HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 29 June 2012

153 * ĐỖ HOÀNG LINH * SÁCH BÁO NGOẠI QUỐC


  Nguyễn Tất Thành và hành trình tìm đường cứu nước qua nhận định của các học giả nước ngoài


ĐỖ HOÀNG LINH


 
“Hồ Chí Minh là một trong những người hiếm có của thời đại chúng ta. Có thể nói rằng: không có Người, lịch sử có thể đã đi theo một con đường khác. Nhưng lịch sử đã đặt Người vào đúng chỗ của mình mà trong quá trình phát triển đó, Người là nhân vật sáng tạo quyết định” – UNESCO
Đỗ Hoàng Linh
PGĐ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Loài người tiến bộ đánh giá rất cao và ngợi ca chủ nghĩa nhân văn đích thực, phong cách sống chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cao đẹp Hồ Chí Minh, khi: “Cần phải nhìn nhận thế giới như một quá trình phát triển mà sự thay đổi là cội nguồn của giàu có, tiến bộ và nhằm tìm kiếm ước muốn nhân đạo trong lĩnh vực đạo đức. Vì thế mà những con người như Hồ Chí Minh ngày càng trở nên vĩ đại, vì họ đã cho chúng ta lý do để sống và khả năng để thực hiện những giấc mơ của chính mình”(1). Hơn thế nữa, sự kiện UNESCO tôn vinh Người với danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất đã khẳng định:“Hồ Chí Minh là một trong những người hiếm có của thời đại chúng ta. Có thể nói rằng: không có Người, lịch sử có thể đã đi theo một con đường khác. Nhưng lịch sử đã đặt Người vào đúng chỗ của mình mà trong quá trình phát triển đó, Người là nhân vật sáng tạo quyết định” (2).
Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, sự kiện ngày 5/6/1911 không chỉ là một bước ngoặt trong cuộc đời anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, mà còn có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Thời điểm lịch sử, diễn biến sự kiện và kết quả thực tế đã lý giải chính xác quyết định quan trọng, táo bạo và trí tuệ sáng suốt của anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lúc đó, nhưng phân tích về sự kiện xuất ngoại kéo dài ba thập kỷ này, không chỉ có những nhà nghiên cứu, sử gia, học giả trong nước mà rất nhiều tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra quan điểm, nhận định, suy nghĩ riêng của mình.
William J. Duiker- nhà ngoại giao, giáo sư sử học Đại học Penn State đã viết: “Chỗ ở của Thành ở gần bến Nhà Rồng nơi các con tàu xuyên đại dương thường xuyên lui tới. Thành quyết định tìm việc làm trên một trong những con tàu đó để ra nước ngoài. Ngày 2/6/1911, một anh thanh niên tên là Ba xuất hiện ở cầu tàu Đô đốc Latouche Treville. Thuyền trưởng Louis Eduard Maisen e ngại nhìn khuôn mặt thông minh nhưng thân hình khá mảnh khảnh của anh. Ba quả quyết là việc gì anh cũng làm được và đã thuyết phục được Maisen cho một chân phụ bếp. Ngày hôm sau, anh bắt tay ngay vào công việc rửa bát, giặt quần áo, lau sàn, nhặt rau và đốt lò. Ngày 5/6, Đô đốc Latouche Treville rời Sài gòn ra biển Đông, thẳng tiến tới Singapore lúc đó đang thuộc Anh. Tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định rời đất nước? Các nhà viết sử ở Hà Nội cũng thường nhắc đến những hồi ức của Hồ Chí Minh về việc rời đất nước như một sứ mệnh cứu nước. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì, khi rời Sài gòn tháng 6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã hoàn toàn nhận thức được những bất công mà đất nước mình đang phải gánh chịu và trong nước không có lời giải. Biết đâu, anh có thể tìm kiếm được những lời giải ở nước ngoài”(3).
Bernard Fall, nhà văn, nhà báo, giáo sư khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Howard, Washington D.C, người đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét rằng: “ Là một nhà hoạt động chính trị hơn là một lý thuyết gia, ông Hồ nhanh chóng bỏ nghề dạy học. Năm 1911, ông đi Sài Gòn theo một vài khoá dạy nghề rồi trở thành phụ bếp trên chiếc tàu buôn của người Pháp. Lúc này ông đổi tên là Ba, có lẽ vì ông là người con thứ ba trong gia đình, nhưng đây chưa phải là lần đổi tên cuối cùng. Bằng việc chọn một tàu biển của Pháp trên tuyến đường châu Âu, ông Hồ đã có một quyết định chính trị cơ bản: ông đã hướng về phương Tây chứ không phải phương Đông. Bởi vì, vào thời kỳ này có một số người Việt Nam nhất là những người dân tộc chủ nghĩa bảo thủ thường nhìn về phía Trung Quốc của Quốc dân đảng để tìm thấy gợi ý, một sự dẫn dắt hoặc hướng về Nhật Bản đang mở rộng bành trướng, những nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa như Phan Bội Châu đã thành lập phong trào Đông Du, tức là đi về phía Đông- một phong trào có nhiều người Việt Nam trẻ tuổi noi theo trong vòng hơn 20 năm” (4).
David Halberstam, phóng viên chiến trường, nhà văn, nhà báo Mỹ suy nghĩ về bản chất sự kiện Nguyễn Tất Thành sang phương Tây năm 1911 như sau: “Ông Hồ không theo Phan Bội Châu sang Nhật, nhưng ông đã nghe rất kỹ một lời khuyên của người ái quốc lão thành: để chống Pháp thành công cần phải có một đảng phái vững mạnh, một tổ chức theo đúng nghĩa của nó… Ông nghĩ có thể học được rất nhiều điều qua những cuộc viễn du ở thế giới bên ngoài hơn là ngồi học trong khuôn khổ do người Pháp tạo ra. Sau khi dừng chân tại làng chài Phan Thiết, ông quyết định rời Việt Nam đi sang phương Tây để nghiên cứu thế giới của người châu Âu. Sau này, những người Pháp, Mỹ khá bối rối không hiểu tại sao ông Hồ sau khi trải qua nhiều năm tháng ở nước ngoài lại có thể quay về và ngay lập tức nắm quyền lực chính trị tại Việt Nam? Nguyên nhân bởi thời điểm rời Việt Nam lúc đó rất thích hợp vì hai từ tự do không chỉ một người ra đi mong muốn mà tất cả đồng bào của ông đều đang khao khát”(5)
Sử gia người Đức Hellmut Kapfenberger có cách lý giải riêng; “Trên bến cảng có con tàu Amiral Latouche Treville của công ty Chargeurs Reunis. Một chàng thanh niên gày gò bước lên con tàu hơi nước này tự giới thiệu tên mình là Ba với những người Việt ở trên tàu. Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu dùng bí danh lần đầu tiên mà sau này trở thành tên anh trong một vài năm. Bởi bộ máy của cơ quan an ninh Pháp ở Đông Dương biết rõ ràng không chỉ về Nguyễn Sinh Sắc mà còn về các con ông, nên ta có thể giải thích cho chuyện này: đi sang Pháp, chàng thanh niên muốn đánh lạc hướng của các cảnh sát mật, để có thể có một khoảng thời gian tự do không bị sách nhiễu. Một trong ý nghĩa của việc đổi tên theo đạo Nho có thể hiểu anh chọn tên đơn giản để không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, do phải làm công việc thấp kém trên một con tàu. Vài năm sau đó, người ta biết rằng quả thật anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã từng là đối tượng theo dõi của mật thám Pháp tại quê hương mình”(6)
Phóng viên tạp chí Người New York, nhà nghiên cứu chuyên về châu Á Robert Sharplen phân tích theo khía cạnh khá đơn giản: “Ông Hồ là một người trung thành với lý thuyết của Đảng, một người tuân thủ kỷ luật nhưng cũng là người quốc gia chủ nghĩa, nhiệt thành và tự tin… Năm 1911, sau khi theo học trường trung học Huế, Hồ Chí Minh đã rời bỏ quê hương, xuống làm bồi bếp trên một chiếc tàu thuỷ đi sang Pháp. Trong ba năm tiếp theo, ông đi vòng quanh thế giới, làm nhiệm vụ của người phụ bếp và dành thời gian rảnh rỗi để đọc bất cứ cuốn sách nào có trong tay, từ Shakespeare, Tolstol cho tới Marx. Thời gian đi ngao du khắp nơi đã giúp ông phát triển tài năng ngôn ngữ đặc biệt của mình. Ông nói được tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Thái và ba thổ ngữ Trung Quốc”(7). Tổng biên tập tạp chí Triển vọng Việt Nam của Pháp Dominique de Miscault liên tưởng và so sánh: “Vào năm 1911, Nguyễn Tất thành rời khỏi Sài Gòn. Nước mất nhà tan, Người chọn cuộc sống lưu vong, bôn ba nơi xứ người để tìm con đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành lên tàu sang Pháp, mang theo bức thư xin vào học ở các trường thuộc địa, gửi tới Tổng thống cộng hoà và Bộ thuộc địa. Đối với người dân Pháp chúng tôi, cử chỉ này phản ánh một chủ nghĩa lý tưởng và sự mạo hiểm ngoài sức tưởng tượng!”(8)
