Xúc động xem những bút tích của Bác Hồ
Đại Dương
(Dân trí) – Hàng trăm bút tích với
nhiều nét chữ, ngôn ngữ, hình minh họa của Bác Hồ ghi dấu ấn những sự
kiện quan trọng hay tình cảm với nhân dân, đồng chí đã cho người xem
hiểu rõ hơn con người của vị Chủ tịch vĩ đại luôn sống mãi trong lòng
dân.
Đó là nội dung cuộc triển lãm “Sưu tập tư
liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 66 năm Quốc khánh
nước CHXHCN Việt Nam và 42 năm thực hiện Di chúc của Người vừa khai mạc
ngày 1/9 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 7 Lê Lợi, TP Huế).
Hơn 100 trang tư liệu tiêu biểu có bút
tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 4 phần chính: Bút tích của Chủ tịch
trong một số văn bản chính trị của Người; Bút tích của Chủ tịch trong
một số bức thư, bài nói chuyện, Điện thăm hỏi; Bút tích của Chủ tịch
trong một số tác phẩm văn học, báo chí, tranh vẽ minh họa của Người và
kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và nhân dân TT- Huế được
lấy từ các bản sao của nhiều bảo tàng trên cả nước và kỷ vật cụ thể của
Bác trao tặng.
Các bút tích của Người dưới nhiều dạng
như bản nháp, bản gần chỉnh sửa, bản hoàn chỉnh, bản đánh máy hay những
chữ ký tặng trên các bằng khen, ảnh, hiện vật trao tặng… Khá nhiều ngôn
ngữ như Anh, Pháp, Trung đã được người viết thành thạo và nét chữ rất
đẹp, rõ ràng.
Triển lãm đã làm toát lên thêm một phần
quan trọng của con người Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát
triển nước nhà và tình yêu thương chan chứa đối với toàn quân, toàn dân.
Thư
Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) gửi cho một Việt Kiều ở Marseille
(Pháp) nhằm thu nhập tài liệu trong nước để tuyên truyền – ngày
27/11/1920 (Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Thư
Nguyễn Ái Quốc gửi Trung ương Đảng cộng sản Pháp 7/1923 (Nguồn tài liệu
viết tay, tiếng Pháp, lưu tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng)
Tranh đả kích do Bác vẽ đăng báo Le Paria số 26 tháng 6/1924
Thư
của Nguyễn Ái Quốc gửi đồng bào về việc mua báo Le Paria (Người cùng
khổ), 28/5/1923 (Nguồn: Bản chụp tiếng Pháp, bà Dominique de Miscault
tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, TT-Huế năm 2010)
Trò lố hay Varen và Phan Bội Châu – Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đăng báo Người cùng khổ số 36-37 tháng 9-10/1925
Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
“Nhật ký trong tù”
Thư Bác gửi Văn phòng đại diện Đảng cộng sản Mỹ (27/2/1930)
Bút tích của Bác in trên báo “Việt Nam độc lập” – Cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng năm 1941
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) – Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Thư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông Hoàng Hữu Nam (tức Phan Bôi
(1911-1947) Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì của ông Phan Văn Bang (Thừa Thiên HUế) có bút tích chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bút tích bài thơ “Nguyên tiêu” bằng chữ Hán của Bác, 1948
Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bài thơ “Quế Lâm phong cảnh ca” bằng chữ Hán
Bút
tích của Người vịnh phong cảnh Thái Hồ khi Người đi công tác qua tỉnh
Thái Hồ (Trung Quốc) tháng 5/1961 – Trích tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Bút danh và bút tích” – Nxb VHTT – 2007
Bút tích Bác về ông Lê Đình Cao, Kiều bào Tân Thế giới có tinh thần đóng góp xây dựng quê hương, 1964
Bút tích trong thời kỳ Hiệp định Giơ-Ne-Vơ, 1954
Thư Bác gửi động viên tinh thần làm việc cán bộ công nhân mỏ Lào Cai, 1959
