Lời nói và việc làm của Tử Phác
Kể
ra nói về Tử Phác cho được rõ ràng cũng không phải dễ vì nhóm Nhân văn
có phương châm hoạt động là “jeu serré” (báo cáo Trần Dần) tức là dùng
những đòn hiểm hóc, dùng những luận điệu hai mặt, kích người khác làm
bậy hộ mình, Tử Phác lại được đồng bọn suy tôn làm mưu sĩ, tức là nghệ
thuật đòn hiểm cũng đã khá lắm. Tôi không phải là một nhà thám tử cho
nên chỉ giới thiệu những điểm mà trong quan hệ công tác với nhau Tử Phác
đã làm tôi phải suy nghĩ.
Gần đây Tử Phác hay nói đến nghệ thuật, luôn tỏ ra cho mọi người biết là mình yêu nghệ thuật lắm và chê trách những ai không “yêu” nghệ thuật bằng mình! Gần đây Tử Phác tỏ ra mình thương yêu anh em, tự cho mình là người biết “hy sinh” cho anh em! Như vậy thực chất Tử Phác yêu nghệ thuật hay địa vị, thực chất Tử Phác có thương yêu anh em không?
Tôi xin lược ra đây tóm tắt bản lý lịch của Tử Phác. Bí danh là Tử Phác tức Nguyễn Anh Chấn, tên thật là Trần Kim. Xuất thân từ một gia đình phong kiến quan lại, đời ông làm quan to ra đầu hàng Pháp. Bố sang Tây du học về Hà Nội làm Tham tá lục lộ. Mẹ con quan, có vốn buôn tơ lụa, vàng bạc. Nhà có của, bố mẹ lại mất sớm nên Tử Phác tha hồ ăn chơi và sớm trụy lạc, rượu chè, thuốc phiện, dần dần bế tắc về tư tưởng, nghiên cứu triết học Nietzsche và các thứ tôn giáo. Làn sóng cách mạng đến gỡ Tử Phác ra khỏi cuộc sống bế tắc đó, lôi cuốn Tử Phác vào cuộc sống mới, con đường hoạt động cách mạng. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến, Tử Phác được kết nạp vào Đảng và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Sau một thời gian công tác Tử Phác mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, làm báo theo lối tư sản, v.v… tờ báo bị đình bản. Đầu năm 49 được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III, công tác một ít lâu Tử Phác lại mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, quan niệm công tác kiểu tư sản, v.v… và một lô khuyết điểm nữa như: tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v… cứ thế tiếp tục, Tử Phác còn thuyên chuyển qua nhiều cơ quan khác: báo Sự thật, báo Sức trẻ, cơ quan Trung ương Thanh niên, cơ quan tuyên huấn quân đội, phụ trách Đoàn văn công quân đội, v.v… Tới đâu Tử Phác cũng cố gắng được một thời gian rồi lại phạm vào những tật xấu đã quen mắc: bao biện, độc đoán, quan liêu, tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v…
Thậm chí thời kỳ ở văn công Tử Phác đã tìm cách quyến rũ cả một phụ nữ trong khi người chồng đi bộ đội vắng.
Riêng tôi có vài kỷ niệm về Tử Phác như sau:
Một lần tôi gặp Tử Phác ở Thanh Hoá hồi 1951, khi đó Tử Phác mới ở đoàn thể chuyển sang công tác quân đội. Sau những câu chuyện thân mật, Tử Phác cho biết là cấp trên định tạm xếp Tử Phác cấp phó chính ủy Trung đoàn (mới tạm thời tức là có ngụ ý sẽ phải cao hơn). Ít lâu sau tôi được biết là Tử Phác còn thấp hơn cấp đó vài nấc. Tôi nghĩ rằng cấp bậc là nhiệm vụ mà nhân dân trao cho, vinh quang của người cán bộ là phải làm tròn nhiệm vụ ấy. Đâu phải như chức nhiêu chức lý ngày xưa có thể dùng tiền tài hoặc thủ đoạn mà chiếm được. Tại sao Tử Phác lại tự cho mình cái chức mà mình không có. Chính vì Tử Phác thích cái lối ngôi thứ kiểu cổ như vậy.
Đến Tết năm đó chúng tôi nhận được mỗi người một phong thư chúc Tết khổ rộng có trang trí hoa lá, in trên giấy trắng tốt, nội dung là chúc tụng anh em và khuyến khích văn nghệ sang năm mới nên cố gắng, v.v… ký tên: Tử Phác Nguyễn Anh Chấn. Nhận lá thư mừng xuân chúng tôi tự nhiên phải nhìn nhau một cách hơi khôi hài vì chúng tôi cho rằng trong quân đội có lẽ chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới ở cương vị cần thiết để làm việc này.
Năm 1954 ở chiến dịch Điện Biên, tôi có công tác đi qua và tạm lưu lại ở Đoàn Văn công Tổng cục chính trị do Tử Phác phụ trách thì gặp dịp anh em trong Đoàn hội nghị phê bình Tử Phác. Khuyết điểm là: quyến rũ nữ diễn viên tuy mình đã có vợ, quan liêu, độc đoán, v.v… Lần này Tử Phác lại bị kỷ luật và chuyển sang công tác khác.
Năm 1955, sau tiếp thu Hà Nội. Tôi được về công tác ở Phòng Văn nghệ Quân đội thì lại gặp dịp anh em cán bộ trong cơ quan đang phê bình Tử Phác về bệnh độc đoán, quan liêu, hay đè nén anh em, v.v… và đề nghị lãnh đạo thay Tử Phác đi công tác khác.
Đó là tạm nêu tóm tắt vài việc mà tôi biết.
Vậy mà trong bài giới thiệu Đoàn nghệ thuật Hung-ga-ri qua thăm Việt Nam ở báo Nhân văn số 4, Tử Phác đã viết:
“Người nghệ sĩ hãy làm công việc nghệ thuật đi, hãy sống chân thực và nhiệt tình, hãy đem “tâm hồn và trái tim” ra cống hiến cho nhân dân, đừng có rắp tâm đi trên con đường nghệ thuật bằng những biện pháp nào khác!”
Thâm ý Tử Phác viết đoạn này chính là chửi người khác, và như vậy kết quả sẽ là tự đề cao. Cái lối viết báo Nhân văn như thế đó.
Vậy thì cái giá trị của bài báo Nhân văn ấy thế nào? Sự thật Tử Phác đã dùng những biện pháp gì trên con đường nghệ thuật? Hàng chục năm lý lịch quá đủ để chứng minh là Tử Phác nện gót chân quan liêu độc đoán của mình trên lưng anh em văn nghệ với một nhịp điệu khá tàn nhẫn.
Vì những tật xấu cố hữu cho nên Tử Phác bị anh em văn nghệ không ưa và hoàn toàn mất tín nhiệm, bị cô lập. Tất nhiên Tử Phác phải tìm cách giải quyết. Thế là bắt đầu một giai đoạn mới: Tử Phác cải tiến biện pháp hoạt động.
Khi ấy năm 1955, anh em Văn nghệ Quân đội có một số thắc mắc về chính sách, đang đề đạt với lãnh đạo yêu cầu được giải quyết hợp lý. Lúc này quân đội bước đầu áp dụng điều lệnh chính quy, kỷ luật phải được tôn trọng; ngoài xã hội thì Hà Nội mới tiếp thu trật tự an ninh đang cần được củng cố; một vấn đề lớn như quy định những chế độ đặc biệt cho văn nghệ trong quân đội cần phải được nghiên cứu cẩn thận, không thể vội vã được. Một phần vì thế nên anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội sốt ruột và thắc mắc. Thế là Tử Phác trở thành một người rất “thương” anh em, bàn bạc với người này người khác để đấu tranh với lãnh đạo giành quyền lợi cho anh em! Tử Phác hay kể với anh em là do mình đấu tranh quyết liệt nên Tổng cục mới ký quyết định cho văn công được phụ cấp ăn thêm. Nói như vậy vừa là kể công mình vừa là để rút ra một “nguyên tắc”: đối với lãnh đạo phải đấu tranh quyết liệt thì “họ” mới nhả quyền lợi cho anh em. Việc này theo đồng chí phó Cục Tuyên huấn cho biết thì chính do đồng chí Đại tướng đã gặp văn công trong chiến dịch nên chỉ thị cho Cục Tuyên huấn phải nghiên cứu một chế độ bồi dưỡng cho văn công. Việc này Cục trao cho Tử Phác nghiên cứu thì Tử Phác làm rất chậm, phải giục mới xong. Thế là Tử Phác đã không làm tốt phần việc của mình còn đi nói xấu lãnh đạo.
Cái lối vu cáo như vậy Tử Phác luôn luôn dùng. Những câu nói nhọn hoắt như mũi dùi luôn luôn đâm vào sự bực tức của anh em. Tác dụng của nó làm cho cuộc đấu tranh cứ theo đà quá khích mà bốc mãi lên. Mâu thuẫn giữa cấp trên và anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội ngày càng sâu sắc.
Lúc này chiến thuật của Trần Dần là “Phải “imposer” lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu của ta” tức là phải làm quyết liệt và cấp tốc để lãnh đạo trở tay không kịp. Đột nhiên tờ báo Nói thật (của Hoàng Công Khanh) trịnh trọng đăng lên trang nhất bài: “Bước chia tay giữa văn nghệ và chính trị” (trích dịch bài của Lỗ Tấn viết thời kỳ đấu tranh với chế độ Tưởng Giới Thạch). Bài này thật là vu vơ với tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng lại rất đúng với những hành động của Trần Dần, Tử Phác trong quân đội.
Họ cứ theo đà vu cáo gây sự phẫn nộ trong quần chúng mà nổi lên theo. Tình trạng vô chính phủ trong cơ quan trở thành nghiêm trọng.
Các cấp ủy Đảng trong cơ quan luôn luôn giúp đỡ nhưng đến lúc này trong anh em mới có một số người bắt đầu nhìn thấy sự thật. Rõ ràng là cuộc đề đạt chính sách có tính chất nội bộ đã bị một số phần tử xấu kích lên thành một cuộc đấu tranh có tính chất đối kháng. Thế là anh em bắt đầu chống lại cuộc đấu tranh sai lầm kia. Qua nhiều cuộc tranh luận gay go, số anh em nhìn ra lẽ phải ngày càng đông và cuối cùng thì một nhóm quá khích đã lộ mặt. Đó là: Tử Phác, Trần Dần, Hoàng Cầm, v.v... Đúng như Trần Dần đã kiểm thảo: “cuộc đấu tranh chính sách của anh em Văn nghệ Quân đội chỉ là một cái cớ để chúng tôi khoét sâu mâu thuẫn giữa quần chúng với lãnh đạo…” Âm mưu của họ đã vấp phải sự giác ngộ và đoàn kết của anh em Văn nghệ Quân đội nên đã thất bại hoàn toàn. Trần Dần, Tử Phác bị kỷ luật. Nhưng với chiêu bài “vì quyền lợi quần chúng”, Tử Phác và đồng bọn đã tìm được nhau, kết thành vây cánh, phá phách được một thời gian trong quân đội. Họ sẽ mang chiêu bài đó đi hoạt động những nơi mà còn ít người biết.
Họ kéo nhau ra khỏi quân đội. Đi đâu cũng than thở: “Ở quân đội bị bè phái chèn ép, không thể sống được”.
Việc ra khỏi quân đội của họ có những dụng ý rất đen tối cần vạch ra. Trong khi những anh em Văn nghệ Quân đội còn lại đang lăn mình vào công tác để giải quyết những công việc bị ứ đọng lại trong gần một năm qua và hàn gắn lỗ hổng của bọn họ để lại thì họ đã liên kết được với vây cánh sẵn có ở ngoài vừa vu khống và chửi rủa quân đội, vừa căng chiêu bài nghệ thuật lên chuẩn bị tấn công vào chiếm lĩnh các vị trí cần thiết ở các hội văn học và nghệ thuật.
Riêng như ở ngành nhạc, trong Ban đại diện lâm thời có một cuộc vận động của Văn Cao và Đặng Đình Hưng gạch tên một đại biểu khác của quân đội để thay Tử Phác vào danh sách đại diện. Rồi gạch tên một người khác của quân đội trong dự kiến về danh sách đại biểu đi dự cuộc họp ở Praha để thay Tử Phác vào (cũng trong khoảng thời gian này thì Phan Khôi chuẩn bị đi Trung Quốc, Chu Ngọc chuẩn bị đi Ấn Độ, Thái Thị Liên đi Praha, Nguyễn Văn Tý cùng danh sách với Tử Phác, v.v…). Lúc này Văn Cao đang phụ trách tờ Tập san Âm nhạc đã nhẹ nhàng rút lui và nhường chân thư ký toà soạn cho Tử Phác. Vai trò Tử Phác kể cũng đã được vây cánh tô điểm cho một cách khá kỹ càng nhưng đến lúc thành lập hội thì không một ai đề cử Tử Phác vào danh sách chấp hành hội cả. Đúng ra cũng có một người đã đề cử nhưng rồi chẳng hiểu nghĩ sao lại lên bảng xoá dòng chữ Tử Phác do chính mình đã viết. Sau này Ban chấp hành Hội nhạc đã cử đồng chí Lưu Hữu Phước đến phụ trách chủ nhiệm để lãnh đạo tờ báo của hội thì Tử Phác phản ứng. Rồi nhân dịp đồng chí Phước có việc đi quốc tế một thời gian thì ở nhà Tử Phác tổ chức một cuộc họp toà báo (không báo cáo cho thường vụ hội biết) đề nghị Văn Cao về làm chủ nhiệm thay Lưu Hữu Phước, rồi kẻ biển quảng cáo không đề tên chủ nhiệm. Đến lúc Ban chấp hành cảnh cáo Tử Phác mới kẻ thêm tên chủ nhiệm vào biển.
