HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Thursday 14 June 2012

10 * TRẦN DÂN TIÊN I




Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1948)



Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về Hồ aChí Minh vì:
- Nó là cuốn tiểu sử sớm nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh (xuất bản lần đầu
năm 1948; 3 năm sau khi nước ta giành độc lập).
- Nó cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (xem
phần nội dung)
- Nó là nguồn tư liệu tham khảo của rất nhiều công trình quan trọng nghiên cứu
về Hồ Chí Minh, ví dụ: Hồ Chí Minh tiểu sử, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử,
Hồ Chí Minh toàn tập…
*NỘI DUNG TÁC PHẨM:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
*Tác phẩm đề cập đến những vấn đề gì?
Tác phẩm tường thuật về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ những ngày thơ ấu, quê hương, gia đình, ra đi tìm đường cứu nước đến
những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Có ít nhất 27 chi tiết quan trọng được đề cập trong cuốn sách này, trong đó
nhiều chi tiết là tư liệu gốc hoặc duy nhất:
1. Phác họa chân dung, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Năm sinh, quê quán, phác họa bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX
3. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về các cuộc cách mạng của các vị tiền bối
4. Câu chuyện Nguyễn Tất Thành xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước
5. Công việc làm bồi tàu – học tập trên tàu – gặp Bùi Quang Chiêu
6. Cảm nhận của Hồ Chí Minh khi lần đầu tiên đến đất Pháp và những hoạt động
của Người tại đây
7. Đến Luân – đôn, học tiếng Anh, câu chuyện cào tuyết, về ông già Ét-cốp-phie
8. Hoạt động ở Pháp, gửi yêu sách 8 điểm (1919); về chương trình 14 điểm của
Uyn-sơn
9. Làm báo ở Pari: báo Dân chúng; Đời sống thợ thuyền… Ra báo Người cùng
khổ
10. Về Bản án chế độ thực dân Pháp
2
11. Vở kịch “Con rồng tre” – chỉ cuốn “Những mẩu chuyện…” nhắc đến
12. Hoạt động với các nhà yêu nước VN ở Pháp: Phan Châu Trinh, Phan Bội
Châu – nghề rửa ảnh
13. Câu chuyện về “viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa đông băng giá”
14. Hoạt động chính trị, tham quan; du lịch; câu lạc bộ ở Châu Âu
15. Về Đại hội Đảng Xã hội Pháp, ra đời Đảng Cộng sản Pháp, theo Quốc tế
Cộng sản của Lênin
16. Bức thư từ biệt – đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập – chỉ trong cuốn
sách này có
17. Đến Nga như thế nào, Lênin mất, miêu tả cuộc sống ở Nga, cảm nhận của
Hồ Chí Minh; đặc biệt là các nhà trẻ và trường học – mơ ước đến nước mình
18. Đến Trung Quốc, sách báo, truyền bá
19. Đi Thái Lan; chuyện em bé chăn trâu
20. Về 3 tổ chức cộng sản
21. Khủng bố Phạm Hồng Thái
22. Việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt, cuộc sống trong tù, được luật sư Lô-dơ-bai giúp
đỡ
23. Bị bắt lần hai, nhà tù Tưởng Giới Thạch
24. Miêu tả đảo chính 9/3/1945, Nhật – Pháp bắn nhau
25. Tường thuật Cách mạng tháng Tám; Tuyên ngôn độc lập – đánh giá về
Tuyên ngôn rất hay. Câu chuyện “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
26. Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ: 6 chính sách cần kíp – cuộc đấu tranh
chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
27. Những sách lược với Pháp và những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P1)
TRẦN DÂN TIÊN
Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của
vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa
có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh
không muốn nhắc lại thân thế của mình.
Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó
là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan
hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi
rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này:
“Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến”
Ký tên: HỒ CHÍ MINH
3
Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn
khoăn.
Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một
người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đang đợi
anh ở phòng làm việc”. Phòng làm việc của Chủ tịch là một gian phòng rất rộng,
một bên có nhiều cửa sổ lớn.
Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát
vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây
là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác.
Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka ki, đi giày vải đen. Tóc Người đã hoa
râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt
gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu
và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích.
Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn.
Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi
trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau
mới nói: “Tôi có thể giúp chú việc gì nào?”. Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch
chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:
“Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn.
Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá,
bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức
cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”
Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng.
Về sau tôi đặt kế hoạch khác:
Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ Chủ tịch để có tài
liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương
pháp ấy không thể không thất bại. Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta,
với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao
có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?
Hiện nay, chỉ còn phương pháp gián tiếp, nghĩa là hỏi những người trước kia,
trong một thời gian nào đó, đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết Hồ Chủ tịch, không
cứ người đó là người Việt Nam hay ngoại quốc, để lấy tài liệu viết tiểu sử.
Phương pháp này rất khó khăn và cần nhiều thì giờ, nhưng may ra thì thành
công. Cuối cùng kết quả chứng tỏ cách ấy là đúng. Tôi theo phương pháp ấy,
sau hai năm làm việc, cuối cùng có khá tài liệu để viết một ít chuyện
về Hồ Chủ tịch.
4
Tôi cũng nhận rằng trong quyển sách này còn thiếu nhiều đoạn. Trong đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch những đoạn ấy phải chăng là rất quan trọng? Tôi không
thể biết, đồng thời tôi cũng nghĩ rằng: ngoài Hồ Chủ tịch, thì không ai
có thể trả lời được câu hỏi đó.
***
Hồ Chủ tịch sinh năm 1890. Quê Người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An (Trung bộ). Phụ thân Người là một cựu Phó bảng, nhưng gia đình
Người là một gia đình nông dân. Trong thời kỳ ấy, Pháp mới xâm chiếm
Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đều oán ghét bọn chủ mới. Các chiến sĩ du kích
già thường nhắc đến cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, hai vị lãnh tụ đã
lãnh đạo chiến tranh du kích chống Pháp.
Cụ Phan Đình Phùng là một học giả nổi tiếng và một vị quan to. Ở Trung bộ.
Cụ là người chí sĩ yêu nước đầu tiên đứng lên chống lại bọn đế quốc Pháp xâm
lược. Cụ tổ chức những phần tử trí thức và nông dân Trung bộ, lãnh đạo họ đấu
tranh gian khổ chống bọn xâm lược, trải qua chín, mười năm. Tuy Cụ đã mất
nhưng tên Cụ trở thành tượng trưng cho lòng yêu nước.
Cụ Hoàng Hoa Thám là một nông dân Bắc bộ. Trong mấy năm, Cụ lãnh đạo
một số chiến sĩ du kích đấu tranh anh dũng. Năm 1913, trong khi sơ suất,
Cụ bị tay sai của Pháp ám sát.
Đầu thế kỷ XX, để đắp con đường Cửa Rào, bọn Pháp bắt nông dân từ mười
tám đến năm mươi tuổi phải đi phu. Vì bọn đốc công Pháp rất tàn bạo, nước độc
và lương thực thiếu nên nhiều người phu bị chết, những người sống thì đều đau
ốm. Điều đó khơi sâu thêm lòng căm thù của nhân dân ta đối với thực dân.
Kinh tế thuộc địa xâm nhập, đảo lộn kinh tế trong nước. Giai cấp tư sản dân tộc
không ngóc đầu lên được. Giai cấp tiểu tư sản bắt đầu phá sản. Để củng
cố thế lực còn yếu, thực dân Pháp ra sức giúp đỡ thế lực phong kiến và bọn tay
sai của chúng. Hối lộ công khai. Nhân dân khốn khổ.
Thuế má nặng nề, sưu dịch phiền phức, bắt buộc phải uống rượu Pháp nấu,
khuyến khích hút thuốc phiện… Tất cả những điều đó đã biến Việt Nam thành
một địa ngục.
Cũng trong thời kỳ ấy, cuộc vận động cải lương phát triển ở Trung Quốc, trước
thì có Lương Khải Siêu, sau thì có bác sĩ Tôn Dật Tiên. Đồng thời chiến tranh
Nga – Nhật kết thúc. Đế quốc Nhật thắng Nga hoàng.
Cụ Phan Chu Trinh mở trường học, bí mật truyền bá chủ nghĩa yêu nước
và công kích bọn cầm quyền Pháp. Vì vậy, Cụ bị kết án tử hình, nhưng được
Hội Nhân quyền Pa – ri cứu.
5
Cụ Phan Bội Châu sang Nhật, sau sang Trung Quốc. Ở nước ngoài, Cụ kêu gọi
nhân dân ViệtNam làm cách mạng. Những bài thơ của Cụ được bí mật truyền
tụng trong nhân dân ViệtNam.
Năm 1907, lần đầu tiên nông dân các tỉnh Trung bộ nổi dậy chống thuế. Họ đi
tay không, không có khí giới. Họ chỉ yêu cầu giảm thuế. Để tỏ tình đoàn kết nhất
trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là “đồng bào”.
Bọn Pháp dùng khủng bố đại quy mô để trả lời họ. Chúng giết hơn một nghìn
người cầm đầu và những người bị nghi là có dính dáng đến việc đó. Nhà
tù chật ních người. Những người cất giấu báo chí Trung Quốc hoặc báo
chí gì khác, nếu giặc tìm ra, đều bị trừng phạt nặng.
Hầu hết các phần tử trí thức yêu nước đều bị bắt bỏ tù. Những nhà học giả nổi
tiếng được nhân dân kính mến cũng bị chém đầu.
Bon Pháp gọi phong trào ấy là “án đồng bào cắt tóc” vì nông dân dùng hai tiếng
“đồng bào” để gọi nhau.
Đó là tình trạng trong nước và ngoài nước, khi Chủ tịch Hồ Chủ tịch còn là người
thiếu niên mười lăm tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót
trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân
Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc
liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu
Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một
người nào. Vì:
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận
điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm,
chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng
theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến.
Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Cụ Phan Bội Châu vào bậc
chú bác của anh. Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh và một số thanh niên sang
Nhật.
Nhưng anh không đi. Anh muốn làm gì?
Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:
“Trong khi còn học ở trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp
một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng
6
một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến
trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình,
thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm
việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi
chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để
giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại
quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh
niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của
chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở
phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng
và đón khách.
7
Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi
xin việc.
Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không
có quyền nhận anh ta.
Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao
động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có thể
làm được công việc gì trên tàu?”.
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ
dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.
Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”
“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.
“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.
Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta
rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì
tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy
có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ
sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi
khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng
nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao
nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa
chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.
Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái
chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.
Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe
tiếng:
“Ba, đem nước đây!”
“Ba, dọn chảo đi!”
“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”
Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy
anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn
nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không
biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh. Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần
8
đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi
hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm
như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì.
Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi
chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc
nửa đêm. Về thứ bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là những
người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết
– anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh
không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.
Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to
như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi
ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên
vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai
một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên
sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây
xích, nhờ vậy mà thoát chết.
Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không
ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.
Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải
ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh
Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ,
dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi
cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng
có những người Pháp tốt, anh ạ”.
Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng
gia đình. Ông ta đưa con sang Pháp học. Trông thấy Ba, ông ta gọi anh lại
và thân mật bảo:
“Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề
khác, danh giá hơn…” Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói
đồng ý hay không.
Đến Mác–xây, chúng tôi lĩnh lương mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm
đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ
bếp, chỉ được mười quan.
Anh ta được ít lương, nhưng anh học được nhiều chuyện mới lạ. Coi tôi là bạn
thân thiết nhất, anh ta nói với tôi tất cả những điều anh trông thấy và suy nghĩ.
“Ơ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”.
9
Trông thấy những gái điếm đến làm tiền trên tàu, Ba nói với tôi:
“Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “Khai hoá”
chúng ta, sao thế anh Mai?”
Tàu điện đối với anh Ba là một chuyện kỳ lạ.
Lần đầu tiên anh ta trông thấy những “cái nhà biết chạy” ấy. Cái gì cũng làm anh
ta chú ý, vì cái gì đối với anh ta cũng mới cả. Luôn luôn anh ta nói:
“Lần đầu tiên, tôi mới thấy cái này…”
Công việc trong ngày xong, tôi cho anh ta mượn bộ áo quần, và chúng tôi đi đến
tiệm cà phê ở đường Ca–nơ–bia. Không cần phải nói, đây là lần đầu tiên anh ta
vào tiệm cà phê và cũng là lần đầu tiên người Pháp gọi anh bằng “ông”.
Sau những ngày đầu tiên ở Mác–xây, anh Ba tóm tắt cảm tưởng của mình bằng
mấy chữ:
“Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông dương”.
Chúng tôi đi theo tàu lên Ha–vơ–rơ (Havre) để sửa chữa. Chúng tôi được đưa
sang làm việc ở một chiếc tàu khác, trở về Đông Dương. Anh Ba không muốn
trở về. Ông chủ đem anh về nhà. Từ đấy, tôi không được tin tức gì của anh Ba
nữa…
Không bao giờ tôi đoán rằng người bạn nhỏ của tôi, người phụ bếp, anh Ba ngây
thơ, siêng năng và ngoan ngoãn ấy, lại trở thành Chủ tịch chính phủ ta, người
xây dựng nên nước Cộng hoà chúng ta”.
Cho đến nay, cách của tôi – cách làm tập thể – hình như được việc. Những
người cộng tác đầu tiên và tôi cứ nhẫn nại theo đường dây, ghi chép cẩn thận
những mẩu chuyện giữ nguyên như thế. Và đây là một tiểu sử trung thành,
đúng đắn, sinh động, không thêu dệt, không bày đặt.
Theo địa chỉ ông Mai mách, anh Trần, người cộng tác trẻ của tôi, đến gặp ông
Dân ở Nha Trang. Đây là những điều anh Trần ghi chép: “Ông Dân sáu mươi hai
tuổi, chủ một cửa hàng nhỏ sạch sẽ và đông khách, nhà đông con. Ông ta tiếp
tôi niềm nở và kể chuyện:
“Tôi có hai con trai đi Vệ quốc quân và một con gái đi cứu thương. Nhà tôi còn
ba con nữa; hai mươi hai, hai mươi và mười sáu tuổi, đều là đoàn viên của
đoàn Thanh niên cứu quốc. Cả ba đứa đều muốn đi Vệ quốc quân. Khi nào Tổ
quốc cần đến chúng nó, tôi sẵn sàng hiến con cho Tổ quốc. Có lẽ điều đó dễ làm
cho mẹ cháu buồn, nhưng đàn bà thì bao giờ chẳng thế. Tôi cũng nên nói để
ông rõ là bà nhà tôi cũng là đoàn viên phụ nữ cứu quốc. Còn tôi, thủ quỹ của
10
Việt Minh địa phương. Cả gia đình tôi đều làm việc nước. Cả làng này đều thế.