Nhà nghiên cứu người Pháp Daniel Hémery lại cho rằng tình cảm gia đình chiếm phần chủ đạo trong lý do xuất ngoại: “Về phần mình, Nguyễn Tất Thành dường như đã bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa cải lương của Phan Chu Trinh hơn là sự bạo động được thể hiện một cách kiềm chế trong Đông Du. Việc tham gia vào các hoạt động của trường Dục Thanh mà Phan Chu Trinh lập ra khi qua Phan Thiết và nhất là ở quyết định sang Pháp của anh theo gương nhà nho lớn này… Việc lên đường sang Pháp hẳn có một lý do kép: tình cảm của lòng hiếu thảo, niềm hy vọng rằng ở đó có thể thực hiện được sự phục quyền cho cha mình. Chẳng phải ông Phan Chu Trinh đã thoát khỏi Côn Đảo nhờ hành động của Hội nhân quyền Đông Dương đó sao? Và cũng là kiên trì với ước muốn được hoà nhập vào tầng lớp tinh hoa mới, tận dụng điều kiện tốt bên ngoài mà người chịu trách nhiệm công cuộc khai thác thuộc địa như Albert Sarraut đã bộc lộ với những người theo cải cách”(9). Epghenhi Kobelep, nhà sử học người Nga lại tìm cách giải đoán bằng chiều sâu tri thức thông qua một nhân vật trung gian khác: “Nếu nhiều thanh niên cùng tuổi với Thành được Phan Bội Châu hướng về phương Đông, về nước Nhật, coi nước Nhật là hình mẫu của nước Việt Nam độc lập trong tương lai thì Thành lại hướng về một thế giới khác… Chắc hẳn ý tưởng đó lần đầu tiên nảy sinh ở Thành khi anh đọc các tác phẩm của Russo. Qua tác phẩm của ông, Thành được biết chàng thanh niên Russo trước khi trở thành nhà khai sáng vĩ đại đã có tới 10 năm lưu lạc trên các nẻo đường châu Âu. Vậy là ông đã học được nhiều ở một ngành khoa học quan trọng và cũng khó khăn nhất: khoa học cuộc sống. Rồi chính cuộc sống cũng như thế giới bất bình đẳng, đau khổ, nghèo đói xung quanh đã giúp ông sau này trở thành người đề xướng những tư tưởng cao quý về tự do, bình đẳng, bác ái và trở thành sứ giả của đại cách mạng Pháp”(10). Còn Lady Borton, nữ tác giả chuyên viết về Việt Nam của Đại học Ohio nói ngắn gọn: “Thế hệ những nhà yêu nước điển hình như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tìm sự phản kháng thông qua học bổng và quản lý nhà nước. Thế hệ kế cận tiêu biểu là Hồ Chí Minh nhận thấy rằng muốn lật đổ người Pháp cần phải tổ chức lực lượng vững mạnh. Mặc dù Phan Bội Châu đã mời Hồ Chí Minh tham gia phong trào Đông Du nhưng Hồ Chí Minh đã chọn Tây Du để thâm nhập vào trung tâm quyền lực của chủ nghĩa thực dân. Và năm 21 tuổi, Người rời Việt Nam”(11).
Giáo sư sử học Josephine Stenson trường Đại học Florida Atlantis, người đã tự bỏ kinh phí đi khắp thế giới theo dấu chân hành trình của Nguyễn Ái Quốc để kiểm chứng lại lịch sử thì nhận định: “Chính từ việc biết đến câu châm ngôn của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái mà Hồ Chí Minh quyết định rời Việt Nam đi tìm hiểu những thực tế khác và nguồn gốc triết học của câu châm ngôn đó. Bởi vậy, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh xin vào làm thuỷ thủ trên con tàu biển La Touche Treville như một người phục vụ trên tàu”(12). Miguel De Stephano, giáo sư Viện nghiên cứu châu Á của Cuba viết: “Khi còn là một thanh niên rất trẻ, Nguyễn Tất Thành đã phải rời Tổ quốc, hoà nhập vào thế giới để tìm hiểu con quỷ thực dân ngay trong sào huyệt của nó. Người tin tưởng sâu sắc là sẽ tìm thấy con đường xoá bỏ nghèo đói mà dân tộc mình đang phải chịu đựng”(13). Cốc Nguyên Dương, chuyên viên Viện khoa học xã hội Trung Quốc đưa ra một góc nhìn rộng hơn: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm rời Tổ quốc thân yêu, bôn ba khắp năm châu, bốn bể để đi tìm chân lý cách mạng và con đường cứu nước cứu dân. Hình bóng và dấu chân Người đã lưu lại từ châu Âu, châu Phi đến châu Á và châu Mỹ Latinh. Dù đi tới đâu, Người đều cùng sống với quần chúng lao khổ, nhóm lên ngọn lửa cách mạng ở đó”(14).
Không chỉ những nhà nghiên cứu lịch sử, nhà văn, nhà báo hay phóng viên chuyên nghiệp bày tỏ nhận định, hiểu biết của mình về cuộc đời, sự nghiệp và những mốc thời gian quan trọng trong quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh mà ngay cả những người lính, cựu chiến binh từng đến Việt Nam cũng dành một phần ghi chép từ cuộc chiến tranh một số suy nghĩ về một đối thủ lớn đáng kính, người lãnh đạo cuộc kháng chiến của Việt Nam, Ngài Hồ Chí Minh. Nếu như Jean Sainteny, sĩ quan tình báo, đại diện Chính phủ Pháp đàm phán với Việt Nam giai đoạn 1945- 1946 nói lướt qua sự kiện này trong hồi ký: “Nguyễn Văn Thành, tức Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung, Lý Thuỵ rồi từ 1944 là Hồ Chí Minh xuống tàu Latouche Treville làm bồi bếp khởi đầu một cuộc hành trình dài đến Mỹ, Anh, Đức rồi Paris là nơi ông định cư ở đó. Ông làm rất nhiều nghề, đặc biệt là nghề thợ ảnh. Đó là những cách để ông kiếm sống và để có điều kiện say sưa tham gia các vấn đề chính trị”(15). Dixee Batholomew Feis, chỉ huy cao nhất của tổ chức tình báo chiến lược OSS năm 1945 (tiền thân của CIA) đặt vấn đề một cách thẳng thắn: “Sinh năm 1890 tại Nghệ An, một tỉnh có truyền thống cách mạng, phần lớn thời trai trẻ Hồ Chí Minh bôn ba năm châu bốn biển, phải làm đủ nghề lặt vặt và thử nghiệm một loạt triết lý chính trị. Ngày 5/6/1911, Thành rời Việt Nam với mục đích khám phá thế giới bên ngoài sự thống trị của thực dân Pháp bằng cách nhận việc làm trên một con tàu Pháp”(16). Tuy có sai sót về lịch sử, nhầm lẫn về cả không gian, thời gian nhưng viên sĩ quan tình báo Mỹ Archimedes Patty vẫn mạnh dạn cho rằng: “Trong những năm sau khi mẹ ông mất vào khoảng 1900, ông Hồ không chịu đựng nổi sự kiêu ngạo của người Pháp cũng như thái độ thụ động của người Việt nên đã quyết định sang Pháp, đất nước của tự do, bình đẳng, bác ái. Mùa đông năm 1911- 1912, ông đã xin làm nhân viên trên một tàu buôn Pháp ở bến Sài Gòn”(17).
Như vậy, qua một số ý kiến, nhận định của các học giả, tác giả nước ngoài, chúng ta có thể thấy với nhiều nguyên nhân khác nhau được phân tích, sự kiện xuất ngoại của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ hướng tới một mục đích duy nhất: vì đất nước, vì dân tộc. Và chính Nguyễn Tất Thành hay Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này trong những lần tiếp các nhà báo nước ngoài cũng đã nói rõ về quyết định ra đi này của mình. Trả lời những câu hỏi của phóng viên Mỹ Koei Tche năm 1919: “Anh đến Pháp với mục đích gì?” “Để đòi quyền tự do cho dân An Nam!”. “Bằng cách nào?”. “Bằng cách làm việc hết mình và luôn xông xáo tiến lên!”(18). Trả lời nhà báo Liên Xô Oxip Mandenstam năm 1923, Người nói: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: tự do- bình đẳng- bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(19). Trả lời phỏng vấn của phóng viên Italy Giovani Germaneto năm 1924, Người nói: “Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi, một vài tờ có tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poincare gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem mẫu quốc ra sao và tôi đã tới Paris”(20). Trả lời nhà văn Mỹ Anna Lui Strong năm 1965, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”(21).
Nhµ văn Australia Allan Asbolt nhận định: “Một trong những nét nổi bật về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã sống nhiều năm ở nước ngoài – ở châu Âu, Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Người không bao giờ có tham vọng cá nhân, phù phiếm; Người không cố công để trở thành một nhân vật xuất chúng, theo ngôn ngữ của các xã hội tư bản. Người dành thời gian chủ yếu cho việc nghiên cứu và học hỏi, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong thực tế có phần dựa vào kinh nghiệm hằng ngày của bản thân trong giai cấp công nhân. Người luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để giải phóng nhân dân nước mình khỏi ách đô hộ và bóc lột thực dân. Người cũng nhận thức sâu sắc rằng cần phải kết hợp sức chiến đấu của ý thức dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy với những mục tiêu đồng cảm về cơ bản là hoà bình và nhân đạo của chủ nghĩa xã hội. Trong gần ba thập kỷ, Người đã sống và làm việc ở nước ngoài nhưng về ý thức, Người không hề xa Tổ quốc”(22).
Sự thật là Chân lý. Trong cuéc viÔn du 30 n¨m qua 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc phù hợp với tiến bộ của lịch sử, theo đúng xu thế vận động của cách mạng thế giới. Và sự kiện này đã thêm một lần nữa khẳng định: “Hiếm người châu Á nào lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong việc tạo dựng một dân tộc mới như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khó có thể có được một người châu Á khác như Người ở thời đại của chúng ta cũng như trong các thế hệ mai sau. Người thực sự là một người châu Á của tất cả các thời đại với ý nghĩa đầy đủ nhất”(23)./

