BÍ ẨN TÙ TỘI CỦA HỒ CHÍ MINH Ở HỒNG KÔNG (1931-1932)
Trần viết Ðại Hưng
Theo ký giả Dennis J. Duncanson ( trong tạp chí “ The China Quarterly, tháng
1-3 năm 1974), thì từ lâu người ta vẫn thường nghĩ rằng khi thay mặt cho Quốc tế
Cộng sản ( Comintern) để đứng ra thành lập Ðảng Cộng sản Ðông Dương ở Hồng Kông
vào giữa tháng 2 đến tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh vẫn ở trong sự dấu diếm, giả
trang và cuối cùng bị phát hiện và bắt giữ bởi nhà cầm quyền thuộc địa. Những gì
xảy ra cho ông khi ông ở trong tù, ông ở tù trong bao lâu, những điều đó vẫn
thường được nhắc nhở và liên hệ đến. Nhưng không may thay, chuyện này không bao
giờ được làm một cách chính xác và đôi khi được làm với sự tưởng tượng.
Thật ra, một phần cũng là vì nỗ lực trọn đời của Hồ nhằm lừa dối phần còn lại
của thế giới về lý lịch bản thân, những hoạt động và mục đích, lỗi lầm trong
biến cố ở Hồng Kông, ngay cả nhà sử học Bernard Fall sau này cũng sai lầm khi
viết về chuyện này. Có thể đơn cử một ví dụ là khi Hồ chết vào năm 1969, báo “
The Times “ đăng lời cáo phó cho rằng khi Hồ bị tù ở Hồng Kông, Hồ được ông
Stafford Cripps bào chữa cho. Lập tức Luật sư D.N.Pritt viết thư cải chính cho
rằng chính ông mới là người lo chuyện pháp lý cho Hồ, đặt vấn đề là chính quyền
Hồng Kông có được pháp giam giữ Hồ hay không, trong khi ông Cripps thay mặt cho
chính quyền Hồng Kông, đại diện cho chính phủ Anh ở Luân đôn. Nhưng ông Pritt
cũng phạm phải sai lầm vì lý do: không những chuyện đại diện chính phủ Anh tranh
đấu cho tù nhân là chuyện không thích hợp đối với chính phủ Hồng Kông lúc đó, mà
thời gian xảy ra (tháng 6 năm 1932) thì ông Cripps đã rời khỏi văn phòng được 10
tháng rồi. Như chúng ta thấy dưới đây, chức vụ tư vấn pháp luật của ông Cripps
được chấp nhận bởi người đại diện chính phủ Anh ở Hồng Kông là ông Messrs
Burchells. Theo chuyện kể của ông thì trí nhớ ông có phần lẫn lộn, ông lầm thời
gian được nói đến là 1930-1931 trong khi thời gian được bàn cãi đến là
1931-1932; và thật ra ngay cả một tác giả cẩn thận như H. Brimmel cũng phạm lỗi
lầm tương tự 10 năm trước đây.
Không ai ghi nhận được hành tung của Hồ chí Minh trong những năm này. Ngay cả
hồ sơ cảnh sát, hồ sơ nhà nước công quyền, và những luật sư ở Hồng Kông ố cũng
như những người ở Singapore và sự dàn xếp quốc tế ở Thượng Hải ốNói chung tất cả
hồ sơ có dính líu gián tiếp đến câu chuyện này đều bị phá hủy trong thời gian bị
quân Nhật chiếm đóng; Những người cố vấn pháp luật cho Hồ ở Luân Ðôn thì mất hết
hồ sơ trong những lần thu dọn sổ sách liên tục. Tuy nhiên tóm gọn 50 năm cai trị
của Anh ở Hồng Kông cũng đã để lại những bài báo tiếng Anh có những bài tường
thuật liên quan đến vụ án của Hồ và những trường hợp có liên quan tới Hồ trước
tòa án. Có ký giả đã nói chuyện với bà vợ của cố Luật sư F.H. Loseby, người cố
vấn pháp luật cho Hồ chí Minh và một nhân viên cảnh sát có nhiệm vụ khám phá
tông tích của Hồ. Từ những thông tin này tổng hợp lại, ta có thể làm sáng tỏ một
vài nghi vấn mù mờ cũ, và trên hết là sửa chữa những lỗi lầm vốn đã được nhiều
người chấp nhận trước đây.
Hồ chí Minh bị cảnh sát Hồng Kông bắt là vì hậu quả của chuyện bắt một người
bạn Pháp tên Joseph Ducroux trong Quốc tế Cộng sản ở Singapore . Năm 1931 có sự
thay đổi lớn lao đến những luật lệ cai trị của thực dân trên khắp thế giới,
trong đó có thực dân Pháp và Anh. Hơn nữa, mùa hè năm 1931 có nhiều chuyện thay
đổi ngoạn mục đối với chính trị của thế giới- của sự tuyệt vọng hay hy vọng tùy
theo người yêu mến sự thiết lập trật tự hay mong muốn phá vỡ nó đi. Có biến cố
về bạc ở Trung Hoa, sự thất bại của nhà băng Genève và những chi nhánh nhỏ hơn ở
Mỹ, sự khủng hoảng ngân sách ở Anh và sự sụp đổ của chính phủ Ðảng Lao Ðộng của
ông MacDonald, và sự việc Tổng thống Mỹ Hoover ngưng trả tiền bồi thường cho
Ðức, với sự chống đối mãnh liệt của Pháp. Năm đó Stalin dồn mọi nỗ lực, qua tổ
chức Quốc tế Cộng sản, để khai thác “ sự khủng hoảng sâu đậm của chủ nghĩa tư
bản”, đặc biệt là ở vùng Viễn Ðông, đồng thời có chuyện Tổng thống Mỹ Hoover
công nhận Liên xô. Khi Ducroux xuất hiện ở vùng Ðông Nam Á châu thì những viên
chức Anh đã thăm dò ra ngay đầu mối mọi chuyện. Họ bắt Ducroux ở Singapore là
khi khai thác tin tức của Ducroux thì dẫn đến chuyện bắt Hồ chí Minh ở Hồng
Kông.
Văn phòng hải ngoại Anh đã biết tới Ducroux là một nhân viên của Quốc tế Cộng
sản ( Comintern) từ năm 1923, và khi chính phủ Anh biết được chuyện trong năm
1930, ông ta sẽ đi tới phía Ðông, hướng về phía Ấn Ðộ, họ lo lắng muốn chận ông
ta lại. Ðầu tiên ông bị phát hiện là đã ghé Colombo và bị xua đuổi đi. Xong rồi
ông đến Thượng Hải, có ghé thăm Hồng Kông và Singapore giữa tháng 4 năm 1930 và
tháng 4 năm 1931. Ducroux dùng ít nhất một bí danh “ Serge Lefranc” và thú nhận
trước tòa ông có giấy thông hành của cả hai tên, tên thật và tên bí danh. Nhiệm
vụ của ông là liên lạc với thành phần nhân sự thay thế chi nhánh lo về Thái Lan
và Ðông Nam Á Châu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo lời kể lại của Ducroux về chuyến đi không may của ông, ông đến vùng Ðông
Dương của Pháp chừng một tháng vào đầu năm 1931, sau khi tiếp xúc và nhận chỉ
thị của Hồ chí Minh ở Hồng Kông. Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã cho tiến hành cuộc
nổi dậy đầu tiên là Xô-viết Nghệ Tĩnh, xúi giục những sự tàn bạo đổ máu đối với
những kẻ phản bội trong giai cấp thống trị.
Tổng bí thư Trần Phú đã được gửi từ Mạc tư khoa ( Moscow ) đến Thượng Hải, đã
nắm rõ nguyên tắc hành động của những cuộc nổi dậy này. Mật thám Pháp theo dõi
những chỉ thị gửi đến cho ông từ Dalburo ( văn phòng Phương Ðông của Quốc tế
Cộng sản) ở Thượng Hải, cũng như từ một hay hai chỉ thị từ Hồ chí Minh ở Hồng
Kông. Cảm hứng từ nước ngoài truyền đến cho những tổ Xô-viết ở Ðông Dương là
chuyện không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng Ducroux không tiết lộ những gì ông đóng
góp cho họ.
