CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN
CHƯƠNG III
NGHỆ THUẬT
KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN
I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO THÁI LAN
Thái
Lan (Thailand), tên cũ gọi là Siam (Xiêm-la), một quốc gia nằm trong vùng Đông
Nam châu Á. Phía Bắc và Tây giáp với Miến Điện, Đông Bắc giáp với Lào, Nam giáp
với Mã Lai, và vịnh Siam giáp với Campuchia. Thủ đô Bangkok, diện tích: 514.000
km2, dân số 60 triệu (thống kê năm 1999), mật độ dân cư: 108,4 người/km2. Ngôn
ngữ chính là Thái ngữ, nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa (Tiều châu) cũng rất thông
dụng.
Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan (những tôn
giáo nhỏ khác là Ky Tô giáo, Hồi giáo và Ấn giáo). Thái Lan được biết đến như
"vùng đất tự do", "quê hương của nụ cười", "đất nước
của những chiếc áo cà sa". Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc
về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ.
Lịch sử Thái Lan được chia thành 4 thời kỳ qua
các triều đại: Sukhothai, Ayutthaya, Thon Buri và Rattanakosin (Bangkok). Thời
kỳ đầu của triều đại Sukhothai (1237-1456), Phật giáo (PG) đã được xem là quốc
giáo của dân tộc Thái.
Hiện tại, tổng số 95% dân chúng được ghi nhận là
tín đồ PG, hầu hết là theo truyền thống Theravada. Theo sự thống kê gần đây
(1998) cho thấy, có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnh thành của Thái Lan. Con số
tăng sĩ Thái Lan không có con số nhất định mà tùy thuộc vào mùa mỗi năm. Con số
cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ hiện diện trong mùa nhằm vào mùa kiết
đông an cư của chư tăng Thái, từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi năm. Ngoài những vị đã
chính thức được truyền Cụ Túc giới (Upasamapada), số còn lại là những tăng sinh
tập sự hoặc tu gieo duyên, tuổi từ 6 cho đến 19, con số này đông không thể
thống kê được.
Nguồn gốc truyền nhập Phật giáo vào Thái Lan.
Nhiều nguồn tư liệu cho rằng Phật giáo được
truyền vào Thái Lan vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch (khoảng năm 241 tr TL)
theo sau cuộc truyền bá Chánh pháp quy mô của nhà vua Phật tử Asoka (A Dục) đến
Tích Lan và Miến Điện. PG Thái Lan (PGTL) về sau còn tiếp nhận thêm nhiều nhà
truyền bá đến từ Miến Điện vào năm 1044 và các pháp sư đến từ Tích Lan vào năm
1155. Hầu hết là theo truyền thống PG Theravada. Tuy vậy, PG chỉ thực sự đặt
lại nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại
Sukhothai (1237-1456). Trong thời kỳ này có rất nhiều vị vua tín ngưỡng Phật
Pháp, xây dựng chùa chiền, ủng hộ việc đào tạo tăng tài để phát triển Chánh pháp,
thậm chí có nhiều vị xuất gia tu học luôn, như Vua Ramkhamheng và Vua Lithai.
Đặc biệt, Vua Lithai là một ông Vua Phật tử anh
minh, từ ái, thương dân như con của mình, kể cả những kẻ đối đầu với mình,
những người chống lại Thái Lan. Ông đã có công xây chùa và đúc tượng Phật rất
nhiều trong thời ông trị vì. Những tượng đồng thật lớn hiện nay vẫn còn tôn thờ
ở Chùa Buddhajinarai, Chùa Phrarinatnahadhatu, Chùa Sadassana v.v. đều được đúc
từ thời của ông.
Tiếp đến là các triều đại Ayudhya (1350-1766),
Thonburi (1766-?) và triều đại Bangkok (1782-cho đến nay) do vua Rama I thiết
lập, PG đã tiếp tục phát triển mạnh trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt các vị Vua
trong triều đại Bangkok, có nhiều vị đã xuất gia tu học và sáng tác nhiều tác
phẩm văn học PG giá trị để cống hiến cho đời.
