HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Tuesday, 28 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRIỀU TIÊN


CHƯƠNG XV
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 
PHẬT GIÁO  TRIỀU TIÊN

I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRIỀU TIÊN

Phật giáo Triều Tiên trong thời Tam Quốc: Cao Ly ( Koguryo): Vào năm 372 Tây lịch, một tăng sĩ được thỉnh cầu từ Trung Hoa đến nước Cao Ly. Ngài đã mang theo số Kinh và một vài tượng Phật. Phật giáo đã được vua chúa và dân chúng tiếp nhận rất nhanh.


Nước Bách Tế (Paekje): Phật giáo được truyền vào nước Bách Tế từ Cao Ly vào năm 384 vào, tại đây vua chúa và quần thần cũng rất mộ đạo. Vua Asin (392-450), đã khuyên bảo quần thần và nhân dân rằng: "Nên tin tưởng vào Pháp Phật để mưu tìm hạnh phúc". Trong triều đại của vua Song ( 523-554), có một tăng sĩ tên là Kyomik, trở về từ Ấn Độ với nhiều bản kinh mới . Ngài được xem là vị Tổ khai sơn của một trong những tông phái phật giáo chính tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Triều Tiên đã lên đường đi truyền bá Phật Pháp tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này có một vài kiến trúc sư và họa sĩ tháp tùng. Nhờ những người này mà những ngôi chùa ở Nhật bản được xây dựng lên không lâu sau khi họ đặt chân đến Nhật .

Nước Tần La (Shilla):
Đối với nước Shilla thì Phật pháp phát triển một cách chậm chạp cho đến thời kỳ vua Pháp Hưng (Pophung, 514-540) thì Phật giáo mới được thừa nhận là quốc giáo ( national religion) của Shilla. Vua Chân Hưng (Chihung, 540-575) đặc biệt khuyến khích phát triển Đạo Phật. Trong thời gian trị vì, ông đã cho thành lập Trường Phật Giáo Hwarangdo, tuyển chọn những người trẻ tuổi rồi đào tạo theo nguyên tắc của Phật giáo để ra phục vụ cho nước nhà. Trong thời đại của Shilla, những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có giá trị đã bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong đã được xây dựng trong thời kỳ này.
  • Phật giáo Hàn quốc từ thời thống nhất của Tần La đến ngày nay:

- Triều đại Tần La ( 668-935):Năm 668, Triều đại Tần La đã có công thống nhất đất nước, và PG nhờ vậy mà cũng được thống nhất. Trong suốt triều đại Shilla PG đã tiếp tục phát triển cả về mặt học thuật lẫn văn hóa. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã xuất hiện, nhiều chùa, tháp, tượng Phật có tính lịch sử cũng đã được tạo dựng. Kinh Hoa Nghiêm ( Avatamsaka Sutra) và Kinh Pháp Hoa ( Saddharmapundarika Sutra) đã bắt đầu được nghiên cứu, trong khi Đức Phật Di Đà (the Buddha of Light) và Bồ Tát Quán Âm (the Bodhisattva of Compassion) được thờ phượng khắp nơi. Đến cuối triều đại Tần La Thiền Tông đã được giới thiệu từ Trung Hoa, và chính trường phái này đã giúp cho PGTT lật qua một trang sử mới. 

- Triều đại Cao Ly ( 935-1392): 
Sau khi triều đại Tần La suy tàn, nhà Cao Ly tiếp nối vào thế kỷ thứ mười. PG tiếp tục là quốc giáo, nhiều vị vua đã phát tâm xây dựng chùa tháp và ủng hộ nhiều mặt cho Chánh Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm này có quá nhiều sự tập trung vào lễ nghi và điều này đã tạo ra một tình cảnh không thích hợp cho việc phát triển tâm linh. Trong nỗ lực gạn lọc và tái tạo lãnh vực tu tập tâm linh, nhiều tăng sĩ đã chống lại khuynh hướng lễ nghi này.

Một trong ba thiền sư là ngài Nghĩa Định (Ui- chon, 1055-1101), con trai của vua Minh Tôn (Munjong, 1047-1083), người đã mang về cho Triều Tiên  4000 Kinh sách các loại khi ngài còn du học ở Trung Hoa, từ những bộ kinh này mà bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (Tripitaka Koreana) đã được thành lập vào thế kỷ thứ 11, đây là một trong những thành công rực rỡ của PG dưới triều đại của Koryo.