Trần Phú hay Lý Quí ( bí danh là “ Năm Lé “ , là một thầy giáo tiểu học tại
thành phố Vinh ở Bắc Việt Nam, là một cựu Ðảng viên của Tân Việt Cách Mạng Ðảng.
Năm 1924, Phú gia nhập Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Hội, (tiền thân của Ðảng
Cộng sản Việt Nam), được Lý Thụy ( Hồ chí Minh), vốn là một cán bộ kỳ cựu của
Quốc tế Cộng sản ở phần phía Nam của văn phòng Viễn Ðông. Phú vào học ở trường
võ bị Hoàng Phố và được Hồ giới thiệu cho đi học trường Ðại Học Thợ Thuyền
Stalin Phương Ðông ở Mạc tư khoa. Vào tháng 10/1930, Phú chủ trì một hội nghị ở
Hồng Kông để đổi tên Ðảng. Vào mùa xuân năm 1931,Pháp bắt những cấp lãnh đạo
Ðảng, Trần Phú bị đưa vào tù và chết vì bệnh lao phổi ở đó năm 1931.
Ðại Học Thợ Thuyền Phương Ðông hay trường Stalin được Lênin thành lập vào
ngày 21 tháng 4 năm 1921 với mục đích huấn luyện cán bộ cho miền Ðông Á trở
thành những cán bộ Cộng sản vô sản chuyên chính. Mỗi học viên được học kỹ về
lịch sử Ðảng Cộng sản của Liên xô và một căn bản vững chắc về sự diễn dịch của
Stalin về chủ thuyết Mác-Lênin. Ngoài ra, học viên còn được huấn luyện về cuộc
sống tập thể, lao động sản xuất, động viên và tổ chức quần chúng, tuyên truyền..
Vào đầu năm 1924, viện này có 1222 học viên của 65 quốc gia với một ban giảng
huấn gồm 150 người. Ngân sách của trường là 50000 rúp-pê mỗi năm.
Năm 1931, chính phủ Pháp cho biết có 30 học viên Việt tốt nghiệp từ trường
đó. Trong số đó có những nhân vật tên tuổi như : Bùi công Trừng, Nguyễn khánh
Toàn, Hà huy Tập, Dương bạch Mai, Lê hồng Phong, Trần Phú, Trần ngọc Danh (
Ranh), Trần văn Giàu .. v.. v
Ducroux còn có thêm nhiều công tác khác nữa, và ngày 27 tháng 4 năm 1931 đã
đến Singapore trên chiếc tàu “ Tổng thống Adams “ mà cảng đến cuối cùng là Hồng
Kông. Theo lời viên cảnh sát Onraet, người đã gài bẫy và làm chứng về Ducroux
thì nhiệm vụ của Ducroux là siết chặt thêm hàng ngũ của Ðảng Cộng sản Mã lai, cụ
thể là coi xem 50000 dollars của “ vàng Moscow” đã dùng vào chuyện gì . ( Số “
vàng Moscow “ này do những người cách mạng Bôn-sê-vích lấy được năm 1917 và xuất
cảng sang Tây Âu trong những bao ngoại giao từ 1918 trở về sau, dưới sự chỉ đạo
của Zinoviev và được Ðại sứ Ðức ở Liên xô là Adolf Joffe thi hành. Cả Joffe và
Trosky đều huênh hoang về số “ vàng Moscow” này.). Ducroux giả trang làm một
khách du lịch thương mại dưới cái tên “ Serge Lefranc”. Nhưng ông nhanh chóng
bắt liên lạc với một người di dân tên Fu Ta-ching vốn là một người thân cận của
Hồ chí Minh trong việc thành lập Ðảng Cộng sản Thái Lan năm 1929, và ông là
người nói thông thạo tiếng Anh. Ông này hiện đang bị mật thám Anh theo dõi vì đã
liên lạc với một Ðảng viên Cộng sản Nam Dương tên Tan Malaka trong thời kỳ nổi
dậy năm 1925-1927 dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Onraet, Dickinson,
Prithvi Chand lập một chiến dịch truy tầm và bắt được Ducroux vì Ducroux sơ ý bỏ
rơi những tờ giấy bỏ đi có ghi tin tức. Cùng bị bắt với Ducroux có Fu Ta-ching
và 15 thành viên của Ðảng Cộng sản Mã Lai. Tất cả đều bị truy tố với tội không
đăng ký lưu trú nên bị coi là bất hợp pháp. Một số người bị tố cáo nhận tội, sáu
người không nhận tội cũng được tha,và có một người bỏ trốn; nhưng Fu bị tù 6
tháng, Ducroux bị 18 tháng và số 4 người còn lại bị mỗi người hai tháng tù. Yêu
cầu của phe công tố đòi tịch thu tạm thời số 12000 dollars tiền vàng của Ducroux
bị bác bỏ. Số tiền này được trao lại cho lãnh sự Pháp để sau này đưa lại cho
Ducroux sau khi ra tù.
Ðiều rõ ràng cụ thể nhất tìm thấy được là giấy tờ trong người Ducroux có ghi
những địa chỉ ở Hồng Kông và Thượng Hải. Những hoạt động của Quốc tế Cộng sản
trong những năm trước đã làm cho lực lượng cảnh sát của thuộc địa thực dân ở
Ðông Nam Á châu liên lạc với Ủy ban hành chánh ở Thượng Hải để điều tra, và
Onraet đã đánh điện những địa chỉ này về cho những giới chức thẩm quyền liên hệ.
Vào ngày 15 tháng 6, người cầm đầu của tổ chức Dalburo là Paul Ruegg với bà vợ
của ông bị bắt, tang vật có đống “ tiền vàng Moscow” ố trong đó có nhiều nén
vàng. Năm ngày sau, bí thư của CCP là Hsiang Chung-fa bị Pháp bắt. Cho tới mới
đây, chỉ huy của Dalburo là Gerhard Eisler, Ruegg là phụ tá cho ông, nhưng
Eisler được Quốc tế Cộng sản cho làm đại diện Ðảng Cộng sản Mỹ. Chỉ có Pavel Mif
là thoát lưới bắt bớ. Ruegg không bị kết án tội gì. Một bản cáo trạng của tòa án
Thượng Hải cho biết có 1300 văn kiện từ những địa chỉ khác nhau được ông sử dụng,
có liên quan ít nhiều đến vùng Ðông Nam Á châu, nhưng phần lớn với Trung Hoa. Sự
chi tiêu của Dalburo đã tới con số 400000 dollars chỉ trong vòng vài tháng. Họ
bị gửi đến thành phố Nam Kinh để ra tòa và bị tù chung thân. Năm 1934 , Luật sư
Munzenberg kháng án và họ tuyệt thực để hỗ trợ và cuối cùng được tha. Họ về lại
Mạc tư khoa và lại bị rắc rối một lần nữa vì đã ủng hộ Trotsky.
CHUYỆN HỒ CHÍ MINH BỊ BẮT
Trong lúc đó, Hồ chí Minh bị khám phá ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1931 tại một địa
chỉ gần khu Cửu Long ( Kowloon ) với một người đàn bà trẻ; cả hai đều dùng tên
Quảng Ðông là Sung Man-ch’o và Li Sam.
Theo nhà sử học Pháp Daniel Hemery ( là người đã khám phá ra lá thư bằng chữ Hán
mà Hồ chí Minh gửi cho người vợ Tàu Tăng tuyết Minh), trong trang 143 của cuốn
sách “ Ho chi Minh : de l’Indochine au Vietnam “ do nhà xuất bản Gallimard ấn
hành năm 1990 cho biết là vào ngày 1 tháng 6 năm 1931, Cảnh sát Anh tại
Singapore bắt được một nhân viên người Pháp của Quốc tế Cộng sản ( Comintern)
tên Joseph Ducroux ( bí danh Serge Lefranc). Từ chuyện bắt bớ này, họ truy ra
một nhân viên Quốc tế Cộng sản khác.Vào 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6 năm 1931, Cảnh
sát Hồng Kông tới số nhà 186 đường Tam Kaw, Cửu Long ( Kowloon) để bắt một người
đàn ông tên Sung Man Ch’o sống với một người đàn bà trẻ lên Ly Ung Thuan, đó là
người đàn bà mà người đàn ông cho là cháu của ông ta. Cuối cùng thì cuộc diều
tra cho biết Ly Ung Thuan không phải là người Tàu mà là người Việt tên Le thi
Tam, vợ của Hồ tùng Mậu, là người dưới tay của Hồ . Mậu bị bắt trước đây và được
thả sau đó vào ngày 30 tháng 6 năm 1931.
