73.TỐ HỮU * CHỐNG NVGP
TRICH
"Cuộc tấn công vào chế độ ta và Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hoà bình vừa lập lại.
Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường Đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong phòng Văn nghệ quân đội, đã kết thành một bè phái chống Đảng trong Văn nghệ.
Như lời thú nhận của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ chính trị cách mạng, phục vụ công nông binh, và để đề xướng cái "điệu tâm hồn" ruỗng nát của chủ nghĩa cá nhân tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đọa.
Đương nhiên cái "điệu tâm hồn" ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu lớn của cách mạng, và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với "tiếng sáo tiền kiếp" lóc gân của tên mật thám Trần Duy.
Cũng lúc ấy, bọn Trần Dần , Tử Phác -những đứa con hư hỏng của Hà nội cũ- nay lại trở về với "cảnh cũ người xưa" bỗng cảm thấy đời sống trong quân đội "nghẹt thở", chỉ vì thiếu cái tự do trở lại đời sống trụy lạc cũ. Đối với chúng, đời sống trong quân đội cách mạng chỉ còn là "những sợi dây xích trói buộc phải phá mà ra". Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên "tiếng trống tương lai" chửi cán bộ chính trị là "người bệnh", "người ròi", "người ụ". Cùng Tử Phác, khiêu khích những anh em khác, hắn tổ chức một cuộc đấu tranh "buộc lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu" của họ.
Họ đòi thực hiện những gì? "Trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một chi Hội văn nghệ trực thuộc Hội văn nghệ, không qua Cục Tuyên Huấn và Tổng Cục Chính Trị". Tóm lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ"
(Tố Hữu, Nhìn lại 3 năm phá hoại của nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm", BNVGPTTADL, trang 22-24).
==
. . .ra mặt phản cách mạng, đánh thẳng vào chế độ và sự lãnh đạo của đảng, . . kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. .chống lại nền chuyên chính vô sản. . .chống lại toàn bộ cách mạng xã hội chủ nghĩa. . .ra sức chửi rủa cái mà chúng gọi là chủ nghĩa Xta lin, vu khống đảng ta là giáo điều, nô lệ,. . dòi tự do, độc lập của văn nghệ, rêu rao sứ mạng chống đối. . . phủ nhận hoàn toàn phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . đòi trả văn nghệ cho văn nghệ thực ra là đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng
(Tố Hữu, Xây Dựng Một Nền Văn Nghệ Lớn, 144-193).
==
Sự Thật ở đâu?
Friday, June 18, 2004
(Nhân đọc bản thảo “Nhà thơ Tố Hữu tâm sự” Nhật Hoa Khanh ghi)
Năm 1997, tôi có viết một tiểu luận “Nhìn lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm cách đây 40 năm”. Dưới con mắt của người nghiên cứu, tôi đặt ra một vấn đề: trên cái bề mặt nổi của đấu tranh giai cấp về quan điểm tư tưởng vô sản và quan điểm tư tưởng tư sản trong văn nghệ, giấu một cái mạch ngầm là lòng đố kỵ tài năng, là sự đố kỵ của Tố Hữu với những tài năng trong văn nghệ. Ðó là cách nhìn của tôi về vụ án văn học kỳ dị nhất trong lịch sử văn chương xứ ta, với mức án không thành văn kéo dài hàng 30 năm. Ðến khi được cởi trói (1986 Ðại Hội Ðảng lần VI) thì nhiều người tóc đã bạc phơ, nhiều người đã chết. Cách nhìn nhận ấy đúng hay không đúng, mong được bàn bạc. Chính vì vậy trong tiểu luận tôi phải chỉ ra được những yếu kém trong thơ Tố Hữu, điều mà lâu nay như cấm kỵ; và đi theo nó phải chứng minh được những cái hay của các nhà thơ bị đánh trong vụ án Nhân Văn. Phần phụ lục trích mỗi nhà thơ Nhân Văn hai bài, nhằm cung cấp tư liệu để độc giả tự đánh giá.
Bạn bè thân quen bảo: “Ông Tố Hữu tuy bây giờ nghỉ làm việc, nhưng thế lực còn mạnh lắm, ông ấy vẫn có thể bóp chết anh bất cứ lúc nào”.
Tôi đã trả lời: “Tôi hiểu điều ấy. Chính đấy là lý do khiến tôi phải viết khi ông ấy còn sống”. Bạn cứ lắc đầu hoài. Tôi phải nói thêm: “Nếu không thì trả lời thế nào với câu hỏi của người sau: “Sao khi ông ấy sống không thấy ai viết gì?”.
Tôi đã chính thức gửi bài viết đến tạp chí Văn Học của Viện Văn Học và vài tờ báo khác, cũng như gửi đến nhà thơ Tố Hữu. Không thấy đâu đăng, cũng không thấy đâu trả lời.
Không sao! Không đăng là quyền của họ, trách nhiệm phải viết là quyền của tôi.
Cho nên khi Tố Hữu mất, tôi đã không viết gì nữa, cho rằng trách nhiệm của mình đã xong. Nhân đọc trên báo Lao Ðộng thấy nhà thơ Hoàng Cầm, người bị điêu đứng trong vụ án Nhân Văn, có bài thương cảm viếng nhà thơ Tố Hữu, gây cảm xúc mà bật ra mấy câu sau:
Tố Hữu mất đi
Hoàng Cầm viết lời ai điếu
Ðăng đầu tiên, báo Lao Ðộng, trang 5.
Ông trời xanh rõ thật oái oăm
Khiến dân đen bật cười khúc khích.
Hoàng Cầm vị thuốc đắng
Nên giã tật rất tài.
Chuyện thế gian,
thôi, gác bỏ ngoài tai
Phất tay áo,
đến Trúc Lâm:
“Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”(*)
Tạm dịch: Trước cảnh, tâm không, hỏi gì thiền
Ở đời vui đạo cứ tùy duyên
Xin được nối thêm: Lòng không thù hận, hồn trong sáng
Mở rộng yêu thương tới mọi miền.
(12 - 12 - 2002)
Gần đây, trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, tôi có được đọc bản thảo “Nhà thơ Tố Hữu tâm sự” của Nhật Hoa Khanh ghi, và các báo Quân Ðội Nhân Dân, Tiền Phong, Người Hà Nội.... trích đăng vài phần, nhất là phần nói về Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (báo Quân Ðội Nhân Dân đăng 3 số liền), bỗng lại thấy rằng mình chưa thể thôi viết được. Với góc độ của người nghiên cứu đã viết về Tố Hữu, tôi thấy cần phải bàn cho ra sự thật.
Tâm sự Tố Hữu của Nhật Hoa Khanh ghi hoàn toàn khác với Tố Hữu đã sống trước đây.
