69.KHẮC THÀNH * NỌC ĐỘC TRẦN ĐỨC THẢO
Khắc Thành
Quét sạch những nọc độc của Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết học
Bốn
mươi năm kể từ quyết định trở về nước cho đến lúc quay lại Paris
(1952-1992) chính là quãng thời gian mà Trần Đức Thảo đã tự nguyện trải
qua để "làm cho cuộc đời ăn nhập với triết học". Với tư cách là một
người Marxist, ông đã góp phần căn bản trong việc cung cấp cho "vận động
hiện thực" diễn ra suốt nửa cuối thế kỉ vừa qua tại Việt Nam một biện
minh triết học, một cứu cánh luận mang tầm lịch sử thế giới. Cuộc vận
động này, oái oăm thay, đã chà đạp không thương xót lên số phận cá nhân
và tư cách trí thức của ông. Vượt lên phạm vi của những hệ lụy chính
trị, bốn mươi năm đó đồng thời cũng là hành trạng lí thuyết của triết
gia Trần Đức Thảo với mục tiêu "liên hợp được những cội rễ vật chất,
sinh vật, lịch sử, xã hội của con người với ý thức tự do của nó" (Trần
Đạo). Hành trạng tư tưởng thuần lí này, một ngoại lệ đặc biệt trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam, về phần mình lại không in một dấu ấn đáng kể nào
lên đời sống tinh thần hay tác động đến viễn cảnh của nó, khả dĩ tạo ra
một lằn ranh truyền thống mới. Các tư liệu sau đây: bài phát ngôn lập
trường chính thức trên tạp chí "Học Tập" năm 1958 (Khắc Thành), hồi ức
của một người đồng hành trí thức có số phận may mắn hơn (Nguyễn Đình
Thi), tiếng nói suy tư của một học trò cũ (Nguyễn Bản) và nhận định về
sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo, nhìn từ mốc cuối cùng của cuộc
đời ông ở Paris (Trần Đạo), là những mảng ghép đầy tương phản có thể gợi
ra bức tranh toàn cảnh của một số phận và sự nghiệp đặc biệt. Bức tranh
ấy, trong thời gian gần đây, có nguy cơ đã bị biến dạng bởi một số thao
tác tráo trở của "vận động hiện thực" trong giai đoạn tái địa phương
hoá và hậu triết học triệt để của nó.
talawas
Dưới ánh sáng hai văn kiện của hội nghị các đảng cộng sản và đảng công nhân ở Mạc-tư-khoa, trong không khí phấn khởi học tập về tình hình và nhiệm vụ ở miền Bắc nước ta, chúng ta đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chống các tư tưởng và hành động thù địch đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong văn nghệ và trong ngành giáo dục đại học.
Ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và của Đảng đã chiếu rọi vào những góc tối của đời sống xã hội và tư tưởng, đã giúp chúng ta thấy rõ bộ mặt thật ghê tởm, xấu xa của bọn chống Tổ quốc, chống chế độ, chống nhân dân, chống Đảng. Những chiếc mặt nạ "mác xít" giả hiệu, "sáng tạo", "chân lý", v.v… của chúng đã rơi một cách thảm hại. Nhưng đấy chỉ là bước đầu. Chúng ta còn phải tiếp tục tẩy sạch những nọc độc tư tưởng mà trước đây chúng đã gieo rắc. Cần nhổ sạch những thứ cỏ dại ấy trong vườn hoa tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Phải thanh toán những di hại của chủ nghĩa xét lại trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Đấy là một việc rất cần thiết, có thế mới đạt được chiều sâu của thắng lợi vừa rồi.
Đối với trường đại học, yêu cầu trên càng cấp bách. Vì đại học là một trong những nơi đào tạo ra nhân tài của chế độ ta. Và vì trong thời gian qua, đại học cũng là một nơi mà bọn thù địch đã tập trung hoạt động hòng xây một "pháo đài thứ hai" chống lại chế độ miền Bắc. Trên báo chí, chúng ta đã có dịp nêu hệ thống tư tưởng và hành động của Trần-Đức-Thảo chống Tổ quốc, chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân, chống Đảng trong suốt một quá trình lâu dài với tính chất và tác hại chính trị nghiêm trọng của nó. Riêng trong phạm vi đại học, Trần-Đức-Thảo đã liên tục phá hoại đoàn kết, cản trở việc xây dựng nhà trường; nhưng một tác hại sâu xa hơn là Trần-Đức-Thảo đã lợi dụng cương vị giáo sư triết học, để "giảng dạy" chủ nghĩa Mác theo một tinh thần xuyên tạc tinh vi, với những dụng ý thâm độc, bằng phương pháp và những luận điểm nguy hiểm. Những nọc độc đó đã nhiễm khá sâu trong sinh viên, có nhiều người hiện nay đã tốt nghiệp là giáo viên, hoặc cán bộ văn hóa. Trong một thời kỳ khá dài, Trần-Đức-Thảo đã khoác được khá kín đáo chiếc áo "mác xít", và do đấy đã gây được ít nhiều "uy tín". Sự giảng dạy của Trần-Đức-Thảo giống như một thứ thuốc phiện, nó làm giảm sút, thậm chí tiêu diệt nhuệ khí, nhiệt tình và lòng tin của nhiều sinh viên, phát triển cái "chất" hoài nghi trong con người cũ của một số sinh viên.
I.
Mang nặng ý thức thù địch đối với chủ nghĩa xã hội, "sợ và ghét cộng sản" đến cao độ, Trần-Đức-Thảo đã "say mê" trong hành động chống đối chế độ ta, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Trên ghế giáo sư giảng dạy triết học duy vật của trường Đại học sư phạm, Trần- Đức-Thảo đã hoạt động một cách tinh vi, khôn ngoan hơn ở ngoài xã hội. Ở đây, Trần-Đức-Thảo đã xuyên tạc tinh thần chủ nghĩa Mác một cách tổng quát qua các luận đề giảng dạy, và chủ yếu dùng phương pháp giảng dạy xảo quyệt để thực hiện âm mưu đó. Phương pháp giảng dạy ấy có thể tóm tắt trong bốn điểm sau đây:
* Đem cái chính làm phụ, biến cái phụ thành chính.
* Qua sự sắp xếp nội dung và phát triển chủ đề, thực hiện lối giảng dạy có ẩn ý độc ác;
* Gây ấn tượng sâu sắc với sự so sánh liên tưởng hồ đồ về phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và các phương thức sản xuất trước nó;
* Hết sức tránh việc liên hệ với thực tế, giữ sự suy nghĩ của sinh viên ở những mức độ nửa vời, lơ lửng.
Xin kể một số ví dụ:
Ở một lớp "triết học" nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Trần-Đức-Thảo đã dùng lối giải đáp "thắc mắc" để nhồi vào óc sinh viên một số quan điểm xuyên tạc nguy hiểm về chủ nghĩa Mác. Trong một buổi, giảng về điểm "từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới, kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi"; Trần- Đức-Thảo chỉ nhắc qua đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng, cho là "đã biết rồi", trái lại chú ý nhấn mạnh và "phát triển" một điểm mới là vấn đề "vai trò cá nhân" trong sự biến đổi ấy. Một buổi khác, Trần-Đức-Thảo xuyên tạc tinh thần ý kiến của Lê-nin, nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân không thể có lý luận cách mạng khoa học, mà chỉ có những trí thức tư sản tiến bộ đi với giai cấp công nhân mới sáng tạo được chủ nghĩa cộng sản khoa học. Lại một buổi sau khi Trần-Đức-Thảo "giới thiệu" luận điểm: "đãi ngộ xã hội chủ nghĩa công bằng hơn các thứ đãi ngộ trước nó, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một hình thức bất công" (ở đây, Trần-Đức-Thảo đã thay chữ "không bình đẳng" của Mác bằng chữ "bất công") thì y đã lướt qua tính chất công bằng hơn của sự đãi ngộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ trước, mà lại "phát triển" rất rộng cái mà y đã xuyên tạc thành "hình thức bất công" [1] . Trong nhiều buổi khác, Trần-Đức-Thảo đã "phát triển" luận điểm về "tính tương đối độc lập của các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng", trong đó chữ "tương đối" bị bỏ qua, trái lại nhấn mạnh và "phát triển" khái niệm "tính độc lập", hòng tạo "cơ sở lý luận" cho khuynh hướng tách rời chính trị, tách rời sự lãnh đạo của Đảng, nẩy ra trong một số nhà chuyên môn và văn nghệ sĩ, v.v…
Qua sự sắp xếp để "giải đáp" những điểm trên và một số điểm khác nữa, Trần-Đức- Thảo đã tiêm vào óc những người dự lớp "triết học" một số nọc độc. Dần dà, một cách rất "ngẫu nhiên" và "vô tình", trong tâm trí anh em thấy nổi bật lên, khác trước, vai trò có tính chất "tất yếu lịch sử" của cá nhân, của "tri thức tư sản và tiểu tư sản tiến bộ", tác dụng "độc lập"của chuyên môn với tư cách là các hình thái ý thức, v.v… Kết quả là trong đầu óc anh em mọc lên một số câu hỏi: tại sao về những điểm ấy, trong những giáo trình triết học và chính trị của các giáo sư khác từ trước đến giờ, không hề thấy đả động gì đến? Vì "kém lý luận" chăng? Vì "một chiều" chăng? Vì "công nông chủ nghĩa", xem nhẹ vai trò của "trí thức tư sản và tiểu tư sản tiến bộ" chăng? Tại chính trị (tức là Đảng) "dốt" chuyên môn, lại thêm thành kiến hẹp hòi, nên không dám phóng tay sử dụng chuyên môn chăng? Yêu sách đòi "trả chuyên môn cho chuyên môn" phải chăng là đúng? Và cũng một cách rất "tự nhiên", anh em không khỏi không liên hệ và suy nghĩ một cách "ngậm ngùi" đến cương vị xã hội của bản thân.