Hồ tùng Mậu ( 1896-1951): Sau này là người làm việc cho Hoàng văn Hoan, có
quê quán ở làng Quỳnh Ðôi, Nghệ An. Ông nội là một quan lại, cha tham gia vào
phong trào Văn Thân và chết ở trại tù Lao Bảo. Ông Mậu đến Trung Hoa vào năm
1919 và là người hoạt động dưới tay của cụ Phan bội Châu. Năm 1924, Cụ Phan bội
Châu tin tưởng giao cho mậu chuyện phát tán những văn kiện về Việt Nam Quốc Dân
Ðảng. Khi cụ Phan về lại vùng Hanzhou thì Mậu bỏ cụ để đi theo Nguyễn ái Quốc (
Hồ chí Minh) và Cộng sản Quốc tế. Từ năm 1925, Hồ tùng Mậu được coi như là thủ
lãnh của “ Việt Nam Thanh niên Cách Mạng đồng chí hội “ . Mậu chết vào tháng 7
năm 1951.
Ðiều cần thiết cần phải lưu ý ở đây là vào năm 1930, Hồ có huấn luyện thêm
cho một cô gái tại phân bộ phía Nam của văn phòng Viễn Ðông của Quốc tế Cộng sản.
Cô gái này là Nguyễn thị Minh Khai. Có người cho rằng Sung Man Ch’o là Tống văn
Sơ tức Hồ chí Minh và Nguyễn thị Minh Khai còn có một tên khác là Lý huệ Sương.
Nguyễn thị Minh Khai (1910-1941): Minh Khai là nữ cán bộ đầu tiên được huấn
luyện tại trường Stalin nổi tiếng. Minh Khai quê quán ở Vinh, cha là Nguyen Huy
Binh là thư ký xe lửa, mẹ là Do thi Tho thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Có cô em gái là
Nguyễn thị Minh Thái ( là vợ đầu của Võ nguyên Giáp). Minh Thái cũng gia nhập
vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương để hoạt động chống Pháp và sau đó bị chết trong tù.
Năm 1927, Minh Khai gia nhập Tân Việt cách mạng đảng và là thành viên trong
ban chấp hành tỉnh ủy Nghệ An. Năm 1929, cô rời xa gia đình đi hoạt động ở Bến
Thủy, Nghệ An. Sau đó cô gia nhập Ðảng Cộng sản Ðông Dương và năm 1930 Minh Khai
đến Hồng Kông và làm việc cho phân bộ phía Nam của văn phòng Viễn Ðông thuộc
Quốc tế Cộng sản ( thường gọi là Dalburo), cô sống gần gũi thân mật với Lý Thụy
( Hồ chí Minh) và có nhiều bí danh như “ cô Duy” , Trần thái Lan, Lý huệ Sương.
Quan hệ giữa cô và Hồ chí Minh đã vượt ra khỏi tình đồng chí. Minh Khai có lẽ là
người vợ Tàu mà Hồ chí Minh giới thiệu với một nhà báo Anh vào đầu thập niên
1930 và có lẽ là người mà Hồ tâm sự với sự thương cảm cùng Ðại úy cơ quan tình
báo OSS Mỹ Allison Thomas vào tháng 7 năm 1947 rằng Minh Khai bị Pháp xử tử .
Theo tài liệu của Cộng sản Việt Nam, năm 1931 Minh Khai bị Quốc Dân Ðảng bắt
và thả ra năm 1933. Cuối năm 1934, cùng với Lê hồng Phong và Hoàng văn Nọn, Minh
Khai rời Trung Hoa đi Mạc tư khoa để tham dự Hội nghị lần thứ 7 của Quốc tế thứ
ba tổ chức vào tháng 7 năm 1935. Khai lấy Lê hồng Phong làm chồng ở Mạc tư khoa.
Rồi cô vào học trường Stalin.Vào tháng 3 năm 1936 cô trở lại Việt Nam cùng với
Hoàng văn Nọn và hoạt động trong khu vực Sài gòn- Gia Ðịnh. Năm 1939, cô sinh
một đứa con đặt tên là Lê hồng Minh (tức con của Lê hồng Phong).
Vào ngày 30/7/1941, Minh Khai bị bắt. Dù cô không dính líu đến cuộc nổi dậy
ngày 22/11/1940 ở miền Nam, Minh Khai bị tuyên án tử hình. Giám đốc bộ thuộc địa
Gaston Joseph xin bản án ân xá cho cô nhưng Toàn quyền Decoux cương quyết thi
hành bản án. Minh Khai bị xử bắn tại Hóc Môn, ngoại ô Sài gòn vào ngày
28/8/1941.
Hồ bị bắt giam không có bản án vì có giữ những tài liệu dính líu đến Quốc tế
Cộng sản, hồ sơ có ghi chữ “ tài liệu cần chuyển ngữ “ , nhưng khi ra tòa lại
không thấy trưng bày những tài liệu này. Cùng với Ruegg, rõ ràng là Hồ không
phạm tội gì, giống như trường hợp Ducroux ở Singapore nhưng Ducroux bị bắt. Tội
của Hồ và Ducroux nếu nói một cách cụ thể là coi như có âm mưu lật đổ từ xa. Tuy
nhiên chính sách của Hồng Kông là không tha thứ cho chuyện dùng lãnh thổ nó để
xúi giục gây rối loạn cho những quốc gia láng giềng: Hồng Kông có thể cho những
người tỵ nạn chính trị được hưởng quy chế tỵ nạn, dễ dãi tha thứ cho âm mưu lạm
dụng những cơ xưởng tự do, rộng mở của thuộc địa này. Những giới chức hài lòng
chuyện tìm ra “ Sung” chính là “ Nguyễn “ và quyết định sau 6 ngày bắt giam Hồ
là đưa ra án lệnh trục xuất ông ta.
Vì Nguyễn ái Quốc (Hồ chí Minh) là người được Pháp che chở và là dân của Ðông
Dương nên thủ tục tống xuất thông thường là tống ông ta lên một chiếc tàu chuẩn
bị đi đến một cảng nào đó ở Ðông Dương.
Ở giai đoạn này, phiên tòa của Ducroux ở Singapore đã xong nên hai cảnh sát
viên Onraet và Dickinson hài lòng và tự tin đi đến Hồng Kông. Tại đây họ gặp một
viên chức Anh từ Thượng Hải đến, và 2 nhân viên mật vụ Pháp đến từ Sài gòn, họ
họp với nhau theo kiểu phối hợp của cảnh sát quốc tế Interpol bây giờ. Mật thám
Pháp may mắn ruồng bố và bắt giữ một số cán bộ của Ðông Dương Cộng sản đảng
trong đó có Trần Phú. Họ có những quan điểm đối chọi nhau về sự quyết tâm của bộ
máy Quốc tế Cộng sản và đặc biệt về vai trò của Hồ chí Minh. Mật thám Pháp đã
nhìn thấy sự hung ác ghê tởm của nhóm “xô viết” ở Việt Nam nên muốn dẫn độ Hồ
chí Minh về Việt Nam, trong khi phe cảnh sát ở Singapore có khuynh hướng không
tin âm mưu của Cộng sản Quốc tế là chuyện đáng báo động đối với lực lượng cảnh
sát. Nhà cầm quyền Hồng Kông giữ thái độ dễ dãi và rộng mở. Vào khoảng ngày 10
tháng 7 năm 1931 thì có lệnh trục xuất. Cảnh sát viên Dickinson có ra tòa làm
chứng một lần và khi Hồ nghe tin có người Pháp đến Hồng Kông, ông khiếu nại là
đã bị mật thám Pháp thẩm vấn trong khi đang bị người Anh giam giữ. Chính quyền
Hồng Kông gửi những nhóm cảnh sát tới Hồng Kông để điều tra trước đây về nguyên
quán. Sự khiếu nại của Hồ là một đòn đánh thành công vào sự hợp tác của cảnh sát
truy lùng phe Quốc tế Cộng sản ở vùng Viễn Ðông trong 7, 8 năm nay.