Có thể nói triều đại Bangkok là một triều đại ủng
hộ cho PG phát triển mọi mặt. Nhất là Vua Rama V (vua Mongkut) đã xuất gia tu
học ở Chùa Bovoranives, ông đã tổ chức biên tập lại Tam Tạng Thánh Điển PG,
bằng tiếng Pali vào năm 1888, đến năm 1893 hoàn thành với 39 quyển. Đây là một
bộ Tam Tạng Thánh Điển PG đầu tiên trên thế giới bằng tiếng Pàli được in trên
giấy (trước đây chỉ viết trên lá bối). Bộ Tam Tạng này sau đó được ấn tống ra
rất nhiều để gởi tặng các PG trên thế giới. Nhà vua cũng cho thành lập hệ phái
Dhammayuttika gồm các tu sĩ tu hạnh đầu đà, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay
ở miền Đông Bắc, song song với hệ phái chính là Mahanikaya là hệ phái của đa số
tu sĩ Thái.
Đến năm 1934, Vua Rama VII đã cho cải biên lại
thành 45 tập, biểu trưng cho số năm hoằng pháp của Phật. Bộ Đại Tạng này đến
năm 1940, dưới triều đại của Vua Rama VIII, vị Tăng thống Tissadeva đã tập hợp
được hơn 200 vị tăng lầu thông ngôn ngữ Pali để phiên dịch ra tiếng Thái. Cuối
cùng bộ Đại Tạng Kinh tiếng Thái cũng đã hoàn tất vào năm 1952, gồm 70 tập,
trong đó có 42 tập thuộc Tạng Kinh, 13 tập thuộc Tạng Luật và 25 tập thuộc Tạng
Luận, sở phí in ấn công trình vĩ đại này được đóng góp của toàn nhân dân và
Chính phủ Thái vào lúc ấy.
Trong triều đại của Vua Bhulmibol Adulyadej (Rama
IX) từ 1946 đến nay, PG cũng phát triển đều đặn về các lĩnh vực văn hóa, y tế
và giáo dục. Đặc biệt, vị vua này đã ủng hộ cho công trình đưa Tam Tạng Thánh
Điển Phật Giáo (Tipitaka) vào cất giữ trong hệ thống điện tử CD-ROM, công trình
này bắt đầu thực hiện từ năm 1987 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của ông. Đến
nay đã hoàn thành được bốn đĩa CD-ROM, gồm các thứ tiếng Pali, Thái, Miến,
Khmer và Tích Lan, tổng cộng có 115 quyển, 50.189 trang, 210 tỷ chữ ( mỗi đĩa
chứa khoảng 500 triệu chữ). Địa chỉ vào xem hoặc thỉnh CD-ROM này là:
<http://www.mahidol.ac.th/budsir/budsir-main.html> .
II. NGHỆ THUẬT THÁI LAN
II. NGHỆ THUẬT THÁI LAN
Wat (Vát) được dịch thoáng là một tu viện hoặc một ngôi đền (từ tiếng Pali vāṭa, nghĩa là “bao quanh"), chúng thường có tường bao quanh ngăn cách nó với thế giới thế tục bên ngoài. Kiến trúc
của một Wat đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù
có nhiều khác biệt về quy hoạch và phong cách, chúng đều tuân theo những
quy tắc giống nhau.
Một ngôi đền Thái thường có hai phần là Phuttha-wat và 'Sangha-wat, rất ít khi có ngoại lệ.
Một ngôi đền Thái thường có hai phần là Phuttha-wat và 'Sangha-wat, rất ít khi có ngoại lệ.
Phutthawat
Phutthawat (tiếng Thái: เขตพุทธาวาส) là khu thờ Phật, thường bao gồm 7 khối kiến trúc:- Chedi (tiếng Thái: พระเจดีย์) – là xá lợi tháp, thường có dạng hình chuông, có cổng ra vào và thường được dát vàng, bao gồm phòng đựng di hài các sư hoặc xá lợi.
- Prang (tiếng Thái: พระปรางค์) – phiên bản Thái Lan của các đền tháp Khơme, thường được tìm thấy ở thời kỳ Vương quốc Sukhothai và Vương quốc Ayutthaya.
