Hằng Phương (nhà thơ)
Tác hại của tư tưởng “Nhân văn” đối với phụ nữ
Chúng ta đều biết tác hại của tư tưởng phản động của nhóm “Nhân văn”: Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Duy, v.v…
Chúng là một bọn cơ hội, có đầu óc cường hào, chỉ muốn ăn trên ngồi trốc, muốn được tự do cá nhân vô kỷ luật để thoả mãn thú tính bản thân. Trần Đức Thảo đã nêu lên một triết lý: nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân để chống đối lại chuyên chính vô sản. Chúng là những kẻ chẳng kể gì Tổ quốc, đồng bào, sống chết mặc bay, dù có làm tôi tớ cho đế quốc, miễn là riêng bản thân chúng được sung sướng.
Thừa lúc trong nước Đảng ta có sai lầm về cải cách ruộng đất, ngoài nước có vụ Hung-ga-ri và Pô-dơ-nan, bọn đầu cơ chính trị ấy đã nổi lên câu kết với tư sản phản động đòi “mở rộng dân chủ”, theo lối của chúng nghĩa là mở rộng những hoạt động phá hoại chế độ. Dã tâm, của chúng là muốn đi tới vận động biểu tình chống Đảng, chống chế độ.
Chúng nói người cộng sản không có tim có óc, nhưng trong khi người cộng sản Việt nam đã đem xương máu của mình giành lại tự do cho dân tộc, rồi lại đem sức lao động kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội có tổ chức, có kỷ luật, và nhất là không có người bóc lột người, thì chính bản thân chúng toàn là những kẻ ăn chơi, truỵ lạc, bệ rạc. Thậm chí đối với vợ con, chúng cũng là kẻ có tội. Bọn đó đa số có vợ rồi lại bỏ vợ. Phụ nữ là nạn nhân của chúng. Lại có những kẻ mà khi đến chơi nhà bạn, bạn phải dặn vợ mình khi chồng đi vắng thấy đến là phải đóng cửa kêu lên! Bọn đó lại bắt vợ con những người trong trắng ra ngồi góc đường bán báo Nhân văn, chúng dùng vợ con làm công cụ để bêu rếu chế độ ta! Đáng thương nhất là những phụ nữ nhi đồng đó có biết đâu tờ báo mình bán là bẩn thỉu có biết đâu tư tưởng của tờ báo ấy là phá hoại hạnh phúc của chính mình. Vợ con cực nhục như vậy còn họ thì làm gì? Hút thuốc phiện, chơi gái, ăn uống bừa bãi ở các tiệm. Chính những văn nghệ sĩ truỵ lạc ấy đã tự thú nhận như vậy trong lớp học vừa rồi.
Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa sa đoạ đó thể hiện trong thơ Lê Đạt như thế nào. Các bạn hãy nghe trong bài “Gia đình”:
Hai vợ chồng xô xát
Bát đĩa quăng khắp nơi
Tim người giá moi được
Cũng ném đi cho rồi
Biết thế này thà không lấy nhau…
trước kia họ yêu thương nhau như thế nào:
… Không lấy được nhau thì chỉ còn có chết…
mà bây giờ căm tức nhau muốn moi tim nhau ra chỉ vì:
Nhiều dự định sa lầy trong đống tã
Cuộc sống gieo neo vất vả
...................
Hàng Tiệp về không có tiền mua…
vì thế mà:
… Không đủ sức yêu nhau cho trọn vẹn đến cùng…
rồi đến nỗi:
Chân chết đứng giữa nửa chừng cuộc sống…
Chị em phụ nữ chúng ta ngày nay đều thấy rằng hạnh phúc gia đình không phải ở chỗ nhà cao cửa rộng, mặc đẹp ăn ngon, mà ở chỗ đôi vợ chồng ý đầu tâm hợp, cùng tìm thấy lẽ sống, cùng đi một con đường là phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, cùng góp phần vào xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Càng vất vả, tình yêu càng khăng khít. Trong kháng chiến nhiều gia đình đã trải qua nhiều gian khổ. Ngày nay trong hoà bình, mức sống tuy chưa đầy đủ, nhưng nhất định là có dễ chịu hơn. Như vậy gian khổ đã có nhau, sung sướng ít hay nhiều cũng phải có nhau. Làm gì có những đôi vợ chồng đối xử với nhau tàn nhẫn đến như vậy. Đây là một cách phát động tư tưởng tinh vi của Lê Đạt đối với những người nội trợ, để cho họ thúc đẩy chồng phản đối chế độ, mà bọn Nhân văn vu khống là đã bần cùng hoá nhân dân.