Bản thảo được hoàn thành tháng 2 - 2004, đã được thông qua bà Vũ Thị Thanh, vợ ông Tố Hữu, được tung ra vào dịp cả nước kỷ niệm Ðiện Biên Phủ, nhằm cái gì? Muốn thanh minh với Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp chăng? Võ đại tướng trong kỷ niệm 50 Ðiện Biên Phủ, có thể nói ông đã lại thắng một trận Ðiên Biên Phủ thứ hai. Cả nước ghi ơn ông. Tên tuổi ông và đức độ của ông sống lại, chói ngời trên cả nước.
Một câu hỏi được đặt ra với người nghiên cứu, bản thảo thực sự đã viết xong từ tháng 5-1997 (theo Nhật Hoa Khanh), nghĩa là gần 6 năm sau Tố Hữu mới mất.
Sao không công bố trong chuỗi thời gian ấy, lại để đến tận bây giờ? Liệu có sâu xa tính toán gì như thơ di cảo của Chế Lan Viên?
Ðã từ lâu nhiều người rất mong muốn nhà thơ Tố Hữu hãy xin lỗi anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” lấy một tiếng. Như nhà viết kịch Bửu Tiến đã làm trong một đại hội nhà văn. Như nhiều anh em văn nghệ khác đã hùa theo đánh anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” hồi ấy, nay đã nhận sai lầm, đã đến xin lỗi từng cá nhân. Cho lòng mình nhẹ nhõm, cho lòng bạn nhẹ nhõm. Nhưng Tố Hữu đã không làm.
Nhà thơ Hoàng Cầm kể rằng, nhà văn tướng quân Trần Ðộ trưởng ban Văn Hóa Văn Nghệ của Ðại Hội Ðảng lần VI, tổng bí thư lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh; người đã giúp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố những câu đáng ghi vào lịch sử văn nghệ: “cởi trói cho văn nghệ sĩ” “các văn nghệ sĩ hãy tự cứu lấy mình” “không bẻ cong ngòi bút” “dũng cảm trình bày sự thật” v.v...
Trong cái không khí cởi mở ấy của Nghị Quyết 5/BCT về văn học nghệ thuật, nhà văn Trần Ðộ có đến gặp Tố Hữu và hỏi ông về thái độ đối với anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” bây giờ. Nhà thơ Tố Hữu với giọng trọ trẹ xứ Huế đã nói: “Rất tiếc! Rất tiếc! Hồi ấy tôi đã không tiêu diệt hết chúng nó đi”! Trên đường về ông Trần Ðộ có rẽ vào thăm ông Hoàng Cầm, có kể lại câu chuyện trên. Ông Hoàng Cầm đến nay còn sống, yếu lắm rồi, hiện ở số nhà 43 phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Ai có thắc mắc, xin đến đấy hỏi, kẻo rồi ông Hoàng Cầm đi mất, lại thành tam sao thất bản.
(*) Bài “Cư trần lạc đạo”của Trần Nhân Tông (Ðệ Nhất Tổ Trúc Lâm thiền phái). Người viết xin phép đảo câu đầu và câu cuối.
Chuyện rỉ tai văn nghệ sĩ về Tố Hữu thì nhiều lắm. Nhất là cái hồi ông Tố Hữu làm phó thủ tướng phụ trách giá - lương - tiền, rồi đồn thổi có thể làm tổng bí thư. Cái bả vinh hoa ấy của ông Duẩn và ông Thọ đưa ra, có thể đã làm nhà thơ choáng váng trong hy vọng, và có thể hồi ấy đã phải biểu lộ những cư xử với Võ đại tướng để chứng tỏ lập trường của mình đứng về phía bên nào, nên sau này hối hận, cứ phải thanh minh trong lời tâm sự với Nhật Hoa Khanh, nói khá kỹ về lòng yêu quý Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, chiếm khá nhiều trang giấy, hai lần viện đến vợ là bà Vũ Thị Thanh làm chứng, không tin xin cứ đến hỏi.
Chuyện rỉ tai từ Ðại Hội Ðảng III (1961), phía ông Duẩn ông Thọ thuộc phái dùng bạo lực quân sự giải phóng miền Nam, được Tố Hữu ủng hộ, thắng thế. Ông Duẩn làm tổng bí thư. Cụ Hồ và ông Giáp là phía chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, bị thiểu số, phải phục tùng theo đa số. Ðiều thực hư diễn biến ra sao thì sau này các nhà nghiên cứu lịch sử Ðảng sẽ phải làm rõ. Ðây chỉ là chuyện rỉ tai, ngoài lề cuộc họp. Nhưng nhờ đó có căn cứ để nhìn nhận được thái độ chuyển biến của từng người.
Chuyện rỉ tai về Tố Hữu nói tổng tư lệnh thực sự công cuộc đánh Mỹ giải phóng miền Nam là đồng chí Lê Duẩn chứ không phải Võ Nguyên Giáp.
Chuyện rỉ tai Tố Hữu xóa câu thơ về Võ Nguyên Giáp trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”.
Có lần trên tivi, quay cảnh đón Phó Thủ Tướng Tố Hữu nhân một chuyến công cán ở nước ngoài về. Nhiều cán bộ cao cấp có mặt ở sân bay. Lần lượt Tố Hữu đi bắt tay từng người. Ðến Võ Nguyên Giáp, khi ông Giáp giơ tay thì Tố Hữu lại quay đi chỗ khác như mải nói chuyện với ai. Những người ngồi xem cùng tôi bình phẩm: “Quá lắm! Thiếu lịch sự quá lắm!”.
Tổng tấn công Mậu Thân (1968) ông Duẩn điều ông Giáp đi Ðông Âu, điều cụ Hồ sang Trung Quốc nghỉ ngơi, để rảnh tay tổng tiến công nổi dậy đồng loạt bao vây Khe Sanh (định tái diễn Ðiện Biên Phủ) và đánh vào Sài Gòn dứt điểm giải phóng miền Nam. (Thất bại. Sự việc này rồi lịch sử sẽ định giá).
Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, có vài bài trên báo, nhưng chỉ nói đến sở chỉ huy chiến dịch chung chung, không nhắc đến tên ông Giáp. Ðến Chúc văn giỗ tổ vua Hùng cũng bỏ đi hai câu nói về Ðiện Biên Phủ và Giải phóng Sài Gòn 30/4, thành ra bài Chúc văn 100 câu để ứng với huyền thoại 100 trứng 100 con, chỉ còn 98 câu.
Ông Giáp hồi ấy được phân công phụ trách sinh đẻ kế hoạch. Bỗng lưu truyền những câu ca dao trôi nổi: “Ngày xưa đại tướng cầm quân. Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”, “Người đi từ cây đa Tân Trào đến cây đa Nhà Bò” (Cây đa Nhà Bò – cơ sở hộ sinh của quận Hai Bà, ở phố Lò Ðúc, Hà Nội).
