Bửu Tiến (nhà viết kịch)
Nhóm Nhân văn-Giai phẩm, những con người bội bạc
Hôm qua tại đây, trên lá cờ bẩn thỉu, rách nát của nhóm Nhân văn-Giai phẩm, bạn Nguyễn Khải đã đề năm chữ: dốt, dát, điêu, hèn và bịp – Tôi muốn thêm chữ thứ sáu: bạc - Những người làm Nhân văn- Giai phẩm là những con người bội bạc, xấu xa.
Họ là những người như thế nào trước đây. Phan Khôi đã phản Cách mạng ba lần, trước Cách mạng – Và ngày Cách mạng mới thành công, quân Pháp – Anh khởi hấn ở Nam bộ, còn dúng tay vào âm mưu lật đổ chuyến xe chở Giải phóng quân đi Nam tiến tại Quảng nam.
Trương Tửu đã là cánh hẩu của tay mật thám Pháp Cousseau, trong khi hoạt động ở nhóm Hàn Thuyên – Và gần ngày khởi nghĩa, khi thấy phát xít Nhật khủng bố tự vệ, trước cảnh máu chảy đầu rơi của thanh niên Việt nam, đã cười khoái trá như một kẻ địch: “Làm non thì cho chết!”
Nguyễn Hữu Đang là một tay hung hăng, chống lại chủ trương của Đảng trong việc lật đổ cụ Nguyễn Văn Tố trong hoạt động Truyền bá Quốc ngữ - Và luôn luôn muốn lập giang sơn riêng đối lập với Đảng. Trở lên là những tên lưu manh chính trị, còn những người khác thì sao?
Văn Cao đang đắm chìm trong khói thuốc phiện của tiệm nhẩy - Trần Dần đang tràn ngập trong khói thuốc phiện của nhóm Dạ Đài - Hoàng Cầm đang lang thang trên vỉa hè – Đặng Đình Hưng đang là một anh giáo chết đói, chạy việc lăng nhăng - Lê Đạt còn là một sinh viên mới rời ghế nhà trường - Phùng Quán còn là một chú bé con nhà nghèo và thất học.
Đối với những con người hoặc tội lỗi, hoặc truỵ lạc, hoặc lang thang, hoặc non dại ấy, Đảng đã làm gì? Đảng đã giữ lại những cái đầu, đáng lẽ phải rơi ngày khởi nghĩa như Phan Khôi. Đảng đã kéo những cái xác ra khỏi hố truỵ lạc. Đảng đã chỉ đường cho những kẻ lang thang. Đảng đã nuôi cơm và dạy học cho những người non dại. Đảng đã đưa họ đi vào con đường tự cải tạo, của cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân. Và rất mong trong lò lửa rèn luyện đó, họ sẽ gột rửa được những nhơ nhớp trong tâm hồn họ.
Trong lúc nhân dân kháng chiến gian khổ, quân dân đã có những lúc thiếu cơm ăn, thiếu súng đạn trong lúc những quân dân hi sinh anh dũng dưới làn súng đạn của giặc, họ đã làm gì?
Phan Khôi ở tít trong rừng sâu Việt Bắc, cơm trắng có, cơm đen có, áo lụa mùa hè có, chăn bông mùa đông có, làm khó khăn cho cơ quan mỗi khi di chuyển, và than vãn: “Kháng chiến mãi thêm già!”
Trương Tửu tản cư ở một làng, vùng tự do, ăn uống phè phỡn, sống trên lưng vợ ngược xuôi buôn bán dưới làn đạn máy bay của giặc, tệ hơn nữa, trên lưng ông bố già, ngày ngày rạp mình trên bàn máy may, và trên lưng nhân dân đang thiếu thốn, Nguyễn Hữu Đang trốn công tác, chửi cách mạng ngay từ khi còn ở vùng tự do, làm quân sư cho tên Minh Đức. Số khác trong lúc làm công tác, ít nhiều đã làm trở ngại cho quân đội, cho cơ quan.
Trở về hoà bình, Đảng vẫn kiên trì giáo dục họ, đối xử với họ rất rộng rãi:
Phan Khôi “toạ hưởng” đầy đủ tiêu chuẩn vật chất. Trương Tửu trở thành một giáo sư trường Đại học - Nguyễn Hữu Đang, làm báo Văn nghệ.
Trong kháng chiến, dưới làn mưa đạn của giặc, họ “khiêm tốn” nằm im bao nhiêu, thì ngày nay, trong hoà bình, trong khoan hồng của Đảng và của nhân dân họ “yêng hùng” hò hét bấy nhiêu. Trong những phút nguy hiểm đến tính mạng, họ vui lòng “nhường” cho Đảng và công nông binh hi sinh. Nhưng bao giờ, bờ lặng sóng im rồi, họ muốn nhẩy ra toạ hưởng như những tên địa chủ cướp ruộng nông dân ngày trước. Họ cảm thấy cuộc cách mạng còn tiến lên xã hội chủ nghĩa, còn gian khổ, gay go. Họ muốn kìm hãm cuộc cách mạng ngừng lại ngang đây, cướp công của toàn dân của Đảng.
