Carlyle A. Thayer (BBC) - Có
lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để
Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước
sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược. Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định
được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama
sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng...
*
Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở
Singapore rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ chiến lược với tất cả
năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên
bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam
lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể
từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu
đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ
chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập
tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt
Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần
trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng
cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng
thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm
Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Hai bên cùng lợi
Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ
tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái
cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau
chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.
Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama
tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng
quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có
thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi
Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong
quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài
trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ
khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí
không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ
không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR
nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu
tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên
Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh
gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía
Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái
Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm
cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để
Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước
sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa
Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược
tái cân bằng.
Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.
CHUYẾN MỸ DU CỦA TRƯƠNG TẤN SANG
6. PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 19.7.2013
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang
2013-07-19 | | PTTPGQT
Sau đây là bản Việt dịch toàn văn thư gửi Tổng Thống Barack Obama do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ :
Kính gửi Ngài Barack H. Obama
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500
Saigon, ngày 14.7.2013
Thưa Tổng Thống,Tôi được tin Tổng Thống mời Chủ tịch Nước CHXHCNVN sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 25.7.2013. Vì vậy tôi viết thư hôm nay xin Tổng Thống nhân cơ hội gặp gỡ này thúc đẩy Chủ tịch Việt Nam thực hiện nguyện vọng âm ỉ từ lâu trong tâm trí và đáy lòng người dân Việt - đó là chuyển hóa chế độ độc đảng sang một Nhà nước dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản, tự do và pháp quyền.
Đây cũng chính là ngưỡng vọng của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do tôi lãnh đạo, đồng thời cũng là ngưỡng vọng của toàn dân nam phụ lão ấu, bất phân thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, thương gia, đến công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.
Năm 1986, khi Đảng Cộng sản mở cửa kinh tế theo chính sách “đổi mới”, nhà cầm quyền nghĩ rằng chỉ cần mở cửa kinh tế là có thể bảo đảm việc phát triển quốc gia. Chúng tôi đã biết rằng điều đó không đúng, và chẳng bao giờ thành công. Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như toàn dân thúc đẩy nhà cầm quyền phải đồng lúc mở cửa chính trị thì mới có thể hậu thuẫn cho sự chuyển hóa kinh tế. Nhưng Nhà nước Cộng sản đã không nghe. Trái lại, nhà cầm quyền đã quy mô dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi cải cách chính trị. Kết quả là các nhà tù ở Việt Nam ngày nay đầy dẫy những nhà tranh đấu trẻ, các bloggers, nhà báo và các nhà bảo vệ nhân quyền mà “tội” của họ chỉ là kêu gọi mạnh mẽ cho một xã hội đa nguyên hầu khai dụng tài nguyên phong phú của con người, vốn là nguyên động lực của quần chúng, để sử dụng mọi tài năng và kỹ xảo của họ cho việc phát triển.
Chỉ nói theo tiêu chuẩn kinh tế, thì chính quyền đã thất bại. Mở rộng tự do kinh tế, mà không có sự bảo vệ của công đoàn độc lập, tự do báo chí và nền tư pháp độc lập tất nhiên phải dẫn đến căn bệnh tham nhũng, lạm quyền, phân cách giàu nghèo khủng khiếp, và những tệ nạn bất công xã hội trầm trọng.
Trong khi thành phần lãnh đạo và gia đình của giới này hưởng thụ đời sống vua chúa, thì người công nhân, nông dân bần hàn phải đối chọi hằng ngày với bao khắc nghiệt để sống còn.
Việt Nam ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và “tư bản đỏ”, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu người dân lương thiện chỉ đòi hỏi sự tối thiểu cho cơm ăn áo mặc, cho con em họ được đến trường và được chăm sóc y tế.
Giới lãnh đạo Hà Nội bám chặt một cách vô vọng vào hệ thống độc đảng để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho riêng họ. Tuy nhiên làm như thế, họ hy sinh quyền lợi của 90 triệu dân Việt và gây hại cho tương lai quần chúng. Khi giới trẻ yêu nước xuống đường ở Saigon, Huế, và Hà Nội để cảnh báo Trung quốc xâm lược vào chủ quyền biển và đất, chính quyền chẳng chút lưu tâm tới mối quan ngại thiết tha của giới trẻ mà còn bạo hành, đàn áp.
Thưa Tổng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tin rằng chìa khóa giải quyết các vấn nạn Việt Nam là Dân chủ. Với những thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, nhân quyền và pháp quyền thì mới có thể bảo đảm cho sự ổn định và phát triển, đồng thời gìn giữ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. Sự kết thân hòa hảo càng thêm dễ dàng với các nước láng giềng theo thể chế dân chủ. Một nước Việt Nam dân chủ sẽ là yếu tố chủ yếu cho hòa bình và ổn định trong vùng Á châu – Thái Bình dương , và sẽ là đối tác chính trị tin cậy cho Hoa Kỳ.
Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang tới đây, tôi chân thành mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc bước vào tiến trình cải cách chính trị. Sự chuyển hóa ôn hòa sang thể chế dân chủ để cứu khối nhân dân sống trong đau khổ, và đây cũng là con đường duy nhất bảo đảm cho tương lai xáng lạn đầy hy vọng cho Việt Nam.
Tôi cũng xin nhấn mạnh tới điều trọng thiết của Tự do Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ngày nay, các tôn giáo là những tiếng nói độc lập của xã hội dân sự, đã không ngừng suốt ba mươi tám năm qua nêu lên những ta thán, bất bình của nhân dân dưới chế độ Cộng sản.
