50. NVGP THÚ NHẬN * PHÙNG QUÁN
Những lời thú nhận của Phùng Quán
(trích)
*
(trích)
*
…
Giai phẩm mùa xuân được nhà xuất bản Minh Đức tái bản. Đó là một hành
động khiêu khích, chống lại chế độ rất trắng trợn. Việc làm này đã đem
lại một món lời cho tên tư sản Minh Đức: Hắn tổ chức chiếu bóng ở rạp M.
chiêu đãi văn nghệ sĩ, phim này do tên chủ rạp ủng hộ. Trong buổi chiếu
phim đó, tên Minh Đức đã lên sân khấu, bằng những lời lẽ đểu cáng, xảo
trá, nói rõ mục đích và lý do buổi chiếu phim. Trong buổi chiếu phim đó,
hắn tổ chức bán sách Giai phẩm. Nhóm Giam phẩm, trong đó có tôi không
biết lấy thế làm nhục, mà trái lại rất vui thích, mặt mày hớn hở, tự
kiêu tự đắc.
Sau buổi chiếu phim tên Minh Đức lại vận động tên tư sản chủ hiệu bánh B. chiêu đãi bánh ngọt nước trà. Trong bữa tiệc này đủ mặt Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh và đủ mặt các thứ văn nghệ sĩ chống Đảng, bôi đen chế độ. Ăn, uống, cười, nói, ba hoa, khoác lác, coi như là trên đời này mình là những vị “anh hùng xuất chúng” (!) Phan Khôi đọc thơ, Hoàng Cầm ngâm nga những bài thơ đồi truỵ, khốn nạn của mình đăng trong Giai phẩm mùa thu? Lê Đạt cười khằng khặc khen là thơ tư tưởng của Hoàng Cầm hay lắm. Còn tôi, được coi như là một kẻ trong nhóm tiên phong, đã đi trước trong Giai phẩm mùa xuân. Tôi hãnh diện lắm và lấy làm tiếc, tại sao trong Giai phẩm mùa xuân mình lại không làm được một bài thơ u ám, đen tối như bài “Nhất định thắng”. Bài thơ “Cái chổi” của tôi chưa được oai lắm. Và tự cảm thấy mình kém phần giá trị. Ăn uống xong lúc ra về anh em lại tặng cho chủ hiệu hai cuốn Giai phẩm có đủ chữ ký của các tác giả bắt tay hắn thân mật, bạn bè, tỏ lời cảm ơn bữa bánh ngọt mà hắn đã chiêu đãi.
Đấy, tâm hồn như thế đấy, con người như thế đấy mà lúc nào tôi cũng tự cho mình là một người cộng sản nhất, vô sản địa cầu ta nhất, người đồng chí của Mai-a. Trong lúc đó tôi lại chửi rủa những người khác, những người đang lăn lộn hàng giờ, hàng ngày đấu tranh với giai cấp tư sản, đang thức thâu đêm suốt sáng lo nghĩ để phục hồi và dựng xây đất nước, đang nhịn ăn, nhịn mặc, cặm cụi, vui lòng chịu đựng đủ mọi thiếu thốn làm việc cho Tổ quốc. Bữa tiệc trà này đủ ghi lên trán tôi một vệt đen xấu hổ mà tôi không còn có cách gì để gột rửa được. Tôi không còn là bạn của người nghèo nữa, tôi đã trở thành bạn bè của bọn tư sản, không phải chỉ trong nước mà là cả tư sản của ngoại quốc.
Đây là ý nghĩa văn thơ của nhóm Giai phẩm chúng tôi.
Khi báo Nhân văn ra đời, tôi không “được” ở trong nhóm tích cực của tờ báo này, nhưng trước khi ra báo tôi đã có lần nghe Tử Phác, Hoàng Cầm nói chuyện về tờ báo sắp ra. Và họ hứa là sẽ giới thiệu cho mỗi người một trang thơ. “Phùng Quán” chuẩn bị thơ mà đăng.
Khi Nhân văn sắp ra, tôi có tên trong tờ quảng cáo.
Nhân văn số 1 ra mắt. Tôi được báo tin và tức tốc phóng xe đạp đến ngay nhà Minh Đức để xem, và trong bụng nghĩ: “Đó là công việc của mình, của nhóm mình. Và tôi rất được mong là một nhân vật quan trọng của toà báo”. Nhưng những tên cầm đầu báo Nhân văn tỏ ý chẳng cần thiết đến tôi, như Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy. Tôi lấy đó làm buồn và khổ tâm lắm: “Một vấn đề quan trọng như thế mà tôi chỉ được ở ngoài rìa thôi.”
Tôi đọc báo Nhân văn số 1 và nhận thấy bài Hoàng Huế phê bình cuốn Câu chuyện tuyệt giao của Liên xô có nhiều điểm xuyên tạc sai lầm. Thực ra lúc phát hiện vấn đề không phải là tôi yêu mến gì cuốn sách ấy đâu, mà chính là tôi muốn tỏ cho Trần Duy và Nguyễn Hữu Đang biết “Tôi tuy trẻ nhưng không phải kém đâu”. Trần Duy nghe ý kiến tôi xong thì rất lo lắng và đề nghị tôi viết một bài cải chính. Hắn động viên tôi: “Phùng Quán hăng hái như một Triệu Tử Long.” Tôi lấy làm phấn chấn vì lời động viên đó lắm.