Một người hành động như vậy, với bè cánh như vậy mà lại đi kêu ầm lên là bị bè phái chèn ép. Thật là vừa ăn cướp vừa đánh trống.
Đến lớp chỉnh huấn văn nghệ vừa rồi. Tử Phác có kiểm điểm về sai lầm của mình và ân hận là mình có tài mà không được trọng dụng nên bất mãn (!) Nào là đang viết “lịch sử âm nhạc thế giới” (!), là trình độ mình thừa sức làm chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, v.v... Tôi nghĩ rằng cái việc nói bâng quơ cũng là cái tự do của con người, vả lại mấy việc đó thực là lớn quá tôi chưa đủ khả năng làm tới, chỉ xin nhận xét mấy công việc cụ thể mà Tử Phác đã làm.
Báo Nhân văn còn có phần của Tử Phác, đã quá nhiều người góp ý kiến, tôi không cần góp thêm. Xin nêu ra vài bài trong tờ Tập san Âm nhạc thời kỳ Tử Phác làm thư ký toà soạn.
- Bài “Cần gì trước tiên” (trích dịch Anecdote musicale của V. de Velde): Ngày xưa có người hỏi nhạc sĩ Gờ-luých (Gluck) là cần gì trước tiên. Nhạc sĩ trả lời: Cần tiền! Rượu! Vinh quang! Phải chăng ông thư ký toà soạn đã dùng cái phép “ôn cũ biết mới” của Nhân văn để nói lên lẽ sống của mình là như thế.
- Bài “Con trâu nghe nhạc”: Ở miền Trung có điệu hò rất hay. Trâu kéo gỗ dù mệt rồi mà cứ nghe điệu hò nổi lên thì lại ra sức kéo không nghỉ nữa. Có bác nông dân tham việc cứ hò mãi, trâu kéo gỗ về đến nhà thì kiệt sức lăn ra chết. Phải chăng Tử Phác đã mượn bài này để bôi nhọ vốn dân tộc và xuyên tạc ảnh hưởng đúng đắn của văn nghệ với xã hội.
Tờ báo còn một loạt bài và những mục tin để đả chỗ này khen chỗ kia. Tất nhiên chúng ta rất hoan nghênh sự phê bình đúng đắn nhưng ở đây Tử Phác khen những cái chưa đáng khen và chê những cái chưa đáng chê, và nhất là có những dụng ý không tốt ở trong. Ví dụ: Tử Phác chê một sáng tác của Đ.P. là kém thì bị anh em phản ứng về lối phê bình không đúng đắn. Thế là Tử Phác đính chính: “Khuyết điểm trước phê bình chưa rõ ý. Nay đính chính lại rõ hơn là nếu chế độ sáng tác của ta mà khá hơn thì Đ.P. sáng tác không đến nỗi tồi như vậy”. Câu đính chính này rất có giá trị về mặt… xỏ xiên. Tử Phác rất thích dùng cái lối chửi xỏ như vậy, lặt vặt mà hiểm hóc.
Tử Phác có đăng một bài của nhạc sĩ Xô-viết A. Ka-cha-toa-ri-an viết về tình hình nhạc Việt Nam sau khi qua thăm Hà Nội (do Thụy Ứng dịch). Trong đó A.Ka có nhận định một điểm là ở Việt Nam chưa có dàn nhạc “quản huyền” lớn (orchestre symphonique). Tử Phác liền chú thích luôn ý kiến riêng của mình đại ý là: “nhận định này chỉ đúng với miền Bắc Việt Nam” nghĩa là Tử Phác muốn nói là Sài Gòn đã có dàn nhạc symphonique rồi, nghệ thuật Sài Gòn phát đạt hơn Hà Nội. Tội nghiệp cho Tử Phác! Sài Gòn đã làm gì có dàn nhạc symphonique lớn. Chưa nói đến nội dung tư tưởng trong nghệ thuật âm nhạc của Sài Gòn, chỉ nói đến cái hình thức mà Tử Phác rất chú ý ấy Sài Gòn cũng chưa có. Trong khi đó thì thực tế ở Hà Nội có Trường nhạc Việt Nam, năm ngoái nhà trường đã tổ chức hoà nhạc với hình thức của một dàn nhạc symphonique tập sự, tuy chưa đầy đủ nhưng nó đã thành hình. Tử Phác làm báo khách quan theo kiểu gì mà lại quảng cáo cho một sự kiện mà Sài Gòn chưa có?
Tử Phác cũng hay nhắc đến tài năng của mình về sáng tác nhạc. Thực tình việc này tôi không muốn nêu lên vì sự phê bình âm nhạc là rất khó cụ thể, dễ suy diễn, có thể cãi nhau mãi được – nhưng vị quá kiêu căng nên một số anh em khó chịu đã góp thêm cho mấy ý kiến rất cụ thể. Bài “Lá reo” của Tử Phác sáng tác trong kháng chiến là mô phỏng âm hình đoạn A của bản Symphonie pastorale (Beethoven). Bài “Quay tơ” và “Gió Hồ Tây” là mô phỏng một âm hình của bản Flute enchantée (Weber). Bài nhạc thể dục buổi sáng mà Tử Phác đã báo cáo trước hội nghị là thức ba đêm liền để sáng tác thì chính là trích trong vũ kịch Phạm Minh Đức cũng của Tử Phác. Nhân đây giới thiệu luôn về vũ kịch này tuy rằng nó còn dở dang chửa xong. Vũ kịch là hình thức lớn trong sáng tác âm nhạc, nó đòi hỏi người sáng tác phải có một trình độ kỹ thuật nhất định chưa kể đến cảm xúc và các sự hiểu biết khác, Tử Phác không đủ những điều kiện đó nhưng cứ làm. Vì trình độ hoà thanh kém nên Tử Phác chỉ làm được một phần giai điệu còn phần bè đệm thì đến nhờ nhạc sĩ Hiếu giúp, mà loại sáng tác này thì hoà thanh là một công trình rất quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm. Kể ra một người năng lực có chỗ còn thiếu sót phải đi nhờ người khác giúp đỡ thì không có gì lạ. Nhưng nó lạ ở chỗ là Tử Phác không chịu nhận là mình còn kém, đã đi nhờ anh Hiếu giúp lại còn sĩ diện nói với anh em bạn là: “Hiếu giúp mình về hoà thanh chẳng qua vì hắn biết đàn piano. Thật ra là tay Hiếu mà là óc mình”. Tử Phác có dám nói câu đó trước mặt anh Hiếu không? Phải chăng đó là biểu hiện của sự vô ơn? Đã vậy khi Cục Tuyên huấn tạm ứng một món tiền cho sáng tác này thì Tử Phác lấy cả và viết thư báo cáo với Cục Tuyên huấn là đã đưa anh Hiếu một nửa! Phải chăng đó là tâm hồn và trái tim của Tử Phác!
Kể những sự việc như trên thì lan man còn nhiều lắm. Sự thực về Tử Phác là như vậy. Cả một hệ thống những sai lầm xấu xa như thế mà cứ mang chiêu bài nghệ thuật và chân lý để chửi Đảng, chửi quân đội, phỉnh nịnh quần chúng hòng thực hiện những ý định đen tối của mình. Tử Phác và nhóm Nhân văn-Giai phẩm thường dùng những chữ lớn như văn nghệ sĩ là lương tâm của thời đại, chịu trách nhiệm trước lịch sử ngàn đời, v.v… Những chữ ấy kêu lắm nhưng cụ thể họ đã làm những gì cho đất nước trong mấy năm nay? Những đêm nằm cạnh bàn đèn thuốc phiện trên gác nhà Tử Phác, họ đã bàn bạc với nhau những gì: jeu serré, các lối vu cáo, đập người này lôi người kia, và những chuyện gì nữa? Họ hãy nói to những chuyện đã bàn bạc ấy lên cho nhân dân góp ý kiến với!
Hãy tỉnh lại đi thôi! Thực tế chứng minh là một số lớn trong bọn họ đã sa đoạ rồi. Họ nên mau mau trở về với thực tế cuộc sống, bớt những tham vọng điên cuồng tàn nhẫn đi. Không nên phá phách lung tung và cuối cùng là tự phá hoại. Chúng tôi nghĩ rằng đất nước chúng ta đang trên đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Xã hội này chỉ nhận làm công dân những người lương thiện và trung thực. Bất kể tài năng anh như thế nào, bất kể anh làm nghề nghiệp gì; là người thợ mỏ đào than hay là người nhạc sĩ sáng tạo ra âm thanh, bao giờ sự lao động lương thiện vẫn là vinh quang trước tiên của con người chân chính.
Nguồn: Văn nghệ Quân đội, số 5 (tháng 5-1958), tr. 53-57.
===
Hồng Vân
Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang
Từ bất mãn đến phản bội
Giới văn nghệ biết đến Nguyễn Hữu Đang không phải vì những tài năng nghệ thuật, những công trình sáng tạo của hắn, mà vì hắn đã khéo len lỏi vào trong hàng ngũ những người văn nghệ bằng cái khiếu kinh doanh tổ chức. Hắn vốn không phải là văn nghệ, cũng chẳng phải là một tay trí thức gì. Nhưng vì xưa kia có làm "truyền bá Quốc ngữ" nên khi cách mạng thành công thì hắn nghiễm nhiên trở thành một người "vận động văn hoá", rồi cứ thế mà chơi bời quen biết một số anh chị em văn nghệ sĩ.
Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn từ lâu cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. Lớn lên, học được ít nhiều hắn chạy chọt thi vào làm thư ký Phủ Toàn quyền. Được ít lâu, hắn xin thôi và sống một cuộc đời lang bạt. Lúc này chính là lúc phong trào Mặt trận Bình dân đang phát triển mạnh, là một thanh niên nhanh nhẹn hoạt bát, hắn được phong trào tìm đến. Cũng có khi làm phát hành sách báo, cũng có lúc hắn được phân công viết dăm ba bài. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc lồng lộn khủng bố, toàn bộ Đảng ta rút vào bí mật. Không những các cán bộ, đảng viên, mà cả những đoàn viên thanh niên dân chủ cũng bị lùng bắt. Nguyễn Hữu Đang vẫn hoạt động công khai trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng Hội đó và được Đảng hết sức ủng hộ. Nhưng Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em đánh đổ cụ Tố xuống để Đang làm hội trưởng. Công việc của Đang thất bại. Vì Đảng vẫn ủng hộ cụ Tố. Đến khi bọn mật thám chú ý phong trào truyền bá Quốc ngữ, Đang bỏ nhiệm vụ và tìm cách lẩn trốn. Ngay trong giai đoạn này, bề ngoài Đang làm ra vẻ hăng hái, nhưng rất kín đáo, Đang cũng muốn phất trên trường "chợ đen" và cũng đã nhiều lần lăn lộn ở các sòng bạc trên những chiếc thuyền bên kia Gia Quất.
Mãi đến năm 1942 khi phong trào Việt Minh lên cao Nguyễn Hữu Đang mới được liên lạc lại và tham gia Văn hóa Cứu quốc. Chính trong thời kỳ này, khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên thì hắn trở về mang theo cái chủ trương "cần dựa vào Nhật" của bè lũ tờ-rốt-skít. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được đề cử nhận một trách nhiệm trong Chính phủ.
Nhưng vì đầu óc địa vị quá nặng, Đang đã tỏ ra bất mãn vì thấy chức vị mình chưa được cử dứt khoát. Sau đó Nguyễn Hữu Đang lại được điều động sang công tác trong Văn hóa Cứu quốc. Vì Đang chưa có uy tín gì trong địa hạt văn nghệ nên không thể để Đang làm Tổng thư ký được. Đang lại kèn cựa với các đồng chí Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng. Ngay từ 1945 Nguyễn Hữu Đang đã câu kết với tên Trần Thiếu Bảo là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Đang vận động anh em để Trần Thiếu Bảo về phụ trách nhà xuất bản của Văn hóa Cứu quốc. Nhưng, một nhà xuất bản của một đoàn thể cách mạng không thể để lọt vào tay một tên tư bản cơ hội như tên Trần Thiếu Bảo, các anh em kiên quyết không tán thành đề nghị của Nguyễn Hữu Đang. Bất mãn với đoàn thể Văn hóa Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội Văn hóa Toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Hồi đầu cách mạng, công việc của Đảng và chính phủ rất bận. Tình hình lúc đó lại gặp nhiều khó khăn đối với bọn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch sang tước vũ khí quân đội Nhật Bản và bọn Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, bọn Cách mạng Đồng minh Hội Nguyễn Hải Thần và bè lũ của chúng âm mưu phá hoại chế độ ta. Lợi dụng lúc khó khăn đó không ai kiểm tra đôn đốc, Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với các anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết người đó là ai? Thái độ chính trị ra sao? Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ. Nguyễn Hữu Đang không nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến mà chỉ nghĩ đến thích thú cá nhân của mình; làm cái gì cũng muốn làm to, khoa trương, hình thức. Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền. Đầu óc lãnh tụ nổi lên, Đang muốn làm thủ lĩnh thanh niên và ý định đào tạo một lớp thanh niên với danh nghĩa: Thanh niên Nguyễn Hữu Đang (!).
