HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 15 June 2012

77 * HOÀNG QUỐC KỲ * TỐ CÁO

Hồ Chí Minh Một Bí Mật Còn Khép Kín

Đôi lời giới thiệu về tác giả
Hoàng Quốc Kỳ chỉ là bút hiệu của một cán bộ từng phục vụ trong hàng ngũ cộng sản. Xuất thân từ một gia đình vọng tộc miền Nam, tập kết ra Bắc sau Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954. Ông là một trong những sinh viên tốt nghiệp lớp Nga văn đầu tiên, xuất xắc trong khoa ngôn ngữ này, được tuyển chọn làm việc kế cận Hồ Chí Minh và Chánh Trị Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trải ngày tháng trong thâm cung Ma Đầu Hồ Chí Minh và Đảng Ma Đầu Cộng Sản Việt Nam. Ông thấy tận mắt những việc làm của bọn Ma Đầu, nghe tận tai sự việc xảy ra từ chính Ma Đầu Hồ Chí Minh cùng đám lâu lạ Càng ngày ông càng thấy rõ nguy cơ to lớn Đảng Ma Đầu CSVN gây ra cho đất nước VN. Ông quyết định dòi bỏ quê hương vào thập niên 80. Ra hải ngoại, ông khởi sự làm việc chung với những người cùng lập trường chánh trị "quyết tâm dẹp bỏ đảng Ma Đầu CSVN đang trở nên nghiêm trọng đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của nòi giống Việt". Ông đã xuất bản tác phẩm ĐÒI NƠ. MÁU, MỐI THÙ PHẢI TRẢ, và nay ông cho Ma Đầu xuất hiện cùng chung chiến dịch truyền thông của Mặt Trận Quốc Dân.... (trích trong Ma Đầu HCM của Hoàng Quốc Kỳ)
Cuối năm 1955 Liên xô trang bị cho hà Nội một bệnh viện. Vì không có tiền xây cất bệnh viện mới nên bệnh viện Đồn Thủy cũ của quân Pháp bỏ lại phải chia đôị Ba phần tư các dãy nhà quay mặt ra đường Đồn Thủy làm quân y viện 108. Một phần tư diện tích phòng ốc sang trọng còn lại nhìn ra bờ đê Bến Vân Đồn là bệnh viện Hữu Nghị Việt Xộ Lúc đầu theo sự điều khiển của người Nga, bệnh viện này phục vụ cho cán bộ trên căn bản nhân đạo, nghĩa là cán bộ nào ốm đau
đều được chữạ Về sau, khi Liên Xô bàn giao lại cho bọn hà Nội thì ở đó chỉ chữa bệnh cho lãnh tụ, các ủy viên Trung ương đảng, bọnchóp bu quốc hội, bộ và thứ trưởng cùng vợ con của chúng mà thôị Khi nào giường còn trống, đảng ban ơn mưa móc cho lớp cán bộ trung cấp ở trên cùng , đang ngấp nghé chờ bước qua hàng ngũ cao cấp vào nằm ké.
Năm 1956, giám đốc bệnh viện này là bác sĩ Nguyễn Văn Thủ, người Nam Kỳ đã tự tay trồng hai hàm răng giả cho Hồ Chí Minh tại đâỵ Từ ngoài cổng đi vào, đụng ngay ngôi nhà hai tầng màu trắng nằm giữa vườn hoa trông như toà lâu đài ơ? một vùng nghỉ mát. Trước kia ngôi nhà này dành cho các tướng lãnh Pháp, nay dành cho gia đình bọn lãnh tụ Mỗi phòng chỉ kê một giường. Riêng có một phòng kê hai giường: một cho bệnh nhân và một cho người hầụ Bệnh nhân là một người đàn bà chưa tới bốn mươi, dễ nhìn, tóc dài, dáng người vừa phải, da dẻ hồng hào, nét mặt thản nhiên phảng