Trong khi bị điều tra Hồ chí Minh tỏ ra hòa nhã và dễ mến. Hồ nói tiếng Anh,
chứ không nói tiếng Quảng Ðông. Hồ học tiếng Tàu tương đối chậm và vào năm 1925
khi nói chuyện với một hội nghị Quốc Dân Ðảng thì ông dùng tiếng Pháp. Những
người thẩm vấn không ngạc nhiên khi thấy Hồ còn yếu tiếng Quảng Ðông vì họ biết
Hồ là người Việt Nam. Dù trước đây ông khai là ông sinh năm 1890 nhưng giờ đây
ông nói ông chỉ có 36 tuổi. Ông chối ông không phải là Nguyễn ái Quốc và nói ông
sinh ở một tỉnh của Trung Hoa đối diện với tỉnh Móng Cáy của Việt Nam. Ông nói
ông có đi Pháp nhưng không đi Liên xô và không dính dáng gì đến Quốc tế Cộng sản.
Ông tự nhận ông không phải là người Cộng sản mà là người quốc gia. Ông nói không
có cái gì gọi là Ðảng Cộng sản Việt Nam ố mà chỉ có 3 đảng “quốc gia”, có sự
khác nhau giữa mỗi đảng tùy theo quyền lực bên ngoài mà đảng đó hướng tới để tìm
kiếm sự giúp đỡ hầu chống lại chủ nghĩa đế quốc. Một đảng thân Nhật, một thân
Ðức và một thân Anh. Ông là người thuộc đảng thân Anh. Ông từ chối không biết
đến ông Lefranc nhưng thú nhận có viết một tấm danh thiếp đề tên Lefranc mà cảnh
sát viên Onraet kiếm thấy trong túi của Ducroux. Một cái thư của Lefranc gửi cho
“T.V.Wong” là chủ nhà của ông bị Onraet chặn giữ, ông nói thư ấy không có ý gửi
cho ông. Ông thú nhận bức ảnh “ Nguyễn ái Quốc “chính là ông ( đây là bằng chứng
cho ông biết mật thám Pháp đang có mặt ở Hồng Kông), nhưng nói ông không đội cái
nón như trong hình. Sự đối đáp lung tung của Hồ cũng tương tự như sự chối từ lý
lịch của Tan Malaka để tránh né sự trục xuất làm cho cảnh sát nghi ngờ là đã có
sự chỉ thị chung của Quốc tế Cộng sản cho cán bộ của họ. Sự chối bỏ này đã giúp
cho can phạm ít nhiều khi ra tòa. Ông yêu cầu ông được trục xuất về Anh.
Vào lúc này ông Luật sư Frank Loseby,vốn là một cố vấn trẻ ở Hồng Kông, đang
cố gắng để đứng ra biện hộ cho Hồ. Và rốt cuộc Hồ được thả ra. Sau này vào thập
niên 60, ông Loseby có qua Hà Nội thăm Hồ trước khi Hồ qua đời.
Ngày xưa khi đi làm cách mạng, lúc bị bắt và bị tù, Hồ chí Minh còn được các
luật sư tận tình đứng ra bào chữa một cách đàng hoàng dù đó là thời của thực dân
thống trị. Ngày nay, mỉa mai thay, trong chế độ Hồ chí Minh, những người bị án
tù chính trị lại không có được một luật sự bào chữa chính thức như Hồ chí Minh
đã có trong thời gian bị bắt ở Hồng Kông. Xem thế mới thấy con đường cách mạng
mà Hồ chí Minh đã đi không mang lại dân chủ cho dân tộc Việt Nam mà chỉ đưa dân
tộc vào trong một chế độ phản dân chủ, tối tăm mà con đường thoát ra duy nhất là
phải tìm đủ mọi cách để giật sập chế độ rừng rú, độc tài này xuống. Dân Việt Nam
đang từng ngày đổ máu để làm công việc vô cùng khó nhọc nhưng đầy vinh quang đó.
Một ngày không như mọi ngày. Mỗi ngày qua đi đều có sự thay đổi như tế bào
trên con người. Những tế bào già nua, thối rữa phải rụng xuống để cho tế bào mới
đâm chồi nảy lộc thay thế. Guồng máy chuyên chính nặng nề cũng có ngày phải sụp
đổ vì không còn khả năng đứng vững để tồn tại với thời gian.
Mau hay chậm là tùy sức lực và quyết tâm hành động của chúng ta,những người
còn nghĩ đến quê hương và dân tộc. Lịch sử đã cho thấy có triều đại nào đứng mãi
với thời gian, triều đại Cộng sản cũng đang bước vào giai đoạn hấp hối, lâm
chung. Chúng ta cần phải tỉnh táo để xử lý mọi chuyện đúng lúc, đúng nơi, hợp
tình hợp lý để tiết kiệm xương máu cho nhân dân Việt Nam trong khi đương đầu với
bạo quyền độc ác, tàn bạo. Một nhân dân đã chịu quá nhiều đau khổ và bất hạnh.
Ôi ! ai cũng mơ tới một ngày triệu triệu trái tim bùng vỡ ngất trời để đưa
bọn mặt người dạ thú trong chế độ độc tài, phản dân chủ ở Việt Nam ra pháp
trường xử tội.
Lawndale, Một chiều thu lạnh cuối tháng 10 năm 2004
Trần viết Ðại Hưng
Email: dalatogo@yahoo.com
(Theo Web Con Ong)
Bí Ẩn Chung Quanh Chuyện Hồ Chí Minh
Bị Thất Sủng Vào Lúc Cuối Đời
Trần Viết Ðại Hưng
(Updated 01.2009)
Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ Hồ chí Minh là một lãnh tụ với quyền uy tuyệt
đối, xem ra quyền hạn còn hơn ông vua ngày xưa vì cả nước đều bắt buộc phải kính
mến ngưỡng mộ ông như một ông thánh sống. Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm năm 1975,
Ðảng Cộng sản lấy tên ông để đặt cho thành phố Sài gòn và đi đâu người ta cũng thấy
khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại". Người ta nghĩ ông
có một quyền uy tuyệt đối như Kim nhật Thành ở Bắc Hàn hay Fidel Castro ở Cuba.
Nhưng rồi dần dà với những bí mật dần dần được tiết lộ ra bởi những đảng viên dưới
quyền như Nguyễn văn Trấn, Sơn Tùng với những bằng chứng cụ thể, người ta thấy ông
đã bị thất sủng vào lúc cuối đời. Hai nhân vật Lê Duẫn và Lê đức Thọ đã "đì" và
ăn hiếp ông đến độ tàn tệ như đã ăn hiếp Võ nguyên Giáp và hai ông họ Lê này đã
có lần mưu sát hụt Hồ chí Minh. Vì sao một người chủ tịch Ðảng kiêm chủ tịch nước
và vốn là một cán bộ Cộng sản gộc do Quốc tế Cộng sản đưa về Việt Nam hoạt động
như Hồ chí Minh lại bị thứ đàn em như Lê Duẩn và Lê đức Thọ khống chế đến độ ông
coi như không còn một chút quyền hành tối thiểu nào trong những năm tháng cuối đời?
Ông đã phạm những sai lầm nào để đến nỗi thất thế như thế. Bài viết này xin trưng
ra những tài liệu do những đảng viên dưới quyền viết để chúng ta có thể suy luận
thêm về lý do tại làm sao Hồ chí Minh đã bị tước hết quyền hành bởi Lê Duẩn và Lê
đức Thọ? Nhân đó mà có một cái nhìn trung thực hơn về lịch sử và diễn tiến hành
động của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ ở hải ngoại cho xuất bản cuốn sách "Viết
cho mẹ & Quốc hội" của Ðảng viên cao cấp Nguyễn văn Trấn. Cuốn sách này được coi
như "kinh thiên động địa" vì những lời nói thật, nói thẳng của người Ðảng viên gốc
Nam kỳ này. Trong cuốn sách, Nguyễn văn Trấn có thuật lại một cuộc họp do bạn ông
là Bùi công Trừng kể lại, trong đó Lê đức Thọ tỏ ra hống hách và coi Hồ chí Minh
không ra cái gì cả. Nguyễn văn Trấn viết:
" Chuyện họp "lần thứ 9" này làm sao tôi biết được vài điều muốn khóc?
