HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday, 17 June 2012

96 * EXODUS * TỐ SƠN TỦNG-NGUYỄN ĐẮC XUÂN




Phá Vỡ Huyền Thoại HCM - phần 1


 Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh (HCM),những nhà nghiên cứu không thể không nêu ra một số câu hỏi về những hành vi của HCM - nhất là về mặt viết lách và lý luận. Quy chiếu lại tất cả những gì mà HCM đã viết – khi bắt đầu đặt chân lên đất Pháp cho đến lúc HCM chết, chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều điều bất nhất không ổn. Nhiều nguồn tin từ phía hàng ngũ dân tộc thì quả quyết rằng HCM đã “mượn tạm”, hay nói trắng ra là “ăn cắp” một số các tác phẩm cũng như cả cái tên Nguyễn Ái Quốc, rồi nói là của mình. Ngược lại, về phía cộng sản Việt Nam, thì họ lập ra cả một giáo trình gọi là Hồ Chí Minh học, và hiện nay cả nước Việt Nam chỉ có hai người được chính quyền cộng sản Việt Nam cấp giấy phép chứng nhận là nhà Hồ Chí Minh học. Một trong những người được cấp chứng chỉ đó là nhà văn Sơn Tùng.

Phá Vỡ Huyền Thọai HCM - phần 2 HCM CÓ XUẤT PHÁT ĐIỂM CÁCH MẠNG KHÔNG?  Đó là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng khảo cứu với nhau trong bài viết này. Cho đến nay, tuy có rất nhiều sách viết về HCM, nhưng không có cuốn sách nào soi sáng nổi thời thơ ấu của HCM. Ngay cả những cuốn sách viết về HCM cũng có nhiều điểm không đồng ý với nhau. Riêng đối với Hà Nội, thì sách vỡ CSVN đã tô vẽ về HCM như sau:

o Ngay từ nhỏ Hồ là liên lạc viên của tổ Cần Vương
o Cựu học sinh trường Quốc Học Huế. Tham gia chống thuế miền Trung 1908
o Giáo viên trường Dục Thanh do Phan Chu Trinh sáng lập
o Từ chối lời mời của Phan Bội Châu đi Đông Du vì Hồ muốn sang Pháp tìm hiểu văn minh Châu Âu. Rồi vẽ ra một trình tự cách mạng tự nhiên, hợp lý từ việc xuất dương tìm đường cách mạng, đi từ chủ nghĩa dân tộc đến chủ nghĩa xã hội.
 
Phá Vỡ Huyền Thoại HCM đăng vietnamexodus vào Sunday, 23, April
Phá Vỡ Huyền Thoại HCM - phần 1


Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh (HCM),  những nhà nghiên cứu không thể không nêu ra một số câu hỏi về những hành vi của HCM - nhất là về mặt viết lách và lý luận. Quy chiếu lại tất cả những gì mà HCM đã viết – khi bắt đầu đặt chân lên đất Pháp cho đến lúc HCM chết, chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều điều bất nhất không ổn. Nhiều nguồn tin từ phía hàng ngũ dân tộc thì quả quyết rằng HCM đã “mượn tạm”, hay nói trắng ra là “ăn cắp” một số các tác phẩm cũng như cả cái tên Nguyễn Ái Quốc, rồi nói là của mình. Ngược lại, về phía cộng sản Việt Nam, thì họ lập ra cả một giáo trình gọi là Hồ Chí Minh học, và hiện nay cả nước Việt Nam chỉ có hai người được chính quyền cộng sản Việt Nam cấp giấy phép chứng nhận là nhà Hồ Chí Minh học. Một trong những người được cấp chứng chỉ đó là nhà văn Sơn Tùng.
Bài viết ngắn này nhằm khảo sát lại một số dữ kiện lịch sử về con người Hồ Chí Minh bằng chính những tư liệu mới đây được xuất bản tại Việt Nam.
BỊA NHỮNG CHUYỆN KHÔNG CÓ ĐỂ THẦN THÁNH HOÁ HÌNH ẢNH “BÁC HỒ”

 Một trong những điều chúng ta cần để ý nhất khi đọc các tài liệu về Hồ Chí Minh do phía nhà nước cộng sản Việt Nam xuất bản: là những dữ kiện đưa ra rất mâu thuẫn lẫn nhau, và không có nguyên gốc để chứng minh. Những dữ kiện đó đôi khi được “nguỵ tạo” để đánh bóng lên hình ảnh của con người Hồ Chí Minh. Đây là một thí dụ điển hình:

Nhà văn Sơn Tùng là một trong hai nhà Hồ Chí Minh học tại Việt Nam, đã viết rất nhiều tác phẩm về Hồ Chí Minh, chẳng hạn như cuốn Búp Xen Sanh, Bác Về, Bông Sen Vàng..v..v.. Tựu chung, tất cả những sáng tác của Sơn Tùng nhằm vào một mục đích duy nhất ca tụng Hồ Chí Minh.  Một trong những tác phẩm của Sơn Tùng đã tiểu thoát hoá cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên thật của HCM trước khi đổi qua Nguyễn Tất Thành) tuyệt vọng và khóc như thế nào khi bà cụ thân sinh của cấu bé mất tại Huế. Đọc đến đoạn tiểu thuyết hoá đó không ai lại không mũi lòng, thương cảm cho thân phận của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, và qua đó lại càng thương “bác Hồ” hơn.
Sự thật có đúng như thế không?

Nguyên Đắc Xuân khi đi tìm dấu tích của “bác Hồ” đã khám phá ra nhiều việc và ông đã rất tế nhị ghi lại những khám phá của ông trong cuốn “Đi Tìm Dấu Tích Thời Niên Thiếu của Bác Hồ ỏ Huế” do nhà xuất bản Văn Học xuất bản vào tháng 5, 2003 tại thành phố HCM.
Bà Nguyễn Thị Loan – thân mẫu của HCM mất lúc HCM 10 tuổi tại Huế - Nguyễn Đắc Xuân – trong lúc đi tìm hiểu xem thân phụ của HCM là ông Nguyễn Sinh Sắc có mặt trong lúc bà Loan mất hay không –đã đến gặp ông Lê Xuyến (cháu đích tôn của thượng thư bộ lễ Lê Trinh) để hỏi xem ông Lê Trinh có bao giờ nghe người nhà của ông ta kể lại việc ông Sắc có mặt khi bà Loan (thân mẫu của HCM) mất hay không. Ông Lê Xuyến khẳng định rằng ông nội và bà ngoại của ông không hề nhắc đến việc ông Sắc có mặt trong đám tang của bà Loan. Trong khi đó thì Đắc Xuân ghi nhận thêm rằng Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Nghệ Tỉnh lại khẳng định rằng trong đám tang bà Loan có sự hiện của ông Sắc ( thân phụ HCM) mà không hề ghi rõ nguồn gốc chứng minh từ đâu. Khi thảo luận về tâm trạng của HCM khi mẹ mất thế nào,Nguyễn Đắc Xuân viết: “Tôi sực nhớ trong cặp da có cuốn Nhớ Nguồn của Sơn Tùng, tôi giở sách đọc truyện ký dưới Bóng Hoa Bằng Lăng (1) đoạn nói về tình cảm của cậu bé Cung khi mẹ chết cho ông Xuyến nghe. Nghe xong ông nói: “Ông Sơn Tùng là một nhà văn của cách mạng, tôi không dám có ý  kiến. Vì anh yêu cầu nên tôi xin nói một ý riêng: Nghe đoạn văn nầy tôi rất cảm động, nhưng cảm động vì câu chuyện  chú không thể tin là hoàn cảnh thật của bác Hồ thời niên thiếu. Anh là người Huế, nếu đã có tấm lòng với cụ Hồ thì anh không nên thêm thắt làm gì, không nên viết cái gì mà thiếu căn cứ. Làm như thế sẽ phụ lòng người đọc”. (2) Chưa hết, trong lúc đi tìm dấu tích của Bác Hồ thời niên thiếu, Nguyễn Đắc Xuân còn tìm thấy một “nguỵ tạo” khác của nhà Hồ Chí Minh học Sơn Tùng. Đó là sự kiện Sơn Tùng viết trong bài báo Les Annés de l’Enfance de l’Oncle Ho à Huế số 46 năm 1946. Bài báo này ghi lại hồi ức của bà Công Tôn nữ Huệ Minh về người bạn thưở thiếu thời của bà – trong trường hợp này là HCM. Nhà HCM học Sơn Tùng, trong bài viết đó kết luận rằng bà Huệ Minh là người bạn thân tình của HCM.

Nguyễn Đắc Xuân thoạt đầu cho rằng Sơn Tùng đã tìm gặp chính bà Huệ Minh để nghe bà kể câu chuyện trên. Nhưng tuyệt nhiên không phải như thế. Nguyễn Đắc Xuân còn viết trong sách xác nhận rằng ngay cả các anh trong Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng ở Bình Trị Thiên cũng đồng ý là thông tin trong bài báo của Sơn Tùng không kiểm chứng được.” (3)