Rắp tâm đó, họ đã nuôi sẵn! Gặp dịp khó khăn của Đảng, của nhân dân, họ nhẩy ra, đấm đá túi bụi, hò hét huyên thuyên, phất cao lá cờ, kết bằng những mụn giẻ rách [1] của phong kiến suy tàn, của tư sản phản động, và họ cũng không quên cả tàn dư đế quốc, kết hợp với tàn dư tờ-rốt–skít còn lại trên miền Bắc này.
Những tên già kéo những tên trẻ, làm thành một bầy Nhân văn - Giai phẩm la sủa om sòm, cắn vào Đảng, cắn vào nhân dân. Bè lũ Mỹ Diệm trong Nam, đợi chờ sẵn, cũng chõ mõm sủa ra tiếp sức cho họ.
Họ gieo hoang mang ở miền Bắc, phủ nhận bao nhiêu mồ hôi nhân dân miền Bắc đã đổ ra hàn gắn chiến tranh, xây dựng đất nước. Họ nhắm mắt trước những thành tích quá rõ ràng đó.
Họ gây nợ xương máu ở miền Nam, nối giáo cho giặc đàn áp đồng bào ở miền Nam? phẫn uất chống lại luận điệu xuyên tạc của họ. Họ bưng tai trước những tiếng thét căm phẫn vang dội đó.
Họ là những người phản bội đê hèn nhất!
Họ đã phản lại vợ con họ trong những ngày gian khổ.
Họ đã phản lại bạn bè đã cùng chia miếng cơm, tấm áo với họ.
Họ đã phản lại Đảng đã cứu vớt họ.
Họ đã phản lại nhân dân đã khoan hồng và nuôi sống họ.
Họ đã phản lại Tổ quốc, đã rướm máu đầy mình mới giành lại được Độc lập một nửa nước.
Họ phải hiểu rằng: Nhân dân đã đem xương máu để bảo vệ Tổ quốc trong 9 năm kháng chiến. Nhân dân sẵn sàng đem xương máu bảo vệ cho thắng lợi của kháng chiến. Hò hét của họ chỉ là tiếng sủa càn của một bầy chó dại không thể cắn được. Nhân dân ta và giới văn nghệ chúng ta cứ đi lên xã hội chủ nghĩa theo lá cờ của Đảng.
*
Thanh Hương (nữ diễn viên Đội Văn công nhân dân Nam bộ)
Tôi nguyện đi theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo
Hôm nay tôi xin phát biểu một số ý kiến và tỏ bày với Hội nghị vài nét về tâm sự của tôi.
Trước hết, tôi xin tỏ lòng trung thành biết ơn Trung ương Đảng, biết ơn Hồ Chủ Tịch đã cho tôi được dự khoá học này. Khoá học này đã mở cho tôi một chân trời mới, chân trời Cách mạng xã hội chủ nghĩa chói rạng khắp tâm hồn của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội đều được danh dự cống hiến sức lao động của mình để kiến thiết và xây dựng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
Được dự khoá học này, nhờ Đảng chỉ cho tôi cách nhìn và đứng trên lập trường Cách mạng của giai cấp vô sản, dựa theo hai văn kiện của Đảng cộng sản và các Đảng công nhân họp ở Mát–scơ–va mà soi rọi thì tôi thấy rằng: trước kia tôi đã đi vào kháng chiến với ý thức Cách mạng giải phóng dân tộc. Cái mơ ước chính của tôi là góp công sức vào công cuộc kháng chiến vĩ đại để đánh đuổi đế quốc ra khỏi nước, giành độc lập Tổ quốc, giải phóng ách áp bức bóc lột ngàn đời cho toàn dân, trong đó nghệ thuật được giải phóng. Mục đích chính của tôi lúc bấy giờ là sau khi kháng chiến thành công, sân khấu cải lương sẽ được diễn những vở nội dung lành mạnh, tôi cũng sẽ được biểu diễn phục vụ đại đa số nhân dân, sẽ thoát khỏi cảnh trước kia bọn đế quốc phong kiến dùng nghệ thuật làm công cụ tuyên truyền cho chính sách áp bức bóc lột dã man của chúng người nghệ sĩ phải chịu cảnh chà đạp, rẻ rúng, tủi nhục từ vật chất lẫn tinh thần, nhất là nữ giới chúng tôi. Vì thế nên khi Hoà bình lập lại là tôi đã tự thoả mãn, đã tự coi như chỉ còn lo biểu diễn nghệ thuật mà thôi. Thời gian qua tôi đã nghiêng hẳn về công tác chuyên môn, nhẹ học tập lý luận, không áp dụng lý luận chính trị vào công tác thực tế của mình.
