HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *170. PHAN KHÔI 1929

170. PHAN KHÔI 1929
Tiểu dẫn

về sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo năm 1928



Toàn bộ các bài báo tôi sưu tầm được và đưa in lại dưới đây là những bài Phan Khôi cho đăng trên Đông Pháp thời báo ở Sài Gòn, thường ký bút danh C.D. (viết tắt tên hiệu Chương Dân của ông), đôi khi là K.,Kh., và trong mục Câu chuyện hằng ngày, Phan Khôi và Diệp Văn Kỳ ký chung bút danh Tân Việt, T.V.

Đông Pháp thời báo (Le Courrier Indochinois) là báo có từ 4 đến 8 trang khổ lớn 65x40cm, xuất bản 3 kỳ/tuần (thứ hai, thứ tư, thứ sáu), số đầu ra ngày 2.5.1923, số cuối (số 809) ra ngày 22.12.1928. Ban đầu báo do Nguyễn Kim Đính điều khiển, sau vì thua lỗ nên phải bán lại cho hai ông Diệp Văn Kỳ và Nguyễn Văn Bá (từ số 635, thứ sáu 14. 10.1927). "Hai ông này đã biến đổi hoàn toàn tờ báo", biến nó từ chỗ "có khuynh hướng thân chính phủ" trở nên "có khuynh hướng đối lập" và "là tờ báo có rất nhiều người đọc" (theo Huỳnh Văn Tòng: Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000, tr. 185). Chính Diệp Văn Kỳ đã đổi kỳ hạn ra báo sang các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy trong tuần, chính Diệp Văn Kỳ quyết định các phụ trương ở cả ba kỳ trong tuần: phụ trương thể thao, phụ trương phụ nữ và trẻ em, phụ trương văn chương. Chính Diệp Văn Kỳ đã có sáng kiến mời Tản Đà và Ngô Tất Tố ở bắc vào nam, tăng cường cho ban biên tập tờ báo.

Chúng ta chưa thật rõ Phan Khôi cộng tác với Đông Pháp thời báo từ khi nào, song theo nhận biết của chúng tôi qua việc sưu tầm thì dường như Phan Khôi chỉ có bài đăng ở báo này từ khi Diệp Văn Kỳ làm chủ tờ báo. Sau khi Diệp Văn Kỳ chấm dứt Đông Pháp thời báo để ra tờ Thần chung từ đầu năm 1929, Phan Khôi vẫn tiếp tục cộng tác.

Trong việc xác định bài vở thuộc ngòi bút Phan Khôi, khó khăn cho người sưu tầm là ở chỗ ông không hề ký Phan Khôi hay Chương Dân trên Đông Pháp thời báo. Đầu mối thứ nhất cho việc sưu tầm là các bài trong mục Nam âm thi thoại ký C.D. mà năm 1936 tác giả đã cho in thành sách riêng với nhan đề Chương Dân thi thoại. Vậy là tất cả các bài ký C.D. ở báo này đều là thuộc ngòi bút Phan Khôi. Vài ba bài báo nhỏ ký Kh., K. hẳn cũng là của ông, tuy bút danh Kh. chắc chắn hơn, vì bút danh K. còn có thể là của Diệp Văn Kỳ. Riêng bút danh Tân Việt (và đôi khi ký tắt là T.V.) thì đã được tiết lộ khéo léo trên nhật báo Trung lập (S.G., ngày 10.2.1931) trong một bài hài đàm của Thông Reo (một bút danh khác của chính Phan Khôi), bút danh Tân Việt còn được hai ông dùng chung cho mục "Câu chuyện hằng ngày" ở Thần chung (1929-1930).

Hai sưu tập Đông Pháp thời báo tôi dùng để khai thác tư liệu là: 1) bản vi phim (microfilm) ở Thư viện đại học California, Berkeley và Thư viện đại học Cornell, Hoa Kỳ, đây đều là bản chụp Đông Pháp thời báo lưu ở Thư viện quốc gia Pháp do ACRPP (Association pour la conservation et la reproduction photographique de la presse, - Hiệp hội bảo quản và tái chế ảnh báo chí) ở số 4, rue de Louvoir, Paris (Pháp) chụp in và phát hành; 2) sưu tập Đông Pháp thời báo lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Mỗi bộ sưu tập này đều có những số thiếu, những trang bị mất hoặc rách nát. Hơn nữa, con mắt người sưu tầm cũng có thể để lọt mất những tư liệu nhất định.

Ở phần sưu tập sau đây tôi không in lại các bài đăng trong mục Nam âm thi thoại ở Đông Pháp thời báo, vì đã được tác giả đưa vào sách Chương Dân thi thoại (1936) mà cách nay ít lâu Nxb Đà Nẵng đã tái bản (1998).

Ngoài tác phẩm của Phan Khôi, chúng tôi cho in thêm một số bài báo có liên quan của các tác giả khác; cạnh nhan đề những bài báo đó có ghi rõ: "phụ lục".

Về văn bản, sưu tập này chú ý tôn trọng cách viết cách in chữ Việt đương thời vốn mang đậm dấu ấn phương ngữ Nam Kỳ; một số chữ ngờ là có in sai, chúng tôi mới sửa lại và có ghi chú; những chữ khó hiểu đối với ngày nay, chúng tôi cũng tìm tài liệu tra cứu để chú thích. Riêng đối với một số từ ngữ đã trải nhiều biến thái, (như trường hợp từ đều vốn được dùng chung cho cả những từ ngày nay là điều và những từ ngày nay vẫn là đều), thì chúng tôi sửa theo cách dùng ngày nay.

Các chú thích ghi số là của bản gốc, tức ở dạng đăng báo. Các chú thích hoa thị (*) là của người biên soạn.

20. II. 2001

N.B.S.

No comments:

Post a Comment