57 .NGUYỄN TUÂN * GIẢI VĂN HỌC 54-55
Nguyễn Tuân
Về giải thưởng văn học 54-55
Về giải thưởng văn học 54-55
Bài "Phê
bình lãnh đạo văn nghệ" của ông Phan Khôi đăng ở Giai phẩm mùa Thu đưa
ra việc giải thưởng văn học năm nay của Hội Văn nghệ Việt Nam làm cho
người đọc phải hiểu nó theo cái nghĩa: giải thưởng này đã hoàn toàn tổ
chức và tiến hành trên cái cơ sở bè phái ngay từ đầu, và có nhiều điều
ám muội. Tôi là một người có trách nhiệm chung trong việc làm giải
thưởng, tôi có một số ý kiến dưới đây:
*
Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam đặt ra để khích lệ những tài năng văn nghệ đã xuất hiện trong quá trình phụng sự cuộc đấu tranh vì Hòa bình, Độc lập, Thống nhất và Dân chủ. Quan niệm về giải thưởng lúc đó đã nặng về các mặt chính sách, ảnh hưởng mạnh đến việc tổ chức giải, và sự nhận định tác phẩm nói chung. Lúc chọn tác phẩm, hay nhìn thành ra các mặt chính sách của Mặt trận và tất cả các mặt chính sách khác. Phải làm sao cho có đủ mặt các địa phương, các thành phần, các giới (Tại sao chưa có tác giả Nam bộ viết truyện chắc tay? − Tại sao chưa có phụ nữ viết được tiểu thuyết?). Phải làm sao cho đủ mặt các đề tài, chủ đề (Tại sao đã có những thành tích lớn trong các mặt thực tế cuộc sống, mà ta chưa phản ảnh được vào tác phẩm?). Ở đây, tôi muốn nói thêm đến tập Người người lớp lớp của Trần Dần mà có một số ý kiến trong Ban chấm giải muốn đưa vào giải để nhận xét; nhưng tiểu thuyết đó không đưa vào: hồi ấy đang có sự hiềm nghi chính trị đối với Trần Dần. Ngày nay, vấn đề anh Trần Dần đã rõ rệt, theo ý tôi, chúng ta nên đặt vấn đề nhận định về tiểu thuyết Người người lớp lớp.
Thời gian làm giải kéo dài; trước định tuyên bố năm 54, sau làm thêm sang năm 55, và mãi đến giữa tháng 3 năm 56, mới tuyên bố giải. Do đó, mà cái danh nghĩa của giải cũng không rõ. Nó là giải thi (prix, có dự thi) hay nó là hình thức giải tặng (couronnement, không dự thi, nhưng thấy tác phẩm tốt thì tặng giải)?
Thành ra đến hạn, mà không thấy đủ các tiêu chuẩn, thì cứ thêm vào. Thêm người, thêm sách đã in, thêm bản thảo, thêm ngày tháng. Người đang làm mà lại bận thêm một công tác gì phải đi vắng thật xa hoặc đi trong nước nhưng mà dài ngày, thì lại chuyển sang cho người khác. Cái quan niệm chưa rõ ràng về giải, đã dẫn tới một số hiện tượng gò ép, gượng gạo, lôi vào, đối với một số tác phẩm. Ví dụ như thái độ bốc của tôi đối với tập truyện Cái lu của Trần Kim Trắc, một nhà văn trẻ trong quân đội Nam bộ ra tập kết. Tôi tích cực trong việc đưa tập truyện Cái lu vào giải ba, mặc dầu kỹ thuật diễn tả của tác giả còn đuối về mặt tiếng nói, mặc dầu cái chất tốt trong riêng truyện ngắn ấy chưa đủ thành một trọng lượng để định giá. Thực chất của Cái lu chỉ ở mức khuyến khích (như đa số ý kiến trong cuộc thảo luận), nhưng tôi đã hết sức hùng biện để nâng Cái lu lên.
Đối với tập bút ký Nam bộ mến yêu của Hoài Thanh được vào giải ký sự phóng sự hạng ba dưới, tôi không bốc như là đối với Cái lu của Trần Kim Trắc. Nhưng thái độ tôi đối với tập Nam Bộ mến yêu, cũng là nặng về vấn đề Nam Bộ, cũng không có ý kiến cụ thể và dứt khoát về xếp hạng. Tôi nhớ đọc nó một lần, khi còn là bản thảo đánh máy. Đặt Nam bộ mến yêu vào giải thưởng ký sự, phóng sự, với cái yêu cầu đề ra cho loại bút ký (choses vues), nếu bây giờ mà có đặt vấn đề phải xét lại nó cho thật nghiêm ngặt tôi nghĩ rằng nó vẫn còn ở lại được ở chỗ khuyến khích, chứ không phải là bay hẳn, như một số ý kiến tôi nghe được. Tôi thấy cần phải nói rõ: Ông Hoài Thanh không có tự mình đưa tập này vào giải.
