Báo Nhân văn số 2 (phần thứ hai)
* Ngược dòng lịch sử
* Cùng chủ đề:
* 1
* 2
* 3
* 4
* 5
* 6
* 7
* 8
* 9
* 10
* 11
* 12
* 13
* 14
* 15
* 16
* 17
* 18
* 19
* 20
* 21
* 22
* 23
Phan Vũ
Xem phim Anh gắng nuôi con [1]
Nền điện ảnh Nhật từ trước đến nay vẫn được thế giới chú ý.
Những phim Rashomon, Những đứa trẻ Hiroshima đã làm sôi nổi dư luận thế giới về ý nghĩa sâu sắc của nội dung cũng như về nghệ thuật trình độ rất cao. Đạt được những thành công đó là do điện ảnh Nhật đã chuyển vào con đường tân hiện thực chủ nghĩa; Tân hiện thực của Nhật lại dung hoà với chủ nghĩa tượng trưng của Á Đông nên mang một sắc thái đặc biệt. Tân hiện thực của Nhật khác với tân hiện thực của Ý.
Phim Anh gắng nuôi con chưa phải là phim xuất sắc của Nhật, có thể đại diện cho chủ nghĩa Tân hiện thực của Nhật nhưng cũng là một cuốn phim viết và dựng theo thể thức của Tân hiện thực Nhật.
Những cảnh cờ bạc, rượu chè đĩ bợm, gian xảo, giành giật là một thực tế của cuộc sống trong hoàn cảnh của một nước Nhật trước và nay. Mễ Lang, một nạn nhân bị lôi cuốn vào cuộc sống ấy đi vào sa ngã vật chất tinh thần. Sự sa ngã ấy đã đem lại một kết quả khốc hại: cái chết của người vợ. Từ đấy Mễ Lang muốn thoát ra khỏi cảnh tối tăm của xã hội ấy, xây dựng cho đứa con một tương lai.
* Ngược dòng lịch sử
* Cùng chủ đề:
* 1
* 2
* 3
* 4
* 5
* 6
* 7
* 8
* 9
* 10
* 11
* 12
* 13
* 14
* 15
* 16
* 17
* 18
* 19
* 20
* 21
* 22
* 23
Phan Vũ
Xem phim Anh gắng nuôi con [1]
Nền điện ảnh Nhật từ trước đến nay vẫn được thế giới chú ý.
Những phim Rashomon, Những đứa trẻ Hiroshima đã làm sôi nổi dư luận thế giới về ý nghĩa sâu sắc của nội dung cũng như về nghệ thuật trình độ rất cao. Đạt được những thành công đó là do điện ảnh Nhật đã chuyển vào con đường tân hiện thực chủ nghĩa; Tân hiện thực của Nhật lại dung hoà với chủ nghĩa tượng trưng của Á Đông nên mang một sắc thái đặc biệt. Tân hiện thực của Nhật khác với tân hiện thực của Ý.
Phim Anh gắng nuôi con chưa phải là phim xuất sắc của Nhật, có thể đại diện cho chủ nghĩa Tân hiện thực của Nhật nhưng cũng là một cuốn phim viết và dựng theo thể thức của Tân hiện thực Nhật.
Những cảnh cờ bạc, rượu chè đĩ bợm, gian xảo, giành giật là một thực tế của cuộc sống trong hoàn cảnh của một nước Nhật trước và nay. Mễ Lang, một nạn nhân bị lôi cuốn vào cuộc sống ấy đi vào sa ngã vật chất tinh thần. Sự sa ngã ấy đã đem lại một kết quả khốc hại: cái chết của người vợ. Từ đấy Mễ Lang muốn thoát ra khỏi cảnh tối tăm của xã hội ấy, xây dựng cho đứa con một tương lai.
Lúc vợ chết có dặn: Anh gắng nuôi con! Đừng đánh nhau nữa!
Mễ Lang không muốn cho con đi vào con đường đánh nhau, con đường buôn
ngựa, nhưng có lúc Mễ Lang dạy con phải đánh lại những kẻ áp bức – trong
hoàn cảnh xã hội như thế phải đánh để tự vệ.
Tâm lý của Mễ Lang, một tâm lý giày vò, xâu xé vì cuộc đời đang sống quá nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn hối hận cuộc sống đã qua, một tâm lý cuồng nhiệt đến tột độ vì muốn thực hiện mục đích của mình. Tâm lý ấy nhiều khi vượt qua cả nhân tính, đến chỗ sống sượng, siêu thực nhưng về căn bản đã nói lên được khát vọng mãnh liệt đòi một cuộc sống tốt đẹp.
Chung quanh Mễ Lang là những lớp người nghèo cùng một mối tình, một ước vọng với Mễ Lang.
Ngoài lớp người nghèo khổ ấy nhưng đầy thiện chí kia lại có một số kẻ bịp bợm bóc lột mồ hôi nước mắt của người khác. Lại có tiền mở trường dạy học, khoác áo nhà giáo dục (Ý nghĩa châm biếm của cuốn phim).
Xã hội gian xảo, tối tăm ấy tạo nên những tâm lý bị giày vò, đau xót và đột khởi thất thường như Mễ Lang.
Nhận xét về phim Anh gắng nuôi con, ta cần phải đóng khung trong hoàn cảnh xã hội bây giờ, một xã hội Nhật bị Mỹ chiếm đóng. Phim Anh gắng nuôi con đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Vì thế câu chuyện của anh chàng buôn ngựa chẳng phải chỉ đơn thuần là câu chuyện đời tư của anh ta.
Mễ Lang, lúc rượu chè, dốc túi đánh nước bạc liều là một giai đoạn tối tăm của nước Nhật cũ. Giai đoạn ấy đã đưa đến một đám tang. Sau đám tang là sự khát vọng mãnh liệt xây dựng cuộc sống cho một đứa con, một thế hệ tương lai chính là xây dựng một nước Nhật mới (không theo con đường “buôn ngựa” cũ). Liễu Lang (tên cờ bạc bịp)… [2] những kẻ đang khoác những bộ áo đạo đức và chính trị màu mè mua chuộc, lừa gạt nhân dân. Tuyết tượng trưng cho lớp người nhẹ dạ, cả tin, yêu tha thiết nước Nhật nhưng rất dễ lầm đường.
Tất cả thực trạng của một xã hội, tất cả khát vọng của một dân tộc thu vào một tấn kịch gia đình. Trong con người Mễ Lang cũng như trong cảnh giải quyết câu chuyện vì tình vì lý nhiều chỗ giả tạo, trừu tượng nhưng xem phim ấy phải đóng khung trong hoàn cảnh Nhật, tâm lý Nhật. Không nên đem những đòi hỏi của miền Bắc Việt Nam mà gắn vào cho một nước Nhật bị chiếm đóng. Làm nghề viết kịch bản, chúng tôi tìm thấy trong phim Anh gắng nuôi con một phương pháp thể hiện chủ đề, thể hiện tình cảm bằng cuộc sống, bằng con người, bằng chủ nghĩa Tân hiện thực. Những phim như thế rất cần cho chúng tôi trong công tác sáng tác hơn nhưng tác phẩm điện ảnh chỉ có một cái khung cứng nhắc bên trong xếp đặt theo một lề lối cố định những tâm hồn công thức, những nét sống công thức.
Viết bài này tôi muốn đưa một số quan điểm của mình bàn với bạn đọc, nhưng ngoài ra tôi còn muốn nói thêm với báo Nhân dân mấy điểm:
Tôi muốn coi báo Nhân dân là một tờ báo lớn, có một nhiệm vụ hướng dẫn dư luận quần chúng. Những bài đăng trên báo Nhân dân dù là thư bạn đọc đi nữa – báo Nhân dân cũng phải chịu tránh nhiệm, vì đăng như thế báo Nhân dân đã bày tỏ thái độ.
Hai bức thư đang trên báo Nhân dân phê bình phim Anh gắng nuôi con như thế nào?
Một cái thì bảo ông chủ rạp là lợi dụng tình cảm của quần chúng với chiêu bài: “chống viện trợ Mỹ”. Tôi không đồng ý với ông chủ rạp về việc này, vì theo tôi, chính là ông chủ rạp đã sợ các bạn phê bình kiểu lập trường máy móc, chính trị, công thức nên đã phải làm cái chiêu bài rất là tồi kia cho hợp thời! Tôi chắc rằng bạn ấy trong khi viết bài phê bình cuốn phim thậm tệ như thế không khinh ông chủ rạp bằng khinh quần chúng đâu. Phim Anh gắng nuôi con chiếu hơn một tuần lễ, quần chúng hâm mộ như thế, tôi tin chắc quần chúng không bị lợi dụng bởi mấy chữ “chống viện trợ Mỹ” mà chính trong phim có thực chất nghệ thuật. Quần chúng của ta bây giờ đã tinh lắm, không đơn giản quá như bạn viết. Không tin bạn cứ đem một phim tồi mà quảng cáo: “Hôm nay có bắn vỡ đầu Mỹ!” quần chúng cũng chả chen nhau mua vé đâu.
Một cái thư khác đăng báo Nhân dân lại có ý kiến đừng cho chiếu phim ấy lần thứ hai. Đấy là một sự độc đoán và cũng vẫn là khinh quần chúng vì không lẽ bao nhiêu người đi xem một cái phim “phát xít” đầu độc như thế mà không có lý nào lại không đứng dậy la ó ngay trong rạp, mà phải chờ đợi đến sự phân tích của bạn?
Tôi không hiểu tại sao Ban biên tập Báo Nhân dân lại có thể cho đăng những loại bài hẹp hòi như thế bên cạnh những bài của các Chu Dương, Lục Định Nhất cổ vũ những quan điểm rộng rãi về văn nghệ "trăm hoa đua nở”?