Chú thích:
1, Giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1990, tr 104
2, Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc- nhà văn hoá lớn. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1990, tr 152
3, Ho Chi Minh- A life. Hyperion House, New York 2000.
4, Những suy nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh. Nxb Công an nhân dân 2004, tr 87- 88
5, Ho. Random House, New York 1971, tr 24-25
6, Hồ Chí Minh- một biên niên sử. Nxb Thế Giới 2010, tr 28
7, Anatomy of a conflict. Peacock Publisher Itasca, Illinois 1968
8, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. Nxb Chính trị- Hành chính 2010, tr 718
9, Hồ Chí Minh- từ Đông Dương đến Việt Nam. Nxb Phụ nữ 2004, tr 23- 96
10, Đồng chí Hồ Chí Minh. Nxb Thanh Niên 2000, tr 49
11, Ho Chi Minh- a journey. Nxb Thế Giới 2010, tr 21
12, Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh của UNESCO và Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1990, tr 184
13, Sđd nt, tr 49
14, Sđd nt, tr 141
15, Câu chuyện về một nền hoà bình bị bỏ lỡ. Nxb CAND 2003, tr 221
16, OSS và Hồ Chí Minh- đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật. Nxb Thế Giới 2007, tr 15- 33
17, Tại sao Việt Nam. Nxb Đà Nẵng 2000, tr 705
18, Hồ Chí Minh. Biên niên tiểu sử. Nxb CTQG 2006. Tập I, tr 69
19, Bác Hồ sống mãi với chúng ta. Nxb Chính trị quốc gia 2005. Tập II, tr 1147
20, Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG 2000. Tập I, tr 480
21, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. Nxb CTQG 2006. Tập I, tr 41
22, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Hội thảo quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1995, tr. 177-183
23, Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim nhân loại. Nxb Lao Động 2001, tr 90

19/05/2012
Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn 85 năm qua, đã năm lần hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tạp chí này.

Đăng bởi Quản trị viên

 

Cuốn sách đồ sộ về cuộc

đời Bác Hồ ở Mỹ

23/04/2011
 “Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ đứng trang trọng trong ngôi đền tưởng niệm các anh hùng cách mạng đã từng tranh đấu quyết liệt để gióng lên tiếng nói trung thực của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Người là một sự kết hợp sinh động: nửa Lênin, nửa Gandhi…”
Phỏng vấn GS William J. Duiker về tác phẩm “Ho Chi Minh a life”:
* Nguyên do nào khiến giáo sư lại đề tặng nhân dân VN cuốn sách về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Tôi đề tặng cuốn sách này cho nhân dân VN vì tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều người Việt khi viết cuốn sách và cũng cho rằng nhân dân VN đã kinh qua bao gian khổ, cho nên sự đề tặng đó là thích hợp nhất.
 GS William J. Duiker
Giữa 1960: từng là một viên chức ngoại giao phục vụ tại Nam VN và Đài Loan, sau chuyển sang công tác nghiên cứu và giảng dạy môn sử tại Đại học bang Pennsylvania, chuyên sâu về lịch sử hiện đại VN và Trung Quốc.
1997: về hưu nhưng vẫn còn giảng dạy ở Viện Đào tạo ngoại giao tại thủ đô Mỹ và hiện sống tại bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Đã viết nhiều cuốn sách có giá trị về VN vào năm 1981 (giải thưởng sách chọn lọc có giá trị nhất năm 1982-1983). Năm 1994 và 1995 với Cuộc chiến tranh thần thánh: chủ nghĩa dân tộc và cách mạng trong VN bị chia cắt.
Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời  (NXB Hyperion, New York, năm 2000) dày 700 trang được đánh giá là cuốn tiểu sử về Bác Hồ đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, ông đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến VN nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Bác Hồ.

* Có điều gì hấp dẫn trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà giáo sư lại dành gần 30 năm công sức đi lại nhiều nơi trên thế giới và nhiều lần đến VN để viết về tiểu sử Người?
- Qua kinh nghiệm bản thân ở VN trong những năm 1960, tôi cảm thấy người VN có được quyết tâm chiến đấu hi sinh cho chính nghĩa cách mạng chính là nhờ ở sự lãnh đạo tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Càng nghiên cứu sâu về VN, tôi lại càng nhìn thấy Người là chiếc chìa khóa để ta có thể am hiểu được những gì đã xảy ra ở đó.

Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây

10/04/2011
Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vécxây.
Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:
- Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?
- Tôi thấy thế là tốt… Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi…- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.
- Thưa hai bác – Tất Thành lên tiếng – Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: “Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp”.
- Đúng! Đúng. Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi họ cai trị theo luật pháp!
Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Vécxây đây?

Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919)

10/04/2011
Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ.
Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:

Xuất bản lần ba Hồ Chí Minh toàn tập (15 tap)

30/01/2011
Sáng 17-1, NXB Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật đã tổ chức lễ công bố bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba. Bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba gồm 15 tập, với trên 3.300 tác phẩm quan trọng, trong đó có bổ sung trên 800 tài liệu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1912-1969 đã được xác minh và thẩm định.
Theo đại diện NXB, bộ Hồ Chí Minh toàn tập mới sẽ cung cấp thêm những tư liệu nêu lên những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng thế giới. Trong bộ mới, những tác phẩm viết chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được để ở phần phụ lục. Các tác phẩm chưa có đầy đủ dữ kiện để xác định của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xếp trong phần “Những tác phẩm có thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh” để bạn đọc tham khảo và góp phần xác minh thêm.

