HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Sunday 22 September 2013

NVGP *87. NGUYỄN THIÊN THỤ * PHÙNG QUÁN

87. NGUYỄN THIÊN THỤ * PHÙNG QUÁN

PHÙNG QUÁN (1932-1995)
viết văn trên đá
Nguyễn Thiên Thụ


Phùng Quán quê tại làng Thủy Dương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên, gọi Tố Hữu
bằng cậu. Ông vào bộ đội, chiến đãu trong những năm 1950 tại mặt trận Thừa Thiên.
Sau hòa bình 1954 ,ông đuợc vào học trường Dự Bị Đại Học. Năm 1956, Phùng Quán
25 tuổi, tham gia phong tràoNhân Văn Giai Phẩm và bị cộng sản trừng phạt. Các tác
phẩm của ông như Chống tham ô lãng phí , Lời mẹ dặn trên Nhân Văn Giai Phẩm đã
được mọi người biết đến . Phùng Quán phải đi tù, và phải làm tờ thú tội. Trong bản
này, ông viết rằng sau khi Nhân Văn Giai Phẩm bị giải tán, suốt ngày ông chỉ chơi với
bú-dù. Các bạn hỏi tại sao chơi với bú- dù, ông trả lời: ‘ Chơi với người chán lắm rồi,thành phải chơi với bú dù.’ Hơn 30 năm, ông bị cấm viết, bị trù dập, phải viết chui truyện thiếu nhi dưới nhiều bút hiệu khác nhau để kiếm sống. Mãi đến năm 1988,
Phùng Quán mới được trở lại Hội nhà văn.




Sau 1989, Nguyễn Văn Linh cởi trói cho văn nghệsĩ, ông cộng tác với tờ Cửa Việt của tỉnh Quảng Trị, do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ biên vào năm 1992 nhưng vì bài báo của ông Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu mà tờ này bị đóng cửa. Ông là con người cương trực, bất khuất và tốt với bạn bè cùng đồng chí. Cuối năm 1991, Phùng Quán dùng nửa lương hưu của vợ để lên Kiến Xương, Thái Bình thăm người bạn cao niên Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi, là người đã cộng tác với Hồ Chí Minh, và cũng là người đứng đầu Nhân Văn, Giai Phẩm, đã lãnh cái án 15 năm tù. Nguyễn Hữu Đang lúc này không vợ, không con, ở trong một nhà kho nghèo nàn, đổi bao thuốc lá để lấy cóc nhái, rắn rết của trẻ con. Trong lời bạt cho tập thơ Phùng Cung, kiện tướng của Nhân Văn Giai Phẩm, người đã bị cộng sản bỏ tù 12 năm vì bài Con ngựa già của chúa Trịnh, Phùng Quán thuật truyện đã đến thăm Phùng Cung. Phùng Cung nghèo đến độ khi thì mang cho con giếc, con trôi vừa câu trộm được, khi thì mớ rau muống nước ở vệ hồ. Sau khi đọc tập thơ bí mật của bạn, Phùng Quán liền đi khắp nơi vận động tiền in thơ Phùng Cung. Nguyễn Hữu Đang nghe tin, cũng đưa hết bốn triệu đồng của bạn bè tặng giao cho Phùng Quán để in thơ Phùng Cung. Phùng Quán cũng cho biết trong bài Chút nghĩa cũ càng, Đoàn Phú Tứ, thi sĩ của nhóm Xuân Thu Nhã Tập, là chủ tịch hội nghị báo chí thời Mặt Trận Bình Dân, đại biểu quốc hội khóa đầu tiên, bỏ Việt Minh về thành, và phải sống trong cảnh nghèo, chỉ biết dùng rượu giải sầu. Khi chết không có áo quan. Phùng Cung đã phải làm đơn xin hội nhà văn và Quốc hội giúp đỡ việc tống táng.



Hội nhà văn không giúp đỡ được bao nhiêu, còn quốc hộichỉ cho một vòng hoa. Ngày 30-5-1994, Phùng Quán đã viết thư phản đối đến Tòa Án Tói Cao và viện Kiểm Sát Nhân Dân và hội Nhà Văn, về tài liệu lưu hành nội bộ của ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương cho biết đầu năm 1994, Đỗ Trung Hiếu đã tổ chức cho Phùng Quán từ Hà Nội vào gặp Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Bùi Minh Quốc để thuật lại việc đảng bóp méo sự thực và đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm. Ông đòi hỏi đảng và nhà nước phải bồi thường cho các nạn nhân vụ Nhân Văn Giai Phẩm, và phải tái bản các tác phẩm của nhóm này, trong đó phải có bài Lời mẹ dặn của tác giả.



