HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 22 June 2012

136 * THƯ GỬI TOÀN QUYỀN , ANH VÀ STALIN

 

Sự kiện: Nguyễn Tất Thành gửi thư cho ông Nguyễn Sinh Khiêm.
Nội dung sự kiện:
Tháng 12
Cùng với bức thư gửi cho phụ thân, Nguyễn Tất Thành còn gửi một bức thư cho ông Nguyễn Sinh Khiêm thời kỳ này đang giúp việc vặt ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ. Nguyễn Tất Thành nhờ anh trai vận động xin cho Thành vào học Trường Thuộc địa tại Pari. Ông Khiêm đã gửi bức thư cho Toàn quyền Anbe Xarô (Albert Sarraut) và lá thư đã được chuyển tới Khâm sứ Trung Kỳ1).


1) Ngày 25-5-1912, Khâm sứ Trung Kỳ đã gửi Công văn số R28 – 6971 (lưu tại CAOM – Pari) gửi Toàn quyền Đông Dương, nội dung như sau: “Phúc Công văn số 263 chuyển đơn của Nguyễn Sinh Khiêm xin cho em là Nguyễn Tất Thành vào Trường Thuộc địa, xin báo Ngài là ông chủ sự giáo dục Trung Kỳ, được hỏi ý kiến đã cho biết người thanh niên này đã bắt đầu học Trường Quốc học Huế, nay qua làm bồi ở Pháp, có thể tiếp tục học ở một trường tại thuộc địa trước khi có tham vọng trở thành sinh viên ở Pháp”.
Nguồn trích:
- Thu Trang: Nguyễn ái Quốc ở Pari (1917- 1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.427- 428.
- Hồ Chí Minh-Biên niên sự kiện, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr.48

 http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/298/PreTabId/465/Default.aspx

 Ðơn xin học nội trú trường Thuộc Ðịa của Nguyễn Tất Thành

Đăng ngày: 16:10 14-05-2010
Thư mục: Tổng hợp
Marseille le15 Septembre 1911
À Monsieur le Ministre des Colonies
Monsieur le Ministre
J'ai l'honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d'être admis à suivre les cours de l ' École Coloniale comme interne .
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l'Amiral Latouche Tréville.
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m' instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l' instruction .
Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam.
En attendant votre réponse que j ' espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ' assurance de ma reconnaissance anticipée .
Nguyễn-tất Thành,
né à Vinh, en 1892 ,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre
Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois
Tạm dịch :
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng ,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam .
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.
(Tham Khảo)

(phải chăng chính vì lá đơn bị từ chối này mà Anh Ba đã lại làm một chuyến hành trình người lại Sài Gòn trước khi sang trời Tây một lần nữa?
và một vấn đề đặt ra nữa là ai là người viết thư này cho Bác hay Bác tự viết ?)

xin đăng tiếp bài này:

 

William J.Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)

WILLIAM J.DUIKER
Theo W.J.Duiker, đây là một lá thư do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này. Để tạo điều kiện bạn đọc tiếp cận và nghiên cứu, chúng tôi trích đăng ý kiến của W.J.Duiker. Hoan nghênh bạn đọc phản hồi về lá thư theo địa chỉ email: info@thehehochiminh.net