*
Ban chấm giải thưởng thành lập theo lối chỉ định, do Ban Thường vụ cử người vào. Cho rằng lần làm giải trước ở Việt Bắc cũng thế, không có ai dị nghị gì về cách làm, thì nay cũng cứ như thế mà làm. Cái thiếu sót lớn về mặt này là thiếu sự tham gia của các đại biểu các ngành văn học, thành phần phải rộng hơn nữa. Những anh em nhà văn nhà thơ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn ai cũng có một khối lượng công việc nhất định trong ngành mình, có thể là rất ngại những việc này, nhưng nếu tích cực đặt vấn đề, vẫn có những người sẽ tham gia vào.
Lúc cử người vào Ban chấm giải, có những trường hợp không thực tế như trường hợp ông Đặng Thai Mai và ông Trương Tửu. Hai ông đều bận giờ giảng ở trường Đại học, thời giờ thất thường, ít tới họp đều được.
Ông Phan Khôi còn nói ở Giai phẩm mùa Thu: "… Ban chung khảo có mười người, tôi là một. Tôi quên lửng, không biết do ai công cử hay chỉ định, khi nhận được giấy triệu tập thì cứ đi dự vào…". Rồi ông Phan Khôi tự trách ông "… một cách bâng quơ: phải chi mình đừng được dự vào đó thì hay?"
Việc thành lập Ban chấm giải là theo tính cách chỉ định như tôi đã nói ở trên. Trong giải thưởng văn học, có giải thưởng dịch. Ông Phan Khôi là một người có những kinh nghiệm dịch (toàn bộ tác phẩm dịch của ông vào giải dịch của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952). Một người có kinh nghiệm dịch sách như ông Phan Khôi có thể nào không dự vào Ban chấm giải giải thưởng văn học? Tôi nghĩ rằng ông Phan Khôi làm việc chấm giải là đúng.
Việc thành lập Ban chấm giải như trên đã xuất phát từ một cái quan niệm luộm thuộm muốn giản đơn vấn đề, chứ không chút nào dựa trên tinh thần bè phái ngay từ đầu để kéo cánh nhau vào đấy với cái ý thức độc quyền quyết định về sách này sách kia.
*
Về cách thức làm giải, lần này làm không kỹ được bằng lần giải thưởng 51-52. Trong hoàn cảnh Kháng chiến, hồi đó anh em đã tập trung nhau lại hằng tháng, vừa đọc vừa trao đổi, cuộc tranh luận tiếp diễn hết ngày này qua đêm khác.
Lần này làm, nói chung, kém cái tinh thần tập trung đó. Do hoàn cảnh khách quan, và do tinh thần chủ quan cũng có.
Đọc tác phẩm, cũng ít có thời giờ suy nghĩ sâu. Để giải quyết vấn đề thời gian cấp bách, nhiều khi đã phải đọc tác phẩm một cách tập thể. Có những bản thảo chỉ có một bản đã được đọc to lên để năm ba người cùng nghe một lúc.
Cách làm giải vừa rồi có nhiều cái luộm thuộm tùy tiện. Nhưng nhất định không phải là vô nguyên tắc và tất cả đều ăn cánh với nhau.