Nhà văn Sơn Tùng được đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”

15/12/2010
Hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp, đó là việc Hội Nhà văn VN đang xúc tiến hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng, khi ông vừa qua những giờ khắc thử thách nghiệt ngã nhất của bệnh tật ở tuổi 83.
* Nhà văn Sơn Tùng: Hai ngón tay và hàng chục đầu sách
THIÊN AN
Tác giả “Búp sen xanh” – Sơn Tùng, đã sống một đời văn đáng tự hào, bằng nghị lực viết phi thường của một người thương binh nặng.
Tập nói ở tuổi 83
Đã năm tháng trôi qua kể từ ngày nhà văn trở bệnh nặng do vết thương cũ tái phát (ba mảnh đạn M79 găm vào đầu tại chiến trường Tây Ninh tháng 4.1971) trong thể trạng nguy kịch: Xuất huyết não, huyết áp rất cao, liệt nửa người. Tới thăm ông tại khu điều trị cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 30.6.2010, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết – người bạn chiến đấu cũ của ông, đã xúc động nhắc lại kỷ niệm không thể quên giữa hai người trong giờ phút sinh tử: “Khi anh Sơn Tùng bị thương nặng, tôi là người đã cõng anh ấy đi cấp cứu” và căn dặn các bác sĩ: “Anh Sơn Tùng là nhà văn được nhân dân yêu mến. Các đồng chí hãy cố gắng hết sức để cứu chữa cho nhà văn Sơn Tùng”.
Đọc tiếp »

W.J.Duiker nói về tác phẩm “Hồ Chí Minh – một cuộc đời”

10/12/2010
Chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt từng phần công trình nghiên cứu công phu “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” của W.J.Duiker. Tiêu đề do BBT đặt.
LỜI TỰA
Ông Hồ chí Minh đã thu hút tôi từ giữa những năm 1960s. Khi đó tôi là một cán bộ ngoại giao trẻ tuổi tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Saigon, và tôi đã rất ngạc nhiên thấy các du kích quân Việt Cộng chiến đấu trong rừng có vẻ có kỷ luật hơn và có tinh thần chiến đấu cao hơn quân đội của đồng minh của chúng tôi – chính phủ Nam Viêt Nam. Khi tôi tìm hiểu vấn đề này, tôi ngày càng tin rằng một lý do là vai trò của ông Hồ chí Minh, người động viên và nhà chiến lược bực thầy, nhà cách mạng lão thành của Việt Nam. Sau khi tôi không làm viên  chức cho  chính phủ nữa và chuyển sang làm học giả, tôi đã nghĩ đến việc viết một  tiểu sử của nhân vật phi thường và phức tạp đó, nhưng ít lâu sau tôi nhận thấy rằng tôi chưa có đủ tư liệu nguồn để mô tả cuộc sống và sự nghiệp của ông một cách thuyết phục. Do đó, tôi đã hoãn dự án này lại cho đến gần đây khi đã có thêm rất nhiều thông tin từ các nước trên thế giới khiến tôi tin rằng đây là lúc có thể tiến hành nhiệm vụ đó.
Quyển sách này đã được soạn thảo trong hơn 2 thập niên qua, và trong quá trình hoàn tất nó tôi đã nhận được sự giúp đỡ của một số nơi. Quỹ Nghiên cứu của Đại học Nghệ thuật Tự do và Viện Nghiên cứu Nghệ thuật và Nhân văn tai Đại học Bang Pennsylvania đã một số lần hỗ trợ tài chính để tôi nghiên cứu chủ đề này ở Pháp và Viêt Nam. Nhờ sự giúp đỡ của ông Mark Sidel, Quỹ Ford, tôi đã sung sướng cùng bà Marilyn Young và ông A.Tom Grunfeld đi thăm Hà-nội năm 1993 để tìm hiểu về mối quan hệ giữa ông Hồ chí Minh và Hoa Kỳ. Tôi cũng xin cám ơn Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Chương trình Trao đổi  Học giả với Đông Dương thuộc Hội đồng trên đã cung cấp ngân sách cho tôi năm 1990 để nghiên cứu về ông Hồ chí Minh ở Hà-Nội. Trong thời gian đó, Viện Sử học, Trường Đại học quốc gia Hà-nội và Viện Mác Lê-nin đã vui lòng sắp xếp để tôi được thảo luận các chủ đề liên quan với các học giả và nghiên cứu viên quan tâm đến ông Hồ chí Minh và lịch sử cách mạng Việt Nam. Trước đó, năm l985 Viện Quan hệ Quốc tế đã bảo trợ một chuyến thăm của tôi, trong đó có cuộc viếng thăm lý thú đến làng Kim Liên, nơi sinh của ông Hồ Chí Minh. Trong số những người đã giúp đỡ tôi trong công tác nghiên cứu ở Hà Nội, tôi xin cám ơn ông Nguyễn Huy Hoan (Bảo Tàng Hồ chí Minh), ông Nguyễn Thanh (Bảo Tàng Cách mang), và ông Trần Thành (Viện Mác Lênin) và tất cả các vị đó đã đồng ý cho tôi phỏng vấn họ trong một thời gian dài. Tại Đại học Hà-Nội, các sử gia Phùng Hữu Phú, Lê Mậu Hân, Phạm Xanh và Phạm Công Tùng đã vui lòng dành thì giờ cho tôi và cung cấp cho tôi tài liệu nghiên cứu có liên quan đến cuộc đời và tư tưởng của ông Hồ chí Minh. Ông Hà Huy Giáp (nay đã qua đời) và ông Đặng Xuân Kỳ, lúc đó là Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội đã vui lòng trả lời các câu hỏi của tôi về ký ức của các vị đó về Hồ Chủ tịch. Các ông Đỗ Quang Hưng, Ngô Phương Bá, Văn Tạo, Trần Hữu Đính (Viện Sử học) và ông Lưu Đoàn Huynh (Viện quan hệ quốc tế) đã rộng lượng giành thì giờ giúp tôi tìm hiểu những vấn đề then chốt trong dự án nghiên cứu của tôi. Tôi xin đặc biết cám ơn ông Vũ Huy Phúc, đã tháp tùng tôi và làm đối tác nghiên cứu cho tôi trong chuyến thăm năm 1990 và đã làm việc với thái độ kiên nhẫn và vui tính. Gân đây hơn, ông Hoàng Công Thuý (Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ) đã giúp tôi liên hệ với một số cá nhân và nguồn tư liêu trong khi tôi tiếp tục tìm hiểu về ông Hồ Chí Minh. Ông Dương Trung Quốc (tạp chí Xưa và Nay) đã cung cấp cho tôi một số bài rất có ích của tập san đó. Ông Nguyễn Quốc Uy (Viêt Nam Thông tấn xã) đã vui lòng cho phép tôi đưa vào sách này một số ảnh thuộc bản quyển của Việt Nam Thông Tẫn Xã.
Đọc tiếp »

Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới

10/12/2010
TS. TRẦN NAM CHUÂN – Viện chiến lược, Bộ Quốc phòng
Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Bác Hồ và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước, thương dân nồng nàn tha thiết. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng niềm tin mãnh liệt: “Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và con đường duy nhất mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là con đường cách mạng vô sản, dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Cùng với việc tổ chức xây dựng Đảng cách mạng thì trong cuộc đấu tranh này, trước hết phải có Đảng cách mệnh”(1), “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nền tảng tư tưởng cho đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng. Trong đó tư tưởng của Người về vấn đề chính quyền nhà nước hình thành khá sớm và rõ nét. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đường lối cách mạng của Đảng. Một mặt, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mặt khác Người cũng khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và dân tộc của nhà nước pháp quyền vì nó là đại diện cho toàn thể nhân dân và toàn dân tộc.

Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực hoạt động của UNESCO

01/12/2010
Katherine Muller-Marin
Tôi có mặt tại đây ngày hôm nay để hoàn thành sứ mệnh của nghị quyết được Đại hội đồng UNESCO thông qua tại khóa họp lần thứ 24 của cơ quan này tại Pa-ri năm 1987, về việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn. Đại hội đồng cho rằng việc thế giới kỷ niệm ngày sinh của những nhà văn hóa và trí thức kiệt xuất sẽ góp phần đạt được những mục tiêu của UNESCO và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia.
Đại hội đồng cũng coi Người là một biểu tượng nổi bật về tinh thần quả cảm của dân tộc bởi Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội đồng cũng cho rằng những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam, một truyền thống có từ nhiều nghìn năm trước, và những lý tưởng của Người tiêu biểu cho khát vọng các dân tộc khác trên thế giới bởi họ đấu tranh nhằm khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Trên cơ sở những suy xét này, Đại hội đồng đã khuyến nghị các quốc gia thành viên tham gia vào việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc tổ chức các sự kiện thể hiện tưởng nhớ về Người nhằm phổ biến tầm vóc lớn lao của lý tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.