Tôi giúp công việc xếp báo, đem báo về Phòng văn nghệ để phát cho văn công và một số anh em khác. Tuyên truyền cho báo Nhân văn, và sẵn sàng đả kích tất cả đơn vị để bảo vệ cho báo Nhân văn. Tôi đã tự công nhận báo Nhân văn như là tờ báo mang lý tưởng của tôi, tôi sẽ bảo vệ nó đến cùng.
Không mấy chốc, tôi đã biến thành một công cụ trung thành của bọn phản cách mạng.
Những cuộc tranh luận sôi nổi đã nổ ra ở Phòng văn nghệ. Phần nhiều một bên là anh em, một bên là tôi. Sau đó tôi lôi kéo được mấy người nữa cùng ủng hộ tôi, ủng hộ lập trường của báo Nhân văn.
Trong thời kỳ Nhân văn này tôi lại quen thêm một số nhân vật như Trần Đức Thảo. Trần Đức Thảo đã tỏ ý yêu mến, chăm sóc tôi, y truyền bá cho tôi một số lý luận phản cách mạng mà tôi cho là mới mẻ, hay lắm. Tôi đi truyền lại những lý luận ấy cho những anh em mà tôi quen biết. Những lý luận ấy hắn đã viết ở báo Nhân văn. Hắn lại còn bịa đặt ra nhiều tin tức rất kỳ lạ: Như Hồ chủ tịch bị giữ lại để kiểm thảo, Liên xô sắp có sự thay đổi lớn v.v… Những tin tức đó hắn nói ra là tôi tin ngay, và làm một cái loa phóng thanh, đi truyền bá cho những người khác. Truyền bá một cách say sưa, đầy nhiệt tình và chắc chắn y như chính mắt tôi đã trông thấy điều này.
Mỗi ngày tôi càng lội sâu vào vũng bùn nhơ phản cách mạng. Và tôi đã lội một cách kiên quyết, không một chút băn khoăn, không một chút ngập ngừng, vì tôi cho đó là một hành động cách mạng nhất, cộng sản nhất! Tôi say sưa chống Đảng và cũng trong lúc này, tôi bắt đầu nói đến chữ cộng sản nhiều nhất. Đến số 3 báo Nhân văn thì vụ Hung-ga-ri nổ ra. Nhân dân Hà nội đã sống qua những ngày đêm căng thẳng, hồi hộp ngồi dưới máy phóng thanh, theo dõi tính mệnh của nước anh em.
Tôi nghe đài phát thanh loan báo, đó là một nhiệm vụ phản cách mạng, do bọn phát xít cầm đầu.
Nhưng đến khi ra gặp những bạn bè Nhân văn, Giai phẩm thì họ bảo: “nói dối! Đó là cuộc nổi loạn nhân dân chống lại tập đoàn Rắc-cốt-xi, ở đâu có đè nén, cùng khổ, bất công, thì ở đó tất nhiên phải nổi loạn.” Tôi tin ngay luận điệu này, và tự nhiên có ý nghĩ:
“Chính phủ của ta cũng giống như Chính phủ Rắc-cốt-xi và Nhân văn - Giai phẩm cũng giống như những người nổi loạn”, và tôi có cảm tình ngay với cuộc nổi loạn ở Hung-ga-ri. Tôi nghĩ: “không chịu được thì cứ việc nổi loạn, lật đổ và lập nên một cái mới hơn. Loài người, bao giờ cũng có nhiều máu nổi loạn. Cách mạng cũng chỉ là những cuộc nổi loạn trường kỳ”. Tôi thú vị với những ý nghĩ đó lắm. Và nghĩ thầm rằng: “Nếu ở miền Bắc này có một cuộc nổi loạn thì nhất định mình phải vác cờ dẫn đầu. Có chết thì cũng là chết vinh quang, sau này nhân dân sẽ ghi tên mình vào lịch sử!” Nhưng rồi vụ phản cách mạng ở Hung bị dập tắt. Tôi ức lắm và cho Im-rê-nát sao lại hèn thế.
Sau đó thì tất cả những điều gì nói ở đài phát thanh, hoặc cán bộ cao cấp trong quân đội nói, tôi không còn tin một tý gì cả. Dần dần tôi rất ghét đài phát thanh của ta.
Tôi mày mò đi tìm sự thật về cuộc phản cách mạng ở Hung bằng cách tìm những người như Thảo, Tửu để hỏi.
Tôi bắt đầu đọc những sách phản động do bọn Thảo, Tửu cho mượn như:
Tôi chọn tự do của Kráp-sen-cô
Retour de l’Urss của Gide
Sức phản động của những chính sách đó ngấm vào tôi rất nhanh, làm cho tôi tin những điều nói trong sách đó đều là sự thật. Tôi đâm ra ghét Liên xô. Tôi đã nói những ý nghĩ của tôi cho mọi người nghe và chống lại kịch liệt khi người nào phản đối.
