HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 29 June 2012

158. BÀO CHỮA * HOÀNG ANH TUẤN, SONG THÀNH,








Nhân đọc bài “Bác bỏ bộ phim tài liệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh” của NS Đào Trọng Khánh

HOÀNG ANH TUẤN


Nhân đọc bài “Bác bỏ bộ phim tài liệu Sự thật Hồ Chí Minh xuyên tạc về Hồ Chí Minh”, xem phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” và phim “Việt Nam – Hồ Chí Minh”, chúng tôi xin trích đăng các bài viết liên quan và nêu cảm nhận của mình về những vấn đề liên quan để quý vị và bạn đọc nhận rõ bản chất của những hành động, luận điệu xuyên tạc của những kẻ nhân danh “Sự thật” để làm những việc “Trái sự thật”.
1. Năm 2009, một nhóm người lưu vong ở hải ngoại đã thực hiện bộ phim tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh,” xuyên tạc lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá và những luận điệu vu cáo của những kẻ thực hiện bộ phim, Đạo diễn -  Nghệ sỹ nhân dân Đào Trọng Khánh đã có bài viết bình luận, bác bỏ những luận điệu sai trái trong bộ phim tài liệu trên. Báo điện tử VietnamPlus xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết trên:


Con người hãy cảnh giác!” Câu nói đó lại vang lên trước luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh.” Một bộ phim không có giá trị về mặt tư liệu bởi những hình ảnh nghèo nàn, chắp vá, được sử dụng tùy tiện để minh họa cho lời dẫn.
Những hình ảnh tàn sát trong phim là những bức ảnh và phim về tội ác của thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong những trận càn quét, được đem gán cho những người kháng chiến yêu nước, những chiến sỹ Cộng sản. Các tác giả phim đã “khôn khéo” lờ đi xuất xứ và nguồn gốc thực sự của những hình ảnh đó. Một dàn nhân vật “chống cộng” điên cuồng được dựng lên làm cái loa phát thanh trong những đoạn phỏng vấn trơ trụi, không có hình ảnh minh họa, không có tính điện ảnh, thường gọi là Radiofilm – loại phim chỉ có lời, giống như radio.


Với âm nhạc và cách mở đầu theo kiểu phường tuồng, bộ phim dựng một màn chữ dẫn lời của Stéphane Coustois: “Người ta bảo lịch sử là khoa học về sự bất hạnh của nhân loại, thế kỷ bạo lực đẫm máu mà chúng ta sống đã xác nhận câu nói đó một cách rộng rãi.” Sự thật lịch sử không phải chỉ là như vậy. Những nỗ lực và sáng tạo, những phấn đấu không ngừng cho sự tiến bộ, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại, là những điều cơ bản từ những bước đi thần kỳ của lịch sử trên tình thần nhân văn cao cả, trong đó có sự hy sinh không tiếc thân của những nhà cách mạng trên toàn thế giới. Cách đặt vấn đề mập mờ, phiến diện mang màu sắc bi thảm, đen tối dẫn đến cách diễn giải nội dung bộ phim cũng không ngoài những nhận thức sai lệch một chiều.


Thật vớ vẩn khi một dàn “các nhà quan tâm” phát biểu một cách trầm trọng về ngày sinh và mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự thật đã được Việt Nam chính thức công bố. Vũ Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng nhấn mạnh vào bức thư của Nguyễn Tất Thành, xin học ở trường Pháp năm 1912. Đừng quên đó là thời kỳ “tìm mọi con đường để có thể giúp dân, giúp nước” của Nguyễn Tất Thành. Đó là “từng bước, con người đến với chân lý,” cũng như sau này, tìm ra con đường giải phóng dân tộc.


Sống giữa xã hội tư bản, không hiểu được hoạt động của những nhà cách mạng, nên Sophic Quinn Judge đoán mò về quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những người phụ nữ như với nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thị Minh Khai. “Hình như có chuyện gì đó giữa hai người“, bà Quinn nói. Đó không phải là cách làm việc của những nhà nghiên cứu. Thao tác của những nhà nghiên cứu không có “hình như.” Chi tiết trong trường đoạn này là đơm đặt và đưa chuyện. Khó có thể tin cậy vào những tiến sỹ như kiểu Vũ Ngự Chiêu “Nhiều năm miệt mài trong những văn khố ngoại quốc” chỉ vì những chuyện ngồi lê đôi mách, chuyện riêng tư của những người khác, không liên quan đến lịch sử.


Sự vu cáo có thể trầm trọng hơn nếu họ phải đối chứng với cơ quan luật pháp ở bất cứ nước nào, đó là trường hợp của Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cầm, Bùi Tín trong chuyện bà Nông Thị Xuân. Người ta không làm bởi không muốn làm buồn lòng những người đã khuất, kể cả cụ Vũ Đình Huỳnh là thân sinh ra nhà văn Vũ Thư Hiên.