Khi giảng về lịch sử tư tưởng cổ đại, phần mà Trần-Đức-Thảo nói đến một cách rất hứng thú và "say mê", nhất là lúc phân tích về Hê-ra-cơ-lít, nhà duy vật phái I-ô-niêng [2] . Theo Trần-Đức-Thảo, Hê-ra-cơ-lít sở dĩ nắm được tư tưởng biện chứng một cách sâu sắc là do ông ta thuộc thành phần giai cấp quý tộc phá sản. Ông ta tuy là quý tộc cũ nhưng tiến bộ, đã rời bỏ giai cấp cũ; qua mâu thuẫn nội bộ của giai cấp cũ đang tan rã, nó phản ánh đấu tranh của nhân dân, Hê-ra-cơ-lit mặc dù không phải thuộc giai cấp mới đang lên, đã nắm được tư tưởng biện chứng hơn bọn họ, vì trên cơ sở một "phương thức sản xuất máy móc", giai cấp mới, -tư sản công thương- chỉ nắm được một "lý tính máy móc". Và Trần-Đức-Thảo đưa ra một luận điểm mà y trình bày như một thứ quy luật: "nói chung, trong những xã hội có giai cấp thì giai cấp tiến bộ căn bản cũng là một giai cấp bóc lột, thành ra tuy nó nắm được lập trường duy vật chủ nghĩa nhưng không nắm được phương pháp biện chứng. Lý tính mà nó nắm vẫn là lý tính máy móc, nó là phản ánh phương pháp bóc lột chỉ huy máy móc, qua phương pháp ấy nó nắm được bước tiến của sức sản xuất, nhưng lại nằm trong phạm vi máy móc. Cũng vì vậy mà lúc số trường hợp tư tưởng biện chứng xuất hiện trong xã hội đối kháng thì ít khi nó xuất phát từ giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng bấy giờ. Thực tế nó xuất phát từ những phần tử quý tộc tiến bộ, do đấy mới nắm được quá trình tan rã và mâu thuẫn nội bộ trong bản thân mình. Vị trí quý tộc có thể cho chúng ta hiểu vì sao mà phong trào nhân dân lại được biểu hiện dưới hình thức biện chứng, nhưng tất nhiên nó không phải là nguồn gốc, là cơ sở của tư tưởng biện chứng…"
Ở đây, Trần-Đức-Thảo không trực tiếp "liên hệ" và công khai "so sánh", nhưng lối giảng hồ đồ và nhập nhằng đó không thể không dẫn sinh viên đến "những liên tưởng lệch lạc, nguy hiểm. Thực tế trong anh em đã có sự "liên hệ" với trường hợp của Trần-Đức-Thảo, anh em lại càng tin tưởng ở "năng lực"của y, và không ít anh em dã nghĩ rằng: nếu Trần-Đức-Thảo, mặc dù không xuất thân công nông; vẫn "nắm" được học thuyết Mác "sâu sắc" hơn nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng công nông, thì điều ấy cũng có "cơ sở lý luận" của nó trong vị trí giai cấp của Trần-Đức-Thảo.
Xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; Trần-Đức-Thảo đưa ra luận điểm: "trong kiến trúc thượng tầng", có một số bộ phận bảo vệ cơ sở, một bộ phận chống lại cơ sở. Bộ phận chống lại này chính là tư tưởng tiến bộ, và như trong xã hội tư sản là tư tưởng Mác-Lênin." Ở đây, dụng ý độc ác của Trần-Đức-Thảo rất rõ rệt. Đương nhiên trong các hình thái xã hội khác, kiến trúc thượng tầng không những bao gồm hệ tư tưởng (tức là các tư tưởng và các cơ quan tương ứng với những tư tưởng đó) của giai cấp thống trị, mà còn bao gồm cả hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, trong đó hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là bộ phận chủ yếu và chiếm vị trí thống trị. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thì thể hiện và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nó bảo vệ và củng cố chế độ xã hội do giai cấp thống trị xây dựng; trái lại hệ tư tưởng của giai cấp bị trị thì thể hiện và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp bị trị, nó chống lại chế độ xã hội hiện hành. Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là trong kiến trúc thượng tầng có một bộ phận bảo vệ cơ sở. Chia ra như thế lá máy móc, là không phù hợp thực tế lịch sử, là xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề này. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố chế độ xã hội do giai cấp thống trị xây dựng, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị không nhất định lúc nào cũng bảo vệ cơ sở, mà có khi còn gây ra những biến đổi cần thiết trong cơ sở; trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị không phải lúc nào cũng chống lại cơ sở, mà có khi còn ủng hộ cơ sở, nhất là khi quan hệ sản xuất còn thích hợp với tính chất của sức sản xuất. Đến như tính chất và tác dụng của mỗi hệ tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng thì phải xét cụ thể, không thể khẳng định một cách hồ đồ là "bộ phận chống lại chính là tư tưởng tiến bộ", như Trần-Đức-Thảo đã làm. Nói chung, trong các xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có hệ tư tưởng của giai cấp bị trị đang lên chống lại chế độ hiện hành là có tính chất tiến bộ và có tác dụng cách mạng. Trái lại, trong xã hội do giai cấp công nhân và nhân dân lao động thống trị, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì hệ tư tưởng chống lại chế độ hiện hành chỉ có tính chất lạc hậu, phản động, và có tác dụng phá hoại, phản cách mạng, bởi vì nó thể hiện lợi ích của các giai cấp bóc lột đã hoặc đang bị đánh đổ, và nó nhằm khôi phục chế độ bóc lột cũ. Điều đó đã rõ ràng. Thế thì tại sao Trần-Đức-Thảo giảng dạy trong một trường đại học của chế độ ta là chế độ do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, lại nhập nhằng nói đến tính chất "tiến bộ" của cái gọi là "bộ phận chống lại" trong kiến trúc thượng tầng? Rõ ràng là Trần-Đức-Thảo muốn dẫn sinh viên đến những "liên hệ" và "suy luận" lệch lạc, nguy hiểm về những hiện tượng và tư tưởng thù địch đối với chế độ xã hội chủ nghĩa; rõ ràng là Trần-Đức-Thảo đã mưu toan đưa ra "cơ sở lý luận" cho âm mưu đen tối của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, hòng mê hoặc và kích thích sinh viên và một số người khá hành động theo "tư tưởng tiến bộ" của chúng để chống lại chế độ ta, chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại lợi ích của Tổ quốc, chống lại sự lãnh đạo của Đảng.
Trong một số luận điểm khác, Trần-Đức-Thảo đã "phát triển" vấn đề khá sâu khi nói về các hình thái của kiến trúc thượng tầng, về sự tồn tại và "sinh mệnh" của những hình thái ấy. Y nói:
* "Từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội kia, có bộ phận bị thủ tiêu (bộ phần trực tiếp đối kháng), có bộ phận không trực tiếp đối kháng với chế độ mới thì không bị thủ tiêu, mà còn được giữ lại và phát triển, ví dụ như tôn giáo… Có bộ phận không phải là lạc hậu nhưng cũng không phải là đặc biệt tiến bộ như ngữ ngôn, như cả một tài sản khái niệm chung về luận lý, nghệ thuật, khoa học, triết học v.v… xưa là toàn bộ, nay không phải là toàn bộ nữa, nhưng ta vẫn dùng trong đời sống hàng ngày; những cái đó không thể bị thủ tiêu, cũng như những cái thuộc phong tục tập quán vẫn đều còn giữ lại…"
* "Từ cơ sở kinh tế lên dần đến trên thượng tầng 1 (các tổ chức chính trị, pháp lý) và thượng tầng 2 (các hình thái ý thức), thì càng nặng về cải tạo làm chính. Biện chứng pháp biến chuyển của cơ sơ kinh tế và kiến trúc thượng tầng có khác nhau: đối với cơ sở kinh tế là thủ tiêu (nếu có gọi là cải tạo thì căn bản vẫn là thủ tiêu), nhưng lên thượng tầng 1 thì vừa thủ tiêu vừa cải tạo, đến thượng tầng 2 thì chủ yếu là cải tạo. Hai lý do chính: một là càng lên trên càng dễ lẫn lộn, khó phân biệt phản động và tiến bộ; vả lại còn một lý do quan trọng khác nữa là: thủ tiêu tất cả là phi chính nghĩa, vì trong cái cũ cũng có di sản tiến bộ."
Ở đây, điều đáng chú ý trước nhất vẫn là lối lập luận nhập nhằng và hồ đồ của Trần- Đức-Thảo nhằm xuyên tạc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ rằng từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác, kiến trúc thượng tầng biến đổi về căn bản, nội dung và sự hoạt động của nó biến đổi về chất; đồng thời cũng chỉ rõ rằng trong quá trình biến đổi căn bản đó, một số yếu tố cá biệt của kiến trúc thượng tầng vẫn có tính kế thừa trên một mức độ nhất định, nhưng kế thừa hoàn toàn thì không có nghĩa là "giữ lại" những cái mà Trần-Đức-Thảo gọi một cách vũ đoán là "không thể bị thủ tiêu", mà là tiếp thu một cách có phê phán và có cải tạo.
