LUẬN NGỮ IX
PHẦN II
LUẬN NGỮ TÂN BẢN II
LUẬN NGỮ TÂN BẢN II
Chương V
CHÍNH TRỊ
[8.9].Khổng tử nói: Đối với dân, nên sai khiến họ làm, đừng giảng giải (nghĩa lý cao xa).CHÍNH TRỊ
[4.13].Khổng
tử nói: Người quân tử biết dùng lễ nhượng thì trị nước không khó.
Còn như không biết lễ nhượng trong việc trị nước thì làm sao mà có lễ?
( Ý nói người trên không giữ lễ, thì kẻ dưới làm sao giữ lễ, như vậy
là đất nước rơi vào tao loạn. )
[8.14].Khổng tử nói: Nếu mình chẳng có chức vị gì trong nước thì chẳng cần mưu việc chính trị của nước ấy.
[12.7]. Tử Cống hỏi về cách cai trị nước. Đức Khổng đáp: " Người trị nước phải có ba điều kiện:" lương thực đủ ( nuôi dân); binh lực mạnh (để bảo vê dân); và lòng tin của dân (đối với mình).
Tử Trương hỏi: "Trong ba điều ấy, nếu cần bỏ thì bỏ điều nào trước?"
-Bỏ binh lực.
-Còn hai điều, nếu phải bỏ thì bỏ điều nào?"
-Bỏ lương thực. Thiếu lương thực thì xưa nay sinh ra nạn chết đói. Còn dân không tin thì chế độ phải sụp đổ.
[12.9]. Ai Công nước Lỗ hỏi Hữu Nhược (Hữu Tử):"Năm nay thất mùa, thu thuế chẳng đủ thì làm sao?"Hữu Nhược đáp: " Tại sao không dùng phép Triệt, tức là thâu một phần mười?
-Ta đã thâu 2/10 mà chẳng đủ huống 1/10?
Hữu Nhược đáp: " Dân no thì vua sao thiếu? Nếu dân đói thì vua no với ai?
[12.17]. Quý Khang Tử hỏi về chánh sự, Khổng Tử đáp: Chính trị là cai trị dân chúng một cách chính đáng.
[13.1]. Tử Lộ hỏi Đức Khổng về chính trị. Chính quyền trước hết nên đi tiên phuông , làm gương tốt cho dân,và phải lao tâm lo cho dân. Tử Lộ xin giảng thêm. Phải làm hai việc trên hoài, không mệt mỏi.
[13.2]. Trọng Cung làm chức Tể cho họ Quý, hỏi về chính trị. Khổng tử nói:" Triều đình nên làm ba việc:
+Phải dùng chức Hữu tư ( giao việc cho họ)
+Dung thứ lỗi nhỏ của họ
+Dùng người hiền đức và tài năng.
Trọng Cung hỏi: " Làm sao biết ai là người hiền tài mà cử?
Ngươi biết ai hiền tài thì cử trước, sau rồi người ta sẽ chỉ cho.
[13.3].Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ chờ thầy về làm quan thì thầy sẽ làm gì trước?
Đức Khổng đáp: "Tất là theo chính danh.
-Chỉ có vậy sao? Thầy nói không rõ ràng. Lẽ nào chỉ chính danh thôi sao?
-Trò Do quả là quê mùa! Người quân tử hễ điều gì không biết thì bỏ qua không nói. Này, danh không đúng thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc suy sụp. Lễ nhạc không phát triển thì hình phạt không đúng. Hình phạt không đúng thì dân không biết đặt chân tay vào đâu!
Vậy bậc quân tử nên làm sao ngôn cho đúng danh , và ngôn với hành tương hợp. Người quân tử phải thận trọng trong việc dùng danh xưng, danh hiệu, danh nghĩa, danh từ. ..
[13.4]. Phàn Trì hỏi về việc làm ruộng. Khổng Tử đáp:" Ta không như một lão nông. Phàn Trì: "Xin dạy cách trồng cây. Khổng Tử đáp: "Ta không phải là người làm vườn.
Phàn Trì đi rồi, Khổng Tử nói: " Phàn Trì là kẻ tiểu nhân ( khí độ hẹp hòi)! Nếu bậc trên chuộng lễ thì kẻ dưới không dám bất kính. Bậc trên yêu nghĩa thì dân không dám bất phục. Bậc trên trọng chữ tín thì dân chẳng dám bội bạc. Nếu các quan lại có đủ lễ nghĩa tín thì dân bốn phương sẽ bồng con mà đến xin phục dịch, cần gì phải học nghề nông!
[13.5]. Nếu ai đã học thuộc 300 bài kinh Thi, được vua trao quyền bính, nhưng cai trị thất bại, vua sai đi sứ bốn phương, lại chẳng có tài ứng đối, người ấy tuy học nhiều mà chẳng làm được gì!
[13.6]. Khổng Tử nói: "Nếu nhà cầm quyền theo chính đạo, thì chẳng cần ra lệnh, dân chúng sẽ theo chánh đạo. Nếu nhà cầm quyền không theo chính đạo thì dầu ra lệnh, dân chúng cũng chẳng tuân theo.
[13.9]. Đức Khổng Tử đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe hầu ngài. Khổng Tử khen" Dân Vệ đông đảo quá!.
Nhiễm Hữu nói : " Dân đông thì nhà nước phải làm gì cho dân?
-Phải làm cho họ giàu.
-Họ giàu rồi thì phải làm gì nữa?
-Phải giáo hóa dân chúng .
[13.10]. Khổng Tử nói:
Nếu có vị vua giao cho ta quyền cai trị trong nước, trong một năm thì quy mô đã khá, trong ba năm thì thành tựu (2) .