Ai cũng là Việt minh, Việt minh, Việt Nam, Việt Nam, Việt minh – Không thể có
Việt Nam mà không có Việt minh”.
Ông Dân có tài nói. Ông bắt chuyện này sang chuyện khác rất thần tình. Kéo
ông về câu chuyện mà tôi đặc biệt chú ý không phải là dễ. Nhưng sau đó tôi đã
thành công.
“Có chứ, tôi còn nhớ anh Ba ấy. Chắc chắn tôi còn nhớ anh ta mặc dầu cách
đây đã ba mươi năm.
Tôi ở với ông chủ của tôi ở Xanh A–đơ–ret (Saint–Adresse), một ngoại ô của
Ha–vơ–rơ, một hôm, ông chủ già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần áo lôi
thôi nhưng có vẻ lanh lợi. Tên anh ta là Ba. Ở nước ngoài mà gặp được một
người đông hương thì lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng
vậy.
Chúng tôi ở một biệt thự có vườn hoa. Ông chủ già khi rảnh việc thì ở câu lạc
bộ thành phố. Bà chủ thường đến nhà người con gái, vợ một nhân viên của
công ty. Một bà nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh thì bà ta cho anh ăn
ngon, nhưng khi bà ta cáu thì như một mụ yêu tinh. Một cô sen xinh xinh hay làm
dáng, có một “bà mẹ hay ốm” – “Bà mẹ ốm” chính là một chàng thủy thủ. Để đi
gặp tình nhân, chị ta lừa chúng tôi luôn và nói là đi thăm mẹ ốm. Trong nhà tất
cả là sáu người.
Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ bà chủ
bằng lòng và rất tốt, luôn mồm một điều “con” hai điều “con”. Nhưng phần lớn
công việc do cô sen làm. Chị ta muốn cho chóng xong để đi gặp “bà mẹ ốm”.
Vì vậy chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh. Anh Ba dùng thì giờ chăm bón hoa
với người làm vườn hoặc giở những tờ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Sau khi
đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?”.
Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không biết”. Anh Ba liền giảng
giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm theo lời anh. Anh Ba cũng thế, anh học
tiếng Pháp với cô sen. Ngày nay tôi đọc được và viết được chính là nhờ anh Ba.
Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba đi xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.
Chúng tôi ở với nhau được một tháng. Một buổi chiều người chủ già đi làm về,
nói với anh Ba: “Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành
khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy
không? Họ không đông lắm đâu, và đều là những người tốt, anh sẽ thấy anh
không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?”
Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: “Ba ơi, khí hậu ở châu Phi rất nóng,
nóng hơn ở bên ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất dễ làm cho
anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một mình, bầu bạn
11
không có…” Anh Ba nói với tôi: “Anh không nên nói như thế. Tôi là thanh niên,
tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đến xem các nước”. Ngày hôm sau anh
Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba lần, kể cho tôi nghe vô số chuyện,
nói đến người da đen, người Ả-rập, nói đến xứ Tê–nê–ri–pho, xứ Lít–bon, đến
những con vẹt… Anh cũng cho biết là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng
hương tên là Bốn…
Không để cho ông Dân nói hết câu, tôi hỏi: “Ông có biết ông Bốn ấy không?”
“Có, tôi biết. Tôi biết chắc chắn. Anh ta là một người ngớ ngẩn, có khi như là một
người điên. Về già, anh ta trở nên khôn ngoan hơn. Anh ta làm việc như một con
bò. Anh ta lĩnh được rất nhiều tiền. Nhưng mỗi lần tàu cập bến, anh ta tiêu xài
trong hai, ba ngày thì hết sạch số tiện kiếm được trong hai ba tháng. Chả bài bạc
gì. Anh ta chỉ thích đi theo gái. Anh ta xấu như con quỷ, nhưng anh ta bắt tình
nhân với một cô gái nhảy… Và khi nào hết xu, chỉ nàng đuổi anh ra cửa.
“Bây giờ anh ấy ở đâu?”
“Ông đến Quỳnh Lâm và hỏi Bốn Sẹo thì ở đấy ai cũng biết. Bây giờ anh ta đã
khôn ngoan hơn và được mọi người mến”.
Để kết luận cuộc phỏng vấn của tôi, tôi hỏi ông Dân:
“Ông có biết anh Ba hiện nay thế nào không?”
“Không, tôi rất tiếc là không biết”.
“Ông có muốn tôi nói cho ông biết không?”
“Còn gì bằng nữa!”
“Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa”. Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ
tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến. Ông Dân quay
đầu, mở to đôi mắt, há miệng gãi tai. Và ông bật lên như một cái lò xo và kêu:
“Hồ Chủ tịch! Hồ Chủ tịch của chúng ta! A-di-đà-phật! Nhưng làm sao anh biết?
Anh nói thật đấy chứ? Ờ, ơ, lạ quá nhỉ. Hồ Chủ tịch là anh Ba ấy ngày xưa. Hay
quá nhỉ! Tôi sẽ kể điều đó cho bà nhà tôi nghe, cho các cháu nghe. Chúng nó sẽ
mừng biết mấy! Cha của chúng nó được quen biết Cụ Hồ ngày xưa…”
Tôi lại tìm đến ông Bốn. Tính tình ông Bốn hoàn toàn khác với ông Dân, và cũng
không giống như anh Bốn trai trẻ mà ông Dân đã nói. Đấy là một ông già hơn 60
tuổi, hiền lành. Với một giọng nhè nhẹ, ông kể lại đời mình cho tôi nghe
và những mối quan hệ giữa ông với anh Ba hồi ấy. Ông nói:
12
“Lúc còn trẻ, tôi đi vòng quanh thế giới làm nghề nấu bếp ở trên tàu. Tôi kiếm
được rất nhiều tiền. Nhưng tôi không gửi một xu nhỏ về cho gia đình. Tôi chạy
theo một cô gái nhảy, có bao nhiêu nó nướng hết.
Tôi đi nhiều, nhưng tôi không thấy gì, không học gì. Tôi hoàn toàn dốt đặc,
không biết đọc, chẳng biết viết. Một lần đi trên một chiếc tàu nhỏ chở hàng, tôi
có người bạn đồng hương trẻ tuổi, tên là Ba. Sau những giờ làm việc, anh Ba
viết và đọc sách. Chính anh đã khuyên tôi học chữ quốc ngữ. Anh Ba có một lối
thuyết phục người rất giỏi. Nhờ những lời khuyên bảo và sự giúp đỡ của anh
Ba, tôi trở nên một người khá.
Chiếc tàu nhỏ rời Ha–vơ–rơ. Đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê Ri,
Tuy Ni Di và những cửa bể Đông châu Phi cho đến Công Gô. Đến đâu anh Ba
cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến, thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm
thành phố. Khi trở về, anh có những ảnh và những hộp diêm đầy túi. Anh thích
thu thập những thứ ấy.
Đến Đa–ca, biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca–
nô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người
da đen Pháp phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống
nước. Người này đến người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.
Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức
cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên, tôi hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi:
“Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực
dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy
chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào
ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa,
da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.”
Chiếc tàu của chúng tôi chở rượu ngon của Boóc–đô và An–giê–ri cho những
thuộc địa khác. Tất cả mọi người trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều.
Tôi đã trông thấy nhiều thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một
lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ống cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh để đầu
ống kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao
giờ uống rượu và khuyên tôi không nên làm như thế.
Anh Ba rất tốt với mọi người và không bao giờ cãi cọ với ai. Nhưng anh Ba hơi
khác thường. Mỗi ngày, anh dậy thật sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những
đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể.
Chúng tôi đậu lại ở Tê–nê–rít–pho vào lúc hoàng hôn, biển lặng sóng, hòn đảo
giống như một cái chụp đèn khổng lồ để trên mặt biển, phía trên lóng lánh, phía
dưới xanh xanh. Chỉ có thế thôi, mà anh Ba ngây người. Anh nhắc đi nhắc lại:
“Bốn, anh nhìn kìa! Đẹp quá! Hùng vĩ quá!”
13
Đến lúc trở về Ha–vơ–rơ, nhớ lời khuyên của anh Ba, tôi không đến thăm cô gái
nhảy nữa. Tôi còn đi một vài chuyến, dành được ít tiền thì tôi trở về nước, mở
một cửa hàng nhỏ, và lấy vợ. Nghĩ đến tình bạn giữa chúng tôi, tôi đã đặt tên
cho đứa con đầu lòng của tôi là Ba, điều đó làm cho những người chung quanh
lấy làm lạ. Việc đó cách đây đã ba mươi năm. Ngày giờ đi chóng quá.”
Ông Bốn ngừng lại. Tôi hỏi tiếp:
“Thế còng ông bạn Ba của ông, sau đấy đi đâu?”
“Ba cũng rời chiếc tàu, nói là đi Anh”.
“Tại sao đi Anh?”
“Ba nói để học tiếng Anh”.
“Thế ông có được tin tức của anh Ba không?”
“Có, hai ba lần gì đấy, anh Ba kể cho tôi nghe đã gặp ở Luân Đôn một người
đồng hương tên là Nam”.
“Ông có biết ông Nam không?”
“Có, hầu hết chúng tôi biết nhau, vì chúng tôi đều ở cả trong tổ chức”.
“Tổ chức gì?”
“Trước kia là một hội kín, nhưng từ khi nước ta độc lập thì công khai. Chính là
công đoàn hải ngoại”.
“Và từ bấy đến nay, anh Ba ấy không viết thư cho ông sao?”
“Rất tiếc là không. Vài năm sau, nghĩa là sau đại chiến Thứ nhất, thỉnh thoảng
một ông bạn lại đến nhà tôi đem theo một gói to tướng sách báo và nói với tôi:
“Ông Ba nhờ ông giữ hộ những thứ này, trong vài ngày một người bạn tên là X.
Sẽ đến lấy”. Cứ thế kéo dài trong mấy năm. Nhưng từ khi cửa hàng của tôi bị
người Pháp khám xét thì không thấy anh Ba gửi nữa. Được gặp anh Ba, thì nếu
mất nửa gia tài, tôi cũng vui lòng”.
Ông Thanh, thư ký công đoàn thủy thủ Vinh, giới thiệu tôi với ông Nam. Sau khi
chào hỏi, tôi đi ngay vào câu chuyện về anh Ba.
Ông Nam là một người làm bánh rán có tiếng trong thành phố. Ông ta ở trong
Ban Chấp hành Công đoàn cứu quốc hải ngoại. Ông có năm người con trai, hai
người đi bộ đội và hai người vào tự vệ; người con thứ năm học ở trường đại học
14
Hà Nội; cô Nam, con gái trẻ đẹp 18 xuân xanh và con út của ông bà Nam làm
cứu thương.
Ông Nam kể:
“Trước tôi làm việc ở tiệm ăn Các–lơ–tông, một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn.
Người làm bếp độ trăm người đủ các hạng. Có cả người Pháp, người Anh,
người Đức, người Nga, người châu Á và tôi người Việt Nam. Chính ông Ét-cốpphi-
e, ông vua đầu bếp, được huân chương danh dự, điều khiển nhà bếp.
Về ông Ét-cốt-phi-e, có một chuyện đáng kể lại: Tài nấu bếp của ông ta, thế giới
đều biết. Những chủ quán lớn nhất trên thế giới trả tiền rất nhiều để mời ông ta
làm chủ bếp. Khi có những yến tiệc lớn, người ta mời ông đến làm thức ăn và
điều khiển nhà bếp. Lần vua Đức sang thăm Luân Đôn, vua Anh mời ông Ét-cốtphi-
e phụ trách bữa tiệc. Và tất nhiên với một số lương rất hậu. Ông già Ét-cốtphi-
e kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Pháp. Tôi không nấu cho kẻ thù của dân tộc
tôi”.
“Vâng, bây giờ chúng ta nói chuyện anh Ba. Vào khoảng một năm trước đại
chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa, nĩa, một người Á đông trẻ tuổi.
Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy là người Trung Quốc. Đến ngày
thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất
sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi
bạn thân.
“Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh?” – Tôi hỏi anh Ba.
“Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh”.
“Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai năm tôi ở thành phố này mà
không biết hơn, ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).”
“Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.”
“Trước khi đến đây, anh làm ở đâu?”
“Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất
mệt nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được
đống tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi
mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. Ông hiệu trưởng là một người tốt.
Ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “Chính thế,
công việc này quá sức anh”.
Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Từ năm
giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng
tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh
tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì không bao
15
giờ tôi lên đấy. Người bạn tôi là một người âm thầm, có lẽ anh ta câm. Suốt hai
ngày làm việc, anh ta không hề nói một tiếng. Anh vừa làm việc vừa hút thuốc.
Khi nào anh ta cần tôi làm việcviệc thì anh ta ra hiệu. Nhưng không nói một
tiếng. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo,
tôi luôn bị cảm. Vì vậy, tôi nghỉ việc luôn hai tuần lễ. Với số tiền để dành, tôi
trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ còn sáu hào
nữa, tôi đến sở tìm việc ở Sô–hô, và người ta đưa tôi đến đây”.
Công việc làm từ tám giờ đến mười hai giờ và chiều từ năm giờ đến mười giờ.
Hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Hay–
đơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ,
anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Ba thường khuyên tôi nên học
như Ba, nhưng tôi hết sức lười, bây giờ tôi mới tiếc.
Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn
chỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào trong
một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc
riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt
anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi
khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v. thì anh giữ gìn sạch
sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:
“Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?”
“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.”
“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi.” Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có
vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và
tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp. Làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền. Anh
bằng lòng chứ?”
Và ông Ét-cốt–phi–e không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào
chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.
Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà ông “vua
bếp” làm như thế.
Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt.
Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây.
Đây là tin tức ông thị trưởng Coóc (Cook), một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị
bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống,
mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm
như thế hơn bốn mươi ngày. Da thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết,
chết vì tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những
người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.
Chúng ta cũng thế, chúng ta có những người cản đảm như ông thị trưởng Coóc.
Anh có biết chuyện cụ Tống Duy Tân không? Tôi kể cho anh nghe: Cụ Tống Duy
16
Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp.