Đặt vấn đề như Trần-Đức-Thảo tức là rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa xét lại. Còn cái "quy luật" cho rằng từ cơ sở kinh tế lên đến cái mà Trần-Đức-Thảo gọi là "thượng tầng 2" (!) thì "càng nặng về cải tạo, càng lấy cải tạo làm chính", chúng ta có thể nói ngay đó chỉ là con đẻ sài mòn của âm mưu đen tối nhằm chống chủ nghĩa xã hội và chống Đảng, kết hợp với phương pháp tư tưởng siêu hình của y mà thôi. Ở đây, vấn đề không phải là "càng lên trên thì càng dễ lẫn lộn, khó phân biệt phản động và tiến bộ", bởi vì nếu như vậy thì làm sao biết được thật chắc chắn cái gì là "phản động" để "cải tạo" (biện pháp y để ra là: "cải tạo là chính"), nhỡ lại "cải tạo" cả những cái "tiến bộ" thì sao? Vấn đề cũng không phải là "thủ tiêu" thì "phi chính nghĩa" bởi vì "thủ tiêu" hay "cải tạo" cuối cùng cũng vẫn là tiêu diệt cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của giai cấp bóc lột thống trị cũ, và xây dựng cơ sở kinh tế mới, kiến trúc thượng tầng mới; nếu anh đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột thống trị cũ thì "thủ tiêu" hay "cải tạo" cuối cùng cũng vẫn là tiêu diệt cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của giai cấp bóc lột thống trị cũ, và xây dựng cơ sở kinh tế mới, kiến trúc thượng tầng mới; nếu anh đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột thống trị cũ thì "thủ tiêu" hay "cải tạo"cũng vẫn là "phi chính nghĩa" cả, tuyệt nhiên chẳng có cái gì là "chính nghĩa" được. Vấn đề ở đây chính là Trần-Đức-Thảo không muốn cho chủ nghĩa Mác-Lênin giành được địa vị thống trị trong lĩnh vực các hình thái ý thức, không muốn cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện và tăng cường trong lĩnh vực đó (thật ra, trong thâm tâm của Trần Đức Thảo và bè lũ, thì cũng không phải chỉ trong lĩnh vực này mà thôi). Trái lại, Trần-Đức-Thảo muốn một cách "thiết tha" và y đã từng cùng bè lũ phá hoại Nhân văn-Giai phẩm "say mê" hành động hòng bắt buộc Đảng ta phải "cải tạo" chuyên chính vô sản và thừa nhận nền dân chủ tư sản, phải "điều chỉnh" cái gọi là "quan hệ sản xuất" (!) để mở đường cho cái gọi là "sức sản xuất dân tộc" (!) tự do phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, phải "giữ lại và phát triển" mọi "giá trị tinh thần" của giai cấp tư sản, không được "thủ tiêu" văn hóa tư tưởng tư sản, phải "trả chuyên môn lại cho ngành chuyên môn", "trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ"; tóm lại, Trần-Đức-Thảo buộc chúng ta phải "cải tạo" chế độ miền Bắc! Lối lập luận nhập nhằng của y khi giảng dạy chính là nhằm đưa sinh viên đến những kết luận ấy.
Qua những ví dụ nói trên, ta thấy dụng ý thâm độc của Trần-Đức-Thảo. Nội dung giảng dạy của Trần-Đức-Thảo là nhằm gây nên những kết quả tai hại và nguy hiểm như lối "tác động tinh thần" của cơ quan chiến tranh tâm lý của địch.
Tác dụng xuyên tạc chủ nghĩa Mác như thế sẽ tác hại nghiêm trọng trong điều kiện nhận thức của sinh viên bị giam giữ trong những ấn tượng mơ hồ, cảm tính do có sự đứt đoạn giữa suy nghĩ với thực tế khách quan. Cho nên ba điểm nói trên trong phương pháp giảng dạy của Trần-Đức-Thảo được hoàn thành bằng một điểm quan trọng cuối cùng là: giảng và học triết học "mác xít", nhưng cố tránh mọi sự liên hệ với thực tế một cách đúng đắn, đầy đủ, và có hệ thống. Bởi vì một sự liên hệ chu đáo, có tính chất khoa học sẽ đặt người ta trở lại trước những sự thật khách quan của lịch sử, của cách mạng, sẽ khiến cho mọi sự vu cáo, xuyên tạc của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm bị bóc trần. Đó là điều Trần-Đức-Thảo rất sợ. Cho nên lối giảng dạy của Trần-Đức-Thảo là một lối giảng dạy chỉ nói chuyện "đời xưa" để người ta đi đến "liên tưởng" và "so sánh" một cách lệch lạc, nguy hiểm về "đời nay", chứ ít đề cập đến những vấn đề thực tế cấp bách trước mắt một cách rành mạch. Có lúc nào y nói đến "đời nay" thì chỉ là so sánh, liên hệ "đá gà" qua một cách mỉa mai, riễu cợt.
II.
Phương pháp giảng dạy bao gồm bốn điểm trên, đã được Trần-Đức-Thảo sử dụng thường xuyên trong mọi vấn đề giảng dạy ở lớp. Nhưng nó đã được biểu hiện tập trung nhất trong hai vấn đề lớn giảng dạy trong ba năm qua, hai vấn đề có tính chất lý luận cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn trong sinh hoạt và đấu tranh hiện nay:
* Vấn đề "hạt nhân duy lý";
* Vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm.
Chúng ta sẽ đi sâu vào phương pháp giảng dạy của Trần-Đức-Thảo lần lượt vượt qua hai vấn đề lớn đó.
Vấn đề "hạt nhân duy lý"
Trong việc giảng dạy lịch sử tư tưởng, Trần-Đức-Thảo không đi quá Hê-ghen là cái "tủ" học thuật tư sản của Trần-Đức-Thảo. Và đây cũng là nơi hoạt động chính, mảnh đất quen thuộc trên đó Trần-Đức-Thảo đã dụng tâm ướm những nọc độc tư tưởng với những hậu quả tai hại của nó vào trong nhiều sinh viên và một số văn nghệ sĩ.
Triết học Hê-ghen là một phần trong triết học cổ điển Đức mà Mác đã thông qua phê phán và cải tạo mà rút lấy những yếu tố khoa học đó, tức tư tưởng biện chứng, để xây dựng hoàn bị một bộ phận triết học của chủ nghĩa Mác. Nhưng mặc dù có những yếu tố khoa học nói trên, triết học Hê-ghen vẫn là triết học duy tâm chủ nghĩa. Trong tư tưởng triết học của Hê-ghen; còn bao hàm nhiều mâu thuẫn phản ánh điều kiện lịch sử và giai cấp trong đó học thuyết được hình thành và phát triển, những điều kiện ấy đã có tác dụng hạn chế đối với học thuyết của Hê-ghen. Điều hạn chế đó đã để dấu vết trong "luận điểm nổi tiếng" của ông ta: "Tất cả cái gì hiện thực là hợp lý và tất cả cái gì hợp lý là hiện thực" [3] . Về thực chất, công thức trên là sự cô đúc tư tưởng biện chứng sâu sắc của Hê-ghen, nhưng về hình thức, nó có chỗ mơ hồ trong cách diễn đạt, Trần-Đức-Thảo đã lợi dụng khoét sâu vào chỗ mơ hồ đó: trong suốt cả một giáo trình dài về Hê-ghen, cái công thức đơn giản và dễ nhớ ấy, cái "luận điểm nổi tiếng" làm "cơ sở cho toàn bộ triết học lịch sử" của Hê- ghen ấy vẫn không hề được Trần-Đức-Thảo nhắc đến. Trái lại, Trần-Đức-Thảo đã đem thay thế vào đấy cái "hạt nhân duy lý" (thật ra phải gọi là "hạt nhân hợp lý" mới đúng), mà Trần-Đức- Thảo đã phát triển một cách cũng rất "say mê", theo tinh thần mà luận điểm của Hê-ghen đã từng bị bọn thống trị ở Pơ-ruýt-xơ thời bấy giờ xuyên tạc đi: "Cái gì tồn tại là hợp lý và cái gì hợp lý là tồn tại". Ở đây, cần mở một dấu ngoặc nói ngay một điều: "hạt nhân hợp lý" là một thuật ngữ Mác đã dùng để chỉ những yếu tố nhân chính tiến bộ trong học thuyết của Hê-ghen, tức là phần tư tưởng biện chứng; nhưng qua Trần-Đức-Thảo, nó đã thâm nhập vào sinh viên với tinh thần và nội dung xuyên tạc.
Để hiểu dụng ý xuyên tạc thâm độc của Trần-Đức-Thảo, chúng ta thử đi phân tích luận điểm của Hê-ghen. Như trên đã nói, ngay đương thời, luận điểm đó đã bị bọn thống trị phản động lợi dụng và giải thích xuyên tạc theo ý chúng. Chữ "hiện thực" thì chúng biến thành đồng nghĩa với chữ "tồn tại". Như vậy, luận điểm trên đã được xem như là một sự "thần thánh hóa" chế độ hiện hành ở vương quốc Pơ-ruýt-xơ, một sự "xác nhận triết học" cho nền quân chủ chuyên chính của bọn chúng. Về vấn đề này, F. Ăng-ghen có viết: "Không một luận điểm triết học nào có thể làm cho các chính phủ thiển cận tỏ lòng biết ơn như thế, và làm cho người phái tự do không kém phần thiển cận, giận dữ đến thế" [4] . Nhưng theo tinh thần của Hê-ghen, chữ "hiện thực" phải được hiểu khác với cách biểu hiện của bọn vua Pơ-ruýt-xơ, cách hiểu này cũng là cách hiểu mà Trần-Đức-Thảo muốn cho chúng ta hiểu. "Theo Hê-ghen, không phải cái gì tồn tại cũng đều tự nhiên đã là hiện thực. Theo ông thì thuộc tính hiện thực chỉ áp dụng cho cái gì đồng thời là tất yếu" [5] , nói cách khác, chỉ là hiện thực cái gì đang tồn tại mà lại có tính chất tất yếu, chứ không tồn tại cái nào là hiện thực.