[13.11]. Khổng Tử nói: "Cổ ngạn có câu:" Nếu có bậc thánh nối nghiệp trị vì được trăm năm thì đủ khiến những kẻ tàn ác hoá thành hiền lành, và triều đình không cần án tử hình nữa. Lời ấy thành thật lắm thay!
[13.12]. Đức Khổng nói "Như có bậc thánh nhân vâng mạng Trời cai trị thiên hạ, thì sau 30 năm, nền chính trị nhân đạo sẽ phổ cập khắp nơi.
[13.13]. Đức Khổng Tử nói rằng:" Nếu có người sửa trị lấy mình, thì đứng ra cai trị có khó gì? Nếu mình không tự sửa mình, làm sao trị thiên hạ?
[13.14]. Nhiễm Hữu làm gia thần họ Quý, từ triều lui về, Khổng Tử hỏi: "Sao ngươi về trễ thế?"
-Tại bận bàn chính sự.
-Đó chỉ là công việc của gia đình họ Quý. Nếu là chính sự trong nước, ta tuy đã cáo quan, vua cũng vời ta đến tham dự.
[13.6]. Diệp công hỏi về cách trị nước. Đức Khổng đáp:"( Nhà cầm quyền phải làm sao cho) dân trong nước vui lòng, còn những người ở nơi xa (yêu thich ) mà tìm tới ( nơi mình cai tri).
[13.7]. Ông Tử Hạ làm quan ấp Cử Phủ nước Lỗ, hỏi về cách trị dân. Đức Khổng đáp:" Đừng vội, đừng tham lợi nhỏ. Nếu vội thì công việc không chu đáo, nếu tham lợi nhỏ thì bỏ việc lớn.
[13.15]. Vua Định Công nước Lỗ hỏi: "Một lời có thể làm hưng thịnh quốc gia không?
Khổng Tử đáp: "Một lời không có sức mạnh đến thế. Nhưng tục ngữ có câu: "Làm vua khó, làm quan không dễ." Nếu biết làm vua khó thì một câu nói làm sao hưng bang?
Vua Định Công lại hỏi: " Một lời nói có thể làm mất nước không?"
-Một lời nói không có sức mạnh đến thế. Nhưng tục ngữ có câu: " Ta không vui thích khi được làm vua, nhưng khi ta nói ra mà không ai cãi lại thì ta vui vậy." Nếu vua nói đúng , chẳng ai chống đối, há chẳng là tốt sao? Nếu như vua nói sai, chẳng có ai dám lên tiếng ngăn cản. Một lời nói như thế há không đưa đến mất nước sao?,
[14.41]. Khổng Tử nói: Nếu bậc trên trọng lễ nghĩa, dân chúng sẽ dễ dàng tuân theo lệnh.
[14.42]. Tử Lộ hỏi về quân tử. Khổng Tử đáp: "Lấy sự kính trọng mà tu thân. Tử Lộ hỏi: " Chỉ có vậy sao?
Khổng tử đáp: Người quân tử tự sửa mình, nhờ đó mà trăm họ được yên. Sửa mình là để yên trăm họ, việc ấy chẳng phải dễ, dù vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chẳng làm hoàn hảo vậy.
[15.11]. Nhan Uyên hỏi về phép trị nước. Khổng Tử nói: " Bậc thiên tử cai trị thiên hạ nên theo lịch nhà Hạ, nên đi xe nhà Ân, đội mũ miện nhà Châu, theo nhạc Thiều, Hãy bỏ điệu ca của nước Trịnh, hãy đuổi kẻ xu nịnh. Nhạc nước Trịnh thì dâm, mà kẻ ninh thì tai hại.
[16.1]. Họ Quý Tôn ( quyền thần nước Lỗ,) sắp đem quân đánh Chuyên Du ( nước chư hầu của Lỗ). Các ông Nhiễm Hữu, Quý Lộ đến gặp Khổng Tử, thưa rằng: Họ Quý sắp đánh Chuyên Du. Khổng Tử nói bèn quở Nhiễm Hữu ( gia tướng được họ Quý trọng dụng hơn Tử Lộ): " Cầu ơi! Trong việc này, ngươi há không có lỗi sao? Ngày xưa các tiên vương chọn núi Đông Mông ở Chuyên Du làm nơi tế tự. Nước ấy ở trong khu vực chúng ta, là bầy tôi thuộc xã tắc của ta, thế thì đánh để làm gì?
Nhiễm Hữu đáp: "Đó là do thầy Quý Tôn tôi muốn đánh. Còn anh em chúng tôi không muốn. Khổng Tử nói: Trò Cầu! Ngày xưa ông Châu Nhâm ( một sử quan) thường nói: " Ai có tài giúp dân thì ra làm quan, bằng không thì thôi." Nếu nước suy vong, nghiêng đổ mà mình không giúp đỡ được, thì ai dùng mình làm tướng ( có hai loại tướng là tướng văn và tướng võ ) ? Nay ngươi có lỗi lại đổ thừa cho họ Quý. Nếu người giữ chuồng để cọp hay tê giác xổng chuồng thì lỗi tại ai? Người trông coi bảo vật để cho mu rùa ( để bói toán, nhất là bói Dịch) và ngọc hư hoại thì lỗi tại ai?
Nhiễm Hữu thưa rằng: " Nay nước Chuyên Du thành trì kiên cố, lại ở gần ấp Phí của họ Quý, nếu chẳng đánh chiếm thì sau có hậu hoạn cho con cháu.
[16.2]. Khổng Tử nói:" Khi trong nước thịnh trị thì âm nhạc, lễ lạc và việc chinh phạt là do Thiên tử xuất phát. Khi thiên hạ loạn lạc, lễ nhạc, chinh phạt là là chư hầu xuất phát. Nếu do chư hầu phát động thì khó được mười đời vì bị các quyền thần chiếm đoạt. Quyền thần chiếm đoạt thì cũng được năm đời, rồi cũng rơi vào bọn gia thần. Hàng gia thần củaquyền thần mà nắm vận nước thì cũng chỉ dài ba đời.