Ông mất ngày 21 tháng giêng năm 1995. Linh cửu của ông được đưa về Cầu Diễn, gần
Cầu Giấy, cách Hà Nội 12 cây số về phía đông, ngày 24-1-1995. Hơn 500 văn nghệ sĩ
có mặt, trong đó có nhiều người đã tham gia Nhân Văn Giai Phẩm.
Tác phẩm:
Thơ:
- Tiếng Hát Trên Địa Ngục Côn Đảo
- Năm Anh Hùng Xebatton pon
- Trăng Hoàng Cung
Tiểu thuyết
- Vượt Côn Đảo
- Tuổi Thơ Dữ Dội




Phùng Quán có một tinh thần sắt thép, trong thơ ông ta thấy tiếng gươm đao của người
tráng sĩ. Bài Chống tham ô lãng phí của ông được đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu tập II,
tháng 10-1956 mỗi hàng thơ là một viên đại bác bắn vào bọn công sản tham ô.
Trước hết, tác giả nói lên nỗi khổ của dân chúng khi cộng sản mới tiếp thu Hà Nội. Cuộc sống của dân lao động cũng đau khổ nhọc nhằn, không có gì thay đổi:



Ta đã đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt;
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo giây thép gai tay máu chảy ròng
Bới đồn giặc trồng ngô tỉa lúa
Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
Hai muơi? ba muơi?
Tôi không nhìn ra nữa
Mồ hôi sôi trên lưng
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng
Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng Kiến An, Hồng Quảng
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
Hai mùa lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ. . .
Phùng Quán đưa ra hai hình ảnh trái ngược. Một bên dân chúng nghèo khổ, trong khi
bọn cộng sản phung phí tài sản nhân dân. Đây là một bản tố cáo chế độ cộng sản tham
ô nhũng lạm:



Các đồng chí ơi
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem.
Đài xem lễ, họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.. .
. . . .Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ đài xem lễ, tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm, thiếu áo. . .
. . .Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé toang chùi đít
Những người này không bao giờ biết
Ở làng quê con cái nhân dân,
Rọc lá chuối non đóng vở học i tờ. . . .



Ai là kẻ đã nhũng lạm, tham ô? Phùng Quán gọi chúng là ‘những con chó sói quan liêu’
, lũ ruồi nhặng, những con chuột mặc áo quần bộ đội. ..và kết tội bọn chúng đã làm trái
những lời tuyên truyền, hứa hẹn trước đây:
Những con chó sói quan liêu,
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!
Những tên quan liêu đảng đã phê bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết, ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao thấp, béo, gầy
Khắp mặt đất như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!
. . .Những con chuột mặc áo quần b đi
Đục cơm khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút, kim giờ lép gầy như bụng đói. . .
Và thái độ của ông rất cương quyết:
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vưòn thơ đầy bướm, đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng lòa
Như giấy trang kim
Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả.



Bài thơ này là những viên đạn đại bác bắn vào thành trì tham ô, nhũng lạm, và quan
liêu tàn ác của đảng cho nên đã làm cho đảng căm tức.
Bài Lời mẹ dặn đăng trên Văn số 21 ngày 17-9-1957 là một bài thơ hay, vừa hùng
mạnh vừa tình cảm cho nên dễ đi sâu vào lòng người. Trong thế giới cộng sản vẫn có
những tráng sĩ, những đồ đệ Khổng môn như Phùng Quán. Cái triết lý mà ông phát
biểu là cái triết lý Nho giáo mà cộng sản ra sức bài xích. Nho giáo khuyên con người
quyết tâm bảo vệ đạo lý làm người với những tiêu chuẩn cụ thể: Phú quý bất năng dâm,
bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Cha mẹ Phùng Quán và Phùng Quán đã
thực hành triết lý chân thực:



Con ơi, một người chân thực
Thấy vui, muốn cười, cứ cười
Thấy buồn, muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu. . .