Tổng giám đốc FPT học và làm theo Bác Hồ

29/11/2010
Câu chuyện của vị tổng giám đốc một tập đoàn tư nhân lớn cho chúng ta thấy những câu chuyện về Bác Hồ có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Mời các bạn cùng đọc và cho bình luận.
Trước khi được biết đến với tư cách là giám đốc công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, ông Nguyễn Thành Nam (Tổng Giám đốc FPT) đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn nhất và có những câu chuyện đáng để đời…

Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh: Bác Hồ chỉ nói về mục tiêu kinh tế

27/11/2010
ĐOÀN DUY THÀNH
Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành lý giải vì sao trong Di chúc và trước tác của Hồ Chủ tịch chỉ nêu mục tiêu mà không nói đến quan điểm, phương pháp phát triển kinh tế đất nước.

Hồ Chí Minh – Bậc thầy về làm thương hiệu quốc gia

26/11/2010
HOÀNG ĐÌNH
Tạp chí Người đô thị
Nếu ví mỗi đất nước là một ngôi sao, các quốc gia trên thế giới sẽ là một bầu trời sao thì mỗi ngôi sao sẽ “lung linh” một vẻ khác nhau.
Ánh sáng lấp lánh của mỗi ngôi sao không thể ôm đồm theo “một rổ giá trị” này khác.

Đọc tiếp »

Giới thiệu sách: “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” của William J Duiker

05/11/2010
“Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ đứng trang trọng trong ngôi đền tưởng niệm các anh hùng cách mạng đã từng tranh đấu quyết liệt để gióng lên tiếng nói trung thực của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Người là một sự kết hợp sinh động: nửa Lênin, nửa Gandhi…”
Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời (NXB Hyperion, New York, năm 2000) dày 700 trang được đánh giá là cuốn tiểu sử về Bác Hồ đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, tác giả đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến VN nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Bác Hồ.
Website TheheHoChiMinh.net sẽ trích đăng một bản dịch của cuốn sách này. 
Đọc tiếp »

Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920 – 1930

05/11/2010
NGUYỄN BÁ SƠN
sonnb@thehehochiminh.net
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới” (UNESCO – 1987), là “một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” (TIME – 2005). Người là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Điếu văn của BCH TW Đảng Lao động Việt Nam – 1969 viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Hồ Chủ tịch đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản đồ sộ, vô cùng quý báu. Đó là cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong kho tàng ấy, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt. Cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành “kim chỉ nam cho hành động” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là thứ vũ khí lý luận vô cùng sắc bén, là ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam tiến về phía trước.
Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đã được tiến hành từ mấy chục năm nay với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu ấy, các nhà lý luận một mặt làm rõ khái niệm, các nội dung cụ thể của Tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác còn chia sự hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh thành những giai đoạn khác nhau. Việc phân kỳ các giai đoạn như vậy để ta hiểu sâu sắc các mốc phát triển quan trọng, nắm được nội dung tư tưởng quan trọng của Người trong từng thời kỳ. Đó không phải sự phân chia đứt đoạn bởi Tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình phát triển liên tục, nhất quán, có kế thừa, phát triển, loại bỏ những quan điểm không phù hợp, có những luận điểm tư tưởng của Người được hình thành, bổ sung suốt đời. Vì vậy, tiêu chí cơ bản để phân kỳ là dựa vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ cụ thể chứ không phải dựa vào các mốc thời gian hoạt động của Người.



Bức ảnh có chữ ký của Cụ Hồ và Võ Nguyên Giáp

03/09/2010
Nhà Sử học Dương Trung Quốc
Dòng lưu bút viết dưới bức ảnh với chữ ký của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp dành tặng cho một người bạn nước ngoài và sau này được sưu tập lại từ một cuốn sách biên khảo về lịch sử hiện đại Việt Nam của nhà sử học Australia gốc Mỹ, ông David Marr, đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về tác giả của nó và thời điểm chụp, còn hai nhân vật trong ảnh thì là những gương mặt quá nổi tiếng lại có chữ ký rất dễ nhận biết.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình
Cuối cùng thì sau khi bức ảnh này được công bố, nhà báo Vũ Hạnh Hiên, nay đã quá cố đã phát hiện ra. Đó là nhà nhiếp ảnh cũng rất nổi tiếng: Võ An Ninh (nay cũng đã qua đời). Nhà nhiếp ảnh kể lại với nhà báo rằng vào Ngày Độc lập, 2/9/1945, dân cả Hà Nội ai cũng muốn ra đường làm một việc gì đó. Võ An Ninh cầm máy ảnh quyết làm sao chụp cho được ảnh Cụ Hồ trên kỳ đài nhưng không được vì đông quá khó tiếp cận.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng qua một số tư liệu gốc tại bảo tàng cách mạng Việt Nam

03/09/2010
ThS Triệu Văn Hiển
Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được gần 36 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng.
Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Song, với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Thông qua các tác phẩm, các bút tích gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy trong lĩnh vực đạo đức cách mạng, Người thường sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; Hoặc các khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái… xuất hiện tại Tây Âu từ thời Hy-La cổ đại. Song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “Việt Nam hoá” thành các khái niệm đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện và gần gũi hơn với cán bộ và nhân dân lao động.

Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

03/09/2010
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Nếu pháp quyền là những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ thì Hiến pháp năm 1946 đã phản ánh đúng tinh thần đó.
60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Trong đó có những điều chỉ vẻn vẹn một dòng. (Ví dụ Điều 12 được viết như sau: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”). Một trong những lý do giải thích sự ngắn gọn này là: Hiến pháp 1946 đã được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền.

Hiến Pháp 1946

03/09/2010
HIẾN PHÁP NĂM  1946
CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(Được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
thông qua ngày 09 – 11 – 1946)
____________
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa.
Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.
Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại.

Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

03/09/2010

“Đối với mình – Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”.
Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.
Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô.
Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.T.7, Tr.346
Đọc tiếp »

THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010
O. MANĐENXTAM
Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.
- Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.
Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.
Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về trí thức

03/09/2010
Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
tháng 11/2004
Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 8, tr.216.
Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc.
Sách đã dẫn (Sđd), tập 5, tr.156.
Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Sđd, tập 7, tr.33.

Phó TGĐ UNESCO: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại”

03/09/2010
Hans D’Orville
“Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới” – ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO tuyên bố.
Nhân buổi lễ mít tinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tối 14/5, để kỷ niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) và 20 năm ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Người là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO, đã có bài tham luận đặc biệt đánh giá về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây là hoàn toàn bài tham luận của ông:

Hồ Chí Minh với Trung Quốc

02/09/2010
Dương Danh Dy
Lời giới thiệu của NBS: “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” là đề tài tôi quan tâm thời gian gần đây. Những diễn biến trong xung đột về lãnh thổ và kinh tế, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đặt ra cho chúng ta câu hỏi: nên như thế nào khi làm hàng xóm của một nước lớn? Chúng ta có thể học hỏi gì trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc khi xưa?
Tôi có tìm cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc), tiếc là chưa tiếp cận được. Nay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có viết bài dưới đây, chỉ là một vài suy nghĩ của ông, chưa phải là một nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng tôi nghĩ cũng đáng để chúng ta quan tâm.
Xin giới thiệu cùng thầy cô và các bạn!
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.
Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên.

