LỜI NÓI ĐẦU
Tiến
sĩ Nguyễn Sĩ Giác ( 1888- 197? ) là giáo sư Hán Văn tại trường đại
học Văn Khoa và Sư Phạm Sài gòn trong thập niên 60.Tiên sinh cũng như
giáo sư Nguyễn Huy Nhu ,Viện Đại Học Huế là những vị tiến sĩ cuối
cùng của nhà Nguyễn.
Nguyễn Sĩ Giác tiên sinh sinh năm mậu tí (1888) quán xã Kim Lũ, huyện
Thanh Trì, tỉnh Hà Đông , là con trai của cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp,
cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp, đỗ tiến sĩ khoa canh tuất ,niên
hiệu Duy Tân thứ tư (1910) vào lúc 23 tuổi, đồng khoa với các phó bảng Hoàng Tăng Bí, Bùi Kỷ , trước Đinh Văn Chấp một khoa (1913), trước Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Can Mộng hai khoa (1916).
Nguyễn
Trọng Hợp là cháu bốn đời của Nguyễn Công Thái (1684-1758), đỗ tiến
sĩ khoa Ất Vị (1715), làm quan đến chức Tể tướng. Như vậy, tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Giác cùng thi sĩ Tản Đà chung một tổ tiên.
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc khi viết về Nguyễn Quyền và phong trào Đông Kinh nghĩa thục có đoạn viết về cụ Nghè Giác:
Năm
1908 xảy ra việc Hà thành đầu độc, nhà cầm quyền đóng cửa nghĩa
thục, ông bị bắt đày ra Côn đảo, cùng đồng chí Lê Đại án chung thân.
Còn hai đồng chí nữa là Nguyễn sĩ Sác và Hoàng tăng Bí chỉ bị giam
giữ ít lâu ở Hà Nội. Rồi Hoàng tăng Bí được nhạc gia Cao xuân Dục
nhận lãnh, đưa về theo học tại Huế, thi đỗ phó bảng. Nguyễn sĩ Sác đỗ
tiến sĩ.(Giai Thoại Làng Nho, chương 11).
Sau 1954, cụ Nghè khá thân với Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.Vĩnh Phúc viết một đoạn về Phùng Tất Đắc và cụ Nghè:
Lãng
Nhân tự học chữ Hán bằng cách dùng sách Pháp để tra cứu. Bởi vậy
kết quả không ngờ là cụ giỏi cả hai thứ chữ Hán và Pháp. Ngoài ra,
Lãng Nhân may mắn đã được sự chỉ giáo của hai nhà Hán học uyên thâm
là các cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim. Cụ Bùi Kỷ sau khi di dạy học về,
thường hay ghé chơi tòa soạn báo Đông Tây mà Lãng Nhân làm chủ bút.
Do đó Lãng Nhân có dịp học hỏi. Nếu cần thì Lãng Nhân lại đạp xe đến
tận nhà các cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim để nhờ giảng cho một chữ hay
một điển tích nào khó hiểu. Sau này khi vào Sài Gòn, chỉ còn lại cụ
Nghè Nguyễn Sĩ Giác, thì Lãng Nhân nhờ con trai thứ 3 là Phùng Khắc
Điền (hiện đang sống ở Montreal, Canada) chở xe đến nhà cụ Nghè Giác
để hỏi, mỗi khi bị bí vì một điển tích nào hắc búa. http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=print&sid=4823
Chưa
có tài liệu nào viết về tiểu sử của cụ Nghè Giác. Năm 1954, cụ Nghè
di cư vào Nam và dạy học tại Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Saigon.Tôi đã
thụ giáo lão sư trong thời gian tôi học tại đại học Văn Khoa và đại
học Sư Phạm Sài Gòn.Tôi đã đến thăm thầy hai lần. Một lần vào khoảng
1965 để tìm hiểu về Tản Đà và dòng Nguyễn Công Thái. Và một lần nữa vào
năm 1973 để viết về Khoa cử thời Nho Học.
Trước
1975, thầy thôi dạy học, lui về ở tại Khánh Hội, lúc đó thầy đã
gần 90 tuổi, ở tại nhà người bà con, còn con trai của thầy làm việc ở
tòa đại sứ VNCH tại Mỹ. Năm 1973, tôi đã đến thăm thầy và hỏi thầy
về thi hương, thi hội. Thầy trao cho tôi bản thảo về Khoa cử đời Nguyễn,
tiện tay, thầy cũng giao cho tôi một tập thơ và một tấm ảnh của
thầy. Bài biên khảo và các bài thơ của thầy đã đăng ở các báo chí hay
chưa đăng? Sau khi nhận xấp tài liệu này tôi không còn cơ hội gặp lại
thầy nữa vì chiến tranh và vì công việc nghiên cứu của tôi! It lâu
sau, sau 1975, tôi đi trong Mạc Đỉnh Chi thấy thấp thoáng trong đám cỏ
úa mộ bia của thầy.Rồi tôi sang Canada mang theo tập di cảo của thầy.
Tác phẩm của thầy nay còn lại một tập bản thảo trong đó có biên khảo về khoa cử, một số bài thơ và các tác phẩm dịch Hán văn khi thầy cộng tác với trường Đại Học Luật khoa Sai Gòn . Những tác phẩm này rất đồ sộ, giúp sinh viên Luật và luật gia nước ta nghiên cứu về pháp luật Việt Nam ngày xưa. Đó là những quyển:+Quốc Triều Hình Luật. Saigon: Đại học Luật Khoa, 1956.
+Phan Huy Chú. Quan Chức Chí (Lich Triều Hiến Chương Loại Chí.). Cao Nãi Quang, Nguyễn Sĩ Giác dịch, VĐH Saìgòn, 1957, 563 tr.
+Hồng Đức Thiện Chính Thư, Nguyễn Sĩ Giác dịch. Sài Gòn: Trường Đại Học Luật Khoa, 1959. 159 tr.
+Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính. Nguyễn Sĩ Giác dịch. Viện ĐH Sai Gòn 1961, 505 tr.
+Đại Nam Điển Lệ. Nguyễn Sĩ Giác dịch, Viện ĐH Sai Gòn, 1962, 571 tr.
Quốc triều hình luật, bản dịch Quốc ngữ năm 1956:
Lê triều chiếu lịch thiện chính- Vũ Văn Mẫu đề tựa, xuất bản năm 1962:
Năm 2000, tôi đánh máy lại bài biên khảo về khoa cử của thầy và đăng tải lên tạp chí Dòng Việt (California) số 10 năm 2001 và Bên Kia Bờ Đại Dương số 45 tháng 6 - 2002.
Nay tôi xuất bản tác phẩm của thầy theo dạng e-book và để vào Sơn Trung Thư Trang với mục đích bảo tồn tác phẩm của người, và giới thiệu cùng độc giả một tác giả và tác phẩm ở đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền , Nguyễn Bá Trác. . .là các sĩ phu tích cực tham gia Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du. . và tâm trạng của họ sau khi việc lớn không thành.
Tôi nay ở xa đất tổ, không thể tìm kiếm các tác phẩm của thầy đã đăng trong các tạp chí từ trước 1975, chỉ giới thiệu được những gì tôi có trong tay.
Tôi còn giữ di cảo cùa thầy, sẽ trao lại cho thân nhân của thầy để châu về Hiệp Phố. Xin liên lạc : sontrung@yahoo.com
Tác phẩm của thầy nay còn lại một tập bản thảo trong đó có biên khảo về khoa cử, một số bài thơ và các tác phẩm dịch Hán văn khi thầy cộng tác với trường Đại Học Luật khoa Sai Gòn . Những tác phẩm này rất đồ sộ, giúp sinh viên Luật và luật gia nước ta nghiên cứu về pháp luật Việt Nam ngày xưa. Đó là những quyển:+Quốc Triều Hình Luật. Saigon: Đại học Luật Khoa, 1956.
+Phan Huy Chú. Quan Chức Chí (Lich Triều Hiến Chương Loại Chí.). Cao Nãi Quang, Nguyễn Sĩ Giác dịch, VĐH Saìgòn, 1957, 563 tr.
+Hồng Đức Thiện Chính Thư, Nguyễn Sĩ Giác dịch. Sài Gòn: Trường Đại Học Luật Khoa, 1959. 159 tr.
+Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính. Nguyễn Sĩ Giác dịch. Viện ĐH Sai Gòn 1961, 505 tr.
+Đại Nam Điển Lệ. Nguyễn Sĩ Giác dịch, Viện ĐH Sai Gòn, 1962, 571 tr.
Quốc triều hình luật, bản dịch Quốc ngữ năm 1956:
Phóng to |
Lê triều chiếu lịch thiện chính- Vũ Văn Mẫu đề tựa, xuất bản năm 1962:
Phóng to |
Đây
là cuốn Đại Nam điển lệ- cuốn sách ghi chép lại các quy chuẩn, điển
pháp và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều
đại. Cuốn này do Nguyễn Sỹ Giác phiên âm, dịch nghĩa, xuất bản năm 1962:
Phóng to |
Cuốn Hồng Đức thiện chính thư này được dịch nghĩa bởi Nguyễn Sỹ Giác, Giáo sư Vũ Văn Mẫu đề tựa, xuất bản năm 1959:
Phóng to |
Năm 2000, tôi đánh máy lại bài biên khảo về khoa cử của thầy và đăng tải lên tạp chí Dòng Việt (California) số 10 năm 2001 và Bên Kia Bờ Đại Dương số 45 tháng 6 - 2002.
Nay tôi xuất bản tác phẩm của thầy theo dạng e-book và để vào Sơn Trung Thư Trang với mục đích bảo tồn tác phẩm của người, và giới thiệu cùng độc giả một tác giả và tác phẩm ở đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền , Nguyễn Bá Trác. . .là các sĩ phu tích cực tham gia Đông Kinh nghĩa thục, Đông Du. . và tâm trạng của họ sau khi việc lớn không thành.
Tôi nay ở xa đất tổ, không thể tìm kiếm các tác phẩm của thầy đã đăng trong các tạp chí từ trước 1975, chỉ giới thiệu được những gì tôi có trong tay.
Tôi còn giữ di cảo cùa thầy, sẽ trao lại cho thân nhân của thầy để châu về Hiệp Phố. Xin liên lạc : sontrung@yahoo.com
Canada ngày 26 tháng 4 năm 2010.
Nguyễn Thiên Thụ
PHẦN THỨ NHẤT
BIÊN KHẢO
GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ ĐỜI NGUYỄN
Đề
tài này là một đề tài đã cũ, trước đây đã có mấy nhà Hán học nói
đến, thế mà ngày nay còn đem ra thuật lại thì mới nghe ai cũng cho là
một câu truyện cũ rích, có lẽ cho là một đề tài buồn, không để ý đến.
Song le tôi cứ trộm phép đem đề tài này ra trình bày là chủ ý muốn
thuật lại một cách tường tận và đầy đủ gọi là giúp ích cho các nhà
khảo cứu một ít tài liệu về một vấn đề quan hệ cho văn hóa một nước.
Bài
này tôi chỉ trình bày về chế độ triều Nguyễn, bắt đầu từ đời Gia
Long, vì từ đời Hậu Lê trở về trước, trong quốc sử ta không chép rõ,
đến nay không khảo cứu vào đâu mà thuật rõ được chế độ này của các
triều trước, tức là từ đời Lý, bắt đầu mở khoa thi tiến sĩ, mà thời ấy
gọi là Thái học sinh.Nuớc Việt ta từ lúc mới dựng nước, chuyên học chữ Hán, đó là một điều sai lầm., đến nỗi coi chữ Tàu là chữ nước nhà. Bởi thế, tập quán, phong tục, lễ nghi, luân thường đạo lý, cho đến pháp luật, chế độ, chính sự, văn chương, cái gì cũng theo giống như Trung Hoa, chỉ khác có một điều là người Việt ta nói tiếng Việt, mà tiếng này viết ra thành chữ, lại gọi là chữ nôm, tức là chữ bản quốc. Thứ chữ này cũng dùng chữ Tàu ghép lại mà thành ra tiếng Việt. Chữ nôm thông dụng ở nước ta trải hơn một ngàn năm, trước khi chữ quốc ngữ Việt Nam, ghép bằng chữ La tinh xuât hiện.
Bởi lý do này, khắp nước ta đều lấy chữ Hán dạy ở các trường, trường công cũng như trường tư, mà chữ nôm thời không dạy, cho nên chữ bản quốc chỉ theo tập quán mà viết mà dùng, chứ không có quy tắc nhất định và lối văn chương cũng không có văn phạm nữa.
Ta xét mà xem nước Việt Nam ta là một nước văn hóa có kém gì Trung Hoa. Từ đời Đinh. Từ đời Đinh về sau, trải mấy đời Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, lúc nào ta cũng giữ được nền độc lập. Trong khoảng hơn một ngàn năm, có bao nhiêu là anh hùng liệt nữ chống giữ đất nước, đối chọi với người Tàu.
Vũ
công đã lừng lẫy như vậy, há rằng văn hóa lại kém người Tàu? Thế mà
sưu tầm đến tác phẩm văn hóa của ta thì những thơ văn bằng quốc ngữ
lơ thơ như sao buổi sáng. Sao trải bao nhiêu triều đại, nhân tài và
văn học sánh đôi với Trung quốc mà tác phẩm về văn nghệ bằng chữ bản
quốc không thấy lưu truyền được bao nhiêu? Điều này rất dễ hiểu, chỉ
vì các học giả nước nhà, xưa kia có trước tác, đều làm bằng Hán văn,
cho nên tác phẩm bằng quốc văn ít có. Đó cũng vì quốc gia ngày trước
chỉ chuyên chú về Hán học, xem bài này ta nhận thấy chế độ về giáo
dục và khoa cử chép nguyên của Tàu, cho nên nhân tài đều do Hán học
mà ra, thành ra bao nhiêu tác phẩm về văn nghệ, đến chin muơi chín
phần trăm bằng chữ Hán.
Bởi thế trong thời đại triều Nguyễn, các bậc tiền hiền sang sứ Tàu nhiều vị được các nhà văn Trung Hoa tôn trọng.
Bởi thế trong thời đại triều Nguyễn, các bậc tiền hiền sang sứ Tàu nhiều vị được các nhà văn Trung Hoa tôn trọng.
I.Chế độ giáo dục
1. Trưòng công
Các
trường công của nhà nước dựng ra gồm có trường Quốc tử giám ở kinh
đô là một trường đại học cho cả nước và các trường tỉnh và trường phủ
huyện.
Về ngạch học quan, tại trường Quốc tử giám trên nhất là Tế tửu và Tư nghiệp. Quan Tế tửu là chánh, quan Tư nghiệp là phó giám đốc trường Quốc tử giám ở kinh thành. Trường này dạy các cử nhân, tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài. Trường Quốc tử giám chuyên dạy những học sinh luyện tập để thi hội. Ngoài ra các tỉnh,mỗi tỉnh có một trường , do quan đốc học dạy. Mỗi phủ có một trường do quan giáo thụ dạy. Mỗi một huyện có một trường do quan huấn đạo dạy. Các chức giáo thụ và huấn đạo thì thuộc quyền quan đốc học về phương diện giáo dục. và thuộc quan tổng đốc hay tuần vũ về phương diện hành chánh.
Về ngạch học quan, tại trường Quốc tử giám trên nhất là Tế tửu và Tư nghiệp. Quan Tế tửu là chánh, quan Tư nghiệp là phó giám đốc trường Quốc tử giám ở kinh thành. Trường này dạy các cử nhân, tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài. Trường Quốc tử giám chuyên dạy những học sinh luyện tập để thi hội. Ngoài ra các tỉnh,mỗi tỉnh có một trường , do quan đốc học dạy. Mỗi phủ có một trường do quan giáo thụ dạy. Mỗi một huyện có một trường do quan huấn đạo dạy. Các chức giáo thụ và huấn đạo thì thuộc quyền quan đốc học về phương diện giáo dục. và thuộc quan tổng đốc hay tuần vũ về phương diện hành chánh.
2. Trường tư
Các trường học công khai thuật ở trên này là những trường dạy học
sinh lớn tuổi, đã đủ khả năng để thi hương. Đây là một vấn đề rất quan
trọng, mà quốc gia ngày trước không săn sóc đến. Trải bao nhiêu
triều đại, quốc gia đã không săn sóc đến lớp đồng sinh, từ lúc mới vỡ
lòng cho đến khi học đã gần có khả năng để thi hưong. Vậy thì học
trò ta ngày trước được có nơi học để thành tài đều nhờ ở trường tư
thục. Mà nói cho đúng, thì các trường công có các trường kể trên nào
có đủ chỗ cho hết thảy học trò lớn tuổi theo học. Ngày xưa có một
phong tục rất tốt.
Các nhà khoa bảng sau khi thi đỗ , có nhiều vị không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học, suốt đời lấy sự đào tạo anh tài làm vui thú và lại coi là một điều vinh dự nữa. Ông Mạnh tử nói: Bậc quân tử có ba điều vui mà một là giáo dục bậc anh tài trong nuớc. Điều vui này coi hơn cả sự ra cầm quyền trị nước. Xem câu này ta đủ biết chí hướngcủa các bậc tiền hiền ngày xưa.
Các nhà khoa bảng sau khi thi đỗ , có nhiều vị không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học, suốt đời lấy sự đào tạo anh tài làm vui thú và lại coi là một điều vinh dự nữa. Ông Mạnh tử nói: Bậc quân tử có ba điều vui mà một là giáo dục bậc anh tài trong nuớc. Điều vui này coi hơn cả sự ra cầm quyền trị nước. Xem câu này ta đủ biết chí hướngcủa các bậc tiền hiền ngày xưa.
Trường tư thục ngày trước rải rác khắp các hương thôn. Mỗi trường có
một thầy, hoặc là do khoa bảng xuất thân mà phần nhiều là các ông
cử, ông tú hay hoặc các vị túc nho tuy không đỗ song có một học lực
uyên thâm đủ để đào tạo bọn hậu tiến. Các vị cử, tú này mở trường vừa
dạy học các lớp cao vừa tự luyện thi hương , thi Hội, còn có các các
ông đồ mở trường dạy các đồng sinh mà tục ngữ ta gọi là làm nghề gõ
đầu trẻ, cũng là một trong các trường tư thục ở nước ta. Bởi tập quán
và sự thực hành này,cho nên các con em nhà thế gia nghĩa là những
nhà nhiều phụ huynh học thành tài thì phần nhiều có phụ huynh đào
luyện cho, do đó được nhiều ưu điểm hơn những đệ tử nhà bình dân. Các
đệ tử nhà bình dân không những bị thiệt thòi vì thiếu phụ huynh
giỏi, hoặc hiền sư hữu hiệu đào tạo, lại còn bị thiệt thòi vì sự thiếu
sách học nữa.
Chế độ của quốc gia ngày xưa rất rộng, học trò không cứ học trường công hay tư đều được ứng thí một cách rất dễ dàng. Cứ như ý tôi thì học trò được thành tài phần đông là nhờ các trường tư, nhất là học ở các trường do các vị khoa bảng mở ra, học vấn đã uyên thâm mà sự dạy dỗ lại tận tâm là đằng khác. Phong tục ngày xưa, học trò đối với thầy không khác gì con cái đối với cha mẹ mà sự kính lễ và lòng nhớ ơn còn sâu xa hơn.
Chế độ của quốc gia ngày xưa rất rộng, học trò không cứ học trường công hay tư đều được ứng thí một cách rất dễ dàng. Cứ như ý tôi thì học trò được thành tài phần đông là nhờ các trường tư, nhất là học ở các trường do các vị khoa bảng mở ra, học vấn đã uyên thâm mà sự dạy dỗ lại tận tâm là đằng khác. Phong tục ngày xưa, học trò đối với thầy không khác gì con cái đối với cha mẹ mà sự kính lễ và lòng nhớ ơn còn sâu xa hơn.
Thật
tôi đã được thấy nhiều vị tiền bối, do khoa bảng xuất thân, làm quan
đến cực phẩm, thế mà đối với thầy học cũ, chỉ là một ông tú hay một
ông cử, hay là một ông đồ không đỗ đạt gì, vốn vẫn một niềm tôn kính
như cha. Đó là do học đạo Khổng Mạnh, học trò đối với thầy, không
những là ngoài mặt phải giữ lễ đã đành, mà thật trong thâm tâm, cũng
một niềm thủy chung, không lúc nào phai nhạt. Các vị tôn sư dạy học
cũng giữ một đạo đức cao thượng, yêu cái cảnh thanh bạch, lấy sự đào
tạo nhân tài làm vui, như trên tôi đã thuật môt câu trong sách Mạnh tử
thì đủ rõ các phong hóa ngày trước là thế nào. Các vị sư nho ta ngày
xưa không những lấy văn học mà rèn luyện bọn hậu sinh, còn tự mình
đem đạo đức ra làm gương mẫu, cho nên học trò đối với thầy, không
những là nhớ ơn đã đào tạo cho nên người, còn quý trọng cái đạo đức
của thầy khác nào một tín đồ đối với một giáo chủ vậy.
3. Việc học tâp
Lối học chữ Hán ngày trước, các đồng sinh học được mấy quyển như tứ thư chẳng hạn , bắt đầu học làm câu đối. Nghĩa là thầy ra cho một câu trong sách, học trò lại tìm một câu mà đối cho chỉnh. Trong câu đó danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ vân vân.
Thí dụ: Ra: Tuế hữu tứ thời
Đối : Thiên vô nhị nhật.
Ra: Học nhi thời tập
Đối: Bằng tự viễn lai.
Biết làm câu đối rồi thì học làm thơ, làm phú. đoạn rồi học làm kinh nghĩa.
3. Việc học tâp
Lối học chữ Hán ngày trước, các đồng sinh học được mấy quyển như tứ thư chẳng hạn , bắt đầu học làm câu đối. Nghĩa là thầy ra cho một câu trong sách, học trò lại tìm một câu mà đối cho chỉnh. Trong câu đó danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ vân vân.
Thí dụ: Ra: Tuế hữu tứ thời
Đối : Thiên vô nhị nhật.
Ra: Học nhi thời tập
Đối: Bằng tự viễn lai.
Biết làm câu đối rồi thì học làm thơ, làm phú. đoạn rồi học làm kinh nghĩa.
Kinh nghĩa là gì? Là ra một câu ở trong ngũ kinh, hay tứ thư rồi học trò làm một bài giải thích câu ấy.
Thí dụ ra câu: Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ ( Con em khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi ra thì phải thảo với anh em ). Học trò phải làm thành một bài giải thích câu ấy.
Kinh nghĩa làm theo lối văn bát cổ ( tám vế), mở đầu bằng hai câu phá, 3,4 câu thừa.
Thơ, có hai lối Đường luật là bảy chữ và năm chữ. Đường luật bảy chữ có tám câu, năm vần. Đường luật năm chữ có 16 câu tám vần.
Phú cũng là văn vần. Phú thường ra một câu đầu bài, và lấy một câu nữa làm vần. Thí dụ ra câu: Mạnh tử kiến Lương Huệ vương. Lấy câu :Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai làm vần. Thế là bài phú này phải làm bảy vần. Vần nào ít ra cũng phải có ba vần, mà câu nào cũng phải đối nhau. Vần đầu là vần Tẩu, vần thứ hai là Bất vân vân.
Văn sách có cổ văn, kim văn. Cổ văn thì hỏi về sách cổ, kim văn thì phần nhiều hỏi về thời sự.
Ngoài thơ, phú, kinh nghĩa, và văn sách còn có lối làm chiếu, là lời của nhà vua tuyên bố cho thần dân. Biểu là bài của một vị bầy tôi tâu lên vua. Lối văn biểu là lối văn tứ lục, có câu ngắn, có câu dài mà câu nào cũng phải đối nhau.
Bài sớ: lối văn này là lối văn xuôi, không phải đối nhau, mà cũng là bài của một bày tôi tâu lên vua. Thí dụ tờ sớ xin nhà vua khai một con sông, mở một nơi dinh điền.
II. CHẾ ĐÔ THI CỬ
A.Thi Hương
Thí dụ ra câu: Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ ( Con em khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi ra thì phải thảo với anh em ). Học trò phải làm thành một bài giải thích câu ấy.
Kinh nghĩa làm theo lối văn bát cổ ( tám vế), mở đầu bằng hai câu phá, 3,4 câu thừa.
Thơ, có hai lối Đường luật là bảy chữ và năm chữ. Đường luật bảy chữ có tám câu, năm vần. Đường luật năm chữ có 16 câu tám vần.
Phú cũng là văn vần. Phú thường ra một câu đầu bài, và lấy một câu nữa làm vần. Thí dụ ra câu: Mạnh tử kiến Lương Huệ vương. Lấy câu :Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai làm vần. Thế là bài phú này phải làm bảy vần. Vần nào ít ra cũng phải có ba vần, mà câu nào cũng phải đối nhau. Vần đầu là vần Tẩu, vần thứ hai là Bất vân vân.
Văn sách có cổ văn, kim văn. Cổ văn thì hỏi về sách cổ, kim văn thì phần nhiều hỏi về thời sự.
Ngoài thơ, phú, kinh nghĩa, và văn sách còn có lối làm chiếu, là lời của nhà vua tuyên bố cho thần dân. Biểu là bài của một vị bầy tôi tâu lên vua. Lối văn biểu là lối văn tứ lục, có câu ngắn, có câu dài mà câu nào cũng phải đối nhau.
Bài sớ: lối văn này là lối văn xuôi, không phải đối nhau, mà cũng là bài của một bày tôi tâu lên vua. Thí dụ tờ sớ xin nhà vua khai một con sông, mở một nơi dinh điền.
