Những sự kiện và các nhân chứng đương thời với Hồ
Chí Minh ( tiếp theo )
Hồ Chí Minh – Ông là Ai ? (bài 3 – b)
Nạn đói đang hoành hành, Hồ
Chí Minh ra lời kêu gọi tuần lễ vàng để “chống giặc đói, chống giặc dốt,
chống giặc ngoại xâm”. Toàn dân nô nức hưởng ứng. Rất tiếc! số vàng đồ
sộ mà ông ta thu được không dành một phần nào để mua gạo, mua sách vở
giấy bút mà giao hết cho Tàu! Để mua chức chủ tịch nước hay để thực thi
bổn phận?
Toàn bộ thư tịch cổ (ngoại
trừ thư viện của trường Viễn Đông Bác Cổ) đều bị thiêu đốt, hủy bỏ hoặc
dùng lót đường chống lầy hoặc chuyển sang Cầu Đuống tái chế theo lệnh
ông ta.
Hành vi đó không khác gì những việc mà quân Minh đã làm đầu thế kỷ XV.
Giành được chính quyền rồi,
phá được chính phủ Trần Trọng Kim rồi, Hồ Chí Minh chưa yên tâm, bởi
còn sợ thế lực và lòng dân ủng hộ một chính phủ liên hiệp có Nguyễn Hải
Thần, Nguyễn Tường Tam nên đã sai Lê Giản, giám đốc công an tìm kiếm vài
ba xác người xấu số chết đói ngoài đường lén chôn vào vườn văn phòng
của Việt Nam Quốc Dân đảng ở đường Ôn Như Hầu (nay là Nguyễn Gia Thiều,
Hà Nội) rồi bù lu, bù loa lên là Quốc Dân đảng thủ tiêu cán bộ Việt Minh
để đánh lừa dư luận, đánh lừa cả Phó Chủ tịch nước lúc đó là Huỳnh Thúc
Kháng đang giữ thế trung lập ngả hẳn về phía Hồ Chí Mình, giúp Hồ Chí
Minh loại bỏ Nguyễn Hải Thần, một yếu nhân trung thành của Phan Bội
Châu!
Huỳnh
Thúc Kháng nhận ra sự thật, uất quá tìm cách ly khai chính phủ Hồ Chí
Minh về Quảng Ngãi chết. Núi Ấn sông Trà mãi mãi lưu giữ bóng dáng, khí
phách của một sĩ phu đất Quảng.
Hồ Chí Minh vừa hô to “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết! Thì ngay lập tức, người Tàu tặng người ta bài hát kết đoàn. “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh. Kết đoàn chúng ta là sắt gang. Đoàn kết ta đoàn kết. Dù sắt hay là gang…”
Tiền hô, hậu ủng. Vì sao mà kịp thời đến vậy?
Lấy tư cách chủ tịch nước,
Hồ Chí Minh mời Tạ Thu Thâu (con một người thợ mộc Nam Bộ, có lòng yêu
nước cao cả và đã từng du học tại Pháp, nghĩa là người vừa có năng lực
vừa có uy tín) ra Hà Nội nói là để lập mặt trận liên minh kháng chiến
chống Pháp. Tạ Thu Thâu thành tâm ra Hà Nội tham gia thành lập mặt trận
chống Pháp xong, trên đường trở về đến Quảng Ngãi thì bị giết. Tại thời
điểm đó, ngoài Hồ Chí Minh ai biết Tạ Thu Thâu đi xe gì và ngày giờ rời
Hà Nội về nam! Tại thời điểm đó, ngoài chủ tịch nước, ai có quyền ra
lệnh ngầm cho Quảng Ngãi giết Tạ Thu Thâu không cần xét xử? Xin mọi
người biết cho rằng Tạ Thu Thâu tuy thuộc nhóm Đệ tứ nhưng lại là một
trong những người sáng lập tờ báo La Lute và là bạn của Hà Huy Tập,
Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Văn Cừ. Phan Đăng Lưu…
Cuối năm 1945, Pháp dựa vào
quân Anh quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân Nam Bộ đồng loạt đứng
lên chống Pháp (23/11/1945). Đội ngũ trí thức yêu nước, có học, gắn bó
mật thiết với Nam Bộ và được nhân dân Nam Bộ tin cậy như Trần Văn Giàu,
Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, Ung Văn Khiêm. Bùi Công Trừng, Nguyễn
Văn Trấn…bị Hồ Chí Minh điều hết ra Bắc rồi vô hiệu hóa họ tại chiến khu
Thái – Hà – Tuyên. Nam Bộ như rắn mất đầu.
Để tỏ ra quan tâm Nam Bộ,
chủ tịch nước cử Trung tướng Nguyễn Bình vào thay thế. Tuy là một vị chỉ
huy có tài, nhưng Nguyễn Bình làm sao mà thấu hiểu Nam Bộ và được Nam
Bộ tin yêu như nhóm Trần Văn Giàu. Nguyễn Bình vào đến nơi còn lạ nước
lạ cái , thì bị ám sát! Ai đứng đằng sau vụ giết vị tướng lừng danh, đã
từng có mặt ở Hoa Nam, Trung Quốc này!
Nguyễn Bình chết, Nam Bộ
thiếu cán bộ quân sự, nhiều ý kiến đề xuất cử Võ Nguyên Giáp vào trực
tiếp chỉ huy chiến trường Nam Bộ, Hồ Chí Minh sợ mất chổ dựa tin cậy vội
phong hàm Đại tướng và giao quyền Tổng Tư lệnh tối cao cho ông. Đã là
Đại tướng Tổng Tư lệnh, mặc nhiên là phải có chỗ đứng ở Trung ương bên
cạnh Chủ tịch nước. Võ Nguyên Giáp không thể đi xa, nên Lê Đức Thọ buộc
phải rời miền Bắc vào miền Nam (1948). Vậy là Hồ Chí Minh vừa giữ được
người của mình, lại loại được người đối lập. Mâu thuẩn giữa Lê Đức Thọ
với Võ Nguyên Giáp cũng có nghĩa là với Hồ Chí Minh, được Lê Đức Thọ
mang vào Nam Bộ báo với Lê Duẩn (từ nhà tù Côn Đảo ra ở lại lãnh đạo Nam
Bộ).
Lê Duẩn là một trong những
người có mặt tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban Thường vụ Trung ương đảng
Cộng sản Đông Dương, tháng 11 năm 1939, nên gắn bó mật thiết với Hà Huy
Tập, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Phan Đăng Lưu. Nghĩa là người đã biết
rõ Hồ Chí Minh là ai!
Vì công cuộc kháng chiến
chống Pháp quá cấp thiết, bức xúc nên người ta đành gác mọi toan tính
bất đồng, hoài nghi chưa thể phân định. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cùng những
người cộng sản dân tộc rõ ràng đã đứng về một phía không dung hòa với
phe “thế giới đại đồng” của Đại Hán mà Hồ Chí Minh là con sóc đầu đàn.
“Đoàn kết! Đoàn kết! Đại
đoàn kết” và di họa của nó còn thể hiện hầu như toàn diện trên mọi mặt
sinh hoạt của xã hội Việt Nam từ ngày Hô Chí Minh cao giọng hô hào. Cái
gọi là phong trào thi đua ái quốc đã để di chứng dối trá, bịp bợm phổ
biến. Bệnh thành tích trở nên mãn tính làm xói mòn nhân cách, đạo đức,
để lại sự tan nát thế thái nhân tình trên toàn xã hội. Tranh công, khai
man đã làm nên thành ngữ “làm thì láo báo cáo thì hay” lan tràn khắp
hang cùng ngõ hẽm.