Hôm nay, tuy nhận thức chưa đầy đủ, nhưng tôi thấy rằng: nhờ khoá học này đã làm cho tôi thức tỉnh, đã mở mắt cho tôi bước đầu thấy được con đường đi tới Cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường đấu tranh giai cấp, nghĩa là giữa chúng ta và giai cấp tư sản, đấu tranh cải tạo dần từ cá nhân đi vào tập thể, từ tư hữu thành công hữu, xoá bỏ giai cấp bóc lột là một vấn đề gay go phức tạp, mà vấn đề cải tạo tư tưởng lại càng gay go phức tạp. Nhưng chỉ có con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa thì con người mới được ấm no hạnh phúc và nghệ thuật mới được phát triển lành mạnh để phục vụ nhân dân lao động được kết quả và vinh quang hơn hết.
Trong khoá họp này có dịp tôi ôn lại, từ khi tham gia kháng chiến đến 3 năm hoà bình, văn nghệ nói chung đều nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà công tác văn nghệ phục vụ được tốt và lập được nhiều thành tích vẻ vang, đẹp đẽ. Riêng tôi, luôn luôn từng bước đi đều có Đảng chỉ bảo dắt díu.
Bọn phá hoại Nhân văn - Giai phẩm xuyên tạc rằng Đảng ta giáo dục con người rập khuôn. Tinh thần của chúng chẳng qua chỉ là muốn phá hoại mọi tổ chức, mọi kỷ luật để được tự do phát triển cá nhân chủ nghĩa đồi truỵ của chúng mà thôi. Nhưng theo tôi, nếu rập khuôn để được rèn luyện, cải tạo cho mình có một tinh thần vì nhân dân phấn đấu, một đời phụng sự Cách mạng, đem sức lao động của mình cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, thì tôi xin tự nguyện rập theo khuôn mẫu của Đảng ta giáo dục ấy để phụng sự Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi.
Tạ Phước (nhạc sĩ)
Đảng đã cho tôi thấy đâu là ánh sáng đâu là bóng tối đâu là bạn đâu là thù
Ở lớp học này, một lần nữa tôi thấy Đảng đã mở mắt cho tôi nhìn rõ trong bước ngoặt mới của cách mạng: đâu là ánh sáng đâu là bóng tối, đâu là bạn đâu là thù…
Đảng đã tiếp sức cho tôi một nguồn sinh lực mới để mà phấn đấu. Tôi đã thấy trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go hiện này, tôi phải dứt khoát đứng hẳn vào hàng ngũ giai cấp vô sản để mà nhìn nhận các vấn đề để mà hoạt động. Tôi đã giải quyết cho tôi được nhiều sự thắc mắc, sự hoang mang trong thời gian mấy năm qua. Những thắc mắc và đời sống gia đình, trong công tác, những hoang mang về thời cuộc trong nước và quốc tế.
Nhưng đến nay tôi đã vững vàng hơn: tinh thần quốc tế vô sản nhất là đối với Liên xô và Trung quốc được thêm củng cố và thắm thiết. Tôi thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong giai đoạn cách mạng mới, và càng thấy rõ trách nhiệm của mình phải tham gia phục vụ cách mạng tích cực hơn nữa.
Điểm nữa tôi muốn nói là lòng thương yêu và sự rộng lượng vô bờ bến của Đảng, đối với chúng ta và nhất là đối với các anh em Nhân văn-Giai phẩm. Nếu các anh em Nhân văn-Giai phẩm biết nhìn nhận một cách khách quan sẽ thấy rõ lòng thương yêu và sự rộng lượng đó. Sở dĩ các anh em có phạm sai lầm tai hại như trong giai đoạn qua một phần là vì các anh em đã ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ phục vụ mình.
Không đặt mình ở địa vị chủ mà đặt vấn đề, lại cho mình là khách, luôn luôn đòi hỏi được đãi ngộ. Vì sự đãi ngộ không bao giờ được vừa ý, vì cho sự cống hiến của mình rất là nhiều. Nhưng các anh em đó đã không khiêm tốn mà nhận rằng một số ít cống hiến của mình là do nhờ Đảng, nhờ nhân dân mà có, chính Đảng và nhân dân đã bồi dưỡng cho các anh, mà các anh không biết mà lại còn phụ ơn và phản bội.
Nhưng hy vọng rằng, các anh đó sẽ nhận rõ sự thương yêu và rộng lượng của Đảng, và rồi đây lại chịu sự giáo dục của Đảng, Chính phủ mới có tiền đồ được.