Chủ trương của Đang không sát với hoàn cảnh thực tế rất khó khăn của kháng chiến, và cách tung tiền của Nguyễn Hữu Đang theo kiểu "xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy" không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức Thanh niên Xung phong của Đang phải giải tán, Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm thanh tra Bình dân Học vụ. Về đây chẳng bao lâu, đầu óc địa vị lại trỗi dậy, Nguyễn Hữu Đang lại kèn cựa, công kích đồng chí Vương Kiêm Toàn là giám đốc Nha Bình dân Học vụ, một người rất cần cù bền bỉ, một người đã có công rất nhiều từ phong trào truyền bá Quốc ngữ. Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em hòng lật đổ đồng chi Vương Kiêm Toàn. Nhưng anh em rất sáng suốt, Nguyễn Hữu Đang một lần nữa lại thất bại. Con đường cách mạng không phải như một cái thang để cho những kẻ đầu cơ như Nguyễn Hữu Đang trèo lên làm vương làm tướng, cũng không phải như một canh bạc đỏ đen như những canh xóc đĩa Đang đã từng lăn lộn trên những chiếc thuyền trên sông Hồng bên kia Gia Quất. Con đường cách mạng lại cũng không phải những món hàng chợ đen mà Nguyễn Hữu Đang đã lăn lộn trước đây từ Hà Nội đến Sài Gòn hòng mong đầy túi. Đang tham gia phong trào đã lâu nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy nên mãi đến nam 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành, danh không toại Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình dân Học vụ dọn lên Việt Bắc, Đang ở lại Thanh Hóa và làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, mọi người đều cố gắng đem khả năng của mình ra để cống hiến cho sự nghiệp quang vinh của tổ quốc thì Nguyễn Hữu Đang, vì bất mãn cá nhân, đã nằm bẹp, không hoạt động gì cho cách mạng, bám vào nhà xuất bản Minh Đức để chia lời với một cái tên cũng khá kêu là "giám đốc chính trị". Từ ngày đó Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đang cắt đứt sinh hoạt của Đảng. Từ đó, khi Cầu Bố khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng chửi cách mạng. Phẩm chất cách mạng của Nguyễn Hữu Đang đã mất. Đang đã trốn trách nhiệm với cơ quan, Đang đã bỏ quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc để đi làm cái việc chia lãi với tên Trần Thiếu Bảo, một tên tư bản cơ hội, bẩn thỉu.
Đã nhiều lần Đảng muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, cho Đang đi tham dự các lớp học chính trị của Đảng nhưng Đang tìm hết cách nọ cách kia chối từ sự giáo dục của Đảng.
Hòa bình được lập lại, một số các anh em vốn muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, đưa Đang về làm báo Văn nghệ, mong Đang hối cải trở lại công tác cách mạng. Nhưng cái đầu óc lãnh tụ của Đang quá nặng, tư tưởng chống Đảng đã có từ lâu, chứng nào vẫn tật ấy Nguyễn Hữu Đang câu kết với những phần tử xấu và mưu đồ lật đổ sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ. Lợi dụng lớp nghiên cứu tài liệu của Hội Văn nghệ mở cho các anh chị em văn nghệ sĩ học tập, hồi cuối năm 1956, Nguyễn Hữu Đang cùng với những phần tử phản động và bất mãn như Phan Khôi, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Sĩ Ngọc, Trần Duy, Hoàng Cầm v.v. khoét sâu vào những khuyết điểm của một số anh em lãnh đạo trong văn nghệ, lung lạc những anh em văn nghệ sĩ lập trường còn bấp bênh, hòng tranh thủ quần chúng văn nghệ sĩ về mình để đối lập với sự lãnh đạo của Đảng. Sau đó Nguyễn Hữu Đang đi vận động một vài nhà tư sản lạc hậu bỏ tiền ra tờ báo Nhân văn. Để che lấp hành vi bỉ ổi của mình, Nguyễn Hữu Đang giở trò bịp bợm cho đăng lên báo tên các anh em văn nghệ sĩ đóng góp người năm nghìn, người một vài vạn để lừa dối nhân dân, tỏ ra nhóm Nhân văn là những người trong sạch, vì "trái tim", vì "con người", anh em phải gom góp nhau lấy tiền ra báo. Cố nhiên danh sách quyên tiền đó là bịa đặt. Như Hoàng Cầm góp 1 vạn, đăng là 10 vạn. Nhiều văn nghệ sĩ không góp đồng nào cũng thấy bị đăng tên mình vào danh sách.
Nguyễn Hữu Đang đưa Phan Khôi và Trần Duy công khai ra làm chủ nhiệm và thư ký tòa soạn còn hắn thì tích cực hoạt động bên trong, liên lạc với nhóm này, người khác để "lấy quần chúng" về mình. Âm mưu của Nguyễn Hữu Đang là tìm những người nào có điều gì bất mãn với Đảng và chính phủ để lung lạc tinh thần trước đã rồi sau cho người vào gây nhân ở các cơ sở như các trường học, chủ yếu là trường đại học, các cơ quan văn nghệ và các cơ quan của Chính phủ.
Một mặt trên tờ báo Nhân văn tung ra những luận điệu rất có hại cho chế độ độ lung lạc tinh thần nhân dân, một mặt Nguyễn Hữu Đang cũng tích cực đi gây cơ sở, hòng có dịp phất cờ. Thấy những hoạt động của Nguyễn Hữu Đang gây nhiều tai hại cho sự nghiệp cách mạng, các đồng chí lãnh tụ của Đảng đã gọi Đang đến khuyên giải, nói cho hắn biết những sai lầm nguy hại của hắn. Đang không nhìn thấy sự ân cần và đại lượng của Đảng. Hắn cho là đã có cơ hội tấn công vào Đảng, hắn càng chiêu binh mãi mã, làm tích cực hơn, ráo riết hơn, càng ra mặt khiêu khích trắng trợn hơn, đi hẳn vào con đường chống Đảng, chống chế độ, thực sự phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
Nấp sau chiêu bài "trăm hoa đua nở"
Về làm ở báo Văn nghệ không phải là ý nguyện tha thiết của Nguyễn Hữu Đang vì hắn không có khả năng sáng tác mà cũng chẳng hiểu gì về nghệ thuật. Ngay trong thời kỳ đầu, hắn có viết một số bài phê hình hội họa, treo tên hắn lên rất cao, nhưng rồi cũng chẳng mấy người chú ý. Tuy vậy hắn đã bắt đầu gieo rắc vào trong tòa soạn báo Văn nghệ lúc bấy giờ lối làm báo tư sản với các mục "Chữ với nghĩa", "Cũ và mới", với cách trình bày hình thức, cốt khêu gợi sự tò mò của quần chúng hơn là thực chất nội dung của bài viết. Lúc này, trước những lời phê bình của lãnh đạo và của quần chúng về những bài viết của hắn trên báo Văn nghệ, Nguyễn Hữu Đang thường tỏ ra bất mãn, oán trách, và cùng với Lê Đạt hắn tìm cách đả kích và hạ uy tín của một số nhà văn phụ trách tờ báo kiên quyết bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.
Cho đến lớp học 18 ngày, từ một tên viết lách tầm thường, hắn nhảy ra như một tên trùm khiêu khích. Trong tổ 2 lúc đó, hắn ngang nhiên phủ nhận văn nghệ kháng chiến mà hắn chẳng có một chút đóng góp gì, mạt sát sự lãnh đạo của Đảng, gọi bài phát biểu của đồng chí Lục Định Nhất về "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" là có "tính chất chiến thuật", cho bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin là lỗi thời. Nhưng đến khi cần chống Đảng thì hắn lại nấp sau cái chiêu bài "Trăm hoa đua nở" và những ý kiến của Lê-nin. Hắn tụ tập xung quanh hắn những Phan Khôi, Thụy An, Ngọc Giao, Đoàn Phú Tứ, để cho bọn này công nhiên xỉ vả văn nghệ sĩ kháng chiến và chính bản thân hắn cũng tuyên bố là "phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ" nghĩa là phải đánh đổ lãnh đạo đi cho bọn chúng nắm lấy quyền lãnh đạo. Thế rồi như mưu mô đã sắp sẵn, lợi dụng cái "vết sẹo giả vờ" của Trần Dần, hắn khích động những thắc mắc nhất thời của một số văn nghệ sĩ, và làm một bản "tham luận" đầy một giọng khiêu khích hằn học. Với bản "tham luận" này, hắn đã xuyên tạc trắng trợn những sự thật về tinh hình văn nghệ, bịa đặt ra những "vụ" giải thưởng văn học, "vụ" Trần Dần, vu khống cái gọi là "bè phái lãnh đạo", "độc quyền văn nghệ". Tất cả những mưu mô của hắn chỉ nhằm đánh vào đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Chính hắn đã viết: "Vì bất cứ phát hiện sự việc gì, hoặc tìm giải quyết vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo". Và hắn viết thêm: "Cho tới nay trên thực tế, Đảng dã dùng văn nghệ một cách căn bản là sự vụ chủ nghĩa, căn bản là thực dụng chủ nghĩa, bó buộc về cả nội dung lẫn hình thức, không kể người sáng tác có cảm nghĩ sâu sắc hay không, bó buộc đến cả thời gian bao giờ cũng quá ngặt nghèo". Hắn gọi sự lãnh đạo của Đảng ta là "sự lãnh đạo cay nghiệt", hắn cho "đường lối của Đảng là gò bó, cần sửa đổi". Rõ ràng âm mưu đầu tiên của Nguyễn Hữu Đang và bè lũ là đánh mạnh vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng tiếng chó sủa không làm tắt được ánh trăng. Đường lối văn nghệ mà Đảng ta đề ra trong bao nhiêu năm nay hướng văn nghệ đi vào con đường rộng rãi phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh dù có thực hiện thiếu sót, chưa đầy đủ, vẫn là đường lối duy nhất đúng. Ngoài đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh ra, chỉ còn là đường lối văn nghệ phục vụ bọn bóc lột, bọn ăn không ngồi rồi, bọn thù địch mà thôi. Giới văn nghệ Việt Nam không bao giờ lại nhắm mắt cho bọn Đang đẩy vào đường lối đen tối đó.
Nguyễn Hữu Đang và bè lũ thường vu khống Đảng ta lãnh đạo văn nghệ theo "thực dụng chủ nghĩa". Nhưng thực dụng chủ nghĩa là gì? Đó là một triết học tối phản động của bọn tư bản Mỹ "sáng tạo" ra, trực tiếp phục vụ cho lợi ích tư bản chủ nghĩa thối nát của chúng. Theo triết học này thì con người có thể dùng bất kỳ phương pháp thủ đoạn gì để có thể đạt mục đích riêng của mình. Đó chính là triết học phản cách mạng để kiếm lãi của công ty Nguyễn Hữu Đang - Minh Đức, của bè lũ Nhân văn, đúng là "đường lối" của chúng, nghĩa là dùng mọi thủ đoạn kể cả gái, rượu, thuốc phiện để trụy lạc hóa, lưu manh hóa, phản động hóa văn nghệ sĩ. Còn đường lối của Đảng là đường lối cách mạng, yêu cầu những người văn nghệ quyết tâm lăn vào quần chúng, tự nâng cao mình, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân loại, phục vụ quần chúng lao động; đường lối đó chứa chan lý tưởng cao quí, bọn Nhân văn làm sao hiểu được!
Sau bài "tham luận" đầy giọng khiêu khích tấn công độc ác vào sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Hữu Đang liền viết thêm hai bài nữa có tính cách vạch đường lối. Một bài là "Từ Pơ-rô-lê-kun đến trăm hoa đua nở" đăng ba kỳ (145, 147, 148) vào tháng 11-1956 trên tuần báo Văn nghệ và một bài là "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký mạo tên Trần Duy đăng trên báo Nhân văn. Cũng trong những bài này một lần nữa Nguyễn Hữu Đang đả kích sự lãnh đạo của Đảng là hẹp hòi gò bó mà hắn ám chỉ là Pơ-rô-lê-kun, rồi hắn hò hét kêu gào "phóng tay trăm hoa đua nở" hiểu theo nghĩa hoàn toàn cơ hội, vô chính phủ của hắn.