Người viết thư thỉnh cầu Tổng Thống hôm nay là kẻ đã trực tiếp chịu đựng sự đàn áp của chính quyền. Tôi đã trải qua ba thập niên bị giam cầm, chỉ vì tôi lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngay giây phút này đây tôi phải sống trong cảnh quản chế tại [Thanh Minh] Thiền viện, như Đại sứ David Shear chứng kiến khi ngài đến thăm tôi năm ngoái. Vì vậy, là Tăng sĩ Phật giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Dù rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động và bị chính quyền Cộng sản đàn áp từ năm 1975, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động cho công bình xã hội. Giáo hội không tranh đấu trên lĩnh vực chính trị, cuộc tranh đấu này thể hiện truyền thống tâm linh và dấn thân của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua, dựa trên lòng từ bi và khoan dung, để bảo vệ nhân dân trước mọi bất công và đàn áp. Đạo Phật là đạo hòa bình, theo bước tiền nhân chống phong kiến và chủ nghĩa ngu dân trong quá khứ, thì nay chúng tôi dấn thân cho nhân quyền và dân chủ.
Tôi hết lòng kỳ vọng vào Tổng Thống , xin Tổng Thống hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam đang lâm cảnh khốn khổ, để nói thay cho hàng triệu người dân Việt ngày nay không có tiếng nói ngay trên chính quê hương họ.
Trân trọng kính chào Tổng Thống.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.7.2013
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
7. HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về tâm thư gửi TT Obama
Ngày 24 tháng 7 này ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ công du Hoa
Kỳ và điều này đã gây chú ý cho nhiều người Việt trong và ngoài nước
trong đó có Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo VN
thống nhất. Quan tâm sâu sắc tới chuyến đi này Đức Tăng Thống đã gửi một
bức tâm thư cho tổng thống Obama trước khi ông Sang lên máy bay công du
Hoa Thịnh Đốn. Phóng viên Ỷ Lan của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn Đức
Tăng Thống để tìm hiều thêm về nội dung bức thư.
Khuyến khích VN thay đổi
Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng
Độ. Hôm 14.7 vừa qua, Đức Tăng Thống viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ
Barack Obama nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại
Washington DC. Kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết nội dung thư đề
cập tới việc gì?
HT Thích Quảng Độ: Nước Mỹ lâu rồi đóng vai trò
lãnh đạo của các nước dân chủ văn minh trên thế giới, có truyền thống
dân chủ từ mấy thế kỷ rồi. Bây giờ cũng vào hàng cường quốc bật nhất.
Không những về dân chủ mà cả về kinh tế. Thành ra tất cả các nước chưa
có được dân chủ tự do đều hướng về Hoa Kỳ, để may ra mà có ảnh hưởng của
Hoa Kỳ mà thực hiện được dân chủ ở nước mình.
Nhân việc ông Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm. Rất là
hiếm hoi một ông Chủ tịch Cộng sản Việt Nam mà sang Hoa Kỳ, thì đây tôi
cho là một dịp rất hiếm hoi.
Tôi cũng mạo muội đề nghị với ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất lòng dân.
-HT Thích Quảng Độ
Trên phương diện tôn giáo tôi cũng mạo muội đề nghị với
ông Tổng Thống Mỹ nhân dịp này khuyến khích ông Trương Tấn Sang chuyển
đổi cái đường lối chính trị độc tài toàn trị bây giờ… hầu hết là mất
lòng dân, để sang một chế độ tự do, dân chủ, bớt cái sự bức hiếp và đàn
áp quần chúng đi, để cho dân tộc Việt Nam có một cuộc sống thoải mái
hơn.
Ỷ Lan: Bạch Đức Tăng Thống, Dân chủ là điều ai
cũng nói tới, ai cũng đòi hỏi. Nhưng liệu dân chủ có thể thực hiện tại
Việt Nam ngày nay không? Ông Lê Duẩn, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam, từng tuyên bố Việt Nam có nền dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ
Tây phương. Kính xin Đức Tăng Thống cho biết ý kiến về khẳng định này?
HT Thích Quảng Độ: Cái đó thì ông nói đúng phân
nửa còn phân nửa thì hoàn toàn sai. Trong Đảng Cộng sản hiện giờ có 3
triệu người, hiện giờ họ sống rất thoải mái, chả ai đàn áp họ.
Nhưng đối với dân thì không bao giờ có chuyện đó. Đối với dân họ phân biệt rõ rệt.
Thành ra đảng viên là cái đảng họ sống và họ làm lãnh
đạo. Mà lãnh đạo là có quyền đối với toàn dân. Bởi vậy họ bảo sao thì
dân phải nghe vậy. Không được cãi lại. Cãi lại là họ có cách họ phạt.
Chả ai đàn áp họ, mà họ toàn quyền đàn áp người khác.
Tất cả kinh tế, tài chính, cơ quan từ trên xuống đến
dưới Đảng Cộng sản nắm hết. Thành ra cái đất nước Việt Nam hiện nay là
đất nước của riêng Đảng Cộng sản, chứ 90 dân có còn gì đâu?! 90 triệu
dân họ dùng như những nô lệ, những tay sai để họ sai khiến, phục vụ cho 3
triệu đảng viên thôi. Cái đó rất nguy hiểm. Bởi vậy cho nên cái chế độ
Cộng sản Việt Nam hiện nay càng kéo dài thì 90 triệu dân Việt Nam còn
khổ.