Với bản chất tò mò, Nguyễn Đắc Xuân đã  bỏ công đi tìm gia phả giòng họ Nguyễn để tra cứu xem Công Tôn Nữ Huệ Minh là ai và có phải là một nhân vật có thật hay không; vì với cái tên Công Tôn nên Đắc Xuân biết ngay đây là con nhà hoàng phái. Thế nhưng tra cứu hết tất cả các gia phả giòng họ Nguyễn, ông không tìm thấy ai có tên là Công Tôn Nữ Huệ Minh.  Cuối cùng Nguyễn Đắc Xuân khám phá ra một việc là chính nhà HCM học Sơn Tùng đã bịa ra cái tên Huệ Minh vì muốn bịa đặt chuyện HCM thích hoa huệ để viết tiểu thuyết!. (4) Thêm một điểm rất đáng chú ý mà Nguyễn Đắc Xuân đưa ra là hình ảnh thật của thân phụ HCM – ông Nguyễn Sinh Sắc. Tất cả các tài liệu của cộng sản VN – nhằm tìm cách khoả lấp đi cái hình ảnh “bác Hồ” sinh ra trong một gia đình quan lại  - chứ không phải trong nhà nông dân vô sản – trái với chủ nghĩa lý lịch, phải ba đời bần cố nông mới được lãnh đạo đất nước, nên CSVN đã tô phết hình ảnh một Nguyễn Sinh Sắc rũ áo từ quan vì yêu nước!

 Nhưng hình ảnh thật về Nguyễn Sinh Sắc mà Nguyễn Đắc Xuân tìm thấy đưọc  nằm trong tài liệu của mât thám Pháp khi lấy khẩu cung của bà Nguyễn Thị Thanh chị của HCM vào tháng 5, 1920. Thân phụ Nguyễn Sinh Sắc là người thế nào? Theo Mật Văn Số 711 của sở mật thám Pháp do Nguyễn Đắc Xuân tìm được và chuyễn ngữ  đã ghi như sau: “Vào năm 1906, Nguyễn Thị Thanh đi với cô giúp việc vào với thân sinh cô ở Huế. Đó là lần đầu tiên  cô đến Huế. Nhưng cô ta  không thể chịu đựng lâu dài cái tính nóng nảy của cha khi uống rượu say và thường hay đánh đập cô ta nữa. Năm 1909, ông Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) bị bãi chức vì chứng say rượu.”  (5) Chiếu theo tài liệu của sở mật thám Pháp ghi ngày 7 tháng 5, 1920 thì ông Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức vì say rượu chứ không phải vì yêu nước, chống lại chính quyền bảo hộ Pháp mà rũ áo từ quan theo tài liệu tâng bốc của ban sử liệu cộng sản! Đấy là một vài khám phá nhỏ mà Nguyễn Đắc Xuân tìm thấy; điều này đã cho chúng ta thấy rõ ngay cả một nhà HCM học như Sơn Tùng còn phải đi bịa chuyện để sơn phết cho HCM một hình ảnh thần thánh thì phải thật cẩn thận khi đọc về HCM trên các sách vỡ xuất bản tại Việt Nam. 