Để vạch một đường lối văn nghệ hoàn toàn phản động, hắn ném ra những lý luận sặc mùi duy tâm thần bí, phỉnh nịnh văn nghệ sĩ tự thân là tiến bộ, những nào là "họ mang trong người họ một cái khả năng tiến bộ đặc biệt giúp cho họ đi theo cách mạng", những nào là "do cái trí tuệ minh mẫn mà họ có thể tiếp thu kiến thức và khát vọng của đồng loại rồi tổng kết để cuối cùng đem phổ biến. Cũng giống như cái ‘bản năng làm mẹ’ nó thôi thúc người phụ nữ (và các con vật cái). Bởi vậy hướng đi bình thường của họ phải là về phía chân thiện mỹ". Hắn cố bịa ra cái "trí tuệ tính" đối lập với giai cấp tính và theo hắn cái trí tuệ tính mới là căn bản. Lập luận này chẳng có gì là mới mẻ. Từ lâu, bọn duy tâm tư sản đã phát minh ra đủ các thứ lý luận chủ quan thần bí để chứng minh văn nghệ sĩ là siêu nhân, là đứng trên tất cả nhưng rồi cuối cùng vẫn đứng không cao hơn túi tiền của bọn tư sản. Bọn Hồ Phong cũng chả là luôn mồm nói đến "lương tâm nghệ thuật", "tinh thần chiến đấu chủ quan", "lực lượng nhân cách của nhà văn", nhưng cuối cùng cũng tự phơi bày cái lương tâm đen tối phản cách mạng của chúng ra đấy ư? Trong một xã hội có giai cấp mà định bịa đặt ra cái trí tuệ bản chất là tiến bộ, văn nghệ sĩ tự thân là cách mạng, để xóa mờ tính giai cấp của tư tưởng, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng trong văn nghệ thì thật là lừa bịp một cách trắng trợn. Bè lũ Nguyễn Hữu Đang không phải không biết vậy, nhưng đầu có đi đuôi mới lọt. Có đề cao được văn nghệ tự thân là tiến bộ bản chất là cách mạng thì mới có thể kêu gọi được "không lý gì không để cho trăm hoa đua nở", để cho văn nghệ "tự do không giới hạn". Cái danh từ "tự do không giới hạn" này (liberté illimitée) cũng chẳng phải là của bè lũ Nguyễn Hữu Đang "sáng tạo" ra đâu. Nó là một danh từ của Lukács György, một nhà triết học cơ hội chủ nghĩa đã tham gia chính phủ phản bội Im-rê Na-giơ mà bè lũ Nguyễn Hữu Đang nhập cảng vào. Nếu cái danh từ đó đã trở thành võ khí của bọn phản cách mạng Hung-ga-ri thì ở ta nó cũng đã thành mũi nhọn tiến công vào Đảng, vào chế độ của những phần tử phản bội.
Ở đâu bọn cơ hội chủ nghĩa cũng không giấu giếm được cái chân tướng phản bội của chúng. Dù chúng cố tô son điểm phấn bằng những danh từ "tự do", "dân chủ", cuối cùng cũng chỉ là những bọn chống Tổ quốc chống nhân dân một cách hèn nhát bẩn thỉu mà thôi.
Nguyễn Hữu Đang, tên bất học vô thuật này, nhảy vào văn nghệ với thủ đoạn của một tên khiêu khích, cũng chẳng tài giỏi gì hơn là cóp nhặt một số luận điệu, một số danh từ của những phần tử cơ hội chủ nghĩa đã ném ra, xuyên tạc những chính sách văn nghệ đúng đắn của Lê-nin, của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta trên văn nghệ. Nhưng không riêng gì trong văn nghệ. Âm mưu của hắn còn đi xa hơn. Hoạt động về chính trị, chống Đảng, chống chế độ về mọi mặt mới thật là mục đích cuối cùng của hắn.
Những thủ đoạn và luận điệu chính trị phản động
Nhằm đúng lúc Đảng và chính phủ ta phát hiện một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, đời sống của nhân dân còn gặp những khó khăn, đồng thời tình hình thế giới cũng có những biến cố lớn ở Ba-lan và Hung-ga-ri, bọn theo chủ nghĩa xét lại theo sau những luận điệu của phản động quốc tế đang chửi rủa vu khống phong trào cộng sản quốc tế, tư tưởng phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang cũng trỗi dậy. Hắn tưởng thời cơ đã đến, nên càng đi sâu vào con đường phản động. Nguyễn Hữu Đang vội vàng dựa vào một nhóm văn nghệ sĩ cơ hội, và liên lạc chặt chẽ hơn với tên tơ-rốt-skít Trương Tửu và một số phần tử lạc hậu ở đại học. Hắn chủ trương cùng một lúc ra tờ Nhân văn để tuyên truyền về chính trị, ra các tập Giai phẩm để vận động văn nghệ, tờ Đất mới để vận động sinh viên học sinh và tờ Tự do diễn đàn để tập hợp trí thức.
Ngay từ số đầu, tờ Nhân văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính là một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở. Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết hòng che giấu bộ mặt phản bội của hắn. Bài "Một cuộc đấu tranh trong văn nghệ" ký tên Người quan sát, "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký tên Trần Duy, "Chống luận điệu vu cáo chính trị" ký tên Hoàng Cầm, Trần Duy, Hữu Loan, v.v. đều do chính tay Nguyễn Hữu Đang viết. Bài "Con người Trần Dần" được hắn nâng lên thành nhan đề "Một vụ án văn học", bài của Trần Lê Văn được hắn chữa thành "Không sợ địch lợi dụng". Bộ mặt khiêu khích gian hiểm của hắn lúc này còn khéo giấu kín để chờ cơ hội. Đi đâu hắn cũng nói "mình chỉ lo cho ra được số đầu còn thì sẽ giao lại cho bọn Giai phẩm mùa Xuân làm". Nhưng chúng ta thừa biết thủ đoạn xảo trá thâm độc của hắn.
Thế rồi, trên thế giới, tình hình Ba-lan, Hung-ga-ri có những biến chuyển, trong nước cũng có những rắc rối khó khăn. Nguyễn Hữu Đang liền tập hợp những phần tử phản động nhất lại, và trong hội nghị này chúng quyết định từ số 4 chuyển mạnh sang vấn đề chính trị. Nguyễn Hữu Đang liên tiếp trong ba số liền viết ba bài xã luận chính trị ký tên hẳn hoi không còn giấu giếm bộ mặt phản cách mạng của hắn nữa. Đồng thời trên tờ báo, hắn xoay mạnh vào vấn đề dân chủ và chuyên chính, đề lên rất cao vấn đề dân chủ tư sản, hạ thấp đến phủ nhận chuyên chính vô sản. Trong ba bài xã luận tự tay hắn viết, giọng lưỡi cũng thay đổi dần. Từ chỗ kêu gọi dân chủ tư sản, đến chỗ vu cáo miền Bắc là không có dân chủ, từ chỗ còn gọi Đảng và chính phủ một cách kiêng dè đến chỗ ngang nhiên vu cáo Đảng và chính phủ của chúng ta là "tập đoàn thống trị", từ chỗ đòi hỏi "cần chính quy hơn nữa" đến chỗ hô hào quần chúng đứng dậy biểu tình mưu một cuộc biến động. Liên kết với một vài phần tử xấu trong Đảng Dân chủ, dựa vào một bộ phận lạc hậu trong giới tư sản, ngoặc chặt với những phần tử tác động tinh thần, và tờ-rốt-skít như Thụy An, Trương Tửu hắn tưởng có thể thực biện được âm mưu phản cách mạng của hắn.
Đã nhiều lần hắn tuyên truyền trong một số phần tử Nhân văn về việc phải thành lập một cái đảng chính trị để chống chọi với Đảng ta và trong những ngày Quốc hội họp vào cuối năm 1956 hắn tưởng có thể dùng áp lực của những phần tử cơ hội là có thể gây khó khăn trong phiên họp này. Nhưng âm mưu của hắn đã bại lộ. Tờ báo Nhân văn không che giấu nổi bộ mặt phản động của nó đã lộ rõ chân tướng một tờ báo khiêu khích vừa sặc mùi tờ-rốt-skít vừa y hệt cơ quan tác động linh thần của Mỹ Diệm. Đảng ta kịp thời chặn tờ báo Nhân văn lại. Trong những ngày quần chúng sôi nổi đấu tranh, Nguyễn Hữu Đang giả đò nằm im đau ốm nhưng một mặt chỉ đạo cho các phần tử Nhân văn không được tự phê bình. Và chỉ ít lâu sau, khi cuộc đấu tranh đã qua hắn lại nhổm dậy trong nhà xuất bản Minh Đức, ra loại "sách Tết", hòng tập hợp lực lượng và duy trì tinh thần những phần tử trong nhóm phá hoại. Hắn gắn chặt với tên Minh Đức như bóng với hình. Ngoài việc chia tiền lãi 20%, hắn còn dùng nhà xuất bản này để tập hợp lực lượng chống Đảng chống chế độ, và cố nhiên tên lái buôn văn hóa này đã cung đốn đủ các thứ rượu mùi, bơ sữa cho tên lưu manh chính trị Nguyễn Hữu Đang tha hồ trụy lạc và làm chuyện phản phúc.
Vừa viết bài công khai trên báo, hắn vừa đi tuyên truyền bằng miệng, gieo rắc mọi thứ luận điệu khiêu khích của bọn tờ-rốt-skít, truyền bá mọi thứ sách báo phản động, phóng ra đủ các thứ tin bịa đặt của đài phát thanh địch. Tất cả mọi luận điệu của hắn đều xoay quanh vào việc vu khống Đảng ta là "một hệ thống quan liêu" như bọn tờ-rốt-skít xưa nay vẫn thường vu khống. Hắn gọi hàng ngũ cán bộ Đảng ta là "giai cấp mới" y như luận điệu của tên phản bội Gi-lát ở Nam Tư. Hắn dùng hết lời chửi rủa Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và hít lấy rất nhanh những hơi thở thối độc mà bọn phản động quốc tế nhả ra. Hắn tung ra cái lý luận về thuyết phải "tiến hóa" (évolutionisme) chứ không thể "cách mạng" (révolution) được vì theo hắn, cách mạng thì phải đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt, còn tiến hóa thì loài người cứ theo luật tiến hóa tự nhiên rồi cũng đi dần đến mục đích. Đến đây bộ mặt cải lương bịp bợm của hắn đã hiện nguyên hình, hắn không che giấu nổi hy vọng hão huyền của tên địa chủ cường hào trước cuộc cách mạng ruộng đất. Nhưng "tiến hóa luận" chỉ là cái thuyết hắn đưa ra lừa bịp cách mạng mà thôi, còn đối với hắn và bè lũ, có cơ hội nào có thể chống cách mạng là hắn sẽ chống một cách quyết liệt không chịu điều hòa. Chính sau này khi có người hỏi hắn có ý nghĩ gì hiện nay sau khi Nhân văn bị đóng cửa thì hắn không ngần ngại trả lời: "Trước lúc chết, nếu tao có phải kiểm điểm thì tao chỉ kiểm điểm là tại sao hồi đó không làm mạnh hơn nữa mà thôi". Câu trả lời đó chứng tỏ đối vớỉ cách mạng, đối với Đảng và nhân dân ta, hắn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát một còn một mất, hắn không hề tự che giấu là kẻ thù bẩn thỉu của nhân dân. Nhưng đến khi lớp học mở ra, các văn nghệ sĩ nô nức đến lớp, thì hắn vội vã đi tìm các phần tử Nhân văn - Giai phẩm để dặn họ: "Chỉ được nói các bài vở trong Nhân văn đều là do tập thể bàn bạc viết ra". Và một mặt khác làm ra vẻ bình tĩnh, hắn đi sắm hoa, viết thư vay tiền của cơ quan để "chữa bệnh". Nhưng thực chất là để che mắt mọi người để dễ bề hành động, vì cũng trong những ngày ấy, hắn đã liên lạc với những "người của hắn" để tìm cách phản bội Tổ quốc một lần cuối cùng.
Nhưng chậm lắm rồi. Một số phần tử Nhân văn - Giai phẩm sau khi học tập đã nhận rõ sai lầm tội lỗi của mình, tố cáo hết mọi âm mưu thủ đoạn phản cách mạng của hắn. Và mặc dù có nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhiều mánh lới nham hiểm của một tên khiêu khích chuyên nghề, hắn cũng không giấu nổi những hành vi phản dân phản nước. Ngày nay bộ mặt thực và tội ác của hắn đã bị bóc trần. Âm mưu của hắn đã bị phơi bày ra trước ánh sáng. Không phải chờ đợi những lời tố cáo của các phần tử Nhân văn-Giai phẩm, Đảng ta và nhân dân ta nhờ một tinh thần cảnh giác chính trị rất cao, sớm đã biết những hành vi tội ác của hắn. Nhân dân ta chỉ còn chờ ngày hắn cúi đầu nhận hết tội ác trước nhân dân cùng với những phần tử phản cách mạng đầu sỏ khác.
Nguyễn Hữu Đang, chẳng phải là "văn nghệ", chẳng phải là "trí thức", mà cũng chẳng phải là "cách mạng lâu năm" gì hết. Hắn chỉ là một tên khiêu khích gian ngoan và hiểm độc, đi vào cách mạng để tìm danh lợi địa vị. Bị thất thế về chính trị, hắn vội tìm cơ hội trong văn nghệ dù hắn biết rằng ở địa hạt này hắn chỉ là một tên bất học vô thuật, lộn sòng vào để kiếm chác. Nhưng rồi, công bất thành danh bất toại, hắn chỉ còn tìm một con đường thích hợp với hắn nhất: con đường phản cách mạng xấu xa và bẩn thỉu.