Sau đó tôi lại được Chu Ngọc cho mượn Temps modernes số đặc biệt về Hung. Tôi đã đọc thơ văn phản động của bọn phản cách mạng Hung đăng trong đó. Tôi đọc say sưa, cảm động và đem đi truyền bá cho nhiều người khác biết. Tôi đã dịch bài thơ: “Sự thật” để đọc ở những nơi đông người. Từ khi đọc xong tập thơ văn này thì ý thức chống đối lại Đảng của tôi đã lên đến chỗ quyết liệt. Tôi không còn tin ai nữa ngoài tin những nhà văn phản cách mạng ở Hung. Tôi cho bọn này là đại diện cho chân lý ở thế kỷ này. Lòng tin đã đến chỗ mê muội, điên cuồng.
Đến Đại hội văn nghệ lền thứ hai. Tôi đã lên tham luận. Lúc lên tham luận ăn mặc bộ đội, thắt xanh tuya, đội mũ, chào theo kiểu quân sự, trông rất lố bịch, cốt để khiêu khích và làm trò cười cho mọi người. Bài tham luận của tôi có sự góp ý kiến của Lê Đạt. Chứa đầy những nọc độc, những luận điệu phản cách mạng, đả kích vào các lãnh tụ của Đảng. Bài tham luận của tôi gây ra một không khí phẫn nộ cho toàn Đại hội. Anh em Nam bộ đòi đánh tôi. Tôi lại càng thấy thích thú, tỏ thái độ chế giễu [7] , khiêu khích trước sự phẫn nội đó. Tôi đã khinh thường hết tất cả mọi người, mọi sự căm phẫn. Càng căm phẫn tôi càng tỏ ra mình có khí phách anh hùng dũng cảm.
Sau Đại hội văn nghệ, đến Đại hội Nhà văn, tôi cũng đọc tham luận, đả vào Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Bổng. Lê Đạt xem bài tham luận của tôi và khen: “Lại bom nguyên tử!” Tôi rất thích thú với lời khen đó. Và trong Đại hội này tôi đã quen con mụ Thuỵ An. Sau khi tôi tham luận xong, đến giờ nghỉ mụ chạy đến, mặt mày hớn hở, nói với tôi: “Tôi cảm phục anh lắm, tuổi trẻ sôi nổi thật; tuổi già tôi đâm ghen với tuổi trẻ”. Trước đây tôi rất ghét và kinh tởm, nhưng sau câu khen ngợi của mụ thì tôi thấy bớt kinh tởm, và có cảm tình.
Mấy hôm sau Lê Đạt dẫn tôi đến nhà mụ ta chơi, và tôi bắt đầu quen, chuyện trò từ đấy.
Sau này Hội Nhà văn tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Câu lạc bộ Hội Nhà văn đã biến thành diễn đàn cho những tư tưởng, lý luận phản động. Các buổi sinh hoạt tôi là một trong những người nói hăng hái nhất. Tôi đã nói đến lòng can đảm của nhà văn – “Nhà văn phát hiện thực tế cho Đảng. Nhà văn một đôi khi còn sáng suốt hơn Đảng” “Việc học tập chính sách đã làm cho nhà văn sai lầm, bé lại, hèn kém ngu dốt đi, không phát hiện được thực tế một cách đúng đắn” “Tôi viết văn yêu con người trước hết, không cần lập trường vội” và nhiều thứ khác nữa.
Với những lý luận ấy tôi nói năng rất hùng hồn. Có một số đã tán đồng ý kiến của tôi.
Tôi chán bộ đội lắm rồi, nên tôi xin ra bộ đội. Xin nhiều lần, khi xin, khi lại bảo ở lại. Vì tính tự do muốn ra, nhưng không biết lấy gì để sống nên tôi lại thôi. Đến khi Hội Nhà văn cho vay tiền thì tôi quyết định xin ra. Tôi định ra bộ đội để đi đọc thơ ở Bờ Hồ, bán thơ tuyên truyền cho thơ ca của nhóm tôi.
Để đi học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc hết sách vở trên thế giới, để đủ tài chọi nhau.
Trong thời gian chờ đợi xin ra bộ đội, tôi chẳng chịu làm gì cho quân đội cả. Ăn, đi chơi, sáng tác thơ đả kích, trêu trọc, khích bác anh em trong phòng. Tôi tự phong cho tôi là người cộng sản nhất trong Phòng văn nghệ. Tôi lại cho là anh em trong phòng đều là một bọn lười nhác, cơ hội, địa vị, không xứng đáng là nhà văn! Tôi nuôi một con bú dù, anh em hỏi: “Sao lại nuôi bú dù?” Tôi trả lời chua chát: “Chơi với người chán lắm rồi, thành phải chơi với bú dù”. Những lời hỗn láo ấy tôi nói ra nhiều không nhớ hết.