Hôm thảo luận và biểu quyết Ngôi sao vào giải nhì, tôi là một người không tán thành, sau khi tôi đã nói lên rằng văn xuôi của Xuân Diệu hay hơn là thơ của Xuân Diệu. Trường phái thơ của một thi sĩ, muốn gì đi nữa, theo tôi nghĩ, thì cũng là phải gợi nhiều, hơn là kể lể. Thơ của Xuân Diệu nhiều hư tự, nặng. Bây giờ nghĩ lại, và nhìn chung cái tình hình làng thơ nước ta, lật đi lật lại vấn đề mà xét, tôi có ý kiến: Xuân Diệu ở giải ba là đúng chỗ. Nhưng Ngôi sao sở dĩ thành ra vấn đề trong dư luận, theo chỗ tôi hiểu, thì không phải chỉ là việc xếp nó lên hạng cao hạng trên, mà vấn đề của nó còn ở chỗ khác nữa. Riêng tôi muốn tác giả Ngôi sao tự nhìn mình nghiêm khắc nhiều hơn nữa, và tôi nghĩ rằng các anh Hoài Thanh, Huy Cận đã tích cực bênh vực thơ Ngôi sao, có thể giúp đỡ nhiều cho tác giả thấy rõ vấn đề. Riêng phần tôi, trong việc Ngôi sao, tôi cũng thấy mình nể nang trước những ý kiến của Hoài Thanh đối với thơ Ngôi sao. Một mặt tôi cho rằng Hoài Thanh có thẩm quyền về thơ hơn tôi. Mặt khác, tôi lại còn ngờ rằng những định kiến nào đó đối với Xuân Diệu còn rớt lại trong tôi đã làm cho tôi có khó khăn khi xếp hạng cho Ngôi sao. Thực ra, chính vì có sự nể nang ấy, mà tôi không tích cực đặt lại vấn đề Ngôi sao với Ban chấm giải, khi dư luận chung quanh đã xì xào rất nhiều và đã đưa lên báo Trăm hoa.
*
Công bố xong giải, Ban chấm giải giải tán. Nhưng vì có dư luận, nhất là trong anh em văn nghệ sĩ, đối với một số tác phẩm trong giải, nhất là đối với Ngôi sao, nên toàn Ban đã được triệu tập lại (thiếu mất hai vị đi vắng xa) để mỗi người kiểm điểm lại công việc làm giải vừa qua. Ông Trương Tửu đưa ra nhiều ý kiến và có đặt vấn đề trong Ban kiểm điểm lại xem có tinh thần bè phái không.
Trong buổi họp, ông Phan Khôi nói nhiều về Ngôi sao và Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng. Về Truyện anh Lục ông Phan Khôi đã viết trong Giai phẩm mùa thu: "Tôi phản đối Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng đứng giải nhì. Tôi cử ra sáu bảy chỗ, kết luận rằng cái tiểu thuyết này nhiều chỗ không giống với sự thực… Cả Ban không ai bác lại lời tôi, tuyệt nhiên không có một người nào bác lại lời tôi, nhưng thế nào không biết, cuối cùng cũng phải biểu quyết, và tôi đứng về thiểu số, lại là thiểu số tuyệt đối".
Hôm tranh luận về Truyện anh Lục, ông Phan Khôi có đưa ra nhiều lý lẽ, kêu rằng cả Ban không ai bác lại lời nào mà sao lúc biểu quyết, ông vẫn đứng về thiểu số. Theo chỗ tôi nhớ, thì trước khi ông Phan Khôi đưa ra những lý lẽ của ông, đã có nhiều vị khác cũng đã đưa ra những lý lẽ của họ. Lý lẽ của họ có chỗ giống và có chỗ khác hẳn ông Phan Khôi. Như thế tức là sau khi mọi người đã có ý kiến cả rồi, mà ý kiến lại tranh chấp, thì phải áp dụng cách biểu quyết như là đã đề ra trong nguyên tắc làm việc. Trong cái trường hợp nhất định ấy, tôi nghĩ rằng cũng không nhất thiết phải có một người nào đứng ra trực diện bác những lời của ông Phan Khôi. Và khi đã thỏa thuận với nhau về cái ước lệ là biểu quyết khi có ý kiến tranh chấp, thì nhất định là có thiểu số đa số. Truyện anh Lục được xếp vào giải nhì hạng trên (A). Nhưng tôi nhớ rằng ý kiến của tiểu ban văn xuôi và của tôi là nó ở giải nhì dưới (B), dưới truyện Con trâu, nhưng khi ra toàn Ban thì đa số biểu quyết nó ở trên Con trâu. Tức là về một mặt nào đó, trong việc bình hạng trong một giải nhì đó, tôi cũng bị thiểu số. Và cho đến nay, với cái mức độ hiểu biết của tôi về dựng truyện, tôi vẫn thấy Truyện anh Lục không ở trên Con trâu được, nhưng nó đủ chất và lượng để vào giải tiểu thuyết và tôi vẫn giữ cái ý kiến cũ. Nó có nhiều mảng rất tốt, đọc lên thấy cuốn, thấy truyền cảm; duy bố cục có những chỗ còn sồ sề và trong cách biểu hiện người thực việc thực, nói chung, còn lúng túng, chỗ thì dùng phương pháp ghi, chỗ thì lại dùng phương pháp dựng.
