HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Thursday 14 June 2012

4 * WIKIPEDIA * BÚT HIỆU

  


WIKIPEDIA* 
BÚT HIỆU HCMBút hiệu của Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Mục lục

Danh sách bút hiệu

Bút hiệu thường dùng

  • Hồ Chí Minh: Từ tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969
    • C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
    • H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
  • Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
    • N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
    • N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
    • NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
    • NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.

Bút hiệu thân mật

  • Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
  • Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.

Bút hiệu khác

(xếp hạng thứ tự theo bảng chữ cái)
  • A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
  • A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
  • Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
  • C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)
  • C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
  • Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
  • Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1971.
  • Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
  • Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
  • H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân Dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
  • HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
  • Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
  • H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
  • La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân Dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
  • Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
  • Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân Dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
  • Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
  • L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
  • Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926.
  • N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
  • N.A.K.: Dùng 1 lần tại "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928.
  • N.K.: Dùng một lần tại bài "Sự thống trị của đế quóc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
  • Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
  • Nói Thật:
  • Nilốpki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
  • P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
  • Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
  • Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
  • Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
  • T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 nam 1950 đến tháng 6 năm 1969.
  • T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện
  • Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
  • Tân Trào:
  • Thanh Lan:
  • Thu Giang:
  • Trần Dân Tiên: Dùng 1 lần viết sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch năm 1948.
  • Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
  • Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
  • V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
  • V.K.: Dùng 1 lần trong bài "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960.
  • VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
  • WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
  • X: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
  • X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

Bút hiệu đang xác định

  • CULIXE: Dùng 1 lần ngày 13 tháng 2 năm 1922 (bản gốc tài liệu tiếng Pháp đề: "CULIXE - Nguyễn Ái Quốc dịch")
  • Lê Thanh Long
  • LOO SHING YAN: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924 (bản gốc tài liệu đánh máy bằng tiếng Pháp đề: "LOO SHING YAN - Nữ đảng viên Quốc dân Đảng")[1]
  • Trầm Lam:
  • Tuyết Lan:
  • Việt Hồng:

Biệt danh và bí danh khác

Chỉ dùng để hoạt động bí mật, không dùng để viết sách báo.
  • Văn Ba: (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911)
  • Paul Tất Thành: 1912
  • Line: 1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc
  • Hồ Quang: 1939-1940, dùng tại Côn Minh và Quế Lâm, Trung Quốc

Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc là danh hiệu được dùng ký đại diện cho Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite). Văn bản này được gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919 nhân khi các cường quốc đang nhóm họp. Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên mới mà Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tự gọi mình, ít nhất kể từ tháng 9 năm 1919,[2] và sẽ sử dụng trong suốt 23 năm sau đó.
Nhận định của sử gia Việt Nam
Về tác giả và bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của bản yêu sách trên, nhà sử học Dương Trung Quốc viết đó là: “một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, được gọi là nhóm Ngũ Long[3] đứng đầu là cụ Phan Châu Trinh và trẻ tuổi là Nguyễn Tất Thành cùng viết một văn bản gửi Hoà hội Versailles đưa ra 'Những yêu sách của người An Nam' và được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc"”.[4]
Nhận định của sử gia ngoại quốc
Daniel Hémery cũng cho rằng "Nguyễn Ái Quốc" là bút hiệu chung của nhóm bốn người hoạt động tranh đấu cho dân quyền Việt Nam tại Pháp vào đầu thế kỷ 20, đó là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế TruyềnNguyễn Tất Thành.[5] Theo Sophie Quinn-Judge, căn cứ trên bản tiếng Pháp của yêu sách Revendications du peuple annamite (Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam) được đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo) ngày 18 tháng 6 năm 1919 thì luật sư Phan Văn Trường là người soạn.[6]. Vì ba ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền đã sinh hoạt tại Pháp khá lâu nên cả ba bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ nên không dám lộ diện. Riêng Nguyễn Tất Thành vì là người mới tới (từ Anh sang Pháp năm 1919) nên nhà chức trách ít cản trở hơn cả, lại được giao nhiệm vụ liên lạc với giới báo chí nên danh hiệu "Nguyễn Ái Quốc" sau này gắn liền với Nguyễn Tất Thành.[7]
Nguyễn Tất Thành là người đã đưa tận tay bản kiến nghị cho các thành viên chủ yếu của nghị viện và tổng thống Pháp, cũng như trao bản kiến nghị cho các đoàn đại biểu Đồng minh và sau đó tự gọi mình là Nguyễn Ái Quốc.[2] Theo William Duiker, nhà cầm quyền Pháp lần đầu biết đến cái tên "Nguyễn Ái Quốc" là ở bản yêu sách này. Tổng thống Pháp đã yêu cầu Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut xác định danh tính của người có tên Nguyễn Ái Quốc. Đến tháng 8 năm 1919, cùng bản yêu sách, cái tên Nguyễn Ái Quốc đã được lan truyền rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam. Tháng 9 năm 1919, trong một cuộc phỏng vấn bởi phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Hoa ở Paris, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc tuy vẫn giấu tên thật.[2] Theo báo cáo năm 1920 của Pierre Guesde cho Bộ thuộc địa, mật thám Pháp đã nhận dạng chính xác Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Tất Thành. Từ đó, cái tên Nguyễn Ái Quốc đã được Nguyễn Tất Thành sử dụng trong suốt 30 năm sau đó[8].

