22. HOÀI THANH * TRẦN DẦN
Hoài Thanh
Vạch tính chất phản động của bài “Nhất định thắng” của Trần Dần
Sau
tám mươi năm bị địch giày xéo và sau mười lăm năm bị chiến tranh tàn
phá, miền Bắc của chúng ta còn trải qua nhiều khó khăn. Giặc ngoại xâm
tuy bắt buộc phải rút lui nhưng bọn tay sai chúng gài lại và giai cấp
địa chủ vẫn không ngừng phá hoại chúng ta. Nhưng nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ, trong hơn một năm nay, đã
nỗ lực phi thường để hàn gắn mọi vết thương. Chỉ trong hơn một năm,
chúng ta đã thu được những thành tích cực kỳ to lớn. Không phải kể lại
đây những kết quả chúng ta đã đạt được trong mọi ngành hoạt động; có một
điều chúng ta có thể nói dứt khoát là chưa bao giờ, trên đất nước Việt
Nam, cuộc sống, mặc dầu còn nhiều thiếu thốn, lại có thể tươi vui như
bây giờ.
Không những người công nhân đang trở thành chủ nhân xí nghiệp, người nông dân đang trở thành chủ nhân nông thôn, người lao động trí óc mà chân trời phục vụ trở nên rộng mông mênh cảm thấy sâu sắc như thế, mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều thấy như thế. Có những chuyện mới đây một năm tưởng như còn là những chuyện mơ ước xa xôi, ví dụ như chuyện xây dựng xong những đường xe lửa, mà trong khoảnh khắc trên đất nước Việt Nam đã trở thành sự thật. Lại có những chuyện rất nhỏ mà ý nghĩa rất lớn. Tết chưa đến mà ở Hà Nội những tranh Tết cổ truyền đã không thể mua ở đâu cho ra.
Tranh hết và hoa cũng hết. Vì không chỉ người giàu mà cả người nghèo Tết năm nay cũng muốn sắm một ít hoa. Đó là chuyện mấy ngàn năm nay chưa từng có. Sách báo Tết của ta năm nay đều phản ảnh cái không khí phấn khởi và tưng bừng ấy. Cho nên chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy cũng trong một quyển sách ra vào dịp Tết này, tập Giai phẩm 1956 của nhà xuất bản Minh Đức - Thời Đại, một bài hoàn toàn lạc điệu. Đó là một bài của Trần Dần viết theo thể thơ nhan đề “Nhất định thắng”.
Miền Bắc trong bài Trần Dần hoàn toàn không đúng với miền Bắc thực của chúng ta. Mới xem lướt qua, có người tưởng lầm là Trần Dần chỉ nói đến những khó khăn. Nhưng xem lại thì thấy rõ Trần Dần đã xuyên tạc và vu khống miền Bắc. Trần Dần đã tạo ra một miền Bắc đen tối và ngột ngạt. Bốn lần Trần Dần day đi day lại cái hình ảnh mưa rơi trên cờ đỏ, cố gây một ấn tượng âm u đối với thực tế tươi sáng của chúng ta. Phải chăng vì một thứ phiền muộn vẩn vơ nào đây mà Trần Dần nhìn cảnh vui lại hóa ra cảnh buồn? Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chỉ là một sự sai lầm bình thường như nhiều sai lầm khác trong các tác phẩm văn nghệ của ta. Đối với những sai lầm ấy, người đọc chỉ phê bình và thường là phê bình một cách thân ái. Trái lại bài của Trần Dần đã làm cho hầu hết mọi người đọc đều phẫn nộ. Có đồng chí bộ đội đọc đến giận quá, xé ngay. Hội Văn nghệ Việt Nam có tổ chức một buổi họp để nhận định về bài này. Không khí buổi họp rất sôi nổi, anh chị em văn nghệ miền Bắc, miền Nam, vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng, ai cũng muốn được phát biểu ý kiến để nói lên sự phẫn nộ của mình. Vì sao vậy? Vì mọi người đã nhận thấy đây không chỉ là sai lầm mà chính là một lời vu khống. Hãy lấy một vấn đề di cư. Ai cũng biết không có bàn tay độc ác của Mỹ Diệm thì không làm gì có vấn đề di cư.