Đưa trường hợp Truyện anh Lục ra đây, tôi muốn nêu ra cái cách làm việc thiếu nghiêm chỉnh trong việc làm giải vừa rồi. Kỳ làm giải 51-52 trước, mỗi ngành đều có báo cáo tỉ mỉ cụ thể, có nhận xét tổng quát về ưu khuyết, và có phân tích cụ thể từng tác phẩm. Lần này làm, có thảo luận, và có những trường hợp tranh luận gay go, nhưng sau cùng không đúc lại thành văn kiện, thành báo cáo nhận định của tiểu ban, của toàn ban.
*
Giải thưởng văn học 54-55, có mục đích nêu cao những thành tích sáng tác, lấy nó thúc đẩy thêm phong trào. Nhưng khi nhận định thành tích thì lại không tích cực lắng nghe ý kiến và dư luận của nhân dân, nhất là của anh em văn nghệ sĩ. Cái khuyết điểm của việc làm giải thưởng là ở ngay cái quan niệm và cái tổ chức Ban chấm giải từ lúc đầu, không mở rộng ra để có nhiều thành phần đại biểu các ngành khác. Ban chấm giải thành lập ra, chịu trách nhiệm trước phong trào, nó có quyền hạn nhất định của nó, nhưng cái khuyết điểm lớn là thiếu sót nặng về mặt liên hệ với quần chúng, và đã không dựa vào dư luận, đối với một số tác phẩm và không kịp thời phát hiện vấn đề.
Đưa tác phẩm vào giải và nhận định giá trị tác phẩm, nói chung là nặng về các mặt chính sách. Và đây cũng là cái tình trạng chung của số đông tác phẩm chúng ta, nặng minh họa chính sách và đuối kém về mặt biểu hiện con người. Sáng tác cũng nặng về chính sách, mà rồi đến phê bình tác phẩm, cũng vẫn ngả về cái chiều hướng ấy, mà ít đi sâu đầy đủ vào các khía cạnh nghệ thuật tính. Cái kinh nghiệm về giải thưởng năm nay, có thể góp những tài liệu cụ thể cho việc thảo luận những vấn đề căn bản hiện nay như "văn nghệ phục vụ chính trị như thế nào?".
Giải thưởng văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 54-55, nhìn chung lại các giải thơ, giải tiểu thuyết, giải ký sự phóng sự, giải kịch nói, giải dịch, đều có những thành công rõ ràng về các mặt. Đã có những tác phẩm được sự công nhận của dư luận như là Việt Bắc, Đất nước đứng lên, Truyện Tây Bắc, Con trâu vân vân. Những tác phẩm thành công này đảm bảo cho giá trị của giải thưởng. Bên cạnh những thành công đó, giải thưởng có những khuyết điểm. Có một số tác phẩm hiện nay dư luận cho là Ban chấm giải đã bình hạng lên cao, quá cái giá trị nội tại của tác phẩm. Còn một số dư luận nữa cho rằng những sai lầm này là do tinh thần bè phái mà ra.
*
Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam đặt ra để khích lệ những tài năng văn nghệ đã xuất hiện trong quá trình phụng sự cuộc đấu tranh vì Hòa bình, Độc lập, Thống nhất và Dân chủ. Quan niệm về giải thưởng lúc đó đã nặng về các mặt chính sách, ảnh hưởng mạnh đến việc tổ chức giải, và sự nhận định tác phẩm nói chung. Lúc chọn tác phẩm, hay nhìn thành ra các mặt chính sách của Mặt trận và tất cả các mặt chính sách khác. Phải làm sao cho có đủ mặt các địa phương, các thành phần, các giới (Tại sao chưa có tác giả Nam bộ viết truyện chắc tay? − Tại sao chưa có phụ nữ viết được tiểu thuyết?). Phải làm sao cho đủ mặt các đề tài, chủ đề (Tại sao đã có những thành tích lớn trong các mặt thực tế cuộc sống, mà ta chưa phản ảnh được vào tác phẩm?). Ở đây, tôi muốn nói thêm đến tập Người người lớp lớp của Trần Dần mà có một số ý kiến trong Ban chấm giải muốn đưa vào giải để nhận xét; nhưng tiểu thuyết đó không đưa vào: hồi ấy đang có sự hiềm nghi chính trị đối với Trần Dần. Ngày nay, vấn đề anh Trần Dần đã rõ rệt, theo ý tôi, chúng ta nên đặt vấn đề nhận định về tiểu thuyết Người người lớp lớp.
