Tăng Tuyết Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾雪明, 1905–1991) là một phụ nữ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số học giả ai?thì bà đã kết hôn với Hồ Chí Minh, khi đó có bí danh là Lý Thụy vào năm 1926 và đã sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927.[1][2] Sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai người đã tìm cách liên lạc nhau nhưng không được.[3]
Về phần Tăng Tuyết Minh, bà gia nhập Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào học tại trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á. Từ tháng 7 năm 1929 đến đầu năm 1930, bà rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh huyện Thuận Đức quê ngoại.[4]
Bản dịch của N.H.Thành:
Mục lục |
Xuất thân
Bà Tăng Tuyết Minh sinh vào tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, quê gốc ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông.
Thân phụ của bà là Tăng Khai Hoa làm nghề buôn bán; thân mẫu của bà là
Lương thị, vợ kế của Tăng Khai Hoa. Ông Tăng Khai Hoa qua đời khi Tăng
Tuyết Minh mới lên mười.
Đầu năm 1923, bà học Cao đẳng tiểu học sau đó tốt nghiệp trường Hộ sinh Quảng Châu, ra làm nữ hộ sinh. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thụy từ Moskva đến Quảng Châu làm phiên dịch cho cố vấn Liên Xô Mikhail Markovich Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn.
Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ [1],
Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh. Theo các tài liệu của Pierre
Brocheux, Nguyễn Ái Quốc rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương
mặt trái xoan, da trắng, điềm đạm, đoan trang, thông minh này[1].
Hôn nhân
Tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến[3] của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận.[4]
Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn
trước đó một năm. Cuộc hôn nhân này ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản
đối vì bà lo ngại Nguyễn Ái Quốc hoạt động nay đây mai đó không ổn định,
nhưng lại được Tăng Cẩm Tương, anh của Tăng Tuyết Minh, tán thành vì
nhận xét Nguyễn Ái Quốc là người có học vấn, cẩn trọng và tâm huyết với
sự nghiệp.[3] Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh: Một tiểu sử, một số người cùng hoạt động hoặc quen biết Lý Thụy như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn phản đối cuộc hôn nhân này. Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lí do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.[1]
Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life cũng nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn Vision Accomplished? của tác giả Nguyễn Khắc Huyên.[2]
Chia cách
Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Lý Thụy phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây. Tuy nhiên do tình thế lúc bấy giờ, sau khi đến Vũ Hán, Lý Thụy lại chuyển đến Thượng Hải, rồi đi sang Nga, vòng qua châu Âu rồi về Thái Lan...Về phần Tăng Tuyết Minh, bà gia nhập Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào học tại trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á. Từ tháng 7 năm 1929 đến đầu năm 1930, bà rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh huyện Thuận Đức quê ngoại.[4]
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh
Cũng vẫn qua bí danh Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc đã vài lần nhờ người chuyển thư cho Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Khi ở Thái Lan, ông đã viết một lá thư bằng chữ Hán với nội dung như sau:- Dữ muội tương biệt,
- Chuyển thuấn niên dư,
- Hoài niệm tình thâm,
- Bất ngôn tự hiểu.
- Tư nhân hồng tiện,
- Dao ký thốn tiên,
- Tỷ muội an tâm,
- Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
- Tinh thỉnh
- Nhạc mẫu vạn phúc.
- Chuyết huynh Thụy.
Bản dịch của N.H.Thành:
- Cùng em xa cách,
- Đã hơn một năm,
- Thương nhớ tình thâm,
- Không nói cũng rõ.
- Cánh hồng thuận gió,
- Vắn tắt vài dòng,
- Để em an lòng,
- Ấy anh ngưỡng vọng.
- Và xin kính chúc,
- Nhạc mẫu vạn phúc.
- Anh ngu vụng: Thụy
Bức thư này đã bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại
ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của
Centre des Archives d’Outre-Mer _Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence.[5] [4]
Theo Pierre Brocheux, nội dung của bức thư này mâu thuẫn với lý do "cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa" mà Lý Thụy đã dùng để giải thích cho Nguyễn Hải Thần, Lê Hồng Sơn và một số người khác về việc hôn nhân của ông với Tăng Tuyết Minh.[1]
Đầu tháng 5 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết một lá thư nữa từ
Thượng Hải hẹn Tăng Tuyết Minh lên Thượng Hải để gặp nhau. Lá thư này
cũng không đến được tay Tăng Tuyết Minh do bà đã rời khỏi địa chỉ ghi
trong thư là trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu, nhưng
bị Dư Bác Văn đã xem trộm bức thư rồi đốt đi. Đến nửa năm sau Tăng Tuyết
Minh mới biết chuyện nhờ nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng (người đã chứng kiến vụ
đốt thư) cho biết.[3]
Nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc tại tòa án rồi qua ảnh
Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng.
Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra
xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa,
còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần cuối cùng
Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.[3][4]
Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh", đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 Tăng Tuyết Minh nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là vị Chủ tịch Việt Nam. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Cũng theo Hoàng Tranh, một
cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh và trao cho bà lá
thư của bà Thái Sướng "chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thụy cũng tức
là chồng Tăng Tuyết Minh" và cán bộ này cũng "giải thích (…) lý do tại
sao không tiện liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hi vọng Tăng Tuyết
Minh hiểu và lượng thứ việc này, yên tâm công tác" [3]. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú,
Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng theo
Hoàng Tranh "đương nhiên không thể có bất kỳ kết quả gì" vì "điều này
vào thời ấy hoàn toàn không kì lạ."[3]
Từ đó, bà ở vậy và năm 1977, bà về hưu sau 52 năm tận tụy với nghề nữ hộ sinh. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.[3]
Phản ứng của một số cơ quan ngôn luận Việt Nam
Tháng 5 năm 1991, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh có thể đã có vợ, tổng biên tập là bà Vũ Kim Hạnh đã bị đình chỉ chức vụ.[6][7] Theo phóng viên Mark Baker của tờ Sydney Morning Herald, vào năm 2002, sau khi quyển Ho Chi Minh: A Life của William J. Duiker đã được xuất bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã gửi thư đến Hyperion Books, nhà xuất bản gốc của quyển này, để xin
phép loại bỏ trong bản dịch tiếng Việt một số thông tin "không nhất quán
với thông tin trong hồ sơ tài liệu" về Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước
Việt Nam hiện đang lưu trữ.[8]
Tuy NXB Chính trị Quốc gia không nói rõ muốn dời thông tin nào nhưng
Duiker cho rằng một số quan chức cấp cao đã không hài lòng khi có nhắc
đến đời sống tình cảm riêng tư của Hồ Chí Minh.[8]
Ông cũng cho rằng chính quyền Việt Nam muốn tạo ấn tượng rằng Hồ Chí
Minh suốt đời sống độc thân và phủ nhận bất cứ mối quan hệ chính thức và
nghiêm túc nào của ông với phụ nữ sau khi ông đã trở thành nhà cách
mạng[8]. Một ấn bản của tạp chí Far Eastern Economic Review nói về tranh cãi này cũng bị cấm phát hành tại Việt Nam.[8] Nhiều tài liệu của phía Việt Nam cũng phủ nhận việc Hồ Chí Minh đã kết hôn.
Chú thích
- ^ a b c d e Pierre Brocheux (2007). Hồ Chí Minh: Mộ tiểu sử. Đại học CambridgePress. 39-40.
- ^ a b William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. 143-145.
- ^ a b c d e f g h Bài Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc, tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc). Bản dịch. Trước đó, thông tin về Tăng Tuyết Minh đã được Hoàng Tranh xuất bản lần đầu trong một quyển sách từ năm 1987[1].
- ^ a b c d Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh - bài viết của Khổng Khả Lập (孔可立) trên tạp chí Văn hoá và dữ liệu lịch sử Vũ Hán số 99, tháng 1 năm 2001, trang 7-10) ISSN 1004-1737
- ^ Daniel Hémery, HO CHI MINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.
- ^ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (1 tháng 1 năm 1992). “Human Rights Watch World Report 1992 - Vietnam”. Truy cập 3 tháng 8 năm 2009.
- ^ Claire Boobbyer (2008). Footprint Vietnam. Footprint Travel Guides. 397. ISBN 1906098131.
- ^ a b c d Mark Baker, “Uncle Ho: a legend on the battlefield and in the boudoir”, Sydney Morning Herald, 15 tháng 8 năm 2002.
Tham khảo
- Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, tạp chí Đông Nam Á Tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001, xuất bản tại Nam Ninh, Trung Quốc. Tác giả: Hoàng Tranh (Phó Giáo sư, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc).
