HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 23 September 2013

NVGP 6 * GIAI PHẨM MÙA XUÂN 1956


5. GIAI PHẨM MÙA XUÂN 1956
Giai phẩm mùa Xuân 1956
1 2 3

Lời nói đầu của nhà xuất bản

Tập Giai phẩm mùa Xuân xuất bản đầu năm nay không kịp đến tay bạn đọc – từ đó đến nay, những sự kiện về phong trào tự do tư tưởng, tự do sáng tác đã dồn dập xẩy ra chung quanh tập sách đó.

Theo ý chúng tôi, vấn đề chính cần thảo luận hiện nay là vấn đề tự do sáng tác, trong đó có những câu hỏi cần nêu lên:

Quyền hạn người làm văn nghệ được biểu hiện thực tế đến mức độ nào? Người làm văn nghệ cần trung thành với thực tế như thế nào? Trách nhiệm của người làm văn nghệ trước Đảng, trước nhân dân thế nào? Văn nghệ phục vụ chính trị ra sao?

Chúng tôi tin chắc rằng rồi đây, các bạn văn nghệ sĩ và những người quan tâm nghiên cứu các vấn đề của văn học nghệ thuật sẽ thảo luận để thống nhất với nhau về đường lối, đồng thời sẽ nảy ra nhiều quan niệm, nhiều phương pháp sáng tác khác nhau, đẩy mạnh phong trào trăm hoa đua nở.

Vì lẽ đó, chúng tôi cho in lại tập sáng tác này, để các bạn đọc cùng nghiên cứu góp phần xây dựng cho phong trào.


Mục lục

Lê Đạt
Làm thơ

Hoàng Cầm
Mùa xuân đến rồi đây

Văn Cao
Anh có nghe thấy không

Trần Dần
Nhất định thắng

Phùng Quán
Thi sĩ và công nhân

Lê Đạt
Mới - Gửi Vũ

Nguyễn Sáng
Hoa đào vẫn nở

Hoàng Cầm
Thơ qua đài phát thanh

Lê Đạt
Mỗi ngày mỗi lớn - Gửi kế hoạch nhà nước 1956

Sỹ Ngọc
Sổ tay

Trần Dần
Lão Rồng




Lê Đạt
Làm thơ

(Trích “Thơ gửi người Việt”)

Đêm khuya
Bóng đầu anh
Hằn trên trang sách nhỏ
Như bóng hàng cây
quặn gió
Lắng xuống mặt đường

Giông bão mênh mông
Anh nhìn Tổ quốc
Đất nước đêm nay trĩu đầu ngòi bút
Hàng vạn vần thơ mang nặng tình người
Anh nghe tiếng đất trời
Xao động lùm cây ngọn cỏ
Như hiệu thính viên
Đêm không ngủ
Ghi những lời cuộc sống
điện về
Những tiếng nặng nề
Những tiếng cục cằn uất ức
Những tiếng căm thù chua xót
Những tiếng yêu thương

Mỗi ngày bao nhiêu vui buồn
Đè nặng trên đầu anh suy nghĩ
Một người lực sĩ
Chỉ mang nổi ngàn cân
Anh suốt tháng suốt năm
Chỉ mang quả địa cầu trong óc

Anh nhớ ngày em khóc
Ôm bụng kêu trời
Mấy chị hộ sinh nói khẽ
“Chiếc thai quá to
Cả mẹ cả con khó lòng sống được”
Mỗi lần đẻ bao buồn vui, chua xót.

Người làm thơ nắng mưa thiêu đốt
Ăn nằm với cuộc đời
Thai nghén đất trời
Sinh ra sự sống
Năng tâm tư của trăm ngàn quần chúng
Đau xót hơn bao nhiêu

Em ơi!
Anh thức thâu đêm suốt sáng
Moi óc làm thơ
Moi tim làm thơ
Như người thợ
Chui xuống lòng hầm mỏ
Moi than moi lửa
Đốt sáng cuộc đời

Anh muốn Đảng gọi anh đến nơi
Hội ý về cuộc sống
Điều động anh vào Bộ Tâm hồn quần chúng
Giúp Trung ương
Xây dựng
Những con người

Từng từng giọt mồ hôi
Đẫm bản đồ chinh sách
Anh mở lối giữa cuộc đời ngóc ngách
Óc anh là một công trường
Mỗi dòng thơ là một cây số mới
Trên con đường đi tới
Xã hội
Ngày mai
Một tiếng súng tương lai
Nổ vào đầu dĩ vãng

Anh vác bút đi theo Đảng
Xông lên hàng đầu

Tháng 1.1956



Hoàng Cầm
Mùa xuân đến rồi đây

I.

Mẹ chẵn năm mươi tuổi
Gái đầu lòng hai mươi
Là bấy nhiêu đêm dài
Mỗi Tết một tảng đá
Chồng lên hai cuộc đời
Mẹ héo quắt xoan rụng
Con gày queo cọc bờ
Áo mẹ: manh tải rách
Quần con: lá chuối khô

Bảy mươi mùa xuân không xuân
Bảy mươi năm cùng tháng tận

Dòng sông Nhị ơi! Con cò lận đận
Bãi ngô dài cát trắng
Lòng sông cuốn nặng
Phù sa
Nước mắt mẹ con ta
Chảy ra ngoài biển rộng
Réo lên đầu sóng
Đùn đùn mây đen
Mưa lọt mái nhà rách thủng
Mưa thốc xuống tầu chuối khô
Ướt đẫm manh tải
Mẹ con nằm trong đêm mưa
Nằm trong nước mắt đỏ như máu
Nằm trong nước sông đầy bùn nhơ

Dòng sông Nhị ơi! Lúa mượt hai bờ
Địa chủ đứng trên đê
Mắt ngầu hổ dữ
Nó giơ gậy chỉ ngang
Thôn làng ruộng bãi
Hình nó cắm trên đê
Đen bóng quạ trăm nghìn năm nặng nề
Miền quê
Yêu dấu

Nó đứng trên đê
Gậy chắn ngang cổ họng
Mẹ con còn biết nói gì
Nước mắt lại rơi từng vũng
Lầy lội cát khô
Quần con ngày một xác xơ
Áo mẹ ngày thêm vụn nát
Đói bụng nuốt rau sam chát
Cơm xin một bát
Làm ba ngày ròng
Thóc lúa ngoài đồng
Ngựa trâu gà lợn
Chui vào cổng lớn
Chánh Ước, Hàn Mô
Cái mõm khổng lồ
Dần mòn
Mất hút

Dòng sông Nhị ơi! Cánh buồm cao vút
Xông ra cửa bể Thái Bình
Hãy gọi bốn phương ta nổi trận lôi đình
Thảm này lật ngửa trời xanh
Mà kêu mà thét mà giành đất quê
Thảm này gió xoáy ngọn tre
Mà đè nó xuống
Mà băm cho vụn
Mà đạp bay đi
Cái bóng thằng chúa đất trên đê

Dòng sông cát đỏ trở về
Hát dưới chân lúa
Nước mắt không trôi ra biển nữa
Chỉ còn dòng sông chan chứa
Ánh trời
Của mẹ con tôi

II.

Dòng sông Nhị ơi! Mùa xuân năm nay
Mẹ đứng lên đây
Tóc trắng khăn lang nhớ ngày chồng chết
Đầu mẹ cao bằng mây
Chân con vần mặt đất
Giơ thẳng lên trời hai cánh tay
Hai nắm đấm
Đựng bảy mươi năm tội ác chúng mày
Hai nắm đấm
Hôm nay mở tung
Tháo cũi sổ lồng
Cho cánh phượng hoàng bay.

Manh tải rách tất tả về đây!
Lá chuối khô xoàn xoạt về đây!
Xác chồng tao chết khô bên vựa thóc đầy
Sừng sững đứng lên đây!
Con gái tao ngày mười sáu tuổi
Mà hồng, mắt sáng, tròn cổ tay
Mày dằn lên sập gụ này
Tiếng kêu thét dồn vào cuống họng
Bây giờ bật thét ra đây!
Năm sào ruộng lúa đang ngậm sữa
Có đàn cò trắng loáng bay
Mất về tay bọn mày ác bá
Nằm nén đau, bơ phờ tóc xõa
Hôm nay trỗi dậy rồi đây!
Cả đàn cò trắng
Góp nắng góp gió
Cũng về quần tụ
Dưới tay áo đỏ
Đảng ta đây!
Tất cả! Tất cả
Tuổi trẻ mùa xuân đất nước
Hét lên tội trạng lũ mày!