Ôi! Người rất thân với tôi là Bùi công Trừng và Ung văn Khiêm (chưa nói đến
Lê Liêm và Xuân Thủy, nhà ở cách bứt khó gặp)
Với cái giọng "mẹ đời", Bùi công Trừng nói với tôi:
_ Cái thằng Lê đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi, lại lại trong phòng, như thể
đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị.
Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Ðại Tiền Môn ở tay này,
tay kia nó cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn khánh
Toàn tay ăn hút thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu,
ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa cái "beng". Ðứng xa thấy thằng Toàn
gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit - thằng nhỏ nầy bợ hộp thuốc. Lê đức
Thọ cũng đánh lửa một cái beng. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc có lẽ nó
đang còn tìm lời văn "Mao nhiều"
Ở một góc phòng thằng Hà huy Giáp đứng, Lê đức Thọ tới, nói cái gì, thằng
Giáp nghiêm sắc mặt gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời - biểu - lên tiếng.
Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ chí Minh ai được Lê đức Thọ để ý có cảm tình
là má thằng đó đẻ nó đêm rằm tháng bảy.
_ Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ chí
Minh. Tao nghe, thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn chí Thanh thay. Ông
lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê nin. Chuyện nước giao cho
Nguyễn chí Thanh. Việc Ðảng, Statuquo - Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm
Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó
chum chủm trong lòng.
Mầy coi, coi nó tội nghiệp không. Ðồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của
chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên
nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa
tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà, "Bác hãy để cho anh em người ta nói đã
mà."
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng
ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta
rút ra. Có chi mà!
Bùi công Trừng nói với tôi như vậy
Còn Ung văn Khiêm:
_ Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ
không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm.
Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ
chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ
làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (ý nói Tố Hữu). Khi tao đứng
tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, và đoạn tao
nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng
nhỏ mày dám đái đầu ông Xá
Hội nghị 9 này có thông qua cái "nghị quyết 9" và mấy anh ấy nói là cũng có
trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật
_ Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh
"Nghị quyết 9" tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra
Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính Trị của Trung ương Ðảng. Ban này có mấy
ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê đức Thọ, người làm heo là
Trần quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Ðệm).
Hai vị này toàn quyền qui kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản
cách mạng, tay sai đế quốc...
(Trích "Viết cho mẹ & Quốc Hội" của Nguyễn văn Trấn, trang 327, 328, 329,
nhà xuất bản Văn Nghệ, California)
Những ai vốn thường nghĩ là Hồ chí Minh là nhân vật có hoàn toàn quyền sinh sát
trong tay trong chuyện điều hành nội bộ Ðảng hẳn sẽ rất kinh ngạc khi đọc đoạn văn
trên. Nguyễn văn Trấn đã thuật lại lời nói của những người bạn ông trong hội nghị
9, diễn tả cái lối xử sự lấn lướt, hỗn láo của Lê đức Thọ đối với nhân vật thường
được nghĩ là có quyền uy tuyệt đối là Hồ chí Minh. Cuộc đời thấy vậy mà không phải
vậy. Người ta không thể tưởng tượng ra cái cảnh Lê đức Thọ "ăn hiếp" Hồ chí Minh
thô bạo và thô bỉ đến như vậy. Cần phải ghi nhớ là thời điểm xảy ra câu chuyện trên
là vào cuối năm 1963.
Mới đây nhà văn Sơn Tùng, vốn là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ chí
Minh, được
mệnh danh là "Nhà Hồ chí Minh học" đến nói chuyện với khóa 40 của lớp
"Ðào tạo cán
bộ quản lý ngành giáo dục". Ông Sơn Tùng còn tiết lộ thêm nhiều chuyện
động trời
như vào trận Mậu Thân 1968, Lê Duẩn và Lê đức Thọ đẩy Võ nguyên Giáp
sang Hungary "chữa bệnh" và tống Hồ chí Minh sang Trung Cộng cho rảnh
mắt. Lúc Hồ chí Minh về
nước bằng máy bay, Duẩn và Thọ cho cán bộ phi trường đổi đèn hiệu sân
bay để cố
tình gây ra tai nạn cho chiếc phi cơ chở Hồ chí Minh, có nghĩa là mượn
tai nạn để
giết Hồ chí Minh. Có lẽ số mạng còn lớn nên Hồ chí Minh không chết trong
cuộc bố
trí do Duẩn và Thọ bày ra và tiếp tục sống đến năm 1969.
Bài nói chuyện của Sơn Tùng được ghi thành văn bản và được phổ biến rộng rãi
trên Internet làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên Sơn Tùng nói những âm mưu của
Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời.
Nhà văn Sơn Tùng kể lại chuyện Duẩn và Thọ mưu sát Hồ chí Minh như sau:
"...Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo, ta không để ý vì ông
ấy viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi
đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: Năm 1967, Bộ Chính
Trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung quốc về để thông qua việc Tổng tiến công 1968.
Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy. Bác
chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ra ngay. Ông Giáp cũng chủ trương như vậy
nhưng ở thế thiểu số nên ông đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết Mậu Thân
rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về. Ông
Vũ Kỳ viết bài báo như sau:
Trên máy bay chỉ có bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ từ Trung
quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này..đến giờ này..trên bầu
trời nước ta từ hướng này..phương vị này..tuyệt đối không nổ súng. Thời đó đang
chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời
Hà nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia
Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi phía sau hút thuốc):
_ Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây?
_ Quan sát lại đi! Ông Vũ Kỳ nói.
_ Em là người lái mà lái máy bay cho Bác thì em nhìn sao được! Người lái nói
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống vì theo ông nếu hạ cánh thì máy bay
sẽ chạy đến Phố Nổi, thì tan xương chứ.
_ Bây giờ làm thế nào? Quay trở lại không được, xăng hết rồi, giờ quy định
cũng đã hết rồi, phòng không nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn..
_ Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không? Ông Kỳ nói
Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái), chứ không xuống theo đèn tín
hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên
báo "tín hiệu chệch" dưới vẫn cứ để thế, không sửa.
Vòng một vòng và máy bay hạ cánh chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái.
Bác vẫn ngồi ung dung hút thuốc. Ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh
_ An toàn rồi anh ơi!
Mừng quá, nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy.
Ra khỏi máy bay (ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê đức Thọ ra
đón, một lúc thì thấy ông Ðồng, chỉ có thế thôi, không còn ai đón Bác cả.
Phải nhận thấy ông Vũ Kỳ (nguyên là người luôn ở bên cạnh Hồ chí Minh) rất
khéo léo khi trình bày vấn đề máy bay gặp vấn đề đáp vì đèn hiệu dưới sân bay chệch
hướng. Mới đọc thì người ta tưởng đây là một sự trục trặc thường tình về chuyện
kỹ thuật đáp của máy bay. Vì vậy bài báo kể chuyện này mới được ba tờ báo đăng.
Nhưng nếu đọc và suy luận kỹ thì ta thấy ông Kỳ đã khéo léo tố cáo âm mưu giết Hồ
chí Minh của Lê Duẩn và Lê đức Thọ bằng cách ra lệnh cho đèn hiệu dưới sân bay trệch
hướng để phi công không đáp được theo kỹ thuật phi hành. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho
chuyện mưu sát là khi người phi công thấy đèn chệch hướng không đáp được (có lẽ
đáp vào ban đêm), ông ta tìm cách liên lạc với bên dưới bằng vô tuyến nhưng bên
dưới không trả lời! Vũ Kỳ sau khi kể chuyện này trên báo thì bị bộ chính trị kêu
lên "hỏi thăm sức khỏe" ngay. Có lẽ vì quá uất ức vì chuyện mưu sát Hồ, mà nếu hôm
ấy máy bay bị tai nạn thì Vũ Kỳ cũng đã tan xác theo với Hồ vì Vũ Kỳ có mặt trên
chuyến máy bay ấy!