Rồi những chuyện ông Giáp sợ Mỹ, sợ bom nguyên tử, ông Giáp với Khơ-rúp-xốp, ông Giáp lý lịch mờ ám, chuyện Năm Châu - Sáu Sứ khai báo vu vơ... Lại tin rỉ tai, đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh đã được chuẩn bị để ông Giáp ra sống biệt lập, giống Napoléon ở đảo Sainte Hélène. Có cả một cuốn hồi ký của ông phó thủ tướng thời ông Duẩn, khen ông Duẩn hết lời, chê ông Giáp quá đáng được in phô tô chuyền tay nhau v.v...
Thái độ ông Giáp là im lặng. Ông ngồi thiền. Lấy chữ nhẫn của người xưa di dưỡng tinh thần.
Và bây giờ thì ông sống lại, như một ngọn đèn rực sáng giây phút cuối, ông đã 94 tuổi trời, lá thư ông viết gửi Hội Nghị Trung Ương 9 Khóa IX đầu năm 2004, có thể coi là những lời tâm huyết cuối đời của vị tướng tài ba lỗi lạc; trong đó về đề mục an ninh nội bộ, ông khẩn thiết đề nghị trung ương giải quyết dứt điểm vụ T4, một vụ án chính trị siêu nghiêm trọng từ trước đến nay, và yêu cầu kỷ luật những ai vi phạm bất kể ở cương vị nào (không biết Bộ Chính Trị sẽ giải quyết ra sao trước khi đại tướng về trời?).
Ông Tố Hữu chỉ sau thất bại cuộc bầu vào Trung Ương Khóa VI (1986), mới tỉnh ra, thấy bơ vơ, và sau này mới có bài “Một tiếng đờn”. Nghe kể, khi biết mình không trúng cử, ông thất thần, mất hồn, đến mức xe ô tô của ông đến đón, đỗ trước mặt, ông không nhận ra, cứ ngơ ngơ ngác ngác.
Một tiếng đờn
Mới bình minh đó đã hoàng hôn
Ðang nụ cười tươi lệ bỗng tuôn
Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Ôi kiếp trăm năm được mấy ngày
Trời xanh không gợn áng mây bay
Thủy chung son sắt nên tình bạn
Êm ấm lòng ta mỗi phút giây.
Còn khổ đau nào đau khổ hơn
Trái tim luôn xát muối oán hờn
Còn đây một chút trong đêm lạnh
Ðầm ấm bên em một tiếng đờn.
Bài thơ trên được giải thưởng văn học ASEAN. Họ trao giải cũng không phải là vô cớ. Có nhiều bài họa lại, vô danh, xin trích một bài trong số đó để bạn đọc được nghe nhiều tiếng chuông:
Nắng hè sao đã vội hoàng hôn?
Sao nụ cười tươi lệ bỗng tuôn?
Mới hay nhân quả là như vậy,
Vui lắm thì ra cũng lắm buồn.
Danh lợi đua chen được mấy ngày?
Phù vân một thoáng gió xua bay.
Thủy chung không có, đâu bè bạn?
Êm ấm làm sao được phút giây?
Ðúng vậy còn gì đau khổ hơn!
Ðời luôn khơi dậy những oán hờn,
Còn đây một chút trong cô lạnh,
Mới thấm Nhân Văn một tiếng đờn.
Ông Tố Hữu về nghỉ. Sống cô đơn. Giấc mộng quyền lực không thành. Tôi tin là ông đã hối hận. Cho nên trong Lời tâm sư,ỳ Nhật Hoa Khanh ghi, ông nói nhiều về ông Giáp, ca ngợi ông Giáp hết lời, như muốn thanh minh những điều gì không phải trước đây đã cư xử với ông Giáp. Ðúng như một câu châm ngôn của phương Tây: Qui s'excuse s'accuse (Kẻ nào tự thanh minh là tự thú nhận).
Ðối với anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” cũng như thế. Qua “Lời tâm sự” Nhật Hoa Khanh ghi thì tất cả đều là tốt, là đáng ca ngợi, là không ai đáng phải chê trách điều gì cả. Xin trích vài người:
1) Về cụ Phan Khôi “Không thể quên được hình ảnh gương mẫu và nồng nhiệt của cụ trong đội quân văn nghệ kháng chiến chống Pháp. Không thể bỏ qua được những kết quả của cụ trong việc đổi mới thơ Việt Nam trước khi xuất hiện phong trào thơ mới. Phan Khôi còn là một học giả về văn học Trung Quốc. Muốn hay không, cụ cũng đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học nước ta thế kỷ 20” (trg 39. Lời tâm sự).
2) Về ông Trương Tửu “Trương Tửu có năng lực đặc biệt về phê bình và lý luận văn học. Không thể tùy tiện quy kết anh là cơ hội, là tờ-rốt-kít. Ðến bây giờ chúng ta đều rõ: anh sống thẳng thắn, sống lương thiện và hết lòng với các công trình nghiên cứu của mình. Cần khẳng định những đóng góp độc đáo của anh đối với phê bình và lý luận văn học” (trg 39. Lời tâm sự).
3) Về ông Trần Ðức Thảo được Tố Hữu dùng cụm từ người trí thức yêu nước lỗi lạc, rồi tiếp: “Anh Thảo vừa nổi tiếng trong phong trào chống thực dân Pháp vừa nổi tiếng trên lĩnh vực nghiên cứu triết học Mác-xít ngay từ hồi anh đang học Ðại Học Sorbone và làm việc tại Paris. Anh Thảo suốt đời bảo vệ chủ nghĩa Mác, kể cả khi Liên Xô đã sụp đổ. Anh Thảo là một nhà nghiên cứu triết học tài giỏi nhất ở nước ta. Anh Thảo có công lớn nhất trong việc phát triển ngôn ngữ lý luận Việt Nam, phát triển ngôn ngữ triết học Việt Nam, phát triển tư duy triết học và tư duy luận lí (tức tư duy lô gích) Việt Nam. Trần Ðức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực triết học” (trg 51. Lời tâm sự).
4) Về ông Nguyễn Hữu Ðang “người được Bác Hồ trao cho nhiệm vụ trọng đại Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Tuyên Ngôn Ðộc Lập mồng 2-9-1945. Anh Ðang suốt đời trung thành với Bác Hồ và với lý tưởng Ðộc lập - Tự do của dân tộc. Anh Ðang đóng góp nhiều cho cách mạng nhưng đóng góp lặng lẽ. Anh Ðang có nhiều hy sinh đáng quý. Những hy sinh ấy chính là tấm gương sáng ngời treo cao trước mắt chúng ta” (trg 54. Lời tâm sự).