Tiếp theo phong trào “thi
đua yêu nước” thì đến phong trào hợp tự chống mê tín dị đoan, hô hào phá
bỏ đình, chùa, đền, miếu…Dân ta vốn nhẹ dạ, cả tin tưởng những di sản
văn hóa truyền thống của cha ông mình là lạc hậu, nghe lời “Bác” để mau
chóng xây dựng thế giới đại đồng. Hậu quả phá bỏ được các di sản văn hóa
vật chất cũng có nghĩa là phá bỏ luôn di sản văn hóa tinh thần. Điều
này mới thực sự “thâm Nho” đã làm nên đại họa. Đình không còn, tình làng
nghĩa nước cứ thế mà tan. Chùa không còn niềm tin hướng thiện cứ thế mà
mất. Xã hội rối ren. Trộm cắp lộng hành. Xì ke ma túy tràn lan. Đĩ điếm
trở thành vấn nạn. Sau ngày Pháp rút quân, những vùng gọi là hậu địch,
tạm chiếm rất may là các đền chùa đình miếu còn nguyên vẹn. Người Pháp
không tàn bạo như Hồ Chí Minh. Di sản văn hóa dân tộc cho ta tự hào hôm
nay, rất may là trước năm 1956, đều nằm trong vùng người Pháp và quân
đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý!
Sau chủ trương hợp tự phá
đền chùa, chia nhập làng xã để xóa sạch mọi di sản truyền thống thì phát
động cải cách ruộng đất. Đồng thời với lời hô hào “Đoàn kết! Đoàn kết!
Đại đoàn kết!” Hồ Chí Minh lại tung thêm khẩu hiệu “Có khổ nói khổ. Nông
dân vùng lên”. Vậy là vừa hô hào đoàn kết vừa hô hào chém giết? Hậu quả
của nó thì mọi người đã rõ. Cuộc đấu tố đại quy mô mang tính toàn quốc
này thực sự là tổng hủy diệt cộng đồng dân tộc. Con đấu cha, vợ đấu
chồng, em đấu anh, cháu đấu bác, học trò đấu tố xỉ vả thầy cô…đều xẩy ra
từ sau lời hô hào đoàn kết đó.
…
Thời gian này (1953 – 1956) bộ máy tuyên truyền của Hồ Chí Minh ngày ngày ra rả và bắt toàn dân ra rả ca khúc “Nông
dân Trung Quốc đang ngăn sông Hoài. Đời ta ấm no sướng vui từ đây. Vì
chúng ta có đảng cộng sản. Vì chúng ta có bác Mao Trạch Đông. Đã lãnh
đạo ta phóng tay phát động...”
Mù quáng, quá khích vốn là
thuộc tính của người nghèo khổ, ít học, bị Hồ Chí Minh lợi dụng kích
động đã làm nên cuộc thảm sát tàn bạo nhất trong lịch sử đất nước con
Lạc cháu Hồng ngàn đời. “Phóng tay phát động” là dã tâm làm đảo điên thế
thái nhân tình tài nguyên thiêng liêng nhất của dân tộc.
Thù hận trong dân chúng sục
sôi, làng xóm xơ xác tiêu điều, tình anh nghĩa em tan nát, Hồ Chí Minh
lại hô hào tết trồng cây để vá víu. Qua đại họa này mong mọi người nhìn
cho rõ chân tướng Hồ Chí Minh chính là kẻ vừa đấm vừa xoa. Xoa thật êm
để đấm tiếp. Tết trồng cây mà ông ta hô hào nằm trong tâm địa đó.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây.
Vì lơi ích trăm năm trồng người”
Ai cũng tưởng danh ngôn
trên là xuất phát từ tấm lòng cao cả “tại tâm” nên mê muội ngợi ca. Thật
ra điều đó lại thêm một vết nhơ về tội đánh cắp vô liêm sĩ. Nguồn gốc
là của Quản Trọng bên Tàu, từ thời chiến quốc. Nguyên văn như sau:
“Nhất niên chi kế. Mạc như thụ cốc.
Thập niên chi kế. Mạc như thụ mộc.
Bách niên chi kế. Mạc như thụ nhân.”
( Mưu kế cho một năm thì phải trồng lúa.
Mưu kế cho mười năm thì phải trồng cây.
Mưu kế cho trăm năm thì phải trồng người.)
Hồ Chí Minh cắt bỏ một câu
để giấu đầu làm ra vẻ sáng tạo. Nhưng ăn cắp thì lòi đuôi liền. Điều mà
người viết muốn láy lại là Hồ Chí Minh bị bệnh mất tính liêm sĩ nên
không biết thẹn. Ăn cắp tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm Phan Chu Trinh, Phan
Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Ăn cắp quyền tác giả bản
“Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Vecxây cũng của nhóm này. Ăn cắp Mặt trận
Việt Nam Độc lập Đồng minh của Hồ Học Lãm. Ghép thơ Lý Bạch với thơ Đỗ
Phủ làm thơ mình… Lạ thay! Hạng người như thế lại luôn luôn ngạo mạn. Về
Pắc Bó chưa đứng yên trong hang đã ba hoa “Hai tay gây dựng một sơn
hà”. Moi danh ngôn Quản Trọng để lừa người nhẹ dạ. Xuống Kiếp Bạc thì
sánh mình với Hưng Đạo Đại Vương.
Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Cũng bậc mày râu cũng kiếm cung
Bác đuổi quân Nguyên vung kiếm bạc.
Tôi trừ giặc Pháp phất cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ.
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
…
“Tôi dắt năm châu đến đại đồng”.
Người Việt Nam ta có tục ngữ “Xấu thì hay làm tốt. Dốt thì hay nói
chữ”. Hồ Chí Minh, chỉ là một tay sai của Tàu lại khoác lác “dắt năm
châu”. Thì ra nói để khoe, để dọa mà thực tâm là che kín miếng võ “Tớ dắt An Nam nhập tịch Tàu”.
Để dắt “năm châu đến đại
đồng” Hồ Chí Minh đã đạo diễn và ra lệnh thành lập các khu tự trị Tây
Bắc và Việt Bắc. May thay Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và những người cộng sản
dân tộc, qua Đại hội lần thứ III (1960) của đảng đã nhận ra nguy cơ mất
nước khi bên Tàu đã lập khu trự trị Choang sát biên giới Trung Việt.
Như mọi người biết người
Choang, người Tày – Nùng và người Thái cùng chung ngữ hệ, có nghĩa là
rất thuận khi cùng chung lãnh thổ.
Nhân đây xin nói thêm một
luồng dư luận từ sau cải cách ruộng đất rằng Hồ Chí Minh có lẽ là Hồ Học
Lãm, người của Tàu. Tàu Tưởng hay Tàu cộng thì người ta không rõ. Bởi
người Tàu đối lập nhau về chính kiến nhưng thống nhất về chủ nghĩa bá
quyền. Hồ Học Lãm chỉ hơn Hồ Chí Minh 6 tuổi, chính là người đã thành
lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) tại Nam Kinh, năm 1936.
Hồ Chí Minh chết, Lê Duẩn
sợ bẩn non sông không thực hiện di chúc đốt xác vãi tro lên đất đai nước
Việt mà cho mổ ruột moi gan nghĩa là phanh thây giữa thanh thiên bạch
nhật để thiên hạ nhìn như là một hình phạt bêu đầu thuở trước. Tuy
nhiên, ông ta cũng đã để lại cho Nông Thị Trưng một đứa con khai sinh
theo họ mẹ tiếp tục thực hiện mười sáu chữ vàng : “Láng diềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Những người cầm quyền dưới sự điều khiển của Nông Đức Mạnh, trung thành với mẫu quốc đã thực hiện triệt để. “Hợp tác toàn diện”
là giao rừng đầu nguồn, nơi đã từng là hậu cứ an toàn cho dân ta thế
thủ mỗi lần Tàu ồ ạt tràn sang, ta chưa thể tổ chức đánh đuổi chúng. “Ốn định lâu dài” là giao các vùng chiến lược cốt tử nhất của đất nước cho họ lập làng bền vững tổ thành đội xâm lược nằm vùng. “Hướng tới tương lai” là nước ta sẽ trở thành quận huyện của chúng.
Nhìn lại giai đoạn lịch sử
sau ngày Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và những người cộng sản dân tộc chân chính
qua đời, các thế hệ cầm quyền thuộc dòng Hồ Chí Minh, Trường Chinh chuẩn
bị, đang ra sức thực hiện nhiều chữ vàng để biến nước ta thành “nam tạng” theo tinh thần bốn tốt: “Láng diềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt. Đối tác tốt”.