*
Trần Y Du
Địa ngục miền Nam [3]
1. Mùa tựu trường đã đến. Ở miền Nam cũng có mùa tựu trường, nhưng đa số học sinh không có trường đề tề tựu.
Một tờ báo Sài Gòn than: Trên 80% học trò bậc tiểu học bị loại trước ngưỡng cửa trung học – và một số đông các em từ 7 đến 14 tuổi chỉ lo giúp đỡ cha mẹ trong các việc lặt vặt, hoặc đi chơi giỡn ngoài đường không biết làm gì cả, hầu hết đều không biết…!
Một tờ báo khác viết: Có trường để học! Có lớp để học! Nửa vạn học sinh nghèo Cần Thơ đang mong đợi! Đó là tiếng kêu tha thiết của đa số thiếu niên, đó là nhu cầu cấp bách không thua các thứ nhu cầu khác của cơ thể.
Diệm nghe những tiếng kêu ấy chắc nghĩ bụng: “Quái! Thế xây thêm nhà tù, và các trại giam tập trung không phải là nhu cầu cấp bách à?”
2. Lại nói đến chuyện thanh niên học sinh. Một cô giáo phải kêu: Vào lớp giảng bài, chúng có thèm nghe đâu, cứ lén lút đọc những thơ tình.
Ở những góc phố người ta hiếp một em bé lên chín… em bé chết, giết người giữa ban ngày, cướp ô tô, bắn súng lục v.v…
Báo Lẽ sống viết: “Ảnh hưởng tai hại của những loại sách ba xu ca tụng những ái tình lãng mạn của phim ảnh khiêu dâm, loã thể khoái lạc những cái hôn nồng cháy trên màn ảnh, khiến các học sinh bắt chước rập khuôn trên màn ảnh những cao bồi, đã tạo nên nạn cao bồi lô-can ngoài phố quấy rối xóm giềng…”
Diệm trông thấy và hốt hoảng kêu: Đó, tàn tích thực dân phong kiến thối nát sau tám mươi năm đô hộ…
Đế quốc? Phong kiến? Đồng ý – Nhưng Diệm chỉ còn quên có Diệm thôi!
3. Ông Nguyễn Xuân Hách ở xóm Bình Địa (Phú Nhuận) mới 9 giờ tối, hai tên lạ mặt xông vào nhà bắn ông ngã gục, “viên đạn trúng vào vai ông Hách trổ ra ngoài ghim vào vách. Sau khi thi hành thủ đoạn, hai hung thủ tẩu thoát trong bóng tối”.
Các báo đăng chữ lớn: Án mạng rùng rợn! Một thiếu phụ bị thọc cây vào họng chết thê thảm!
Bà Hoàng Thị Khoá chủ đại lý Rượu Nam Hương giữa đêm bị kẻ lạ mặt đâm trúng ngực!
Một ngôi nhà số 33 đường Nguyễn Huệ, cạnh đội võ trang tuyên truyền của Diệm đã bị cướp kéo vào nhà đâm chết hai người và hai người bị thương!
Cướp đeo mặt nạ, có bọn trang bị bằng tiểu liên chặn cả một chuyến xe đi cướp của hành khách.
Nhà 509 Phan Đình Phùng giữa ban ngày bị cướp liệng lựa đạn hoả mù vào nhà để cướp - ở 1 phố đông một thiếu nữ bị bắt cóc lên tắc-xi lột hết nữ trang - một thiếu nữ khác bị hiếp và hai nhát dao “kết liễu”!
Ăn cắp ôtô có tổ chức như ở Xi-ca-gô.
Diệm lại kêu: Đó là tại tàn tích của thực dân phong kiến.
Đồng ý! Nhưng ở đây Diệm lại chỉ còn quên có Diệm thôi!
4. Diệm nghĩ mọi cách để bảo vệ “thuần phong mỹ tục” phát triển những truyền thống tốt đẹp!
Có đưa ra mấy phương pháp: Chính quyền cấm lưu hành những hình ảnh loã thể! Nhưng sách báo và phim Mỹ lại nhiều những thứ ấy. Thế là một mâu thuẫn.
Cấm chiếu phim cao bồi và tiêu diệt nạn cao bồi… Nhưng phim cao bồi lại là của Mỹ.
Thế là hai mâu thuẫn.
Phát triển văn hoá lành mạnh, nhưng báo Lẽ sống lại viết: vì thiếu điều kiện và phương tiện hơn nữa ít sự nâng đỡ cho nên việc xuất bản sách báo ấy cũng chết dần chết mòn!
Ở miền Nam chỉ còn hai thứ mà Ngô Đình Diệm không thể chết dần, chết mòn được: đó là đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm.
*
Hoàng Tích Linh
Xem mặt vợ [4]
(kịch ngắn một hồi)
Thời gian
Mùa thu, sáng chủ nhật
Nhân vật
Nguyện, ngoài 30 tuổi, công nhân
Chị Nguyện, ngoài 30, bán hàng xén, tổ trưởng phụ nữ khu phố
Tấn, 25 tuổi, cán bộ công trường
Lan, 20 tuổi, bán hàng ở mậu dịch
Dung, 18, y tá 1 cơ quan
Bài trí
Nhà Nguyện ở một ngõ lao động. Căn buồng vuông vắn có mảnh vải hoa bạc ngăn đôi. Cửa phía trong, trông ra mảnh vườn nhỏ và bếp. Đồ đạc sơ sài mấy tấm phản, tràng kỷ, bàn ghế. Đồ chơi trẻ con bày khắp nhà. Tường treo nhiều ảnh chụp và tranh "Công nhân kiến thiết", tranh "Thống nhất", tranh "Bác Hồ với thiếu nhi".
Màn mở lên
Cửa sổ và cửa trông ra phố mở tung. Nắng tràn vào trong nhà, những bức tranh màu sáng rực rỡ. Ngoài phố cảnh tấp nập một sáng chủ nhật.
Trên giường, anh Nguyện chăm chú chữa radio. Chị Nguyện nhanh nhẹn vắt lại cất màn, chiếu, quét giường.
CHỊ NGUYỆN, dáng vội vã – 7 rưỡi rồi. Cô ấy cũng sắp đến, nhà cửa lủng củng thế này, cô ấy lại chẳng cười cho (vui vẻ thu dọn bàn ghế, một chiếc ghế đổ).
NGUYỆN vẫn lúi húi chữa, không ngửng đầu lên – Cái gì thế?
CHỊ NGUYỆN nhìn chồng – Anh ngồi sù sù từ sáng đến giờ cũng không biết bảo con để nó bày bừa ra nhà (thu dọn đinh ốc, bóng đèn trên giường). Con bày, bố cũng lại bày, ai chịu được. Để tôi mang vào trong nhà mà chữa nhá!
NGUYỆN – Cái gì?
CHỊ NGUYỆN – Cô ấy hẹn sáng nay đến chơi đấy! Ai lại nhà cửa luộm thuộm thế này trông sao tiện?
NGUYỆN – Cô ấy đến xem mặt chú Tấn, chứ xem mặt nhà mình đâu mà sợ. Rõ dở hơi lắm!
CHỊ NGUYỆN – Phải, chẳng biết ai dở hơi. Lúc anh hỏi tôi anh đòi đến xem nhà hàng chục lần thì sao?
NGUYỆN – Thì lúc ấy người ta cũng vờ thế mới xem mặt cô được kỹ chứ. Ai đòi xem nhà làm quái gì!
CHỊ NGUYỆN – Bây giờ việc trăm năm của chú Tấn phận mình là anh chị phải trông nom. Cảnh nhà mình lao động chẳng có gì, lại càng phải giữ thể diện cho chú ấy. Anh cứ để mặc tôi thu xếp… Tôi đã dạm hỏi cả thẩy mấy đám. Chỉ có đám cô Dung này ưng ý nhất cả. Ít tuổi, tiến bộ, mẫu mực, lại có công tác tự túc được rồi. Chú Tấn nhà ta mà lấy được thì đẹp đôi lắm!
NGUYỆN – Biết vậy, còn tuỳ chú ấy chọn.
CHỊ NGUYỆN – Ai không biết là tuỳ chú ấy. Nhưng cũng phải biết ba bảy đường tuỳ. Giá chú ấy công tác ngay Hà Nội thì cũng còn dễ. Đằng này chú ấy công tác xa mới về, mình phải chọn nơi nào đích đáng nơi ấy, chú Tấn với người ta chỉ gặp mặt nhau có một lần là xong việc rồi chứ!
NGUYỆN – Xem mặt xong rồi cưới ngay…
CHỊ NGUYỆN – Chứ lại dề dà như anh ấy à. Tôi tính chú ấy được nghỉ phép ba tuần. Lỡ dịp này lại xin phép khó khăn ra. Bên nhà người ta mới xem ảnh cũng đã thuận ý rồi. Sáng nay chú cô ấy gặp gỡ nhau xong là cưới phắt ngay được.
NGUYỆN – Cô cứ nói như mai cưới ngay được rồi ấy! Việc lấy nhau bây giờ người ta còn tìm hiểu nhau chán ra kia rồi mới đặt thành vấn đề hẳn hoi được.
CHỊ NGUYỆN – Ấy gặp nhau khắc hiểu nhau ngay chứ khó gì. Giai chưa vợ, gái chưa chồng bắt duyên nhau lắm. Con gái đang ế chồng khối kia!
NGUYỆN – Đã chắc chú ấy bằng lòng chưa?
CHỊ NGUYỆN – Sao lại chẳng bằng lòng. Tôi đến chơi dò hỏi tính nết cô ta kỹ lắm rồi.
NGUYỆN bật cười – Thế ngộ nhỡ chú ấy không thích thì mình cũng bắt chú ấy phải thích à?
CHỊ NGUYỆN – Chẳng còn đám nào hơn đám này đâu. Được cả hai chị em. Nhưng cô em là cô Dung mới có 18 tuổi. Trẻ măng mà ăn nói đã chững chạc ra vẻ cán bộ lắm rồi. Tôi xem ý chú Tấn cũng tán thành món cô Dung đấy (gọi với trong sân) chú Tấn, chú Tấn ơi! Hãy nghỉ tay ra đây nói chuyện.
