TẬP II
ngày
23 tháng 7 năm 2013 .
19.Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
Người
Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa
Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang
nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm
vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề
nhân quyền Việt Nam.
Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối
bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?
Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của
người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo
cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:
http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html
20. Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
Chủ
tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
CỠ CHỮ
26.07.2013
Hôm thứ Năm 25 tháng 7, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đọc
một bài diễn văn quan trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc
tế (CSIS), tại thủ đô Washington, trong đó ông loan báo Việt Nam và Hoa
Kỳ đã đồng ý xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hoài Hương
của Ban Việt Ngữ-VOA ghi nhận một số điểm đáng chú ý trong bài diễn văn
của Chủ tịch nước Việt Nam, và lược qua một số nội dung trong bản tuyên
bố chung Việt-Mỹ, cũng như phản ứng trước loan báo này.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang: “Sáng hôm nay tôi đã có cuộc hội
đàm với Ngài Tổng Thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với các bạn Việt
Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện
theo đó hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực, chính trị
đối ngoại, kinh tế thương mại, đầu tư giáo dục, khoa học công nghệ, quốc
phòng an ninh.”
Với lời phát biểu đó của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trước
một cử tọa đông đảo tại trụ sở của CSIS ở Washington chiều hôm qua,
dường như quan hệ Việt-Mỹ đang bước sang một ngã rẽ mới.
Khó có thể không nhận thấy sự vui mừng của các quan chức hai nước có mặt
trong phòng họp, về thành quả của chuyến đi thăm Hoa Kỳ chớp nhoáng của
Chủ tịch nước Việt Nam đã gây khá nhiều tranh cãi. Trước và trong
chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, nhiều nhà lập pháp thuộc cả lưỡng
đảng đã mở điều trần và họp báo, khuyến cáo Tổng Thống Obama chú trọng
tới vấn đề nhân quyền, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức kiến nghị và
biểu tình, đả kích chiến dịch đàn áp thô bạo ở trong nước đối với các
blogger và giới bất đồng, trong khi các tổ chức bênh vực nhân quyền quốc
tế mạnh mẽ lên tiếng đòi Hà nội trả tự do cho tù chính trị và tù nhân
lương tâm. Một trong những người tù được nhiều người biết tiếng, blogger
Điếu Cày, đang tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn một tháng.
Hôm qua sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố
chung về quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện, “dựa trên những
lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.”
Tuyên bố nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện, trên tinh thần “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước.
Về cuộc tranh chấp Biển Đông, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh nhu cầu phải
tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ
lực đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt là
COC.
Tại trụ sở CSIS hôm thứ Năm, ông Trương Tấn Sang nói, quan hệ Việt
Nam-Hoa Kỳ đã “thực sự mở rộng và được nâng tầm về cả bề rộng lẫn chiều
sâu”:
“Mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên
nhiều lãnh vực cả bề rộng, bề sâu, cũng như hiệu quả của các lãnh vực
đó. Nếu nhìn lại cả trên đường dài của lịch sử, chúng ta mới thấy được
những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là hết
sức có ý nghĩa.”
Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh vai trò của ASEAN và sự gắn bó của Việt Nam đối với tổ chức khu vực này. Ông cho rằng tương lai của Việt Nam gắn liền với khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng rất lớn, nhưng theo lời ông, những tiềm năng đó chỉ thành hiện thực với điều kiện có an ninh trong khu vực.
“Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột, là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việc xây dựng và củng cố một cấu trúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước, về kinh tế thương mại, an ninh, văn hóa, xã hội …. chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất cho hòa bình và thịnh vượng.”
Hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ cũng thừa nhận quá trình lịch sử phức tạp giữa hai nước, nhưng cho rằng nay đã tới lúc phải để lại giai đoạn lịch sử phức tạp ấy lại sau lưng để đưa quan hệ sang một giai đoạn mới, với một quan hệ đối tác toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực.
Vấn đề nhân quyền, đòi hỏi chủ yếu của người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kéo
nhau đông đảo tới biểu tình tại công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc
trong khi cuộc hội kiến giữa ông Obama và ông Trương Tấn Sang diễn ra,
cũng được nhắc qua trong tuyên bố chung, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý
“đối thoại thẳng thắn để tăng sự hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng
cách biệt về quyền con người”. Bản tuyên bố viết rằng Tổng Thống Obama
và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh “tầm quan trọng
của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”.
Bình luận về diễn tiến có tính bước ngoặt này, báo New York Times hôm thứ Sáu nói rằng chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang được thực hiện sau một giai đoạn đầy thách thức, giưã lúc chính quyền cộng sản Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp trong nước, bỏ tù blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật bất đồng.
Báo New York Times tường thuật rằng Tổng Thống Obama chỉ nhắc tới các vụ vi phạm bằng những lời lẽ khá là nhẹ nhàng, ông nói “tất cả mọi người chúng ta phải tôn trọng những vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.” Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết cuộc đối thoại với ông Trương Tấn Sang vô cùng thẳng thắn và rằng hai ông đã bàn về những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực này, cũng như những thách thức còn tồn tại.
Phản ứng trước Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài VOA-Việt ngữ, Giaó sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam từng là một tù nhân lương tâm, và cũng là tác giả của quyển sách “Hành trình Dân tộc trong Thời đại Toàn Cầu Hóa”, nhận định:
“Nhận xét đầu tiên của tôi là, đây là một bản tuyên bố chung rất là đầy
đủ, nó chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ đã vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà
quan hệ này là toàn diện. Tôi chưa thấy có tính cách chiến lược, nhưng
mà tôi thấy có tính toàn diện, đầy đủ từ quân sự, kinh tế thương mại cho
đến chính trị, cho tới nhân quyền, tất cả những vấn đề đều được đề cập
tới, và tôi hy vọng rằng đây sẽ là một giờ phúc lịch sử để nó đưa quan
hệ Việt-Mỹ sang một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này, tôi nghĩ có lẽ
chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy để nó trở thành một giai đoạn chuyển
tiếp sang thời kỳ Việt Nam dân chủ tự do, như tất cả chúng ta đều mong
muốn.”