Thiền sư Nghĩa Định cũng được xem là người có công mang hạt giống thiền của tông Thiên Thai về cho TT và thiền phái này đã tạo ra một không khí mới cho PG Triều Tiên thời bấy giờ.
Tiếp đó, thiền sư Tri Nột (Chi-nul, 1158 - 1210), đã trở thành người lãnh đạo cho PG TT. Ngài đã khai sơn chùa Songgwang trên núi Tào Khê (Chogye), đây là một ngôi tổ đình của tông phái thiền hơn 300 năm. Chín tông phái thiền đã được thiền sư Thái Cổ (Tae-go, 1301 - 1382) thống nhất với tên gọi là thiền phái Tào Khê (Chogye), một tông phái chính của PG TT vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay.
PG vẫn duy trì và ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trí thức vào cuối triều đại Cao Ly. Khổng giáo được truyền đến bán đảo Triều Tiên cùng thời với PG nhưng không đạt được kết quả như vậy.


- Triều đại Triều Tiên (Choson , 1392-1910):
Với sự suy sụp của triều đại Cao Ly vào năm 1392, PG cũng theo đó mà đi xuống khi những vị vua của tân triều đại Triều Tiên theo Khổng giáo. Trong thời kỳ này nhiều tăng sĩ PG đã tham gia vào chính sự. Các vua của triều đại này từng có những chiến lược đàn áp PG một cách thẳng tay. Chùa chiền không được xây dựng gần thành phố mà phải xây ở tận nơi rừng sâu núi thẳm, nhiều ngôi chùa đã bị phá hủy, tăng sĩ bị coi rẽ và không được phép đặt chân đến thành phố. Tuy nhiên cũng có một vài vị vua trong triều đại này đã bảo hộ PG và một điều quan trọng là dân chúng vẫn giữ niềm tin đối với Chánh Pháp.
Đến cuối thế kỷ 16, trong khoảng thời gian Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, PG đã trở lại cứu hộ cho đất nước. Ở tuổi 72, thiền sư Tây Sơn (So- san 1520 -1604) và người đệ tử là Tứ Minh Đường (Sa-myong 1544-1610) cùng với 5000 tăng binh ( Buddhist monk soldiers) đã đổ ra chiến trường. Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và ngài đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.

Từ 1910 - đến nay: Vào năm 1910 triều đại Triều Tiên đã tàn lụi với sự thôn tính của đế quốc Nhật Bản. Trong thời kỳ thuộc địa, PG đã được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, các tông phái PG bản xứ không được phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được bổ nhiệm từ chính quyền. Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã bị mang về Nhật Bản. Gần đây, chính quyền TT đã có những cuộc thương thuyết với phía Nhật Bản để đòi lại những bảo vật của Phật Giáo. Sau cuộc cách mạng 1945, tăng sĩ thanh tịnh của thiền phái Tào Khê đã thay thế cho những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong bốn thập niên qua, nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội. Một nửa dân số TT là Phật Tử. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử TT đã xuất gia và PGTT đã được phục hưng rất nhanh. 

- Về các Tông Phái Phật giáo tại Triều Tiên:
Hiện tại ở TT có tất cả là 18 tông phái PG khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Mahayana và phần lớn được thành lập vào sau năm 1945.
18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê (Tào Khê là một tên gọi khác của Lục tổ Huệ Năng, 638-713) được thiền sư Thái Cổ (1301 - 1382), một tăng sĩ Hàn Quốc nổi tiếng trở về từ Trung Hoa vào năm 1346 và lập nên thiền phái này. Ngài cho rằng thiền là một pháp tu tốt nhất để đạt tới giác ngộ. Những bộ kinh căn bản của thiền phái này là Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Hoa NghiêmẨ có khoảng 1632 ngôi chùa là chi nhánhở khắp trong và ngoài Triều Tiên, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 tín đồ qui y theo phái này.

II. KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN  TẠI TRIỀU TIÊN

 1. CHÙA HẢI ẤN




Chùa Hải Ấn

Chùa được xây năm 802. Truyền thuyết cho biết có hai vị sư Triều Tiên du học tại Trung Quốc, khi trở về, được nhà vua Triều Tiên sai lập chùa. Chùa đưọc sửa chữa nhiều lần vào 900, 1488, 1622, và 1644. Tòa có thư viện. Vào 1817 tàng Kinh các này còn gọi là Bát Vạn Đại Tạng Kinh đã may mắn thoát khỏi cơn hỏa hoạn . Nhưng rủi thay, số phận của bộ ĐTK này đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa xâm lăng của Mông Cổ. Đến thế kỷ 13 bộ ĐTK mới được khắc trở lại theo chiếu chỉ của vua Kojong ( 1213-1259) và được bảo trì tại chùa Hải Ấn (Haein-sa) thuộc tỉnh Nam Gyeongsang cho đến ngày nay. 

Bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn Một vài ghi nhận về quá trình chạm khắc bộ Đại tạng Kinh bằng gỗ này:
Chọn loại gỗ bu-lô trắng rồi đem ngâm dưới nước biển ba năm, sau đó vớt lên phơi khô ba năm, rồi mới sử dụng để khắc chữ. Người ta ghi nhận rằng công trình vĩ đại này chỉ do một nam Phật tử thực hiện ròng rã trong 16 năm để hoàn thành 52.382.960 chữ, gồm 6791 quyển. Vào năm 1995, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESCO) đã công nhận Tàng Kinh Các này là di sản văn hoá thế giới.
 Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn



Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn



Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn

  Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn


 
Một bản Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn
  Thư viện cất giữ bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên
khắc trên gỗ tại thư viện Chùa Hải Ấn



 Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

 Toàn cảnh Chùa Hải Ấn


Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

 

Toàn cảnh Chùa Hải Ấn

2. CHÙA BORIAM

Ngôi chùa Boriam cổ kính được đại sư Wonhyo Daisa (617 - 686) xây cất năm 683 trên một vách đá cheo leo ở lưng chừng núi Chuwolsan nổi tiếng với phong cảnh đẹp nhất nhì xứ sở Triều Tiên. Chốn linh thiêng, cổ kính được thiên nhiên ưu ái ban tặng một khoảng không gian núi đồi điệp trùng, cỏ cây hoa lá chen nhau đua nở này, hằng năm vẫn đón nhận những Phật tử lòng thành từ khắp nơi đổ về, nguyện cầu bình an và lắng lòng với thiên nhiên.


3. CHÙA SAMWHASA



Là một ngôi đền cổ có từ hàng nghìn năm trước, bao quanh bốn bề linh thiêng là những dãy núi cao sừng sững trong thung lũng Mureung ở chân núi Datasan, đền Samwhasa mặc dù từng bị quân đội Nhật Bản đốt phá, vẫn giữ được nét “ngọa hổ tàng long” uy nghiêm cùng cảnh trí độc đáo, tinh tế đủ sức hấp dẫn cho các thi sĩ, thư pháp và các nhà sư đức độ năng viếng thăm, ngoạn cảnh.


4. OEOSA






Ngôi chùa với cảnh trí đẹp độc đáo này được Hoàng Đế thứ 26 của triều đại Silla Jinpyeong (579 - 632) xây cất cách đây hàng nghìn năm, hiện là một trong những nơi thu hút nhiều Phật tử cũng như du khách viếng thăm nhất Tri62u Tiên. Nằm bên bờ kinh có hàng cây xanh mướt giữa trùng trùng điệp điệp là các ngọn đồi thấp phủ đầy sắc vàng, xanh của cỏ cây hoa lá, ngôi chùa hiện lên linh thiêng, bình dị đến tĩnh mặc. Ai từng đến đây, hẳn không thể quên bức mặc thủy đẹp hút hồn của Oeosa.


5. CHEONGRYANGAA




Được một đại sư sống vào thời Hoàng đế Munmu (661 - 681) dưới triều đại Silla xây cất và sau này được Hoàng đế Taejo (877 - 943) tái thiết lại vào cuối triều đại Goryeo (918 - 1392), Cheongryangsa là một ngôi đền độc đáo, mặt sau đền tựa vào vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi, mặt trước của đền lại hướng về xa xa, nơi có những ngọn đồi, vách đá trùng điệp, xanh mướt. Rất nhiều học giả huyền thoại của Tri62u Tiên như nhà sư Wonhyo Daisa (617 - 686) - người xây cất chùa Boriam và Toegye Yi Hwang (1501 - 1570), nhà triết học Nho giáo vĩ đại thời Joseon tùng học tại ngôi đền linh thiêng này.