Tiếng Tấn ngoài vườn.
NGUYỆN – Này, thế còn cô chị?
CHỊ NGUYỆN – Cô Lan hơn em hai tuổi. Nhà ấy được cả hai đều xinh xắn cả.
NGUYỆN – À … thế để chú ấy gặp cả hai rồi thuận ý ai thì lấy.
CHỊ NGUYỆN – Sao anh lại cứ bàn lằng nhằng thế. Giới thiệu cô chị làm gì thêm nhiễu chuyện ra. Cô chị tự nhiên lắm. Còn cô em nền nếp hơn lại có nghề trong tay. Tôi đã cân nhắc chán rồi. Chú Tấn công tác trên rừng trên rú phải tính lấy người biết thuốc men trong nom săn sóc mới được. Chú Tấn mà không lấy được cũng hớ.
NGUYỆN – Ờ, cứ kể thế thì lấy được đấy!
CHỊ NGUYỆN cười – Anh rõ thật "quan bẩy cũng gật, quan tư cũng ừ" chẳng ra làm sao. Chú Tấn còn tinh hơn anh nhiều.
Tấn ra, nét mặt hí hửng.
TẤN – Anh chị nói xấu gì em thế?
CHỊ NGUYỆN – Chú ra đây. Tôi đang nói xấu chú đây này. Người đến là đoảng. Bàn chuyện cứ hay bàn ngang. Việc của chú có dở dang, chú cứ bắt đền anh đấy.
TẤN – Em bắt đến cả chị nữa.
CHỊ NGUYỆN – Tôi tính đâu vào đấy rồi. Chú nghỉ chẳng được bao ngày. Nhân tiện chú cần tiêm cho dứt nọc sốt rét đi. Tôi sẽ mách cô ấy từ mai ngày ngày đến trông nom thuốc men cho chú. Chú, cô tha hồ có cớ đi lại nói chuyện bàn bạc với nhau, thế có phải tiện cho mọi đường không?
NGUYỆN – Cô bàn cách ấy được đấy.
CHỊ NGUYỆN – Bây giờ xem mặt nhau cũng đã dễ dàng lắm đấy. Trước kia hồi xem mặt tôi, anh chú long đong hàng mấy tháng mà có được tích sự gì đâu. Ngày ngày đi qua hàng tôi, tiền đã chẳng có lại còn vờ hỏi hết thứ này đến thứ khác. Được thế, tôi càng trêu dấn. Lắm lúc nghĩ đến tức cười. Còn việc của chú tôi tính như thế, chú thấy thế nào?
TẤN – Cũng còn phải xem ý tứ cô ấy thế nào đã chứ.
CHỊ NGUYỆN sốt sắng – Tôi biết cả đôi bên. Từ hoà bình được học tập cô ấy tiến bộ nhanh lắm, gương mẫu nhất cơ quan đấy. Đôi bên hợp lắm rồi. Chú chẳng phải đắn đo gì nữa đâu.
NGUYỆN – Ấy… việc này không hấp tấp được. Chú phải tìm hiểu cho thật chắc chắn đi. Thời buổi này phải hợp tình hợp ý, đôi bên thoả thuận cả mới nên lấy nhau. Sau này còn ăn đời ở kiếp với nhau không phải thắc mắc mảy may gì nữa có hơn không?
TẤN – Có thế nào cũng còn phải hỏi ý kiến anh chị nữa.
NGUYỆN – Cứ ý chú là chính. Anh chị có ý kiến chỉ là phụ thôi. Việc này dân chủ bơn bớt mới được. Bàn quá là nát. Lúc tôi lấy chị cũng vậy. Hai đứa ưng thuận nhau là lấy ngay, giá lại đưa cho ông anh, bà chị, ông chú bà thím bàn ra tán vào thì cũng chẳng xong đâu.
CHỊ NGUYỆN – Việc chú chẳng khó đâu. Người ta cũng dễ tính thôi. Chỉ cần chú với cô Dung quyết định nữa là xong.
NGUYỆN – Chú được nghỉ ba tuần phải tiến hành thế này mới chóng vánh được. Tuần đầu tìm hiểu, hai tuần sau cưới. Còn mọi việc cưới xin ra sao, chú chẳng phải lo. Đã có chị, chị làm tổ trưởng phụ nữ khu phố tổ chức tập thể quen rồi.
CHỊ NGUYỆN – Mọi việc tôi đã tính toán đâu vào đấy. Chính quyền mời ai, khu phố mời ai, ban văn nghệ liên hoan thế nào đã sẵn sàng cả rồi chú không ngại việc đó.
NGUYỆN – Thôi phiên phiến thôi. Người ta đến dự cưới chứ có đi họp đâu. Cô đã dự nhiều đám rồi về kêu ca mãi mà bây giờ lại còn bày vẽ ra…
Cô Lan đỗ xe đạp ngoài cửa.
CHỊ NGUYỆN, thấy trước, giục chồng – Đấy các cô ấy đã đến kia. Nhanh tay lên anh (Nguyện mang vội đồ chữa ra-đi-ô vào trong nhà. Chị Nguyện vui vẻ bảo Tấn) Kìa chú, chú cũng vào thay quần áo đi. Ai mặc áo lót thế kia mà lại định xem mặt vợ bao giờ?
Chị Nguyện đon đả ra tận cửa đón.
LAN nhanh nhẹn vui tính – Chị! Lần đầu đến chơi chị lại đến muộn để chị phải đợi lâu quá.
CHỊ NGUYỆN – Cô ngồi đây. Các cô đã hẹn hôm nay chủ nhật lại chơi, tôi yên trí không sáng thì chiều thế nào rồi các cô cũng đến.
LAN – Sợ chị đợi em phải đến trước đấy. Dung bận tí việc đến sau chị ạ.
CHỊ NGUYỆN – Ấy, cứ thấy cô Dung là thấy bận. Công tác của cô ấy vất vả thật. Có lẽ chủ nhật cũng không được rỗi mấy cô nhỉ.
LAN – Em Dung không bận lắm đâu. Công tác như em thôi. Chủ nhật cũng được nghỉ cả ngày. Có hôm nay Dung tạt qua cơ quan báo cáo chắc cũng sắp lại đây.
CHỊ NGUYỆN – Ra thế… tôi lại cứ tưởng… Hôm nay cô lại chơi. Chỗ cô tự nhiên cứ coi như người nhà mới nói thẳng thắn ngay vào việc được…
LAN cười tinh ý – Em biết loáng thoáng rồi. Hôm nọ bác Phúc có đưa cho chúng em xem ảnh của anh Tấn. Nếu hợp tình hợp tính thì càng tốt. Đằng em với bên nhà chị lại thành chỗ người nhà chị nhỉ?
CHỊ NGUYỆN – Thế còn gì bằng nữa. Chú em nhà tôi năm nay 24 tuổi rồi đấy. Nói chuyện vợ con cứ chối đây đẩy. Tính người cũng dễ dãi. Là người kháng chiến thật đấy mà ăn nói còn lúng túng lắm.
LAN – Bây giờ phụ nữ chúng em mong lấy chồng hay chứ chẳng cần người nói hay, chị ạ.
CHỊ NGUYỆN – Vẫn biết thế… nhưng cách thức Hà Nội ta biết ăn nói vẫn hơn có phải không cô?
LAN hóm hỉnh – Chúng em đã bảo nhau rồi. Chồng con không cùng một chí hướng cũng cắt đứt. Không chồng suốt đời cũng được.
CHỊ NGUYỆN cũng cười – Cô nào cũng nói như vậy mà chả cô nào cứng rắn mãi được đâu. (Tấn ra) cô Lan đến chơi… Chú ngồi đây.
LAN tự nhiên – Anh công tác ở công trường.
TẤN – Vâng, ở công trường cầu cống.
LAN – Vui lắm phải không anh?
Chị Nguyện lặng lặng mang ấm nước vào.
TẤN tự nhiên hơn – Thích nhất chỗ công trường tôi làm là công trường động. Ở chỗ này vài tháng xong việc lại chuyển đi nơi khác. Hai năm nay chuyển ba lần. Hết Bắc Giang lại Việt Trì rồi Lao Kay. Rồi sắp vào Thanh, xuống Vinh.
LAN – Công tác của anh được đi nhiều nơi thích nhỉ.
TẤN sôi nổi – Sau này thống nhất, con đường còn dài, còn nhiều cầu cống, còn khai phá nhiều đường mới. Chỉ sợ chân mình không đi hết được. Tính tôi quen từ nhỏ như hòn bi, ngồi lì ở một chỗ không chịu nổi.
LAN – Thế những người ngồi lì mãi Hà Nội thì anh bảo sao?
TẤN – Tại mỗi người một tính, một nết. Hợp đâu, thích đấy.
LAN – Thế chắc anh không thích Hà Nội.
TẤN – Hà Nội lại khác. Năm 50 tôi còn học kỹ nghệ, sau thích hoạt động mới bỏ học ra kháng chiến. Công tác xa Hà Nội thực, nhưng vẫn nhớ chứ. Tôi thích công tác liên miên vài tháng mới lại về Hà Nội một lần.
LAN – Nghe anh nói cũng thích rồi, công tác hợp mới phấn khởi được (hơi buồn) công tác tôi lại khác hẳn anh.
TẤN – Tưởng chị làm ở mậu dịch đông người mua bán chắc phải tấp nập suốt ngày.
LAN – Bề ngoài thế thôi, trông vui mắt nhưng buồn lắm, anh ạ. Ngày hai buổi lại bán hàng, lại ghi sổ, lại thu tiền. Mà khách hàng khó tính không chịu được. Lắm lúc bực gắt lại bị phê bình.
TẤN – Tại chị chưa quen đấy.
LAN – Không phải quen đâu. Phê bình không đúng mới bực mình chứ.
TẤN đùa – Chị nói thế chẳng ma nào muốn xin vào mậu dịch bán hàng nữa.