Nội dung bài thơ của ông mang tính chất triết lý, luân lý, nhưng cũng mang tính chất
chính trị. Thật ra, Phùng Quán chỉ phát biểu cái luân lý trung trực, chân thực của những
vị người con hiếu thảo và những vị ngự sử can đảm trong một thời mà gian thần, ác
đảng lộng hành khắp trong triều ngoài nội! Cái khổ của Phùng Quán là sinh trong thời
cộng sản gian ác ngự trị trên đất bắc với chính sách vô sản chuyên chính! Cái nghịch lýlà cộng sản rất ghét kẻ sĩ chân chính, và họ rất mẫn cảm với những lời phê bình, dù là phê bình xây dựng hay phê bình bóng bẩy. Họ ưa những lời ca tụng, cho nên họ ghét Phùng Quán và nhóm Nhân Văn Giai Phẩm . Hành động này là hợp với bản tính ti tiện và tàn ác của họ. Trong khi mới về Hà Nội, họ ra sức quảng cáo cho cái xã hội chủ nghĩa của họ, họ bắt nhân dân ca tụng đảng và bác, thế mà Phùng Quán lại dựng lên cái thuyết ‘ chân thực’:



Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu. .




Theo cộng sản, nhân dân và đảng viên phải yêu bác, tuân lệnh đảng và theo xã hội chủ
nghĩa, ghét tư hữu, ghét tình yêu. . .Thế mà Phùng Quán lại đòi tự do, và khuyên mọi
người sống chân thực theo lòng mình, không nên sợ uy quyền của bất cứ ai, kể cả
đảng. Phùng Quán đã vì yêu nước, vì yêu tự do dân chủ mà lên tiếng phê bình bọn
tham quan nhũng lại, và tuyên bố theo chủ nghĩa chân thực. Về nghệ thuật, bài thơ này
rất truyền cảm vì nó gợi trong ta tình mẫu tử, tình phụ tử, và sức mạnh của tình gia đình và truyền thống luân lý gia tộc và dân tộc. Bài thơ Lời mẹ dặn là một lời thề sắt son, và cũng là một lời tiên tri cay đắng cho số phận ông và số phận của Nhân Văn Giai Phẩm.



Đường mật công danh không làm ngọt
được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá
Họ đã giật bút, cướp giấy và cấm ông viết nhưng ông cũng như những văn nghệ sĩ
trong Nhân Văn, Giai Phẩm vẫn tiếp tục viết, tiếp tục dùng dao, dùng búa khắc lên đá
những vần thơ bất khuất, hào hùng, dù đói rét, bệnh hoạn, và sống khắc khoải trong
ngục tối cuc đời. Phùng Quán, Phùng Cung, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao là những trung
thần bị kẻ gian hãm hại, nhốt họ suốt đời trong ngục tối. Bọn này lợi dụng quyền hành
trong tay, đã ra tay đàn áp tiếng nói của nhân dân. Thơ của Phùng Quán cũng như hầu
hết thơ của Nhân Văn, Giai Phẩm là thơ chiến đãu, là thơ của những chiến sĩ và chí sĩ
thiết tha yêu nước yêu dân. Đó là một lối thơ hiện thực xã hội đúng với nghĩa của nó.
Đối với các nước dân chủ Tây phương, những thi văn loại này không phải là quốc cấm
khiến cho tác giả nó phải vào tù hoặc bị rút phép thông công. Như đã trình bày, theo
cộng sản, văn học hiện thực xã hội là một thứ văn chương ca tụng cộng sản cho dù
cộng sản xấu xa, thối nát. Đó là một thứ văn chương tô hồng chuốt lục cho chế độ. Nếu
ai đem cái xấu của họ thì sẽ bị họ chém giết hoặc bỏ tù. Đó là trường hợp của Phùng
Quán và các văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm. Phùng Quán đã trả ba mươi
năm cuộc đời cho nợ văn chương.