Tiếng nói thật của quần chúng đi Nam là: chúng tôi bị dụ dỗ, chúng tôi bị cưỡng ép, chúng nó dọa đốt nhà, chúng nó dọa giết người, không đi không được. Nhưng Trần Dần làm lời quần chúng đã gán cho quần chúng những là: di cư vì thiếu tiền, thiếu gạo, thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu gió, thiếu mây. Đúng là luận điệu của địch. Trần Dần cứ day đi day lại: "Ai dẫn họ đi? Ai?" mà không thấy trả lời, không vạch mặt chỉ tên quân địch. Ngoài việc vu cáo ta về vấn đề di cư chính do chúng gây ra, bọn Mỹ Diệm còn thường xuyên xuyên tạc về các vấn đề thất nghiệp, đói kém, hàng hóa ế ẩm do chúng để lại. Đối với những sự việc ấy Chính phủ và nhân dân ta giải quyết kịp thời với những kết quả to lớn hiển nhiên. Nhưng bài “Nhất định thắng” đã phủ nhận những thắng lợi đó của ta, đã hoàn toàn rập theo những luận điệu vu khống xảo trá của quân địch. Trần Dần nói đến những vấn đề trên với một giọng oán thán, hằn học. Hằn học ai? Mọi người đều biết khó khăn ta còn gặp phải chính là bọn đế quốc xâm lược, bọn Mỹ Diệm, gây ra. Nhưng Trần Dần đã phản lại nhận định đó. Trần Dần viết:
Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù… Chúng còn đang bày kế hại đời ta? hay:
Em biết đâu Mỹ miếc Ngô nghê gì? để đỡ đòn cho địch trước sức căm phẫn của nhân dân ta, để bảo rằng việc nhân dân ta buộc tội Mỹ Diệm là vô căn cứ. Một mặt khác Trần Dần tuyệt nhiên không nói đến cái phấn khởi cái tin tưởng không bờ bến của nhân dân ta. Địch không sợ gì hơn là lòng tin tưởng, sức phấn khởi đó. Chúng tìm đủ mọi cách để gieo rắc tinh thần tiêu cực, hoang mang. Trần Dần đã làm đúng như điều mong muốn của chúng. Trần Dần khi không dựng đứng lên:
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu Tôi là người vô địch của lòng tin. Ta có thể tưởng chỉ là câu nói huênh hoang vô nghĩa của một người điên. Nhưng mà không. Trần Dần nói thế để nói tiếp theo đó:
Em ơi thế ra Người tin tưởng nhất như anh Vẫn có những phút giây ngờ vực. Trần Dần ngờ vực như thế nào? Trong cuộc đấu tranh giữa nhân dân ta và Mỹ Diệm, Trần Dần gieo mối ngờ:
Ai có lý? Và ai có lực?
Chúng ta biết trong khi nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nắm chắc chính nghĩa trong tay và hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng của mình đã được thử thách trong kháng chiến, không phải không có một số ít người ngại đấu tranh, co mình lại nghĩ lẩn thẩn hết chuyện này đến chuyện nọ. Trần Dần ném ra một câu hỏi vu vơ, không giải quyết, chính là đánh trúng vào tâm lý ấy. Hơn thế nữa, sau khi đã xuyên tạc dựng nên một miền Bắc với những cảnh ngột ngạt, đen tối như trên, đặt ra câu hỏi "Ai có lý? Ai có lực" chỉ là để trả lời rằng miền Bắc tốt đẹp và lớn mạnh của chúng ta theo Trần Dần thì không có lý và không có lực. Cả cái giọng nói của Trần Dần cũng góp phần gây hoang mang. Trần Dần có một lối nói chán chường, buông thõng: những tự do tự diếc, Mỹ miếc Ngô nghê hoặc như nói về tổng tuyển cử mà mọi người đang hy sinh phấn đấu để thực hiện cho bằng được thì Trần Dần buông một câu:
Liệu tổng hay chẳng tổng? Từ trong giọng nói toát ra một thứ chán chường nặng trĩu. Trần Dần nuôi dưỡng cái phần hoài nghi, phần khiếp nhược, phần dơ dáy trong một số người. Địch không mong gì hơn là gọi dậy các thứ bùn nhơ ấy nó là cơ sở cho chế độ thối tha của chúng cũng như lòng dũng cảm, chí hy sinh, niềm tin tưởng là cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của chúng ta.