Số Hồ chí Minh chưa chết nên viên phi công đã đáp máy bay chở ông và Vũ Kỳ theo
trí nhớ và đã bình an chứ không gây ra tai nạn. Trước đây cựu chiến binh Trần dũng
Tiến cũng đã viết bài lên tiếng về vấn đề này (có lẽ sau khi đọc và suy luận về
bài viết của Vũ Kỳ). Dĩ nhiên Trần dũng Tiến cũng chỉ mạnh dạn lên tiếng âm mưu
hãm hại Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua
đời. Mới đây Trần dũng Tiến cũng mới bị bắt vào tù, nối gót theo nhà tranh đấu Phạm
quế Dương và Nguyễn đan Quế cũng vừa bị bắt vì bị tố cáo là chuyển e-mail này nọ.
Cộng sản nghĩ là khi ruồng bố những người đấu tranh như thế thì chế độ chúng sẽ
an toàn hơn, nhưng những chuyện chúng làm chỉ càng ngày càng làm cho giọt nước tràn
ly và báo trước những xáo động lớn trong những ngày sắp tới.
Trở lại chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai ông này đều hoạt động ở
miền Nam và
khi ra Bắc thì hai ông liên kết với nhau để khống chế quyền lực trong
Ðảng. Cựu
Ðại tá Bùi Tín, trong những cuốn sách xuất bản ở hải ngoại, đã kể nhiều
chuyện cụ
thể hai ông phối hợp với nhau để "đì" Võ nguyên Giáp như thế nào. Trong
đó có chuyện
hai ông đẩy cho Giáp chức "cai đẻ", Giáp phải cắn răng mà nhận vì không
dám chống
đối để rồi làm trò cười cho nhân dân vì không ai có thể tưởng tượng nổi
chuyện một
ông đại tướng cầm quân giờ đây đi lo chuyện đẻ đái của phụ nữ! Giáp
không dám đương
đầu với liên minh Thọ - Duẩn ngay từ lúc đầu vì yếu thế và điều này làm
cho Duẩn,
Thọ coi thường và hạ nhục Giáp thêm. Bùi Tín chỉ nói đến chuyện Duẩn,
Thọ "làm tình,
làm tội" Võ nguyên Giáp thôi chứ không hề đề cập đến chuyện Duẩn, Thọ
"ăn hiếp" luôn cả Hồ chí Minh. Có lẽ Bùi Tín không biết và không tưởng
tượng nổi một nhân
vật trông có vẻ có quyền uy tuyệt đối như Hồ chí Minh lại bị phe Duẩn,
Thọ khống
chế. Người ta nói Duẩn, Thọ ghen tức về cái hào quang Ðiện biên Phủ mà
Võ nguyên
Giáp và Hồ chí Minh có được trước mặt nhân dân và thế giới nên cố làm
một chuyện
vĩ đại tương tự là xâm chiếm cho được miền Nam. Trở lại chuyện Tổng công
kích tết
Mậu Thân 1968 thì thấy uy lực của Duẩn Thọ đã quá rõ ràng. Mặc dù cả Võ
nguyên Giáp
và Hồ chí Minh phản đối chuyện tổng công kích vì thấy khó thành công
nhưng phe Duẩn,
Thọ vẫn cứ tiến hành chuyện đánh Mậu Thân. Giáp lúc ấy là Bộ trưởng quốc
phòng thì
bị đẩy qua Hungary "chữa bệnh", Hồ chí Minh thì bị tống qua Trung Cộng
sau khi
đọc một bài thơ xuân cổ động cho việc tấn công.
Ðó là mấy câu thơ: "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước
nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Một trận đánh
lớn như trận tết Mậu Thân mà Bộ trưởng quốc phòng Võ nguyên Giáp bị đẩy đi xa, chủ
tịch nước kiêm chủ tịch Ðảng Hồ chí Minh cũng bị tống ra khỏi nước thì đủ thấy phe
Duẩn, Thọ đã hoàn toàn nắm quyền sinh sát trong Ðảng.
Trong cuốn hồi ký "Ðêm giữa ban ngày", nhà văn Vũ thư Hiên có kể lại chuyện mẹ
của Vũ thư Hiên có ý trách ông Hồ, trong chức vụ chủ tịch nước, đã tỏ ra bội bạc
và vô tình không can thiệp cứu giúp khi phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ bắt giữ giam cầm
ông Vũ đình Huỳnh (là chồng bà cũng như là thân phụ ông Hiên). Ông Huỳnh là bí
thư cho ông Hồ trước đây. Lời trách cứ đó không đúng lắm vì ở giai đoạn bắt ông
Vũ đình Huỳnh thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã tước hết quyền hành của ông Hồ rồi thì
làm sao ông Hồ có thể ra tay cứu giúp người bí thư cũ của ông là cụ Vũ đình Huỳnh
được.
Nhà văn Sơn Tùng còn có dịp nói chuyện với Ðại tá cựu chiến Binh Cao Nham và
được Ðại tá Cao Nham tiết lộ thêm về chi tiết Lê Duẩn đòi giành công đánh trận Mậu
Thân như sau:
" Ðầu năm 2001, tôi (Sơn Tùng) có dịp nói chuyện với Ðại tá cựu chiến binh
Cao Nham. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quên, theo lời đồng chí
Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, ông Lê Duẩn nói
với Bác Hồ, "Ðề nghị Bác để tôi đánh trận này, nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng
bí thư nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ nguyên Giáp" (không nói lý do?)
Và trận đánh kết quả không như ý ông Duẩn, vào đợt 2 ông Duẩn lại nói với
Bác cũng với đề nghị trên, kết qủa cũng không đạt như ý ông, tiếp đến đợt 3 một
lần nữa ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả không hơn gì các đợt trước.
Vậy là cả 3 dợt của Tổng tiến công và nổi dậy như ông Duẩn chủ trương không
đạt như ý định, đương nhiên ông phải "từ chức" như ông tự xác định với Bác chứ ("quá
tam" mà) nhưng không thấy ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện kể của đồng chí
Cao Nham)
Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân
sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hoàn thành, nên (vẫn đồng chí Cao
Nham kể), Bác nói:
_ Chú Duẩn có uy tín với đồng bào miền Nam thì chú cứ làm Tổng bí thư, còn
chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc Phòng.
Về chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ và ông Giáp không tán thành
nhưng vì thiểu số nên phải phục tùng, phải chấp hành, nhưng vì lợi ích không để
tổn thất lớn cho lực lượng ta nên Bác đặt vấn đề và hỏi ông Giáp:
_ Có cách nào làm giảm thiệt hại?
Ông Giáp nói:
_ Chỉ còn cách đánh vào các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch
ra ngoài này.
Vì thế ta mới thấy có các trận đánh ác liệt dọc đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu,
Khe Sanh, A Sao, A lưới.. Ðịch phải kéo ra 4 sư đoàn để đối phó với ngoài này, và
Tổng thống Giôn-sơn đã có một câu tuyên bố nổi tiếng, "Phải tử thủ với Khe Sanh"
chính là vào lúc đó.
Thật ra, câu trả lời của Ðại tá Cao Nham cho rằng ông Hồ và Võ nguyên Giáp đứng
về phía thiểu số nên đành phải theo lệnh của Lê Duẩn tiến hành cuộc Tổng tấn công
Mậu Thân 1968 là một giải thích không hợp lý. Nếu ông Hồ có toàn quyền uy lực chính
trị trong tay thì Lê Duẩn làm sao dám cãi lời ông. Chuyện Hồ chí Minh và Võ nguyên
Giáp không cản nổi quyết định đánh trận Mậu Thân do Lê Duẩn chủ trương cho thấy
Hồ và Giáp đã tỏ ra "lép vế" trước quyền lực của Lê Duẩn rồi. Cho nên sau này
chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ làm những hành động thô bỉ nhằm hạ nhục Võ nguyên Giáp
như Bùi Tín đã kể và chuyện Thọ và Duẩn đi đến quyết định tạo dựng tai nạn máy bay
để dứt điểm Hồ chí Minh là điều tất yếu phải xảy ra và cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề
đặt ra ở đây là tại sao hai nhân vật có uy thế lừng lẫy trong và ngoài nước như
Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp lại bị thất thế trước phe nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ.