II. CHẾ ĐÔ THI CỬ
A.Thi Hương
Thi hương bắt đầu từ khoa đinh mão( 1807) , năm thứ 6 niên hiệu Gia Long. Suốt đời vua Gia Long chỉ có ba khoa thi Hương là khoa đinh mão, khoa quý dậu (1813) năm thứ 12 Gia Long và khoa kỷ mão( 1819), năm thứ 18 Gia Long. Từ đời Minh Mạng mới ấn định ba năm một khoa, cứ mở vào năm tí, năm mão, năm ngọ và năm dậu. Song từ đời Minh mạng đến đời Đồng Khánh, ngoài những khoa chính mở vào các năm tí, mão, ngọ, dậu, còn thỉnh thoảng lại mở khoa thi bất thường, gọi là ân khoa. Ân khoa hay mở vào dịp nhà nước có việc vui mùng, nhất là dịp nhà vua mới lên ngôi.
1. Điều kiện dự thi Hương
Các học trò đã đỗ tú tài, các tôn sinh ( học trò con cháu nhà vua), các ấm sinh ( học trò con các quan từ ngũ phẩm trở lên đã sát hạch đươc liệt vào hạng ấm sinh) đều được đi thi Hương không phải qua kỳ hạch ở tỉnh. Ngoài ra các học trò thường, mới bắt đầu mang lều chõng ( chưa thi bao giờ) hay đã thi một khoa hay nhiều khoa, đã được vảo nhị trường tam trường từ khoa trước, đều phải đỗ kỳ hạch ở tỉnh mới được thi. Thí dụ gặp năm dậu có kỳ thi, những học trò tuy đã thi khoa trước là khoa ngọ mà được vào nhị hay tam trường, đến khoa dậu này vẫn phải đỗ kỳ hạch ở tỉnh mới được dự thí.
Mỗi khi gặp khoa thi thường lệ hay ân khoa, trước đó năm hay sáu tháng, quan đốc học ở tỉnh phải mở một kỳ hạch học trò. Hạch có một kỳ, đầu bài thường ra mỗt bài kinh nghĩa, một bài thơ, hay hai vần phú với một đoạn văn sách. Quyển các học trò phải là phê thứ trở lên cho đến ưu, bình mới đuợc đỗ hạch. Kỳ hạch này ai đỗ đầu thì gọi là tỉnh nguyên hay tiếng Việt gọi là Đầu Xứ. Lúc thi, quyển thi của các thí sinh,sĩ nhân hay tú tài đều như nhau, không phân biệt.
Trước khi thi Hương, học trò phải nộp quyển thi. Chế độ của quốc gia rất rộng, học trò không cứ là học ở trường công hay học ở trường tư đều được ứng thí. Lúc nộp quyển thi, ai học trường công thì khai thụ nghiệp bản tỉnh, hay mỗ tính đốc học quan, bản phủ, hay mỗ phủ giáo thụ quan, bản huyện hay mỗ huyện huấn đạo quan. Học trò trường tư thì chỉ phải khai ba chữ Nguyên tư thục. Lối khai này rất giản tiện. Trước kỳ thi, thí sinh phải nộp quyển thi. Ngoài mặt ghi họ tên bằng chữ to. Rồi ở dưới họ tên, viết hai dòng chữ nhỏ. Giòng trên thì khai quán chỉ. Thí dụ như tôi thì khai ở dưới họ tên tôi :Hà Đông tỉnh, Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Khương Đình tổng, Kim Lũ xã.
Giòng bên này , nửa trên khai tuổi. Thí dụ năm tôi đi thi 22 tuổi, thì khai: Niên canh mậu tí, nhị thập nhị tuế. Liền đó, nếu tôi thụ nghiệp quan đốc học Hà Đông thì khai thụ nghiệp Hà Đông tỉnh đốc học quan. Nếu tôi học trường tư thì chỉ khai hai chữ : tư thục hay ba chữ nguyên tư thục. Nối giòng này là đến giòng khai ba đời cụ, ông và cha. Truớc hết viết bốn chữ cung khai tam đại : Tăng tổ họ tên, nếu có đỗ hay làm công chức gì thì dưới họ tên khai mỗ khoa tiến sĩ, phó bảng hay cử nhân, tú tài, và chức nghiệp. Đến đời ông khai: Tổ, họ tên. Đời cha: Phụ: họ tên. Còn sống thì khai chữ tồn, mất rồi thì khai chữ cố. Nếu ba đời không có đỗ và làm công chức thì khai hai chữ: nghiệp nông tồn hay cố.
2 . Các kỳ thi Hương
Thi Hương từ đời Gia Long đến đời Kiến Phúc chỉ có ba kỳ. Trước tiên, phép thi đặt kỳ đệ nhất thi hai bài kinh nghĩa, đệ nhị thi ba bài chiếu, biểu, chế.Kỳ đệ tam thi văn sách.
3. Vị trí trường thi Hương
Khu trường thi Hương khá rộng. Mỗi khi gặp khoa thi, trường thi mới sửa sang lại. Nguyên trường thi ở vào một nơi đồng bằng rộng rãi. Những năm không có khoa thi thì trường thi trừ một nhà Thập đạo làm bằng gạch lợp ngói là còn nguyên ở giữa, xung quanh thì lại thành ruộng cho dân cày cấy. Đến khi có khoa thi, mới sửa sang lại, xung quanh rào lại thành bốn vi bao quanh nhà Thập đạo ; về phía sau đến năm thi thì mới làm nhà gỗ lợp lá để làm nơi các khảo quan, từ quan chánh phó chủ khảo đến các quan sơ khảo cư trú trong vụ thi. Trường có bốn vi là Giáp Ất, và Tả, Hữu là chỗ cho các thí sinh đóng lều mà làm bài ở xung quanh nhà Thập đạo. Cửa trong vi đi ra thì vi nào cũng phải qua nhà thập đạo. Cách kiến trúc này là để ngăn những học trò không dự thí lẻn vào mà làm bài gian cho người khác.
4. Các khảo quan
Tuỳ theo trường thi lớn nhỏ mà số khảo quan nhiều hay ít. Trung bình mỗi trường có một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo, hai hay ba quan giám khảo, hai hay ba quan phân khảo, độ sáu hay tám quan phúc khảo, và độ mười quan sơ khảo. Các quan phân khảo có nhiệm vụ quan trọng, cho nên triều đình ngày trước thường chọn những ông đỗ đại khoa xuất thân sung vào. Các quan phân khảo chỉ chấm những quyển nào bị giám khảo phê liệt. Giấu của quan phân khảo cũng như chủ khảo, phó chủ khảo nghĩa là giấu chung thẩm. Thí dụ quyển ở nội trường giám khảo phê liệt, mà quan phân khảo phê ưu hay phê bình thì quyển ấy được ưu hay bình. Bởi thế chức vụ phân khảo là hệ trọng nhưng rất buồn vì suốt một vụ thi, chỉ được chấm những quyển dở, quan giám khảo đã phê liệt.
Ngoài ra có ban giám sát, gồm các quan Ngự sử và các quan Đề Điệu.
5. Các thủ tục trong trường thi
a. Lễ tiến trường
Lễ tiến trường là một lễ rất long trọng. Trước ngày thi độ mười ngày, các khảo quan vào làm lễ tiến trường. Có điều này là lạ, tôi phải thuật ra đây để quý vị độc giả nhận xét cái nhân tâm về đường tin tưởng trải hơn ngàn năm không thay đổi. Khi các quan vào trường để phụng hành việc thi, gọi là lễ tiến trường, thì trước khi vào có một viên chức đứng ở cửa tiền trường thi, lớn tiếng xướng mấy câu như sau:
Phụng hành tiến trường lễ,
Báo oán giả tiên nhập,
Báo ân giả thứ nhập,
Chư trường quan dĩ thứ nhi nhập.
(Dịch nghĩa: Phụng cử hành lễ tiến trường,
Ai báo oán vào trước,
Ai báo ân vào thứ hai,
rồi các khảo quan theo thứ tự mà vào).
Xướng xong mấy câu này, ai nấy im lặng mấy phút, rồi võng hai quan chánh chủ khảo, phó chủ khảo, rồi đến các quan dự việc thi như các quan phân khảo, các quan giám khảo, các quan phúc khảo, và các quan sơ khảo, là các quan ở ban chấm quyển, đến ban kiểm sát có các quan giám sát ngự sử, các quan đề điệu vân vân, cứ lần lượt theo thứ tự mà tiến vào trường. Các quan vào trường xong, cửa trường đóng lại.
Đây là theo cổ tục. Mãy câu xướng thuật trên này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ. Vì có câu xướng như thế nhưng nào có thấy ai đuợc đi trước các khảo quan mà tiến vào trường. Vậy thì báo oán giả và báo ân giả là ai? Báo oán giả và báo ân giả đã không có hình người cho mọi người trông thấy thì xướng câu ấy làm gì và chủ ý như thế nào? Từ lúc này cho đến hôm xướng danh là ngày việc trường xong, chỉ có những viên chức phụ trách việc cung ứng cho các khảo quan đuợc ra vào, và sự ra vào này đã do ban kiểm sát khám xét cho khỏi sự gian lậu.
b. Lệ xướng danh
Trước hôm vào thi kỳ đệ nhất, quan trường đã yết bảng tên các thí sinh nào vào vi nào. Đến đêm, bốn vi đều xướng tên cho các thí sinh vào. Trường đông thí sinh dự thí, thì sự xướng danh nàycó khi phải bắt đầu từ chập tối. Như vậy thì đến gần sáng mới xong.
Học trò vào thi phải mang những gì? Một cái lều có những gọng bằng tre và một cái suốt ngang, một cái áo lều, hoặc làm bằng vải sơn, hoặc làm bằng giấy bản phất nước cậy. Áo lều là để phủ lên trên, che mưa che nắng mà ngồi trong lều để làm bài.Cần nhất các thí sinh ai nấy cũng phải có một ống quyển, để khi nhận quyển vào thi, thì bỏ quyển vào trong ống, đem quyển ra viết, khi nghỉ viết lại bỏ quyển trong ống, vì phải giữ quyển cho sạch sẽ. Nếu quyển thi có một chút dấu vết là bị phạm trường quy, dù văn bài có hay đến đâu cũng bị loại ngay. Ngoài ra các thí sinh phải mang cơm nước đủ dùng trong một ngày, cùng là đèn nến để viết bài trong lúc trời tối.
Khi thí sinh vào trường quan chánh chủ khảo phải ngồi ở trên ghế cao, ta gọi là ghế chéo ở vi Giáp; quan Phó chủ khảo vi Ất; quan Phân Khảo hay Giám khảo ở vi Tả và vi Hữu. Lúc xướng tên các thí sinh vào trong vi, vì có cấm đem sách vở nên có sự khám xét rất nghiêm nhặt các thứ của thí sinh mang vào, như lều, như chiếu,chõng và các thứ mang trong tráp hay trong yên.
c.Thời hạn thi:
Từ năm canh tí (1900) trở về trước, thời hạn thi hương thường gần đến nửa đêm, sự này là tùy độ lượng của các quan trường rộng rãi hay nghiêm ngặt. Từ năm quý mão (1903) trở về sau, thời hạn thi nhất định là từ sáng sớm đến bảy giờ tối.
d. Trống thu quyển
Thi kỳ nào cũng vậy, cứ độ ba, bốn giờ chiều trở đi là bắt đầu có trống thu quyển. Trống này có ba hồi, song cứ đánh rải rác độ năm phút có một tiếng thùng, cứ kéo dài như thế độ hai ba giờ mới hết một hồi. Từ hồi thứ ba trở đi thì ở trên chòi cao, lính cứ thỉnh thoảng lại đem loa ra gọi Các thí sinh hãy mau mau nộp qưyển, không thì sẽ bị ngoại hàm. Những loa gọi này làm cho những thí sinh mới thi một khoa phải mất vía, có người cuống quít không làm được bài nữa. Song đối với các ông đã lão luyện trong trường thi, nghĩa là đã thi hai, ba khoa rồi thì chẳng thèm để ý đến. Các ông ấy cứ ung dung ngồi làm bài cho hay, khác nào như những tướng đã ra trận quen. Còn như học trò mới thi một khoa, mới tối đã phải làm xong mà nộp rồi ra trường, chỉ sợ ngoại hạn.
e. Giấu Nhật Trung
Kỳ nào cũng vậy, từ 10 giờ sáng đến khoảng hai giờ chiều, các thí
sinh phải đem quyển của mình, xin đóng cho một cái dấu vào trong quyển
thi của mình. Giấu này gọi là giấu nhật trung. Lại phòng đóng giấu
vào giữa dòng, rồi thí sinh đem quyển về lều, viết bài tiếp vào dưới
giấu ấy.
6. Cách chấm bài thi
Cách phê bài thi bằng bốn chữ ưu, bình, thứ, liệt. Hạng ưu là lời văn rất hay, phê chữ Ưu to hay kém một chút, phê chữ ưu nhỏ, rồi đến chữ bình to, chữ bình vừa vừa, và chữ bình nhỏ. Hạng thứ cũng có nhiều hạng. Thí dụ phê chữ thứ to , gọi là thứ mác to, là hạng kém quyển văn phê chữ bình nhỏ, đến chữ thứ mác nhỏ , đến hạng thứ chấm to , đến hạng thứ chấm vừa vừa , cuối cùng là hạng thứ nhỏ , tục gọi là thứ muỗi. Quyển văn nào đáng loại, thì phê liệt . Quyển thí sinh nào bị phê liệt là bị loại.
Có nhiều quyển đệ nhất phê ưu, đệ nhị phê ưu, giá đệ tam được cái thứ muỗi là sẽ liệt vào hạng cử nhân cao, thế mà không may bị phê liệt, thôi thế là bị loại hẳn. Nhiều khi quản quyển thấy có trường hợp nói trên dù các khảo quan có bụng yêu nhân tài, cũng đành phải đánh hỏng, không sao cứu được. Chúng ta nên biết rằng quyển văn phê liệt so với quyển phê thứ muỗi nhiều khi không hơn kém gì nhau, cũng như thi bây giờ phê 10 điểm là đủ moyenne, mà 9 điểm là dưới moyenne. Bây giờ phép thi tuy món nào bị bị phê dưới moyenne, còn lấy món khác bù vào, chứ ngày xưa hễ phê liệt, dưới moyenne là bị loại hẳn, cho nên mới có trường hợp tôi thuật ở trên, thật đáng tiếc cho thí sinh ấy.
Các quyển thi đều phải có bốn dấu chấm. Bốn dấu chấm ấy là quan sơ khảo chấm trước tiên, đến quan phúc khảo, rồi đến quan giám khảo. Ba dấu này gọi là dấu nội trường. Ba dấu này chấm xong, mới đến dấu ngoại trường, là dấu chấm của các quan chánh chủ khảo hay phó chủ khảo hay quan phân khảo.. Dấu ngoại trường rất quan trọng, vì quyển nào cũng lấy dấu này làm chủ đích. Thí dụ ba dấu trong phê ưu hay bình, mà đến quan ngoại trường mà đến quan ngoại trường phê liệt thì quyển ấy phải bị loại. Ba dấu trong phê liệt mà mà đến dấu ngoại trường phê ưu hay bình thì quyển ấy cũng dược coi là ưu hay bình.
Có một quy chế rất nghiêm về trường hợp này là quyển nào ở ba dấu nội trường ( sơ khảo, phúc khảo và giám khảo) cớ dấu nào phê liệt hay cả ba dấu đều phê liệt mà đến quan ngoại trường trái lại phê ưu thì quan nào phê liệt phải phù xuất, nghĩa là phải mất chức khảo quan, không đưọc chấm nữa. Trái lại dấu nội trường sơ phúc hay giám khảo phê ưu mà quan ngoại trường xét lại phê liệt thì quan sơ khảo, phúc khảo giám khảo nào đã phê ưu phải phù xuất. Tuy có quy chế nghiêm thế này, mà tôi xem ra từ trước đến sau, chưa có trường hợp nào quan nội trường bị phù xuất bao giờ, nghĩa là chưa thấy bao giờ trong nội trường phê ưu mà đến quan ngoại trường lại phê liệt, cùng là nội trường phê liệt mà ngoại trường lại phê ưu bao giờ.
7. Cách lấy đỗ ở trường thi Hương
Các thí sinh vào kỳ đệ nhất, quyển nào bị phê liệt là bị loại ngay không được vào thi kỳ đệ nhị. Kỳ đệ nhị cũng thế. Thi xong ba kỳ, thí sinh nào trong ba kỳ, ít nhất phải có một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc để vào hạng cử nhân. Song mỗi khoa thi, mỗi trường thi, triều đình đều định số đỗ trước, gọi là giải ngạch. Cứ một cử nhân thì lấy đỗ ba tú tài.. Thí dụ trường Hà Nam, sau này là trường thi chung cho cả Bắc Việt, giải ngạch cử nhân định là 50 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 150 người. Giải ngạch cử nhân nếu tăng lên lấy 60 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 180.
Vì số giải ngạch nhất định như thế nên có quyển thí sinh ba kỳ có một kỳ bình, hai kỳ thứ mà phải xuống tú tài là vì số đỗ cử nhân đã đủ. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Kiến Phúc, các thí sinh đuợc dự vào hàng cử nhân, sau ba kỳ thi rồi , khảo quan cứ lấy đỗ rồi xướng danh cho đỗ. Sau lúc xướng danh mới sát hạch lại hoặc một bài thơ, hay một bài chiếu, biểu để xem ông cử có thực tài không. Nhưng đến khoa giáp thân, năm đằu niên hiệu Kiến phúc, phép thi đổi lại, đặt ra kỳ phúc hạch. Những quyển thí sinh nào trong ba kỳ phải ít nhất một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc vào kỳ phúc hạch. Thi xong kỳ phúc hạch, quan trường mới xem xét cả bốn kỳ mà định quyển lấy đỗ và định trên dưới.
Tôi xem tất cả các kỳ thi thì số thí sinh được vào phúc hạch, khoa nào cũng nhiều hơn số định lấy đỗ. Thí dụ thi trường Hà Nam, năm ấy định lấy đỗ 60 hay năm mươi cử nhân thì số thí sinh được vào phúc hạch tất là trên số giải ngạch, ít ra cũng mươi quyển, có khoa đến 20 hay 30 quyển. Thế rồi kỳ thi phúc hạch xong, quan trường lấy số cử nhân theo số nhà nước đã định trước, còn thừa bao nhiêu, để xuống hạng tú tài.
Vì chế độ thi Hương như vậy, nên đến ngày xướng danh, có một sự hồi hộp lạ thường trong các thí sinh được vào kỳ phúc hạch. Sự hồi hộp này không những là chỉ ở các thí sinh mà đến cả gia quyến, thân thích, bè bạn các thí sinh cũng vậy. Sáng hôm xướng danh, trước giờ đã định, các thí sinh được vào phúc hạch đếu phải chực sẵn trước cửa trường. Vì kết quả không cho biết trước nên mới có sự hồi hộp này. Nhất là khoa nào số được vào phúc hạch nhiều hơn số giải ngạch quá nhiều. Thí dụ số giải ngạch cử nhân định là 50 mà số đuợc vào phúc hạch những 80 thế là có 30 thí sinh phải xuống tú tài.
B. THI HÔI
Trường Hội và trường Đình bắt đầu mở từ khoa nhâm ngọ, năm thứ ba đời Minh Mạng. Khoa này đỗ đầu là ông Nguyễn Ý, người huyện Thanh Trì tỉnh Hà nội ( sau đổi Hà Đông). Ông Ý đỗ nhị giáp tiến sĩ ( hoàng giáp). Thi Hội và thi Đình tuy là hai trường thi nhưng kết quả thì có một. Do hai trường thi này, nhà nước lấy các thí sinh trúng tuyển mà cho danh hiệu chánh bảng và phó bảng.
1. Trường thi Hội
Trường Hội mở ở kinh đô Huế cho nên vị trí lịch sự hơn trường hương. Song cách xếp đặt cũng như trường hương. Nhà thập đạo ở giữa, bốn vi ở bốn chung quanh, khi thí sinh làm bài xong nộp quyển mà ra đều phải qua nhà Thập đạo. Bốn vi đều xây tường gạch xung quanh, cứ đến năm có khoa thi thì trong vi làm lều cho thí sinh ngồi làm bài. Vì thế các thí sinh vào thi không phải mang lều chõng chỉ phải mang một chiếu để giải trong lều ngồi mà làm văn, ngoài ra phải mang một cái cháp hay cái yên, trong đựng giấy bút mực và ít thực phẩm đủ dùng trong một ngày, cùng là cây đèn nến để viết khi mặt trời đã lặn vì thời hạn thi từ khoa đinh vị ( 1907) về trước, đều rộng cho đến canh hai, có khi đến nửa đêm.
Các cống sinh vào thi hội lúc xướng đến tên mà lĩnh quyển rồi vào vi đều phải mang áo thụng xanh cả. Số cống sinh dự thí thì khoa nào cũng không đến một ngàn người, nên lều làm trong vi, cứ cái nọ cách cái kia đến hơn mười thước. Cống sinh phải ngồi riêng mỗi người mỗi lều, chừng độ bốn thước vuông, trên lều lợp tranh, xung quanh quây cót kín. Các cống sinh không được qua lều khác mà hỏi nhau về văn bài.
2. Điều kiện dự thi.
Các cử nhân được dự thi đã đành. Ngoài ra các tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài, và học sinh tú tài, ai muốn dự thi Hội phải qua một kỳ sát hạch. Kỳ hạch này cũng mở trước khoa hội độ hai tháng. Hạch có một kỳ, có ba bài, một bài chiếu, môt bài biểu, một bài sớ hay một bài luận. Văn phải được 15 điểm trở lên( bình hạng) mới đuợc trúng tuyển mà vào thi hội. Những tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài đã được trúng kỳ sát hạch mà thi khoa hội năm ấy, nếu ở trường hội được vào đệ tam rồi hỏng thì khoa hội sau lại được thi, không phải qua kỳ sát hạch nữa.
3. Chương trình thi
Chương trình thi Hội có bốn kỳ, đệ nhất thi ba bài kinh nghĩa, đệ nhị thi ba bài: một bài chiếu, một bài biểu và một bài luận, đệ tam thi một bài ngũ ngôn Đường luật 8 vần, và một bài phú cũng 8 vần, đệ tứ thi một bài văn sách, cũng gồm cổ văn và kim văn như đầu bài thi Hương, nhưng văn sách hỏi dài hơn, và sách cũng hỏi rộng hơn.
Kỳ đệ nhất, quan trường ra bảy đề mục: năm đề lấy ở ngũ kinh, và hai đề lấy ở tứ truyện( tứ thư). Cống sinh (thí sinh thi hi gọi là cống sinh) mỗi người phải làm ba bài, hai bài kinh, một bài truyện. Cống sinh nào làm cả bảy bài, gọi là kiêm trị như lệ thi Hương cũng được. Nếu không làm cả bảy bài, thì chỉ làm được ba bài, không đuợc làm 4, 5 hay 6 bài.
4. Lễ tiến trường và cách chấm thi
Lễ tiến trường ở trường hội cũng như trường hương, không có gì đáng kể.
Duy ban chấm thi chỉ có hai dấu, một dấu ở nội trường có bốn quan đồng khảo, và ở ngoại trường có ba vị. Một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo và một quan Tri cống cử. Ba vị này đếu chấm cả cũng như các vị đồng khảo ở nội trường. Thí dụ có 400 quyển thi, trước hết chia cho bốn vị đồng khảo chấm, mỗi vị chấm 100 quyển. Bốn vị chấm xong, ông này chấm quyển nào định phê bao nhiêu thì buôm lên số phân định phê, rồi đưa cho ba vị kia xem lại. Khi bốn ông đã đồng ý, quyển nào định phê bao nhiêu phân, lúc ấy mới cùng thự tên:
Đồng khảo Nguyễn Giáp
Đồng khảo Lê Ất
Đồng khảo Trần Bính
Đồng khảo Trương Đinh phụng nghĩ:
Văn lý đắc nhất phân hay nhị phân, tam phân vân vân.
Các quyển thi nội trường đã chấm xong đưa ra ngoại trường, ông chủ khảo giữ bao nhiêu quyển để chấm, còn thì chia cho ông phó chủ khảo và tri cống cử chấm. Các ông chấm xong cũng buôm lên từng quyển, rồi quyển do ông chủ khảo chấm lại đưa cho ông phó chủ khảo và tri cống cử xem lại. Những quyển do hai vị này chấm. Những quyển do hai vị này chấm cũng phải đưa trình quan chánh chủ khảo xem lại.
Khi ba vị ngoại trường đều đồng ý, mới đem từng quyển ra phê.
Quốc gia ta ngày trước, về việc khoa cử rất là chú trọng, trong kỳ thi, thi hương cũng như thi hội đã có bao nhiêu cách đề phòng để trừ cái tệ gian lậu, như nội trong kỳ thi, các khảo quan phải ở luôn trong trường, không đuợc giao thông với ngoài. Thi Hội, thi đình còn có cách đề phòng này nữa. Quyển thi của các cống sinh nộp rồi, rọc phách đi rồi, không đưa ngay cho nội trường là các vị đồng khảo chấm. Những quyển thi này đều giao cho một ban sao tả ra quyển khác. Quyển thí sinh viết bằng mực thì quyển sao ra viết bằng son.
Sao tả tất cả các quyển thi xong đã có ban kiểm sát soát lại xem lại phòng sao có nhầm chữ nào không. Khi đã soát xong mới đưa quyển cho các quan đồng khảo chấm. Nội trường chấm xong, đến các quan ngoại trường chấm, đều chấm quyển sao bằng chữ son. Thi Hội thi lấy dấu ngoại trường làm chung thẩm, thi đình lấy dấu hai quan Độc quyển làm chung thẩm. Cách đề phòng này là để các khảo quan không thể nhận được dấu chữ của thí sinh.
Văn bài thi hội không phê ưu, bình, thứ, liệt mà phê phân, từ một phân đến mười phân. Một phân là thứ con, hai phân là thứ lớn, ba phân là bình thứ, bốn năm phân là bình, sáu bảy tám phân là bình lớn, chín mười phân là ưu. Quyển nào văn dở đánh hỏng thì phê bất cập nhất phân. Bất cập nhất phân tức là liệt.