Khi thiên hạ thái bình, quyền hành không ở tay đại phu. Khi thiên hạ thái bình, hạng thứ nhân không nghị luận việc nước.
[16.3]. Đức Khổng nói: " Các món thuế của nước Lỗ chẳng vào kho nhà vua mà năm đời nay lại vào kho lẫm của quyền thần. Còn quyền bính vào quyền thần bốn đời rồi. Nay đến lúc con cháu ba nhà đại phu nay đến lúc suy đồi.
【19. 10】. Tử Hạ nói: " Bậc quân tử (ra làm quan) trước phải làm cho dân tin tưởng thì sau mới sai khiến họ làm các việc nặng nhọc. Nếu dân chưa tin mà vôi sai khiến họ, họ sẽ cho mình khắc nghiệt. Đối với vua ( cũng vậy) phải được vua tin cậy thì mới can gián. Nếu vua chưa tin mà mình can gián, vua sẽ cho mình nói xấu vua.
【19. 11】. Tử Hạ nói: "Người nào trong việc lớn mà chẳng vượt bậc ( vi phạm luật, xúc phạm người trên) thì việc nhỏ có thể tùy tiện hành động hoặc ra ngoài phạm vi đều được)
【19. 13】.Ông Tử Hạ nói: " Người làm quan phải lo nhiệm vụ, và phải lo việc học; người đi học phải lo học , sau mới ra làm quan .
【19. 19】. Ông Dương Phu được họ Mạnh mời làm Sĩ sư ( trưởng quan hình pháp), hỏi thầy của ông là Tăng Tử. Tăng Tử nói:" Bề trên phạm pháp khiến lòng dân ly tán từ lâu. Như ngươi làm quan nên hiểu hoàn cảnh của họ, mà thương xót họ chứ đừng vui thích cho mình là công minh mà xử họ!
【19. 20】.Tử Cống nói: "Vua Trụ làm ác nên mang tiếng ác, chứ ông ấy không làm ác thái quá như người ta nói! Người quân tử chẳng nên ở chung với đám hạ lưu mà mang tiếng, vì noi đó tập trung mọi sự xấu xa trong đời!
【19. 21】. Người quân tử ở địa vị trên khi có lỗi như mặt trăng, mặt trời bị xâm thực nên ai cũng trông thấy. Khi biết sửa lỗi thì như mặt trăng, mặt trời rạng tỏ, ai cũng ngưỡng mộ!
【20.2】. Tử Trương hỏi Khổng Tử:" Phải làm gì cho xứng vai trò người gánh việc quốc gia? Khổng Tử đáp:"Người làm chính trị phải trọng năm việc tốt, trừ bốn việc xấu.
Tử Trương hỏi:" Năm việc tốt là những việc gì?"
(1). Thi thố ân huệ cho dân mà chẳng hao tốn tiền của.
(2). Khiến dân làm việc mà dân chẳng oán.
(3). Có ưa thích mà không tham
(4). Tướng mạo thư thái
(5). Oai nghiêm mà không hung dữ.
Tử Trương hỏi:" Tại sao thi ân bố đức mà không hao tốn tiền của?
Khổng Tử dạy:
(1). Mình nương theo cái lợi của dân mà mở mang quyền lợi cho họ.
(2).Chọn việc đáng làm và phải lúc.
(3). Mình chuộng điều nhân thì được điều nhân
(4). Người quân tử chẳng quản it nhiều không khinh rẻ ai.
(5). Người quân tử ăn mặc chỉnh tề, mặt mũi trang nghiêm.
Bốn việc xấu là những việc nào?
Khổng Tử đáp:"
(1). Triều đình chẳng giáo hóa dân mà chỉ lo chém giết.Đó là ngược.
(2). Không huấn luyện, chỉ dẫn rành mạch mà buộc dân chúng thi hành cấp tốc, như vậy là bạo.
(3).Ra lệnh sơ sài, rồi bắt dân làm đúng kỳ hạn, như vậy là tặc.
(4). Cho ai vật gì chẳng cho ngay còn keo kiệt so đo như vậy là " viên chức nhỏ".
【20.3】. Khổng Tử nói:" Chẳng hiểu mạng trời không thể làm quân tử. Không biết lễ thì không thể đứng trong đời. Không phân biệt lời nói thì không hiểu người.
Chương VI
GIÁO DỤC-VĂN CHƯƠNG -HỌC THUẬT
[4.12].Khổng tử nói: Theo lợi mà làm thì bị nhiều người oán .
[4.14].Khổng tử nói: Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không có đức để lãnh chức vị thôi.
[4.26].Tử Du nói: Thấy vua sai lầm, cứ can gian hoài, tất mang nhục. Thấy bạn sai, cứ khuyên can hoài, tình bạn phải phai lạt .
[6.27].Khổng tử nói "Trung dung là các một đức tốt, nhưng tiếc rằng đã lâu it ai đat được."
[7.16].Khổng tử nói: Nếu trời cho ta sống thêm vài năm nữa đặng học Dịch thì ta có thể không phạm lỗi lớn.
[7.17].Khổng tử thường giảng dạy Thi, Thư, Lễ .Đó là ba kinh ngài thường giảng dạy.
[7.20].Khổng tử không giảng bốn điều: quái dị, dõng lực, phản loạn, quỷ thần.
[8.8].Khổng tử nói: " Kinh Thi làm cho ta hưng phấn ( để làm thiện) ; kinh Lễ làm cho ta lập chí
( vào đạo đức); kinh Nhạc làm cho ta thành tựu ( đạo hạnh).
[4.14].Khổng tử nói: Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không có đức để lãnh chức vị thôi.