Anh Thành đã trở lại tàu trước khi tàu nhổ neo; tàu đã đến Cảng Le Havre ngày 15.7, và vài ngày sau đã đến Cảng Dunkerque và cuối cùng trở lại Marseilles, và ở đó cho đến giữa tháng 9. Tại đây, anh đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hoà Pháp. Vì đây là một sự kiện đáng chú ý, tôi xin chép toàn văn thư này.
Marseilles
Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng thống!
Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.
Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha  muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.
Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng  thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho
Được thành lập năm 1885 để đào tạo các quan chức phục vụ cho chính quyền ở các nước thuộc địa Pháp, Trường Thuộc địa có bao gồm một “bộ phận bản xứ” dành cho thần dân thuộc địa với  khoảng 20 suất học bổng cho học sinh Đông Dương thuộc Pháp. Một số học giả đã thắc mắc tại sao một thanh niên như anh Nguyễn Tất Thành, rõ ràng có tư tưởng chống đối ách cai trị của Pháp đối với đất nước mình, lại muốn vào học tại một trường thuộc địa để phục vụ cho nước Pháp; họ đã phỏng đoán rằng có thể anh đã sẵn sàng hy sinh chủ nghĩa yêu nước để đổi lấy sự nghiệp  viên chức. Tuy nhiên, qua viêc anh Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế, ta thấy  hành vi của anh không có gì đáng ngạc nhiên. Sự thù địch của anh đối với ách thống  trị thực dân của Pháp ở Đông Dương dường như đã được xác định, song điều rõ ràng là anh vẫn chưa quyết định nên đi theo con đường nào để giải phóng đất nước và, theo lời kể của bản thân anh, anh vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết tình hình. Trong một  thư viết vào khoảng năm 1911, anh nói với chị mình rằng anh hy vọng được tiếp tục học ở Pháp và trở về Đông Dương sau 5 hoặc 6 năm. Hơn nữa, như đã thấy trong nội dung bức  thư gửi cho tổng thống Pháp, mục tiêu cuối cùng của anh là giúp ích cho đất nước mình. Cũng có thể là anh sẵn sàng giấu ý đồ của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng của minh, và đây không phải là lần cuối cùng anh làm như vậy.(1)
* Chú thích:

(1): Nên xem sách của Daniel Hemery, “Hồ chí Minh: Từ Đông Dương đến Viêtnam”, (Paris, l990), tr.40, có bản sao thư gửi Tổng thống. Hình như anh Tất Thành đã gửi một thư tương tự cho Bộ trưởng thuộc địa ở Paris. Nên đọc bài của Nguyễn thế Anh và Vũ ngũ Chiêu, “Từ mộng làm quan đến đường cách mệnh, Hồ chí Minh và Trường thuộc địa”, báo Đường Mới, số l (6.l983), tr.l4. Một bản sao bức thư này hiện có ở Bảo Tàng Hồ chí Minh ở Hầ-nội.  Để đọc một giải thích có tính phê phán, nên xem tài liệu đã dẫn. Để đọc một giải thích có tính thuận lợi hơn, nên đọc bài của Daniel Hemery, nhan đề “Bộ máy viên chức trên tư cách là một tiến trình lịch sử”, trong sách do Boudarel chủ biên nhan đề, “Bộ máy viên chức ở Viêtnam” (Páris: L’Harmattan, l983), tr.26-30, và sách của Thu Trang Gaspard, “Hồ chí Minh ở Paris”, (Paris:L’Harmattan), l992, tr.55-56. Cũng có khả năng anh Tất Thành hy vọng vào được trường này để giúp bố mình phục hồi chức vụ cũ trong bộ máy viên chức. Đáng lưu ý là trong thư trên, Tất Thành có nói cụ thể đến Bố mình. Thư của Tất Thành gửi cho Chị đã được nêu trong Công văn Mật số 7ll, ngày 7.5.l920 của Cảnh sát Đông Dương, hiền nằm trong hồ sơ nhan đề “l920”, hôp 364,  Tư liệu Quân đội Viễn chinh Pháp, tại Trung Tâm Hồ sơ Hải ngoại, tỉnh Aix en Provence, Pháp.
(Theo William J.Duiker, “Ho Chi Minh – a life”, Nxb Hyperion, New York, năm 2000. Tiếp cận qua bản dịch tiếng Việt).
* Tài liệu tham khảo chủ yếu (có liên quan trực tiếp):
1. William J.Duiker, “Ho Chi Minh – a life”, Nxb Hyperion, New York, năm 2000
2. Phạm Xanh, “Mấy nét đặc thù trong cuộc đời Hồ Chí Minh và hướng tiếp cận”, trích sách “Hồ Chí Minh dân tộc và thời đại”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
3. Nguyễn Bá Sơn, “Tự học và học tập suốt đời, con đường Hồ Chí Minh trở thành nhà văn hóa kiệt xuất”, chưa xuất bản
http://vn.360plus.yahoo.com/hcmk16/article?mid=14&fid=-1