Chống đối họ mà nói ra miệng là họ bỏ tù liền. Bây giờ
họ là chúa ngục làm chủ hết cả đất nước. Dân có còn gì đâu. Dân chỉ là
nô lệ, 90 triệu dân chỉ là nô lệ của 3 triệu đảng viên Cộng sản mà thôi.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nghĩ rằng một bức thư
thúc đẩy cho cải cách chính trị và dân chủ hóa Việt Nam như thư gửi
Tổng thống Obama là một hành động chính trị không? Đức Tăng Thống là nhà
chính trị hay nhà tôn giáo? Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có
làm chính trị không?
HT Thích Quảng Độ: Nói đến chính trị cũng tùy thời đại. Như thời tôi học ngày xưa trong sách, thì các tác gia như ngài Khổng Tử định nghĩa rằng là Chính giả chính giã.
Có nghĩa là người làm chính trị là người sửa sang đất nước cho ngay
thẳng. Tức là các vị phải ngay thẳng, không được cong queo, không được
gian tà. Đấy, nghĩa gốc chính trị theo ngài Khổng Tử định nghĩa là như
thế.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn, phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ không phải là tôi làm chính trị đâu.
-HT Thích Quảng Độ
Nhưng mà chính trị ngày nay không bao giờ có chính trị
đó. Chính trị ngày nay gọi là chính trị thủ đoạn. Họ dùng thủ đoạn, phải
hóa trái, đen mà hóa trắng, trắng hóa đen. Thành ra giờ gọi là chính
trị thủ đoạn, dối trá. Thành ra tôi nói như thế yêu cầu ông Tổng Thống
Mỹ làm việc đấy, không phải là cái người làm chính trị, mà tôi chỉ so
quan niệm chính trị cổ xưa mà nói thôi. Nói may ra thì được. Chứ các vị
Sư tu hành thì làm sao mà làm được chính trị?
Ngày xưa có Tào Tháo của Tàu cũng là một tay ghê gớm về
thủ đoạn đấy, ngày nay nhắc đến Tào Tháo ai cũng ngán. Bây giờ chính trị
nó như thế, mà các Sư mà làm chính trị thì lại tồi tệ nữa.
Thành ra tôi nói chính trị đây là thái độ chính trị thôi
chứ không phải là người làm chính trị. Đây là ý kiến, là quan điểm về
chính trị. Thái độ chính trị nó khác. Mà nếu thực hiện được chế độ dân
chủ đây thì Giáo hội thoát nạn.
Nếu bây giờ đây có chính phủ thật sự đa đảng thì Giáo hội còn vấn đề gì nữa đâu.
Còn Cộng sản thì Giáo hội còn phải chịu nhiều khó khăn,
phải hứng chịu nhiều khó khăn. Do đó, cho nên tôi nẩy ý như thế chứ
không phải là tôi làm chính trị đâu.
Ỷ Lan: Trong bức thư cho Tổng Thống Obama, Đức
Tăng Thống cho biết chính Đức Tăng Thống là nạn nhân của chính sách đàn
áp của nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Tăng Thống có thể cho biết sơ lược về
tình trạng sinh sống của Đức Tăng Thống từ những năm vừa qua?
HT Thích Quảng Độ: Từ sau 75 đến giờ thì Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất luôn luôn bị nạn. Trong thời gian từ 75
đến 81, trong 2 năm đầu thì chúng tôi phải vào tù rồi. Lần đầu tiên vào
[nhà tù] Phan Đăng Lưu là mất hai năm. Thế rồi về được mấy năm thì 1982
họ lại đưa ra quản chế ở ngoài Bắc mười năm. Năm 1994 tổ chức đi cứu trợ
đồng bào bị lụt lội tại miền Nam, họ lại bắt nữa. Bắt lần này đưa ra Ba
Sao sau chuyển qua Thanh Liệt.
Năm 98 được đặc xá cho về Thanh Minh đây. Họ bảo từ nay
trở đi ông cứ phải ở đây chứ không được đi đâu. Nhưng mà họ không cho
văn kiện, họ nói miệng thế thôi. Coi như buộc cư trú chỉ nói miệng thế
thôi chứ không có văn kiện. Họ sợ có bút tích thì đưa lên tố cáo họ,
thành ra từ ngày ấy đến nay cứ ở đây vậy. Cũng như tù lỏng.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris.
8.TPP và chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam
Vậy nội dung này sẽ có ý nghĩa ra sao trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, Vũ Hoàng trao đổi với ông Ernest Z. Bower, Cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ.
Quan điểm của hai nước
Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn ông đã dành thời gian cho đài RFA, theo ông khi chủ tịch VN Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ liệu vấn đề TPP có phải là phần cốt lõi nhất hay không?Earnest Bower: Quan điểm của Washington là Việt Nam ngày càng trở thành một trong những quốc gia có tầm chiến lược trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có những cam kết cấp cao về thương mại cũng như tăng cường sức mạnh cho khối ASEAN, vì thế, TPP có vai trò rất quan trọng trong chuyến thăm này của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ.
Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm là cần thiết phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực ASEAN, và đây cũng là một trong những nỗ lực để Trung Quốc thấy rằng khi họ tạo ra luật lệ cho các nước trong khu vực thì họ cũng phải tuân thủ những luật đó, chứ không thể áp đặt quan điểm của họ lên vùng chủ quyền lãnh thổ ngoài biển Đông. Tôi nghĩ rằng điều này cũng tạo ra một cảm giác an toàn về mặt kinh tế và chính trị trước Trung Quốc. An toàn trước Trung Quốc là những điều kiện cần thiết cho hòa bình và thịnh vượng cho khu vực Châu Á – TBD, Hoa Kỳ và Việt Nam đều chia sẻ quan điểm này.
Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm là cần thiết phải tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực ASEAN.Cũng trên quan điểm đó, theo tôi, các chính trị gia của cả Hà Nội và Washington cần phải nỗ lực hơn để đưa ra những quyết định khó khăn về TPP, để hiệp định này có thể được thông qua trong vòng 2 năm tới.
- Earnest Bower
Vũ Hoàng: Báo chí cũng như nhiều luồng thông tin từ cả Việt Nam và Hoa Kỳ cho là hai phía đang ráo riết muốn kết thúc các vòng đàm phán vào tháng 10 năm nay. Theo ông liệu điều đó có khả thi không?
Earnest Bower: Theo tôi hiện tại Tòa Bạch Ốc đang rất muốn hoàn tất hiệp định về TPP trong năm nay, tuy vậy, tôi không biết liệu điều này có diễn ra vào tháng 10 năm nay hay không, là thời điểm mà Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Brunei. Tôi nghĩ là Tổng thống Obama và Đại diện Thương mại mới là ông Mike Froman đang cam kết để Hiệp định này được Quốc Hội bước đầu thông qua vào năm 2014, ngay trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ diễn ra.
Hiện tại, thì chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như các nước đàm phán khác đang nỗ lực để kết thúc các vòng đàm phán càng sớm càng tốt, đó là mục tiêu thực sự.
Vũ Hoàng: Một trong những yếu tố thường được các đối tác đàm phán khi nhắc tới Việt Nam là “một nền kinh tế phi thị trường”, vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Earnest Bower: Tôi nghĩ ở một khía cạnh nào đó, Việt Nam đang sử dụng TPP như một động lực để thúc đẩy hơn nữa tiến trình cải cách kinh tế của mình, cả Chính phủ lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng đưa nền kinh tế của mình trở nên cạnh tranh hơn nữa. Thật khó để cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước, là khu vực đang có vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc gia nếu không có sự ủng hộ về mặt chính trị. Tôi nghĩ dưới góc độ này, TPP sẽ là một đòn bẩy quan trọng để cả Đảng Cộng sản và Chính phủ thay đổi khu vực doanh nghiệp NN trước những sức ép đòi hỏi từ bên ngoài, kể cả việc thu hút sự quan tâm của các dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Khối doanh nghiệp nhà nước
Vũ Hoàng: Cũng liên quan đến chuyện này, hồi tháng 3, chúng tôi có được đọc bản tin của CSIS, ông nhận xét khá nhiều về khối doanh nghiệp Nhà nước VN, vậy, mối quan hệ của khu vực này trong việc đàm phán TPP của Việt Nam ra sao rồi thưa ông?Earnest Bower: Các doanh nghiệp NN của Việt Nam cũng giống với Trung Quốc là đang kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống. Tôi nghĩ là tất cả các nhà kinh tế Việt Nam đều cho rằng khối doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới. Vì thế, một lần nữa đàm phán TPP sẽ mang lại cơ hội chiến lược, cộng với sức ép đổi mới từ bên ngoài và những đòi hỏi đổi mới chính trị kinh tế từ các nước đối tác đàm phán, buộc Việt Nam phải thay đổi khối doanh nghiệp này.
Ngoài ra, thông qua TPP cũng khiến Việt Nam hội nhập hơn nữa với Châu Á, ý tôi muốn nói là những nỗ lực về hội nhập kinh tế, đảm bảo Việt Nam tiếp tục tiến lên chứ không bị tụt hậu, nhất là khi Việt Nam muốn trở nên cạnh tranh hơn và đối mặt với những sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Thưa ông, TPP ngoài các điều khoản về đàm phán “nền kinh tế thị trường” thì còn nhiều yếu tố khác nữa như bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền người lao động rồi cả tham nhũng nữa. Vậy đến lúc này, những điều khoản trên đã được đàm phán ra sao rồi?
Earnest Bower: Tôi chỉ muốn nhắc anh cũng như muốn để thính giả hiểu rằng, việc đàm phán không chỉ là giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ mà là giữa 11 quốc gia đàm phán. Tôi nghĩ các vòng đàm phán bao gồm cả những cam kết về tính minh bạch và quản lý hay giám sát để tăng cường những cam kết về lao động và môi trường nữa.
Các doanh nghiệp NN của Việt Nam cũng giống với Trung Quốc là đang kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống. Tôi nghĩ là tất cả các nhà kinh tế Việt Nam đều cho rằng khối doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới.
- Earnest Bower
Nếu để ý chúng ta có thể thấy người dân Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện những lĩnh vực như chống tham nhũng, nước sạch, môi trường, an toàn lao động, an toàn thực phẩm…và đây cũng là những mối quan tâm giống với mọi quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã truyền tải và đưa những mối quan tâm này của người dân vào trong tiến trình đàm phán và như vậy là chính phủ Việt Nam đang mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Vũ Hoàng: Vâng cám ơn lời nhắc nhở của ông về 11 nước đang tham gia đàm phán, câu hỏi cuối cùng của chúng tôi chỉ liên quan đến 2 đối tác Hoa Kỳ và Việt Nam là: Việt Nam đặt trọng tâm nhiều đến việc đàm phán lĩnh vực may mặc và giày dép khi xuất sang Hoa Kỳ trong khi đó, Hoa Kỳ lại ưu tiên đến hàng nông sản khi xuất sang thị trường Việt Nam. Vậy đánh giá của ông về việc điều hòa những khác biệt trong các ưu tiên này ra sao?