Đến đây, ta đã có thể giải đáp được câu hỏi: tại sao Trần-Đức-Thảo vốn vẫn tự hào là một người "hiểu sâu và nắm vững Hê-ghen", lại không hề đả động đến cái "luận điểm nổi tiếng" của Hê-ghen, trong suốt cả một giáo trình dài dằng dặc? Tại sao trong lúc đó, y lại đi rất sâu vào cái "hạt nhân duy lý", coi nó như một "chân lý thần thánh", một cái "chìa mở trăm ổ khóa", một "công thức vạn năng"? Qua "hạt nhân duy lý", Trần-Đức-Thảo càng ngày càng ấn sâu vào đầu óc sinh viên một công thức xuyên tạc luận điểm Hê-ghen, là: "Cái gì tồn tại là duy lý và cái gì duy lý là tồn tại". Từ sau giáo trình về Hê-ghen, cứ đến mỗi vấn đề mới, cái "công thức vạn năng" ấy lại được đưa ra dùng như một "bảo bối" để "giải thích" mọi hiện tượng của lịch sử tư tưởng: tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm, siêu hình học, v.v… Trần-Đức-Thảo đã láy đi láy lại cái "hạt nhân duy lý" ấy như một điệp khúc. Cái "hạt nhân duy lý" của Trần-Đức- Thảo thực tế là để bênh vực cho sự tồn tại của những cái lỗi thời đã mất hết hay đang mất dần tính tất yếu của nó, bênh vực cho sự tồn tại của những cái lạc hậu, phản động, những cái không có lý do tồn tại nữa. Cái "hạt nhân duy lý" của Trần-Đức-Thảo đã trở thành một vũ khí ngụy biện. Nó đã làm cho nhiều sinh viên, trong một thời gian khá dài, không phân biệt được tiến bộ với lạc hậu, cách mạng với phản động, đúng với sai, hay với dở, ví như Trần-Đức-Thảo đã từng ngụy biện, cái gì "xét cho cùng cũng có cơ sở duy lý của nó cả" (!). Thấm nhuần "triết học" của Trần-Đức-Thảo, một số sinh viên đã "can ngăn" anh em "đừng quá lời đối với Ngô-Đình-Diệm". Họ nói: "Đừng chửi nó thậm tệ, với những danh từ chó má … như thế. Dù sao, trong nhiều cái xấu nó cũng có cái tốt của nó, nếu không thì sao còn tồn tại được?" Một số sinh viên khác thì đặt vấn đề: "Ngô-Đình-Diệm tồn tại cũng có cơ sở duy lý của nó chăng?" "Hạt nhân duy lý" của Trần-Đức-Thảo là một trong những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của việc một vài sinh viên đi Nam: họ đều là những kẻ đã từng hâm mộ "hạt nhân duy lý" của y.
Vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm
Vận dụng cái bảo bối vạn năng "hạt nhân duy lý", trong suốt cả giáo trình về lịch sử tư tưởng, Trần-Đức-Thảo khi thì trực tiếp và lộ liễu, khi thì gián tiếp và úp mở, đã đề cao chủ nghĩa duy tâm với cái "cơ sở duy lý" của nó. Theo Trần-Đức-Thảo, chủ nghĩa duy tâm bất kỳ là của môn phái nào, bất kỳ là thời cổ hay thời nay, sở dĩ tồn tại và phát triển được là vì nó có phần nội dung chính, "thực chất là nội dung nhân dân, là yếu tố sản xuất tiến bộ, yếu tố khoa học", v.v… Phần không hợp lý của nó chỉ là phần hình thức, do sự "tha hóa" của giai cấp thống trị. Mặt khác, chủ nghĩa duy vật sở dĩ phát triển được cũng là dựa và tiếp nối trên những bước phát triển của chủ nghĩa duy tâm cũng "bao gồm những yếu tố bổ sung cho chủ nghĩa duy vật".
Những luận điệu đó của Trần-Đức-Thảo cũng là một cốt một đồng so với những luận điệu của chủ nghĩa xét lại quốc tế trên vấn đề chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Những luận điệu đó đưa đến chỗ phủ nhận một nguyên lý của triết học Mác-Lênin là giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có sự đối lập căn bản. Chủ nghĩa Mác-Lênin thừa nhận rằng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có nhiều liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật đối lập tuyệt đối với chủ nghĩa duy tâm, và chủ nghĩa duy vật là tuyệt đối đúng đắn, còn chủ nghĩa duy tâm là tuyệt đối sai lầm. Không thể có vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm, càng không thể có vấn đề chủ nghĩa duy tâm "bổ sung" cho chủ nghĩa duy vật. Bởi vì chủ nghĩa duy vật, bất kỳ là hệ thống nào, quy đến bản chất, cũng thừa nhận vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; trái lại, chủ nghĩa duy tâm, bất kỳ là môn phái nào, quy đến bản chất, cũng coi ý thức là cái thứ nhất, vật chất là cái thứ hai. Ở đây, cần nói rõ một điểm quan trọng: trong hệ thống tư tưởng (chứ không phải là chủ nghĩa duy tâm) của một số môn phái triết học hay nhà triết học duy tâm chủ nghĩa, bên cạnh những luận điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, có một số điểm mà chủ nghĩa duy vật có thể tiếp thu, có thể kế thừa (và trong thực tế lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật, đã từng có tình trạng đó); nhưng sự tiếp thu và kế thừa đó có điều kiện, nghĩa là "thông qua phê phán và cải tạo", khiến cho những điểm ấy mất hẳn nội dung duy tâm chủ nghĩa của hệ thống triết học cũ. Đương nhiên, sự tiếp thu và kế thừa như vậy hoàn toàn không thể coi là chủ nghĩa duy tâm "bổ sung" cho chủ nghĩa duy vật được.
Những luận điệu xuyên tạc của Trần-Đức-Thảo về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã gây nên nhiều nhận thức lộn xộn và nguy hiểm. Nếu có ai hỏi sinh viên về vấn đề này, thì một số không nhỏ sẽ không ngần ngại trả lời: "chủ nghĩa duy tâm không hoàn toàn sai như chúng tôi vẫn tưởng. Nó tồn tại được và phát triển được, tức là có cơ sở duy lý! Và chính chủ nghĩa duy vật sở dĩ được hoàn bị cũng là do được sự bổ sung của chủ nghĩa duy tâm. Kết luận: không nên có thái độ bài bác triệt để đối với chủ nghĩa duy tâm!" Ở đây, chúng ta thấy hiện nguyên hình nhà "học giả" Trần-Đức-Thảo đang pha chế "chủ nghĩa sinh tồn" và "hiện tượng học" là những thứ triết học duy tâm chủ nghĩa cực kỳ phản động của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa, với chủ nghĩa duy vật của Mác!
*
Tính chất nguy hiểm trong sự hoạt động của Trần-Đức-Thảo về mặt giảng dạy không phải chỉ là do y đã tung ra luận điệu này hay luận điệu kia, mà còn là do phương pháp giảng dạy rất giảo hoạt của y nữa. Phương pháp này, qua một quá trình "tác động" thường xuyên, đã tiêm vào nhiều sinh viên những nọc độc tư tưởng tai hại.
Những luận điểm phản động và phương pháp giảng dạy "tác động tinh thần" của Trần-Đức-Thảo ở trường đại học, cộng với những hành động, luận điệu của y ở ngoài xã hội, chứng tỏ rõ ràng đó không phải là kết quả của cái "cảm tính" phản động của y. Trần-Đức-Thảo không nên lừa dối nhân dân một lần nữa bằng cái thuyết (?) "mâu thuẫn giữa cảm tính và lý tính", mà cần phải triệt để đầu hàng cách mạng, thành khẩn cúi đầu nhận tội trước nhân dân. Đó là con đường sống duy nhất của y.
Nhưng đối với chúng ta, vấn đề quan trọng hơn là phải quét sạch những nọc độc của Trần-Đức-Thảo trong việc giảng dạy triết học ở trường đại học. Muốn thế, một mặt chúng ta cần phải tiếp tục phê phán trong trường đại học những luận điểm triết học mà Trần-Đức-Thảo đã gieo rắc trong ba năm nay, vạch trần bản chất phản động của những luận điểm ấy, đồng thời tiến hành giáo dục chính trị và giáo dục lao động một cách sâu sắc và sinh động cho sinh viên. Mặt khác, cần rút trong cuộc đấu tranh vừa qua ở trường đại học những bài học kinh nghiệm cần thiết để cải tiến công tác giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhà trường.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết vĩ đại, không giống bất cứ một học thuyết nào trước đó. Học thuyết Mác-Lênin không chỉ để giải thích thế giới mà còn là một thứ vũ khí để cải tạo thế giới. Nó kế thừa mọi tinh hoa trong vốn hiểu biết trước của loài người, đồng thời nó là kết tinh của kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn của phong trào công nhân thế giới. Nó mang trong bản chất tính chiến đấu sắc bén của giai cấp vô sản, và sức sống dồi dào của quần chúng cách mạng. Cho nên, không đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, không mang trong người nhiệt tình cách mạng và ý thức chiến đấu cải tạo xã hội, không xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, thì không thể nào học tập được chủ nghĩa Mác-Lênin, càng không thể nào giảng dạy được chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một lý luận sáng tạo, nó xây dựng từ thực tế cách mạng và trở lại chỉ đạo thực tế cách mạng. Qua thực tế, nó càng được bổ sung và phát triển. Thực tế và lý luận phải gắn liền với nhau. Tách rời lý luận với thực tế là rút mất sức sống của lý luận Mác-Lênin. Vì vậy, muốn bảo đảm cho việc giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học đạt được kết quả tốt, các cơ quan có trách nhiệm cần nghĩ ra nhiều biện pháp thích hợp giúp sinh viên năng tiếp xúc với thực tế, năng liên hệ lý luận với thực tế, thông qua học tập lý luận, tìm hiểu thực tế mà nâng cao trình độ tư tưởng của mình, dần dần biến mình thành người trí thức trung thành với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.
Các bài khác về/của Trần Đức Thảo trên talawas:
Trần Đức Thảo: Niên biểu, 24.4.2004
Michel Keil: Tưởng niệm Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Đặng Phùng Quân: Đọc lại Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Nguyễn Quyến: Triết gia Trần Đức Thảo, người chiến binh của niềm hi vọng, 26.4.2004
[1]Trong cuốn phê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác có nói: trong chủ nghĩa xã hội "quyền lợi bình đẳng có một mặt còn bị hạn chế", đó là nói mặt phân phối tiêu dùng còn chưa được bình đẳng so với chủ nghĩa cộng sản. Tuy trong chế độ xã hội chủ nghĩa không còn sự chiếm hữu bất công về tư liệu sản xuất, nhưng sự thu nhập còn chưa được bằng nhau do năng lực lao động khác nhau và vật phẩm sản xuất ra chưa thật dồi dào, nên nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội là còn "làm theo năng lực, hưởng theo việc làm". Hưởng theo việc làm nên có sự không bình đẳng. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, sức sản xuất xã hội được phát triển lên nhiều, thực hành nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", thì sự cách biệt ấy mới hết.