Liên kết ngoài
- Phỏng vấn Hoàng Tranh: Gặp nhà Hồ Chí Minh học ở Quảng Tây, BBC 20 Tháng 8 2008
- Tăng Tuyết Minh, Người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc, Hoàng Tranh, bản dịch của Minh Thắng, tạp chí Diễn Đàn, số 121, tháng 9-2002
- Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh - bài viết của Khổng Khả Lập (孔可立) trên tạp chí Văn hoá và dữ liệu lịch sử Vũ Hán số 99, tháng 1 năm 2001, trang 7-10) ISSN 1004-1737
- Chủ tịch Hồ Chí Minh "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"
- Ký ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tục
ngữ Việt có câu “Cây kim trong túi lâu ngày cũng lòi ra.” Quả không
sai. Công lao mấy chục năm nay, Đảng CSVN cố gắng xây dựng hình tượng
ông Hồ như bậc thánh đã thành công cóc, vì người “láng giềng tốt” CS
Trung Quốc bất ngờ công khai loan tin về 1 người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan
của ông Hồ trên báo Dương Thành Văn vào ngày 12 tháng 11 năm 2011, theo
trang mạng Anh Ba Sàm hay vietsuky.wordpress cho biết trong một bản tin
hôm Thứ Ba, 31-1-2012, dịch từ bản tin của báo Tàu.
Để cống hiến cho độc giả về tin hấp dẫn này, Việt Báo xin đăng nguyên văn bản tin từ trang mạng Anh Ba Sầm trích từ trang mạng http://vietsuky.wordpress.com/2012/01/31/63-mot-nguoi-vo-trung-quoc-khac-cua-ho-chi-minh/, như sau:
Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh
Dương Thành Vãn Báo (Báo Vãn Thành buổi chiều) 12-11-2011
Tác giả: Đinh Đông Văn
Trần
Hiểu Nông ghi lại lời của cha là Trần Bá Đạt[1]: “Thời trẻ Hồ Chí Minh
đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất rất sớm.
Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng
Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng
Trung ương Đảng Việt Nam không đồng ý, ông không thể không phục tùng
quyết định của Trung ương Đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái
hôn nữa”.
Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.
Năm
1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông
qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản
Trung Quốc đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú[2] bố trí cho nữ đảng
viên Đảng cộng sản (Trung Quốc) Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng
thời dặn dò nhất thiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh.
Lúc
đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, ông cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu
Nguyễn Thanh Linh đã hi sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt
Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt
vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần
túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.
Không lâu
sau, Hồ Chí Minh bị bắt, trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký của
mình giao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy
nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan:
“Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong
trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo”. Lâm Y Lan không ngăn được tình
cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn ở một mình. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: “Ông ta có yêu bà không?” Đáp: “Ông ấy bảo tôi đợi ông”.
Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm
50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho
gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên
máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt
lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại
cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình
anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó
lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.
Năm 1958, Hồ Chí Minh 68
tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan
yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân.
Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh
khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng
Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử
hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.
Mao
Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn
nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và
hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị
Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối
đã vượt quá số ý kiến tán thành.
Hồ Chí Minh không biết
làm thế nào đành viết thư cho Lâm Y Lan: “Y Lan thân yêu, chúng ta
không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato
chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!”
Lâm
Y Lan trả lời: Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới
đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối
tình này không bao giờ cạn. Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc
lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm
sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y
Lan.
(Trích từ “Tham khố văn sử” số 17 năm 2011)
[1] Trần Bá Đạt (1904 – 20.9.1989,
[2] Đào Chú
———
Trong
khi đó một bản tin khác trên trang mạng http://baike.baidu.com cũng
đăng tin về người vợ Trung Quốc Lâm Y Lan của ông Hồ. Bản tin trong
trang mạng này cũng thuật lại cuộc tình của HCM và bà Lâm Y Lan như bản
tin kể trên, nhưng có thêm một số chi tiết khá đặc biệt. Việt Báo xin
trích vài đoạn để độc giả thưởng lãm như sau:
Sau khi
Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp
cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ
Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin
Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình
xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và
Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn
bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người
đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.
Năm
1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y
Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào
Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao
Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ
giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”.
Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản
Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn
đá cản đường”.
Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính
trị Trung ương Đảng Bắc Việt, Lê Duẩn đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí
Minh:“Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt
đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản
bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng
liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng
Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì
thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù
ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ
tội nhân ngàn đời”.
Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản
lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang
nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều
bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu,
chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của
Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm
một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà
nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ
Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình
của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm
chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu”
mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi
đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng
muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng
sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp
hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…
(Trung Quốc) Bách Độ Bách Khoa.
http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/02/02/bao-tq-k%E1%BB%83-m%E1%BB%91i-tinh-hcm-v%E1%BB%9Bi-lam-y-lan-le-du%E1%BA%ABn-t%E1%BB%91-ong-h%E1%BB%93-ph%E1%BA%A3n-b%E1%BB%99i-l%E1%BB%9Di-h%E1%BB%A9a-khong-l%E1%BA%A5y-v%E1%BB%A3/

No comments:
Post a Comment