*Sau bao nhiêu đoạn vu khống ta, cuối cùng có đoạn hình như Trần Dần chửi địch như đoạn tả cuộc biểu tình của đồng bào Sài Gòn. Nhưng toàn là những câu chửi bâng quơ tuyệt nhiên không nêu một tội ác cụ thể nào của địch. Trái lại Trần Dần lại còn gọi những người biểu tình phản đối Mỹ Diệm là:
Những mảng thịt Những đọi máu đào đang rầm rập kéo nhau đi ngoài phố gây nên một ấn tượng khủng khiếp, làm cho người đọc tưởng tượng ở miền Nam nhân dân ta cũng chẳng có lực lượng gì. Cũng có đoạn hình như Trần Dần ca ngợi miền Bắc. Trần Dần vẽ lên một cảnh mít-tinh và Trần Dần nói người đói, người no, người lành, người rách, người đang vui, người đang buồn tất cả ra đường hô khẩu hiệu. Rồi máu trời rơi xuống vì
Những tiếng ta hô có sức đâm trời chảy máu Cái vĩ đại của miền Bắc là ở sức lao động sáng tạo của hàng triệu người đang xây dựng hòa bình và hạnh phúc ở khắp nơi trên đất nước giầu đẹp của chúng ta. Tuyệt nhiên không nói đến những cảnh ấy mà chỉ nói đến mít-tinh và nói theo kiểu Trần Dần nói thì không phải là ca ngợi mà chính là xuyên tạc.
*Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học sâu sắc đối với chế độ tươi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của nhân dân ta. Tôi không kết luận về người. Tôi chỉ căn cứ vào bài văn. Tự nó, bài “Nhất định thắng” trong lời và chữ của nó, chứa đựng những tư tưởng phản động, đứng về phía địch chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin tưởng ở hiện tại và tương lai của chế độ, của dân tộc, bài “Nhất định thắng” của Trần Dần thật đúng như lời đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên một cơ thể lành mạnh. Nhưng chúng ta vốn đã biết trong cuộc đấu tranh quyết liệt của chúng ta, những phản ứng như vậy của tư tưởng địch là chuyện tất nhiên. Nó tuyệt đối không thể cưỡng lại sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân đang tiến mau như thác cuốn.
25-2-56
Nguồn: Báo Văn nghệ
[1] , Hà Nội, s. 110 (1.3.1956), tr. 2.
Lại Nguyên Ân biên soạn
==
*Phụ lục H.P.
Buổi họp nhận định bài thơ “Nhất định thắng” người tự hỏi: "Lúc này sao lại có người có thể đặt bút viết một bài thơ như thế?" Nhiều người đọc xong bài thơ không nén được phẫn nộ muốn xé ngay trang sách dưới tay mình. Nhưng cũng có vài người nghĩ: "Đây chỉ là một bài thơ tâm sự đau ốm…!" Để thống nhất trên nhận định chung, Hội Văn nghệ Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp, phê bình bài thơ ấy. Đến tham gia cuộc họp đông đủ hầu hết văn nghệ sĩ thủ đô và các cán bộ văn nghệ thuộc các bộ phận của Hội. Mỗi người đều muốn góp ý kiến của mình. Không phải vì bài thơ đã có một giá trị nghệ thuật đáng phải suy nghĩ, nhưng chính vì nó đã xúc phạm nhiều hoặc ít đến những điều suy nghĩ thiết tha nhất của mọi người hiện nay: những vấn đề lớn trong cuộc đấu tranh hiện tại của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chính trị hiện nay với một kẻ địch vô cùng nguy hiểm, thâm độc, khi trắng trợn tấn công, khi lẩn lút phá hoại ngay bên cạnh ta, mỗi người cầm bút nhất định đều phải thấy trách nhiệm nặng nề của mình trong mỗi tác phẩm, mỗi trang sách, mỗi dòng chữ mình viết. Phải viết làm sao để tố cáo được hết cái đen tối xấu xa của chế độ phát xít Mỹ - Diệm ở miền Nam. Phải viết làm sao để đem hết tấm lòng mình vào ngòi bút ca tụng cái tốt đẹp có một không hai trong lịch sử dân tộc của chế độ dân chủ cộng hòa miền Bắc chúng ta, phải động viên giáo dục nhân dân khắc phục những khó khăn tạm thời, tiến lên xây dựng chế độ của chúng ta, đảm bảo đấu tranh thắng lợi. Đó nhất định phải là thái độ tư tưởng của mỗi người văn nghệ chân chính hiện nay bất luận thuộc khuynh hướng nghệ thuật nào. Nhưng Trần Dần thì không thế. Trần Dần đã viết nên những câu thơ hằn học, xuyên tạc và bôi nhọ cái thực tế đẹp đẽ của miền Bắc chúng ta. Anh Văn Giáo đã đứng lên vạch cái chân tướng ấy của thơ Trần Dần: "Bài thơ ‘Nhất định thắng’ của Trần Dần là kết quả sự sa