CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585)
I. TIỂU SỬ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 ( 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Ông
sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491)
tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã
Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng
tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân
mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người
giỏi văn thơ và am hiểu lý số.
Lớn
lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện
Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên
được thầy rất khen ngợi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng
Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông
lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được
phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.
Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542.
Khi
về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường
dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử".
Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn
Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên
Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ-
tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng
Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng
nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn
Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính ...
Ông
mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính
triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về
viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên
sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang
ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó
Trình Quốc công.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập
gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất
hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức
bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.
Nhờ
học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau
này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số
hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền
tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra
đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm
Trạng Trình".
Tương
truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc,
Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên
xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân")
nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng
nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá.
Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà
Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ,
nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng
gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có
con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai
người đến hỏi ông.
Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản"
(ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe
theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi)
đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê
nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ
cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200
năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại".
Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở".
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự
(Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài
"Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo
hóa).
Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng
Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu
Nghìn năm sau như vẫn một ngày.
II. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SẤM KÝ
Trong
quan niệm của tôi, công việc của người sau là sưu tập, hiệu đính và
chú thích tác phẩm của tiền nhân để bảo tồn văn hóa cũ. Việc này đòi
hỏi người biên khảo, dịch thuật phải trung thực, khách quan, thấy sao
nói vậy, biết gì nói nấy.
Tôi mong rằng sẽ có một nhóm người khảo cứu hết các bản nôm trong thư viện. Một nhóm người khảo cứu tất cả các bản quốc ngữ đã xuất bản. Riêng tôi chỉ phụ trách nghiên cứu một số bản quốc ngữ trong tầm tay.
Hôm nay tôi làm việc này thật ra là chưa được hoàn hảo vì kiến thức còn hạn chế. Hơn nữa không có trong tay các bản nôm và đầy đủ các bản quốc ngữ. Tôi chỉ làm được những gì trong khả năng hạn hẹp của mình.
Dẫu sao thì vạn vật vô thường, mục đích của tôi là cố lưu lại những vốn cũ của tiền nhân, và giúp bạn đọc một số tài liệu mà tôi đã thu thập và nghiền ngẫm hơn nửa thế kỷ. Làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Vì thích nghiên cứu cổ văn cho nên tôi đã tìm hiểu các tác tác phẩm cổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân ta ca tụng vì khí tiết thanh cao và tài thơ văn. Thi văn của Ngài có thơ chữ Hán và thơ Quốc Âm. Thơ Quốc Âm gồm có thơ nôm và Sấm Ký. Câu chuyện Nguyễn Hoàng và con cháu họ Trịnh tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm là chuyện thực, liên hệ đến lịch sử chứ không phải là giai thoại.
Tại thư viện Viễn Đông Bác cổ Hà Nội và Viện Khảo Cổ Sai gon đều có vài bản Sấm Trạng Trình bản nôm chép tay. Trước 1945, chúng tôi thấy các bậc cha chú đọc các bản Sấm Ký Quốc Ngữ. Trong khi vào Nam, tôi cũng mượn bạn bè các sách Sấm ký rồi chép lại vì trong thời gian chiến tranh, sách xưa đã tuyệt bản nên rất hiếm hoi, chỉ cho mượn trong thân hữu chọn lọc..
Tôi mong rằng sẽ có một nhóm người khảo cứu hết các bản nôm trong thư viện. Một nhóm người khảo cứu tất cả các bản quốc ngữ đã xuất bản. Riêng tôi chỉ phụ trách nghiên cứu một số bản quốc ngữ trong tầm tay.
Hôm nay tôi làm việc này thật ra là chưa được hoàn hảo vì kiến thức còn hạn chế. Hơn nữa không có trong tay các bản nôm và đầy đủ các bản quốc ngữ. Tôi chỉ làm được những gì trong khả năng hạn hẹp của mình.
Dẫu sao thì vạn vật vô thường, mục đích của tôi là cố lưu lại những vốn cũ của tiền nhân, và giúp bạn đọc một số tài liệu mà tôi đã thu thập và nghiền ngẫm hơn nửa thế kỷ. Làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Vì thích nghiên cứu cổ văn cho nên tôi đã tìm hiểu các tác tác phẩm cổ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân ta ca tụng vì khí tiết thanh cao và tài thơ văn. Thi văn của Ngài có thơ chữ Hán và thơ Quốc Âm. Thơ Quốc Âm gồm có thơ nôm và Sấm Ký. Câu chuyện Nguyễn Hoàng và con cháu họ Trịnh tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm là chuyện thực, liên hệ đến lịch sử chứ không phải là giai thoại.
Tại thư viện Viễn Đông Bác cổ Hà Nội và Viện Khảo Cổ Sai gon đều có vài bản Sấm Trạng Trình bản nôm chép tay. Trước 1945, chúng tôi thấy các bậc cha chú đọc các bản Sấm Ký Quốc Ngữ. Trong khi vào Nam, tôi cũng mượn bạn bè các sách Sấm ký rồi chép lại vì trong thời gian chiến tranh, sách xưa đã tuyệt bản nên rất hiếm hoi, chỉ cho mượn trong thân hữu chọn lọc..
Sau
1975, xem danh mục thư viện thì thấy có tên sách, nhưng tôi không dám
mượn vì e ngại công an theo dõi, và kết tội dùng sấm để "yêu ngôn hoặc
chúng". Tôi chỉ âm thầm tìm kiếm, và thu thập được một số.
Tại
miền Nam, Sấm Trạng Trình in bằng quốc ngữ từ sau 1945 cho đến 1975
cũng có gần hai chục quyển. Sau 1975, tại Hà Nội cũng có một vài quyển
gọi là. Thư viện Viễn Đông Bác Cổ nay là thư viện khoa học Xã hội có gần
20 bản Sấm Ký nôm. Thỉnh thoảng có vài người giới thiệu sơ sài mà
không trích dẫn câu nào. Nhà nghiên cứu không dám đi sâu vào sợ bị gán
cho cái tội duy tâm thần bí, tuyên truyền phản động thì muôn kiếp phải
sống trong lao tù.
Ông TrầnVăn Giáp chuyên về chữ Nôm, ông biên tập các nhan đề sách chữ Nôm và Hán thành bộ " Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm 2
quyển", nhưng ông không kê khai lấy danh hiệu một bản dù trong thư
viện có hàng chục bản "Sấm Trạng Trình". Theo nguyên tắc nghiên cứu,
ông cứ ghi tên sách, số hiệu sách nhưng ông có thể nói là sách ghi vậy
nhưng e không phải của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đỏ quá hay ông sợ cộng
sản quá, không dám ghi lấy tên sách và số hiệu sách vì sợ dân chúng sẽ
vào lục tìm. Ông muốn giấu sách nếu không nói là muốn đốt sách, chôn
sách. Ông phủ nhận sự hiện hữu của Sấm Trạng Trình. Ông viết về Nguyễn
Bỉnh Khiêm:
"Ông là người nổi tiếng học rộng, nghiên cứu dịch kinh, chuyên về lý học, tinh thông khoa tính Thái Ất, cho nên người ta lợi dụng cái học của ông truyền tụng nhiều câu sấm nói là của ông, để tuyên truyền và mê hoặc mọi người." (1)
"Ông là người nổi tiếng học rộng, nghiên cứu dịch kinh, chuyên về lý học, tinh thông khoa tính Thái Ất, cho nên người ta lợi dụng cái học của ông truyền tụng nhiều câu sấm nói là của ông, để tuyên truyền và mê hoặc mọi người." (1)
Thiết
tưởng con người ta trong xã hội có người không tin bói toán, không tin
thần thánh, nhưng một số rất tin. Bói toán mà sai thì cũng đương nhiên
vì đó là khoa học không chính xác, Ta cần xem thời tiết nhưng các bản
tin thời tiết không phải lúc nào cũng đúng, nhưng không phải vì thế mà
dẹp bỏ ngành thiên văn, khí tượng và nghiên cứu không gian. Đừng có
theo tây phương vài năm, theo cộng sản vài giờ mà cho mình là có óc
khoa học.
Karl Marx và các ông cộng sản đề cao khoa học, luôn làm ầm ỉ về thành tích khoa học trong khi bên tư bản người ta im lặng làm mà thành quả vượt Liên Xô, Trung Quốc! Marx tự hào là khoa học nhưng những tiên đoán, những ước vọng, những chính sách vĩ đại của Lenin, Stalin và Mao đã sụp đổ thảm thương! Ông thầy mu ruà ờ Lăng Ông Bà Chiểu, hay ông thầy tử vi ở chùa Trấn Quốc chỉ ăn vài ngàn bạc hay chục ngàn bạc Việt Nam mà không làm hại ai, còn lão tổ Karl Marx tiên đoán tầm bậy gây cho cái chết hàng trăm triệu người!
Ai bảo người Pháp mê tín? Tại Pháp có mấy ngàn hay mấy chục ngàn thầy bói, và hàng chục người viết về Nostradamus, có ai cấm đóan hay chê bai dân Pháp? Ai bảo nước Mỹ dị đoan lạc hậu? Nghe nói người Mỹ có lúc đã dùng "thiền" để liên lạc với tàu vũ trụ đó sao? Trong chiến tranh Việt Nam khoảng 1970, một người Mỹ có đến hỏi giáo sư Bửu Cầm ở Sài gon:
"Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng là gì" Có phải có thủy chiến ngoài các đảo không?
( Trong khoảng 70-90, tôi thường đến thăm GS Bửu Cầm được thầy thuật lại việc trên) và gần đây ông Nguyễn Văn Hiệp có thuật việc CIA lấy cắp bản ghi chép của thiếu tướng Nguyễn Văn Chức về tiên đoán của ông đạo Nhỏ.
Karl Marx và các ông cộng sản đề cao khoa học, luôn làm ầm ỉ về thành tích khoa học trong khi bên tư bản người ta im lặng làm mà thành quả vượt Liên Xô, Trung Quốc! Marx tự hào là khoa học nhưng những tiên đoán, những ước vọng, những chính sách vĩ đại của Lenin, Stalin và Mao đã sụp đổ thảm thương! Ông thầy mu ruà ờ Lăng Ông Bà Chiểu, hay ông thầy tử vi ở chùa Trấn Quốc chỉ ăn vài ngàn bạc hay chục ngàn bạc Việt Nam mà không làm hại ai, còn lão tổ Karl Marx tiên đoán tầm bậy gây cho cái chết hàng trăm triệu người!
Ai bảo người Pháp mê tín? Tại Pháp có mấy ngàn hay mấy chục ngàn thầy bói, và hàng chục người viết về Nostradamus, có ai cấm đóan hay chê bai dân Pháp? Ai bảo nước Mỹ dị đoan lạc hậu? Nghe nói người Mỹ có lúc đã dùng "thiền" để liên lạc với tàu vũ trụ đó sao? Trong chiến tranh Việt Nam khoảng 1970, một người Mỹ có đến hỏi giáo sư Bửu Cầm ở Sài gon:
"Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng là gì" Có phải có thủy chiến ngoài các đảo không?