Nguồn: Văn nghệ, số 12 tháng 5 năm 1958 (Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn-Giai phẩm).
Gần đây Tử Phác hay nói đến nghệ thuật, luôn tỏ ra cho mọi người biết là mình yêu nghệ thuật lắm và chê trách những ai không “yêu” nghệ thuật bằng mình! Gần đây Tử Phác tỏ ra mình thương yêu anh em, tự cho mình là người biết “hy sinh” cho anh em! Như vậy thực chất Tử Phác yêu nghệ thuật hay địa vị, thực chất Tử Phác có thương yêu anh em không?
Tôi xin lược ra đây tóm tắt bản lý lịch của Tử Phác. Bí danh là Tử Phác tức Nguyễn Anh Chấn, tên thật là Trần Kim. Xuất thân từ một gia đình phong kiến quan lại, đời ông làm quan to ra đầu hàng Pháp. Bố sang Tây du học về Hà Nội làm Tham tá lục lộ. Mẹ con quan, có vốn buôn tơ lụa, vàng bạc. Nhà có của, bố mẹ lại mất sớm nên Tử Phác tha hồ ăn chơi và sớm trụy lạc, rượu chè, thuốc phiện, dần dần bế tắc về tư tưởng, nghiên cứu triết học Nietzsche và các thứ tôn giáo. Làn sóng cách mạng đến gỡ Tử Phác ra khỏi cuộc sống bế tắc đó, lôi cuốn Tử Phác vào cuộc sống mới, con đường hoạt động cách mạng. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến, Tử Phác được kết nạp vào Đảng và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Sau một thời gian công tác Tử Phác mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, làm báo theo lối tư sản, v.v… tờ báo bị đình bản. Đầu năm 49 được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III, công tác một ít lâu Tử Phác lại mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, quan niệm công tác kiểu tư sản, v.v… và một lô khuyết điểm nữa như: tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v… cứ thế tiếp tục, Tử Phác còn thuyên chuyển qua nhiều cơ quan khác: báo Sự thật, báo Sức trẻ, cơ quan Trung ương Thanh niên, cơ quan tuyên huấn quân đội, phụ trách Đoàn văn công quân đội, v.v… Tới đâu Tử Phác cũng cố gắng được một thời gian rồi lại phạm vào những tật xấu đã quen mắc: bao biện, độc đoán, quan liêu, tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v…
Thậm chí thời kỳ ở văn công Tử Phác đã tìm cách quyến rũ cả một phụ nữ trong khi người chồng đi bộ đội vắng.
Riêng tôi có vài kỷ niệm về Tử Phác như sau:
Một lần tôi gặp Tử Phác ở Thanh Hoá hồi 1951, khi đó Tử Phác mới ở đoàn thể chuyển sang công tác quân đội. Sau những câu chuyện thân mật, Tử Phác cho biết là cấp trên định tạm xếp Tử Phác cấp phó chính ủy Trung đoàn (mới tạm thời tức là có ngụ ý sẽ phải cao hơn). Ít lâu sau tôi được biết là Tử Phác còn thấp hơn cấp đó vài nấc. Tôi nghĩ rằng cấp bậc là nhiệm vụ mà nhân dân trao cho, vinh quang của người cán bộ là phải làm tròn nhiệm vụ ấy. Đâu phải như chức nhiêu chức lý ngày xưa có thể dùng tiền tài hoặc thủ đoạn mà chiếm được. Tại sao Tử Phác lại tự cho mình cái chức mà mình không có. Chính vì Tử Phác thích cái lối ngôi thứ kiểu cổ như vậy.
Đến Tết năm đó chúng tôi nhận được mỗi người một phong thư chúc Tết khổ rộng có trang trí hoa lá, in trên giấy trắng tốt, nội dung là chúc tụng anh em và khuyến khích văn nghệ sang năm mới nên cố gắng, v.v… ký tên: Tử Phác Nguyễn Anh Chấn. Nhận lá thư mừng xuân chúng tôi tự nhiên phải nhìn nhau một cách hơi khôi hài vì chúng tôi cho rằng trong quân đội có lẽ chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới ở cương vị cần thiết để làm việc này.
Năm 1954 ở chiến dịch Điện Biên, tôi có công tác đi qua và tạm lưu lại ở Đoàn Văn công Tổng cục chính trị do Tử Phác phụ trách thì gặp dịp anh em trong Đoàn hội nghị phê bình Tử Phác. Khuyết điểm là: quyến rũ nữ diễn viên tuy mình đã có vợ, quan liêu, độc đoán, v.v… Lần này Tử Phác lại bị kỷ luật và chuyển sang công tác khác.
Năm 1955, sau tiếp thu Hà Nội. Tôi được về công tác ở Phòng Văn nghệ Quân đội thì lại gặp dịp anh em cán bộ trong cơ quan đang phê bình Tử Phác về bệnh độc đoán, quan liêu, hay đè nén anh em, v.v… và đề nghị lãnh đạo thay Tử Phác đi công tác khác.
Đó là tạm nêu tóm tắt vài việc mà tôi biết.
Vậy mà trong bài giới thiệu Đoàn nghệ thuật Hung-ga-ri qua thăm Việt Nam ở báo Nhân văn số 4, Tử Phác đã viết:
“Người nghệ sĩ hãy làm công việc nghệ thuật đi, hãy sống chân thực và nhiệt tình, hãy đem “tâm hồn và trái tim” ra cống hiến cho nhân dân, đừng có rắp tâm đi trên con đường nghệ thuật bằng những biện pháp nào khác!”
Thâm ý Tử Phác viết đoạn này chính là chửi người khác, và như vậy kết quả sẽ là tự đề cao. Cái lối viết báo Nhân văn như thế đó.
Vậy thì cái giá trị của bài báo Nhân văn ấy thế nào? Sự thật Tử Phác đã dùng những biện pháp gì trên con đường nghệ thuật? Hàng chục năm lý lịch quá đủ để chứng minh là Tử Phác nện gót chân quan liêu độc đoán của mình trên lưng anh em văn nghệ với một nhịp điệu khá tàn nhẫn.
Vì những tật xấu cố hữu cho nên Tử Phác bị anh em văn nghệ không ưa và hoàn toàn mất tín nhiệm, bị cô lập. Tất nhiên Tử Phác phải tìm cách giải quyết. Thế là bắt đầu một giai đoạn mới: Tử Phác cải tiến biện pháp hoạt động.
Khi ấy năm 1955, anh em Văn nghệ Quân đội có một số thắc mắc về chính sách, đang đề đạt với lãnh đạo yêu cầu được giải quyết hợp lý. Lúc này quân đội bước đầu áp dụng điều lệnh chính quy, kỷ luật phải được tôn trọng; ngoài xã hội thì Hà Nội mới tiếp thu trật tự an ninh đang cần được củng cố; một vấn đề lớn như quy định những chế độ đặc biệt cho văn nghệ trong quân đội cần phải được nghiên cứu cẩn thận, không thể vội vã được. Một phần vì thế nên anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội sốt ruột và thắc mắc. Thế là Tử Phác trở thành một người rất “thương” anh em, bàn bạc với người này người khác để đấu tranh với lãnh đạo giành quyền lợi cho anh em! Tử Phác hay kể với anh em là do mình đấu tranh quyết liệt nên Tổng cục mới ký quyết định cho văn công được phụ cấp ăn thêm. Nói như vậy vừa là kể công mình vừa là để rút ra một “nguyên tắc”: đối với lãnh đạo phải đấu tranh quyết liệt thì “họ” mới nhả quyền lợi cho anh em. Việc này theo đồng chí phó Cục Tuyên huấn cho biết thì chính do đồng chí Đại tướng đã gặp văn công trong chiến dịch nên chỉ thị cho Cục Tuyên huấn phải nghiên cứu một chế độ bồi dưỡng cho văn công. Việc này Cục trao cho Tử Phác nghiên cứu thì Tử Phác làm rất chậm, phải giục mới xong. Thế là Tử Phác đã không làm tốt phần việc của mình còn đi nói xấu lãnh đạo.
Cái lối vu cáo như vậy Tử Phác luôn luôn dùng. Những câu nói nhọn hoắt như mũi dùi luôn luôn đâm vào sự bực tức của anh em. Tác dụng của nó làm cho cuộc đấu tranh cứ theo đà quá khích mà bốc mãi lên. Mâu thuẫn giữa cấp trên và anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội ngày càng sâu sắc.
Lúc này chiến thuật của Trần Dần là “Phải “imposer” lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu của ta” tức là phải làm quyết liệt và cấp tốc để lãnh đạo trở tay không kịp. Đột nhiên tờ báo Nói thật (của Hoàng Công Khanh) trịnh trọng đăng lên trang nhất bài: “Bước chia tay giữa văn nghệ và chính trị” (trích dịch bài của Lỗ Tấn viết thời kỳ đấu tranh với chế độ Tưởng Giới Thạch). Bài này thật là vu vơ với tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng lại rất đúng với những hành động của Trần Dần, Tử Phác trong quân đội.
Họ cứ theo đà vu cáo gây sự phẫn nộ trong quần chúng mà nổi lên theo. Tình trạng vô chính phủ trong cơ quan trở thành nghiêm trọng.
Các cấp ủy Đảng trong cơ quan luôn luôn giúp đỡ nhưng đến lúc này trong anh em mới có một số người bắt đầu nhìn thấy sự thật. Rõ ràng là cuộc đề đạt chính sách có tính chất nội bộ đã bị một số phần tử xấu kích lên thành một cuộc đấu tranh có tính chất đối kháng. Thế là anh em bắt đầu chống lại cuộc đấu tranh sai lầm kia. Qua nhiều cuộc tranh luận gay go, số anh em nhìn ra lẽ phải ngày càng đông và cuối cùng thì một nhóm quá khích đã lộ mặt. Đó là: Tử Phác, Trần Dần, Hoàng Cầm, v.v... Đúng như Trần Dần đã kiểm thảo: “cuộc đấu tranh chính sách của anh em Văn nghệ Quân đội chỉ là một cái cớ để chúng tôi khoét sâu mâu thuẫn giữa quần chúng với lãnh đạo…” Âm mưu của họ đã vấp phải sự giác ngộ và đoàn kết của anh em Văn nghệ Quân đội nên đã thất bại hoàn toàn. Trần Dần, Tử Phác bị kỷ luật. Nhưng với chiêu bài “vì quyền lợi quần chúng”, Tử Phác và đồng bọn đã tìm được nhau, kết thành vây cánh, phá phách được một thời gian trong quân đội. Họ sẽ mang chiêu bài đó đi hoạt động những nơi mà còn ít người biết.
Họ kéo nhau ra khỏi quân đội. Đi đâu cũng than thở: “Ở quân đội bị bè phái chèn ép, không thể sống được”.
Việc ra khỏi quân đội của họ có những dụng ý rất đen tối cần vạch ra. Trong khi những anh em Văn nghệ Quân đội còn lại đang lăn mình vào công tác để giải quyết những công việc bị ứ đọng lại trong gần một năm qua và hàn gắn lỗ hổng của bọn họ để lại thì họ đã liên kết được với vây cánh sẵn có ở ngoài vừa vu khống và chửi rủa quân đội, vừa căng chiêu bài nghệ thuật lên chuẩn bị tấn công vào chiếm lĩnh các vị trí cần thiết ở các hội văn học và nghệ thuật.
Riêng như ở ngành nhạc, trong Ban đại diện lâm thời có một cuộc vận động của Văn Cao và Đặng Đình Hưng gạch tên một đại biểu khác của quân đội để thay Tử Phác vào danh sách đại diện. Rồi gạch tên một người khác của quân đội trong dự kiến về danh sách đại biểu đi dự cuộc họp ở Praha để thay Tử Phác vào (cũng trong khoảng thời gian này thì Phan Khôi chuẩn bị đi Trung Quốc, Chu Ngọc chuẩn bị đi Ấn Độ, Thái Thị Liên đi Praha, Nguyễn Văn Tý cùng danh sách với Tử Phác, v.v…). Lúc này Văn Cao đang phụ trách tờ Tập san Âm nhạc đã nhẹ nhàng rút lui và nhường chân thư ký toà soạn cho Tử Phác. Vai trò Tử Phác kể cũng đã được vây cánh tô điểm cho một cách khá kỹ càng nhưng đến lúc thành lập hội thì không một ai đề cử Tử Phác vào danh sách chấp hành hội cả. Đúng ra cũng có một người đã đề cử nhưng rồi chẳng hiểu nghĩ sao lại lên bảng xoá dòng chữ Tử Phác do chính mình đã viết. Sau này Ban chấp hành Hội nhạc đã cử đồng chí Lưu Hữu Phước đến phụ trách chủ nhiệm để lãnh đạo tờ báo của hội thì Tử Phác phản ứng. Rồi nhân dịp đồng chí Phước có việc đi quốc tế một thời gian thì ở nhà Tử Phác tổ chức một cuộc họp toà báo (không báo cáo cho thường vụ hội biết) đề nghị Văn Cao về làm chủ nhiệm thay Lưu Hữu Phước, rồi kẻ biển quảng cáo không đề tên chủ nhiệm. Đến lúc Ban chấp hành cảnh cáo Tử Phác mới kẻ thêm tên chủ nhiệm vào biển.
