60 LÊ QUANG * ĐỌC NHÂN VĂN SỐ 1
Lê Quang
Đọc Nhân văn số 1
Đọc Nhân văn số 1
Lời
toà soạn báo Văn nghệ: Sau khi tập Giai phẩm mùa Thu và báo Nhân văn số
1 ra đời, chúng tôi có nhận được nhiều ý kiến của các bạn đọc xa gần
gửi tới. Để giúp cho những lý luận văn nghệ chúng ta được phong phú,
chúng tôi xin giới thiệu một số bài sau đây và mong các bạn sẽ tiếp tục
góp thêm ý kiến.
*
Báo Nhăn văn số 1 đã xuất bản được ngót 10 hôm nay. Theo lời quảng cáo của Tòa soạn, Nhân văn số 2 sẽ ra trong một ngày gần đây.
Tôi muốn góp vài ý kiến với anh em Tòa soạn Nhân văn:
Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến đã đăng trong lời phi lộ: "Nhân văn đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần thực tiễn…"
Kinh nghiệm đấu tranh bản thân ở Việt Nam, cũng như ở khắp nơi trên thế giới đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: "Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa duy nhất đúng đắn". Trên lãnh vực văn hóa, xã hội cũng như trên mọi mặt trận đấu tranh khác, bất cứ ai, dù vô tình hay hữu ý, đi lệch hướng của chủ nghĩa Mác-Lênin nhất định sẽ không phục vụ được quảng đại quần chúng nhân dân, nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta hy vọng rằng: với ý thức tư tưởng ấy anh em Nhân văn sẽ đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển văn hóa cải thiện xã hội hiện nay của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Nhưng thực tế, nội dung Nhân văn số 1 đã đi ngược lại những lời phi lộ trên rất nhiều.
Tôi đồng ý nhận xét với anh em rằng trong quá trình kiến thiết xây dựng của ta trên hai lãnh vực công tác văn hóa, xã hội chúng ta đã có những khuyết điểm sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng cũng phải nói ngay rằng: chúng ta đã nhìn thấy rõ những khuyết điểm sai lầm ấy rồi. Và hiện nay chúng ta đang tích cực sửa và đã sửa được tốt một số vấn đề ở nhiều nơi. Tôi nghĩ: ngay về điểm này cũng rất đáng nói, cần nói. Sao anh em không nói?
Anh em có nhìn thấy biết bao nhiêu hầm mỏ, nhà máy đã được phục hồi xây dựng trong một thời gian vượt mức?
Anh em có nhìn thấy phong trào văn nghệ quần chúng muôn màu muôn vẻ ngày càng lớn mạnh? Anh em có nhìn thấy con người chúng ta đã lớn lên, hùng mạnh hơn bao giờ hết dưới chế độ dân chủ cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo?
Đây có phải là những ưu điểm tuyệt đối của chế độ chúng ta? Đây có phải là những điều rất đáng nói? Sao anh em không nói?
Chúng ta nói chế độ của chúng tốt đẹp. Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận rằng trong khi đấu tranh kiến thiết chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Chúng ta còn nhiều khuyết điểm thiếu sót. Để vun đắp cho chế độ mình chúng ta cần phê bình và tự phê bình.
Báo chí là một thứ vũ khí sắc bén, là đội quân xung kích. Báo chí không thể chỉ nói một chiều, vì báo chí là tấm gương phản ảnh sự thật theo hướng đi lên của lịch sử. Do đó báo chí có nhiệm vụ nói cả hai mặt của vấn đề. Trong công tác phê bình và tự phê bình, ta thẳng thắn thân ái phê bình xây dựng bạn, dũng mãnh phê bình đả kích địch.
Tại sao trong khi đả kích ta thì ông Phan Khôi chế riễu một cách vô cùng độc ác: "Người ta làm cho tôi cảm thấy qua việc ấy rằng nước Việt Nam ngày xưa, triều đại là triều đại Thiệu Trị, Tự Đức, cái nguồn văn chương là Tứ Thư Ngũ Kinh, còn nước Việt Nam ngày nay cũng là triều đại gì đó, chỉ khác cái nguồn văn chương là Mác-xít". Tại sao khi đả kích ta thì ông Phan Khôi lại kêu lên: "Cụ Đồ Chiểu ơi Cụ Đồ Chiểu" và "Tôi còn làm ăn gì được nữa cụ ơi!" (Giai phẩm mùa Thu tập I). Trong khi ấy nói tới địch thì Phan Khôi nhẹ nhõm rủ rỉ: "Các anh viết báo ở Sài Gòn có lạ gì với tôi đâu? Thuở nay tôi có hề chịu làm đầy tớ, ấy là tự các anh muốn nói thế thì cứ nói". Hay còn tâng bốc địch lên "Các anh đều là người có học thức như tôi hoặc giả còn thấy biết rộng rãi hơn tôi, một nhà nho cổ đã quá thời" (Nhân văn số I) − Thái độ ấy là thái độ gì? Cách nhìn sự vật, cách nhận thức vấn đề của Phan Khôi như vậy là xuất phát từ tư tưởng nào? Từ lập trường nào?