( Trong khoảng 70-90, tôi thường đến thăm GS Bửu Cầm được thầy thuật lại việc trên) và gần đây ông Nguyễn Văn Hiệp có thuật việc CIA lấy cắp bản ghi chép của thiếu tướng Nguyễn Văn Chức về tiên đoán của ông đạo Nhỏ.
Người
ta khoa học văn minh như thế mà còn nghiên cứu huyền học, dùng chiêm
tinh còn chúng ta được kiến thức khoa học bao lăm, nhất là cái khoa học
xuyên tâm liên và bèo hoa dâu mà lên mặt khinh thế ngạo vật ư?
Ở đâu cũng có kẻ gian dối. Đâu có phải vì bọn bán thuốc ê, vì bọn lang băm lấy cơm khô trộn mật làm thuốc mà ta đốt sách y, bắt nhốt và giết tất cả người hành y? Ví như có kẻ làm giả sấm ký, sửa đổi vài chữ, vài câu, vài đoạn, ta không nên vội vơ đũa cả nắm bảo là là hàng mạo hóa mà quăng đi hoặc đốt hết sấm ký. Trái lại,người nghiên cứu lại càng phải gia công nghiên cứu hơn, tìm hiểu, phân biệt giả chân, tốt xấu. Không thể dễ dàng phủ nhận cũng không nên vội vàng tin tưởng trước khi suy nghĩ và xem xét.
Ở đâu cũng có kẻ gian dối. Đâu có phải vì bọn bán thuốc ê, vì bọn lang băm lấy cơm khô trộn mật làm thuốc mà ta đốt sách y, bắt nhốt và giết tất cả người hành y? Ví như có kẻ làm giả sấm ký, sửa đổi vài chữ, vài câu, vài đoạn, ta không nên vội vơ đũa cả nắm bảo là là hàng mạo hóa mà quăng đi hoặc đốt hết sấm ký. Trái lại,người nghiên cứu lại càng phải gia công nghiên cứu hơn, tìm hiểu, phân biệt giả chân, tốt xấu. Không thể dễ dàng phủ nhận cũng không nên vội vàng tin tưởng trước khi suy nghĩ và xem xét.
Tôi
nghiền ngẫm Sấm ký từ lâu, chỉ hiểu vài đoạn. Sau khi xem Kim Cổ Kỳ
Quan, Tứ Thánh của Bửu Sơn Kỳ Hương, tôi nhận thấy sức mạnh tâm linh của
Phật giáo, của Lý học và Đạo học. Và quả là có phương pháp tu đạt đến
cái nhìn xuyên suốt quá khứ vị lai và cũng có người có tài năng thấy
trước. Tôi cũng đọc Toàn Thư trong đó có nhiều huyền bí và đúng. Tôi lại
càng nghĩ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một bậc khải thánh chứ không
phải là tầm thường cho nên tôi cố gắng tìm hiểu chứ không coi rẻ như
các vị khác mang tâm sắt đá hoặc tâm dun dế.
Mình
không hiểu vì mình bị vô minh che lấp chứ không phải ta thông minh mà
sách nói vu vơ, và hiền thánh điên khùng. Trước khi khoa học tìm ra
kính hiển vi và kính viễn vọng, đức Phật đã thấy những vật cực tiểu và
những vật cực đại hay sao? Nay thì khoa học cho thấy ngoài Thái dương
hệ của ta còn có nhiều Thái dương hệ khác. Mắt ta lòa chứ không phải
thế giới đen tối, vạn vật hư vô như những ai đã kiêu căng chế nhạo. Sự
thực các bạo chúa đã sợ khoa chiêm tinh và báo chí. Họ mượn danh khoa
học để bịt miệng và che mắt nhân dân!
Một
vài người phủ nhận Sấm Trạng Trình vì cho rằng những bản trên là do
người sau chế tác. Người ta cho rằng văn chương trong đó rất mới, đời
Mạc chưa có lối lục bát.
Nhận xét này khá đúng, có những bản Sấm ký, có những đoạn người sau ở triều Nguyễn chế tác hoặc thêm vào. Nhưng xem kỹ, các bản Sấm ký có đủ thể loại thi ca, có lục bát, song thất lục bát thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ thuyết, ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tràng thiên.
Thể lục bát là thể xưa trong ca dao, và cũng đã thể hiện trong các truyện xưa như truyện Trinh Thử, hoặc Gia Huấn Ca, còn song thất lục bát cũng là một thể khá xưa như Lê Đức Mao (1462-1529) , với bài Nghĩ bát giáp thưởng đào văn:
Xuân nhật tảo khai gia cát hội,
Hạ đình thông xướng thái bình âm.
Tàng câu mở tiệc năm năm,
Miếu Chu đối việt, chăm chăm tấc thành.
Hương dâng ngào ngạt mùi thanh,
Loan bay khúc múa, hoa quanh tịch ngồi;"
Song thất lục bát tuyệt diệu như trên thì trước đó thơ lục bát tất cũng điêu luyện.
Nhận xét này khá đúng, có những bản Sấm ký, có những đoạn người sau ở triều Nguyễn chế tác hoặc thêm vào. Nhưng xem kỹ, các bản Sấm ký có đủ thể loại thi ca, có lục bát, song thất lục bát thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ thuyết, ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tràng thiên.
Thể lục bát là thể xưa trong ca dao, và cũng đã thể hiện trong các truyện xưa như truyện Trinh Thử, hoặc Gia Huấn Ca, còn song thất lục bát cũng là một thể khá xưa như Lê Đức Mao (1462-1529) , với bài Nghĩ bát giáp thưởng đào văn:
Xuân nhật tảo khai gia cát hội,
Hạ đình thông xướng thái bình âm.
Tàng câu mở tiệc năm năm,
Miếu Chu đối việt, chăm chăm tấc thành.
Hương dâng ngào ngạt mùi thanh,
Loan bay khúc múa, hoa quanh tịch ngồi;"
Song thất lục bát tuyệt diệu như trên thì trước đó thơ lục bát tất cũng điêu luyện.
III. CÁC BẢN SẤM KÝ
Chúng ta chưa có đầy đủ các bản nôm và bản quốc ngữ tại Việt Nam. Ta chỉ có sơ lược một số tiêu biểu:
A. BẢN NÔM
(1)-Bạch Vân Nguyễn Trình Quốc công lục ký 25 trang, ký hiệu VNB3
(2)-Trạng Quốc công ký: -2 quyển: VHV 1453/b - 36 trang; VHV 102; 32 trang.
(3)-Trình Quốc công sấm ký : 34 trang: AB345
(4). Trình tiên sinh quốc ngữ : 22 trang: AB444.
(5). Sấm ký bí truyền 34 trang; VHV 2261.
(6). Trình Quốc công ký và Phùng Thượng Thư ký trong quyển Thiên Nam ngữ lục ngoại ký AB192.
(7). Sấm ký Trạng Trình trong quyển Nhất tích thiên văn gia truyền VHV 1382.
(8). Bạch Vân Am Quốc Ngữ Thi. AB. 309, Viễn Đông Bác Cổ.
B. BẢN QUỐC NGỮ
Về các bản quốc ngữ, ta có một danh sách tạm như sau:
(1)-Bản quốc ngữ đầu tiên của Sở Cuồng trong Quốc Học tùng thư, Nam Ký xuất bản tại Hà Nội 1930; 53 trang, in tại nhà in Trịnh Văn Bích. Trong quyển Thư Mục Đông Dương (Bibliographie en l' Indochine ), quyển V, xuất bản ở Đông Dương năm 1935, ông Paul Boudet có ghi" Bạch Vân Am Thi Tập, văn thơ sấm ký của cụ trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm , recueilli par Sở Cuồng, Nam Ký Thư quán, 1930, Impr Trịnh Văn Bích- Coll Quốc Học Tùng Thư.
(2)-Sấm Trạng Trình. Phụ trương Khoa Học huyền bí của Tiểu Thuyết Nhật Báo do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939.
(3)-Đông Tây Tiểu Thuyết phát hành ở Nam Định, số Xuân 1940.
(4)-Sấm Ký, nhà xuất bản Đại La, Hà Nội 1945.
(5)-Sấm Trạng Trình của cư sĩ Minh Điền, nhà in Thái Bình, Saigon 1948.
(6)-Sấm ký của Phó bảng Nguyễn Can Mộng, Bùi Xuân Tiến, Nam Ký Hà Nội, 1952.
(7). Sấm Trạng Trình. Hưng Long thư quán Hà Nội. 1952.
(8). Thiên Phúc Nguyễn Phùc Ấm.Lục Nhâm Bát Sát.Độn Thái Ất. Sấm Trạng Trình năm195?
(9)-Sấm Trạng Trình của Chu Ngọc Chi, Hưng Long, Hà Nội, 1954.
(10)-Trạng Trình của Phạm Văn Giao, Phạm Văn Tươi, Saigon, 1956
(11)-Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm, Thái Bạch, Sống Mới, Saigon, 1957.
(12)-Đông Nam Á. Sấm Trạng Trình Diễn Giải. SG, nhà in Rạng Động.1963.
(13). Nguyễn Duy Hinh. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nostradamus .Dân Trí, Saigon; 1963.
(14). Hoàng Xuân. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Thi Tập. Anh Phương. SG,1963, tr.29-58.
(15). Thiệu Nghĩa Minh. Đại chiến thứ ba với Sấm Trạng Trình, Phương Thảo, Saigon, 1964.
(16)-Trịnh Văn Thanh. Sấm Trạng Trình; trong Thành Ngữ, Điển tích, Danh nhân từ điển , Saigon 1966.
(17)-Nguyễn Quân. Bạch Vân Quốc Ngữ Thi của Sống Mới, Saigon, 1974.
(18). Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm.Tạp chí Thời Tập của Viên Linh, Saigon, 1974
(19). Huỳnh Tâm Sấm Ký Trạng Trình. Saigon, 196?
(20)-Nguyễn Khuê. Nguyễn Binh Khiêm qua Bạch Vân Am Thi Tập.TP.HCM, 1997.Sấm Trạng Trình, tr.383- 402.
(21)-Phạm Đan Quế. Sấm Trạng Trình. Saigon,1992
(22)-Sấm Ký Trạng Trình bản Wikisource 2010
(23)-Sấm Ký Trạng Trình. Wikipedia.2013.
(24). Sấm Trạng Trình. Giảng Xưa. Bửu Sơn Kỳ Hương năm?
IV. PHÂN LOẠI CÁC BẢN QUỐC NGỮ:
Tuy có nhiều bản quốc ngữ, sự thật chỉ có vài bản chính thức chung nguồn gốc một bản nôm mà do nhiều người phiên âm, hay chỉ là in lại. Để độc giả nhận rõ các bản đồng loại hay tương cận, chúng tôi làm bản tóm lược và phân loại:
A. LOẠI I. ĐẶC BIỆT
SƠN TRUNG:
Mở đầu
1.Vừa năm canh tý (1) xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa long câu (2) nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất (3) gian
5.Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chưng (4) giữ nước dân an thái bình
Kết thúc
280. Tiên bảo cùng sấm mỗi điều chép ra.
Khuyên người Nam Việt trai hiền,
Ai xem cho biết để mà làm công.