[4.26].Tử Du nói: Thấy vua sai lầm, cứ can gian hoài, tất mang nhục. Thấy bạn sai, cứ khuyên can hoài, tình bạn phải phai lạt .
[6.27].Khổng tử nói "Trung dung là các một đức tốt, nhưng tiếc rằng đã lâu it ai đat được."
[7.16].Khổng tử nói: Nếu trời cho ta sống thêm vài năm nữa đặng học Dịch thì ta có thể không phạm lỗi lớn.
[7.17].Khổng tử thường giảng dạy Thi, Thư, Lễ .Đó là ba kinh ngài thường giảng dạy.
[7.20].Khổng tử không giảng bốn điều: quái dị, dõng lực, phản loạn, quỷ thần.
[8.8].Khổng tử nói: " Kinh Thi làm cho ta hưng phấn ( để làm thiện) ; kinh Lễ làm cho ta lập chí
( vào đạo đức); kinh Nhạc làm cho ta thành tựu ( đạo hạnh).
[8.17].Khổng tử nói: Học thì phải cố gắng, đừng sợ thua người.
[9.30].Khổng tử đọc (Kinh Thi ): " Cây đường lệ nở hoa tươi/ Hoa nghiêng theo gió thổi / Ta luôn nhớ đến người/ Chỉ tiếc ta ở xa quá thôi!/
Khổng Tử nói : " Như vậy là chưa thật lòng tưởng nhớ. Nếu thật lòng tưởng nhớ thì đâu ngại đường xa!
[11.22].Tử Lộ hỏi: "Nếu như tôi nghe, học được điều thiện thì tôi nên thực hành ngay chăng? Khổng Tử đáp: " Ngươi còn cha anh, phải hỏi lại đã, lẽ nào nghe rồi làm ngay.
Nhiễm Hữu hỏi rằng: "Nếu tôi nghe đuợc điều lành, tôi nên làm liền không?"
Đức Khổng Tử bảo: "Nên làm liền."
Công Tây Hoa hỏi: "Anh Do hỏi: ""Nếu như tôi nghe, học được điều thiện thì tôi nên thực hành ngay chăng? Thầy đáp: " Ngươi còn cha anh, phải hỏi lại đã, lẽ nào nghe rồi làm ngay.
Nhiễm Hữu hỏi rằng: "Nếu tôi nghe đuợc điều lành, tôi nên làm liền không?" Thầy bảo: "Nên làm liền." Đệ tử rất thắc mắc. Xin thầy cho đệ tử biết tại sao một câu hỏi mà thầy trả lời khác nhau vậy?"
Đức Khổng đáp: " Tính Cầu ưa thoái thì phải đốc cho tiến. Còn tính Do hiếu thắng nên hãm bớt lại.
[12.8]. Cức Tử Thành nói : Bậc quân tử cần cái chất là đủ, không cần cái văn. Tử Cống đáp: "Tiếc thay, ngài có bụng quân tử mà nói vậy. Nhưng một lời đã nói, bốn ngựa khó theo. Văn cũng như chất chất cũng như văn. Nếu bỏ cái lông (văn) thì da chó, da dê cũng như nhau thôi! [12.22]. Tử Cống hỏi về tình bạn. Khổng Tử đáp: (Nếu bạn sai lầm), mình nên khuyên can, mà phải dùng lời khéo léo, dịu ngọt. Nếu bạn không nghe thì thôi, đừng nói nữa mà mang nhục.
[12.23]. Tăng Tử nói: " Bậc quân tử nhờ văn chương mà họp bạn, rồi nhờ bạn bè mà làm điều nhân.
[14.34]. Khổng Tử nói: Người ta gọi ngựa Ký không phải vì nó mạnh mà vì cái đức thuần lương (nghĩa là biết theo sự dạy bảo của con người)
[14.35]. Có người hỏi: " Người ta hãm hại mình thì mình có nên lấy đức báo oán không? Khổng Tử hỏi: " Còn như người ta lấy đức ban cho mình thì mình làm sao? Nên lấy sự chính trục đáp lại oán thù, và lấy nhân đức báo đền nhân đức.
[15. 8]. Khổng Tử nói": Người có thể dạy bảo được mà mình chẳng dạy bảo thì làm mất đi một người. Đối với người chẳng biết nghe mà mình dạy bảo thì uổng lời nói. Người có trí chẳng để mất một người và cũng chẳng để mất lời nói.
[15.12].Khổng Tử nói :" Người không biết lo xa thì sẽ gặp họa gần.
[15.15].Khổng Tử nói": Nên trách mình nặng nề sau mới trách sơ sài người đời. Như vậy thì người ta chẳng oán mình.
[15.17]. Đức Khổng nói: "Những kẻ suốt ngày tụ họp với nhau, bàn luận những chuyện không đạo nghĩa, và ưa làm theo trí nhỏ hẹp của họ, những kẻ ấy khó làm nên được việc gì.
[15.28]. Khổng tử nói: Khi một người bị chúng ghét, mình phải xét kỹ. Khi một người được chúng ưa, mình cũng phải quan sát.
[15.29].Khổng tử nói:' Người ta có thể phát triển đạo, nhưng đạo không làm cho con người phát triển.
[15.30].Khổng tử nói":Có lỗi mà không sửa thì thật là có lỗi.
[15.39.Khổng tử nói: " Dạy người thì không phân biệt ( xấu tốt, thiện ác, tuổi tác, tôn giáo, địa phương, chủng tộc...)
[15.41].Khổng tử nói: " Nói đạt ý ( người ta hiểu) là được ( không cần trau chuốt, dài dòng).
[16.4]. Khổng Tử nói: " Có ba hạng bằng hữu có ich và ba hạng bằng hữu có hại cho ta. Bạn ngay thẳng, bạn độ lượng, và bạn nhiều kiến thức. Đó là ba hạng bạn ich lợi. Bạn hay làm bộ làm tịch, bạn hay chiều chuộng, và hay nịnh hót, đó là ba hạng bạn có hại.