ngã của người viết vào những cặn bã mà đế quốc để lại ở đây. Với bài thơ ấy Trần Dần đã đi vào cá nhân chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, do đó đã hóa ra thảm hại, khiếp nhược. Cái nhìn của Trần Dần là cái nhìn trên lập trường phản nhân dân của kẻ địch…" Lời nói Văn Giáo đầy nhiệt tình và căm giận. Và đó cũng là ý nghĩ, nỗi lòng chung của anh chị em có mặt trong buổi họp. Cùng một nhận định ấy, phát triển trong nhiều cạnh khía khác nhau: Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Trần Cư, Trúc Đường, Lương Ngọc Trác, chị Thanh Hương, chị Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Xuân Huy… đều phát biểu ý kiến của mình. Một người ngồi xuống là hàng chục cánh tay khác đã giơ lên xin nói. Càng đi sâu tìm những chứng minh cụ thể, càng thấy rõ những sai lầm nghiêm trọng và tư tưởng chính trị phản động của bài thơ Trần Dần. Cái nguy hiểm của bài thơ là ngụy trang dưới hình thức một bài thơ "tâm tình" (!) để bóp méo và nói xấu thực tế miền Bắc một cách hèn hạ. Thực tế ở miền Bắc chúng ta có những khó khăn; nhiều khó khăn nữa là khác, điều đó ai cũng biết. Và ai cũng biết chúng ta không ngăn cản người làm thơ nói lên những khó khăn, những khuyết điểm của cuộc sống trong tác phẩm; nhưng như vậy không có nghĩa là để mặc cho một người nào đấy có thể dùng ngòi bút xúc phạm đến những gì thiêng liêng nhất trong lòng chúng ta, khinh rẻ chúng ta và tự do bịa đặt, bôi bác thực tế theo cái chủ quan có thể nói là phản nhân dân của họ. Một mặt khác, mọi người đều nhận rằng Trần Dần có nói đến kẻ địch. Nhưng ngòi bút của Trần Dần sắc sảo, nham hiểm bao nhiêu khi nói xấu ta thì lại công thức, gượng gạo bấy nhiêu khi nói đến địch. Đọc những lời huênh hoang, ầm ĩ, mập mờ của Trần Dần người ta khó lòng tin được ở cái "căm thù" của tác giả! Đúng như ý kiến của nhiều bạn đã phát biểu, đó chính là bản chất tráo trở, "thò lò hai mặt" của bài thơ “Nhất định thắng”. Anh Sỹ Ngọc, Văn Cao và một vài anh em khác đã có bài trong tập Giai phẩm 1956 cũng lần lượt phát biểu ý kiến của mình và đều nhận thấy sai lầm lớn của mình đã để in lên một bài thơ như bài thơ của Trần Dần. Quá nửa đêm, ý kiến phát biểu vẫn còn nhiều và sôi nổi. Nhưng với một bài thơ như vậy, việc phân tích và phê phán cũng đã khá đầy đủ. Anh Hoài Thanh thay mặt Chủ tịch đoàn tổng kết cuộc thảo luận. Khuya lắm rồi. Mọi người ra về trên đường phố vắng. Đêm mùa xuân thơm mát trời thủ đô. Cuộc họp vừa qua làm cho mỗi người như thấy phấn khởi, nhẹ nhõm hơn. Ánh sao vàng trên Hồ Gươm rực rỡ hơn lúc nào hết. Cuộc sống của chúng ta đêm cũng như ngày đều rạo rực, tươi sáng như vậy. Trong khi ấy còn có những kẻ muốn bóp méo sự thực, muốn khoác chiếc màn đen lên ánh sáng của mùa xuân. Ý muốn ngông cuồng ấy chỉ là những chiếc nấm dại mọc lên trong xó rừng và chết lụi dần trong bóng tối. H.P. [2]
[1]Đây là tờ Văn nghệ, cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam, dưới dạng báo (tiếp tục tờ Văn nghệ dưới dạng tạp chí, ra được 56 số ở Việt Bắc từ 1948 đến tháng 10/1954). Trở về Hà Nội, Văn nghệ ra mắt từ 1/11/1954 dưới dạng báo (khổ 40x30 cm), đánh số từ số 57, lúc đầu định kỳ bán nguyệt san (ra vào ngày 1 và 15 hằng tháng); sau đó đổi sang 3 kỳ/tháng từ số 65 (11/3/1955) rồi trở thành tuần báo từ số 75 (7/7/1955); tờ Văn nghệ dạng tuần báo này tạm kết thúc vào đầu năm 1957, khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập và xuất bản tờ tuần báo Văn (tờ này ra được 37 số, từ tháng 5/1957 đến đầu 1958). Kế đó Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Văn nghệ (ra hằng tháng, từ 1957 đến 1963) đồng thời cho ra mắt tuần báo Văn học (từ 25/5/1958). Đến tháng 5/1963, Tạp chí Văn nghệ và tuần báo Văn học sáp nhập lại thành tuần báo Văn nghệ, tờ này ban đầu trực thuộc Hội Liên hiệp VHNTVN; đến 1978 trực thuộc Hội Nhà văn VN, và tồn tại đến hiện nay. (L.N.A.)[2]H.P. có thể là viết tắt của Huy Phương (L.N. Â.)