Ông viết :
Tôi đã trả giá cho Thơ bằng ba mươi năm tốt đẹp của đời mình. Từ năm 24 tuổi
đến năm 56 tuổi, cơ chế quan liêu đã đánh trả tôi đến chí mạng. Tước đoạt của tôi
quyền lao động thiêng liêng: sáng tác, xuất bản, quyền được sinh sống cho ra một
con người. Và dìm ngập tôi trong bùn nhơ, lăng nhục trước công luận.
Họ đã đày ải ông, dìm ông xuống trong đói khổ, tủi nhục, nhưng ông vẫn cố gắng
đứng dậy:
Có những phút ngã lòng,
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.
Ông không những chống đối đảng mà ông còn chống đối bản thân ông. Không những
đảng chôn ông mà ông cũng tự chôn ông. Nếu ngày xưa có triết gia ban ngày đốt đèn
đi tìm chân lý thì Phùng Quán cũng tự vùi mình để tìm nguồn thơ trong cõi âm ty! Ông
viết:
Thơ là mạng sống, là lý lịch đời tôi. Cạn thơ giữa cuc đời, tôi quyết định rời bỏ
thành phố, gia đình, bạn hữu, giữa cái tuổi năm mươi, lên rừng đào mạch thơ
giữa thiên nhiên. Tôi đã sống suốt ba năm trong cái lá lợp tranh lá nứa, giữa mt
bãi đất phù sa hoang vu, vùng đồi núi Thái Nguyên, mọc lút đầu cỏ dại và cây
trinh nữ xanh. Xung quanh bãi đất hoang, con suối lớn Linh Nhamvây bọc.
Bàn ghế ghế là rễ cây chết. Giường nằm là cây Coi có thể bị bão xô bật gốc. . .
Trước mặt lán, sát bờ vực suối, tôi đào cái huyệt rng mt mét, dài hai mét, sâu
mét rưởi. Tôi nguyện néu không tìm thấy thơ, tôi sẽ lăn xuống đó!
Sau cuộc đồng thiếp về âm cung tìm thơ, ông đã trở lại Hà Nội, có lẽ là ông đã gặp
hồn thơ. Trăng Hoàng Cung ra đời năm 1993 là một vinh quang của một vị lão tướng
sau bao năm chinh chiến và đã chiến thắng trở về thành đô. Ông lão ngoàisáu mươi
vẫn hăng hái, nhiệt tình với đất nước như thuở ngoài hai mươi!
Một niềm yêu tôi không đổi thay
Một niềm tin tôi không thay đổi
vết trên giấy có kẻ giòng
Là nhà văn
Tôi đã viết suốt ba mươi năm
là chiến sĩ
Tôi là xạ thủ cấp kiện tướng trung đoàn
Tôi có thể viết như bắn
. . . . . . .
Không có gì đẹp hơn
Viết ngay và viết thẳng
Là nhà văn
Tôi yêu tha thiết
Sẽ ngay thẳng tột cùng
Ngay thẳng thủy chung
Của mọi chữ viết. . .



Thơ của ông sau Nhân Văn, Giai Phẩm vẫn là thơ hiện thực, là thơ yêu nước. Ông nhận
thấy nhân dân ta đói khổ khắp nơi, ông cũng hòa mình vào quần chúng nghèo khổ để
đứng cùng hàng ngũ với họ, trong khi người cộng sản đã thành tư sản đỏ, sống huy
hoàng trên nỗi khổ của dân chúng:
Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi
một miếng ăn?


Tôi có quyền gì lên xe xuống ngựa?
Khi gót chân nhân dân tôi nứt nẻ bụi đường. . .
Phần lớn thơ Phùng Quán thể hiện tính anh hùng, bất khuất của con người kẻ sĩ trong
ông. Nhưng người ta cũng bắt gặp đôi lần trái tim ông rớm máu trước nỗi khổ của ông,
bạn bè và của cả một dân tộc đang bị cộng sản đày đọa:
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ nhà thơ như ở đây?
Ba thưóc vuông, sáu nhà thơ ngồi
Hai phải đứng vì không đủ chỗ!
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người, mười cuộc đời rạn vỡ!
Bị ruồng bỏ và bị lưu đày.
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đam mê như ở đây?
Yêu đến phải vào nhà thương điên.
Thơ đến phải bị còng tay. . .
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ cô đơn như ở đây?
Một đám trẻ bơ vơ không nhà cửa
Sống bằng thơ đau với rượu cay. . .
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người quỳ gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người. . .
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
Có nơi nào trên trái đất này?
( Người bạn lính cùng một tiểu đội)