Khi biên soạn những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có dịp được xem bản gốc tập thơ “Nhật ký trong tù” cũng không để ý đến dòng chữ Bác ghi thêm ở ngoài bìa: 1923-1933. Sau nhiều năm có người quan tâm đến chuyện này, ông Nguyễn Huy Hoan – Phó Giám đốc Bảo tàng hồi ấy nói rằng: “Người ta không hiểu nên cứ hay suy diễn. Ông cụ ghi thế là nhắc đến cái đại hạn 10 năm theo cách tính của cụ, không phải là thời gian ra đời của tập thơ.”


Chuyện nhà thơ Paven Antôncônxki – người đã dịch tập thơ “Nhật ký trong tù” ra tiếng Nga – gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi cũng được biết, kể cả lần gặp Rút Bécsatxki từ Liên Xô sang thăm Việt Nam cũng vậy, với sự cởi mở và lòng khiêm tốn, Người tự tay pha cà phê mời khách và nói rằng: “Khi có thì giờ rảnh rỗi, chúng tôi làm thơ. Ở Việt Nam ai cũng làm thơ cả.” Người không nhận danh hiệu nhà thơ cao quý, nhưng cả thế giới đã bị thuyết phục bởi vần thơ chân thật của Người. Chiến dịch chống phá, vu cáo của nhóm người lưu vong ở hải ngoại thực là một hành động bỉ ổi.


Nghiên cứu về Di sản Hồ Chí Minh, học tập tư tưởng và đạo đức của Người không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học to lớn, lâu dài mà còn là sự chuyển biến tâm thức của toàn dân tộc hướng về chân – thiện – mỹ. Sự hằn học, vu cáo và xuyên tạc lịch sử là biểu hiện của sự thoái hóa về nhân cách, ngược dòng với chiều tiến hóa và sự thăng tiến tinh thần của nhân loại, tự trói buộc và đánh mất Cội nguồn. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đúng là như vậy. Huyền thoại bao giờ cũng đẹp. Chứa đựng sự bí ẩn của tinh thần lãng mạn, phần siêu việt của nhận thức con người với thế giới. William J.Duiker – nhà báo Mỹ viết trong cuốn sách của ông về Hồ Chí Minh: “Tất cả những con người vĩ đại đều tiềm ẩn một vẻ huyền bí.” Ông dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời BécnaPhôn – học giả nghiên cứu về Việt Nam – trong một cuộc phỏng vấn nói: “Người già thích có một vẻ bí ẩn nho nhỏ về mình. Tôi muốn giữ lại một chút những vẻ bí ẩn của riêng mình. Tôi tin rằng anh sẽ hiểu được điều đó.


Huyền thoại Hồ Chí Minh mãi mãi là điều nhân loại trân trọng, tự hào, nhận biết và tìm lời giải đáp./. (1)
2. Hãng phim History Channel của Mỹ đã làm bộ phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” đã có những đánh giá trân trọng của những nhà nghiên cứu lịch sử, ca ngợi Bác Hồ – Người đã dẫn đường, lãnh đạo dân tộc Việt Nam đánh giặc cứu nước: “Có thể nói, hình ảnh Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo ái quốc đã đấu tranh cho tự do dân tộc… Một người cộng sản quốc tế, một người chỉ huy, một người dẫn đường cho nhân dân Việt Nam” quyết tâm chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp và Mỹ.


Chiến thắng này đòi hỏi sự nỗ lực của con người mang trong mình một phần của Lênin, một phần của Gandhi, một phần của Khổng giáo, và trên tất cả là một con người Việt Nam” hy sinh đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mong muốn nhân dân được sống hòa bình, hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong bộ phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” vẫn còn một số nhận định chưa chính xác, mang tính chủ quan không đúng về cuộc đời Bác Hồ như: “Từ 11 tuổi ông (Bác Hồ) đã phải lo lắng cho gia đình khi người cha bị cách chức, người mẹ mất không lâu sau khi sinh con trai thứ ba”. Lúc này cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Bác chưa có chức ở triều đình Huế, năm Bác Hồ 20 tuổi (1910), cụ Nguyễn Sinh Sắc mới bị cách chức tri huyện Bình Khê. Hoặc cho rằng Bác Hồ có một người vợ Trung Quốc mà Bác đã bỏ khi bị bắt ở Hồng Công hoặc các nhận định về hậu quả của cuộc chiến thì chưa chính xác khi dựa vào các thông tin không xác thực hoặc có những suy đoán chủ quan. Họ cho rằng dân tộc ta đã trả giá quá đắt cho cuộc chiến tranh vệ quốc, khi đi theo đường lối của Bác Hồ và đưa ra những hình ảnh nhân dân ta khổ cực kiếm sống hàng ngày.