Thời gian làm giải kéo dài; trước định tuyên bố năm 54, sau làm thêm sang năm 55, và mãi đến giữa tháng 3 năm 56, mới tuyên bố giải. Do đó, mà cái danh nghĩa của giải cũng không rõ. Nó là giải thi (prix, có dự thi) hay nó là hình thức giải tặng (couronnement, không dự thi, nhưng thấy tác phẩm tốt thì tặng giải)?
Thành ra đến hạn, mà không thấy đủ các tiêu chuẩn, thì cứ thêm vào. Thêm người, thêm sách đã in, thêm bản thảo, thêm ngày tháng. Người đang làm mà lại bận thêm một công tác gì phải đi vắng thật xa hoặc đi trong nước nhưng mà dài ngày, thì lại chuyển sang cho người khác. Cái quan niệm chưa rõ ràng về giải, đã dẫn tới một số hiện tượng gò ép, gượng gạo, lôi vào, đối với một số tác phẩm. Ví dụ như thái độ bốc của tôi đối với tập truyện Cái lu của Trần Kim Trắc, một nhà văn trẻ trong quân đội Nam bộ ra tập kết. Tôi tích cực trong việc đưa tập truyện Cái lu vào giải ba, mặc dầu kỹ thuật diễn tả của tác giả còn đuối về mặt tiếng nói, mặc dầu cái chất tốt trong riêng truyện ngắn ấy chưa đủ thành một trọng lượng để định giá. Thực chất của Cái lu chỉ ở mức khuyến khích (như đa số ý kiến trong cuộc thảo luận), nhưng tôi đã hết sức hùng biện để nâng Cái lu lên.
Đối với tập bút ký Nam bộ mến yêu của Hoài Thanh được vào giải ký sự phóng sự hạng ba dưới, tôi không bốc như là đối với Cái lu của Trần Kim Trắc. Nhưng thái độ tôi đối với tập Nam Bộ mến yêu, cũng là nặng về vấn đề Nam Bộ, cũng không có ý kiến cụ thể và dứt khoát về xếp hạng. Tôi nhớ đọc nó một lần, khi còn là bản thảo đánh máy. Đặt Nam bộ mến yêu vào giải thưởng ký sự, phóng sự, với cái yêu cầu đề ra cho loại bút ký (choses vues), nếu bây giờ mà có đặt vấn đề phải xét lại nó cho thật nghiêm ngặt tôi nghĩ rằng nó vẫn còn ở lại được ở chỗ khuyến khích, chứ không phải là bay hẳn, như một số ý kiến tôi nghe được. Tôi thấy cần phải nói rõ: Ông Hoài Thanh không có tự mình đưa tập này vào giải.
*
Ban chấm giải thưởng thành lập theo lối chỉ định, do Ban Thường vụ cử người vào. Cho rằng lần làm giải trước ở Việt Bắc cũng thế, không có ai dị nghị gì về cách làm, thì nay cũng cứ như thế mà làm. Cái thiếu sót lớn về mặt này là thiếu sự tham gia của các đại biểu các ngành văn học, thành phần phải rộng hơn nữa. Những anh em nhà văn nhà thơ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn ai cũng có một khối lượng công việc nhất định trong ngành mình, có thể là rất ngại những việc này, nhưng nếu tích cực đặt vấn đề, vẫn có những người sẽ tham gia vào.
Lúc cử người vào Ban chấm giải, có những trường hợp không thực tế như trường hợp ông Đặng Thai Mai và ông Trương Tửu. Hai ông đều bận giờ giảng ở trường Đại học, thời giờ thất thường, ít tới họp đều được.
Ông Phan Khôi còn nói ở Giai phẩm mùa Thu: "… Ban chung khảo có mười người, tôi là một. Tôi quên lửng, không biết do ai công cử hay chỉ định, khi nhận được giấy triệu tập thì cứ đi dự vào…". Rồi ông Phan Khôi tự trách ông "… một cách bâng quơ: phải chi mình đừng được dự vào đó thì hay?"