Thân mày phải gục đầu xuống
Thân mày phải cuộn tròn đầy sông lúa
Đếm từng giọt nước mắt mẹ con tao
Xác mày phải vùi sâu đầy ruộng
Đếm từng giọt mồ hôi dân cày khát khao
Mắt mày phải mở nhìn cho rõ
Bảy huyệt tối đen mày đã đào
Mày đã chôn nông dân xuống đất
Nay người chết vùng dậy
Nắm cổ chúng bay lấp đất vào!

III.

Dòng sông Nhị ơi! Mùa xuân đến rồi đây
Mẹ con được chia: hai gánh thóc đầy
Một góc nhà Chanh Ước cột ôm hai vòng tay
Và cái sập gụ
Mẹ con đêm đầu tiên nằm ngủ
Ruỗi chân ruỗi tay
Đường gân rạo rực
Thớ thịt nở nang
Nhắm mắt thấy xóm làng
Rước kiệu rước cờ thơm lừng cơm mới

Nửa đêm, con mê hoảng chợt ngồi lên
Sập này như sóng ngả nghiêng
Bóng thằng quỷ đó kề bên
Nhăn nhở!
Không! Con ơi! Mẹ đây
Ác bá không còn nữa
Con gối đầu lên tay mẹ ngủ yên
Sập gụ bốn bên
Thênh thang vững chãi

Nằm trên sập như nằm trên bãi
Trông lên trời rộng mây cao
Tai nghe lúa hát rì rào
Nằm trên sập như nằm trên đất nước
Đất nước ta giành lại được
Đồng quê ta thẳng tắp bờ đê
Bóng quạ đen bao năm nặng nề
Con đê dài lượn chân mây
Nối làng kia nối xóm này
Chạy đua với cánh buồm tung ra biển lớn
Bóng anh du kích cầm ngang súng
Chót vót bờ đê
Canh giữ đất quê

Cho con gái mẹ ngày mai dậy
Đi cấy đồng Mơ
tối trở về
Đem theo trong mắt dòng sông Nhị
In bóng người trai mới hẹn thề



Văn Cao
Anh có nghe thấy không

(Gửi một nhà thơ xưa đã nổi tiếng)

Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại

Tất cả hướng về biển
Bọt cứ tan trên bãi cát xa
Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở

Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả

Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngày ngang nhiên sống

Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người

Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhỡ mãi đêm

Chúng nó còn ở lại
Trong những tuổi bốn mươi
Đang đi vào cuộc sống
Như nấm mọc trên những thân gỗ mục

Người bán giấy cũ
Đã hết những trang tiểu thuyết ế
Những trang báo ngày xưa
Đang bán đến những trang sách mới
Những bài thơ mới nhất của anh

Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy

Chung quanh còn những người khôn ngoan
Không có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng

Những con mèo ngủ yên trên ghế
Trong một cuộc dọn nhà

Những con sên chưa dám ló đầu ra
Những cây leo càng ngày càng, tốt lá

Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong

Bây giờ không còn những tiểng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu súng đưa người tự tử.

Anh có nghe thấy không
Chỗ nào cũng có tiếng
Chưa nói lên

Những người của chúng ta
Đang mờ mờ xuất hiện
Le lói hy vọng
Trên những cánh đồng lầy

Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị
Đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời

Vào một cuộc đấu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không

Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.


Nguồn: Giai phẩm mùa Xuân 1956 (in lần thứ hai). Với sự cộng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Tô Vũ. Phụ bản: “Lúa chín” của Nguyễn Sáng, in tại nhà in Tiến Hưng, Hà Nội. Bìa của Sỹ Ngọc, Văn Cao. Bản khắc của Nhà Tiến Mỹ. Minh Đức xuất bản. In tại nhà in Sông Lô, Hà Nội. Hoàn thành ngày 8-10-1956. Khổ 16x24 trang. Số in… Số xuất bản 50, nộp lưu chiểu tháng 10-1956 tại Hà Nội. Bản điện tử do talawas thực hiện.
bản để in Gửi bài này cho bạn bè



====

Giai phẩm mùa Xuân 1956
1 2 3

Trần Dần
Nhất định thắng

1.

Tôi ở phố Sinh Từ:
Hai người
Một gian nhà chật.
Rất yêu nhau, sao cuộc sống không vui?
Tổ Quốc hôm nay

tuy gọi sống Hòa Bình
Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh…
Chúng ta
Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
Vợ con đau thì rối ruột thuốc men
Khi mảng vui – khi chợt nhớ - chợt quên
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt
Ta biết đâu bên Mỹ Miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta?
Người ta nói thằng ngô con đĩ
Ở miền Nam có tên giặc họ Ngô
Tài của hắn là: Khuyển Ưng của Mỹ
Bửu bối gớm ghê là: một lưỡi đao cùn
Hắn nhay mãi cố xẻ đôi Tổ Quốc

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng

máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
A! Cái lưỡi đao cùn!
Không đứt được – mà đau!
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ơi cả nước! Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: Có phải vết đao?
Không đứt được mà đau!
Lưng Tổ Quốc hôm ngày hôm nay rớm máu.

2.

Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối sầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Đứng lại!
- Đi đâu?
- Làm gì?
Họ kêu những thiếu tiền thiếu gạo
Thiếu Cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây

khát gió, thèm mây…
Ô hay!
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi?
Sau đám mây kia

là cả miền Nam
Sao nỡ tưởng là non bồng của Mỹ!
Tiệm nhảy, rượu nồng, gái tơ
Tha hồ những tự do tự diếc
Tưởng như ở đấy cứ chìa tay

là có đô-la
Có trâu ruộng, - Có ngày đêm hoan hỷ!
Mặc dầu sao nỡ đổi trời ta?
Tôi muốn khóc giữ từng em bé
- Bỏ tôi ư? – Từng vạt áo – Gót chân
Tôi muốn kêu lên – những tiếng cộc cằn…
- Không! Hãy ở lại
Mảnh đất ta hôm nay dù tối
Cũng còn hơn

non bồng Mỹ
triệu lần…
Mảnh đất dễ mà quên?

Hỡi bạn đi Nam
Thiếu gì ư? Sao chẳng nói thực thà?
Chỉ là:

- thiếu quả tim, bộ óc!
Những lời nói sắp thành nói cục
Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
Họ vẫn ra đi

- Nhưng sao bước rã rời?
Sao họ khóc?
Họ có gì thất vọng?
Đất níu chân đi,

gió cản áo bay về.
Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống
Tưởng như đây là phút cuối cùng
Giăng giối lại: - Mỗi lùm cây – hốc đá

- Mỗi căn vườn – gốc vả - cây sung

Không nói được, chỉ còn nức nở
Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
Ôi đất ấy – quên làm sao được?
Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
Hôm nay đây mưa gió giập vùi
- Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc…
Ai dẫn họ đi?

Ai?
Dẫn đi đâu? – mà họ khóc mãi thôi
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống – Quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ -

Khổ nhiều rồi!
Họ xấu số - Chớ hành thêm họ nữa
Vườn ruộng hoang sơ – Cửa nhà vắng chủ
Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
Ơi đất Bắc! Hãy giữ gìn cho họ

3.

Tôi ở phố Sinh Từ

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
Không thấy phố

không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.

Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
- Anh ạ.

Họ vẫn bảo chờ…
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
Trời mưa, trời mưa
Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã…
Em đi

trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Em ơi!
Em có biết đâu
Ta khổ thế này
Vì sao?
Em biết đâu
Mỹ Miếc, Ngô Nghê gì?
Khổ thân em mưa nắng đi về

lủi thủi
Bóng chúng

đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ

4.

Đất nước khó khăn này

sao không thấm được vào Thơ?


Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
Nhưng mà sách – hình như khá chạy
À quyển kia của bạn này – bạn ấy
Quyển của tôi tư lự, nét đăm đăm
Nó đang mơ: - nếu thêm cả miền Nam
Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
Tôi đã biến thành người định kiến
Tôi ước ao tất cả mọi người ta
Đòi Thống Nhất phải đòi từ việc nhỏ
- từ cái ăn

cái ngủ
chuyện riêng tư
- từ suy nghĩ

nựng con
và tán vợ
Trời mưa mãi lây rây đường phố
Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay

tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu?
Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất
Sao chúng không chắp được cả cõi bờ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
Làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn

tôi làm thơ chính trị

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ

5.

Em ơi! – ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử
À cái tin trên báo - Ừ em ạ
Hôm nay bọn Mỹ Miếc, lũ Ngô Nghê
Chúng đang phải giậm chân đấm ngực!
Vượt qua đầu chúng nó,

mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thư, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới ranh gì?
Ý muốn dân ta

là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng
Trời mưa to lụt cả gian nhà
Em tất tả che mưa cản gió
Con chó Mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em à
Thương nó nhỉ - nó gầy – lông xấu quá
Nó thiếu ăn – Hay là giết đi ư?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay anh mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Mực ơi!
đừng oán chủ, Mực à!
Mày không hiểu những gần xa Mỹ Diệm
Chúng ở đâu – mà lại núp bên ta
Chính chúng cướp cả cơm của khuyển

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa.

trên màu cờ đỏ

6.