5) Về ông Ðào Duy Anh “Tôi sẽ thiếu sót rất nặng nếu không bày tỏ cảm nghĩ của mình về học giả lớn và nhà yêu nước Ðào Duy Anh. Từng là tổng bí thư và sau đó, là một trong những người thuộc bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách Mạng Ðảng, Ðào Duy Anh đã lặng lẽ và bền bỉ hiến dâng toàn bộ tài năng và nhiệt huyết của mình cho độc lập và tự do của dân tộc đến hơi thở cuối cùng. Hàng chục tác phẩm của ông bao gồm các loại từ điển và các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam... trở nên một hạt ngọc trong chuỗi ngọc di sản văn hóa dân tộc. Hồi ký của ông là hình ảnh trung thực của chính ông và của các đồng chí, đồng nghiệp cùng thế hệ ông suốt mấy chục năm bão táp đấu tranh cứu nước. Trên mặt trận văn hóa và tư tưởng Việt Nam thế kỷ 20, Ðào Duy Anh được nhìn nhận như một nhà yêu nước, một nhà đạo đức, một bậc hiền tài” (trg 55. Lời tâm sự).
6) Nhắc đến các văn nghệ sĩ “Nhân Văn Giai Phẩm” bị đánh tơi bời Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hữu Loan, Quang Dũng, sau khi khen từng người cùng những tác phẩm của từng người, Tố Hữu nhận xét: “Tất cả 6 anh đều góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng một nền văn học Việt Nam giàu tính hiện thực, tính phê phán, tính hiện đại và tính truyền thống. Tất cả 6 anh đều bền bỉ tiến bước dưới ngọn cờ cách mạng. Tất cả 6 anh đều là những nhà văn nghệ luôn luôn giữ vững phẩm vàng đạo đức của người cầm bút. Tất cả 6 anh đều xứng đáng được trao tặng những giải thưởng cao quý và những huân chương cao quý” (trg 34. Lời tâm sự).
Ông Tố Hữu còn nói về nhiều anh chị em khác, toàn khen là khen, với những lời rất tốt đẹp. Tôi chỉ xin trích vài trường hợp, để làm một việc so sánh, với những nhận xét của Tố Hữu trước đây, khi ông còn đương quyền đương chức, đang chỉ đạo cuộc đánh phá anh em “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Tài liệu sau đây lấy trong báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn Giai Phẩm”, do chính Tố Hữu viết, với tiêu đề “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ”, đã in thành sách, nhà xuất bản Văn Hóa,1958, trong thư viện quốc gia.
Nhận định tổng quát về “Nhân Văn Giai Phẩm” Tố Hữu viết:
+ Lật bộ áo “Nhân Văn Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật tham, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm (trg 9. Sđd).
+ Trong cái công ty phản động “Nhân Văn Giai Phẩm” ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Ðức Thảo đến bọn phản Ðảng Nguyễn Hữu Ðang, Trần Dần, Lê Ðạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ (trg 17. Sđd).
+ Với sự thuyết phục của Trần Ðức Thảo, báo Nhân Văn cũng “chuyển mạnh sang chính trị”, nghĩa là đi đến “hành động quần chúng”. Những bài đánh vào nền chuyên chính, đòi phát triển tự do tư sản, đòi cho hoa độc, hoa thối tự do đua nở và đả kích từ quân đội, công an, mậu dịch, sở báo chí, cho đến cả quốc hội cũng không đủ nữa [....]Chúng muốn gì? Trương Tửu, Trần Ðức Thảo, Nguyễn Hữu Ðang và cả bọn họ luôn luôn tuyên truyền “sẽ có biến động lớn”. Rõ ràng chúng không muốn gì khác hơn Mỹ - Diệm: lật đổ chế độ dân chủ cộng hòa và Ðảng lãnh đạo (trg 18. Sđd).
+ Chúng phân công nhau: Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm ở Hội Nhà Văn, Sĩ Ngọc ở Hội Mỹ Thuật, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu, Tử Phác, Ðặng Ðình Hưng ở Hội Nhạc Sĩ .... Còn Nguyễn Hữu Ðang, hắn vẫn tiếp tục làm vai trò của kẻ tổ chức phá hoại cùng bọn gián điệp Thụy An, bọn trốt-kít Trương Tửu, “quân sư”Trần Ðức Thảo, và những kẻ khác... (trg 21. Sđd).
+ Không thể che giấu được cái lịch sử phản cách mạng của Phan Khôi một đời những 5 lần phản bội, phá hoại phong trào cách mạng; không thể che giấu được cái dã tâm của tên đầu cơ cách mạng Nguyễn Hữu Ðang hơn 10 năm trời vì cái đầu óc cường hào xôi thịt như cái gốc của hắn, mà luôn luôn bất mãn, kèn cựa, hằn học, dần dần đi vào con đường làm phản, bán mình cho kẻ địch, đánh lại nhân dân, tổ quốc, đánh lại chế độ chúng ta; không thể che giấu được cái chân tướng trốt-kít thâm căn ngót 20 năm nay của Trương Tửu và cái cốt cách đen tối của Trần Ðức Thảo “đứa con nuôi của đế quốc” như y đã tự nhận; cũng không thể che giấu được chân tướng của bọn gián điệp như Thụy An, mật thám như Trần Duy, trước kia đã từng “lập công” với bọn chủ Pháp, nay lại ngựa quay về đường cũ; và những phần tử phản động trong giai cấp tư sản tích cực ủng hộ bọn chúng như Trần Thiếu Bảo (nhà xuất bản Minh Ðức)... (trg 43. Sđd).
Cũng xin trích dẫn một số đề mục của bản báo cáo tổng kết để bạn đọc thấy cuộc đấu tranh chống “Nhân Văn Giai Phẩm” dữ dội đến thế nào:
[...]Những tư tưởng chính trị thù địch
1. Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
2. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Ðảng lãnh đạo.
3. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách nạng xã hội chủ nghĩa.
4. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
1. Nhóm “Nhân Văn - Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi “tự do, độc lập” của văn nghệ, rêu rao “ sứ mạng chống đối” của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
2. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên “con người” trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
3. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
4. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” phản đối sự lãnh đạo của Ðảng đối với văn nghệ, chúng đòi “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”, thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng. [...]
Còn có thể trích dẫn nhiều nữa, nhưng thiết tưởng đã đủ để bạn đọc nhận ra: đã có hai Tố Hữu, khác hẳn nhau như nước với lửa, như lòng bàn tay với mu bàn tay.
... .
Hà Nội ngày 6 tháng 6 năm 2004
Hoàng Tiến, nhà văn
Ðịa chỉ:
Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=5756&z=12
Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường Đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong phòng Văn nghệ quân đội, đã kết thành một bè phái chống Đảng trong Văn nghệ.