Đến khi học nghị quyết của Đảng về sai lầm cải cách ruộng đất, tôi từ chối không đi. Đồng chí phụ trách hỏi tại sao? Tôi ngang ngược trả lời: “Đảng làm đúng, ra nghị quyết tôi mới phải học, Đảng làm sai sao lại bắt tôi học cái sai?” Suốt một tháng học tập, tôi nằm lỳ ở nhà. Đến khi được giấy ra bộ đội, tôi ghi vào lý lịch ở mục nguyện vọng: “Tôi có hai nguyện vọng: một là đấu tranh cho giai cấp vô sản toàn thế giới, hai là được mua một đôi lốp theo đúng giá Mậu dịch”. Tôi lấy làm khoái chí với lời đề nghị ấy lắm. Tôi đi khoe lời đề nghị ấy với nhóm Nhân văn - Giai phẩm. Ai cũng khen hay và cười ầm ĩ tán dương.
Trong thời gian này, tôi làm bài thơ: “Làm theo yêu cầu của Đảng”, đả kích rất hỗn láo vào các bạn làm thơ và các lãnh tụ, bài “Lời mẹ dặn” đăng ở báo văn. Bài thơ này tôi viết ra và coi như một lời tuyên chiến với Đảng. Một ý nghĩa phản động cao nhất trong văn thơ của tôi.
Tôi ra bộ đội, lại cùng giao du với những bạn bè xấu.
Tôi định bụng ra bộ đội để học tập bồi dưỡng thêm về lý luận, học thêm về sinh ngữ. Vậy tôi học tập lý luận ở những ai. Tôi học ở Trần Đức Thảo, những lý luận phản cách mạng của hắn. Nghe hắn phán đoán về tình hình trong nước và ngoài nước. Như “Liên xô đang có một cuộc đại hội của các nhà luật học, để thảo ra một lý luận về tội ác. Bốn mươi năm nay Liên xô chưa có lý luận về tội ác. Cuộc đại hội này phải đi đến kết luận, tội ác ở Liên xô là do bộ máy quan liêu của Nhà nước gây ra”. Những lý luận của hắn rất phù hợp với tư tưởng phản cách mạng của tôi nên cứ vào tuồn tuột, làm cho tư tưởng xấu ấy mỗi ngày một đóng đinh vào đầu óc tôi, không còn cách gì gỡ ra được. Còn học Pháp và Anh văn thì tôi học với con mụ Thuỵ An, và do đó tôi bắt đầu thân với mụ từ đấy. Khi được tin tôi đã ra bộ đội thì hắn tỏ vẻ rất săn sóc đến việc học của tôi. Tháng đầu tôi còn bận viết thì mỗi lần gặp tôi hắn đều thúc dục sao không đi học đi, tôi sẽ dậy cho Quán một tuần bốn tiếng đồng hồ. Tháng thứ hai tôi đến học với hắn, cùng với một người bạn của tôi là sinh viên. Trước khi đến học, tôi có biết Thuỵ An trước đây đã giết chồng, làm phóng viên chiến tranh cho Pháp, đã đi máy bay lên Điện biên phủ. Nhưng đến lúc này thì bản chất cách mạng của tôi đã không còn gì nữa, nên tôi thấy những việc làm của mụ ta là việc thường. Đến học với hắn, tôi tỏ ý phục, và mỗi ngày một cảm tình hơn. Tôi gọi hắn là chị với tất cả nghĩa của nó. Tôi nghe hắn kể lại hắn đã quen hết bọn Việt gian, bù nhìn, cao cấp của bọn Pháp như: Trần Văn Hữu, Phán Văn Giáo, Tassigny. Hắn thường bảo Văn Hữu rất trí thức, Tassigny thì boble, rất giỏi, thông minh, một ngày thay mười hai sơ mi đứng gần cứ thơm phức, le général parfumé.
Trước những lời khen sặc mùi bán nước của hắn, tôi vẫn im lặng nghe, không tỏ thái độ gì. Hắn khen ngợi những kẻ thù ghê tởm nhất, độc ác nhất, gây ra biết bao thảm hoạ cho đất nước, thế mà tôi không còn thấy căm thù, thấy giận dữ nữa. Nghe cũng như nghe mọi câu chuyện thường tình khác.
Tiếp đến báo chí phê bình bài thơ “Lời mẹ dặn” của tôi càng ngày càng nhiều. Mới đầu thì còn thích, nhưng sau thì đâm ra bi quan, chán đời đến cực độ.
Tôi gặp tên Phạm Khanh, trước đây làm quan hai tác động tinh thần của giặc; bây giờ ăn không ngồi rồi. Hắn thấy tôi chán đời liền tuyên truyền cho tôi tu đạo Ấn độ. Tôi nghe theo ngay. Tập tu được một tháng thì được Đảng gọi đến học lớp này.
Mới đầu nhận được giấy, tôi không muốn đi nữa, tôi thấy chán chường lắm rồi, tự nghĩ, đời mình chỉ còn có chết mà thôi.