Ở lớp học này, tôi đã thu được nhiều kết quả, nhưng để duy trì và phát triển những kết quả đó, tôi thấy luôn luôn phải cảnh giác và đấu tranh với bản thân. Và tôi cũng biết rằng trong lớp không khí học tập đấu tranh, luôn luôn giúp đỡ tôi, nhưng bước ra khỏi lớp, sự sinh hoạt ở ngoài, nhất là ở thành phố, luôn luôn những ảnh hưởng phi vô sản tấn công; sự cảnh giác cho tôi càng cần phải đề cao hơn nữa, để phát triển số kết quả tốt của lớp học, ra về tôi thấy có nhiệm vụ:
Họ là những người như thế nào trước đây. Phan Khôi đã phản Cách mạng ba lần, trước Cách mạng – Và ngày Cách mạng mới thành công, quân Pháp – Anh khởi hấn ở Nam bộ, còn dúng tay vào âm mưu lật đổ chuyến xe chở Giải phóng quân đi Nam tiến tại Quảng nam.
Trương Tửu đã là cánh hẩu của tay mật thám Pháp Cousseau, trong khi hoạt động ở nhóm Hàn Thuyên – Và gần ngày khởi nghĩa, khi thấy phát xít Nhật khủng bố tự vệ, trước cảnh máu chảy đầu rơi của thanh niên Việt nam, đã cười khoái trá như một kẻ địch: “Làm non thì cho chết!”
Nguyễn Hữu Đang là một tay hung hăng, chống lại chủ trương của Đảng trong việc lật đổ cụ Nguyễn Văn Tố trong hoạt động Truyền bá Quốc ngữ - Và luôn luôn muốn lập giang sơn riêng đối lập với Đảng. Trở lên là những tên lưu manh chính trị, còn những người khác thì sao?
Văn Cao đang đắm chìm trong khói thuốc phiện của tiệm nhẩy - Trần Dần đang tràn ngập trong khói thuốc phiện của nhóm Dạ Đài - Hoàng Cầm đang lang thang trên vỉa hè – Đặng Đình Hưng đang là một anh giáo chết đói, chạy việc lăng nhăng - Lê Đạt còn là một sinh viên mới rời ghế nhà trường - Phùng Quán còn là một chú bé con nhà nghèo và thất học.
Đối với những con người hoặc tội lỗi, hoặc truỵ lạc, hoặc lang thang, hoặc non dại ấy, Đảng đã làm gì? Đảng đã giữ lại những cái đầu, đáng lẽ phải rơi ngày khởi nghĩa như Phan Khôi. Đảng đã kéo những cái xác ra khỏi hố truỵ lạc. Đảng đã chỉ đường cho những kẻ lang thang. Đảng đã nuôi cơm và dạy học cho những người non dại. Đảng đã đưa họ đi vào con đường tự cải tạo, của cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân. Và rất mong trong lò lửa rèn luyện đó, họ sẽ gột rửa được những nhơ nhớp trong tâm hồn họ.
Trong lúc nhân dân kháng chiến gian khổ, quân dân đã có những lúc thiếu cơm ăn, thiếu súng đạn trong lúc những quân dân hi sinh anh dũng dưới làn súng đạn của giặc, họ đã làm gì?
Phan Khôi ở tít trong rừng sâu Việt Bắc, cơm trắng có, cơm đen có, áo lụa mùa hè có, chăn bông mùa đông có, làm khó khăn cho cơ quan mỗi khi di chuyển, và than vãn: “Kháng chiến mãi thêm già!”
Trương Tửu tản cư ở một làng, vùng tự do, ăn uống phè phỡn, sống trên lưng vợ ngược xuôi buôn bán dưới làn đạn máy bay của giặc, tệ hơn nữa, trên lưng ông bố già, ngày ngày rạp mình trên bàn máy may, và trên lưng nhân dân đang thiếu thốn, Nguyễn Hữu Đang trốn công tác, chửi cách mạng ngay từ khi còn ở vùng tự do, làm quân sư cho tên Minh Đức. Số khác trong lúc làm công tác, ít nhiều đã làm trở ngại cho quân đội, cho cơ quan.
Trở về hoà bình, Đảng vẫn kiên trì giáo dục họ, đối xử với họ rất rộng rãi:
Phan Khôi “toạ hưởng” đầy đủ tiêu chuẩn vật chất. Trương Tửu trở thành một giáo sư trường Đại học - Nguyễn Hữu Đang, làm báo Văn nghệ.