[16.5]. Khổng Tử nói:" Có ba loại nhạc hữu ích, và ba loại nhạc tai hại. Nhạc theo lễ, nhạc khuyến thiện, nhạc hướng về bạn hiền thiện; đó là ba loại nhạc ích lợi. Nhạc xa hoa dục lạc, nhạc dâm dật chơi bời, nhạc yến ẩm say sưa là ba loại nhạc độc hại.
[16.6]. Đức Khổng nói: " Khi nói chuyện với người quân tử, mình phải lưu ý ba điều:
-Người chưa nòi mà mình nói, đó là hấp tấp, bộp chộp.
-Người ta hỏi mà mình không nói, đó là giấu giếm.
-Mình nói mà không xem sắc diện người đối diện, đó là đui mù.
[16.13]. Trần Kháng hỏi Bá Ngư :" Thầy có dạy anh điều gì đặc biệt ( khác với dạy bọn tôi) không? Bá Ngư đáp: "Chưa". Một hôm, cha tôi đứng một mình, tôi tôi bước vào nhà, cha tôi hỏi: "Con đã học kinh Thi chưa?" Tôi thưa:"chưa". Cha tôi bảo: "Nếu chẳng học kinh Thi thì chẳng ngôn luận được." Tôi bèn lui xuống học kinh Thi.
Một ngày khác, cha tôi đứng một mình, tôi đi vào nhà, cha tôi hỏi: " Con đã học kinh Lễ chưa?" Tôi thưa: Chưa". Cha tôi bảo: " Không học kinh Lễ thì không thể lập thân với đời." Tôi bèn lui về học kinh Lễ.
Trần Cang lui về nói: " Tôi hỏi một mà học được ba điều:Một là nghe dạy phải học kinh Thi, hai là nghe dặn phải học kinh Lễ, ba là bậc quân tử không hay gần gũi con cái".
[17.2]. Phu Tử nói:" Người ta thảy đều gần giống nhau. Ai cũng có tánh thiện, nhưng tập luyện mà thành ra khác nhau.
[17.3]. Đức Khổng nói: " Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi.
[17.9]. Đức Khổng nói với các đệ tử: " Này các trò, sao chẳng học kinh Thi? Kinh Thi có thể làm cho mình ý chí hưng khởi, mình có thể quan sát (mình và người), có thể hợp quần với người, biết giận kẻ ác. Biết đọc kinh Thi, gần thì biết thờ cha mẹ, xa thì phụng sự đất nước. Hơn nữa đọc kinh Thi có thể biết tên nhiều loại chim, nhiều loài thú và thảo mộc.
[17.10]. Khổng Tử hỏi Bá Ngư: Con đã đọc Châu Nam và Chiêu Nam (hai thiên đầu kinh Thi) chưa? Người chẳng học Châu Nam và Chiêu Nam có khác nào kẻ đứng quay mặt vào vách đâu! "
[17.11]. Phu Tử nói:" Người ta nói về lễ , luận về lễ, đó là họ nói về ngọc quý và lụa tốt. Người ta khen nhạc, ca tụng nhạc, đó là họ khen chuông trống rền vang!(Ý Khổng tử nói người đời chỉ chuộng bề ngoài mà bỏ mất phần chính : lễ không trọng phần cung kính, nhạc thì quên việc hòa âm)
[17.16]. Khổng Tử nói: " Đời xưa, dân có ba tật xấu: Đời nay có lẽ ba tật ấy chẳng còn. Người xưa hay ngông cuồng người nay ngông cuồng mà còn phóng đãng. Người xưa kiêu căng nhưng còn biết thanh liêm, người đời nay kiêu căng mà hay giận dữ; người đời xưa ngu khờ, thất học nhưng ngay thẳng, còn nay thì người ta ngu mà lại gian trá.
[17.22]. Tử Lộ hỏi Khổng Tử: Người quân tử có nên chuộng dũng cảm không? Khổng Tử nói:
" Người quân tử nên trọng điều nghĩa trên hết. Người quân tử ở địa vị cao, nếu có dũng cảm mà vô nghĩa thì gây ra loạn. Còn tiểu nhân ở địa vị thấp, nếu có dũng mà bất nghĩa thì đi ăn trộm, ăn cướp mà thôi."
[17.23]. Tử Cống hỏi: " Người quân tử có ghét ai không? Phu Tử nói:" Có. Ghét kẻ nói xấu người, ghét kẻ bậc dưới dèm pha người trên, ghét kẻ dũng cảm mà vô lễ, ghét kẻ quả quyết mà liều lĩnh để đi đến thất bại.
Đức Khổng hỏi lại: " Trò Tứ có ghét ai không? Tử Cống đáp:" Con ghét kẻ rình mò hành vi của người mà ngỡ rằng mình là người có trí tuệ; ghét kẻ chẳng khiêm tốn mà cho rằng mình là dũng cảm; ghét kẻ ưa công kích người mà cho rằng mình ngay thẳng.
[17.24]. Đức Khổng nói: " Duy có bọn con gái và tiểu nhân là khó dạy bảo. Nếu mình gần họ và dễ dãi với họ thì họ sinh ra lờn mặt, còn mình nghiêm nghị thì họ oán ghét.
[17.25]. Khổng Tử nói: Kẻ nào đã bốn mươi mà ai nhìn thấy cũng ghét, thì trọn đời chẳng sửa đổi được nữa.
【19. 3】. Học trò Tử Hạ hỏi Tử Trương về việc kết bạn. Tử Hạ hỏi lại:"Về việc ấy, thầy ngươi nói gì?
-Thầy tôi dạy: Nên làm bạn với người tốt, nên cự tuyệt với người xấu.