Hôm nay đài tiếng nói Việt Nam
Lại có chuyện tên Ngô Đình Diệm
Hắn sai con em là lũ du côn
Đi ném đá nhà Ủy ban Quốc tế.
Hắn bảo hắn Giơ-ne không ký
Hắn bịt tai, không biết chuyện hiệp thương!
Ô hay! Cái lưỡi uốn càn
Cả thế giới vả vào mõm hắn
Hắn giậm chân khoa lưỡi đao cùn:
- Mặc kệ! Giết ta chết hẳn

thì thôi
Ta chẳng giả miền Nam!
Chứ

giả miền Nam cho nước Việt Nam
Thì ta chết

- thầy ta cũng chết
Hắn thét lên ộc máu mũi máu mồm
Hắn lồng lộn, ôm miền Nam mà cắn!
Thịt dân ta từng mảng nát bươm
Nhưng không!
Hôm nay
Cả thành phố Sài Gòn
Đóng cửa!
Không họp chợ!
Không ra đường!
Những mảng thịt
Những đọi máu đào
đang rầm rập kéo nhau

đi ngoài phố
Hôm nay

hàng triệu mối thù sâu
tới đập cửa lão già Ngô đòi mạng
Vung đao cùn chém phải quãng trời không!
Hắn đi ngủ,

muôn tiếng kêu xúm lại quanh giường
Hắn ngồi ăn

tiếng khóc nổi trong cơm
Hắn nhắm mắt

tiếng kêu vào giấc ngủ
Hắn rong chơi

tiếng rủa bước theo chân
Hắn hội họp

tiếng kêu ngồi cạnh
giơ bàn tay đòi mạng nghều ngào
Tên tội nhân kia!
Lịch sử vạch tên mày!
Tên đứa tay sai!
Chẳng có lâu đâu!
Hắn sẽ sống như tên mắc tội tử tù
Óc điên dại

- chân lê vòng xích
Trốn đi đâu?
Đất trời sâu
đương vẩy máu

đuổi theo chân hắn.
Hắn run sợ - Quỳ xin đã muộn!
Dù đêm khuya, bóng tối đặc ngầu ngầu
Máu vẫn đỏ

trúng đầu trúng mặt
Tên tội nhân kia!
Lịch sử vang tên mày!

7.

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã.
- Chúng phá hiệp thương
- Liệu có hiệp thương?
- Liệu có tổng hay chẳng tổng?
- Liệu đúng kỳ? Hay chậm vài năm?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng
Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương Lai
Người quên mất Mỹ là sư tử giấy
Người vẫn vội – Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông!
A tiếng kèn vang

quân đội anh hùng
Biển súng
rừng lê

bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà…
Lá cờ ấy là cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên

là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được Chiến Tranh
Giữ được Hòa Bình
Giặc cũ chết – lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy – kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
Dân ta ơi! Chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có LÝ? và ai có LỰC?
Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân
Biết Tổ Quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
Không biết nhục
Không biết thua

Không biết sợ!

Hôm nay
Cả nước chỉ có một lời hô:
THỐNG NHẤT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
- Giả miền Nam!

Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng – bỗng máu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đỏ rơi vào tôi
Dân ta ơi!
Những tiếng ta hô

có sức đâm trời chảy máu.

Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Chúng ta đi – như quả đất khổng lồ
Hiền hậu lắm – nhưng mà quả quyết…

8.

Hôm nay
Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê: đâm
Giống viên đạn: xé
Giống bão mưa: gào
Giống tình yêu: thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin.
Sao bỗng đêm nay,

tôi cúi mặt trước đèn?
Gian nhà vắng – chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ! Chúng đã biến thành tảng đá

chặn đường ta!
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh

vẫn có những phút giây ngờ vực

Ai có LÝ? Và ai có LỰC?
Ai người tin? Ai kẻ ngã lòng tin?
Em ơi
Cuộc đấu tranh đây

cả nước
cả hoàn cầu
Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
Có lẫn máu, có xót thương, lao lực.
Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
Bỗng mắt anh nhìn thấy! Lạ lùng thay!
Tảng đá chặn đường này!
Muôn triệu con người
Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực!
Anh đã nghĩ: không có đường nào khác
Đem ngã lòng ra

mà thống nhất Bắc Nam ư?
Không không!
Đem sức gân ra!
Em ơi em!
Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT

9.

Hôm nay
Trời đã thôi mưa
Thôi gió
Nắng lên

đỏ phố
đỏ nhà
đỏ mọi buồng tim lá phổi
Em ơi đếm thử bao nhiêu ngày mưa!
Bây giờ
Em khuân đồ đạc ra phơi
Em nhé đừng quên
Em khuân tất cả tim gan chúng mình

phơi nắng hết.
Em nhìn

cao tít
trời xanh
Dưới phố bao nhiêu cờ đỏ!
Hôm nay em đã có việc làm
Lương ít – Sống còn khó khăn!
Cũng là may…
Chính phủ muôn lo nghìn lắng
Thực có tài đuổi bão xua mưa
Không thì còn khổ
Em treo cờ đỏ đầu nhà
Lá cờ trừ ma
Xua được bóng đen chúng nó!
Tiếng gì ầm phố em à?
A! Những người đi Nam trở ra
Phải rồi! Quên sao đất Bắc!
- Khổ! Trong ấy loạn
Phải đi đồn điền cao su
Chúng tôi bị lừa
Bà con muốn ra không được.
Đồng bào vui muốn khóc
Ô này lạ chưa?
- Mây ngoài này không đen
Mây đen vào trong ấy cả
Đúng rồi! Đó là công sức của nhân dân ta

lùa mây đuổi gió
Những vết thương kháng chiến đỏ lòm
Đã mím miệng, lên da lên thịt.
Tôi bỗng nhói ở nơi lồng ngực
Em ơi
Chúng đốt phố Ga-li-ê-ni

và nhiều phố khác.
Anh đã sống ở Sài gòn thuở trước
Cảnh miền Nam thành một góc tim anh
Chúng đốt tận đâu

mà lửa xém tim mình
Tim nó bị thui đen một nửa
Từ giạo ấy

mà em chẳng rõ.
- Em hãy đỡ cho anh khỏi ngã
Đứng đây
Một lúc!
Cờ bay

đỏ phố
đỏ nhà
Màu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh.
Em có thấy bay trên trời xanh
Hàng triệu tâm hồn?
Họ đã bỏ miền Nam

ra Bắc!
Chúng đem súng mà ngăn
Đem dây mà trói!
Giữ thân người

không giữ được nhân tâm
Người Nam gửi tâm hồn ra Bắc cả.
Bọn Mỹ Diệm ôm đầu sợ hãi
Đổ lên chúng nó
Mây đen

lửa loạn
bão thù
Ai thắng ai thua?
Ai có LÝ và ai có LỰC?
Em ơi
Hôm nay

trời xanh
xanh đúc
Nắng lên

đỏ phố
đỏ cờ
Cuồn cuộn mít tinh

Những ngày thương xót đã lùi xa
Hòa bình
thêm vững

Anh bước đi

đã thấy phố thấy nhà
Không thấy mưa sa
Chỉ thấy nắng lên

trên màu cờ đỏ

Ta ở phố Sinh Từ
Em này
Hôm nay

đóng cửa
Cả nhà ra phố
mít tinh
Chúng ta đi

nổi bão
biểu tình
Vung cờ đỏ

hát hò
vỡ phổi…

Hỡi những người

thành phố
thôn quê
Đói no lành rách
Người đang vui
Người sống đang buồn
Tất cả!
Ra đường!
Đi!

hàng đoàn
hàng đoàn
Đòi lấy tương lai:
HÒA BÌNH

THỐNG NHẤT
ĐỘC LẬP
DÂN CHỦ
Đó là tim

là máu đời mình
Là cơm áo! Là ái tình

Nhất định thắng!


*

Phùng Quán
Thi sĩ và công nhân

Giặc rút khỏi miền Bắc
Để lại nhiều phố phường
Nhiều con đường
Nhiều tâm hồn
Ngập đầy rác rưởi
Quét dọn đường đẹp như áo cưới
Là việc làm của đồng chí công nhân
Quét dọn rác rưởi trong tâm hồn
Chính quyền Cộng Hòa giao cho thi sĩ

Chúng ta hãy cùng đồng chí công nhân
Làm nhiều thơ cục cằn như cái chổi
Quét dọn sạch sành sanh rác rưởi
Những con đường và những tâm hồn
Nhiều vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang
Chính quyền Cộng Hòa giao cho thi sĩ.