Nói tóm lại ý thức chống Đảng, chống chế độ ở trong tôi mỗi ngày một gay gắt, một quyết liệt, thâm hiểm và xảo trá hơn.
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Morasse: Bản in thử
[2]Décadence: suy đồi
[3]Caractère: Cá tính
[4]BBC.: Đài phát thanh Anh
[5]Bible: Kinh thánh
[6]Nguyên văn: sỏ siên (talawas)
[7]Nguyên văn: chế riễu (talawas)
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 – Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn–Giai phẩm, trang 59-121
Sau buổi chiếu phim tên Minh Đức lại vận động tên tư sản chủ hiệu bánh B. chiêu đãi bánh ngọt nước trà. Trong bữa tiệc này đủ mặt Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh và đủ mặt các thứ văn nghệ sĩ chống Đảng, bôi đen chế độ. Ăn, uống, cười, nói, ba hoa, khoác lác, coi như là trên đời này mình là những vị “anh hùng xuất chúng” (!) Phan Khôi đọc thơ, Hoàng Cầm ngâm nga những bài thơ đồi truỵ, khốn nạn của mình đăng trong Giai phẩm mùa thu? Lê Đạt cười khằng khặc khen là thơ tư tưởng của Hoàng Cầm hay lắm. Còn tôi, được coi như là một kẻ trong nhóm tiên phong, đã đi trước trong Giai phẩm mùa xuân. Tôi hãnh diện lắm và lấy làm tiếc, tại sao trong Giai phẩm mùa xuân mình lại không làm được một bài thơ u ám, đen tối như bài “Nhất định thắng”. Bài thơ “Cái chổi” của tôi chưa được oai lắm. Và tự cảm thấy mình kém phần giá trị. Ăn uống xong lúc ra về anh em lại tặng cho chủ hiệu hai cuốn Giai phẩm có đủ chữ ký của các tác giả bắt tay hắn thân mật, bạn bè, tỏ lời cảm ơn bữa bánh ngọt mà hắn đã chiêu đãi.
Đấy, tâm hồn như thế đấy, con người như thế đấy mà lúc nào tôi cũng tự cho mình là một người cộng sản nhất, vô sản địa cầu ta nhất, người đồng chí của Mai-a. Trong lúc đó tôi lại chửi rủa những người khác, những người đang lăn lộn hàng giờ, hàng ngày đấu tranh với giai cấp tư sản, đang thức thâu đêm suốt sáng lo nghĩ để phục hồi và dựng xây đất nước, đang nhịn ăn, nhịn mặc, cặm cụi, vui lòng chịu đựng đủ mọi thiếu thốn làm việc cho Tổ quốc. Bữa tiệc trà này đủ ghi lên trán tôi một vệt đen xấu hổ mà tôi không còn có cách gì để gột rửa được. Tôi không còn là bạn của người nghèo nữa, tôi đã trở thành bạn bè của bọn tư sản, không phải chỉ trong nước mà là cả tư sản của ngoại quốc.
Đây là ý nghĩa văn thơ của nhóm Giai phẩm chúng tôi.
Khi báo Nhân văn ra đời, tôi không “được” ở trong nhóm tích cực của tờ báo này, nhưng trước khi ra báo tôi đã có lần nghe Tử Phác, Hoàng Cầm nói chuyện về tờ báo sắp ra. Và họ hứa là sẽ giới thiệu cho mỗi người một trang thơ. “Phùng Quán” chuẩn bị thơ mà đăng.
Khi Nhân văn sắp ra, tôi có tên trong tờ quảng cáo.
Nhân văn số 1 ra mắt. Tôi được báo tin và tức tốc phóng xe đạp đến ngay nhà Minh Đức để xem, và trong bụng nghĩ: “Đó là công việc của mình, của nhóm mình. Và tôi rất được mong là một nhân vật quan trọng của toà báo”. Nhưng những tên cầm đầu báo Nhân văn tỏ ý chẳng cần thiết đến tôi, như Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy. Tôi lấy đó làm buồn và khổ tâm lắm: “Một vấn đề quan trọng như thế mà tôi chỉ được ở ngoài rìa thôi.”
Tôi đọc báo Nhân văn số 1 và nhận thấy bài Hoàng Huế phê bình cuốn Câu chuyện tuyệt giao của Liên xô có nhiều điểm xuyên tạc sai lầm. Thực ra lúc phát hiện vấn đề không phải là tôi yêu mến gì cuốn sách ấy đâu, mà chính là tôi muốn tỏ cho Trần Duy và Nguyễn Hữu Đang biết “Tôi tuy trẻ nhưng không phải kém đâu”. Trần Duy nghe ý kiến tôi xong thì rất lo lắng và đề nghị tôi viết một bài cải chính. Hắn động viên tôi: “Phùng Quán hăng hái như một Triệu Tử Long.” Tôi lấy làm phấn chấn vì lời động viên đó lắm.