phất buồn trông như một pho tượng. Bởi vì trên khuôn mặt ấy,, ngày cũng như đêm tuyệt nhiên không có một biểu hiện, một thay đổị Suốt ngày không nói một tiếng. Không khóc bao giờ. Không khi nào cườị Hết nằm nhìn lên trần nhà, lại ngồi dậy nhìn ra vườn hoa vắng vẻ. Thảng hoặc cầm đôi kim, đan chầm chậm một mảnh len quen thuộc, tuy không có lỗi, nhưng không thấy hoàn tất được cái gì. Có khi cầm lược tự chải tóc cả tiếng đồng hồ chưa chịu thôị Đôi khi, cần đi chụp quang tuyến, người hầu khoác tay dắt ả đi lại thong thả. Không thấy ả uống thuốc hay tiêm thuốc lần nàọ Trông vào, đố ai dám bảo đó là con bệnh. Nhưng không bệnh thì nằm nhà thương làm gì? Chắc phải có bệnh chứ. Chưa chắc.
Ngoài việc đan len, bệnh nhân không hề có một hoạt động nào khác. Cơm dọn ra trước mặt. Mời ăn. Ả không động đậỵ Hình như trước mặt ả là cái không ăn được. Người hầu bón thì ả ăn đàng hoàng, nhai từ tốn, không rơi vãi, rất sạch sẽ. Cho gì, ăn nấỵ Ăn hết, không đòi thêm. Người hầu hỏị Không trả lờị Bởi ả không biết đòi, hỏi không đáp nên người hầu phải canh chừng để giúp ả trong các việc cần thiết như một bà mẹ nuôi trẻ sơ sinh. Hễ tới cữ, người hầu đỡ ả dậy, dắt vào hố xí. Khi xong việc, người hầu lau rửa, xóc lại quần áo và dìu ả ra giường nằm. Năm thì mười hoạ, ả ngồi dậy hay nằm xuống theo lời người hầụ Còn thì phải vừa nói, vừa đỡ ả. Có vài bận, sau khi bác sĩ khám xong, cứ thế ả tồng ngồng mở cửa bước ra khiến người hầu phải chạy theo kéo ả lại để mặc quần áo.
Theo bệnh án thì các triệu chứng rất hiếm thấy kia bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên năm mươị Tất cả các danh y trong Hội đồng bác sĩ Việt Nam chuyên săn sóc sức khoẻ cho một nhúm lãnh tụ cộng sản phải điên đầu, bó taỵ Năm 1952, bệnh nhân được chuyển sang một bệnh viện riêng ở bắc Kinh. Sau hai năm mò mẫm đến nhức cả đầu, nhóm danh y chuyên trách của Mao Trạch Đông phải đầu hàng, ghi vào bệnh án câu kết luận "Không định được bệnh". Bác sĩ Việt Nam kém tài ? Y học Trung Hoa chưa tiến bộ ? Thì sang thử "nền văn minh của nhân loại" xem. Sau hơn hai năm dài khám đi khám lại, các sư tổ ngành y Liên Xô từng đào tạo hàng nghìn bác sĩ, đã bất lực ghi tiếp vào bệnh án với đầy đủ chi tiết "Không tìm ra bệnh. Trong đời làm bác sĩ, chúng tôi chưa hề gặp những triệu chứng như vậy và cũng chưa từng nghe nói tới bất cứ ở đâu". Rắc rối chưa ?
Thế là đành đưa bệnh nhân trở về Việt Nam, sống với người hầu trong một biệt thự tráng lệ ở làng Ngọc hà ngoại thành Hà Nội để rồi hàng ngày đủ loại bác sĩ Việt, Đức, Liên Xô luân phiên tới thăm chừng sức khoẻ. Như vậy rất là bất tiện. Cho nên khi bệnh viện hữu nghị Việt Xô vừa khánh thành đã có ngay một bệnh nhân đặc biệt, không cần điều trị, không cần thuốc thang, chỉ cần ngó chừng. Không thấy thân nhân, bạn bè, quen biết vào thăm bao giờ. Nhưng hàng tuần,