Chuyện ít người biết về Tuyên ngôn độc lập

02/09/2010
ĐOAN TRANG
Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng một đoạn trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Điều mà nhiều người chưa biết là Bác đã trích nguyên văn câu ấy từ văn bản hay lấy từ trí nhớ của mình và Bác đã làm những việc đó như thế nào trong quá trình viết tuyên ngôn.
Một trong những người đặt ra câu hỏi đó là nhà sử học, nhà văn Mỹ Lady Borton. Nguyên là một giáo viên dạy toán nên cách nghiên cứu lịch sử của bà có sự cẩn trọng, logic và chặt chẽ đến từng chi tiết, có độ rõ ràng và tin cậy cao. Bà đã tìm gặp trực tiếp những người Mỹ từng tiếp xúc với Hồ Chủ tịch trong thời gian đó. Bà cũng là người đầu tiên khẳng định: Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn có ý thức thay đổi từ ngữ ở bản dịch theo chủ kiến của mình.
Cẩn trọng đến từng chi tiết
Năm 1997, Lady Borton tìm gặp một nhân chứng quan trọng: Charles Fenn, nhân viên đầu tiên của phái bộ OSS (Cơ quan tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) tiếp xúc với Hồ Chí Minh tháng 3-1945. Hồi đó, Charles Fenn được phái đến phái bộ OSS đóng tại Côn Minh (Trung Quốc). Cùng thời gian ấy, Hồ Chí Minh đích thân đưa một phi công Mỹ – người được Việt Minh cứu thoát sau khi bị quân Nhật bắn hạ lúc ném bom phát xít ở Đông Dương – sang Côn Minh để trao trả cho Đồng minh.

Những giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập (1945)*

02/09/2010
* Tiêu đề do TheheHoChiMinh.net đặt

Trần Dân Tiên
“Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói, trong đời cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới được viết một bản Tuyên ngôn như vậy.
Thật vậy bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho Hội nghị Véc-xây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh cụ hồ đã viết năm 1940. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn 80 năm nay.
Đọc tiếp »

Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – những giá trị truyền thống và đương đại

02/09/2010
Nguyễn Đình Lộc
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Có một truyền thống Việt Nam

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc với tính cách là ngày Quốc khánh Việt Nam. Sự lựa chọn thật thích đáng. Đó là ngày ra đời của Tuyên ngôn độc lập do lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh tuyên đọc, chính thức khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập năm 1945 phải được xem là một sự kiện hoàn toàn tự nhiên. Dân tộc Việt Nam, sau gan 100 năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nước ngoài đã bằng cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất, chấp nhận những hy sinh, mất mát to lớn giành lại được giang sơn gấm vóc, giành lại được độc lập, tự do.
Đọc tiếp »

Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – văn bản pháp lý – chính trị, nền tảng của nước Việt Nam mới

02/09/2010
Luật gia Phùng Văn Tửu
Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, trong lúc Nhà nước cách mạng đang còn trứng nước, bọn phản động ra sức phá hoại, tình thế cách mạng “ngàn cân treo trên sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã đề ra nhiệm vụ Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng Hiến pháp.
Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta; là bản Hiến pháp của nước Việt Nam độc lập thoát khỏi xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân Pháp gần một thế kỷ và chế độ phong kiến thống trị hàng bao thế kỷ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã ban hành bản Hiến pháp thứ hai – Hiến pháp 1960 để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất, bản Hiến pháp thứ ba – Hiến pháp 1980 đã được ban hành. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua năm 1992; là bản Hiến pháp thứ tư và là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.
Đọc tiếp »

Đối tượng và phương pháp của Hồ Chí Minh học

18/08/2010
GS SONG THÀNH
1.Đối tượng nghiên cứu
Hồ Chí Minh học có ba bộ phận. Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng, tấm gương của Người vào cuộc sống đều có đối tượng nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau, song đều liên quan mật thiết với nhau, nên có thể nói, về cơ bản là thống nhất với nhau.
Dù nghiên cứu tiểu sử hay tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm cách vận dụng vào cuộc sống, người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về quê hương, gia đình, dân tộc và thời đại Hồ Chsi Minh đã sống và hoạt động, về các nguồn tư tưởng và văn hoá đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành nên tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách của Người – nói chung là những phẩm chất và năng lực phi thường của một lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh trong các công trình và tác phẩm của Người. Những tư tưởng đó được Người đưa ra để hành động nên cũng được quán triệt trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà Hồ Chí Minh là người đứng đầu. Ngoài ra, tư tưởng đó còn có thể được tìm hiểu thông qua các tác phẩm, bài viết của những đồng chí và học trò gần gũi của Người đã trực tiếp lĩnh hội và quán triệt tư tưởng của người thầy vĩ đại trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tôi trở thành quân nhân như thế nào?

10/08/2010
DANIEL ROUSSEL thực hiện
Daniel Roussel sinh năm 1946, là phóng viên thường trú của báo L’Humanité (Nhân Đạo) tại VN từ 1980-1986. Chính trong những tháng ngày khó khăn nhất của VN sau chiến tranh, Daniel đã cảm nhận được cái đẹp của những tấm lòng VN, của con người và đất nước lúc đó còn đang bị phong tỏa trong vòng vây cấm vận.
Trở về Pháp, ông trở thành một nhà làm phim tài liệu – lịch sử nổi tiếng, trong đó có ba bộ phim về chiến tranh VN: Cuộc chiến giữa hổ và voi; Tù binh Mỹ ở Hà Nội – Hilton và Missing in action.
Đi về giữa VN và Pháp, Daniel Roussel có một tình bạn thắm thiết với đại tướng Võ Nguyên Giáp, người ông gọi là: “Ông chú đáng kính trong gia đình”.
Daniel Roussel  đã ghi lại cuộc phỏng vấn mang tính cá nhân đầu tiên của mình với đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện từ năm 1992, nhưng phải tới 15 năm sau (năm 2007), ông mới công bố với độc giả.

Nhà văn Sơn Tùng: “Sự vĩ đại của Bác nằm ở nền móng đạo đức!”

10/08/2010
Nhà báo Giao Hưởng
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả viết về Nhà văn hoá Hồ Chí Minh. Riêng ở Việt Nam, nhà văn Sơn Tùng hiện có tới 12 cuốn sách về Bác, từ Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng Năm, Bác về, Hoa râm bụt đến Trái tim quả đất, Búp Sen xanh, Bông Sen vàng… Ông được coi là một trong số những cây bút hàng đầu viết về Bác. Rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo từ các nước trên thế giới vẫn tìm đến ông, coi ông là một nguồn tư liệu để họ tham khảo và tiếp tục viết về Bác Hồ.
- Theo ông, cái gì là nền tảng tạo nên sự vĩ đại của Nhà văn hoá kiệt xuất thế giới Hồ Chí Minh?
- Tất cả sự vĩ đại của Bác nằm ở nền móng đạo đức! Bác của chúng ta vượt lên các thiên tài cùng thời đại ở việc làm, ở phong cách ứng xử bình dị đời thường mà người đời nhìn được, cảm được, chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở luận bàn đạo đức từng gặp xưa nay. Bác đến với nông dân như một người nông dân đến với người nông dân; đến với giới trí thức cũng hoà nhập như một trí thức, cốt cách ấy không lẫn vào đâu được!
Đọc tiếp »

Tầm nhìn sáng tạo của Hồ Chí Minh khi tiếp nhận học thuyết Mác

05/08/2010
Hoàng Văn Lân
Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc đối thoại thứ ba giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Kết quả là Hồ Chí Minh, đã cùng một lúc gặp nhân loại cũ của thế giới cũ và phát hiện ra nhân loại mới của thế giới mới để rồi kiên định suốt đời đứng về phía nhân loại mới nhằm tìm đường giải phóng và phát triển cho dân tộc và nhân loại cần lao.
Không lâu trước khi qua đời (2-9-1969), Hồ Chí Minh đã trả lời nhà báo người Mỹ Anna Louise Strong về quyết định “đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác của mình” như sau:
“Những người Việt Nam, trong đó có cả cha tôi, thường tự hỏi nước nào có thể giúp phá bỏ ách đô hộ của người Pháp. Một số cho rằng Nhật Bản, những người khác cho rằng nước Anh và một số khác lại cho rằng nước Mỹ. Tôi cho rằng cần phải ra nước ngoài để tự tìm câu trả lời cho mình. Sau khi tôi biết họ được sống ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình” (1).
Đọc tiếp »

Tóm tắt nội dung tham luận tại Hội thảo Quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 5/2010)