- Ubosot hay Bot (tiếng Thái: พระอุโบสถ or tiếng Thái: โบสถ์) – the Ordination Hall and most sacred area of a Wat. Eight Sema stones (Bai Sema, tiếng Thái: ใบเสมา) mark the consecrated area.
- Wihan (tiếng Thái: พระวิหาร) – trong một ngôi đền chùa Thái, đây chính là chính điện nơi thờ tượng Phật chính, cũng chính là nơi gặp gỡ của sư sãi và Phật tử.
- Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป) - Mondop là một tòa nhà hoặc đền hình vuông hoặc chữ thập, thường có mái nhọn được xây dựng trong một ngôi chùa Thái hay một khu phức hợp đền chùa Thái. It is a ceremonial structural form that can be applied to several different kinds of buildings. It can house relics, sacred scriptures or act as a shrine. Unlike the mandapa of Khmer or Indian temple, which are part of a larger structure, the Thai mondop is a free -standing unit.
- Ho trai (tiếng Thái: หอไตร) – Tàng Kinh Các là nơi chứa các cuốn kinh Tipiṭaka thiêng liêng. Thông thường, chúng được xây với hình dạng của Mondop (tiếng Thái: พระมณฑป), một tòa nhà hình lập phương có mái hình kim tự tháp đặt trên các trụ đỡ.
- Sala (tiếng Thái: ศาลา) – là nhà nghỉ tỏa bóng mát cho khách dừng chân nghỉ ngơi.
- Sala kan prian (tiếng Thái: ศาลาการเปรียญ) – a large, open hall where lay people can hear sermons or receive religious education. It literally means "Hall, in which monks study for their Prian exam" and is used for saying afternoon prayers.
- Ho rakang (tiếng Thái: หอระฆัง) – tháp chuông được sử dụng để đánh thức các nhà sư và báo giờ cho các nghi lễ sáng tối.
- Phra rabieng (tiếng Thái: พระระเบียง) – a peristyle is sometimes built around the sacred inner area as a cloister.
- Các tòa nhà khác cũng được tìm thấy trong khu Phuttawat, tùy vào nhu cầu của từng đền chùa, ví dụ như một lò hỏa táng hay một ngôi trường.
Thái Lan với 95% dân số theo đạo Phật. Đó cũng là lý do vì sao Thái Lan là quốc gia có đến 2 vạn 7 ngàn ngôi chùa. Là một miền đất Phật, nên những ngôi chùa ở đây mang kiểu kiến trúc độc đáo và có phần đặc trưng của Thái Lan: những ngôi chùa dát vàng, những ngọn tháp hình xoắn ốc, nghệ thuật chạm trỗ tinh vi,… tất cả tạo nên vẻ rực rỡ đến sững sờ, thể hiện được phần nào phong cách kiến trúc của người Thái nói chung và kiến trúc chùa Thái nói riêng.
Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa Phật giáo là một vài khối nhà và các ngọn tháp. Ngôi nhà lớn nhất, một đại sảnh hình chữ nhật có mái gốc chỉ thẳng lên cao gọi là “bot”, đây là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi; kế đến là “viharn”, nơi tiến hành các nghi lễ thờ phụng hàng ngày.Khuôn viên chùa còn có một vài Chedi, là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc chùa ở Thái Lan.
Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuât chạm khắc tinh xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột… và chắc chắn không thể thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với những tư thế khác nhau thể hiện sự tinh tế đến lạ kỳ.
III. CÁC KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN TẠI THÁI LAN
1. CHÙA CHIANG MAN
Chùa Chiang Man là một ngôi chùa tại thành phố Chiang
Mai, Thái Lan. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Chiang Mai, được xây
vào khoảng thế kỷ 13. Nó thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả thành phố này.
Vua Mengrai đã đến sống tại đây trong khi chờ thủ phủ xây dựng xong.
Ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật pha lê Phra sae Tang
Kamani.Một bức tượng khác cũng làm nên sự nổi tiếng của ngôi chùa này là
tượng Phật bằng đá Phra Sila, chạm khắc vào năm 900 tại Ấn Độ.