Trong kháng chiến, dưới làn mưa đạn của giặc, họ “khiêm tốn” nằm im bao nhiêu, thì ngày nay, trong hoà bình, trong khoan hồng của Đảng và của nhân dân họ “yêng hùng” hò hét bấy nhiêu. Trong những phút nguy hiểm đến tính mạng, họ vui lòng “nhường” cho Đảng và công nông binh hi sinh. Nhưng bao giờ, bờ lặng sóng im rồi, họ muốn nhẩy ra toạ hưởng như những tên địa chủ cướp ruộng nông dân ngày trước. Họ cảm thấy cuộc cách mạng còn tiến lên xã hội chủ nghĩa, còn gian khổ, gay go. Họ muốn kìm hãm cuộc cách mạng ngừng lại ngang đây, cướp công của toàn dân của Đảng.
Rắp tâm đó, họ đã nuôi sẵn! Gặp dịp khó khăn của Đảng, của nhân dân, họ nhẩy ra, đấm đá túi bụi, hò hét huyên thuyên, phất cao lá cờ, kết bằng những mụn giẻ rách [1] của phong kiến suy tàn, của tư sản phản động, và họ cũng không quên cả tàn dư đế quốc, kết hợp với tàn dư tờ-rốt–skít còn lại trên miền Bắc này.
Những tên già kéo những tên trẻ, làm thành một bầy Nhân văn - Giai phẩm la sủa om sòm, cắn vào Đảng, cắn vào nhân dân. Bè lũ Mỹ Diệm trong Nam, đợi chờ sẵn, cũng chõ mõm sủa ra tiếp sức cho họ.
Họ gieo hoang mang ở miền Bắc, phủ nhận bao nhiêu mồ hôi nhân dân miền Bắc đã đổ ra hàn gắn chiến tranh, xây dựng đất nước. Họ nhắm mắt trước những thành tích quá rõ ràng đó.
Họ gây nợ xương máu ở miền Nam, nối giáo cho giặc đàn áp đồng bào ở miền Nam? phẫn uất chống lại luận điệu xuyên tạc của họ. Họ bưng tai trước những tiếng thét căm phẫn vang dội đó.
Họ là những người phản bội đê hèn nhất!
Họ đã phản lại vợ con họ trong những ngày gian khổ.
Họ đã phản lại bạn bè đã cùng chia miếng cơm, tấm áo với họ.
Họ đã phản lại Đảng đã cứu vớt họ.
Họ đã phản lại nhân dân đã khoan hồng và nuôi sống họ.
Họ đã phản lại Tổ quốc, đã rướm máu đầy mình mới giành lại được Độc lập một nửa nước.
Họ phải hiểu rằng: Nhân dân đã đem xương máu để bảo vệ Tổ quốc trong 9 năm kháng chiến. Nhân dân sẵn sàng đem xương máu bảo vệ cho thắng lợi của kháng chiến. Hò hét của họ chỉ là tiếng sủa càn của một bầy chó dại không thể cắn được. Nhân dân ta và giới văn nghệ chúng ta cứ đi lên xã hội chủ nghĩa theo lá cờ của Đảng.
*
Thanh Hương (nữ diễn viên Đội Văn công nhân dân Nam bộ)
Tôi nguyện đi theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo
Hôm nay tôi xin phát biểu một số ý kiến và tỏ bày với Hội nghị vài nét về tâm sự của tôi.
Trước hết, tôi xin tỏ lòng trung thành biết ơn Trung ương Đảng, biết ơn Hồ Chủ Tịch đã cho tôi được dự khoá học này. Khoá học này đã mở cho tôi một chân trời mới, chân trời Cách mạng xã hội chủ nghĩa chói rạng khắp tâm hồn của toàn thể nhân dân lao động trong xã hội đều được danh dự cống hiến sức lao động của mình để kiến thiết và xây dựng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
Được dự khoá học này, nhờ Đảng chỉ cho tôi cách nhìn và đứng trên lập trường Cách mạng của giai cấp vô sản, dựa theo hai văn kiện của Đảng cộng sản và các Đảng công nhân họp ở Mát–scơ–va mà soi rọi thì tôi thấy rằng: trước kia tôi đã đi vào kháng chiến với ý thức Cách mạng giải phóng dân tộc. Cái mơ ước chính của tôi là góp công sức vào công cuộc kháng chiến vĩ đại để đánh đuổi đế quốc ra khỏi nước, giành độc lập Tổ quốc, giải phóng ách áp bức bóc lột ngàn đời cho toàn dân, trong đó nghệ thuật được giải phóng. Mục đích chính của tôi lúc bấy giờ là sau khi kháng chiến thành công, sân khấu cải lương sẽ được diễn những vở nội dung lành mạnh, tôi cũng sẽ được biểu diễn phục vụ đại đa số nhân dân, sẽ thoát khỏi cảnh trước kia bọn đế quốc phong kiến dùng nghệ thuật làm công cụ tuyên truyền cho chính sách áp bức bóc lột dã man của chúng người nghệ sĩ phải chịu cảnh chà đạp, rẻ rúng, tủi nhục từ vật chất lẫn tinh thần, nhất là nữ giới chúng tôi. Vì thế nên khi Hoà bình lập lại là tôi đã tự thoả mãn, đã tự coi như chỉ còn lo biểu diễn nghệ thuật mà thôi. Thời gian qua tôi đã nghiêng hẳn về công tác chuyên môn, nhẹ học tập lý luận, không áp dụng lý luận chính trị vào công tác thực tế của mình.