Earnest Bower: Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như mọi quốc gia đàm phán khác đều có những quan tâm cụ thể đến từng lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn, Việt Nam quan tâm nhiều đến tiếp cận thị trường cho hàng dệt may, giày dép và cá tra. Tôi nghĩ đặt các ưu tiên khác nhau cũng là bản chất của quá trình đàm phán, nếu Hoa Kỳ muốn thấy được Hiệp định TPP vào mùa thu năm nay thì Hoa Kỳ cần phải hiểu được những yêu cầu trong chính trị nội bộ Việt Nam là họ đang cần những gì. Nói thực lòng, ngay cả tôi hay bất cứ một người nào khác ở thời điểm này, đều không biết được khi kết thúc đàm phán thì Hiệp định sẽ ra sao. Những người đàm phán và cả các nhà lãnh đạo quốc gia đều hiểu rằng cả 2 phía phải có những hi sinh nhiều hơn những gì mà họ muốn để có thể có được Hiệp định TPP thành hình.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông rất nhiều.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tpp-role-in-pre-sang-to-us-vh-07182013131154.html
9. Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang
Cập nhật: 08:29 GMT - thứ năm, 18 tháng 7, 2013
Sau chuyến thăm Trung Quốc thì
chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất
nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.
Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời
gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến
mới của thời cuộc trong nước và thế giới.
Những hoạt động đối ngoại gắn liền
máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc,
thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối
ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự
dồn sức, góp lực của cả toàn dân.
Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt
thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động
đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất
mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà
Nguyễn Trãi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".
Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.
Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet
phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong
"ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất
là của các "chính khách" đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của
công luận.
Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy
nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến
tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự
thay đổi.
Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quý báu
đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước.
Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu
tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ
đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra
những đột biến không thể nào dự báo trước được.
Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.
Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của
ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn
với thù theo lối "mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi,
võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong
hoạt động đối nội và đối ngoại.
Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước
đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản
lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến
cùng, cái quyết định vẫn ở con người.
Thì chẳng thế sao? "Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ
nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung,
người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình: "Có thể nói
là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ
mưu tính được".
Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và
hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng:
không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản
lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện
khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng
xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.
Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.
Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc
Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta
gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có
cái lý của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một
nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết
đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở
thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình
Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối Asean, mà cứ vẫn mang tâm lý
"nước nhỏ" trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.
"Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!"
Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số
48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường
quốc tế thì cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Rồi Singapore, với
diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số
chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ
ngày tuyên bố độc lập năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển
từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018
Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế
châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh.
Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn,
dân số đông!
Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới?
Đây là câu chuyện dài nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó.
Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên
hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ
những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn
tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy
mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ
thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý
nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng
của nước lớn.
Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái
niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc
từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!
Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù
ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không
ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông,
xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Vì thế, quyết
không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích
của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ
trong cuộc chơi của họ.
Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng
mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền
thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích: "Nếu lịch sử chọn
ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu".
Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương,
sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho
Mao "đại nhảy vọt" và đến một ngày đẹp trời thì Chu (Ân Lai) vui vẻ bắt
tay Richard Nixon ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng
"núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt,
đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.
Quyền lực và Tội lỗi
Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không
chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết
thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối.
Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét
sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục
thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển "
để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo
lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm
hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến.
Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát
thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày
càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền"
được rao giảng là "của dân, do dân và vì dân" đang quay lưng lại với
dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền
lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những
"bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí
thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc,
lừa mị.
Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng
khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết :
"Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không
có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực
tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and
absolute power corrupts absolutely).
"Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân?"
Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy.
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người,
cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da
để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi
bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập
lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa.
Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to.
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để
Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng
khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và
của cả đông đảo đảng viên của Đảng.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên
đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới.
Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước
trong hoạt động đối ngoại.
Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật
rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược
với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại?
Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về
văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế
giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực
thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một
cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng
cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể
là một sự áp đặt.
Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm
Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động.
Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử
của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay
cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và
ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”,
hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì
được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin
tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự
không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay
không được đụng tới".
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc.
Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của
người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải
suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó
đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ
được chế độ XHCN"!
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung
Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn
gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng
cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số
giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục
tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc
đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn.
Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên"
của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế
chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn
sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới
để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng
chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia
mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải
đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc
ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường
huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc
cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn
theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
Sinh lộ duy nhất: Dân chủ
Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực
thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực
hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm
phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của
Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện
điều này.
Giáo sư Tương Lai
Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một
quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ!
Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân
chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ
đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản
dân chủ.Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam
thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa
bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng.
Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam
thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam
đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân
thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta
đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản
sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc
đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong
kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về
dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc
"giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc
để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách
diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm
những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới
của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
"Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính
đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà
xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời
xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như
bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!
Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
10. Việt Nam trước ngã ba đường Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
19.07.2013
Chuyến đi thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang, được loan báo vội vã, đã khiến truyền thông quốc tế chú ý tới
hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.
Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.
Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương
Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích
cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.
Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Ông David Brown là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Việt Nam trong
nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc
gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ
tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vã, và sau một cuộc tiếp
xúc với lãnh đạo Trung Quốc “rõ rệt đã gây sốc” cho giới lãnh đạo tại Hà
nội.
Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đã quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đã đòi để thiết lập quan hệ chiến lược?”
Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoãn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”
Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đã công
khai ghi lại những vấn đề họ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư,
không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.
Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.
Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.
Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.
Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.
Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ vì lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.
Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng còn lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay vì tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đã tìm cách kiềm hãm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.
Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trước tình hình đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và tìm cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.
Trước tình hình ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc Hà nội hãy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.
Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đã gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đã đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.
Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương
Tấn Sang đã không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc
sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất
quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng
về hướng có lợi cho Trung Quốc.