Rồi đây bài “Gặp lại”:
Lê Đạt tả một chị chỉ huy du kích, trong thời kỳ kháng chiến đã anh dũng thản nhiên trong gió mưa đại bác. Thế mà năm năm sau gặp lại thì:
Không nhận ra được nữa
chị đã lấy chồng…
...................…………
Bao nhiêu chịu đựng nhục nhằn
Leo lét cúi nhìn xuống đất
và....................
Chồng đánh chửi như cơm bữa
Sợ chồng lâu dần chị không công tác nữa…
Nếu muốn đưa ra một con người điển hình thì phải là con người có thể tiêu biểu cho thế hệ. Nêu lên một con người điển hình là biểu hiện lập trường tác giả đứng về phe nào. Ngày nay đâu có người phụ nữ Việt nam đã tham gia đấu tranh như vậy mà còn “chịu đựng nhục nhằn” để cho chồng đánh mình như cơm bữa.
Lê Đạt bịa ra cảnh gia đình địa ngục giả tạo này để bôi nhọ chế độ ta, cho là xã hội ta vẫn khổ sở tối tăm, nhân dân vẫn u mê như thời thực dân phong kiến.
Cuối cùng bài thơ này Lê Đạt thêm một câu nước mắt cá sấu:
Hàng nghìn năm
nặng trên lưng người phụ nữ.
Thật ra hàng mấy nghìn năm rồi, không cứ phụ nữ Việt nam, phụ nữ toàn thế giới đều khổ cực. Ngày nay đã có Đảng dìu dắt chị em phụ nữ chúng tôi, chúng tôi đang phấn khởi cố gắng làm tròn nhiệm vụ để được xứng đáng với những quyền lợi Đảng đã đem lại cho chúng tôi. Chúng tôi cương quyết vạch mặt những kẻ phản động phỉnh phờ, gieo rắc những tư tưởng phá hoại hạnh phúc gia đình vào hàng ngũ chị em phụ nữ.
4-1958
Chúng là một bọn cơ hội, có đầu óc cường hào, chỉ muốn ăn trên ngồi trốc, muốn được tự do cá nhân vô kỷ luật để thoả mãn thú tính bản thân. Trần Đức Thảo đã nêu lên một triết lý: nhiệm vụ của vô sản chuyên chính là phát triển tự do cá nhân để chống đối lại chuyên chính vô sản. Chúng là những kẻ chẳng kể gì Tổ quốc, đồng bào, sống chết mặc bay, dù có làm tôi tớ cho đế quốc, miễn là riêng bản thân chúng được sung sướng.
Thừa lúc trong nước Đảng ta có sai lầm về cải cách ruộng đất, ngoài nước có vụ Hung-ga-ri và Pô-dơ-nan, bọn đầu cơ chính trị ấy đã nổi lên câu kết với tư sản phản động đòi “mở rộng dân chủ”, theo lối của chúng nghĩa là mở rộng những hoạt động phá hoại chế độ. Dã tâm, của chúng là muốn đi tới vận động biểu tình chống Đảng, chống chế độ.
Chúng nói người cộng sản không có tim có óc, nhưng trong khi người cộng sản Việt nam đã đem xương máu của mình giành lại tự do cho dân tộc, rồi lại đem sức lao động kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội có tổ chức, có kỷ luật, và nhất là không có người bóc lột người, thì chính bản thân chúng toàn là những kẻ ăn chơi, truỵ lạc, bệ rạc. Thậm chí đối với vợ con, chúng cũng là kẻ có tội. Bọn đó đa số có vợ rồi lại bỏ vợ. Phụ nữ là nạn nhân của chúng. Lại có những kẻ mà khi đến chơi nhà bạn, bạn phải dặn vợ mình khi chồng đi vắng thấy đến là phải đóng cửa kêu lên! Bọn đó lại bắt vợ con những người trong trắng ra ngồi góc đường bán báo Nhân văn, chúng dùng vợ con làm công cụ để bêu rếu chế độ ta! Đáng thương nhất là những phụ nữ nhi đồng đó có biết đâu tờ báo mình bán là bẩn thỉu có biết đâu tư tưởng của tờ báo ấy là phá hoại hạnh phúc của chính mình. Vợ con cực nhục như vậy còn họ thì làm gì? Hút thuốc phiện, chơi gái, ăn uống bừa bãi ở các tiệm. Chính những văn nghệ sĩ truỵ lạc ấy đã tự thú nhận như vậy trong lớp học vừa rồi.
Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa sa đoạ đó thể hiện trong thơ Lê Đạt như thế nào. Các bạn hãy nghe trong bài “Gia đình”:
Hai vợ chồng xô xát
Bát đĩa quăng khắp nơi
Tim người giá moi được
Cũng ném đi cho rồi
Biết thế này thà không lấy nhau…
trước kia họ yêu thương nhau như thế nào:
… Không lấy được nhau thì chỉ còn có chết…
mà bây giờ căm tức nhau muốn moi tim nhau ra chỉ vì:
Nhiều dự định sa lầy trong đống tã
Cuộc sống gieo neo vất vả
...................
Hàng Tiệp về không có tiền mua…
vì thế mà:
… Không đủ sức yêu nhau cho trọn vẹn đến cùng…
rồi đến nỗi:
Chân chết đứng giữa nửa chừng cuộc sống…
Chị em phụ nữ chúng ta ngày nay đều thấy rằng hạnh phúc gia đình không phải ở chỗ nhà cao cửa rộng, mặc đẹp ăn ngon, mà ở chỗ đôi vợ chồng ý đầu tâm hợp, cùng tìm thấy lẽ sống, cùng đi một con đường là phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, cùng góp phần vào xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Càng vất vả, tình yêu càng khăng khít. Trong kháng chiến nhiều gia đình đã trải qua nhiều gian khổ. Ngày nay trong hoà bình, mức sống tuy chưa đầy đủ, nhưng nhất định là có dễ chịu hơn. Như vậy gian khổ đã có nhau, sung sướng ít hay nhiều cũng phải có nhau. Làm gì có những đôi vợ chồng đối xử với nhau tàn nhẫn đến như vậy. Đây là một cách phát động tư tưởng tinh vi của Lê Đạt đối với những người nội trợ, để cho họ thúc đẩy chồng phản đối chế độ, mà bọn Nhân văn vu khống là đã bần cùng hoá nhân dân.
Rồi đây bài “Gặp lại”:
Lê Đạt tả một chị chỉ huy du kích, trong thời kỳ kháng chiến đã anh dũng thản nhiên trong gió mưa đại bác. Thế mà năm năm sau gặp lại thì:
Không nhận ra được nữa
chị đã lấy chồng…
...................…………
Bao nhiêu chịu đựng nhục nhằn
Leo lét cúi nhìn xuống đất
và....................
Chồng đánh chửi như cơm bữa
Sợ chồng lâu dần chị không công tác nữa…
Nếu muốn đưa ra một con người điển hình thì phải là con người có thể tiêu biểu cho thế hệ. Nêu lên một con người điển hình là biểu hiện lập trường tác giả đứng về phe nào. Ngày nay đâu có người phụ nữ Việt nam đã tham gia đấu tranh như vậy mà còn “chịu đựng nhục nhằn” để cho chồng đánh mình như cơm bữa.
Lê Đạt bịa ra cảnh gia đình địa ngục giả tạo này để bôi nhọ chế độ ta, cho là xã hội ta vẫn khổ sở tối tăm, nhân dân vẫn u mê như thời thực dân phong kiến.
Cuối cùng bài thơ này Lê Đạt thêm một câu nước mắt cá sấu:
Hàng nghìn năm
nặng trên lưng người phụ nữ.
Thật ra hàng mấy nghìn năm rồi, không cứ phụ nữ Việt nam, phụ nữ toàn thế giới đều khổ cực. Ngày nay đã có Đảng dìu dắt chị em phụ nữ chúng tôi, chúng tôi đang phấn khởi cố gắng làm tròn nhiệm vụ để được xứng đáng với những quyền lợi Đảng đã đem lại cho chúng tôi. Chúng tôi cương quyết vạch mặt những kẻ phản động phỉnh phờ, gieo rắc những tư tưởng phá hoại hạnh phúc gia đình vào hàng ngũ chị em phụ nữ.
4-1958
No comments:
Post a Comment