NGUYỄN ÁI QUỐC LÀ BÍ DANH CỦA CỤ PHAN CHU TRINH
Ở đây chúng ta cần phải xác định cho rõ - cái tên Nguyễn Ái Quốc – nguyên thuỷ từ đâu mà có và do ai đẻ ra để rồi cuối cùng HCM mượn tạm cái tên này để xài cho đến lúc chết.
Như chúng ta cũng biết, khi HCM đặt chân lên đất Pháp đầu tiên, đã ở tại nhà của luật sư Phan Văn Trường và cụ Phan Chu Trinh. Chính cụ Phan Chu Trinh là người đã chi tiền và nuôi nấng HCM trong một thời gian khá dài khi HCM ở Pháp. Sỡ dĩ có sự liên hệ này là vì thân sinh của HCM là ông Nguyễn Sinh Sắc cùng thi đổ cùng năm với cụ Phan Chu Trinh, và hai cụ này có biết nhau từ trước. Chính vì thế mà HCM đã đến tá túc nhà của cụ Phan Chu Trinh. Cả luật sư Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh là những nhà tranh đấu kỳ cựu tại Pháp trước khi HCM đến Pháp; nhất là luật sư Phan Văn Trường. Tuy nhiên để bảo đảm an ninh và tránh dòm ngó của mật thám Pháp, nên rất nhiều bài viết của cụ Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường đều ký với bí danh là Nguyễn Ái Quốc. Đây là lời kể của bà Phan Thị Minh – cháu ngoại của cụ Phan Chu Trinh kể lại trong cuốn  Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923)  của Thu Trang do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia xuất bản tại Hà Nội 2002 – như sau: “Ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của bác Hồ - đã nói với tôi chiều ngày 2 tháng 3, 1993 (có xác nhận) là bác Hồ đã nói: “bản yêu sách 8 điểm gởi Hoà hội Versailles là do hai cụ (Phan Chu Trinh  và Phan Văn Trường) viết. Hai cụ có hỏi mình có thêm ý kiến gì không, không phải do mình viết đâu, lúc đó mình viết sao nổi, mặc dầu bản đó ký tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đó trở thành tên hoạt động của mình..” (6) Cũng trong cuốn sách nói trên của Thu Trang, bà Phan Thi Minh kể tiếp: “Bản thân tôi từ nhỏ đã được nghe mẹ kể về cuộc chuyện trò giữa cụ Phan Chu Trinh và Nguyễn Sinh Huy tại Saigon trước khi cụ Phan qua đời. Sau gần 15 năm cách biệt, hai người bạn tâm giao mới găp lại nhau. Hai vị đã tâm sự nhiều về người con trai yêu quý. Cụ Sinh Huy vui mừng khôn xiết về lời khen ngợi của Phan Chu Trinh dành cho con mình, đặc biệt với việc đổi tên. Cụ Phan kể: “Trước đó chúng tôi đã có vài bài ký bút danh Nguyễn Ái Quốc, nhưng ít ai chú ý. Chỉ sau khi tờ đơn của dân Nam gởi đến Hoà đam Versailles và công bố rộng ra thì mới được chú ý. Bộ Thuộc Địa và cảnh sát Pháp đã đưa giấy mời tôi lên, đòi Nguyễn Ái Quốc ra trình diện. Chúng ngỡ là rôi ra. Tôi đã bảo Nguyễn Tất Thành (HCM)  ra nhận làm chúng rất nhạc nhiên..” Từ đó HCM ôm luôn cái tên Nguyễn Ái Quốc đó. Ở đây chúng ta cần mở ngoặc nói qua về bà Thu Trang một chút. Bà Thu Trang là một người Việt Nam cư ngụ tại Pháp. Khi lấy bằng tiến sĩ, bà Thu Trang quyết định viết về cuộc đời của cụ Phan Chu Tring trong thời gian lưu lạc và đấu tranh tại Pháp. Để hỗ trợ cho luận án, bà Thu Trang đi tìm lục lại tất cả những báo cáo của mật thám Pháp viết trong thời kỳ đó nay đã được sở thuộc địa bạch hoá. Điều mà bà Thu Trang khám phá ra là trong những tài liệu của mật thám báo cáo về cụ Phan Chu Trinh, họ cũng báo cáo cả sự hiện diện của Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) – lúc ấy đang sống tá túc tại nhà của luật sư Phan Văn Trường và cụ Phan Chu Trinh. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ về cụ Phan Chu Trinh, bà Thu Trang quyết định xử dụng những tài liệu tìm được của sở mật thám để viết cuốn Nguyễn Ái Quốc tại Paris. Tác phẩm này đã được phiá Hà Nội phê chuẫn và nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia in và phát hành tại Việt Nam. TÁC PHẨM BẢN ÁN THỰC DÂN PHÁP CỦA  HỒ CHÍ MÍNH? Cho đến nay các xử liệu của CSVN và cái loa tuyên tuyên truyền của nhà nước CSVN luôn luôn thổi phòng và đánh bóng tác phẩm Bản Án Thực Dân Pháp như mà một trước tác to lớn nhất của HCM khi cư ngụ tại Pháp. Tuy nhiên, sự kiện này hiện đang được đánh giá lại một cách nghiêm túc. Thực chất, ai cũng biết thời gian HCM sống tại Pháp không lâu, và với khả năng tiếng Pháp lúc bấy giờ như thư ký riêng của HCM kể lại thì HCM không có khả năng viết được tác phẩm Bản Án Thực Dân Pháp. Cho đến nay không ai biết tác giả thực của tác phẩm này, nhưng có lẽ mọi người đồng ý rằng tác giả của tác phẩm đó không ai khác hơn là luật sư Phan Văn Trường, nơi mà HCM đã tá túc khi sống tại Pháp. Bà Thu Trang, trong cuốn Nguyễn Ái Quốc tại Paris cũng đã đánh giá lại toàn bộ những gì của cái gọi là HCM viết khi ở Pháp, dựa trên những tài liệu của mật thám Pháp nay đã được bạch hoá. Bà Thu Trang đưa ra một bản báo cáo của mật thám Pháp ký tên là Jean đã viết về HCM như sau: “Người ta không biết ông ta từ đâu đến và gia đình ra sao. Ông ta rất giỏi chũ Hán. Nhưng chữ Pháp thì không biết nhiều. Ký tên Jean” (7) So sánh những