Tác giả gợi ý rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn
động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông
Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến Hà nội tỏ
ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết
lập các quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington”.
Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài lòng với
những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoãn lại vụ án xét xử
một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, vì như chính phủ
Mỹ đã thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa
Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam,
trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân
quyền.”
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-truoc-nga-ba-duong/1705285.html
Nguồn: Yale Global, Vietnamnet, Asia Sentinel, Time
Hoài Hương-VOA 11.MỸ đối với Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thiếu nghi lễ ngoại giao so với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn ThiệuPublished on July 30, 2013 · TTXVA TỔNG HỢP từ các ý kiến trên facebook
Ngo Dinh Diem, President of South Vietnam, arrives in Washington in 1957, and is greeted by President Eisenhower
04 Apr 1973, San Clemente, California, USA — Nixon Bids Thieu Farewell
Chairman Nguyen Van Thieu, President Lyndon B. Johnson and Prime Minister Nguyen Cau Ky salute during the playing of the U.S. and Vietnamese National Anthems during welcoming ceremonies at Guam’s International Airport, Agana, on March 20, 1967.
Chưa có một quốc khách nào của Mỹ bị bạc đãi như ông Trương Tấn Sang hôm nay
1. Ý kiến của các bạn về vụ này thế nào?
Có ý kiến cho rằng sự tiếp đón của Mỹ đối với ông chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang rất thiếu nghi lễ ngoại giao, thậm chí còn thua sự tiếp đón của Mỹ đối với ông tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu cách đây vài chục năm.Nghi lễ đón tiếp nguyển thủ quốc gia:
- Khi nguyên thủ đến sân bay thì người đồng cấp của nước chủ nhà phải ra đón. Ví dụ nguyên thủ khách mời là tổng thống thì tổng thống chủ nhà phải tiếp đón, thủ tướng thì thủ tướng tiếp đón.
- Ngay từ sân bay phải có nghi lễ trải thảm đỏ từ cửa máy bay.
- Trước khi hội kiến để bàn chuyện với nguyên thủ nước chủ nhà thì chủ nhà phải tổ chức nghi lễ đón tiếp. Còn tuỳ vào văn hoá mỗi nước nhưng cơ bản nhất là phải có dàn quân nhạc để cử hành quốc ca 2 nước. Sau đó duyệt hàng lính danh dự của chủ nhà.
- Sau cuộc hội kiến thì phải có họp báo để 2 nguyển thủ thông báo về kết quả của cuộc hội kiến.
- Cuối cùng là nước chủ nhà phải tổ chức yến tiệc để tiếp đãi nguyên thủ khách mời.
2. THẬT LÀ KÉM LỊCH SỰ HẾT CHỔ NÓI À!
Không có tiếp đón rềnh rang, không thảm đỏ, không duyệt binh, không
đại-bác, không viên chức nào cao cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ
ông đại sứ Mỹ ở Hà nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi
bằng một bữa tiệc linh đình (“state dinner”), không trưng cờ hai nước
trên đường, phải ở khách-sạn thuê gần sứ-quán Trung quốc, v.v.
Trong khi chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng dành cho bà Aung San
Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù
như là một lãnh-tụ đối-lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi
đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc hội ngày 8/9/2012,
không khác gì Tổng thống Ngô Đình Diệm của miền Nam năm xưa sau khi Tổng
thống Eisenhower ra tận phi trường đón.
http://ttxva.org/truong-tan-sang-ngo-dinh-diem/#ixzz2bzzueTXu
12. PHẠM TRẦN.Chuyện tưởng nhỏ mà to ở Việt Nam
Phạm Trần (Danlambao)
- Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2013 nhiều chuyện xảy ra cho đất nước
được người Việt trong và ngoài nước quan tâm lo lắng nhưng chưa hẳn đã
là chuyện “mất ăn, mất ngủ” đối với nhiều viên chức lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và Quốc hội. Sau đây là một chuyện đáng nói ấy:
Chuyện này thuộc về Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, người đã “gật đầu” hay “phải đồng ý” với 10 văn kiện được gọi là “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng trong chuyến ông thăm Bắc Kinh và Quảng Đông từ 19 đến 21/06/2013.
Nội dung các Thỏa hiệp này được viết gọn trong Tuyên bố chung 8 điểm ai
đọc cũng thấy rất bất lợi và có thể dẫn đến nguy cơ mất toàn vẹn lãnh
thổ và chủ quyền của Việt Nam.
Tiêu biểu nhất là sự hợp tác ở biên giới, kinh tế, quốc phòng, ngoại
giao, giữa 2 đảng, 2 Bộ Công an, ở Vịnh Bắc Bộ và trên toàn cõi Biển
Đông được lồng vào chiêu bài 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt do người
Trung Quốc đặt ra cho đảng Cộng sản Việt Nam làm theo, đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Nhưng hành động giành đất, chiếm biển Việt Nam của Trung Cộng đã bắt đầu
từ thời Đặng Tiểu Bình, người đã xua trên 600,000 quân qua biên giới
tấn công 6 Tỉnh của Việt Nam tháng 2/1979, và sau đó chiếm núi Lão Sơn
(điểm cao 1509), thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang) trong cuộc chiến
tranh biên giới thứ 2 từ 1984 đến năm 1989 đem chiến thắng về cho Trung
Cộng.
Đặng Tiểu Bình cũng là người đưa ra chủ trương “Biển Đông của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”,
nhưng các lãnh đạo Trung Cộng thừa kế sau này đã “giấu đi” mấy chữ
“Biển Đông của ta” để đánh lừa Việt Nam và các nước láng giềng mỗi khi
Bắc Kinh phải nói chuyện tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu
vực.