B. LOẠI II.
1. SỞ CUỒNG:
Mở đầu:
(1). Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ (1) tập tành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
5. Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật (2) phù lên
(280). Càng bền thế nước Vạn Xuân lâu dài.
Đoạn hai:
(281).Vừa năm nhâm tý xuân đầu...
(487. Đông Tây vô sự nam thành quốc gia.
2. WIKISOURCE 2010
Mở đầu
(1).Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao.
Đoạn hai:
Vừa năm nhâm tý xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian.
Bài 2 WIKISOURCE
CẢM ĐỀ
Thanh nhàn vô sự là Tiên,
Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi....
... 486 - Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
487 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
C. LOẠI III: CÁC BÀI THƠ, CÁC CÂU SẤM VỸ
Trong Phùng Thượng Thư Ký, chúng ta thấy có những bài thơ ngắn. Loại C và D cũng giống vậy nhưng C và D phần lớn là sấm ngữ trong dân gian.
Bài 1. TRỊNH VÂN THANH
Mở đầu
1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
....
15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Kết thúc
259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
2. HOÀNG XUÂN
Mở đầu
1.Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa...
Kết thúc
Bài 12
.Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân.
Ðến thời thiên hạ vô quân,
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
3. HUỲNH TÂM
Mở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Đoạn hai:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Mở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Đoạn hai:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
1.NGUYỄN VĂN SÂM:
Bài này gồm các câu sấm ký ngắn được truyền tụng trong dân gian.
Mở đầu
1. Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kết thúc bài thơ số XIV.
Thấy sấm tự đấy chép vào
Một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa.
2.HƯƠNG SƠN
Gồm nhiều bài thơ
Nước Nam thường có thánh tài (tr.48)
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị thủy nọ Đao sơn
Bãi ngọc đất nổi âu vàng trời cho.
Kết thúc
Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe
Thôi thôi mặc lũ thằng hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.
3. NGUYỄN QUÂN
Mở đầu
Nước Nam thường có thánh tài (tr.48)
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị thủy nọ Đao sơn
Bãi ngọc đất nổi âu vàng trời cho.
Kết thúc
Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
107 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
V. NHẬN XÉT CÁC LOẠI
1. LOẠI I. HỆ ĐẶC BIỆT :
(1) BẢN SƠN TRUNG
Bản này có nhan đề là TRÌNH QUỐC CÔNG KÝ. Bản này thuộc loại đặc biệt, vì có bản nôm gốc tại gia đình cụ Nghè Bân là một thế gia vọng tộc, và có thể là có liên hệ gần gũi với Trình Quốc công. Bản này đã có trên trăm năm nay mới có dịp xuất hiện có thể coi như bản chính thức và chân thực vì người phiên âm và nghiên cứu luôn tuân thủ sự thực. Để tiện cho việc tìm hiểu của độc giả, chúng tôi đã in theo các bản nôm.
Bản này ngắn nhất so với các bản. Các bản khác dài hơn có thể là người ghi chép các bản khác nhau của Trạng Trình hoặc một trong hai ba bản là của tác giả khác.
Bản này có nhiều điểm giống bản của Sở Cuồng.
Bản này là bản thứ hai của bản Sở Cuồng. Điều này cũng cho ta biết bản Sở Cuồng là bản chính. Và bản Sở Cuồng và vài bản khác vốn là hai bản mà chép chung trong một tập.
Bản Sở Cuồng ghi :"Vừa năm nhâm tí xuân đầu" trong khi bản nôm Trình Quốc Công ký ( bản Sơn Trung ) khi là "Vừa năm canh tí xuân đầu".
Các bản ghi giáp tí, nhâm tí nhưng bản này ghi canh tí. Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 sinh 1491 và mất năm 1585. Canh tí là năm 1540, nhâm tí là 1552; giáp tí là 1564. Năm canh tí là lúc ông 50 tuổi.
Bản Sơn Trung dài 282 câu. Nhưng chỉ giống bản Sở Cuồng 100 câu , từ câu 1 đến câu 100.
"Khuyên người Ðông Bắc Tây Nam'
100. Muốn làm tướng súy thì xem sấm này.
Từ câu 101 đến 282 thì không giống bản nào cả.
(2). NGUYẼN QUÂN
Bản này thuộc hạng đặc biệt vì phần đầu giống hạng D nhưng phần sau, từ câu 41 trở đi có một số câu giống hạng B Sở Cuồng. Nói tóm lại, bản Nguyễn Quân là thu gọn hai loại C và D. Có lẽ do người đời sau muốn đơn giản Sấm Ký Trạng Trình.
(3). MINH ĐIỀN: Lấy loại B che đầu và cuối để phần giữa chế tác .
-Sấm Ký MINH ĐIỀN Mở đầu (1).Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu/ Một câu là một nhiệm màu/Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao.
Kết thúc: 486 - Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình/ 487 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
Bản này chỉ là xáo trộn các câu, các đoạn để che đậy bản ý của tác giả nằm rải rác trong văn bản.
(4). GIẢNG XƯA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG:
Mưọn danh Sấm Trạng Trình mà nói lên tiên tri và ý tưởng của mình về tương lai đất nước. Loại này có đã lâu, có lẽ trước 1945.
B. DÒNG II.THƠ LỤC BÁT
Dòng này có các bản sau: SỞ CUỒNG, MAI LĨNH, ĐẠI LA,
WIKISOURCE, WIKIPEDIA
Loại này khởi đầu bằng câu:
Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ tập tành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
5. Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật phù lên
và kết thúc bằng câu:
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ ky phục kiến Ðường ngu thi thành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
487.Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia .
C. DÒNG III. CÁC CÂU SẤM VỸ NGẮN.
Dòng này gồm có các bản sau: HOÀNG XUÂN, TRỊNH VÂN THANH, HUỲNH TÂM
THỜI TẬP, PHẠM ĐAN QUẾ, WIKISOURCE BẢN 2...
Ngoài phần mở đầu, phần chính gồm các câu sấm ký truyền tụng trong dân gian.
Khởi đầu bằng:
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Kết thúc bằng:
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Loại C và D giống nhau về kết cấu, và loại này cũng giống Phùng Thượng Thư ký là gồm những câu sấm vỹ trong quần chúng.
D. LOẠI III. CÁC CÂU SẤM NGỮ NGẮN.
Giòng này gồm các bản:
NGUYỄN VĂN SÂM, HƯƠNG SƠN
Loại này nội dung là các bài thơ, các câu sấm truyền trong dân gian từ khởi đầu cho đến nhà Nguyễn. Loại này khác với loại hai, có lẽ do người đời sau ghi chép các câu sấm ký mà tập thành. Loại này dài ngắn khác nhau, các câu sấm ký cũng khác nhau. Do đó câu kết không giống nhau gồm các bản sau:
Loại này khởi đầu bằng câu:
1. Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
và Kết thúc bằng bài thơ
Thấy sấm tự đấy chép vào
Một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa.
hoặc:
Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
Dòng Sấm Ký này gồm có bản Nguyễn Văn Sâm, bản này đáng tin cậy là không do các phe phái sau 1945 sửa đổi, nhưng bản nôm cũng không chắc là chính bản của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà là do các cựu nho đời Nguyễn ghi chép các câu sấm được dân chúng truyền tụng từ xưa cho đến đời Nguyễn, Cũng có thể do các cụ chế tác.
-Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.
Nói về tương quan Trịnh Nguyễn
-Đầu cha chắp lấy đầu con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi.
Nói về Nhà Tây Sơn
-Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Yêu dê lại phải theo đòi đàn dê
Nói về Nguyễn Ánh cầu viện Pháp nên mất nước vào tay Pháp.
Bản Nguyễn Văn Sâm và bản Hương Sơn là một gốc, nhưng bản Nguyễn Văn Sâm chép 14 bài thơ trong khi Hương Sơn có 26 bài mà có vài bài chép trùng nhau. 14 bài đầu hai bản giống nhau.
Chúng ta chưa có đầy đủ các bản nôm và bản quốc ngữ tại Việt Nam. Ta chỉ có sơ lược một số tiêu biểu:
A. BẢN NÔM
Chúng
ta có những bản in Kim Vân Kiều, Lý Công Cúc Hoa, , Tống Trân Cúc Hoa,
Khâm Định Việt Sử...nhưng chưa thấy có quyển Sấm Trạng Trình bằng chữ
in. Năm 1919, Pháp bãi bỏ nền Hán học cho nên tất cả những di sản Hán
Nôm đều bị hủy bỏ bằng cách này hay cách khác. Người ta xé tứ thư ngũ
kinh để nhóm bếp, để phết quạt, làm diều, làm giấy hút thuốc. Cái ngày
ấy đã có những bà, những cô gánh đôi bồ thu mua sách cũ. Cộng sản sau
này đốt phá tàn tích phong kiến nhưng những năm 1900, thực dân Pháp lại
thu gom các sách cũ hoặc cho người sao chép các sách cũ. Do đó mà có
Trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội. Và trong cuộc thu mua hay lượm lặt này
mà có Sấm Ký Trạng Trình, đó là những bản chép tay, không có bản in, có
lẽ triều đình nào thì cũng coi Sấm Trạng Trình như những tên phản động
cực kỳ nguy hiểm. Người ta không dám in ra, nhưng âm thầm sao chép và âm
thầnm đọc và bàn luận.
Sấm ký toàn chép tay trong thư mục Hán
Nôm lưu trữ tại thư viện Hà Nội Khoa Học Xã hội (Viện Viễn Đông Bác
Cổ) và Thư viện Quốc Gia Hà Nội thì hiện nay còn khoảng 8 tài liệu chữ nôm
sau đây có Sấm Trạng Trình :(1)-Bạch Vân Nguyễn Trình Quốc công lục ký 25 trang, ký hiệu VNB3
(2)-Trạng Quốc công ký: -2 quyển: VHV 1453/b - 36 trang; VHV 102; 32 trang.
(3)-Trình Quốc công sấm ký : 34 trang: AB345
(4). Trình tiên sinh quốc ngữ : 22 trang: AB444.
(5). Sấm ký bí truyền 34 trang; VHV 2261.
(6). Trình Quốc công ký và Phùng Thượng Thư ký trong quyển Thiên Nam ngữ lục ngoại ký AB192.
(7). Sấm ký Trạng Trình trong quyển Nhất tích thiên văn gia truyền VHV 1382.
(8). Bạch Vân Am Quốc Ngữ Thi. AB. 309, Viễn Đông Bác Cổ.
B. BẢN QUỐC NGỮ
Về các bản quốc ngữ, ta có một danh sách tạm như sau:
(1)-Bản quốc ngữ đầu tiên của Sở Cuồng trong Quốc Học tùng thư, Nam Ký xuất bản tại Hà Nội 1930; 53 trang, in tại nhà in Trịnh Văn Bích. Trong quyển Thư Mục Đông Dương (Bibliographie en l' Indochine ), quyển V, xuất bản ở Đông Dương năm 1935, ông Paul Boudet có ghi" Bạch Vân Am Thi Tập, văn thơ sấm ký của cụ trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm , recueilli par Sở Cuồng, Nam Ký Thư quán, 1930, Impr Trịnh Văn Bích- Coll Quốc Học Tùng Thư.