Vẻ đẹp của ngôi chùa còn được khắc họa ở hình ảnh 15 con voi quay về
các hướng, ở tượng Phật đứng cao tuổi nhất vương quốc Lanan Thai (542
năm) và ở bản khắc đá gần cửa phòng lễ thụ chức. Bản khắc đá kể về lịch
sử của thành phố, về đế chế Lanna Thai và những người có công đóng góp
cho ngôi chùa.
2. CHÙA WAT PHRA KAEW CHIANG RAI VÀ BANGKOK
a.Wat phra Kaew Chiang Rai
Wat Phra Kaew là một quần thể chùa và tu viện Phật giáo ở Thanon Trairat tại Tambon Wiang, huyện Muueng, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan.
Wat Phra Kaew đã được chỉ định làm ngôi chùa hoàng gia đầu tiên ở Chiang Rai ngày 31 tháng 5 năm 1978(năm 2521 Phật lịch).
Ngôi chùa từng được gọi là Pa Yeah (วัดป่าเยี้ยะ hay วัดป่าญะ – Chùa Rừng Tre) vì trên thực tế xung quanh chùa này có tre bao bọc cho đến năm 1434 khi chedi của nó bị sét đánh để lộ ra hình ảnh Phật ngọc bên trong. Sau thời điểm đó chùa được đổi tên thành Phra Kaew.
b. Wat Phra Kaew Bangkok - Chùa Phật Ngọc
Bên trong ngôi đền là tượng Phật ngọc lục bảo, một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của Thái Lan.
Toàn cảnh chùa Phật Ngọc
Việc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulaloke
(Rama I) dời kinh đô từ Thonburi đến Bangkok năm 1785 . Wat Phra Keo nằm cạnh Cung điện Lớn và có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa
nổi tiếng của Thái Lan, được xem như nhà chùa của Hoàng gia, với diện tích rộng đến 945.000 m², bao gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng, và là ngôi
chùa duy nhất không có sư sãi. Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của nhiều kiểu kiến trúc, mà còn vì bức tượng Phật bằng ngọc bích thiêng
liêng nhất trong hằng hà sa số tượng Phật trên vương quốc. Không giống các ngôi chùa khác, chùa này không có khu nhà ở cho các vị sư mà chỉ có
các tòa nhà được trang trí các cảnh linh thiêng, các bức tượng.
Địa chỉ: Thanon Na Phra Lan, Bangkok, Thailan
3. CHÙA WAT PHRATHAT DOI SUTHEP
Chùa Phrathat Doi Suthep (tiếng Thái: วัดพระธาตุดอยสุเทพ Wat Phrathat Doi Suthep) là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất tại Chiang Mai (Thái Lan) và được nhiều người Thái Lan tin sùng.
Người ta có câu “Chưa đến chùa Phrathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai”, ” Đây cũng là ngôi chùa linh thiêng ở Chiang Mai “. Suốt 600 năm qua, chùa có nhiều thay đổi và được tu sửa nhiều lần. Trước đây để lên được đỉnh núi phải mất 5 giờ qua một con đường hẹp, nhỏ và nhấp nhô được xem là trở ngại lớn nhất để lên được đỉnh chùa.
Năm 1934, nhà sư Kruba Srivichai đến Chiang Mai để thực hiện dự án xây dựng đường lên chùa. Tin tức lan truyền khắp nơi nên Phật tử khắp nơi đổ về đây góp công sức, kể cả những người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi.
Chùa còn là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Chiang Mai, ngoài việc thưởng ngoạn, viếng bái Phật, chùa còn là nơi có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn thể thành phố Chiang Mai từ trên cao từ núi Doi Suthep.
4. CHÙA WAT RATCHANADDARAM
Wat Ratchanaddaram (tiếng Thái: วัดราชนัดดาราม , tiếng Việt: Chùa Ra- cha -nách -đa -ram)
là một ngôi chùa khá lớn nằm ngay giao lộ Ratchadamnoen Klang và Mahachak Road, thuộc quận Phra Nakhon, Bangkok. Ngôi chùa này được xây
dựng vào năm 1846 theo lệnh của vua NangKlao, tức vua Rama III.