Sau đó đến phiên hai Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và bây giờ là Tập Cận Bình cũng đều miệng nói hòa bình “vừa là đồng chí, vừa là anh em” nhưng trong bụng chứa đầy dao găm, hành động ngược lại, nhưng trắng trợn và hung hãn hơn người đi trước.
Thời Tập Cận Bình
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng Cộng
sản Trung Quốc tháng 11/2012 thì ông đã làm những việc như sau:
- Triệt để thi hành chính sách bảo vệ chủ quyền biển của Trung Cộng ở
Biển Đông, coi Biển Đông là “quyền lợi cốt lõi” không thể thay đổi như
đối với Tây Tạng và Đài Loan.
- Ra lệnh cho Hải quân, Thủy Quân Lục Chiến tập trận ở Biển Đông, quanh
khu vực Hoàng Sa và Trường Sa; tập đổ bộ lên các đảo ở Hoàng Sa của Việt
Nam mà Trung Cộng đã chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng
1/1974.
- Tăng cường lực lượng Hải quân đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Phi Luật Tân.
- Tăng cường cơ cấu chính quyền và di dân đến Hoàng Sa của Việt Nam. Sau
đó vào ngày 17/7 (2013), Trung Cộng đã chính thức cấp giấy Chứng Minh
Cư trú cho dân Thành phố Tam Sa có Tòa Thị Chính đặt tại đảo Phú Lâm
(Hoàng Sa).
- Tiếp tục thi hành lệnh cấm ngư dân đánh bắt ở Biển Đông từ tháng 5 đến
tháng 8, nhưng lại cho các tầu Hải quân Trung Cộng trá hình Hải Giám có
võ trang đi hộ tống các thuyền đánh cá của ngư dân Trung Quốc xuất phát
từ đảo Hải Nam đi đánh bắt tại các ngư trường của ngư dân Việt Nam.
- Chuẩn bị đào dầu ở Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, bất chấp phản đối của Việt Nam, Phi Luật Tân và Mã Lai Á có
tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng.
- Cho xây dựng các đồn Quân sự và nghiên cứu trong khu vực 8 đảo đá
ngầm, kể cả bãi Gạc Ma trong cụm Sinh Tồn mà Trung Cộng đã đánh chiếm
của Việt Nam năm 1988.
- Tiếp tục ngăn cản, bắn phá, đánh đập và cấm các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở vùng Hoàng Sa.
- Tiếp tục để tầu Trung Cộng xâm nhập sâu vào quấy phá và đánh bắt ở
vùng biển Việt Nam, kể cả khu vực biển Đà Nẵng và Hải Phòng.
- Cho tầu Hải giám đe dọa, phá rồi và cắt cáp các tầu khảo sát của Tổng
Công ty dầu khí Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Vậy mà ông Trương Tấn Sang vẫn có thể quên đi những việc của ông Tập Cận
Bình và quên luôn cả chuyện “hình Lưỡi Bò” tự vẽ của Trung Cộng chiếm
từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông để cùng với Chủ tịch Trung Cộng
“nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu
của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan
trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển
quan hệ hữu nghị Việt – Trung”!
Hai nước Việt-Trung, trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang còn cam kết: “Trước
khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ
bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng
hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề
nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại
cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai
bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông” (DOC, Declaration of Conduct), cùng nhau duy
trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Nhưng khi chữ ký của phái đoàn Trương Tấn Sang chưa ráo mực thì vào ngày
7/7 (2013) 2 tàu cá của hai ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường (huyện
đảo Lý Sơn) đã bị lính Trung Cộng tấn công, đánh đập dã man, bẻ cờ Việt
Nam vứt xuống biển và tịch thu lưới cụ, nhiên liệu và cướp hải sản khi
họ đang đánh bắt ở Hoàng Sa.
Hai thuyền trưởng báo cáo bị thiệt hại 400 triệu đồng nhưng mãi cho đến
ngày 17/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị mới cho
biết: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía
Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm
khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt
Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.”
Liệu phía Trung Cộng có điều tra và bồi thường cho ngư dân Việt Nam hay
không thì chưa biết, nhưng Tuyên bố chung giữa hai nước trong chuyến
thăm của ông Sang đã xác định: “Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt
“Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu
phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc
Bộ.”
Như vậy là sau khi Việt Nam đồng ý tìm kiếm dầu chung trên ranh giới
phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng, nhưng thực tế nằm sâu trong phần
biển của Việt Nam từ 3 đến 12 Hải lý (mỗi Hải lý dài 1,852 mét), bây giờ
hai nước lại tính chuyện “đánh cá chung” thì có phải Việt Nam đã nhượng
bộ Trung Cộng, như đã viết trong 6 Điểm được gọi là “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” được ký giữa Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào ngày 11/10/2011?
Ngoài ra, ông Sang còn bằng lòng để cho 4 tỉnh và vùng tự trị của Trung
Cộng ở dọc biên giới gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam được
quyền hợp tác kinh tế, giao dịch thương mại và nhiều lĩnh vực khác với 7
tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Hai nước, theo Tuyên bố chung, còn: “Nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế
hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai
nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý
cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và
nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và
quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và
nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa
khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa
hai nước.”
Nhưng nếu 7 tỉnh của Việt Nam mà chỉ đánh đổi thương mại với 4 Tỉnh của
Trung Cộng thì phần thiệt rõ ràng đã nằm trong tay Việt Nam!