[2]Hê-ra-cơ-lit (Heraclite), một nhà triết học duy vật cổ đại Hy-lạp, thế kỷ 6 và 5 (trước kỷ nguyên). Ông ta có tư tưởng biện chứng sâu sắc với một câu nói thường được nhắc: "Người ta không thể tắm hai lần ở một dòng sông".
[3]Hê-ghen: Nguyên lý của triết học pháp quyền.
[4]F. Ăng-ghen: Lút-vich Phơ-bách và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức.
[5]Sđd
Nguồn: Tạp chí Học Tập 6/1958
talawas
Dưới ánh sáng hai văn kiện của hội nghị các đảng cộng sản và đảng công nhân ở Mạc-tư-khoa, trong không khí phấn khởi học tập về tình hình và nhiệm vụ ở miền Bắc nước ta, chúng ta đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chống các tư tưởng và hành động thù địch đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong văn nghệ và trong ngành giáo dục đại học.
Ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và của Đảng đã chiếu rọi vào những góc tối của đời sống xã hội và tư tưởng, đã giúp chúng ta thấy rõ bộ mặt thật ghê tởm, xấu xa của bọn chống Tổ quốc, chống chế độ, chống nhân dân, chống Đảng. Những chiếc mặt nạ "mác xít" giả hiệu, "sáng tạo", "chân lý", v.v… của chúng đã rơi một cách thảm hại. Nhưng đấy chỉ là bước đầu. Chúng ta còn phải tiếp tục tẩy sạch những nọc độc tư tưởng mà trước đây chúng đã gieo rắc. Cần nhổ sạch những thứ cỏ dại ấy trong vườn hoa tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Phải thanh toán những di hại của chủ nghĩa xét lại trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Đấy là một việc rất cần thiết, có thế mới đạt được chiều sâu của thắng lợi vừa rồi.
Đối với trường đại học, yêu cầu trên càng cấp bách. Vì đại học là một trong những nơi đào tạo ra nhân tài của chế độ ta. Và vì trong thời gian qua, đại học cũng là một nơi mà bọn thù địch đã tập trung hoạt động hòng xây một "pháo đài thứ hai" chống lại chế độ miền Bắc. Trên báo chí, chúng ta đã có dịp nêu hệ thống tư tưởng và hành động của Trần-Đức-Thảo chống Tổ quốc, chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân, chống Đảng trong suốt một quá trình lâu dài với tính chất và tác hại chính trị nghiêm trọng của nó. Riêng trong phạm vi đại học, Trần-Đức-Thảo đã liên tục phá hoại đoàn kết, cản trở việc xây dựng nhà trường; nhưng một tác hại sâu xa hơn là Trần-Đức-Thảo đã lợi dụng cương vị giáo sư triết học, để "giảng dạy" chủ nghĩa Mác theo một tinh thần xuyên tạc tinh vi, với những dụng ý thâm độc, bằng phương pháp và những luận điểm nguy hiểm. Những nọc độc đó đã nhiễm khá sâu trong sinh viên, có nhiều người hiện nay đã tốt nghiệp là giáo viên, hoặc cán bộ văn hóa. Trong một thời kỳ khá dài, Trần-Đức-Thảo đã khoác được khá kín đáo chiếc áo "mác xít", và do đấy đã gây được ít nhiều "uy tín". Sự giảng dạy của Trần-Đức-Thảo giống như một thứ thuốc phiện, nó làm giảm sút, thậm chí tiêu diệt nhuệ khí, nhiệt tình và lòng tin của nhiều sinh viên, phát triển cái "chất" hoài nghi trong con người cũ của một số sinh viên.
I.
Mang nặng ý thức thù địch đối với chủ nghĩa xã hội, "sợ và ghét cộng sản" đến cao độ, Trần-Đức-Thảo đã "say mê" trong hành động chống đối chế độ ta, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Trên ghế giáo sư giảng dạy triết học duy vật của trường Đại học sư phạm, Trần- Đức-Thảo đã hoạt động một cách tinh vi, khôn ngoan hơn ở ngoài xã hội. Ở đây, Trần-Đức-Thảo đã xuyên tạc tinh thần chủ nghĩa Mác một cách tổng quát qua các luận đề giảng dạy, và chủ yếu dùng phương pháp giảng dạy xảo quyệt để thực hiện âm mưu đó. Phương pháp giảng dạy ấy có thể tóm tắt trong bốn điểm sau đây:
* Đem cái chính làm phụ, biến cái phụ thành chính.
* Qua sự sắp xếp nội dung và phát triển chủ đề, thực hiện lối giảng dạy có ẩn ý độc ác;
* Gây ấn tượng sâu sắc với sự so sánh liên tưởng hồ đồ về phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và các phương thức sản xuất trước nó;
* Hết sức tránh việc liên hệ với thực tế, giữ sự suy nghĩ của sinh viên ở những mức độ nửa vời, lơ lửng.
Xin kể một số ví dụ:
Ở một lớp "triết học" nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Trần-Đức-Thảo đã dùng lối giải đáp "thắc mắc" để nhồi vào óc sinh viên một số quan điểm xuyên tạc nguy hiểm về chủ nghĩa Mác. Trong một buổi, giảng về điểm "từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới, kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi"; Trần- Đức-Thảo chỉ nhắc qua đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng, cho là "đã biết rồi", trái lại chú ý nhấn mạnh và "phát triển" một điểm mới là vấn đề "vai trò cá nhân" trong sự biến đổi ấy. Một buổi khác, Trần-Đức-Thảo xuyên tạc tinh thần ý kiến của Lê-nin, nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân không thể có lý luận cách mạng khoa học, mà chỉ có những trí thức tư sản tiến bộ đi với giai cấp công nhân mới sáng tạo được chủ nghĩa cộng sản khoa học. Lại một buổi sau khi Trần-Đức-Thảo "giới thiệu" luận điểm: "đãi ngộ xã hội chủ nghĩa công bằng hơn các thứ đãi ngộ trước nó, nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một hình thức bất công" (ở đây, Trần-Đức-Thảo đã thay chữ "không bình đẳng" của Mác bằng chữ "bất công") thì y đã lướt qua tính chất công bằng hơn của sự đãi ngộ trong chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ trước, mà lại "phát triển" rất rộng cái mà y đã xuyên tạc thành "hình thức bất công" [1] . Trong nhiều buổi khác, Trần-Đức-Thảo đã "phát triển" luận điểm về "tính tương đối độc lập của các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng", trong đó chữ "tương đối" bị bỏ qua, trái lại nhấn mạnh và "phát triển" khái niệm "tính độc lập", hòng tạo "cơ sở lý luận" cho khuynh hướng tách rời chính trị, tách rời sự lãnh đạo của Đảng, nẩy ra trong một số nhà chuyên môn và văn nghệ sĩ, v.v…
Qua sự sắp xếp để "giải đáp" những điểm trên và một số điểm khác nữa, Trần-Đức- Thảo đã tiêm vào óc những người dự lớp "triết học" một số nọc độc. Dần dà, một cách rất "ngẫu nhiên" và "vô tình", trong tâm trí anh em thấy nổi bật lên, khác trước, vai trò có tính chất "tất yếu lịch sử" của cá nhân, của "tri thức tư sản và tiểu tư sản tiến bộ", tác dụng "độc lập"của chuyên môn với tư cách là các hình thái ý thức, v.v… Kết quả là trong đầu óc anh em mọc lên một số câu hỏi: tại sao về những điểm ấy, trong những giáo trình triết học và chính trị của các giáo sư khác từ trước đến giờ, không hề thấy đả động gì đến? Vì "kém lý luận" chăng? Vì "một chiều" chăng? Vì "công nông chủ nghĩa", xem nhẹ vai trò của "trí thức tư sản và tiểu tư sản tiến bộ" chăng? Tại chính trị (tức là Đảng) "dốt" chuyên môn, lại thêm thành kiến hẹp hòi, nên không dám phóng tay sử dụng chuyên môn chăng? Yêu sách đòi "trả chuyên môn cho chuyên môn" phải chăng là đúng? Và cũng một cách rất "tự nhiên", anh em không khỏi không liên hệ và suy nghĩ một cách "ngậm ngùi" đến cương vị xã hội của bản thân.