bài viết của HCM trong thời gian ở Pháp bà Thu Trang nhận định: “Nếu tìm hiểu văn phong và phân tích ngôn từ các bài báo đã ký tên là tác giả Nguyễn Ái Quốc từ giữa năm 1919 đến các bài viết về sau, chúng ta hy vọng sẽ rút ra được một vài kết luận. Chẳng hạn nếu so sánh bài báo mà chúng tôi lược dịch dưới đây với những bài báo khác trong tờ Le Paria (của HCM  hay trong Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp , chúng ta sẽ nhận thấy cách viết và lý luận có phần khác hẳn… Đọc bài báo mà chúng tôi đã lược dịch, nhất là ở đoạn cuối, độc giả đã nghĩ ngay là người Viết ở trong giới luật lệ. Một lối lý luận chắc và rất đanh thép, rất cụ thể, không phải quần chúng ai cũng hiểu được. Những bài báo về sau của Nguyễn Ái Quốc viết khác hẳn; nhất là không mấy khi Nguyễn dùng luật lệ để bắt bẻ thực dân mà phần nhiều hay dùng những chứng cớ hiển nhiên. Bài báo trên đây là một nghi vấn là ông luật sư Phan Văn Trường nhờ “có một túi luật lệ” nên thỉnh thoảng ông đưa sự hiểu biết chuyên môn của mình ra để đấu khẩu với những tên thực dân.” (8) Bà Thu Trang còn bước đi xa hơn một chút, khi bà viết: “Có lẽ luật sư Phan Văn Trường đã biết được tâm lý của một số thực dân trên, nên ông thường dùng sự hiểu biết chuyên môn để “lật mặt nạ” bọn đi ăn cưóp có giấy phép ấy. Một bài báo đăng trong tờ L’Humanité số ngày  2 tháng 08, 1919 với tựa đề Người Bản Xứ tại Đông Dương, ký tên Nguyễn Ái Quốc, cũng đã được viết theo cùng một phong cách ấy. Chúng ta thấy, về sau, Nguyễn Ái Quốc không hề viết theo phong cách và lý luận như trên trong các bài báo của mình…” (9) Cũng trong cuốn sách  Nguyễn Ái Quốc tại Paris bà Thu Trang đã ghi lại lời kể của bà Phạm Minh – cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh khi bà Pham Minh giúp bà Thu Trang làm luận án tiến sĩ về  “Phan Chu Trinh tại Pháp” như sau: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã sớm đánh giá bút danh Nguyễn Ái Quốc ban đầu là bút danh tập thể của Nhóm Việt Nam yêu nước ở 6 Villa des Gobelins trưóc khi trở thành tên mới của Nguyễn Tất Thành (HCM). Nhận định này đã được hầu hết các sử gia Pháp và phương Tây tán thành với lập luận như sau: - Lúc đó trình độ về tiếng Pháp và lý luận của Tất Thành chưa đủ để tự mình viết ra các văn kiện đó.
- Các văn bản thể hiện tinh thần và nội dung đưồng lối yêu cầu cải cách của Phan Chu Trinh cùng trình độ Pháp văn và am hiểu luật phát của Phan Văn Trường.” (10)
Trình độ Pháp ngữ của Hồ Chí Minh trong lúc ở Pháp đã như thế, và tình trạng đó không khá hơn một chút nào, ngay cả khi Hồ Chí Minh cướp được chính quyền vào năm 1945. Nguyễn Văn Lưu, chánh văn phòng phủ chủ tịch từ năm 1945 đến năm 1947 đã viết lại như sau về khả năng Pháp ngữ của HCM: “Một hôm, Bác đưa cho tôi xem thấm danh thiếp in tên Bác, trên đó Bác viết một câu tiếng Pháp để gửi cho một nhân vật chính trị bên Pháp. Bác bảo tôi: “chú xem Bác viết thế này có được không?”
Tôi cầm tấm danh thiếp, thấy câu tiếng Pháp bác viết rất đúng với ý của bác. Tôi bèn thưa: “Cháu thấy được ạ”. Rồi bác lại cầm tấm danh thiếp đi lên gác…Lúc bấy giờ tôi mới có thì giờ để cảm thấy vừa kinh ngạc..vừa xúc động. Lúc đó tôi nghĩ, Bác đã từng viết trên báo Nhân Đạo, viết cuốn Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp nổi tiếng. Bác cũng đã sống bao nhiêu năm ở Pháp, sao bác lại hỏi mình một câu tiếng Pháp đơn giản như thế?” (11)Với những dữ kiện đưa ra bằng chính tài liệu được cuất bản tại Việt Nam hiện nay, người ta có thể khẳng định một điều rằng tất cả những tác phẩm được ký tên Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1919 hoàn toàn không phải của HCM viết. Những tác phẩm có tính cách lý luận chặt chẽ và nhất là cuốn Bản Án Thực Dân Pháp chắc chắn không phải của HCM mà do hai vị Phan Chu Trinh và luật sư Phan Văn Trường viết.Những năm sau đó, cụ Phan Chu Trinh mất vào năm 1925 tại Việt Nam; luật sư Phan Văn Trường có trở về Việt Nam một thời gian sau đó để hoạt động rồi mất. Có lẽ nhận thấy không còn ai có thể kiểm chứng được gốc gác của các tác phẩm được viết tại Pháp, nên HCM giữ một thái độ im lặng, xem như tất cả tác phẩm đó do mình viết. Ngay cả cái tên Nguyễn Ái Quốc, HCM cũng giữ im lặng không nói rõ xuất xứ. Mãi đến khi bà Thu Trang tìm được những bản báo cáo của mật thám tại ty thuộc địa Pháp nay đã được bạch hoá, lúc ấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phần nào mới nhìn nhận vào sự thật này.
Tuy nhiên sự nhìn nhận vẫn không chính thức; Nhiều lắm là cho bà Phạm Minh nói một chút là thư ký riêng của HCM - Vũ Kỳ có xác nhận rằng HCM có nói ông ta không phải là người viết bản yêu sách gởi cho hội nghị Versailles. Thực chất thì ngay chính Vũ Kỳ cũng không hề xác nhận cũng như viết lên điều này qua những tập hồi ký do chính Vũ Kỳ viết và đã xuất bản tại Việt Nam.