Nét đặc sắc nhất của chùa
Đằng sau Wat Ratchanaddaram có một kiến trúc đặc sắc và gây chú ý tại Bangkok, đó chính là Loha Prasad. Đài kỷ niệm này do hoàng đế Rama III
xây dựng, một cao ốc có mái nhiều tầng chồng lên nhau, rập theo mô hình kiến trúc tại Sri Lanka. Đền kỷ niệm vươn cao 36 m, những chóp nhọn bằng
thép bao phủ những tháp tua tủa lên không trung, mệnh danh là tháp kim lọai. Có tất cả 37 tháp.
Đền kỷ niệm có tiếng tăm ấn tượng nhất trong vùng là PhuKhaoThung, còn gọi là Núi Vàng. Đền kỷ niệm cao tới 78 m, chóp đỉnh kề thang gác
318 bậc quanh chân ngọn đồi. Tại đây trưng bày nhiều di vật của đức Phật
do Phó vương Ấn Độ tên là Lord Curzon trao cho quốc vương Chulalongkorn
vào năm 1877.
5. CHÙA WAT TRAIMIT - Chùa Phật Vàng
Wat Traimit (tiếng Thái:วัดไตรมิตร), còn có tên tiếng Việt là Chùa Phật Vàng, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan nhờ vẻ đẹp độc đáo, lịch sử của nó, và nhờ pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối cao 3 mét đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng bức tượng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Chùa này tọa lạc ở cuối đường Yaowarat, gần ga Hualampong, thuộc quận Samphanthawong.
Chùa nằm cuối đường Yaowarat ở khu phố người hoa Chinatown, cạnh Nhà ga tàu hỏa Hualampong, thuộc quận Samphanthawong, chùa có tượng cổ Phật ngồi bằng vàng đúc cao ba mét và nặng 5,5 tấn.
Ngoài ra tại chùa Phật Vàng đa số các hiện vật đều dát vàng và có bảo tàng về lịch sử dân tộc Thái. Kế bên chùa Phật Vàng cũng có một tự viện để cho quý thầy ở tu tập.
Người dân Thái Lan tin tưởng rằng tượng Phật vàng nầy biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng.
Theo người dân địa phương tượng Phật Vàng được đúc vào thời đại Sukhothai (thế kỷ 13 - 15). Khi Thái Lan bị Miến Điện xâm chiếm, tượng này được bao trong một lớp bê tông, được giữ bí mật tuyệt đối.
Năm 1950, trong lúc di chuyển khối bê tông này đến chùa mới, tượng bị rớt xuống bùn, không ai vớt lên và tượng phật này lại bị tiếp tục quên lãng thêm một thời gian nữa.
Một nhà sư được báo mộng, tìm ra được tượng này. Xuyên qua vết nứt và ánh sáng màu vàng chói lọi, vị sư nầy hiểu và tìm ra được tượng vàng nguyên thủy.
Toàn cảnh bên ngoài của ngôi chùa có tượng Phật vàng lớn nhất thế giới
Chính diện tượng Phật được làm bằng vàng đúc cao ba mét và nặng 5,5 tấn
Phía sau của tượng
Nhìn từ một bên tượng
Hình ảnh tượng Phật nhìn từ ngoài cửa vào
Ai cũng cầu bình an, sự thịnh vượng và thành công trong sự nghiệp, gia đình
Tượng Phật bằng vàng ở đây lớn nhất và đẹp nhất thế giới. Tượng Phật bằng vàng khổng lồ này cao 3 thước và nặng 5.5 tấn. Người dân Thái Lan tin tưởng rằng tượng Phật vàng nầy biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng.
Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan chùa là vào sáng sớm, là lúc ít người, dễ dàng trong việc chụp ảnh bức tượng đặt ở một gian chánh điện chật hẹp. Chùa Phật Vàng là một trong số ít ngôi chùa ở Bangkok cho phép du khách được đến gần một kiệt tác Phật quan trọng này.
Địa chỉ: đường Yaowarat, gần ga Hualampong, thuộc quận Samphan
6. CHÙA WAT BOWONNIWET
Chùa Wat Bowonniwet Vihara (Tiếng Thái:วัดบวรนิเวศวิหาร) là ngôi chùa khá nổi tiếng nằm ở quận Phra Nakhon, Bangkok. Chùa này là trung tâm của phái Thammayut và là ngôi chùa được các triều vua Chakri thường xuyên lui tới. Chùa được xây dựng vào năm 1936, là nơi vua Rama IV lên ngôi và ban hành luật pháp. Hiện nay trong chùa còn phần mộ của vị quốc vương này.