(2)-Sấm Trạng Trình. Phụ trương Khoa Học huyền bí của Tiểu Thuyết Nhật Báo do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939.
(3)-Đông Tây Tiểu Thuyết phát hành ở Nam Định, số Xuân 1940.
(4)-Sấm Ký, nhà xuất bản Đại La, Hà Nội 1945.
(5)-Sấm Trạng Trình của cư sĩ Minh Điền, nhà in Thái Bình, Saigon 1948.
(6)-Sấm ký của Phó bảng Nguyễn Can Mộng, Bùi Xuân Tiến, Nam Ký Hà Nội, 1952.
(7). Sấm Trạng Trình. Hưng Long thư quán Hà Nội. 1952.
(8). Thiên Phúc Nguyễn Phùc Ấm.Lục Nhâm Bát Sát.Độn Thái Ất. Sấm Trạng Trình năm195?
(9)-Sấm Trạng Trình của Chu Ngọc Chi, Hưng Long, Hà Nội, 1954.
(10)-Trạng Trình của Phạm Văn Giao, Phạm Văn Tươi, Saigon, 1956
(11)-Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm, Thái Bạch, Sống Mới, Saigon, 1957.
(12)-Đông Nam Á. Sấm Trạng Trình Diễn Giải. SG, nhà in Rạng Động.1963.
(13). Nguyễn Duy Hinh. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nostradamus .Dân Trí, Saigon; 1963.
(14). Hoàng Xuân. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Thi Tập. Anh Phương. SG,1963, tr.29-58.
(15). Thiệu Nghĩa Minh. Đại chiến thứ ba với Sấm Trạng Trình, Phương Thảo, Saigon, 1964.
(16)-Trịnh Văn Thanh. Sấm Trạng Trình; trong Thành Ngữ, Điển tích, Danh nhân từ điển , Saigon 1966.
(17)-Nguyễn Quân. Bạch Vân Quốc Ngữ Thi của Sống Mới, Saigon, 1974.
(18). Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm.Tạp chí Thời Tập của Viên Linh, Saigon, 1974
(19). Huỳnh Tâm Sấm Ký Trạng Trình. Saigon, 196?
(20)-Nguyễn Khuê. Nguyễn Binh Khiêm qua Bạch Vân Am Thi Tập.TP.HCM, 1997.Sấm Trạng Trình, tr.383- 402.
(21)-Phạm Đan Quế. Sấm Trạng Trình. Saigon,1992
(22)-Sấm Ký Trạng Trình bản Wikisource 2010
(23)-Sấm Ký Trạng Trình. Wikipedia.2013.
(24). Sấm Trạng Trình. Giảng Xưa. Bửu Sơn Kỳ Hương năm?
Chúng
tôi đã sưu tập được một số Sấm Ký nôm và Quốc ngữ , tuy chưa đầy đủ,
song từ số tài liệu tương đối này, chúng tôi có thể phân loại về xếp đặt
thành các dòng. Chúng tôi cố gắng đi tìm ý nghĩa các bản sấm ký dù
rằng việc đó là việc khó khăn, nhưng chúng tôi nghĩ với tâm thành và
tinh thần khách quan là tạm đủ. Chúng tôi không chú ý lắm về các từ ngữ
nôm Việt dịch khác nhau, đọc khác nhau hoặc đúng sai.
Như
đã trình bày, cho đến hiện nay (2011- 2013) có lẽ đã có trên 20 bản Quốc ngữ
khác nhau. Xét theo các câu trong các tập, chúng tôi tạm phân loại như
sau:IV. PHÂN LOẠI CÁC BẢN QUỐC NGỮ:
Tuy có nhiều bản quốc ngữ, sự thật chỉ có vài bản chính thức chung nguồn gốc một bản nôm mà do nhiều người phiên âm, hay chỉ là in lại. Để độc giả nhận rõ các bản đồng loại hay tương cận, chúng tôi làm bản tóm lược và phân loại:
A. LOẠI I. ĐẶC BIỆT
SƠN TRUNG:
Mở đầu
1.Vừa năm canh tý (1) xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa long câu (2) nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất (3) gian
5.Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chưng (4) giữ nước dân an thái bình
Kết thúc
280. Tiên bảo cùng sấm mỗi điều chép ra.
Khuyên người Nam Việt trai hiền,
Ai xem cho biết để mà làm công.
B. LOẠI II.
1. SỞ CUỒNG:
Mở đầu:
(1). Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ (1) tập tành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
5. Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật (2) phù lên
(280). Càng bền thế nước Vạn Xuân lâu dài.
Đoạn hai:
(281).Vừa năm nhâm tý xuân đầu...
(487. Đông Tây vô sự nam thành quốc gia.
2. WIKISOURCE 2010
Mở đầu
(1).Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao.
Đoạn hai:
Vừa năm nhâm tý xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian.
Bài 2 WIKISOURCE
CẢM ĐỀ
Thanh nhàn vô sự là Tiên,
Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi....
... 486 - Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
487 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
C. LOẠI III: CÁC BÀI THƠ, CÁC CÂU SẤM VỸ
Trong Phùng Thượng Thư Ký, chúng ta thấy có những bài thơ ngắn. Loại C và D cũng giống vậy nhưng C và D phần lớn là sấm ngữ trong dân gian.
Bài 1. TRỊNH VÂN THANH
Mở đầu
1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
....
15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Kết thúc
259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
2. HOÀNG XUÂN
Mở đầu
1.Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa...
Kết thúc
Bài 12
.Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân.
Ðến thời thiên hạ vô quân,
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
3. HUỲNH TÂM
Mở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồồ phong nguyệt ruổi thuyền
buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa..
Đoạn hai:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi
vần.
Tự Ðinh, Lê, Lý, Trần thưở trước.
Ðã bao lần ngôi nước đổi thay,
Kết thúcCơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
4. THỜI TẬPMở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Nấm mồ phong nguyệt ruổi thuyền
buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa..
Đoạn hai:
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi
vần.
Tự Ðinh, Lê, Lý, Trần thưở trước.
Ðã bao lần ngôi nước đổi thay,
Kết thúcCơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
5. PHẠM ĐAN QUẾ:
Mở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ phong nguyệt ruỗi thuyền buông chơi.
Đoạn hai:
1. Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần.
Kết thúc
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
D.LOẠI IV. CÁC CÂU SẤM KÝ NGẮN
5. PHẠM ĐAN QUẾ:
Mở đầu
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ phong nguyệt ruỗi thuyền buông chơi.
Đoạn hai:
1. Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần.
Kết thúc
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
D.LOẠI IV. CÁC CÂU SẤM KÝ NGẮN
1.NGUYỄN VĂN SÂM:
Bài này gồm các câu sấm ký ngắn được truyền tụng trong dân gian.
Mở đầu
1. Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kết thúc bài thơ số XIV.
Thấy sấm tự đấy chép vào
Một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa.
2.HƯƠNG SƠN
Gồm nhiều bài thơ
Nước Nam thường có thánh tài (tr.48)
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị thủy nọ Đao sơn
Bãi ngọc đất nổi âu vàng trời cho.
Kết thúc
Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe
Thôi thôi mặc lũ thằng hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.
3. NGUYỄN QUÂN
Mở đầu
Nước Nam thường có thánh tài (tr.48)
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
Kia Nhị thủy nọ Đao sơn
Bãi ngọc đất nổi âu vàng trời cho.
Kết thúc
Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
107 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
V. NHẬN XÉT CÁC LOẠI
1. LOẠI I. HỆ ĐẶC BIỆT :
(1) BẢN SƠN TRUNG
Bản này có nhan đề là TRÌNH QUỐC CÔNG KÝ. Bản này thuộc loại đặc biệt, vì có bản nôm gốc tại gia đình cụ Nghè Bân là một thế gia vọng tộc, và có thể là có liên hệ gần gũi với Trình Quốc công. Bản này đã có trên trăm năm nay mới có dịp xuất hiện có thể coi như bản chính thức và chân thực vì người phiên âm và nghiên cứu luôn tuân thủ sự thực. Để tiện cho việc tìm hiểu của độc giả, chúng tôi đã in theo các bản nôm.
Bản này ngắn nhất so với các bản. Các bản khác dài hơn có thể là người ghi chép các bản khác nhau của Trạng Trình hoặc một trong hai ba bản là của tác giả khác.
Bản này có nhiều điểm giống bản của Sở Cuồng.
Bản này là bản thứ hai của bản Sở Cuồng. Điều này cũng cho ta biết bản Sở Cuồng là bản chính. Và bản Sở Cuồng và vài bản khác vốn là hai bản mà chép chung trong một tập.
Bản Sở Cuồng ghi :"Vừa năm nhâm tí xuân đầu" trong khi bản nôm Trình Quốc Công ký ( bản Sơn Trung ) khi là "Vừa năm canh tí xuân đầu".
Các bản ghi giáp tí, nhâm tí nhưng bản này ghi canh tí. Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 sinh 1491 và mất năm 1585. Canh tí là năm 1540, nhâm tí là 1552; giáp tí là 1564. Năm canh tí là lúc ông 50 tuổi.
Bản Sơn Trung dài 282 câu. Nhưng chỉ giống bản Sở Cuồng 100 câu , từ câu 1 đến câu 100.
"Khuyên người Ðông Bắc Tây Nam'
100. Muốn làm tướng súy thì xem sấm này.
Từ câu 101 đến 282 thì không giống bản nào cả.
(2). NGUYẼN QUÂN
Bản này thuộc hạng đặc biệt vì phần đầu giống hạng D nhưng phần sau, từ câu 41 trở đi có một số câu giống hạng B Sở Cuồng. Nói tóm lại, bản Nguyễn Quân là thu gọn hai loại C và D. Có lẽ do người đời sau muốn đơn giản Sấm Ký Trạng Trình.
(3). MINH ĐIỀN: Lấy loại B che đầu và cuối để phần giữa chế tác .
-Sấm Ký MINH ĐIỀN Mở đầu (1).Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu/ Một câu là một nhiệm màu/Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao.
Kết thúc: 486 - Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình/ 487 - Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
Bản này chỉ là xáo trộn các câu, các đoạn để che đậy bản ý của tác giả nằm rải rác trong văn bản.
(4). GIẢNG XƯA BỬU SƠN KỲ HƯƠNG:
Mưọn danh Sấm Trạng Trình mà nói lên tiên tri và ý tưởng của mình về tương lai đất nước. Loại này có đã lâu, có lẽ trước 1945.
B. DÒNG II.THƠ LỤC BÁT
Dòng này có các bản sau: SỞ CUỒNG, MAI LĨNH, ĐẠI LA,
WIKISOURCE, WIKIPEDIA
Loại này khởi đầu bằng câu:
Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ tập tành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
5. Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật phù lên
và kết thúc bằng câu:
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ ky phục kiến Ðường ngu thi thành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
487.Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia .
C. DÒNG III. CÁC CÂU SẤM VỸ NGẮN.
Dòng này gồm có các bản sau: HOÀNG XUÂN, TRỊNH VÂN THANH, HUỲNH TÂM
THỜI TẬP, PHẠM ĐAN QUẾ, WIKISOURCE BẢN 2...