LAN cười – Thì anh vừa bảo, tại mỗi người một nết, hợp đâu thích đấy, (nghĩ ngợi) chỉ tại cần phải đi làm để đỡ cho mợ tôi ở nhà quấn chỉ kiếm không đủ nuôi các em đi học. Tính tôi lại thích bay bổng, nhưng bay bổng khác anh kia. Tôi đang học thêm nhạc. Rồi tôi sẽ hát ở đài phát thanh. Lúc ấy tiếng hát của tôi sẽ vang đi khắp nơi, tôi sẽ hát cho mọi người nghe… Tôi tin là tôi phục vụ được nhiều hơn bây giờ.
TẤN – À… lúc ấy tôi công tác xa mà nghe được tiếng hát của người mình quen biết chắc thích hơn cả.
LAN – Anh cũng thích hát à?
TẤN – Tôi không biết hát nhưng thích nghe hát. Tính tôi như ngựa lồng thế này không thích ca hát sao được. Tôi cho chỉ có bụt là không thích nghe hát mà thôi.
Hai người cùng cười thân mật hơn. Chị Nguyện mang nước ra, chợt thấy, hơi khó chịu, lại lẳng lặng quay vào.
LAN – Nhiều người không thích hát chứ. Mợ tôi, cả Dung cũng thế. Chỉ có mấy em nhỏ là nó thích bắt tôi hát luôn. Mợ tôi bực lắm, nhưng tôi lại hát để tập dượt nhân thể.
TẤN – Thế chị hát cho tôi nghe một bài. Lần đầu gặp chị lại được nghe chị hát.
LAN tự nhiên ngượng nghịu – Ai lại thế bao giờ. Lần khác, anh ạ.
Yên lặng, Tấn suy nghĩ nhìn Lan.
LAN – Ờ, sao mãi Dung không lại? (lảng sang chuyện khác) Anh còn nghỉ, mời anh lại chơi nhà.
TẤN – Tôi mong thế lắm. Cũng muốn đến luôn. Chỉ sợ phiền…
LAN – Có gì là phiền đâu. Anh cứ đến chơi. Tối nào Dung cũng có nhà. Quen chị ở đây là được biết anh, mà tính anh tự nhiên càng dễ gần hơn chứ.
TẤN vui vẻ – Thế tôi sẽ đến luôn. Và chị phải hát nhé. Rồi tôi sẽ cho chị xem nhưng kỷ niệm kháng chiến của tôi.
LAN – Ờ… thế anh phải cho tôi xem trước rồi tôi mới hát.
TẤN – Mà chị phải hát thật hay kia.
LAN cười – Nhất định thế. Tiện bây giờ anh lấy cho xem trước đi.
TẤN thân mật – Nhưng chị cũng phải hát ngay đấy nhé. (Chạy vào trong đem túi dết ra) Công tác nay đây mai đó rất cần kỷ niệm (giở túi dết, tư lự) giở cho chị xem, chị hiểu được hết đời tôi đấy.
Hai người sát vai nhau.
TẤN – Đây, chiếc túi gấm thêu và con dao là của mẹ nuôi người Thổ, chợ Chu, hồi bà cụ còn con gái. Hôm bà cụ sắp chết, không chôn theo, bà cụ cho đứa con nuôi người Kinh làm kỷ niệm. Cứ một vật này hôm nào lại chơi tôi kể cho chị nghe cũng nhiều chuyện rồi. Có lẽ để tôi giở cho chị xem trước tập ảnh thì hơn.
Hai người cùng nhau giở chung ảnh. Anh Nguyện ra lấy cái dùi ở giường đằng sau. Cả hai cùng không biết.
TẤN – Ra kháng chiến tôi vào ngay bộ đội. Ảnh này chụp ở cầu Hàm Rồng sau chiến dịch Hà Nam Ninh, đây là những ảnh dân công khi tôi chuyển sang công tác ở Sông Đà. Đây, ảnh mẹ nuôi tôi. Và ảnh tôi mới chụp.
LAN xem kỹ – Ảnh này đẹp hơn ảnh bác Phúc cho xem trước (nhìn Tấn). Trông trẻ mà giống anh hơn (cười). Thế mà anh lại định giấu diếm.
Dung vào, áo cán bộ màu xanh. Cả hai vẫn không biết. Dung ngập ngừng không đánh tiếng.
CHỊ NGUYỆN vừa ra trông thấy – Kìa cô Dung. Cô vào đây. Đợi mãi cô.
DUNG – Chị mặc em.
LAN – Sao chậm thế, hở Dung?
CHỊ NGUYỆN kéo ghế vồn vã – Cô ngồi đây… Chú Tấn lấy hộ chị ấm nước.
DUNG với LAN – Bực quá, chị ạ. Công đoàn gì mà chủ nhật đi chơi hết. Em đợi hơn nửa giờ, chẳng gặp ai.
LAN – Chẳng vội. Lúc nào báo cũng được.
DUNG – Nên báo cáo ngay chị ạ. Công đoàn còn theo rõi giúp đỡ ý kiến chứ.
CHỊ NGUYỆN bảo LAN – Cô Lan này, ra chợ xem gian hàng của tôi đi. Không lại bảo biết nhà mà không biết cửa hàng.
LAN – Vâng… đi đi chị.
Cả hai cùng ra. Tấn và Dung yên lặng.
TẤN – Cô vẫn làm việc?
DUNG – Vâng, tôi làm việc ở Bộ. Ở Bộ bận hơn các cơ quan khác.
Yên lặng.
TẤN – Tôi mới về hôm qua. Được nghỉ hơn 20 ngày.
DUNG – Chỗ anh công tác, y tế phục vụ có báo đảm lắm không?
TẤN – Cũng khá.
DUNG – Công trường càng cần phải tích cực chống sốt rét mới thực hiện được kế hoạch 56.
Lại yên lặng.
TẤN – Tôi về cũng có ý định lập gia đình. Thấy chị tôi nói chuyện nhiều về cô. Trong thời gian nghỉ mong được trao đổi với cô.
DUNG – Vâng, … Việc này anh hãy thư thả. Mợ tôi cũng đã biết rồi. Nhưng tôi chưa báo cáo Công đoàn. Tôi định đến nhưng không gặp.
TẤN – Trước hết là chúng ta tìm hiểu nhau đã.
DUNG – Theo ý tôi trước hết là tổ chức cơ quan phải biết đã. Như vậy đảm bảo hơn.
TẤN – Vâng, thế cũng được.
DUNG – Bộ không định hẳn nguyên tắc đó. Nhưng chính bây giờ tôi lại thấy cần phải có tổ chức xây dựng cho mình. Mợ tôi cũng thấy thế là đúng.
TẤN – Tôi cũng không phản đối việc đấy.
DUNG – Như vậy chỉ có lợi mà không ảnh hưởng đến sau này phải không anh? Về điểm này tôi và anh cùng giống ý nhau rồi đấy.
TẤN bắt đầu khó chịu – Vâng.
DUNG – Còn khó khăn nữa là tôi với anh công tác không những xa mà lại khác ngành nhau. Ăn ở với nhau rồi khó.
TẤN – Sau này sắp xếp công tác cùng một cơ quan cũng dễ thôi. Cái khó là sợ không cùng một chí hướng, tình cảm.
DUNG – Tôi tưởng chúng ta cùng phục vụ cho cách mạng là cùng một chí hướng rồi. Hơn nữa, anh lại là gia đình công nhân, thế càng tốt.
TẤN – Vâng.
DUNG – Tôi về, anh ạ. Tôi báo cáo với Công đoàn rồi lại gặp anh. Đến tối… à tuần này tôi mắc học cả. Có gì, lại sáng chủ nhật sau, anh nhé.
Lan vào hơi ngạc nhiên.
LAN – Dung đã về à? Ngồi đây chơi đợi chị Nguyện.
DUNG – Chị về sau.
LAN – Này, Dung đi đâu vội thế?
Dung vẫn đứng cửa.
LAN – Anh Tấn nghỉ phép không lâu đâu. Công tác xa ốm yếu xanh lắm, cũng cần tiêm cho khoẻ. Có thuốc sẵn rồi. Dung xem giờ nào tiện, ngày ngày đến tiêm cho anh Tấn.
DUNG nghĩ ngợi – Cũng hơi phiền, chị nhỉ (một lát). Thế chưa tiện đâu. Để em báo cáo với cơ quan đã. Sáng chủ nhật sau, chị ạ…
LAN băn khoăn – Dung, Sao Dung phải để đến tuần lễ sau mới lại được? Dung nghĩ xem: Anh Tấn được nghỉ phép có ít ngày. (Không tiện nói hết ý mình, như nằn nì với em) Dung đến vào buổi tối thôi mà.
DUNG thản nhiên – Tuần lễ này buổi tối em bận mà vấn đề của em với anh Tấn nên nghiên cứu kỹ về mọi mặt… Em không thể làm hơn được. Đến chủ nhật sau chưa muộn. Thôi em về đây, chào anh nhá.
Dung ra vội, Lan cũng lúng túng đứng dậy.
TẤN – Chị cũng lại định về ?
LAN – Không… không… Phiền quá nhỉ! Hay là, chiều anh lại chơi với mẹ em? Dung có nhà đấy.
TẤN – Tôi không cần tiêm và cũng không cần…
LAN sốt sắng – Cần lắm chứ. Anh cần phải khoẻ. Anh còn phải công tác nhiều.
TẤN – Không, tôi không muốn (tha thiết nhìn Lan) Tôi mong cô hiểu…
LAN cảm động – Để tôi bảo Dung.
TẤN – Không, Không! (càng tha thiết) Cô Lan!
LAN thêm lúng túng – Anh bảo gì em kia?
TẤN cũng lúng túng – Tôi muốn nói chuyện với cô… cô Lan!
LAN ngượng – Vâng.