Vâng! Người Tàu đang thực hiện vượt mức bốn tốt và còn có thể nhiều thứ
tốt hơn. Nhà cầm quyền người Việt vốn mang ơn che chở cưu mang đùm bọc
của Tàu, sá chi rừng biển của Tổ quốc.
Để kết thúc bài viết này
xin mọi người đừng bao giờ quên thuộc hạ thân tín nhất của Hồ Chí Minh
là Phạm Văn Đồng, là người đã cùng Chu Ân Lai ký Hiệp định Geneve, chia
đôi đất nước xong lại tổ chức lực lượng vừa nằm vùng vừa vượt tuyến phá
hoại Hiệp định đã ký để bày đủ mưu ma chước quỷ gây nên cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn, biến nước ta thành bãi chiến trường có lợi cho Tàu,
rồi hô hào chống ngoại xâm cứu nước. Ta đánh ta, cứu nước ta ra khỏi
ảnh hưởng của Pháp và Mỹ để Tàu dễ bề thao túng và nuốt chửng ta.
Đoàn kết! Đoàn kêt! Đại
đoàn kết! Thế lực của Tàu đứng đầu là Hồ Chí Minh, lợi dụng tâm lý và
khát vọng độc lập dân tộc nên hô hào dân ta ra sức “Đánh cho Mỹ cút.
Đánh cho ngụy nhào”, kết hợp với xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thứ bánh
vẽ rất hấp dẫn dễ được nhiều người hưởng ứng, đã đưa hàng loạt con em
miền Bắc vào lò “sát sinh” khủng khiếp.
Càng đánh ta càng kiệt quệ,
suy yếu và bị cô lập trước cộng đồng nhân loại làm mồi cho con gấu
Thiên An Môn. Thực tế đó lẽ nào các thế hệ hôm nay không sáng mắt ra.
Bất hạnh của dân tộc ta là
những người yêu nước thương nòi nhận ra tai họa của nền chuyên chính vô
sản và nạn diệt chủng trước dã tâm Đại Hán của Tàu, đã quy tụ chung
quanh chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng thất thế ngay sau khi Nội các
Trần Trọng Kim bị lật đổ, buộc phải liên minh với Pháp rồi Mỹ để cùng
chống cộng – kẻ thù của nhân loại. Qua con mắt lịch sử và luận điệu
tuyên truyền kích động của những người cộng sản với sự phụ họa của Tàu,
họ mang tội là những kẻ ôm chân đế quốc.
Sự ngộ nhận và lầm lẫn của nhân dân hai miền đã làm nên hậu họa bỏ bạn đón thù hôm nay.
“Năm qua thắng lơi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập vì tự do
Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên chiến sĩ đồng bào.
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.”
Xuân 1968
“Xum họp”, “đoàn kết” kiểu
Hồ Chí Minh là vậy đó. Ngày Tết, nhè vào phút giao thừa thiêng liêng
nhất của mỗi giá đình Việt Nam mà chém, mà giết một cách dã man tàn bao
để lại nỗi đau cùng mối hận thù lâu dài nhất trong lịch sử đất nước.
Khen chê một vị Tổng thống chiến bại của Việt Nam Cộng Hòa là quyền của mọi người. Riêng câu “Đừng nghe cộng sản nói. Hãy nhìn cộng sản làm”
của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tôi nghĩ là chí lý. Hãy nhìn vào thế
thái nhân tình của người Việt Nam từ sau ngày Hồ Chí Minh chủ trương hợp
tự, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp… đến nay và nghiệm
lai lời hô hào “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết” của ông ta xem có phải
nói một đường làm một nẻo hay không!
“Đoàn kết chúng ta là sức mạnh. Đoàn kết chúng ta là sắt gang…”. Đúng như ca khúc người Tàu đặt ra cho ta hát để ta chịu sự hủy diệt của sắt gang đúng như Hồ Chí Minh viết :
“Nay ở trong thờ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Toàn đảng toàn dân theo Hồ Chí Minh đoàn kết để theo Hồ Chí Minh “trở mỏ cắm cánh” hủy diệt dân tộc mình.
Suy nghĩ về Cứu Quốc Quân và cái chết của Phùng Chí Kiên
Ngày
22 tháng 9 năm 1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp đại bại. Một số
tàn binh Pháp tháo chạy về ngả Bắc Sơn. Thấy có cơ hội trả thù quân cướp
nước, ngày 27 tháng 9 người Bắc Sơn tự phát nổi dậy đánh Pháp và ùa lên
chiếm đồn Mỏ Nhài. Vài ngày sau Pháp hòa hoãn với Nhật kéo quân lên Bắc
Sơn khủng bố trả thù, lùng bắt những người khởi xướng. Trước tình thế
đó, một số người né tránh chạy vào trường Vũ Lăng hợp thành lực lượng du
kích để tự vệ. Xứ ủy Bắc Kỳ đảng cộng sản Đông Dương nhận thấy sự cần
thiết duy trì và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng nên đã cử Trần
Đăng Ninh lên chỉ đạo củng cố đội du kích Bắc Sơn. Vào thời điểm này,
Trần Tử Bình, Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi vốn là những thành viên của
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội (có tài liệu lại gọi là Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên), đã học trường quân sự Hoàng Phố của Tôn
Trung Sơn, về nước mở lớp quân chính tại một căn cứ bí mật thuộc huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Để giúp Trần Đăng Ninh duy trì đội du kích Bắc
Sơn, trường quân chính kháng Nhật Bình Lục đã cử Vũ Bật, một học viên
xuất sắc người Thái Bình mang tên mới là Nguyễn Cao Đàm lên giúp Trần
Đăng Ninh. Nguyễn Cao Đàm đến Vũ Lăng thì được Trần Đăng Ninh trao cây
kiếm Nhật, coi như bàn giao đội du kích Bắc Sơn cho ông. Nguyễn Cao Đàm
tập hợp số du kích còn lại rút vào Mỏ Pia, tránh sự truy lùng của Pháp.
Bởi Mỏ Pia không có đường liên hương nối với Mỏ Nhài như Vũ Lăng. Quân
đội Pháp không dám đi lẻ giữa rừng nên đội du kích an toàn hơn.
Mấy tháng sau, Phùng Chí
Kiên (Lý Mạnh Liệu), Lương Văn Chi (Huy Còm) lại được Xứ ủy Bắc Kỳ cử
lên Bắc Sơn thành lập Cứu Quốc quân. Đội du kích Bắc Sơn là lực lượng
nòng cốt của đơn vị Cứu quốc quân đầu tiên này.
Ngày 16 tháng 2 năm 1941 lễ
thành lập Cứu quốc quân đã được tổ chức tại khu rừng Khuổi Nọi, bản Tứ
Tổng nay thuộc xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn với sự có mặt của
Hoàng Văn Thái, Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi, Nguyễn Cao Đàm và bà con
bản Tứ Tổng, xã Vũ Lễ. Ngày đó, anh Lương Văn Thốn đã hiến một con bò
đực và bà con sở tại thì góp gạo nếp góp công làm lễ tế cờ khao quân.
Vài ngày sau, Phùng Chí
Kiên, Lương Văn Chi nhận được lệnh lên Cao Bằng. Hoàng Văn Thái rời Bắc
Sơn đi Lạng Sơn. Nguyễn Cao Đàm được giao nhiệm vụ vừa xây dựng căn cứ
Bắc Sơn phát triển thành chiến khu Bắc Sơn – Vũ Nhai vừa tổ chức huấn
luyện đội quân mới thành lập. Với kiến thức cơ bản học tại trường quân
chính Bình Lục, Nguyễn Cao Đàm đã duy trì được đội Cứu quốc quân non trẻ
đầu tiên này.