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao trào Nhân bản, ông là bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, được thế giới biết tiếng:
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: “Mới đọc thì tôi thấy bản tuyên bố chung, cũng như những lời tuyên bố về hai phía, thí dụ như là muốn kết thúc tiến trình cho Việt Nam gia nhậâp TPP (hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương, thì ta thấy rất là tốt đẹp, và chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có đạt được kết quả tốt, thế nhưng mà cô cũng biết cái đó không tùy thuộc vào ông Tổng Thống Obama mà tùy thuộc ở quốc hội. Tổng Trưởng đặc trách về Á Châu-Thái bình dương Kurt Campbell cũng đã nhắn nhủ nhà cầm quyền Hà nội nhiều lần rằng không có con đường nào khác cả, phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể trở thành thành viên của TPP được. Nếu mà không tôn trọng nhân quyền thì cái đó không thể nào thông qua được, vì cái quyền đó không tùy thuộc vào ông Obama, mà tùy thuộc vào quốc hội. Mà quốc hội thì cô thấy rõ là các vị dân biểu, các vị Thượng nghị sĩ kỳ này đã nhiệt liệt phản ứng.”
Đó là ý kiến bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao trào Nhân bản, ông là bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, được thế giới biết tiếng:
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: “Mới đọc thì tôi thấy bản tuyên bố chung, cũng như những lời tuyên bố về hai phía, thí dụ như là muốn kết thúc tiến trình cho Việt Nam gia nhậâp TPP (hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương, thì ta thấy rất là tốt đẹp, và chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có đạt được kết quả tốt, thế nhưng mà cô cũng biết cái đó không tùy thuộc vào ông Tổng Thống Obama mà tùy thuộc ở quốc hội. Tổng Trưởng đặc trách về Á Châu-Thái bình dương Kurt Campbell cũng đã nhắn nhủ nhà cầm quyền Hà nội nhiều lần rằng không có con đường nào khác cả, phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể trở thành thành viên của TPP được. Nếu mà không tôn trọng nhân quyền thì cái đó không thể nào thông qua được, vì cái quyền đó không tùy thuộc vào ông Obama, mà tùy thuộc vào quốc hội. Mà quốc hội thì cô thấy rõ là các vị dân biểu, các vị Thượng nghị sĩ kỳ này đã nhiệt liệt phản ứng.”
Bác sĩ dược khoa Võ Tấn Huân, một thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam, phản ứng như sau trước diễn tiến có tính dấu mốc này:
“Mối quan hệ Việt Mỹ nâng lên tầm chiến lược là một chuyện đáng mừng của
hai nước, tuy nhiên theo thông cáo chung của Nhà Trắng, giữa Chủ tịch
Sang và Tổng Thống Obama thì có nhắc đến việc tôn trọng Hiến chương Liên
Hiệp Quốc, cũng như tôn trọng quyền con người, thì Huân cho rằng để 2
nước tiến gần nhau hơn nữa thì không những chỉ tôn trọng, mà còn phải
thực thi tất cả những cái quyền, những điều lệ nêu ra trong bản tuyên
bố, tức là tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do. Hiện tại bây giờ
thì thực tế Việt Nam thì ai cũng đã rõ rồi, không những Việt Nam cần
phải tôn trọng mà Việt Nam còn cần phải thực thi nữa. Bởi vì Việt Nam đã
thông qua điều lệ này rồi, thì giờ phải thực thi để đưa hai nước tiến
tới một giai đoạn mới, gần nhau hơn, không những giúp cho quan hệ tốt
đẹp hơn mà còn giúp cho người Việt Nam có cơ hội để mở ra sâu rộng với
thế giới sau này.”
Nói chung, nhiều người cho rằng việc Hà nội và Washington xích lại gần nhau là một dấu hiệu tốt đẹp, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào liệu hành động có đi đôi với lời nói – ở cả hai bên - hay không. Trong khi chờ đợi, quan hệ giữa hai nước hãy còn phức tạp, khác biệt quan điểm hãy còn sâu rộng, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu những gì đã được hai nhà lãnh đạo cam kết với nhau trong cuộc gặp lịch sử, vốn đã làm lóe lên một tia sáng hy vọng, có dẫn tới biến chuyển nào có ý nghĩa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.htmlNói chung, nhiều người cho rằng việc Hà nội và Washington xích lại gần nhau là một dấu hiệu tốt đẹp, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào liệu hành động có đi đôi với lời nói – ở cả hai bên - hay không. Trong khi chờ đợi, quan hệ giữa hai nước hãy còn phức tạp, khác biệt quan điểm hãy còn sâu rộng, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu những gì đã được hai nhà lãnh đạo cam kết với nhau trong cuộc gặp lịch sử, vốn đã làm lóe lên một tia sáng hy vọng, có dẫn tới biến chuyển nào có ý nghĩa hay không.
21. Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có
những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về
quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự
mong đợi của tôi.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về
tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không
quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía
Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ
thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm
quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần
cải thiện.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi
chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên,
hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả
của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó,
cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công
chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện
cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi
là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi
chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là
mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở
rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một
phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được
nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm
tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó,
hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên
thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam
thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những
phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng
lớn.Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ
có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện
được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một
số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt
Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ
một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn,
hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà
nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không
gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời
cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải
thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào
thúc đẩy quá trình đó.
Bấm
Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có
chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ
đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai
trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung
Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán
cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì
về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở
những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên
đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn
“independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều
phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau”
(interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ
chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt
Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống
phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không
thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu
cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ
"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ
được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế
nào trong ván cờ quốc tế.
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam
đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa
Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn
cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là
lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ
Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam
dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như
nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng
Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa
trong vấn đề nhân quyền.
... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố
Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh.
Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham
nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết
bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không
độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là
một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng
và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm
trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
22. Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?
Cập nhật: 10:08 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm thính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Ông cho biết quan điểm về khả năng dễ dàng hay không trong việc thực hiện các cam kết trao đổi thương mại việc giữa các lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như liệu Hoa Kỳ có đang ‘thua thiệt' khi có vẻ nhập nhiều song lại bán hàng sang Việt Nam ít hơn.
"Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần"
Luật sư Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng:
Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ
thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt”
với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ
Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn
và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó,
nhưng lâu dài thì chưa chắc. Hoa Kỳ đã dùng sự trỗi dậy của Trung Quốc
để đánh đổ cả triều đại Cộng Sản do Nga Sô lãnh đạo để rồi sau đó Hoa Kỳ
hưởng không biết bao nhiêu là quyền lợi từ vụ sụp đổ của Liên Xô. Đánh
đổ xong Đế Quốc Cộng Sản, bây giờ Trung Quốc trở thành đối tác và đối
thủ nặng ký thì Hoa Kỳ xoay sở sang tìm một thế lực khác để cân bằng
Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch
nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý
nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò
quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc.
Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu
dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn
đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những
nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương
tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất
nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng
chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự
phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho
phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như
một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam.
Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém
gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để
khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được
đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào
trong ván cờ quốc tế.Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.
Quá trình của Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như
thế nào trong những thập niên trước cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam.
Như thế, trong khoảng 2 thập niên tới, chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ rất “rộng
rãi” với Việt Nam giúp cho Việt Nam trở thành một Trung Quyền Lực
(Middle Power) để thăng bằng cán cân trong vùng. Trong những thập niên
trước, Hoa Kỳ cũng đã từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc
thì Hoa Kỳ cũng sẽ liên tục lên tiếng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong
những thập niên tới, nhưng đó cũng chỉ là chiêu thức võ miệng chứ trong
thực tế không có tác dụng mạnh mẽ.
Vì chính sách thực tiễn của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ
dùng những cuộc biểu tình hay những thỉnh nguyện thư của người Việt như
một lá bài để trả giá với Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam cũng đã khá
thành thạo chính sách đó của Hoa Kỳ nên khi cần thì họ tương nhượng và
khi thấy quyền lực của Đảng Cộng Sản bị gậm nhấm thì họ nhất quyết không
thỏa hiệp. Đó là nguyên do chúng ta thấy trong chuyến công du của Chủ
Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã không có những sự trả tự do cho các
bloggers trước khi ông đến Washington D.C và dự trù cũng sẽ không thả
một ai sau chuyến công du.
'Nói gà, nói vịt'
BBC: Kinh nghiệm của ông
từ TP Houston cho thấy khi thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt
Nam, doanh nhân Mỹ e ngại điều gì? Tham nhũng? Luật lệ bất
nhất?
"Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt"
Nghị viên Hoàng Phi Hùng
Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các
doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại
Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề
tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật
pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập
thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp
bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành
tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
BBC: Là một luật sư, ông
nghĩ sao về tuyên bố chung Mỹ – Việt nói về nhân quyền? Quan
hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong bối cảnh VN
hiện nay ra sao?
Nhân quyền là một vấn đề khá trừu tượng vì mỗi
người hiểu nhân quyền theo quan niệm của họ. Tôi được biết rất nhiều
Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack
Obama nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Trương Tấn Sang.
Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương
Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc
họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và
bà đã nói vịt. Rốt cuộc, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không xoáy sâu
vào vấn đề nhân quyền mà là quyền lợi kinh tế cũng như ảnh hưởng chính
trị của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay các cán bộ Cộng sản cũng tự
hào họ có dân chủ nhưng phải hiểu “Dân Chủ” ở đây là “Dân Chủ Tập Trung
của Đảng Cộng Sản” nên khi bàn đến nhiều khi không đạt được kết quả chỉ
vì hai quan niệm khác nhau. Các bloggers bị bắt bỏ tù nhiều năm tháng
cũng chỉ vì quan niệm “Dân Chủ” thì phải có “đa đảng” khác với quan niệm
“độc đảng” của Đảng Cộng Sản. Một nhà nước nhân quyền như Hoa Kỳ khi
làm việc với một nhà nước độc đảng như Việt Nam thì buộc lòng họ phải
nhân nhượng một số nguyên tắc để cả hai cùng có lợi. Chính vì “quyền
lợi” là nền tảng cho sự quan hệ nên chúng ta thấy đề tài nhân quyền có
được nêu lên đi nữa thì chỉ là món đồ trang sức chớ không đi vào thực
dụng và có đủ “răng” để “cắn” cho Việt Nam phải chấp thuận đa đảng.
Học bài học đầy thực tiễn này, các nhà đấu tranh
dân chủ cần phải uyển chuyển sách lược để mang lại kết quả hơn là cứ
nêu cao sĩ khí ngất trời rồi tốn hao chủ lực. Nhưng khổ bản chất của sĩ
phu lại đặt nặng ý tưởng “thà chết vinh hơn sống nhục” nên âu đó cũng là
vận nước vậy.
23.Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'
Cập nhật: 13:29 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Media Player
Chuyên gia kinh tế Phạm
Chi Lan cho rằng thỏa thuận cấp cao Việt - Mỹ vừa đạt được trong chuyến
thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, là động lực mới
giúp củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Trong lúc vẫn đang có các đánh giá khác
nhau về quan hệ 'đối tác toàn diện' Mỹ - Việt, bà Phạm Chi
Lan, Cựu thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, coi đây
"là bước tiến bộ đáng mừng trong quan hệ song phương".Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những hiểu biết tốt hơn về nhau qua cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Bà Chi Lan cho rằng Hoa Kỳ, thông qua việc ủng
hộ các hoạt động của các công ty của mình với phía Việt Nam tại Biển
Đông, đã cho thấy sự cam kết của cường quốc này đối với hợp tác, phát
triển trong khu vực.
Bà cũng cho rằng dù Hoa Kỳ chưa có quyết định
cuối cùng trong việc bán hoặc xuất khẩu trực tiếp vũ khí, khí tài quân
sự cho Việt Nam trong hiện tại, nhưng nếu trong tương lai quyết định này
được thông qua, đây là một hoạt động thương mại và hợp tác giúp cho
Việt Nam đáp ứng nhu cầu chính đáng về củng cố quốc phòng.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc
đưa ra các tuyên bố chủ quyền được cho là quá khích như "đường biên giới
lưỡi bò trên biển", theo bà Chi Lan cho BBC Tiếng Việt biết qua
điện thoại hôm 26/7/2013.
Bà Chi Lan tin rằng trong trường hợp việc mua
bán, xuất nhập khẩu vũ khí này diễn ra, Trung Quốc, hoặc bất cứ một
cường quốc, quốc gia nào khác, không có quyền can thiệp.
Về vấn đề nhân quyền, cựu quan chức VCCI tin
rằng Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình nội bộ của Việt Nam,
qua đó có cách đặt vấn đề phù hợp hơn về nhân quyền, trong cân nhắc các
quan hệ song phương khác.
Tuy nhiên, bà cho rằng không phải vì việc Hoa Kỳ
có tiếp cận mềm dẻo, mà chính quyền Việt Nam được quên việc cải thiện
tình hình nhân quyền của mình.
Điều này diễn ra sau khi có nhiều quan ngại
của quốc tế lẫn dư luận trong nước thể hiện gần đây sau nhiều vụ bắt giữ
trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ôn hòa cũng như giới blogger.