TẤN sôi nổi âu yếm – Lan! Biết Lan, tôi thấy mến Lan hơn, tôi không thể…
LAN thẹn nhưng sung sướng – Em không… Ai lại thế bao giờ? Em về đây (bỏ chạy ra cửa).
TẤN – Cô Lan, Lan (chạy vào trong nhà, dắt xe đạp ra, nói với) Anh cho em mượn xe đạp một lát nhé.
Đến cửa gặp chị Nguyện về.
CHỊ NGUYỆN ngạc nhiên – Chú vội đi đâu đấy!
Tấn không kịp trả lời, lên xe hấp tấp. Anh Nguyện cũng vừa ra.
CHỊ NGUYỆN – Cô Dung đâu?
ANH NGUYỆN – Ai biết đâu đấy!
CHỊ NGUYỆN – Sao chú Tấn lại đi với cô Lan?
ANH NGUYỆN – Lạ thật! Sao mình lại hỏi tôi? Chú Tấn chọn vợ chứ mình chọn vợ à? Dở hơi lắm! Thôi mình vào khiêng giả lại tôi cái radio ra chữa đây.
Hai người cùng cười. Vào phía trong.
Màn từ từ khép theo.
2-9-56
*
Tranh châm biếm, ký tên Pha Y, vẽ hai người. Một người cầm hai chiếc mũ, trên mũ ghi "Bất mãn, tiêu cực", hỏi: “Sao ‘trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng’ mà anh cứ lầm lỳ và không sáng tác được gì?”
Người kia đội một chồng mũ, trên mũ ghi "Địa chủ, phản ứng, tả khuynh, hữu khuynh, tiểu tư sản, mất cảnh giác, mất lập trường", trả lời: “Anh cứ trông đầu tôi thì biết”.
_________________________
[1] Trang 2
[2] Mất mấy chữ vì báo rách, chưa khôi phục được
[3] Trang 2, với hai minh hoạ
[4] Bài chiếm toàn bộ trang 3, xem tiếp ở trang 4
Nguồn: Nhân văn số 2, ngày 30.9.1956. Bản điện tử do talawas thực hiện.
Nguồn: Talawas
Tâm lý của Mễ Lang, một tâm lý giày vò, xâu xé vì cuộc đời đang sống quá nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn hối hận cuộc sống đã qua, một tâm lý cuồng nhiệt đến tột độ vì muốn thực hiện mục đích của mình. Tâm lý ấy nhiều khi vượt qua cả nhân tính, đến chỗ sống sượng, siêu thực nhưng về căn bản đã nói lên được khát vọng mãnh liệt đòi một cuộc sống tốt đẹp.
Chung quanh Mễ Lang là những lớp người nghèo cùng một mối tình, một ước vọng với Mễ Lang.
Ngoài lớp người nghèo khổ ấy nhưng đầy thiện chí kia lại có một số kẻ bịp bợm bóc lột mồ hôi nước mắt của người khác. Lại có tiền mở trường dạy học, khoác áo nhà giáo dục (Ý nghĩa châm biếm của cuốn phim).
Xã hội gian xảo, tối tăm ấy tạo nên những tâm lý bị giày vò, đau xót và đột khởi thất thường như Mễ Lang.
Nhận xét về phim Anh gắng nuôi con, ta cần phải đóng khung trong hoàn cảnh xã hội bây giờ, một xã hội Nhật bị Mỹ chiếm đóng. Phim Anh gắng nuôi con đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Vì thế câu chuyện của anh chàng buôn ngựa chẳng phải chỉ đơn thuần là câu chuyện đời tư của anh ta.
Mễ Lang, lúc rượu chè, dốc túi đánh nước bạc liều là một giai đoạn tối tăm của nước Nhật cũ. Giai đoạn ấy đã đưa đến một đám tang. Sau đám tang là sự khát vọng mãnh liệt xây dựng cuộc sống cho một đứa con, một thế hệ tương lai chính là xây dựng một nước Nhật mới (không theo con đường “buôn ngựa” cũ). Liễu Lang (tên cờ bạc bịp)… [2] những kẻ đang khoác những bộ áo đạo đức và chính trị màu mè mua chuộc, lừa gạt nhân dân. Tuyết tượng trưng cho lớp người nhẹ dạ, cả tin, yêu tha thiết nước Nhật nhưng rất dễ lầm đường.
Tất cả thực trạng của một xã hội, tất cả khát vọng của một dân tộc thu vào một tấn kịch gia đình. Trong con người Mễ Lang cũng như trong cảnh giải quyết câu chuyện vì tình vì lý nhiều chỗ giả tạo, trừu tượng nhưng xem phim ấy phải đóng khung trong hoàn cảnh Nhật, tâm lý Nhật. Không nên đem những đòi hỏi của miền Bắc Việt Nam mà gắn vào cho một nước Nhật bị chiếm đóng. Làm nghề viết kịch bản, chúng tôi tìm thấy trong phim Anh gắng nuôi con một phương pháp thể hiện chủ đề, thể hiện tình cảm bằng cuộc sống, bằng con người, bằng chủ nghĩa Tân hiện thực. Những phim như thế rất cần cho chúng tôi trong công tác sáng tác hơn nhưng tác phẩm điện ảnh chỉ có một cái khung cứng nhắc bên trong xếp đặt theo một lề lối cố định những tâm hồn công thức, những nét sống công thức.
Viết bài này tôi muốn đưa một số quan điểm của mình bàn với bạn đọc, nhưng ngoài ra tôi còn muốn nói thêm với báo Nhân dân mấy điểm:
Tôi muốn coi báo Nhân dân là một tờ báo lớn, có một nhiệm vụ hướng dẫn dư luận quần chúng. Những bài đăng trên báo Nhân dân dù là thư bạn đọc đi nữa – báo Nhân dân cũng phải chịu tránh nhiệm, vì đăng như thế báo Nhân dân đã bày tỏ thái độ.
Hai bức thư đang trên báo Nhân dân phê bình phim Anh gắng nuôi con như thế nào?
Một cái thì bảo ông chủ rạp là lợi dụng tình cảm của quần chúng với chiêu bài: “chống viện trợ Mỹ”. Tôi không đồng ý với ông chủ rạp về việc này, vì theo tôi, chính là ông chủ rạp đã sợ các bạn phê bình kiểu lập trường máy móc, chính trị, công thức nên đã phải làm cái chiêu bài rất là tồi kia cho hợp thời! Tôi chắc rằng bạn ấy trong khi viết bài phê bình cuốn phim thậm tệ như thế không khinh ông chủ rạp bằng khinh quần chúng đâu. Phim Anh gắng nuôi con chiếu hơn một tuần lễ, quần chúng hâm mộ như thế, tôi tin chắc quần chúng không bị lợi dụng bởi mấy chữ “chống viện trợ Mỹ” mà chính trong phim có thực chất nghệ thuật. Quần chúng của ta bây giờ đã tinh lắm, không đơn giản quá như bạn viết. Không tin bạn cứ đem một phim tồi mà quảng cáo: “Hôm nay có bắn vỡ đầu Mỹ!” quần chúng cũng chả chen nhau mua vé đâu.
Một cái thư khác đăng báo Nhân dân lại có ý kiến đừng cho chiếu phim ấy lần thứ hai. Đấy là một sự độc đoán và cũng vẫn là khinh quần chúng vì không lẽ bao nhiêu người đi xem một cái phim “phát xít” đầu độc như thế mà không có lý nào lại không đứng dậy la ó ngay trong rạp, mà phải chờ đợi đến sự phân tích của bạn?
Tôi không hiểu tại sao Ban biên tập Báo Nhân dân lại có thể cho đăng những loại bài hẹp hòi như thế bên cạnh những bài của các Chu Dương, Lục Định Nhất cổ vũ những quan điểm rộng rãi về văn nghệ "trăm hoa đua nở”?
*
Trần Y Du
Địa ngục miền Nam [3]
1. Mùa tựu trường đã đến. Ở miền Nam cũng có mùa tựu trường, nhưng đa số học sinh không có trường đề tề tựu.
Một tờ báo Sài Gòn than: Trên 80% học trò bậc tiểu học bị loại trước ngưỡng cửa trung học – và một số đông các em từ 7 đến 14 tuổi chỉ lo giúp đỡ cha mẹ trong các việc lặt vặt, hoặc đi chơi giỡn ngoài đường không biết làm gì cả, hầu hết đều không biết…!
Một tờ báo khác viết: Có trường để học! Có lớp để học! Nửa vạn học sinh nghèo Cần Thơ đang mong đợi! Đó là tiếng kêu tha thiết của đa số thiếu niên, đó là nhu cầu cấp bách không thua các thứ nhu cầu khác của cơ thể.
Diệm nghe những tiếng kêu ấy chắc nghĩ bụng: “Quái! Thế xây thêm nhà tù, và các trại giam tập trung không phải là nhu cầu cấp bách à?”
2. Lại nói đến chuyện thanh niên học sinh. Một cô giáo phải kêu: Vào lớp giảng bài, chúng có thèm nghe đâu, cứ lén lút đọc những thơ tình.
Ở những góc phố người ta hiếp một em bé lên chín… em bé chết, giết người giữa ban ngày, cướp ô tô, bắn súng lục v.v…
Báo Lẽ sống viết: “Ảnh hưởng tai hại của những loại sách ba xu ca tụng những ái tình lãng mạn của phim ảnh khiêu dâm, loã thể khoái lạc những cái hôn nồng cháy trên màn ảnh, khiến các học sinh bắt chước rập khuôn trên màn ảnh những cao bồi, đã tạo nên nạn cao bồi lô-can ngoài phố quấy rối xóm giềng…”
Diệm trông thấy và hốt hoảng kêu: Đó, tàn tích thực dân phong kiến thối nát sau tám mươi năm đô hộ…
Đế quốc? Phong kiến? Đồng ý – Nhưng Diệm chỉ còn quên có Diệm thôi!