Một người hành động như vậy, với bè cánh như vậy mà lại đi kêu ầm lên là bị bè phái chèn ép. Thật là vừa ăn cướp vừa đánh trống.
Đến lớp chỉnh huấn văn nghệ vừa rồi. Tử Phác có kiểm điểm về sai lầm của mình và ân hận là mình có tài mà không được trọng dụng nên bất mãn (!) Nào là đang viết “lịch sử âm nhạc thế giới” (!), là trình độ mình thừa sức làm chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, v.v... Tôi nghĩ rằng cái việc nói bâng quơ cũng là cái tự do của con người, vả lại mấy việc đó thực là lớn quá tôi chưa đủ khả năng làm tới, chỉ xin nhận xét mấy công việc cụ thể mà Tử Phác đã làm.
Báo Nhân văn còn có phần của Tử Phác, đã quá nhiều người góp ý kiến, tôi không cần góp thêm. Xin nêu ra vài bài trong tờ Tập san Âm nhạc thời kỳ Tử Phác làm thư ký toà soạn.
- Bài “Cần gì trước tiên” (trích dịch Anecdote musicale của V. de Velde): Ngày xưa có người hỏi nhạc sĩ Gờ-luých (Gluck) là cần gì trước tiên. Nhạc sĩ trả lời: Cần tiền! Rượu! Vinh quang! Phải chăng ông thư ký toà soạn đã dùng cái phép “ôn cũ biết mới” của Nhân văn để nói lên lẽ sống của mình là như thế.
- Bài “Con trâu nghe nhạc”: Ở miền Trung có điệu hò rất hay. Trâu kéo gỗ dù mệt rồi mà cứ nghe điệu hò nổi lên thì lại ra sức kéo không nghỉ nữa. Có bác nông dân tham việc cứ hò mãi, trâu kéo gỗ về đến nhà thì kiệt sức lăn ra chết. Phải chăng Tử Phác đã mượn bài này để bôi nhọ vốn dân tộc và xuyên tạc ảnh hưởng đúng đắn của văn nghệ với xã hội.
Tờ báo còn một loạt bài và những mục tin để đả chỗ này khen chỗ kia. Tất nhiên chúng ta rất hoan nghênh sự phê bình đúng đắn nhưng ở đây Tử Phác khen những cái chưa đáng khen và chê những cái chưa đáng chê, và nhất là có những dụng ý không tốt ở trong. Ví dụ: Tử Phác chê một sáng tác của Đ.P. là kém thì bị anh em phản ứng về lối phê bình không đúng đắn. Thế là Tử Phác đính chính: “Khuyết điểm trước phê bình chưa rõ ý. Nay đính chính lại rõ hơn là nếu chế độ sáng tác của ta mà khá hơn thì Đ.P. sáng tác không đến nỗi tồi như vậy”. Câu đính chính này rất có giá trị về mặt… xỏ xiên. Tử Phác rất thích dùng cái lối chửi xỏ như vậy, lặt vặt mà hiểm hóc.
Tử Phác có đăng một bài của nhạc sĩ Xô-viết A. Ka-cha-toa-ri-an viết về tình hình nhạc Việt Nam sau khi qua thăm Hà Nội (do Thụy Ứng dịch). Trong đó A.Ka có nhận định một điểm là ở Việt Nam chưa có dàn nhạc “quản huyền” lớn (orchestre symphonique). Tử Phác liền chú thích luôn ý kiến riêng của mình đại ý là: “nhận định này chỉ đúng với miền Bắc Việt Nam” nghĩa là Tử Phác muốn nói là Sài Gòn đã có dàn nhạc symphonique rồi, nghệ thuật Sài Gòn phát đạt hơn Hà Nội. Tội nghiệp cho Tử Phác! Sài Gòn đã làm gì có dàn nhạc symphonique lớn. Chưa nói đến nội dung tư tưởng trong nghệ thuật âm nhạc của Sài Gòn, chỉ nói đến cái hình thức mà Tử Phác rất chú ý ấy Sài Gòn cũng chưa có. Trong khi đó thì thực tế ở Hà Nội có Trường nhạc Việt Nam, năm ngoái nhà trường đã tổ chức hoà nhạc với hình thức của một dàn nhạc symphonique tập sự, tuy chưa đầy đủ nhưng nó đã thành hình. Tử Phác làm báo khách quan theo kiểu gì mà lại quảng cáo cho một sự kiện mà Sài Gòn chưa có?
Tử Phác cũng hay nhắc đến tài năng của mình về sáng tác nhạc. Thực tình việc này tôi không muốn nêu lên vì sự phê bình âm nhạc là rất khó cụ thể, dễ suy diễn, có thể cãi nhau mãi được – nhưng vị quá kiêu căng nên một số anh em khó chịu đã góp thêm cho mấy ý kiến rất cụ thể. Bài “Lá reo” của Tử Phác sáng tác trong kháng chiến là mô phỏng âm hình đoạn A của bản Symphonie pastorale (Beethoven). Bài “Quay tơ” và “Gió Hồ Tây” là mô phỏng một âm hình của bản Flute enchantée (Weber). Bài nhạc thể dục buổi sáng mà Tử Phác đã báo cáo trước hội nghị là thức ba đêm liền để sáng tác thì chính là trích trong vũ kịch Phạm Minh Đức cũng của Tử Phác. Nhân đây giới thiệu luôn về vũ kịch này tuy rằng nó còn dở dang chửa xong. Vũ kịch là hình thức lớn trong sáng tác âm nhạc, nó đòi hỏi người sáng tác phải có một trình độ kỹ thuật nhất định chưa kể đến cảm xúc và các sự hiểu biết khác, Tử Phác không đủ những điều kiện đó nhưng cứ làm. Vì trình độ hoà thanh kém nên Tử Phác chỉ làm được một phần giai điệu còn phần bè đệm thì đến nhờ nhạc sĩ Hiếu giúp, mà loại sáng tác này thì hoà thanh là một công trình rất quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm. Kể ra một người năng lực có chỗ còn thiếu sót phải đi nhờ người khác giúp đỡ thì không có gì lạ. Nhưng nó lạ ở chỗ là Tử Phác không chịu nhận là mình còn kém, đã đi nhờ anh Hiếu giúp lại còn sĩ diện nói với anh em bạn là: “Hiếu giúp mình về hoà thanh chẳng qua vì hắn biết đàn piano. Thật ra là tay Hiếu mà là óc mình”. Tử Phác có dám nói câu đó trước mặt anh Hiếu không? Phải chăng đó là biểu hiện của sự vô ơn? Đã vậy khi Cục Tuyên huấn tạm ứng một món tiền cho sáng tác này thì Tử Phác lấy cả và viết thư báo cáo với Cục Tuyên huấn là đã đưa anh Hiếu một nửa! Phải chăng đó là tâm hồn và trái tim của Tử Phác!
Kể những sự việc như trên thì lan man còn nhiều lắm. Sự thực về Tử Phác là như vậy. Cả một hệ thống những sai lầm xấu xa như thế mà cứ mang chiêu bài nghệ thuật và chân lý để chửi Đảng, chửi quân đội, phỉnh nịnh quần chúng hòng thực hiện những ý định đen tối của mình. Tử Phác và nhóm Nhân văn-Giai phẩm thường dùng những chữ lớn như văn nghệ sĩ là lương tâm của thời đại, chịu trách nhiệm trước lịch sử ngàn đời, v.v… Những chữ ấy kêu lắm nhưng cụ thể họ đã làm những gì cho đất nước trong mấy năm nay? Những đêm nằm cạnh bàn đèn thuốc phiện trên gác nhà Tử Phác, họ đã bàn bạc với nhau những gì: jeu serré, các lối vu cáo, đập người này lôi người kia, và những chuyện gì nữa? Họ hãy nói to những chuyện đã bàn bạc ấy lên cho nhân dân góp ý kiến với!
Hãy tỉnh lại đi thôi! Thực tế chứng minh là một số lớn trong bọn họ đã sa đoạ rồi. Họ nên mau mau trở về với thực tế cuộc sống, bớt những tham vọng điên cuồng tàn nhẫn đi. Không nên phá phách lung tung và cuối cùng là tự phá hoại. Chúng tôi nghĩ rằng đất nước chúng ta đang trên đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Xã hội này chỉ nhận làm công dân những người lương thiện và trung thực. Bất kể tài năng anh như thế nào, bất kể anh làm nghề nghiệp gì; là người thợ mỏ đào than hay là người nhạc sĩ sáng tạo ra âm thanh, bao giờ sự lao động lương thiện vẫn là vinh quang trước tiên của con người chân chính.
Nguồn: Văn nghệ Quân đội, số 5 (tháng 5-1958), tr. 53-57.
===
Hồng Vân
Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang
Từ bất mãn đến phản bội
Giới văn nghệ biết đến Nguyễn Hữu Đang không phải vì những tài năng nghệ thuật, những công trình sáng tạo của hắn, mà vì hắn đã khéo len lỏi vào trong hàng ngũ những người văn nghệ bằng cái khiếu kinh doanh tổ chức. Hắn vốn không phải là văn nghệ, cũng chẳng phải là một tay trí thức gì. Nhưng vì xưa kia có làm "truyền bá Quốc ngữ" nên khi cách mạng thành công thì hắn nghiễm nhiên trở thành một người "vận động văn hoá", rồi cứ thế mà chơi bời quen biết một số anh chị em văn nghệ sĩ.
Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn từ lâu cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. Lớn lên, học được ít nhiều hắn chạy chọt thi vào làm thư ký Phủ Toàn quyền. Được ít lâu, hắn xin thôi và sống một cuộc đời lang bạt. Lúc này chính là lúc phong trào Mặt trận Bình dân đang phát triển mạnh, là một thanh niên nhanh nhẹn hoạt bát, hắn được phong trào tìm đến. Cũng có khi làm phát hành sách báo, cũng có lúc hắn được phân công viết dăm ba bài. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc lồng lộn khủng bố, toàn bộ Đảng ta rút vào bí mật. Không những các cán bộ, đảng viên, mà cả những đoàn viên thanh niên dân chủ cũng bị lùng bắt. Nguyễn Hữu Đang vẫn hoạt động công khai trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng Hội đó và được Đảng hết sức ủng hộ. Nhưng Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em đánh đổ cụ Tố xuống để Đang làm hội trưởng. Công việc của Đang thất bại. Vì Đảng vẫn ủng hộ cụ Tố. Đến khi bọn mật thám chú ý phong trào truyền bá Quốc ngữ, Đang bỏ nhiệm vụ và tìm cách lẩn trốn. Ngay trong giai đoạn này, bề ngoài Đang làm ra vẻ hăng hái, nhưng rất kín đáo, Đang cũng muốn phất trên trường "chợ đen" và cũng đã nhiều lần lăn lộn ở các sòng bạc trên những chiếc thuyền bên kia Gia Quất.
Mãi đến năm 1942 khi phong trào Việt Minh lên cao Nguyễn Hữu Đang mới được liên lạc lại và tham gia Văn hóa Cứu quốc. Chính trong thời kỳ này, khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên thì hắn trở về mang theo cái chủ trương "cần dựa vào Nhật" của bè lũ tờ-rốt-skít. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được đề cử nhận một trách nhiệm trong Chính phủ.
Nhưng vì đầu óc địa vị quá nặng, Đang đã tỏ ra bất mãn vì thấy chức vị mình chưa được cử dứt khoát. Sau đó Nguyễn Hữu Đang lại được điều động sang công tác trong Văn hóa Cứu quốc. Vì Đang chưa có uy tín gì trong địa hạt văn nghệ nên không thể để Đang làm Tổng thư ký được. Đang lại kèn cựa với các đồng chí Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng. Ngay từ 1945 Nguyễn Hữu Đang đã câu kết với tên Trần Thiếu Bảo là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Đang vận động anh em để Trần Thiếu Bảo về phụ trách nhà xuất bản của Văn hóa Cứu quốc. Nhưng, một nhà xuất bản của một đoàn thể cách mạng không thể để lọt vào tay một tên tư bản cơ hội như tên Trần Thiếu Bảo, các anh em kiên quyết không tán thành đề nghị của Nguyễn Hữu Đang. Bất mãn với đoàn thể Văn hóa Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội Văn hóa Toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Hồi đầu cách mạng, công việc của Đảng và chính phủ rất bận. Tình hình lúc đó lại gặp nhiều khó khăn đối với bọn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch sang tước vũ khí quân đội Nhật Bản và bọn Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, bọn Cách mạng Đồng minh Hội Nguyễn Hải Thần và bè lũ của chúng âm mưu phá hoại chế độ ta. Lợi dụng lúc khó khăn đó không ai kiểm tra đôn đốc, Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với các anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết người đó là ai? Thái độ chính trị ra sao? Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ. Nguyễn Hữu Đang không nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến mà chỉ nghĩ đến thích thú cá nhân của mình; làm cái gì cũng muốn làm to, khoa trương, hình thức. Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền. Đầu óc lãnh tụ nổi lên, Đang muốn làm thủ lĩnh thanh niên và ý định đào tạo một lớp thanh niên với danh nghĩa: Thanh niên Nguyễn Hữu Đang (!).