Phùng Chí Kiên, Lương Văn
Chi rời Bắc Sơn, qua ngả Thái Nguyên lên đến Ngân Sơn, Bắc Cạn thì bị
Pháp phục kích bắn chết. Cái chết như có ai báo trước cho Pháp nên quá
bất ngờ.
Thiết nghĩ đã đến lúc mỗi
người Việt Nam thực sự yêu Tổ quốc mình, yêu dân tộc mình cần tỉnh táo
nhìn lại những biến đổi mau lẹ trước tình thế đất nước trong hai năm
1940 và 1941.
Tháng 11 năm 1939 hội nghị
lần thứ 6 của Trung ương đảng Cộng sản họp tại Bà Điểm đã quyết định
thành lập Mặt trân Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương thay cho Mặt
trận Dân chủ Đông Dương. Nửa cuối năm 1940 xung đột vũ trang giữa quân
đội Thái Lan do Nhật điều khiển với quân đội Đông Dương của Pháp dọc
tuyến biên giới Miên – Thái và Lào – Thái, Pháp bắt thanh niên Việt Nam
ra trận đã gây nên sự bất bình trong dân chúng Nam Kỳ. Cuộc nổi dậy
chống bắt lính lan rộng và trở thành khởi nghĩa (23 tháng 11 năm 1940).
Nhân cớ đó Pháp huy động lực lượng lớn để đàn áp khởi nghĩa đồng thời
vây ráp truy lùng các tổ chức hội kín chủ yếu là những người cộng sản.
Hầu như toàn bộ những đảng viên cộng sản ưu tú vừa tham dự hội nghị lần
thứ 6 của Trung ương đều bị bắt.
Bà Điểm – Hoóc Môn là cơ sở
được coi như an toàn khu, bổng dưng bị phát hiện. Hà Huy Tập bị Pháp
bắt từ trước đã thành án và cũng như Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Lê
Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai không liên quan gì đến cuộc nổi dậy
phản chiến của bà con Nam Kỳ đều bị Pháp xử tử. Lê Duẩn và một số khác
bị đày ra Côn Đảo.
Như lịch sử đảng đã ghi, Hà
Huy Tập là Tổng bí thư Đảng năm 1932-1936, dù đã bị bắt trước, không
tham dự hội nghị lần thứ 6 và càng không liên quan với khởi nghĩa Nam
Kỳ ngày 23 tháng 11 nhưng vẫn bị lôi từ nhà tù ra pháp trường.
Cái chết của Hà Huy Tập, Lê
Hồng Phong, cho đến nay, bảy mươi năm đã qua, nhưng với riêng tôi, có
điều gì đó vẫn còn day dứt không yên. Nghĩ lại lớp thanh niên Việt Nam
đầu thế kỷ XX hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu lần lượt lên đường
tham gia phong trào Đông Du, đã làm nên Tâm Tâm xã rồi làm nên Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên (nhiều tài liệu và theo Trần Dân Tiên thì ghi
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội) là tổ chức tiền thân của
đảng Cộng sản Đông Dương. Trong số đó có Hà Huy Tập và Lê Hồng Phong. Vì
sớm nhận ra sự thiếu tin cậy ở con người mang tên Tống Vân Sơ nên cả
hai (Hà Huy Tập và Lê Hồng Phong) đều có chung một thái độ tẩy chay
không cho Tống Vân Sơ tham dự Đại hội I của đảng Cộng sản Đông Dương họp
tại Macao, năm 1935. Có lẽ vì thế mãi cho đến những năm 60 của thế ký
XX, mỗi khi những người thuộc ban Nghiên cứu lịch sử đảng nhắc đến Hà
Huy Tập, Hồ Chí Minh đều gạt ngay với thái độ hằn học. Điều thứ hai là
trong khi những người đứng đầu đảng Cộng sản Đông Dương gồm Tổng Bí thư
và Ban Thường vụ đang có mặt ở Nam Kỳ trước ngày xẩy ra khởi nghĩa, thì
lại có một ban thường vụ nào đó ra chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ. Như
vậy là đã có một ban thường vụ dự phòng trên ban Thường vụ chính thức
chăng? Ban thường vụ này do ai nặn ra và vì sao lại gắn bó với Tàu và
đơn giản dễ dãi đón một người mang tên rất lạ là Hồ Chí Minh mà trước đó
chưa hề liên hệ, giao dịch. Bởi cho đến trước ngày 28 tháng 01 năm 1941
chưa một ai trong nội bộ đảng cộng sản Đông Dương nghe nói đến nhân
vật Hồ Chí Minh, chưa ai biết ông ta vào đảng ở đâu! Thuộc đảng phái
nào! Có chăng, cuối năm 1940, Võ Nguyên Giáp đang dạy ở trường Tiểu học
Thăng Long làm báo Notre Vois (Tiếng nói của chúng ta) có nhận được một
hai bài báo gửi từ Trung Quốc về với tên P.C. Line. Chẳng lẽ từ một hai
bài báo vớ vẫn đó lại đủ tin cậy để coi P.C. Line là Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh, lãnh tụ cộng sản được sao. Trịnh Đông Hải, người Quảng Trị
lang bạt sang Vân Nam làm nghề sửa xe dọc đường Mông Tự (Vân Nam) được
Hồ Nam nhờ manh mối với Lê Quảng Ba người Nùng từ Quảng Tây sang Pắc Bó
để vào Cốc Lếu. Cùng thời gian đó Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt qua
Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn sang Trung Quốc để bàn về hội nghị lần thứ 8 do
Hồ Chí Minh triệu tập. Tính vô nguyên tắc một cách buồn cười này đã bị
hội nghị bất thường mở rộng của xứ ủy Bắc kỳ họp khẩn cấp tại Vĩnh Tường
tỉnh Vĩnh Phúc phê phán kịch liệt và coi đó là cuộc đào ngũ. Mong mọi
đảng viên cộng sản có tấm lòng yêu nước trong sáng hãy nhìn lại diễn
biến vòng vo của một vị “lãnh tụ” ba mươi năm đi tìm đường cứu nước trở
về hôn nắm đất tổ quốc mình và đứng ra triệu tập hội nghị trung ương
đảng.
Nguyên tắc tổ chức của một
chính đảng hoạt động bí mật để cứu nước đơn giản chợ trời như vậy sao.
Ba vị tự coi là thường vụ làm nên hội nghị lần thứ 7 ở Đình Bảng đã
không được thừa nhận là Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ ra
đời từ bao giờ, tại đâu, khi hội nghị Trung ương lần thứ 6 vừa mới kết
thúc? Ban thường vụ dự phòng này không nằm trong mạch chuẩn bị của Việt
Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội lại rất được Hồ Chí Minh tin cậy
trọng dụng làm chỗ dựa để sai khiến trọn đời!
Xin mọi người hãy nhìn vào
thời điểm nhập Cốc Lếu của Hồ Chí Minh ngay sau khi toàn bộ những đảng
viên đứng đầu đảng Cộng sản Đông Dương bị xử bắn ở Hoóc Môn mà minh định
lẽ đời, lẽ đảng. Đó là ngày 28 tháng 01 năm 1941. Chưa nói gì về nguyên
tắc cao xa đối với một người chưa hề giao tiếp mà ngay trong hàng ngũ
với nhau ai đó không may bị địch bắt hoặc vì vắng mặt lâu ngày không rõ
lý do khi trở lại còn bị thẩm tra xem xét thấu đáo, huống hồ một người
hoàn toàn xa lạ. Nếu không có sự thu xếp đạo diễn khôn khéo giấu mặt nào
đó thì không thể có cái gọi là hội nghị lần thứ 8.
Điều đáng tiếc cho lịch sử
đất nước là không ai rõ, chưa ai biết lai ngang nhiên coi Hồ Chí Minh là
Nguyễn Ái Quốc để rồi gán Nguyễn Ái Quốc vào Nguyễn Sinh Cung. Trong
khi đó, 30 năm đã qua Nguyễn Sinh Cung không có mặt trên đất nước, làm
gì ở đâu, với ai chưa hề thẩm định. Vậy từ mối liên hệ nào, ai kiểm tra
biết rõ ngọn ngành mà để cho ông ta đứng ra triệu tập hội nghi.