3. Ông Nguyễn Xuân Hách ở xóm Bình Địa (Phú Nhuận) mới 9 giờ tối, hai tên lạ mặt xông vào nhà bắn ông ngã gục, “viên đạn trúng vào vai ông Hách trổ ra ngoài ghim vào vách. Sau khi thi hành thủ đoạn, hai hung thủ tẩu thoát trong bóng tối”.
Các báo đăng chữ lớn: Án mạng rùng rợn! Một thiếu phụ bị thọc cây vào họng chết thê thảm!
Bà Hoàng Thị Khoá chủ đại lý Rượu Nam Hương giữa đêm bị kẻ lạ mặt đâm trúng ngực!
Một ngôi nhà số 33 đường Nguyễn Huệ, cạnh đội võ trang tuyên truyền của Diệm đã bị cướp kéo vào nhà đâm chết hai người và hai người bị thương!
Cướp đeo mặt nạ, có bọn trang bị bằng tiểu liên chặn cả một chuyến xe đi cướp của hành khách.
Nhà 509 Phan Đình Phùng giữa ban ngày bị cướp liệng lựa đạn hoả mù vào nhà để cướp - ở 1 phố đông một thiếu nữ bị bắt cóc lên tắc-xi lột hết nữ trang - một thiếu nữ khác bị hiếp và hai nhát dao “kết liễu”!
Ăn cắp ôtô có tổ chức như ở Xi-ca-gô.
Diệm lại kêu: Đó là tại tàn tích của thực dân phong kiến.
Đồng ý! Nhưng ở đây Diệm lại chỉ còn quên có Diệm thôi!
4. Diệm nghĩ mọi cách để bảo vệ “thuần phong mỹ tục” phát triển những truyền thống tốt đẹp!
Có đưa ra mấy phương pháp: Chính quyền cấm lưu hành những hình ảnh loã thể! Nhưng sách báo và phim Mỹ lại nhiều những thứ ấy. Thế là một mâu thuẫn.
Cấm chiếu phim cao bồi và tiêu diệt nạn cao bồi… Nhưng phim cao bồi lại là của Mỹ.
Thế là hai mâu thuẫn.
Phát triển văn hoá lành mạnh, nhưng báo Lẽ sống lại viết: vì thiếu điều kiện và phương tiện hơn nữa ít sự nâng đỡ cho nên việc xuất bản sách báo ấy cũng chết dần chết mòn!
Ở miền Nam chỉ còn hai thứ mà Ngô Đình Diệm không thể chết dần, chết mòn được: đó là đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm.
*
Hoàng Tích Linh
Xem mặt vợ [4]
(kịch ngắn một hồi)
Thời gian
Mùa thu, sáng chủ nhật
Nhân vật
Nguyện, ngoài 30 tuổi, công nhân
Chị Nguyện, ngoài 30, bán hàng xén, tổ trưởng phụ nữ khu phố
Tấn, 25 tuổi, cán bộ công trường
Lan, 20 tuổi, bán hàng ở mậu dịch
Dung, 18, y tá 1 cơ quan
Bài trí
Nhà Nguyện ở một ngõ lao động. Căn buồng vuông vắn có mảnh vải hoa bạc ngăn đôi. Cửa phía trong, trông ra mảnh vườn nhỏ và bếp. Đồ đạc sơ sài mấy tấm phản, tràng kỷ, bàn ghế. Đồ chơi trẻ con bày khắp nhà. Tường treo nhiều ảnh chụp và tranh "Công nhân kiến thiết", tranh "Thống nhất", tranh "Bác Hồ với thiếu nhi".
Màn mở lên
Cửa sổ và cửa trông ra phố mở tung. Nắng tràn vào trong nhà, những bức tranh màu sáng rực rỡ. Ngoài phố cảnh tấp nập một sáng chủ nhật.
Trên giường, anh Nguyện chăm chú chữa radio. Chị Nguyện nhanh nhẹn vắt lại cất màn, chiếu, quét giường.
CHỊ NGUYỆN, dáng vội vã – 7 rưỡi rồi. Cô ấy cũng sắp đến, nhà cửa lủng củng thế này, cô ấy lại chẳng cười cho (vui vẻ thu dọn bàn ghế, một chiếc ghế đổ).
NGUYỆN vẫn lúi húi chữa, không ngửng đầu lên – Cái gì thế?
CHỊ NGUYỆN nhìn chồng – Anh ngồi sù sù từ sáng đến giờ cũng không biết bảo con để nó bày bừa ra nhà (thu dọn đinh ốc, bóng đèn trên giường). Con bày, bố cũng lại bày, ai chịu được. Để tôi mang vào trong nhà mà chữa nhá!
NGUYỆN – Cái gì?
CHỊ NGUYỆN – Cô ấy hẹn sáng nay đến chơi đấy! Ai lại nhà cửa luộm thuộm thế này trông sao tiện?
NGUYỆN – Cô ấy đến xem mặt chú Tấn, chứ xem mặt nhà mình đâu mà sợ. Rõ dở hơi lắm!
CHỊ NGUYỆN – Phải, chẳng biết ai dở hơi. Lúc anh hỏi tôi anh đòi đến xem nhà hàng chục lần thì sao?
NGUYỆN – Thì lúc ấy người ta cũng vờ thế mới xem mặt cô được kỹ chứ. Ai đòi xem nhà làm quái gì!
CHỊ NGUYỆN – Bây giờ việc trăm năm của chú Tấn phận mình là anh chị phải trông nom. Cảnh nhà mình lao động chẳng có gì, lại càng phải giữ thể diện cho chú ấy. Anh cứ để mặc tôi thu xếp… Tôi đã dạm hỏi cả thẩy mấy đám. Chỉ có đám cô Dung này ưng ý nhất cả. Ít tuổi, tiến bộ, mẫu mực, lại có công tác tự túc được rồi. Chú Tấn nhà ta mà lấy được thì đẹp đôi lắm!
NGUYỆN – Biết vậy, còn tuỳ chú ấy chọn.
CHỊ NGUYỆN – Ai không biết là tuỳ chú ấy. Nhưng cũng phải biết ba bảy đường tuỳ. Giá chú ấy công tác ngay Hà Nội thì cũng còn dễ. Đằng này chú ấy công tác xa mới về, mình phải chọn nơi nào đích đáng nơi ấy, chú Tấn với người ta chỉ gặp mặt nhau có một lần là xong việc rồi chứ!
NGUYỆN – Xem mặt xong rồi cưới ngay…
CHỊ NGUYỆN – Chứ lại dề dà như anh ấy à. Tôi tính chú ấy được nghỉ phép ba tuần. Lỡ dịp này lại xin phép khó khăn ra. Bên nhà người ta mới xem ảnh cũng đã thuận ý rồi. Sáng nay chú cô ấy gặp gỡ nhau xong là cưới phắt ngay được.
NGUYỆN – Cô cứ nói như mai cưới ngay được rồi ấy! Việc lấy nhau bây giờ người ta còn tìm hiểu nhau chán ra kia rồi mới đặt thành vấn đề hẳn hoi được.
CHỊ NGUYỆN – Ấy gặp nhau khắc hiểu nhau ngay chứ khó gì. Giai chưa vợ, gái chưa chồng bắt duyên nhau lắm. Con gái đang ế chồng khối kia!
NGUYỆN – Đã chắc chú ấy bằng lòng chưa?
CHỊ NGUYỆN – Sao lại chẳng bằng lòng. Tôi đến chơi dò hỏi tính nết cô ta kỹ lắm rồi.
NGUYỆN bật cười – Thế ngộ nhỡ chú ấy không thích thì mình cũng bắt chú ấy phải thích à?
CHỊ NGUYỆN – Chẳng còn đám nào hơn đám này đâu. Được cả hai chị em. Nhưng cô em là cô Dung mới có 18 tuổi. Trẻ măng mà ăn nói đã chững chạc ra vẻ cán bộ lắm rồi. Tôi xem ý chú Tấn cũng tán thành món cô Dung đấy (gọi với trong sân) chú Tấn, chú Tấn ơi! Hãy nghỉ tay ra đây nói chuyện.
Tiếng Tấn ngoài vườn.
NGUYỆN – Này, thế còn cô chị?
CHỊ NGUYỆN – Cô Lan hơn em hai tuổi. Nhà ấy được cả hai đều xinh xắn cả.
NGUYỆN – À … thế để chú ấy gặp cả hai rồi thuận ý ai thì lấy.
CHỊ NGUYỆN – Sao anh lại cứ bàn lằng nhằng thế. Giới thiệu cô chị làm gì thêm nhiễu chuyện ra. Cô chị tự nhiên lắm. Còn cô em nền nếp hơn lại có nghề trong tay. Tôi đã cân nhắc chán rồi. Chú Tấn công tác trên rừng trên rú phải tính lấy người biết thuốc men trong nom săn sóc mới được. Chú Tấn mà không lấy được cũng hớ.
NGUYỆN – Ờ, cứ kể thế thì lấy được đấy!
CHỊ NGUYỆN cười – Anh rõ thật "quan bẩy cũng gật, quan tư cũng ừ" chẳng ra làm sao. Chú Tấn còn tinh hơn anh nhiều.
Tấn ra, nét mặt hí hửng.
TẤN – Anh chị nói xấu gì em thế?
CHỊ NGUYỆN – Chú ra đây. Tôi đang nói xấu chú đây này. Người đến là đoảng. Bàn chuyện cứ hay bàn ngang. Việc của chú có dở dang, chú cứ bắt đền anh đấy.
TẤN – Em bắt đến cả chị nữa.
CHỊ NGUYỆN – Tôi tính đâu vào đấy rồi. Chú nghỉ chẳng được bao ngày. Nhân tiện chú cần tiêm cho dứt nọc sốt rét đi. Tôi sẽ mách cô ấy từ mai ngày ngày đến trông nom thuốc men cho chú. Chú, cô tha hồ có cớ đi lại nói chuyện bàn bạc với nhau, thế có phải tiện cho mọi đường không?
NGUYỆN – Cô bàn cách ấy được đấy.