Chủ trương của Đang không sát với hoàn cảnh thực tế rất khó khăn của kháng chiến, và cách tung tiền của Nguyễn Hữu Đang theo kiểu "xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy" không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức Thanh niên Xung phong của Đang phải giải tán, Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm thanh tra Bình dân Học vụ. Về đây chẳng bao lâu, đầu óc địa vị lại trỗi dậy, Nguyễn Hữu Đang lại kèn cựa, công kích đồng chí Vương Kiêm Toàn là giám đốc Nha Bình dân Học vụ, một người rất cần cù bền bỉ, một người đã có công rất nhiều từ phong trào truyền bá Quốc ngữ. Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em hòng lật đổ đồng chi Vương Kiêm Toàn. Nhưng anh em rất sáng suốt, Nguyễn Hữu Đang một lần nữa lại thất bại. Con đường cách mạng không phải như một cái thang để cho những kẻ đầu cơ như Nguyễn Hữu Đang trèo lên làm vương làm tướng, cũng không phải như một canh bạc đỏ đen như những canh xóc đĩa Đang đã từng lăn lộn trên những chiếc thuyền trên sông Hồng bên kia Gia Quất. Con đường cách mạng lại cũng không phải những món hàng chợ đen mà Nguyễn Hữu Đang đã lăn lộn trước đây từ Hà Nội đến Sài Gòn hòng mong đầy túi. Đang tham gia phong trào đã lâu nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy nên mãi đến nam 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành, danh không toại Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình dân Học vụ dọn lên Việt Bắc, Đang ở lại Thanh Hóa và làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, mọi người đều cố gắng đem khả năng của mình ra để cống hiến cho sự nghiệp quang vinh của tổ quốc thì Nguyễn Hữu Đang, vì bất mãn cá nhân, đã nằm bẹp, không hoạt động gì cho cách mạng, bám vào nhà xuất bản Minh Đức để chia lời với một cái tên cũng khá kêu là "giám đốc chính trị". Từ ngày đó Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đang cắt đứt sinh hoạt của Đảng. Từ đó, khi Cầu Bố khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng chửi cách mạng. Phẩm chất cách mạng của Nguyễn Hữu Đang đã mất. Đang đã trốn trách nhiệm với cơ quan, Đang đã bỏ quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc để đi làm cái việc chia lãi với tên Trần Thiếu Bảo, một tên tư bản cơ hội, bẩn thỉu.
Đã nhiều lần Đảng muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, cho Đang đi tham dự các lớp học chính trị của Đảng nhưng Đang tìm hết cách nọ cách kia chối từ sự giáo dục của Đảng.
Hòa bình được lập lại, một số các anh em vốn muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, đưa Đang về làm báo Văn nghệ, mong Đang hối cải trở lại công tác cách mạng. Nhưng cái đầu óc lãnh tụ của Đang quá nặng, tư tưởng chống Đảng đã có từ lâu, chứng nào vẫn tật ấy Nguyễn Hữu Đang câu kết với những phần tử xấu và mưu đồ lật đổ sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ. Lợi dụng lớp nghiên cứu tài liệu của Hội Văn nghệ mở cho các anh chị em văn nghệ sĩ học tập, hồi cuối năm 1956, Nguyễn Hữu Đang cùng với những phần tử phản động và bất mãn như Phan Khôi, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Sĩ Ngọc, Trần Duy, Hoàng Cầm v.v. khoét sâu vào những khuyết điểm của một số anh em lãnh đạo trong văn nghệ, lung lạc những anh em văn nghệ sĩ lập trường còn bấp bênh, hòng tranh thủ quần chúng văn nghệ sĩ về mình để đối lập với sự lãnh đạo của Đảng. Sau đó Nguyễn Hữu Đang đi vận động một vài nhà tư sản lạc hậu bỏ tiền ra tờ báo Nhân văn. Để che lấp hành vi bỉ ổi của mình, Nguyễn Hữu Đang giở trò bịp bợm cho đăng lên báo tên các anh em văn nghệ sĩ đóng góp người năm nghìn, người một vài vạn để lừa dối nhân dân, tỏ ra nhóm Nhân văn là những người trong sạch, vì "trái tim", vì "con người", anh em phải gom góp nhau lấy tiền ra báo. Cố nhiên danh sách quyên tiền đó là bịa đặt. Như Hoàng Cầm góp 1 vạn, đăng là 10 vạn. Nhiều văn nghệ sĩ không góp đồng nào cũng thấy bị đăng tên mình vào danh sách.
Nguyễn Hữu Đang đưa Phan Khôi và Trần Duy công khai ra làm chủ nhiệm và thư ký tòa soạn còn hắn thì tích cực hoạt động bên trong, liên lạc với nhóm này, người khác để "lấy quần chúng" về mình. Âm mưu của Nguyễn Hữu Đang là tìm những người nào có điều gì bất mãn với Đảng và chính phủ để lung lạc tinh thần trước đã rồi sau cho người vào gây nhân ở các cơ sở như các trường học, chủ yếu là trường đại học, các cơ quan văn nghệ và các cơ quan của Chính phủ.
Một mặt trên tờ báo Nhân văn tung ra những luận điệu rất có hại cho chế độ độ lung lạc tinh thần nhân dân, một mặt Nguyễn Hữu Đang cũng tích cực đi gây cơ sở, hòng có dịp phất cờ. Thấy những hoạt động của Nguyễn Hữu Đang gây nhiều tai hại cho sự nghiệp cách mạng, các đồng chí lãnh tụ của Đảng đã gọi Đang đến khuyên giải, nói cho hắn biết những sai lầm nguy hại của hắn. Đang không nhìn thấy sự ân cần và đại lượng của Đảng. Hắn cho là đã có cơ hội tấn công vào Đảng, hắn càng chiêu binh mãi mã, làm tích cực hơn, ráo riết hơn, càng ra mặt khiêu khích trắng trợn hơn, đi hẳn vào con đường chống Đảng, chống chế độ, thực sự phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
Nấp sau chiêu bài "trăm hoa đua nở"
Về làm ở báo Văn nghệ không phải là ý nguyện tha thiết của Nguyễn Hữu Đang vì hắn không có khả năng sáng tác mà cũng chẳng hiểu gì về nghệ thuật. Ngay trong thời kỳ đầu, hắn có viết một số bài phê hình hội họa, treo tên hắn lên rất cao, nhưng rồi cũng chẳng mấy người chú ý. Tuy vậy hắn đã bắt đầu gieo rắc vào trong tòa soạn báo Văn nghệ lúc bấy giờ lối làm báo tư sản với các mục "Chữ với nghĩa", "Cũ và mới", với cách trình bày hình thức, cốt khêu gợi sự tò mò của quần chúng hơn là thực chất nội dung của bài viết. Lúc này, trước những lời phê bình của lãnh đạo và của quần chúng về những bài viết của hắn trên báo Văn nghệ, Nguyễn Hữu Đang thường tỏ ra bất mãn, oán trách, và cùng với Lê Đạt hắn tìm cách đả kích và hạ uy tín của một số nhà văn phụ trách tờ báo kiên quyết bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.
Cho đến lớp học 18 ngày, từ một tên viết lách tầm thường, hắn nhảy ra như một tên trùm khiêu khích. Trong tổ 2 lúc đó, hắn ngang nhiên phủ nhận văn nghệ kháng chiến mà hắn chẳng có một chút đóng góp gì, mạt sát sự lãnh đạo của Đảng, gọi bài phát biểu của đồng chí Lục Định Nhất về "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" là có "tính chất chiến thuật", cho bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin là lỗi thời. Nhưng đến khi cần chống Đảng thì hắn lại nấp sau cái chiêu bài "Trăm hoa đua nở" và những ý kiến của Lê-nin. Hắn tụ tập xung quanh hắn những Phan Khôi, Thụy An, Ngọc Giao, Đoàn Phú Tứ, để cho bọn này công nhiên xỉ vả văn nghệ sĩ kháng chiến và chính bản thân hắn cũng tuyên bố là "phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ" nghĩa là phải đánh đổ lãnh đạo đi cho bọn chúng nắm lấy quyền lãnh đạo. Thế rồi như mưu mô đã sắp sẵn, lợi dụng cái "vết sẹo giả vờ" của Trần Dần, hắn khích động những thắc mắc nhất thời của một số văn nghệ sĩ, và làm một bản "tham luận" đầy một giọng khiêu khích hằn học. Với bản "tham luận" này, hắn đã xuyên tạc trắng trợn những sự thật về tinh hình văn nghệ, bịa đặt ra những "vụ" giải thưởng văn học, "vụ" Trần Dần, vu khống cái gọi là "bè phái lãnh đạo", "độc quyền văn nghệ". Tất cả những mưu mô của hắn chỉ nhằm đánh vào đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Chính hắn đã viết: "Vì bất cứ phát hiện sự việc gì, hoặc tìm giải quyết vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo". Và hắn viết thêm: "Cho tới nay trên thực tế, Đảng dã dùng văn nghệ một cách căn bản là sự vụ chủ nghĩa, căn bản là thực dụng chủ nghĩa, bó buộc về cả nội dung lẫn hình thức, không kể người sáng tác có cảm nghĩ sâu sắc hay không, bó buộc đến cả thời gian bao giờ cũng quá ngặt nghèo". Hắn gọi sự lãnh đạo của Đảng ta là "sự lãnh đạo cay nghiệt", hắn cho "đường lối của Đảng là gò bó, cần sửa đổi". Rõ ràng âm mưu đầu tiên của Nguyễn Hữu Đang và bè lũ là đánh mạnh vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng tiếng chó sủa không làm tắt được ánh trăng. Đường lối văn nghệ mà Đảng ta đề ra trong bao nhiêu năm nay hướng văn nghệ đi vào con đường rộng rãi phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh dù có thực hiện thiếu sót, chưa đầy đủ, vẫn là đường lối duy nhất đúng. Ngoài đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh ra, chỉ còn là đường lối văn nghệ phục vụ bọn bóc lột, bọn ăn không ngồi rồi, bọn thù địch mà thôi. Giới văn nghệ Việt Nam không bao giờ lại nhắm mắt cho bọn Đang đẩy vào đường lối đen tối đó.
Nguyễn Hữu Đang và bè lũ thường vu khống Đảng ta lãnh đạo văn nghệ theo "thực dụng chủ nghĩa". Nhưng thực dụng chủ nghĩa là gì? Đó là một triết học tối phản động của bọn tư bản Mỹ "sáng tạo" ra, trực tiếp phục vụ cho lợi ích tư bản chủ nghĩa thối nát của chúng. Theo triết học này thì con người có thể dùng bất kỳ phương pháp thủ đoạn gì để có thể đạt mục đích riêng của mình. Đó chính là triết học phản cách mạng để kiếm lãi của công ty Nguyễn Hữu Đang - Minh Đức, của bè lũ Nhân văn, đúng là "đường lối" của chúng, nghĩa là dùng mọi thủ đoạn kể cả gái, rượu, thuốc phiện để trụy lạc hóa, lưu manh hóa, phản động hóa văn nghệ sĩ. Còn đường lối của Đảng là đường lối cách mạng, yêu cầu những người văn nghệ quyết tâm lăn vào quần chúng, tự nâng cao mình, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân loại, phục vụ quần chúng lao động; đường lối đó chứa chan lý tưởng cao quí, bọn Nhân văn làm sao hiểu được!
Sau bài "tham luận" đầy giọng khiêu khích tấn công độc ác vào sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Hữu Đang liền viết thêm hai bài nữa có tính cách vạch đường lối. Một bài là "Từ Pơ-rô-lê-kun đến trăm hoa đua nở" đăng ba kỳ (145, 147, 148) vào tháng 11-1956 trên tuần báo Văn nghệ và một bài là "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký mạo tên Trần Duy đăng trên báo Nhân văn. Cũng trong những bài này một lần nữa Nguyễn Hữu Đang đả kích sự lãnh đạo của Đảng là hẹp hòi gò bó mà hắn ám chỉ là Pơ-rô-lê-kun, rồi hắn hò hét kêu gào "phóng tay trăm hoa đua nở" hiểu theo nghĩa hoàn toàn cơ hội, vô chính phủ của hắn.