【19. 4】. Những nghề nhỏ, mình nên quan sát cho biết. Làm những nghề nhỏ nhặt mà muốn đạt mức cao viễn thì khó. Vì vậy mà bậc quân tử không làm.
【19. 5】. Tử Hạ nói :" Mỗi ngày mình biết thêm những điều mình chưa biết, mỗi tháng không quên những điều đã biết, như vậy là người ham học.
【19. 6】. Tử Hạ nói: Phải học cho rộng, phải chăm chú nhất tâm, phải cần thiết hỏi han, phải suy nghĩ những việc liên quan đến mình, như thế là đã có đức nhân rồi.
【19. 7】. Tử Hạ nói :Làm tiểu thủ công nghệ nên ở nơi thị tứ thì mới thành công. Người quân tử phải cần chuyên tâm thì mới đạt mức tinh vi.
【19. 12】. Tử Du nói rằng:" Học trò của Tử Hạ quét dọn giỏi, ứng đối hay, tới lui nhanh, chỉ được như vậy thôi. Đó là những việc nhỏ, còn những việc lớn thì chưa thấy dạy. Dạy như thế thì sao được.
Tử Hạ nghe liền nói:" Ôi! Tử Du nói sai rồi! Đạo người quân tử có gì lớn phải dạy trước, nhỏ phải dạy sau Học trò giống như loài thảo mộc, căn cơ lớn bé khác nhau. Quân tử dạy đạo lý chẳng dối gạt ai. Đạo Thánh có chỗ dạy trước, chỗ dạy sau, ta há chẳng dạy tuần tự sao?
Chương VII
TÂM LÝ
[8.10].Khổng
tử nói: ( Những ai) thích dũng cảm ghét nghèo khổ thì sẽ gây loạn.
Người bất nhân mà bị ghét bỏ cũng sinh ra chống đối.TÂM LÝ
[8.12].Khổng tử nói: Học đạo thánh ba năm mà không cầu lợi lộc thì không được mấy người.
[9.29].Khổng tử nói: ( Có những người ) mình có thể cùng học đạo đức, nhưng chưa thể cùng theo đạo đức; có thể cùng theo đạo đức nhưng không thể cùng đứng vững trong đạo đức; có hạng người mình có thể cùng họ đứng vững trong đạo đức nhưng không thể cùng dụng quyền nghi.
[1.3]. Khổng tử nói: “Người nào nói năng ngọt ngào, mặt mày trau chuốt thì ít có lòng nhân.”
[15.13]. Khổng Tử nói: " Ôi thôi thôi! Ta chưa từng thấy ai hiếu đức bằng háo sắc.
[15.40].Khổng tử nói: " Không đồng đạo ( cùng chí hướng, cùng quan điểm...) thì khó cùng nhau mưu tính công việc.
[15.13]. Khổng Tử nói: " Ôi thôi thôi! Ta chưa từng thấy ai hiếu đức bằng háo sắc.
Chương VIII
CHÍNH DANH
[16 14]. Khổng Tử nói:"Một vị chư hầu gọi vợ mình là phu nhân, còn phu nhân tự xưng là tiểu đồng. Người trong nước gọi bà là phu nhân của vua, còn vợ các vua chư hầu là quả tiểu quân. Người các nước đến cũng gọi là phu nhân của vua.
[6.23].Khổng Tử nói: " (Ngày xưa) người ta gọi cái bình có góc, có cạnh là "cô".Nay bình rượu không góc, không cạnh cũng gọi là "cô" sao?
[13.3].Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ chờ thầy về làm quan thì thầy sẽ làm gì trước?
Đức Khổng đáp: "Tất là theo chính danh.
-Chỉ có vậy sao? Thầy nói không rõ ràng. Lẽ nào chỉ chính danh thôi sao?
-Trò Do quả là quê mùa! Người quân tử hễ điều gì không biết thì bỏ qua không nói. Này, danh không đúng thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc suy sụp. Lễ nhạc không phát triển thì hình phạt không đúng. Hình phạt không đúng thì dân không biết đặt chân tay vào đâu!
Vậy bậc quân tử nên làm sao ngôn cho đúng danh , và ngôn với hành tương hợp. Người quân tử phải thận trọng trong việc dùng danh xưng, danh hiệu, danh nghĩa, danh từ. ..
Chương IX
LỊCH SỬ
LỊCH SỬ
[8.18].Khổng tử nói: " Vua Thuấn và vua Vũ vĩ đại thay! Hai ông có cả thiên hạ mà lòng chẳng tham muốn.
[8.19].Khổng
tử nói: Cao lồng lộng, là vua Nghiêu ! Rộng mênh mông là Trời! Chỉ
có vua Nghiêu là có thể sánh với Trời. Cao cả thay, dân chúng ca tụng
danh tiếng của Ngài khôn xiết! Vĩ đại thay công nghiệp của Ngài.
Chế độ ( văn là văn hiến, văn hóa, chính trị ) của Ngài rực rỡ thay!
[8.20].Vua Thuấn có năm hiền thần (1) mà thiên hạ thịnh trị. Võ vương (nhà Châu ) nói: "Ta có mười vị đại thần mà trị an đất nước. " Khổng Tử nói : Cổ nhân nói:" Nhân tài khó kiếm" .Lời đó chẳng đúng sao? Đời Đường của vua Nghiêu, đời Ngu của vua Thuấn thịnh trị hơn bây giờ (Đời nhà Chu của chúng ta,) Võ vương có mười nhân tài, (2) mà trong đó có một nữ nhân như vậy nhân tài chỉ có 9. Văn vương nhà Chu chỉ lấy được hai phần ba thiên hạ, thế mà vẫn thần phục nhà Ân. Đó là cái đức có thể nói là rất lớn của Ngài.