Thi hương nếu văn của thí sinh nào bị phê liệt thì liền bị loại, không được vào kỳ sau. Nhưng thi hội thì khác. Văn của thì sinh mới bị một kỳ bất cập nhất phân vẫn được vào kỳ sau. Nếu kỳ sau lại bị bất cập nhất phân mới bị hỏng.
Thí dụ đệ nhất bất cập nhất phân, vẫn được vào đệ nhị. Đệ nhị được một phân, hay dệ nhất được một phân, đệ nhị bất cập vẫn được vào đệ tam. Đệ tam lại được một phân, vẫn được vào đệ tứ. Thí sinh nào trong bốn kỳ, không bị kỳ nào bất cập mà cũng bốn kỳ được từ bốn đén bảy phân, sẽ được đỗ thứ trúng cách. Hoặc là trong bốn kỳ, có một kỳ phê bất cập nhất phân, mà ba kỳ khác cộng được từ 8 phân trở lên cũng đươc đỗ thứ trúng cách. Các thí sinh bốn kỳ không bị phê bất cập nhất phân mà cộng bốn kỳ đuơc từ 8 phân trở lên được đỗ chánh trúng cách.
Như vậy những thí sinh, trong bốn kỳ có một kỳ bất cập nhất phân, còn ba kỳ khác đuợc nhiều phân ( mười lăm hay hai mươi phân chẳng hạn) có đuợc đỗ chánh trúng cách hay không? Trường hợp này không có lệ nhất định. Tôi nhận thấy khoa giáp thìn ( 1904), một thí sinh là Trần Văn Thống, một kỳ bị bất cập, ba kỳ được 13 phân, đuợc đỗ chánh trúng cách, rồi vào thi đình đỗ tiến sĩ, song tôi không thấy lệ định về trường hợp một kỳ bất cập, thì ba kỳ khác phải được bao nhiêu phân mới được đỗ chánh trúng cách.
C. THI ĐÌNH
1. Điều kiện vào thi đình
Từ năm thứ 18 niên hiệu Tự Đức trở về trước chỉ có chánh trúng cách đỗ ở kỳ thi hội mới được vào thi đình, và mới được xếp đặt vào hạng tam giáp, nhị giáp hay nhất giáp, tùy theo kỳ văn đình mà định. Còn những cống sinh đỗ thứ trúng cách ở kỳ thi hội, đều xếp ngay vào hạng phó bảng mà không được vào thi đình. Đến năm thứ 18, niên hiệu Tự Đức đổi lại phép thi. Các thí sinh chánh trúng cách hay thứ trúng cách đều được vào thi đình, rồi nhà vua tùy theo văn đình mà chia ra cho đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp hay phó bảng.
2 .Diễn tiến cuộc thi
Thi đình là một khoa thi của nhà vua nên chính vị thiên tử làm chủ khảo.
Đến ngày thi, các cống sinh phải chực ở Đại cung môn từ mờ mờ sáng. Kế đó vào trước sân điện Cần chánh đã có một ban giám sát phụ trách việc trông coi. Ban giám sát toàn là vũ quan. Các cống sinh vào ở trứơc sân điện Cần Chánh đứng sắp hàng, số lẻ từ số 1 số 3 trở xuống, và số chẵn từ số 2, số 4 trở xuống, chia ra hai bên, rồi một viên chức phát đầu bài chế sách cho các cống sinh, mỗi người một tờ đầu bài. Đầu bài này viết bằng giấy vàng, cun tròn lại đưa cho cống sinh. Nhận đầu bài xong, cống sinh lạy năm lạy ở trước sân Cần Chánh, rồi về chỗ.
Từ giáp điện Cần Chánh quanh hành lang cho đến cửa Đại cung môn là nơi cống sinh ngồi làm bài. Cống sinh ngồi hai bên hành lang đã có chiếu trải sẵn. Số lẻ ngồi một bên, số chẵn ngồi một bên. Thí dụ bên lẻ cống sinh đỗ số trúng cách số một, rồi đến số ba; bên chẵn, cống sinh đỗ trúng cách số hai, rồi đến số bốn. Cống sinh người này ngồi cách người kia độ năm thước. Ban giám sát trông coi luôn, không cho các cống sinh được hỏi nhau. Kỳ thi đình, cống sinh chỉ vào người không, các thứ cần dùng, nhà vua đều ban cho.
Quyển thi, giấy để nháp bài trước khi viết vào quyển, bút và mực, đều được ban cho. Sáng sớm có ban bánh và nước trà, buổi trưa ban một bữa cơm thường, rồi từ trưa đến tối thỉnh thoảng lại ban bánh và nuớc trà. Thí sinh làm bài từ sáng sớm đến tối mịt là hết hạn, vì không có đèn cho nên các thí sinh phải liệu sao cho trước lúc tối phải viết bài cho xong. Một đôi khoa nếu bài chế sách có dài quá, nhà vua gia ân cho cống sinh mỗi người một cây sáp, đó là đặc ân lâm thời, chứ theo lệ thì bài thi phải viết xong trước lúc tối quá.
3. Cách chấm thi
Đầu bài tự vua ra. Kỳ thi đình là kỳ thi của nhà vua, chính nhà vua thân hành ra đầu bài, gọi là chế sách. Bài của các cống sanh làm, gọi là đối sách nghĩa là giải đáp những câu trong chế sách hỏi. Trong bài chế sách hỏi cả cổ và kim. Bởi lý do nàyvua đặt ra một ban giám khảo để giúp vua chấm bài. Ban này chia làm hai tiểu ban, nghĩa là bài thi có hai dấu chấm, là ban Duyệt quyển (dấu nội) và ban Độc quyển. Duyệt quyển là chấm sơ, có hai vị, thường thường cử các quan tam phẩm hay tứ phẩm sung vào. Độc quyển là chấm phúc, cũng có hai vị, là các quan đọc các quyển thi cho vua nghe mà định sự thủ xả.
Chức độc quyển thì thì tất là cử các quan đại thần, hàng thượng thơ, ít nhất là nhị phẩm. Dãu phê lấy dấu ban Độc quyển làm nhất định. Thí dụ quyển thi nào ban duyệt quyển phê có một hay hai phân, ban độc quyển phê ba phân thì theo dấu phê của ban Độc quyển mà lấy đỗ. Ban độc quyển chấm xong, phê xong, mới định quyển nào nên cho đỗ hạng nào, rồi đệ tâu lên để nhà vua định đoạt. Khi số đỗ đã định và đã được chỉ vua chuẩn y, thì kết quả đuợc tuyên bố trước ngày truyền lô hai ngày. Thí dụ mồng mười là ngày truyền lô, thì sáng mồng tám các cống sinh đã phải chực ở bộ Lễ để xem kết quả.
4. Cách lấy đỗ tiến sĩ và phó bảng
Cách lấy đỗ này, từ khoa đinh vị (1907) về trước hoàn toàn căn cứ vào văn đình. Các thí sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách, hễ văn đình đuợc phê ba phân là đuợc liệt vào hạng tam giáp, đuợc phê bốn hay năm phân là đuợc liệt vào hạng nhị giáp, đuợc phê sáu hay bảy phân là đuợc liệt vào hạng nhất giáp đệ tam danh (thám hoa), đuợc phê tám hay chín phân là đuợc xếp vào hạng đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn), đuợc phê mười phân là đuợc liệt vào hạng đệ nhất giáp đệ nhất danh ( trạng nguyên).
Nhưng những thí sinh đỗ chánh trúng cách ở kỳ thi Hội, đuợc một ưu điểm hơn hạng thứ trúng cách là khi vào thi Đình, nếu văn đình chỉ phê một phân hay hai phân mà vì là chánh trúng cách ở kỳ thi Hội cho nên đuợc đô tam giáp tiến sĩ. Ngoài cái ưu điểm này, các thi sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách đuợc đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp đôi bên cũng như nhau cả. Xem cách này ta nhận thấy cách lấy đỗ ở trường hội, trường đình chú trọng văn đình nhiều lắm. Thí dụ hai cống sinh, một người văn hội nhiều điểm lắm( 15 hay 20 phân) được đỗ hội nguyên ( đầu kỳ thi Hội). Đến khi vào thi đình văn chỉ được có một phân, tuy rằng vẫn đưọc đỗ tiến sĩ song phải đỗ cuối bảng.
Cùng khoa ấy, một cống sinh ở trường hội, mỗi kỳ chỉ được có một phân, bốn kỳ bốn phân, đỗ cuối bảng thứ trúng cách, vào thi đình, văn đình được phê ba phân, thế là cả hội lẫn đình cộng đuợc có 7 phân, thế mà ông đỗ cuối thứ trúng cách này được đỗ tam giáp tiến sĩ, đỗ trên ông chánh trúng cách, văn đình chỉ có một phân.
Thi Hội và thi đình không có giải ngạch định trước. Khoa nào cũng như khoa nào, cứ tùy văn thi mà lấy đỗ. Bởi thế có khoa đỗ nhiều đỗ ít. Có khoa có thám hoa, hoàng giáp và tiến sĩ, phó bảng, có khoa chỉ có tam giáp đồng tiến sĩ và phó bảng mà thôi. Thi Đình là để nhà vua tùy văn Đình mà cho đỗ chánh bảng hay phó bảng.
Chánh bảng có ba hạng.
Một là Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ
Hai là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuật thân. ( hoàng giáp)
Ba là Đệ tam giáp dồng tiến sĩ xuất thân.
Hạng đệ nhất giáp lại có ba bậc:
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên)
Đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh( Bảng nhãn)
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đê tam danh( Thám hoa)
Phó bảng chỉ có một hạng là phó bảng.
5. Nghi lễ
Sau khi cuộc chấm thi Đình xong, nhà vua đặt ra nhiều nghi lể long trọng:
a. Lễ truyền lô: Lễ truyền lô là lễ xướng tên các ông mới đỗ đại khoa, từ tam
giáp tiến sĩ trở lên.
b. Lễ dự yến : vua ban yến cho các tân khoa
c. Khán hoa: xem hoa ở vườn thượng uyển.
d. Du nhai: dạo chơi các phố phường.
e. Tạ biểu: các quan tân khoa làm biểu tạ ơn vua.
f. Lễ thích điện: ở văn miếu Khổng tử.
6. Cách chấm bài thi
Cách phê bài thi bằng bốn chữ ưu, bình, thứ, liệt. Hạng ưu là lời văn rất hay, phê chữ Ưu to hay kém một chút, phê chữ ưu nhỏ, rồi đến chữ bình to, chữ bình vừa vừa, và chữ bình nhỏ. Hạng thứ cũng có nhiều hạng. Thí dụ phê chữ thứ to , gọi là thứ mác to, là hạng kém quyển văn phê chữ bình nhỏ, đến chữ thứ mác nhỏ , đến hạng thứ chấm to , đến hạng thứ chấm vừa vừa , cuối cùng là hạng thứ nhỏ , tục gọi là thứ muỗi. Quyển văn nào đáng loại, thì phê liệt . Quyển thí sinh nào bị phê liệt là bị loại.
Có nhiều quyển đệ nhất phê ưu, đệ nhị phê ưu, giá đệ tam được cái thứ muỗi là sẽ liệt vào hạng cử nhân cao, thế mà không may bị phê liệt, thôi thế là bị loại hẳn. Nhiều khi quản quyển thấy có trường hợp nói trên dù các khảo quan có bụng yêu nhân tài, cũng đành phải đánh hỏng, không sao cứu được. Chúng ta nên biết rằng quyển văn phê liệt so với quyển phê thứ muỗi nhiều khi không hơn kém gì nhau, cũng như thi bây giờ phê 10 điểm là đủ moyenne, mà 9 điểm là dưới moyenne. Bây giờ phép thi tuy món nào bị bị phê dưới moyenne, còn lấy món khác bù vào, chứ ngày xưa hễ phê liệt, dưới moyenne là bị loại hẳn, cho nên mới có trường hợp tôi thuật ở trên, thật đáng tiếc cho thí sinh ấy.
Các quyển thi đều phải có bốn dấu chấm. Bốn dấu chấm ấy là quan sơ khảo chấm trước tiên, đến quan phúc khảo, rồi đến quan giám khảo. Ba dấu này gọi là dấu nội trường. Ba dấu này chấm xong, mới đến dấu ngoại trường, là dấu chấm của các quan chánh chủ khảo hay phó chủ khảo hay quan phân khảo.. Dấu ngoại trường rất quan trọng, vì quyển nào cũng lấy dấu này làm chủ đích. Thí dụ ba dấu trong phê ưu hay bình, mà đến quan ngoại trường mà đến quan ngoại trường phê liệt thì quyển ấy phải bị loại. Ba dấu trong phê liệt mà mà đến dấu ngoại trường phê ưu hay bình thì quyển ấy cũng dược coi là ưu hay bình.
Có một quy chế rất nghiêm về trường hợp này là quyển nào ở ba dấu nội trường ( sơ khảo, phúc khảo và giám khảo) cớ dấu nào phê liệt hay cả ba dấu đều phê liệt mà đến quan ngoại trường trái lại phê ưu thì quan nào phê liệt phải phù xuất, nghĩa là phải mất chức khảo quan, không đưọc chấm nữa. Trái lại dấu nội trường sơ phúc hay giám khảo phê ưu mà quan ngoại trường xét lại phê liệt thì quan sơ khảo, phúc khảo giám khảo nào đã phê ưu phải phù xuất. Tuy có quy chế nghiêm thế này, mà tôi xem ra từ trước đến sau, chưa có trường hợp nào quan nội trường bị phù xuất bao giờ, nghĩa là chưa thấy bao giờ trong nội trường phê ưu mà đến quan ngoại trường lại phê liệt, cùng là nội trường phê liệt mà ngoại trường lại phê ưu bao giờ.
7. Cách lấy đỗ ở trường thi Hương
Các thí sinh vào kỳ đệ nhất, quyển nào bị phê liệt là bị loại ngay không được vào thi kỳ đệ nhị. Kỳ đệ nhị cũng thế. Thi xong ba kỳ, thí sinh nào trong ba kỳ, ít nhất phải có một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc để vào hạng cử nhân. Song mỗi khoa thi, mỗi trường thi, triều đình đều định số đỗ trước, gọi là giải ngạch. Cứ một cử nhân thì lấy đỗ ba tú tài.. Thí dụ trường Hà Nam, sau này là trường thi chung cho cả Bắc Việt, giải ngạch cử nhân định là 50 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 150 người. Giải ngạch cử nhân nếu tăng lên lấy 60 người, thì giải ngạch tú tài sẽ lấy đỗ 180.
Vì số giải ngạch nhất định như thế nên có quyển thí sinh ba kỳ có một kỳ bình, hai kỳ thứ mà phải xuống tú tài là vì số đỗ cử nhân đã đủ. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Kiến Phúc, các thí sinh đuợc dự vào hàng cử nhân, sau ba kỳ thi rồi , khảo quan cứ lấy đỗ rồi xướng danh cho đỗ. Sau lúc xướng danh mới sát hạch lại hoặc một bài thơ, hay một bài chiếu, biểu để xem ông cử có thực tài không. Nhưng đến khoa giáp thân, năm đằu niên hiệu Kiến phúc, phép thi đổi lại, đặt ra kỳ phúc hạch. Những quyển thí sinh nào trong ba kỳ phải ít nhất một kỳ phê bình, hai kỳ phê thứ mới đuợc vào kỳ phúc hạch. Thi xong kỳ phúc hạch, quan trường mới xem xét cả bốn kỳ mà định quyển lấy đỗ và định trên dưới.
Tôi xem tất cả các kỳ thi thì số thí sinh được vào phúc hạch, khoa nào cũng nhiều hơn số định lấy đỗ. Thí dụ thi trường Hà Nam, năm ấy định lấy đỗ 60 hay năm mươi cử nhân thì số thí sinh được vào phúc hạch tất là trên số giải ngạch, ít ra cũng mươi quyển, có khoa đến 20 hay 30 quyển. Thế rồi kỳ thi phúc hạch xong, quan trường lấy số cử nhân theo số nhà nước đã định trước, còn thừa bao nhiêu, để xuống hạng tú tài.
Vì chế độ thi Hương như vậy, nên đến ngày xướng danh, có một sự hồi hộp lạ thường trong các thí sinh được vào kỳ phúc hạch. Sự hồi hộp này không những là chỉ ở các thí sinh mà đến cả gia quyến, thân thích, bè bạn các thí sinh cũng vậy. Sáng hôm xướng danh, trước giờ đã định, các thí sinh được vào phúc hạch đếu phải chực sẵn trước cửa trường. Vì kết quả không cho biết trước nên mới có sự hồi hộp này. Nhất là khoa nào số được vào phúc hạch nhiều hơn số giải ngạch quá nhiều. Thí dụ số giải ngạch cử nhân định là 50 mà số đuợc vào phúc hạch những 80 thế là có 30 thí sinh phải xuống tú tài.
B. THI HÔI
Trường Hội và trường Đình bắt đầu mở từ khoa nhâm ngọ, năm thứ ba đời Minh Mạng. Khoa này đỗ đầu là ông Nguyễn Ý, người huyện Thanh Trì tỉnh Hà nội ( sau đổi Hà Đông). Ông Ý đỗ nhị giáp tiến sĩ ( hoàng giáp). Thi Hội và thi Đình tuy là hai trường thi nhưng kết quả thì có một. Do hai trường thi này, nhà nước lấy các thí sinh trúng tuyển mà cho danh hiệu chánh bảng và phó bảng.
1. Trường thi Hội
Trường Hội mở ở kinh đô Huế cho nên vị trí lịch sự hơn trường hương. Song cách xếp đặt cũng như trường hương. Nhà thập đạo ở giữa, bốn vi ở bốn chung quanh, khi thí sinh làm bài xong nộp quyển mà ra đều phải qua nhà Thập đạo. Bốn vi đều xây tường gạch xung quanh, cứ đến năm có khoa thi thì trong vi làm lều cho thí sinh ngồi làm bài. Vì thế các thí sinh vào thi không phải mang lều chõng chỉ phải mang một chiếu để giải trong lều ngồi mà làm văn, ngoài ra phải mang một cái cháp hay cái yên, trong đựng giấy bút mực và ít thực phẩm đủ dùng trong một ngày, cùng là cây đèn nến để viết khi mặt trời đã lặn vì thời hạn thi từ khoa đinh vị ( 1907) về trước, đều rộng cho đến canh hai, có khi đến nửa đêm.
Các cống sinh vào thi hội lúc xướng đến tên mà lĩnh quyển rồi vào vi đều phải mang áo thụng xanh cả. Số cống sinh dự thí thì khoa nào cũng không đến một ngàn người, nên lều làm trong vi, cứ cái nọ cách cái kia đến hơn mười thước. Cống sinh phải ngồi riêng mỗi người mỗi lều, chừng độ bốn thước vuông, trên lều lợp tranh, xung quanh quây cót kín. Các cống sinh không được qua lều khác mà hỏi nhau về văn bài.
2. Điều kiện dự thi.
Các cử nhân được dự thi đã đành. Ngoài ra các tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài, và học sinh tú tài, ai muốn dự thi Hội phải qua một kỳ sát hạch. Kỳ hạch này cũng mở trước khoa hội độ hai tháng. Hạch có một kỳ, có ba bài, một bài chiếu, môt bài biểu, một bài sớ hay một bài luận. Văn phải được 15 điểm trở lên( bình hạng) mới đuợc trúng tuyển mà vào thi hội. Những tôn sinh tú tài, ấm sinh tú tài và học sinh tú tài đã được trúng kỳ sát hạch mà thi khoa hội năm ấy, nếu ở trường hội được vào đệ tam rồi hỏng thì khoa hội sau lại được thi, không phải qua kỳ sát hạch nữa.
3. Chương trình thi
Chương trình thi Hội có bốn kỳ, đệ nhất thi ba bài kinh nghĩa, đệ nhị thi ba bài: một bài chiếu, một bài biểu và một bài luận, đệ tam thi một bài ngũ ngôn Đường luật 8 vần, và một bài phú cũng 8 vần, đệ tứ thi một bài văn sách, cũng gồm cổ văn và kim văn như đầu bài thi Hương, nhưng văn sách hỏi dài hơn, và sách cũng hỏi rộng hơn.
Kỳ đệ nhất, quan trường ra bảy đề mục: năm đề lấy ở ngũ kinh, và hai đề lấy ở tứ truyện( tứ thư). Cống sinh (thí sinh thi hi gọi là cống sinh) mỗi người phải làm ba bài, hai bài kinh, một bài truyện. Cống sinh nào làm cả bảy bài, gọi là kiêm trị như lệ thi Hương cũng được. Nếu không làm cả bảy bài, thì chỉ làm được ba bài, không đuợc làm 4, 5 hay 6 bài.
4. Lễ tiến trường và cách chấm thi
Lễ tiến trường ở trường hội cũng như trường hương, không có gì đáng kể.
Duy ban chấm thi chỉ có hai dấu, một dấu ở nội trường có bốn quan đồng khảo, và ở ngoại trường có ba vị. Một quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo và một quan Tri cống cử. Ba vị này đếu chấm cả cũng như các vị đồng khảo ở nội trường. Thí dụ có 400 quyển thi, trước hết chia cho bốn vị đồng khảo chấm, mỗi vị chấm 100 quyển. Bốn vị chấm xong, ông này chấm quyển nào định phê bao nhiêu thì buôm lên số phân định phê, rồi đưa cho ba vị kia xem lại. Khi bốn ông đã đồng ý, quyển nào định phê bao nhiêu phân, lúc ấy mới cùng thự tên:
Đồng khảo Nguyễn Giáp
Đồng khảo Lê Ất
Đồng khảo Trần Bính
Đồng khảo Trương Đinh phụng nghĩ:
Văn lý đắc nhất phân hay nhị phân, tam phân vân vân.
Các quyển thi nội trường đã chấm xong đưa ra ngoại trường, ông chủ khảo giữ bao nhiêu quyển để chấm, còn thì chia cho ông phó chủ khảo và tri cống cử chấm. Các ông chấm xong cũng buôm lên từng quyển, rồi quyển do ông chủ khảo chấm lại đưa cho ông phó chủ khảo và tri cống cử xem lại. Những quyển do hai vị này chấm. Những quyển do hai vị này chấm cũng phải đưa trình quan chánh chủ khảo xem lại.
Khi ba vị ngoại trường đều đồng ý, mới đem từng quyển ra phê.
Quốc gia ta ngày trước, về việc khoa cử rất là chú trọng, trong kỳ thi, thi hương cũng như thi hội đã có bao nhiêu cách đề phòng để trừ cái tệ gian lậu, như nội trong kỳ thi, các khảo quan phải ở luôn trong trường, không đuợc giao thông với ngoài. Thi Hội, thi đình còn có cách đề phòng này nữa. Quyển thi của các cống sinh nộp rồi, rọc phách đi rồi, không đưa ngay cho nội trường là các vị đồng khảo chấm. Những quyển thi này đều giao cho một ban sao tả ra quyển khác. Quyển thí sinh viết bằng mực thì quyển sao ra viết bằng son.
Sao tả tất cả các quyển thi xong đã có ban kiểm sát soát lại xem lại phòng sao có nhầm chữ nào không. Khi đã soát xong mới đưa quyển cho các quan đồng khảo chấm. Nội trường chấm xong, đến các quan ngoại trường chấm, đều chấm quyển sao bằng chữ son. Thi Hội thi lấy dấu ngoại trường làm chung thẩm, thi đình lấy dấu hai quan Độc quyển làm chung thẩm. Cách đề phòng này là để các khảo quan không thể nhận được dấu chữ của thí sinh.
Văn bài thi hội không phê ưu, bình, thứ, liệt mà phê phân, từ một phân đến mười phân. Một phân là thứ con, hai phân là thứ lớn, ba phân là bình thứ, bốn năm phân là bình, sáu bảy tám phân là bình lớn, chín mười phân là ưu. Quyển nào văn dở đánh hỏng thì phê bất cập nhất phân. Bất cập nhất phân tức là liệt.
Thi hương nếu văn của thí sinh nào bị phê liệt thì liền bị loại, không được vào kỳ sau. Nhưng thi hội thì khác. Văn của thì sinh mới bị một kỳ bất cập nhất phân vẫn được vào kỳ sau. Nếu kỳ sau lại bị bất cập nhất phân mới bị hỏng.
Thí dụ đệ nhất bất cập nhất phân, vẫn được vào đệ nhị. Đệ nhị được một phân, hay dệ nhất được một phân, đệ nhị bất cập vẫn được vào đệ tam. Đệ tam lại được một phân, vẫn được vào đệ tứ. Thí sinh nào trong bốn kỳ, không bị kỳ nào bất cập mà cũng bốn kỳ được từ bốn đén bảy phân, sẽ được đỗ thứ trúng cách. Hoặc là trong bốn kỳ, có một kỳ phê bất cập nhất phân, mà ba kỳ khác cộng được từ 8 phân trở lên cũng đươc đỗ thứ trúng cách. Các thí sinh bốn kỳ không bị phê bất cập nhất phân mà cộng bốn kỳ đuơc từ 8 phân trở lên được đỗ chánh trúng cách.
Như vậy những thí sinh, trong bốn kỳ có một kỳ bất cập nhất phân, còn ba kỳ khác đuợc nhiều phân ( mười lăm hay hai mươi phân chẳng hạn) có đuợc đỗ chánh trúng cách hay không? Trường hợp này không có lệ nhất định. Tôi nhận thấy khoa giáp thìn ( 1904), một thí sinh là Trần Văn Thống, một kỳ bị bất cập, ba kỳ được 13 phân, đuợc đỗ chánh trúng cách, rồi vào thi đình đỗ tiến sĩ, song tôi không thấy lệ định về trường hợp một kỳ bất cập, thì ba kỳ khác phải được bao nhiêu phân mới được đỗ chánh trúng cách.