Như lời thú nhận của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ chính trị cách mạng, phục vụ công nông binh, và để đề xướng cái "điệu tâm hồn" ruỗng nát của chủ nghĩa cá nhân tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đọa.
Đương nhiên cái "điệu tâm hồn" ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu lớn của cách mạng, và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với "tiếng sáo tiền kiếp" lóc gân của tên mật thám Trần Duy.
Cũng lúc ấy, bọn Trần Dần , Tử Phác -những đứa con hư hỏng của Hà nội cũ- nay lại trở về với "cảnh cũ người xưa" bỗng cảm thấy đời sống trong quân đội "nghẹt thở", chỉ vì thiếu cái tự do trở lại đời sống trụy lạc cũ. Đối với chúng, đời sống trong quân đội cách mạng chỉ còn là "những sợi dây xích trói buộc phải phá mà ra". Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên "tiếng trống tương lai" chửi cán bộ chính trị là "người bệnh", "người ròi", "người ụ". Cùng Tử Phác, khiêu khích những anh em khác, hắn tổ chức một cuộc đấu tranh "buộc lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu" của họ.
Họ đòi thực hiện những gì? "Trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một chi Hội văn nghệ trực thuộc Hội văn nghệ, không qua Cục Tuyên Huấn và Tổng Cục Chính Trị". Tóm lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ"
(Tố Hữu, Nhìn lại 3 năm phá hoại của nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm", BNVGPTTADL, trang 22-24).
==
. . .ra mặt phản cách mạng, đánh thẳng vào chế độ và sự lãnh đạo của đảng, . . kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. .chống lại nền chuyên chính vô sản. . .chống lại toàn bộ cách mạng xã hội chủ nghĩa. . .ra sức chửi rủa cái mà chúng gọi là chủ nghĩa Xta lin, vu khống đảng ta là giáo điều, nô lệ,. . dòi tự do, độc lập của văn nghệ, rêu rao sứ mạng chống đối. . . phủ nhận hoàn toàn phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . đòi trả văn nghệ cho văn nghệ thực ra là đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng
(Tố Hữu, Xây Dựng Một Nền Văn Nghệ Lớn, 144-193).
==
Sự Thật ở đâu?
Friday, June 18, 2004
(Nhân đọc bản thảo “Nhà thơ Tố Hữu tâm sự” Nhật Hoa Khanh ghi)
Năm 1997, tôi có viết một tiểu luận “Nhìn lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm cách đây 40 năm”. Dưới con mắt của người nghiên cứu, tôi đặt ra một vấn đề: trên cái bề mặt nổi của đấu tranh giai cấp về quan điểm tư tưởng vô sản và quan điểm tư tưởng tư sản trong văn nghệ, giấu một cái mạch ngầm là lòng đố kỵ tài năng, là sự đố kỵ của Tố Hữu với những tài năng trong văn nghệ. Ðó là cách nhìn của tôi về vụ án văn học kỳ dị nhất trong lịch sử văn chương xứ ta, với mức án không thành văn kéo dài hàng 30 năm. Ðến khi được cởi trói (1986 Ðại Hội Ðảng lần VI) thì nhiều người tóc đã bạc phơ, nhiều người đã chết. Cách nhìn nhận ấy đúng hay không đúng, mong được bàn bạc. Chính vì vậy trong tiểu luận tôi phải chỉ ra được những yếu kém trong thơ Tố Hữu, điều mà lâu nay như cấm kỵ; và đi theo nó phải chứng minh được những cái hay của các nhà thơ bị đánh trong vụ án Nhân Văn. Phần phụ lục trích mỗi nhà thơ Nhân Văn hai bài, nhằm cung cấp tư liệu để độc giả tự đánh giá.
Bạn bè thân quen bảo: “Ông Tố Hữu tuy bây giờ nghỉ làm việc, nhưng thế lực còn mạnh lắm, ông ấy vẫn có thể bóp chết anh bất cứ lúc nào”.
Tôi đã trả lời: “Tôi hiểu điều ấy. Chính đấy là lý do khiến tôi phải viết khi ông ấy còn sống”. Bạn cứ lắc đầu hoài. Tôi phải nói thêm: “Nếu không thì trả lời thế nào với câu hỏi của người sau: “Sao khi ông ấy sống không thấy ai viết gì?”.
Tôi đã chính thức gửi bài viết đến tạp chí Văn Học của Viện Văn Học và vài tờ báo khác, cũng như gửi đến nhà thơ Tố Hữu. Không thấy đâu đăng, cũng không thấy đâu trả lời.
Không sao! Không đăng là quyền của họ, trách nhiệm phải viết là quyền của tôi.
Cho nên khi Tố Hữu mất, tôi đã không viết gì nữa, cho rằng trách nhiệm của mình đã xong. Nhân đọc trên báo Lao Ðộng thấy nhà thơ Hoàng Cầm, người bị điêu đứng trong vụ án Nhân Văn, có bài thương cảm viếng nhà thơ Tố Hữu, gây cảm xúc mà bật ra mấy câu sau:
Tố Hữu mất đi
Hoàng Cầm viết lời ai điếu
Ðăng đầu tiên, báo Lao Ðộng, trang 5.
Ông trời xanh rõ thật oái oăm
Khiến dân đen bật cười khúc khích.
Hoàng Cầm vị thuốc đắng
Nên giã tật rất tài.
Chuyện thế gian,
thôi, gác bỏ ngoài tai
Phất tay áo,
đến Trúc Lâm:
“Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”(*)
Tạm dịch: Trước cảnh, tâm không, hỏi gì thiền
Ở đời vui đạo cứ tùy duyên
Xin được nối thêm: Lòng không thù hận, hồn trong sáng
Mở rộng yêu thương tới mọi miền.
(12 - 12 - 2002)
Gần đây, trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, tôi có được đọc bản thảo “Nhà thơ Tố Hữu tâm sự” của Nhật Hoa Khanh ghi, và các báo Quân Ðội Nhân Dân, Tiền Phong, Người Hà Nội.... trích đăng vài phần, nhất là phần nói về Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (báo Quân Ðội Nhân Dân đăng 3 số liền), bỗng lại thấy rằng mình chưa thể thôi viết được. Với góc độ của người nghiên cứu đã viết về Tố Hữu, tôi thấy cần phải bàn cho ra sự thật.
Tâm sự Tố Hữu của Nhật Hoa Khanh ghi hoàn toàn khác với Tố Hữu đã sống trước đây.
Bản thảo được hoàn thành tháng 2 - 2004, đã được thông qua bà Vũ Thị Thanh, vợ ông Tố Hữu, được tung ra vào dịp cả nước kỷ niệm Ðiện Biên Phủ, nhằm cái gì? Muốn thanh minh với Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp chăng? Võ đại tướng trong kỷ niệm 50 Ðiện Biên Phủ, có thể nói ông đã lại thắng một trận Ðiên Biên Phủ thứ hai. Cả nước ghi ơn ông. Tên tuổi ông và đức độ của ông sống lại, chói ngời trên cả nước.
