LỜI NÓI ĐẦU
Khi
về Hà Nội, cộng sản đã phát động ngay chiến dịch ca tụng đảng bác.
Nhưng đa số đồng bào thờ ơ. Vừa về Hà Nội, cộng sản còn lo việc nhà cửa,
xe cộ, chưa có thì giờ để lo việc kiểm soát văn hóa. Hơn nữa, mới về Hà
Nội, họ chưa muốn thi hành chánh sách tàn ác ra vội, cho nên trong mấy
năm đầu tư nhân vẫn có quyền ra báo và xuất bản sách. Vì hoàn cảnh tự do
này, một số báo chí tư nhân đã ra đời. Các văn nghệ sĩ kháng chiến
trong bao năm sống dưới chế độ cộng sản đã bị đè nén bóc lột, đến khi
gần thành công, họ thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản trong chính sách cải
cách ruộng đất và chỉnh đốn đảng, cùng sự tranh giành địa vị, nhà của,
xe cộ khi cộng sản về thành trong khi dân chúng và văn nghệ sĩ đói khổ,
thiếu thốn nên họ đòi tự do, dân chủ. Phong trào này do các văn nghệ sĩ
kháng chiến nổi danh như Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng
Cầm. . . khởi xướng trên các báo tư nhân sau lan rộng ra các báo đảng.
Trong số báo chí này, tặp san Giai Phẩm và tạp chí Nhân Văn là có sức
mạnh hơn cả cho nên người ta gọi tư trào này bằng một tên chung là Nhân
Văn Giai Phẩm.
1.Giai Phẩm :
Đặc san này do Hoàng Cầm, Lê Đạt chủ trương, gồm có các số Giai Phẩm 1956 (Giai Phẩm Mùa Xuân), Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông).Tháng 1-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, tháng 2-1956 cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956 ( sau này gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân ), trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Chống công thức, Ông Bình Vôi của Lê Đạt, Cái chổi quét rác rưởi của Phùng Quán. Ngoài ra có sự c ộng tác của Tô Vũ, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ và Quang Dũng... Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nội, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch 'Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh' , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu Tập I, II, III. Giai Phẩm Mùa Thu tập I ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội. Giai Phẩm Mùa Thu tập II xuất bản tháng 10-1956, Giai Phẩm Mùa Thu tập III ra đời tháng 11-1956, và Giai Phẩm Mùa Đông in tháng 12-1956.
1.Giai Phẩm :
Đặc san này do Hoàng Cầm, Lê Đạt chủ trương, gồm có các số Giai Phẩm 1956 (Giai Phẩm Mùa Xuân), Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông).Tháng 1-1956, nhà xuất bản Minh Đức từ chiến khu về, tháng 2-1956 cho xuất bản tập Giai Phẩm 1956 ( sau này gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân ), trong cuốn này có nhiều bài nêu lên sự thối nát của chế độ như bài Chống công thức, Ông Bình Vôi của Lê Đạt, Cái chổi quét rác rưởi của Phùng Quán. Ngoài ra có sự c ộng tác của Tô Vũ, Văn Cao, Sĩ Ngọc, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ và Quang Dũng... Trần Dần bị bắt vì viết bài Nhất Định Thắng bôi đen chế độ, và tờ Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ít lâu sau, Moscou sai Mikoyan sang Hà Nội, buộc Việt Nam sửa sai. Và lúc này, Mao tung ra chiến dịch 'Bách Hoa Tề Khai, Bách Gia Tranh Minh' , Việt Nam bắt buộc phải công bố chính sách mới của Khrushchev. Tiếp theo Giai Phẩm Mùa Thu Tập I, II, III. Giai Phẩm Mùa Thu tập I ra đời ngày 29-8-1956, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ là một quả bom tạ nổ giữa thủ đô Hà Nội. Giai Phẩm Mùa Thu tập II xuất bản tháng 10-1956, Giai Phẩm Mùa Thu tập III ra đời tháng 11-1956, và Giai Phẩm Mùa Đông in tháng 12-1956.