C. THI ĐÌNH
1. Điều kiện vào thi đình
Từ năm thứ 18 niên hiệu Tự Đức trở về trước chỉ có chánh trúng cách đỗ ở kỳ thi hội mới được vào thi đình, và mới được xếp đặt vào hạng tam giáp, nhị giáp hay nhất giáp, tùy theo kỳ văn đình mà định. Còn những cống sinh đỗ thứ trúng cách ở kỳ thi hội, đều xếp ngay vào hạng phó bảng mà không được vào thi đình. Đến năm thứ 18, niên hiệu Tự Đức đổi lại phép thi. Các thí sinh chánh trúng cách hay thứ trúng cách đều được vào thi đình, rồi nhà vua tùy theo văn đình mà chia ra cho đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp hay phó bảng.
2 .Diễn tiến cuộc thi
Thi đình là một khoa thi của nhà vua nên chính vị thiên tử làm chủ khảo.
Đến ngày thi, các cống sinh phải chực ở Đại cung môn từ mờ mờ sáng. Kế đó vào trước sân điện Cần chánh đã có một ban giám sát phụ trách việc trông coi. Ban giám sát toàn là vũ quan. Các cống sinh vào ở trứơc sân điện Cần Chánh đứng sắp hàng, số lẻ từ số 1 số 3 trở xuống, và số chẵn từ số 2, số 4 trở xuống, chia ra hai bên, rồi một viên chức phát đầu bài chế sách cho các cống sinh, mỗi người một tờ đầu bài. Đầu bài này viết bằng giấy vàng, cun tròn lại đưa cho cống sinh. Nhận đầu bài xong, cống sinh lạy năm lạy ở trước sân Cần Chánh, rồi về chỗ.
Từ giáp điện Cần Chánh quanh hành lang cho đến cửa Đại cung môn là nơi cống sinh ngồi làm bài. Cống sinh ngồi hai bên hành lang đã có chiếu trải sẵn. Số lẻ ngồi một bên, số chẵn ngồi một bên. Thí dụ bên lẻ cống sinh đỗ số trúng cách số một, rồi đến số ba; bên chẵn, cống sinh đỗ trúng cách số hai, rồi đến số bốn. Cống sinh người này ngồi cách người kia độ năm thước. Ban giám sát trông coi luôn, không cho các cống sinh được hỏi nhau. Kỳ thi đình, cống sinh chỉ vào người không, các thứ cần dùng, nhà vua đều ban cho.
Quyển thi, giấy để nháp bài trước khi viết vào quyển, bút và mực, đều được ban cho. Sáng sớm có ban bánh và nước trà, buổi trưa ban một bữa cơm thường, rồi từ trưa đến tối thỉnh thoảng lại ban bánh và nuớc trà. Thí sinh làm bài từ sáng sớm đến tối mịt là hết hạn, vì không có đèn cho nên các thí sinh phải liệu sao cho trước lúc tối phải viết bài cho xong. Một đôi khoa nếu bài chế sách có dài quá, nhà vua gia ân cho cống sinh mỗi người một cây sáp, đó là đặc ân lâm thời, chứ theo lệ thì bài thi phải viết xong trước lúc tối quá.
3. Cách chấm thi
Đầu bài tự vua ra. Kỳ thi đình là kỳ thi của nhà vua, chính nhà vua thân hành ra đầu bài, gọi là chế sách. Bài của các cống sanh làm, gọi là đối sách nghĩa là giải đáp những câu trong chế sách hỏi. Trong bài chế sách hỏi cả cổ và kim. Bởi lý do nàyvua đặt ra một ban giám khảo để giúp vua chấm bài. Ban này chia làm hai tiểu ban, nghĩa là bài thi có hai dấu chấm, là ban Duyệt quyển (dấu nội) và ban Độc quyển. Duyệt quyển là chấm sơ, có hai vị, thường thường cử các quan tam phẩm hay tứ phẩm sung vào. Độc quyển là chấm phúc, cũng có hai vị, là các quan đọc các quyển thi cho vua nghe mà định sự thủ xả.
Chức độc quyển thì thì tất là cử các quan đại thần, hàng thượng thơ, ít nhất là nhị phẩm. Dãu phê lấy dấu ban Độc quyển làm nhất định. Thí dụ quyển thi nào ban duyệt quyển phê có một hay hai phân, ban độc quyển phê ba phân thì theo dấu phê của ban Độc quyển mà lấy đỗ. Ban độc quyển chấm xong, phê xong, mới định quyển nào nên cho đỗ hạng nào, rồi đệ tâu lên để nhà vua định đoạt. Khi số đỗ đã định và đã được chỉ vua chuẩn y, thì kết quả đuợc tuyên bố trước ngày truyền lô hai ngày. Thí dụ mồng mười là ngày truyền lô, thì sáng mồng tám các cống sinh đã phải chực ở bộ Lễ để xem kết quả.
4. Cách lấy đỗ tiến sĩ và phó bảng
Cách lấy đỗ này, từ khoa đinh vị (1907) về trước hoàn toàn căn cứ vào văn đình. Các thí sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách, hễ văn đình đuợc phê ba phân là đuợc liệt vào hạng tam giáp, đuợc phê bốn hay năm phân là đuợc liệt vào hạng nhị giáp, đuợc phê sáu hay bảy phân là đuợc liệt vào hạng nhất giáp đệ tam danh (thám hoa), đuợc phê tám hay chín phân là đuợc xếp vào hạng đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn), đuợc phê mười phân là đuợc liệt vào hạng đệ nhất giáp đệ nhất danh ( trạng nguyên).
Nhưng những thí sinh đỗ chánh trúng cách ở kỳ thi Hội, đuợc một ưu điểm hơn hạng thứ trúng cách là khi vào thi Đình, nếu văn đình chỉ phê một phân hay hai phân mà vì là chánh trúng cách ở kỳ thi Hội cho nên đuợc đô tam giáp tiến sĩ. Ngoài cái ưu điểm này, các thi sinh đỗ chánh trúng cách cũng như các thí sinh đỗ thứ trúng cách đuợc đỗ nhất giáp, nhị giáp hay tam giáp đôi bên cũng như nhau cả. Xem cách này ta nhận thấy cách lấy đỗ ở trường hội, trường đình chú trọng văn đình nhiều lắm. Thí dụ hai cống sinh, một người văn hội nhiều điểm lắm( 15 hay 20 phân) được đỗ hội nguyên ( đầu kỳ thi Hội). Đến khi vào thi đình văn chỉ được có một phân, tuy rằng vẫn đưọc đỗ tiến sĩ song phải đỗ cuối bảng.
Cùng khoa ấy, một cống sinh ở trường hội, mỗi kỳ chỉ được có một phân, bốn kỳ bốn phân, đỗ cuối bảng thứ trúng cách, vào thi đình, văn đình được phê ba phân, thế là cả hội lẫn đình cộng đuợc có 7 phân, thế mà ông đỗ cuối thứ trúng cách này được đỗ tam giáp tiến sĩ, đỗ trên ông chánh trúng cách, văn đình chỉ có một phân.
Thi Hội và thi đình không có giải ngạch định trước. Khoa nào cũng như khoa nào, cứ tùy văn thi mà lấy đỗ. Bởi thế có khoa đỗ nhiều đỗ ít. Có khoa có thám hoa, hoàng giáp và tiến sĩ, phó bảng, có khoa chỉ có tam giáp đồng tiến sĩ và phó bảng mà thôi. Thi Đình là để nhà vua tùy văn Đình mà cho đỗ chánh bảng hay phó bảng.
Chánh bảng có ba hạng.
Một là Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ
Hai là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuật thân. ( hoàng giáp)
Ba là Đệ tam giáp dồng tiến sĩ xuất thân.
Hạng đệ nhất giáp lại có ba bậc:
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên)
Đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh( Bảng nhãn)
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đê tam danh( Thám hoa)
Phó bảng chỉ có một hạng là phó bảng.
5. Nghi lễ
Sau khi cuộc chấm thi Đình xong, nhà vua đặt ra nhiều nghi lể long trọng:
a. Lễ truyền lô: Lễ truyền lô là lễ xướng tên các ông mới đỗ đại khoa, từ tam
giáp tiến sĩ trở lên.
b. Lễ dự yến : vua ban yến cho các tân khoa
c. Khán hoa: xem hoa ở vườn thượng uyển.
d. Du nhai: dạo chơi các phố phường.
e. Tạ biểu: các quan tân khoa làm biểu tạ ơn vua.
f. Lễ thích điện: ở văn miếu Khổng tử.
Nguyễn Sĩ Giác
TUYẾT HUY * KHẢO CỨU VỀ SỰ THI TA
Giới thiệu:
Tiên
sinh tên thật là Dương Bá Trạc ( 1884-1944), quê ở làng Phú Thị, phủ
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, lá anh ruột của Dương Quảng Hàm, và Dương Tụ
Quán .Tiên sinh đỗ cử nhân Hán học năm canh tí (1900) lúc 16 tuổi
nhưng không ra làm quan, chỉ tích cực hoạt động cách mạng. Tiên sinh
tham gia trường Đông Kinh Nghĩa Thục, năm mậu thân (1908) bị Pháp kết
án 15 năm đày Côn Đảo.Sau tiên sinh về, cộng tác với Nam Phong tạp chí.
Khoảng 1932, tiên sinh cùng Dương Tụ Quán lập Văn Học tạp chí tại Hà
Nội (Tuyết Huy giữ chức chủ bút còn Dương Tụ Quán làm chủ nhiệm). Năm
1943, người Nhật đưa Tiên sinh cùng Trần Trọng Kim qua Singapore
nhưng khi đến dây tiên sinh mất vì bệnh ung thư.
Tác Phẩm: +Tiếng Gọi Đàn (văn)
+ Nét Mực Tình (thơ)
+Chữ Nho Học Lãy
+Chức Trách Sĩ Lưu
Bài ''Khảo cứu về sự thi ta'' của tiên sinh đăng trong Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385, nay gần 100 năm vẫn sáng ngời giá trị lịch sử, vì vậy người nghiên cứu xin được phép đưa vào GIA HỘI THƯ TRANG để độc giả tham khảo. Trong bài này, Tuyết Huy tiên sinh chú thích rất kỹ lưỡng (chữ đứng) , nếu cần, người nghiên cứu cũng xin chú thích thêm (chữ nghiêng.). cho rõ ràng..
Nguyễn Thiên Thụ
I. PHÁT ĐOAN
Xưa nay có nước tất phải có người làm việc nước bất luận nước nào cũng đều cần phải có quan trong quan ngoài, người giữ việc này, kẻ lo chức kia thì công việc trong nước mới đâu ra đãy được. Những hạng ngưòi ấy bởi đâu mà có? Đại khái bởi ba đường này:
(1). là do tiến cử, như lệ các quận quốc cử người hiền lương phương chính ở đời Hán bên Tàu, lệ quan Tổng lý nội các cử các viên ở nước Pháp, nước Anh bên Âu châu, lệ các quan kinh, tỉnh cử trí ở đời Lê và bản triều ta vậy.
(2). là do sự sát hạch trong trường học như phép tường tự học hiệu về đời Tam đại bên Tàu , phép hạch tốt nghiệp ở các trường học bên tây, phép học Giám của ta vậy.
(3). là do thi cử như thi hương, thi hội ở bên Tàu ở bên Tàu và bên ta, các sở thi lấy người làm việc ở Tây vậy.
Tác Phẩm: +Tiếng Gọi Đàn (văn)
+ Nét Mực Tình (thơ)
+Chữ Nho Học Lãy
+Chức Trách Sĩ Lưu
Bài ''Khảo cứu về sự thi ta'' của tiên sinh đăng trong Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385, nay gần 100 năm vẫn sáng ngời giá trị lịch sử, vì vậy người nghiên cứu xin được phép đưa vào GIA HỘI THƯ TRANG để độc giả tham khảo. Trong bài này, Tuyết Huy tiên sinh chú thích rất kỹ lưỡng (chữ đứng) , nếu cần, người nghiên cứu cũng xin chú thích thêm (chữ nghiêng.). cho rõ ràng..
Nguyễn Thiên Thụ
I. PHÁT ĐOAN
Xưa nay có nước tất phải có người làm việc nước bất luận nước nào cũng đều cần phải có quan trong quan ngoài, người giữ việc này, kẻ lo chức kia thì công việc trong nước mới đâu ra đãy được. Những hạng ngưòi ấy bởi đâu mà có? Đại khái bởi ba đường này:
(1). là do tiến cử, như lệ các quận quốc cử người hiền lương phương chính ở đời Hán bên Tàu, lệ quan Tổng lý nội các cử các viên ở nước Pháp, nước Anh bên Âu châu, lệ các quan kinh, tỉnh cử trí ở đời Lê và bản triều ta vậy.
(2). là do sự sát hạch trong trường học như phép tường tự học hiệu về đời Tam đại bên Tàu , phép hạch tốt nghiệp ở các trường học bên tây, phép học Giám của ta vậy.
(3). là do thi cử như thi hương, thi hội ở bên Tàu ở bên Tàu và bên ta, các sở thi lấy người làm việc ở Tây vậy.
Ba cách lấy ấy làm ra đều có thành hiệu mà cũng không có cách nào khỏi
mối tệ: tiến cử thì thiện loại cùnbg nhau cất nhắc được nhưng có người
lạm dụng cái quyền tiến cử của mình, bà con, quen thuộc, không khỏi
cái tệ thiên tư; thi cử thì thủ xả khó điều tình vị được, nhưng bình
thời không biết tài học của người ta, vàng thau ngọc đá, không khỏi có
tệ hỗn hào; sát hạch trong trường học thì giỏi dở hơn kém, có thể biết
tinh tường được, nhưng có nhiều người thác thỉ khôi kỳ, không chịu được
khuôn khổ nhà trường thúc phọc cũng không khỏi cái tệ di tài.
Tuy nhiên, so sánh trong ba cách ấy, có cái thành hiệu nhiều mà mối tệ it, có cái thành hiệu it mà mối tệ nhiều. Việc thiên hạ không gì toàn lợi cũng không gì toàn hại; chỉ tính cái phân số lợi hại nhiều ít mà làm là phải. Cách tiến cử thiên tư phần nhiều, chớ đắc nhân phần it, cách thi cử kiểu hãnh phần nhiều chớ thực tài phần it; duy cách sát hạch trong trường học hàng ngày vét được tính nết tốt xấu, công khóa hơn thua, tính nốt ( note) có sổ, lên lớp có thi, đến kỳ tốt nghiệp, sát hạch tất không lầm nữa; dù quan giám khảo có muốn tư vị đi nữa nhưng sức học hồi bình nhật, thầy giáo đã công nhận, đồng bối đã biết nhau, khoé gian cũng dễ lòi ra được, kẻ làm gian có chỗ sợ mà không dám làm lung nên so sánh trong các cách lựa lấy người, có cách sát hạch trong trường học là công chánh, có thành hiệu nhiều, mối tệ it hơn cả.
Huống chi đời bây giờ sự giáo dục nước nào cũng mỗi ngày một tiến bộ, trong nước người nào cũng có ở qua trường học, làm nghề gì cũng phải có học trường học chuyên môn nghề ấy, thì những người thác thỉ kỳ khôi thì dù có cái tư cách không hợp ở trường học này, tất có hợp ở trường học khác, đã hợp tất chịu được quy củ trường ấy mà học đến tốt nghiệp thành tài; cái tệ di tài cũng không lấy làm quan ngại vậy.
Các nước văn minh bây giờ, cách lựa lấy người đều dùng cách sát hạch trong trường học cả (NP 373) tuy cũng có cách tiến cử, cách thi nhưng vẫn lấy cách sát hạch trong trường học làm cốt; tiến cử chẳng qua cũng cử trong những người đã có trúng tuyển ở các trường học mà lựa ai là người có tài đức, có kinh lịch, xứng đáng về cái chức vụ ấy hơn hết thì cử đó thôi; thì chẳng qua cũng thi trong những người tốt nghiệp ở một cái trường chuyên môn nào đãy mà lựa ai đủ sức làm việc về nghề chuyên môn ấy thì lấy đó thôi.
Tuy nhiên, so sánh trong ba cách ấy, có cái thành hiệu nhiều mà mối tệ it, có cái thành hiệu it mà mối tệ nhiều. Việc thiên hạ không gì toàn lợi cũng không gì toàn hại; chỉ tính cái phân số lợi hại nhiều ít mà làm là phải. Cách tiến cử thiên tư phần nhiều, chớ đắc nhân phần it, cách thi cử kiểu hãnh phần nhiều chớ thực tài phần it; duy cách sát hạch trong trường học hàng ngày vét được tính nết tốt xấu, công khóa hơn thua, tính nốt ( note) có sổ, lên lớp có thi, đến kỳ tốt nghiệp, sát hạch tất không lầm nữa; dù quan giám khảo có muốn tư vị đi nữa nhưng sức học hồi bình nhật, thầy giáo đã công nhận, đồng bối đã biết nhau, khoé gian cũng dễ lòi ra được, kẻ làm gian có chỗ sợ mà không dám làm lung nên so sánh trong các cách lựa lấy người, có cách sát hạch trong trường học là công chánh, có thành hiệu nhiều, mối tệ it hơn cả.
Huống chi đời bây giờ sự giáo dục nước nào cũng mỗi ngày một tiến bộ, trong nước người nào cũng có ở qua trường học, làm nghề gì cũng phải có học trường học chuyên môn nghề ấy, thì những người thác thỉ kỳ khôi thì dù có cái tư cách không hợp ở trường học này, tất có hợp ở trường học khác, đã hợp tất chịu được quy củ trường ấy mà học đến tốt nghiệp thành tài; cái tệ di tài cũng không lấy làm quan ngại vậy.
Các nước văn minh bây giờ, cách lựa lấy người đều dùng cách sát hạch trong trường học cả (NP 373) tuy cũng có cách tiến cử, cách thi nhưng vẫn lấy cách sát hạch trong trường học làm cốt; tiến cử chẳng qua cũng cử trong những người đã có trúng tuyển ở các trường học mà lựa ai là người có tài đức, có kinh lịch, xứng đáng về cái chức vụ ấy hơn hết thì cử đó thôi; thì chẳng qua cũng thi trong những người tốt nghiệp ở một cái trường chuyên môn nào đãy mà lựa ai đủ sức làm việc về nghề chuyên môn ấy thì lấy đó thôi.
Tàu và ta thuở nay, cách lựa lấy người, thịnh nhất là cách khoa cử. Từ
năm Quang Tự duy tân biến pháp, Tàu đã bỏ thi hương, thi hội, đổi
làm phép tưởng lệ trong các học đường rồi. Ta nhờ nhà nước Bảo hộ khai
hóa dần dần, trường học một ngày một mở thêm, lấy học trò tốt nghiệp ở
các trường trung học, đại học bây giờ mà thay vào những tiến sĩ cử nhân
thời trước; thi hương ở Bắc kỳ đã bãi hẳn hai khoa rồi, mới năm ngoái
đây lại có chỉ dụ bãi cả thi hương ở Trung kỳ, còn để thi nốt một khoa
hội năm nay nữa là chung cục khoa trường. Nhân thế khảo cứu hết lai do
về sự thi ta mà tỏ bày chỗ phải quấy, chỗ nên chỗ hư, để làm cái tài
liệu sau này cho các nhà khảo cổ bình luận, tưởng cũng không phải là
một chuyện vô ích vậy.
II. CÁI LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TÀU
Tên tiến sĩ có từ đời Chu nhưng đời ấy chưa đặt phép thi, còn lựa lấy ngừời ở trong trường học quan Hương đại phu lựa những người tuấn tú ở trong trường hương học, cử lên quan Tư đồ gọi là tuyển sĩ, quan Tư đồ lại lựa những người tuấn tú trong hạng tuyển sĩ gọi là tuấn sĩ; những người tuấn sĩ được vào trường quốc học gọi là tạo sĩ; quan Đại nhạc chính lại lựa những người tuấn tú trong hạng tạo sĩ gọi là tiến sĩ, những người ở trường hương học cử lên làm quan lại các hương, các toại ; những người ở quốc học cử lên dùng làm quan đại phu, quan sĩ , hai chữ "tiến sĩ" thủy từ đãy mà chưa phải là cái huy hiệu đỗ thi hội như đời sau. Tên cử nhân có từ đời Hán nhưng thời ấy cũng chưa đặt phép thi, còn dùng cách tiến cử, giao cho các quan ở quận quốc cử ba hạng người: một hạng "hiền lương phương chính", một hạng hiếu liêm'', một hạng bác sĩ đệ tử gọi là cử nhân quận này, cử nhân quận kia. Đời vua Hán Văn Đế mới bắt cử hạng người "hiếu liêm " và hạng " phương chính", đời Hán Vũ Đế mới bắt cử hạng người"hiếu liêm" và hạng người "bác sĩ đệ tử ". Tuy cũng có thi một bài đối sách như ông Tiều Thố đối sách đời vua Văn Đế, ông Đổng Trọng Thư, ông Công Tôn Hoằng đối sách đời vua Vũ Đế, nhưng phải do quận quốc cử lên trước mới được dự thí, không phải đặt hẳn ra một khoa thi, ai cũng có thể vào thi được. Hai chữ '' cử nhân'' thủy từ đãy, mà chưa phải là cái huy hiệu đỗ thi hương đời sau. Đến vua Tùy Dượng Đế mới đặt khoa thi tiến sĩ, thi phú và thơ. Tiến sĩ đời sau đó là tị tổ (NP, 374) .
Đến đời Đường phép thi càng tinh mật hơn, đại ước chia làm ba khoa: sinh đồ , cống cử và chế cử Các nhà học ở kinh sư và các trường học ở châu huyện, học trò đỗ tốt nghiệp, đưa lên thi ở tòa thượng thư gọi là sinh đồ. Những người không phải học trò các trường, chịu thi ở châu huyện trước, ai trúng tuyển cũng được đưa lên thi tại tòa thượng thư, gọi là cống cử. Ngoài ra có một khoa nữa để đãi những bậc phi thường, thì Thiên tử thân ra một bài đối sách cho thi thì gọi là chế cử. Đỗ khoa sinh đồ và khoa cống cử chia ba hạng: tú tài, tiến sĩ và minh kinh . Cách thi mỗi hạng mỗi khác. Hạng tú tài thi năm đạo văn sách hỏi về phương lược cầu trị; hạng tiến sĩ thi hai bài tạp văn, năm đạo văn sách hỏi về thời vụ; hạng minh kinh thì thi mười câu văn sách hỏi về nghĩa năm kinh. Ngoài ra lại xét đến khổ người: tiếng nói , chữ viết, lời phán: khổ người phải trọng hậu mà phương phi, tiếng nói phải biện bác mà đứng đắn, chữ viết phải lối chân tươi đẹp, lời phán phải văn lý ưu trường. Phép thi đời Đường thịnh hành có ba hạng ấy; thỉnh thoảng có đặt thêm khoa thi pháp luật, khoa thi toán học, khoa thi hiếu liêm, khoa thi sử học, khoa thi ba truyện Xuân Thu nhưng không phải lệ thường vậy.
Đến đời Tống phép thi đại lược cũng giống đời Đường mà thịnh hành nhất là khoa thi tiến sĩ: thi thơ, phú, tạp văn,sách luân và thiếp kinh, thi ban đầu mỗi năm mỗi thi, sau cách năm một lần, sau nữa mỗi ba năm một lần. Ba năm thi một kỳ là bắt đầu từ đó. Ông Vương An Thạch làm tướng vua Tống Thần Tông lấy thi phú tệ chỉ chuộng về từ chương thì thiếp kinh tệ chỉ thiên về ký tụng nên đổi phép thi lại, thi tiến sĩ không dùng thơ phú, chỉ hỏi nghĩa kinh; sau vì nhiểu người để thi phú, bàn luận phân vân, lại chia làm hai khoa, một khoa thi nghĩa kinh, một khoa thi thơ phú . Đời Tống hai khoa thi ấy tịnh hành: khoa chế cử, Tống cũng đặt theo như Đường , tự đời Tống Thần Tông bãi đi, sau đổi, thành khoa hoành từ, sau lại đổi làm khoa tử học kiêm mậu.
Người Mông Cổ chiếm được nước Tàu, việc cai trị mỗi cái mỗi sơ sài phép thi cũng không xêp đặt gì cả. Vua Nguyên Nhân Tông mới châm chước phép cũ, định mỗi ba năm, một lần thi, chia tiến sĩ ra hai bảng, bảng phía hữu người sắv mục giống Mông Cõ, phiá tả người Hán tộc. Ai đỗ phải biết chữ Mông Cổ và thông đạo giáo Hồi, ấy cũng là một cái lối cai trị người khác giống vây.
Đời Minh thì phép thi rất tường, chia làm hương thí, hội thí, đình thí; cứ năm tí , ngọ ,mão , dậu , học trò các tỉnh, ở tỉnh nào thi tỉnh nấy, gọi là hương thí, qua năm sửu , mùi , thìn , tuất , ai đỗ hương rồi thi tại bộ Lễ trong kinh, gọi là hội thí.
Đỗ hội rồi Thiên tử thân ra một bài đối sách thi ở điện đình, gọi là đình thí. Hương thí, hội thí, đình thí là bắt đầu từ đó. Nhà Thanh theo phép thi của nhà Minh chỉ đầu bài có hơi khác một chút. Đầu bài thi đình thì cũng theo như hồi đầu đời Minh, thi một đạo văn sách hỏi thời vụ. Đầu bài thi hương, thi hội hồi đời Minh, trường nhất thi hai bài nghĩa tứ truyện, bốn bài nghĩa ngũ kinh, Thanh đổi ba bài nghĩa tứ truyện, một bài thơ ngũ ngôn tám vần, trường nhì một bài luận, năm câu phán đổi (NP, 375) làm năm bài nghĩa ngũ kinh; trường ba năm đạo văn sách luận hỏi kinh sử và thời vụ, đổi làm năm đạo sách luận muốn hỏi đâu thì hỏi. Đỗ thi đình chia làm ba bậc: bậc nhất là nhất giáp, chỉ ba tên: tên đầu trạng nguyên, tên thứ nhì bảng nhãn, tên thứ ba thám hoa, đều cho là tiến sĩ cập đệ. Bậc nhì là nhị giáp, cho tiến sĩ xuất thân. Bậc ba là tam giáp, cho là đồng tiến sĩ xuất thân. Nhị giáp, tam giáp không định ngạch, tuỳ khi lấy ít lấy nhiều. Cách thi nước ta từ Lê đến giờ, tức bắt chước hơi giống như thế.