5.  MA CỐC CỔ TỰ  (MAGOKSA)

 Ma Cốc Cổ Tự (Magoksa) tọa lạc tại 966, Thôn magoksa-ro, Phường myeon Sagok, Thành phố Công Châu (Gongju-si), tỉnh Thanh Trung Nam đạo (Chungcheongnam-do,

Do Hòa thượng Luật sư Từ Tạng (Jajangyulsa) khai sơn vào thế kỷ thứ 7, khoảng năm 640. Nằm phía đông sườn núi Thái Hoa sơn (Taehwasan) và được bao quanh bởi dòng sông uốn cong hình âm dương, tạo thế phong thủy địa lý tuyệt vời. Có lẽ thiên nhiên ban tặng cho thế đất thiêng vượng khí, cho nên ngôi Thánh địa Già Lam mãi hưng thịnh bền vững, không bao giờ bị hư hỏng, bởi bất kỳ cuộc chiến tranh lớn nào, nhất là trong thời kỳ Triều Tiên (Joseon) (1392-1910).





Magoksa, ngôi chùa nằm trên sườn phía đông của ngọn núi Taehwasan, ở thành phố Gongju, tỉnh Nam Chungcheong là một ngôi chùa cổ, rộng lớn, xây cất năm 640 dưới triều đại Silla với khoảng 30 phòng, được xem là đại diện đứng đầu Tông phái Tào Khê Phật giáo Triều Tiên ở Gongji. Bên cạnh vẻ linh thiêng, cổ kính được rừng cây xanh bao phủ trên sườn núi, Mogoksa còn là ngôi chùa Phật giáo lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa cổ xưa rất quý giá.




































































































































































7. TAPSA





Tapsa là ngôi chùa nổi tiếng bởi rất nhiều điều bí ẩn xoay quanh, từ việc xây dựng gần 100 ngọn tháp cổ mà không cần đến xi-măng hay trát vữa mà vẫn sừng sững, hiên ngang trước gió bão đến truyền thuyết có một học giả sống vào thế kỷ 19 đã xây hẳn một ngọn tháp bằng đá làm nơi cầu nguyện cho toàn nhân loại được bình an. Tapsa thu hút du khách không chỉ bởi là chốn linh thiêng có nhiều điều bí ẩn mà nơi đây còn có hẳn con đường hai hàng cây hoa anh đào khoe sắc xuân dài 500m dẫn lối vào chùa.



8. UNJUSA







Ngôi đền Unjusa ở tỉnh Nam Jeolla nổi tiếng toàn xứ sở hoa anh đào bởi hàng nghìn bức tượng Đức Phật điêu khắc bằng đá rất tinh xảo dưới muôn hình vạn trạng được xem là vô cùng bí ẩn này, được vị sư nổi tiếng Doseon Guksa (826 - 898) sống dưới triều đại Silla xây cất. Ngôi đền hiện chỉ còn lưu giữ khoảng 80 bức tượng Phật bằng đá và một số di tích quý hiếm khác.

9. YEONGOKSA




“Ông tổ” của ngôi đền gắn liền với truyền tích thú vị này là Yeongi Josa. Tương truyền, một lần tình cờ đi ngang qua vùng đất này, Yeongi nhìn thấy một cái ao, ở giữa là dòng xoáy nước, bất chợt có một cánh chim nhạn bay ra từ xoáy nước đó. Như một lời nhắn nhủ từ Đức Phật linh thiêng, Yeongi đem lấp cái ao và xây dựng lên nền đất đó một ngôi chùa và đặt tên là Yeongoksa (Yeon nghĩa là sen, gok nghĩa là xoáy nước). Ngày nay, ngôi chùa Yeongoksa là một thiền viện linh thiêng mà nhiều tín đồ Phật giáo vẫn đến để tụng kinh, cầu nguyện.


10. BULYOUNGSA




Khuôn viên rộng lớn của ngôi chùa Bulyoungsa (Bóng Đức Phật) khép mình giữa chốn núi rừng xanh bao phủ, ở giữa thung lũng Bulyoungsa ngút ngàn của tỉnh Gyeongsangbuk-do, phía đông Triều Tiên này được xây dựng vào năm 651 dưới thời triều đại Shinla. Do có bức tượng bằng đá to lớn của Đức Phật, uy nghiêm chiếu bóng xuống mặt hồ tĩnh lặng mà ngôi chùa được đặt là Bulyoungsa. Hiện nay, Bulyoungsa vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa quý giá của xứ Hàn.