Hôm nay, tuy nhận thức chưa đầy đủ, nhưng tôi thấy rằng: nhờ khoá học này đã làm cho tôi thức tỉnh, đã mở mắt cho tôi bước đầu thấy được con đường đi tới Cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường đấu tranh giai cấp, nghĩa là giữa chúng ta và giai cấp tư sản, đấu tranh cải tạo dần từ cá nhân đi vào tập thể, từ tư hữu thành công hữu, xoá bỏ giai cấp bóc lột là một vấn đề gay go phức tạp, mà vấn đề cải tạo tư tưởng lại càng gay go phức tạp. Nhưng chỉ có con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa thì con người mới được ấm no hạnh phúc và nghệ thuật mới được phát triển lành mạnh để phục vụ nhân dân lao động được kết quả và vinh quang hơn hết.
Trong khoá họp này có dịp tôi ôn lại, từ khi tham gia kháng chiến đến 3 năm hoà bình, văn nghệ nói chung đều nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà công tác văn nghệ phục vụ được tốt và lập được nhiều thành tích vẻ vang, đẹp đẽ. Riêng tôi, luôn luôn từng bước đi đều có Đảng chỉ bảo dắt díu.
Bọn phá hoại Nhân văn - Giai phẩm xuyên tạc rằng Đảng ta giáo dục con người rập khuôn. Tinh thần của chúng chẳng qua chỉ là muốn phá hoại mọi tổ chức, mọi kỷ luật để được tự do phát triển cá nhân chủ nghĩa đồi truỵ của chúng mà thôi. Nhưng theo tôi, nếu rập khuôn để được rèn luyện, cải tạo cho mình có một tinh thần vì nhân dân phấn đấu, một đời phụng sự Cách mạng, đem sức lao động của mình cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, thì tôi xin tự nguyện rập theo khuôn mẫu của Đảng ta giáo dục ấy để phụng sự Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi.
Tạ Phước (nhạc sĩ)
Đảng đã cho tôi thấy đâu là ánh sáng đâu là bóng tối đâu là bạn đâu là thù
Ở lớp học này, một lần nữa tôi thấy Đảng đã mở mắt cho tôi nhìn rõ trong bước ngoặt mới của cách mạng: đâu là ánh sáng đâu là bóng tối, đâu là bạn đâu là thù…
Đảng đã tiếp sức cho tôi một nguồn sinh lực mới để mà phấn đấu. Tôi đã thấy trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go hiện này, tôi phải dứt khoát đứng hẳn vào hàng ngũ giai cấp vô sản để mà nhìn nhận các vấn đề để mà hoạt động. Tôi đã giải quyết cho tôi được nhiều sự thắc mắc, sự hoang mang trong thời gian mấy năm qua. Những thắc mắc và đời sống gia đình, trong công tác, những hoang mang về thời cuộc trong nước và quốc tế.
Nhưng đến nay tôi đã vững vàng hơn: tinh thần quốc tế vô sản nhất là đối với Liên xô và Trung quốc được thêm củng cố và thắm thiết. Tôi thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong giai đoạn cách mạng mới, và càng thấy rõ trách nhiệm của mình phải tham gia phục vụ cách mạng tích cực hơn nữa.
Điểm nữa tôi muốn nói là lòng thương yêu và sự rộng lượng vô bờ bến của Đảng, đối với chúng ta và nhất là đối với các anh em Nhân văn-Giai phẩm. Nếu các anh em Nhân văn-Giai phẩm biết nhìn nhận một cách khách quan sẽ thấy rõ lòng thương yêu và sự rộng lượng đó. Sở dĩ các anh em có phạm sai lầm tai hại như trong giai đoạn qua một phần là vì các anh em đã ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ phục vụ mình.
Không đặt mình ở địa vị chủ mà đặt vấn đề, lại cho mình là khách, luôn luôn đòi hỏi được đãi ngộ. Vì sự đãi ngộ không bao giờ được vừa ý, vì cho sự cống hiến của mình rất là nhiều. Nhưng các anh em đó đã không khiêm tốn mà nhận rằng một số ít cống hiến của mình là do nhờ Đảng, nhờ nhân dân mà có, chính Đảng và nhân dân đã bồi dưỡng cho các anh, mà các anh không biết mà lại còn phụ ơn và phản bội.