*

Lê Đạt
Mới

(Gửi Vũ)

Không gì đẹp bằng con người
Không gì quý bằng tuổi trẻ
Những bàn chân mạnh mẽ
Xung kích vào đời
Những con mắt nhìn thẳng về phía trước
Phấp phới bao nhiêu mơ ước
Đập cánh bay lên

Những ngày những đêm
Nắng mưa dữ dội
Lòng chúng ta sôi nổi
Như những trái bộc lôi
Đến giữa cuộc đời
Xòe lửa
San đường phá ụ
Mở những chân trời

Phải giữ tuổi hai mươi
Như giữ gìn cuộc sống
Mỗi ngày bao nhiêu bụi bậm
Rơi xuống đầu người
Bao nhiêu gồng xiềng tập quán
Cột lấy bước chân

Đừng chửi tôi kiêu căng
Lên mặt dạy đời khinh khỉnh
Tôi chưa đeo kính
Chưa vào hàn lâm
Tôi mới hai mươi lăm tuổi
Chung quanh tôi bao cuộc đời mệt mỏi
Thất bại cúi đầu
Công thức xỏ giây vào mũi

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại

Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm bại
Khôn ngoan không dám làm người
Bao nhiêu lần tôi không thực là tôi
Tim chết cứng trong lề thói
Những đêm trắng tấy lên dữ dội
Không muốn nhìn mặt mình
Trời sao sáng long lanh
Nhựa cây thơm rạo rực
Đêm mùa xuân thiêu đốt
Bao nhiêu khao khát làm người

Nhưng dòng nước trôi xuôi
Lại đẩy tôi về bến cũ
Những mơ ước trong đầu ấp ủ
Chết dần như những chiếc thai non
Tôi ngập chan đi trong những lối mòn
Mong đổi lấy một cuộc đời yên ổn

Nếp cũ cay chua và trắng trợn
Đè trên vận mệnh con người

Đời đời nối đời đời
Trao lại cho nhau một lời nóng hổi:

Mới! Mới!
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia,
Vượt mãi…

Nguồn: Giai phẩm mùa Xuân 1956 (in lần thứ hai). Với sự cộng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Tô Vũ. Phụ bản: “Lúa chín” của Nguyễn Sáng, in tại nhà in Tiến Hưng, Hà Nội. Bìa của Sỹ Ngọc, Văn Cao. Bản khắc của Nhà Tiến Mỹ. Minh Đức xuất bản. In tại nhà in Sông Lô, Hà Nội. Hoàn thành ngày 8-10-1956. Khổ 16x24 trang. Số in… Số xuất bản 50, nộp lưu chiểu tháng 10-1956 tại Hà Nội.






====



Giai phẩm mùa Xuân 1956
1 2 3

Trần Dần
Nhất định thắng

1.

Tôi ở phố Sinh Từ:
Hai người
Một gian nhà chật.
Rất yêu nhau, sao cuộc sống không vui?
Tổ Quốc hôm nay

tuy gọi sống Hòa Bình
Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh…
Chúng ta
Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
Vợ con đau thì rối ruột thuốc men
Khi mảng vui – khi chợt nhớ - chợt quên
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt
Ta biết đâu bên Mỹ Miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta?
Người ta nói thằng ngô con đĩ
Ở miền Nam có tên giặc họ Ngô
Tài của hắn là: Khuyển Ưng của Mỹ
Bửu bối gớm ghê là: một lưỡi đao cùn
Hắn nhay mãi cố xẻ đôi Tổ Quốc

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng

máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
A! Cái lưỡi đao cùn!
Không đứt được – mà đau!
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ơi cả nước! Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: Có phải vết đao?
Không đứt được mà đau!
Lưng Tổ Quốc hôm ngày hôm nay rớm máu.

2.

Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối sầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Đứng lại!
- Đi đâu?
- Làm gì?
Họ kêu những thiếu tiền thiếu gạo
Thiếu Cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây

khát gió, thèm mây…
Ô hay!
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi?
Sau đám mây kia

là cả miền Nam
Sao nỡ tưởng là non bồng của Mỹ!
Tiệm nhảy, rượu nồng, gái tơ
Tha hồ những tự do tự diếc
Tưởng như ở đấy cứ chìa tay

là có đô-la
Có trâu ruộng, - Có ngày đêm hoan hỷ!
Mặc dầu sao nỡ đổi trời ta?
Tôi muốn khóc giữ từng em bé
- Bỏ tôi ư? – Từng vạt áo – Gót chân
Tôi muốn kêu lên – những tiếng cộc cằn…
- Không! Hãy ở lại
Mảnh đất ta hôm nay dù tối
Cũng còn hơn

non bồng Mỹ
triệu lần…
Mảnh đất dễ mà quên?

Hỡi bạn đi Nam
Thiếu gì ư? Sao chẳng nói thực thà?
Chỉ là:

- thiếu quả tim, bộ óc!
Những lời nói sắp thành nói cục
Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
Họ vẫn ra đi

- Nhưng sao bước rã rời?
Sao họ khóc?
Họ có gì thất vọng?
Đất níu chân đi,

gió cản áo bay về.
Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống
Tưởng như đây là phút cuối cùng
Giăng giối lại: - Mỗi lùm cây – hốc đá

- Mỗi căn vườn – gốc vả - cây sung

Không nói được, chỉ còn nức nở
Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
Ôi đất ấy – quên làm sao được?
Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
Hôm nay đây mưa gió giập vùi
- Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc…
Ai dẫn họ đi?

Ai?
Dẫn đi đâu? – mà họ khóc mãi thôi
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống – Quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ -

Khổ nhiều rồi!
Họ xấu số - Chớ hành thêm họ nữa
Vườn ruộng hoang sơ – Cửa nhà vắng chủ
Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
Ơi đất Bắc! Hãy giữ gìn cho họ

3.

Tôi ở phố Sinh Từ

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
Không thấy phố

không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.

Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
- Anh ạ.

Họ vẫn bảo chờ…
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
Trời mưa, trời mưa
Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã…
Em đi

trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Em ơi!
Em có biết đâu
Ta khổ thế này
Vì sao?
Em biết đâu
Mỹ Miếc, Ngô Nghê gì?
Khổ thân em mưa nắng đi về

lủi thủi
Bóng chúng

đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ

4.

Đất nước khó khăn này

sao không thấm được vào Thơ?


Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
Nhưng mà sách – hình như khá chạy
À quyển kia của bạn này – bạn ấy
Quyển của tôi tư lự, nét đăm đăm
Nó đang mơ: - nếu thêm cả miền Nam
Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
Tôi đã biến thành người định kiến
Tôi ước ao tất cả mọi người ta
Đòi Thống Nhất phải đòi từ việc nhỏ
- từ cái ăn

cái ngủ
chuyện riêng tư
- từ suy nghĩ

nựng con
và tán vợ
Trời mưa mãi lây rây đường phố
Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay

tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu?
Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất
Sao chúng không chắp được cả cõi bờ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
Làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn

tôi làm thơ chính trị

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ

5.

Em ơi! – ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử
À cái tin trên báo - Ừ em ạ
Hôm nay bọn Mỹ Miếc, lũ Ngô Nghê
Chúng đang phải giậm chân đấm ngực!
Vượt qua đầu chúng nó,

mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thư, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới ranh gì?
Ý muốn dân ta

là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng
Trời mưa to lụt cả gian nhà
Em tất tả che mưa cản gió
Con chó Mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em à
Thương nó nhỉ - nó gầy – lông xấu quá
Nó thiếu ăn – Hay là giết đi ư?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay anh mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Mực ơi!
đừng oán chủ, Mực à!
Mày không hiểu những gần xa Mỹ Diệm
Chúng ở đâu – mà lại núp bên ta
Chính chúng cướp cả cơm của khuyển

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi

không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa.

trên màu cờ đỏ

6.

