HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Thursday 14 June 2012

13 * WIKIPEDIA, * GIA TỘC HCM

 

 Nguyễn Sinh Sắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nguyễn Sinh Sắc
Nguyensinhsac.jpg
Tên: Nguyễn Sinh sắc
Hán-Nôm: 阮生色
Ngày sinh: năm 1862
Ngày mất: năm 1929
Tên khác: Nguyễn Sinh duy
Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮生色; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy [chữ Hán阮生輝], nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 18621929) là thân sinh của Hồ Chí Minh.
id="Gia_.C4.91.C3.ACnh_v.C3.A0_s.E1.BB.B1_nghi.E1.BB.87p">Gia đình và sự nghiệp Ông là con của một gia đình nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, ông phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành.

Mộ Nguyễn Sinh Sắc
Theo các tài liệu chính thống thì ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy. Tuy nhiên, theo Trần Quốc Vượng ghi lại từ những lời truyền miệng trong dân gian thì ông Nguyễn Sinh Sắc có thể là con của ông Hồ Sĩ Tạo và bà Hà Thị Hy[1][2].
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ[3]. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Ông được người cha nuôi,cụ tú Hoàng Xuân Đường, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái (cô kia là Hoàng thị An), làm vợ.
Năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Sau khi đỗ Phó bảng, ông chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi bị cách chức vì tội đã đánh 100 roi một người có quyền thế, và sau đó người đó đã chết.[4]
Sau khi bị cách chức, ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời, được nhân dân mến mộ và thương tiếc.
Ông mất năm 1929. Lăng mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ông có 3 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ 3 của ông là Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh

Người gắn bó 94 mùa sen ở làng Sen
Ông Nguyễn Sinh Vinh trước bàn thờ chi họ Nguyễn Sinh ở làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn
Nay đã qua cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Vinh mắt vẫn sáng tinh anh, dáng người hơi gầy nhưng quắc thước. Hàng chục năm nay, ngày ngày,  trong căn nhà thờ chi họ Nguyễn Sinh ấm cúng, ông Vinh vừa tiếp đón nhân dân, du khách đến viếng, thắp hương, vừa kể những câu chuyện về làng Sen, về Bác Hồ và gia đình Bác. “Tất cả các hiện vật, khung cảnh nơi đây tôi đều tường tận, thuộc làu như in. Là anh em cùng họ Nguyễn Sinh, nhà ở sát vách nhau, từ lúc còn nhỏ tôi thường sang nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc chơi, học tập”, cụ Vinh tự hào kể.
Nhờ gần gũi gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, được học chữ khá sớm, năm 15 tuổi chàng trai Nguyễn Sinh Vinh đi dạy bình dân học vụ trong huyện lỵ Nam Đàn. Lớn lên, Vinh tham gia rải truyền đơn, xuống đường biểu tình đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ. Sau đó, ông gia nhập Tiểu đội dân quân du kích, đến năm 1949 là Đại đội dân quân du kích Nam Liên, kiêm Bí thư Chi bộ Nam Lĩnh (nay xã  Kim Liên, huyện Nam Đàn).
Hai lần Bác về thăm quê, ông Vinh vinh dự được đón tiếp Bác về thăm quê nhà. Ông kể: “Sau khi bà Loan mất một thời gian, bà Nguyễn Thị Thanh - chị gái Bác - đã vượt gần 400km để đưa hài cốt mẹ từ kinh đô Huế về an táng tại khu vườn nhà tại Kim Liên. Ít lâu sau, anh trai Bác - Nguyễn Sinh Khiêm - khi ra khỏi nhà tù đế quốc Pháp cùng đáp tàu từ Huế về quê nhà. Vào năm 1942, tôi theo anh cả Khiêm suốt 3 tháng đi tìm đất an táng cho bà Hoàng Thị Loan. Cuối cùng, ông Khiêm quyết định đem mộ bà Loan lên núi Đại Huệ. Sau khi được gặp Bác Hồ ngày 3-11-1946 tại Hà Nội, ông cả Khiêm trở về quê báo tin cho bà con dòng họ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là em Nguyễn Sinh Cung của mình, cả họ chúng tôi vui mừng lắm”.
Cụ Vinh kể thêm, ngày ấy, ông Khiêm sắp vào Huế, ông tặng lại 3 gian nhà ngang cho người bạn ở Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên. Khi Nhà nước có chủ trương phục dựng ngôi nhà tranh quê nội của Bác, cụ Vinh được phân công tìm lại 5 gian nhà chính và 3 gian nhà ngang. Cụ Vinh với đôi chân trần đi bộ lặn lội khắp các xã trong huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An) dò hỏi tìm được ngôi nhà đưa về phục dựng như nguyên trạng trước đây.
Những câu chuyện về lãnh tụ dân tộc
Dẫn tôi đi sang thăm các gian nhà tranh đơn sơ giản dị, cụ Vinh cho biết: Lúc phục dựng ngôi nhà lên, chúng tôi làm bàn thờ bà Loan bằng gỗ sơn son thếp vàng và có làm thêm cổng vào nhà cho khang trang. Lần thứ nhất Bác về thăm quê (16-6-1957), Người vui vẻ nói: “Nhà khách là để đón khách, còn tôi là chủ thì để tôi về thăm nhà”. Nói rồi, Bác đi về phía nhà mình. Đến cổng mới làm, mọi người mời Bác vào nhà, nhưng Bác cười và giơ tay chỉ: “Cổng xưa là ở đầu kia”.
Bước vào nhà thấy bàn thờ mẹ mình, Bác xúc động nói: “Xưa nhà Bác nghèo, bàn thờ chỉ làm bằng tre, trên trải chiếu mộc, đơn giản thôi”. Sau này chúng tôi phục dựng lại đúng như hiện trạng. Dù Bác Hồ hoạt động cách mạng, xa quê hàng chục năm trời nhưng khi trở về quê nhà, Bác đều nhớ, nhận ra mọi người bạn, người thân và nhớ như in mọi cảnh vật dù đã thay đổi, chúng tôi xúc động lắm”.
Năm 1968, ông Vinh làm trưởng công an xã và cùng 15 người trong xã tình nguyện bảo vệ giữ  gìn quê nội Bác trong suốt những năm lửa đạn. Làm việc không lương, 15 người thay nhau trực 24/24 giờ. Ban ngày 7 người ra đồng sản xuất, số còn lại trực chiến. Đêm đêm cùng nhau tuần tra canh gác.  Xã Kim Liên nằm cạnh đường chiến lược 34 nên ngày cũng như đêm, giặc Mỹ điên cuồng, bắn phá rất ác liệt. Cụ Vinh cùng người dân Nam Đàn tháo cánh cửa, phản nằm, câu đối, hoành phi, chặt tre ra lót đường cho xe chạy.
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có hàng chục triệu bước chân, tấm lòng của đồng bào, đồng chí, bè bạn tìm đến nơi này với niềm thành kính, xúc động sâu xa. Hằng ngày, trong nhà thờ chi họ Nguyễn Sinh, cụ Nguyễn Sinh Vinh chăm sóc vườn cây, chăm lo hương khói và kể chuyện cho du khách hành hương về quê Bác nghe những câu chuyện về một vị lãnh tụ luôn nặng tình với quê hương.
Anh Sơn

No comments:

Post a Comment