Như vậy, những người làm phim nước ngoài vẫn chưa hiểu về con người Việt Nam luôn “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và Bác Hồ đã từng nói: Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải lấy lại quyền độc lập cho dân tộc“. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do và hạnh phúc. Tự do trong những giá trị cao đẹp và nhân văn của con người, tự do trong mối quan hệ với cộng đồng, chứ không phải tự do đứng trên pháp luật, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân. Không phải là thứ tự do “đổi trắng thay đen“, “ăn không nói có“… Còn hạnh phúc của nhân dân Việt Nam  như Bác Hồ mong muốn là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành“, nhân dân Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước xóa đói giảm nghèo vì phải trải qua những cuộc chiến với nhiều mất mát đau thương, nên công cuộc xây dựng đất nước lại có nhiều khó khăn hơn các nước khác không bị chiến tranh và Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển, cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện đã được thế giới thừa nhận. Ngay tại nước Mỹ, một trong những nước giàu nhất thế giới nhưng ”số người Mỹ sống trong nghèo đói đã tăng lên 46,2 triệu người” và rất nhiều người sống cảnh vô gia cư, không một mái nhà để sinh sống trong năm 2010, theo báo cáo thường niên của Cục thống kê Mỹ (2). Vậy nghèo đói hiện nay là vấn đề chung của nhân loại chứ không riêng gì đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, Đảng và Nhà nước đang thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. Hiện nay nhìn các nước bị chiến tranh tàn phá, người dân sống trong chết chóc đau thương như: Iraq, Afganistan, Libya, Palestine…chúng ta càng thấy được giá trị của cuộc sống hòa bình, giá trị của độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc và của chúng ta để cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước thanh bình, giàu mạnh “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.


Còn Giáo sư, Tiến sĩ Mạch Quang Thắng cho rằng: Việc Hồ Chí Minh có vợ, có con hay không có vợ, không có con thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của bản thân cả. Nếu Hồ Chí Minh có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Người đã cống hiến cho đất nước, tôi vẫn nhận định được rằng: Hồ Chí Minh đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Không phải không có vợ con mới là hy sinh chuyện riêng tư. Chỉ có điều là nếu Hồ Chí Minh có vợ thì đấy mới là chính là một con người hoàn chỉnh, không phải là phản tự nhiên. Cũng chính vì thế mà chúng ta hay nói người vợ hay người chồng chính là một nửa bên kia của nhau. Hồ Chí Minh cũng không ít lần nói về cái khiếm khuyết của chính cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy Hồ Chí Minh khuyên thanh niên Việt Nam đừng nên học mình về điều đó.
Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Hồ Chí Minh không thể giấu được trong ngần ấy năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa thế gian, ở đất nước Việt Nam và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó giấu, huống chi Hồ Chí Minh lại là một người nổi tiếng, là con người của công chúng, thì lại càng khó giấu hơn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ lòi ra”. Đã rất lâu ngày, nhưng cái bọc không thấy lòi ra một cái kim nào cả. Làm gì có cái kim nào. Còn miệng thế gian thì càng không thể nào che được.
Đã có người viết về người con gái đem lòng yêu Hồ Chí Minh, và bản thân Hồ Chí Minh cũng đem lòng yêu người con gái đó. Tôi cho rằng, trong cuộc đời Hồ Chí Minh nếu có như vậy là sự thường. Tình yêu thời trai trẻ, tại sao không? Một thanh niên thư sinh, đẹp trai, hào hoa, phong nhã, lại là con của một người đỗ đại khoa (Phó bảng), con quan, con nhà gia giáo mà không rung động trước phái đẹp, mà lại không yêu một người con gái nào đó, cũng như không có người con gái nào yêu mình, mới là sự lạ. Nhưng cần khẳng định một cách chắc chắn rằng, Hồ Chí Minh chưa bao giờ có vợ con.” (3)


Nhưng vượt lên trên tất cả, bộ phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” của Hãng phim History Channel (Mỹ) đã ca ngợi lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của Bác Hồ dành cho dân tộc Việt Nam, chứ không như những luận điệu vu cáo, xuyên tạc lịch sử của những kẻ thực hiện bộ phim tài liệu “Sự thật về Hồ Chí Minh
Sự thật mãi là sự thật, chân lý sẽ là chân lý. Cho dù những kẻ chuyên vu cáo, xuyên tạc có dùng bao nhiêu thủ đoạn, dựng bao nhiêu bộ phim để xuyên tạc về Bác Hồ thì một bằng chứng, sự thật sống động khẳng định giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh, đó là: Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Nhân chuyến thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội tháng 10 năm 2010, Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO đã trao tặng phía Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10 đến 20/11/1987. Trong đó có Nghị quyết 18.65 ghi tại trang 134 và 135 về việc tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Khi đã được UNESCO tôn vinh thì hiển nhiên Bác Hồ đã trở thành Danh nhân văn hóa thế giới, chỉ có những kẻ có dã tâm không tốt, mang nặng lòng thù hận, tâm trí có vấn đề mới dựng chuyện xuyên tạc Bác Hồ.