Một câu hỏi được đặt ra với người nghiên cứu, bản thảo thực sự đã viết xong từ tháng 5-1997 (theo Nhật Hoa Khanh), nghĩa là gần 6 năm sau Tố Hữu mới mất.
Sao không công bố trong chuỗi thời gian ấy, lại để đến tận bây giờ? Liệu có sâu xa tính toán gì như thơ di cảo của Chế Lan Viên?
Ðã từ lâu nhiều người rất mong muốn nhà thơ Tố Hữu hãy xin lỗi anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” lấy một tiếng. Như nhà viết kịch Bửu Tiến đã làm trong một đại hội nhà văn. Như nhiều anh em văn nghệ khác đã hùa theo đánh anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” hồi ấy, nay đã nhận sai lầm, đã đến xin lỗi từng cá nhân. Cho lòng mình nhẹ nhõm, cho lòng bạn nhẹ nhõm. Nhưng Tố Hữu đã không làm.
Nhà thơ Hoàng Cầm kể rằng, nhà văn tướng quân Trần Ðộ trưởng ban Văn Hóa Văn Nghệ của Ðại Hội Ðảng lần VI, tổng bí thư lúc ấy là ông Nguyễn Văn Linh; người đã giúp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố những câu đáng ghi vào lịch sử văn nghệ: “cởi trói cho văn nghệ sĩ” “các văn nghệ sĩ hãy tự cứu lấy mình” “không bẻ cong ngòi bút” “dũng cảm trình bày sự thật” v.v...
Trong cái không khí cởi mở ấy của Nghị Quyết 5/BCT về văn học nghệ thuật, nhà văn Trần Ðộ có đến gặp Tố Hữu và hỏi ông về thái độ đối với anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” bây giờ. Nhà thơ Tố Hữu với giọng trọ trẹ xứ Huế đã nói: “Rất tiếc! Rất tiếc! Hồi ấy tôi đã không tiêu diệt hết chúng nó đi”! Trên đường về ông Trần Ðộ có rẽ vào thăm ông Hoàng Cầm, có kể lại câu chuyện trên. Ông Hoàng Cầm đến nay còn sống, yếu lắm rồi, hiện ở số nhà 43 phố Lý Quốc Sư, Hà Nội. Ai có thắc mắc, xin đến đấy hỏi, kẻo rồi ông Hoàng Cầm đi mất, lại thành tam sao thất bản.
(*) Bài “Cư trần lạc đạo”của Trần Nhân Tông (Ðệ Nhất Tổ Trúc Lâm thiền phái). Người viết xin phép đảo câu đầu và câu cuối.
Chuyện rỉ tai văn nghệ sĩ về Tố Hữu thì nhiều lắm. Nhất là cái hồi ông Tố Hữu làm phó thủ tướng phụ trách giá - lương - tiền, rồi đồn thổi có thể làm tổng bí thư. Cái bả vinh hoa ấy của ông Duẩn và ông Thọ đưa ra, có thể đã làm nhà thơ choáng váng trong hy vọng, và có thể hồi ấy đã phải biểu lộ những cư xử với Võ đại tướng để chứng tỏ lập trường của mình đứng về phía bên nào, nên sau này hối hận, cứ phải thanh minh trong lời tâm sự với Nhật Hoa Khanh, nói khá kỹ về lòng yêu quý Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, chiếm khá nhiều trang giấy, hai lần viện đến vợ là bà Vũ Thị Thanh làm chứng, không tin xin cứ đến hỏi.
Chuyện rỉ tai từ Ðại Hội Ðảng III (1961), phía ông Duẩn ông Thọ thuộc phái dùng bạo lực quân sự giải phóng miền Nam, được Tố Hữu ủng hộ, thắng thế. Ông Duẩn làm tổng bí thư. Cụ Hồ và ông Giáp là phía chủ trương hòa bình thống nhất đất nước, bị thiểu số, phải phục tùng theo đa số. Ðiều thực hư diễn biến ra sao thì sau này các nhà nghiên cứu lịch sử Ðảng sẽ phải làm rõ. Ðây chỉ là chuyện rỉ tai, ngoài lề cuộc họp. Nhưng nhờ đó có căn cứ để nhìn nhận được thái độ chuyển biến của từng người.
Chuyện rỉ tai về Tố Hữu nói tổng tư lệnh thực sự công cuộc đánh Mỹ giải phóng miền Nam là đồng chí Lê Duẩn chứ không phải Võ Nguyên Giáp.
Chuyện rỉ tai Tố Hữu xóa câu thơ về Võ Nguyên Giáp trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”.
Có lần trên tivi, quay cảnh đón Phó Thủ Tướng Tố Hữu nhân một chuyến công cán ở nước ngoài về. Nhiều cán bộ cao cấp có mặt ở sân bay. Lần lượt Tố Hữu đi bắt tay từng người. Ðến Võ Nguyên Giáp, khi ông Giáp giơ tay thì Tố Hữu lại quay đi chỗ khác như mải nói chuyện với ai. Những người ngồi xem cùng tôi bình phẩm: “Quá lắm! Thiếu lịch sự quá lắm!”.
Tổng tấn công Mậu Thân (1968) ông Duẩn điều ông Giáp đi Ðông Âu, điều cụ Hồ sang Trung Quốc nghỉ ngơi, để rảnh tay tổng tiến công nổi dậy đồng loạt bao vây Khe Sanh (định tái diễn Ðiện Biên Phủ) và đánh vào Sài Gòn dứt điểm giải phóng miền Nam. (Thất bại. Sự việc này rồi lịch sử sẽ định giá).
Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ, có vài bài trên báo, nhưng chỉ nói đến sở chỉ huy chiến dịch chung chung, không nhắc đến tên ông Giáp. Ðến Chúc văn giỗ tổ vua Hùng cũng bỏ đi hai câu nói về Ðiện Biên Phủ và Giải phóng Sài Gòn 30/4, thành ra bài Chúc văn 100 câu để ứng với huyền thoại 100 trứng 100 con, chỉ còn 98 câu.
Ông Giáp hồi ấy được phân công phụ trách sinh đẻ kế hoạch. Bỗng lưu truyền những câu ca dao trôi nổi: “Ngày xưa đại tướng cầm quân. Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”, “Người đi từ cây đa Tân Trào đến cây đa Nhà Bò” (Cây đa Nhà Bò – cơ sở hộ sinh của quận Hai Bà, ở phố Lò Ðúc, Hà Nội).