Thiết nghĩ, không có sự vô lý, vô nguyên tắc nào đáng tiếc, đáng lên án hơn.
Đã đến lúc mọi người Việt
Nam, trước hết là đảng viên cộng sản thử nhìn vào người chủ trì và các
thành viên có mặt tại Cốc Lếu tháng 5 năm 1941 có xứng đáng và đã đủ đại
diện đảng cộng sản Đông Dương hay chưa! Theo nguyên tắc hoạt động bí
mật, một người xa lạ, không rõ nguồn gốc, không biết tung tích lai lịch,
tự nhận mình là người của Quốc tế Cộng sản mà dễ dãi tin cậy ngay được
hay sao. Vả lại con người với hơn trăm tên như một gián điệp quốc tế
bổng dưng nhảy vào hang Cốc Lếu triệu tập Hội nghị của một đảng nội địa,
hoạt động bí mật đã bị tổn thất nặng và đang bị truy lùng?
Đã đến lúc những người cộng
sản Việt Nam cùng những nhà sử học thuộc ban nghiên cứu lịch sử đảng
hãy tỉnh táo để định ra một phương pháp luận khách quan, khoa học nhận
định sự kiện gọi là hội nghị trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó, tháng 5
năm 1941 mà con người mang tên Hồ Chí Minh triệu tập về nguyên tắc đúng
hay sai, về đại biểu đủ hay thiếu và vì sao hội nghị bất thường của Xứ
ủy Bắc Kỳ họp tại Vĩnh Tường cùng thời điểm đó tẩy chay phê phán, coi
Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt chạy làng vô nguyên tắc, để cuối cùng lại
bị ăn đòn.
Chuyện đó thuộc nội bộ
đảng, xin nhường lại để đảng xét. Riêng về tai họa thì từ đó dân tộc
Việt Nam mắc bẩy, gánh chịu nên phải viết những dòng này.
Lại nói về Cứu quốc quân
sau ngày bảo vệ dẫn đường đưa Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt từ Pắc Bó về
xuôi, thoát khỏi vòng vây phục kích của Pháp thì Lưu Xuân Trường được
Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên bổ sung xây dựng thành Trung đội Cứu quốc quân. Lưu
Xuân Trường sơ ý bị Pháp bắt (đã có nghi vấn bị chỉ điểm), Chu Văn Tấn,
là một người Tày ra đời bên Trung Quốc, lớn lên mới được đưa sang Võ
Nhai lúc đầu làm lính dõng cho Pháp sau ngày tham gia bảo vệ hội nghị
Pắc Bó, Hồ Chí Minh nâng đỡ dần rồi giành cứu quốc quân từ tay Lưu Xuân
Trường, Nguyễn Cao Đàm.
Xét về ngày ra đời, thời
gian tồn tại, địa bàn và mục tiêu hoạt động, Cứu quốc quân mang trọn vẹn
phẩm chất và trọng trách của một đội quân cứu nước, một lực lượng vũ
trang đúng với tên gọi của nó. Ngày 16 tháng 2 năm 1941 đúng là ngày
sinh của đội quân cứu nước đầu tiên này. Nó và chỉ riêng nó mới xứng
đáng là tiền thân của quân đội cách mạng.
Xin mọi người lưu ý rằng
sau cái gọi là hội nghị Pắc Bó với Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, … Hồ
Chí Minh trở về Tàu (chắc để báo cáo và lãnh sứ mạng xây dựng cơ sở lâu
dài). Những sự cố như bị bắt ở Túc Vinh, bị giải qua các nhà lao, với
“ngục trung nhật ký” quả là một cuộc dàn cảnh bài bản. Nếu Hồ Chí Minh
đúng là Nguyễn Ái Quốc thì chắc chắn với chủ trương bài cộng ráo riết,
Tưởng Giới Thạch không dễ dải giao ông ta cho Trương Phát Khuê quản lý
ngót ba năm để cuối cùng tha bổng. Tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh trở
vào Pắc Bó thì biết tin Cứu quốc quân đã phát triển lớn mạnh và đang
hoạt động vũ trang trên một địa bàn rộng từ Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Yên … Nếu là người mang động cơ cứu
nước lành mạnh, trong sáng, vô tư tất cả vì đại nghĩa thì coi đó là một
tin mừng để tập trung tri thức, kinh nghiệm dồn sức, góp phần củng cố,
nuôi dưỡng phát triển Cứu quốc quân. Nhưng điều đó đã không thể hiện mà
còn ngược lại là ông ta đã vội vả viết cho Võ Nguyên Giáp tức Lý Quang
Hoa một lá thư tay về sau người ta nâng lên thành “Chỉ thị” thành lập
đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đồng thời bày mưu cho Võ
Nguyên Giáp đánh chiếm hai đồn lính dõng của Pháp đã bỏ trống sau ngày
Nhật đánh vào Lạng Sơn (22 tháng 9 năm 1940) là Phay Khắt và Na Ngần ở
châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, rồi tuyền truyền phô trương rùm beng lên
để khuyếch trương chiến quả mà gây thanh thế. Từ đó, Hồ Chí Minh nghiễm
nhiên tự coi mình là cha đẻ của quân đội cách mạng. Như vậy là vị “cha
già dân tộc” mà chi với “hai tay gây dựng một sơn hà” lại có thêm uy
quyền của “cha đẻ quân đội cách mạng” tiếng tăm Hò Chí Minh vang dội
khắp non sông. Người Việt Nam đang nuôi chí đánh giặc cứu nước mê muội
trước “đức hy sinh ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước” của ông ta.
Để củng cố uy tín cho đội
quân do mình sáng lập, nhân khi nhà điện ảnh người Nga là Cácmen, được
ông ta mời sang làm phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” và “Chiến thắng
Điện Biên Phủ” năm 1954, Hồ Chí Minh đã bày cho Võ Nguyên Giáp chụp ảnh
với một số người gọi là thành lập đội Võ trang Tuyên truyền Giải phóng
quân làm tư liệu lịch sử. Đó là tấm ảnh đen trắng Võ Nguyên Giáp mặc áo
vét đội mũ phớt và nhóm người đeo ruột tượng trong các bảo tàng và các
bộ tư liệu lịch sử đã và đang phổ biến rộng rãi. Người viết những dòng
này xin một lần nữa khẳng định đó là tấm ảnh giả đóng kịch sau sự kiện
22/12/1944 mười năm.
Xem lại hành tung Hồ Chí
Minh mọi người đều dễ nhận thấy một chuỗi dối trá. Không phải Nguyễn Ái
Quốc lại nhận là Nguyễn Ái Quốc. Không phải tác giả thỉnh nguyện thư gửi
Hòa hội Véc xây năm 1919, nhận là tác giả. Không tham gia thành lập
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội lại nhận là người sáng lập.