7. CHÙA WAT PATHUM WANARAM
Wat Pathum Wanaram (Tiếng Thái: วัดปทุมวนาราม,phiên âm kiểu tiếng Việt: Chùa Pa-thum -wa-na-ram) là ngôi chùa nằm ở quận
Pathum Wan , nằm giữa 2 trung tâm thương mại lớn của Bangkokchính là Siam Paragon và Central world, nằm trên đường Siam Square. Ngôi chùa
được xây dựng vào năm 1857 bởi vua King Mongkut (Rama 4) là nơi tiến hành các nghi lễ của hoàng tộc ,tôn giáo của vua gần Sa Pathum Palace.
8. CHÙA WAT RAJBOPIT
Wat Rạbopit (tiếng Thái:วัดราชบพิธสถิตมหาสีมารามราชวรวิหาร) là ngôi chùa nằm ở phía Nam của Wat Suthat thuộc quận Phara Nakhon, Bangkok. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời vua Rama V (1868-1910 AD). Đây chính là điểm tham quan hấp dẫn của Bangkok cạnh Wat Suthat.
Điểm nổi bật nhất của công trình này chính là những khảm sành sứ 5 màu được khảm trên tháp đựng hài cốt chính. Kiến trúc của gian thờ chính mang phong cách Thái, còn phần trang trí nội thất lại có hơi hướng chịu ảnh hưởng của trường phái Châu Âu với một số chi tiết Gô-tích. Đặc biệt nhất và ấn tượng nhất vẫn là những mảng khảm trai trang nhã và những bức phù điêu tinh tế trên các tấm cửa sổ và cửa ra vào của gian thờ chính.
9. CHÙA WAT SUTHAT
Chùa Wat Suthat Thepwararam (tiếng Thái Lan: วัดสุทัศน์เทพวราราม) nằm trên đại lộ Bamrung Muang ở thủ đô Bangkok.
Chùa xây dựng năm 1807 do hoàng đế Rama I xây dựng và kéo dài tới
triều đại Rama III mới hoàn tất. Chùa lưu giữ nhiều tượng Phật mạ vàng
nhất và là ngôi chùa cao nhất tại Bangkok.
Toàn bộ khuôn viên chùa được lát bằng đá hoa cương sạch sẽ và bóng
lộn. Tượng thờ chính trong gian chính điện là bức tượng Phật mạ vàng (Phra Sisakayamuni) cổ nhất và là bức tượng Phật mạ vàng lớn nhất tại Thái Lan nặng 5,5 tấn.
Tòa thư viện sau chùa được xem là to nhất và là đẹp nhất trong loại này tại Thái Lan. Thư viện này cao 72 m với 68 cây cột bao quanh. Bên
trong tòa nhà có bức tượng Phật tọa thiền bằng đồng mạ vàng (PhraPutatrilokachet) khá sắc sảo cao 8,45 m và và bề ngang là 5,2m.
10. CHÙA WAT YAN NAWA
Wat Yan Nawa (Tiếng Thái: วัดยานนาวา, Tiếng Việt: Chùa Thuyền ) là ngôi chùa nằm ở đường Charoen Krung thuộc quận Sathon, Bangkok. Đây là ngôi chùa độc nhất vô nhị vì nó được xây dựng theo hình dáng một con thuyền được xây dựng bởi vua Rama III. Hình dáng chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình dáng con thuyền của người Trung Hoa cùng với kiến trúc Thái là các chedi cao vút mang đậm phong cách thời Ayuthaya. Đồng thời ngôi chùa còn là nơi lưu giữ nhiều xá lợi nhất.
Ngoài 10 cảnh chùa nêu trên Thái Lan còn rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác.