Hồ và Giáp đã phạm sai lầm nghiêm trọng nào chăng? Ðiều này chưa thấy ai đưa ra
câu trả lời hợp lý và rốt ráo. Có thể Võ nguyên Giáp biết rõ chuyện này vì ông là
người trong cuộc nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, ông chẳng thể lên tiếng để biện
minh cho sự thất thế của Hồ chí Minh và của chính ông trước phe Duẩn, Thọ. Khi lên
tiếng thì coi như ông đã phá tan huyền thoại đoàn kết keo sơn của cấp lãnh đạo Ðảng
và chắc chắn nhóm cầm quyền hiện nay sẽ không để ông yên ổn sống nốt những ngày
cuối đời.
Chỉ sau khi Duẩn, Thọ qua đời mới có những bài viết phê phán sự độc đoán chuyên
quyền của hai nhân vật này. Riêng Nguyễn văn Trấn thì phê phán Lê đức Thọ từ lúc
y còn sống trong cuốn sách "Viết cho mẹ & quốc hội" nhưng cuốn sách của Nguyễn văn
Trấn chỉ được lưu hành ở hải ngoại và đương nhiên là bị cấm xuất bản trong nước.
Còn Trần dũng Tiến, Sơn Tùng chỉ mới phê phán Duẩn Thọ sau khi cặp bài trùng này
qua đời.
Cách đây không lâu, một cán bộ cao cấp trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam là
Lữ Phương, có viết một bài về Hồ chí Minh nhan đề, "Huyền Thoại Hồ chí Minh" cũng
đã nói lên chuyện phe Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã thật sự khống chế phe Hồ chí Minh
- Võ nguyên Giáp như sau:
".. Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những
bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người
đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm
binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho
ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải
cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm,
ông đưa Võ nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Ðiện Biên Phủ, ra thay mặt Ðảng xin lỗi
nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở
Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hòa bình, trong Ðảng Việt Nam cũng
có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường
độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để
giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn - Lê đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ
nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi.
Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận
chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia..nhưng
bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không
có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng
trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ chí Minh trong
cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy 1968" vỏn vẹn chỉ có bài thơ, "Xuân này hơn hẳn mấy
xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà.." Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được
đưa đi..nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc "Tổng tấn công và nổi
dậy" nổ ra qua Ðài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh
-
cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người
đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Ðảng Cộng sản Việt Nam thời
chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt
một thời gian dài: Lê Duẩn - Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh - Võ nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho
chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn / Lê đức Thọ khai thác
triệt để để "xài" một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày
Quốc Khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được
hỏa táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại
bỏ không biết bao nhiêu tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông."
Như vậy rõ ràng cánh Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã hoàn toàn khống chế cánh Hồ chí
Minh - Võ nguyên Giáp. Trong trận Tổng tấn công Mậu Thân, Hồ bị đưa đi nghỉ ở Bắc
Kinh, Giáp bị tống qua Hungary (gọi là "chữa bệnh"!) vì phe Duẩn -Thọ muốn giành
công hoàn toàn nếu cuộc Tổng tấn công thành công. Ðáng lý ra, Hồ chí Minh trong
chức vụ chủ tịch nước và Ðảng, Võ nguyên Giáp với cương vị Bộ trưởng quốc phòng,
Hồ và Giáp phải ở Hà Nội để góp phần chỉ huy và điều động cuộc Tổng tiến công Mậu
Thân 1968. Sự thật phũ phàng cho thấy Hồ và Giáp bị phe Duẩn - Thọ tống cổ đi xa
ra khỏi nước để Duẩn và Thọ rảnh tay mà điều động mọi chuyện. Ðiều đó cho thấy không
còn nghi ngờ nữa là phe Lê Duẩn - Lê đức Thọ đã khống chế hoàn toàn phe Hồ chí Minh
và Võ nguyên Giáp. Vì uy tín của Hồ chí Minh quá lớn trước nhân dân và quốc tế nên
Duẩn - Thọ vẫn núp bóng Hồ chí Minh để điều hành công việc nhưng bên trong thì Hồ
chí Minh bị phe Duẩn - Thọ tước hết quyền hành. Riêng Võ nguyên Giáp thì phe Duẩn
- Thọ không coi ra gì cả, và có lúc đã đẩy cho Giáp giữ chức vụ "cai đẻ" để làm
nhục Giáp. Giáp ngoan ngoãn nhận chức vụ "cai đẻ" làm trò cười cho nhân dân vì
không dám cãi và chống lại quyền sinh sát đang nằm trong tay Duẩn - Thọ.
Có người cho rằng Lê Duẩn có viết vài cuốn sách trong đó Duẩn hết lời ca tụng,
kính mến Hồ như thánh sống thì làm sao có chuyện Lê Duẩn lấn át quyền hành Hồ chí
Minh được? Muốn trả lời câu hỏi khó khăn này thì phải đọc mấy cuốn sách của cựu
Ðại tá Bùi Tín viết ra ở hải ngoại. Bùi Tín có kể Duẩn có lần gặp đám nhà báo như
Bùi Tín, Duẩn huênh hoang khoe khoang là tài năng của Duẩn hơn Hồ xa, Hồ thì luôn
luôn khúm núm, trọng vọng Mao còn Duẩn thì khi qua Bắc Kinh, dám nói chuyện tay
đôi với Mao. Nếu Lê Duẩn thực lòng kính mến Hồ chí Minh thì không đời nào lại có
cách ăn nói "phạm thượng" và xách mé, dè bỉu Hồ như thế được. Chuyện Duẩn ca tụng
Hồ trong sách của Duẩn chỉ là một vở kịch mà Duẩn đóng quá khéo trước mặt nhân dân
Việt Nam và thế giới mà thôi.
Hoàng văn Hoan sau khi qua Bắc Kinh sống đời lưu vong, có cho xuất bản cuốn hồi
ký "Giọt nước trong biển cả" trong đó Hoan tố cáo Lê Duẩn đã lấn át quyền Hồ chí
Minh trong những năm cuối đời. Hoan giải thích là vì Hồ chí Minh sức khỏe già yếu
nên mới bị Lê Duẩn lấn quyền. Ở đây Hoan đã ghi nhận một sự kiện đúng là Lê Duẩn
đã lấn quyền Hồ chí Minh trong những năm cuối đời nhưng cách giải thích của Hoan
cho rằng sở dĩ Lê Duẩn lấn quyền vì Hồ chí Minh già yếu không được hợp lý cho lắm.
Kim nhật Thành của Bắc Hàn cũng chết già nhưng không vì tuổi già sức yếu mà Kim
nhật Thành mất quyền lực cai trị. Fidel Castro của Cuba cũng thế, cũng đang tiến
vào tuổi già nhưng quyền lực cai trị sinh sát vẫn nắm trong tay. Cho nên lý do Hoan
cho rằng Hồ mất quyền lực vào tay Lê Duẩn vì tuổi già sức yếu là một giải thích
không được lô gích và chính đáng cho lắm. Có thể Hoan biết lý do chính làm cho Hồ
mất quyền lực mà không nói ra vì cấn cái, đụng chạm, và có thể bản thân Hoan cũng
không hiểu nổi nguyên nhân chính yếu sâu kín nào làm cho Hồ chí Minh bị Lê Duẩn
tước mất quyền lực trong những năm cuối đời.
Năm 1997 ông Nguyễn minh Cần (nguyên Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố
Hà Nội) đã tung ra bài viết "Vài mẫu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh" trong đó ông
nêu lên một chuyện động trời là có một cô gái người Nùng tên Nông thị Xuân, ăn nằm
với Hồ chí Minh có một đứa con trai rồi sau đó bị giết bằng búa bủa vào đầu, được
ngụy trang dưới hình thức một tai nạn ô tô. Ông Nguyễn minh Cần đã kể lại câu chuyện
tàn bạo, thê thảm này với những chi tiết cụ thể như sau:
" Sau khi rời Hà Nội đi Moskva (Mạc tư khoa) theo học ở Trường đảng cao cấp
của Trung ương Ðảng cộng sản Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra
khỏi hàng ngũ đảng cộng sản hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị
ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất,
đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm
lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những
năm 50 đầu những năm 60, tôi là Phó chủ tịch ủy ban hành chánh thành phố Hà Nội,
nên thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân,
tôi phải đến thường trực tại ủy ban, thì anh Nguyễn quốc Hùng, ủy viên trong ủy
ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói, "Báo cáo anh có một việc
xảy ra, có một người đàn bà bị ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm.." Tôi
đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì
trong óc thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà nội, chẳng phải là chuyện gì
hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp,
"Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà đây là làm
ra vẻ xe cán người..." Dừng lại một lúc, anh nói thêm, "Mà... theo báo cáo thì chiếc
xe ấy chạy từ Chủ tịch phủ ra.." Mấy tiếng cuối cùng "từ Chủ tịch phủ ra" đã gây
cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý
nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành
kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ
tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe? Suy
nghĩ một lúc, tôi nói, "Theo quyết định của cấp trên, mọi vấn đề thuộc về công an,
tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến trên,
việc này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến
gặp anh Tuyên báo cáo ngay cho anh ấy biết để giải quyết thì hơn."