Tôi giúp công việc xếp báo, đem báo về Phòng văn nghệ để phát cho văn công và một số anh em khác. Tuyên truyền cho báo Nhân văn, và sẵn sàng đả kích tất cả đơn vị để bảo vệ cho báo Nhân văn. Tôi đã tự công nhận báo Nhân văn như là tờ báo mang lý tưởng của tôi, tôi sẽ bảo vệ nó đến cùng.
Không mấy chốc, tôi đã biến thành một công cụ trung thành của bọn phản cách mạng.
Những cuộc tranh luận sôi nổi đã nổ ra ở Phòng văn nghệ. Phần nhiều một bên là anh em, một bên là tôi. Sau đó tôi lôi kéo được mấy người nữa cùng ủng hộ tôi, ủng hộ lập trường của báo Nhân văn.
Trong thời kỳ Nhân văn này tôi lại quen thêm một số nhân vật như Trần Đức Thảo. Trần Đức Thảo đã tỏ ý yêu mến, chăm sóc tôi, y truyền bá cho tôi một số lý luận phản cách mạng mà tôi cho là mới mẻ, hay lắm. Tôi đi truyền lại những lý luận ấy cho những anh em mà tôi quen biết. Những lý luận ấy hắn đã viết ở báo Nhân văn. Hắn lại còn bịa đặt ra nhiều tin tức rất kỳ lạ: Như Hồ chủ tịch bị giữ lại để kiểm thảo, Liên xô sắp có sự thay đổi lớn v.v… Những tin tức đó hắn nói ra là tôi tin ngay, và làm một cái loa phóng thanh, đi truyền bá cho những người khác. Truyền bá một cách say sưa, đầy nhiệt tình và chắc chắn y như chính mắt tôi đã trông thấy điều này.
Mỗi ngày tôi càng lội sâu vào vũng bùn nhơ phản cách mạng. Và tôi đã lội một cách kiên quyết, không một chút băn khoăn, không một chút ngập ngừng, vì tôi cho đó là một hành động cách mạng nhất, cộng sản nhất! Tôi say sưa chống Đảng và cũng trong lúc này, tôi bắt đầu nói đến chữ cộng sản nhiều nhất. Đến số 3 báo Nhân văn thì vụ Hung-ga-ri nổ ra. Nhân dân Hà nội đã sống qua những ngày đêm căng thẳng, hồi hộp ngồi dưới máy phóng thanh, theo dõi tính mệnh của nước anh em.
Tôi nghe đài phát thanh loan báo, đó là một nhiệm vụ phản cách mạng, do bọn phát xít cầm đầu.
Nhưng đến khi ra gặp những bạn bè Nhân văn, Giai phẩm thì họ bảo: “nói dối! Đó là cuộc nổi loạn nhân dân chống lại tập đoàn Rắc-cốt-xi, ở đâu có đè nén, cùng khổ, bất công, thì ở đó tất nhiên phải nổi loạn.” Tôi tin ngay luận điệu này, và tự nhiên có ý nghĩ:
“Chính phủ của ta cũng giống như Chính phủ Rắc-cốt-xi và Nhân văn - Giai phẩm cũng giống như những người nổi loạn”, và tôi có cảm tình ngay với cuộc nổi loạn ở Hung-ga-ri. Tôi nghĩ: “không chịu được thì cứ việc nổi loạn, lật đổ và lập nên một cái mới hơn. Loài người, bao giờ cũng có nhiều máu nổi loạn. Cách mạng cũng chỉ là những cuộc nổi loạn trường kỳ”. Tôi thú vị với những ý nghĩ đó lắm. Và nghĩ thầm rằng: “Nếu ở miền Bắc này có một cuộc nổi loạn thì nhất định mình phải vác cờ dẫn đầu. Có chết thì cũng là chết vinh quang, sau này nhân dân sẽ ghi tên mình vào lịch sử!” Nhưng rồi vụ phản cách mạng ở Hung bị dập tắt. Tôi ức lắm và cho Im-rê-nát sao lại hèn thế.
Sau đó thì tất cả những điều gì nói ở đài phát thanh, hoặc cán bộ cao cấp trong quân đội nói, tôi không còn tin một tý gì cả. Dần dần tôi rất ghét đài phát thanh của ta.
Tôi mày mò đi tìm sự thật về cuộc phản cách mạng ở Hung bằng cách tìm những người như Thảo, Tửu để hỏi.
Tôi bắt đầu đọc những sách phản động do bọn Thảo, Tửu cho mượn như:
Tôi chọn tự do của Kráp-sen-cô
Retour de l’Urss của Gide
Sức phản động của những chính sách đó ngấm vào tôi rất nhanh, làm cho tôi tin những điều nói trong sách đó đều là sự thật. Tôi đâm ra ghét Liên xô. Tôi đã nói những ý nghĩ của tôi cho mọi người nghe và chống lại kịch liệt khi người nào phản đối.