11. WAT ARUN
Wat Arun, Thái Lan
Wat Arun hay còn gọi là Chùa Bình Minh nằm bên bờ Thonburi trên dòng sông Chao Phraya, tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan là một trong những ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất, cổ kính nhất, thu hút nhiều khách du lịch nhất thủ đô Bangkok, có mô phỏng kiến trúc “Núi vũ trụ Meru” (Mount Meru) của người Ấn Độ. Trong chùa có tháp Phra Prang cao 79m được khảm sành sứ Trung Hoa trên mái nhà và các bệ. Mặc dù là chùa Bình Minh nhưng cảnh chùa được ưa thích nhất lại là lúc mặt trời lặn.
Wat Arun là một trong những ngôi đền được trang trí công phu nhất Bangkok. Toàn bộ quần thể ngôi chùa được dát bằng những mảnh sứ Trung Quốc.
Wat Arun hay còn gọi là Chùa Bình Minh nằm bên bờ Thonburi trên dòng sông Chao Phraya, tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan là một trong những ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất, cổ kính nhất, thu hút nhiều khách du lịch nhất thủ đô Bangkok, có mô phỏng kiến trúc “Núi vũ trụ Meru” (Mount Meru) của người Ấn Độ. Trong chùa có tháp Phra Prang cao 79m được khảm sành sứ Trung Hoa trên mái nhà và các bệ. Mặc dù là chùa Bình Minh nhưng cảnh chùa được ưa thích nhất lại là lúc mặt trời lặn.
Wat Arun là một trong những ngôi đền được trang trí công phu nhất Bangkok. Toàn bộ quần thể ngôi chùa được dát bằng những mảnh sứ Trung Quốc.
Nếu trèo theo những bậc thang đá lên tới ban công, du khách có thể nhìn thấy rõ hơn những vòm cổng và các bức tượng khác. Một cầu thang hẹp dẫn tới ban công cao nhất, nơi du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh sông Chao Phraya và Bangkok từ cầu Rama I đến Hoàng cung và đền Phật Ngọc.
Điều thú vị nhất của đền là hình thức trang trí những cổng đền. Nó được xây bằng gạch và được phủ bên ngoài bằng sứ Trung quốc nhiều màu sắc.
12. WAT PHO
Wat Pho là ngôi chùa lớn nhất và cổ nhất ở Bangkok (với diện tích 80.000 m²) và có hơn một ngàn ảnh Phật, nhiều hơn bất cứ chùa nào ở các
quốc gia khác. Chùa cũng có bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46 m và cao 15 m, được trang trí bọc vàng trên thân tượng và ngọc mẫu trên đôi mắt
và bàn chân. Trên bàn chân trang trí 108 cảnh điềm lành theo phong các Trung Hoa và Ấn Độ.
Cũng nằm trong khuôn viên của Wat Pho nổi tiếng là trường dạy massage cung cấp hầu hết nhân viên massage cho khắp cả quôc gia này. Sau một
vòng dạo quanh Wat Pho, bạn hãy nghỉ chân với một suất massage Thái để thư giãn nhé.
Địa chỉ: đường Sanam Chai và đường Maharaj, gần Grand Palace, Bangkok, ThaiLan
13. WAT BENCHAMABOPHIT DUSITVANARAM
Wat Benchamabophit Dusitvanaram còn có tên tiếng Việt là Chùa Cẩm
Thạch, là một ngôi chùa của Thái Lan ở quận Dusit của Bangkok. Đây là
một trong những ngôi chùa đẹp nhất và là nơi thu hút khách du lịch nhất
Bangkok.
Chùa có một số chi tiết làm theo kiểu giáo hội châu Âu, chẳng hạn như cửa sổ lắp kính màu. Trong chùa có một bộ sưu tập đặc biệt các tượng
Phật bằng đồng.
Địa chỉ: 69 đường Nakornpathom, Dusi, Bangkok, Thailan.
14. WAT MAHATHAT
Wat Mahathat có thể không phải là ngôi chùa đẹp nhất Bangkok nhưng lại là lãnh địa tôn giáo bậc nhất trên đất nước Thái Lan.
Là một trong sáu ngôi chùa thuộc hoàng gia Thái, Mahathat được xây dựng
vào thời kỳ Ayutthaya (Ayutthaya trước đây là cố đô của Thái Lan). Khi
Bangkok trở thành thủ đô, Mahathat được sử dụng như là một ngôi đền cho
các nghi lễ hoàng gia.