Không biết gì về nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên có mặt tại trường Đại
học Phương Đông Mạc Tư Khoa lại nhận là do mình lựa chọn. Chỉ tham dự
với tư cách quan sát viên hội nghị hợp nhất hai tổ chức cộng sản để
thành lập đảng lại nhận mình là người sáng lập. Không đủ trình độ lý
luận viết Luân cương chính trị mà chỉ đạo văn của Trần Phú để có cái gọi
là chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt để cướp công Trần Phú
(LiKi), Trịnh Đình Cửu (Lê Đình), Trần Văn Cung (Quốc Anh). Ăn cắp sáng
kiến thành lập Mặt trận Viết Nam Độc lập Đồng minh của Hồ Học Lãm lập
tại Nam Kinh năm 1936 để cố tình xóa bỏ Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản
đế Đông Dương của hội nghị lần thứ 6 tháng 11 năm 1939. Tư tưởng đồng
minh dưới chiêu bài đại đồng để thực hiện đại Hán đã lò ra từ đây. Không
thừa nhận Cứu quốc quân đã có từ ngày 16 tháng 2 năm 1941, để phịa ra
đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân rồi nhận mình là cha đẻ của
quân đội cách mạng kể từ ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Hơn lúc nào hết, mong những
người cộng sản yêu nước chân chính hãy tỉnh táo, sáng suốt, khôn khéo
gở bỏ cái dây thừng Tàu dắt từ khi Hồ Chí Minh xâu được vào mũi mình, để
thoát khỏi vòng cương tỏa, o bế của chúng, cùng toàn dân lập thành
phòng tuyến giữ nước như cha ông ta đã phải đương đầu. Cái bẩy Tau tinh
vi, khốn nạn nhưng không lẽ cứ để vậy mãi sao. Hơn lúc nào hết, mọi đảng
viên cộng sản cần tỉnh táo xác định rõ mối quan hệ giữa dân tộc với
đảng lãnh đạo một cách khách quan, công tâm, khoa học. Bởi đảng là con
đẻ của dân tộc, chứ không phải dân tộc là con đẻ của đảng. Cứu được dân
tộc là cứu được đảng. Nhưng nếu chỉ vì lợi ích cục bộ của đảng mà thực
chất là của một ít cá nhân, hung hăng, tàn bạo nhắm mắt thực hiện điều
gọi là “còn đảng còn mình” tiếp tục lừa gạt, đàn áp tất cả các thành
phần ưu tú của toàn xã hội, chính là tự sát. Bởi dân tộc không toàn thì
đảng đứng với ai. Nước không còn cá sống ở đâu! Trong giờ phút Tổ quốc
lâm nguy, tha thiết mong mọi thành phần xã hội Việt Nam hãy trung với
dân, hiếu với nước theo lời dặn của cha ông : “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương”.
Mọi thế lực cơ hội bán nước cầu vinh dù giữ cương vị gì cũng đều là phản bội, thì trời không tha, đất không dung.
Những người con yêu dấu của
Dân tộc đã chiến đấu, hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải
đảo của Tổ Quốc bất luận đứng ở trận tuyến nào đều là Cứu Quốc quân.
Tổ quốc lâm nguy mỗi người dân hãy đứng vào vị trí Cứu Quốc Quân của mình.
***
Trương Văn Lĩnh nhầm
Bốn
người vượt ngục Đắc Min ngày mồng 04 tháng 12 năm 1942 là: Trương Văn
Lĩnh, Nguyễn Tạo, Chu Huệ và Trần Hữu Doanh. Vượt ngục thuở đó không chỉ
trốn tránh khỏi lưới vây bủa của Pháp mà còn sợ nhiều nguồn tai mắt
khác nên họ không đi bất cứ một con đường có sẵn nào kể cả lối mòn quen
thuộc mà phải luồn sâu giữa đại ngàn. Rau rừng, nước suối là nguồn sống
để đi. Nhắm hướng bắc mà đi. Đêm đêm trèo lên cây cao ngủ tránh cọp,
ngày vác mỗi người một gốc nứa già, khô vát nhọn. Kinh nghiệm của người
đi rừng dạy họ rằng cọp sợ nứa nhọn và tiếng cọ tinh nứa khô. Vác dọc
ống nứa vát nhọn thỉnh thoảng lại dùng ống nứa khô ngắn cọ vào khúc nứa
khô trên vai như kéo vĩ cầm nên đi không nhanh nhưng an toàn. Rừng thuở
đó còn dày, nhiều thú dữ, ít người vào tận thâm sơn cùng cốc. Gian nan.
Vất vả. Nhưng tránh được lưới săn tìm vây đuổi của mật thám Pháp (nguồn
Nguyễn Tạo).
Ba tháng ròng luồn rừng,
lội suối, từ Đắc Min mới về thấu Nghệ An thì Chu Huệ và Trần Hữu Doanh
bị bắt lại. Nguyễn Tạo không ghé về nhà ở xã Đức Bình, huyện Đức Thọ và
Trương Văn Lĩnh không ghé về Nghi Lộc, Nghệ An nên thoát ra Thanh Hóa
thì bắt liên lạc với cơ sở và hai người được đưa về hai nơi. Nguyễn Tạo
ra ngả Đông Bắc tham gia xây dựng Đệ Tứ chiến khu. Tức chiến khu Đông
Triều. Trương Văn Lĩnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến khu Phú Bình,
phía Thái Nguyên.
Chiến khu Phú Bình lúc đó
coi như an toàn khu giao cho một tiểu đội thanh niên vũ trang bảo vệ.
Đội vũ trang ngày đêm gắn bó với nhiệm vụ nên Trương Văn Lĩnh có phần an
tâm và chủ quan. Hàng tuần vào ngày, giờ, địa điểm quy định Trương Văn
Lĩnh tự ra bến đò nhận công văn chỉ thị. Cũng như thường lệ, không có
tín hiệu bất an của đội bảo vệ, Trương Văn Lĩnh yên chí đi như một người
dân bình thường. Thế là ông bị bắt. Như thể có nội gián chỉ điểm, mật
thám Pháp cho tay chân cải trang phục kích rất kín chực sẵn bên bến đò
Hà Châu. Trương Văn Linh vừa bước tới là bị chúng ùa ra bắt ngay. Tin
Trương Văn Lĩnh bị bắt truyền nhanh. Hai thanh niên bảo vệ hốt hoảng bởi
quên nhiệm vụ. Họ bàn nhau báo cáo với cấp trên là Trương Văn Lĩnh cố
tình đi đầu thú.
Một con người lặn lội suốt
ba tháng dọc đường Trường Sơn ăn đói nhịn khát, chống nhau với cọp dữ,
rắn độc, sên vắt, muỗi mòng mới lên được Phú Bình và đang hưng phấn hăng
say chuẩn bị thời cơ giành chính quyền lại tự nhiên đi đầu thú. Chỉ có
thằng mất trí mới tin. Vậy mà có người tin.
Nguyễn Tạo ở chiến khu Đông
Triều biết chuyện, liên hệ với Nguyễn Khang đang phụ trách địa bàn Hà
Nội, tìm cách bắt liên lạc với Trương Văn Lĩnh, bạn vượt ngục của mình.
Nhờ cơ sở binh vận, Nguyễn Khang biết Trương Văn Lĩnh đang bị biệt giam
tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Vậy là Nguyễn Tạo biết rõ lý do Trương Văn
Lĩnh bị bắt là vì hai thanh niên tự vệ làm nhiệm vụ canh gác bỏ vị trí
cảnh giới đưa nhau vào chỗ kín trong rừng làm chuyện gì chỉ có trời mới
biết. Để chạy tội chúng nó đã đổ hết cho người bị bắt. Cũng từ đó,
Nguyễn Tạo nghi có tay trong, mật thám Pháp mới bủa lưới kín đáo đúng
giờ, đúng chỗ. Tay trong đó là ai? Không lẽ. Mỗi lần nhắc đến cái chết
của Trương Văn Lĩnh, cuối cùng Nguyễn Tạo đều để lửng hai tiếng “không
lẽ”.
Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo
chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời. Một trong những việc đầu
tiên của Chính phủ này là yêu cầu Nhật thả hết chính trị phạm trong các
nhà tù Pháp. Trương Văn Lĩnh cùng hàng trăm, hàng nghìn tù nhân bị Pháp
bắt giam được giải thoát dịp đó. Nguyễn Khang đón Trương Văn Lĩnh về bổ
sung vào Ban Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Sau ngày mồng 2 tháng 9, yêu cầu
cấp thiết của chính quyền mới là tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng.
Trương Văn Lĩnh là một trong số thanh niên tham gia phong trào Đông Du
sau ngày Nhật bắt tay với Pháp nên không sang Đông Kinh mà được gửi vào
học trường quân sự Hoàng Phố thuộc Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tôn
Dật Tiên. Trong số những người tham gia tổ chức cướp chính quyền ở Hà
Nội tại thời điểm đó, Trương Văn Lĩnh là người có kiến thức quân sự hơn
cả nên được chỉ định làm Hiệu trưởng trường Quân chính.