Trong cơn khốn khó, có lẽ Phùng Quán đã có một người vợ hiểu chồng. Dù trong khi
dạy học, bà phải kết tội Nhân Văn, Giai Phẩm như trong cuộc sống gia đình, bà vẫn
chung thủy, là vợ và là bạn, hiểu ông, nâng đỡ ông cho nên ông đã đọc thơ Đỗ Phủ
cho vợ nghe vì cuộc đời của Đỗ Phủ có nhiều điểm giống ông:
ngoài trời trăng như tuyết
trăng lạnh đến thấu xương
trong nhà vách trống toang
gió ra vào thỏa thích
hồ khuya sương tịch mịch
trộn nuớc lẫn cùng trời
. . . . . . . .
vai khoác áo bông sờn
tôi ngồi đọc Đỗ Phủ
vợ vừa nghe, vừa đan. . .
thơ ai như thơ ông
lặng im mà gầm thét
trang trang đều xé lòng
câu câu đều đẫm huyết
thơ ai như thơ ông
kể chuyện mái nhà tốc
vác củi làm chuồng gà
dọc lên trào nước mắt!
thơ ai như thơ ông
mỗi chữ đều như róc
từ xương thịt cuộc đời
từ bi thương phẫn uất
dựa tuyết trong đò con
Đỗ Phủ nằm chết đói
. . . . . . . .
vụng về tôi dỗ vợ
‘Em ơi đừng buồn nữa
qua rồi chuyện ngàn năm
bao nhiêu nước sông Tương’
miệng nói nhưng lòng nghĩ
ôi thân phận nhà thơ
khác nào thép không rỉ
ngàn năm cũng thế thôi!
đã đi với nhân dân
thì thơ không thể khác
dân: máu lệ không cùng
thơ chết: áo đắp mặt.
. . . .. . . . .
đã đi với nhân dân
thì thơ không thể khác
dân: máu lệ khôn cùng
thơ chết áo đắp mặt
chính vì thế em ơi
nhân loại ngàn năm qua
máu chảy như sông xiết
cũng là để cho thơ
sẽ không còn phải viết
những Hành qua Bành Nha
vô gia thùy lão biệt
cũng là để cho thơ
sẽ không còn ai chết
giữa tuyết trong đò con
đắp mặt áo bông sờn. . .
Bài Chống tham ô lãng phí là theo nghệ thuật hiện thực. Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng
Bá Lân là tả cảnh đẹp thôn quê, tình yêu thôn xóm, còn thơ Phùng Quán là tả cảnh
thực xã hội nghèo khổ dưới thời xã hội chủ nghĩa trong những năm 1955-1957. Thơ
cuả Phùng Quán cũng như thơ Nguyễn Chí Thiện là thơ chính trị, nhắm chống cộng sản
tham nhũng, gian ác. Phùng Cung đã tả rất thực, dùng những từ ngữ mạnh và rõ ràng.
Những bức tranh của ông rất đậm nét và mang nhiều màu sắc:
Hai mùa lúa không có một bông
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ. ..
. . . . . . . . . .
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Run lẩy bẩy chun vào hầm xia tối
Vác những thùng phân. . .
. . . . . . . . .
Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt xé toang chùi đít. . .