Việc thành lập Ban chấm giải là theo tính cách chỉ định như tôi đã nói ở trên. Trong giải thưởng văn học, có giải thưởng dịch. Ông Phan Khôi là một người có những kinh nghiệm dịch (toàn bộ tác phẩm dịch của ông vào giải dịch của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952). Một người có kinh nghiệm dịch sách như ông Phan Khôi có thể nào không dự vào Ban chấm giải giải thưởng văn học? Tôi nghĩ rằng ông Phan Khôi làm việc chấm giải là đúng.
Việc thành lập Ban chấm giải như trên đã xuất phát từ một cái quan niệm luộm thuộm muốn giản đơn vấn đề, chứ không chút nào dựa trên tinh thần bè phái ngay từ đầu để kéo cánh nhau vào đấy với cái ý thức độc quyền quyết định về sách này sách kia.
*
Về cách thức làm giải, lần này làm không kỹ được bằng lần giải thưởng 51-52. Trong hoàn cảnh Kháng chiến, hồi đó anh em đã tập trung nhau lại hằng tháng, vừa đọc vừa trao đổi, cuộc tranh luận tiếp diễn hết ngày này qua đêm khác.
Lần này làm, nói chung, kém cái tinh thần tập trung đó. Do hoàn cảnh khách quan, và do tinh thần chủ quan cũng có.
Đọc tác phẩm, cũng ít có thời giờ suy nghĩ sâu. Để giải quyết vấn đề thời gian cấp bách, nhiều khi đã phải đọc tác phẩm một cách tập thể. Có những bản thảo chỉ có một bản đã được đọc to lên để năm ba người cùng nghe một lúc.
Cách làm giải vừa rồi có nhiều cái luộm thuộm tùy tiện. Nhưng nhất định không phải là vô nguyên tắc và tất cả đều ăn cánh với nhau.
Hôm thảo luận và biểu quyết Ngôi sao vào giải nhì, tôi là một người không tán thành, sau khi tôi đã nói lên rằng văn xuôi của Xuân Diệu hay hơn là thơ của Xuân Diệu. Trường phái thơ của một thi sĩ, muốn gì đi nữa, theo tôi nghĩ, thì cũng là phải gợi nhiều, hơn là kể lể. Thơ của Xuân Diệu nhiều hư tự, nặng. Bây giờ nghĩ lại, và nhìn chung cái tình hình làng thơ nước ta, lật đi lật lại vấn đề mà xét, tôi có ý kiến: Xuân Diệu ở giải ba là đúng chỗ. Nhưng Ngôi sao sở dĩ thành ra vấn đề trong dư luận, theo chỗ tôi hiểu, thì không phải chỉ là việc xếp nó lên hạng cao hạng trên, mà vấn đề của nó còn ở chỗ khác nữa. Riêng tôi muốn tác giả Ngôi sao tự nhìn mình nghiêm khắc nhiều hơn nữa, và tôi nghĩ rằng các anh Hoài Thanh, Huy Cận đã tích cực bênh vực thơ Ngôi sao, có thể giúp đỡ nhiều cho tác giả thấy rõ vấn đề. Riêng phần tôi, trong việc Ngôi sao, tôi cũng thấy mình nể nang trước những ý kiến của Hoài Thanh đối với thơ Ngôi sao. Một mặt tôi cho rằng Hoài Thanh có thẩm quyền về thơ hơn tôi. Mặt khác, tôi lại còn ngờ rằng những định kiến nào đó đối với Xuân Diệu còn rớt lại trong tôi đã làm cho tôi có khó khăn khi xếp hạng cho Ngôi sao. Thực ra, chính vì có sự nể nang ấy, mà tôi không tích cực đặt lại vấn đề Ngôi sao với Ban chấm giải, khi dư luận chung quanh đã xì xào rất nhiều và đã đưa lên báo Trăm hoa.
*
Công bố xong giải, Ban chấm giải giải tán. Nhưng vì có dư luận, nhất là trong anh em văn nghệ sĩ, đối với một số tác phẩm trong giải, nhất là đối với Ngôi sao, nên toàn Ban đã được triệu tập lại (thiếu mất hai vị đi vắng xa) để mỗi người kiểm điểm lại công việc làm giải vừa qua. Ông Trương Tửu đưa ra nhiều ý kiến và có đặt vấn đề trong Ban kiểm điểm lại xem có tinh thần bè phái không.