8.21].Khổng
tử nói:" Ta chẳng chê trách vua Vũ nhà Hạ ăn uống đạm bạc nhưng lễ
vật cúng tế thì trọng hậu. Y phục thường ngày thì xấu nhưng áo mão
cúng tế thì rất đẹp. Cung thất của ngài chật hẹp nhưng ngài lo sửa
sang sông ngòi cho dân. Ta chẳng trách vua Vũ nhà Hạ được.[8.20].Vua Thuấn có năm hiền thần (1) mà thiên hạ thịnh trị. Võ vương (nhà Châu ) nói: "Ta có mười vị đại thần mà trị an đất nước. " Khổng Tử nói : Cổ nhân nói:" Nhân tài khó kiếm" .Lời đó chẳng đúng sao? Đời Đường của vua Nghiêu, đời Ngu của vua Thuấn thịnh trị hơn bây giờ (Đời nhà Chu của chúng ta,) Võ vương có mười nhân tài, (2) mà trong đó có một nữ nhân như vậy nhân tài chỉ có 9. Văn vương nhà Chu chỉ lấy được hai phần ba thiên hạ, thế mà vẫn thần phục nhà Ân. Đó là cái đức có thể nói là rất lớn của Ngài.
[14.8]. Khổng Tử nói: " Tuân mệnh vua (Trịnh gửi thư cho các nước lân cận, ) ông Tỳ Thầm soạn bản thảo, rồi ông Thế Thúc tra cứu kinh điển, rồi ông quan hành nhân ( phụ trách tiếp khách) sửa lại câu văn, cuối cùng ông Tử Sản ở Đông Lý nhuận sắc cho hoàn mỹ.
[14.9]. Có người hỏi Tử Sản là người thế nào. Khổng Tử đáp: "Đó là thường ra ân huệ cho dân. Hỏi về Tử Tây, Khổng Tử đáp: "Người ấy! Người ấy..." Hỏi về Quản Trọng, Khổng Tử đáp: Người ấy
( có công ôn với dân Tề cho nên dân Tề bị Tề Hoàn Công lấy ba trăm mẫu đất Biền phong cho Quản Trọng mà dân chẳng oán than!
[14.14]. Đức Khổng nói: "Tang Vô Trọng chiếm đất Phường trong nước Lổ mà yêu cầu vua Lỗ để con cháu họ họ Tang cai trị đất này. Dẫu cho ông ấy nói không hiếp vua, ta chẳng tin.
[14.15]. Đức Khổng nói: "Vua Văn Công nước Tấn quỷ quyệt và không chính đại, còn vua Hoàn Công thì chánh đại và không quỷ quyệt.
[14.16]. Tử Lộ hỏi: Vua Hoàn công giết công tử Củ ( em Hoàn Công vì tranh quyền, bề tôi của công tử Củ có Thiệu Hốt và Quản Trọng). Thiệu Hốt tự tử, còn Quản Trọng không tự tử (sau làm tể tướng cho Hoàn công nữa). Như vậy, bảo (Quản Trọng) là nhân sao được? Khổng Tử đáp: "Tề Hoàn công thống nhất chín nước chư hầu mà không dùng binh đao. Đó là do sức Quản Trọng. Thế chẳng đáng là bậc nhân nghĩa sao?
[14.17]. Tử Cống nói: " Quản Trọng chẳng phải bất nhân sao? Hoàn công giết công tử Củ, chẳng chết theo chúa lại theo phò Hoàn công! Khổng Tử nói: " Quản Trọng làm tể tướng cho Hoàn Công, giúp Hoàn công thành bá chủ chư hầu. Chính nhờ tài cai trị mà thiên hạ được yên ổn, dân chúng hưởng ân đức. Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc, vắt vạt áo bên tả như giống mọi rợ. Sao lại như kẻ thất phu vì lòng trung nhỏ hẹp mà tự treo cổ bên ngòi lạch, thành ra đời chẳng ai biết mình sao?
[14.18]. Đại phu Soạn lúc còn làm gia thần cho Công Thúc Văn Tử (đại phu nước Vệ) được đi ngang hàng với Văn Tử khi vào triều. Khổng tử khen: " Người ta đặt thụy của Công Thúc là văn thì đúng quá!
[14.19]. Khổng Tử nói Vệ Linh Công là ông vua vô đạo. Quý Khang Tử (đại phu nước Lỗ) bèn hỏi Khổng Tử:" Vua như vậy sao lại không mất nước?" Khổng Tử đáp: " Vua vô đạo nhưng biết dùng người ( như) Trọng Thúc Ngữ lo tiếp khách, Chúc Đà tế lễ, Vương Tôn Giả trông coi binh bị. (Biết dùng người ) như thế nên không mất nước, mất ngôi.
[15.7]. Khổng Tử nói" Sử quan Cừ Bá NGọc là người ngay thẳng thay! Khi nước nhà thịnh trị, ông ngay thẳng như mũi tên. Khi nước nhà loạn lạc, ông vẫn ngay thẳng như mũi tên! Ông Cừ Bá Ngọc là người quân tử. Khi nước nhà thịnh trị, ông ra làm quan, khi nước nhà ly loạn, ông ẩn dật nhưng vẫn giữ đạo đức và ghi mãi trong tâm..
[18.1]. (Vua Trụ nhà Ân tàn ác) khiến Vi tử bỏ đi, bắt Cơ tử làm nô lệ, và giết Tỷ Can. Đức Khổng nói: " Nhà Ân có ba người nhân.
[18.2]. Liễu Hạ Huệ làm quan Sĩ sư ( đứng đầu việc hình ngục nước Lỗ) nhiều lần bị phế. Có người hỏi: "Ông sao không bỏ nước mà đi? Ông đáp" Tôi lấy sự ngay thẳng giúp người, dẫu đi đến đâu rồi cũng bị truất nhiều lần. Nếu lấy gian tà mà làm việc thì cần gì phải đi xứ khác?