Ngoài phần mở đầu, phần chính gồm các câu sấm ký truyền tụng trong dân gian.
Khởi đầu bằng:
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền
buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa..
Kết thúc bằng:
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
Hoặc
Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân.
Ðến thời thiên hạ vô quân,
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
Nội dung thu gom các câu sấm ký trong dân gian cho nên nhiều câu sấm ký khác nhau, dài ngắn khác nhau cho nên câu cuối cũng khác nhau.
Đặc biệt dòng Sấm Ký loại này là sau đoạn khởi đầu là những bài sấm ký ngắn được truyền tụng trong dân gian từ khởi đầu đến Nguyễn như:
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Hoặc
Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân.
Ðến thời thiên hạ vô quân,
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
Nội dung thu gom các câu sấm ký trong dân gian cho nên nhiều câu sấm ký khác nhau, dài ngắn khác nhau cho nên câu cuối cũng khác nhau.
Đặc biệt dòng Sấm Ký loại này là sau đoạn khởi đầu là những bài sấm ký ngắn được truyền tụng trong dân gian từ khởi đầu đến Nguyễn như:
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Loại C và D giống nhau về kết cấu, và loại này cũng giống Phùng Thượng Thư ký là gồm những câu sấm vỹ trong quần chúng.
D. LOẠI III. CÁC CÂU SẤM NGỮ NGẮN.
Giòng này gồm các bản:
NGUYỄN VĂN SÂM, HƯƠNG SƠN
Loại này nội dung là các bài thơ, các câu sấm truyền trong dân gian từ khởi đầu cho đến nhà Nguyễn. Loại này khác với loại hai, có lẽ do người đời sau ghi chép các câu sấm ký mà tập thành. Loại này dài ngắn khác nhau, các câu sấm ký cũng khác nhau. Do đó câu kết không giống nhau gồm các bản sau:
Loại này khởi đầu bằng câu:
1. Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng
và Kết thúc bằng bài thơ
Thấy sấm tự đấy chép vào
Một chút tơ hào chẳng dám sai ngoa.
hoặc:
Hiệu xưng thiên hạ thái b́ình
Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
Dòng Sấm Ký này gồm có bản Nguyễn Văn Sâm, bản này đáng tin cậy là không do các phe phái sau 1945 sửa đổi, nhưng bản nôm cũng không chắc là chính bản của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà là do các cựu nho đời Nguyễn ghi chép các câu sấm được dân chúng truyền tụng từ xưa cho đến đời Nguyễn, Cũng có thể do các cụ chế tác.
-Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.
Nói về tương quan Trịnh Nguyễn
-Đầu cha chắp lấy đầu con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi.
Nói về Nhà Tây Sơn
-Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Yêu dê lại phải theo đòi đàn dê
Nói về Nguyễn Ánh cầu viện Pháp nên mất nước vào tay Pháp.
Bản Nguyễn Văn Sâm và bản Hương Sơn là một gốc, nhưng bản Nguyễn Văn Sâm chép 14 bài thơ trong khi Hương Sơn có 26 bài mà có vài bài chép trùng nhau. 14 bài đầu hai bản giống nhau.
CHÚ Ý :
Chúng
tôi chia bốn dòng Sấm Trạng Trình, nhưng dòng C và D có thể coi như
cùng đồng loại vì nội dung là chép các câu sấm vỹ truyển tụng trong quần
chúng. Tóm lại chỉ có hai dòng phổ biến là dòng B đại biểu là bản Sở Cuồng. Dòng C mà đại biểu là bản Trịnh Văn Thanh, và dòng D đại biểu là bản Hương Sơn.
Nói tóm lại, có ba giòng sấm ký phổ biến là bản Sở Cuồng, Trịnh Văn Thanh và Hương Sơn.
Bản Sở Cuồng và Hương Sơn đáng tin cậy vì có bản nôm bảo đảm. (Bản Hương Sơn có bản nôm Nguyễn Văn Sâm, bản Sở Cuồng có bản nôm Trình Quốc công ký của Sơn Trung mặc dầu chưa đầy đủ, chờ ngày thái lai, vạn sự sẽ kiết tường.)
Nói tóm lại, có ba giòng sấm ký phổ biến là bản Sở Cuồng, Trịnh Văn Thanh và Hương Sơn.
Bản Sở Cuồng và Hương Sơn đáng tin cậy vì có bản nôm bảo đảm. (Bản Hương Sơn có bản nôm Nguyễn Văn Sâm, bản Sở Cuồng có bản nôm Trình Quốc công ký của Sơn Trung mặc dầu chưa đầy đủ, chờ ngày thái lai, vạn sự sẽ kiết tường.)
-Sấm Ký WIKISOURCE , gồm hai bản, bản thứ nhất thuộc dòng Sở Cuồng, bản thứ hai thuộc dòng Hoàng Xuân, Trịnh Vân Thanh.
VI. CÁC ĐOẠN GIỐNG NHAU TRONG CÁC BẢN
A. GIỐNG NHAU ĐOẠN DÀI
1. BẢN SỞ CUỒNG & PHÙNG THƯỢNG THƯ KÝ
Bản Sở Cuồng từ câu 1 đến câu 280 giống bàn Phùng Thượng Thư Ký từ câu 188 cho đến 464 mặc dầu khác biệt một vài chữ .
2. BẢN SỞ CUỒNG & TRÌNH QUỐC CÔNG KÝ
Bản Sở Cuồng ghi :"Vừa năm nhâm tí xuân đầu" trong khi bản nôm Trình Quốc Công ký ( bản Sơn Trung ) ghi là "Vừa năm canh tí xuân đầu".
Bản Trình Quốc Công ký dài 282 câu. Nhưng chỉ giống bản Sở Cuồng 100 câu , từ câu 1 đến câu 100.
Ta có thể nói bản Sở Cuồng là tổng hợp bản Phùng Thượng Thư Ký và Trình Quốc công ký ( bản nôm Tiến sĩ Nguyễn Văn Bân) mặc dầu có vài đoạn, vài câu khác nhau.
B. GIỐNG NHAU VÀI CÂU
3. SỞ CUỒNG VỚI CÁC BẢN KHÁC:
Bản
Sở Cuồng cùng hệ với bản Mai Lĩnh, Đại La, Wikisource. Wikipedia. Nếu
so sánh với các bản giòng C (Hoàng Xuân, Trịnh Vân Thanh, Huỳnh
Tâm,Thời Tập, Phạm Đan Quế, Wikisource 2, Nguyễn Văn Sâm, Hương Sơn,
Nguyễn Quân), ta thấy giữa các bản này có những đoạn giống nhau.
Kìa cơn gió thổi lá rung cây
380.Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy
385. . Một gió một yên ai sùng bái
Cha con người Vĩnh Bảo cho hay.
SỞ CUỒNG ĐOẠN I, 379- 386
TRỊNH VĂN THANH câu 61-68.
PHẠM ĐAN QUẾ: câu 11-15
Đoạn trên chỉ giống với các bản hệ C mà không giống với hệ D.
410.Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.
SỞ CUỒNG ĐOẠN II. 410-413
HOÀNG XUÂN :151-154.
HƯƠNG SƠN XXI, tr.64)
PHÙNG THƯỢNG THƯ
Đại Minh, An Nam triều hội.
160. Cửu cửu càn khôn dĩ định,
Thanh minh thòi tiết khai hoa.
Nghi đáo ngưu đầu quá mã.
Hồ binh bát vạn hồi gia.(12)
-Thủy binh cờ xí vừng hồng.. .
Bắc binh sang có việc gì chăng?...
Đã ngu dại Hoàn Linh đời Hán...
(ML 83; HS 12)
PHÙNG THƯỢNG THƯ
265. Gà đâu gáy sớm bên tường
Chẳng yêu thì quái ( cũng) bất tường chẳng không.
Thủy binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh bát ngát (tấp nập) như ong kéo hàng (SC.84)
Ðứng (ngọ ngang ) hiên ngang đố ai biết trước
270.Ấy Bắc binh sang việc dĩ chi (gì) chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ, tưng bừng đòi nay
Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
SỞ CUỒNG ĐOẠN IV.417-418.
ĐOẠN V. 442. Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
HOÀNG XUÂN; 215- 218
PHÙNG THƯỢNG THƯ, 172-175
Phân phân tùng bách khởi,
Nhiễu nhiễu tự đông chinh,
Bửu giang thiên tử xuất
175. Bất chiến tự nhiên thành.(14)
HƯƠNG SƠN XXV
Thơ rằng
1- Bảo giang thiên tử xuất
2- Bất chiến tự nhiên thành
HƯƠNG SƠN
51- Phân phân đông bắc khởi
52- Nhiễu nhiễu xuất đông kinh
53- Bảo giang thiên tử xuất
54- Bất chiến tự nhiên thành
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh
SỞ CUỒNG, 426-429
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
( AP,214; ML 426-427, HS, 9-10- 25)
TRỊNH VĂN THANH 227-228
HOÀNG QUÂN 213-214
Thủy trung tàng bảo cái....
Đông Tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML 446-487; HS, 26)
-Uy nghi dung mạo khác mình
Thác cư một góc kim tinh phương đoài
(AP 125, ML 141)
-Phá điền đầu khỉ cuối thu. . . Tái binh mọi giống thập thò liền sang.
(HS.16;ML 199)
-Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh.
. .kiến thái bình.
(ML 398; HS 24, AP 171)
-Bách tính khổ tai ương... Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML467-487; HS 26)
-Bắc phương chính khí sinh ra/ Có ông Bạch xỉ (sĩ) điều hòa hôm mai.
(ML 135; HS16 )
-Man mác một lĩnh Hoành Sơn/Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
( ML 195; HS 16)
-Lại nói sự Hoàng giang sinh thánh/ Sông Bảo giang thiên định ai hay.
(ML 125, 257; HS 17 )
Bắc kinh mới thật đế kinh/ Giấu thân chưa dễ giấu danh đục nào.
(ML 238; HS 16)
Quần hùng binh kéo đầy khe/ Kẻ xưng cứu nước người khoe trị đời.. .
Thương những kẻ ăn rau, ăn giới.
(ML 103; HS 16 )
Canh tân ( niên) tàn phá/ Tuất hợi phục sinh
(ML 395; HS 18)
Ma vương sát đại quỷ/ Hoàng thiên tru ma vương/Kiền khôn phú tái khôn lường
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết/ Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân.
(ML 475; HS 26 )
-Phân phân đông (tùng ) bắc khởi.. Bất chiến tự nhiên thành
( ML 443; HS 26)
-Tộ trường nhị thập ngũ/ Vận khải ngũ diên trường
(ML 462; HS 26)
-Xem ý trời có lòng khải thánh/ Dốc sinh ra điểu đỉnh hộ mai.
(AP 131, ML 131, HS 16)
-Có thầy Nhân thập đi về/ Tả phù hữu trì cây cỏ thành binh.
AP 231, (ML 261; HS 17)
-Phú quý hồng trần mộng,
Bần cùng bạch phát sinh
(AP209, ML 430; HS 25)
4. SO SÁNH CÁC BẢN KHÁC
Nước Nam thường có thánh tài/Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường.