Nhưng hy vọng rằng, các anh đó sẽ nhận rõ sự thương yêu và rộng lượng của Đảng, và rồi đây lại chịu sự giáo dục của Đảng, Chính phủ mới có tiền đồ được.
Ở lớp học này, tôi đã thu được nhiều kết quả, nhưng để duy trì và phát triển những kết quả đó, tôi thấy luôn luôn phải cảnh giác và đấu tranh với bản thân. Và tôi cũng biết rằng trong lớp không khí học tập đấu tranh, luôn luôn giúp đỡ tôi, nhưng bước ra khỏi lớp, sự sinh hoạt ở ngoài, nhất là ở thành phố, luôn luôn những ảnh hưởng phi vô sản tấn công; sự cảnh giác cho tôi càng cần phải đề cao hơn nữa, để phát triển số kết quả tốt của lớp học, ra về tôi thấy có nhiệm vụ:
- Phải cương quyết đấu tranh chống tư tưởng và hành động phản động ở chung quanh tôi.
- Phải luôn luôn học tập chính trị, cải tạo tư tưởng.
- Phải thấy rõ trách nhiệm của công tác, phục vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
*
Trọng Loan, Văn An, Tô Hải, Cao Sơn, Xuân Thịnh, Trần Dư (Đoàn văn công quân đội)
Phải đập cho tan nát những nọc độc Nhân văn-Giai phẩm ảnh hưởng vào văn công quân đội
Nọc độc của nhóm Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Dần, Lê Đạt v.v… qua các báo Nhân văn-Giai phẩm năm 1956 cũng đã ảnh hưởng rất xấu tới một số đơn vị văn công quân đội chúng tôi, cũng đã reo rắc những tai hại đáng kể tới một số anh chị em diễn viên hoặc mới nhập ngũ, hoặc vì trình độ chính trị thấp kém, nông cạn, vì tư tưởng lệch lạc: bất mãn, hưởng lạc, vô kỷ luật, chịu ảnh hưởng xấu của tư tưởng tư sản một cách ngấm ngầm từ khi Hoà bình lập lại, nhất là ở các vùng thành thị. Những luận điệu phản động của Nhân văn-Giai phẩm như đòi “tự do dân chủ”, “Chống công thức” v.v… đã kích thích số diễn viên non nớt đó về lập trường giai cấp, có những lần đã chống đối lại tổ chức, chống đối lại lãnh đạo trong đơn vị ngay những tháng đầu tiên khi các loại báo phản động đó ra đời. Không nhận rõ thực chất “Tự do của Nhân văn - Giai phẩm” là tự do vô tổ chức, vô chính phủ, có những diễn viên đã coi thường điều lệnh nội vụ của quân đội, đi về không báo cáo, ra, vào trạm gác bất chấp cả kỷ luật cảnh giới, gây nên một nếp sống mất trật tự trong doanh trại, đả kích cán bộ khi chấp hành nội quy đối với mình. Đối với sự giáo dục một tư tưởng lành mạnh trong việc quan hệ nam nữ trong đoàn, số anh chị em đó cũng cho là “ngột ngạt, khó thở”, “thiếu dân chủ”; họ cứ quan hệ bừa bãi với nhau, toàn mượn những lời thơ văn của nhóm Nhân văn-Giai phẩm để mớm cho nhau những tư tưởng bỉ ổi, gây nên những hiện tượng gái đa dâm, trai đa tìm, phá hoại tình cảm lành mạnh của những diễn viên hãy còn rất ít tuổi. Vì trách nhiệm xây dựng cuộc đời cho diễn viên về tài năng cũng như về đời sống, vì trách nhiệm đối với xã hội, nhất là đối với các bậc cha mẹ, họ hàng có con em ở trong đoàn, chúng tôi kiên quyết ngăn cản những vấn đề “tự do yêu đương, tự do luyến ái xằng bậy” thì số diễn viên đó lại mượn lời Lê Đạt cho là “đem bục công an đặt giữa trái tim của họ”. Họ cũng đòi hỏi “học kỹ thuật trên hết” theo luận điệu phi chính trị của Đặng Đình Hưng, Văn Cao là những phần tử Nhân văn trong giới nhạc, lợi dụng danh nghĩa đảng viên để cấu kết chống Đảng, không thích học tập chính trị, lười sinh hoạt nội quy, chê lao động, ngại công tác; thậm chí có anh em còn mơ tưởng một cách mù quáng rằng có thể sau này sẽ lại mở lại những “tiệm trà”, “tiệm khiêu vũ” đòi xin giải ngũ ra ngoài quân đội để đem “tài nghệ” của mình lăn vào đó kiếm chác, làm ăn hoặc giậy đàn hát tư để “sống cho nó ra con người tự do thoải mái” v.v… Những anh chị em đó đã ngoặc chặt tư tưởng của mình vào tư tưởng phản cách mạng của bọn Nhân văn-Giai phẩm.