Rồi những chuyện ông Giáp sợ Mỹ, sợ bom nguyên tử, ông Giáp với Khơ-rúp-xốp, ông Giáp lý lịch mờ ám, chuyện Năm Châu - Sáu Sứ khai báo vu vơ... Lại tin rỉ tai, đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh đã được chuẩn bị để ông Giáp ra sống biệt lập, giống Napoléon ở đảo Sainte Hélène. Có cả một cuốn hồi ký của ông phó thủ tướng thời ông Duẩn, khen ông Duẩn hết lời, chê ông Giáp quá đáng được in phô tô chuyền tay nhau v.v...
Thái độ ông Giáp là im lặng. Ông ngồi thiền. Lấy chữ nhẫn của người xưa di dưỡng tinh thần.
Và bây giờ thì ông sống lại, như một ngọn đèn rực sáng giây phút cuối, ông đã 94 tuổi trời, lá thư ông viết gửi Hội Nghị Trung Ương 9 Khóa IX đầu năm 2004, có thể coi là những lời tâm huyết cuối đời của vị tướng tài ba lỗi lạc; trong đó về đề mục an ninh nội bộ, ông khẩn thiết đề nghị trung ương giải quyết dứt điểm vụ T4, một vụ án chính trị siêu nghiêm trọng từ trước đến nay, và yêu cầu kỷ luật những ai vi phạm bất kể ở cương vị nào (không biết Bộ Chính Trị sẽ giải quyết ra sao trước khi đại tướng về trời?).
Ông Tố Hữu chỉ sau thất bại cuộc bầu vào Trung Ương Khóa VI (1986), mới tỉnh ra, thấy bơ vơ, và sau này mới có bài “Một tiếng đờn”. Nghe kể, khi biết mình không trúng cử, ông thất thần, mất hồn, đến mức xe ô tô của ông đến đón, đỗ trước mặt, ông không nhận ra, cứ ngơ ngơ ngác ngác.
Một tiếng đờn
Mới bình minh đó đã hoàng hôn
Ðang nụ cười tươi lệ bỗng tuôn
Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn.
Ôi kiếp trăm năm được mấy ngày
Trời xanh không gợn áng mây bay
Thủy chung son sắt nên tình bạn
Êm ấm lòng ta mỗi phút giây.
Còn khổ đau nào đau khổ hơn
Trái tim luôn xát muối oán hờn
Còn đây một chút trong đêm lạnh
Ðầm ấm bên em một tiếng đờn.
Bài thơ trên được giải thưởng văn học ASEAN. Họ trao giải cũng không phải là vô cớ. Có nhiều bài họa lại, vô danh, xin trích một bài trong số đó để bạn đọc được nghe nhiều tiếng chuông:
Nắng hè sao đã vội hoàng hôn?
Sao nụ cười tươi lệ bỗng tuôn?
Mới hay nhân quả là như vậy,
Vui lắm thì ra cũng lắm buồn.
Danh lợi đua chen được mấy ngày?
Phù vân một thoáng gió xua bay.
Thủy chung không có, đâu bè bạn?
Êm ấm làm sao được phút giây?
Ðúng vậy còn gì đau khổ hơn!
Ðời luôn khơi dậy những oán hờn,
Còn đây một chút trong cô lạnh,
Mới thấm Nhân Văn một tiếng đờn.
Ông Tố Hữu về nghỉ. Sống cô đơn. Giấc mộng quyền lực không thành. Tôi tin là ông đã hối hận. Cho nên trong Lời tâm sư,ỳ Nhật Hoa Khanh ghi, ông nói nhiều về ông Giáp, ca ngợi ông Giáp hết lời, như muốn thanh minh những điều gì không phải trước đây đã cư xử với ông Giáp. Ðúng như một câu châm ngôn của phương Tây: Qui s'excuse s'accuse (Kẻ nào tự thanh minh là tự thú nhận).
Ðối với anh em “Nhân Văn Giai Phẩm” cũng như thế. Qua “Lời tâm sự” Nhật Hoa Khanh ghi thì tất cả đều là tốt, là đáng ca ngợi, là không ai đáng phải chê trách điều gì cả. Xin trích vài người:
1) Về cụ Phan Khôi “Không thể quên được hình ảnh gương mẫu và nồng nhiệt của cụ trong đội quân văn nghệ kháng chiến chống Pháp. Không thể bỏ qua được những kết quả của cụ trong việc đổi mới thơ Việt Nam trước khi xuất hiện phong trào thơ mới. Phan Khôi còn là một học giả về văn học Trung Quốc. Muốn hay không, cụ cũng đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học nước ta thế kỷ 20” (trg 39. Lời tâm sự).
2) Về ông Trương Tửu “Trương Tửu có năng lực đặc biệt về phê bình và lý luận văn học. Không thể tùy tiện quy kết anh là cơ hội, là tờ-rốt-kít. Ðến bây giờ chúng ta đều rõ: anh sống thẳng thắn, sống lương thiện và hết lòng với các công trình nghiên cứu của mình. Cần khẳng định những đóng góp độc đáo của anh đối với phê bình và lý luận văn học” (trg 39. Lời tâm sự).
3) Về ông Trần Ðức Thảo được Tố Hữu dùng cụm từ người trí thức yêu nước lỗi lạc, rồi tiếp: “Anh Thảo vừa nổi tiếng trong phong trào chống thực dân Pháp vừa nổi tiếng trên lĩnh vực nghiên cứu triết học Mác-xít ngay từ hồi anh đang học Ðại Học Sorbone và làm việc tại Paris. Anh Thảo suốt đời bảo vệ chủ nghĩa Mác, kể cả khi Liên Xô đã sụp đổ. Anh Thảo là một nhà nghiên cứu triết học tài giỏi nhất ở nước ta. Anh Thảo có công lớn nhất trong việc phát triển ngôn ngữ lý luận Việt Nam, phát triển ngôn ngữ triết học Việt Nam, phát triển tư duy triết học và tư duy luận lí (tức tư duy lô gích) Việt Nam. Trần Ðức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực triết học” (trg 51. Lời tâm sự).
4) Về ông Nguyễn Hữu Ðang “người được Bác Hồ trao cho nhiệm vụ trọng đại Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Tuyên Ngôn Ðộc Lập mồng 2-9-1945. Anh Ðang suốt đời trung thành với Bác Hồ và với lý tưởng Ðộc lập - Tự do của dân tộc. Anh Ðang đóng góp nhiều cho cách mạng nhưng đóng góp lặng lẽ. Anh Ðang có nhiều hy sinh đáng quý. Những hy sinh ấy chính là tấm gương sáng ngời treo cao trước mắt chúng ta” (trg 54. Lời tâm sự).