11. DAEHEUNGSA


 


Trên một quần đảo ở bờ biển phía tây và nam Hàn Quốc, có một di tích lịch sử nằm ẩn mình trong một khung cảnh thiên nhiên vô cùng lộng lẫy, nơi khu rừng cây xanh rậm rạp bao quanh, hòa cùng cánh đồng cỏ bạt ngút ngàn, được xây dựng trước khi triều đại Silla thống nhất, ngôi chùa Daeheungsa rộng lớn, cổ kính hiện lên như dải thiêng, nơi vẳng văng đâu đây tiếng chuông nguyện cầu, nơi hàng năm vẫn quy tụ rất nhiều Phật tử viếng thăm và thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt vời.



12. DAEJEONSA






Daejeonsa là ngôi đền lớn nhất ở tỉnh Cheongsong-gun, nằm gọn trong khung cảnh tuyệt đẹp của dãy núi Juwang. Công trình nổi tiếng nhất ở Daejeonsa là Bogwangjeon - vốn được coi là quốc bảo của đất nước. Bên trong nó lưu giữ bản thảo khắc gỗ và những lá thư tay của Lee Yeo-song, vị tương quân dưới triều đại nhà Minh ở Triều Tiên.


13. GANGCHEONSA




Năm 1316 là một năm quan trọng với khu di tích Gangcheonsa, khi ngôi chùa đá 5 tầng được xây cất trên khuôn viên đền chùa cổ. Người ta cho rằng, 1.000 nhà sư có thể cùng sống ở trong chùa. Bên cạnh nhóm đền chùa Gangcheonsa, còn có một loạt những điểm đến hấp dẫn đang chờ đón du khách như pháo đài trên núi Geumseong, thác nước Yongso, hồ Gangcheon, hồ Damyang và công viên quốc gia Naejang.



14. TAEANSA





Đền Taeansa mang một vẻ đẹp xốn xang, đặc biệt là vào tiết trời thu khi những cánh rừng rậm bao quanh đền chuyển sắc vàng và đỏ. Con đường dài 2,3 km lên vãn cảnh cũng như thung lũng nơi ngôi đền tọa lạc đều đẹp đến nao lòng. Nếu ghé thăm Taeansan, chư Phật tử đừng quên tới ngọn tháp Neungpa gần đó, với kiến trúc truyền thống được bảo tồn gần như nguyên vẹn và thăm Gok-song Haneulnari-một ngôi làng thơ mộng cách đó 5 km.


15. MANGGYONGSA






Nằm trên đỉnh núi Taebaek ở độ cao tới 1.460m, đền Manggyeongsa được cho là nơi tọa lạc của bức tượng đá Phật Bodhisattva. Một nhà sư dưới triều đại Silla (năm 57 trước công nguyên tới năm 935 sau công nguyên) có tên Jajang đã cho xây cất ngôi đền để thờ bức tượng. Ngoài ra, khi tới thăm đền, khách du lịch còn được tắm trong dòng suối nước nóng ở địa thế cao nhất Triều Tiên- suối Long.


16. BUSEOKSA




Nằm trong danh sách 10 ngôi đền lớn nhất Triều Tiên, chùa Buseoksa lưu giữ tới 5 quốc bảo của đất nước. Muryangsujeon, quốc bảo số 18 của xứ Hàn là một trong những tòa nhà gỗ cổ nhất, cũng là điểm sáng trong khu vực kiến trúc Buseoksa.


17 NAEJANGSA





Bao quanh bởi rừng lá phong đẹp mê hồn trong công viên quốc gia Naejang, khu vực kiến trúc Phật giáo Naejangsa được khởi công xây cất năm 636, tuy nhiên phải đến sau thời Jeongyujeran (năm 1579), Naejangsa mới được hoàn thiện.

18. BEOPUSA




Với hơn 60 đại liêu và 70 tu viện, chùa Beopjusa là khu vực đền chùa lớn và lộng lẫy nhất Triều Tiên trước khi bị thiệu rụi trong trận hỏa hoạn năm 1592 gây ra bởi cuộc chiến tranh xâm lăng của Nhật Bản vào Triều Tiên. Hiện tại, Beopjusa còn 30 tòa nhà với rất nhiều di cảo văn hóa. Nổi bật nhất trong khuôn viên Beopjusa là một quốc bảo quan trọng khác của xứ Hàn - ngôi chùa cao nhất Triều Tiên (22,7 mét với 5 tầng) làm bằng gỗ.


19. CHEONEUNSA




Cheoneunsa là một trong ba ngôi đền lớn nhất trên núi Jiri. Nó được xây cất năm 828 nhưng bị thiêu rụi sau cuộc xâm lăng của quân Nhật năm 1592. Đến năm 1610, nó lại bị đốt cháy. Đền tiếp tục được xây lại vào năm sau đó, nhưng tiếp tục cháy vào năm 1773. Năm 1775, đền được trùng tu.


