HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday 20 September 2013

NVGP *166. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

166. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG HAI BẰNG TIẾN SĨ
Nguyễn Mạnh Tường: Người đỗ hai bằng tiến sĩ ở tuổi 22
Ngày cập nhật: 09/07/2006 16:46


Nguyễn Mạnh Tường, người làng Cổ Nhuế, ngoại thành Hà Nội, sang Pháp năm 1927 học tại trường Đại học Montpeller và ngay lập tức trở thành một thần đồng vì thành tích học tập: Sáu tháng sau khi đến nước Pháp đỗ Cao đẳng văn chương (2-3-1928), một năm sau giành thêm bằng Cao đẳng cổ văn Hy Lạp (7-3-1929), 6 tháng sau đó đỗ Cử nhân văn khoa, rồi hơn một năm sau đỗ Cử nhân luật khoa và 5 tháng tiếp theo giật thêm tấm bằng Cao đẳng ngôn ngữ và Văn tự cổ điển (13-2-1931).

Ngày 28-5-1932, Nguyễn Mạnh Tường bảo vệ luận án tiến sĩ luật khoa và chỉ hơn 1 tháng sau, ông tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương. Khi đó, Nguyễn Mạnh Tường vừa 22 tuổi. Vị quan chủ khảo của Hội đồng chấm luận án có lời phê như sau: “Ông còn trẻ tuổi, nhưng người tài không phải đợi tuổi mới lộ ra. Ông học trường đại học mấy năm nay đều đứng đầu cả, ông học tập sắc sảo một cách lạ thường. Nay bài luận văn thi tiến sĩ đem trình hội đồng thật là cái kết quả mĩ mãn của công phu học tập bấy lâu. Hội đồng phải phục cái tài cao, học rộng, chí khí cao thượng ở ông. Bài luận văn của ông là một kiệt tác về luật, một kiệt tác vừa về luật, về văn học... 22 tuổi đầu mà đã rõ ra mặt bác học toàn tài. Bài luận văn của ông sẽ được các nhà thượng lưu trí thức ở nước Pháp cùng ngoại quốc đọc đến và thưởng thức. 22 tuổi đã đỗ Luật khoa tiến sĩ, lại sắp thi văn học tiến sĩ, thật là cổ lai hãn hữu, vì ở nước Pháp chưa hề thấy một người 22 tuổi mà đã đỗ văn khoa tiến sĩ bao giờ... Hội đồng xin tặng cho ông lời phê đặc biệt hơn cả là (tài giỏi với lời khen tặng của giám khảo) mà báo Nam Phong hồi đó gọi là “siêu ưu”.

Sau 60 năm, các kỷ lục (siêu ưu) của Nguyễn Mạnh Tường vẫn chưa có bất kỳ một sinh viên người Pháp hay nước ngoài nào đạt được, nhất là kỷ lục trở thành một tiến sĩ văn chương ở tuổi 22.

Chàng trai Nguyễn Mạnh Tường 22 tuổi trở về nước với cành nguyệt quế và biết bao lời chào mời, nhưng ông lại quay trở lại châu Âu, đi một loạt các nước để học hỏi thêm cho đến năm 36 tuổi mới trở về hẳn Tổ quốc của mình. Về nước, ông không ra làm quan, mà chọn nghề thầy giáo dạy học ở trường Bưởi, rồi mở thêm văn phòng luật sư.

Cách mạng Tháng Tám thành công khi ông mới 36 tuổi, vị luật sư ấy đã từ bỏ tất cả đi theo Cụ Hồ kháng chiến, nếm trải mọi thăng trầm đầy thử thách gian truân...

Năm 1992, lúc này Nguyễn Mạnh Tường 82 tuổi, giáo sư đã qua thăm lại nước Pháp và được mời đến nói chuyện với sinh viên trường Đại học Paris VII...
Thời gian còn lại của cuộc đời, giáo sư viết sách, dạy Pháp văn cho những ai muốn học. Tháng 6-1997, giáo sư thanh thản ra đi. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã ghi nhận những cống hiến và công lao của giáo sư: “Vô cùng thương tiếc Giáo sư - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường - một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam”.

No comments:

Post a Comment