Bà Phạm Chi Lan tin rằng các phát biểu và thỏa
thuận mà Chủ tịch Sang đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ có
tính chất đại diện và phản ánh được quan điểm, đường lối đối ngoại của
giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, không chỉ trong quan hệ song phương
Mỹ - Việt.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_phamchilan_vn_us_statement.shtml
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
DanLamBao Podcast
19.Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html
20. Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html
21. Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang.27 tháng 7, 2013. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
22. Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN? 27 tháng 7, 2013 .
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130727_hoang_duy_hung_vn_us_ties.shtml
23.Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_phamchilan_vn_us_statement.shtml
24. Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130722-lanh-dao-viet-nam-cap-toc-sang-my-sau-that-bai-cua-chuyen-cong-du-trung-quoc
25.Thanh Quang, phóng viên RFA.2013-07-22. Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-sang-miss-oppo-trip-america-tq-07222013153742.html
26.Hòa Ái, phóng viên RFA. Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oversea-vnses-talk-trip-oft-t-sang-to-us-ha-07202013110949.html.
27.Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN. Những "món quà" cho chuyến công du.
2013-07-22. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reading-listenner-072213-nng-07222013114006.html
28. CT Trương Tấn Sang thăm Mỹ. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-072013-07202013092046.html.
29. Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok.Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-opn-lett-to-pr-sang-07222013060626.html
30.Nguyễn Trung. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-my-dau-tien-tai-vietnam-nghi-gi-ve-chuyen-di-cua-ong-truong-tan-sang/1708766.html
31.Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?
w.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml
32.Nguyễn Hùng. Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
33. Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'. www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
34 ..Như Nguyên. Sự bắt đầu của Tư Sang. . danlambaovn.blogspot.com.
35. Nhật Minh . Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama? .danlambaovn.blogspot.com
24. Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ
niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị
Hạnh, trước khi khai mạc thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011.
REUTERS/Larry Downing
Đây là giả thuyết được ký giả Mỹ David Brown, nguyên là một nhà
ngoại giao phục vụ tại Việt Nam, nêu lên trong bài viết Vietnam Between
Rock and A Hard Place (tạm dịch : Việt Nam trên đe dưới búa) đăng ngày
18/07/2013 trên trang web YaleGlobal của Đại học Yale nổi tiếng tại Hoa
Kỳ.
Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền, Bắc Kinh muốn Hà Nội từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông
Bối cảnh quan hệ tay ba Việt Nam Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được YaleGlobal nêu bật trong phần dẫn nhập :
« Việt Nam – với mục tiêu hiện đại hóa cho 92 triệu người dân của
mình – đang dao động giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế và
quân sự. Cả hai đại cường đều chờ đợi đất nước Cộng sản nhỏ này chấp
thuận một số yêu cầu cụ thể : Mỹ muốn Việt Nam cải thiện nhân quyền và
tự do dân chủ, trong khi Trung Quốc lại muốn Việt Nam từ bỏ tuyên bố chủ
quyền của mình tại Biển Đông. Yêu cầu nào cũng gây nên một sự phản đối
bên trong Việt Nam khiến cho một hành động cân bằng giữa hai bên không
dễ dàng.
Mỹ cố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông,
nhưng sự dè dặt của Mỹ trong việc phê chuẩn Hiến chương Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển không giúp giảm bớt tranh cãi giữa các nước trong khu vực
về chủ quyền biển đảo. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đi thăm
Trung Quốc vào giữa tháng Sáu và sau đó, đã dự kiến một chuyến đi Hoa
Kỳ - vốn chỉ được loan báo trước một thời gian ngắn - nơi mà các cựu
chiến binh thời chiến tranh Việt Nam đang phụ trách ngành ngoại giao và
quốc phòng.
Ông David Brown, nguyên là một nhà ngoại giao Mỹ, tự hỏi rằng phải
chăng chuyến đi thăm đột ngột này cho thấy là các lãnh đạo Việt Nam
đang lo lắng về người láng giềng khổng lồ của họ và đã sẵn sàng thắt
chặt thêm quan hệ với Hoa Kỳ ? »
Sau đây là toàn văn bài phân tích của nhà báo David Brown :
« Các chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia thường phải mất vài tháng
để tổ chức, nhưng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sắp đến
Washington trong một thời gian rất ngắn sau ngày chuyến công du được
thông báo, và ngay sau một cuộc gặp gỡ rõ ràng là sóng gió với các lãnh
đạo Trung Quốc. Phải chăng là ông Sang và đồng nghiệp của ông đã quyết
định trả cái giá mà Mỹ đã đặt ra cho việc thiết lập một quan hệ "đối tác
chiến lược" ?
Vào đầu tháng Sáu, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định với một
tiểu ban Quốc hội rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là
vấn đề bán vũ khí, vẫn chưa thể xúc tiến cho đến khi có được sự « cải
thiện liên tục, bền vững và kiểm chứng được về tình hình nhân quyền. »
Các quan chức này đã công khai hóa một thông điệp từng được họ kín
đáo nêu lên (với phía Việt Nam) từ một vài năm nay. Cuộc điều trần của
quan chức ngoại giao Mỹ trên đây hầu như không được ai chú ý, ngoại trừ
các phương tiện truyền thông trực tuyến vốn thêm củi lửa cho phong trào
ly khai tại Việt Nam.
Đàn áp giới chống Trung Quốc vì ngả theo Bắc Kinh ?
Một cách trùng hợp, công an Việt Nam đã bắt giữ thêm ông Phạm Viết
Đào, một blogger, vào ngày 13/06, và cáo buộc ông « lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước ». Theo hãng tin AP, 43 nhà
bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù trong năm nay, gấp đôi so với tốc độ của
năm 2012.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy bộ phận an ninh mạng của công an Việt
Nam đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher - do hãng Gamma
International, trụ sở tại Anh, làm ra – để cài phần mềm gián điệp vào
trong máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các
trang blog bất đồng chính kiến.
Hà Nội không hoan nghênh đề xuất của Mỹ về vấn đề nhân quyền. Giới bảo thủ trong đảng cộng sản bác bỏ những yêu cầu muốn Việt Nam cho phép tự do dân chủ nhiều hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.
Chiến dịch đàn áp blogger dường như đã phản ánh việc chế độ đang
nghiêng về phía Trung Quốc, đối tượng căm ghét của giới bất đồng chính
kiến tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến
đã đả kích chế độ mà họ cho là đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi
của Việt Nam chống lại láng giềng khổng lồ của minh. Bằng chứng cụ thể :
Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi »
của họ trên hầu hết Biển Đông, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển
của Việt Nam.
Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, dù không phải là không
đáng kể, những hoàn toàn không bì kịp Trung Quốc. Thay vì chấp nhận rủi
ro xung đột bắt nguồn từ các tranh chấp bãi đá và rạn san hô - và có
thể là dầu khí – giới lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kềm hãm đà xâm lược
của Trung Quốc bằng cách đoàn kết các đối tác ASEAN hậu thuẫn cho mình
và bằng cách thiết lập các mối « quan hệ chiến lược » với Hoa Kỳ và các
cường quốc ngoài khu vực. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao rất khiêm
tốn.
10 thành viên ASEAN luôn luôn nói đến tính chất « trung tâm » của
khối trong các vấn đề khu vực, nhưng lại thất bại trong việc thành lập
một mặt trận chung chống lại yêu sách lãnh thổ rộng khắp của Trung Quốc.
Trong khi đó, do thận trọng để khỏi bị lôi kéo vào việc bảo vệ các hòn
đảo nhỏ của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ «
không đứng về phía nào » trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Cũng vì lo ngại trước khả năng bị một siêu cường đang lên trả đũa
trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết các thủ đô ASEAN đã tránh
thách thức trực tiếp việc Bắc Kinh đòi quyền bá chủ trên vùng biển nằm
giữa Hồng Kông và Singapore.
Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi nhận về các chuyến
thăm của ngư dân Trung Quốc hàng thế kỷ trước đây. Ngược lại,
Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa trên Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ quốc tế khác. Giới làm chính
sách ở Washington đồng ý rằng các tuyên bố chủ quyền dày đặc liên quan
đến Biển Đông cần phải được tháo gỡ bằng cách tham khảo các luật lệ đó.
Nhưng lập trường này lại bị suy yếu do việc Mỹ đã nhiều lần thất bại
trong việc phê chuẩn UNCLOS, và thất bại của 4 nước ASEAN ở tuyến đầu,
không dàn xếp được các mâu thuẫn giữa họ với nhau. Tình trạng này không
thể khiến Washington tích cực nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách áp đặt sự
đã rồi (tại Biển Đông).
Khi quan hệ Việt Trung căng thẳng vì Biển Đông, người Việt Nam nghĩ ngay đến Mỹ
Khi căng thẳng gia tăng, những người Việt Nam không phải là đảng viên
và một nhóm quan trọng trong Đảng Cộng sản đã kêu gọi một liên minh
kinh tế và quân sự mặc nhiên với Mỹ. Cũng đã có những tiến bộ về khả
năng Việt Nam gia nhập khối Quan hệ Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình
Dương đang hình thành do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn
hoài nghi về ý định của Mỹ, trong bốn năm gần đây, các cuộc tham vấn với
lực lượng vũ trang Mỹ đã được mở rộng đáng kể. Trong tháng Sáu chẳng
hạn, các sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tổng tham mưu Việt Nam đã đi một vòng
các căn cứ Mỹ.
Cho đến tuần trước, kiểu quan hệ giữa hai quân đội như kể trên – vốn
có mục tiêu nhắn nhủ Trung Quốc là Việt Nam cũng có chọn lựa khác -
dường như đã đạt đến giới hạn tự nhiên của nó – các chuyến thăm hữu nghị
và một chút hợp tác đào tạo trong các hoạt động phi tác chiến như tìm
kiếm và cứu hộ. Một năm trước đây, Việt Nam đã từ chối đề nghị của cựu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta muốn Việt Nam tiếp nhận lình và tàu
chiến Mỹ luân phiên ghé Việt Nam.
Thế rồi một lần nữa, vào mùa xuân này, Bắc Kinh đã phô trương cơ bắp
của họ trên biển. Trái với thông lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Vào
tháng Năm, họ đã than phiền chiếu lệ về cách xử lý thô bạo của Trung
Quốc đối với ngư dân Việt Nam, và cải chính một thông tin của tập đoàn
Petro Vietnam về vụ tàu Trung Quốc sách nhiễu một tàu khảo sát của Việt
Nam. Lý do tại sao đã trở nên rõ ràng vào ngày 14 tháng Sáu, khi Hà Nội
loan báo là Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thực hiện một
chuyến thăm cấp Nhà nước qua Trung Quốc.
Chuyến đi hồi giữa tháng Sáu của ông Sang, chuyến công du Trung Quốc
đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam kể từ khi ông Tập
Cận Bình nhậm chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba, đã mang đậm nghi
thức và ý nghĩa của một hoạt động loại này, được tích lũy từ hơn một
thiên niên kỷ nay.
Người Việt Nam rất có lý khi tự hào về truyền thống kháng chiến thành
công chống Trung Quốc xâm lược. Ngoài ra trong suốt lịch sử của mình,
họ đã thường xuyên buộc được Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt
Nam bằng cách bày tỏ sự tôn trọng. (Thế nhưng) vào tháng trước, Hà Nội
đã khấu đầu mạnh mẽ.
Việc dàn xếp chuyến thăm của ông Sang cho thấy là dù có những xích
mích, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục hy vọng rằng ban lãnh đạo
Trung Quốc sẽ không phản bội lại một đảng cầm quyền giống như đảng của
họ. Đã có những lời lẽ nhấn mạnh đến mối « quan hệ chiến lược toàn diện »
giữa hai nước. Nhiều chữ ký đã được gắn vào một loạt những thỏa thuận
thông lệ.
Trung Quốc đối với Việt Nam : Hứa suông về kinh tế, lấn lướt về Biển Đông
(Tuy nhiên) ngoài việc nhận được khá nhiều lời nhắc nhở, ông Sang
dường như không thu hoạch được gì nhiều Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã
hứa rằng Trung Quốc sẽ « tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu và
quyết liệt » để giảm bớt khoản thâm hụt 16 tỷ đô la trong trao đổi
thương mại song phương. Những lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước
đây nhưng không mang lại nhiều kết quả. Về hồ sơ Biển Đông, ông Sang
không giành được gì ngoài việc đạt được thỏa thuận thiết lập một đường
dây nóng để thảo luận về những sự cố liên quan đến ngư dân.
(Hơn nữa), khi bác bỏ việc nêu lên bản Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển, mà cả hai nước đều đã ký, cũng như những quy định khác của
luật pháp quốc tế, để làm cơ sở giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh
đã rút bỏ lời hứa với Việt Nam cách nay 20 tháng khi Hà Nội đồng ý tiến
hành đối thoại song phương về những tranh chấp liên quan quần đảo Hoàng
Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay miền Nam Việt Nam năm 1974. Các
cuộc thương lượng về hồ sơ này không thấy có tiến triển. Khi thừa nhận
như vậy, hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang đồng ý là cần phải gia
tăng các cuộc thương thảo.
Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang tới Washington cho thấy là
các lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động bởi những gì mà ông Tập Cập Bình
và các cộng sự viên đã nói với ông Sang khi gặp riêng, và Việt Nam sẵn
sàng đàm phán với Hoa Kỳ về một quan hệ quốc phòng gần gũi hơn.
Ngay trước chuyến công du của ông Sang, đã có thông báo về việc đem
ra xét xử một nhà ly khai hàng đầu. Thế nhưng, vụ xử đã được hoãn lại
vô thời hạn. Các lãnh đạo Việt Nam hy vọng là Tổng thống Barack Obama sẽ
hài lòng với những cử chỉ bề ngoài này. Nếu vậy, thì họ đã lầm.
Như chính quyền Mỹ đã thừa nhận trước Quốc hội vào tháng trước, «
nhân dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc cải thiện đáng kể quan hệ song phương
nếu không có những tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ». Trong thực tế, Hoa
Kỳ không cần tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam để bảo vệ các lợi
ích của mình tại Biển Đông. Washington có khả năng chấp nhận tầm nhìn về
lâu về dài và có thể làm cho những kẻ hoài nghi bất ngờ, khi tỏ lập
trường kiên quyết về nhân quyền. Giờ đây, với các cựu chiến binh Việt
Nam như John Kerry và Chuck Hagel phụ trách chính sách đối ngoại và quốc
phòng, thì Hoa Kỳ sẽ biết chính xác là họ sẽ phải làm gì.
Lời bình của Giáo sư Carl Thayer, trên mạng YaleGlobal ngày 19/07/2013
Tôi đồng ý với David Brown là chuyến viếng thăm Washington của Chủ
tịch Trương Tấn Sang đã
được tổ chức một cách vội vã. Tuy nhiên, tôi
muốn nói rằng từ gần một năm nay, Việt Nam luôn hối thúc Hoa Kỳ để có
được chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước. Chính điều này đã làm tôi có
một phân tích hơi khác so với phân tích của David Brown.
Theo nội dung một số bức điện của Hoa Kỳ được WikiLeaks tiết lộ,
trong nội bộ, chính quyền Việt Nam muốn tìm kiếm sự cân bằng thông qua
các chuyến công du nước ngoài của các lãnh đạo cấp cao.
Tôi không nhấn mạnh như ông David Brown rằng chuyến viếng thăm Trung
Quốc của ông Sang không tốt đẹp, và đã thúc đẩy Bộ Chính trị (đảng Cộng
sản Việt Nam) bất ngờ quyết định cử ông Sang tới thăm Washington. Ngược
lại, ý tôi muốn hỏi là tại sao chính quyền Obama lại bất ngờ chuyển
hướng và chấp thuận chuyến viếng thăm của ông Sang ?
Câu trả lời nằm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế
được thông qua ngày 13/04 và đã được công bố. Nghị quyết này nói rằng
hội nhập kinh tế phải được coi là trọng tâm trong các ưu tiên của Việt
Nam, và tất cả các khía cạnh khác của hội nhập quốc tế đều phải phục vụ
mục đích này. Chuyến đi của ông Sang chủ yếu nhằm vào hiệp định Quan hệ
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ
trong tương lai.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
34.Sự bắt đầu của Tư Sang
Như Nguyên (Danlambao)
- Qua hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một là sang
nước “đồng chí anh em”, hai là sang một nước ”cựu thù”, hai nơi đến là
hai quan hệ đối nghịch nhau về chính trị, thế mà những gì thể hiện trên
gương mặt của Chủ tịch nước lại cho thấy điều ngược lại với hai mối
quan hệ trên. Có phải ông Tư Sang đã nhận ra chân lý?
Xây dựng một đất nước không thể nào chỉ dựa dẫm vào một nước khác, nhưng
tạo những mối quan hệ hợp tác với nhiều nước là chuyện phải có và điều
vô cùng quan trọng là phải nhận ra ai là kẻ thù và là mối nguy của dân
tộc. Trong những năm qua vì quá chú trọng vào sự tồn tại của đảng csvn,
cũng như lo bảo vệ quyền lợi cho thiểu số đảng viên, được che đậy dưới
cụm từ “quyền lợi giai cấp vô sản”, đảng cộng sản VN đã lờ đi mối nguy
của dân tộc và đã dọn đường cho TQ gặm nhấm từ từ từng tấc đất của tổ
tiên để lại. Nguy hiểm hơn nữa là để TQ tự do thải những chất độc hại
sang nước ta để giết từ từ người dân mình. Đã đến lúc vất tổ chức đảng
csvn vào sọt rác nếu còn tung hô “16 chữ vàng và 4 chữ tốt”.
Sự quay đầu về với dân tộc đúng lúc có thể cứu được mối nguy, nếu chậm
trễ có thể trở thành một tội đồ của dân tộc. Đây là thời điểm quyết định
để ông Sang chọn lựa. Những gì mà ông Sang đã phát biểu tại Viện nghiên
cứu chiến lược quốc tế MỸ (CSIS), đặc biệt là nói về đường lưỡi bò của
TQ, có thể coi như là sự khởi đầu cho đường quay về với dân tộc của ông
Sang.
Hiện nay trong lực lượng công an và quân đội VN có không ít người đã coi
TQ là tổ quốc của mình và sẵn sàng điên cuồng làm theo mọi chỉ thị của
TQ nhằm tạo thành tích để kiếm một chức chủ tịch tỉnh, huyện bù nhìn
trong tương lai. Để đối phó với những thành phần này ông Sang cấn phải
hợp sức với ai?
Hiện nay, trong bộ chính trị 3D là người có quyền và có nhiều tiền nhất.
Tài sản của 3D và các đồng chí của ông ta chắc chắn sẽ bị tiêu tan nếu
đất nước này về tay TQ. Hơn nữa đối với các đảng viên cao cấp, tổ chức
đảng csvn chẳng qua là một phương tiện để làm giàu, nên không có gì khó
khăn để từ bỏ nó nếu việc này giữ được khối tài sản đồ sộ của họ. Vì vậy
hợp tác với 3D và các đồng chí của ông ta là thượng sách với ông Sang.