Theo tương truyền, khi trùng tu đền vào năm 1592, người dân quanh vùng đã giết một con rắn lớn xuất hiện ở con suối gần ngôi đền. Dòng suối đột nhiên khô cạn và ngôi đền tiếp tục bắt lửa. Người dân tin rằng con rắn chính là linh hồn của nước. Khi Wongyo Lee Gwangsa, một trong bốn nhà thư pháp nổi tiếng thời Joseon (1392 - 1910) biết tới truyền thuyết này, ông đã dùng thư pháp điêu luyện của mình, viết tên ngôi đền và treo nó trước cổng đền. Kể từ đó, ngôi đền đã không cháy nữa.



20. ChEONGPYEONGSA

 



Khi tới thăm đền Cheongpyeongsa, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp tuyệt vời của thung lũng và những thác nước thần tiên trên hồ Soyang, và được nghe kể một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Truyện kể rằng, ở vùng Gangwon-do, có một chàng trai yêu một nàng công chúa tới mức biến thành một con rắn để theo sát những bước nàng đi. Vào những năm đói kém, loạn lạc, công chúa đi xin cơm cho người dân.

 




Khi tới đền Cheongpyeongsa để xin cơm, nàng đã bảo con rắn ở ngoài đợi. Con rắn nằm thu mình, đợi công chúa, tuy nhiên bỗng một cơn bão lớn kéo tới, một vệt sét dài đánh trúng con rắn khiến nó chết. Quá thương tâm, công chúa đã chôn cất con rắn ngay tại ngôi đền.


21. GOLGULSA







Đền Golgulsa được xây dựng giữa những hang động, vách đá vôi của ngọn núi Hamwol. Có tới 12 hang động đá vôi lớn trong quần thể đền, chùa và một tượng Phật bằng đá được tạc vào trong núi. Đây được coi là nơi khai sinh môn võ sunmudo, một bộ môn thiền được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở Hàn Quốc.

22. CHÙA BULGUKSA


tuong Ganesha cua the ky 13
  
Bulguksa hay Phật Quốc tự (chữ Hàn: 불국사, chữ Hán: 佛國寺) là một ngôi chùa ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc. Đây là nơi có 7 quốc bảo Triều Tiên, bao gồm các tháp đá DabotapSeokgatap, Cheongun-gyo (cầu mây xanh), và tượng Phật bằng đồng dát vàng. Ngôi chùa này được xếp loại danh lam thắng cảnh và lịch sử số 1 của Hàn Quốc.[1] Năm 1995, Bulguksa cùng với động Seokguram cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.Với phong cách kiến trúc độc đáo và có niên đại hơn một ngàn năm, chùa Bulguksa ở Gyeongju, Hàn Quốc, là một ví dụ quan trọng của kiến trúc Silla là nơi thăm viếng có giá trị.


Korea-Gyeongju-Bulguksa-32.jpg


Đây là ngôi chùa Bulguksa với kiểu kiến trúc hùng vĩ nguy nga. Phong cảnh xung quanh xanh tươi thanh thản làm cho một ngôi chùa một vẻ tôn nghiêm yên bình.
Truyền thuyết kể rằng ngôi chùa được thiết lập bởi Thủ tướng Kim Dae Seong, người đã cống hiến để tưởng niệm tổ tiên của mình. Ngôi chùa được hoàn thành năm 774 bởi triều đình hoàng gia Silla và được đặt tên là Bulguksa - có nghĩa là "Chùa văn học của đất Phật".





Khi ngôi chùa được hoàn thành, bao gồm 80 tòa nhà nằm trên đỉnh cao của một triền đá. Ngôi chùa đã bị đốt cháy trong cuộc xâm lược của Hideyoshi Toyotomi vào năm 1592. Được tái tạo một phần trong thời gian Nhật chiếm đóng từ 1910-1945 và hoàn toàn phục hồi dưới thời Tổng thống Park Chung-hee trong những năm 1970. Mặc dù toàn bộ ngôi đền được xây dựng lại, nhưng kiến trúc vẫn thanh lịch và uy nghi.

 

Chùa Bulguksa không lớn như các ngôi chùa nổi tiếng khác trong nước. Tuy nhiên, ngôi chùa là một trong những kiến trúc nổi bật của thời đại kiến trúc Silla còn tồn tại ngày hôm nay.Chánh điện là phần xây dựng quan trọng nhất - Daeungjeon, hội trường của Đại Giác Ngộ, là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phía trước chánh điện là hai ngôi tháp, tháp Seokgatap và tháp Dabotap, được thiết kế bởi vị thủ công bậc thầy huyền thoại trong thế kỷ thứ 8.