Bút hiệu Trần Dân Tiên

Trần Dân Tiên là tác giả của cuốn tiểu sử nổi tiếng Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Đây cũng là tác phẩm duy nhất đã được biết của tác giả Trần Dân Tiên. Có thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi những nguồn sau:
Nguồn khẳng định
  • Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An)[9];
...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...
  • Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh[10]:
...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...;
...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra...
  • Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life: [12]
...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...
Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
  • Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography: [13]
...
  • Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: [14].
...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...
Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện...
Nguồn được tạm hiểu
Một bài viết trên tạp chí Cộng sản Điện tử (cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam) có câu như sau, từ đó người đọc có thể hiểu rằng Trần Dân Tiên cũng là Hồ Chí Minh:
  • Tạp chí Cộng sản Điện tử [15],
...Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao....). Thông tin này không phổ biến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Mặt khác, hiện chưa có thông tin nào khác về tiểu sử của Trần Dân Tiên.

Tác phẩm

Cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện, mà thuật chuyện bằng lời một người khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp Hồ Chí Minh để ghi lại tiểu sử của Chủ tịch nhưng không đạt yêu cầu. Trần Dân Tiên phải đi tìm gặp gỡ những người đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trong tác phẩm có đoạn viết như sau:
...Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:
Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến
Ký tên: Hồ chí Minh."
Ý kiến các học giả
Sophie Quinn-Judge, trong cuốn Ho Chi Minh: The Missing Years, đánh giá quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch như sau:
While it is based on fact, its omissions, embellishments, and insistence on Ho Chi Minh's proletarian virtue made it an element in the construction of his myth rather than a serious record."[14]
Tạm dịch: Tuy dựa trên sự thật, những điều bỏ qua hay tô vẽ thêm [trong sách], và việc nó nhất quyết khẳng định đức tính vô sản của Hồ Chí Minh khiến sách này là một yếu tố tạo ra huyền thoại về ông hơn là một sử liệu nghiêm túc.
Trong khi đó, William J. Duiker, trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life, cho rằng việc Hồ Chí Minh dùng nhiều bút danh hoặc tên giả khi viết tự truyện và các bài báo là một trong các khó khăn về tư liệu tiểu sử đối với người định viết sách về ông.[12] Quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949[14] và đã được tái bản nhiều lần. Lần gần đây, vào tháng 4 năm 2005 bởi nhà xuất bản Trẻ, kích thước: 14*20 cm, trọng lượng: 170 gram, số trang: 159 trang, giá bán 18.500 đồng/cuốn.[16] Trong một cuốn tiểu sử khác, Vừa đi đường vừa kể chuyện xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại.[17]

Chú thích

  1. ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập. NXB Chính trị quốc Gia. Hà Nội. 2001.
  2. ^ a b c Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000. tr. 60
  3. ^ "Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quấc tại Pháp từ 1919 đến 1923?"
  4. ^ Dương Trung Quốc, Nhân sự phá sản của Đề án 112, Báo Lao Động cuối tuần số 37 ngày 23/09/2007 (Xem được đến ngày 15/1/2008)
  5. ^ Hémery, Daniel. Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam. Paris: Gallimard, 1990, trang 44-45.
  6. ^ Quinn-Judge, Sophie. Ho Chi Minh: The Missing Years. Berkeley, CA: University of California, 2002.
  7. ^ Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh - Tác giả: Lữ Phương)
  8. ^ Duiker, tr. 59
  9. ^ Kim Nhật. “Sách báo - tài sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện".. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập 19 tháng 9 năm 2007.
  10. ^ Hà Minh Đức, Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội (Hà Nội, 1985), trang 132: "...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, và của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch..."
  11. ^ Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh: ..Nhân dân, tờ báo của Đảng Cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra.
  12. ^ a b William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. 579. ISBN 078688701X.
  13. ^ Pierre Brocheux (2007). Ho Chi Minh: A Biography. Cambridge University Press. 209. ISBN 0521850622.
  14. ^ a b c Sophie Quinn-Judge (2002). Ho Chi Minh: The Missing Years. University of California Press. 5. ISBN 0520235339.
  15. ^ “Việt Nam nhận thức và ứng xử đối với vấn đề tôn giáo”. Còn nhớ những quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên-Hồ Chí Minh: "Khổng Tử, Giê-su, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có cùng một điểm chung đó sao.". Tạp chí Cộng sản Điện tử. Truy cập 3 tháng 9 năm 2007.
  16. ^ NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH
  17. ^ Borton, Lady (2007). “Piece of Uncle Ho history surfaces in London”. Ho Chi Minh had used the pseudonym T. Lan and the voice of a cadre accompanying President Ho in September 1950 to the Border Campaign for Stories Told on the Trail, which was first published in book form in 1963.. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 19 tháng 9 năm 2007.

No comments:

Post a Comment