Cụ bị bắt và nhốt vào trong một cái cũi để gửi đến Bộ Tổng tư lệnh Pháp. Ngồi
trong cũi, Cụ vẫn làm thơ yêu nước. Khi hết giấy, cụ bẻ gẫy quản bút, lấy cật tre
làm dao, và mổ bụng, cắt ruột tự tử. Trong những tờ giấy tìm thấy trong cũi, cuối
những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: “Thà chết còn hơn đầu hàng”.
Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân. Tôi sùng kính tất cả thị trưởng Coóc.
Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”
Thế giới đại chiến bùng nổ. Người Pháp ở Luân Đôn nhận lệnh động viên. Nhiều
người khóc, nhất là những người đàn bà Pháp.
Người Đức bị bắt nhốt vào trại tập trung. Họ cũng khóc. Lính Anh bị đưa ra mặt
trận, cha mẹ, vợ con họ đều khóc.
Anh Ba đến nói với tôi:
“Xin từ biệt anh Nam.”
“Anh đi đâu?”
“Tôi đi Pháp.”
“Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?”
“Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.”
Anh Ba bắt tay tôi, chúng tôi hôn nhau. Và cứ thế anh Ba đi, không hành lý.
Chiến tranh tiếp tục. Lính Anh bị thương trở về. Cả những người lánh nạn
Bỉ cũng đến. Các công việc đều đình trệ. Lôi–Gioóc (Loyd George) lật đổ At–
quish (Asquish) và lên làm thủ tướng. Số người nhà bếp của chúng tôi chỉ còn
lại một nửa. Đồng vàng và đồng bạc không lưu hành ở Pháp nữa. Quân Đức đã
tiến đến sông Mác–nơ (Marne). Nước Pháp bị ngạt thở vì khói lửa chiến tranh.
Ở Anh, các thức ăn, thức dùng đều bị Chính phủ hạn chế.
Sau khi rời Luân Đôn, anh Ba viết thư cho tôi.
Đại ý thế này:
“Tôi đã gặp nhà ái quốc Phan Chu Trinh. Anh biết không? Ông bị án tử hình.
Nhờ hội Nhân quyền và ông Giô–rét (Jaurès) can thiệp, ông Phan được thả và
sang Pa–ri. Tôi cũng gặp luật sư Phan Văn Trường và những người khác. Tôi
nói với họ: Trong khi vua Duy Tân nổi dậy ở Huế, nhân dân Thái Nguyên và
nhiều nơi khác khởi nghĩa, thì chúng ta phải làm gì chứ?”
17
Từ ngày ấy. Tôi không biết gì về anh Ba nữa.
Cuộc phỏng vấn của tôi đến đây là hết, và cũng từ đó bắt đầu khó khăn cho
chúng tôi. Chúng tôi không biết hỏi vào đâu. Không ai biết sau này anh Ba làm
gì.
(Hết phần 1, mời xem tiếp phần 2)
TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P2)
TRẦN DÂN TIÊN
Đức bị đánh bại. Chiến tranh chấm dứt. Vua Đức trốn sang Na Uy và ở đây
vua làm nghề xẻ gỗ. Đảng Cộng sản Bôn–sê–vích và Lê–nin đã lãnh đạo
công nông Nga nổi dậy. Cách mạng tháng Mười thành công. Những đoàn
đại biểu các nước thắng trận và các nước bại trận đến Véc–xây họp Hội
nghị hoà bình. Bên cạnh những đoàn đại biểu chính thức, có nhiều đoàn
đại biểu thay mặt cho các dân tộc bị áp bức. Họ tới là vì nghe có 14 điểm
của tổng thống Mỹ Uyn–sơn (Wilson). Có cả người Ailen, người Ấn Độ,
người Triều Tiên, người Ả Rập v.v. Họ đến để yêu cầu độc lập tự do. Trong
số đó, người ta thấy có ông Nguyễn Ái Quốc (tức là anh Ba).
Ông Nguyễn liên lạc với các đoàn đại biểu Triều Tiên, Ái Nhĩ Lan và các đoàn
đại biểu khác. Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pa–ri
và ở các tỉnh Pháp. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa những yêu cầu
ra trước hội nghị Véc–xây.
Yêu cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:
Việt Nam tự trị
Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính trị
Quyền lợi bình đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam
Bãi bỏ việc ép dân mua rượu và thuốc phiện. Bãi bỏ thuế đinh (người),
thuế muối và sưu dịch.
Những yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên
của Quốc hội Pháp.
Cũng nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật
sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ, ông Nguyễn chưa viết được tiếng
Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không
tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm
thanh niên là trẻ con.
18
Dần dần công việc của hội nghị Véc–xây tiến lên giải quyết những vấn đề thực
tế thì mười bốn điểm của tổng thống Uyn–sơn cũng lu mờ không còn hình bóng
gì nữa. Và nhân dân Trung Quốc cũng thất vọng chua chát. Để “giả ơn” Trung
Quốc đã hợp tác trong cuộc chiến tranh, những cường quốc Âu Tây đã chia
xẻ Trung Quốc và dâng Thanh Đảo cho Nhật Bản. Trước sự bất công cay đắng
ấy, thanh niên Trung Quốc nổi dậy chống lại. Đoàn đại biểu Trung Quốc ở hội
nghị hoà bình bị gọi về. Một phong trào chống chủ nghĩa đế quốc lan rộng khắp
Trung Quốc, một phong trào vừa giải phóng dân tộc vừa cách mạng văn hoá. Đó
là phong trào ngày 4 tháng 5 (1919).
Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng những lời tuyên bố tự
do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời
đường mật để lừa bịp các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có
thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Những lời yêu cầu của ông Nguyễn cũng như của các đại biểu các dân tộc bị áp
bức khác không có kết quả gì hết.
Nhưng không thể nói những lời yêu cầu ấy là không có tác dụng, bởi
vì nó đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc.
Với số ít tiền kiếm được, ông Nguyễn sống rất nghèo khổ để có thể thuê in
những bản yêu cầu ấy thành truyền đơn đem phát trong cuộc mít tinh. Do đó,
một số đông người Pháp đã hiểu thêm về Việt Nam.
Ông Nguyễn phát những truyền đơn ấy cho tất cả những Việt kiều và những
người Việt đi lính ở Pháp. Vì vậy mà có những vụ khám xét trong các trại lính,
làm cho những người lao động và lính Việt Nam trước thờ ở với chính trị nay
cũng giác ngộ.
Ông Nguyễn gửi cả những truyền đơn về Đông Dương, nhưng gửi đề tên Việt
thì không đến nơi, đề tên người Pháp thì đến nơi. Bọn thực dân Pháp in truyền
đơn ấy lên báo để chế giễu và yêu cầu đàn áp. Chính nhờ những tờ báo ấy mà
người Việt Nam biết được toàn bản yêu cầu và từ ngày ấy phong trào cách
mạng Việt Nam càng lên cao.
*
Một người quen ông Nguyễn ở Pa–ri đã cho chúng tôi nhiều tài liệu rất quý báu.
Ông này nói với chúng tôi như sau:
“Lúc ấy, ông Nguyễn là một Nguyễn yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ
quốc; nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị, không biết thể nào là
Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng.
19
Trong tất cả những tờ báo Pháp, chỉ có tờ Dân chúng, cơ quan của đảng Xã hội
Pháp là đã in những lời yêu cầu của Việt Nam. Ông Nguyễn đến toà báo.
Chủ nhiệm báo, ông Giăng Lông–ghê (Jean Longuet), cháu ngoại Các Mác
và nghị viên của Quốc hội Pháp, đã tiếp ông. Ông Nguyễn lấy làm lạ, vì chưa
bao giờ ông ta được ai tiếp đón thân mật như thế. Ông Lông–ghê gọi ông
Nguyễn là đồng chí thân ái. Ông nói cho ông Nguyễn rõ tất cả cảm tình của ông
đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông
sẽ đăng lên báo “Dân chúng” để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất
công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói rằng cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho
sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng đã làm cho ông Nguyễn hiểu
rõ nhân dân Pháp.
Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan
Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Mà
chính ông Nguyễn đã phải ký tên những bài báo.
Nhược điểm về tri thức làm cho ông Nguyễn rất khó chịu. Nhất là ông Trường
không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy, ông Nguyễn bắt tay
vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, ông làm quen với
những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờĐời sống thợ thuyền.
Cũng như ông Lông–ghê, người chủ bút này cũng rất đáng mến. Ông bảo ông
Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông. Biết rằng không thể nhờ ông Trường viết
mãi, ông Nguyễn nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói:
“Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài của anh trước
khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm, sáu dòng cũng được”. Ông Nguyễn bắt
đầu viết rất khó khăn. Tin tức về Việt Nam, ông Nguyễn không thiếu, ông thiếu
nhất là văn Pháp. Ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại
một bản. Ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng
lên báo. Ông đọc lại bài báo đã in, so sánh và sửa những chỗ viết sai. Ông kiên
nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đã bớt sai lầm, ông chủ bút bảo ông
Nguyễn: “Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy, tám dòng”. Ông Nguyễn
viết bảy, tám dòng.
Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ,
người chủ bút bạn thân của ông Nguyễn khẽ bảo: “Bây giờ anh viết ngắn lại.
Viết từng này hoặc từng này dòng. Không viết dài hơn”.
Ông Nguyễn thấy rằng phải rút ngắn cũng khổ như trước kia phải kéo dài.
Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và ông thành công. Ông bắt đầu vào làng báo
từ đó.
Về văn học, ông Nguyễn thích đọc Sếch–pia (Shakespeare) và Đích–ken
(Dickens) bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy Gô (Hugo),
Dôla (Zola) bằng tiếng Pháp. A–na–tôn Phơ–răng–xơ (Anatole France) và Lê–
20
ông Tôn–xtôi (Léon Tolstoi) có thể nói là những người đỡ đầu văn học cho ông
Nguyễn.
Đọc những truyện ngắn của A–na–tôn Phơ–răng–xơ và của Lê–ông Tôn–xtôi,
ông Nguyễn thấy hứng thú về văn chương giản đơn và tự nhủ: “Người ta chỉ cần
viết điều gì người ta thấy và cảm, bằng cách nắm lấy màu sắc và hoạt động của
sự vật, như thế thì viết cũng không khó lắm”.
Truyện ngắn đầu tiên của ông Nguyễn được đăng trên báo Nhân đạo làm hai
kỳ. Ông Nguyễn tả đời sống thợ thuyền ở Pa–ri mà cũng là đời sống của ông
lúc đó. Toà báo đã trả bài này một trăm quan. Thật là một số tiền lớn lúc bấy
giờ. Đó là một thành công lớn về hai mặt: văn chương và tài chính. Thành công
đầu tiên này đã khuyến khích ông Nguyễn viết những truyện ngắn khác. Ngoài
việc tả lại đời sống thợ thuyền Pa–ri, ông thường viết về các thuộc địa và đặc
biệt là Việt Nam, không có một chút nào ông quên tổ quốc mình đang bị giày xéo
và đồng bào mình đang bị áp bức. Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất
là quyển: Bản án chế độ thực dân Pháp; quyển này gồm những tài liệu chống
thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc
gia.
Đầy hăng hái, ông Nguyễn viết cả một vở kịch Rồng tre. Đại ý vở kịch như thế
này: Có những cây tre thân hình quằn quẹo. Những người chơi đồ cổ lầy về đẽo
gọt thành con rồng. Nó là một đồ chơi. Là con rồng nhưng thực ra chỉ là một
khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diện có tên và hình dáng con rồng. Tuy
vậy nó chỉ là một quái vật vô dụng.
Ông Nguyễn viết vở kịch này vào dịp vua Khải Định sang Pháp để dự triển lãm
thuộc địa. Vở kịch bị chính phủ Pháp cấm, nhưng Câu lạc bộ ngoại ô Pa–ri đã
đem diễn, được các nhà phê bình văn nghệ khen hay.
Trong thời gian ở Pa–ri, ông Nguyễn sống rất cực khổ. Để kiếm tiền, ông
Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy
cho ông Nguyễn nghề này. Ông làm cả nghề sơn vẽ đồ cổ.
Ở Pa–ri, có nhiều nhà làm giả đồ cổ Trung Quốc; họ làm đồ gỗ, bình phong và
những vật khác bắt chước theo kiều Trung Quốc. Họ sơn bằng sơn Nhật và vẽ
hoặc viết những chữ ngoằn ngoèo giả chữ Trung Quốc. Những bà quý tộc già,
những người trọc phú rất ham chuộng những vật ấy, không biết là đồ giả và mua
rất đắt. Công việc sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc rất dễ cho ông Nguyễn. Không
may đấy chỉ là một công việc hàng năm, mỗi năm chỉ làm vài tháng.
Sự hoạt động chính trị của ông Nguyễn được cảm tình sâu sắc của những người
Việt Nam yêu nước, đó là sự dĩ nhiên. Vì lần đầu tiên trong lịch sử, có một
người Việt Nam tuyên bố trước toàn thế giới chủ trương giành độc lập cho dân
tộc mình; lần đầu tiên trong lịch sử, có một người Việt Nam dám bóc trần những
21
tội ác của bọn thực dân Pháp ngay ở Pa–ri và cũng chính vì vậy mà ông
Nguyễn bị bọn thực dân thù ghét.
Người ta rình mò ông Nguyễn. Người ta nói xấu ông, người ta tẩy chay ông.
Người ta bảo bọn chủ không nên dùng ông. Người ta cố tình mua chuộc ông,
người ta kiếm cách doạ dẫm ông. An–be Xa–rô (Albert Sarraut) bộ trưởng Bộ
Thuộc địa và Pi–e Pat–ki–ê (Pierre Pasquier) Toàn quyền Đông Dương mời ông
Nguyễn đến nói chuyện và Tổng giám đốc cảnh sát đã thu giấy căn cước
của ông Nguyễn.
Suốt thời gian Khải Định ở lại Pháp, ông Nguyễn ngày đêm bị hai tên mật thám
theo dõi không rời một bước. Ông không để ý đến những việc ấy. Mặc dầu đời
sống nghèo nàn, lại bị rầy rà về chính trị, ông Nguyễn vẫn không nao núng.
Mỗi buổi mai, ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên
ngọn đèn dầu. Với một con cá mắm hoặc một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành
một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng pho–mát là đủ ăn
cả ngày. Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.
Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế.
Chỉ thế thôi, không có gì khác.
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một việc gạch vào
lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những
tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.
Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày, làm buổi sáng để kiếm tiền, còn
buổi chiều thì đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị. Tối
đến, ông đi dự mít tinh ở Pa–ri. Có rất nhiều cuộc mít tinh. Chính ở đây ông đã
làm quen với những người như Lê–ông Bơ–lom (Léon Blum), Bơ–rác (Bracke),
nhà văn Vay–ăng Cu–tuya–ri–ê (Vaillant Couturier), giáo sư Mác– sen Ca–sanh
(Marcel Cachin), nghị viên Mác Sô–nhi–ê (Mac Saugnier), bà nữ văn hào Cô–lét
(Colette) v.v.
Hầu hết trong những buổi mít tinh này, ông đều phát biểu ý kiến. Vì ông là người
ngoại quốc độc nhất trong những nơi này và vì ông có vẻ dễ yêu mến cho nên
thính giả thích nghe ông. Ông Nguyễn khéo lái những vấn đề thảo luận sang
vấn đề thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam. Ví dụ: có một lần bác sĩ Cu–ê
(Coué) nói về thuật thôi miên. Nhiều người phát biểu ý kiến, người đồng ý,
người phản đối phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên. Đến lượt ông Nguyễn,
ông kịch liệt phản đối thuật thôi miên. Lý do của ông: Thực dân Pháp đã thôi
miên chúng tôi để đàn áp và bóc lột chúng tôi.
Một lần khác, hội nghị thảo luận vấn đề Ailen và Triều Tiên. Tất nhiên những
nhà diễn giả Pháp đều nghiêm khắc công kích chính sách của Anh, của Nhật
và bênh vực nhân dân Ailen, nhân dân Triều Tiên. Ông Nguyễn phát biểu ý kiến:
22
“Cũng là một dân tộc bị áp bức, tôi hoàn toàn đồng tình với những người bạn
Ailen và Triều Tiên, và đồng tình với hội nghị kết án bọn thực dân Anh, Nhật.
Nhưng tôi hỏi các ngài có nên kết án cả những bọn thực dân khác không? Có
nên bênh vực nhân dân bị áp bức khác không? Có hay không?”
Tất nhiên mọi người đều trả lời có. Thế là được dịp ông Nguyễn trình bày vấn đề
Việt Nam.
Trong những buổi hội họp nói chuyện ở Pa–ri, người ta thảo luận đến tất cả các
vấn đề. Từ thiên văn, địa lý, chính trị, văn học cho đến cách trồng cải xoong và
nuôi ốc sên. Trong những buổi hội họp này có tất cả các hạng người: bác học,
cựu bộ trưởng, nghị viên, nhà văn, thợ thuyền, người đi buôn, người
già và người trẻ. Ở đây có một không khí thân mật và dân chủ, giống
như ở những câu lạc bộ Gia–cô–banh (Jacobins) thời Đại cách mệnh Pháp.
Ở đây người ta có thể học nhiều chuyện và nhận xét mọi người, Thật là bổ ích.
Mặc dầu nghèo túng, ông Nguyễn luôn luôn vui vẻ. Trong những buổi thảo luận,
cả đến những khi cực lực công kích bọn thực dân, ông luôn luôn bình tĩnh, luôn
luôn đúng mực. Không bao giờ có một thái độ cáu kỉnh hoặc một lời quá đáng.
Ông cố gắng học hỏi để hiểu biết các vấn đề. Ông tham gia Hội “Nghệ thuật và
khoa học” và Hội “Những người bạn của nghệ thuật”. Những hội này mỗi tuần
tổ chức những cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng
nghệ thuật, nhà hát, vân vân. Có những nhà chuyên môn giải thích các vấn
đề ấy.
Ông Nguyễn vào cả Hội “Du lịch”, một hội đưa người ta đi thăm nước Pháp và
những nước lân cận với giá tiền rất rẻ. Nhờ vậy mà ông Nguyễn đi thăm nhiều
nơi ở Pháp, ở Ý, ở Thuỵ Sĩ, ở Đức và cả Toà thánh Va–ti–căng.
Sau mỗi chuyến đi, ông Nguyễn kể cho chúng tôi nghe cảm tưởng của ông.
Thường thường ông nói nửa đùa nửa thật:
“Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi biển để
nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều.”
Ông Nguyễn kể lại, Va–ti–căng có nhiều lâu đài vĩ đại. Nhà thờ thánh Pi–e
(Pierre) là một kỳ công kiến trúc. Viện bảo tàng Va–ti–căng là một cuốn sách
sống về lịch sử tôn giáo. Ngoài những vật quý khác, người ta còn thấy cả bánh
xe thời trung cổ. Khi nào nông dân không nộp thuế cho Nhà chung, người ta
buộc chân tay người nông dân vào bánh xe vừa đánh vừa quay. Người vệ binh
của Va-ti–căng mặc những bộ quần áo lộng lẫy, đội những chiếc mũ xưa và tay
cầm giáo mác đời xưa. Ở trường Thánh, có độ mười giáo sĩ học sinh Việt Nam.
Thành phố La–mã đẹp, nhưng khác hẳn Pa–ri, khác cả ngoài mặt cũng như
trong hoạt động. Đấy là một thành phố đầy những cổ tích La–mã, nhà thờ, với
nước phun và mật thám. Dọc đường, cách hai ba trăm thước có một tên mật
thám của trùm phát xít Mút–xô–lội–ni.
23
Khắp nơi đều treo ảnh Mút–xô–lội–ni. Tên này thật là một thằng hề. Nó chụp ảnh
đủ các kiểu và với đủ thứ quần áo. Với quân phục đại tướng và thống chế,
với áo khoác ngoài và với áo cánh của những tên cầm đầu phát xít. Hiến binh
Ý ăn bận như kiểu những đại tướng hoặc những viên hàn lâm ở các nước khác,
mũ có hai sừng cắm lông, áo dài quần nẹp, đeo gươm, và mang găng trắng.
Tầng lớp trên sống một đời hết sức xa hoa. Trái lại nhân dân sống một đời
nheo nhóc. Thấy ông Nguyễn là một người ngoại quốc, một vệ binh viện bảo
tàng đến gần ông Nguyễn, cẩn thận nhìn chung quanh không có ai, rồi chỉ tay
vào bó gậy – tượng trưng phát xít, ở đâu cũng có – và làm bộ bẻ gẫy bó gậy rồi
lấy chân giậm lên, để tỏ ý căm thù phát xít.
Đời sống đắt đỏ hơn ở Pháp. Ăn một bát mì cũng phải nộp thuế.
Phụ nữ Ý hát rất hay. Tiếng hát trong như tiếng chuông. Theo ông Nguyễn
thì nước Thuỵ Sĩ xinh hơn hết. Thành phố sạch sẽ. Phong cảnh rất nên thơ. Mọi
người đều nhã nhặn và người nào cũng biết nói hai thứ tiếng (trong ba thứ tiếng
Đức, Ý, Pháp). Đi thăm Thuỵ Sĩ không bao giờ chán. Núi non, thung lũng, hồ
ao…, phong cảnh nào cũng nên thơ.
Béclin so với Pa–ri và La–mã giống như một miếng bánh mì so với bánh Ga–tô.
So sánh như vậy cũng không đúng lắm, vì Béclin cũng như tất cả nước Đức
đang khốn khổ vì nạn đói. Nạn lạm phát ghê gớm. Một chút gì cũng trả mấy
ngàn mác (đồng tiền Đức).
Thành phố lớn và sạch sẽ. Nhưng kiểu kiến trúc nặng nề và tầm thường. Cái
vườn Rếch–tát (Reichstag) tinh những tượng là tượng, giống như một cửa hàng
bán tượng.
Nhân dân Đức siêng năng, thân mật, quả cảm, làm việc có kế hoạch.
Ngoài những cuộc đi xem để học, ông không thích chơi bời gì khác.
Không phải chỉ vì thích đi du lịch mà ông nhịn ăn nhịn tiêu. Điều đó cũng có,
nhưng nhất là ông muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào.
Ông Nguyễn bắt đầu tổ chức, hoặc đúng hơn là bắt đầu học tổ chức.
Trong những buổi mít tinh, trong những buổi đi thăm hoặc du lịch, ông đã gặp
những người cách mạng An–giê–ri, Tuy–ni–di, Ma-rốc, Man–gát, v.v. Cùng với
họ, ông tổ chức: “Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa–ri”. Mục đích của Hội này là giải
phóng những dân tộc thuộc địa. Hoạt động của Hội là tuyên truyền. Họ tổ chức
những buổi nói chuyện, những người dân các thuộc địa và những người Pháp
có cảm tình đông hơn người thuộc địa. Những người này phần lớn là công chức
hoặc công nhân. Họ bị cảnh sát Pháp doạ đuổi ra khỏi nước Pháp nếu họ tiếp
tục tham gia các cuộc hội họp.
24
Nhiều người Pháp hết sức căm phẫn khi biết được những chuyện xảy ra ở các
thuộc địa: rượu, thuốc phiện, hối lộ, khủng bố v.v. Thường thường họ kêu lên:
“Ô! Nhục nhã biết bao! Ô! Thật không tưởng tượng được! Tội ác thực dân tầy
trời!”
Để mở rộng tuyên truyền đến các thuộc địa, ông Nguyễn và những đồng chí của
ông ra tờ báoNgười cùng khổ (Le Paria) do ông là chủ bút, kiêm chủ nhiệm.
Những người yêu nước Man–gát, An–giê–ri, Mác–ti–ních là những luật sư, thầy
thuốc, nhà buôn hoặc sinh viên. Họ có công việc và gia đình của họ. Họ không
thể để nhiều thì giờ cho tờ báo. Mỗi người chỉ có thể góp một số tiền nhỏ và
một tờ bài báo mỗi tuần. Ông Nguyễn được mọi người cử ra để làm cho tờ báo
chạy. Vì vậy, ông Nguyễn kiêm cả viết, chủ nhiệm, chủ bút, chữa bài, thủ quỹ,
xuất bản và liên lạc.
Lúc đầu ông Nguyễn gửi bán tại những cửa hàng nhỏ. Nhưng bán không chạy
lắm, vì ở Pa-ri có vô số báo, người ta không thể đọc tất cả và mua tất cả. Vì
vậy ông Nguyễn tìm ra một cách mà người Pa–ri gọi là “lối D”. Ông đến trong
những cuộc mít tinh dân chúng. Ông phát báo, leo lên diễn đàn và nói:
“Các bạn thân mến! Báo Người cùng khổ phát không, nhưng tôi hết sức cảm ơn
nếu các bạn vui lòng quyên giúp ít nhiều để giúp chúng tôi trả tiền in. Một xu, một
quan, nhiều ít cũng tốt”.
Những người Pháp, nhất là hạng nghèo và hạng trung thường có lòng rộng rãi.
Và luôn luôn ông Nguyễn có thể thu tiền để trả những khoản phí tổn về báo
và một đôi khi còn dư nữa. Việc xuất bản tờ Người cùng khổ là một vố đánh vào
bọn thực dân. Lập tức có lệnh cấm không cho tờ báo đó vào các thuộc địa.
Nhưng ông Nguyễn không chịu thua. Ông nhờ những thuỷ thủ có cảm tình
chuyển báo đi các thuộc địa. Và dùng nhiều cách bí mật khác.
Những người lao động Việt Nam ở Pa–ri và các tỉnh mặc dầu số lớn không
biết đọc, cũng bí mật gửi tiền quyên cho báo.
Phần lớn những sinh viên Việt Nam ở Pa–ri sợ tờ Người cùng khổ và ông
Nguyễn, như người ta sợ thú rừng. Không phải vì họ ghét – nhiều người thầm
lén đọc báo Người cùng khổ – nhưng vì họ sợ liên luỵ. Từ ngày có những yêu
sách Việt Nam, rồi đến việc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, rồi đến việc xuất
bản tờ Người cùng khổ, các sinh viên thuộc địa bị kiểm soát ngặt.
Một hôm, một con trai của Bùi Quang Chiêu đến toà báo, đặt lên bàn năm quan,
và nói “Quyên cho báo”, rồi chạy biến đi như bị ma đuổi.
Cố nhiên, ở các thuộc địa, nhất là ở Đông Dương, ai đọc Người cùng khổ đều
bị bắt. Mặc dầu tất cả những sự khó khăn ấy, tờ báo vẫn tiếp tục phát triển. Đó
là một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức.
25
Ông Nguyễn vào đảng Xã hội. Ấy là người Việt Nam đầu tiên vào một chính
đảng Pháp.
Người ta hỏi ông tại sao. Ông trả lời: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp
bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại
cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái.”
Lúc bấy giờ, những người xã hội Pháp, già trẻ gái trai đều đang thảo luận vấn đề
nên ở lại trong Quốc tế thứ 2, hay là theo Quốc tế thứ 3, hay là tổ chức một
Quốc tế thứ hai rưỡi.
Người ta thảo luận rất sôi nổi. Chiều nào cũng thảo luận. Người ta thảo luận
trước buổi họp, trong buổi họp và sau buổi họp. Thật là những cuộc thảo luận
không ngừng, đôi khi rất kịch liệt. Từng gia đình đi dự mít tinh và tham gia các
cuộc thảo luận. Đàn bà cũng hăng hái không kém đàn ông. Có khi cha không
đồng ý với con, chồng không đồng ý với vợ.
Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi
nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ
nghĩa xã hội, cách mạng, không tưởng khoa học, Xi–mông, Phu–ri–ê, Mác
(Saint–Simon, Fourrier, Marx), chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản
xuất, luận đề, phản luận đề, giải phóng, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản,
khách quan, chủ quan v.v.
Ý kiến rất nhiều. Báo các phái xã hội đầy những ý kiến khác nhau. Những ý kiến
tán thành Quốc tế thứ 3 của giáo sư Ca–sanh, của nhà văn Cu–tuya–ri–ê và
nhiều người khác, đăng trên báo Nhân đạo do Giô–rét (Jaurès) sang lập (ông đã
từng bênh vực nhân dân Việt Nam); những ý kiến về thành lập Quốc tế thứ 2
rưỡi đăng trên tờ Bạn dân.
Ý kiến của Lê–ông Bơ–lom (Léon Blum), của Pôn Phơ–rơ (Paul Faure), v.v.
đăng trên tờ Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Quốc tế thứ 2.
Ngoài những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh luận
khác. Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu.
Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: “Các bạn thân mến! Các bạn đều
là những người xã hội rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp công
nhân? Vâng. Như thể dù thứ 2, thứ 2 rưỡi, hay Quốc tế thứ 3 phải chăng cũng
thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả sao? Dù các bạn gia nhập
Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các bạn cũng phải đoàn kết nhất trí. Tại sao tranh
luận nhiều thế? Trong khi các bạn tranh luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang
rên siết ở Việt Nam…”
Mọi người cười, nhưng không phải là mỉa mai, mà là cười cảm tình với một đồng
chí non, chưa hiểu được vấn đề.