Tháp Seokgatap bằng đá cao ba tầng với chiều cao 8 mét là một phong cách truyền thống Hàn Quốc với đường nét đơn giản và trang trí tối thiểu. Được bao quanh bởi tám tòa hoa sen bằng đá, tượng trưng cho tám đóa hoa sen rơi từ trên trời như được ghi trong Kinh Pháp Hoa.


  Tháp đá Dabotap.
 
 Tháp Seokgatap

 Trong thời gian tái thiết ngôi bảo tháp đã phát hiện bên trong những bảo vật như một tập kinh, một hộp sari, đĩa để kinh bằng bạc và một một bản khắc gỗ chép Kinh Dharani in trong những năm đầu của thế kỷ thứ 8.

Tòa tháp Dabotap cao 10,4 mét và dành riêng cho Đa Bảo Như Lai, Ngài đã thực hiện một lời tiên tri về tháp bảo kỳ diệu trong Kinh Pháp Hoa. Tượng trưng sự phức tạp của vũ trụ, tòa bảo tháp này trang trí rất công phu.

Du khách đến thăm viếng chùa Bulguksa không nên bỏ lỡ dịp tham quan chùa Seokguram là một phần của chùa Bulguksa gần đó. Du khách đi bộ khoản một cây số, phong cảnh với đường món đi qua một khu rừng tươi tốt làm đoạn đường dường như thu ngắn lại.

Vào cuối của đường mòn là ngôi chùa Seokguram, nó là nơi trú ngụ của Seokguram Grotto Hermitage, là một hang động nhân tạo nằm trên các ngọn đồi ở trên Bulguksa. Được dựng lên khi trong thế kỷ thứ 8, trong các hang động được thiết kế bởi vị thủ tướng Dae Kim Seong.

Hang Seokguram và chùa Bulguksa -
Den Bulguksa va dong Seokguram

 Den Bulguksa va dong Seokguram

Hang động này bao gồm một lối vào cong dẫn vào một tiền sảnh hình chữ nhật và sau đó là một hành lang hẹp, được trang trí với các phù điêu, và sau đó cuối cùng dẫn vào phòng tròn chính. Các tiền sảnh và hành lang đại diện cho trái đất trong khi vòng tròn tượng trưng cho trời.

Vòm tròn chính là nơi thờ tôn tượng Đức Phật, được coi là một trong những kiệt tác của đất nước nghệ thuật Phật giáo. Tôn tượng cao 3,5 mét được chạm khắc từ một khối đá granite duy nhất và ngồi trên một bệ sen 1,34 mét chiều cao.


23. CHÙA  BULGUKSA, CHÙA VÀ HANG  SEOKGURAM 

 
Cửa vào động

 Seokguram là một đền thờ nhỏ trong hang   Seokguram , là một công trình kiến trúc có vẻ đẹp nguy nga biểu tượng cho niềm tin tôn giáo, khoa học và mỹ thuật nở rộ trong thời kỳ vàng son của nghệ thuật châu Á.

Nằm trên đỉnh những ngọn núi phía Đông Nam bán đảo Triều Tiên, nhìn ra biển Đông, Seokguram như một bằng chứng đầy tự hào về những trang sử truyền thống chói lọi của kiến trúc Phật giáo truyền thống.  Seokguram nằm gần núi Tohamsan, phía Đông thành phố cổ Gyeongju, thủ phủ của triều Silla (từ năm 57 trước CN đến năm 935 sau CN).


Mất một tiếng đồng hồ đi bộ qua những con đường núi ngoằn ngoèo dài 4km, bạn sẽ đến Bulguksa, một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ thứ 8 khi Silla đang ở trên đỉnh cực thịnh của quyền lực. Thủ phủ Silla sánh ngang hàng về sự nguy nga với thủ phủ của nhà Đường – Jangan cũng như văn hóa của nhà Đường, khi khu vực Đông Á đang hưởng một nền hoà bình và thịnh vượng chưa từng thấy.
 

Phật giáo lần đầu tiên được du nhập vào Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 4 qua Trung Quốc, song nó chỉ thực sự nở rộ chỉ sau khi cung điện Silla chính thức công nhận Phật giáo là quốc giáo.