III. CÁI LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA
Năm thứ tư niên hiệu Thái Ninh đời vua Nhân tông, khoa ất mão (lịch tây năm 1076), thi kén lấy người minh kinh bác học, người Gia Định, huyện Gia Bình, Bắc Ninh bây giờ), ông Lê Văn Thịnh đỗ đầu; khoa cử nước ta mới có từ đãy.
Một đời Lý thấy ở trong sử chỉ có sáu khoa: khoa thi ấy với khoa bính dần (lịch tây năm1087) thì kén người văn học sung vào viện Hàn lâm, khoa nhâm thân (lịch tây năm 1093) thi đình, khoa ất dậu (lịch tây năm 1110) thi học sinh, khoa ất tỵ (lịch tây năm1130), khoa quý sửu (lịch tây năm1138) đều thi kén người vào thị học. Khoa bính dần, sử chép người đứng đầu là Mạc Hiển Tích, khoa ất tị, sử chép ba tên đỗ đầu là Bùi Quốc Khái, ông Đỗ Thế Diên, và ông Đặng Nghiêm; ngoài ra không truyền. Tưởng chừng đời Lý nối sau đời Đinh, đời Lê lấy võ công làm trọng, phần thì khi ấy đạo Thích , đạo Lão đương thịnh hành; coi đời vua Lý Anh Tông (lịch tây năm1138-1155) còn lấy ba giáo thi học sinh thì biết. Cho nên lựa người bổ quan, phần nhiều còn lấy ở trong quân nhân và trong tăng đạo, phép thi thảo lược, chưa lấy gì làm tinh tường.
Đến đời Trần
thì phép thi đã hơi kỹ. Vua Trần Thái Tông tức vị năm thú tư niên hiệu
Thiên Ứng (lịch tây năm 1232) thi thái học sinh (tức như thi tiến sĩ
đời sau ) chia làm ba giáp ( như phép thi hội đời Minh bên Tàu), năm
thứ 11 (năm 1239) lại định hẳn bảy năm một khoa thi; thấy ở trong sử có
chép một khoa lấy đỗ năm mươi mốt tên : ba tên tam khôi, bốn mươi lăm
tên thái học sinh, mà ông Nguyễn Hiền mười ba tuổi đỗ trạng nguyên, ông
Lê Văn Hưu mười tám tuổi đỗ bảng nhãn cũng là lắm vậy. Năm bính thìn (
1248), lại chia người tứ chánh (Bắc kỳ bây giờ) là người kinh, người
Hoan Ái (Thanh Nghệ bây giờ) là người trại, hai dằng lấy riêng ngạch
đỗ, cũng đều có trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; đường thời có cái
danh hiệu "trạng nguyên kinh", và "trạng nguyên trại".
Đời
vua Trần Thánh Tông ( 1258- 1282), lại hợp kinh trại cùng thi làm một,
lấy đỗ ba tên tam khôi, hăm bảy tên thái học sinh. Đầu bài thi trước
kia thế nào, không xét được rõ. Tự năm thứ mười hai niên hiệu Hưng Long
đời vua Trần Anh Tông ( năm 1311), định lại phép thi, chia làm bốn kỳ;
kỳ thú nhất ám tả, kỳ thú nhì kinh nghĩa và thơ phú; kỳ thứ ba chế,
chiếu, biểu; kỳ thú tư văn sách. Khoa ấy ông Mạc Đỉnh Chi đỗ trạng
nguyện, ông Nguyễn Trung Ngạn đỗ hoàng giáp, nhi giáp gọi là hoàng giáp
bắt đầu tự đãy. Năm thứ hai niên hiệu Long Khánh đời vua Trần Duệ Tông
( năm 1370), đổi thái học sinh gọi là tiến sĩ: trạng nguyên, bảng
nhãn, thám hoa, hoàng giáp cho đến cập đệ xuất thân, tiến sĩ cho là
đồng cập đệ xuất thân (NP, 376). Khoa ấy đình thí tại hành cung Thiên
Trường (phủ Xuân Trường, Nam Định), lấy năm mươi tên tiến sĩ.
Phép thi hương cũng định từ đời ấy, trúng tuyển gọi là cử nhân, mới
được dự vào thi hội. Sau lại định lại đầu bài thi hội, trường nhất bỏ
ám tả, thi kinh nghĩa, trường nhì thơ phú, hai trường kia để như cũ.
Phép thi lúc ấy, qua mấy lần sửa đổi, đã rất là tinh tường; tự Lê cho
chí bản triều đều phỏng theo thế cả. Hồ Quý Ly cũng định lại phép thi,
đặt thêm một kỳ toán pháp, cũng có ý hay. Vua Lê Thái Tổ bình Ngô dựng
nước, sau vì loạn người Minh chiếm nước, điển lệ trong nước tán dật
không còn. Năm thú hai niên hiệu Thuận Thiên ( năm 1489), mới thi quan
viên sĩ dân thiên hạ tại Đông Đô (tại Hà Nội bây giờ), quan văn, quan
võ trong ngoài từ tứ phẩm trở xuống có ai tinh thông kinh sử võ kinh,
cho vào thi cả; năm thú tư lại thi chân nho chính trực, hai khoa ấy
hoặc thi kinh nghĩa, hoặc luận phú, hoặc sách đề, đều tuỳ tài lấy đỗ,
bất thứ cất dùng, mà khoa hương, khoa hội lúc ấy chưa kịp cử hành vậy.
Đến năm đầu niên hiệu Thiệu Bình đời vua Lê Thái Tông ( năm 1433),
định lệ sáu năm thi một khoa, năm trước các đạo ( đời Lê gọi tỉnh là
đạo), thi hương, năm sau thi hội, trúng tuyển ấy đều cho là tiến sĩ
xuất thân. Đầu bài thi trường nhất một bài nghĩa kinh, bốn truyện mỗi
truyện một bài nghĩa truyện, bài nào cũng hạn ba trăm chữ trở lên,
trường nhì chế, chiếu biểu, trường ba thơ phú, trường tư một đạo văn
sách, hạn một ngàn chữ trở lên.
Năm thứ năm mới mở khoa thi, hơn một tháng thi đình, vua ngự điện đình hỏi một bài đối sách, duyệt quyển rồi sai quan đọc sắc xướng danh, lấy đỗ bảy tên vừa trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, hai mươi ba tên phó bảng, mang ân mạnh ăn yến, lĩnh mũ đai xiêm áo vinh quy làng. Tiến sĩ vinh quy thành lệ từ đấy. Năm thú bảy niên hiệu Quang Thuận đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1466) định lệ ba năm một khoa thi: năm tí, năm mão, năm ngọ, năm dậu thi hương, năm sửu, năm mùi, năm thìn, năm tuất thi hội. Ba năm một khoa thủy từ đãy.
Đầu bài thi: năm thứ ba niên hiệu Quang Thuận ( 1462), định thi hương trường nhất năm đạo kinh nghĩa, trường nhì chiếu chế biểu, dùng tứ lục cổ thể, trường ba thơ dùng luật Đường, phú dùng cổ thể và tao tuyển, hạn ba trăm chữ sắp lên, trường tư một đạo văn sách hỏi kinh sử và thời vụ, hạn một ngàn chữ sắp lên; năm thứ ba niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1462) định thi hội, trường nhất ra mỗi kinh ba bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi kinh một bài làm văn, duy kinh Xuân Thu hai bài phải làm cả, gộp thành một bài, mỗi truyện hai bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi truyện một bài làm văn; trường nhì chiếu chế biểu mỗi thứ ba bài; trường ba thơ phú đều một bài, trường ba một bài văn sách hỏi ý nghĩa kinh sách và chính trị lịch triều. Về sau các đời hơi thêm bớt, nhưng cũng không qua kinh nghĩa, tứ lục, thơ phú, văn sách, ra vào trong mấy lối văn ấy mà thôi (NP 377).
Năm thứ năm mới mở khoa thi, hơn một tháng thi đình, vua ngự điện đình hỏi một bài đối sách, duyệt quyển rồi sai quan đọc sắc xướng danh, lấy đỗ bảy tên vừa trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, hai mươi ba tên phó bảng, mang ân mạnh ăn yến, lĩnh mũ đai xiêm áo vinh quy làng. Tiến sĩ vinh quy thành lệ từ đấy. Năm thú bảy niên hiệu Quang Thuận đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1466) định lệ ba năm một khoa thi: năm tí, năm mão, năm ngọ, năm dậu thi hương, năm sửu, năm mùi, năm thìn, năm tuất thi hội. Ba năm một khoa thủy từ đãy.
Đầu bài thi: năm thứ ba niên hiệu Quang Thuận ( 1462), định thi hương trường nhất năm đạo kinh nghĩa, trường nhì chiếu chế biểu, dùng tứ lục cổ thể, trường ba thơ dùng luật Đường, phú dùng cổ thể và tao tuyển, hạn ba trăm chữ sắp lên, trường tư một đạo văn sách hỏi kinh sử và thời vụ, hạn một ngàn chữ sắp lên; năm thứ ba niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông ( năm 1462) định thi hội, trường nhất ra mỗi kinh ba bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi kinh một bài làm văn, duy kinh Xuân Thu hai bài phải làm cả, gộp thành một bài, mỗi truyện hai bài nghĩa, học trò lựa lấy mỗi truyện một bài làm văn; trường nhì chiếu chế biểu mỗi thứ ba bài; trường ba thơ phú đều một bài, trường ba một bài văn sách hỏi ý nghĩa kinh sách và chính trị lịch triều. Về sau các đời hơi thêm bớt, nhưng cũng không qua kinh nghĩa, tứ lục, thơ phú, văn sách, ra vào trong mấy lối văn ấy mà thôi (NP 377).
Bia tiến sĩ dựng tự đời Lê Thái Tông (năm 1433- 1442) bộ Công đục đá, văn thần soạn bia theo thứ tự đỗ cao thấp đề tên các ông nghè, ý để làm trọng cái thanh giá tiến sĩ, lưu cái công luận ngàn đời vậy.
Tiến sĩ đến đời
Lê, lễ đãi rất là long trọng: quan Hồng lô truyền tờ chế vua, xướng
những tên đỗ, quan Lại bộ ban ân mệnh, mũ áo, quan Lễ bộ bưng bảng
vàng có phường nhạc dẫn đến cửa hoàng thành treo yết, các ông tiến sĩ
được ban yến ở Lễ bộ đường, quan coi tàu ngựa sắp ngựa Ngự để đưa về
quán ngụ, vinh diệu không gì bằng. Đến đời Hậu Lê, càng thêm long trọng
nữa:cấp phẩm phục vinh quy, dân bản quán phải cờ trống tiếp rước, quan
sở tại phải bắt dân hàng tổng làm dinh, tam khôi được vào viện Hàn
lâm, đồng tiến sĩ cũng bổ chức khoa đạo, không phải đi làm phủ huyện;
ra làm quan ngoài, được làm quan đường giữ ấn, không phải phó nhị ai;
những cái ấy đều là ân vinh đặc biệt tự lúc có khoa mục đến giờ chưa
từng có vậy.
Bản triều
đức Thế tổ nhất thống nam bắc, phép thi cũng châm chước theo đời Lê:
năm thứ sáu niên hiệu Gia Long ( năm 1807) mở khoa thi, đầu bài thi
định bốn trường, trường nhất định một bài nghĩa kinh, một bài nghĩa
truyện là túc quyển, trường nhì chiếu, chế, biểu; trường ba một bài thơ
luật Đường, một bài phú, trường tư văn sách, quán quyển bốn trường mới
lấy đỗ, đánh hỏng. Năm thứ sáu niên hiệu Minh Mạng (1825), định lệ
quán quyển: bốn trường ưu cả là hơn nhất, thứ đến ba ưu một bình, thứ
đến ba ưu một thứ, hoặc hai ưu hai bình, thứ đến hai ưu, một bình, một
thứ, hoặc hai ưu, hai thứ, hoặc một ưu ba bình, hoặc ba ưu một liệt,
thứ đến một ưu hai bình, một thứ, hoặc bốn trường bình cả, hoặc một ưu
ba thứ, hoăc ba bình một thứ, hoặc hai bình hai thứ, hoặc một bình ba
thứ, tính suốt bốn trường lấy người đậu trên đậu dưới.
Đời
Tiền Lê đỗ hương gọi là cử nhân, tú tài. Đời Lê gọi cử nhân là hương
cống, tú tài là sinh đồ; đờI Gia Long còn theo gọi như cũ, đến năm ấy
lại đổi gọi là cử nhân, tú tài.
Năm thứ mười ba ( năm 1832), sửa lại phép thi: bốn trường rút bớt đi một trường, trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi hương một bài thơ thất ngôn, một bài phú tám vần, trường ba văn sách; thi hội một bài thơ ngũ ngôn, một bài phú cũng tám vần, trường ba văn sách. Năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị năm 1844), định phàm thi Hội thông ba trường được trên mười phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến chín phân hoặc một trường bất cập phân mà hai trường kia lại được trên mười phân trở lên lấy đậu phó bảng; lại định các quan giáo, huấn có chân cử nhân, tú tài, đến kỳ thi hội, cũng bđược tình nguyện vào thi.
Năm thứ tu niên hiệu Tự Đức ( năm 1851) lại thi bốn trường, bỏ lệ quán quyển cả bốn trường mới lấy đậu đánh hỏng.; thi hương trường nhất trúng cách mới cho vào trường nhì, trường nhì trúng cách mới cho vào trường ba, trường ba trúng cách mới cho vào trường tư; trúng được bốn trường đậu cử nhân, chỉ trúng ba trường cũng được đậu tú tài; thi hội thì thông bốn trường dược tám phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến bảy phân hoặc một trường bất cập phân mà ba trường kia được trên chín phân, lấy đậu phó bảng.
Năm thứ mười ba ( năm 1832), sửa lại phép thi: bốn trường rút bớt đi một trường, trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi hương một bài thơ thất ngôn, một bài phú tám vần, trường ba văn sách; thi hội một bài thơ ngũ ngôn, một bài phú cũng tám vần, trường ba văn sách. Năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị năm 1844), định phàm thi Hội thông ba trường được trên mười phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến chín phân hoặc một trường bất cập phân mà hai trường kia lại được trên mười phân trở lên lấy đậu phó bảng; lại định các quan giáo, huấn có chân cử nhân, tú tài, đến kỳ thi hội, cũng bđược tình nguyện vào thi.
Năm thứ tu niên hiệu Tự Đức ( năm 1851) lại thi bốn trường, bỏ lệ quán quyển cả bốn trường mới lấy đậu đánh hỏng.; thi hương trường nhất trúng cách mới cho vào trường nhì, trường nhì trúng cách mới cho vào trường ba, trường ba trúng cách mới cho vào trường tư; trúng được bốn trường đậu cử nhân, chỉ trúng ba trường cũng được đậu tú tài; thi hội thì thông bốn trường dược tám phân trở lên là trúng cách, bốn phân đến bảy phân hoặc một trường bất cập phân mà ba trường kia được trên chín phân, lấy đậu phó bảng.
Lệ
cũ phó bảng không được vào thì đình, tự năm ấy sắp về sau cho trúng
cách cùng phó bảng đều được vào thi đình cả. Sau định thi hội thi bốn
trường, thi hương chỉ thi ba (NP, 378) trường thôi: trường nhất kinh
nghĩa, trường nhì chiếu chế biểu, luận, trường ba văn. Được it năm
trường nhì lại bỏ thiếu, biểu, luận, thi, thơ phú như hồi năm Minh
Mạng. Năm đầu niên hiệu Kiến Phúc định phàm thi hương quyển nào văn có
ưu bình phải thi thêm kỳ phúc hạch xét coi văn lý nét chữ giống mấy kỳ
trước thì lấy đậu cử nhân, văn lý kém đánh xuống tú tài, văn lý bất
thông cùng vớI nét chữ không phù trích giao bộ Lễ cứu nghĩ. Năm đầu niên
hiệu Đồng Khánh ( năm 1886), định trường Hà, trường Nam thi chung làm
một, lấy đậu năm mươi ba cử nhân, một trăm năm mươi chín tú tài; từ
năm thứ ba ( năm 1888) sấp về sau vì sĩ số tăng nhiều, mỗi khoa lại lấy
thêm it tên nữa.
Ngoài
thi hương, thi hội, lại còn có những bất thời mở ra thi như khoa hoành
từ ?? đời Tiền Lê, khoa sĩ vọng ??, khoa tuyển cử ??., khoa đông các
?? đời Hậu Lê; khoa hoành từ, khoa cát sĩ ??, khoa nhã sĩ ??, khoa yêm
bác ?? đời bản triều; đầu bài tùy khoa muốn ra thế nào thì ra, không
thể lệ nhất định, người trúng tuyển danh vị cũng kể như ông nghè, có ý
để đãi những người yêm trệ, có tài học phi thường, mở lối cầu hiền thật
thấy rộng lắm.
Tóm
lại cái lịch sử khoa cử nước ta, phép thi đời Lý, điều lệ chưa định, kỳ
hạn chưa rành, còn sơ lược lắm; phép thi đời Trần, khoa kỳ hạn là bảy
năm, ngạch đỗ chia là ba giáp, thể thức đã hơi tường; tự Lê đến bản
triều đặt ra có trường quy, có văn thể, bài thi thì mấy trường quán
quyển, kỳ thi thì ba năm một khoa, thể thức rất tường, thành cái phép
nhất định, lấy khoa mục lựa ngườI cũng hệt y Minh Thanh Tàu vậy.
IV. CÁC ĐIỀU LỆ VỀ THI HƯƠNG
Phép thi hương có tự đời Trần mà điều lệ chưa được tinh mật lắm. Tự Lê
sấp sau mỗi khoa mỗi ngày thêm tinh mật. Tới khoa thi, trước chín,
mười tháng, hoặc trước năm, sáu tháng, lý trưởng các làng phải loại
khai những tên học trò thi. Các quan đốc học các tỉnh phải hội đồng với
quan tỉnh định ngày hạch học trò, các quan giáo huấn chấm sơ, quan đốc
chấm phúc, quan tỉnh duyệt lại, tỉnh lớn lấy đỗ chừng năm sáu trăm,
tỉnh nhỏ chừng hai, ba trăm, người nào đỗ hạch, trước ngày thi nửa
tháng, phải nộp quyển thi tại quan đốc tỉnh mình, có thừa lễ thâu
quyển.
Trước ngày thi
sáu bảy hôm, quan tổng đốc các tỉnh đệ quyển tại trường thi, có quan đề
điệu đốc sức lại phòng thâu quyển thi ( mặt quyển thi đề rõ họ tên,
niên canh, quán chỉ và cung khai tam đại mình) đóng giấu diện, giấu
giáp phùng, biên những tên học trò thi vào sổ trường, trước ngày thi
một hôm. Yết bảng cửa, biên những tên nào vào vi nào. Trường chia làm
bốn vi, mỗi vi hai cửa, đêm dạng ngày vào trường, tám cửa có tám ông
quan lớn coi việc trường ngồi, lại phòng xướng tên từng người, đến lượt
ai thì người ấy lĩnh quyển vào trường, tảng sáng ra đầu bài, học trò
làm văn đến trưa phải viết chừng một phần quyển xin đem đóng giấu nhật
trung, đến tối, trống thu không ba hồi, phải làm văn xong đem quyển nộp
xin đóng giấu vỹ ở cuối quyển rồi ra trường, quá hạn thì bỏ ngoại hàm
không được chấm.
Trường nhất chấm xong, ai không bị loại thì lại vào trường nhì, cho đến trường ba, trường tư đều vậy cả. Trong trường chia (NP 379) năm khu, bốn khu xung quanh là bốn vi chỗ học trò ngồi làm văn, mộ khu chính giữa là khu quan trường ở và làm việc, chính giữa khu ấy có một cái nhà thập đạo, nghĩa là các ngả đi thông tới cái nhà ấy được cả, các quan chủ khảo ngồi ra đầu bài, các người chức dịch làm công việc trường, học trò lấy giấu, nộp quyển đều ở đó cả.
Quan chánh, phó chủ khảo, quan phân khảo, quan ngự sử, quan đề điệu, quan giám khảo ở ngoại trường; các quan sơ khảo, phúc khảo ở nội trường. Quan chánh phó chủ khảo, coi hết việc trường và giữ quyền thủ xả, thường lựa quan triều tự tam phẩm sắp lên sung chức ấy.
Quan phân khảo giúp chánh phó chủ khảo về sự chấm quyển, tùy trường lớn nhỏ, có trường đặt một ông, có trường đặt đến hai ba ông, thường lựa quan triều tự ngũ phẩm sắp lên sung chức ấy. Quan ngự sử chủ việc xem xét gian phi, ngày thi giữa hai vi có một cái chòi , hai ông ngồi hai chòi coi cả các vi; khi chấm quyển trinh xát các quan có điều gì tình tiết, thường lựa quan triều từ ngũ phẩm sấp lên sung chức ấy. Các quan sơ khảo, phúc khảo, giám khảo chia phần việc nhau chấm quyển; tùy trường quyển thi nhiều, quyển thi ít, giám khảo lấy hai ông, hoặc ba ông, phúc khảo lấy bốn ông hoặc sáu ông, sơ khảo lấy mươi mười hai ông, hoặc mười bốn mười sáu ông, thường lựa các quan giáo, huấn hoặc tiến sĩ, cử nhân tại quán sung chức ấy.
Trường nhất chấm xong, ai không bị loại thì lại vào trường nhì, cho đến trường ba, trường tư đều vậy cả. Trong trường chia (NP 379) năm khu, bốn khu xung quanh là bốn vi chỗ học trò ngồi làm văn, mộ khu chính giữa là khu quan trường ở và làm việc, chính giữa khu ấy có một cái nhà thập đạo, nghĩa là các ngả đi thông tới cái nhà ấy được cả, các quan chủ khảo ngồi ra đầu bài, các người chức dịch làm công việc trường, học trò lấy giấu, nộp quyển đều ở đó cả.
Quan chánh, phó chủ khảo, quan phân khảo, quan ngự sử, quan đề điệu, quan giám khảo ở ngoại trường; các quan sơ khảo, phúc khảo ở nội trường. Quan chánh phó chủ khảo, coi hết việc trường và giữ quyền thủ xả, thường lựa quan triều tự tam phẩm sắp lên sung chức ấy.
Quan phân khảo giúp chánh phó chủ khảo về sự chấm quyển, tùy trường lớn nhỏ, có trường đặt một ông, có trường đặt đến hai ba ông, thường lựa quan triều tự ngũ phẩm sắp lên sung chức ấy. Quan ngự sử chủ việc xem xét gian phi, ngày thi giữa hai vi có một cái chòi , hai ông ngồi hai chòi coi cả các vi; khi chấm quyển trinh xát các quan có điều gì tình tiết, thường lựa quan triều từ ngũ phẩm sấp lên sung chức ấy. Các quan sơ khảo, phúc khảo, giám khảo chia phần việc nhau chấm quyển; tùy trường quyển thi nhiều, quyển thi ít, giám khảo lấy hai ông, hoặc ba ông, phúc khảo lấy bốn ông hoặc sáu ông, sơ khảo lấy mươi mười hai ông, hoặc mười bốn mười sáu ông, thường lựa các quan giáo, huấn hoặc tiến sĩ, cử nhân tại quán sung chức ấy.
Quan đề điệu chủ việc truyền bảo coi sóc các người lại phòng làm sổ thi, sổ lấy đậu, yết bảng, phát quyển, tống quyển chấm, v. v. . thường lựa quan võ tứ phẩm sấp lên sung chức ấy, mỗi kỳ thi học trò nộp quyển hết, quan đề điệu thu tất cả quyển thi bỏ vào rương, truyền lại phòng giọc phách, mã số hiệu rồi cất phách vào một rương niêm lại, tống quyển cho các quan sơ khảo chấm, sơ khảo chấm rồi đến các quan phúc khảo chấm, phúc khảo chấm rồi đến các quan giám khảo chấm, giám khảo chấm đến các quan chủ phân khảo chấm, đủ bốn dấu chấm rồi hợp phách lại xem quyển nào đậu, quyển nào hỏng, làm sổ gián bảng, yết ra cửa trường.
Thi đủ mấy kỳ quán quyển lại quyển nào văn lý vào hạng vừa thì lấy đậu tú tài, vào hạng tốt thì cho vào thi kỳ nữa gọi là kỳ phúc hạch lấy đậu Cử nhân , dư người nào thì bỏ xuống tú tài, có ngườI văn kỳ ấy xấu quá đánh hỏng tuột. Chấm quyển định đậu hỏng hơn kém, dùng bốn chữ phê ưu ?, bình ?, thứ ?, liệt ? ; ưu là nhất, bình là khá, thứ là vừa, liệt là hỏng hẳn. Lại còn trường quy nghiêm nhặt, ai phạm cũng không hòng đậu được: mang sách vào trường bị đuổi; trong vi người nọ chạy hỏi người kia bị đuổi; làm văn nhỡ viết chữ húy nhà vua, nhỡ nói câu gì lăng mạn đến nhà vua, bị tội; xóa, chữa, móc lên, móc xuống quá mười chữ bị đánh hỏng; lầm chỗ giấu cũng bị đánh hỏng; làm tỳ ố quyển bị đánh ; hỏng; lầm chữ đầu bài bị đánh hỏng; nói việc kim thờI gặp những chữ nhà vua hay kể đức tính vua không viết đài cao lên hàng bị đánh hỏng; ai giữ khỏi bấy nhiều đậu phạm mà văn lý lại tốt mới đậu được.