30/07/2010
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 12 và 13/5/2010.
Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là các quan chức, chuyên gia trong nước và đến từ nhiều nước trên thế giới như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Brazil, Cuba, Lào… với gần 200 tham luận.
Với khối lượng tham luận đồ sộ, hội thảo được tổ chức thành ba phiên theo ba chủ đề: “Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc”, “Văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí Minh”.
TheheHoChiMinh.net xin giới thiệu bản tóm tắt 83 tham luận của các đại biểu Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung khi nhận được những tham luận mới.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết Sử

14/07/2010
DƯƠNG TRUNG QUỐC
Kể từ khi tôi tham gia công tác của Hội Sử học VN, tôi càng có nhiều cơ hội gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp và càng bị ông cuốn hút không phải chỉ ở một sự nghiệp quá đồ sộ của một nhà cách mạng, một vị Tổng tư lệnh mà còn ở một phẩm cách của một nhà sử học lớn.
Ông kể cho tôi một đôi ký ức thời trai trẻ rồi đọc thuộc lòng.những vần thơ hừng hực chí khí yêu nước của Phan Bội Châu. Ông kể lại những kỷ niệm về các nhân vật lịch sử mà ông từng tiếp xúc như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu. Ông đọc thuộc từng bài trong sách giao khoa thư đã nhen nhóm trong lòng ông những bài học đầu tiên dạy làm người. Rồi những bài học lịch sử trên bục giảng ở trường tư thục Thăng Long…
Đọc tiếp »

Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”

12/05/2010
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” được khai mạc sáng ngày 12/5 tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, nhân dịp kỷ niệm 12o năm ngày sinh Chủ tịch  Hồ Chí Minh.
Hội thảo có gần 400 đại biểu, các nhà khoa học, với 149 bài tham luận của các học giả trong và ngoài nước.
Đặc biệt tham dự Hội thảo có 55 đại biểu đại diện các đảng cộng cộng sản, công nhân quốc tế, bà Katherine Marin Muller- Trưởng đại UNESCO tại Việt Nam, các nhà khoa học quốc tế đến từ 22 quốc gia; đại sứ các nước tại Việt Nam…
TheheHoChiMinh.net xin giới thiệu bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch  Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Hội thảo Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ lý luận chính trị và truyền thông

03/05/2010
NBS
Sáng 28/4/2010, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh với sự nghiệp đào tạo cán bộ Lý luận chính trị và truyền thông trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”.
Tới dự hội thảo có PGS TS Tạ Ngọc Tấn (Tổng biên tập tạp chí Cộng sản); TS Chu Đức Tính (Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) cùng các nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị – Quốc gia Hồ Chí Minh và cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tổ chức sinh nhật Bác quy mô cấp quốc gia

27/04/2010
Thủ tướng vừa quyết định phê duyệt đề án tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), 20 năm UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam (1990-2010).
Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Hà Nội bắt đầu từ 7h30, ngày 18/5/2010 với quy mô cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp.
Đọc tiếp »

Hồ Chí Minh – cuộc đời như một thông điệp

01/04/2010
Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Số ra ngày 14/5/2002
Những giá trị tinh thần to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc là không ai có thể phủ nhận, nhưng cách thức mà chúng ta đang sử dụng để đánh giá, nghiên cứu và học tập những giá trị tinh thần ấy lại rất đáng lo ngại. Không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trên không ít phương tiện tuyên truyền, người ta đang vô tình hay hữu ý tìm cách áp đặt vào sự nghiệp của Hồ Chí Minh những điều xa lạ với chính Người.
Những giá trị cơ bản của Hồ Chí Minh chính là giá trị hành vi. Tôi nghĩ rằng những giá trị tinh thần của Hồ Chí Minh cần phải được nghiên cứu thực sự, và từ đó soi rọi nền văn hoá chính trị Việt Nam.
Nói đến Hồ Chí Minh là phải nói đến Đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo tôi, Đảng Cộng sản Việt Nam là khối đầu óc của nhân dân, chứ không phải là những thành tựu chính trị, cho dù những thành tựu chính trị đó là có thật và trong đó bao giờ Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò hình mẫu, cả với tư cách một nhà hoạt động chính trị lẫn vai trò người đại diện dân tộc… Tại sao người ta phân biệt bộ đội Cụ Hồ với những người lính khác? Và anh bộ đội Cụ Hồ cũng khác nhau ở hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Người bộ đội Cụ Hồ được xem xét thông qua lăng kính Hồ Chí Minh: người ta nhìn, người ta gắn lên anh bộ đội hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu như chúng ta chỉ dừng lại nghiên cứu những bài viết, giải pháp hay những lập luận của Bác Hồ và kết luận rằng đấy là tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Cần phải nghiên cứu các giá trị văn hoá của Hồ Chí Minh chứ không phải là những bài viết hay câu nói cụ thể. Và các giá trị văn hoá ấy được thể hiện khi rõ ràng, khi kín đáo, nhưng thật là tinh tế. Hồ Chí Minh mặc áo Tôn Trung Sơn, chẳng hạn, không phải tình cờ mà là vì nhu cầu chính trị lúc bấy giờ…
Đọc tiếp »

Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh

01/04/2010
Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơn là có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được, có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năng chính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranh giải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới.
1. Tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến
Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến.
Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: “Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ…” Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả. Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc. “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…” Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính là thiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chính trị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh.
Đọc tiếp »

“Qua hai chiều cửa sổ” với nhà văn Sơn Tùng

05/03/2010
Trần Hoàng Thiên Kim
Một buổi chiều đẹp trời trong căn phòng 12m vuông chật chỗ những tư liệu sách vở, ghi chép, nhà văn Sơn Tùng ngồi lặng lẽ bên bàn viết. Ông nghĩ ngợi một điều gì đó rất xa xăm, kẹp bút bằng hai ngón tay và viết một cách miệt mài. Ông đang có một mạch ý tưởng và sợ dừng tay sẽ mất dòng cảm hứng. Hình như ông đang làm thơ.
Những cuốn sách viết về bác Hồ quá thành công khiến ít người biết rằng xuất phát điểm ông là một nhà thơ. Ông nói” Tôi yêu thơ từ ngày còn thơ, yêu như mối tình đầu không thành đôi lứa trọn đời”. Bài “Chiếc nón bài thơ” của ông do nhạc sỹ Lê Việt Hoà phổ nhạc, được nhiều người biết đến. Bây giờ vì vẫn nhớ thơ nên ông vẫn làm, nhưng những bài thơ ấy vẫn còn nằm trong sổ tay như những kỷ niệm đẹp của tâm hồn.
Đọc tiếp »

Nhà văn Sơn Tùng: ”Tôi chỉ mới mon men đến bên cạnh Bác”

05/03/2010
VIỆT HÀ
Tôi đã tâm nguyện dành cả cuộc đời mình để tìm hiểu và viết về Người. Nhưng cho đến bây giờ, khi chân đã run, tóc đã trắng đầu mà tôi thấy mình mới chỉ mon men đến cạnh Bác. Tôi viết chủ yếu về Bác nhưng cũng là viết về thời đại. Bởi vì Bác là sự hội tụ của thời đại và là sự kết tinh của truyền thống, tinh hoa dân tộc.”. Đó là tâm sự của nhà văn Sơn Tùng, nhà văn được biết đến là một cây bút suốt đời viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà văn Sơn Tùng nuôi dưỡng ý định viết về Bác Hồ từ năm 1948. Khi ấy ông mới 20 tuổi.Ông đã vào Nam ra Bắc, ra nước ngoài,  đến những nơi Bác từng đến, từng sống và làm việc. Ông đã gặp gỡ những người thân của Bác, những người bạn, người quen, người cùng thời với Bác để có được các  thông tin, cứ liệu về Bác. Đến nay, nhà văn Sơn Tùng đã có 9 cuốn sách viết riêng về Bác và hàng chục cuốn khác viết về các danh nhân hay những vấn đề có Bác nổi lên như một hình tượng. Ông nói: “Viết về Bác nếu chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường thì không thể viết được mà phải viết bằng tâm linh”. Cái chữ “tâm linh” này, để  định nghĩa nó một cách rõ ràng và thấu đáo cũng không giản đơn. Nhưng ở đây, nhà văn Sơn Tùng  muốn nói đến tình cảm và sự ngưỡng vọng của bản thân đối với nhân cách, trí tuệ và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Đọc tiếp »






 