CHỊ NGUYỆN – Bây giờ xem mặt nhau cũng đã dễ dàng lắm đấy. Trước kia hồi xem mặt tôi, anh chú long đong hàng mấy tháng mà có được tích sự gì đâu. Ngày ngày đi qua hàng tôi, tiền đã chẳng có lại còn vờ hỏi hết thứ này đến thứ khác. Được thế, tôi càng trêu dấn. Lắm lúc nghĩ đến tức cười. Còn việc của chú tôi tính như thế, chú thấy thế nào?
TẤN – Cũng còn phải xem ý tứ cô ấy thế nào đã chứ.
CHỊ NGUYỆN sốt sắng – Tôi biết cả đôi bên. Từ hoà bình được học tập cô ấy tiến bộ nhanh lắm, gương mẫu nhất cơ quan đấy. Đôi bên hợp lắm rồi. Chú chẳng phải đắn đo gì nữa đâu.
NGUYỆN – Ấy… việc này không hấp tấp được. Chú phải tìm hiểu cho thật chắc chắn đi. Thời buổi này phải hợp tình hợp ý, đôi bên thoả thuận cả mới nên lấy nhau. Sau này còn ăn đời ở kiếp với nhau không phải thắc mắc mảy may gì nữa có hơn không?
TẤN – Có thế nào cũng còn phải hỏi ý kiến anh chị nữa.
NGUYỆN – Cứ ý chú là chính. Anh chị có ý kiến chỉ là phụ thôi. Việc này dân chủ bơn bớt mới được. Bàn quá là nát. Lúc tôi lấy chị cũng vậy. Hai đứa ưng thuận nhau là lấy ngay, giá lại đưa cho ông anh, bà chị, ông chú bà thím bàn ra tán vào thì cũng chẳng xong đâu.
CHỊ NGUYỆN – Việc chú chẳng khó đâu. Người ta cũng dễ tính thôi. Chỉ cần chú với cô Dung quyết định nữa là xong.
NGUYỆN – Chú được nghỉ ba tuần phải tiến hành thế này mới chóng vánh được. Tuần đầu tìm hiểu, hai tuần sau cưới. Còn mọi việc cưới xin ra sao, chú chẳng phải lo. Đã có chị, chị làm tổ trưởng phụ nữ khu phố tổ chức tập thể quen rồi.
CHỊ NGUYỆN – Mọi việc tôi đã tính toán đâu vào đấy. Chính quyền mời ai, khu phố mời ai, ban văn nghệ liên hoan thế nào đã sẵn sàng cả rồi chú không ngại việc đó.
NGUYỆN – Thôi phiên phiến thôi. Người ta đến dự cưới chứ có đi họp đâu. Cô đã dự nhiều đám rồi về kêu ca mãi mà bây giờ lại còn bày vẽ ra…
Cô Lan đỗ xe đạp ngoài cửa.
CHỊ NGUYỆN, thấy trước, giục chồng – Đấy các cô ấy đã đến kia. Nhanh tay lên anh (Nguyện mang vội đồ chữa ra-đi-ô vào trong nhà. Chị Nguyện vui vẻ bảo Tấn) Kìa chú, chú cũng vào thay quần áo đi. Ai mặc áo lót thế kia mà lại định xem mặt vợ bao giờ?
Chị Nguyện đon đả ra tận cửa đón.
LAN nhanh nhẹn vui tính – Chị! Lần đầu đến chơi chị lại đến muộn để chị phải đợi lâu quá.
CHỊ NGUYỆN – Cô ngồi đây. Các cô đã hẹn hôm nay chủ nhật lại chơi, tôi yên trí không sáng thì chiều thế nào rồi các cô cũng đến.
LAN – Sợ chị đợi em phải đến trước đấy. Dung bận tí việc đến sau chị ạ.
CHỊ NGUYỆN – Ấy, cứ thấy cô Dung là thấy bận. Công tác của cô ấy vất vả thật. Có lẽ chủ nhật cũng không được rỗi mấy cô nhỉ.
LAN – Em Dung không bận lắm đâu. Công tác như em thôi. Chủ nhật cũng được nghỉ cả ngày. Có hôm nay Dung tạt qua cơ quan báo cáo chắc cũng sắp lại đây.
CHỊ NGUYỆN – Ra thế… tôi lại cứ tưởng… Hôm nay cô lại chơi. Chỗ cô tự nhiên cứ coi như người nhà mới nói thẳng thắn ngay vào việc được…
LAN cười tinh ý – Em biết loáng thoáng rồi. Hôm nọ bác Phúc có đưa cho chúng em xem ảnh của anh Tấn. Nếu hợp tình hợp tính thì càng tốt. Đằng em với bên nhà chị lại thành chỗ người nhà chị nhỉ?
CHỊ NGUYỆN – Thế còn gì bằng nữa. Chú em nhà tôi năm nay 24 tuổi rồi đấy. Nói chuyện vợ con cứ chối đây đẩy. Tính người cũng dễ dãi. Là người kháng chiến thật đấy mà ăn nói còn lúng túng lắm.
LAN – Bây giờ phụ nữ chúng em mong lấy chồng hay chứ chẳng cần người nói hay, chị ạ.
CHỊ NGUYỆN – Vẫn biết thế… nhưng cách thức Hà Nội ta biết ăn nói vẫn hơn có phải không cô?
LAN hóm hỉnh – Chúng em đã bảo nhau rồi. Chồng con không cùng một chí hướng cũng cắt đứt. Không chồng suốt đời cũng được.
CHỊ NGUYỆN cũng cười – Cô nào cũng nói như vậy mà chả cô nào cứng rắn mãi được đâu. (Tấn ra) cô Lan đến chơi… Chú ngồi đây.
LAN tự nhiên – Anh công tác ở công trường.
TẤN – Vâng, ở công trường cầu cống.
LAN – Vui lắm phải không anh?
Chị Nguyện lặng lặng mang ấm nước vào.
TẤN tự nhiên hơn – Thích nhất chỗ công trường tôi làm là công trường động. Ở chỗ này vài tháng xong việc lại chuyển đi nơi khác. Hai năm nay chuyển ba lần. Hết Bắc Giang lại Việt Trì rồi Lao Kay. Rồi sắp vào Thanh, xuống Vinh.
LAN – Công tác của anh được đi nhiều nơi thích nhỉ.
TẤN sôi nổi – Sau này thống nhất, con đường còn dài, còn nhiều cầu cống, còn khai phá nhiều đường mới. Chỉ sợ chân mình không đi hết được. Tính tôi quen từ nhỏ như hòn bi, ngồi lì ở một chỗ không chịu nổi.
LAN – Thế những người ngồi lì mãi Hà Nội thì anh bảo sao?
TẤN – Tại mỗi người một tính, một nết. Hợp đâu, thích đấy.
LAN – Thế chắc anh không thích Hà Nội.
TẤN – Hà Nội lại khác. Năm 50 tôi còn học kỹ nghệ, sau thích hoạt động mới bỏ học ra kháng chiến. Công tác xa Hà Nội thực, nhưng vẫn nhớ chứ. Tôi thích công tác liên miên vài tháng mới lại về Hà Nội một lần.
LAN – Nghe anh nói cũng thích rồi, công tác hợp mới phấn khởi được (hơi buồn) công tác tôi lại khác hẳn anh.
TẤN – Tưởng chị làm ở mậu dịch đông người mua bán chắc phải tấp nập suốt ngày.
LAN – Bề ngoài thế thôi, trông vui mắt nhưng buồn lắm, anh ạ. Ngày hai buổi lại bán hàng, lại ghi sổ, lại thu tiền. Mà khách hàng khó tính không chịu được. Lắm lúc bực gắt lại bị phê bình.
TẤN – Tại chị chưa quen đấy.
LAN – Không phải quen đâu. Phê bình không đúng mới bực mình chứ.
TẤN đùa – Chị nói thế chẳng ma nào muốn xin vào mậu dịch bán hàng nữa.
LAN cười – Thì anh vừa bảo, tại mỗi người một nết, hợp đâu thích đấy, (nghĩ ngợi) chỉ tại cần phải đi làm để đỡ cho mợ tôi ở nhà quấn chỉ kiếm không đủ nuôi các em đi học. Tính tôi lại thích bay bổng, nhưng bay bổng khác anh kia. Tôi đang học thêm nhạc. Rồi tôi sẽ hát ở đài phát thanh. Lúc ấy tiếng hát của tôi sẽ vang đi khắp nơi, tôi sẽ hát cho mọi người nghe… Tôi tin là tôi phục vụ được nhiều hơn bây giờ.
TẤN – À… lúc ấy tôi công tác xa mà nghe được tiếng hát của người mình quen biết chắc thích hơn cả.
LAN – Anh cũng thích hát à?
TẤN – Tôi không biết hát nhưng thích nghe hát. Tính tôi như ngựa lồng thế này không thích ca hát sao được. Tôi cho chỉ có bụt là không thích nghe hát mà thôi.
Hai người cùng cười thân mật hơn. Chị Nguyện mang nước ra, chợt thấy, hơi khó chịu, lại lẳng lặng quay vào.
LAN – Nhiều người không thích hát chứ. Mợ tôi, cả Dung cũng thế. Chỉ có mấy em nhỏ là nó thích bắt tôi hát luôn. Mợ tôi bực lắm, nhưng tôi lại hát để tập dượt nhân thể.
TẤN – Thế chị hát cho tôi nghe một bài. Lần đầu gặp chị lại được nghe chị hát.
LAN tự nhiên ngượng nghịu – Ai lại thế bao giờ. Lần khác, anh ạ.
Yên lặng, Tấn suy nghĩ nhìn Lan.
LAN – Ờ, sao mãi Dung không lại? (lảng sang chuyện khác) Anh còn nghỉ, mời anh lại chơi nhà.