Trong buổi họp, ông Phan Khôi nói nhiều về Ngôi sao và Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng. Về Truyện anh Lục ông Phan Khôi đã viết trong Giai phẩm mùa thu: "Tôi phản đối Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng đứng giải nhì. Tôi cử ra sáu bảy chỗ, kết luận rằng cái tiểu thuyết này nhiều chỗ không giống với sự thực… Cả Ban không ai bác lại lời tôi, tuyệt nhiên không có một người nào bác lại lời tôi, nhưng thế nào không biết, cuối cùng cũng phải biểu quyết, và tôi đứng về thiểu số, lại là thiểu số tuyệt đối".
Hôm tranh luận về Truyện anh Lục, ông Phan Khôi có đưa ra nhiều lý lẽ, kêu rằng cả Ban không ai bác lại lời nào mà sao lúc biểu quyết, ông vẫn đứng về thiểu số. Theo chỗ tôi nhớ, thì trước khi ông Phan Khôi đưa ra những lý lẽ của ông, đã có nhiều vị khác cũng đã đưa ra những lý lẽ của họ. Lý lẽ của họ có chỗ giống và có chỗ khác hẳn ông Phan Khôi. Như thế tức là sau khi mọi người đã có ý kiến cả rồi, mà ý kiến lại tranh chấp, thì phải áp dụng cách biểu quyết như là đã đề ra trong nguyên tắc làm việc. Trong cái trường hợp nhất định ấy, tôi nghĩ rằng cũng không nhất thiết phải có một người nào đứng ra trực diện bác những lời của ông Phan Khôi. Và khi đã thỏa thuận với nhau về cái ước lệ là biểu quyết khi có ý kiến tranh chấp, thì nhất định là có thiểu số đa số. Truyện anh Lục được xếp vào giải nhì hạng trên (A). Nhưng tôi nhớ rằng ý kiến của tiểu ban văn xuôi và của tôi là nó ở giải nhì dưới (B), dưới truyện Con trâu, nhưng khi ra toàn Ban thì đa số biểu quyết nó ở trên Con trâu. Tức là về một mặt nào đó, trong việc bình hạng trong một giải nhì đó, tôi cũng bị thiểu số. Và cho đến nay, với cái mức độ hiểu biết của tôi về dựng truyện, tôi vẫn thấy Truyện anh Lục không ở trên Con trâu được, nhưng nó đủ chất và lượng để vào giải tiểu thuyết và tôi vẫn giữ cái ý kiến cũ. Nó có nhiều mảng rất tốt, đọc lên thấy cuốn, thấy truyền cảm; duy bố cục có những chỗ còn sồ sề và trong cách biểu hiện người thực việc thực, nói chung, còn lúng túng, chỗ thì dùng phương pháp ghi, chỗ thì lại dùng phương pháp dựng.
Đưa trường hợp Truyện anh Lục ra đây, tôi muốn nêu ra cái cách làm việc thiếu nghiêm chỉnh trong việc làm giải vừa rồi. Kỳ làm giải 51-52 trước, mỗi ngành đều có báo cáo tỉ mỉ cụ thể, có nhận xét tổng quát về ưu khuyết, và có phân tích cụ thể từng tác phẩm. Lần này làm, có thảo luận, và có những trường hợp tranh luận gay go, nhưng sau cùng không đúc lại thành văn kiện, thành báo cáo nhận định của tiểu ban, của toàn ban.
*
Giải thưởng văn học 54-55, có mục đích nêu cao những thành tích sáng tác, lấy nó thúc đẩy thêm phong trào. Nhưng khi nhận định thành tích thì lại không tích cực lắng nghe ý kiến và dư luận của nhân dân, nhất là của anh em văn nghệ sĩ. Cái khuyết điểm của việc làm giải thưởng là ở ngay cái quan niệm và cái tổ chức Ban chấm giải từ lúc đầu, không mở rộng ra để có nhiều thành phần đại biểu các ngành khác. Ban chấm giải thành lập ra, chịu trách nhiệm trước phong trào, nó có quyền hạn nhất định của nó, nhưng cái khuyết điểm lớn là thiếu sót nặng về mặt liên hệ với quần chúng, và đã không dựa vào dư luận, đối với một số tác phẩm và không kịp thời phát hiện vấn đề.