Bài Lời mẹ dặn cũng theo thể thơ tự do, có vần có điệu, những điệp khúc, những điệp
tự yêu, ghét đã làm cho bài thơ như quấn quýt, như bay bổng. Những bài thơ cuối đời
của ông mạnh mẽ, hàm súc như thế. Bút thơ của Phùng Quán là thanh gươm sắc bén
của người chiến sĩ tự do.
Bài thơ trong Người bạn lính cùng tiểu đội lại mang tính chất bi ai nhưng nó vẫn là một
lời tố cáo mạnh mẽ..Nói chung, thơ Phùng Quán rất hay, là thơ chiến đãu nhưng cũng
man mác chất trữ tình.
Truyện của Phùng Quán cũng rất đặc sắc. Truyện Người bạn lính cùng một tiểu đội là
một hồi ký của ông viết về Tuân Nguyễn, và cũng là bản án dành cho chế độ cộng sản.
Điểm thứ nhất là tố cáo chế độ cộngsản đã hành hạ ông đồng thời cũng biểu dương
tinh thần uy vũ bất khuất của ông cũng như tình bạn cao cả của ông. Cộng sản bao vây
kinh tế, ông sống bằng nghề câu cá trộm trên Hồ Tây, trong khi vợ ông là một giáo
viên, sống với đồng lương khiêm tốn của chế độ.
Tuân đặt bút tiếp tôi.
-Mình bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết mà mình vẫn nói chuyện với cậu. . .
Mình hy vọng trong năm nay sẽ hoàn thành bản thảo lần thứ nhất. .. Thời tiết này mà đóng cửa buồng lại ngồi viết văn thì nhất. Nhưng khổ nỗi thời gian cứ bị cắt vụn vì những công việc của cơ quan.
Tôi buồn, cười:
Thời tiết này đói với dân câu chúng mình cũng nhất. Hồ Tây đêm đêm mờ mịt mưa xuân. Chúng mình đang hồi hộp đón vụ cá vật đẻ đầu tiên trong năm.
- Cậu bỏ văn rồi à? Tuân băn khoăn hỏi tôi.
- Không bỏ cũng coi như bỏ, tôi nói. Viết mà không ai in thì viết làm gì?
Lần đó, tôi dùng năm đồng trợ cấp sữa cho cháu sắm thêm mấy bộ lưỡi câu chùm, loại chuyên dùng để giật cá vật đẻ.
Tháng ba trời nồm ẩm ướt gần suốt cả tháng. Đường phố Hà Nội lép nhép bùn.Thềm nhà, xi măng, đá hoa các nhà chảy nước. Dân trong thành phố bực dọc nguyền rủa thời tiết. Dân câu ven Hồ Tây chúng tôi chúng tôi lại vui mừng hết chỗ nói. Hồ Tây cá trở mình suốt đêm. Cá cái như chép, diếc, thầu dầu bụng căng trứng nôn nóng chờ mưa rào. Ngày hôm đó trời đổ mưa rào, trận mưa rào đầu tiên.Người ta gọi là trận mưa rửa bùn. Dân câu chúng tôi gọi là trận mưa tiền. .. . Khoảng bảy giờ tối, tôi đang dùng đá mài chuốt lại mấy bộ lưỡi câu. Tuân Nguyễn đột ngột dắt xe bước vào. Cậu ta lấy trong túi xách ra một bao thuốc Điện Biên, và một gói trà Thanh Hương.
- Cậu pha trà đi. Đêm nay mình sẽ tra tấn cậu đây. Mình đọc cho cậu nghe hai chương đầu cuốn tiểu thuyết vừa chép sạch xong.
Tôi suýt buột miệng: ‘ Hay cậu để đến đêm mai có được không?’ nhưng kịp ghìm lại. Tôi cũng đã viết văn, tôi biết rõ cái tâm trạng háo hức, hồi hộp của người viết khi quyết định đọc những trang viết đầu tay cho bạn mình nghe. Đó là mối tình đầu của chàng trai mới lớn.. . . Tôi không muốn bạn mình cụt hứng. Nhưng tôi thầm nghĩ tại sao hắn lại chọn đúng cái đêm nay mà đọc văn cơ chứ! VớI dân câu chúng tôi, mỗi năm chỉ có một đêm như đêm nay. Tôi đang hy vọng sẽ kiếm được một yến cá chép. Năm ngoái cũng đúng vào thời điểm này, tôi kiếm đưọc hơn muời sáu cân cá, và một con rắn cạp nong lớn đi ăn trứng cá. Tôi bán tất, mang tiền về cho vợ. Vợ tôi mừng ứa nước mắt. . .



Hồi ký này cũng tố cáo chế độ công an tàn bạo của cộng sản. Họ bắt giam Tuân
Nguyễn cũng như bắt Vũ Thư Hiên, Vũ Đình Huỳnh không cần xét xử, và vụ án kéo dài
tùy theo ý muốn của đảng và nhà nước. Chính sách khủng bố này đã làm cho nhân dân
lo âu, sợ hãi, và các văn nghệ sĩ luôn sống trong ác mộng.
Ngày 21 tháng 10 năm 1964, Tuân Nguyễn bị công an bắt giam. Và sau đó là thời gian cầm tù gần mười năm, nói thật chính xác là chín năm, bảy tháng. . Tội danh của Tuân và vì sao Tuân bị bắt, ngày ấy tôi không được biét tường tận cho lắm. Tôi chỉ biết Tuân Nguyễn bị bắt vào buổi sáng, thì buổi chiều tôi lò dò đến 20 phố Tràng Tiền. Hôm đó, tôi cạn túi, định ghé vô ăn chực Tuân một suất cơm tập thể.. . Tôi đang loay hoay tìm chỗ dựng xe đạp trước cửa nhà ăn, thì nhà thơ Trần Nguyên Vấn, cũng là dân Huế và làm cùng cơ quan với Tuân, từ bên trong nhà ăn sải chân bước ra, vẻ mặt thất sắc, hớt hải. Vấn đến bên tôi, ghé tai thì thầm: Quán về ngay đi. Tuân Nguyễn vừa bị bắt sáng nay. Tôi lây nỗi khiếp hãi của Vấn, nhảy phóc lên xe đạp, phóng như điên về Nghi Tàm.
Tôi chệnh choạng dựa xe vào phen liếp, hai chân bỗng như bị đốn. . . Tôi nằm dài ra nền nhà, mặt úp xuống đất, khóc nấc lên, một nỗi đau đớn không tên, quặn thắt trong tim tôi. . .