(HS. 1; AP:105)
VII. TÍNH CHẤT CÁC BẢN
Nhìn chung, các bản có chung một vài điểm sau:
1. Tính bí mật:
Sấm Ký mang tính cách bí mật thuộc phạm vi quốc cấm, phải cất kín cũng như Kim Cổ Kỳ Quan, Tứ Thánh, chỉ bàn bạc với người thân mà thôi. Thái độ của nhân dân đối Sấm Ký khác với Lục Vân Tiên và truyện Kiều. Ấy cũng bởi ngày xưa các nho sĩ dùng Sấm ký để chống triều đình , chống Pháp, mà bọn tay sai cũng dùng sấm ký vu oan giá họa cho dân lành cho nên quan quân đã bắt bớ dân chúng, và người ta phải cất giấu các tài liệu này.
2. Tính thiếu chân thực:
Thói quen của ta là tự tiện sửa chữa, thêm bớt các bản chính cho nên truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương đã bị tam sao thất bản.. Nhiều người sau này sửa sấm ký hoặc bóp méo văn nghĩa cho vừa khuôn khổ quyền lợi của phe nhóm họ. Riêng Sấm Ký Trạng Trình thì số phận gay go hơn, người ta phải giấu nó trong buị tre, hoặc trong mái nhà dưới lớp tranh, rơm rạ. Vì vậy mà dễ bị hư hao, mối mọt. Thực ra một số nhà cách mạng chống Pháp đã chế tác các câu sấm vỹ. Người ta bảo rằng chính cụ Phó bảng Nguyễn Can Mộng là người loan truyền những tin tức thất thiệt trong văn học như cụ đã viết ra văn tế cá sấu mà bảo là văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên. Người ta cũng bảo rằng chính cụ sáng tác ra câu :"Giữa năm hai bảy mười ba,/Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây. (Wikisource)
Theo Nguyễn Đăng Mạnh, ông Hồ và bọn thủ hạ đã dùng tử vi, sấm ký chế tạo hàng mạo hóa để lừa bịp dân chúng trong khi chính họ cũng như ông Trần Văn Giáp kết tội người ta lợi dụng cái học của ông( Trạng Trình ) truyền tụng nhiều câu sấm nói là của ông, để tuyên truyền và mê hoặc mọi người.Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. (4)
Dòng sấm ký loại C đáng nghi ngờ là chế tác sau này. Tại Miền Nam, Ông mang tên Phạm Văn Giao, Thái Bạch, là người nằm vùng cũng như Trịnh Văn Thanh chế tác Sấm để tuyên truyền cho cộng sản qua câu:" Đầu can Võ tướng ra binh / Ắt là trăm họ thái bình âu ca.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mang nợ Trung Cộng, Võ Nguyên Giáp là cha hờ của Điện Biên Phủ. Kết quả mấy ngàn km biên giới mất vào tay Trung Cộng, và sau đó là Trung Cộng bắt Hồ Chí Minh Cải Cách Ruộng Đất để tịch thu vàng trong dân chúng mà trả nợ cho Tàu. Cũng chính CCRD, bộ hạ của Trường CHinh, Võ Nguyên Giáp bị giết, bị tù, bị sa thải. Trong khi nhân dân khốn khổ thì sau ĐBP, hai ông Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh cũng bị chặt chân tay, mất hết uy quyền. Trong khi chấm dứt chiến tranh 1954 thì mở ra cuộc nô lệ hóa miền Bắc và cuộc chiến tranh trong Nam dưới nhãn hiệu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau ĐBP, Võ Nguyên Giáp và nhân dân ta điêu linh chứ đâu có thái bình âu ca.
3.Tính không thống nhất:
Kìa cơn gió thổi lá rung cây
380.Rung Bắc sang Nam Ðông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy
385. . Một gió một yên ai sùng bái
Cha con người Vĩnh Bảo cho hay.
SỞ CUỒNG ĐOẠN I, 379- 386
TRỊNH VĂN THANH câu 61-68.
PHẠM ĐAN QUẾ: câu 11-15
Đoạn trên chỉ giống với các bản hệ C mà không giống với hệ D.
410.Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an.
SỞ CUỒNG ĐOẠN II. 410-413
HOÀNG XUÂN :151-154.
HƯƠNG SƠN XXI, tr.64)
PHÙNG THƯỢNG THƯ
Đại Minh, An Nam triều hội.
160. Cửu cửu càn khôn dĩ định,
Thanh minh thòi tiết khai hoa.
Nghi đáo ngưu đầu quá mã.
Hồ binh bát vạn hồi gia.(12)
-Thủy binh cờ xí vừng hồng.. .
Bắc binh sang có việc gì chăng?...
Đã ngu dại Hoàn Linh đời Hán...
(ML 83; HS 12)
PHÙNG THƯỢNG THƯ
265. Gà đâu gáy sớm bên tường
Chẳng yêu thì quái ( cũng) bất tường chẳng không.
Thủy binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh bát ngát (tấp nập) như ong kéo hàng (SC.84)
Ðứng (ngọ ngang ) hiên ngang đố ai biết trước
270.Ấy Bắc binh sang việc dĩ chi (gì) chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ, tưng bừng đòi nay
Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
SỞ CUỒNG ĐOẠN IV.417-418.
ĐOẠN V. 442. Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
HOÀNG XUÂN; 215- 218
PHÙNG THƯỢNG THƯ, 172-175
Phân phân tùng bách khởi,
Nhiễu nhiễu tự đông chinh,
Bửu giang thiên tử xuất
175. Bất chiến tự nhiên thành.(14)
HƯƠNG SƠN XXV
Thơ rằng
1- Bảo giang thiên tử xuất
2- Bất chiến tự nhiên thành
HƯƠNG SƠN
51- Phân phân đông bắc khởi
52- Nhiễu nhiễu xuất đông kinh
53- Bảo giang thiên tử xuất
54- Bất chiến tự nhiên thành
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh
SỞ CUỒNG, 426-429
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
( AP,214; ML 426-427, HS, 9-10- 25)
TRỊNH VĂN THANH 227-228
HOÀNG QUÂN 213-214
Thủy trung tàng bảo cái....
Đông Tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML 446-487; HS, 26)
-Uy nghi dung mạo khác mình
Thác cư một góc kim tinh phương đoài
(AP 125, ML 141)
-Phá điền đầu khỉ cuối thu. . . Tái binh mọi giống thập thò liền sang.
(HS.16;ML 199)
-Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh.
. .kiến thái bình.
(ML 398; HS 24, AP 171)
-Bách tính khổ tai ương... Đông tây vô sự nam thành quốc gia.
(ML467-487; HS 26)
-Bắc phương chính khí sinh ra/ Có ông Bạch xỉ (sĩ) điều hòa hôm mai.
(ML 135; HS16 )
-Man mác một lĩnh Hoành Sơn/Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
( ML 195; HS 16)
-Lại nói sự Hoàng giang sinh thánh/ Sông Bảo giang thiên định ai hay.
(ML 125, 257; HS 17 )
Bắc kinh mới thật đế kinh/ Giấu thân chưa dễ giấu danh đục nào.
(ML 238; HS 16)
Quần hùng binh kéo đầy khe/ Kẻ xưng cứu nước người khoe trị đời.. .
Thương những kẻ ăn rau, ăn giới.
(ML 103; HS 16 )
Canh tân ( niên) tàn phá/ Tuất hợi phục sinh
(ML 395; HS 18)
Ma vương sát đại quỷ/ Hoàng thiên tru ma vương/Kiền khôn phú tái khôn lường
Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết/ Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân.
(ML 475; HS 26 )
-Phân phân đông (tùng ) bắc khởi.. Bất chiến tự nhiên thành
( ML 443; HS 26)
-Tộ trường nhị thập ngũ/ Vận khải ngũ diên trường
(ML 462; HS 26)
-Xem ý trời có lòng khải thánh/ Dốc sinh ra điểu đỉnh hộ mai.
(AP 131, ML 131, HS 16)
-Có thầy Nhân thập đi về/ Tả phù hữu trì cây cỏ thành binh.
AP 231, (ML 261; HS 17)
-Phú quý hồng trần mộng,
Bần cùng bạch phát sinh
(AP209, ML 430; HS 25)
4. SO SÁNH CÁC BẢN KHÁC
Nước Nam thường có thánh tài/Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường.
(HS. 1; AP:105)
-Nực cười những lũ bàng quan/Cờ tàn lại muốn toan đường đấu xe
(AP 125; HS 26)
-Thái nguyên cận Bắc đường xa
(AP 123; HS 14; HS 14)
2. Các câu được giải thích để tuyên truyền:
(1). Thấy đâu bò đái thất thanh/ Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng sai.(HS 14)
Một bản giải thích:
Ở Bắc Kạn có khe Bò Đái.
Một bản ghi:
Nghệ An Bò Đái thất thanh.
Một bản khác ghi:
Nam Đàn Bò Đái Thất thanh.
Trong quyển La Sơn Phu Tử, Hoàng Xuân Hãn có trích thơ Nguyễn Thiếp, bài Gặp người đánh cá ở sông PhùThạch, HXH nói đến câu ca dao
Đụn sơn phân giái/ Bò Đái thất thanh/ Đông Thành sinh thánh.
Huyện Đông Thành ở phủ Diễn châu, còn Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh ở huyện Nam Đàn, phủ Anh Đô. Chính trong bài thơ trên, Nguyễn Thiếp viết:
"Núi Liệt lở, Song Ngư nước cạn, /Sấm người xưa đánh lẫn dân ngu (tr.62)
Chữ Hán tên là Lao Tuyền, HXH nói tên tục là Bò Đái không biết có đúng không vì Lao Tuyền là Khe Bò mà thôi.
(AP 125; HS 26)
-Thái nguyên cận Bắc đường xa
(AP 123; HS 14; HS 14)
2. Các câu được giải thích để tuyên truyền:
(1). Thấy đâu bò đái thất thanh/ Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng sai.(HS 14)
Một bản giải thích:
Ở Bắc Kạn có khe Bò Đái.
Một bản ghi:
Nghệ An Bò Đái thất thanh.
Một bản khác ghi:
Nam Đàn Bò Đái Thất thanh.
Trong quyển La Sơn Phu Tử, Hoàng Xuân Hãn có trích thơ Nguyễn Thiếp, bài Gặp người đánh cá ở sông PhùThạch, HXH nói đến câu ca dao
Đụn sơn phân giái/ Bò Đái thất thanh/ Đông Thành sinh thánh.
Huyện Đông Thành ở phủ Diễn châu, còn Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh ở huyện Nam Đàn, phủ Anh Đô. Chính trong bài thơ trên, Nguyễn Thiếp viết:
"Núi Liệt lở, Song Ngư nước cạn, /Sấm người xưa đánh lẫn dân ngu (tr.62)
Chữ Hán tên là Lao Tuyền, HXH nói tên tục là Bò Đái không biết có đúng không vì Lao Tuyền là Khe Bò mà thôi.