Hôm nay đài tiếng nói Việt Nam
Lại có chuyện tên Ngô Đình Diệm
Hắn sai con em là lũ du côn
Đi ném đá nhà Ủy ban Quốc tế.
Hắn bảo hắn Giơ-ne không ký
Hắn bịt tai, không biết chuyện hiệp thương!
Ô hay! Cái lưỡi uốn càn
Cả thế giới vả vào mõm hắn
Hắn giậm chân khoa lưỡi đao cùn:
- Mặc kệ! Giết ta chết hẳn

thì thôi
Ta chẳng giả miền Nam!
Chứ

giả miền Nam cho nước Việt Nam
Thì ta chết

- thầy ta cũng chết
Hắn thét lên ộc máu mũi máu mồm
Hắn lồng lộn, ôm miền Nam mà cắn!
Thịt dân ta từng mảng nát bươm
Nhưng không!
Hôm nay
Cả thành phố Sài Gòn
Đóng cửa!
Không họp chợ!
Không ra đường!
Những mảng thịt
Những đọi máu đào
đang rầm rập kéo nhau

đi ngoài phố
Hôm nay

hàng triệu mối thù sâu
tới đập cửa lão già Ngô đòi mạng
Vung đao cùn chém phải quãng trời không!
Hắn đi ngủ,

muôn tiếng kêu xúm lại quanh giường
Hắn ngồi ăn

tiếng khóc nổi trong cơm
Hắn nhắm mắt

tiếng kêu vào giấc ngủ
Hắn rong chơi

tiếng rủa bước theo chân
Hắn hội họp

tiếng kêu ngồi cạnh
giơ bàn tay đòi mạng nghều ngào
Tên tội nhân kia!
Lịch sử vạch tên mày!
Tên đứa tay sai!
Chẳng có lâu đâu!
Hắn sẽ sống như tên mắc tội tử tù
Óc điên dại

- chân lê vòng xích
Trốn đi đâu?
Đất trời sâu
đương vẩy máu

đuổi theo chân hắn.
Hắn run sợ - Quỳ xin đã muộn!
Dù đêm khuya, bóng tối đặc ngầu ngầu
Máu vẫn đỏ

trúng đầu trúng mặt
Tên tội nhân kia!
Lịch sử vang tên mày!

7.

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã.
- Chúng phá hiệp thương
- Liệu có hiệp thương?
- Liệu có tổng hay chẳng tổng?
- Liệu đúng kỳ? Hay chậm vài năm?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng
Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương Lai
Người quên mất Mỹ là sư tử giấy
Người vẫn vội – Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông!
A tiếng kèn vang

quân đội anh hùng
Biển súng
rừng lê

bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà…
Lá cờ ấy là cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên

là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được Chiến Tranh
Giữ được Hòa Bình
Giặc cũ chết – lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy – kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
Dân ta ơi! Chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có LÝ? và ai có LỰC?
Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân
Biết Tổ Quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
Không biết nhục
Không biết thua

Không biết sợ!

Hôm nay
Cả nước chỉ có một lời hô:
THỐNG NHẤT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
- Giả miền Nam!

Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng – bỗng máu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đỏ rơi vào tôi
Dân ta ơi!
Những tiếng ta hô

có sức đâm trời chảy máu.

Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Chúng ta đi – như quả đất khổng lồ
Hiền hậu lắm – nhưng mà quả quyết…

8.

Hôm nay
Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê: đâm
Giống viên đạn: xé
Giống bão mưa: gào
Giống tình yêu: thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin.
Sao bỗng đêm nay,

tôi cúi mặt trước đèn?
Gian nhà vắng – chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ! Chúng đã biến thành tảng đá

chặn đường ta!
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh

vẫn có những phút giây ngờ vực

Ai có LÝ? Và ai có LỰC?
Ai người tin? Ai kẻ ngã lòng tin?
Em ơi
Cuộc đấu tranh đây

cả nước
cả hoàn cầu
Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
Có lẫn máu, có xót thương, lao lực.
Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
Bỗng mắt anh nhìn thấy! Lạ lùng thay!
Tảng đá chặn đường này!
Muôn triệu con người
Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực!
Anh đã nghĩ: không có đường nào khác
Đem ngã lòng ra

mà thống nhất Bắc Nam ư?
Không không!
Đem sức gân ra!
Em ơi em!
Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT

9.

Hôm nay
Trời đã thôi mưa
Thôi gió
Nắng lên

đỏ phố
đỏ nhà
đỏ mọi buồng tim lá phổi
Em ơi đếm thử bao nhiêu ngày mưa!
Bây giờ
Em khuân đồ đạc ra phơi
Em nhé đừng quên
Em khuân tất cả tim gan chúng mình

phơi nắng hết.
Em nhìn

cao tít
trời xanh
Dưới phố bao nhiêu cờ đỏ!
Hôm nay em đã có việc làm
Lương ít – Sống còn khó khăn!
Cũng là may…
Chính phủ muôn lo nghìn lắng
Thực có tài đuổi bão xua mưa
Không thì còn khổ
Em treo cờ đỏ đầu nhà
Lá cờ trừ ma
Xua được bóng đen chúng nó!
Tiếng gì ầm phố em à?
A! Những người đi Nam trở ra
Phải rồi! Quên sao đất Bắc!
- Khổ! Trong ấy loạn
Phải đi đồn điền cao su
Chúng tôi bị lừa
Bà con muốn ra không được.
Đồng bào vui muốn khóc
Ô này lạ chưa?
- Mây ngoài này không đen
Mây đen vào trong ấy cả
Đúng rồi! Đó là công sức của nhân dân ta

lùa mây đuổi gió
Những vết thương kháng chiến đỏ lòm
Đã mím miệng, lên da lên thịt.
Tôi bỗng nhói ở nơi lồng ngực
Em ơi
Chúng đốt phố Ga-li-ê-ni

và nhiều phố khác.
Anh đã sống ở Sài gòn thuở trước
Cảnh miền Nam thành một góc tim anh
Chúng đốt tận đâu

mà lửa xém tim mình
Tim nó bị thui đen một nửa
Từ giạo ấy

mà em chẳng rõ.
- Em hãy đỡ cho anh khỏi ngã
Đứng đây
Một lúc!
Cờ bay

đỏ phố
đỏ nhà
Màu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh.
Em có thấy bay trên trời xanh
Hàng triệu tâm hồn?
Họ đã bỏ miền Nam

ra Bắc!
Chúng đem súng mà ngăn
Đem dây mà trói!
Giữ thân người

không giữ được nhân tâm
Người Nam gửi tâm hồn ra Bắc cả.
Bọn Mỹ Diệm ôm đầu sợ hãi
Đổ lên chúng nó
Mây đen

lửa loạn
bão thù
Ai thắng ai thua?
Ai có LÝ và ai có LỰC?
Em ơi
Hôm nay

trời xanh
xanh đúc
Nắng lên

đỏ phố
đỏ cờ
Cuồn cuộn mít tinh

Những ngày thương xót đã lùi xa
Hòa bình
thêm vững

Anh bước đi

đã thấy phố thấy nhà
Không thấy mưa sa
Chỉ thấy nắng lên

trên màu cờ đỏ

Ta ở phố Sinh Từ
Em này
Hôm nay

đóng cửa
Cả nhà ra phố
mít tinh
Chúng ta đi

nổi bão
biểu tình
Vung cờ đỏ

hát hò
vỡ phổi…

Hỡi những người

thành phố
thôn quê
Đói no lành rách
Người đang vui
Người sống đang buồn
Tất cả!
Ra đường!
Đi!

hàng đoàn
hàng đoàn
Đòi lấy tương lai:
HÒA BÌNH

THỐNG NHẤT
ĐỘC LẬP
DÂN CHỦ
Đó là tim

là máu đời mình
Là cơm áo! Là ái tình

Nhất định thắng!


*

Phùng Quán
Thi sĩ và công nhân

Giặc rút khỏi miền Bắc
Để lại nhiều phố phường
Nhiều con đường
Nhiều tâm hồn
Ngập đầy rác rưởi
Quét dọn đường đẹp như áo cưới
Là việc làm của đồng chí công nhân
Quét dọn rác rưởi trong tâm hồn
Chính quyền Cộng Hòa giao cho thi sĩ

Chúng ta hãy cùng đồng chí công nhân
Làm nhiều thơ cục cằn như cái chổi
Quét dọn sạch sành sanh rác rưởi
Những con đường và những tâm hồn
Nhiều vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang
Chính quyền Cộng Hòa giao cho thi sĩ.