5) Về ông Ðào Duy Anh “Tôi sẽ thiếu sót rất nặng nếu không bày tỏ cảm nghĩ của mình về học giả lớn và nhà yêu nước Ðào Duy Anh. Từng là tổng bí thư và sau đó, là một trong những người thuộc bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách Mạng Ðảng, Ðào Duy Anh đã lặng lẽ và bền bỉ hiến dâng toàn bộ tài năng và nhiệt huyết của mình cho độc lập và tự do của dân tộc đến hơi thở cuối cùng. Hàng chục tác phẩm của ông bao gồm các loại từ điển và các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam... trở nên một hạt ngọc trong chuỗi ngọc di sản văn hóa dân tộc. Hồi ký của ông là hình ảnh trung thực của chính ông và của các đồng chí, đồng nghiệp cùng thế hệ ông suốt mấy chục năm bão táp đấu tranh cứu nước. Trên mặt trận văn hóa và tư tưởng Việt Nam thế kỷ 20, Ðào Duy Anh được nhìn nhận như một nhà yêu nước, một nhà đạo đức, một bậc hiền tài” (trg 55. Lời tâm sự).
6) Nhắc đến các văn nghệ sĩ “Nhân Văn Giai Phẩm” bị đánh tơi bời Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hữu Loan, Quang Dũng, sau khi khen từng người cùng những tác phẩm của từng người, Tố Hữu nhận xét: “Tất cả 6 anh đều góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng một nền văn học Việt Nam giàu tính hiện thực, tính phê phán, tính hiện đại và tính truyền thống. Tất cả 6 anh đều bền bỉ tiến bước dưới ngọn cờ cách mạng. Tất cả 6 anh đều là những nhà văn nghệ luôn luôn giữ vững phẩm vàng đạo đức của người cầm bút. Tất cả 6 anh đều xứng đáng được trao tặng những giải thưởng cao quý và những huân chương cao quý” (trg 34. Lời tâm sự).
Ông Tố Hữu còn nói về nhiều anh chị em khác, toàn khen là khen, với những lời rất tốt đẹp. Tôi chỉ xin trích vài trường hợp, để làm một việc so sánh, với những nhận xét của Tố Hữu trước đây, khi ông còn đương quyền đương chức, đang chỉ đạo cuộc đánh phá anh em “Nhân Văn Giai Phẩm”.
Tài liệu sau đây lấy trong báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn Giai Phẩm”, do chính Tố Hữu viết, với tiêu đề “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn Giai Phẩm” trên mặt trận văn nghệ”, đã in thành sách, nhà xuất bản Văn Hóa,1958, trong thư viện quốc gia.
Nhận định tổng quát về “Nhân Văn Giai Phẩm” Tố Hữu viết:
+ Lật bộ áo “Nhân Văn Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật tham, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm (trg 9. Sđd).
+ Trong cái công ty phản động “Nhân Văn Giai Phẩm” ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Ðức Thảo đến bọn phản Ðảng Nguyễn Hữu Ðang, Trần Dần, Lê Ðạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ (trg 17. Sđd).
+ Với sự thuyết phục của Trần Ðức Thảo, báo Nhân Văn cũng “chuyển mạnh sang chính trị”, nghĩa là đi đến “hành động quần chúng”. Những bài đánh vào nền chuyên chính, đòi phát triển tự do tư sản, đòi cho hoa độc, hoa thối tự do đua nở và đả kích từ quân đội, công an, mậu dịch, sở báo chí, cho đến cả quốc hội cũng không đủ nữa [....]Chúng muốn gì? Trương Tửu, Trần Ðức Thảo, Nguyễn Hữu Ðang và cả bọn họ luôn luôn tuyên truyền “sẽ có biến động lớn”. Rõ ràng chúng không muốn gì khác hơn Mỹ - Diệm: lật đổ chế độ dân chủ cộng hòa và Ðảng lãnh đạo (trg 18. Sđd).
+ Chúng phân công nhau: Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm ở Hội Nhà Văn, Sĩ Ngọc ở Hội Mỹ Thuật, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu, Tử Phác, Ðặng Ðình Hưng ở Hội Nhạc Sĩ .... Còn Nguyễn Hữu Ðang, hắn vẫn tiếp tục làm vai trò của kẻ tổ chức phá hoại cùng bọn gián điệp Thụy An, bọn trốt-kít Trương Tửu, “quân sư”Trần Ðức Thảo, và những kẻ khác... (trg 21. Sđd).
+ Không thể che giấu được cái lịch sử phản cách mạng của Phan Khôi một đời những 5 lần phản bội, phá hoại phong trào cách mạng; không thể che giấu được cái dã tâm của tên đầu cơ cách mạng Nguyễn Hữu Ðang hơn 10 năm trời vì cái đầu óc cường hào xôi thịt như cái gốc của hắn, mà luôn luôn bất mãn, kèn cựa, hằn học, dần dần đi vào con đường làm phản, bán mình cho kẻ địch, đánh lại nhân dân, tổ quốc, đánh lại chế độ chúng ta; không thể che giấu được cái chân tướng trốt-kít thâm căn ngót 20 năm nay của Trương Tửu và cái cốt cách đen tối của Trần Ðức Thảo “đứa con nuôi của đế quốc” như y đã tự nhận; cũng không thể che giấu được chân tướng của bọn gián điệp như Thụy An, mật thám như Trần Duy, trước kia đã từng “lập công” với bọn chủ Pháp, nay lại ngựa quay về đường cũ; và những phần tử phản động trong giai cấp tư sản tích cực ủng hộ bọn chúng như Trần Thiếu Bảo (nhà xuất bản Minh Ðức)... (trg 43. Sđd).
Cũng xin trích dẫn một số đề mục của bản báo cáo tổng kết để bạn đọc thấy cuộc đấu tranh chống “Nhân Văn Giai Phẩm” dữ dội đến thế nào:
[...]Những tư tưởng chính trị thù địch
1. Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
2. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Ðảng lãnh đạo.
3. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách nạng xã hội chủ nghĩa.
4. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
1. Nhóm “Nhân Văn - Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi “tự do, độc lập” của văn nghệ, rêu rao “ sứ mạng chống đối” của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
2. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên “con người” trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
3. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
4. Nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” phản đối sự lãnh đạo của Ðảng đối với văn nghệ, chúng đòi “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”, thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng. [...]
Còn có thể trích dẫn nhiều nữa, nhưng thiết tưởng đã đủ để bạn đọc nhận ra: đã có hai Tố Hữu, khác hẳn nhau như nước với lửa, như lòng bàn tay với mu bàn tay.
... .
Hà Nội ngày 6 tháng 6 năm 2004
Hoàng Tiến, nhà văn
Ðịa chỉ:
Nhà A 11 Phòng 420
Thanh Xuân Bắc – Hà Nội.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=5756&z=12
No comments:
Post a Comment