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên
bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (tức Lê quốc Thân, hồi đó là Giám đốc
Sở công an Hà nội, về sau được thăng chức Thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần
sau, nhân gặp Trần danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch ủy ban hành chính
thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi, "Thôi, việc
đó xong rồi". Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im..
Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.
Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ",
tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới
đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm
một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử" này và chuyện tôi kể cho anh lại
một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò
anh. Hiên nói liền, "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ.
Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân..." Tôi đáp lời, "Chính là Quốc Hùng nói
với tôi thế!" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi, "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi
lên xe, chúng tôi đi lên Hồ tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân,
chỗ làng đào, anh biết chứ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc, "Biết quá đi, chứ lị!
Từ năm 1951, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà." Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng
này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường,
hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo, "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây! Tới
đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần quốc Hoàn (ủy
viên bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ,
khi có dịp thì nói lên sự thật..."
Câu chuyện đại để thế này: Có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng,
tên là Nông thị Xuân, được đưa đến "phục vụ" Bác Hồ, cô Xuân đưa em gái là Nông
thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai,
được đặt tên là Nguyễn tất Trung, và còn có tin đồn, có thêm một đứa con gái nữa
tên Nguyễn thị Trinh. Thế rồi Trần quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông
Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người ở đường Nhật Tân để lấp liếm
tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để
"bịt đầu mối", và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu. Người
yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ."
Qua câu chuyện cô Nông thị Xuân, người ta thấy những vấn đề khúc mắc cần phải
làm sáng tỏ như sau
Chuyện Hồ chí Minh cho đem cô Nông thị Xuân về "phục vụ" chứng tỏ ông ta cũng
có một đời sống tình cảm và sinh lý của một người đàn ông bình thường. Ông không
được lấy cô Nông thị Xuân vì bị phe Duẩn, Thọ chống đối, họ muốn ông làm một biểu
tượng cao cả, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ở miền Bắc, người
ta có lưu truyền một ý kiến cho rằng, "Sở dĩ Bác Hồ không lấy vợ vì Bác đóng vai
Bác của toàn dân, nay nếu Bác lấy một người dân làm vợ, hóa ra Bác mà lấy cháu làm
vợ hay sao!" Ðây là một ý kiến nhằm thần thánh hóa con người Hồ chí Minh, coi ông
như một vị thánh, một siêu nhân, không có một đời sống tình cảm nhục dục thông thường
như mọi người.
Còn chuyện cô Xuân bị dùng búa đánh vỡ sọ rồi sau đó phi tang bằng một tai nạn
ô tô thì vấn đề đặt ra ở đây là: Ai đã ra lệnh cho Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn
giết cô Xuân? Có phải vì muốn đóng vai thánh mà Hồ chí Minh ra lệnh cho Trần quốc
Hoàn làm chuyện giết người tàn bạo khủng khiếp này không? Và Trần quốc Hoàn, sau
khi nhận lệnh từ Hồ chí Minh, đã cưỡng bức cô Xuân trước khi giết vì tội gì mà không
hưởng một đóa hoa tuyệt sắc trước khi tiêu diệt thì "phí của trời" đi. Và Trần quốc
Hoàn coi như chỉ làm theo lệnh của Chủ tịch Hồ chí Minh nên không sợ những vấn đề
liên lụy, rắc rối khi thi hành tội ác giết cô Xuân. Nếu lý luận này đúng thì Hồ
chí Minh đã đi đến tận cùng của sự tàn nhẫn độc ác. Ăn nằm với một người đàn bà
rồi cho đàn em thủ tiêu để bảo vệ "thanh danh" của mình.
Có thể lệnh giết cô Xuân đến từ phe Duẩn, Thọ và ông Hồ đang đứng thế yếu, đành
phải chấp nhận chuyện đàn em thủ tiêu vợ mình mà không dám lên tiếng một lời để
phản đối. Hy vọng với thời gian sẽ còn nhiều nhân chứng lên tiếng để làm sáng tỏ
vụ án nhiều oan khuất này. Nếu theo lý luận này, thì Trần quốc Hoàn cũng chỉ thi
hành lệnh của cấp trên và không sợ những sự rắc rối sau ngày án mạng xảy ra. Nếu
lý luận này đúng thì một lần nữa chứng tỏ quyền hành sinh sát của phe Duẩn, Thọ,
đã không coi Hồ chí Minh ra gì và sẵn sàng ra tay làm những điều tổn hại đau đớn
đến tình cảm của Hồ.
Chắc chắn với chức vụ bộ trưởng Công an, không bao giờ Trần quốc Hoàn dám giết
cô Nông thị Xuân nếu không có lệnh của cấp trên. Vấn đề ở đây là Hồ chí Minh ra
lệnh hay phe nhóm Duẩn Thọ cho phép thi hành chuyện giết người kinh tởm này? Ðó
là điều chúng ta phải tìm hiểu và đưa ra lời kết luận chính xác, công bình và vô
tư.
Tóm lại, qua những tài liệu rõ ràng, cụ thể do Nguyễn văn Trấn, Nguyễn minh Cần
và Vũ thư Hiên đưa ra thì quả thật Hồ chí Minh đã bị thất thế trước phe Duẩn Thọ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một người sáng lập Ðảng như Hồ chí Minh lại bị thứ
đàn em như Duẩn Thọ khống chế một cách thô bạo như vậy. Thời điểm Hồ chí Minh bị
thất sủng của Hồ chí Minh xảy ra từ đầu những năm 1960. Phải chăng vì hậu quả của
cuộc cải cách ruộng đất mà Hồ chí Minh bị mất uy tín và bị đàn em lấn lướt, ăn hiếp
như những chuyện đã kể ở trên? Ở đây cũng cần nhắc lại là sau vụ cải cách ruộng
đất kinh hoàng đẫm máu, Tổng bí thư Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư, nhường
lại chức này cho Lê Duẩn từ miền Nam ra nắm lấy. Phải chăng Hồ chí Minh cũng bị
một số phận tương tự như Trường Chinh sau vụ cải cách ruộng đất sai lầm nghiêm trọng?
Những học giả Tây phương sau này biên soạn về cuộc đời Hồ chí Minh đều thú nhận
cuộc đời Hồ chí Minh có những bí mật, những uẩn khúc không giải thích nổi vì bản
thân ông muốn che giấu cũng như bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền muốn bưng
bít những chi tiết lịch sử không có lợi cho họ. Hy vọng sau Nguyễn văn Trấn, Vũ
Kỳ, Sơn Tùng, Nguyễn minh Cần, Vũ thư Hiên sẽ còn thêm nhiều nhân chứng khác lên
tiếng để vén cái màn "thâm cung bí sử" của con người Hồ chí Minh. Nếu được như thế,
người ta sẽ hiểu rõ vị thế, uy quyền của Hồ chí Minh rõ ràng hơn trong những năm
cầm quyền để từ đó có thể có những nhận định trung thực hơn nữa về lịch sử Việt
Nam cận đại.
Lawndale, một ngày nóng bức đầu tháng 4 năm 2003
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Ðại Hưng thì vào www.nsvietnam.com
rồi bấm tên Trần viết Ðại Hưng nằm bên trái)
Nguồn: http://geocities.com/tranvietdaihung/bian_cuoidoi.html
No comments:
Post a Comment