HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 18 June 2012

122 * TRUNG HIẾU * T.LAN


Cuốn sách: Vừa đi đường vừa kể chuyện


04-06-2010
LADY BORTON
Vừa đi đường vừa kể chuyện của T. Lan là một cuốn tự truyện được Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện đại, viết. Quyển tiểu sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, xuất bản năm 1948 với bút danh Trần Dân Tiên. Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng bút danh Trần Dân Tiên.

Trong quyển Vừa đi đường vừa kể chuyện, Hồ Chí Minh đã kể lại rất rõ những câu chuyện trong hành trình vất vả của mình nhằm thực hiện Chiến dịch giải phóng Biên giới Việt-Trung vào tháng 9/1950, trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945-1954). Hồ Chủ tịch đã lấy bút danh T. Lan, một cán bộ tháp tùng Chủ tịch, và kể lại những câu chuyện về Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch xuất hiện trong quyển sách như một người “Bác”, danh xưng mà người Việt Nam lần đầu tiên đã dùng thay cho tên gọi Hồ Chí Minh kể từ năm 1945 và đến nay vẫn còn sử dụng.
Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện cho những cán bộ và những người Việt Nam bình thường. Lối viết của Người rất giản dị, dễ hiểu. Ở đây, T. Lan đã nêu ra cho các cán bộ thấy được tấm gương về cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy cảnh Hồ Chủ tịch đã vào cửa sau của các trại quân đội để kiểm tra bếp núc và các nhà vệ sinh.

Bìa cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.
Chúng ta cũng thấy được Người đã đi thăm các gia đình và nói chuyện với các tù binh chiến tranh người Pháp. Chúng ta thấy được những tấm gương của Người về cách tiến hành “cuộc huy động thực hành” giữa quần chúng nhân dân. Chúng ta còn thấy được lời chỉ dạy của Người về việc giữ bí mật cách mạng cũng như những lời khuyên trong trường hợp bị bắt giữ.
T. Lan đã trình bày rất chi tiết những mẩu chuyện về cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trong bối cảnh của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Người cũng nêu ra phản kháng của nhân dân Liên Xô chống lại cuộc vây hãm Moskva của quân Đức trong Thế chiến thứ hai và cách người Trung Quốc tổ chức cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949.
Ngoại trừ Lenin và Bành Phái (Peng Pai), Hồ Chí Minh chỉ đề cập lướt qua các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc. Thay vào đó, Người nhấn mạnh sự đóng góp của quần chúng nhân dân và tầm quan trọng của lòng yêu nước cũng như sự đoàn kết trong cuộc kháng chiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc ở phía trước túp lều,
nơi ông ở lại quan sát trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Năm 1961, khi Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện, thì John F. Kenedy đã là Tổng thống Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã can thiệp rất sâu vào Miền Nam Việt Nam. Hồ Chủ tịch lúc đó đã ngoài bảy mươi. Cuốn sách này ghi lại cuộc hành trình của Hồ Chủ tịch trước đó một thập kỷ và nhấn mạnh đến sự đóng góp của nhân dân vào Chiến dịch Biên giới, giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp, giành được thắng lợi năm 1954.
Dù gì đi nữa, Vừa đi đường vừa kể chuyện là một nỗ lực nhằm kêu gọi từng người Việt Nam tham gia vào phong trào yêu nước thông qua mỗi đề tài của nó - đó là sự kiên trì và nhẫn nại của tập thể cũng như cá nhân nhằm giành được độc lập và thống nhất đất nước.

Bản thảo đầu tiên Bác Hồ viết tay trên một tờ bản tin. 
T. Lan không miêu tả thời thơ ấu của Hồ Chủ tịch là con trai của một nhà Nho ở miền Trung Việt Nam, nhưng lại mô tả chuyến đi của Người từ khi là một phụ bếp trên chuyến tàu từ Sài Gòn đến Mác-xây (Marseille) (1911), những kinh nghiệm đầu tiên của Bác ở Pháp (1912), một năm ở Mỹ (1913), hay thời gian ở Anh (1914-1917).
Tác giả không miêu tả những hoạt động chính trị của Hồ Chủ tịch ở Pháp. (Vào năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi một bản yêu sách đến các vị lãnh đạo thế giới, tham dự Hội nghị Paris ở Véc-xây (Versailles); năm 1920, Người là một đồng sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp).


Bác Hồ đánh máy bản thảo thứ hai và nhân viên văn phòng
đánh bản thảo thứ ba, Bác Hồ sửa chữa lại bằng tay.
Tuy nhiên, tác giả T. Lan cũng miêu tả việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và tổ chức Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) năm 1941. Việt Minh mở rộng phong trào cách mạng bao gồm cả những nhà yêu nước khác mà họ không phải là đảng viên. Cuốn sách hoàn thành trước cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay được gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ấn bản này - là ấn bản bằng tiếng nước ngoài đầu tiên - giữ nguyên bản so với một loạt tờ báo đăng năm 1961 và bản in chính đầu tiên ấn hành năm 1963, khi Hồ Chí Minh còn sống. Ngoài ra, bản dịch cũng sử dụng các tên gọi theo cách viết chính tả hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam. Bản in đầu tiên chỉ có một chú thích ở cuối trang được đánh dấu bằng số “1”, nhưng ở đây được chú thích là dấu “*”. Ghi chú cuối sách có bổ sung thêm thông tin.

Bút tích của Bác Hồ.
Bản dịch cũng tuân theo cách ngắt đoạn văn, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm câu, chữ viết hoa, cũng như các từ, cụm từ, và các dòng thơ in nghiêng. Dấu ngoặc đơn được dùng để chỉ ra vài cụm từ giải thích thêm cho rõ nghĩa.
(Tháng 9 năm 2009)
TRUNG HIẾU
(dịch từ bản tiếng Anh)

No comments:

Post a Comment