Trong số học viên có mặt
ngày khai giảng khóa đầu tiên lại có hai thanh niên vốn là hai người bảo
vệ bỏ vị trí cảnh giới làm Trương Văn Lĩnh bị bắt. Trớ trêu là chỗ đó.
Họ sợ hãi vị Hiệu trưởng mới nhận ra mình nên đã vội vả viết thư nặc
danh tố cáo Trương Văn Lĩnh đã đầu hàng, là tay chân Pháp chui vào hàng
ngũ cách mạng. Mặt khác hai người này còn rủ rê kích động số học viên
mới gặp nhau gây nên hoang mang trong toàn Khu học xá Bạch Mai (nay là
trường Đại học Bách Khoa).
Biết là có tay trong phá
hoại lại đích danh tố cáo mình, Trương Văn Lĩnh bối rối dường như bế tắc
mới nghĩ đến Hồ Chí Minh đã về làm chủ tịch nước nên viết một lá thư
tường trình đầy đủ quá trình vượt ngục, nguyên nhân bị bắt và đang bị
học viên trường quân chính vu oan giá họa. Hy vọng chủ tịch nước nhớ lại
hai lần được Trương Văn Lĩnh cứu nguy ông ta ở bên Tàu mà minh oan cho
mình. Lần thứ nhất vào tháng 5 năm 1927, đang đêm được tin cảnh sát
Tưởng Giới Thạch sắp vây bắt Lý Thụy, Trương Văn Lĩnh kịp đến báo cho Lý
Thụy chạy thoát. Lần thứ hai vào năm 1931 khi Tống Văn Sơ bị mật thám
Anh bắt theo giao kèo với mật thám Pháp, Trương Văn Lĩnh đã đến tận nhà
riêng luật sư người Anh là Lô giơ bai kêu cứu. Nhờ vậy Tống Văn Sơ mới
không rơi vào tay Pháp, tránh khỏi án tử hình vắng mặt.
Thư cầu cứu gửi đi, Trương
Văn Lĩnh hy vọng sớm được giải oan. Bởi ông tin rằng Hồ Chí Minh là Lý
Thụy mà mình đã cứu sống hai lần thế nào cũng nhớ. Nhưng sau một tuần
bặt vô âm tín, Trương Văn Lĩnh mới nhận được mấy dòng chữ hồi âm viết
vào mặt trong bao thuốc lá Caravenna : “Tổ quốc còn bận trăm công nghìn
việc. Chuyện quan hệ cá nhân xét sau”.
Nhìn hàng chữ vừa bất lịch
sự, thiếu văn hóa vừa vong ân, Trương Văn Lĩnh quá uất ức phẩn nộ, chưa
kịp nghĩ rằng đó là âm mưu thâm độc của người không muốn có mặt mình
trên cõi đời này. Ông ngồi xếp bằng bình tĩnh lấy khăn quàng thắt thòng
lọng vào cổ mình rồi dùng hai tay kéo thẳng ngang sang hai bên. Cho đến
khi tắt thở ông vẫn ngồi yên theo tư thế của một cây thánh giá dựng giữa
giáo đường.
Được tin Trương Văn Lĩnh thắt cổ, Nguyễn Tạo, Nguyễn Khang … chạy đến nhưng cứu không kịp.
Vốn là một con chiên ngoan đạo, yêu nước, Trương Văn Lĩnh về với Đức Chúa Trời trong tư thế lẫm liệt như vậy đó.
“Đời tôi chưa bao giờ khóc
ai to và thống thiết đến thế”. Có lần Nguyễn Tạo đã nói với đồng
nghiệp, bạn bè và thuộc cấp tại Tổng Cục Lâm Nghiệp ở số nhà 25 đường Lò
Đúc, Hà Nội như vậy. Ông là người vuốt mắt cho bạn vượt ngục thủy
chung, son sắt của mình.
Hồ Chí Minh bình chân như
vại và yên tâm nghĩ rằng, những người ít nhiều có biết Lý Thụy, Nguyễn
Tất Thành, Tống Vân Sơ … dần dần sẽ không còn ai.
Trương Văn Lĩnh chết. Bị
tuyên bố kỷ luật. Hai học viên viết thư nặc danh gây nên cái chết đó
chính là hai người được giao nhiệm vụ cảnh giới bảo vệ Trương Văn Lĩnh
tại chiến khu Phú Bình.
Cái hay là người có tội đã
nên công. Tay đàn ông được cất nhắc dần lên chức Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy sản. Ả đàn bà leo lên chức Trưởng ban Kiểm tra đảng. Đó là cặp
vợ chồng Nguyễn Trọng Tĩnh và Hà Thị Quế – tác giả “chính hiệu con nai
vàng” về cái chết của Trương Văn Lĩnh.
Nếu Hồ Chí Minh đúng là Tống Vân Sơ – Lý Thụy thì đời nào lại về hùa với hai kẻ vu oan giá họa kia.
Trương Văn Lĩnh nhầm.
Ghi chú về 4 người vượt ngục:
- Trương Văn Lĩnh (như trên).
- Trần Hữu Doanh không rõ.
- Chu Huệ bị xử tử trong cải cách ruộng đất với tội danh là Quốc Dân đảng phản động.
- Nguyễn Tạo (Tạo Cuội- bị Pháp tra tấn vẫn lì như cuội, sỏi) cuối đời vận động lập làng Lâm nghiệp đầu nguồn và xây dựng công sự chống Tàu dọc biên giới Việt – Trung. Bị bắc. Chết bệnh, chôn theo niềm nghi vấn đắng cay: “Không lẽ”.
***
May còn có Jao và may còn có Phông Sông
Nhiều nhà báo, nhà giáo,
nhà sử miền Bắc gần thế kỷ qua không ngớt lời ca tụng công lao vĩ đại
của Hồ Chí Minh. Rất tiếc, công lao đó lại ít căn cứ vào hành tung cụ
thể về tính trung thực mà chỉ dựa vào huyền thoại của vài cuốn sách dưới
dạng xảo thuật như “Lịch sử nước ta”. “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ chủ tịch”. “Vừa đi đường vừa kể chuyện”. “Giấc ngủ mười năm”... của các tác giả Trần Dân Tiên, T.Lan. Hồ Quang, Trần Lực…
Xin thưa. Các tác giả này cũng chính là Hồ Chí Minh.
Chưa nói phẩm chất chính khách mà người cầm bút bình thường, minh bạch,
đàng hoàng không ai lại vòng vo li kì để tự tâng bốc mình. Nói theo
kiểu các bà miệt vườn quê tôi : Xạo. Ai lại làm thế. Vậy mà đã có người
làm.
“Triệu Đà là tổ nước ta.
Nước ta khi đó gọi là Văn Lang”
(Lịch sử nước ta, Pắc Bó 1941, bản in li tô).
Nhầm hay cố ý xem hồi sau sẽ rõ. Thật lắm chuyện để viết về con người này. Xin được trình “May còn có Jao và may còn có Phôngsông” trước.
Bởi các nhà báo, nhà giáo,
nhà sử, nhà văn, nhà thơ… đều đồng loạt viết Hồ Chí Minh là người sáng
lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, là người trực tiếp huấn
luyện, giảng dạy và cũng lại là người đã chọn thanh niên ưu tú giới
thiệu với Mạc Tư Khoa. Ý thức trách nhiệm chuẩn bị nhân sự cho cách mạng
Việt Nam như thế quả là quá vĩ đại nói mấy đời người không hết.
Chỉ riêng chuyện ở trường Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa cũng đủ soi sáng công lao vĩ đại đó lắm rồi.
Năm 1929, Nguyễn Sinh Cung
từ Thái Lan vừa qua Mạc Tư Khoa thì được tin tại trường Đại học Phương
Đông có năm người Việt Nam đang theo học và đã thành lập chi bộ đảng.