Khi giảng về lịch sử tư tưởng cổ đại, phần mà Trần-Đức-Thảo nói đến một cách rất hứng thú và "say mê", nhất là lúc phân tích về Hê-ra-cơ-lít, nhà duy vật phái I-ô-niêng [2] . Theo Trần-Đức-Thảo, Hê-ra-cơ-lít sở dĩ nắm được tư tưởng biện chứng một cách sâu sắc là do ông ta thuộc thành phần giai cấp quý tộc phá sản. Ông ta tuy là quý tộc cũ nhưng tiến bộ, đã rời bỏ giai cấp cũ; qua mâu thuẫn nội bộ của giai cấp cũ đang tan rã, nó phản ánh đấu tranh của nhân dân, Hê-ra-cơ-lit mặc dù không phải thuộc giai cấp mới đang lên, đã nắm được tư tưởng biện chứng hơn bọn họ, vì trên cơ sở một "phương thức sản xuất máy móc", giai cấp mới, -tư sản công thương- chỉ nắm được một "lý tính máy móc". Và Trần-Đức-Thảo đưa ra một luận điểm mà y trình bày như một thứ quy luật: "nói chung, trong những xã hội có giai cấp thì giai cấp tiến bộ căn bản cũng là một giai cấp bóc lột, thành ra tuy nó nắm được lập trường duy vật chủ nghĩa nhưng không nắm được phương pháp biện chứng. Lý tính mà nó nắm vẫn là lý tính máy móc, nó là phản ánh phương pháp bóc lột chỉ huy máy móc, qua phương pháp ấy nó nắm được bước tiến của sức sản xuất, nhưng lại nằm trong phạm vi máy móc. Cũng vì vậy mà lúc số trường hợp tư tưởng biện chứng xuất hiện trong xã hội đối kháng thì ít khi nó xuất phát từ giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng bấy giờ. Thực tế nó xuất phát từ những phần tử quý tộc tiến bộ, do đấy mới nắm được quá trình tan rã và mâu thuẫn nội bộ trong bản thân mình. Vị trí quý tộc có thể cho chúng ta hiểu vì sao mà phong trào nhân dân lại được biểu hiện dưới hình thức biện chứng, nhưng tất nhiên nó không phải là nguồn gốc, là cơ sở của tư tưởng biện chứng…"
Ở đây, Trần-Đức-Thảo không trực tiếp "liên hệ" và công khai "so sánh", nhưng lối giảng hồ đồ và nhập nhằng đó không thể không dẫn sinh viên đến "những liên tưởng lệch lạc, nguy hiểm. Thực tế trong anh em đã có sự "liên hệ" với trường hợp của Trần-Đức-Thảo, anh em lại càng tin tưởng ở "năng lực"của y, và không ít anh em dã nghĩ rằng: nếu Trần-Đức-Thảo, mặc dù không xuất thân công nông; vẫn "nắm" được học thuyết Mác "sâu sắc" hơn nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng công nông, thì điều ấy cũng có "cơ sở lý luận" của nó trong vị trí giai cấp của Trần-Đức-Thảo.
Xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; Trần-Đức-Thảo đưa ra luận điểm: "trong kiến trúc thượng tầng", có một số bộ phận bảo vệ cơ sở, một bộ phận chống lại cơ sở. Bộ phận chống lại này chính là tư tưởng tiến bộ, và như trong xã hội tư sản là tư tưởng Mác-Lênin." Ở đây, dụng ý độc ác của Trần-Đức-Thảo rất rõ rệt. Đương nhiên trong các hình thái xã hội khác, kiến trúc thượng tầng không những bao gồm hệ tư tưởng (tức là các tư tưởng và các cơ quan tương ứng với những tư tưởng đó) của giai cấp thống trị, mà còn bao gồm cả hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, trong đó hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là bộ phận chủ yếu và chiếm vị trí thống trị. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thì thể hiện và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nó bảo vệ và củng cố chế độ xã hội do giai cấp thống trị xây dựng; trái lại hệ tư tưởng của giai cấp bị trị thì thể hiện và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp bị trị, nó chống lại chế độ xã hội hiện hành. Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là trong kiến trúc thượng tầng có một bộ phận bảo vệ cơ sở. Chia ra như thế lá máy móc, là không phù hợp thực tế lịch sử, là xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề này. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng muốn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố chế độ xã hội do giai cấp thống trị xây dựng, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị không nhất định lúc nào cũng bảo vệ cơ sở, mà có khi còn gây ra những biến đổi cần thiết trong cơ sở; trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị không phải lúc nào cũng chống lại cơ sở, mà có khi còn ủng hộ cơ sở, nhất là khi quan hệ sản xuất còn thích hợp với tính chất của sức sản xuất. Đến như tính chất và tác dụng của mỗi hệ tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng thì phải xét cụ thể, không thể khẳng định một cách hồ đồ là "bộ phận chống lại chính là tư tưởng tiến bộ", như Trần-Đức-Thảo đã làm. Nói chung, trong các xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có hệ tư tưởng của giai cấp bị trị đang lên chống lại chế độ hiện hành là có tính chất tiến bộ và có tác dụng cách mạng. Trái lại, trong xã hội do giai cấp công nhân và nhân dân lao động thống trị, trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì hệ tư tưởng chống lại chế độ hiện hành chỉ có tính chất lạc hậu, phản động, và có tác dụng phá hoại, phản cách mạng, bởi vì nó thể hiện lợi ích của các giai cấp bóc lột đã hoặc đang bị đánh đổ, và nó nhằm khôi phục chế độ bóc lột cũ. Điều đó đã rõ ràng. Thế thì tại sao Trần-Đức-Thảo giảng dạy trong một trường đại học của chế độ ta là chế độ do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, lại nhập nhằng nói đến tính chất "tiến bộ" của cái gọi là "bộ phận chống lại" trong kiến trúc thượng tầng? Rõ ràng là Trần-Đức-Thảo muốn dẫn sinh viên đến những "liên hệ" và "suy luận" lệch lạc, nguy hiểm về những hiện tượng và tư tưởng thù địch đối với chế độ xã hội chủ nghĩa; rõ ràng là Trần-Đức-Thảo đã mưu toan đưa ra "cơ sở lý luận" cho âm mưu đen tối của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, hòng mê hoặc và kích thích sinh viên và một số người khá hành động theo "tư tưởng tiến bộ" của chúng để chống lại chế độ ta, chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại lợi ích của Tổ quốc, chống lại sự lãnh đạo của Đảng.
Trong một số luận điểm khác, Trần-Đức-Thảo đã "phát triển" vấn đề khá sâu khi nói về các hình thái của kiến trúc thượng tầng, về sự tồn tại và "sinh mệnh" của những hình thái ấy. Y nói:
* "Từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội kia, có bộ phận bị thủ tiêu (bộ phần trực tiếp đối kháng), có bộ phận không trực tiếp đối kháng với chế độ mới thì không bị thủ tiêu, mà còn được giữ lại và phát triển, ví dụ như tôn giáo… Có bộ phận không phải là lạc hậu nhưng cũng không phải là đặc biệt tiến bộ như ngữ ngôn, như cả một tài sản khái niệm chung về luận lý, nghệ thuật, khoa học, triết học v.v… xưa là toàn bộ, nay không phải là toàn bộ nữa, nhưng ta vẫn dùng trong đời sống hàng ngày; những cái đó không thể bị thủ tiêu, cũng như những cái thuộc phong tục tập quán vẫn đều còn giữ lại…"
* "Từ cơ sở kinh tế lên dần đến trên thượng tầng 1 (các tổ chức chính trị, pháp lý) và thượng tầng 2 (các hình thái ý thức), thì càng nặng về cải tạo làm chính. Biện chứng pháp biến chuyển của cơ sơ kinh tế và kiến trúc thượng tầng có khác nhau: đối với cơ sở kinh tế là thủ tiêu (nếu có gọi là cải tạo thì căn bản vẫn là thủ tiêu), nhưng lên thượng tầng 1 thì vừa thủ tiêu vừa cải tạo, đến thượng tầng 2 thì chủ yếu là cải tạo. Hai lý do chính: một là càng lên trên càng dễ lẫn lộn, khó phân biệt phản động và tiến bộ; vả lại còn một lý do quan trọng khác nữa là: thủ tiêu tất cả là phi chính nghĩa, vì trong cái cũ cũng có di sản tiến bộ."
Ở đây, điều đáng chú ý trước nhất vẫn là lối lập luận nhập nhằng và hồ đồ của Trần- Đức-Thảo nhằm xuyên tạc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ rằng từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác, kiến trúc thượng tầng biến đổi về căn bản, nội dung và sự hoạt động của nó biến đổi về chất; đồng thời cũng chỉ rõ rằng trong quá trình biến đổi căn bản đó, một số yếu tố cá biệt của kiến trúc thượng tầng vẫn có tính kế thừa trên một mức độ nhất định, nhưng kế thừa hoàn toàn thì không có nghĩa là "giữ lại" những cái mà Trần-Đức-Thảo gọi một cách vũ đoán là "không thể bị thủ tiêu", mà là tiếp thu một cách có phê phán và có cải tạo.
Đặt vấn đề như Trần-Đức-Thảo tức là rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa xét lại. Còn cái "quy luật" cho rằng từ cơ sở kinh tế lên đến cái mà Trần-Đức-Thảo gọi là "thượng tầng 2" (!) thì "càng nặng về cải tạo, càng lấy cải tạo làm chính", chúng ta có thể nói ngay đó chỉ là con đẻ sài mòn của âm mưu đen tối nhằm chống chủ nghĩa xã hội và chống Đảng, kết hợp với phương pháp tư tưởng siêu hình của y mà thôi. Ở đây, vấn đề không phải là "càng lên trên thì càng dễ lẫn lộn, khó phân biệt phản động và tiến bộ", bởi vì nếu như vậy thì làm sao biết được thật chắc chắn cái gì là "phản động" để "cải tạo" (biện pháp y để ra là: "cải tạo là chính"), nhỡ lại "cải tạo" cả những cái "tiến bộ" thì sao? Vấn đề cũng không phải là "thủ tiêu" thì "phi chính nghĩa" bởi vì "thủ tiêu" hay "cải tạo" cuối cùng cũng vẫn là tiêu diệt cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của giai cấp bóc lột thống trị cũ, và xây dựng cơ sở kinh tế mới, kiến trúc thượng tầng mới; nếu anh đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột thống trị cũ thì "thủ tiêu" hay "cải tạo" cuối cùng cũng vẫn là tiêu diệt cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của giai cấp bóc lột thống trị cũ, và xây dựng cơ sở kinh tế mới, kiến trúc thượng tầng mới; nếu anh đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột thống trị cũ thì "thủ tiêu" hay "cải tạo"cũng vẫn là "phi chính nghĩa" cả, tuyệt nhiên chẳng có cái gì là "chính nghĩa" được. Vấn đề ở đây chính là Trần-Đức-Thảo không muốn cho chủ nghĩa Mác-Lênin giành được địa vị thống trị trong lĩnh vực các hình thái ý thức, không muốn cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện và tăng cường trong lĩnh vực đó (thật ra, trong thâm tâm của Trần Đức Thảo và bè lũ, thì cũng không phải chỉ trong lĩnh vực này mà thôi). Trái lại, Trần-Đức-Thảo muốn một cách "thiết tha" và y đã từng cùng bè lũ phá hoại Nhân văn-Giai phẩm "say mê" hành động hòng bắt buộc Đảng ta phải "cải tạo" chuyên chính vô sản và thừa nhận nền dân chủ tư sản, phải "điều chỉnh" cái gọi là "quan hệ sản xuất" (!) để mở đường cho cái gọi là "sức sản xuất dân tộc" (!) tự do phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, phải "giữ lại và phát triển" mọi "giá trị tinh thần" của giai cấp tư sản, không được "thủ tiêu" văn hóa tư tưởng tư sản, phải "trả chuyên môn lại cho ngành chuyên môn", "trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ"; tóm lại, Trần-Đức-Thảo buộc chúng ta phải "cải tạo" chế độ miền Bắc! Lối lập luận nhập nhằng của y khi giảng dạy chính là nhằm đưa sinh viên đến những kết luận ấy.