VII. TÍNH CHẤT CÁC BẢN
Nhìn chung, các bản có chung một vài điểm sau:
1. Tính bí mật:
Sấm Ký mang tính cách bí mật thuộc phạm vi quốc cấm, phải cất kín cũng như Kim Cổ Kỳ Quan, Tứ Thánh, chỉ bàn bạc với người thân mà thôi. Thái độ của nhân dân đối Sấm Ký khác với Lục Vân Tiên và truyện Kiều. Ấy cũng bởi ngày xưa các nho sĩ dùng Sấm ký để chống triều đình , chống Pháp, mà bọn tay sai cũng dùng sấm ký vu oan giá họa cho dân lành cho nên quan quân đã bắt bớ dân chúng, và người ta phải cất giấu các tài liệu này.
2. Tính thiếu chân thực:
Thói quen của ta là tự tiện sửa chữa, thêm bớt các bản chính cho nên truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương đã bị tam sao thất bản.. Nhiều người sau này sửa sấm ký hoặc bóp méo văn nghĩa cho vừa khuôn khổ quyền lợi của phe nhóm họ. Riêng Sấm Ký Trạng Trình thì số phận gay go hơn, người ta phải giấu nó trong buị tre, hoặc trong mái nhà dưới lớp tranh, rơm rạ. Vì vậy mà dễ bị hư hao, mối mọt. Thực ra một số nhà cách mạng chống Pháp đã chế tác các câu sấm vỹ. Người ta bảo rằng chính cụ Phó bảng Nguyễn Can Mộng là người loan truyền những tin tức thất thiệt trong văn học như cụ đã viết ra văn tế cá sấu mà bảo là văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên. Người ta cũng bảo rằng chính cụ sáng tác ra câu :"Giữa năm hai bảy mười ba,/Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây. (Wikisource)
Theo Nguyễn Đăng Mạnh, ông Hồ và bọn thủ hạ đã dùng tử vi, sấm ký chế tạo hàng mạo hóa để lừa bịp dân chúng trong khi chính họ cũng như ông Trần Văn Giáp kết tội người ta lợi dụng cái học của ông( Trạng Trình ) truyền tụng nhiều câu sấm nói là của ông, để tuyên truyền và mê hoặc mọi người.Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. (4)
Dòng sấm ký loại C đáng nghi ngờ là chế tác sau này. Tại Miền Nam, Ông mang tên Phạm Văn Giao, Thái Bạch, là người nằm vùng cũng như Trịnh Văn Thanh chế tác Sấm để tuyên truyền cho cộng sản qua câu:" Đầu can Võ tướng ra binh / Ắt là trăm họ thái bình âu ca.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mang nợ Trung Cộng, Võ Nguyên Giáp là cha hờ của Điện Biên Phủ. Kết quả mấy ngàn km biên giới mất vào tay Trung Cộng, và sau đó là Trung Cộng bắt Hồ Chí Minh Cải Cách Ruộng Đất để tịch thu vàng trong dân chúng mà trả nợ cho Tàu. Cũng chính CCRD, bộ hạ của Trường CHinh, Võ Nguyên Giáp bị giết, bị tù, bị sa thải. Trong khi nhân dân khốn khổ thì sau ĐBP, hai ông Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh cũng bị chặt chân tay, mất hết uy quyền. Trong khi chấm dứt chiến tranh 1954 thì mở ra cuộc nô lệ hóa miền Bắc và cuộc chiến tranh trong Nam dưới nhãn hiệu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau ĐBP, Võ Nguyên Giáp và nhân dân ta điêu linh chứ đâu có thái bình âu ca.
3.Tính không thống nhất:
Có
thể một người viết mà chia ra nhiều đoạn, do viết nhiều thời gian khác
nhau. Có thể là do nhiều bản của nhiều người khác nhau mà người sau
chép chung làm một tập. Như bản Mai Lĩnh ít nhất là hai tập khác nhau.
Một số là thu thập nhiều bài sấm ký khác nhau cho vào một tập như bàn Thiên Phúc Nguyễn Phúc Ấm do Hương Sơn xuất bản trước 1954, cho nên trong đó có nhiều bài thơ.
Có thể do nhiều gốc khác nhau. Cũng có kẻ cắt vài đoạn bỏ vào cái khuôn của mình để mập mờ đánh lận con đen trong chính sách tuyên truyền dối trá của họ. cũng có thể do phương cách làm việc chưa khoa học, nghĩ đến đâu, viết đến đó, nhiều khi trùng hợp, cái trước nói sau, việc sau nói trước.
Cũng có thể người ta tráo đoạn trước ra sau, đoạn sau lên trước để giữ bí mật, như đoạn cuối bản Mai Lĩnh : "Đào Tiền xử sĩ... nam thành quốc gia" nhưng trong bản Hương Sơn lại nằm gần cuối, dưới câu kết còn có 24 câu nữa (Phân phân đông bắc khởi.. . Gió mây ta lại đi về gió mây). Cũng có thể do sao chép lầm lẫn hay do trí nhớ lẫn lộn. Bài Phùng Thượng Thư ký từ câu 188 giống đoạn đầu của bản Sở Cuồng.
Sự kiện này gây khó khăn cho người nghiên cứu.
4. Tính mơ hồ:
Các bản có chỗ thần diệu nhưng cũng có chỗ mơ hồ, giống các bản của Sư Vải Bán Khoai, Huỳnh Giáo chủ và Thanh Sĩ. . . chỉ nói tí , sửu ,dần, mẹo. . . rất mơ hồ trong khi các bản Kim Cổ Kỳ Quan và Tứ Thánh thì rõ ràng hơn.
V. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
A. CÁC TỪ NGỮ
1. Quốc hiệu Việt Nam.
Bản Mai Lĩnh 1939 ở gần đoạn đầu có câu: Việt Nam khởi tổ gây nền,/ Lạc Long ra trị đương quyền một phương (câu 7-8). Đời Nguyễn nước ta có quốc hiệu Việt Nam. Sấm Trạng trình cách nhà Nguyễn mấy trăm năm sao lại ghi Việt Nam? Ai đó sửa lại hay ngày xưa cụ Trạng đã biết mấy trăm năm sau quốc hiệu là Việt Nam?
Tự điển Wikipedia giải thích về Quốc hiệu Việt Nam:
Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn.
Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Một số là thu thập nhiều bài sấm ký khác nhau cho vào một tập như bàn Thiên Phúc Nguyễn Phúc Ấm do Hương Sơn xuất bản trước 1954, cho nên trong đó có nhiều bài thơ.
Có thể do nhiều gốc khác nhau. Cũng có kẻ cắt vài đoạn bỏ vào cái khuôn của mình để mập mờ đánh lận con đen trong chính sách tuyên truyền dối trá của họ. cũng có thể do phương cách làm việc chưa khoa học, nghĩ đến đâu, viết đến đó, nhiều khi trùng hợp, cái trước nói sau, việc sau nói trước.
Cũng có thể người ta tráo đoạn trước ra sau, đoạn sau lên trước để giữ bí mật, như đoạn cuối bản Mai Lĩnh : "Đào Tiền xử sĩ... nam thành quốc gia" nhưng trong bản Hương Sơn lại nằm gần cuối, dưới câu kết còn có 24 câu nữa (Phân phân đông bắc khởi.. . Gió mây ta lại đi về gió mây). Cũng có thể do sao chép lầm lẫn hay do trí nhớ lẫn lộn. Bài Phùng Thượng Thư ký từ câu 188 giống đoạn đầu của bản Sở Cuồng.
Sự kiện này gây khó khăn cho người nghiên cứu.
4. Tính mơ hồ:
Các bản có chỗ thần diệu nhưng cũng có chỗ mơ hồ, giống các bản của Sư Vải Bán Khoai, Huỳnh Giáo chủ và Thanh Sĩ. . . chỉ nói tí , sửu ,dần, mẹo. . . rất mơ hồ trong khi các bản Kim Cổ Kỳ Quan và Tứ Thánh thì rõ ràng hơn.
V. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
A. CÁC TỪ NGỮ
1. Quốc hiệu Việt Nam.
Bản Mai Lĩnh 1939 ở gần đoạn đầu có câu: Việt Nam khởi tổ gây nền,/ Lạc Long ra trị đương quyền một phương (câu 7-8). Đời Nguyễn nước ta có quốc hiệu Việt Nam. Sấm Trạng trình cách nhà Nguyễn mấy trăm năm sao lại ghi Việt Nam? Ai đó sửa lại hay ngày xưa cụ Trạng đã biết mấy trăm năm sau quốc hiệu là Việt Nam?
Tự điển Wikipedia giải thích về Quốc hiệu Việt Nam:
Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn.
Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải ở Hà Nội cho biết:
Khi
nghiên cứu tập sấm này, đến bản AB 444 trong kho sách của Viện Hán
Nôm, tôi bất đồ tìm thấy hai chữ Việt Nam ngay trong những dòng đầu
tiên: Việt Nam khởi tổ xây nền. Theo quan niệm chính thống, hai chữ
Việt Nam không được phép có mặt trước năm 1804, trong khi cụ Nguyễn
Bỉnh Khiêm lại sống cách ta 500 năm. Vấn đề đặt ra là có thật hai chữ
Việt Nam đã được dùng cách đây hơn 500 năm để chỉ tên gọi đất nước?
Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm còn những ai đã dùng danh xưng Việt Nam? Liệu
có những bằng chứng khảo cổ về vấn đề này? Song lúc đó không có điều
kiện tiếp xúc với bản gốc nên phải tạm gác lại. Đến 1980, khi được tiếp
xúc với bản gốc, tôi đã dành hơn 20 năm nay để nghiên cứu. . . .
Sau
khi đọc được bản gốc Sấm Trạng Trình, tôi đã khẳng định được hai tiếng
Việt Nam đã được sử dụng từ thế kỷ 15. Song bản sấm này được truyền
lại qua những bản chép tay, cũng không ai dám chắc tác giả là cụ Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Tôi liền chuyển qua tra cứu thơ văn của cụ để so sánh.
Thật bất ngờ, hai tiếng Việt Nam được cụ nhắc tới bốn lần: Trong tập
thơ Sơn hà hái động thường vịnh (Vịnh về núi non sông biển) đã đề cập
tới. Rõ hơn, trong các bài thơ gửi trạng Giáp Hải, cụ có viết: "Tuệ
tinh cộng ngưỡng quang mang tại, Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam";
còn trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến, "Tiền đồ vĩ đại quân tu ký /
Thùy thị công danh trọng Việt Nam".
Dẫu sao, đó cũng mới chỉ là những văn bản chép tay. Để khẳng định thêm, tôi đã đi tìm trong bi ký (bài ký trên bia đá). Nhờ một số nhà khoa học Viện Hán Nôm, tôi đã tìm ra trong bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) năm 1664, phần bài Minh có câu Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên. Sau đó là bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ, bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590, Chân Việt Nam chi đệ nhất. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670), có câu : Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan (Cửa ải phía Bắc Việt Nam). Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là phát ngôn chính thức.