 Bắt Được Qủa Tang "BÁC"
MẪU TÂM

Hai bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin tường trình về "Cải Cách Ruộng Đất"

Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga:

http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml

http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/23.shtml


Bức thư thứ 1


Nội dung tạm dịch:
Bức thư thứ 1

Đồng chí Stalin thân mến:

Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952

____________ _________ _________ ___

Bức thư thứ 2


------------------------------ --------------------------- (Ký tên tiếng Tàu)


Thư thứ hai:

Đồng chí Stalin kính mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp




với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất

Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký


Quý vị để ý: Trong bức thư thứ 2, Hồ Chí Minh ký tên Tàu.


_____________________






Để thấy rõ bản chất tay sai cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, hãy đọc đoạn sau đây của bộ sử do chính các tác giả cộng sản Hà Nội viết:




‘Sau một thời gian nắm tình hình cách mạng Việt Nam và Đông Dương, ngày 10-5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Hồ Chủ tịch triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 ở Pắc Bó…




Đảng nhấn mạnh phải xem cách mạng Việt Nam như một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, lúc nầy là một bộ phận của phong trào dân chủ chống phát xít, đặc biệt là phải tích cực ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc.




Trong sách Viết cho mẹ & quốc hội, một đảng viên cao cấp của cộng sản, ông Nguyễn Văn Trấn tiết lộ rằng tên đảng Lao Động do chính Stalin đặt và cũng chính Stalin đã thúc đẩy Hồ Chí Minh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất ngay từ cuộc gặp gỡ năm 1950. Sau đó Mao Trạch Đông áp lực, huấn luyện cán bộ, và gởi chuyên viên sang tổ chức, theo dõi, thi hành cuộc cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách nầy phát khởi năm 1953 đã sát hại 172.008 nông dân ở miền Bắc.




Vì đã mật kết đi theo con đường cộng sản Liên Xô, Hồ Chí Minh dùng chiêu bài giải phóng đất nước và độc lập dân tộc để dẫn cuộc chiến tranh chống Pháp thành cuộc chiến tranh giữa hai thế lực tư bản và cộng sản, lồng trong khung cảnh nội chiến giữa hai khuynh hướng quốc gia và cộng sản.




Trong cuộc xâm lăng miền Nam từ năm 1960, Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, đã từng nói: ‘Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…’ Như vậy, trước sau như một, Hồ Chí Minh và đảng CSVN luôn luôn kiên định vai trò ‘lính đánh thuê’ cho Liên Xô và Trung Quốc bằng xương máu của dân tộc Việt Nam. Có thật Pác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ??? Sự thật lịch sử : Đói, Phải Đi Kiếm Ăn ; Cực Khổ , Và Không Tương Lai, Nạp Đơn Xin Học Trường Thuộc Địa Ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành (lúc đó 20 tuổi ) xin được một chân phụ bếp trên chiếc tầu buôn của hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville. Theo quyển “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Bác Hồ”, do Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết ca tụng Hồ Chí Minh, thì Bác, lúc đó tên là Ba, “làm đủ mọi việc, từ rửa chén đĩa, đến nhặt rau mổ cá, chặt thịt, đến bày bàn, bưng bê các món ăn, rót rượu ...” Và, tất cả kho tàng sử liệu Việt Cộng đều viết : “Bác đi tìm đường cứu nước”. Sự thực không phải thế. Bác không đi tìm đường cứu nước, mà tìm đường cứu đói cho đời bác.




Lúc đó gia cảnh Nguyễn Tất Thành vô cùng quẫn bách. Bố thì bị đuổi việc. Nguyễn Tất Thành thì mồ côi mẹ, đói khổ và thất học. Hai mươi tuổi mà không có được cái bằng tiểu học “primaire”, cái bằng mà thời ấy nhiều học sinh VN đã có, lúc chưa đầy 12 tuổi.