Qua những ví dụ nói trên, ta thấy dụng ý thâm độc của Trần-Đức-Thảo. Nội dung giảng dạy của Trần-Đức-Thảo là nhằm gây nên những kết quả tai hại và nguy hiểm như lối "tác động tinh thần" của cơ quan chiến tranh tâm lý của địch.
Tác dụng xuyên tạc chủ nghĩa Mác như thế sẽ tác hại nghiêm trọng trong điều kiện nhận thức của sinh viên bị giam giữ trong những ấn tượng mơ hồ, cảm tính do có sự đứt đoạn giữa suy nghĩ với thực tế khách quan. Cho nên ba điểm nói trên trong phương pháp giảng dạy của Trần-Đức-Thảo được hoàn thành bằng một điểm quan trọng cuối cùng là: giảng và học triết học "mác xít", nhưng cố tránh mọi sự liên hệ với thực tế một cách đúng đắn, đầy đủ, và có hệ thống. Bởi vì một sự liên hệ chu đáo, có tính chất khoa học sẽ đặt người ta trở lại trước những sự thật khách quan của lịch sử, của cách mạng, sẽ khiến cho mọi sự vu cáo, xuyên tạc của bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm bị bóc trần. Đó là điều Trần-Đức-Thảo rất sợ. Cho nên lối giảng dạy của Trần-Đức-Thảo là một lối giảng dạy chỉ nói chuyện "đời xưa" để người ta đi đến "liên tưởng" và "so sánh" một cách lệch lạc, nguy hiểm về "đời nay", chứ ít đề cập đến những vấn đề thực tế cấp bách trước mắt một cách rành mạch. Có lúc nào y nói đến "đời nay" thì chỉ là so sánh, liên hệ "đá gà" qua một cách mỉa mai, riễu cợt.
II.
Phương pháp giảng dạy bao gồm bốn điểm trên, đã được Trần-Đức-Thảo sử dụng thường xuyên trong mọi vấn đề giảng dạy ở lớp. Nhưng nó đã được biểu hiện tập trung nhất trong hai vấn đề lớn giảng dạy trong ba năm qua, hai vấn đề có tính chất lý luận cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn trong sinh hoạt và đấu tranh hiện nay:
* Vấn đề "hạt nhân duy lý";
* Vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm.
Chúng ta sẽ đi sâu vào phương pháp giảng dạy của Trần-Đức-Thảo lần lượt vượt qua hai vấn đề lớn đó.
Vấn đề "hạt nhân duy lý"
Trong việc giảng dạy lịch sử tư tưởng, Trần-Đức-Thảo không đi quá Hê-ghen là cái "tủ" học thuật tư sản của Trần-Đức-Thảo. Và đây cũng là nơi hoạt động chính, mảnh đất quen thuộc trên đó Trần-Đức-Thảo đã dụng tâm ướm những nọc độc tư tưởng với những hậu quả tai hại của nó vào trong nhiều sinh viên và một số văn nghệ sĩ.
Triết học Hê-ghen là một phần trong triết học cổ điển Đức mà Mác đã thông qua phê phán và cải tạo mà rút lấy những yếu tố khoa học đó, tức tư tưởng biện chứng, để xây dựng hoàn bị một bộ phận triết học của chủ nghĩa Mác. Nhưng mặc dù có những yếu tố khoa học nói trên, triết học Hê-ghen vẫn là triết học duy tâm chủ nghĩa. Trong tư tưởng triết học của Hê-ghen; còn bao hàm nhiều mâu thuẫn phản ánh điều kiện lịch sử và giai cấp trong đó học thuyết được hình thành và phát triển, những điều kiện ấy đã có tác dụng hạn chế đối với học thuyết của Hê-ghen. Điều hạn chế đó đã để dấu vết trong "luận điểm nổi tiếng" của ông ta: "Tất cả cái gì hiện thực là hợp lý và tất cả cái gì hợp lý là hiện thực" [3] . Về thực chất, công thức trên là sự cô đúc tư tưởng biện chứng sâu sắc của Hê-ghen, nhưng về hình thức, nó có chỗ mơ hồ trong cách diễn đạt, Trần-Đức-Thảo đã lợi dụng khoét sâu vào chỗ mơ hồ đó: trong suốt cả một giáo trình dài về Hê-ghen, cái công thức đơn giản và dễ nhớ ấy, cái "luận điểm nổi tiếng" làm "cơ sở cho toàn bộ triết học lịch sử" của Hê- ghen ấy vẫn không hề được Trần-Đức-Thảo nhắc đến. Trái lại, Trần-Đức-Thảo đã đem thay thế vào đấy cái "hạt nhân duy lý" (thật ra phải gọi là "hạt nhân hợp lý" mới đúng), mà Trần-Đức- Thảo đã phát triển một cách cũng rất "say mê", theo tinh thần mà luận điểm của Hê-ghen đã từng bị bọn thống trị ở Pơ-ruýt-xơ thời bấy giờ xuyên tạc đi: "Cái gì tồn tại là hợp lý và cái gì hợp lý là tồn tại". Ở đây, cần mở một dấu ngoặc nói ngay một điều: "hạt nhân hợp lý" là một thuật ngữ Mác đã dùng để chỉ những yếu tố nhân chính tiến bộ trong học thuyết của Hê-ghen, tức là phần tư tưởng biện chứng; nhưng qua Trần-Đức-Thảo, nó đã thâm nhập vào sinh viên với tinh thần và nội dung xuyên tạc.
Để hiểu dụng ý xuyên tạc thâm độc của Trần-Đức-Thảo, chúng ta thử đi phân tích luận điểm của Hê-ghen. Như trên đã nói, ngay đương thời, luận điểm đó đã bị bọn thống trị phản động lợi dụng và giải thích xuyên tạc theo ý chúng. Chữ "hiện thực" thì chúng biến thành đồng nghĩa với chữ "tồn tại". Như vậy, luận điểm trên đã được xem như là một sự "thần thánh hóa" chế độ hiện hành ở vương quốc Pơ-ruýt-xơ, một sự "xác nhận triết học" cho nền quân chủ chuyên chính của bọn chúng. Về vấn đề này, F. Ăng-ghen có viết: "Không một luận điểm triết học nào có thể làm cho các chính phủ thiển cận tỏ lòng biết ơn như thế, và làm cho người phái tự do không kém phần thiển cận, giận dữ đến thế" [4] . Nhưng theo tinh thần của Hê-ghen, chữ "hiện thực" phải được hiểu khác với cách biểu hiện của bọn vua Pơ-ruýt-xơ, cách hiểu này cũng là cách hiểu mà Trần-Đức-Thảo muốn cho chúng ta hiểu. "Theo Hê-ghen, không phải cái gì tồn tại cũng đều tự nhiên đã là hiện thực. Theo ông thì thuộc tính hiện thực chỉ áp dụng cho cái gì đồng thời là tất yếu" [5] , nói cách khác, chỉ là hiện thực cái gì đang tồn tại mà lại có tính chất tất yếu, chứ không tồn tại cái nào là hiện thực.
Đến đây, ta đã có thể giải đáp được câu hỏi: tại sao Trần-Đức-Thảo vốn vẫn tự hào là một người "hiểu sâu và nắm vững Hê-ghen", lại không hề đả động đến cái "luận điểm nổi tiếng" của Hê-ghen, trong suốt cả một giáo trình dài dằng dặc? Tại sao trong lúc đó, y lại đi rất sâu vào cái "hạt nhân duy lý", coi nó như một "chân lý thần thánh", một cái "chìa mở trăm ổ khóa", một "công thức vạn năng"? Qua "hạt nhân duy lý", Trần-Đức-Thảo càng ngày càng ấn sâu vào đầu óc sinh viên một công thức xuyên tạc luận điểm Hê-ghen, là: "Cái gì tồn tại là duy lý và cái gì duy lý là tồn tại". Từ sau giáo trình về Hê-ghen, cứ đến mỗi vấn đề mới, cái "công thức vạn năng" ấy lại được đưa ra dùng như một "bảo bối" để "giải thích" mọi hiện tượng của lịch sử tư tưởng: tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm, siêu hình học, v.v… Trần-Đức-Thảo đã láy đi láy lại cái "hạt nhân duy lý" ấy như một điệp khúc. Cái "hạt nhân duy lý" của Trần-Đức- Thảo thực tế là để bênh vực cho sự tồn tại của những cái lỗi thời đã mất hết hay đang mất dần tính tất yếu của nó, bênh vực cho sự tồn tại của những cái lạc hậu, phản động, những cái không có lý do tồn tại nữa. Cái "hạt nhân duy lý" của Trần-Đức-Thảo đã trở thành một vũ khí ngụy biện. Nó đã làm cho nhiều sinh viên, trong một thời gian khá dài, không phân biệt được tiến bộ với lạc hậu, cách mạng với phản động, đúng với sai, hay với dở, ví như Trần-Đức-Thảo đã từng ngụy biện, cái gì "xét cho cùng cũng có cơ sở duy lý của nó cả" (!). Thấm nhuần "triết học" của Trần-Đức-Thảo, một số sinh viên đã "can ngăn" anh em "đừng quá lời đối với Ngô-Đình-Diệm". Họ nói: "Đừng chửi nó thậm tệ, với những danh từ chó má … như thế. Dù sao, trong nhiều cái xấu nó cũng có cái tốt của nó, nếu không thì sao còn tồn tại được?" Một số sinh viên khác thì đặt vấn đề: "Ngô-Đình-Diệm tồn tại cũng có cơ sở duy lý của nó chăng?" "Hạt nhân duy lý" của Trần-Đức-Thảo là một trong những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của việc một vài sinh viên đi Nam: họ đều là những kẻ đã từng hâm mộ "hạt nhân duy lý" của y.
Vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm
Vận dụng cái bảo bối vạn năng "hạt nhân duy lý", trong suốt cả giáo trình về lịch sử tư tưởng, Trần-Đức-Thảo khi thì trực tiếp và lộ liễu, khi thì gián tiếp và úp mở, đã đề cao chủ nghĩa duy tâm với cái "cơ sở duy lý" của nó. Theo Trần-Đức-Thảo, chủ nghĩa duy tâm bất kỳ là của môn phái nào, bất kỳ là thời cổ hay thời nay, sở dĩ tồn tại và phát triển được là vì nó có phần nội dung chính, "thực chất là nội dung nhân dân, là yếu tố sản xuất tiến bộ, yếu tố khoa học", v.v… Phần không hợp lý của nó chỉ là phần hình thức, do sự "tha hóa" của giai cấp thống trị. Mặt khác, chủ nghĩa duy vật sở dĩ phát triển được cũng là dựa và tiếp nối trên những bước phát triển của chủ nghĩa duy tâm cũng "bao gồm những yếu tố bổ sung cho chủ nghĩa duy vật".
Những luận điệu đó của Trần-Đức-Thảo cũng là một cốt một đồng so với những luận điệu của chủ nghĩa xét lại quốc tế trên vấn đề chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Những luận điệu đó đưa đến chỗ phủ nhận một nguyên lý của triết học Mác-Lênin là giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có sự đối lập căn bản. Chủ nghĩa Mác-Lênin thừa nhận rằng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có nhiều liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật đối lập tuyệt đối với chủ nghĩa duy tâm, và chủ nghĩa duy vật là tuyệt đối đúng đắn, còn chủ nghĩa duy tâm là tuyệt đối sai lầm. Không thể có vấn đề "cơ sở duy lý" của chủ nghĩa duy tâm, càng không thể có vấn đề chủ nghĩa duy tâm "bổ sung" cho chủ nghĩa duy vật. Bởi vì chủ nghĩa duy vật, bất kỳ là hệ thống nào, quy đến bản chất, cũng thừa nhận vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; trái lại, chủ nghĩa duy tâm, bất kỳ là môn phái nào, quy đến bản chất, cũng coi ý thức là cái thứ nhất, vật chất là cái thứ hai. Ở đây, cần nói rõ một điểm quan trọng: trong hệ thống tư tưởng (chứ không phải là chủ nghĩa duy tâm) của một số môn phái triết học hay nhà triết học duy tâm chủ nghĩa, bên cạnh những luận điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, có một số điểm mà chủ nghĩa duy vật có thể tiếp thu, có thể kế thừa (và trong thực tế lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật, đã từng có tình trạng đó); nhưng sự tiếp thu và kế thừa đó có điều kiện, nghĩa là "thông qua phê phán và cải tạo", khiến cho những điểm ấy mất hẳn nội dung duy tâm chủ nghĩa của hệ thống triết học cũ. Đương nhiên, sự tiếp thu và kế thừa như vậy hoàn toàn không thể coi là chủ nghĩa duy tâm "bổ sung" cho chủ nghĩa duy vật được.
Những luận điệu xuyên tạc của Trần-Đức-Thảo về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã gây nên nhiều nhận thức lộn xộn và nguy hiểm. Nếu có ai hỏi sinh viên về vấn đề này, thì một số không nhỏ sẽ không ngần ngại trả lời: "chủ nghĩa duy tâm không hoàn toàn sai như chúng tôi vẫn tưởng. Nó tồn tại được và phát triển được, tức là có cơ sở duy lý! Và chính chủ nghĩa duy vật sở dĩ được hoàn bị cũng là do được sự bổ sung của chủ nghĩa duy tâm. Kết luận: không nên có thái độ bài bác triệt để đối với chủ nghĩa duy tâm!" Ở đây, chúng ta thấy hiện nguyên hình nhà "học giả" Trần-Đức-Thảo đang pha chế "chủ nghĩa sinh tồn" và "hiện tượng học" là những thứ triết học duy tâm chủ nghĩa cực kỳ phản động của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa, với chủ nghĩa duy vật của Mác!
*
Tính chất nguy hiểm trong sự hoạt động của Trần-Đức-Thảo về mặt giảng dạy không phải chỉ là do y đã tung ra luận điệu này hay luận điệu kia, mà còn là do phương pháp giảng dạy rất giảo hoạt của y nữa. Phương pháp này, qua một quá trình "tác động" thường xuyên, đã tiêm vào nhiều sinh viên những nọc độc tư tưởng tai hại.
Những luận điểm phản động và phương pháp giảng dạy "tác động tinh thần" của Trần-Đức-Thảo ở trường đại học, cộng với những hành động, luận điệu của y ở ngoài xã hội, chứng tỏ rõ ràng đó không phải là kết quả của cái "cảm tính" phản động của y. Trần-Đức-Thảo không nên lừa dối nhân dân một lần nữa bằng cái thuyết (?) "mâu thuẫn giữa cảm tính và lý tính", mà cần phải triệt để đầu hàng cách mạng, thành khẩn cúi đầu nhận tội trước nhân dân. Đó là con đường sống duy nhất của y.
Nhưng đối với chúng ta, vấn đề quan trọng hơn là phải quét sạch những nọc độc của Trần-Đức-Thảo trong việc giảng dạy triết học ở trường đại học. Muốn thế, một mặt chúng ta cần phải tiếp tục phê phán trong trường đại học những luận điểm triết học mà Trần-Đức-Thảo đã gieo rắc trong ba năm nay, vạch trần bản chất phản động của những luận điểm ấy, đồng thời tiến hành giáo dục chính trị và giáo dục lao động một cách sâu sắc và sinh động cho sinh viên. Mặt khác, cần rút trong cuộc đấu tranh vừa qua ở trường đại học những bài học kinh nghiệm cần thiết để cải tiến công tác giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhà trường.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết vĩ đại, không giống bất cứ một học thuyết nào trước đó. Học thuyết Mác-Lênin không chỉ để giải thích thế giới mà còn là một thứ vũ khí để cải tạo thế giới. Nó kế thừa mọi tinh hoa trong vốn hiểu biết trước của loài người, đồng thời nó là kết tinh của kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn của phong trào công nhân thế giới. Nó mang trong bản chất tính chiến đấu sắc bén của giai cấp vô sản, và sức sống dồi dào của quần chúng cách mạng. Cho nên, không đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, không mang trong người nhiệt tình cách mạng và ý thức chiến đấu cải tạo xã hội, không xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, thì không thể nào học tập được chủ nghĩa Mác-Lênin, càng không thể nào giảng dạy được chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một lý luận sáng tạo, nó xây dựng từ thực tế cách mạng và trở lại chỉ đạo thực tế cách mạng. Qua thực tế, nó càng được bổ sung và phát triển. Thực tế và lý luận phải gắn liền với nhau. Tách rời lý luận với thực tế là rút mất sức sống của lý luận Mác-Lênin. Vì vậy, muốn bảo đảm cho việc giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học đạt được kết quả tốt, các cơ quan có trách nhiệm cần nghĩ ra nhiều biện pháp thích hợp giúp sinh viên năng tiếp xúc với thực tế, năng liên hệ lý luận với thực tế, thông qua học tập lý luận, tìm hiểu thực tế mà nâng cao trình độ tư tưởng của mình, dần dần biến mình thành người trí thức trung thành với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.
Các bài khác về/của Trần Đức Thảo trên talawas:
Trần Đức Thảo: Niên biểu, 24.4.2004
Michel Keil: Tưởng niệm Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Đặng Phùng Quân: Đọc lại Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Nguyễn Quyến: Triết gia Trần Đức Thảo, người chiến binh của niềm hi vọng, 26.4.2004
[1]Trong cuốn phê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác có nói: trong chủ nghĩa xã hội "quyền lợi bình đẳng có một mặt còn bị hạn chế", đó là nói mặt phân phối tiêu dùng còn chưa được bình đẳng so với chủ nghĩa cộng sản. Tuy trong chế độ xã hội chủ nghĩa không còn sự chiếm hữu bất công về tư liệu sản xuất, nhưng sự thu nhập còn chưa được bằng nhau do năng lực lao động khác nhau và vật phẩm sản xuất ra chưa thật dồi dào, nên nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội là còn "làm theo năng lực, hưởng theo việc làm". Hưởng theo việc làm nên có sự không bình đẳng. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, sức sản xuất xã hội được phát triển lên nhiều, thực hành nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", thì sự cách biệt ấy mới hết.
[2]Hê-ra-cơ-lit (Heraclite), một nhà triết học duy vật cổ đại Hy-lạp, thế kỷ 6 và 5 (trước kỷ nguyên). Ông ta có tư tưởng biện chứng sâu sắc với một câu nói thường được nhắc: "Người ta không thể tắm hai lần ở một dòng sông".
[3]Hê-ghen: Nguyên lý của triết học pháp quyền.
[4]F. Ăng-ghen: Lút-vich Phơ-bách và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức.
[5]Sđd
Nguồn: Tạp chí Học Tập 6/1958
No comments:
Post a Comment