Hôm yết bảng đậu, các quan trường ngồi tại cửa giữa trường, lại trường xướng tên cử nhân, từ thủ khoa cho chí đội bảng, đến tên ai người ấy dạ mà vào, lĩnh mũ áo (NP. 380)., khâm cấp, cách hai ba ngày bận mũ áo tề chỉnh lạy tạ ơn vua tại hành cung, lễ xong được ban ăn yến. Những đồ vật dụng cung ứng các quan trường, tre nứa làm nhà cửa phên rậu trường, và mũ áo, cổ yến các cử nhân mớI đều trích tiền công khố, giao quan sở tại tỉnh có trường chu biện. Trường thi hương đời Lê định bẩy chỗ: Phuịng Thiên ( tức Hà Nội bây giờ, kinh đô đờI Lê), Sơn Nam (tức Hưng Yên, Nam Định bây giờ), Sơn Tây, Hải Dương Thanh Hóa và Nghệ An; đời bản triều định sáu chỗ: Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Định, Nam Định và Bắc Thành ( Hà Nội bây giờ).
V. CÁC ĐIỀU LỆ VỀ THI HỘI
Điều lệ thi hội đến đời Lê đã rất là tinh mật, bản triều cũng châm chước làm theo: cứ năm trước thi hương năm sau thi hội . Năm sửu, thìn, mùi, tuất mùa xuân tháng ba mở khoa. Những cử nhân tại quán, ai không muốn đi thi phải làm giấy cáo, những người đi thi quan tỉnh phải kê tên vựng thành sách, đệ vào bộ Lễ và cấp giấy hộ chiếu cho từng người. Trước mười ngày, các người có tên thi phải nộp quyển thi tại bộ Lễ .
Những thể thức thu quyển, phát quyển, yết bảng cửa, học trò vào trường, làm văn, lấy giấu, nộp quyển cũng như thi hương. Các trường quy trong khi học trò viết quyển thì cũng phải giữ cho khỏi phạm. Trường cũng chia ra nội trường, ngoại trường, giữa nhà thập đạo, giống như trường thi hương, duy khác có chỗ học trò ngồi làm văn chia hai vi, có lều sẵn, lúc vào trường không đến nỗI cổ đeo vai vác lếc thếch như vào trường hương.
Quan trường: một
quan chánh chủ khảo, một quan phó chủ khảo, một quan tri cống cử, sáu
quan đồng khảo , quan chánh, phó đề điệu, quan giám đằng lục, quan giám
đối độc, đều một viên, giám thí, tuần xát hai viên, nội liêm giám thí
bốn viên, ngoại trường tuần sát bốn viên. Học trò vào trường, ra
trường do quan đề điệu trông mở cửa, đóng cửa; quan giám đằng lục trông
chép quyển lại, rồi điưa lại quan giám đối độc; quan giám đối độc soát
quyển chép lại đúng hết, rồi đưa lại quan đề điệu phân phát cho các
quan nội trường chấm trước, ngoại trường chấm sau; quan giám thí tuần
sát giữ việc canh gác xem xét tất cả trong trường, ngoài trường có phi
vi đâu thì bắt trị tội; quan nội liêm giám thí chủ việc cdò xét tệ lậu ở
nội trường; quan ngoại trường tuần sát chủ việc dò xét tệ lậu ở ngoại
trường. Quyển thi chấm xong hợp với nguyên quyển, quyển nào đúng phân
thì lấy đậu, thiếu phân thì đánh hỏng. Xong bốn trường quán quyển, ra
bảng trúng cách, định ngày vào thi đình.
Đến ngày sở quan thượng thiết bày ngự tọa ở chính giữa điện Cần chánh, đặt bàn hương án trước ngự tọa, để hai bên thềm điện hai cái bàn xếp quyển (NP 381) thi, nghiên, bút mực ở trên, một viên quan tuyên chế sách, một viên quan bộ Lễ đứng bên tả thềm điện; các quan đề điệu, tri cống cử, giám thí đứng hai bên thềm điện; các quan đề thí, lính Cẩm y vệ bày cờ xí trương hoàng; một hồi trống, các quan văn võ mặc đồ phẩm phục phân ban đứng ngoài cửa điện,, hai hồi trống, phụng ngự giá ra điện,: quan tự ban dẫn các quan ban văn vào thị lập bên tả thềm điện,ban võ bên hữu thềm điện, các viên trúng cách, cuốu ban bên tả. Làm lễ năm lạy xong, quan tự ban dẫn các viên trúng cách tiến vào quỳ giữa thềm điện; quan Lễ bộ tâu học trò thi hội trúng cách những tên này tên này phụng chỉ cho vào thi đình. Các quan trường cấp mỗi người quyển thi, nghiên, bút mực đều một cái; quan tuyên chế sách quỳ tâu tuyên chế, bưng tờ chế đứng tuyên; quan tuần củ dẫn các viên trúng cách mỗi người tới mỗi phòng ngồi làm văn. Quyển thi đình do các quan đọc quyển phụng nghĩ văn lý, ba phân sấp lên hoặc một hai phân mà đã đậu chánh trúng cách hộI cũng lấy chánh bảng.
Ngày truyền lô đặt lễ đại trào ở điện Thái hòa , các quan văn võ mặc phẩm phục chia ban thị lập , phụng Hoàng thượng ngự điện; quan giám thí và quan độc quyển truyền các viên tiến sĩ mới vào quỳ giữa bên tả thềm điện lĩnh mũ áo: quan truyền lô chiểu danh sách thứ tự trên dưới tuyên xướng, rồi phụng chỉ yết bảng những tên đậu tại lầu Phu văn ba ngày.Sau khi ra bảng, ban yến các viên tiên sĩ tại Lễ bộ đường, quan bộ Lễ và các viên tiến sĩ mới mặc mũ áo tề tựu chỗ ban yến vọng bái làm lễ tạ, phụng cho mỗi viên tiến sĩ một cành trâm hoa cài mũ. Yến xong, một quan bộ Lễ dẫn các viên tiến sĩ mới tới vườn Ngư xem hoa, đều mũ áo, lọng, ngựa chỉnh tề , xem hoa rồi
do cửa đông thành ra đi khắp các phố, ngày thứ các viên tiến sĩ mớI bệ từ về quán; quan Hồng lô phụng chỉ truyền ơn cho vinh quy.
VI. NHỮNG ĐIỀU HAY TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ NƯỚC TA.Đến ngày sở quan thượng thiết bày ngự tọa ở chính giữa điện Cần chánh, đặt bàn hương án trước ngự tọa, để hai bên thềm điện hai cái bàn xếp quyển (NP 381) thi, nghiên, bút mực ở trên, một viên quan tuyên chế sách, một viên quan bộ Lễ đứng bên tả thềm điện; các quan đề điệu, tri cống cử, giám thí đứng hai bên thềm điện; các quan đề thí, lính Cẩm y vệ bày cờ xí trương hoàng; một hồi trống, các quan văn võ mặc đồ phẩm phục phân ban đứng ngoài cửa điện,, hai hồi trống, phụng ngự giá ra điện,: quan tự ban dẫn các quan ban văn vào thị lập bên tả thềm điện,ban võ bên hữu thềm điện, các viên trúng cách, cuốu ban bên tả. Làm lễ năm lạy xong, quan tự ban dẫn các viên trúng cách tiến vào quỳ giữa thềm điện; quan Lễ bộ tâu học trò thi hội trúng cách những tên này tên này phụng chỉ cho vào thi đình. Các quan trường cấp mỗi người quyển thi, nghiên, bút mực đều một cái; quan tuyên chế sách quỳ tâu tuyên chế, bưng tờ chế đứng tuyên; quan tuần củ dẫn các viên trúng cách mỗi người tới mỗi phòng ngồi làm văn. Quyển thi đình do các quan đọc quyển phụng nghĩ văn lý, ba phân sấp lên hoặc một hai phân mà đã đậu chánh trúng cách hộI cũng lấy chánh bảng.
Ngày truyền lô đặt lễ đại trào ở điện Thái hòa , các quan văn võ mặc phẩm phục chia ban thị lập , phụng Hoàng thượng ngự điện; quan giám thí và quan độc quyển truyền các viên tiến sĩ mới vào quỳ giữa bên tả thềm điện lĩnh mũ áo: quan truyền lô chiểu danh sách thứ tự trên dưới tuyên xướng, rồi phụng chỉ yết bảng những tên đậu tại lầu Phu văn ba ngày.Sau khi ra bảng, ban yến các viên tiên sĩ tại Lễ bộ đường, quan bộ Lễ và các viên tiến sĩ mới mặc mũ áo tề tựu chỗ ban yến vọng bái làm lễ tạ, phụng cho mỗi viên tiến sĩ một cành trâm hoa cài mũ. Yến xong, một quan bộ Lễ dẫn các viên tiến sĩ mới tới vườn Ngư xem hoa, đều mũ áo, lọng, ngựa chỉnh tề , xem hoa rồi
do cửa đông thành ra đi khắp các phố, ngày thứ các viên tiến sĩ mớI bệ từ về quán; quan Hồng lô phụng chỉ truyền ơn cho vinh quy.
Trong lịch sử khoa cử nước ta, cũng nhiều cái ý tình, cái phép tốt.
Tiền Lê cứ lệ bảo kết, bản triều có lệ loại khai, người nào thực có đức
hạnh, do chức dịch trong làng kết nhận, mới dược đi thi, những kẻ bất
hiếu bất mục, loạn luân, điêu toa, dù có tài học văn chương, cũng không
được dự tuyển: lựa người đức hạnh mà không chuyên chuộng về văn chương
xét người cốt bình nhật mà không bằng chỉ một ngày; còn cái di ý người
xưa ''hương cử lý tuyển''; một điều hay vậy. Phép thi văn sách theo
như lối đối sách người Hán, ra bài vụ lấy đại thể hồn thuần mà không
buộc những hiểm đề tuyệt cú ; chấm văn quý có đại tài yêm bác mà không
hạn những hành xích tầm thường, coi những văn đối sách của ông Lương
Thế Vinh, ông Vũ Công Duệ đời Tiền Lê, rộng rãi tung hoành, không phải
cái văn tầm chương trích cú sánh nổi, văn học như thế, còn có thực
dụng được nhiều, hai điều hay vậy.
Trước kỳ thi, học trò các nơi hạch tại tỉnh, quan đốc cùng quan giáo, huấn xét học trò trong hạt ai thực học hạnh khá mới cho đậu hạch đi thi, những trò (NP 382) vào thi duệ bạch hay bất túc hay bất thành văn lý, thuộc về hạt nào mấy tên thì quan giáo, huấn, đốc ở hạt ấy bị giáng mấy cấp, năm tên sấp lên là bị cách; coi đời Lê các quan phủ doãn, thừa ty, hiến ty ( bố chánh, án sát bấy giờ) như lũ ông Lê Doãn Bưu vì hạch học trò , có sót, có lạm đều bị biếm chức, thì biết phép khảo hạch rất tường như thế lựa lọc cũng đã kỹ lắm mà kiểu hãnh cũng đã bớt nhiều; ba điều hay vậy.
Việc trường mở của, đóng của, thu quyển, dọc phách, hợp phách ủy cho quan đề điệu xem xét trong ngoài ủy cho quan giám thí, mà những quan ấy dùng quan võ cả; nội trường, ngoại trường không được thông đồng đi lại; quan ngự sử trinh sát sự gian lậu của các quan trường, giám đốc lẫn nhau, khiên chế lẫn nhau, thiên vị cũng khó dụng tình mà gian ngụy cũng khó làm trôi được; coi quan trường đời Lê như ông Nguyễn Văn Phang, Lương Công Nghi, ông Ngô Sách Du đều vì lấy đậu không công bình bị tội thì biết cách giữ gian rất tinh; như thế cái lệ thi tiền cũng chẳng có mấy; bốn điều hay vậy. Mãy ngày học trò vào trường, các hưu quan, các cử nhân tại quán, các tú tài cáo thi đều phải tại tỉnh ứng điểm: coi một việc ông Nguyễn Văn Quang ( người làng Hội Xá, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đời Lê đậu trúng cách hội, đã ra bảng rồi, chỉ vị ngày thi hương khiếm ứng điểm, bị tước tên không được vào thi đình, thì biết lệ điểm nghiêm lắm; như thế cái tệ mượn người làm văn cũng chẳng có mấy; năm điều hay vậy.Đầu bài thi không ở quan trường ra, cứ đến ngày thi, vua triệu quan kinh nghĩ đầu bài thi trên lên ngự chấm rồi sai binh chạy ngựa trạm đem giao các trường như lệ đặt năm niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ tông ( năm 1705) lấp cái đường chạy chọt với quan trường, tuyệt cài lối mua trước đầu bài, sáu điều hay vậy. Đăng khoa có sổ, tiến sĩ có bia, truyền làm thịnh sự đương thời, để lại vĩnh danh muôn thuở, người đời sau chỉ tên, chỉ họ, ông này trung, ông này nịnh, ông này ngay, ông này gian vừa lích khuyến mà vừa ngăn ngừa, khiến người ta biết lấy danh nghĩa làm trọng, bảy điều hay vậy.
VII. NHỮNG ĐIỀU TỆ TRONG KHOA CỬ NƯỚC TATrước kỳ thi, học trò các nơi hạch tại tỉnh, quan đốc cùng quan giáo, huấn xét học trò trong hạt ai thực học hạnh khá mới cho đậu hạch đi thi, những trò (NP 382) vào thi duệ bạch hay bất túc hay bất thành văn lý, thuộc về hạt nào mấy tên thì quan giáo, huấn, đốc ở hạt ấy bị giáng mấy cấp, năm tên sấp lên là bị cách; coi đời Lê các quan phủ doãn, thừa ty, hiến ty ( bố chánh, án sát bấy giờ) như lũ ông Lê Doãn Bưu vì hạch học trò , có sót, có lạm đều bị biếm chức, thì biết phép khảo hạch rất tường như thế lựa lọc cũng đã kỹ lắm mà kiểu hãnh cũng đã bớt nhiều; ba điều hay vậy.
Việc trường mở của, đóng của, thu quyển, dọc phách, hợp phách ủy cho quan đề điệu xem xét trong ngoài ủy cho quan giám thí, mà những quan ấy dùng quan võ cả; nội trường, ngoại trường không được thông đồng đi lại; quan ngự sử trinh sát sự gian lậu của các quan trường, giám đốc lẫn nhau, khiên chế lẫn nhau, thiên vị cũng khó dụng tình mà gian ngụy cũng khó làm trôi được; coi quan trường đời Lê như ông Nguyễn Văn Phang, Lương Công Nghi, ông Ngô Sách Du đều vì lấy đậu không công bình bị tội thì biết cách giữ gian rất tinh; như thế cái lệ thi tiền cũng chẳng có mấy; bốn điều hay vậy. Mãy ngày học trò vào trường, các hưu quan, các cử nhân tại quán, các tú tài cáo thi đều phải tại tỉnh ứng điểm: coi một việc ông Nguyễn Văn Quang ( người làng Hội Xá, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đời Lê đậu trúng cách hội, đã ra bảng rồi, chỉ vị ngày thi hương khiếm ứng điểm, bị tước tên không được vào thi đình, thì biết lệ điểm nghiêm lắm; như thế cái tệ mượn người làm văn cũng chẳng có mấy; năm điều hay vậy.Đầu bài thi không ở quan trường ra, cứ đến ngày thi, vua triệu quan kinh nghĩ đầu bài thi trên lên ngự chấm rồi sai binh chạy ngựa trạm đem giao các trường như lệ đặt năm niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ tông ( năm 1705) lấp cái đường chạy chọt với quan trường, tuyệt cài lối mua trước đầu bài, sáu điều hay vậy. Đăng khoa có sổ, tiến sĩ có bia, truyền làm thịnh sự đương thời, để lại vĩnh danh muôn thuở, người đời sau chỉ tên, chỉ họ, ông này trung, ông này nịnh, ông này ngay, ông này gian vừa lích khuyến mà vừa ngăn ngừa, khiến người ta biết lấy danh nghĩa làm trọng, bảy điều hay vậy.
Đại để việc thiên hạ không mấy cái là giữa khỏi tệ, lỗi khoa cử cũng
có nhiều điều tệ bởi đó mà sinh ra, như lúc đời Hậu Lê thiu kinh nghĩa
thì cho học trò chuyên trị tùng kinh, các bậc tiền bối soạn sẵn bài vở,
hậu học cứ duyên tập lẫn nhau; thi văn sách thì đầu bài lựa những chỗ
hiểm tích mà ra, may gặp chỗ nhớ, dù tài học tầm thường cũng đậu, không
may phải chỗ quên thì dù tàI cao hoc rộng cũng cũng hỏng. Cụ Phạm
Thạch Động có thơ rằng: Sinh đồ ba chuỗi nhờ hòn đất; Tiến sĩ nửa câu
cậy bảng trời, ám chỉ cái tệ thi cử thời ấy; một điều tệ vậy. Phép thi
lúc đời Tiền Lê, con cháu những nhà phường chèo, con hát, nghịch
đảng, ngụy quan không được thi, nhân tài có hạn gì giống nòi, mà bó
buộc như thế, thì lối cầu hiền khí hẹp hòi quá: Cụ Đào Duy Từ là một
danh thần lúc Lê trung hưng, tài cao học rộng tới bực ấy mà khi thi
Hội, con cháu đã đậu trúng cách, chỉ bị giác ra là con phường chèo
đánh hỏng khuất ức biết là dường nào! Hai điều tệ vậy (NP, 383)
Lệ thi lúc cuối đời Hậu Lê, mỗi người nộp ba quan tiền vào thì khỏi phải khảo hạch, hôm vào trường đông quá, có kẻ bị dẫm đạp chết ở cửa trường, trong trường đem sách hỏi chữ, mượn người thi giùm, làm công nhiên không thể nào xét nét được, đương thờicó lời mỉa ''sinh đồ ba quan'', coi rẻ rúng quá; ba điều tệ vậy. Trường ốc là chỗ cân lường tài học, mà thần thế to quá, tình vị nặng quá, thường đánh đổ được lẽ công bình, tức như khoa thi năm thứ bảy niên hiệu Bảo Thái đờI vua Lê Dụ Tông ( năm 1711), con quan thượng thư Lê Anh Tuấn, con nuôi quan Thiếu Bảo Đỗ Bá Phẩm đều mang tiếng đậu gian, lúc phúc hạch quả bị truất; khoa thi Hội đời Lê HIển Tông, ông Nguyễn Duy Nghi, ngườI làng La Khê, Hà Nội), làm khảo quan, trường tư 18 quyển có chữ "trinh chu bách độ " đều đậu cả; ngách gian như lỗ chuột, giữ sao cho xiết; bốn điều tệ vậy.
Khoa thi tiến sĩ đời Hậu Lê, lễ đãi hậu quá, đến nỗi bắt dân bản quán phải làm dinh, trong tổng trong làng có người đậu làm khốn khổ; cụ Phạm Khiêm Ich khi đậu Đông Các, thương dân bản quán cùng, không bắt làm dinh, dân cảm ơn cụ, sau phụng làm hậu thần, xem thế thì biết dân đời bấy giờ cực về sự ấy lắm; năm điều tệ vậy. Trâm bào chơi phố, cờ biển vinh quy, chẳng qua là những cái hư vinh thế tục, mà tưởng lệ quá đáng như vậy, nuôi thành tập quán cho xã hội cái tính hiếu danh xằng; thậm chí những con gái giàu,xuất tiền trăm bạc ngàn mà mua lấy cái tiếng bà cử, bà nghè; các ông tân khoa vì thế mà mang điều sang đổi vợ, như ông Phạm Công Tiến, ông Vũ Tôn Diễm, ông Vũ Bá Tôn lúc đời Hậu Lê, đều vợ cả, vợ lẽ lôi thôi, phải một nết xấu trong chỗ danh giáo; đương thời có câu mỉa ''bà nghè cưới chồng'' nghe tức cười quá; sáu điều tệ vậy.
VIII. KẾT LUẬN VỀ SỰ THI TA
Nói tóm lại, cái cách lấy khoa cử cầu tài vẫn có nhiều khuyết điểm chỉ xét ở văn chương mà không xét tới phẩm hạnh thì làm sao biết được người dở người hay, coi như Ngô Thời Nhậm, Phan Thụ Ích đều là ông nghè có tiếng hay chữ đời Hậu Lê, mà sau ra làm quan với Tây Sơn, làm nhiều việc xấu quá.
Chỉ bằng về một ngày mà không xét tới bình nhật, thì làm sao định được ngừơi thực người hư? Coi như ông Lương Hữu Độ, là một vị danh thần lúc Lê trung hưng, văn chương, đức nghiệp hiển hách như thế, mà trước đi thi Hội mãi không đậu. Chỉ hạn có một cách mà không rộng lối cầu tài thì làm sao cho khỏi có kẻ trầm luân ức tắc; coi về đời Hậu Lê có giặc Đồ Càn, về bản triều có giặc Sử Thái cũng chỉ vì có tài thác thỉ, thi mãi không đậu, bức chí mà làm càn. Ấy là chính những cái tệ ở phép không hay, còn những cái tệ ở người không hay thì biết bao nhiêu mà kể cho xiết.
Lệ thi lúc cuối đời Hậu Lê, mỗi người nộp ba quan tiền vào thì khỏi phải khảo hạch, hôm vào trường đông quá, có kẻ bị dẫm đạp chết ở cửa trường, trong trường đem sách hỏi chữ, mượn người thi giùm, làm công nhiên không thể nào xét nét được, đương thờicó lời mỉa ''sinh đồ ba quan'', coi rẻ rúng quá; ba điều tệ vậy. Trường ốc là chỗ cân lường tài học, mà thần thế to quá, tình vị nặng quá, thường đánh đổ được lẽ công bình, tức như khoa thi năm thứ bảy niên hiệu Bảo Thái đờI vua Lê Dụ Tông ( năm 1711), con quan thượng thư Lê Anh Tuấn, con nuôi quan Thiếu Bảo Đỗ Bá Phẩm đều mang tiếng đậu gian, lúc phúc hạch quả bị truất; khoa thi Hội đời Lê HIển Tông, ông Nguyễn Duy Nghi, ngườI làng La Khê, Hà Nội), làm khảo quan, trường tư 18 quyển có chữ "trinh chu bách độ " đều đậu cả; ngách gian như lỗ chuột, giữ sao cho xiết; bốn điều tệ vậy.
Khoa thi tiến sĩ đời Hậu Lê, lễ đãi hậu quá, đến nỗi bắt dân bản quán phải làm dinh, trong tổng trong làng có người đậu làm khốn khổ; cụ Phạm Khiêm Ich khi đậu Đông Các, thương dân bản quán cùng, không bắt làm dinh, dân cảm ơn cụ, sau phụng làm hậu thần, xem thế thì biết dân đời bấy giờ cực về sự ấy lắm; năm điều tệ vậy. Trâm bào chơi phố, cờ biển vinh quy, chẳng qua là những cái hư vinh thế tục, mà tưởng lệ quá đáng như vậy, nuôi thành tập quán cho xã hội cái tính hiếu danh xằng; thậm chí những con gái giàu,xuất tiền trăm bạc ngàn mà mua lấy cái tiếng bà cử, bà nghè; các ông tân khoa vì thế mà mang điều sang đổi vợ, như ông Phạm Công Tiến, ông Vũ Tôn Diễm, ông Vũ Bá Tôn lúc đời Hậu Lê, đều vợ cả, vợ lẽ lôi thôi, phải một nết xấu trong chỗ danh giáo; đương thời có câu mỉa ''bà nghè cưới chồng'' nghe tức cười quá; sáu điều tệ vậy.
VIII. KẾT LUẬN VỀ SỰ THI TA
Nói tóm lại, cái cách lấy khoa cử cầu tài vẫn có nhiều khuyết điểm chỉ xét ở văn chương mà không xét tới phẩm hạnh thì làm sao biết được người dở người hay, coi như Ngô Thời Nhậm, Phan Thụ Ích đều là ông nghè có tiếng hay chữ đời Hậu Lê, mà sau ra làm quan với Tây Sơn, làm nhiều việc xấu quá.
Chỉ bằng về một ngày mà không xét tới bình nhật, thì làm sao định được ngừơi thực người hư? Coi như ông Lương Hữu Độ, là một vị danh thần lúc Lê trung hưng, văn chương, đức nghiệp hiển hách như thế, mà trước đi thi Hội mãi không đậu. Chỉ hạn có một cách mà không rộng lối cầu tài thì làm sao cho khỏi có kẻ trầm luân ức tắc; coi về đời Hậu Lê có giặc Đồ Càn, về bản triều có giặc Sử Thái cũng chỉ vì có tài thác thỉ, thi mãi không đậu, bức chí mà làm càn. Ấy là chính những cái tệ ở phép không hay, còn những cái tệ ở người không hay thì biết bao nhiêu mà kể cho xiết.
Song
le, người trên đã mở cái đường ấy để lựa người thì người tài cũng do
đường ấy mà ra cả. Tiến sĩ đời Trần, văn học như ông Hàn Thuyên, ông
Nguyễn Trung Ngạn, chính sự như ông Trương Hán Siêu, ông Phạm Sư Mạnh,
liêm khiết như ông Trương Đỗ, ông Mạc Đỉnh Chi. Tiến sĩ đời Lê văn
chương như ông Đỗ Nhuận, ông Thân Nhân Trung, liêm trực như ông Vũ Tụ,
ông Vũ Công Đạo, trung nghĩa như ông Lê Tuấn Mậu, ông Đàm Thận Huy. Cho
đến ông Hà Tôn Quyền, ông Trương Quốc Dụng, ông Phạm Phú Thứ ở bản
triều ta, đức vọng công danh, thực không thẹn với bảng vàng bia đá. Từ
lúc có khoa cử, biết bao nhiêu dạo học, tiết nghĩa, hiền thần, liêm lại
chói lọi (NP., 384) trong sử sách, công nghiệp với nước nhà. Khoa cử
không phải không được nhân tài, thế mới biết tệ ở người phần nhiều, chớ
tệ ở phép vẫn phần ít.