*

Lê Đạt
Mới

(Gửi Vũ)

Không gì đẹp bằng con người
Không gì quý bằng tuổi trẻ
Những bàn chân mạnh mẽ
Xung kích vào đời
Những con mắt nhìn thẳng về phía trước
Phấp phới bao nhiêu mơ ước
Đập cánh bay lên

Những ngày những đêm
Nắng mưa dữ dội
Lòng chúng ta sôi nổi
Như những trái bộc lôi
Đến giữa cuộc đời
Xòe lửa
San đường phá ụ
Mở những chân trời

Phải giữ tuổi hai mươi
Như giữ gìn cuộc sống
Mỗi ngày bao nhiêu bụi bậm
Rơi xuống đầu người
Bao nhiêu gồng xiềng tập quán
Cột lấy bước chân

Đừng chửi tôi kiêu căng
Lên mặt dạy đời khinh khỉnh
Tôi chưa đeo kính
Chưa vào hàn lâm
Tôi mới hai mươi lăm tuổi
Chung quanh tôi bao cuộc đời mệt mỏi
Thất bại cúi đầu
Công thức xỏ giây vào mũi

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Ỳ như một chiếc bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại

Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm bại
Khôn ngoan không dám làm người
Bao nhiêu lần tôi không thực là tôi
Tim chết cứng trong lề thói
Những đêm trắng tấy lên dữ dội
Không muốn nhìn mặt mình
Trời sao sáng long lanh
Nhựa cây thơm rạo rực
Đêm mùa xuân thiêu đốt
Bao nhiêu khao khát làm người

Nhưng dòng nước trôi xuôi
Lại đẩy tôi về bến cũ
Những mơ ước trong đầu ấp ủ
Chết dần như những chiếc thai non
Tôi ngập chan đi trong những lối mòn
Mong đổi lấy một cuộc đời yên ổn

Nếp cũ cay chua và trắng trợn
Đè trên vận mệnh con người

Đời đời nối đời đời
Trao lại cho nhau một lời nóng hổi:

Mới! Mới!
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia,
Vượt mãi…

Nguồn: Giai phẩm mùa Xuân 1956 (in lần thứ hai). Với sự cộng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Tô Vũ. Phụ bản: “Lúa chín” của Nguyễn Sáng, in tại nhà in Tiến Hưng, Hà Nội. Bìa của Sỹ Ngọc, Văn Cao. Bản khắc của Nhà Tiến Mỹ. Minh Đức xuất bản. In tại nhà in Sông Lô, Hà Nội. Hoàn thành ngày 8-10-1956. Khổ 16x24 trang. Số in… Số xuất bản 50, nộp lưu chiểu tháng 10-1956 tại Hà Nội.



===



Giai phẩm mùa Xuân 1956
1 2 3

Nguyễn Sáng
Hoa đào vẫn nở

Nước mắt chảy xuôi
Người tiến ngược
Chân rộn bước
Sương rơi lạnh
Mây phủ trắng nhòa lớp lớp núi xanh
Bóng núi đè nặng mi mắt
Tay ghì chặt báng súng giá
Trên không phi cơ
Thả bom đạn đèn dù
Qua bao bản làng xác xơ
Ruộng hoang cỏ ngập đầy bờ.

Ba giờ sáng
Đoàn quân trú lại đêm sương
Một bản ven đường
Vài mái gianh mục nát
Chiếc nôi đứt lạt
Chim lồng đã xổ
Ngoài trời sương đổ dầy đặc
Đêm nay thao thức…

Trời hửng sáng
Nắng vàng xé chân mây
Lán rung rinh bóng lá
Chim rúc rích qua rừng
Báo mừng mùa xuân thắng trận
Nhìn quanh bản mong tiếng trẻ
Cây cam, cây bưởi, cây đào
Cành nâu khô rụng lá
Nền nhà phủ kín lớp than
Giặc Pháp vừa đóng bốt hôm kia…
Góc vườn phía đông
Bàn tay xinh xinh rẽ sóng nắng
Ô! Hoa đào vẫn sống

Hoa vẫn nở rộ màu hồng
Hoa vẫn về với dân

Cô em Tây Bắc ngập ngừng
Nụ cười thơm cả vườn hoa
Hình ảnh ấy quen quen
Thoáng nhanh qua trí nhớ
Trút mạnh hơi thở
Giục đoàn quân nâng lại ba lô

Nước chảy xuôi
Người tiến bước
Chân rộn bước
Mặt cay còn thèm ngủ
Quyết tâm đi làm tròn nhiệm vụ

Nhớ Đảng!
Nhớ Bác!

Đoàn quân đi
Lách vào khe núi
Mũi súng trút về hướng giặc.

(Trên đường hành quân Tây Bắc)

*

Hoàng Cầm
Thơ qua đài phát thanh

Buổi sáng, nắng lên trời Hà Nội
Tâm hồn tôi mang nặng thơ tình
Tôi đi lên đài phát thanh
Đứng trước ống tròn thu tiếng
Phút giây ấy núi sông rung chuyển
Vì thơ tôi sắp sửa truyền xa
Tôi tìm Em trên sóng điện bao la
Thơ đã đứng lên, vút đi, cao lớn
Ống nói như môi em chờ đón
Trầm ngâm, ấp một nụ cười
Tôi sung sướng truyền thơ tôi
Cho những Người yêu khắp nước

Em ở miền trung du
Đồi xanh cỏ mượt
Mắt nhìn lên, nghe tiếng anh đây
Anh ngâm thơ, em tát nước chiều đầy
Tiếng nói Việt Nam lộng lên như gió
Nước trắng tràn ruộng khô
Lòng em tràn tiếng thơ
Lanh lảnh những lời giục giã
Giục lúa mọc đầy đồng
Giục má em ửng hồng
Giục em đi lấy chồng
Nước ruộng lồng hai bóng
Em nghe này giăng đã dựng
Thơ anh đưa em về ngõ tre xa
Còn tiếng đùa nô em bé trước sân nhà
Lửa bếp sưởi bàn tay
Trời khuya giăng sao quần tụ
Kế hoạch chống rét của Chính phủ

Sắm cho em chiếc áo bông dầy
Kế hoạch chống rét của anh đây
Gửi em một bài thơ mới
Lắng nghe, em ơi!
Ngực em bớt lạnh
Thêm bùi củ khoai
Thêm ngọt tấm bánh
Ngoài ruộng ta lúa như mọc cánh
Bay đi khắp bốn phương giời
Thẻ đề tên em chưa nhạt chữ vôi
Thơ anh đến lại thẫm tô nét chữ

Đêm cuối tuần giăng
Ổ rơm em nằm
Thơ anh đến ru em vào giấc mộng
Ngày mai ruộng san phẳng bờ
Máy cày chạy như bài thơ
Lưỡi thép ngoạm sâu vào ruột đất
Nhịp nhàng như điệu ngâm thơ
Bên tai em, trời mây xúc động
Em lái bài thơ
Xới lên cuộc sống
Thẻ đề tên em khắp nước non
Thơ anh dan díu với tiếng hát em ròn
Đâu cũng là tên em thẫm in màu lúa chín.

Tôi chăm chỉ ra đài phát thanh
Đem tiếng thơ gọi nghĩa gọi tình
Qua trời biển
Em ở miền Nam
Lấy chồng sĩ quan Ngô Đình Diệm
Thằng chồng lôi em theo chân gây chiến
Giầy đinh nghiến mặt đường mòn
Em ở đài phát thanh Sài Gòn
Chiều chiều cũng ngâm thơ nỉ non
Giọng u uất, chán chường, trụy lạc
Ngoài này nghe tiếng em rền rĩ
Qua luồng điện giặc Mỹ

Anh thấy em: nằm mệt nhọc, lênh đênh
Trên làn sóng điện
Nghe buồn quá em ơi!
Anh muốn em im bặt
Hãy nghe vần thơ miền Bắc
Ánh mặt trời, tiếng chim trong vắt
Cỏ hoa, ruộng đất
Lúa rợp bờ sông xanh
Em hãy về nằm trong tiếng Anh
Qua đài phát thanh
Hà Nội!

Em để rụng bên gối
Giọt nước mắt của em
Long lanh ngọc báu trong đêm
Không gợn hình ma bóng quỷ
Nước mắt như vần thơ trong
Soi em nhìn lên miền Bắc
Có mắt anh đây: sáng quắc
Có tay anh đây: bao dong
Mở rộng đón em vào lòng
Nước mắt như nước suối thiêng
Lột xác em đã bán cho quỷ dữ
Để em trở lại làm Người
Em sẽ thành cô gái vui tươi
Hát bài thơ anh trong giấc mộng

Tiếng anh ngâm thơ bay bổng
Bế em lên, đi khắp vùng trời
Em hãy nhìn Tổ quốc sáng ngời
Sang sảng đọc thơ Anh, hùng vĩ!

*

Lê Đạt
Mỗi ngày mỗi lớn - Gửi Kế hoạch Nhà nước 1956

Kinh tế không thể vác ba-lô đi bộ
Hoàn thành kế hoạch hai năm.
Cuộc sống mới cần đi xe lửa
Những chuyến xe tốc hành,
Kiến thiết cho nhanh
Đất nước mười năm xơ xác
Bom đạn cày trên người
Nước mắt soi nụ cười
Rũ máu bước đi kiến thiết

Những con đường đã chết
Nghe gọi sống vùng lên,
Vạch cỏ vạch lau đứng dậy
Giơ tay chào những công trường

Chúng ta đi nắng lửa cháy lưng,
Chân nẻ toác trên đá rát,
Mồ hôi lấn từng tấc đất,
Tay không nặn những con đường.