Đọc Nhân văn số 1, người ta cũng chú ý nhiều tới bài "Con người Trần Dần" của Hoàng Cầm. Đến hôm nay, tưởng rằng khỏi phải nói nhiều, chúng ta cũng đã thấy rõ tác hại nghiêm trọng của bài này như thế nào. Mọi người đều thấy rõ ràng, tuy các cơ quan có trách nhiệm chưa chính thức lên tiếng, nhưng nội dung bài của Hoàng Cầm chứa chất nhiều mâu thuẫn đã tố cáo tác giả bài đó có một cách nhìn sự việc sai lệch phũ phàng. Viết bài này Hoàng Cầm tưởng rằng có thể đề cao được Trần Dần, có thể khoét sâu vào nhược điểm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, làm cho mọi người có thể hiểu sai chế độ, gây cho người đọc ngộ nhận một không khí nghẹt thở ở miền Bắc.
Bằng cách viết cố tình đưa những câu, những chữ, những hình ảnh, sự việc lắt léo, Hoàng Cầm cố đánh mạnh vào tình cảm đầu tiên của con người, giành phần thắng về mình. Nhưng Hoàng Cầm đã nhầm to. Quảng đại quần chúng nhân dân rất giác ngộ. Từ xưa tới nay trong những giờ phút gay go nhất của lịch sử, bao giờ quần chúng cũng tuyệt đối tin theo tiếng nói chính nghĩa.
Cách viết của Hoàng Cầm có lẽ tốt trên mặt báo khi ta còn bị đế quốc thống trị, trong lòng địch hay ở miền Nam hiện nay. Đem cách viết ấy, đem những ý nghĩ ấy áp dụng trong báo chí dưới chế độ ta là không đúng.
*
Trong phạm vi một bài báo nhỏ này tôi chưa nói hết được những nhận xét của tôi về các khía cạnh khác của Nhân văn số 1.
Dư luận chính đáng của người đọc sẽ bổ sung thêm.
Tóm lại: qua nội dung Nhân văn số 1, tôi thấy toát lên những sai lầm như sau: cách nhìn của một số tác giả trong Nhân văn lệch lạc quá, cách đặt vấn đề của anh em thiếu bề xây dựng, anh em lầm lẫn giữa bạn và thù.
Chúng ta là những người con của chế độ. Chúng ta lớn lên trong chế độ. Chúng ta có nhiệm vụ phải xây dựng cho chế độ. "Lấy lời nói để được tín nhiệm". Báo Nhân văn, nếu thực sự đi theo đúng ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam nhất định rồi ra sẽ có nhiều tiến bộ.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 141 (4.10.1956), tr. 7. Lại Nguyên Ân biên soạn.
*
Báo Nhăn văn số 1 đã xuất bản được ngót 10 hôm nay. Theo lời quảng cáo của Tòa soạn, Nhân văn số 2 sẽ ra trong một ngày gần đây.
Tôi muốn góp vài ý kiến với anh em Tòa soạn Nhân văn:
Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến đã đăng trong lời phi lộ: "Nhân văn đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần thực tiễn…"
Kinh nghiệm đấu tranh bản thân ở Việt Nam, cũng như ở khắp nơi trên thế giới đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: "Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa duy nhất đúng đắn". Trên lãnh vực văn hóa, xã hội cũng như trên mọi mặt trận đấu tranh khác, bất cứ ai, dù vô tình hay hữu ý, đi lệch hướng của chủ nghĩa Mác-Lênin nhất định sẽ không phục vụ được quảng đại quần chúng nhân dân, nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta hy vọng rằng: với ý thức tư tưởng ấy anh em Nhân văn sẽ đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển văn hóa cải thiện xã hội hiện nay của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Nhưng thực tế, nội dung Nhân văn số 1 đã đi ngược lại những lời phi lộ trên rất nhiều.
Tôi đồng ý nhận xét với anh em rằng trong quá trình kiến thiết xây dựng của ta trên hai lãnh vực công tác văn hóa, xã hội chúng ta đã có những khuyết điểm sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng cũng phải nói ngay rằng: chúng ta đã nhìn thấy rõ những khuyết điểm sai lầm ấy rồi. Và hiện nay chúng ta đang tích cực sửa và đã sửa được tốt một số vấn đề ở nhiều nơi. Tôi nghĩ: ngay về điểm này cũng rất đáng nói, cần nói. Sao anh em không nói?
Anh em có nhìn thấy biết bao nhiêu hầm mỏ, nhà máy đã được phục hồi xây dựng trong một thời gian vượt mức?
Anh em có nhìn thấy phong trào văn nghệ quần chúng muôn màu muôn vẻ ngày càng lớn mạnh? Anh em có nhìn thấy con người chúng ta đã lớn lên, hùng mạnh hơn bao giờ hết dưới chế độ dân chủ cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo?