Bây giờ làm cái cách lựa lấy người ở trong trường học, thì phép thực là không tệ rồi; nhưng thiết tưởng cái tệ ỡ người thì dù phép hay đến đâu cũng không khi nào giữ hết được những cái tệ khoa cử ngày trước, gương tày liếp còn nên để soi chung. Miễn là người không tệ thì phép mới không tệ (NP, 385),
Tuyết Huy
(Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385)
Bây giờ làm cái cách lựa lấy người ở trong trường học, thì phép thực là không tệ rồi; nhưng thiết tưởng cái tệ ỡ người thì dù phép hay đến đâu cũng không khi nào giữ hết được những cái tệ khoa cử ngày trước, gương tày liếp còn nên để soi chung. Miễn là người không tệ thì phép mới không tệ (NP, 385),
Tuyết Huy
(Nam Phong tạp chí số 23, tháng 5-1919, trang 373-385)
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU
Dương Quảng Hàm
Dương Quảng Hàm
CHƯƠNG THỨ TÁM NHÀ NHO,
KHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA
Nhà nhoKHOA CỬ, LỊCH SỬ KHOA CỬ Ở NƯỚC TA
A) Thích nghĩa – Nho nghĩa đen là học giả, Nhà nho là người đã theo Nho học, hiểu đạo lý của thánh hiền đời xưa, có thể dạy bảo người đời cư xử cho phải đạo và nếu được đặc dụng , thì đem tài đức của mình mà giúp dân giúp nước.
B) Địa vị trong xã hội. – Tùy theo cảnh ngội, nhà nho có thể chia làm ba hạng:
1) Hiển nho là những người đã hiển đạt, thi đổ làm quan, giúp vua trị dân, có quyền hành, địa vị cao quí trong xã hội.
2) Ẩn nho là những người tuy có học thức tài trí mà không muốn ra gánh
vác việc đời, ẩn náu ở nơi sơn lâm hoặc chốn thôn dã để vui thú an
nhàn.
3) Hàn nho là nhữngngười cũng theo Nho học, nhưng không đổ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lâý kế sinh nhai.
Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục tòng (xem bài đọc thêm số 1) .
C) Cách tuyển người làm quan. – Xã hội ta xưa tổ chức theo khuôn phép Nho giáo, nên người cầm quyền trong nước để giúp vua trị dân phải là người trong phái nhà nho, tức là người đã am hiểu đạo lý của Nho giáo. Bởi thế quan trường ở nước ta ngày xưa là do nho phái xuất thân.
Cách lựa chọn các người ra làm quan là khoa cử. Vậy ta phải xét lịch sử và chế độ khoa cử ở nước ta hồi xưa như thế nào.
Lịch sử khoa cử ở nước ta.- Như chương trước đã nói, trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, triều đình chưa kịp tổ chức việc học việc thi, mãi đến đời nhà Lý thì việc khoa cử mới bắt đầu qui định.
A) Lý (1009-1225)- Năm 1075, vua Lý Nhân tôn mở khoa thi Tam trường để kén người minh kinh bác học (rõ nghĩa sách và học rộng): nước ta bắt đầu có khoa cử tự đấy. Song trong triều nhà Lý, khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào nhà vua cần người thì mở khoa thi: trừ khoa trên. Sử còn chép đến năm khoa nữa mở vào những năm 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193.
Năm 1195, vua Lý Cao tôn mở khoa thi Tam giáo tức là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; xem đấy thì đủ biết Phật giáo bấy giờ được coi ngang hàng với Nho giáo.
B) Trần (1225-1400), phụ nhà Hồ (1400-1407) - Đến đời nhà Trần thì khoa cử đã có thường lệ và hai khoa thi chính là thi hương và thi hội , đã đặt ra.
1) Thi hội – Năm 1232, vua Trần Thái tôn mở khoa thì Thái học sinh (tức sau này là tiến sĩ) và đặt ra tam giáp, nghĩa là chia các người đỗ ra làm ba hạng: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp. Đến năm 1247, ngài lại đặt ra tam khôi (ba người đổ về đệ nhất giáp) là trạng nguyên (trùm đầu), bảng nhỡn (mắt bảng) và thám hoa (thăm hoa).
Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn đặt thêm tên Hoàng giáp để gọi người đỗ đầu về đệ nhị giáp. Năm 1374, vua Trần Duệ tôn mở khoa Đình thi (thi ở sân vua) lấy tiến sĩ Tên “tiến sĩ” bắt đâù có từ đấy. Nhưng mãi đến năm 1442, đời Lê Thái tôn mới chuyên dùng chữ “tiến sĩ” mà bỏ chữ “thái học sinh”. Năm 1396, vua Trần Thuận tôn qui định lại phép thi, cứ năm trước thi hương, năm sau thi hội: tên “thi hội” bắt đầu có từ đấy.
Còn kỳ hạn các khoa thi, thì
năm 1246 vua Trần Thái tôn định cứ 7 năm một khoa. Đến năm 1404, Hồ Hán
Thương định cứ 3 năm một khoa, nhưng vì nhà Hồ sắp mất ngôi, nên lệ ấy
không thực hành được, mãi đến năm 1463 đời Lê Thánh tôn, lệ ấy mới
theo.3) Hàn nho là nhữngngười cũng theo Nho học, nhưng không đổ đạt để ra làm quan được, ở nhà theo nghề dạy học, làm thuốc, v.v. để lâý kế sinh nhai.
Nhưng dù cảnh ngộ có khác, các nhà nho đều có một tư cách và một chí hướng chung, đều muốn bồi đắp cho cương thường, giữ gìn lấy chính giáo, hoặc lấy sự nghiệp mà giúp vua giúp dân hoặc lấy phẩm hạnh mà làm mẫu mực cho người đời, hoặc lấy giáo hoá mà tác thành bọn hậu tiến, nên đều được xã hội tôn trọng, dù chẳng được triều định ban cho chức vị, bổng lộc cũng được dân chúng quí mến phục tòng (xem bài đọc thêm số 1) .
C) Cách tuyển người làm quan. – Xã hội ta xưa tổ chức theo khuôn phép Nho giáo, nên người cầm quyền trong nước để giúp vua trị dân phải là người trong phái nhà nho, tức là người đã am hiểu đạo lý của Nho giáo. Bởi thế quan trường ở nước ta ngày xưa là do nho phái xuất thân.
Cách lựa chọn các người ra làm quan là khoa cử. Vậy ta phải xét lịch sử và chế độ khoa cử ở nước ta hồi xưa như thế nào.
Lịch sử khoa cử ở nước ta.- Như chương trước đã nói, trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, triều đình chưa kịp tổ chức việc học việc thi, mãi đến đời nhà Lý thì việc khoa cử mới bắt đầu qui định.
A) Lý (1009-1225)- Năm 1075, vua Lý Nhân tôn mở khoa thi Tam trường để kén người minh kinh bác học (rõ nghĩa sách và học rộng): nước ta bắt đầu có khoa cử tự đấy. Song trong triều nhà Lý, khoa cử chưa có thường lệ, cứ khi nào nhà vua cần người thì mở khoa thi: trừ khoa trên. Sử còn chép đến năm khoa nữa mở vào những năm 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193.
Năm 1195, vua Lý Cao tôn mở khoa thi Tam giáo tức là: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo; xem đấy thì đủ biết Phật giáo bấy giờ được coi ngang hàng với Nho giáo.
B) Trần (1225-1400), phụ nhà Hồ (1400-1407) - Đến đời nhà Trần thì khoa cử đã có thường lệ và hai khoa thi chính là thi hương và thi hội , đã đặt ra.
1) Thi hội – Năm 1232, vua Trần Thái tôn mở khoa thì Thái học sinh (tức sau này là tiến sĩ) và đặt ra tam giáp, nghĩa là chia các người đỗ ra làm ba hạng: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp. Đến năm 1247, ngài lại đặt ra tam khôi (ba người đổ về đệ nhất giáp) là trạng nguyên (trùm đầu), bảng nhỡn (mắt bảng) và thám hoa (thăm hoa).
Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn đặt thêm tên Hoàng giáp để gọi người đỗ đầu về đệ nhị giáp. Năm 1374, vua Trần Duệ tôn mở khoa Đình thi (thi ở sân vua) lấy tiến sĩ Tên “tiến sĩ” bắt đâù có từ đấy. Nhưng mãi đến năm 1442, đời Lê Thái tôn mới chuyên dùng chữ “tiến sĩ” mà bỏ chữ “thái học sinh”. Năm 1396, vua Trần Thuận tôn qui định lại phép thi, cứ năm trước thi hương, năm sau thi hội: tên “thi hội” bắt đầu có từ đấy.
2) Thi hương.- Năm 1396, vua Trần Thuận tôn đặt ra thi hương lấy cử nhân; thi hương bắt đầu có tự đấy.
3) Thi tam giáo- Đạo Phật về đời nhà Trần vẫn còn thịnh nên năm 127, vua Trần Thái tôn cũng có mở khoa thi tam giáo.
C) Hậu Lê (1428-1527) : phụ nhà Mạc (1527-1592) - Buổi đầu vua Lê Thái tổ chưa kịp lập lại các khoa thi thường lệ, ngài chỉ mở những khoa bất thường; khoa minh kính (rõ nghĩa sách) năm 1429, khoa hoành từ (lời lẽ lớn lao) năm 1431.
Đến năm 1434, vua Lê Thái tôn mới xuống chiếu định điều lệ thi hương, thi hội, hẹn đến năm 1438 thì mở khoa thi hương, năm 1439 thì mở khoa thi hội, rồi cứ ba năm lại mở một khoa. Nhưng thực ra thì khoa thi hội đâù tiên ở triều Lê mãi đến năm 1442 mới mở, mà lệ ba năm một khoa, đến năm 1463 (đời Lê Thánh tôn) mới thực hành được.
3) Thi tam giáo- Đạo Phật về đời nhà Trần vẫn còn thịnh nên năm 127, vua Trần Thái tôn cũng có mở khoa thi tam giáo.
C) Hậu Lê (1428-1527) : phụ nhà Mạc (1527-1592) - Buổi đầu vua Lê Thái tổ chưa kịp lập lại các khoa thi thường lệ, ngài chỉ mở những khoa bất thường; khoa minh kính (rõ nghĩa sách) năm 1429, khoa hoành từ (lời lẽ lớn lao) năm 1431.
Đến năm 1434, vua Lê Thái tôn mới xuống chiếu định điều lệ thi hương, thi hội, hẹn đến năm 1438 thì mở khoa thi hương, năm 1439 thì mở khoa thi hội, rồi cứ ba năm lại mở một khoa. Nhưng thực ra thì khoa thi hội đâù tiên ở triều Lê mãi đến năm 1442 mới mở, mà lệ ba năm một khoa, đến năm 1463 (đời Lê Thánh tôn) mới thực hành được.
1) Thi hội.- Về khoa thi hội năm 1442, các tiến sĩ cũng chia làm tam
giáp và cũng lấy tam khôi như lệ nhà Trần. Năm 1448, vua Lê Nhân tôn
chia Tiến sĩ là cập đệ, chánh bảng và phụ bảng. Năm 1484, vua Lê Thánh
tôn đổi trạng nguyên, bảng nhỡn, thám hoa làm tiến sĩ cập đệ, chánh bảng
làm tiến sĩ xuất thân, phụ bảng là đồng tiến sĩ xuất thân. Năm 1466,
ngài đặt ra lệ xướng danh (gọi tên các người trúng tuyển một cách long
trọng) (xem Bài học thêm số 2) và lệ vinh qui (rước về nguyên quán). Năm
1484, ngài lại định khắc bia tiến sĩ; tên các ông tiến sĩ mỗi khoa đều
khắc trên một tấm bia đá dựng ở Văn miếu Hà nội (hiện hãy còn). Ngài
sai khắc tên các tiến sĩ tự khoa 1442 là khoa đầu tiên trở xuống.
2) Thi Hương.- Năm 1462, vua Lê Thánh tôn chia các người đổ thi hương làm hương cống (tức là cử nhân trước) và sinh đồ hai tên “hương cống và “sinh đồ” bắt đầu từ đấy.
Nhà Mạc, sau khi tiếm ngôi nhà Lê, cũng theo phép thi cũ của nhà Lê, cứ ba năm mở một khoa như trước .
D) Lê Trung hưng (1533-1789)- Sau khi nhà Lê trung hưng, mãi đến năm 1554, vua Lê Trung Tôn mới mở khoa thi. Buổi đầu thỉnh thoảng mở một khoa. Rồi đến năm 1590, lại mở thi Hội; từ đó về sau, lại theo lệ ba năm một khoa như đời Tiền Lê. Nhưng cách thi cử còn sơ lược; đến năm 1664 đời vua Lê Huyền tôn, Trịnh Tạc mới định lại qui thức thi Hội. Còn thi Hương thì đến năm 1678, đời Lê Hi tôn, mới định lại điêù lệ rõ ràng.
Nhưng sự thi cử đời bấy giờ không được nghiêm như đời Tiền Lê. Như năm 1750 đời Lê Hiển tôn, vì nhà nước thiếu tiền đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hể ai nộp ba quan thì được đi thi Hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng được nộp quyển vào thi ; rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài, kẻ thực học mười người không được một .
Đ) Nguyễn triều.- Trong triều nhà Nguyễn, chế độ khoa cử cũng châm
chước theo triều Hâu Lê, vẫn có hai khoa thi, thường lệ là thi hương và
thi hội; thỉnh thoảng lại có mở các khoa bất thường nữa.
1)Thi hội- Trong đời Gia Long, chưa mở thi hội. Mãi đến năm 1882, vua Minh Mệnh mới mở khoa thi hội đầu tiên: các tiến sĩ cũng chia làm ba giáp như đời Lê; lệ xướng danh, vinh qui, khắc bia cũng theo như trước (các bia tiến sĩ về triều Nguyễn đều dựng ở Văn miếu trong kinh đô Huế. Năm 1229, Minh Mệnh thứ 10, dưới bực tiến sĩ , lại lấy thêm phó bảng (bảng phụ viết tên các ông này, đối với chánh bảng viết tên các ông tiến sĩ): danh hiệu “phó bảng” bắt đâù có từ đấy .
2) Thi hương – Khoa thi hương đâù tiên mở về triều Nguyễn là khoa năm 1807, Gia Long thứ 6. Trước còn định 6 năm một khoa, rồi đến năm 1825, Minh mệnh thứ 6, lại định ba năm một khoa, cứ các năm tý, ngọ, mão, dậu thì thi hương, các năm thìn, tuất, sửu, mùi thì thi hội. Năm 1828 Minh Mệnh thứ 9, đổi hương cống làm cử nhân, sinh đồ làm tú tài .
3) Các khoa thi bất thường - Trừ các khoa thi thường lệ, trong triều Nguyễn, lại mở các ân khoa (khoa thi gia ơn), cả hương lẫn hội, khi trong nước có việc vui mừng, như lễ đăng quang (vua lên ngôi), lễ vạn thọ, v.v. và các khoa thi đặc biệt như khoa hoành từ mở năm 1851, Tự đức thứ 4, khoa nhã sĩ mở năm 1865, Tự Đức thứ 18.
Thể thức và chương trình các khoa thi.- Tóm lại, ngày xưa nước ta có hai khoa thi chính thức: 1 thi hương hoặc hương thi (hương: từng vùng), để lấy cử nhân (hoặc hương cống) và tú tài (hoặc sinh đồ); 2 thi hội hoặc hội thi (hội; họp lại) để lâý tiến sĩ (trước là thái học sinh) và phó bảng. Vậy ta phải xét quả thể thức và chương trình hai khoa thi ấy.
A) Thể thức- Thi
hương thì mở ở nhiều nơi (như về triều Nguyễn thì có các trường Thừa
thiên, Gia Định, An Giang, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà
Nội, còn lại thi hội thì các thí sinh họp lại cả ở kinh đô.1)Thi hội- Trong đời Gia Long, chưa mở thi hội. Mãi đến năm 1882, vua Minh Mệnh mới mở khoa thi hội đầu tiên: các tiến sĩ cũng chia làm ba giáp như đời Lê; lệ xướng danh, vinh qui, khắc bia cũng theo như trước (các bia tiến sĩ về triều Nguyễn đều dựng ở Văn miếu trong kinh đô Huế. Năm 1229, Minh Mệnh thứ 10, dưới bực tiến sĩ , lại lấy thêm phó bảng (bảng phụ viết tên các ông này, đối với chánh bảng viết tên các ông tiến sĩ): danh hiệu “phó bảng” bắt đâù có từ đấy .
2) Thi hương – Khoa thi hương đâù tiên mở về triều Nguyễn là khoa năm 1807, Gia Long thứ 6. Trước còn định 6 năm một khoa, rồi đến năm 1825, Minh mệnh thứ 6, lại định ba năm một khoa, cứ các năm tý, ngọ, mão, dậu thì thi hương, các năm thìn, tuất, sửu, mùi thì thi hội. Năm 1828 Minh Mệnh thứ 9, đổi hương cống làm cử nhân, sinh đồ làm tú tài .
3) Các khoa thi bất thường - Trừ các khoa thi thường lệ, trong triều Nguyễn, lại mở các ân khoa (khoa thi gia ơn), cả hương lẫn hội, khi trong nước có việc vui mừng, như lễ đăng quang (vua lên ngôi), lễ vạn thọ, v.v. và các khoa thi đặc biệt như khoa hoành từ mở năm 1851, Tự đức thứ 4, khoa nhã sĩ mở năm 1865, Tự Đức thứ 18.
Thể thức và chương trình các khoa thi.- Tóm lại, ngày xưa nước ta có hai khoa thi chính thức: 1 thi hương hoặc hương thi (hương: từng vùng), để lấy cử nhân (hoặc hương cống) và tú tài (hoặc sinh đồ); 2 thi hội hoặc hội thi (hội; họp lại) để lâý tiến sĩ (trước là thái học sinh) và phó bảng. Vậy ta phải xét quả thể thức và chương trình hai khoa thi ấy.
Hương thi chia làm bốn kỳ hoặc trường (có khi chỉ có ba trường; hoặc thi cả bốn trường, rồi mới theo văn bài mà lấy đỗ, đánh hỏng; lệ ấy gọi là quán quyển; hoặc trúng kỳ trước mới được vào kỳ sau, trúng được bốn trường thì đậu cử nhân, trúng ba trường thì đậu tú tài. (Xem bài đọc thêm số 3). Đậu cử nhân rồi mới được dự khoa thi hội.
Hội thi cũng chia làm bốn trường. Trúng cả bốn trường mới được vào thi đình hoặc đình thi (đình: sân vua) vì học trò làm văn ở sân điện nhà vua, không phải thi ở trường thi như mâý kỳ trước. nhưng ta nên nhận định thi không phải là một khoa thi riêng mà chỉ là kỳ cuối cùng của khoa thi tiến sĩ. Người nào nhiều số phân được lấy đỗ tiến sĩ, ít số phân được lấy đổ phó bảng.
B) Chương trình – Chương trình thi trước kia thế nào. Sử không chép rõ. Đến năm 1304, vua Trần Anh tôn định lại phép thi, thì chương trình bốn kỳ như sau: 1. kỳ đệ nhất : ám tả; 2. đệ nhị: kinh nghĩa, thơ, phú; 3. đệ tam: chiếu, chế, biểu; 4. đệ tứ: văn sách.
Năm 1396, đời vua Trần Thuận Tôn, bỏ ám tả và định kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa, đệ nhị thi thơ, phú, còn hai kỳ sau như cũ.
Năm 1404, Hồ Hán Thương thêm vào một kỳ thứ năm thi thư (viết) và toán (tính).
Năm 1434 vua Lê Thái Tôn định lại phép thi: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi chiêú, chế, biểu; đệ tam thi thơ, phú, đệ tứ thi văn sách. Suốt đời nhà Lê, cả thi hương và thi hội đều châm chước theo chương trình ấy .
Vua Gia Long khi mở khoa thi hương thi chương trình theo đúng như đời hậu Lê. Đến năm 1832, vua Minh Mệnh sửa lại phép thi; cả thi hương và thi hội, bốn kỳ rút bớt đi một kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị thi thơ, phú; đệ tam thi văn sách.
Năm 1850, vua Tự Đức lại lập lại bốn kỳ: cả thi hương và thi hội, kỳ đệ
nhất thi kinh nghĩa; kỳ đệ nhị văn sách; kỳ đệ tam thi chiếu, biểu
luật; kỳ đệ tứ thi thơ, phú; còn thi đình thì đối sách một bài.
Năm 1858, Tự Đức thứ 11, lại rút các kỳ thi xuống ba: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa: kỳ đệ nhị thi chiếu, biểu, luận; đệ tam thi văn sách; còn kỳ đệ tứ thi thơ, phú bỏ đi.
Năm 1876, Tự Đức thứ 29, kỳ đệ nhị của khoa thi hương lại bỏ chiếu, biểu, luận mà thi thơ, phú.
Năm 1884, Kiến Phúc nguyên niên, thi hương, trừ ba kỳ trước, lại đặt thêm kỳ phúc hạch (xét lại) thi lược bị một bài kinh nghĩa, một bài phú, một bài văn sách (1).
Kết luận. _ Khoa cử ở nước ta bắt đầu có tự đời Lý, đến đời Trần thì đã có thường lệ, đời Hậu Lê thì đặt thêm các điều vinh dự để hậu đãi người có khoa mục. Chương trình thì trong các triều đều đại đồng tiểu dị, chỉ chú trọng về văn chương mà không hỏi về các khoa thực dụng. Duy có họ Hồ muốn cải cách đôi chút, thêm vào một kỳ thi toán pháp là có ý lưu tâm đến thực học, nhưng vì họ Hồ mất ngôi ngay, nên sự cải cách âý không có hiệu quả. Chính vì chế độ khoa cửa ấy mà cái học từ chương, thói chuộng hư văn một ngày một lưu tệ và bao nhiêu người thông mình tuấn tú, trong nước đêù xô nhau vào trường khoa cử không ai lưu tâm đến khoa học và kỹ nghệ, thương mại nữa.
--
(1) Trên đây là nói về chương trình các khoa thi lối cũ của ta. Theo đạo dụ ngày 31 tháng năm 1906 (xem lại Chương thứ VII, Lời chú (1) thì chương trình thi hương đôỉ lại, về phần chữ Nho thì bỏ kinh nghĩa và thơ phú, chỉ có văn sách và luận, về phần chữ quốc ngữ thì có bài luận và những bài hỏi về địa dư, cách trí, và toán pháp; lại thêm những bài dịch chữ Pháp (trước còn cho bất nguyện giả bất cưỡng, sau thì bắt buộc). Chương trình thi hội cũng đổi lại: về phần chữ Nho chỉ giữ văn sách, chiếu biểu, dụ, tấu , sớ, biểu văn và luận, còn thêm vào những bài chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
--
CÁC BÀI ĐỌC THÊM
1. Chức vụ của nhà nho
Cái tên “nhà nho” không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xã hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước. Vì xưa kia ngoài Nho học không có cái học nào khác nữa, nên phàm người đi học là học đạo Nho hết cả. Đạo Nho có cái địa vị độc tôn, nên hâù như thành một tôn giáo; mà thực ra cũng chính là cái quốc giáo của nước Nam từ xưa đến giờ.
Những người phụng sự cái quốc giáo đó, tức là nhà nho. Vậy thời nhà nho là kẻ có học hành, biết chữ nghĩa; nhà nho là bậc thức giả xã hội trong nước; nhà nho là tín đồ của cái tôn giáo họ Khổng. Về đường xã hội, về đường chính trị, về đường trí thức, tinh thần đêù có một cái địa vị đặc biệt, đối với một chức vụ đặc biệt.
Chức vụ này cao quí, có thể gọi là một thiên chức được, vì là chức vụ hướng đạo cho quốc dân, làm tiêu biểu cho cả nước. .. Xã hội nước ta chỉ có hai giai cấp lớn: một hạng bình dân, là dân quê làm ruộng, một hạng học thức, tức là nhà nho. Hạng bình dân coi hạng học thức là thầy dạy bảo, là người đưa đường , sẳn lòng phục tòng, không có đố kỵ. Hạng học thức cũng tự nhận cái chức trách đó, không lạm dụng, không kiêu căng, vì coi ,mình như kẻ giáo sĩ của đạo Khổng, Mạnh, thiên hạ thờ là thờ đạo, kính là kính đạo, mà nhớ cái dư oai của tôn giáo mới khiến cho mình có một địa vị tôn trọng vậy.
Muốn cho xứng đáng với địa vị đó, thời như ông linh mục tuyên truyền đạo giáo, phải đem cái đạo thánh hiền, cái học của tiên nho mà truyền dạy trong dân gian, đem thân tiêu biểu cho danh giáo, hộ vệ cho đạo đức. Mà thật thế; nhà nho chân chính thật là chức linh mục của đạo Khổng , Mạnh. Đạo này là một đạo thông thường, một đạo nhập thế không có gì là siêu nhiên thần bí cho nên những người tuyên truyền phụng sự cũng không cần phải phát nguyện tu hành gì. Nhưng cái chức vụ truyền đạo dạy đời thời cũng chẳng khác gì nhà giáo sĩ, chức linh mục của các đạo khác vậy.
Năm 1858, Tự Đức thứ 11, lại rút các kỳ thi xuống ba: kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa: kỳ đệ nhị thi chiếu, biểu, luận; đệ tam thi văn sách; còn kỳ đệ tứ thi thơ, phú bỏ đi.
Năm 1876, Tự Đức thứ 29, kỳ đệ nhị của khoa thi hương lại bỏ chiếu, biểu, luận mà thi thơ, phú.
