nội tạng gồm tim và ruột gan của lãnh tụ đã bị lấy ra và chôn ở một nơi nào đó; các cụ cho rằng điều này là tối kỵ, là xúc phạm thi hài không thể chấp nhận vì “cụ Hồ không còn toàn thân”, có cụ nói không “toàn thây”, ngược lại với đạo lý và tập quán dân tộc. Như vậy gọi là thi hài nhưng thật ra chỉ là cái vỏ bọc cơ thể, hình hài ngoại vi, không còn gì là “cụ Hồ thật”. Vẫn còn mù mờ về bộ xương ông Hồ còn nguyên hay cũng đã rút ra rồi.

Lăng ông Hồ cũng thành sự kiện ngoại giao nhiều khi khó xử, phức tạp. Khách nhà nước thường có mục viếng Lăng Chủ tịch Hồ chí Minh. Thế nhưng có tổng thống, thủ tướng, bà hoàng này, ông vua nọ, đoàn đại biểu cấp cao kia xin miễn, lờ đi, cám ơn … rồi thôi. Tổng thống Pháp và bà Mitterrand được phía Việt nam nhiều lần gợi ý, một mực “cám ơn”, dù lên Điện Biên Phủ ông vẫn viếng đài liệt sỹ “Việt Minh”. Tổng thống Chirac và Tổng thống Clinton đều chỉ yên lặng liếc nhìn lăng ông Hồ khi qua gần đó; họ nghĩ gì về ông Hồ, về lăng, thật khó đoán.

Tương lai của lăng ông Hồ? cũng khó đoán. Mỗi người một ý.

Nhiều người cho rằng: nó sẽ vĩnh cửu, vì thực sự ông là lãnh tụ vĩ đại, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân tộc, chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc kiểu mới Mỹ, giành trọn vẹn độc lập, tự do cho đất nước. Ông tiêu biểu cho niềm tự hào dân tộc. Dân tộc nào cũng ước mong có một lãnh tụ tuyệt vời đến vậy. Ta có rồi, sao lại dại dột dèm pha, hạ thấp xuống, có phải là việc làm thiếu suy nghĩ không. Sao lại không tô vẽ thêm cho cao đẹp thiêng liêng hơn lên. Bới móc làm gì những chuyện xưa cũ về sinh hoạt, vạch áo làm gì cho người xem lưng, làm thế là thiếu thiện tâm, là thấp kém, thiếu khôn ngoan.

Ngược lại, có ý kiến là mọi việc phải sòng phẳng, minh bạch, theo giá trị thật, tốt xấu rõ ràng, công tội phân minh; phải làm vậy mới mở đường cho dân tộc tiến lên những tầm cao mới, giải thoát đất nước khỏi sức ỳ tệ hại do lầm lẫn những giá trị, đường sáng không đi, đâm quàng vào bụi rậm, mất bao nhiêu công sức thời gian sinh mệnh, để đến nông nỗi lạc hậu, nghèo khổ, chia rẽ, thua kém xa các nước láng giềng, lạc lõng giữa thế giới văn minh ngày nay! Vậy rồi mà không tỉnh, sao mà “ngu” lâu thế!

Có nhiều bạn trẻ học ở Liên Xô và Đông Âu về cho rằng Staline oai phong là vậy, thế mà cũng bị đưa ra khỏi lăng ở Hồng Trường; nay việc đưa thi hài ông Lê-nin ra khỏi lăng đã được đặt ra, chỉ còn là thời gian thực hiện, khi bước vào thời kỳ “hậu Putin” nay mai thôi. Nay thi hài Lênin là đối tượng tò mò của khách du lịch hơn là di thể vị lãnh tụ kính yêu để chiêm ngưỡng. Ở Bulgaria ông Đimitrov (Dimitrov Georgi Mikhailovich, 1882 – 1949) được sùng bái còn hơn ông Hồ, từng cầm đầu Quốc tế Cộng Sản III, lãnh tụ cấp thế giới, cũng bị đưa ra khỏi lăng; lăng đồ sộ Đimitrov bị đập nát, nhường chỗ cho vườn trẻ đầy hoa, nụ cười và tiếng hát, tràn nhựa sống, có ích cho đời hơn.

Báo “Tuổi trẻ” ở thủ đô Sofia số ra năm 2.000 điểm lại các nhân vật thế kỷ 20 và trưng cầu ý kiến bạn đọc, thì chỉ có 13% tỏ ra luyến tiếc cái lăng Dimitrov, 76% tán thành việc phá bỏ, 11% không có ý kiến. Bungaria sau đó có đa nguyên đa đảng, dân có tự do, đổi đời.