(2)   Đi Tìm Dấu Tích Thời Niên Thiếu của Bác Hồ ở Huế - Nguyễn Đắc Xuân – Nhà Xuất Bản Văn Học,  TP HCM, tháng 5, 2003. Trang 84. (5)   Sdđ phần 2, trang 238. Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923) – Thu Trang – Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002, Trang 419. (7)   Sdđ phần 6, trang 91. 8)   Sđd phần 6, trang 91-95. (9)   Sđd phần 6, trang 96-97. Bài Người Bản Xứ tại Đông Dương đã được Tạp Chí Cộng Sản, tháng 04, 1984 đăng toàn văn bài.Sđd phần 6, trang 418.Chuyện Kể của những người giúp việc Bác Hồ. Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Nhà Xuất Bản Thông Tấn – Hà Nội, 2003. Trang 28. Phá Vỡ Huyền Thoại HCM - phần 2 Phá Vỡ Huyền Thọai HCM - phần 2 

HCM CÓ XUẤT PHÁT ĐIỂM CÁCH MẠNG KHÔNG?
Đó là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng khảo cứu với nhau trong bài viết này. Cho đến nay, tuy có rất nhiều sách viết về HCM, nhưng không có cuốn sách nào soi sáng nổi thời thơ ấu của HCM. Ngay cả những cuốn sách viết về HCM cũng có nhiều điểm không đồng ý với nhau. Riêng đối với Hà Nội, thì sách vỡ CSVN đã tô vẽ về HCM như sau:

o Ngay từ nhỏ Hồ là liên lạc viên của tổ Cần Vương
o Cựu học sinh trường Quốc Học Huế. Tham gia chống thuế miền Trung 1908
o Giáo viên trường Dục Thanh do Phan Chu Trinh sáng lập
o Từ chối lời mời của Phan Bội Châu đi Đông Du vì Hồ muốn sang Pháp tìm hiểu văn minh Châu Âu. Rồi vẽ ra một trình tự cách mạng tự nhiên, hợp lý từ việc xuất dương tìm đường cách mạng, đi từ chủ nghĩa dân tộc đến chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta cần đặt lại tất cả các huyên thoại này do phía CSVN đưa ra, nhất là vấn đề HCM phát xuất từ chủ nghĩa dân tộc.
Chúng ta sẽ chứng minh rằng điều này hoàn thoàn không hề có!

Qua rất nhiều tài liệu, chúng ta biết chắc chắn một điều là HCM là đảng viên đảng cộng sản Pháp, và sau này làm việc cho Quốc Tế Cộng Sản với tư cách là gián điệp và nhân viên cho Quốc Tế Cộng Sản. Về những việc làm của HCM với Quốc Tế Cộng Sản chúng ta sẽ chứng minh trong loại bài tới. Tuy nhuên vấn đề nảy sinh trong khi nghiên cứu về HCM, mà các tác giả ngoại quốc không thể nào giải thích được là làm thế nào giải quyết về vấn đề mẫu thuẫn trong con người HCM giữa một bên là phục vụ cho quyền lợi của đế quốc Liên Xô và quyền lợi của quốc dân VN.  Câu trả lời rất giản dị cho trường hợp này mà chúng ta thấy CSVN đã biện luận bằng việc phủ nhân và chụp mũ. Chụp cho cái mũ tình cảm dân tộc hẹp hòi lên đầu những người dám nêu vấn đề quyền lợi tổ quốc, và chối bay rằng không hề có mâu thuẫn giữa quyền lợi của đế quốc Liên Xô và quyền lợi dân tộc.