hoặc cách tuần, thưa nhất là mỗi tháng một lần, cứ vào khoảng bảy giờ tối, một chiếc xe hòm màu đen, không giống bất cứ chiếc xe nào khác, che kín ba mặt, tiền hô hậu ủng, chạy qua cổng bệnh viện đã mở sẵn, trườn thẳng vào dưới hiên ngôi nhà hai tầng có hàng chục bóng người mặc thường phục đứng nép dưới các gốc cây chung quanh từ trước. cả chục đứa khác lăng xăng vây quanh một người vừa xuống xe, đưa vào phòng bệnh. Như thường lệ, người hầu vội vàng đỡ bệnh nhân dậy, rồi quay sang khách cung kính chắp tay vái đài:
- Bác ạ!
Hồ Chí Minh ngồi xuống ghế, mặt rầu rầu như cái vẻ buồn thiu của bệnh nhân. Đôi mắt bệnh nhân bất động như bất cứ khi nào, nhìn vào cái khoảng không người, chẳng cần biết chung quanh mình có những aị Y như mọi lần., Hồ im lặng nhìn bệnh nhân một lúc. Trước khi ra về, dù biết sẽ không được trả lời, Hồ vẫn lập lại những câu hỏi:
- Cô thấy trong người thế nào ? cần gì, cô cứ nóị Bác sẽ làm vừa lòng cộ Và câu chia tay:
- Thôi cô nằm nghỉ. Bác về.
Hồ không có dây mơ rễ má gì với bệnh nhân. Thì bệnh nhân là ai mà được Hồ ân cần đến nhường ấy ?
Ngày xưa, kem Zephyr ngon có tiếng ở đất Hà Thành. Mặt tiền cửa hiệu trông ra đền Ngọc Sơn giữa Hồ Gươm, mặt sau ăn ra phố Cầu Gỗ, xế cửa nhà nhạc sĩ Hoàng Giác - tác giả những bản nhạc được yêu thích một thời như Ngày Về, Cô Hái Hoạ Những năm đầu thập niên 30, mấy anh em nhà kem Zephyr như Ba vân, Tư Cương, Năm Thịnh chuyển dần vào sinh sống tại sài Gòn. Ở đó, Tư Cương gia nhập hội kín, nhận nuôi và chứa Phạm Văn Đồng trong nhà. Em gái của Cương là Cúc phải lòngĐồng. Lấy nhau, Cúc sinh được một đứa con trai kháu khỉnh, mạnh khoẻ bình thường. Dẫu lúc bấy giờ Việt Nam đang cảnh loạn ly, song vợ chồng con cái Đồng lúc nào cũng sống quây quần bên nhau trong chiến khu Việt bắc, ngay cạnh ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh. Rồi không biết vì đâu, bỗng nhiên Cúc sinh ra những triệu chứng trên kia, những triệu chứng chỉ thư+ờng thấy ở những kẻ thiếu tiền bạc, thiếu danh vọng và bị ức hiếp. Vậy, Cúc có thiếu những thứ ấy không ? Có bị ai ức hiếp không ? Vì sao Đồng không vào thăm vợ một lần nào ? Vì sao đứa con trai cũng không vào thăm mẹ ? Vì sao bạn bè của Đồng trong Bộ chính trị cũng không đến thăm Cúc ? và vì sao duy nhất chỉ một mình Hồ Chí Minh vào thăm Cúc mà thôi ? Thăm rất đều đặn, thường xuyên.
Người xưa quả quyết rằng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi rạ Không biết rồi đây cái kim này có lòi ra không ? Nếu có, thì bao giờ mới lòi ra ? Vì đã gần bốn mươi năm qua nó vẫn cứ nằm im thin thít trong bọc đó thôị
Hoàng Quốc Kỳ

No comments:

Post a Comment