Để vạch một đường lối văn nghệ hoàn toàn phản động, hắn ném ra những lý luận sặc mùi duy tâm thần bí, phỉnh nịnh văn nghệ sĩ tự thân là tiến bộ, những nào là "họ mang trong người họ một cái khả năng tiến bộ đặc biệt giúp cho họ đi theo cách mạng", những nào là "do cái trí tuệ minh mẫn mà họ có thể tiếp thu kiến thức và khát vọng của đồng loại rồi tổng kết để cuối cùng đem phổ biến. Cũng giống như cái ‘bản năng làm mẹ’ nó thôi thúc người phụ nữ (và các con vật cái). Bởi vậy hướng đi bình thường của họ phải là về phía chân thiện mỹ". Hắn cố bịa ra cái "trí tuệ tính" đối lập với giai cấp tính và theo hắn cái trí tuệ tính mới là căn bản. Lập luận này chẳng có gì là mới mẻ. Từ lâu, bọn duy tâm tư sản đã phát minh ra đủ các thứ lý luận chủ quan thần bí để chứng minh văn nghệ sĩ là siêu nhân, là đứng trên tất cả nhưng rồi cuối cùng vẫn đứng không cao hơn túi tiền của bọn tư sản. Bọn Hồ Phong cũng chả là luôn mồm nói đến "lương tâm nghệ thuật", "tinh thần chiến đấu chủ quan", "lực lượng nhân cách của nhà văn", nhưng cuối cùng cũng tự phơi bày cái lương tâm đen tối phản cách mạng của chúng ra đấy ư? Trong một xã hội có giai cấp mà định bịa đặt ra cái trí tuệ bản chất là tiến bộ, văn nghệ sĩ tự thân là cách mạng, để xóa mờ tính giai cấp của tư tưởng, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng trong văn nghệ thì thật là lừa bịp một cách trắng trợn. Bè lũ Nguyễn Hữu Đang không phải không biết vậy, nhưng đầu có đi đuôi mới lọt. Có đề cao được văn nghệ tự thân là tiến bộ bản chất là cách mạng thì mới có thể kêu gọi được "không lý gì không để cho trăm hoa đua nở", để cho văn nghệ "tự do không giới hạn". Cái danh từ "tự do không giới hạn" này (liberté illimitée) cũng chẳng phải là của bè lũ Nguyễn Hữu Đang "sáng tạo" ra đâu. Nó là một danh từ của Lukács György, một nhà triết học cơ hội chủ nghĩa đã tham gia chính phủ phản bội Im-rê Na-giơ mà bè lũ Nguyễn Hữu Đang nhập cảng vào. Nếu cái danh từ đó đã trở thành võ khí của bọn phản cách mạng Hung-ga-ri thì ở ta nó cũng đã thành mũi nhọn tiến công vào Đảng, vào chế độ của những phần tử phản bội.
Ở đâu bọn cơ hội chủ nghĩa cũng không giấu giếm được cái chân tướng phản bội của chúng. Dù chúng cố tô son điểm phấn bằng những danh từ "tự do", "dân chủ", cuối cùng cũng chỉ là những bọn chống Tổ quốc chống nhân dân một cách hèn nhát bẩn thỉu mà thôi.
Nguyễn Hữu Đang, tên bất học vô thuật này, nhảy vào văn nghệ với thủ đoạn của một tên khiêu khích, cũng chẳng tài giỏi gì hơn là cóp nhặt một số luận điệu, một số danh từ của những phần tử cơ hội chủ nghĩa đã ném ra, xuyên tạc những chính sách văn nghệ đúng đắn của Lê-nin, của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta trên văn nghệ. Nhưng không riêng gì trong văn nghệ. Âm mưu của hắn còn đi xa hơn. Hoạt động về chính trị, chống Đảng, chống chế độ về mọi mặt mới thật là mục đích cuối cùng của hắn.
Những thủ đoạn và luận điệu chính trị phản động
Nhằm đúng lúc Đảng và chính phủ ta phát hiện một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, đời sống của nhân dân còn gặp những khó khăn, đồng thời tình hình thế giới cũng có những biến cố lớn ở Ba-lan và Hung-ga-ri, bọn theo chủ nghĩa xét lại theo sau những luận điệu của phản động quốc tế đang chửi rủa vu khống phong trào cộng sản quốc tế, tư tưởng phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang cũng trỗi dậy. Hắn tưởng thời cơ đã đến, nên càng đi sâu vào con đường phản động. Nguyễn Hữu Đang vội vàng dựa vào một nhóm văn nghệ sĩ cơ hội, và liên lạc chặt chẽ hơn với tên tơ-rốt-skít Trương Tửu và một số phần tử lạc hậu ở đại học. Hắn chủ trương cùng một lúc ra tờ Nhân văn để tuyên truyền về chính trị, ra các tập Giai phẩm để vận động văn nghệ, tờ Đất mới để vận động sinh viên học sinh và tờ Tự do diễn đàn để tập hợp trí thức.
Ngay từ số đầu, tờ Nhân văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính là một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở. Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết hòng che giấu bộ mặt phản bội của hắn. Bài "Một cuộc đấu tranh trong văn nghệ" ký tên Người quan sát, "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký tên Trần Duy, "Chống luận điệu vu cáo chính trị" ký tên Hoàng Cầm, Trần Duy, Hữu Loan, v.v. đều do chính tay Nguyễn Hữu Đang viết. Bài "Con người Trần Dần" được hắn nâng lên thành nhan đề "Một vụ án văn học", bài của Trần Lê Văn được hắn chữa thành "Không sợ địch lợi dụng". Bộ mặt khiêu khích gian hiểm của hắn lúc này còn khéo giấu kín để chờ cơ hội. Đi đâu hắn cũng nói "mình chỉ lo cho ra được số đầu còn thì sẽ giao lại cho bọn Giai phẩm mùa Xuân làm". Nhưng chúng ta thừa biết thủ đoạn xảo trá thâm độc của hắn.
Thế rồi, trên thế giới, tình hình Ba-lan, Hung-ga-ri có những biến chuyển, trong nước cũng có những rắc rối khó khăn. Nguyễn Hữu Đang liền tập hợp những phần tử phản động nhất lại, và trong hội nghị này chúng quyết định từ số 4 chuyển mạnh sang vấn đề chính trị. Nguyễn Hữu Đang liên tiếp trong ba số liền viết ba bài xã luận chính trị ký tên hẳn hoi không còn giấu giếm bộ mặt phản cách mạng của hắn nữa. Đồng thời trên tờ báo, hắn xoay mạnh vào vấn đề dân chủ và chuyên chính, đề lên rất cao vấn đề dân chủ tư sản, hạ thấp đến phủ nhận chuyên chính vô sản. Trong ba bài xã luận tự tay hắn viết, giọng lưỡi cũng thay đổi dần. Từ chỗ kêu gọi dân chủ tư sản, đến chỗ vu cáo miền Bắc là không có dân chủ, từ chỗ còn gọi Đảng và chính phủ một cách kiêng dè đến chỗ ngang nhiên vu cáo Đảng và chính phủ của chúng ta là "tập đoàn thống trị", từ chỗ đòi hỏi "cần chính quy hơn nữa" đến chỗ hô hào quần chúng đứng dậy biểu tình mưu một cuộc biến động. Liên kết với một vài phần tử xấu trong Đảng Dân chủ, dựa vào một bộ phận lạc hậu trong giới tư sản, ngoặc chặt với những phần tử tác động tinh thần, và tờ-rốt-skít như Thụy An, Trương Tửu hắn tưởng có thể thực biện được âm mưu phản cách mạng của hắn.
Đã nhiều lần hắn tuyên truyền trong một số phần tử Nhân văn về việc phải thành lập một cái đảng chính trị để chống chọi với Đảng ta và trong những ngày Quốc hội họp vào cuối năm 1956 hắn tưởng có thể dùng áp lực của những phần tử cơ hội là có thể gây khó khăn trong phiên họp này. Nhưng âm mưu của hắn đã bại lộ. Tờ báo Nhân văn không che giấu nổi bộ mặt phản động của nó đã lộ rõ chân tướng một tờ báo khiêu khích vừa sặc mùi tờ-rốt-skít vừa y hệt cơ quan tác động linh thần của Mỹ Diệm. Đảng ta kịp thời chặn tờ báo Nhân văn lại. Trong những ngày quần chúng sôi nổi đấu tranh, Nguyễn Hữu Đang giả đò nằm im đau ốm nhưng một mặt chỉ đạo cho các phần tử Nhân văn không được tự phê bình. Và chỉ ít lâu sau, khi cuộc đấu tranh đã qua hắn lại nhổm dậy trong nhà xuất bản Minh Đức, ra loại "sách Tết", hòng tập hợp lực lượng và duy trì tinh thần những phần tử trong nhóm phá hoại. Hắn gắn chặt với tên Minh Đức như bóng với hình. Ngoài việc chia tiền lãi 20%, hắn còn dùng nhà xuất bản này để tập hợp lực lượng chống Đảng chống chế độ, và cố nhiên tên lái buôn văn hóa này đã cung đốn đủ các thứ rượu mùi, bơ sữa cho tên lưu manh chính trị Nguyễn Hữu Đang tha hồ trụy lạc và làm chuyện phản phúc.
Vừa viết bài công khai trên báo, hắn vừa đi tuyên truyền bằng miệng, gieo rắc mọi thứ luận điệu khiêu khích của bọn tờ-rốt-skít, truyền bá mọi thứ sách báo phản động, phóng ra đủ các thứ tin bịa đặt của đài phát thanh địch. Tất cả mọi luận điệu của hắn đều xoay quanh vào việc vu khống Đảng ta là "một hệ thống quan liêu" như bọn tờ-rốt-skít xưa nay vẫn thường vu khống. Hắn gọi hàng ngũ cán bộ Đảng ta là "giai cấp mới" y như luận điệu của tên phản bội Gi-lát ở Nam Tư. Hắn dùng hết lời chửi rủa Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và hít lấy rất nhanh những hơi thở thối độc mà bọn phản động quốc tế nhả ra. Hắn tung ra cái lý luận về thuyết phải "tiến hóa" (évolutionisme) chứ không thể "cách mạng" (révolution) được vì theo hắn, cách mạng thì phải đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt, còn tiến hóa thì loài người cứ theo luật tiến hóa tự nhiên rồi cũng đi dần đến mục đích. Đến đây bộ mặt cải lương bịp bợm của hắn đã hiện nguyên hình, hắn không che giấu nổi hy vọng hão huyền của tên địa chủ cường hào trước cuộc cách mạng ruộng đất. Nhưng "tiến hóa luận" chỉ là cái thuyết hắn đưa ra lừa bịp cách mạng mà thôi, còn đối với hắn và bè lũ, có cơ hội nào có thể chống cách mạng là hắn sẽ chống một cách quyết liệt không chịu điều hòa. Chính sau này khi có người hỏi hắn có ý nghĩ gì hiện nay sau khi Nhân văn bị đóng cửa thì hắn không ngần ngại trả lời: "Trước lúc chết, nếu tao có phải kiểm điểm thì tao chỉ kiểm điểm là tại sao hồi đó không làm mạnh hơn nữa mà thôi". Câu trả lời đó chứng tỏ đối vớỉ cách mạng, đối với Đảng và nhân dân ta, hắn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát một còn một mất, hắn không hề tự che giấu là kẻ thù bẩn thỉu của nhân dân. Nhưng đến khi lớp học mở ra, các văn nghệ sĩ nô nức đến lớp, thì hắn vội vã đi tìm các phần tử Nhân văn - Giai phẩm để dặn họ: "Chỉ được nói các bài vở trong Nhân văn đều là do tập thể bàn bạc viết ra". Và một mặt khác làm ra vẻ bình tĩnh, hắn đi sắm hoa, viết thư vay tiền của cơ quan để "chữa bệnh". Nhưng thực chất là để che mắt mọi người để dễ bề hành động, vì cũng trong những ngày ấy, hắn đã liên lạc với những "người của hắn" để tìm cách phản bội Tổ quốc một lần cuối cùng.
Nhưng chậm lắm rồi. Một số phần tử Nhân văn - Giai phẩm sau khi học tập đã nhận rõ sai lầm tội lỗi của mình, tố cáo hết mọi âm mưu thủ đoạn phản cách mạng của hắn. Và mặc dù có nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhiều mánh lới nham hiểm của một tên khiêu khích chuyên nghề, hắn cũng không giấu nổi những hành vi phản dân phản nước. Ngày nay bộ mặt thực và tội ác của hắn đã bị bóc trần. Âm mưu của hắn đã bị phơi bày ra trước ánh sáng. Không phải chờ đợi những lời tố cáo của các phần tử Nhân văn-Giai phẩm, Đảng ta và nhân dân ta nhờ một tinh thần cảnh giác chính trị rất cao, sớm đã biết những hành vi tội ác của hắn. Nhân dân ta chỉ còn chờ ngày hắn cúi đầu nhận hết tội ác trước nhân dân cùng với những phần tử phản cách mạng đầu sỏ khác.
Nguyễn Hữu Đang, chẳng phải là "văn nghệ", chẳng phải là "trí thức", mà cũng chẳng phải là "cách mạng lâu năm" gì hết. Hắn chỉ là một tên khiêu khích gian ngoan và hiểm độc, đi vào cách mạng để tìm danh lợi địa vị. Bị thất thế về chính trị, hắn vội tìm cơ hội trong văn nghệ dù hắn biết rằng ở địa hạt này hắn chỉ là một tên bất học vô thuật, lộn sòng vào để kiếm chác. Nhưng rồi, công bất thành danh bất toại, hắn chỉ còn tìm một con đường thích hợp với hắn nhất: con đường phản cách mạng xấu xa và bẩn thỉu.
Nguồn: Văn nghệ, số 12 tháng 5 năm 1958 (Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn-Giai phẩm).
No comments:
Post a Comment