Bút tích của Bác viết về sự hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, năm 1965
Tiểu đội 11 cô gái sông Hương (Huế) đọc thơ Bác tặng, 1968
Bác gửi nhà thơ Huy Cận sau khi Người đọc xong tập thơ, 1963
Thư Bác gửi thiếu nhi Liên Xô, 1961
Thư Bác gửi Nhi đồng Toàn quốc dịp Tết Trung Thu (2/10/1950)
Ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có bút tích đề tặng ông Nguyễn Phi Phụng (Thừa Thiên Huế)
Lời ghi cảm tưởng của Bác trong sổ vàng điện Kremli, dịp Người sang thăm Liên Xô, 13/7/1955
Bút tích của Chủ tịch tại sổ vàng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (20/1/1960)
Thư
Bác gửi cảm ơn đồng bào về việc đã nhận được bộ truyện Tây Du Ký
(27/11/1922) (Nguồn: Bản chụp bút tích tiếng Việt, bà Dominique de
Miscault tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, TT-Huế năm 2010)
Thư Chủ tịch gửi các chiến sĩ Bình dân học vụ (8/1948) về việc diệt giặc dốt
Một phần bài báo của Chủ tịch “Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” ngày 3/2/1969
Chân
dung Người có chữ ký và bút tích của Người đề tặng ông Hà Văn Lâu –
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (19/5/1950) (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Thừa Thiên Huế)
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/1969)
Từ chiếc máy chữ này, Người đã dồn hết tâm lực soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng quan hệ đến vận mệnh của Tổ quốc.
http://tennguoidepnhat.net/nh%E1%BB%9B-l%E1%BB%9Di-di-chuc/xuc-d%E1%BB%99ng-xem-nh%E1%BB%AFng-but-tich-c%E1%BB%A7a-bac-h%E1%BB%93/
http://tennguoidepnhat.net/nh%E1%BB%9B-l%E1%BB%9Di-di-chuc/xuc-d%E1%BB%99ng-xem-nh%E1%BB%AFng-but-tich-c%E1%BB%A7a-bac-h%E1%BB%93/
Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam - 18/2/1930. Bút tích bằng Tiếng Anh. |
Bút tích đề tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn sổ vàng của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tháng 9/1949. |
Thư gửi một đồng chí Pháp ngày 5/2/1924 |
Thư gửi Tổng thống Pháp 15/9/1911 |
Bưu thiếp gửi Phan Châu Trinh 1914 |
Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944 |
Khuyên đồng bào đi bỏ phiếu, báo Quốc hội, đăng ngày 6/1/1946 |
Thư của Nguyễn Tất Thành gửi cụ Phan Châu Trinh từ Luân Đôn thông báo vắn tắt tính hình sinh hoạt, học tập của mình và gửi lời thăm hỏi đến những người thân trong gia đình giữa năm 1914. |
Nguyễn Tất Thành gửi thư cho ông Nguyễn Sinh Khiêm.
Nội dung sự kiện:
Tháng 12
Cùng với bức thư gửi cho phụ thân,
Nguyễn Tất Thành còn gửi một bức thư cho ông Nguyễn Sinh Khiêm thời kỳ
này đang giúp việc vặt ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ. Nguyễn Tất Thành nhờ anh
trai vận động xin cho Thành vào học Trường Thuộc địa tại Pari. Ông Khiêm
đã gửi bức thư cho Toàn quyền Anbe Xarô (Albert Sarraut) và lá thư đã
được chuyển tới Khâm sứ Trung Kỳ1).
1)
Ngày 25-5-1912, Khâm sứ Trung Kỳ đã gửi Công văn số R28 – 6971 (lưu tại
CAOM – Pari) gửi Toàn quyền Đông Dương, nội dung như sau: “Phúc Công
văn số 263 chuyển đơn của Nguyễn Sinh Khiêm xin cho em là Nguyễn Tất
Thành vào Trường Thuộc địa, xin báo Ngài là ông chủ sự giáo dục Trung
Kỳ, được hỏi ý kiến đã cho biết người thanh niên này đã bắt đầu học
Trường Quốc học Huế, nay qua làm bồi ở Pháp, có thể tiếp tục học ở một
trường tại thuộc địa trước khi có tham vọng trở thành sinh viên ở Pháp”.
Nguồn trích:
- Thu Trang: Nguyễn ái Quốc ở Pari (1917- 1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.427- 428.
- Hồ Chí Minh-Biên niên sự kiện, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr.48
No comments:
Post a Comment