 Nhưng phủ nhận bằng cách nào?

Bằng cách đồng hoá hoặc đem quyền lợi của quốc dân Việt lệ thuộc vào quyền lợi đế quốc đỏ, với khẩu hiệu dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một. Nhưng cũng chính phương thức đó đã để lộ bản chất tay sai ôm chân quan thầy của tập đoàn CSVN. Nếu ta biết đọc giữa dòng, ta sẽ tìm thấy những điều đó.

Rất nhiều nhà viết sách, học giã viết nhiều về HCM nhưng họ đều không giải quyết được mâu thuẫn căn bản: nếu HCM vừa là người ái quốc vừa là người cộng sản thì đâu là tổng hợp đề của sự mâu thuẫn giữa quyền lợi quốc dân Việt và quyền lợi của đế quốc Liên Xô. Họ không giải quyết được tổng hợp đề này bởi tổng hợp đề cho sự mẫu thuẫn này hoàn toàn không có. Trừ khi họ chấp nhận rằng tổng hợp đề đó là: Việt Nam trở thành một chư hầu của Liên Xô, đảng cộng sản VN là một đảng tay sai, và quyền lợi dân tộc của quốc dân Việt đã bị tập đoàn đó đem lệ thuộc vào quyền lợi của Liên Xô!

Khi viết về thời thơ ấu của HCM, các học giả nước ngoài đều không thống nhất  về ngày sinh của HCM.  Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì HCM có tất cả 5 năm sinh khác nhau: 1890, 1891. 1892, 1894 và 1895.
Theo tài liêu của ông Vũ Ngự Chiêu thì  giấy thông hành đi Liên Xô đầu tiên năm 1923 thì đề HCM sinh năm 1895. Giấy thông hành năm 1920 thì HCM đề năm sinh là 1894.
Về phía CSVN thì năm 1946, Hà Nội chính thức công bố năm sinh HCM là 1890.

Theo tài liệu của nhà văn quá cố Vũ Lục Thuỷ thì HCM sinh ngày 19 tháng 05 âm lịch năm Canh Dần, tức ngày 5 tháng 07 1890.
 
Lúc mới sinh HCM có tên là Nguyễn Sinh Cung, đến năm 10 tuổi đổi thành Nguyễn Tất Thành. Cha của HCM là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, người làng Kim Liên, tức làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 Cha mẹ mất sớm Nguyễn Sinh Sắc theo học cụ đồ Hoàng Xuân An. Sau lấy con gái của ông Hoàng Xuân An. Năm 1894, thì ông đổi tên là Nguyễn Sinh Huy và đi thi đậu cử nhân. Năm 1901 thị hội và đậu phó bảng thứ 11. Chí sĩ Phan Chu Trinh cũng thi đậu trong khoá này.
 Mẹ của HCM là bà Hoàng Thị Loan, con gái cụ đồ Hoàng Xuân An.

Ông Sắc làm tri huyện Bình Khe, Bình Định, ít lâu thì bị cách chức. Vào Saigon sống làm nghề viết thuê, xem mạch và cho đơn. Ông thường ngồi vĩa hè đường Boulevard De La Somme (tức là đường Hàm Nghi). Sau ông sống ở lục tỉnh. Bi tai biến mạch máu và liệt. Ông Sắc chết năm 1930 trong một ngôi chùa.

- Nguyễn Tất Thành hay HCM còn có người chị tên là Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884, một người anh tên là Khiêm sinh năm 1888, và một người em tên là Sinh, sinh năm 1900. Bà Loan mất sau khi sinh Sinh. Sinh cũng mất vào năm 1905 tại Huế.

A/ TÀI LIÊU CỦA VŨ NGỰ CHIÊU VÀ NGUYỄN THẾ ANH - CUỐN 1 NGÔI TRƯỜNG KHÁC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
 
Trong khoản thập niên 80, hai nhà biên khảo  Nguyễn Thế Anh Và Vũ Ngự Chiêu đã tìm thấy rất nhiều tài liệu về HCM ở chi nhánh hải ngoại của Văn Khố Quốc Gia Pháp, và họ đã phân tích những tài liệu tìm thấy được trong một cuốn sách có nhan đề là Một Ngôi Trường Khác cho Nguyễn Tất Thành.
Một tài liệu tương đối khá quan trọng mà hai nhà biên khảo tìm thấy được đó chính là đơn xin nhập học trường thuộc địa của HCM khi ông ta vừa mới rời cảng nhà Rồng ở Việt Nam để đến Pháp.
Đây là hình chụp nguyên văn đơn nhập học của HCM cùng với bản dịch tiếng Việt.
Marseille le15 Septembre 1911
À Monsieur le Ministre des Colonies
Monsieur le Ministre
J'ai l'honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d'être admis à suivre les cours de l ' École Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l'Amiral Latouche Tréville.
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m' instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l' instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam.
En attendant votre réponse que j ' espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ' assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn-tất Thành,
né à Vinh, en 1892 ,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre
Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois

Tạm dịch :
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville).
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích giáo hóa.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam.
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán.