Và ở thủ đô Paris nước Pháp có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20″ (Ils ont fait le XX Siecle) có chân dung và nụ cười Bác Hồ giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn của nhân loại.
Không lẽ những chính khách của cả thế giới họp tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đều “mù” không biết sự thật, còn những kẻ lười biếng suy nghĩ, thích dựng chuyện lừa đảo với những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc, phản bác về cuộc đời, sự nghiệp, trước tác của Hồ Chí Minh lại có con mắt “sáng”, lê lết đi tìm “Sự thật về Hồ Chí Minh” ?./.


Xin giới thiệu bộ phim “Hồ Chí Minh – bí ẩn Việt Nam” để hiểu thêm về cách nhìn và thái độ của người Mỹ – kẻ thù của nhân dân Việt Nam trước đây đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, xét một cách toàn diện bộ phim thể hiện sự trân trọng và khâm phục Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh
3. Tác phẩm “Việt Nam- Hồ Chí Minh” đạt giải Bông Sen Vàng năm 1985, được đánh giá như thiên anh hùng ca về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ phim dài 57 phút được thực hiện từ ngày Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương còn có tên là Xí nghiệp phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Việt Nam – Hồ Chí Minh do NSND Đào Trọng Khánh viết kịch bản và đạo diễn với sự đóng góp tư liệu của nhiều nhà điện ảnh, nhiếp ảnh, nhà viết sử, nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước.


Với hình ảnh, tư liệu chân thực, chắt lọc, lời bình súc tích, mang dấu ấn sử thi, bộ phim tái hiện một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược (1857) đến khi kết thúc cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng nền hòa bình, độc lập dân tộc.
Giá trị của bộ phim không chỉ dừng lại ở sự tái hiện khách quan, sống động các sự kiện mà còn tìm cách lý giải nguyên nhân, đúc kết thành bài học từ truyền thống lịch sử và thực tiễn đấu tranh cách mạng; khơi gợi niềm tự hào dân tộc và khẳng định công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc chèo chống con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.


Trải qua 25 năm nằm trong kho lưu trữ, “Việt Nam – Hồ Chí Minh”, vốn được làm từ phim nhựa màu, đã bị bay màu do khâu bảo quản nên nhà phát hành quyết định chuyển sang đen trắng để phim rõ nét. Đại diện nhà phát hành cho biết, việc đưa bộ phim tài liệu này ra thị trường là cách phổ biến một sản phẩm có giá trị về mặt lịch sử, giúp các thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận hơn những bài học khô cứng được dạy trong nhà trường./. (4)
———————–
(1) Bài “Bác bỏ bộ phim tài liệu Sự thật Hồ Chí Minh xuyên tạc về Hồ Chí Minh” của Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh.
(2) Trích bài “Số người nghèo ở Mỹ tăng cao kỷ lục” – Báo điện tử Dân trí, 14/09/2011
(3) Trích “Nguyên nhân của các luận điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và giải pháp đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc đó” của GS.TS Mạch Quang Thắng
(4) Bài “Phát hành phim tài liệu Việt Nam – Hồ Chí Minh” - Báo điện tử VnExpress, 22/4/2010
Xin trân trọng giới thiệu phim tài liệu: Việt Nam – Hồ Chí Minh
HOÀNG ANH TUẤN
bachovoihue.com


 
 







 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân đạo đức - văn minh của Đảng và dân tộc ta 
 song thành 


 Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức, văn minh Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù
Công lao đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30 năm trời dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, tạo cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã cổ vũ, động viên các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới. Xã hội nhân cách đó được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu người con anh hùng của đất nước - những chiến sĩ cách mạng kiểu mới của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Những cán bộ, đảng viên ưu tú của Đảng ta đã gương mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu tranh anh hùng đó và chính họ đã cùng với nhân dân làm nên hiện tượng "kỳ diệu Việt Nam" trong thế kỷ 20, tiêu biểu cho lương tâm, vinh dự và phẩm giá con người.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Người đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức = văn minh đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn.

Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại đồng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quan ném bom, bắn phá dữ dội miền băc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!" (xem báo Nhân Dân ngày 24-5-1970). Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng (Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr 90). Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kị còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. Dù có lúc phải "hoá lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luộn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì"

Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc" nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mật trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối vớii nhân dân.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính.

Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá nhân anh hùng nào.

Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo".

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội? Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó".

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.
G.S Song Thành











No comments:

Post a Comment