26
Một nữ chiến sĩ trẻ đẹp – Rôdơ (Rose), thợ khâu, nói với ông: “Anh Nguyễn,
cũng hơi khó giải thích cho anh rõ, vì anh là người mới. Nhưng tôi chắc sau này
anh sẽ hiểu tại sao chúng tôi thảo luận nhiều thế, vì nó quan hệ đến tiền đồ của
giai cấp công nhân”.
Việc gì cuối cùng cũng phải kết thúc. Những cuộc tranh luận giữa những người
xã hội cũng thế. Ông Nguyễn được nhiều người đồng tình vì ông là người đại
biểu duy nhất các thuộc địa và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một chiến
sĩ Việt Nam tham gia một đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp. Một
nhà báo đã chụp ảnh ông Nguyễn và in ảnh ông lên tờ Buổi sáng. Ngày hôm
sau, cảnh sát đến tìm ông Nguyễn. Nhưng nghị viên đảng Xã Hội can thiệp. Mật
thám không dám vào phòng họp. Và ông Nguyễn cứ yên trí dự Đại hội.
Công việc của Đại hội kéo nhiều ngày. Các tiểu ban bắt đầu làm việc. Những
nhà diễn giả có tiếng phát biểu ý kiến. Như ông Bơ–lom (Léon Blum), Phô (Paul
Faure), Phơ-rốt–xa (Frossard), Ca–sanh (Cachin), Pi–ve (Marceau Pivert), Di–
rôm–ki (Zyrom–sky), Cu–tuya–ri–ê (Vaillant Couturier), Bơ–rác (Bracke), Béc–
tông (Andres Berton), Luy–xi (Charls Lussy) v.v. Tất nhiên ông Nguyễn không
bỏ lỡ cơ hội như thế để nói về các thuộc địa, đặc biệt là về Việt Nam.
Cuối cùng đến lúc biểu quyết. Gia nhập Quốc tế thứ 3 hoặc ở lại Quốc tế thứ 2
(Quốc tế thứ 2 rưỡi bị bác bỏ).
Thiểu số do Bơ–lom cầm đầu, bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ 2.
Đa số do Ca–sanh (Cachin) lãnh đạo bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ 3.
Ông Nguyễn cũng bỏ phiếu cho Quốc tế thứ 3. Rất ngạc nhiên, Rô–sơ, làm tốc
ký của Đại hội hỏi ông Nguyễn:
“Đồng chí! Bây giờ đồng chí hiểu tại sao ở Pa–ri, chúng tôi đã bàn cãi nhiều như
thế rồi chứ?”
“Không, chưa thật hiểu đâu.”
“Thế thì tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế thứ 3?”
“Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản
và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều Quốc tế thứ 3 rất chú ý đến vấn
đề giải phóng thuộc địa. Quốc tế thứ 3 nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức
giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Quốc tế thứ 2 không hề nhắc đến vận
mệnh các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ 3. Tự do cho
đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là
tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ý với tôi chứ!”
Rô–dơ đồng ý, chị cười và nói: “Đồng chí đã tiến bộ.”
27
Từ ngày lịch sử ấy, đảng Xã hội chia làm hai. Phần lớn trở thành đảng Cộng sản
Pháp, thuộc Quốc tế thứ 3. Phần nhỏ là đảng Xã hội thuộc Quốc tế thứ 2.
Cũng từ đó, thực dân Pháp ở Đông Dương thêm một chữ mới. Chúng gọi
những người Việt Nam yêu nước là: “Nguyễn Ái Quốc bản xứ”
*
Đại hội Tua (Tours) kết thúc. Ông Nguyễn trở về với nghề rửa ảnh, với thư viện,
với những buổi mít tinh…
Bọn thực dân rất muốn đuổi hoặc bỏ tù ông, vì sự hoạt động của ông làm
chúng khó chịu. Nhưng chúng sợ xảy ra dư luận không tốt. Ông Nguyễn quen
biết hầu hết các nghị viên và luật sư đảng Xã hội, họ sẵn sàng bênh vực ông
Nguyễn. Vả lại ông Nguyễn không làm điều gì phạm pháp. Bảo vệ Tổ quốc,
tố cáo tội ác của thực dân, ở Pháp điều đó không phải là phạm tội, dù ở Đông
Dương đó là một tội đáng tử hình.
Nhiều người Việt Nam yêu nước đã bị chém đầu vì những nguyên cớ nhẹ hơn
những việc ông Nguyễn đã làm.
Mặc dầu nguy hiểm, ông Nguyễn vẫn muốn trở về Việt Nam. Bây giờ ông
Nguyễn tạm hiểu cách tổ chức và tuyên truyền. Có thể nói là ông Nguyễn suốt
ngày nghĩ tới tổ quốc, và suốt đêm mơ đến tổ quốc mình.
Theo lệ thường, chiều thứ bảy, những đồng chí Sê–nê–ga–le, Ma-rốc, An–giê–
ri, Man–gát v.v. đến toà báo Người cùng khổ để thảo luận về những bài viết cho
số báo sau. Ngày hôm ấy, họ thấy toà báo đóng cửa. Họ gõ cửa. Không thấy
trả lời. Người ta bắt đầu ngạc nhiên và bàn bạc.
“Có lẽ ông Nguyễn ốm chăng?”
“Không, nếu ông ốm thì ông đã báo cho chúng ta biết.”
“Hoặc bị bắt chăng?”
“Không thể. Chúng nó không dám làm như thể ở Pa–ri.”
“Có lẽ ông bận đi việc gì!”
“Ông Nguyễn sẽ để lại cho chúng ta một chữ.”
“Ông Nguyễn thường làm như thế.”
“Như vậy chúng ta đợi một lát.”
28
“Không cần. Chúng ta đến nhà ông B. Chúng ta sẽ trở lại sau.”
Ông B là một luật sư người Ăng–ti. Ông Nguyễn thường đến nhà ông. Bà vợ
ông coi ông Nguyễn như anh em. Ông Nguyễn rất yêu hai đứa con ông, một
cháu gái tám tuổi và một cháu trai bốn tuổi, cũng được chúng rất mến.
Những người bạn gặp ông B. Trong phòng khách cùng vợ và con. Hai vợ chồng
có vẻ buồn. Hai đứa trẻ khóc.
“Gì thế?” – Những người bạn hỏi ông B.
Bà B. Gạt nước mắt chỉ mảnh giấy gấp để trên bàn và nói:
“Các bạn đọc đi sẽ biết.”
Những người bạn vội vã quây quanh bàn. Bác sĩ R. Người Ma-rốc cầm bức thư
và nói ngay: “Thư Nguyễn, tôi biết nét chữ của ông ta”, và ông đọc to, trong khi
mọi người hết sức chú ý lắng nghe:
“Các bạn thân mến,
Bao lâu nay chúng ta làm việc với nhau.
Mặc dầu chúng ta là những người khác giống, khác nước, khác tôn giáo, chúng
ta đã thân yêu nhau như anh em.
Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ: Sự bạo ngược của chế độ thực dân.
Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta
và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta.
Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta không cô độc vì chúng ta có tất
cả dân tộc của chúng ta ủng hộ và vì những người Pháp dân chủ, những người
Pháp chân thành, đứng bên cạnh chúng ta.
Công việc chung của chúng ta “Hội Liên hiệp thuộc địa” và tờ báo Người cùng
khổ đã có những kết quả tốt. Nó đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính
biết rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn
cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây
nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng
ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do bình đẳng và bác ái. Nhưng chúng ta
còn phải làm nhiều hơn.
Chúng ta phải làm gì?
Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ hoàn cảnh
của mỗi dân tộc chúng ta.
29
Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ,
tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành, tự do, độc
lập.
Có lẽ một vài người trong các bạn cũng phải và có thể làm như tôi. Còn các bạn
khác thì tiếp tục công việc hiện thời của chúng ta: củng cố “Hội Liên Hiệp thuộc
địa” và phát triển tờ báoNgười cùng khổ của chúng ta.
Các bạn thân mến,
Tôi từ giã các bạn. Tôi xa các bạn, nhưng lòng tôi luôn luôn gần các bạn.
Các bạn tha lỗi cho tôi không hôn các bạn trước khi đi. Các bạn biết rằng tôi bị
theo dõi ráo riết.
Khi các bạn được thư này, Nguyễn của các bạn ít nhất cũng đã xa nước Pháp
hai mươi bốn giờ rồi.
Đại, người đồng hương của tôi, sẽ giao lại cho ông B. Chìa khoá của toà báo,
giấy tờ và tài liệu của Hội và của tờ báo; cũng như quỹ của tờ báo. Tôi đã trả tiền
thuê nhà cho toà báo đến cuối năm. Tiền in cũng đã thanh toán. Chúng ta không
mắc nợ ai. Sổ thư viện để ở trong ngăn kéo bên phải. Sách cho mượn đã lấy về,
trừ những sách cho những hội viên đi nghỉ mượn.
Nói tóm lại, các việc đều đâu vào đấy trước khi tôi đi.
Tôi sẽ viết thư cho các bạn. Nhưng tôi không dám hứa với các bạn, vì không
phải dễ viết thư khi người ta hoạt động bí mật. Dù tôi có viết thư cho các bạn
hay không, các bạn hãy tin chắc rằng lòng tôi luôn luôn yêu các bạn. Nhờ các
bạn bắt tay những người Pháp của chúng ta.
Bây giờ, một vài lời với cháu trai và cháu gái.
Các cháu rất yêu chú và chú cũng rất yêu các cháu, phải không các cháu? Chú
sẽ nói với những người bạn nhỏ Việt Nam là các cháu rất ngoan. Chú sẽ thay
mặt các cháu bắt tay các bạn nhỏ Việt Nam.
Có lẽ rất lâu, các cháu sẽ không được thấy chú Nguyễn, không được leo lên đùi,
lên lưng chú như các cháu thường làm. Và cũng rất lâu chú sẽ không thấy cô
A–lít–xơ (Alice) và cậu Pôn (Paul) của chú. Khi chú cháu mình gặp nhau,
có lẽ chú đã già, các cháu đã lớn bằng ba má. Điều đó không ngại gì.
Chú sẽ luôn luôn nhớ đến các cháu. Các cháu luôn luôn vẫn là cô bé A–lít–
xơ và cậu bé Pôn thân yêu của chú.
30
Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma–
ri–uýt (Marius) của các cháu. Khi các cháu đã hơi lớn, các cháu sẽ đấu tranh cho
Tổ quốc của các cháu cũng như ba má, chú Nguyễn và những chú khác.
Các cháu nhỏ thân yêu của chú, chú hôn các cháu rất kêu. Các cháu hôn mẹ
hộ chú.
CHÚ NGUYỄN”
Bác sĩ R. Ngừng đọc.
Mọi người nhìn nhau không nói. Còn bé Pôn phá tan cảnh im lặng hỏi mẹ:
“Chú Nguyễn đi đâu hở mẹ?”
“Khi nào chú ấy trở lại hở mẹ?”
Cô bé A–lít–xơ hỏi theo.
“Chú ấy sẽ trở lại khi nào nước chú độc lập” – Bà B. Trả lời và ôm chặt lấy hai
con.
(Hết phần 2, mời xem tiếp phần 3)
TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P3)
TRẦN DÂN TIÊN
Thế là một lần nữa ông Nguyễn biệt tích.
Một lần nữa chúng tôi mất khâu chuyền.
Một câu châm ngôn Trung Quốc nói: “Một nhà hoạ sĩ vẽ giỏi không bao
giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn khi hiện giữa những đám
mây”.
Chúng tôi không phải là những nhà hoạ sĩ có tài.
Chúng tôi không để những đám mây trong tiểu sử của Hồ Chủ tịch, nhưng đến
đây thì chúng tôi phải thú thật rằng đã mất mối câu chuyện.
May thay lần này, khâu chuyền thiếu không lâu. Chỉ trong thời gian ngắn, một
người bạn Pháp đã kể cho chúng tôi nghe như sau:
31
Tuyết xuống nhiều, phủ một lớp dày trên chiếc tàu Xô-viết tên là X…, chiếc tàu
vừa thả neo trước cửa biển Lê–nin-gờ-rát. Vị thuyền trưởng đưa cho một người
Á–đông trẻ tuổi một bộ áo quần lông và vừa nói vừa cười:
“Anh tạm dùng, sẽ trả lại tôi khi nào anh không cần đến nữa.”
Người Á–đông trẻ tuổi cảm ơn, mặc áo quần ấm và đợi.
Hai người thuỷ thủ trẻ tiến đến và nói với người Á–đông:
“Nếu anh cho phép, chúng tôi đưa anh đến trụ sở.” Người Á–đông bắt tay các
cán bộ và thuỷ thủ trên tàu.
Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp, mời ngồi, mời một điếu thuốc lá Nga, dài bằng
hai ngón tay, và nói:
“Xin đồng chí cho biết tên.”
“Tôi là Nguyễn.”
“Đồng chí muốn đi đâu?”
“Tôi muốn đến đây, đến Nga.”
“Đến có việc gì, đồng chí vui lòng cho biết?”
“Để gặp đồng chí Lê–nin.”
“Rất đáng tiếc không thể gặp đồng chí Lê–nin, vì Người vừa mới mất hôm kia” –
người cán bộ vừa nói vừa lau nước mắt.
“Trời ơi! Đồng chí Lê–nin mất rồi sao?”
Ông Nguyễn sửng sốt và vô cùng cảm động. Người cán bộ hỏi tiếp:
“Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu… không có giấy phép?”
“Đúng, tôi bí mật.”
“Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?”
“Không.”
“Đồng chí có biết ai ở đây không?”
32
“Ở Pa–ri, tôi co biết những sinh viên người Nga Mi–kai-lốp–sky (Mikailovsky),
Pê–tô–rô (Pétoro) v.v.”
“Tôi muốn nói một người nào hiện nay ở Nga?”
“Tôi biết mấy đồng chí Pháp hiện nay ở Mạc–tư–khoa.”
“Những đồng chí nào?”
“Đồng chí Ca–sanh và đồng chí Cu–tuya–ri–ê.”
“Đồng chí quen hai đồng chí ấy không?”
“Có.”
“Đồng chí muốn viết thư cho họ không?”
“Tôi rất muốn.”
“Thế đồng chí viết thư đi, tôi sẽ chuyển.”