Việc làm cấp bách hiện nay là ông Sang nên trao đổi với 3D cho quân đội
Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh. Sự hiện của hải quân Mỹ tại Cam Ranh là một
biện pháp hữu hiệu ngăn chặn TQ cướp tiếp đảo Trường Sa và từ từ ta sẽ
lấy lại Hoàng Sa. Mặt khác ngoại tệ mà ta thu được từ tiền thuê cảng và
các dịch vụ kèm theo sẽ góp phần trang bị những vũ khí cần thiết cho
công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Nếu nhà nước một lòng vì nước vì dân thì sự đóng góp của lực lượng Việt
kiều cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc (có thể giao cho Việt kiều nhiệm vụ tái chiếm Hoàng Sa bằng nỗ
lực pháp lý quốc tế).
Sài Gòn ngày 28-07-2013
35. Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama?
Nhật Minh (Danlambao) - Thế
giới đang bất ngờ với cú bắt tay của tổng thống Obama đối với chủ tịch
Sang. Sau cú bắt tay đó, quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên tầm: “Đối tác toàn diện”.
Đây là lần đầu tiên quan hệ giữa cộng sản Việt Nam (csvn) và (cựu thù +
thế lực thù địch + diễn tiến hoà bình) Hoa Kỳ được đặt lên một tầm cao
mới. Đặc biệt hơn, tại cuộc nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), chủ
tịch Sang đã bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc
trên biển Đông, hòng đá đểu Tập Cận Bình (?) ngay sau cú bắt tay với
Tổng thống Barack Obama. [1]
I. Sự chuẩn bị cho cú bắt tay của chủ tịch Sang và tổng thống Barack Obama
Để có được cuộc gặp gỡ chiến lược vào ngày 26.7.2013, cả chủ tịch Trương
Tấn Sang và tổng thống Brack Obama đã chuẩn bị từ trước, chúng ta cùng
điểm lại những sự chuẩn bị đó:
- Quay trở về năm 2011, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Trong
kỳ hội nghị đó, chủ tịch sang đã gặp gỡ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, và có cái bắt tay xã giao với tổng thống Brack Obama. Không ai
trong chúng ta biết được những gì xảy ra đằng sau cú bắt tay tại hội
nghị Apec 2011. [2] Và đây là cú bắt tay đầu tiên của chủ tịch Sang với tổng thống Brack Obama.
Cú bắt tay đầu tiên của Tổng thống Barack Obama
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
- Vào sáng 21.4.2013, Hoa Kỳ cho chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn
đường USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa
Kỳ cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và có các
hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam trong 5 ngày [3]. Cũng
vào thời gian đó hải quân "cựu thù" thăm viếng, ngư dân Việt Nam thường
xuyên bị tàu quân sự của các đồng chí 16 vàng 4 tốt Trung Quốc bắn ngoài
biển Đông.
- Ngày 28.5.2013, chỉ một tuần sau đó, Việt Nam lại thoát khỏi danh sách
CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo -
Countries of particular concern), khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những
chuyển biến “tích cực” về tự do tôn giáo [4]. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
rất khó nói chuyện khi tiếp một nguyên thủ một quốc gia độc tài đang
nằm trong danh sách CPC để hợp tác toàn diện. Và như vậy, phải chăng
chính phủ đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ chiến lược với ông Trương Tấn Sang
vào ngày 26.7.2013
- Bất ngờ hơn, ngày 11.7.2013, Nhà Trắng đăng bản tin chính thức lời mời
chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ tổng thống Obma tại Nhà Trắng vào ngày
25.7.2013 [5], dù trước đó ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang đã đi sứ
ở Bắc Kinh và ký kết bản tuyên bố chung Việt - Trung. Và tình trạng vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ.
- Ngay sau khi có lời mời chính thức của Nhà Trắng, trên kênh BBC của
Anh (một đối tác quân sự của Mỹ) bất mở một loạt chương trình TV về Việt
Nam trước khi chủ tịch Trương Tấn Sang có mặt Washington. Động thái này
có thể được xem là để mở cánh cửa thuận lợi cho chủ tịch Sang bước vào
Nhà Trắng. [6]
- Càng bất ngờ, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch Sang, chính phủ Hoa Kỳ quyết định nâng tầm quan hệ “đối tác toàn diện” đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thậm chí tổng thống Obama còn hứa sẽ thăm Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình. [7]
II. Trương Tấn Sang mang theo Điếu Cày để đối thoại với chính phủ Obama?
Với hiện trạng kinh tế VN đang xuống dốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều
lần nhòm ngó tới hiệp định TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement). Tuy nhiên điều kiện để trở thành thành viên chính thức, VN
cần phải thay đổi, đặc biệt là tình trạng nhân quyền. Nhưng với thực
trạng nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chủ tịch Sang không
thể chứng minh rằng csvn có tiến bộ trong vấn đề cải thiện nhân quyền.
Vậy chủ tịch Sang mang theo thứ gì để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện?
- Để chuẩn bị hành trang là blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang đã thăng chức cho 3 thứ trưởng bộ công an [8] phải chăng với điều kiện: “bộ công an phải ép Blogger Điếu Cày nhận tội”?
(Chiêu bài nhận tội thường được dùng nhưng với trường hợp đặc biệt, gần
đây là trường hợp của blogger Paulus Lê Sơn, họ đã bẽ gãy bằng chứng
của RFS). Bởi sau phiên sơ thẩm xét xử blogger Điếu Cày, bộ ngoại giao
Hoa Kỳ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử:
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông
bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Cách chính phủ xử
lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo
Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều
khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận
và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.
Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger
Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu
Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày
Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện
các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể
hoạt động tự do và không sợ hãi.” [9]
Không có lý do nào để đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ khi phớt lờ tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đây chính là nguyên nhân để bộ Công an
và cán bộ trại 6 Thanh Chương - Nghệ An, quyết tâm ép anh Điếu Cày ký
vào bản nhận tội. Tuy nhiên anh Điếu Cày nhất quyết không nhận tội và
anh quyết định tuyệt thực để phản đối. Chính vì hành động của anh Điếu
Cày đã buộc cán bộ trại 6, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An từ chối gặp gỡ gia
đình chị Tân. Điều này đã buộc gia đình chị Tân phải tới tận cổng Tổng
cục 8 để yêu cầu giải quyết. Lúc này Bộ Công an mới chịu nhận đơn, nhưng
họ vẫn giữ thái độ chây lỳ, hòng kéo dài thời gian đến lúc kết thúc
chuyến đi Mỹ của chủ tịch Sang. Đây là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam
thường dùng mỗi khi có lãnh đạo đi ngoại giao (Lần này hoãn phiên tòa
xét xử Ls. Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế) [10].