Năm 1884, Kiến Phúc nguyên niên, thi hương, trừ ba kỳ trước, lại đặt thêm kỳ phúc hạch (xét lại) thi lược bị một bài kinh nghĩa, một bài phú, một bài văn sách (1).
Kết luận. _ Khoa cử ở nước ta bắt đầu có tự đời Lý, đến đời Trần thì đã có thường lệ, đời Hậu Lê thì đặt thêm các điều vinh dự để hậu đãi người có khoa mục. Chương trình thì trong các triều đều đại đồng tiểu dị, chỉ chú trọng về văn chương mà không hỏi về các khoa thực dụng. Duy có họ Hồ muốn cải cách đôi chút, thêm vào một kỳ thi toán pháp là có ý lưu tâm đến thực học, nhưng vì họ Hồ mất ngôi ngay, nên sự cải cách âý không có hiệu quả. Chính vì chế độ khoa cửa ấy mà cái học từ chương, thói chuộng hư văn một ngày một lưu tệ và bao nhiêu người thông mình tuấn tú, trong nước đêù xô nhau vào trường khoa cử không ai lưu tâm đến khoa học và kỹ nghệ, thương mại nữa.
--
(1) Trên đây là nói về chương trình các khoa thi lối cũ của ta. Theo đạo dụ ngày 31 tháng năm 1906 (xem lại Chương thứ VII, Lời chú (1) thì chương trình thi hương đôỉ lại, về phần chữ Nho thì bỏ kinh nghĩa và thơ phú, chỉ có văn sách và luận, về phần chữ quốc ngữ thì có bài luận và những bài hỏi về địa dư, cách trí, và toán pháp; lại thêm những bài dịch chữ Pháp (trước còn cho bất nguyện giả bất cưỡng, sau thì bắt buộc). Chương trình thi hội cũng đổi lại: về phần chữ Nho chỉ giữ văn sách, chiếu biểu, dụ, tấu , sớ, biểu văn và luận, còn thêm vào những bài chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
--
CÁC BÀI ĐỌC THÊM
1. Chức vụ của nhà nho
Cái tên “nhà nho” không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xã hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước. Vì xưa kia ngoài Nho học không có cái học nào khác nữa, nên phàm người đi học là học đạo Nho hết cả. Đạo Nho có cái địa vị độc tôn, nên hâù như thành một tôn giáo; mà thực ra cũng chính là cái quốc giáo của nước Nam từ xưa đến giờ.
Những người phụng sự cái quốc giáo đó, tức là nhà nho. Vậy thời nhà nho là kẻ có học hành, biết chữ nghĩa; nhà nho là bậc thức giả xã hội trong nước; nhà nho là tín đồ của cái tôn giáo họ Khổng. Về đường xã hội, về đường chính trị, về đường trí thức, tinh thần đêù có một cái địa vị đặc biệt, đối với một chức vụ đặc biệt.
Chức vụ này cao quí, có thể gọi là một thiên chức được, vì là chức vụ hướng đạo cho quốc dân, làm tiêu biểu cho cả nước. .. Xã hội nước ta chỉ có hai giai cấp lớn: một hạng bình dân, là dân quê làm ruộng, một hạng học thức, tức là nhà nho. Hạng bình dân coi hạng học thức là thầy dạy bảo, là người đưa đường , sẳn lòng phục tòng, không có đố kỵ. Hạng học thức cũng tự nhận cái chức trách đó, không lạm dụng, không kiêu căng, vì coi ,mình như kẻ giáo sĩ của đạo Khổng, Mạnh, thiên hạ thờ là thờ đạo, kính là kính đạo, mà nhớ cái dư oai của tôn giáo mới khiến cho mình có một địa vị tôn trọng vậy.
Muốn cho xứng đáng với địa vị đó, thời như ông linh mục tuyên truyền đạo giáo, phải đem cái đạo thánh hiền, cái học của tiên nho mà truyền dạy trong dân gian, đem thân tiêu biểu cho danh giáo, hộ vệ cho đạo đức. Mà thật thế; nhà nho chân chính thật là chức linh mục của đạo Khổng , Mạnh. Đạo này là một đạo thông thường, một đạo nhập thế không có gì là siêu nhiên thần bí cho nên những người tuyên truyền phụng sự cũng không cần phải phát nguyện tu hành gì. Nhưng cái chức vụ truyền đạo dạy đời thời cũng chẳng khác gì nhà giáo sĩ, chức linh mục của các đạo khác vậy.
Phạm Quỳnh
Nhà Nho
(Nam Phong tạp chí, t.XXX, số 172, tháng 5 năm 1932)
2. Lể xướng danh trong khoa thi hội về Bản triều
Ngày xướng danh gọi là ngày truyền lô. Hôm đó, bày nghị vệ đại triều ở
đền Thái Hòa, các quan mặc đồ triêù phục, chia ban đứng chầu, phụng
Hoàng thượng ra ngự điện, rồi quan Khâm mạng tâu lại việc thi, quan Giám
thí thì triệu các tân khoa tiến sĩ vào nhà công văn, phụng mệnh vua mà
ban thưởng mỗi người một bộ áo mũ. Các tiến sĩ qui lãnh rôì, quan Lễ
bộ dẫn vào quì sắp hàng trước sân rồng rồi qua Truyền Lô cầm sổ theo
thứ tự mà xướng danh. Đâu đấy mới treo bảng ở trước lầu Phú văn ba
ngày.
Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh Lễ bộ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy , các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn, mỗi ông tân khoa phải dâng một bài biểu tạ ơn.
Quan Lễ bộ lại dẫn các quan Giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong thì ra từ cửa thành đông mà đi diễu xem các phố xá .
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong Tục
(Đông dương tạp chí, lớp mới, số 41)
Cách thức thi hương về Bản triều
Sau khi ra bảng, ban ăn yến tại dinh Lễ bộ và ban cho mỗi người một cành kim trâm. Sáng hôm ấy , các quan trường và các tân khoa tiến sĩ mặc đồ triều phục, lễ vọng tạ ơn ban yến. Ăn yến đoạn, mỗi ông tân khoa phải dâng một bài biểu tạ ơn.
Quan Lễ bộ lại dẫn các quan Giám thị và các ông tân khoa vào vườn Ngự uyển xem hoa, mỗi người đều mặc đồ triều phục cưỡi ngựa che lọng, xem hoa xong thì ra từ cửa thành đông mà đi diễu xem các phố xá .
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong Tục
(Đông dương tạp chí, lớp mới, số 41)
Cách thức thi hương về Bản triều
Đại để phép thi của ta, cứ năm nào đến khoa thi thì quan Đốc học các
tỉnh phải sát hạch học trò, ai đỗ hạch mới được đi thi. Gần đến tháng
thi, học trò đỗ hạch và những tú, ấm phải nộp quyển trước cho quan Đốc
học bản hạt, mỗi người nộp ba quyển, mỗi quyển độ một hai chục tờ, đóng
bằng giấy thi,mặt quyển để họ tên, niên canh, quán chỉ và phải khai họ
tên, nghề nghiệp tổ phụ tam đại nhà mình. Quan Đốc sai lễ sinh thâu
quyển, rồi đóng hòm tử tế, làm danh sách, đợi đến ngaỳ thi thì đem nộp
cho quan trường.
Quan trường thì do tự Bộ cử ra một ông Chánh chủ khảo, một ông Phó chủ khảo, còn mấy ông Giám khảo, Đề diệu, Phân khảo, Giám sát, Phúc khảo, Sơ khảo thì tùy tràng to nhỏ mà cử nhiêù hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyền ra đâù bài, chấm quyển lần sau cùng là lấy người đổ; Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng; Giám, Sơ, Phúc thì chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Để điệu, Giám sát thì coi về việc giữ quyển và kiểm xét sự gian phi của quan trường và của học trò; lại phải vài chục người lại phòng để coi việc nhận quyển, làm sổ sách, viết bảng, vân vân.
Trước hôm thì vài ngày, các quan trường vào trang thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi thì bốn mặt trường có linh canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự tiện ra vào nữa.
Hôm học trò vào trường thi chia làm bốn vi hoặc tám vi, mỗi vi có một cửa, ai vào cửa nào, quan trướng phải yết bảng trước cho học trò biết.
Học trò mỗi người vác một lều chiếu, cổ đeo ống quyển, bầu nước, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn, thức dùng, phải chực sẳn ở ngoài cửa trường từ đêm.
Tan ba hồi trống thì quan trường chia nhau, mỗi ông võng lọng ra một cửa; quan Chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan Phân, quan giám ra hai cửa tả, hữu, mỗi cửa đốt hai cây đinh liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mằng ngồi trên ghế chéo, sai lại phòng xướng danh, giao quyển cho học trò vào trường.
Học
trò vào đóng lều đâu đấy, sáng rõ thì có đâù bài Học trò phải tĩnh túc
mà làm văn. Đến trưa phải đem quyển vào nhà thập đạo lấy dấy nhật
trung. Tối làm văn xong thì nộp quyển. Bấy giờ quan trường hội ở cả nhà
thập đạo, học trò nộp quyển rồi thì cứ do cửa tiền mà ra.Quan trường thì do tự Bộ cử ra một ông Chánh chủ khảo, một ông Phó chủ khảo, còn mấy ông Giám khảo, Đề diệu, Phân khảo, Giám sát, Phúc khảo, Sơ khảo thì tùy tràng to nhỏ mà cử nhiêù hoặc ít. Chánh, phó chủ khảo giữ quyền ra đâù bài, chấm quyển lần sau cùng là lấy người đổ; Phân khảo có quyền xét lại những quyển hỏng; Giám, Sơ, Phúc thì chỉ được phép chấm quyển ba lần trước mà thôi. Để điệu, Giám sát thì coi về việc giữ quyển và kiểm xét sự gian phi của quan trường và của học trò; lại phải vài chục người lại phòng để coi việc nhận quyển, làm sổ sách, viết bảng, vân vân.
Trước hôm thì vài ngày, các quan trường vào trang thi gọi là ngày tiến trường. Tiến trường rồi thì bốn mặt trường có linh canh giữ nghiêm cẩn, cấm không ai được tự tiện ra vào nữa.
Hôm học trò vào trường thi chia làm bốn vi hoặc tám vi, mỗi vi có một cửa, ai vào cửa nào, quan trướng phải yết bảng trước cho học trò biết.
Học trò mỗi người vác một lều chiếu, cổ đeo ống quyển, bầu nước, vai đeo một cái tráp chứa đồ ăn, thức dùng, phải chực sẳn ở ngoài cửa trường từ đêm.
Tan ba hồi trống thì quan trường chia nhau, mỗi ông võng lọng ra một cửa; quan Chánh ra cửa giáp, quan phó ra cửa ất, quan Phân, quan giám ra hai cửa tả, hữu, mỗi cửa đốt hai cây đinh liệu sáng rực trời, quan trường áo mũ đai mằng ngồi trên ghế chéo, sai lại phòng xướng danh, giao quyển cho học trò vào trường.
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong tục
(Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 41)
CÁC TÁC PHẨM ĐỂ KÊ CỨU
1) Phạm Quỳnh, Nhà nho, NP , t.XXX, số 172, tr.449-458.
2) Tuyết huy, Khảo cứu về sự thi ta. N.P.t.IV số 23, tr.373-385/
3) Nghĩa viên Nguyễn văn Đào, Hoàng Việt khoa cử kinh N.P. tVIII, phần chữ nho, tr.60-64, 97-100; 138-143.225.-227, t/IX, tr.59-62, 168-168, t.XIV, tr.85-85. 105-107;t.XV,tr.12-15;23-26.
4) 4) Hch.1.26-38 Khoa mục chí (đã in trong N.P, tXXVIII)
5) Trần Văn Giáp, Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến khoa Mậu ngọ (1918) , KTTĐTS, số 2 và 3, tr.41.tđ.
Khoa bảng Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Khoa bảng.
Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ
có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ
chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử (chữ Nho: 科举).Mục lục[ẩn] |
[sửa] Khái quát
Khoa bảng là cái bảng danh dự, liệt kê tên họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tĩnh từ để chỉ những người đỗ đạt này. Thí dụ: "Gia đình khoa bảng" là gia đình có học, có người trong họ đỗ đạt cao trong những kỳ thi cử do triều đình tổ chức và chấm khảo.Các sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các kỳ thi Hương, thi Hội gồm có: Nhân thiên tự, sử học vấn tân, ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh và bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia Chu Tử, các sách Phật giáo, Đạo giáo nữa. Khối lượng sách học thật là đồ sộ, lại phải học thuộc lòng và hiểu đúng nghĩa nên nho sinh mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan.[1]. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Tác giả Ngô Tất Tố có viết truyện Lều chõng [2]để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này.
- Ngày nay nghe đến hai từ "lều chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "lều", "chõng" đã làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn vía. (Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109 ra ngày 10-3-1939)
Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly nắm quyền điều hành triều đình đã đặt ra lệ thi Hương đầu tiên ở các địa phương năm 1396 đời Trần Thuận Tông, lấy người đỗ được học vị cử nhân. Năm sau (1397) tổ chức thi Hội ở kinh đô. Đây là khoa thi Hội đầu tiên[4].
Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được tiến hành đều đặn và quy củ. Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Người đỗ đầu cả ba thì gọi là Tam Nguyên (như Tam Nguyên Nguyễn Khuyến).
Thi Hương được tổ chức mỗi 3 năm, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Thi Hội sau thi Hương 1 năm, vào năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất.
[sửa] Thi Hương
Cuộc thi được tổ chức tại các trường nhiều nơi (từ Hương do nghĩa khu vực quê hương của người thi). Nhưng không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Trường thi chia ra làm nhiều vùng. Ba bốn trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định, trường Hà các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v. Số thí sinh mỗi khoa có đến hàng nghìn người.Theo quy định từ năm 1434, thi Hương có 4 kỳ.
- Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;
- Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
- Kỳ III: thơ phú;
- Kỳ IV: văn sách.
Thi qua cả 4 kỳ thì đỗ Cử Nhân (trước 1828 gọi là Hương cống) - ông Cống, ông Cử. Mỗi khoa đỗ 32 người, được bổ dụng làm quan ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn.
Người đỗ đầu gọi là Giải Nguyên.
Một người muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):
- Có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.
- Có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Đây là thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính thức. Đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông xứ, như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm. [5]
[sửa] Thi Hội
Thi Hội là khoa thi 3 năm một lần ở cấp trung ương do bộ Lễ tổ chức. Từ đời Lê Thánh Tông thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất (dựa theo quy định thi cử của Trung Quốc). Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân" hoặc "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ, tức là người đã đỗ thi Hương ở các địa phương, tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội.Trước năm 1442 thí sinh đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị các loại tiến sĩ. Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ (tức Thái học sinh - tên dân gian là ông Nghè). Người đỗ đầu gọi là Hội Nguyên.
Vào thời nhà Nguyễn những thí sinh thiếu điểm để đỗ tiến sĩ có thể được cứu xét và cho học vị Phó Bảng (ông Phó Bảng hay Ất tiến sĩ).
Khoa thi Hội đầu tiên năm 1397 đời Trần Thuận Tông, khoa thi Hội cuối cùng tổ chức năm 1919 thời vua Khải Định, đánh dấu sự chấm dứt của khoa bảng phong kiến Việt Nam[6].
[sửa] Thi Đình
Kỳ thi cao nhất là thi Đình tổ chức tại sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè . Nhà vua trực tiếp ra đầu đề, và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ.Người đỗ đầu gọi là Đình Nguyên.
Theo số điểm, người đỗ được xếp vào 3 hạng gọi là Tam Giáp:
- Bậc 3: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Tam Giáp (Đồng tiến sĩ xuất thân - tên dân gian là ông Tiến Sĩ)
- Bậc 2: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhị Giáp (Tiến sĩ xuất thân, Hoàng Giáp - ông Hoàng)
- Bậc 1: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhất Giáp (Tiến sĩ cập đệ - gồm 3 thí sinh đỗ cao nhất gọi là Tam khôi: Đỗ hạng ba là Thám Hoa (ông Thám), hạng nhì là Bảng Nhãn (ông Bảng), đỗ đầu là Trạng Nguyên (ông Trạng)[7]
Vào năm 1828 vua Minh Mạng chỉnh đốn lại khoa cử và bỏ Đệ nhất giáp. Học vị trạng nguyên, bảng nhãn không còn trên khoa bảng từ đó.
[sửa] Quá trình thi cử Nho học tại Việt Nam
- Thi Nho học bắt đầu có từ thời nhà Lý, quy chế thi có lẽ sơ sài, không rõ rệt, và tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ như: thi Nho học tam trường, thi tuyển người có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển người vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...
- Kỳ thi chọn người tài đầu tiên của nước Việt là kỳ thi Tam Trường năm Ất Mão (1075) dưới triều Lý Nhân Tông. Kỳ này chọn được 10 người. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh, làm quan lên đến chức Thái Sư nhưng sau đó bị đày vì tội phản nghịch triều đình.[8]
- Đến đời nhà Trần có hai loại khoa thi là:
- Thi Thái học sinh: là khoa thi cho Thái học sinh, tức là các học sinh ở nhà Thái học, cũng gọi là nhà Quốc học, nói cách khác là sinh viên ở trường đại học quốc gia duy nhất của thời đó. Người thi đỗ các khoa thi này gọi là đỗ Thái học sinh.
- Thi Đại tỷ: còn gọi là Đại tỷ thủ sĩ được tổ chức cho 5 loại đối tượng:
- Thuộc quan ở Tam quán (cho con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở ba "quán" (ngày nay là viện) như Sùng văn quán, Nho lâm quán, Tú lâm cục),
- Thái học sinh,
- Thị thần học sinh (con cái các quan được lấy vào vừa làm việc vừa học tập ở 6 cục Ngự tiền cận thị chi hậu, ở Trung thư giám),
- Tướng phủ học sinh (con cái của các thân vương, thân công, hoàng tử, công chúa, các tướng công hầu bá thuộc họ hàng thân thích của nhà vua được nhà nước cử học quan đến dạy tại phủ đệ của mình),
- Người làm quan có tước phẩm.
Nguyễn Trung Ngạn là người đỗ Hoàng giáp đầu tiên khoa Đại tỷ năm 1304 khi mới 16 tuổi. Khoa thi Đại tỷ cuối cùng là năm 1374, đỗ đầu là Trạng nguyên Đào Sư Tích.
- Năm 1396 Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". [10]
- Vào thời Hồ Quý Ly (1400 - 1407) thi cử được sửa lại. Ngoài 4 kỳ thi (tứ trường) ra con có thêm thi toán pháp. Những ai thi đỗ đã thi Hương, năm sau phải vào bộ Lễ thi lại, đỗ lần thứ hai mới được tuyển bổ. Năm sau nữa mới được vào thi Hội. Nếu đỗ kỳ thi Hội mới được phong Thái học sĩ.[11]
- Đến năm 1442 hệ thống thi Tiến sĩ gồm 2 cấp thi và 3 khoa đầu tiên mới được thực hiện đầy đủ. Thi Hương, thi Hội, thi Đình từ lúc này mới trở thành các khoa thi chính quy và thường xuyên (gọi là chính khoa hay như Trung Quốc gọi là thường khoa).
- Trong những năm Nam Triều Bắc Triều, vấn đề thi cử rất lộn xộn.
- thi chính đồ: Đỗ ba hạng: 1. nhất giám sinh bổ làm tri phủ tri huyện; 2. nhì sinh đồ bổ làm huấn đạo; 3. ba cũng gọi là sing đồ bổ làm nhiêu học.
- thi hoa văn : Thi ba ngày, mỗi ngày thí sinh phải làm 1 bài thơ. Ai đỗ cho làm việc ở Tam ti.
- Thời vua Quang Trung thi cử thường phải bằng chữ Nôm. Nhiều giám khảo, thí sinh hủ nho không nhận thức rất bất bình cho rằng triều đình khắc nghiệt.
- Đến đời nhà Nguyễn vua Minh Mạng chỉnh đốn lại khoa cử và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ. Trước đó (đời Gia Long) chỉ có thi Hương. Vua Minh Mạng cũng ra thêm học vị Phó bảng năm 1829 để chọn đỗ thêm người. Đặc biệt của thay đổi thời này là việc bỏ Đệ nhất giáp. Học vị Trạng Nguyên, Bảng nhãn không còn trên khoa bảng nữa.
- Sau khoa thi năm 1919, do ảnh hưởng đô hộ của Pháp thi nho học Việt Nam chấm dứt. Thay thế vào là các loại thi cử dùng quốc ngữ .
[sửa] Thống kê và các kỷ lục
Trong các khoa thi suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có những dấu mốc và kỷ lục đáng lưu ý[13]:- Vị khai khoa đầu tiên là Lê Văn Thịnh, đỗ năm 1075 đời Lý Nhân Tông, sau làm tới Thị lang Bộ Binh rồi Thái sư.
- Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang. Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ (hay Trịnh Huệ) đỗ năm 1736 đời Lê Ý Tông tại khoa thi Đình tổ chức ở phủ chúa Trịnh. Sau ông làm đến Thượng thư bộ Hình, Thừa chỉ, Tế tửu Quốc tử giám.
- Trạng nguyên trẻ nhất là Nguyễn Hiền, đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông khi 13 tuổi. Có 3 Trạng nguyên già nhất cùng đỗ lúc 50 tuổi là là Vũ Tuấn Chiêu đỗ năm 1475 đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Đức Lượng đỗ năm 1514 đời Lê Tương Dực, Nguyễn Xuân Chính đỗ khoa 1637 đời Lê Thần Tông.
- Thám hoa đầu tiên là Vương Hữu Phùng đỗ khoa 1246 đời Trần Thái Tông. Thám hoa cuối cùng là Vũ Phạm Hàm, đỗ khoa năm 1892 đời vua Thành Thái.
- Thám hoa trẻ nhất là Đặng Ma La đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông khi 14 tuổi; thám hoa già nhất là Giang Văn Minh đỗ khoa 1628 đời Lê Thần Tông khi 56 tuổi.
- Bảng nhãn đầu tiên là Phạm Văn Tuấn đỗ khoa thi 1246 đời đời Trần Thái Tông. Bảng nhãn cuối cùng là Vũ Duy Thanh đỗ khoa 1851 đời Tự Đức.
- Bảng nhãn trẻ nhất là Lê Văn Hưu đỗ khoa 1247 đời Trần Thái Tông, bảng nhãn già nhất là Nguyễn Nghi đỗ khoa 1637 đời Lê Thần Tông khi 61 tuổi.
- Khoa thi Tam khôi (lấy Trạng nguyên, Thám hoa và Bảng nhãn) đầu tiên tổ chức năm 1247 đời Trần Thái Tông. Do nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên nên khoa thi lấy Thám hoa cuối cùng tổ chức năm 1892 đời vua Thành Thái.
- Tiến sĩ trẻ nhất là Nguyễn Trung Ngạn, đỗ năm 1304 đời Trần Anh Tông khi mới 16 tuổi. Tiến sĩ già nhất là Quách Đồng Dần, đỗ năm 1634 đời Lê Thần Tông khi 68 tuổi.
- Nữ tiến sĩ duy nhất là Nguyễn Thị Duệ đỗ năm 1616 đời Mạc Kính Cung (thời nhà Mạc rút lên Cao Bằng) khio ngoài 20 tuổi.
- Sĩ tử cao tuổi nhất là Vũ Đình Thự dự khoa thi năm 1900 đời Thành Thái khi đã 84 tuổi.
- Sĩ tử đỗ cao tuổi nhất là Đoàn Tử Quang đỗ thứ 29 trong 30 cử nhân năm 1900 đời Thành Thái khi đã 82 tuổi. Sau này ông mất năm 1928, thọ 110 tuổi.
- Khoa thi có Tam khôi trẻ nhất là khoa 1247 đời Trần Thái Tông: trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi.
- Khoa thi có Tam khôi già nhất là khoa 1637 đời Lê Thần Tông: Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính 50 tuổi, thám hoa Nguyễn Thế Khanh 37 tuổi, bảng nhãn Nguyễn Nghi 61 tuổi.
- Nhà Hồ là triều đại quy định thi cử qua nhiều vòng nhất: người đỗ kỳ thi Hương năm sau phải vào Bộ Lễ thi lại, có đỗ mới được tuyển; năm sau nữa mới được thi Hội, qua được kỳ này mới được gọi là Thái học sinh (tiến sĩ). Kỳ thi thứ 5 là thi viết và toán.
- Khoảng thời gian dài nhất không lấy được người đỗ Trạng nguyên là từ năm 1743 đến 1785 thời Lê Hiển Tông. Trong 42 năm có 16 khoa thi nhưng không có trạng nguyên vì triều đình cho rằng không có người xứng tầm với học vị đó.
- Bia Tiến sĩ được dựng lần đầu năm 1484 đời Lê Thánh Tông tại sân Quốc tử giám.
- Lệ xướng danh người đỗ để biểu dương người học giỏi thực hiện lần đầu năm 1466 đời Lê Thánh Tông.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Chú thích
- ^ Chính quyền thực dân Pháp và nhà nước phong kiến Việt Nam bãi bỏ nền giáo dục khoa cử bằng chữ Hán
- ^ Lều chõng
- ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145
- ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145
- ^ Sự hình thành hai cấp thi và ba khoa thi chính quy về Nho học
- ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 144
- ^ Văn Hoá Tổ Chức Đời Sống - Sư phạm - Đại Học Cần Thơ
- ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 109)
- ^ Người thầy có nhiều học trò thi đỗ đại khoa nhất nước
- ^ Đại Việt sử ký toàn thư
- ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 193)
- ^ Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim (NXB Văn Hoá Thông Tin - 1999. Trang 339)
- ^ Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 145-158
[sửa] Tham khảo và liên kết ngoài
- Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
- Sự hình thành hai cấp thi và ba khoa thi chính quy về Nho học
- Việc thi cử của các triều vua dưới dạng các con số
- Khái lược về Nho giáo Việt Nam - Lê Anh Dũng
- Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Đại lược về Khoa Cử
No comments:
Post a Comment