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 110 (1.3.1956), tr. 4, 7. Lại Nguyên Ân biên soạn.
Không những người công nhân đang trở thành chủ nhân xí nghiệp, người nông dân đang trở thành chủ nhân nông thôn, người lao động trí óc mà chân trời phục vụ trở nên rộng mông mênh cảm thấy sâu sắc như thế, mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều thấy như thế. Có những chuyện mới đây một năm tưởng như còn là những chuyện mơ ước xa xôi, ví dụ như chuyện xây dựng xong những đường xe lửa, mà trong khoảnh khắc trên đất nước Việt Nam đã trở thành sự thật. Lại có những chuyện rất nhỏ mà ý nghĩa rất lớn. Tết chưa đến mà ở Hà Nội những tranh Tết cổ truyền đã không thể mua ở đâu cho ra.
Tranh hết và hoa cũng hết. Vì không chỉ người giàu mà cả người nghèo Tết năm nay cũng muốn sắm một ít hoa. Đó là chuyện mấy ngàn năm nay chưa từng có. Sách báo Tết của ta năm nay đều phản ảnh cái không khí phấn khởi và tưng bừng ấy. Cho nên chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy cũng trong một quyển sách ra vào dịp Tết này, tập Giai phẩm 1956 của nhà xuất bản Minh Đức - Thời Đại, một bài hoàn toàn lạc điệu. Đó là một bài của Trần Dần viết theo thể thơ nhan đề “Nhất định thắng”.
Miền Bắc trong bài Trần Dần hoàn toàn không đúng với miền Bắc thực của chúng ta. Mới xem lướt qua, có người tưởng lầm là Trần Dần chỉ nói đến những khó khăn. Nhưng xem lại thì thấy rõ Trần Dần đã xuyên tạc và vu khống miền Bắc. Trần Dần đã tạo ra một miền Bắc đen tối và ngột ngạt. Bốn lần Trần Dần day đi day lại cái hình ảnh mưa rơi trên cờ đỏ, cố gây một ấn tượng âm u đối với thực tế tươi sáng của chúng ta. Phải chăng vì một thứ phiền muộn vẩn vơ nào đây mà Trần Dần nhìn cảnh vui lại hóa ra cảnh buồn? Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chỉ là một sự sai lầm bình thường như nhiều sai lầm khác trong các tác phẩm văn nghệ của ta. Đối với những sai lầm ấy, người đọc chỉ phê bình và thường là phê bình một cách thân ái. Trái lại bài của Trần Dần đã làm cho hầu hết mọi người đọc đều phẫn nộ. Có đồng chí bộ đội đọc đến giận quá, xé ngay. Hội Văn nghệ Việt Nam có tổ chức một buổi họp để nhận định về bài này. Không khí buổi họp rất sôi nổi, anh chị em văn nghệ miền Bắc, miền Nam, vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng, ai cũng muốn được phát biểu ý kiến để nói lên sự phẫn nộ của mình. Vì sao vậy? Vì mọi người đã nhận thấy đây không chỉ là sai lầm mà chính là một lời vu khống. Hãy lấy một vấn đề di cư. Ai cũng biết không có bàn tay độc ác của Mỹ Diệm thì không làm gì có vấn đề di cư.