Được dựng lên vào thế kỷ thứ 8 trên sườn núi Toham, ngôi đền trong hang Seokguram lưu giữ một bức tượng khổng lồ của Đức Phật nhìn ra biển Đông theo vị trí bhumisparsha mudra (Xúc Địa Ấn). Những bức họa về các vị thần, Bồ Tát và các môn đồ cũng được khắc chìm và nổi một cách tinh tế và sống động. Vì thế, Hang Seokguram được xem là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo vùng Viễn Đông. Ngôi đền Bulguksa (xây dựng năm 774) cùng với Hang Seokguram đã tạo thành một khu kiến trúc tôn giáo với ý nghĩa đặc biệt quan trọng.



Công trình Hang Seokguram được đặt trên sườn đông nam Núi Toham đối mặt với biển đông bắt đầu xây dựng vào năm 751 sau Công nguyên, năm thứ 10 dưới thời cai trị của Vua Kyongdyok triều Shilla và được hoàn thành vào năm 774, năm thứ 10 dưới thời cai trị của Vua Hyegong. Theo sử sách, đầu tiên, công trình này được mang tên Đền Sokbulsa. Ngôi đền trong hang được xây dựng từ đá hoa cương với 39 hình khắc Phật giáo trên bức tường chính và một bức tượng Bồ Tát ở trung tâm


Hang động bao gồm một phòng chờ, một hành lang và một phòng chính có mái vòm. Tám vị Thần Bảo vệ được khắc nổi trên tường của căn phòng chờ hình chữ nhật, mỗi bên có bốn hình. Hai hình khắc của Đức phật Kim Cương Trì được đứng trên lối vào hành lang dẫn từ phòng chờ đến phòng mái vòm chính. Các vị Tứ Đại Thiên Vương được khắc từng cặp trên mỗi bên hành lang khá hẹp. Có hai cột đá tròn, mỗi cột đứng một bên lối vào phòng mái vòm nơi bức tượng Bồ Tát được đặt hơi chếch trung tâm. Những bức tường bên trái và bên phải được trang trí với rất nhiều hình khắc nổi của hai chư Thiên, hai vị Bồ Tát và mười vị môn đồ. Ở giữa bức tường đăng sau tượng Bồ Tát là một bức chạm khắc tinh tế của Bồ Tát Quan Thế Âm 11 mặt - Bồ Tát Từ bi


Những phiến đá bên dưới mỗi hình khắc trên các bức tường phòng chờ và phòng mái vòm chính cũng được chạm khắc. Trong thời gian xây dựng, có một bảo tháp bằng đá cẩm thạnh ở phía trước Quan Thế Âm, tuy nhiên sau này nó đã bị bỏ đi khi Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc. Một đóa hoa sen tròn được khắc trên tường phía trên hình khắc Quan Thế Âm đằng sau bước tượng Bồ Tát chính, tạo ra ảo ảnh một vầng hào quang của Đức Phật nếu nhìn từ đằng trước. Có 10 hốc tường dọc theo hai bên tường của đóa hoa sen này, trước đây mỗi hốc tường đều có hình của Bồ Tát và các tín đồ Phật giáo, tuy nhiên đến nay đã bị mất hai hình. Trần nhà hình vòm được làm từ đá hoa cương đã mài nhẵn và cũng khắc một hình đóa sen khác trên đỉnh phòng chính.


Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chính cao 3,45m và được đặt trên một bệ hình hoa sen. Đầu tóc búi thành nhiều búi xoăn nhỏ, đầu đội một chiếc usnisa đặc biệt, những vùng nổi lên trên đỉnh đầu biểu trưng cho Trí tuệ Tối cao. Dưới vầng trán rộng là đôi lông mày hình trăng lưỡi liềm và ánh mắt hé mở nhìn ra phía Biển Đông. Áo choàng của Đức Phật được treo bên vai phải; họa tiết của phần áo che cánh tay trái và ngực được miêu tả rất thật. Đức Phật được mô tả ngồi quàng chân, hai tay đang ở vị trí bhumisparsha mudra, là cử chỉ khi Đức Phật trong lịch sử báo cho chúng sinh biết Ngài đã chánh đẳng chánh giác. Tất cả những hình khắc khác như Đức Phật Kim Cương Trì, các Đại Thiên Vương, chư Thiên, Bồ Tát, các môn đồ và Thần Bảo vệ đều được chạm khắc tinh tế và kĩ lưỡng đến từng chi tiết.


No comments:

Post a Comment