Ông Nguyễn viết thư, và đưa cho người cán bộ. Người cán bộ nói:
“Cám ơn! Bây giờ tôi sẽ dẫn đồng chí đến khách sạn. Đồng chí sẽ ở đấy chờ
thư trả lời.”
***
Ông Nguyễn được dẫn đến khách sạn Quốc tế.
Ở đây ông Nguyễn được ăn ngủ tử tế, mặc dầu lúc bấy giờ nước Nga còn thiếu
thốn mọi thứ.
Sau những ngày đi tàu sóng gió, ông Nguyễn rất bằng lòng được ở một căn
phòng rộng rãi, ăn uống đầy đủ, sách báo không thiếu.
Ông Nguyễn bắt đầu học tiếng Nga.
Hai ngày sau, một người Pháp trẻ tuổi – Pôn – đến tìm ông Nguyễn. Đây là một
người bạn thân của ông Nguyễn. Vừa thấy nhau, hai người ôm quàng lấy nhau
và hôn nhau.
“Anh đấy ư?” – Pôn hỏi.
“Vâng tôi đây”, ông Nguyễn trả lời.
33
“Anh làm thế nào mà đến đây được?”
“Như thường lệ thôi, bằng cách bí mật.”
“Anh đến đây vào lúc đang buồn. Lê–nin vĩ đại vừa mới mất.”
Hai người bạn im lặng một lát, buồn rầu. Rồi Pôn nói tiếp:
“Anh thấy xứ này thế nào?”
“Tôi thấy rất rét. Ngoài ra không biết chuyện gì khác, vì tôi hứa với người cán bộ
là không ra khỏi khách sạn.”
“À! Đúng thế, ở đây rất nghiêm ngặt, vì có nhiều do thám ngoại quốc tìm cách lọt
vào nước này.”
“Còn anh, Pôn, anh làm gì ở đây?”
“Suýt nữa tôi quên nói cho anh biết nhiệm vụ của tôi. Chính bác Ca–sanh đã bảo
tôi đến đây xem có đúng anh không, và đưa anh đến Mạc–tư–khoa.”
“Thế thì chúng ta đi ngay. Tôi không muốn mất nhiều thì giờ ở khách sạn này
mặc dầu thịt rán và thuốc lá rất ngon.”
“Gavaris po rutski?” (Anh biết nói tiếng Nga rồi sao?)
“Đa!” (Vâng)
Hai người cùng cười và vỗ đùi nhau. Pôn đứng dậy và nói:
“Được, tôi đi giải quyết việc anh. Nếu mọi việc xong xuôi, có thể ngay chiều nay
chúng ta lên tàu.”
Mạc–tư–khoa, được nhiều người yêu và cũng nhiều kẻ ghét, cách Lê–nin-gờ-rát
sáu trăm cây số. Mạc–tư–khoa ở trên bờ sông Mátxcơva. Chính ở đây năm
1812, Napôlêông vừa là người thắng trận vừa là kẻ bại trận. Thắng trận
vì Napôlêông đã chiếm được thành phố, bại trận vì nhân dân Mạc–tư–khoa đã
quyết tâm hy sinh tất cả, tự tay đốt cháy thành phố, lửa đã đuổi Napôlêông; rét,
đói và du kích đã tiêu diệt đại quân của Napôlêông.
Hy sinh thành phố lớn của mình, thực hiện chiến thuật tiêu thổ, nhân dân Mạc–
tư–khoa đã quyết tâm hy sinh tất cả, tự tay đốt cháy thành phố, lửa đã đuổi
Napôlêông; rét, đói và du kích đã tiêu diệt đại quân của Napôlêông.
Hy sinh thành phố lớn của mình, thực hiện chiến thuật tiêu thổ, nhân dân Mạc–
tư–khoa đã thắng Napôlêông.
34
Đây là một thành phố theo kiểu Mông Cổ, hoàn toàn khác hẳn những thành
phố ở châu Âu.
Kờ-rem–lanh ở trên một ngọn đồi, bên bờ sông Matxcơva, giữa thành phố Mạc–
tư–khoa. Chung quanh có thành bao bọc, ở giữa những tháp chuông lóng lánh
ánh mặt trời và điện Kờ-rem–lanh cửa mạ vàng, khảm ngọc. Trước kia vua
chúa ở đây, Bây giờ những lãnh tụ nước Nga chỉ ở trong những nhà tầm
thường. Còn Kờ-rem–lanh để làm phòng hội nghị.
Muốn đến thăm Kờ-rem–lanh, phải có giấy phép đặc biệt.
Mộ Lê–nin dựa vào thành Kờ-rem–lanh, quay mặt ra phía Hồng trường vĩ đại.
Mộ xây bằng cẩm thạch đen. Lê–nin nằm trong một quan tài bằng pha–
lê như một người đang ngủ; suốt ngày, từng đoàn nhân dân đến viếng mộ của
vị lãnh tụ kính mến. Và khi bước ra, người nào cũng rưng rưng nước mắt.
Có những kẻ cho nước Nga là một địa ngục. Có những người thì bảo nước Nga
là một thiên đường. Đối với ông Nguyễn, nước Nga nhất định không phải là
một địa ngục, nhưng lúc bấy giờ cũng chưa phải là một thiên đường mà là một
nước đang xây dựng có nhiều ưu điểm, nhưng tất nhiên chưa kịp sửa chữa hết
những khuyết điểm. Đây đó, người ta còn thấy những vết thương do chiến tranh
để lại như những cảnh trẻ mồ côi, thiếu nhà ở, thiếu lương thực, v.v. Song
những vết thương đang được hàn gắn dần dần. Khắp nơi, người ta phấn khởi,
hy sinh, hăng hái làm việc.
Vừa xem xét vừa nghiên cứu nước Nga, ông Nguyễn không quên đây là một
nước đã trải bốn năm chiến tranh thế giới và một năm nội chiến, những cuộc
chiến tranh đã làm tổn thương đến tận cơ sở. Ông Nguyễn cũng không quên so
sánh nước Nga mà cuộc cách mạng đang tiến tới với nước Việt Nam bị nô lệ đã
mấy mươi năm.
Ông chú ý nhất đến chế độ xã hội của nước Nga. Ở đây mọi người ra sức học
tập, nghiên cứu để tiến bộ. Chính phủ thì giúp đỡ khuyến khích nhân dân học
tập. Ở đâu cũng thấy trường học. Các nhà máy đều có lớp học, ở đây con em
thợ thuyền có thể học nghề, thợ không lành nghề có thể học để trở thành lành
nghề, thợ lành nghề có thể học để trở nên kỹ sư. Như thế nhà máy tự đào tạo
lấy cán bộ chuyên môn của mình. Đây là mônt chế độ rất hay. Trong những
nông trường tập thể, tính chất người nông dân Nga khác với nông dân các
nước: về pháp luật ruộng đất là của nhà nước nhưng thực tế do nông dân sử
dụng. Chính phủ cho những nông trường tập thể mượn máy cày. Trong nông
trường tập thể, mọi làm chung và chia sản phẩm theo công làm của mỗi người.
Có một số nông trường tập thể rất giàu, mà người ta gọi là nông trường triệu
phú. Những nông trường này có trường học sơ cấp và trung cấp, thư viện, nhà
chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng nghiên cứu nông nghiệp, nơi
chữa máy móc v.v. Những nông trường này đã biến thành những thành phố nhỏ.
35
Những người ốm đau được săn sóc không mất tiền, đây cũng là một điều ông
Nguyễn hết sức phục. Và ông nghĩ đến những đồng bào đáng thương của mình,
đau ốm không có tiền thuốc. Thực dân Pháp khoe khoang đã tổ chức những
nhà thương. Thật ra mỗi tỉnh lỵ mới có một nhà thương, mà không bao giờ chữa
cho những người không có tiền.
Ở Đông Dương, người ta tính hơn mười vạn người mới có một thầy thuốc.
Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kỹ vấn đề nhi đồng ở Nga.
Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong
chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần. Người
mẹ được nghỉ hai tháng trước và sau khi sinh đẻ, vẫn được lương. Mỗi nhà máy
có một chỗ nuôi trẻ do những thầy thuốc và nữ y tá trông nom. Người mẹ làm
thợ cứ vài giờ lại được nghỉ việc trong mười lăm phút để cho con bú. Những
đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn trẻ, có thấy thuốc chăm sóc.
Buổi sáng, khi đứa trẻ đến, thầy thuốc khám và cân. Rồi nữ y tá tắm cho
nó và bận áo quần sạch sẽ của vườn trẻ. Khi mới đến và hai giờ chiều nó được
uống sữa, mười giờ sáng và bốn giờ chiều được ăn cơm. Mỗi đứa trẻ có một
cái giường nhỏ để nghỉ trưa từ mười một giờ đến một giờ chiều. Có những bàn
ghế và đồ dùng nhỏ hợp với trẻ em. Trang hoàng thì có những chậu hoa
và những bức tranh vui vẻ thú vật chim chóc, cây cối hoặc những chuyện trẻ em.
Tất cả đồ chơi đều do vườn trẻ cung cấp. Trẻ em ngoài bốn tuổi, bắt đầu
học đếm và học những chữ cái với những đồ chơi. Ví dụ đếm bàn ăn, chúng
vừa chia những nĩa nho nhỏ hoặc những cái bát nhỏ cho các bàn vừa đếm một,
hai, ba, bốn v.v. Có những khối gỗ nho nhỏ sơn nhiều màu và có nhiều chữ vừa
là đồ chơi vừa là sách học. Trẻ em lớn tuổi hơn có những đồ chơi khác. Chúng
có đủ đồ để học vẽ, học nặn. Có một mảnh vườn con để tập trồng trọt.
Trẻ em được tự do làm theo ý thích của chúng. Chỉ khi nào đứa trẻ đã làm xong
hoặc chơi xong, lúc bấy giờ các người phụ trách mới phê bình hoặc gợi ý.
Người ta khuyên bảo trẻ, không bao giờ mắng hoặc phạt và trẻ em luôn luôn
ngoan.
Nhờ sự săn sóc như thế, trẻ em lớn lên tươi đẹp như hoa hồng mùa xuân.
Hết giờ làm việc, cha mẹ đến tìm con. Thường thường các em muốn ở lại vườn
trẻ, không thích về nhà.
Có thể gửi trẻ vào vườn trẻ cho đến tám tuổi, trẻ em bắt đầu đi học. Học sinh
mỗi buổi sáng được một bữa ăn uống không mất tiền.
Ngoài trường học, thì có đội thiếu nhi chăm sóc các em.
36
Các thành phố lớn đều có cung văn hoá của thiếu nhi. Đây là một lâu đài rộng
lớn, có đủ các thứ để cho trẻ có thể vừa chơi vừa học. Ở đây có văn chương,
nhạc, thiên văn, hoá học, nhà hát, trò chơi, v.v. cho đến cả tàu điện, ô–tô và xe
lửa. Mỗi một thứ đó đều do một nhà chuyên môn giảng giả cho trẻ em.
Kết quả của lối giáo dục tự do này rất tốt.
Ví dụ: Một em mười hai tuổi đã tự mình làm được một máy vô tuyến điện tí xíu
có thể để trong hộp diêm, em khác mười bảy tuổi đã giúp được việc cho đài
thiên văn Mạc–tư–khoa.
Ở cửa biển Ô-đét–xa, có mấy chiếc tàu nhỏ mà nhân viên từ người chỉ huy cho
đến người cầm lái đều là các em thiếu nhi.
Trong một thành phố khác, có một đường xe lửa dài năm cây số của thiếu nhi do
thiếu nhi điều khiển.
Các thành phố đều có thư viện và hàng sách đặc biệt cho trẻ em.
Thiếu nhi có một tờ báo riêng. Tờ Sự thật thiếu nhi ở Mạc–tư–khoa có một
số lớn biên tập viên và thông tin viên trẻ em với độ một triệu bạn đọc nhỏ.
Những trẻ em đặc biệt có thiên tài được chính phủ giúp đỡ. Ví dụ: Chính phủ đã
giao cho những giáo sư âm nhạc phụ trách năm trẻ em có khiếu âm nhạc.
Trong cuộc thi âm nhạc quốc tế ở thủ đô nước Bỉ, những em này đã được giải
thưởng nhất, ba, tư, và hai giải khuyến khích.
Về mùa hè, thiếu nhi được nghỉ một tháng ở những nơi nghỉ mát ngoài biển hoặc
trên rừng thông. Những nhà nghỉ mát đều như những cung điện rất sang.
Bữa ăn ngon và nhiều. Sau một tháng chơi và nghỉ, các em nặng thêm từ hai
đến bốn ki–lô.
Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều để dành cho trẻ em. Nếu nước Nga chưa phải
là một thiên đường cho tất cả mọi người, thì nước Nga đã là một thiên đường
của trẻ con. Vì vậy sự sinh đẻ tăng lên rất mau và nạn chết yểu giảm xuống rất
thấp.
Thiên đường của trẻ em này không làm cho ông Nguyễn quên tổ quốc Việt
Nam. Trái lại ông càng nghĩ nhiều hơn đến trẻ em nước nhà. Ông cũng muốn
làm cho chúng sung sướng, mạnh khỏe như những trẻ em Nga. Ông nhớ lại
một hôm. Xa–rô (Sarraut), bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp đã nói với ông: “Nước
Pháp rất khoan hồng. Nước Pháp rất muốn làm những việc cải cách. Nhưng
nước Pháp sẽ không tha thứ những người nào từ Pa–ri đến Mạc–tư-khoa,
từ Mạc–tư–khoa đến Quảng Châu và từ Quảng Châu đến Đông Dương (y vừa
nói vừa lấy ngón tay vẽ một bản địa đồ trên mặt bàn) kiếm cách gây nên những
sự rối loạn”.
37
Mặc dầu những lời doạ dẫm của Xa–rô, ông Nguyễn vẫn tìm đường qua Trung
Quốc để về nước. Mục đích của ông trở về nước là để truyền bá lý trưởng
mà ông đã học ở Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.
*
Bây giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán thuốc lá và bán báo để
sống. Khi mới đến, ông Nguyễn còn cảm thấy tiếng vang của một việc xảy ra ở
Quảng Châu. Mấy tháng trước đây, một thanh niên cách mạng Việt Nam, Phạm
Hồng Thái, đã ném một quả bom vào Méc–lanh đến Sa Diện, một tô giới quốc
tế gần Quảng Châu. Méc–lanh thoát chết. Nhưng liệt sĩ Phạm Hồng Thái phải
tự vẫn trên sông Châu Giang.