Nhưng quân đội ta là quân đội của nhân dân, của Đảng Lao động Việt nam, đã được rèn luyện sắc bén trong bao năm chiến đấu anh dũng, đã được Đảng ta giáo dục cho một đạo đức Cách mạng vững chắc, cho nên, những anh chị em nói trên chỉ là một số người hãy còn rơi rớt lại những cái xấu xa mà thôi. Nhóm Nhân văn-Giai phẩm kia đã không thể nào đánh lừa được tất cả. Cán bộ và toàn đơn vị đã cảnh giác kịp thời, nỗ lực đề cao trách nhiệm hơn trong việc xây dựng tổ chức, cho nên những hiện tượng xấu kể trên cũng không thể tồn tại được lâu dài và đã bị dập tắt.
Nhưng gần đây, những luận điệu bỉ ổi, độc ác của nhóm Nhân văn-Giai phẩm lại thấy ngốc đầu dậy, lại thấy xuất hiện lại trên tuần báo Văn, lại vẫn: tranh đả kích của Trần Duy, “Ông Năm chuột” của Phan Khôi, “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán, “Bài thơ trên ghế đá” của Lê Đạt, v.v… Chúng tôi nhận thấy những nọc độc đó lại rất sẽ có thể gây lại những ảnh hưởng tai hại vào trong các đơn vị chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết cùng các anh chị em văn nghệ sĩ đấu tranh mạnh mẽ và triệt để, lên án một cách nghiêm khắc tất cả cái bọn đã đội lốt văn nghệ sĩ, đã lạm dụng chữ nghĩa, văn chương (là bọn Nhân văn-Giai phẩm) để reo rắc những nọc độc phản cách mạng vào tư tưởng trong trắng của thanh thiếu niên nghệ thuật đang vươn lên một sức sống xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta và nhất định giữ vững đường lối văn nghệ xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo.
*
Phạm Văn Chừng, Dzoãn Mẫn, Phạm Ngữ, Hoàng Dương, Vũ Tuấn Đức, Vũ Thuận, Đào Trọng Từ (Trường âm nhạc Việt Nam)
Chúng tôi lên án những âm mưu đen tối của nhóm Nhân văn
Bộ mặt thật chống đối về chính trị và phản động về văn nghệ của nhóm Nhân văn-Giai phẩm thật là rõ ràng. Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, lợi dụng và xuyên tạc phương châm “trăm hoa đua nở” “tự do sáng tác”, họ đã có những âm mưu nhằm phủ nhận giá trị các tác phẩm Cách mạng và Kháng chiến, gieo rắc nọc độc chống đối, hoài nghi trong anh em giới nhạc. Dùng thủ đoạn bè phái, ly gián “vừa đánh vừa kéo” như chính lời họ đã thú nhận để lũng đoạn hội Nhạc sĩ, chúng đã dựng đứng lên những “nhóm” này, “phái” kia một cách giả tạo, thực chất là đi đến chỗ phục hồi những khuynh hướng sáng tác lai căng, uỷ mị, xa lìa thực tế. Tung ra khẩu hiệu “chiến tranh kỹ thuật” trong khi chính bản thân họ lại là những người ít nắm được kỹ thuật hơn ai hết - những phần tử như Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Tử Phác, Nguyễn Văn Tý… đã một mặt tác động tinh thần những người có trách nhiệm lãnh đạo, gây cho những người này tâm lý “đóng cửa trau dồi bản lĩnh” lỏng tay cho bọn thừa cơ len lỏi vào những cương vị có tính chất chi phối đường lối phát triển âm nhạc (trong Ban chấp hành Hội Nhạc và Tập san âm nhạc); một mặt gây hoang mang trong anh em trẻ, khích động họ để biến những yêu xách bồi dưỡng chuyên môn đi đến chỗ “kỹ thuật trên hết” “chỉ cần nhân tài”, tách rời chính trị và xa lìa quần chúng.
Là những người công tác âm nhạc trong phạm vi giáo dục, chúng tôi nghiêm khắc lên án những tư tưởng chống đối nguy hại, những hành động bất chính và âm mưu đen tối của nhóm Nhân văn-Giai phẩm kiên quyết kiểm tra để tẩy trừ những di hại của nọc độc đó, đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn nữa để đẩy mạnh công tác giáo dục âm nhạc trên đường lối văn nghệ của Đảng.
No comments:
Post a Comment