Sau đó tôi lại được Chu Ngọc cho mượn Temps modernes số đặc biệt về Hung. Tôi đã đọc thơ văn phản động của bọn phản cách mạng Hung đăng trong đó. Tôi đọc say sưa, cảm động và đem đi truyền bá cho nhiều người khác biết. Tôi đã dịch bài thơ: “Sự thật” để đọc ở những nơi đông người. Từ khi đọc xong tập thơ văn này thì ý thức chống đối lại Đảng của tôi đã lên đến chỗ quyết liệt. Tôi không còn tin ai nữa ngoài tin những nhà văn phản cách mạng ở Hung. Tôi cho bọn này là đại diện cho chân lý ở thế kỷ này. Lòng tin đã đến chỗ mê muội, điên cuồng.
Đến Đại hội văn nghệ lền thứ hai. Tôi đã lên tham luận. Lúc lên tham luận ăn mặc bộ đội, thắt xanh tuya, đội mũ, chào theo kiểu quân sự, trông rất lố bịch, cốt để khiêu khích và làm trò cười cho mọi người. Bài tham luận của tôi có sự góp ý kiến của Lê Đạt. Chứa đầy những nọc độc, những luận điệu phản cách mạng, đả kích vào các lãnh tụ của Đảng. Bài tham luận của tôi gây ra một không khí phẫn nộ cho toàn Đại hội. Anh em Nam bộ đòi đánh tôi. Tôi lại càng thấy thích thú, tỏ thái độ chế giễu [7] , khiêu khích trước sự phẫn nội đó. Tôi đã khinh thường hết tất cả mọi người, mọi sự căm phẫn. Càng căm phẫn tôi càng tỏ ra mình có khí phách anh hùng dũng cảm.
Sau Đại hội văn nghệ, đến Đại hội Nhà văn, tôi cũng đọc tham luận, đả vào Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Bổng. Lê Đạt xem bài tham luận của tôi và khen: “Lại bom nguyên tử!” Tôi rất thích thú với lời khen đó. Và trong Đại hội này tôi đã quen con mụ Thuỵ An. Sau khi tôi tham luận xong, đến giờ nghỉ mụ chạy đến, mặt mày hớn hở, nói với tôi: “Tôi cảm phục anh lắm, tuổi trẻ sôi nổi thật; tuổi già tôi đâm ghen với tuổi trẻ”. Trước đây tôi rất ghét và kinh tởm, nhưng sau câu khen ngợi của mụ thì tôi thấy bớt kinh tởm, và có cảm tình.
Mấy hôm sau Lê Đạt dẫn tôi đến nhà mụ ta chơi, và tôi bắt đầu quen, chuyện trò từ đấy.
Sau này Hội Nhà văn tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Câu lạc bộ Hội Nhà văn đã biến thành diễn đàn cho những tư tưởng, lý luận phản động. Các buổi sinh hoạt tôi là một trong những người nói hăng hái nhất. Tôi đã nói đến lòng can đảm của nhà văn – “Nhà văn phát hiện thực tế cho Đảng. Nhà văn một đôi khi còn sáng suốt hơn Đảng” “Việc học tập chính sách đã làm cho nhà văn sai lầm, bé lại, hèn kém ngu dốt đi, không phát hiện được thực tế một cách đúng đắn” “Tôi viết văn yêu con người trước hết, không cần lập trường vội” và nhiều thứ khác nữa.
Với những lý luận ấy tôi nói năng rất hùng hồn. Có một số đã tán đồng ý kiến của tôi.
Tôi chán bộ đội lắm rồi, nên tôi xin ra bộ đội. Xin nhiều lần, khi xin, khi lại bảo ở lại. Vì tính tự do muốn ra, nhưng không biết lấy gì để sống nên tôi lại thôi. Đến khi Hội Nhà văn cho vay tiền thì tôi quyết định xin ra. Tôi định ra bộ đội để đi đọc thơ ở Bờ Hồ, bán thơ tuyên truyền cho thơ ca của nhóm tôi.
Để đi học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc hết sách vở trên thế giới, để đủ tài chọi nhau.
Trong thời gian chờ đợi xin ra bộ đội, tôi chẳng chịu làm gì cho quân đội cả. Ăn, đi chơi, sáng tác thơ đả kích, trêu trọc, khích bác anh em trong phòng. Tôi tự phong cho tôi là người cộng sản nhất trong Phòng văn nghệ. Tôi lại cho là anh em trong phòng đều là một bọn lười nhác, cơ hội, địa vị, không xứng đáng là nhà văn! Tôi nuôi một con bú dù, anh em hỏi: “Sao lại nuôi bú dù?” Tôi trả lời chua chát: “Chơi với người chán lắm rồi, thành phải chơi với bú dù”. Những lời hỗn láo ấy tôi nói ra nhiều không nhớ hết.
Đến khi học nghị quyết của Đảng về sai lầm cải cách ruộng đất, tôi từ chối không đi. Đồng chí phụ trách hỏi tại sao? Tôi ngang ngược trả lời: “Đảng làm đúng, ra nghị quyết tôi mới phải học, Đảng làm sai sao lại bắt tôi học cái sai?” Suốt một tháng học tập, tôi nằm lỳ ở nhà. Đến khi được giấy ra bộ đội, tôi ghi vào lý lịch ở mục nguyện vọng: “Tôi có hai nguyện vọng: một là đấu tranh cho giai cấp vô sản toàn thế giới, hai là được mua một đôi lốp theo đúng giá Mậu dịch”. Tôi lấy làm khoái chí với lời đề nghị ấy lắm. Tôi đi khoe lời đề nghị ấy với nhóm Nhân văn - Giai phẩm. Ai cũng khen hay và cười ầm ĩ tán dương.