Tiếng nói thật của quần chúng đi Nam là: chúng tôi bị dụ dỗ, chúng tôi bị cưỡng ép, chúng nó dọa đốt nhà, chúng nó dọa giết người, không đi không được. Nhưng Trần Dần làm lời quần chúng đã gán cho quần chúng những là: di cư vì thiếu tiền, thiếu gạo, thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu gió, thiếu mây. Đúng là luận điệu của địch. Trần Dần cứ day đi day lại: "Ai dẫn họ đi? Ai?" mà không thấy trả lời, không vạch mặt chỉ tên quân địch. Ngoài việc vu cáo ta về vấn đề di cư chính do chúng gây ra, bọn Mỹ Diệm còn thường xuyên xuyên tạc về các vấn đề thất nghiệp, đói kém, hàng hóa ế ẩm do chúng để lại. Đối với những sự việc ấy Chính phủ và nhân dân ta giải quyết kịp thời với những kết quả to lớn hiển nhiên. Nhưng bài “Nhất định thắng” đã phủ nhận những thắng lợi đó của ta, đã hoàn toàn rập theo những luận điệu vu khống xảo trá của quân địch. Trần Dần nói đến những vấn đề trên với một giọng oán thán, hằn học. Hằn học ai? Mọi người đều biết khó khăn ta còn gặp phải chính là bọn đế quốc xâm lược, bọn Mỹ Diệm, gây ra. Nhưng Trần Dần đã phản lại nhận định đó. Trần Dần viết:
Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù… Chúng còn đang bày kế hại đời ta? hay:
Em biết đâu Mỹ miếc Ngô nghê gì? để đỡ đòn cho địch trước sức căm phẫn của nhân dân ta, để bảo rằng việc nhân dân ta buộc tội Mỹ Diệm là vô căn cứ. Một mặt khác Trần Dần tuyệt nhiên không nói đến cái phấn khởi cái tin tưởng không bờ bến của nhân dân ta. Địch không sợ gì hơn là lòng tin tưởng, sức phấn khởi đó. Chúng tìm đủ mọi cách để gieo rắc tinh thần tiêu cực, hoang mang. Trần Dần đã làm đúng như điều mong muốn của chúng. Trần Dần khi không dựng đứng lên:
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu Tôi là người vô địch của lòng tin. Ta có thể tưởng chỉ là câu nói huênh hoang vô nghĩa của một người điên. Nhưng mà không. Trần Dần nói thế để nói tiếp theo đó:
Em ơi thế ra Người tin tưởng nhất như anh Vẫn có những phút giây ngờ vực. Trần Dần ngờ vực như thế nào? Trong cuộc đấu tranh giữa nhân dân ta và Mỹ Diệm, Trần Dần gieo mối ngờ:
Ai có lý? Và ai có lực?
Chúng ta biết trong khi nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nắm chắc chính nghĩa trong tay và hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng của mình đã được thử thách trong kháng chiến, không phải không có một số ít người ngại đấu tranh, co mình lại nghĩ lẩn thẩn hết chuyện này đến chuyện nọ. Trần Dần ném ra một câu hỏi vu vơ, không giải quyết, chính là đánh trúng vào tâm lý ấy. Hơn thế nữa, sau khi đã xuyên tạc dựng nên một miền Bắc với những cảnh ngột ngạt, đen tối như trên, đặt ra câu hỏi "Ai có lý? Ai có lực" chỉ là để trả lời rằng miền Bắc tốt đẹp và lớn mạnh của chúng ta theo Trần Dần thì không có lý và không có lực. Cả cái giọng nói của Trần Dần cũng góp phần gây hoang mang. Trần Dần có một lối nói chán chường, buông thõng: những tự do tự diếc, Mỹ miếc Ngô nghê hoặc như nói về tổng tuyển cử mà mọi người đang hy sinh phấn đấu để thực hiện cho bằng được thì Trần Dần buông một câu:
Liệu tổng hay chẳng tổng? Từ trong giọng nói toát ra một thứ chán chường nặng trĩu. Trần Dần nuôi dưỡng cái phần hoài nghi, phần khiếp nhược, phần dơ dáy trong một số người. Địch không mong gì hơn là gọi dậy các thứ bùn nhơ ấy nó là cơ sở cho chế độ thối tha của chúng cũng như lòng dũng cảm, chí hy sinh, niềm tin tưởng là cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của chúng ta.
*Sau bao nhiêu đoạn vu khống ta, cuối cùng có đoạn hình như Trần Dần chửi địch như đoạn tả cuộc biểu tình của đồng bào Sài Gòn. Nhưng toàn là những câu chửi bâng quơ tuyệt nhiên không nêu một tội ác cụ thể nào của địch. Trái lại Trần Dần lại còn gọi những người biểu tình phản đối Mỹ Diệm là:
Những mảng thịt Những đọi máu đào đang rầm rập kéo nhau đi ngoài phố gây nên một ấn tượng khủng khiếp, làm cho người đọc tưởng tượng ở miền Nam nhân dân ta cũng chẳng có lực lượng gì. Cũng có đoạn hình như Trần Dần ca ngợi miền Bắc. Trần Dần vẽ lên một cảnh mít-tinh và Trần Dần nói người đói, người no, người lành, người rách, người đang vui, người đang buồn tất cả ra đường hô khẩu hiệu. Rồi máu trời rơi xuống vì
Những tiếng ta hô có sức đâm trời chảy máu Cái vĩ đại của miền Bắc là ở sức lao động sáng tạo của hàng triệu người đang xây dựng hòa bình và hạnh phúc ở khắp nơi trên đất nước giầu đẹp của chúng ta. Tuyệt nhiên không nói đến những cảnh ấy mà chỉ nói đến mít-tinh và nói theo kiểu Trần Dần nói thì không phải là ca ngợi mà chính là xuyên tạc.
*Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học sâu sắc đối với chế độ tươi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của nhân dân ta. Tôi không kết luận về người. Tôi chỉ căn cứ vào bài văn. Tự nó, bài “Nhất định thắng” trong lời và chữ của nó, chứa đựng những tư tưởng phản động, đứng về phía địch chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin tưởng ở hiện tại và tương lai của chế độ, của dân tộc, bài “Nhất định thắng” của Trần Dần thật đúng như lời đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên một cơ thể lành mạnh. Nhưng chúng ta vốn đã biết trong cuộc đấu tranh quyết liệt của chúng ta, những phản ứng như vậy của tư tưởng địch là chuyện tất nhiên. Nó tuyệt đối không thể cưỡng lại sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân đang tiến mau như thác cuốn.
25-2-56
Nguồn: Báo Văn nghệ
[1] , Hà Nội, s. 110 (1.3.1956), tr. 2.
Lại Nguyên Ân biên soạn
==
*Phụ lục H.P.
Buổi họp nhận định bài thơ “Nhất định thắng” người tự hỏi: "Lúc này sao lại có người có thể đặt bút viết một bài thơ như thế?" Nhiều người đọc xong bài thơ không nén được phẫn nộ muốn xé ngay trang sách dưới tay mình. Nhưng cũng có vài người nghĩ: "Đây chỉ là một bài thơ tâm sự đau ốm…!" Để thống nhất trên nhận định chung, Hội Văn nghệ Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp, phê bình bài thơ ấy. Đến tham gia cuộc họp đông đủ hầu hết văn nghệ sĩ thủ đô và các cán bộ văn nghệ thuộc các bộ phận của Hội. Mỗi người đều muốn góp ý kiến của mình. Không phải vì bài thơ đã có một giá trị nghệ thuật đáng phải suy nghĩ, nhưng chính vì nó đã xúc phạm nhiều hoặc ít đến những điều suy nghĩ thiết tha nhất của mọi người hiện nay: những vấn đề lớn trong cuộc đấu tranh hiện tại của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chính trị hiện nay với một kẻ địch vô cùng nguy hiểm, thâm độc, khi trắng trợn tấn công, khi lẩn lút phá hoại ngay bên cạnh ta, mỗi người cầm bút nhất định đều phải thấy trách nhiệm nặng nề của mình trong mỗi tác phẩm, mỗi trang sách, mỗi dòng chữ mình viết. Phải viết làm sao để tố cáo được hết cái đen tối xấu xa của chế độ phát xít Mỹ - Diệm ở miền Nam. Phải viết làm sao để đem hết tấm lòng mình vào ngòi bút ca tụng cái tốt đẹp có một không hai trong lịch sử dân tộc của chế độ dân chủ cộng hòa miền Bắc chúng ta, phải động viên giáo dục nhân dân khắc phục những khó khăn tạm thời, tiến lên xây dựng chế độ của chúng ta, đảm bảo đấu tranh thắng lợi. Đó nhất định phải là thái độ tư tưởng của mỗi người văn nghệ chân chính hiện nay bất luận thuộc khuynh hướng nghệ thuật nào. Nhưng Trần Dần thì không thế. Trần Dần đã viết nên những câu thơ hằn học, xuyên tạc và bôi nhọ cái thực tế đẹp đẽ của miền Bắc chúng ta. Anh Văn Giáo đã đứng lên vạch cái chân tướng ấy của thơ Trần Dần: "Bài thơ ‘Nhất định thắng’ của Trần Dần là kết quả sự sa ngã của người viết vào những cặn bã mà đế quốc để lại ở đây. Với bài thơ ấy Trần Dần đã đi vào cá nhân chủ nghĩa, nghệ thuật vị nghệ thuật, do đó đã hóa ra thảm hại, khiếp nhược. Cái nhìn của Trần Dần là cái nhìn trên lập trường phản nhân dân của kẻ địch…" Lời nói Văn Giáo đầy nhiệt tình và căm giận. Và đó cũng là ý nghĩ, nỗi lòng chung của anh chị em có mặt trong buổi họp. Cùng một nhận định ấy, phát triển trong nhiều cạnh khía khác nhau: Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Trần Cư, Trúc Đường, Lương Ngọc Trác, chị Thanh Hương, chị Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Xuân