[18.3]. (Khi Khổng Tử đến nước Tề) Tề Cảnh Công bàn việc tiếp đãi Khổng Tử. Vua Tề nói: Ta không thể đãi Khổng Tử ngang họ Quý (quyền thần bậc nhất của nước Lỗ). Ta có thể đãi Khổng Tử ở giữa họ Thúc và họ Mạnh (hai họ này dưới họ Quý). Kế đó vua phán:" Ta nay đã già, không đủ sức thi hành chính sách của ông ấy, nên ta chẳng trọng dụng ông ấy." Nghe được lời này, đức Khổng đi ra khỏi nước Tề!
[18.4]. Vua Tề tặng vua Lỗ một ban nữ nhạc. Quý Hoàn Tử thay vua Lỗ tiếp nhận. Ba ngày liền, vua quan nước Lỗ say mê nữ nhạc mà bỏ việc triều chính.Đức Khổng bèn bỏ nước mà đi!
[18.5]. Một ẩn sĩ nước Sở tên là Tiếp Dư, giả khùng, ca hát trước xe Khổng Tử (khi Khổng Tử qua nước Sở): Chim Phượng ơi! Chim Phượng ơi! Đạo đức giờ suy đồi! Việc qua rồi không can gián được; còn việc tới, không thể theo đuổi. Hãy thôi đi! Hãy chấm dứt đi! Ngày nay làm chính trị thì nguy hiểm lắm!" Khổng Tử vội xuống xe để nói chuyện thì ông đã mau chân tránh đi, nên Khổng Tử không nói được lời nào cùng Tiếp Dư!
[18.8]. ( Đời xưa trong thời Thương, Chu ) những người ẩn dật thì có Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Châu Trương, Liễu Hạ Huệ , Thiếu Liên. Khổng Tử nói:"(Những người này ) không nhụt chí khí, không phải chịu nhục thân chỉ có hai ông Bá Di, Thúc Tề. Ông Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên kém hơn, phải khuất mình, phải chịu nhục. Tuy vậy, lời nói của hai ông vẫn đúng luân lý,hành động theo đúng suy nghĩ của nhân dân, cả hai đáng khen ngợi. Ngư Trọng, Di Dật ẩn cư, nói năng tự do, thân trong sạch, buông bỏ đúng quyền biến. Về phần ta, ta khác với mấy ông ấy. Ta chẳng phải nắm bắt gì và cũsang chẳng phải từ bỏ gì.
[18.9]. Thái sư Chí quan đứng đầu bộ nhạc bỏ Lỗ qua Tề, ông Can, chức Á phạn, trưởng đoàn âm nhạc trong bữa ăn thứ nhì, bỏ sang Sở; ông Liêu, trưởng ban âm nhạc trong bữa ăn thứ ba bỏ sang Thái; ông Khuyết, trưởng ban ban nhạc trong bữa ăn thứ tư bỏ sang Tần, ông Phương Thúc, tay trống bỏ sang Tần; ông Võ giữ chức bá đào ( đánh trống nhỏ) bỏ sang Hán, Thiếu sư Dương ( ở dưới Thái sư Chí) và ông Tương đánh khánh vượt biển mà ở hải đảo.
[18.10]. Châu công dặn Lỗ công :" Bậc quân tử cầm quyền không nên bỏ quên người thân, không nên để các đại thần oán trách. Những bậc cố cựu, nếu họ không phạm lỗi, đừng bỏ quên họ. Dùng người không nên cầu toàn.
[18.11]. Khổng Tử nói:"Nhà Châu có 8 hiền sĩ là Bá Đạt, Bá Quát, Trọng Đột, Trọng Hốt, Thúc Dạ, Thúc Hạ, Quý Tùy, Quý Oa.Đức Khổng nói: "
【20.1】. Vua Nghiêu nói: " Ngươi Thuấn ơi! Số trời đã định cho người nối nghiệp ta làm vua, ngươi nên giữ lấy đạo trung, nếu để nhân dân trong bốn bể khốn cùng thì trời sẽ dứt phúc lộc của ngươi. Khi vua Thuấn nhường ngôi cho vua Võ, vua cũng đem những lời này truyền lại.
Vua Thành Thang khi lên ngôi ,khấn (Trời) như sau:" Tiểu nhân tên Lý, xin dùng bò đen mà tế, dám minh cáo cùng Thượng Đế tối cao:" Kẻ có tội, tôi chẳng dám xin tha, kẻ có tài đáng làm tôi cho Thượng Đế, tôi chẳng dám che giấu. Đó là tôi tuân theo lòng trời thưởng thiện phạt ác. Nếu trẫm gây nên tội, xin phạt một mình Trẫm thôi, đừng làm tội dân chúng các nơi, Trẫm xin nhận lãnh trách nhiệm.
Nhà Châu khi mới lên phát gạo cho dân, những người lành thì được trọng thưởng mà trở nên giàu có. (Vũ vương nói dẫu vua Trụ) có thân thích nhiều chẳng bằng có người nhân đức. Nếu bá tánh có lỗi là do Trẫm" Nhà vua điịnh phép cân, đo, lập luật lệ, chỉnh lại các chức quan bị phế bỏ, khắp nơi bộ máy hành chánh chạy đều. Nhà vua dựng lại các nước chư hầu bị diệt, đặt người nối dòng các vua vô tự,cất nhắc những hiền tài ẩn dật, người dân đều yêu mến nhà vua. Nhà vua còn lo ba việc cho dân:
-ăn uống
-tang chế
-tế tự
Nhà cầm quyền khoan nhân thì dân chúng cảm phục, nói giữ lời thì dân tin tưởng, cần mẫn thì công việc tốt đẹp, công bình thì đẹp lòng người.
No comments:
Post a Comment