Tuy nhiên, chỉ với blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang khó có thể thuyết
phục chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy, chủ tịch Sang và đàn em buộc phải hứa sẽ
cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sau chuyến thăm tổng thống
Obama. Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên, khi nhà cầm quyền Hà Nội nới
lỏng vấn đề nhân quyền cho tới lúc họ chính thức trở thành thành viên
của TTP, hòng chơi tiếp trò “hứa lèo” như lần gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, vụ việc Việt Nam thoát khỏi danh sách CPC, lần này ông Sang mang theo mục sư Đinh Thiên Tứ (ảnh bên) để khẳng định VN không nằm trong danh sách CPC, một con bài của chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Wasgington. [11]
III. Trương Tấn Sang đá đít Tập Cận Bình? Và tiếp tục chơi trò “bắt cá hai tay”
Như chúng ta đã biết, tất cả các lãnh đạo cộng sản đều phải qua Tàu để đi sứ, và chủ tịch Sang cũng không phải ngoại lệ.
Ngày
19.6.2013, chủ tịch Sang lên đường đi sứ Bắc Kinh theo lời mời của chủ
tịch Tập Cận Bình. Trong chuyến viếng thăm đó, chủ tịch Sang cúi sập mặt
(ảnh bên) trước toán lễ nghi của quân đội Trung Quốc. Thậm chí
ông còn ký bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc với hơn 29 lần nhất
trí [12], chủ tịch Sang chấp nhận tất cả các yêu sách của Tập Cận
Bình và đảng cộng sản Trung Quốc. Dường như chủ tịch Sang chỉ biết gật
gù cho qua chuyện mặc cho những người yêu nước lên án cái hèn của ông đi
sứ ở Tàu.
Nhưng, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ từ
chính phủ Hoa Kỳ bằng việc nâng cấp tầm quan hệ ngoại giao, giúp cộng
sản Việt Nam trong vấn đề gia nhập TTP vào cuối năm nay và sẽ sang thăm
VN trong thời gian đương nhiệm, ngay lập tức chủ tịch Sang quay qua đá
đít Tập Cận Bình và cộng sản Trung Quốc bằng cuộc nói chuyện tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and
International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington. Thông thường
lãnh đạo VN không dám mở miệng trước các cơ quan quan truyền thông quốc
tế về vấn đề biển Đông - điều được xem như là điều tối kỵ nhất của các
lãnh đạo khi đi ngoại giao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố bác
bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của
Trung Quốc trên Biển Đông, ông nói:
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối
với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi
hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý”. [13]
Tuy nhiên, chủ tịch Sang vẫn là kẻ đi nước đôi, bởi khi được hỏi về vấn
đề VN có kết hợp với Philippines trên vấn đề tranh chấp biển Đông không?
Chủ tịch Sang liền từ chối trả lời ngay.
Và không quên lấy lòng chỉnh phủ Hoa Kỳ bằng câu nói:
“Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng
tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng
như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế,
DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi
cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan
tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói
riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương” [14]
Với thái độ nửa vời, bắt cá hai của chủ tịch Sang và CSVN: Vừa muốn tiền
của Trung Quốc vừa muốn gia nhập TTP và nhận tiền từ Mỹ. Vậy nên tình
hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện như trường hợp của
Miến Điện.
IV. Kết luận
Bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả việc đem anh Điếu Cày làm tốt), chủ tịch
Sang quyết tâm dành được cú bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ. Điều này càng
chứng tỏ sự trơ trẽn của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt chấp nhận mọi
yêu sách của Trung Quốc, mặt khác bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ để nâng
tầm quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, chủ tịch Sang cũng không quên
đá đểu Tập Cận Bình ngay sau cú bắt tay với tổng thống Barack Obama.
Và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng không cải thiện được là bao,
bởi chủ tịch Sang và csvn chỉ muốn kiếm chác qua chuyến thăm Nhà Trắng,
chứ không phải họ có thiện chí trong vấn đề cải thiện nhân quyền tại
Việt Nam.
Để kết bài, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu để chúng ta đừng trông chờ vào những người cộng sản, mà hãy tự
mình giành lấy quyền tự do:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
Và sau chuyến đi Mỹ trở về, chủ tịch Sang và csvn sẽ làm gì đối với
trường hợp anh Điếu Cày nói riêng và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,
chúng ta cùng chờ xem. Chính phủ Hoa Kỳ nên cẩn trọng với những lời hứa
lèo của lãnh đạo csvn, kẻo trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác tại VN.
Nhật Minh
_______________________________
Chú thích:
[13]. Như [1]
[14]. Như [12]
THƯ MỤC & MỤC LỤC
TẬP II. BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
19.Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?
http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html
20. Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html
21. Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang.27 tháng 7, 2013. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
22. Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN? 27 tháng 7, 2013 .
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130727_hoang_duy_hung_vn_us_ties.shtml
23.Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_phamchilan_vn_us_statement.shtml
24. Lãnh đạo Việt Nam cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130722-lanh-dao-viet-nam-cap-toc-sang-my-sau-that-bai-cua-chuyen-cong-du-trung-quoc
25.Thanh Quang, phóng viên RFA.2013-07-22. Chủ tịch nước Việt Nam sẽ nói gì với Hoa Kỳ?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-sang-miss-oppo-trip-america-tq-07222013153742.html
26.Hòa Ái, phóng viên RFA. Người Việt hải ngoại nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của CT Trương Tấn Sang?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/oversea-vnses-talk-trip-oft-t-sang-to-us-ha-07202013110949.html.
27.Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN. Những "món quà" cho chuyến công du.
2013-07-22. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reading-listenner-072213-nng-07222013114006.html
28. CT Trương Tấn Sang thăm Mỹ. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-072013-07202013092046.html.
29. Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok.Thư của nhân sĩ, trí thức, cựu chiến binh gửi CT Trương Tấn Sang.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intel-opn-lett-to-pr-sang-07222013060626.html
30.Nguyễn Trung. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-my-dau-tien-tai-vietnam-nghi-gi-ve-chuyen-di-cua-ong-truong-tan-sang/1708766.html
31.Chủ tịch Sang thăm Mỹ - báo chí nói gì?
w.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130719_us_vn_pre_visit_media.shtml
32.Nguyễn Hùng. Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
33. Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'. www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
34 ..Như Nguyên. Sự bắt đầu của Tư Sang. . danlambaovn.blogspot.com.
35. Nhật Minh . Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama? .danlambaovn.blogspot.com
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
ReplyDelete