Trong văn học và chính trị hiện tại, ở nước Việt Nam không ai chịu trách nhiệm về một
vấn đề gì. Thành công là do đảng lãnh đạo, còn thất bại thì đổ cho kẻ thù phá hoại. Chỉ
có Chế Lan Viên và Tuân Nguyễn là có ý thức trách nhiệm về đau khổ của nhân dân Việt
Nam. Tuân Nguyễn bị tai nạn giao thông chết năm 1981, lúc vừa 49 tuổi tại Sài gòn, và
trước đó, ông nói với Phùng Quán:
Mình định viết một bài thơ dài, nhan đề : Tôi có lỗi.Tuân nói rõ: chữ Tôi ở dây phải viết hoa. Vì Tôi ở đây là nghệ sĩ và trí thức chân chính của đất nước.Tôi có trách nhiệm với tất cả những lỗi lầm đang lăng nhục và xúc phạm con người. Trong mọi chuyện, chính tôi là người có lỗi. Vì tôi chưa đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh cao cả mà Thượng Đế đã đặc trao cho người nghệ sĩ.
Năm 1992, tờ Cửa Việt số Mùa Xuân đã đăng bài viết của Phùng Quán có nhan đề
Xông đất nhà thơ Tố Hữu, thuật lại việc ông đến mừng tuổi Tố Hữu năm 1990. Tố Hữu
là cậu ruột của Phùng Quán, là người bỏ tù và trừng phạt Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó
có Phùng Quán, cháu ông ta. Tố Hữu lúc này thất thế, đã đọc cho Phùng Quán mt trong
những bài thơ cuối cùng của Tố Hữu:
Anh bộ đội mua đồng hồ
Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo.
Đành hỏi cô hàng, cô tủm tỉm,
Giả mà như thiệt khó chi mô!
Bài thơ này rất hóm hỉnh, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Không biết qua bài này,
Tố Hữu châm biếm ai? Ông châm biếm cái chế độ mà ông đã làm phó thủ tướng hay
ông châm biếm ông? Ông làm bài này tự bao giờ? Phùng Quán viết về bài thơ này như
sau:
Riêng tôi, bài thơ làm tôi nghĩ ngợi phân vân: Có lẽ nào một nhà chính trị, một nhà thơ từng trải thông minh như cậu ( Tố Hữu) mà mãi cho đến lúc bước vào tuổi bảy mươi mới bắt đầu ngấm đòn giả- thiệt? Hay cậu đã ngấm từ lâu nhưng phải đến hôm nay, khi không còn hệ lụy gì nữa, mới có dịp bộc bạch với mọi người?
Xem chân dung Phùng Quán, dáng người thanh thanh, khuôn mặt dài, vừng trán cao,
đôi mắt dài. Ông có dáng một thiền sư, một đạo sĩ, một triết gia nhưng ông đích thực là
một thi nhân và là một chiến sĩ. Nếu thời xưa, thời mà người ta còn trọng chữ nghĩa và
đạo đức, triều đình ban thưởng cho hiền sĩ trong nước, thì Phùng Quán chắc chắn được
tặng năm chữ uy vũ bất năng khuất, vì đó là nội dung của một trong những bài thơ
hay nhất trong văn học Việt Nam, và đó cũng là con người ông.

===
Nguyễn Thiên Thụ

( TRÍCH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI)
http://www.sontrung.com
SON TRUNG THƯ TRANG
http://sontrung.blogspot.com



====

No comments:





No comments:

Post a Comment