Cho nên, vụ Nguyễn Tất Thành đi làm bồi trên tầu Amiral La Touche Tréville của Pháp phải được hiểu là đi tìm kế sinh nhai, đồng thời thực hiện giấc mơ mà giai cấp nghèo mạt thời đó hằng ấp ủ. Được đi Pháp, được sống ở Pháp một thời gian, rồi về nước, biết nói tiếng Tây, dù là tiếng Tây bồi. Cái gì, chứ kiếm một chân thông ngôn hay thông phán thì không khó. Đó chính là chí lớn và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành khi bỏ nước ra đi. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y. Cho nên, y phải vươn lên cho bằng được. Vươn lên bằng cách đi Pháp. Đi Pháp với bất cứ giá nào. Điều này, sách vở Việt Cộng cũng đã viết : “Khi đã có chí, đã quyết tâm, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mà nhất định phải vượt được. Phải sang tới Pháp. Quyết không vì một sơ sểnh nào mà bị đuổi lên một bến bờ không định trước. Mục tiêu là nước Pháp kia” (Thy Ngọc, Việt Nam Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ, Nxb Trẻ, Hà Nội 1997, trang 4.




Đó chính là giấc mơ của Nguyễn Tất Thành, lúc đó 20 tuổi, thất học và con nhà nghèo. Giấc mơ được đi Pháp, được học trường Pháp, rồi về nước làm quan cho Pháp. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.




Nhưng, Việt Cộng thì viết khác.




Mãi cho đến cuối năm 1982, tất cả sách vở Việt Cộng đều ca một luận điệu : vì căm thù thực dân Pháp, và vì quyết tâm đi theo tiếng gọi của non sông, Bác đã bỏ con đường học vấn, bôn ba tìm đuờng cứu nước.




Trong cuốn Hồ Chủ Tịch, Trường Chinh còn khẳng định : “vì Người phát giác trường học của Pháp chỉ nhằm đào tạo tay sai cho đế quốc, cho nên Người đã bỏ ra đi tìm đường cứu nước”.




Võ Nguyên Giáp cũng viết thế. Phạm Văn Đồng viết thế. Tố Hữu viết thế. Tất cả văn nô Việt Cộng từ trên xuống dưới đều viết thế.




Chúng nó đã bị Người lừa.




Người đây, là Hồ Chí Minh.




Sự thật là: sau một thời gian làm bồi tầu, Nguyễn Tất Thành lâm vào cảnh cực kỳ quẫn bách, và gần như tuyệt vọng. Chẳng lẽ suốt đời làm bồi tầu, bị bạc đãi, bị chửi bới và không tương lai. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.


Y bèn nạp đơn xin vào học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) của Pháp.
Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Giấu cả bọn Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn ...

Mãi cho đến năm 1983.

Năm 1983, một học giả Người Quốc Gia VN (tiến sĩ Nguyễn Thế Anh) tìm thấy tại Thư Khố Đông Dương ở Aix En Provence bên Pháp một tài liệu vô cùng quý giá: lá đơn viết tay của Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa của Pháp. Lá đơn đề ngày 15/09/1911



Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Trévile” pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngữ, caractère chinois.

Lá đơn nổ như một trái bom. Đảng CSVN nhìn nhau, ngơ ngác. Họ đã bị Bác lừa.
Bác đây là Hồ Chí Minh.

Dưới đây tôi xin tạm dịch ra tiếng Việt :

Marseille ngày 15 tháng 9, 1911
Kính gửi Tổng Thống Cộng Hòa Pháp
Tôi hân hạnh thỉnh cầu Ngài vui lòng cho tôi đặc ân được vào theo học Trường Thuộc Địa với tư cách nội trú.
Hiện nay, tôi làm công cho hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville để sinh sống.
Tôi hoàn toàn túng quẫn và ham muốn được học hành. Tôi ước ao trở nên hữu ích cho nước Pháp trong tương quan đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp đồng bào tôi hưởng những lợi ích của học vấn.
Tôi sinh đẻ tại Nghệ An, Trung Kỳ.
Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi cho tôi, Tổng Thống hãy nhận nơi đây lòng biết ơn trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành,
sinh tại Vinh năm 1892,
con trai ông Nguyễn Sinh Huy
(phó bảng văn chương),
học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho.