Đây có phải là những ưu điểm tuyệt đối của chế độ chúng ta? Đây có phải là những điều rất đáng nói? Sao anh em không nói?
Chúng ta nói chế độ của chúng tốt đẹp. Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận rằng trong khi đấu tranh kiến thiết chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Chúng ta còn nhiều khuyết điểm thiếu sót. Để vun đắp cho chế độ mình chúng ta cần phê bình và tự phê bình.
Báo chí là một thứ vũ khí sắc bén, là đội quân xung kích. Báo chí không thể chỉ nói một chiều, vì báo chí là tấm gương phản ảnh sự thật theo hướng đi lên của lịch sử. Do đó báo chí có nhiệm vụ nói cả hai mặt của vấn đề. Trong công tác phê bình và tự phê bình, ta thẳng thắn thân ái phê bình xây dựng bạn, dũng mãnh phê bình đả kích địch.
Tại sao trong khi đả kích ta thì ông Phan Khôi chế riễu một cách vô cùng độc ác: "Người ta làm cho tôi cảm thấy qua việc ấy rằng nước Việt Nam ngày xưa, triều đại là triều đại Thiệu Trị, Tự Đức, cái nguồn văn chương là Tứ Thư Ngũ Kinh, còn nước Việt Nam ngày nay cũng là triều đại gì đó, chỉ khác cái nguồn văn chương là Mác-xít". Tại sao khi đả kích ta thì ông Phan Khôi lại kêu lên: "Cụ Đồ Chiểu ơi Cụ Đồ Chiểu" và "Tôi còn làm ăn gì được nữa cụ ơi!" (Giai phẩm mùa Thu tập I). Trong khi ấy nói tới địch thì Phan Khôi nhẹ nhõm rủ rỉ: "Các anh viết báo ở Sài Gòn có lạ gì với tôi đâu? Thuở nay tôi có hề chịu làm đầy tớ, ấy là tự các anh muốn nói thế thì cứ nói". Hay còn tâng bốc địch lên "Các anh đều là người có học thức như tôi hoặc giả còn thấy biết rộng rãi hơn tôi, một nhà nho cổ đã quá thời" (Nhân văn số I) − Thái độ ấy là thái độ gì? Cách nhìn sự vật, cách nhận thức vấn đề của Phan Khôi như vậy là xuất phát từ tư tưởng nào? Từ lập trường nào?
Đọc Nhân văn số 1, người ta cũng chú ý nhiều tới bài "Con người Trần Dần" của Hoàng Cầm. Đến hôm nay, tưởng rằng khỏi phải nói nhiều, chúng ta cũng đã thấy rõ tác hại nghiêm trọng của bài này như thế nào. Mọi người đều thấy rõ ràng, tuy các cơ quan có trách nhiệm chưa chính thức lên tiếng, nhưng nội dung bài của Hoàng Cầm chứa chất nhiều mâu thuẫn đã tố cáo tác giả bài đó có một cách nhìn sự việc sai lệch phũ phàng. Viết bài này Hoàng Cầm tưởng rằng có thể đề cao được Trần Dần, có thể khoét sâu vào nhược điểm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, làm cho mọi người có thể hiểu sai chế độ, gây cho người đọc ngộ nhận một không khí nghẹt thở ở miền Bắc.
Bằng cách viết cố tình đưa những câu, những chữ, những hình ảnh, sự việc lắt léo, Hoàng Cầm cố đánh mạnh vào tình cảm đầu tiên của con người, giành phần thắng về mình. Nhưng Hoàng Cầm đã nhầm to. Quảng đại quần chúng nhân dân rất giác ngộ. Từ xưa tới nay trong những giờ phút gay go nhất của lịch sử, bao giờ quần chúng cũng tuyệt đối tin theo tiếng nói chính nghĩa.
Cách viết của Hoàng Cầm có lẽ tốt trên mặt báo khi ta còn bị đế quốc thống trị, trong lòng địch hay ở miền Nam hiện nay. Đem cách viết ấy, đem những ý nghĩ ấy áp dụng trong báo chí dưới chế độ ta là không đúng.
*
Trong phạm vi một bài báo nhỏ này tôi chưa nói hết được những nhận xét của tôi về các khía cạnh khác của Nhân văn số 1.
Dư luận chính đáng của người đọc sẽ bổ sung thêm.
Tóm lại: qua nội dung Nhân văn số 1, tôi thấy toát lên những sai lầm như sau: cách nhìn của một số tác giả trong Nhân văn lệch lạc quá, cách đặt vấn đề của anh em thiếu bề xây dựng, anh em lầm lẫn giữa bạn và thù.
Chúng ta là những người con của chế độ. Chúng ta lớn lên trong chế độ. Chúng ta có nhiệm vụ phải xây dựng cho chế độ. "Lấy lời nói để được tín nhiệm". Báo Nhân văn, nếu thực sự đi theo đúng ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam nhất định rồi ra sẽ có nhiều tiến bộ.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 141 (4.10.1956), tr. 7. Lại Nguyên Ân biên soạn.
No comments:
Post a Comment