TẤN – Tôi mong thế lắm. Cũng muốn đến luôn. Chỉ sợ phiền…
LAN – Có gì là phiền đâu. Anh cứ đến chơi. Tối nào Dung cũng có nhà. Quen chị ở đây là được biết anh, mà tính anh tự nhiên càng dễ gần hơn chứ.
TẤN vui vẻ – Thế tôi sẽ đến luôn. Và chị phải hát nhé. Rồi tôi sẽ cho chị xem nhưng kỷ niệm kháng chiến của tôi.
LAN – Ờ… thế anh phải cho tôi xem trước rồi tôi mới hát.
TẤN – Mà chị phải hát thật hay kia.
LAN cười – Nhất định thế. Tiện bây giờ anh lấy cho xem trước đi.
TẤN thân mật – Nhưng chị cũng phải hát ngay đấy nhé. (Chạy vào trong đem túi dết ra) Công tác nay đây mai đó rất cần kỷ niệm (giở túi dết, tư lự) giở cho chị xem, chị hiểu được hết đời tôi đấy.
Hai người sát vai nhau.
TẤN – Đây, chiếc túi gấm thêu và con dao là của mẹ nuôi người Thổ, chợ Chu, hồi bà cụ còn con gái. Hôm bà cụ sắp chết, không chôn theo, bà cụ cho đứa con nuôi người Kinh làm kỷ niệm. Cứ một vật này hôm nào lại chơi tôi kể cho chị nghe cũng nhiều chuyện rồi. Có lẽ để tôi giở cho chị xem trước tập ảnh thì hơn.
Hai người cùng nhau giở chung ảnh. Anh Nguyện ra lấy cái dùi ở giường đằng sau. Cả hai cùng không biết.
TẤN – Ra kháng chiến tôi vào ngay bộ đội. Ảnh này chụp ở cầu Hàm Rồng sau chiến dịch Hà Nam Ninh, đây là những ảnh dân công khi tôi chuyển sang công tác ở Sông Đà. Đây, ảnh mẹ nuôi tôi. Và ảnh tôi mới chụp.
LAN xem kỹ – Ảnh này đẹp hơn ảnh bác Phúc cho xem trước (nhìn Tấn). Trông trẻ mà giống anh hơn (cười). Thế mà anh lại định giấu diếm.
Dung vào, áo cán bộ màu xanh. Cả hai vẫn không biết. Dung ngập ngừng không đánh tiếng.
CHỊ NGUYỆN vừa ra trông thấy – Kìa cô Dung. Cô vào đây. Đợi mãi cô.
DUNG – Chị mặc em.
LAN – Sao chậm thế, hở Dung?
CHỊ NGUYỆN kéo ghế vồn vã – Cô ngồi đây… Chú Tấn lấy hộ chị ấm nước.
DUNG với LAN – Bực quá, chị ạ. Công đoàn gì mà chủ nhật đi chơi hết. Em đợi hơn nửa giờ, chẳng gặp ai.
LAN – Chẳng vội. Lúc nào báo cũng được.
DUNG – Nên báo cáo ngay chị ạ. Công đoàn còn theo rõi giúp đỡ ý kiến chứ.
CHỊ NGUYỆN bảo LAN – Cô Lan này, ra chợ xem gian hàng của tôi đi. Không lại bảo biết nhà mà không biết cửa hàng.
LAN – Vâng… đi đi chị.
Cả hai cùng ra. Tấn và Dung yên lặng.
TẤN – Cô vẫn làm việc?
DUNG – Vâng, tôi làm việc ở Bộ. Ở Bộ bận hơn các cơ quan khác.
Yên lặng.
TẤN – Tôi mới về hôm qua. Được nghỉ hơn 20 ngày.
DUNG – Chỗ anh công tác, y tế phục vụ có báo đảm lắm không?
TẤN – Cũng khá.
DUNG – Công trường càng cần phải tích cực chống sốt rét mới thực hiện được kế hoạch 56.
Lại yên lặng.
TẤN – Tôi về cũng có ý định lập gia đình. Thấy chị tôi nói chuyện nhiều về cô. Trong thời gian nghỉ mong được trao đổi với cô.
DUNG – Vâng, … Việc này anh hãy thư thả. Mợ tôi cũng đã biết rồi. Nhưng tôi chưa báo cáo Công đoàn. Tôi định đến nhưng không gặp.
TẤN – Trước hết là chúng ta tìm hiểu nhau đã.
DUNG – Theo ý tôi trước hết là tổ chức cơ quan phải biết đã. Như vậy đảm bảo hơn.
TẤN – Vâng, thế cũng được.
DUNG – Bộ không định hẳn nguyên tắc đó. Nhưng chính bây giờ tôi lại thấy cần phải có tổ chức xây dựng cho mình. Mợ tôi cũng thấy thế là đúng.
TẤN – Tôi cũng không phản đối việc đấy.
DUNG – Như vậy chỉ có lợi mà không ảnh hưởng đến sau này phải không anh? Về điểm này tôi và anh cùng giống ý nhau rồi đấy.
TẤN bắt đầu khó chịu – Vâng.
DUNG – Còn khó khăn nữa là tôi với anh công tác không những xa mà lại khác ngành nhau. Ăn ở với nhau rồi khó.
TẤN – Sau này sắp xếp công tác cùng một cơ quan cũng dễ thôi. Cái khó là sợ không cùng một chí hướng, tình cảm.
DUNG – Tôi tưởng chúng ta cùng phục vụ cho cách mạng là cùng một chí hướng rồi. Hơn nữa, anh lại là gia đình công nhân, thế càng tốt.
TẤN – Vâng.
DUNG – Tôi về, anh ạ. Tôi báo cáo với Công đoàn rồi lại gặp anh. Đến tối… à tuần này tôi mắc học cả. Có gì, lại sáng chủ nhật sau, anh nhé.
Lan vào hơi ngạc nhiên.
LAN – Dung đã về à? Ngồi đây chơi đợi chị Nguyện.
DUNG – Chị về sau.
LAN – Này, Dung đi đâu vội thế?
Dung vẫn đứng cửa.
LAN – Anh Tấn nghỉ phép không lâu đâu. Công tác xa ốm yếu xanh lắm, cũng cần tiêm cho khoẻ. Có thuốc sẵn rồi. Dung xem giờ nào tiện, ngày ngày đến tiêm cho anh Tấn.
DUNG nghĩ ngợi – Cũng hơi phiền, chị nhỉ (một lát). Thế chưa tiện đâu. Để em báo cáo với cơ quan đã. Sáng chủ nhật sau, chị ạ…
LAN băn khoăn – Dung, Sao Dung phải để đến tuần lễ sau mới lại được? Dung nghĩ xem: Anh Tấn được nghỉ phép có ít ngày. (Không tiện nói hết ý mình, như nằn nì với em) Dung đến vào buổi tối thôi mà.
DUNG thản nhiên – Tuần lễ này buổi tối em bận mà vấn đề của em với anh Tấn nên nghiên cứu kỹ về mọi mặt… Em không thể làm hơn được. Đến chủ nhật sau chưa muộn. Thôi em về đây, chào anh nhá.
Dung ra vội, Lan cũng lúng túng đứng dậy.
TẤN – Chị cũng lại định về ?
LAN – Không… không… Phiền quá nhỉ! Hay là, chiều anh lại chơi với mẹ em? Dung có nhà đấy.
TẤN – Tôi không cần tiêm và cũng không cần…
LAN sốt sắng – Cần lắm chứ. Anh cần phải khoẻ. Anh còn phải công tác nhiều.
TẤN – Không, tôi không muốn (tha thiết nhìn Lan) Tôi mong cô hiểu…
LAN cảm động – Để tôi bảo Dung.
TẤN – Không, Không! (càng tha thiết) Cô Lan!
LAN thêm lúng túng – Anh bảo gì em kia?
TẤN cũng lúng túng – Tôi muốn nói chuyện với cô… cô Lan!
LAN ngượng – Vâng.
TẤN sôi nổi âu yếm – Lan! Biết Lan, tôi thấy mến Lan hơn, tôi không thể…
LAN thẹn nhưng sung sướng – Em không… Ai lại thế bao giờ? Em về đây (bỏ chạy ra cửa).
TẤN – Cô Lan, Lan (chạy vào trong nhà, dắt xe đạp ra, nói với) Anh cho em mượn xe đạp một lát nhé.
Đến cửa gặp chị Nguyện về.
CHỊ NGUYỆN ngạc nhiên – Chú vội đi đâu đấy!
Tấn không kịp trả lời, lên xe hấp tấp. Anh Nguyện cũng vừa ra.
CHỊ NGUYỆN – Cô Dung đâu?
ANH NGUYỆN – Ai biết đâu đấy!
CHỊ NGUYỆN – Sao chú Tấn lại đi với cô Lan?
ANH NGUYỆN – Lạ thật! Sao mình lại hỏi tôi? Chú Tấn chọn vợ chứ mình chọn vợ à? Dở hơi lắm! Thôi mình vào khiêng giả lại tôi cái radio ra chữa đây.
Hai người cùng cười. Vào phía trong.
Màn từ từ khép theo.
2-9-56
*
Tranh châm biếm, ký tên Pha Y, vẽ hai người. Một người cầm hai chiếc mũ, trên mũ ghi "Bất mãn, tiêu cực", hỏi: “Sao ‘trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng’ mà anh cứ lầm lỳ và không sáng tác được gì?”
Người kia đội một chồng mũ, trên mũ ghi "Địa chủ, phản ứng, tả khuynh, hữu khuynh, tiểu tư sản, mất cảnh giác, mất lập trường", trả lời: “Anh cứ trông đầu tôi thì biết”.
_________________________
[1] Trang 2
[2] Mất mấy chữ vì báo rách, chưa khôi phục được
[3] Trang 2, với hai minh hoạ
[4] Bài chiếm toàn bộ trang 3, xem tiếp ở trang 4
Nguồn: Nhân văn số 2, ngày 30.9.1956. Bản điện tử do talawas thực hiện.
No comments:
Post a Comment