Ngoài ra Trung Cộng còn thúc hối Việt Nam: “Sớm khởi động việc xây
dựng cầu Bắc Luân II Việt - Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm
phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa
sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch
khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến
triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật
trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ
lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.”
Mọi người đều biết “Hiệp ước về Biên giới đất liền” giữa Việt Nam
và Trung Cộng, ký dưới thời Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu, đã để mất Ải
Nam Quan và 2/3 thác Bản Giốc và nhiều ngàn mẫu đất ở biên giới, nhưng
không hiểu nổi tại sao Quốc hội và số người được chế độ gọi là “các nhà
Khoa học” đã không dám mở cuộc điều tra hay chất vấn chính phủ xem đã
mất bao nhiều đất vào tay Trung Cộng?
Giờ đây, cũng không thấy ai trong số 500 Đại biểu Quốc hội và hàng hà sa
số “các nhà khoa học” chỉ biết ngửa tay nhận lương dám hỏi ông Trương
Tấn Sang đã nhân danh ai mà dám ký 10 Thỏa hiệp “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Cộng?
Cũng chả thấy ai thắc mắc hỏi tại sao Chủ tịch Sang đã không đả động gì
đến lập trường giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đảo của Việt Nam
đòi phải căn cứ vào Luật pháp Quốc tế và Luật biển 1982 của Liên Hiệp
Quốc, cũng như những chứng cứ của Lịch sử chứng minh Hoàng Sa và Trường
Sa là của Việt Nam?
Về phần mình, chỉ thấy ông Sang nói với cử tri Sài Gòn hôm 24/6 (2013) rằng: “Tranh
chấp Biển Đông là vấn đề hệ trọng, để đi đến giải quyết triệt để, dứt
điểm không phải một sớm một chiều vì lập trường hai bên hoàn toàn khác
biệt nhau. Cho nên phải bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề trên cơ sở giữ vững
độc lập chủ quyền, đường lối của chúng ta, chúng ta không làm phương
hại đến bất cứ quốc gia nào khác”.
“Một cuộc thăm và làm việc, một cuộc gặp gỡ đối ngoại không thể giải
quyết một cách triệt để hết được. Vùng chúng ta tuyên bố chủ quyền trên
biển khoảng 3 triệu km2, mà không phải chỉ ta với Trung Quốc mà còn
Philippines, Indonesia, Malaysia... Cho nên phải giải quyết từng bước.
Phương châm là phải làm dần dần”.
Tuy nhiên “làm dần dần” đối với Việt Nam, như đã chứng minh trong
nhiều năm gần đây là “cứ ì ra đấy”, hay “chẳng làm được gì cà”, ngoài
việc phản đối cho đỡ ngượng như Bộ Ngoại giao vẫn làm mỗi khi có các vụ
tầu cá ngư dân bị lính Tầu tấn công.
07/013
THƯ MỤC & MỤC LỤC
1. CARLYLE A. THAYER.Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130711_ban_ve_chuyen_chu_tich_sang_tham_hoa_ky.shtml
2.Kính Hòa, phóng viên RFA.2013-07-31.Quan điểm trái chiều sau cuộc gặp Sang - Obama
< http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/split-opinion-after-sang-obama-meet-kh-07312013154232.html>; <BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 270>
3. Trọng Nghĩa . Việt-Mỹ : Quan hệ đối tác ‘chưa’ toàn diện < http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130729-viet-my-quan-he-doi-tac-%E2%80%98chua%E2%80%99-toan-dien>;<BÊNKIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 270>
4. Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ.<http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130725_barack_obama_truong_tan_sang.shtml>
5. Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang? Thứ năm, 25 tháng 7, 2013<http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130725_obama_sang_remarks.shtml>
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 271 .Ngày 16 tháng 7 năm 2013
6. PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ. http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2107
7. HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về tâm thư gửi TT Obama.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/t-q-do-letter-to-obama-yl-07192013153310.html
8. Vũ Hoàng, phóng viên RFA. 2013-07-18.TPP và chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tpp-role-in-pre-sang-to-us-vh-07182013131154.html
9.Giáo sư Tương Lai. Gửi cho BBC từ TP HCM. Cập nhật: 08:29 GMT - thứ năm, 18 tháng 7, 2013.Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/07/130718_gstuonglai_sangvisit.shtml
10. Hoài Hương..Việt Nam trước ngã ba đường. http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-truoc-nga-ba-duong/1705285.html
11. MỸ đối với Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thiếu nghi lễ ngoại giao so với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. http://ttxva.org/truong-tan-sang-ngo-dinh-diem/#ixzz2bzFFmnG3
12. PHẠM TRẦN.Chuyện tưởng nhỏ mà to ở Việt Nam.danlambaovn.blogspot.com
13. NGUYỄN NGỌC GIÀ. Trương Tấn Sang tự tay "giải thiêng" Hồ Chí Minh? danlambaovn.blogspot.com
14. NGUYỄN LỘC YÊN .Nhắn nhủ Tư Sang đừng lộng ngôn.danlambaovn.blogspot.com
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272.15. ĐỖ THÀNH CÔNG . Sang Tàu rồi đến Mỹ. chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Bảy 29, 2013
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272
16.Việt Hà, phóng viên RFA.2013-07-26. Đằng sau hợp tác đối tác toàn diện Mỹ - Việt
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/behind-us-vn-comprehensive-partnership-vha-07262013155915.html
17.Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ. 2013-07-26 .Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Việtvietnamese/in_depth/obma-sang-result-07262013110909.html18.Vũ Đức Khanh.2013-07-24.Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ? rfa.org/vietnamese/in_depth/us-vn-072413-07242013164934.html
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
ReplyDelete