Cho đến nay, sau tôi một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng Việt Nam. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu, và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng, sử dụng nhiều nhất và có ý thức nhất.
http://cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=3755&/Ai-dat-quoc-hieu-Viet-Nam-dau-tien.csv
Dẫu sao, đó cũng mới chỉ là những văn bản chép tay. Để khẳng định thêm, tôi đã đi tìm trong bi ký (bài ký trên bia đá). Nhờ một số nhà khoa học Viện Hán Nôm, tôi đã tìm ra trong bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) năm 1664, phần bài Minh có câu Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên. Sau đó là bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ, bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590, Chân Việt Nam chi đệ nhất. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670), có câu : Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan (Cửa ải phía Bắc Việt Nam). Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là phát ngôn chính thức.
Cho đến nay, sau tôi một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng Việt Nam. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu, và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng, sử dụng nhiều nhất và có ý thức nhất.
http://cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=3755&/Ai-dat-quoc-hieu-Viet-Nam-dau-tien.csv
Như
vậy, chúng ta có thể nói rằng từ thế kỷ 15, người Việt Nam đã dùng
danh hiệu Việt Nam, Nam Việt, nước Nam, Đại Việt để chỉ nước ta. Và
cũng có thể Trạng Trình ở thế kỷ 16 đã biết ở thế kỷ 19, nước ta chính
thức mang quốc hiệu Việt Nam.
2. Thánh:
Các bản đều nói thánh nhân hay thánh vương tức là nói người làm vua như nói về Lê Hoàn "Lê gia xuất thánh minh"chứ không có nghĩa là bậc thánh như Khổng Tử, Mạnh tử. . . Vua thì có người hiền kẻ ác chứ không phải hoàn toàn là người nhân đức.
3. Hoàng giang, Bảo Giang. Thầy Nhân Thập:
Các bản đều có danh từ này: nhiều người giải thích khác nhau
VI. KẾT LUẬN
Xét bản Sơn Trung và Nguyễn Văn Sâm có gốc bản nôm cho nên đó là bản chính thức. Hai bản này cho biết có thể có it nhất hai bản nôm do Trình Quốc công soạn cả hai hoặc một bản do người khác. Bản Phùng Thượng Thư ký cho biết ngoài Trình quốc công soạn sấm ký còn có Phùng Thượng thư.
Về các bản quốc ngữ, sau khi nghiền ngẫm khoảng 20 bản, tôi thấy quanh đi quẩn lại chỉ có ba phiên bản chính, được nhiều người sử dụng :
-Mai Lĩnh/ Sở Cuồng
-Hoàng Xuân / Trịnh văn Thanh/ Huỳnh Tâm/
-Hương Sơn.
Trong ba bản, theo thiển kiến, bản Mai Lĩnh tức bản Sở Cuồng là đáng tin cậy nhất. Hai bản kia có lẽ chỉ là ghi chép những câu sấm truyền trong dân gian. Đây cũng chỉ là giả thuyết chờ sau này ai đó nghiên cứu thêm nhiều bản nôm thì rõ hơn.
1. Mai Lĩnh:
Bản Mai Lĩnh chính là bản đầu tiên là bản Sở CUồng in năm 1930
2.Hương Sơn:
Đoạn kết giống Mai Lĩnh 2:Sau một thời gian sống với cộng sản ( Ta hồ vô phụ vô quân), nước ta sẽ thái bình như thời hoàng kim.
3.Anh Phương:
Đoạn kết giống Mai Lĩnh 1: sau này có " thầy Nhân Thập" về cứu nước.
Các bản Sở Cuồng, Mai Lĩnh và Sơn TRung có liên quan đến Phùng Thượng Thư Ký. Bản này có chú thích của Tiền nhân trước 1937 là năm cụ Nghè Bân mất. Các bản khác cũng chỉ thêm thắt và xáo trộn bản chính. Theo quyển Phùng Thượng Thư Ký, chủ yếu sấm ngữ là nói về giai đoạn Lê Mạc cho đến Trịnh Nguyễn và qua nhà Nguyễn. Như vậy có lẽ sấm không đi vượt thời gian 1945, hay 1954 là năm nhà Nguyễn mất.
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
(Sơn Trung ,4)
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì phụ nguyên mới chổ (trổ) binh ra
Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn.
(SC, 117-124)
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
(SC,483-84)
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành,
Ðông A nhật xuất,
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật,
Ðoài cung vẩn tinh.
Phụ nguyên chì thống,
Ðế phế vi đinh.
Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
(Anh Phương, 7-16)
205.Kể từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi xoay vần đến lục thất gian.
(Anh Phương, 205-06)
2. Thánh:
Các bản đều nói thánh nhân hay thánh vương tức là nói người làm vua như nói về Lê Hoàn "Lê gia xuất thánh minh"chứ không có nghĩa là bậc thánh như Khổng Tử, Mạnh tử. . . Vua thì có người hiền kẻ ác chứ không phải hoàn toàn là người nhân đức.
3. Hoàng giang, Bảo Giang. Thầy Nhân Thập:
Các bản đều có danh từ này: nhiều người giải thích khác nhau
VI. KẾT LUẬN
Xét bản Sơn Trung và Nguyễn Văn Sâm có gốc bản nôm cho nên đó là bản chính thức. Hai bản này cho biết có thể có it nhất hai bản nôm do Trình Quốc công soạn cả hai hoặc một bản do người khác. Bản Phùng Thượng Thư ký cho biết ngoài Trình quốc công soạn sấm ký còn có Phùng Thượng thư.
Về các bản quốc ngữ, sau khi nghiền ngẫm khoảng 20 bản, tôi thấy quanh đi quẩn lại chỉ có ba phiên bản chính, được nhiều người sử dụng :
-Mai Lĩnh/ Sở Cuồng
-Hoàng Xuân / Trịnh văn Thanh/ Huỳnh Tâm/
-Hương Sơn.
Trong ba bản, theo thiển kiến, bản Mai Lĩnh tức bản Sở Cuồng là đáng tin cậy nhất. Hai bản kia có lẽ chỉ là ghi chép những câu sấm truyền trong dân gian. Đây cũng chỉ là giả thuyết chờ sau này ai đó nghiên cứu thêm nhiều bản nôm thì rõ hơn.
1. Mai Lĩnh:
Bản Mai Lĩnh chính là bản đầu tiên là bản Sở CUồng in năm 1930
2.Hương Sơn:
Đoạn kết giống Mai Lĩnh 2:Sau một thời gian sống với cộng sản ( Ta hồ vô phụ vô quân), nước ta sẽ thái bình như thời hoàng kim.
3.Anh Phương:
Đoạn kết giống Mai Lĩnh 1: sau này có " thầy Nhân Thập" về cứu nước.
Các bản Sở Cuồng, Mai Lĩnh và Sơn TRung có liên quan đến Phùng Thượng Thư Ký. Bản này có chú thích của Tiền nhân trước 1937 là năm cụ Nghè Bân mất. Các bản khác cũng chỉ thêm thắt và xáo trộn bản chính. Theo quyển Phùng Thượng Thư Ký, chủ yếu sấm ngữ là nói về giai đoạn Lê Mạc cho đến Trịnh Nguyễn và qua nhà Nguyễn. Như vậy có lẽ sấm không đi vượt thời gian 1945, hay 1954 là năm nhà Nguyễn mất.
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
(Sơn Trung ,4)
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì phụ nguyên mới chổ (trổ) binh ra
Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn.
(SC, 117-124)
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
(SC,483-84)
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành,
Ðông A nhật xuất,
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật,
Ðoài cung vẩn tinh.
Phụ nguyên chì thống,
Ðế phế vi đinh.
Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
(Anh Phương, 7-16)
205.Kể từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi xoay vần đến lục thất gian.
(Anh Phương, 205-06)
Nói chung, đa số nói về các sự lịch sử cho đến cuối nhà Nguyễn năm 1945. Tuy nhiên, nhiều nhà biên khảo cho rằng Sấm Trạng Trình có giá trị lâu dài. Việc này cũng tùy văn bản, như bản Anh Phương:
" Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch,
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ phương thiên hạ thái bình phong
"(95-102)
Bài
này đưa ra nhiều vấn đề. Thời Lê mạt, Nguyễn sơ, nước ta chưa có đường
sắt và xe lửa. Pháp khởi công làm đường sắt năm 1881 đầu tiên đi từ
cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn dài 13 km. Chuyến tàu đầu tiên
khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20 tháng 7 năm 1885. Trong chiến
tranh từ 1945 cho đến 1975, cộng sản thực hiện tiêu thổ kháng chiến,
phá cầu, phá đường, đắp mô, giật mìn gây trở ngại giao thông cho dân
chúng. Thời chiến tranh, hai miền Nam Bắc phân ly, đường sắt đứt nối
nhiều đoạn.Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch,
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ phương thiên hạ thái bình phong
"(95-102)
Năm 1975, Việt Nam thống nhất , năm 1986, Chính phủ Việt Nam tiến hành khôi phục lại các tuyến đường sắt chính và các ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam. Tuy nhiên, vẫn có câu hỏi: Phải chăng là đường sắt cao tốc mà Trung Cộng muốn làm? Hồ ẩn sơn trung Mao tận bạch, phải chăng là đường sắt này sẽ thực hiện , hay thực hiện xong sau khi HỒ CẨm Đào về hưu? mao tận bạch là gì? Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng là gì? Là trận thủy chiến ngoài Trường Sa, Hoàng Sa năm 1974 giữa Trung Cộng và VNCH? Là cuộc chiến giữa Việt Cộng- Trung Cộng năm 1988? Và cuộc thế chiến ba ở biển Đông?
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Câu này không rõ.
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Chờ khi Hoa Kỳ( chim ưng) đánh vào Hoa lục ( sư tử) thì thiên hạ mới thái bình!
Sấm ký Trạng Trình nói đến nhà Nguyễn, có nói đến sau đời Nguyễn chăng? Có nhiều giải thích rằng có thể nói về chiến tranh thứ ba, cuộc chiến biển đông như bản Anh Phương trình bày ở trên. Có thể đồng thời với Trạng Trình và sau Trạng Trình, nuớc ta có những bậc khải thánh tiên tri như Tứ Thánh, Ông Nguyễn Văn Thới. Mỗi chữ, mỗi đoạn có thể mỗi thời mang một ý nghĩa. Chúng ta bình tâm và kiên nhẫn suy nghĩ để tìm ra chân lý và sự thật.
_______
(1). Trần Văn Giáp. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm , quyển I, Thư viện Quốc Gia, Hà Nôi, 1970,tr. 87).
( 2). Phạm Đan Quế, Giai Thoại và Sấm Ký Trạng Trình; Văn Nghệ TP HoChi Minh, 1992; 78-79)
(3). Nguyễn Khuê. Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Bạch Vân Am Thi Tập. Nhà xb.HochiMinh, 1997, 379-402
(4).Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi Ký, chương 5 Hồ Chí Minh)
(1). Trần Văn Giáp. Tìm hiểu kho sách Hán Nôm , quyển I, Thư viện Quốc Gia, Hà Nôi, 1970,tr. 87).
( 2). Phạm Đan Quế, Giai Thoại và Sấm Ký Trạng Trình; Văn Nghệ TP HoChi Minh, 1992; 78-79)
(3). Nguyễn Khuê. Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Bạch Vân Am Thi Tập. Nhà xb.HochiMinh, 1997, 379-402
(4).Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi Ký, chương 5 Hồ Chí Minh)
No comments:
Post a Comment