Dưới tên Nga là Line, Nguyễn Sinh Cung xin đến trường gặp gỡ thăm viếng
năm thanh niên trên. Lần đầu cả năm người này đều từ chối với lý do
không quen biết và không có người giới thiệu. Vài ngày sau Line lại đến
nhờ người gác tại phòng thường trực vào Ký túc xá nói với Liki. Liki từ
chối gặp. Nhưng Litvi có vẻ ái ngại rồi bàn với anh em nên gặp vì dù sao
cũng là một đồng hương xa xứ. Nhưng chỉ gặp ngoài thường trực thôi. Cả
nhóm năm người đồng ý kéo nhau ra cổng trường. Hai bên chào hỏi vài câu
lấy lệ rồi chia tay ngay. Không đàm đạo trò chuyện gì. Bởi với hiểu biết
của nhóm thanh niên này thì Nguyễn Sinh Cung từng làm việc cho Pháp,
lai lịch không rõ ràng nhất là không thuộc tuyến, không thuộc đường dây
hoạt động, không có người giới thiệu. Mặt khác, từ sau ngày Phan Bội
Châu bị Pháp đón bắt ở Thượng Hải (1/6/1925), Lý Thụy trở thành kẻ nghi
can đáng ngại nhất. Hơn nữa, cảnh giác là nội quy và cũng là điều lệnh
của nhà trường mà cả nhóm đều phải tuân thủ.
Vì thế, buổi tiếp xúc lần
đầu và cũng là lần cuối quá thờ ơ, nhạt nhẽo nên Line chỉ biết sơ qua
tên tiếng Nga của vài người thôi. Không ai giới thiệu tên tiếng Việt của
mình với anh ta. Vả lại, cuộc giao tiếp quá ngắn ngủi vài câu chào hỏi
chỉ bằng tiếng Nga. Theo Phôngsông tiếng Nga của Line cũng bập bõm không
hơn gì tiếng Pháp.
Trong số năm thanh niên
thành lập chi bộ đảng cộng sản tại trường Đại học Phương Đông năm 1929,
thì Phôngsông, Litvi và Ruki là thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí hội, Jao là của đảng Thanh niên Sài Gòn và Liki là của Tân
Việt. Họ đều là những thanh niên ưu tú được Tổng bộ Thanh niên lựa chọn
và giới thiệu với trường Đại học Phương Đông. Hơn ai hết họ biết rõ
Tổng bộ, biết rõ người sáng lập và huấn luyện họ. Đó là Hồ Tùng Mậu, Lê
Duy Điếm, Lê Văn Phan (tức Lê Hồng Sơn), Lê Hồng Phong.
Điều này chứng tỏ Nguyễn
Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành hay Lý Thụy không hề là người sáng lập Việt
Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, không hề là người tham gia giảng
dạy tại các khóa huấn luyện ngắn ngày (có kiến thức đâu mà dạy) và càng
không hề là người chọn gửi “một số thanh niên đi học để chuẩn bị nhân sự
cho cách mạng Việt Nam” như các nhà sử, nhà giáo, nhà báo miền Bắc đã
ngợi ca, thêu dệt trong các tác phẩm biên khảo hay giáo trình, giáo khoa
của họ. Lê Hồng Phong học tại trường quân chính Xô Viết cũng không hề
tiếp Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung. Mặc dầu Lê Hồng Phong cũng là yếu nhân
của Tâm Tâm xã tiền thân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Người đã từng nằm trong Tổng bộ của tổ chức này.
Nếu cả năm vị thanh niên
trên không còn ai thì công lao vĩ đại nhất định thuộc về “bác”. Bác là
người sáng lập, là người huấn luyện, đào tạo, là người gửi thanh niên
sang học các trường Đại học quốc tế, là người dày công chuẩn bị nhân sự
cho cách mạng Việt Nam…
Nhưng thưa không phải. Bác
nhận vơ thôi. Thực tế thì sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái
(19/6/1924) không ai dại gì mà giao dịch với người ngoài tuyến, nhất là
những người đã từng làm công cho Pháp, từ Pháp đến. Lý Thụy lảng vảng ở
Quảng Châu vài năm (1925-1926) không bám vào đâu được, phải chạy sang
Thái Lan. Nhưng ở đây theo Đông Tùng – Nguyễn Tư Hồng thì tuyến Vương
Thúc Oánh (con rể Phan Bội Châu), Đặng Quỳnh Anh (em ruột Đặng Thúc Hứa)
không tin Chín Thậu nên ông ta lại phải chạy sang Nga. Đó là những ngày
Chín Thậu – Nguyễn Sinh Cung mong làm quen với nhóm thanh niên Việt
Nam, tại trường Đại học Phương Đông. Cũng như ở Thái, ông ta bị nghi ngờ
nên cuộc gặp hết sức nhạt nhẽo. Nếu không muốn nói là bị tẩy chay.
Lê Duy Điếm, Lê Hồng Sơn,
Lê Hồng Phong đều chết trước năm 1945. Hồ Tùng Mậu bị “máy bay Pháp” bắn
chết trong lần một mình một ngựa đi đường tại vùng tự do đầu những năm
kháng chiến 9 năm. Cái chết của ông cũng giống như cái chết của Trung
tướng Nguyễn Bình ở Nam Bộ và Phùng Chí Kiên ở Bắc Cạn. Thật đáng ngờ.
Tưởng hết nhân chứng.
May là ông Trời không muốn
dân ta bị lừa suốt bến nên đã để Jao và Phôngsông thầm lặng sống hết
tuổi già ở Hà Nội. Jao chính là Giao lấy tên từ “giáo” là người từng làm
nghề dạy học tại Sài Gòn trước năm 1928. Đó là Bùi Công Trừng ở số 4
Dốc Ngọc Hà, Hà Nội. Phôngsông chính là Bùi Lâm ở số 5 Dã Tượng, Hà Nội.
Cả hai người này đã khẳng định là lúc đầu năm người đều từ chối tiếp.
Nhưng Litvi – Ngô Đức Trì lấy lẽ đồng hương, nên cả bọn kéo nhau ra
thường trực nhìn cho biết mặt thôi. Dứt khoát không cho anh ta vào Ký
túc xá. Vụ Phan Bội Châu bị Pháp đón bắt ở Thượng Hải còn mới quá.
Như vậy là trước đó họ
chưa biết nhau. Chưa cùng hội cùng thuyền với nhau nên tiếp một cách xã
gia miễn cưỡng. Điều này chứng tỏ, người nọ không tổ chức, dạy bảo, giới
thiệu người kia.
Nếu Lý Thụy quả thật có
tham gia sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, có tham
gia huấn luyện hội viên, lại là người lựa chọn, giới thiệu thanh niên
Việt Nam để gửi sang Liên Xô đào tạo, theo tài liệu tuyên truyền và
giảng dạy, thì năm thanh niên trên không đời nào xử sự với anh ta như
thế. Đạo lý Việt Nam ai cũng coi trọng thầy theo lẽ “Quân, Sư, Phụ với
ân nghĩa “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Như vây là về người thỉnh
thoảng có ra mắt thính giảng vài giờ tại một hai khóa huấn luyện cấp
tốc, mà một vài người thuật lại, phải chăng là Liêu Trọng Khải, Hội
trưởng “Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức ở Á Châu” do người Tàu lập
ra. Vì lén lút nhập nhoạng trong tình thế hoạt động bị mật, nhiều người
về sau tưởng ông đó là Nguyễn Ái Quốc “hữu danh” từ lâu. Bên cố ý, bên
vô tâm. Nhầm lẩn do láu cá và ngộ nhận là thế. Đôi khi cái bệnh mãn tính
“thấy sang bắt quàng làm họ” đã làm cho một số người đời thêu dệt thêm.
Liki là Trần Phú. Litvi là
Ngô Đức Trì. Rucki là Nguyễn Thế Rục đều đã qua đời khi chưa kịp viết
di chúc. May còn có Jao và may còn có Phôngsông.
Trước anh linh năm vị tiền
bối từng là sinh viên trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa
(1928-1929), tôi có bổn phận nói lên sự thật và sau khi viết được những
dòng này tự cảm thấy lấy làm mãn nguyện. Nếu có điều gì chẳng hay đến
với tôi, tôi thanh thản ra đi không mảy may ân hận.
No comments:
Post a Comment