Trong thời gian này, tôi làm bài thơ: “Làm theo yêu cầu của Đảng”, đả kích rất hỗn láo vào các bạn làm thơ và các lãnh tụ, bài “Lời mẹ dặn” đăng ở báo văn. Bài thơ này tôi viết ra và coi như một lời tuyên chiến với Đảng. Một ý nghĩa phản động cao nhất trong văn thơ của tôi.
Tôi ra bộ đội, lại cùng giao du với những bạn bè xấu.
Tôi định bụng ra bộ đội để học tập bồi dưỡng thêm về lý luận, học thêm về sinh ngữ. Vậy tôi học tập lý luận ở những ai. Tôi học ở Trần Đức Thảo, những lý luận phản cách mạng của hắn. Nghe hắn phán đoán về tình hình trong nước và ngoài nước. Như “Liên xô đang có một cuộc đại hội của các nhà luật học, để thảo ra một lý luận về tội ác. Bốn mươi năm nay Liên xô chưa có lý luận về tội ác. Cuộc đại hội này phải đi đến kết luận, tội ác ở Liên xô là do bộ máy quan liêu của Nhà nước gây ra”. Những lý luận của hắn rất phù hợp với tư tưởng phản cách mạng của tôi nên cứ vào tuồn tuột, làm cho tư tưởng xấu ấy mỗi ngày một đóng đinh vào đầu óc tôi, không còn cách gì gỡ ra được. Còn học Pháp và Anh văn thì tôi học với con mụ Thuỵ An, và do đó tôi bắt đầu thân với mụ từ đấy. Khi được tin tôi đã ra bộ đội thì hắn tỏ vẻ rất săn sóc đến việc học của tôi. Tháng đầu tôi còn bận viết thì mỗi lần gặp tôi hắn đều thúc dục sao không đi học đi, tôi sẽ dậy cho Quán một tuần bốn tiếng đồng hồ. Tháng thứ hai tôi đến học với hắn, cùng với một người bạn của tôi là sinh viên. Trước khi đến học, tôi có biết Thuỵ An trước đây đã giết chồng, làm phóng viên chiến tranh cho Pháp, đã đi máy bay lên Điện biên phủ. Nhưng đến lúc này thì bản chất cách mạng của tôi đã không còn gì nữa, nên tôi thấy những việc làm của mụ ta là việc thường. Đến học với hắn, tôi tỏ ý phục, và mỗi ngày một cảm tình hơn. Tôi gọi hắn là chị với tất cả nghĩa của nó. Tôi nghe hắn kể lại hắn đã quen hết bọn Việt gian, bù nhìn, cao cấp của bọn Pháp như: Trần Văn Hữu, Phán Văn Giáo, Tassigny. Hắn thường bảo Văn Hữu rất trí thức, Tassigny thì boble, rất giỏi, thông minh, một ngày thay mười hai sơ mi đứng gần cứ thơm phức, le général parfumé.
Trước những lời khen sặc mùi bán nước của hắn, tôi vẫn im lặng nghe, không tỏ thái độ gì. Hắn khen ngợi những kẻ thù ghê tởm nhất, độc ác nhất, gây ra biết bao thảm hoạ cho đất nước, thế mà tôi không còn thấy căm thù, thấy giận dữ nữa. Nghe cũng như nghe mọi câu chuyện thường tình khác.
Tiếp đến báo chí phê bình bài thơ “Lời mẹ dặn” của tôi càng ngày càng nhiều. Mới đầu thì còn thích, nhưng sau thì đâm ra bi quan, chán đời đến cực độ.
Tôi gặp tên Phạm Khanh, trước đây làm quan hai tác động tinh thần của giặc; bây giờ ăn không ngồi rồi. Hắn thấy tôi chán đời liền tuyên truyền cho tôi tu đạo Ấn độ. Tôi nghe theo ngay. Tập tu được một tháng thì được Đảng gọi đến học lớp này.
Mới đầu nhận được giấy, tôi không muốn đi nữa, tôi thấy chán chường lắm rồi, tự nghĩ, đời mình chỉ còn có chết mà thôi.
Nói tóm lại ý thức chống Đảng, chống chế độ ở trong tôi mỗi ngày một gay gắt, một quyết liệt, thâm hiểm và xảo trá hơn.
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Morasse: Bản in thử
[2]Décadence: suy đồi
[3]Caractère: Cá tính
[4]BBC.: Đài phát thanh Anh
[5]Bible: Kinh thánh
[6]Nguyên văn: sỏ siên (talawas)
[7]Nguyên văn: chế riễu (talawas)
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958 – Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn–Giai phẩm, trang 59-121
No comments:
Post a Comment