Cây mọc trên rừng
Rừng không có lối
Chỉ có gió lùa sớm tối
Con vượn leo lên
Con chim bay lên
Ta không là vượn
Ta không là chim
Ta cũng leo lên
Chặt gỗ về làm tà vẹt
Rách da tím thịt
Sốt rét rung giường

Cầu sập xuống sông
Nước trôi loang loáng
Đôi bờ cát trắng
Mười năm nhớ nhau
Sóng cả sông sâu
Cầu chìm đáy nước
Tay ta làm cần trục
Nhấc cầu qua sông
Lấy lối cho tầu chạy.

Những người hôm nay cầm máy
Hôm qua còn vác cày
Phí bỏ hai bàn tay
Trong nhà thằng địa chủ
Mọi thứ còn bỡ ngỡ
Trên công trường thành thợ
Dắt máy như dắt trâu
Lửa điện lóe trên đầu
Ánh những bàn tay giải phóng

Đời dân ta mỗi ngày mỗi lớn
Bước đi từng bước khổng lồ,
Đem những giấc mơ
Biến thành sự thực
Thành bù loong đinh ốc
Gá lắp lại cuộc đời.

Thực dân làm mười hai năm
Ta hoàn thành trong bốn tháng
Mỗi ngày thi đua cách mạng
Bằng mấy chục ngày thường
Ta nắm cổ thời gian
Quất cho phi nước đại.
Kéo ngày mai gần lại
Thúc vào lưng cuộc đời
Mở máy đến chân trời cộng sản

Tiếng còi rúc gọi trong ánh sáng
Mời tất cả lên tầu.

(2-1956)

*

Sỹ Ngọc
Sổ tay

Mấy hôm nay gió rét buốt ruột. Cây mạ cắm xuống nước bùn mới được một hôm chưa đủ sức chịu đựng giá rét đứng sững tê liệt. Mạ chưa cấy vàng ngọn, se lại, màu xanh kém óng. Trên mâm cơm của người nông dân đồng chiêm có một vài con cá rô rang muối. Cá cỏng bắt ở ngoài ruộng. Tay đưa xuống nước kiếm từng con cá, nước giá như tiện từng khúc tay, ngón không giữ được cá. Gió thổi như róc da róc thịt.

Nước ở ruộng se dần, như bay đi. Bùn trơ lên, có chỗ đất se lại. Mỗi sáng ra đồng, mắt người nông dân nhìn trời muốn tìm một dấu hiệu về mưa. Mắt mọi người cũng ngóng lên trời. Lúa chiêm, mầu mỡ bị đe dọa.

Trời không mưa, người phải tìm cách cho có nước, cứu mạ, cứu lúa, cứu khoai, ngô, đỗ, cứu thân mình.

Gió cứ cắt da cắt thịt, từng đoàn người mang cuốc thuổng ra cắt đất. Mương hiện hình từng thước một trên cánh đồng. Giếng sâu hàng trượng, nước nhất định phải có ở trong lòng đất. Nhát thuổng xén đất sét vàng từng tảng lên ngon như một miếng bánh. Mương bò từng tấc đất nối cánh đồng thôn Đông sang thôn Đoài, đã đến đích. Nước bắt đầu tuôn vào lòng mương như chảy trong lòng người nông dân. Nước sao mà ấm áp, trong trẻo, lóng lánh cuồn cuộn theo hỉnh thon uốn éo của lòng mương - Nước về rồi. Các cô thôn Đông nghiêng mình soi gương vén mớ tóc xòa, chít lại khăn vuông. Má mọi người đều hồng rừng rực. Máu đã chảy, chạy thấm vào chân mạ, chân khoai. Chân mạ có nước bao bọc ấm dần, đất roãi ra thoải mái không co rúm.

Bên bờ mương gàu giai gàu sóng ì uồm. Nước trắng tinh tung bọt uốn éo theo từng lạch nhỏ thấm vào đất. Cả cánh đồng màu bệch hôm qua bỗng trở nên màu nâu đậm đà mỡ màng.

Mới mấy bữa mà lúa ỏng ả có chỗ sắp dậy thì, lá khoai, lá đỗ reo vui.

Trước đây, địa chủ lấy Trời mà dọa nông dân, mưa nắng sống chết no đói, được mùa mất mùa cũng do Trời. Ngày nay ánh sáng diệu kỳ của Đảng soi đến, soi rõ nguyên hình bọn bóc lột, soi rõ trời.

Có ông lão nông chợt tỉnh ngộ, đếm ngón tay gần bẩy mươi năm sống u mê, tiếc rằng sao bây giờ mình mới biết ánh sáng của Đảng. Ông cụ khóc rưng rức, bàn tay răn rúm ôm đầu.

Có những thanh niên nam nữ ngẩn người ra tiếc những tháng năm giá được biết Đảng sớm thì cuộc đời đã đổi khác rồi.

Nhìn trời đúng, nhìn Chúa và Phật cũng đúng. Chúa và Phật trở nên đúng nghĩa của một sức ủng hộ tinh thần khi con người cần thiết. Chúa và Phật đã bị chúng xuyên tạc thành một thứ đe dọa, hạch sách… Ngày nay, Đảng cũng đã quét sạch cả ma quỉ đã ám bóng Chúa, bóng Phật. Nhà thờ và chùa yên lành sáng sủa.

Nằm trên chiếc ổ rơm, cùng với bà con nông dân chung đắp tấm chăn mỏng, tôi cứ nghĩ quanh quẩn, nếu mai đây nha khí tượng bảo đúng là rét dưới độ không thì bà con chịu làm sao nổi. Có quần áo lành như một số người mà trời hơi rét đã kêu lên ầm ầm, đầu không chui ra khói khăn quàng, hay chăn bông, người không dám ra khỏi nhà. Bà con nông dânh áo manh, hở từng khoảng thịt, vải cũ mỏng như tờ giấy lại đi làm ở giữa đồng. Trẻ em phong phanh: hở cổ. Nhiều em không có quần, áo chỉ là một miếng vải che không đủ người. Càng đói lại càng rét nhiều. Làm thế nào?

Bà con đã họp nhao bàn kế hoạch chống rét. Trước hết là lo cho trâu bò. Rồi đến sự tương trợ lẫn nhau, giúp nhau từng miếng xác tải, manh chiếu. Ai ít quần áo nhất, ai không có? Người có hơn một ít nhường ngay: Thôi thử gọi là tương đối.

Quả thực tôi cảm phục sức anh dũng của anh chị em. Cứ nghĩ nếu mình sống một cuộc sống như vậy, chắc mình không đủ sức để còn sống, đã chết từ lâu rồi. Địa chủ bóc lột, khí hậu dằn vặt người. Vậy mà anh chị em đã anh dũng tìm hết cách để mà sống, cho đến ngày nay được giải phỏng. Mới biết mình hèn hơn bà con. Sợ đói, sợ rét, sợ bẩn, sợ khổ nhiều thứ, sợ, ích kỷ. Nghĩ lại những năm xưa khi nào có được quần áo rét tốt, chỉ muốn trời rét lên cho mình mặc cho thích. Ngoài ra không nhìn thấy hàng triệu bà con thiếu áo thiếu chăn.

Bà con lao động nghèo rách dạy chúng ta nhiều điều hay. Sách vở nào có một chủ nghĩa nhân văn tốt đẹp như ở tấm lòng thương yêu nhau của bà con?

Xe đạp vượt qua cầu sông Đuống rời đến bên kia Gia Lâm. Hình thái cuộc sống ở đây rộn rịp khác lắm - khác không khí của đồng ruộng. Từ bùn dấy lên một loạt người sạch sẽ thơm tho. Ở đây từ than bụi cũng mọc lên một loạt người mới. Bọn chúng xuống đất đen, ngày lại ngày, bàn chân của bà con lao động giẫm lên, đất càng đầy, đắp bồi lên xác chúng mãi mãi tiêu tan.