Điểm sách: Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết 





Ông Hồ Chí Minh thời trẻ

Tác phẩm nói về giai đoạn hoạt động của ông Hồ Chí Minh từ 1919 đến 1941
Năm 2003, đài BBC đã từng giới thiệu cuốn sách "Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến" (Ho Chi Minh: The missing years) của tác giả Sophie Quinn-Judge.
Tác phẩm chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm lưu trữ quốc gia Nga – và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.
Tập trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945, quyển sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ trong thời kì này.
Số mới nhất tháng Hai 2006 của tạp chí Journal of Southeast Asian Studies, do NXB Đại học Cambridge ấn hành, đăng một bài bình luận về tác phẩm này của Christina Firpo, đại học California, Los Angeles.
Người điểm sách khen tác giả là đã thành công trong việc viết nên một quyển sách phong phú và cân bằng về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Được sắp theo trình tự thời gian, cuốn sách mở đầu với lần ông Hồ Chí Minh xuất hiện lần đầu tiên tại Hội nghị Hòa bình Paris, rồi kể về những sứ mạng quanh châu Âu và châu Á, và những chương cuối là lúc ông quay về Việt Nam năm 1941.
Trong cách viết sử về ông Hồ Chí Minh trong thế kỷ 20, có hai huyền thoại chính, đối lập nhau.
Huyền thoại "vị Thánh dân tộc" mà các nhà Marxist Việt Nam tạo dựng xem ông Hồ như cầu nối giữa Quốc tế cộng sản và những người cộng sản Việt Nam.
Huyền thoại về một "chính trị gia thủ đoạn" lại chi phối các cuốn sách ở Mỹ trong thời kì chiến tranh Việt Nam.
Như Quinn-Judge giải thích, cả hai huyền thoại đều không thể giải thích được những hành động có vẻ không nhất quán của ông Hồ Chí Minh.
Tác giả cho rằng ông Hồ chịu ảnh hưởng của ba yếu tố: những năm thanh niên khi còn ở Việt Nam, Hội nghị Hòa bình Paris, và Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Về huyền thoại "vị Thánh dân tộc", bà Quinn-Judge, hiện dạy ở đại học Temple của Mỹ, nói ông Hồ không phải là đồ đệ một chiều của Quốc tế cộng sản. Quan hệ của ông với phong trào này phức tạp và mong manh, và ông thường hành động theo niềm tin của riêng mình.
Nhờ thái độ không cứng nhắc về đấu tranh giai cấp mà ông có thể đoàn kết các phe nhóm khác nhau tại Việt Nam để đấu tranh chống chế độ thực dân. Nhưng ông không thể thoát khỏi giai đoạn thanh trừng 1935-37 của Stalin: ông bị tước hết mọi quyền lực chính trị và lui về học ở trường Lenin và Stalin.
Nếu ông Hồ Chí Minh không phải là "vị Thánh dân tộc", ông cũng không phải là lãnh tụ tuyệt đối của phong trào Cộng sản Việt Nam.
Người điểm sách, Christina Firpo, viết: "Trong thập niên 1920, ông Hồ thành lập và dẫn dắt Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, đảng cộng sản đầu tiên ở Việt Nam; nhưng đến cuối năm 1930, ông đã mất nhiều quyền lực do đấu tranh nội bộ."
"Vào thời điểm này, phong trào Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và An Nam Cộng sản Đảng. Chia rẽ nổ ra trong thời điểm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đầy sóng gió. Các đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng dẫn tới việc Hà Huy Tập lên án ông Hồ và kết quả là ông Hồ mất quyền lực trong Quốc tế Cộng sản và ĐCS Đông Dương. Thực tế, đảng gần như bỏ quên ông Hồ từ 1937 đến 1941."
Theo người điểm sách, tác phẩm của Sophie Quinn-Judge không phải là một sự lên án chính trị hay nỗ lực tạo huyền thoại, và tác giả đã "thành công trong việc viết nên một quyển sách phong phú và cân bằng."


Ho Chi Minh: A Biography
by Pierre Brocheux, translated by Claire Duiker
Cambridge University Press, 265 pages, $35.00
Reviewed by Jonathan Mirsky
This book belongs to the Uncle Ho school of Ho Chi Minh biography. A retired professor at the University of Paris, Pierre Brocheux reads Vietnamese and has written earlier books on the modern history of Indochina. He rightly observes that untangling the life of Ho Chi Minh has been a difficulty for some biographers; Ho habitually disguised himself, assuming new names and reinventing his personal history—he married at least twice, had other partners, and perhaps a son, but dumped or denied them all.
Mr. Brocheux discusses the Vietnamese Communists during Ho’s life (he died in 1969), their Stalinism and later Maoism, the assassination of their rivals, the enormities of the land reform in the 1950s, during which thousands died or were executed, and the thought reform a few years later involving the persecution of "class enemies." Throughout, however, the author blames the Party’s violent deeds on other leaders, or poses rhetorical questions such as "Did he [Ho] foresee the excesses.… Did he accept what was going on or did he just give in and keep his opinions to himself?"
Ho is portrayed here primarily as a spiritual leader. Others have taken the same tack before. One of the American Office of Strategic Services operatives whom Ho met in northern Vietnam during the World War II (Mr. Brocheux barely notes these encounters), described in Dixee Bartholomew-Feis’s The OSS and Ho Chi Minh, thought Ho an "awfully sweet guy that little old man sitting on his hill."
This image is due to the fact that Ho usually distanced himself from violence until it was over. Mr. Brocheux says Ho "sometimes gave the impression that he had resigned himself to extremist acts … perhaps he was capable of cowardice like anyone else." Or perhaps, one might suggest, he either gave or approved the orders or worse looked away while the killing was in train.
There is another fundamental problem with this biography. In his foreword, William J Duiker (whose daughter is the book’s fluent translator), the author of the best-known biography of Ho, refers to the "closed archives in Moscow." Because they are closed, Professor Duiker contends, "Brocheux has sensibly refrained from engaging … in psycho-social speculation." Why an open archive should have that effect he does not say. Mr. Brocheux, too, says of these closed archives that one can only "dream of the day" when they become available. But Mr. Brocheux originally published his biography in French, in 2003. That was also the year that Sophie Quinn-Judge published her comprehensive and meticulous Ho Chi Minh: The Missing Years. That biography, cited in Mr. Brocheux’s book but not otherwise referred to, makes much use of the open Comintern archives in Moscow as well as the files of the Surete, the French secret service that kept Ho in view for decades. The use of these sources, among others, permits Ms. Quinn-Judge to write extensively of events in Ho’s early career in Vietnam, Moscow and China, while Mr. Brocheux contents himself with much briefer treatments.
When it comes to sources about what was going on in China, from whose Maoist policies Ho drew inspiration, Mr. Brocheux has missed the most authoritative studies. It is ludicrous to refer readers seeking to understand Chinese land reform—the forerunner of the Vietnamese model—to William Hinton’s wholly partisan and discredited Fanshen. Similarly, Mr. Brocheux barely touches on North Vietnam’s fundamental role in creating the southern National Liberation Front, the Vietcong.
Sometimes, it must be said, Mr Brocheux reminds us of almost forgotten but noteworthy events. One such is the indirect communication in 1963, discussed fully in Stanley Karnow’s Vietnam: A History, between Ho and NGO Dinh Diem’s brother, NGO Dinh Nhu, in which they discussed the possibility of neutralizing Vietnam. Mr. Brocheux rightly says that when the Americans got wind of this they told the generals who wanted Diem out of the way that Washington would not mind, which led to Diem’s murder.
Mr. Brocheux also correctly concludes that Ho helped set up Vietnam’s "implacable system." But even there he allows Ho, with his "holistic conception of the relationships between individuals and society" to wriggle out. Ho, he maintains, "steeped in Confucian humanism, was crushed" by the "implacable system that he had helped put in place." This is like saying that Stalin, an ex-Russian Orthodox seminarian, was crushed by the weight of Soviet Communism.
During the Stalin purges in the 1930s, when Ho, a Comintern member, was living in Moscow, he "kept a low profile." Doubtless this was the path of wisdom, although there were others—they perished—who spoke out. Mr. Brocheux recalls Aleksandr Solzhenitsyn noting that in such an atmosphere, "each new arrest is greeted with indifference." He misses the point: When the Party required victims, such indifference was the greatest solvent of Ho’s Confucian humanism.
Mr. Mirsky is a former East Asia editor of the Times of London

 

  

 


No comments:

Post a Comment