Có ý kiến cho rằng chính ông Hồ đã đề ra việc xây lăng cho ông, còn duyệt bản vẽ lăng trước khi ông mất; tôi cho là không có điều ấy, từ trong nước chưa có một dư luận, một tiết lộ, một bằng chứng nào nói vậy. Đây chỉ là một phỏng đoán, giả thuyết. Theo tôi, đối với người dù ta không ưa, vẫn phải công bằng thận trọng khi phán xét. Hồi xưa tôi cả tin, cho rằng ông Ngô Đình Diệm thường ăn nằm, thông dâm với cô em dâu Lệ Xuân, rằng ông Ngô Đình Nhu suốt ngày nằm ngậm tẩu thuốc phiện, ông Ngô Đình Cẩn chuyên ăn gan người bị ông giết… như bộ máy tuyên truyền Hà Nội phổ biến, theo quan niệm vu oan cho kẻ thù là điều tự nhiên, có lợi cho cách mạng, nên làm. Về sau, tôi xác minh đó toàn là chuyện dựng đứng, vu cáo. Tôi nghĩ mong muốn “hoả thiêu” là thành thật của ông Hồ.

Chiến sỹ dân chủ Trần Khuê yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu của ông Hồ trong di chúc, là hoả thiêu ông với nghi thức đàng hoàng. Vì theo tập quán Á Đông không gì thiêng liêng hơn là nguyện vọng cuối cùng của người sắp từ giã cuộc đời. Huống gì mong muốn ấy lại cao đẹp, trong sáng, lại “hợp vệ sinh”, như chính ông Hồ viết trong di chúc.

Trong số người mong muốn “hỏa thiêu” thi hài ông Hồ cũng có không ít người duy tâm, nặng về mê tín dị đoan, cho rằng đất nước ta chưa yên ổn, quá nhiều bất an tệ nạn - từ tham nhũng đến nghiện hút, siđa, buôn bán phụ nữ trẻ em… chỉ vì thi hài cực thiêng của “cụ Hồ” bị chia sẻ, toàn thân cụ chưa được nhập vào đất mẹ, vong linh cụ nay đây mai đó, không yên vị, không mồ yên mả đẹp nên đất nước bị “động” trên quy mô lớn, phong tục lễ nghi tuỳ tiện, kỳ cục, bị “sái” về thiên ý nhân tâm (ý trời và lòng người), không chỉnh sửa thì còn là “động” mãi không yên.

- “Cháu xin thưa với Bác…”. Trong nước, không ít người quở mắng tôi là lếu láo với lãnh tụ tôi từng kính mến, rằng nhân vật vĩ đại này là bất khả xâm phạm, không ai được động đến! Nếu họ muốn, tôi kính cẩn thưa với Bác rằng:

“Thưa Bác! Cháu luôn nhớ, Bác từng 2 lần họa thơ với bố cháu; bố cháu mất, Bác đến gặp an ủi từng người trong gia đình. Cháu tin rằng Bác không bao giờ có ý định tàn phá đất nước như không ít người nghĩ sai về Bác. Nhưng quả thật Bác đã nhầm lẫn. Bác đã nhầm lớn về học thuyết Mác. Bác đã nhầm khi cố công dịch lịch sử đảng cộng sản Liên Xô do Stalin viết khi Bác ngồi bên bờ suối cạnh hang Pác Bó. Cháu tin rằng nếu Bác còn sống Bác sẽ tỉnh ra khi Liên Xô vĩ đại là thế đối với Bác đã chuyển sang nền dân chủ đa nguyên đa đảng, để hoà nhập với thế giới tiến bộ. Cháu cũng tin rằng Bác rất không hài lòng và rất khổ tâm khi thi hài Bác không còn nguyên vẹn, chỉ còn cái vỏ, chưa được nhập hẳn vào lòng đất, mà lại lãng phí một cách kinh khủng đến vậy – tiền chi phí cho lăng Bác hàng năm có thể dùng để xây dựng hàng trăm trường học và bệnh viện, trong khi sinh thời cháu được biết Bác từng lộn phong bì cũ để dùng lại, làm gương tiết kiệm cho toàn dân… Bác linh thiêng, xin phù hộ để cho những người lãnh đạo hiện nay mau tỉnh ngộ, sớm nhận rõ sai lầm, đi vào con đường dân chủ chân chính!

 

No comments:

Post a Comment