Trời trong sáng vĩnh viễn.
(12-1955)

*

Trần Dần kể
Lê Đạt ghi
Lão Rồng

Trong các cuộc họp xóm kỳ cải cách ruộng đất ở xã P. T., thường khi bà con chưa đến đủ mà các cụ ông cụ bà bao giờ cũng đến sớm sủa nhất, đã ngồi ních giữa giường bên rồi, các cụ cứ ngồi đợi, nói chuyện thiên chuyện địa mãi, có khi hàng tiếng đồng hồ chán ra các cụ lại đùa nhau, lại hò nhau “văn nghệ”, các cụ bà “kể hạnh”, chỉ có các cụ ông là thua kém về cái môn vui nhộn. Thường khi ấy các cụ ông hay nhắc tới tên lão Rồng. Giá mà lão Rồng còn sống nhỉ!... Cánh lão ta không có lão Rồng đâm ra sút kém hử...! Vân vân. Nhiều lần như thế tôi mới chú ý, hỏi xem lão Rồng là người như thế nào? Các cụ tranh nhau kể lại cho tôi nghe câu chuyện ông lão tài ba ấy.

Cách đây mười năm, hồi còn mồ ma đế quốc Pháp với cái bộ máy hương tổng kỳ lý ở nông thôn, ở xóm Đinh đây có một ông lão ngót sáu mươi, cả ngày say rượu bét nhè gọi tên là lão Rồng. Nhà thì nghèo lắm, độc có hai vợ chồng già với con gái lớn chuyên đi làm thuê làm mướn, ngày mưa cũng như ngày nắng, ngày bão cũng như ngày yên, nếu nghỉ thì treo niêu mất, nên nhà Rồng ấy cứ quần quật năm tháng chẳng biết ngày đêm, vậy mà ông lão Rồng lại nghiện rượu, ngày ít một cút ngày khá hàng chai. Làm bao nhiêu cho đủ được? Bà con sẩm tối là thấy lão Rồng ngất nghểu ở quán hàng đầu xóm, hay khà khiễng đi trong đường làng, miệng hát ngêu ngao, trẻ con đi theo sau hàng chục đứa. Bố mẹ răn con: “Mày cứ theo ông Rồng ông ấy ném xuồng ao thì mày chết”. Còn kêu ai với cái người say rượu, song le lão Rồng chưa ném đứa trẻ nào xuống ao cả. Nói gì đánh, đến như chửi mắng cũng không bao giờ, lão Rồng rất yêu trẻ, nào cho miếng bánh đa quả ổi “đồ nhắm”, nào vỗ vã và nhất là dạy hát. Ấy chính bố mẹ sợ điều ấy nhất, con dại cái mang, nhỡ ra theo lão Rồng rồi hát những câu nhảm câu nhí mà gieo vạ lên đầu bố mẹ. Số là lão Rồng nổi tiếng đặt vè khắp cả một vùng. Mà trẻ con thì như là những tay cán bộ truyền bá câu vè của lão đi. Lão Rồng: sáng tác gia. Trẻ con: nhà xuất bản và phát hành. Nên chi đâu có lão Rồng là có trẻ con. Tuổi trẻ nó hơn tuổi già ở chỗ đó, nó cứ bám quanh lão, học hát, câu vè càng lạ, càng xó xiên nó càng thích. Vả có gì bố mẹ nó khổ nhiều chứ trẻ con đến đánh là cùng. Đánh thì cũng đau nhưng đau mà được hát vè xỏ lá thì vẫn thích hơn. Dù sao vè lão Rồng cũng nổi tiếng lắm.

Thôi thì đủ. Vè răn trộm cướp, giới tà dâm. Kể thì cũng là luân lý cả, song vè lão Rồng không luân lý như ông đồ đạo mạo. Mà nó cứ xồ xề, châm chọc, đâm ba chày củ. Vậy sao thầy đồ không có tuổi trẻ bám chân lại không nổi tiếng như lão Rồng? Ví dụ vè chửa hoang có câu:

Nằm mơ thấy Phật
Cởi quần em ra
Sớm sau bụng phình

Các ông sư lắc đầu, cấm chỉ lão Rồng hễ bén mảng tới cửa chùa thì đánh gẫy cẳng! Các bà mẹ già mộ Phật giận lắm nhưng gặp lão Rồng vẫn phải chào, nhỡ ra lại có vè thì khổ. Bà con ghét lão, khinh lão mà lại sợ lão vì vậy, chỉ có cái tuổi trẻ vô tư mất dạy kia thì mới yêu lão Rồng mà thôi.

Mà cái lão say rượu thế cũng còn dám làm cả vè răn rượu nữa mới khỉ chứ. Nhưng lão khôn lắm:

Những người tuổi tác
Như lão Rồng đây
Be bét đêm ngày
Là môn thuốc lão.

Thế rồi xuống dưới lão mới châm chọc cái tệ rượu, thường là lão xỉa xói những cái bọn nghiện rượu mà xưa nay không mời mọc lão! Đôi khi cũng kết quả ra phết, gặp nhau ngoài quán, lão Rồng lại được thết dăm ba chén lớn nhỏ, có lúc lão cũng còn làm cao “không thèm”.

Ấy thế mà ối người có lúc phải cày cục lão, chẳng hạn như thù nhau, như mất gà, như ngôi thứ đỉnh chung vân vân… thôn quê thiếu gì chuyện ấy, thế là lão Rồng lại có chén. Nhiều thì tùy theo, tuy là lão chưa có ý thức rõ rệt về cái vấn đề nhuận bút, quyền tác giả gì đó, nhưng lão cũng đã biết nói là: “để cho nó nhuận bút…”

Song lẽ đời lão lắm kẻ thù. Đến nay bà con còn nhớ ối câu vè lão Rồng, nhưng đời lão gay go từ cái bài “Khuyến thiện” hiện nay còn truyền tụng, nhất là trong cải cách thì thấy nó “hiển hiện” lắm, tưởng như lão Rồng còn đây, sát cánh với bà con đấu tranh địa chủ. Số là bài vè “Khuyến thiện”, lão Rồng đã cả gan nhiếc móc những nhà đương cục, từ chánh phó lý tới hào mục trương tuần. Vì thử vài câu:

Ve vẻ vè ve
Ve vè khuyến thiện
Đừng như lý Tiến
Ăn bửa của dân
Từ một núm cơm
Từ manh váy đụp
Vợ anh cu Núp
Có mấy sợi lông
Đêm nằm tồng hông
Nó ăn cắp mất.

Cứ thế đủ mặt các vị tai to mặt lớn. Không biết lão Rồng có thù riêng gì không? Chã lẽ thù riêng mà lại thù cả một đống một cọc như thế! Không biết có phải do ai thuê lão đặt vè không? Chả lẽ ai thuê, người nào mà lại thù khắp cả các vị xã lý nhiều như thế? Hay là thù giai cấp, lão Rồng thì biết gì giai cấp? Hay là tài năng của lão tự dưng nó cứ phát triển tới một trình độ như thế? Dù sao đó là nguy cơ của lão Rồng. Lý Tiến chửi: cha mẹ thằng to gan! Chưa chửi xong thì ngay đêm giao thừa cửa nhà lý Tiến có dán ngay một mảnh giấy hồng điều, chữ nôm rất là phóng:

Ve vẻ vè ve
Ve vè chúc Tết
Chúc thầy lý chết
Vợ thầy sinh đôi
Một đứa thì đui
Một đứa thì chột…

Sớm mồng Một thì gậy gộc tuần đinh ào ào tới nhà lão Rồng. Tìm ra thấy một lá cờ búa liềm. Thương thay lão có biết cộng sản là cái gì đâu? Lão chỉ biết có ve vẻ vè ve. Nhưng đầu năm mới ấy, người ta tra khảo lão, quần áo rách bươm, be bét máu, mặt mày tan nát. Đến chiều thì lão tắt thở.

Đến nay đã mười năm rồi. Xã lão Rồng đang cải cách ruộng đất. Bà con vẫn còn đọc vè lão Rồng. Có tên ác bá trong vè lão còn sống, bà con đem ra xử tội. Người ta tiếc: “Nếu lão Rồng còn tới ngày nay”. Trước kia ghét, khinh sợ, bây giờ bà con thêm nhớ và yêu. Tuổi trẻ đi nhanh hơn tuổi già như thế. Từ lâu họ đã biết yêu cái lão thi sĩ của nhân dân kia.


Nguồn: Giai phẩm mùa Xuân 1956 (in lần thứ hai). Với sự cộng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Trần Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Tô Vũ. Phụ bản: “Lúa chín” của Nguyễn Sáng, in tại nhà in Tiến Hưng, Hà Nội. Bìa của Sỹ Ngọc, Văn Cao. Bản khắc của Nhà Tiến Mỹ. Minh Đức xuất bản. In tại nhà in Sông Lô, Hà Nội. Hoàn thành ngày 8-10-1956. Khổ 16x24 trang. Số in… Số xuất bản 50, nộp lưu chiểu tháng 10-1956 tại Hà Nội.

==
Bản điện tử do talawas thực hiện.





No comments:

Post a Comment