Việc đó tuy nhỏ, nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim
én nhỏ báo hiệu mùa xuân.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp càng ra sức bóc lột Đông
Dương. Chương trình bóc lột này được dự tính tỷ mỉ trong quyển sách của An–
be Xa–rô (Albert Sarraut): Khai thác thuộc địa. Toàn thể nhân dân đau
khổ vì sự bóc lột đó. Thuế má và tạp dịch tăng lên. Ruộng đất của nhiều làng
bị bọn chủ đồn điền Pháp chiếm đoạt. Pháp thi hành chính sách gây nạn đói để
làm cho nông dân bần cùng. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản Việt Nam
bị nghẹt thở vì sự áp bức nặng nề của tư bản thuộc địa. Một giai cấp thợ thuyền
mới ra đời. Từ 1862, tiếng súng kíp của đội quân Cần Vương chống với đại bác
của bọn xâm lược Pháp, cuộc chiến đấu đó vẫn tiếp tục. Nó tiếp tục năm 1885
dưới sự lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng, năm 1887 dưới sự lãnh đạo của
cụ Hoàng Hoa Thám, năm 1917 dưới sự lãnh đạo của ông Lương Ngọc Quyến
và nhiều nhà chí sĩ khác, có một lúc tạm yên sau Đại chiến lần thứ nhất. Và bây
giờ tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu.
Trung Quốc cũng bị các tập đoàn quân phiệt chia sẻ bọn này được đế quốc
giúp đỡ. Nhưng lòng yêu nước của nhân dân Trung Quốc bắt đầu thức tỉnh. Lời
kêu gọi của bác sĩ Tôn Dật Tiên bắt đầu truyền bá. Một phong trào dân tộc vĩ đại
bắt đầu. Trước hết là cuộc đấu tranh chống Nhật, liên hợp tất cả các giai cấp
trong nước. Sau đó là sự tẩy chay Anh ở Hương Cảng do công nhân phát động.
Rồi đến đội quân Bắc phạt chống bọn quân phiệt để thống nhất Trung Hoa, do
bác sĩ Tôn Dật Tiên và những người đồng chí của ông lãnh đạo.
Ông Nguyễn tìm vào cuộc vận động này.
Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu nhật báo, ông tìm đến làm phiên dịch cho
ông Bô–rô–đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng
Châu. Ông dịch những tờ báo Trung Quốc ra tiếng Anh. Ông để hết tâm lực
nghiên cứu chính trị Trung Quốc.
Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn Dật Tiên là:
38
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc
Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc
mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi
là “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí”.
Để tuyên truyền, ông xuất bản một tờ tuần báo: Thanh niên.
Được sự cộng tác của đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Nguyễn tổ chức “Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á-đông”.
Trong tổ chức này, có người Việt Nam, người Triều Tiên, người Inđônêxia v.v.
Đoàn thể này giống “Hội liên hiệp thuộc địa” mà ông Nguyễn đã tổ chức ở Pa–ri.
Được sự cộng tác của đảng Cộng sản Trung Quốc, quân đội cách mạng của bác
sĩ Tôn Dật Tiên đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bọn quân phiệt lần lượt
bị đánh bại. Trong một thời gian ngắn, chính quyền Quốc dân đảng Quảng Châu
đã lan rộng khắp nửa Trung Quốc.
Hoạt động của “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí” bắt đầu lan vào
trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều. Vì sao vậy?
Trong khi tài liệu và báo chí của ông Nguyễn bí mật lọt vào nước rất khó khăn,
thì bọn thực dân làm to chuyện để yêu cầu đàn áp. Đó là một quảng cáo rất tốt
cho công việc của ông, làm cho đồng bào chú ý, làm cho họ càng thích được
nghe tuyên truyền cách mạng.
Hơn nữa, thực dân Pháp đã phạm một sai lầm là bắt nhà lão sĩ yêu nước Phan
Bội Châu, lúc bấy giờ ở Trung Quốc, và muốn kết án tử hình cụ Phan. Tất
cả nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại vụ án này và yêu cầu thả cụ Phan.
Chưa bao giờ có một phong trào quần chúng rộng rãi như vậy. Đầy là một dịp
tốt cho ông Nguyễn tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước.
Muốn ru ngủ và lung lạc người Việt Nam, thực dân Pháp cử Va–ren (Alexandre
Varenne), đảng viên đảng Xã hội Pháp làm toàn quyền Đông Dương. Lúc đầu,
một số người Việt Nam phấn khởi, nhất là một số thanh niên.
Nhưng Va–ren ngay từ đầu thi hành chính sách hết sức phản động. Người Việt
Nam sớm tỉnh ngộ và vì vậy sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của ông Nguyễn: “Muốn
tự giải phóng, phải trông vào lực lượng của mình”.
39
Nhà lão ái quốc Phan Chu Trinh ở Pháp trở về Việt Nam. Về được một năm
thì cụ mất. Từ Bắc chí Nam, nhân dân ta tổ chức đám tang rất lớn. Bọn cầm
quyền Pháp can thiệp cấm những cuộc truy điệu và bắt bớ những thanh niên,
sinh viên hăng hái nhất trong cuộc vận động đó. Sự can thiệp này đã thổi thêm
ngọn lửa yêu nước và một lần nữa giúp cho sự tuyên truyền yêu nước của ông
Nguyễn và của hội Thanh niên.
Ông Nguyễn mở những lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu. Những thanh niên
Việt Nam phần lớn là học sinh trốn ra dự những lớp này để học làm cách mạng,
học cách hoạt động bí mật. Học xong họ lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải
phóng dân tộc, và tổ chức nhân dân.
Thực dân Pháp ở Đông Dương thù ghét phong trào cách mạng Trung Quốc. Họ
sợ mất quyền lợi của họ trong ba tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
Từ lâu họ đã có tham vọng chiếm ba tỉnh này. Đầu thế kỷ XX, Đu–me (Paul
Doumer), toàn quyền Đông Dương đã viết: “Những tỉnh này phải là của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu xâm lược ba tỉnh ấy bằng kinh tế, bằng chính trị, và cuối cùng
bằng quân sự, nếu cần…”.
Để hoàn thành kế hoạch xâm lược này, thực dân Pháp đã làm đường sắt Vân
Nam – Hải Phòng, chiếm Quảng Châu Loan và Sa Diện. Khi thấy phong trào giải
phóng dân tộc phát triển, thực dân Pháp hết sức lo sợ. Họ gọi đội quân Quốc
dân đảng là “Hồng quân”. Khi đội quân này lan đến gần biên giới Trung – Việt
thì thực dân Pháp kiếm cách ngăn trở. Họ ném bom thành phố Long Châu.
Phong trào dân tộc Trung Quốc có lợi cho cuộc vận động cách mạng Việt Nam.
Mặc dầu sự kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp, những chi bộ “Hội Việt Nam
Thanh niên cách mạng đồng chí” vẫn được thành lập trong khắc nước.
Năm 1927, khủng hoảng chính trị nổ ra trong nội bộ Quốc dân đảng. Cuộc Bắc
phạt thu nhiều thắng lợi. Chính phủ Quảng Châu trở thành chính phủ của toàn
Trung Quốc và dời đến Nam Kinh. Quốc dân đảng phản động bắt đầu khủng
bố đảng Cộng sản và công nông. Mặc dầu ông Nguyễn chỉ chuyên chú đến
phong trào Việt Nam, chính phủ Quốc dân đảng nghi ngờ ông, và muốn ám
hại ông.
Một lần nữa ông lại mất tích.
*
Ông Nguyễn đi đâu. Không ai biết. Những đồng chí của ông cũng bị nghi ngờ và
bị Quốc dân đảng bắt bỏ tù.
Chúng tôi lại mất mối một lần nữa…
40
Ở Trung bộ Xiêm, gần sông Mê Nam, có một xóm Việt kiều. Đây là những người
nông dân và những người bán hàng rong. Người thì cấy lúa, trông khoai. Người
thì đi bán diêm, vải, thuốc men, v.v.
Họ có một nhà trường để dạy tiếng Xiêm, tiếng Việt cho con em họ. Ở giữa
phòng học, trên cao treo ảnh vua Xiêm. Thấp hơn một tí, treo ảnh Phạm Hồng
Thái. Những người Việt kiều này là những người yêu nước. Họ tôn kính người
thanh niên yêu nước đã hy sinh tính mạng vì tổ quốc.
Mỗi ngày, công việc xong, họ họp nhau trong sân trường. Đàn ông, đàn bà và
trẻ con ngồi thành vòng tròn, một người cán bộ gầy gò, đứng dậy và với một
giọng chậm rãi rõ ràng, đọc cho họ nghe một bài báo hoặc một chương sách.
Mọi người yên lặng nghe. Khi người này đọc xong, anh hỏi mọi đã hiểu chưa,
và anh giải thích những điểm chưa được rõ.
Buổi họp xong, họ hát những bài ca yêu nước. Và các cụ già kể chuyện chiến
tranh du kích. Đây là những người du kích đã chống Pháp dưới sự lãnh đạo của
cụ Phan Đình Phùng hoặc cụ Hoàng Hoa Thám. Họ trốn sang Xiêm để tránh
sự bắt bớ của người Pháp. Thỉnh thoảng, người cán bộ thường đọc sách báo lại
đi vắng. Vai đeo bị, như những người đi buôn hàng rong, anh ấy đi đến những
nơi có Việt kiều, để tuyên truyền và tổ chức.
Người Xiêm mộ đạo Phật và rất hiền lành. Đến tuổi nào đó, con trai phải đi tu
ở chùa mấy tháng. Vì vậy trong nước có hàng ngàn nhà sư. Sư rất được nhân
dân kính trọng. Và được nhân dân nuôi. Mỗi ngày họ chỉ ăn một bữa, vào mười
một giờ sáng. Chị em mang cơm đến chùa. Sư cứ việc ăn không cảm ơn ai.
Họ chỉ cảm ơn Phật tổ. Khi sư ăn xong, cơm rau còn lại khách qua đường
có thể ăn, cũng không phải cảm ơn ai. Những người đưa cơm đến rất sung
sướng được dịp bố thí. Họ tin rằng bố thí được nhiều thì càng được nhiều
phúc đức.
Nhờ thế mà ông Nguyễn (tức người cán bộ thường giảng dạy sách báo)
và những người bạn của ông có thể đi đường không tốn tiền cơm.
Nếu không gặp những người khách đói, người đưa cơm đem một phần cơm
thức cho chim ăn. Vì họ sợ mang hết về thì xúi quẩy.
Ngoài việc cuốc đất, đi buôn, ông Nguyễn còn làm công việc tuyên truyền và
tổ chức. “Hội Thân ái Việt Nam” thành lập, một tờ tuần báo Thân ái được xuất
bản. Trước kia ở Trung Quốc, ông Nguyễn từ phương Bắc tuyên truyền
về nước. Bây giờ ở Xiêm, ông tuyên truyền về nước từ phương Tây.
Những hoạt động của ông, dù hết sức cẩn thận, cũng không thể hoàn toàn
giữ bí mật. Ở đâu có Việt kiều là tổ chức trường học cho trẻ em. Ở đâu
có trường học, là nơi đó cha mẹ tụ họp để nghe đọc báo và bàn bạc công việc.
Nạn cờ bạc, cãi nhau bớt hẳn, NgườiNgười lớn giúp nhau công việc. Trẻ em không
41
ngỗ nghịch nữa. Nạn mù chữ dần dần thanh toán hết. Nói tóm lại có một sự thay
đổi lớn trong Việt kiều ở Xiêm.
Trước tiên, người Pháp nghi ngờ, và về sau chúng đoán là ông Nguyễn ở đâu
trong vùng này nhưng không biết đích xác ở đâu. Chúng cho mật thám đi tìm.
Nhưng trong bọn mật thám có một người khá. Người này tin cho ông Nguyễn
biết, ông bày cho anh ta cách khai báo để làm cho bọn Pháp tin.
Gặp khi nguy hiểm quá, bị theo dõi riết, ông Nguyễn đã lánh vào một ngôi chùa,
tạm cắt tóc đi tu để tiếp tục hoạt động.
Ở đây có một chuyện đáng kể lại: Trên bờ sông Cửu Long về phía Xiêm có một
số khá đông Việt kiều. Người Pháp rất chú ý đến họ. Chúng đặt rất nhiều mật
thám để kiểm soát họ. Khi dò được những người Việt Nam yêu nước, chúng báo
cảnh sát Xiêm đi với chúng để bắt những người cách mạng.
Người Xiêm rất tốt với người Việt Nam nhưng không muốn có sự phiền phức
ngoại giao cho nên họ miễn cưỡng đối với Pháp. Song những vụ bắt bớ này ít
có kết quả, nhờ sự giúp đỡ của nhân dân Xiêm. Một hôm một người cán
bộ bị mật thám đuổi, chạy vào một nhà Việt kiều. Nhà đi vắng chỉ còn một em
bé chín tuổi, đồng chí ấy vừa vào, thì bọn mật thám ập tới. Em bé liền lấy một
cái nón đội lên đầu và đưa một dây thừng buộc trâu cho người cán bộ.
Và rất thản nhiên, em bé trách: “Đã trưa rồi mà chú không tìm trâu, mẹ mắng
chết”.
Người cách mạng đội nón, cầm dây thừng, khoác áo tơi, yên lặng ra khỏi nhà
qua trước mặt bọn mật thám đang sục sạo.
Sau việc này người ta hỏi em bé:
“Em có biết người cán bộ ấy không?”
“Không, em không biết, nhưng người ấy giống một chú thỉnh thoảng đến nhà em
và dạy em hát.”
“Tại sao em lại bảo chú ấy đi tìm trâu?”
“Em cũng không biết tại sao. Nhưng em sợ nếu chú ấy ở trong bếp sẽ bị mật
thám bắt mất.”
Một điểm cần nhắc lại là kiều bào ta ở Xiêm luôn luôn đoàn kết với nhân dân
Xiêm và tôn trọng pháp luật của nước Xiêm, cho nên được người Xiêm yêu mến.
*
42
Lúc bấy giờ “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí” có chi bộ khắp
nước. Nhiều tổ chức chính trị khác cũng thành lập. Ở Bắc “Việt Nam quốc
dân đảng” dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu,
ở Trung “Tân Việt” dưới sự lãnh đạo của một nhóm thanh niên trí thức dựa
theo chủ nghĩa Tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên.