Lưu ý, trong đơn sinh nhập học này, HCM đề năm sinh là 1892.
Dựa vào các tài liệu do hai Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh tìm được trong chi nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia Pháp và nhất là đơn xin nhập học trường thuôc địa thì chúng ta có thể xác định được 3 điểm căn bản:

o HCM không có ý hướng cách mạng
o Động cơ thúc đảy HCM sang Pháp không phải là động cơ cách mạng
o Không hề có một đường thẳng - như Hồ rêu rao từ chủ nghĩa dân tộc sang chủ nghĩa xã hội  Lý do là Hồ không có một xuất phát điểm dân tộc cách mạng, và động cơ thúc đẩy Hồ theo chủ nghĩa xã hội không phải là từ lòng yêu nước. 
Chưa hết qua đơn xin nhập học này chúng ta không hề thấy HCM nhắc gì đến việc ông ta đã từng đi học tại trường Quốc Học Huế, học trường dòng tại Vinh như CSVN vẫn thường hay tuyên truyền.  Vì một lá đơn đi xin học một trường học quan trọng như trường thuộc địa tại Pháp, HCM không thể nào không liệt kê việc ông ta có theo học trường Quốc Học Huế để có thêm điểm với ngài quản đốc nhà trường. Vì vậy chúng ta cần phải đánh một dấu hỏi lớn về việc "bác Hồ" theo học trường Quốc Học Huế.
Qua lá đơn xin nhập học của HCM, nó còn giúp chúng ta xét lại thời gian  thời gianNguyễn Tất Thành dạy học tại trường Duc Thanh, Phan Thiết.  Để ý kỹ, chúng ta thấy trong đơn xin học Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911

Vào năm 1911, muốn đi từ Saigon qua Marseille phải cần 27 ngày đến 33 ngày. Nghĩa là Thành phải rời bến nhà Rồng đầu tháng 8 hoặc cuối tháng 7 hoặc sớm hơn. Tính như thế thì chúng ta có thể phủ nhận ý kiến của nhà biên khảo Pháp Jean Lacouture cho rằng Thành dạy học tại trường Dục Thanh từ tháng 1 đến tháng 9. Nếu HCM dạy tại Dục Thanh đến tháng 09, thì HCM không thể đến Marseille trong vòng 15 ngày khi đi đường biển.
Qua ngày ghi trên lá đơn xin học của HCM, chúng ta phủ nhận luôn ý kiến của ông Huỳnh Kim Khánh trong cuốn Vietnamese communism 1925-1945 cho rằng Thành rời VN vào tháng 12 1911. Làm thế nào HCM viết đơn xin nhập học tại trường thuộc địa Pháp vào tháng 9 khi HCM vẫn chưa rời Việt Nam!

Theo cuốn Tổng Tập Văn Học VN tập 36 của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội thì đầu năm 1911, Thành thôi học và Phan Thiết làm thầy giáo cho trường Duc Thanh. Thời gian ngắn này kéo dài 5 tháng. Hà Nội cho rằng Thành rời VN tháng 5 hay tháng 6 1911.
Tuy nhiên lập luận của Tổng Tập Văn Học VN hoàn toàn không chính xác vì thời gian nghĩ hè của trường Duc Thanh không rơi vào tháng 6 và tháng 9 1911, mà rơi vào thời gian các vụ gặt vì thế có nhiều học giả cho rằng việc Thành dạy tại trường Dục Thanh là một câu chuyện dựng đứng!

Quá lá đơn xin học của HCM chúng ta thấy rất rõ một điều là xuất phát điểm của HCM không phải là cách mạng; không phải ra đi tìm đường cứu nước như lời tuyên truyền của CSVN. Thực chất, sự ra đi của HCM đến Pháp chỉ hoàn toàn là vấn đề xin học. Việc xin học bất thành, nên HCM tiếp tục lang thang kiếm sống trên đất Pháp chứ không về Việt Nam nữa. Giá như lúc bấy giờ HCM được trường thuộc địa nhận vào học thì có lẽ HCM đã trở thành một tên tay sai đắc lực cho đế quốc trắng. Nhưng tiếc thay cánh cửa của đế quốc trắng đã khép chặt, nên HCM đi vào cánh cửa của học đường Marxist và trở thành một tên tay sai đắc lực cho đế quốc đỏ.


No comments:

Post a Comment