2. Nhân Văn
Tờ Nhân Văn là bán nguyệt san, ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thư ký toà soạn,trụ sở 27 Hàng Khay, Hà Nội, nhưng đứng đàng sau là Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần. Có thể nói Nguyễn Hữu Đang là linh hồn của cuộc đấu tranh dân chủ, bởi vì ông là ngưởi đã biết sự tráo trở của cộng sản trong đường lối diệt trừ trí thức và tư sản của cộng sản sau vụ Cải cách ruộng đất. Phan Khôi là một nhà báo lão thành, người Quảng Nam, người nổi danh với bài Tình già. Nguyễn Hữu Đang là một người thân cận của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai thầu văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế cộng sản xuống dốc.
3. Trăm Hoa
Tờ Nhân Văn là bán nguyệt san, ra đời ngày 15-9-1956 do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thư ký toà soạn,trụ sở 27 Hàng Khay, Hà Nội, nhưng đứng đàng sau là Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần. Có thể nói Nguyễn Hữu Đang là linh hồn của cuộc đấu tranh dân chủ, bởi vì ông là ngưởi đã biết sự tráo trở của cộng sản trong đường lối diệt trừ trí thức và tư sản của cộng sản sau vụ Cải cách ruộng đất. Phan Khôi là một nhà báo lão thành, người Quảng Nam, người nổi danh với bài Tình già. Nguyễn Hữu Đang là một người thân cận của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945. Tờ Nhân Văn tấn công mạnh mẽ, lan rộng đến Thời Mới và Cứu Quốc, Học Tập là hai tờ báo đảng. Lúc này, Hồ Viết Thắng, Võ Nguyên Giáp đều đứng lên nhận khuyết điểm. Hồ Chí Minh im lặng, Tố Hữu lẩn sang Bắc Kinh, bọn cai thầu văn nghệ như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư im hơi lặng tiếng. Nguyễn Chương và Hoàng Xuân Nhị lên tiếng bênh vực đảng. Lời qua tiếng lại ngày càng gay gắt, và uy thế cộng sản xuống dốc.
3. Trăm Hoa
Tờ này của Nguyễn Bính, ra đời khoảng tháng 1-1957, Thiết Vũ một cán bộ Thông Tin muốn đăng bài chống Nhân Văn- Giai Phẩm nhưng Nguyễn Bính từ chối, y tức giận đánh Nguyễn Bính trọng thương. Sau lãnh đạo cộng sản đem tiền bạc và phương tiện yểm trợ để chống lại Nhân Văn nhưng Nguyễn Bính không tuân theo mà còn chống lại. Tô Hoài viết trong Cát Bụi Chân Ai:
Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm Hoa. Tôi được giao thuyết phục một báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn.. . .Tờ Trăm Hoa ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai. Trên nhận xét từng số, từng bài cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết. Tôi bàn lại với Nguyễn Bính, Nguyễn Bình cười: Trăm Hoa phải thế mới là Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Nếu không thì mày làm quách cho xong ( 64).
4.Văn
Tháng 12-1956 đóng cửa Nhân Văn. Đảng chỉnh đốn hội Văn Nghệ, bầu ban chấp hành mới, loại các văn nghệ sĩ chống đối, cho ra tuần báo Văn do Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân làm phó và Nguyên Hồng làm tổng thư ký. Tờ Văn không sốt sắng ca tụng đảng, một nửa số trang dịch tiểu thuyết Nga, một nửa viết về văn học Trung quốc. Thế là khôn, chỉ nói về văn học hai nước đàn anh thì tất là không va chạm ai. Nhưng quần chúng thờ ơ. và đảng lại chê họ. Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân quay ra chống đảng. Trên tờ Văn, xuất hiện Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Duy, Phan Khôi. . .Tờ Văn ra được 36 số, tồn tại đến 1- 1958 với bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi thì giao cho Nguyễn Đình Thi và đổi thành Văn Học.
Trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm có nhiều văn nghệ sĩ tham gia. Nhân Văn do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thư ký tòa soạn, trụ sở 21 Hàng Khay, Hà Nội. Nhân Văn ra ngày 2.9.1956, nhấn mạnh:
Phan Khôi
Nguyễn Hữu Đang
Báo Nhân Văn đứng dưới sự lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam, theo chủ nghĩa Mac- Lênin với tinh thần thực tiễn, để xúc tiến công cuộc củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà, để đi đến thực hiện xã hội chủ nghĩa, theo như ý muốn của Đảng cũng là ý muốn của nhân dân cả nước'
Những nhân vật quan trọng gồm có khá nhiều văn nghệ sĩ nổi danh. Ông Hoàng Văn Chí đã soạn quyển Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc là một sưu tầm các bài báo của những tờ báo trên, nhưng sự sưu tầm này chưa đầy đủ. Chúng tôi dùng tài liệu này thử tạm làm một thư tịch Nhân Văn, Giai Phẩm để trình bày rõ thành tích của những văn nghệ sĩ đã đem xương máu tranh đãu cho tự do.
Từ
1956 đến nay, đã hơn nửa thế kỷ nhưng người Việt Nam yêu tự do dân chủ
vẫn nhớ đến phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, kính trọng sự can đảm hy sinh
tranh đấu cho tự do, dân chủ của Việt Nam và đã bị bách hại một cách
tàn nhẫn, dã man.
Từ 1959,
Hoàng Văn Chí đã thu thập tài liệu và xuất bản quyển Trăm Hoa Đua Nở
Trên Đất Bắc, sau đó không có tài liệu nào bổ túc thêm tài liệu của
Hoàng Văn Chí mặc dầu thỉnh thoảng cũng có một vài tài liệu xuất hiện
riêng rẽ, chưa thấy ai công khai cho độc giả thấy toàn bộ các sách báo
trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Có lẽ chưa đến lúc thuận tiện.
Chúng
tôi yêu văn chương Việt Nam cho nên tha thiết nghiên cứu các tác phẩm
của phong trào này vì Nhân Văn Giai Phẩm là tinh hoa của nền văn học
Việt Nam trong thời hiện đại.
Chúng
tôi cũng yêu quý đất nước Việt Nam, tôn kính những chiến sĩ can trường
tranh đấu cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho nên chúng tôn rất ngưỡng mộ
những chiến sĩ của Nhân Văn Giai Phẩm vì họ là tinh hoa của dân tộc,
những kẻ đã giữ được ngọn lửa thiêng của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Bùi Hữu
Nghĩa, Nguyễn Hữu Huân, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học,
Nguyễn Tường Tam..
Chúng tôi gọi tập tài liệu này là NHÂN VĂN GIAI PHẨM TOÀN TẬP
bởi vì tài liệu này gồm những tác phẩm của các tác giả trong phong trào
Nhân Văn Giai Phẩm, và những bài nghiên cứu, phê bình của các học giả,
văn thi sĩ , chính trị gia ở các phía.
Đây
là một tài liệu sưu tập, thu thập các bài viết của nhiều nhà biên khảo,
phê bình. Vì không gian mênh mông, không có địa chỉ của các vị để xin
phép trước. Xin chư vị rộng lượng bao dung.
Chúng tôi soạn ra hai bộ cùng một lúc:
-NHÂN VĂN GIAI PHẨM TOÀN TẬP
-MỤC LỤC PHÂN TÍCH NHÂN VĂN GIAI PHẨM
để
chư vị tiện tra cứu . Mục lục phân tích ở đây cũng là bản chỉ dẫn
(INDEX) cho các bạn độc đễ tìm kiếm các tác giả và tác phẩm.
Xin cảm ơn quý vị
Sửa chữa và bổ túc XONG ngày 22 tháng 9 năm 2013.
No comments:
Post a Comment