“Tân Việt” là một nhóm chính trị tự do cấp tiến. Họ nhận ra chủ nghĩa cộng sản
thì quá cao và chủ nghĩa “Tam dân” của Quốc dân đảng thì quá thấp. Họ chỉ
muốn đấu tranh giải phóng Việt Nam, theo chủ nghĩa gì sau sẽ hay.
Nhóm này gồm những phần tử trí thức. Họ rất hăng hái, nhưng thiếu kinh
nghiệm chính trị. Họ hoạt động từ Nghệ An đến Thừa Thiên.
“Việt Nam quốc dân đảng” gồm những tiểu chủ, giáo học, công chức, đội, quản,
phú nông v.v.
Nó không có một chính cương chính trị xã hội rõ ràng. Nó muốn một nước cộng
hoà, nhưng thứ nước cộng hoà nào? Với phương pháp gì người ta sẽ xây dựng
lại kinh tế quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp lao
động, thợ thuyền, nông dân và trí thức.
Về những điều này, Việt Nam quốc dân đảng chưa có chương trình rõ rệt. Bác
sĩ Tôn Dật Tiên nói: “Công việc giải phóng nhân dân phải dựa vào đa số nhân
dân nghĩa là dân cày, và thợ thuyền”, nhưng “Việt Nam quốc dân đảng” hình
như không biết đến lực lượng nhân dân. Sự tuyên truyền và tổ chức của Đảng
chỉ hạn chế trong những tầng lớp trung gian.
Hoạt động của “Việt Nam quốc dân đảng” chỉ chú trọng tổ chức binh sĩ Việt Nam
trong đội quân thuộc địa Pháp, để chuẩn bị bạo động. Việc gia nhập đảng
quá dễ dàng thành thử bọn phản động dễ chui vào đảng.
Mặc dầu những sự khác nhau này, cả ba đảng nói trên đều có một điểm chung:
đấu tranh chống chế độ thuộc địa Pháp để giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Trong khi phong trào bí mật lan rộng, bọn thuộc địa Pháp càng ra sức đàn áp.
Đồng thời chúng thẳng tay bóc lột, ruộng đất của nông dân bị bọn thuộc địa
Pháp cướp làm đồn điền.
Hàng vạn người Việt Nam bị bắt ép làm công trong những đồn điền đó. Đời
sống của họ cực khổ như nô lệ thuở xưa. Bọn chủ đồn điền làm chúa trong đồn
điền của chúng. Chúng có quyền bắt nông dân nhịn đói, bỏ tù và giết chết.
Những người không chịu được chế độ này, bỏ trốn, thì bị bọn chủ bắn chết. Có
những tên chủ đồn điền nuôi hổ trong rừng chung quanh đồn điền để ngăn nông
dân trốn.
Nhiều nông dân khác bị đưa đi Tân Đảo hoặc những thuộc địa khác của Pháp.
Người đi thì nhiều, nhưng người trở về thì ít.
43
Tại những mỏ mới khai thác, những xưởng mới xây dựng, số phận của công
nhân cũng không khác gì số phận của nông dân trong đồn điền.
Thuế má và đóng góp tăng thêm.
Chính sách đầu độc bằng thuốc phiện và rượu cồn thêm phát triển.
Nhân dân không có chút quyền tự do nào cả, ngoài “quyền” nộp thuế, đau
khổ và chết chóc. Để lừa bịp dư luận Pháp và thế giới, bọn thuộc địa tổ chức
những viện dân biểu cho một số ít là địa chủ phong kiến và tư sản mại bản hợp
tác với đế quốc. Trước hết, đại biểu không do nhân dân bầu ra mà chỉ một nhóm
thân hào bầu ra. Sau nữa những đại biểu này chỉ có quyền thông qua chứ không
có quyền bàn cãi gì cả. Cuối cùng thì chính phủ thực dân có quyền bỏ tù những
nghị viên nào không nghe lời chúng.
Trò hề dân biểu này không lừa bịp được nhân dân Việt Nam. Tuy vậy, thực dân
Pháp say sưa vì những món lời khổng lồ mà chúng vơ vét được. Thấy người
Việt Nam bề ngoài im lặng thì chúng tưởng họ đã hoàn toàn đầu hàng, họ thiếu
lòng yêu nước. Nhưng thực ra chúng nó ngồi trên ngọn núi lửa cách mạng mà
không hay.
Một tiếng nổ khác, không vang dội bằng tiếng bom nổ vụ toàn quyền Méc–lanh
ở Sa Điện, nhưng cũng đã làm cho thực dân Pháp hoang mang.
Một sinh viên Việt Nam vừa bắn tên Pháp Ba–danh (Bazin), một tên buôn người.
Chính vì nó đã mộ phu cho các đồn điền Pháp ở Nam bộ và ở châu Úc. Ông
Nguyễn không tán thánh những hành động khủng bố cá nhân. Ông nhận thấy
rằng chính sách khủng bố là chính sách của những người thất vọng, của những
người nản chí. Trái lại, trong khi làm việc để giải phóng tổ quốc, để thay đổi một
chế độ, người ta phải có can đảm, luôn luôn có can đảm, và hy vọng, luôn luôn
hy vọng. Ông không tán thành những hành động nản chí và thất vọng. Theo
ý kiến ông, chỉ có lực lượng của toàn dân mới có thể giải phóng dân tộc
khỏi ách áp bức của bọn thống trị bạo ngược. Chứ cá nhân hành động
thì dù cho những cá nhân ấy anh dũng thế nào cũng không đi đến kết quả.
Nhưng ông không trách Phạm Hồng Thái, cũng không trách người sinh viên
trẻ tuổi trên. Người thanh niên căm phẫn khi thấy đồng bào bị giày xéo, thấy
Tổ quốc bị chà đạp, đấy là một chuyện rất tự nhiên. Nếu thấy vậy mà không
căm phẫn mới là có tội. Căm phẫn nhưng không tìm thấy một con đường
đi đúng, chỉ biết nghe theo tình cảm mà làm, như người không biết bơi nhảy
xuống biển để hòng vớt kẻ chết đuối là việc ngây thơ.
Sau vụ Ba-danh, bọn thực dân Pháp cũng không khôn ngoan hơn. Mắc bệnh,
chúng càng làm cho bệnh trầm trọng, càng khủng bố dân.
Bắt bớ hàng loạt, án tử hình, giam cầm, tra tấn, v.v. rõ ràng chế độ thực dân
Pháp chỉ biết có một chính sách: giết để trị.
44
Nhưng bạo lực lại đẻ ra bạo lực.
Ngoài một nhóm đồng chí của ông Nguyễn, những người khác chỉ nghe tiếng
mà không biết ông Nguyễn là ai, ở đâu. Nhiều khi ông dự những buổi họp,
những buổi thảo luận của các đồng chí trong Đảng, mà không ai nhận ra.
Ông biết rõ tình hình trong nước. Hai việc quan trọng làm cho ông từ giã nhà
chùa và nước Xiêm. Việc thứ nhất là cuộc bạo động của Quốc dân đảng đang
chuẩn bị.
Nhận xét cuộc bạo động ấy quá sớm và khó thành công, ông muốn bàn lại
kế hoạch với anh em Quốc dân đảng.
Nhưng đường đi từ Xiêm đến Trung Quốc xa xôi. Trong khi ông đang trèo non
vượt biển thì cuộc bạo động xảy ra như sau:
Vụ Ba-danh đã khiến cho thực dân Pháp điên cuồng, và chúng ra tay khủng
bố những người yêu nước. Việt Nam quốc dân đảng bị khủng bố hơn cả,
vì như trên đã nói sự chọn lọc đảng viên quá dễ dàng để bọn mật thám chui
vào trong đảng. Chúng biết gần hết các đảng viên và các tổ chức của đảng.
Thấy nhiều cán bộ và đảng viên bị bắt, nhiều chi bộ của đảng bị phá vỡ, những
lãnh tụ như Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu cho rằng: “Ta hành động
hay không hành động, rút cục đảng cũng sẽ bị khủng bố và bị tiêu diệt. Cho nên
ta cứ bạo động, rồi ra sao thì ra”.
Kế hoạch bị khám phá đại khái như sau:
A/ Bạo động nổ ra khắp nơi. Rồi đưa tất cả lực lượng chiếm một thành phố lớn.
B/ Binh sĩ Việt Nam trong quân đội Pháp là lực lượng chính. Du kích là lực
lượng phụ.
C/ Những vũ khí thô sơ như gươm, giáo, dao, quắm, v.v. du kích tự sắm lấy.
Súng ống sẽ do binh sĩ khởi nghĩa chuyển cho.
D/ Ông Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy tỉnh uỷ Sơn Tây, Phú Thọ và Yên Bái. Yên
Bái được chọn làm đại bản doanh của bạo động.
Ông Nguyễn Thái Học chỉ huy ba tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An. Kế
hoạch rất chủ quan, người ta trông mong vào lực lượng vũ khí còn ở trong tay kẻ
thù.
Những người liên lạc bị Pháp bắt mất. Hai lãnh tụ không liên lạc được với nhau.
Ngày 11 tháng 2 năm 1930 vào khoảng 10 giờ tối, bắt đầu đánh các đồn Pháp
ở Yên Bái binh sĩ Việt Nam cơ thứ 5 và cơ thứ 6 chạy theo nghĩa quân.
45

Chiếm được dây thép và nhà ga. Nghĩa quân phát truyền đơn và hô hào quần
chúng. Nhưng binh sĩ Việt Nam cơ thứ 7 không hưởng ứng. Sáng hôm sau,
Pháp phản công. Bạo động cũng thất bại. Trong vòng một tuần, phong trào
bạo động bị dập tắt. Ông Nguyễn Thái Học và những lãnh tụ khác bị bắt và
xử tử.
Việt Nam quốc dân đảng thất bại nhưng anh dũng. Thực dân Pháp ăn mừng
thắng lợi. Chúng tuyên bố: Thế là cách mạng Việt Nam hết! Thực dân Pháp
không còn lo sợ nữa. Nhưng người Việt Nam trả lời thầm: Đợi đấy chúng bay sẽ
thấy!
Việc thứ hai: vừa mới đây, “Tân Việt” và “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí” đã gặp nhau để chuẩn bị thống nhất lại.
Nhưng “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí” lại chia làm hai nhóm. Mỗi
nhóm tổ chức thành một đảng Cộng sản. Như thế, lúc bấy giời ở Việt Nam có ba
đảng Cộng sản.
Mặc dầu sự khủng bố của Pháp, “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng
chí” phát triển rất chóng. Nhưng sự chia rẽ đã làm cho những người yêu nước lo
lắng. Vì chia rẽ thì suy yếu.
Về đến Trung Quốc, ông Nguyễn triệu tập lãnh tụ của các nhóm và nói họ đại
ý như sau:
“Vô sản các nước còn phải liên hiệp lại, huống chi vô sản trong một nước. Vì vậy
nước Việt Nam không thể có ba đảng Cộng sản.
Chúng ta phải đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp. Để đạt mục đích ấy, phải thống nhất tổ chức. Tổ chức có
thể gọi là “Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí” như trước hoặc “đảng
Cộng sản” như ngày nay, nhưng chính cương nó phải là:
Dân tộc độc lập
Nhân dân tự do
Dân chúng hạnh phúc.
Tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
Tiếp đó có một cuộc thảo luận, kết quả đi đến thống nhất các nhóm.
Một cương lĩnh hành động được thảo ra. Đại biểu các nhóm trở về nước hoạt
động.
46
Thực dân Pháp tiếp tục chính sách khủng bố nhưng nhờ có cương lĩnh mới dìu
dắt cho nên những người cách mạng làm việc rất hăng hái. Kết quả không phải
chờ đợi lâu. Đến tháng 4 năm 1930 thợ thuyền nhà máy Sợi Nam Định bãi công.
Đòi tăng lương và bỏ chế độ dã man đánh đập thợ. Bọn chủ Pháp trả lời bằng
cách bắt bớ những lãnh tụ của cuộc bãi công thợ thuyền bãi công tổ chức tuần
hành thị uy trong đường phố.
Phong trào bãi công và tuần hành thị uy lan khắp các thành phố từ Nam đến
Bắc. Thực dân Pháp đàn áp rất dã man. Ở Nghệ An, bọn pháp dùng máy bay
ném bom những đám người tuần hành thị uy, giết và làm bị thương hàng ngàn
người một lúc.
Nhân dân yêu cầu:
Giảm thuế;
Tự do dân chủ;
Thả tù chính trị;
Ngừng khủng bố;
Thực dân Pháp trả lời bằng những vụ ném bom, bắt bớ và giết chóc hàng loạt.
Phong trào kéo dài từ tháng 4 năm 1930 đến tháng 5 năm 1931. Tạm thời,
chế độ thực dân thắng lợi. Nó đã mang thắng lợi sau khi bắt giết hàng ngàn
người Việt Nam và bỏ tù hàng vạn người Việt Nam.
Nó thắng lợi nhưng cũng bắt đầu run sợ. Nó thấy rằng từ năm 1862, thời
kỳ chinh phục, cho đến năm 1931, thời kì bãi công, nền thống trị của chúng
chưa bao giờ được ổn định. Những cuộc bạo động liên tiếp nổ ra càng ngày
càng kịch liệt. Chính sách khủng bố không có hiệu quả, người Việt Nam kiên
quyết đấu tranh để giành lại độc lập tự do.
Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu, người cách mạng Việt Nam đã
tìm thấy những phương pháp đấu tranh mới. Họ đã biết cách phối hợp tuyên
truyền, bãi công và tuần hành thị uy. Trong nhiều vùng, tất cả nhân dân tham
gia đấu tranh.
Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai
trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập
và thi hành tự do dân chủ. Những uỷ ban xã, uỷ ban huyện được dựng nên. Bãi
bỏ thuế thân và thuế chợ, cấm thuốc phiện và rượu, thực hiện cưỡng bách giáo
dục. Nói tóm lại, nhân dân đã xây dựng một chế độ mới, dân chủ, và thủ tiêu
chế độ thực dân phong kiến.
47
Phong trào này kéo dài mấy tháng. Nhưng với tay không, nhân dân không
thể chống cự lại các cuộc tấn công của quân đội dã man của Pháp. Hhúng
cướp phá hết, bắn giết hết, thiêu huỷ hết.
Thực dân Pháp mừng rỡ không những vì chúng đã dìm phong trào Việt Nam
trong bể máu, mà vì chúng còn được tin ông Nguyễn đã bị bắt…
(Hết phần 3, mời xem tiếp phần 4)







 

No comments:

Post a Comment