Huy… đều phát biểu ý kiến của mình. Một người ngồi xuống là hàng chục cánh tay khác đã giơ lên xin nói. Càng đi sâu tìm những chứng minh cụ thể, càng thấy rõ những sai lầm nghiêm trọng và tư tưởng chính trị phản động của bài thơ Trần Dần. Cái nguy hiểm của bài thơ là ngụy trang dưới hình thức một bài thơ "tâm tình" (!) để bóp méo và nói xấu thực tế miền Bắc một cách hèn hạ. Thực tế ở miền Bắc chúng ta có những khó khăn; nhiều khó khăn nữa là khác, điều đó ai cũng biết. Và ai cũng biết chúng ta không ngăn cản người làm thơ nói lên những khó khăn, những khuyết điểm của cuộc sống trong tác phẩm; nhưng như vậy không có nghĩa là để mặc cho một người nào đấy có thể dùng ngòi bút xúc phạm đến những gì thiêng liêng nhất trong lòng chúng ta, khinh rẻ chúng ta và tự do bịa đặt, bôi bác thực tế theo cái chủ quan có thể nói là phản nhân dân của họ. Một mặt khác, mọi người đều nhận rằng Trần Dần có nói đến kẻ địch. Nhưng ngòi bút của Trần Dần sắc sảo, nham hiểm bao nhiêu khi nói xấu ta thì lại công thức, gượng gạo bấy nhiêu khi nói đến địch. Đọc những lời huênh hoang, ầm ĩ, mập mờ của Trần Dần người ta khó lòng tin được ở cái "căm thù" của tác giả! Đúng như ý kiến của nhiều bạn đã phát biểu, đó chính là bản chất tráo trở, "thò lò hai mặt" của bài thơ “Nhất định thắng”. Anh Sỹ Ngọc, Văn Cao và một vài anh em khác đã có bài trong tập Giai phẩm 1956 cũng lần lượt phát biểu ý kiến của mình và đều nhận thấy sai lầm lớn của mình đã để in lên một bài thơ như bài thơ của Trần Dần. Quá nửa đêm, ý kiến phát biểu vẫn còn nhiều và sôi nổi. Nhưng với một bài thơ như vậy, việc phân tích và phê phán cũng đã khá đầy đủ. Anh Hoài Thanh thay mặt Chủ tịch đoàn tổng kết cuộc thảo luận. Khuya lắm rồi. Mọi người ra về trên đường phố vắng. Đêm mùa xuân thơm mát trời thủ đô. Cuộc họp vừa qua làm cho mỗi người như thấy phấn khởi, nhẹ nhõm hơn. Ánh sao vàng trên Hồ Gươm rực rỡ hơn lúc nào hết. Cuộc sống của chúng ta đêm cũng như ngày đều rạo rực, tươi sáng như vậy. Trong khi ấy còn có những kẻ muốn bóp méo sự thực, muốn khoác chiếc màn đen lên ánh sáng của mùa xuân. Ý muốn ngông cuồng ấy chỉ là những chiếc nấm dại mọc lên trong xó rừng và chết lụi dần trong bóng tối. H.P. [2]
[1]Đây là tờ Văn nghệ, cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam, dưới dạng báo (tiếp tục tờ Văn nghệ dưới dạng tạp chí, ra được 56 số ở Việt Bắc từ 1948 đến tháng 10/1954). Trở về Hà Nội, Văn nghệ ra mắt từ 1/11/1954 dưới dạng báo (khổ 40x30 cm), đánh số từ số 57, lúc đầu định kỳ bán nguyệt san (ra vào ngày 1 và 15 hằng tháng); sau đó đổi sang 3 kỳ/tháng từ số 65 (11/3/1955) rồi trở thành tuần báo từ số 75 (7/7/1955); tờ Văn nghệ dạng tuần báo này tạm kết thúc vào đầu năm 1957, khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập và xuất bản tờ tuần báo Văn (tờ này ra được 37 số, từ tháng 5/1957 đến đầu 1958). Kế đó Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam cho xuất bản Tạp chí Văn nghệ (ra hằng tháng, từ 1957 đến 1963) đồng thời cho ra mắt tuần báo Văn học (từ 25/5/1958). Đến tháng 5/1963, Tạp chí Văn nghệ và tuần báo Văn học sáp nhập lại thành tuần báo Văn nghệ, tờ này ban đầu trực thuộc Hội Liên hiệp VHNTVN; đến 1978 trực thuộc Hội Nhà văn VN, và tồn tại đến hiện nay. (L.N.A.)[2]H.P. có thể là viết tắt của Huy Phương (L.N. Â.)
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 110 (1.3.1956), tr. 4, 7. Lại Nguyên Ân biên soạn.
No comments:
Post a Comment