Có nhiều điểm đáng nói.

Điểm 1 : Tiếng Pháp trong lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành quá kém.

Điểm này cần được nêu ra, để chứng minh một sự thực vô cùng quan trọng : những tài liệu viết bằng tiếng Pháp ký tên Le Patriot hay Nguyen Le Patriot tại Paris sau này, như “Mémorandum Des Revendications du Peuple Annamite”, “Le Paria”, “Le Procès Contre La Colonisation Francaise”, v. v. đã không do Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết, mà do nguời khác viết.

Điểm 2 : Trong đơn, Nguyễn Tất Thành xin được làm học sinh nội trú, nghĩa là được ăn ở ngay trong trường.

Nguời ta thấy rõ : Nguyễn Tất Thành nạp đơn xin vào học nội trú, là để đỡ đói rét, ngoài giấc mơ sau này được làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.

Điểm 3 : Trong đơn xin học, Nguyễn Tất Thành khai y sinh năm 1892. Y khai gian. Sự thực, y sinh năm 1890.

Điểm 4 : Trong đơn xin học, y khai đã học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho. Chỉ có vậy.
Nói tóm lại : Nguyễn Tất Thành nạp đơn xin vào học nội trú Trường Thuộc Địa Pháp, là để có chỗ ăn chỗ ở, đỡ đói rét, và để sau này được về làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Nhưng đơn của y đã bị bác.

Lời Bàn Mao Tôn Cương Rất Sáng Suốt Của Cụ Víp KK, Chánh Án Tư Quốc Tế Pháp Viện Đình Tân Kiểng Cạnh Đống Rác Đường Trần Hưng Đạo Sàigòn Ngày Xưa.

Lời bàn 1 : Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, vì đói rách và không tương lai, đã nạp đơn xin học nội trú trường thuộc địa của Pháp và đơn đã bị bác. Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Bọn Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng không biết, cho nên cứ mồm loa mép giải rằng : vì ghét cái học của Pháp, Bác đã bỏ học, đi tìm đường cứu nước.

Lời bàn 2 : Tất cả sách vở của đảng đều viết rằng hồi nhỏ Bác đã từng học trường Quốc Học Huế và từng dậy học tại trường Dục Thanh, Phan Rang. Đây là những thành tích văn hóa tốt. Nếu có thật, Nguyễn Tất Thành đã không dại gì mà không kê khai trong lá đơn xin học. Nhưng, trong đơn xin học, y chỉ dám khai là đã “học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho”. Y không dám khai gian, vì sợ người Pháp có hồ sơ của trường Quốc Học Huế và trường Dục Thanh.


(trích Hồ Chí Minh & đảng Việt gian CSVN :Tai họa lớn nhất cho nhân dân VN !Kẻ thù lớn nhất của dân tộc VN ! LS. Nguyễn Văn Chức)

  http://www.mautam.net/forum/viewtopic.php?p=322867&sid=dfa13a6ab423e055b65815948f45ad2b
 

HCM và đảng Việt gian cộng sản luôn luôn ngoác mồm hô hoán là họ thực hiện cuộc kháng chiến "thần thánh" chống Pháp 1946-1954 để giành độc lập cho VN. Nhưng thử hỏi điều này có đúng hay không, khi vào năm 1952 tức là chỉ 6 năm sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, và 2 năm trước ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thì HCM đã gửi thư xin chỉ thị của Stalin về Cải Cách Ruộng Đất. Thế là thế nào?

Bức thư thứ 1


Tạm dịch:

Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952

Bức thư thứ 2



Tạm dịch:

Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã kí

Nguồn: Cục lưu trữ quốc gia Nga:
http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml
(http://tudovis.com/vis_forums/reply.php?topic_id=9219&post_id=57841&quote=1)






No comments:

Post a Comment