Đưa tác phẩm vào giải và nhận định giá trị tác phẩm, nói chung là nặng về các mặt chính sách. Và đây cũng là cái tình trạng chung của số đông tác phẩm chúng ta, nặng minh họa chính sách và đuối kém về mặt biểu hiện con người. Sáng tác cũng nặng về chính sách, mà rồi đến phê bình tác phẩm, cũng vẫn ngả về cái chiều hướng ấy, mà ít đi sâu đầy đủ vào các khía cạnh nghệ thuật tính. Cái kinh nghiệm về giải thưởng năm nay, có thể góp những tài liệu cụ thể cho việc thảo luận những vấn đề căn bản hiện nay như "văn nghệ phục vụ chính trị như thế nào?".
Giải thưởng văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 54-55, nhìn chung lại các giải thơ, giải tiểu thuyết, giải ký sự phóng sự, giải kịch nói, giải dịch, đều có những thành công rõ ràng về các mặt. Đã có những tác phẩm được sự công nhận của dư luận như là Việt Bắc, Đất nước đứng lên, Truyện Tây Bắc, Con trâu vân vân. Những tác phẩm thành công này đảm bảo cho giá trị của giải thưởng. Bên cạnh những thành công đó, giải thưởng có những khuyết điểm. Có một số tác phẩm hiện nay dư luận cho là Ban chấm giải đã bình hạng lên cao, quá cái giá trị nội tại của tác phẩm. Còn một số dư luận nữa cho rằng những sai lầm này là do tinh thần bè phái mà ra.
Nguyên nhân những sai lầm thiếu sót này, theo ý tôi,
thì phần lớn là do trình độ nhận thức, và nhất là do cái tác phong rất
kém về mặt liên hệ với quần chúng, nó biểu hiện một cái tinh thần thiếu
trách nhiệm. Thêm nữa và nghiêm trọng hơn nữa, một số hiện tượng nể nang
lẫn nhau càng chứng tỏ cái tinh thần thiếu trách nhiệm đó. Hiện nay,
đối với một số tác phẩm mà dư luận cho là không đáng vào giải hoặc xếp
giải dưới trên chưa sát, tôi nghĩ rằng đây là một dịp để chúng ta đẩy
mạnh phong trào phê bình văn học, và chúng ta phê bình trên mặt các báo
chí và trong các buổi họp. Những cái yếu, cái sai, cũng như những cái đã
thành công của giải thưởng văn học đã công bố năm nay, mà được nhận
định kỹ, thì sẽ góp phần rất nhiều cho công việc đánh giá thành tích
phong trào văn nghệ nói chung để chuẩn bị cho Đại hội. Nhưng ở đây, tôi
xin nói thêm rằng, công việc đánh giá đúng phong trào văn nghệ trên mười
năm, không phải chỉ dựa nguyên vào hai giải thưởng 51-52 và 54-55. Các
giải thưởng đó giúp ta nhận định phong trào chung, nhưng không có nghĩa
là tất cả phong trào văn nghệ và văn học chúng ta chỉ thu lại riêng
trong phạm vi hai giải thưởng đó.
Nhìn chung lại công việc làm giải vừa qua, chúng tôi thấy phạm một số sai lầm nghiêm trọng. Chúng tôi thành thật hoan nghênh tất cả những ý kiến do anh chị em văn nghệ phát hiện. Những ý kiến ấy giúp chúng tôi nhìn rõ vấn đề. Trên cơ sở những ý kiến đó, Ban chấm giải đã họp lại hôm 21-8-56, tự kiểm điểm lại và quyết nghị sẽ tổ chức những cuộc tranh luận về giải thưởng văn học 54-55. Và tất cả những việc này đã chuyển lại cho Hội Văn nghệ Việt Nam tiếp tục làm, kết hợp với việc chuẩn bị Đại hội cuối năm.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s.140 (27.9.1956), tr. 2, 6. Lại Nguyên Ân biên soạn.
Nhìn chung lại công việc làm giải vừa qua, chúng tôi thấy phạm một số sai lầm nghiêm trọng. Chúng tôi thành thật hoan nghênh tất cả những ý kiến do anh chị em văn nghệ phát hiện. Những ý kiến ấy giúp chúng tôi nhìn rõ vấn đề. Trên cơ sở những ý kiến đó, Ban chấm giải đã họp lại hôm 21-8-56, tự kiểm điểm lại và quyết nghị sẽ tổ chức những cuộc tranh luận về giải thưởng văn học 54-55. Và tất cả những việc này đã chuyển lại cho Hội Văn nghệ Việt Nam tiếp tục làm, kết hợp với việc chuẩn bị Đại hội cuối năm.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s.140 (27.9.1956), tr. 2, 6. Lại Nguyên Ân biên soạn.
No comments:
Post a Comment