Điều thú vị nhất khi tới Wat Mahathat là ở đó có một đầu tượng Phật với khuôn mặt đẹp hiện ra trong chùm rễ cây ôm trọn, tạo thành một bức
tranh sống động và lạ kỳ.
Địa chỉ: đường Phra That, gần Grand Palace.
15. WAT SAKET
Wat Saket có tên đầy đủ là Wat Saket Ratcha Wora Maha Wihan,ngoài ra còn có tên tiếng Việt là chùa Núi Vàng.
Cái chóp đỉnh màu vàng với một Bảo tháp bóng vàng làm ngôi chùa Wat Saket nổi bật trên vòm trời từ xa. Toà Bảo tháp vàng cao 58-mét là nơi
cất giữ xá lợi Phật. Được xây dựng bởi vua Rama I nằm bên thành phố chỉ cách một bức tường, vào cuối thế kỷ thứ 18 ngôi chùa dùng làm nơi để hoả
táng của thủ đô. Trong 100 năm sau, ngôi chùa trở thành nơi dung chứa 60.000 nạn nhân bị bịnh dịch hạch.
Địa chỉ: Chùa nằm giữa giao lộ Ratchadamnoen Klang và Boripihat.
Trong số 29 ngôi chùa ở Phuket, Chùa Chalong là ngôi chùa lớn nhất và nổi tiếng linh thiêng nhất. Chùa Chalong được đặt ở quận Mueang Phuket, nằm ở vùng ngoại ô phía nam của tỉnh Phuket
17. CHÙA WAT RONG KHUN ( CHÙA TRẮNG ) Chiang Rai
Tọa lạc tại tỉnh Chiang Rai miền Bắc Thái Lan, Chùa Wat Rong Khun hay chùa Trắng vì toàn bộ công trình được sơn toàn màu trắng, tượng trưng cho sự thanh tịnh thuần khiết của Đức Phật. Không những vậy, khi ngắm nhìn ngôi đền thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp ánh lóe lên của những miếng kính khảm trang trí trong ngôi chùa cũng có màu trắng, tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật.
Tòa nhà chính được sơn màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tịnh của Đức Phật
Gọi là chùa Trắng là một ngôi chùa khá đặc biệt. Không như phần lớn các ngôi chùa khác tại Thái với màu vàng truyền thống,
Mặc dù mang trong mình đôi nét cổ quái, song chùa Trắng chỉ mới được xây dựng gần đây vào năm 1997, ý tưởng xây dựng của kiến trúc sư Chalermchai Kositpipat (Thái Lan). Chùa sớm trở thành điểm tham quan nổi tiếng và không nên bỏ qua khi khách du lịch đến Chiang Rai.
Cây cầu này tượng trưng cho con đường vượt qua các chu kỳ tái sinh của Đức Phật
Dưới ánh nắng Mặt trời, ngôi chùa tóat lên một màu trắng thuần khiết, lộng lẫy và kì vỹ. Với người lần đầu đến đây, bạn có thể bị choáng ngợp với lối kiến trúc khác hẳn với những ngôi chùa khác tại Thái Lan, với những đường nét và chi tiết cầu kỳ rất độc đáo.
Vô vàn cánh tay chới với giơ lên, tượng trưng cho sự mong mỏi được cứu vớt
khỏi các linh hồn dưới địa ngục
Tất cả những hình điêu khắc bên dưới và hai bên cây cầu tượng trưng
chúng sanh đang đọa lạc ở địa ngục, dẫn tới chính điện tượng trưng cho
Niết bàn, giải thoát.
Một số hình ảnh khác bên ngoài đền:
18. THIỀN VIỆN DHAMMA KAY
Thiền viện Dhamma Kaya nằm trong tỉnh Pathum Thani ở phía Bắc Bangkok, cách trung tâm thủ đô chỉ 28km. Bỏ lại đằng sau quang cảnh ồn ào náo nhiệt của các khối nhà cao tầng cùng những đường phố đầy ắp xe cộ, chúng tôi đi vào chốn đồng quê yên tĩnh và thanh bình với nhiều rặng cây xanh rợp bóng. Quy mô của thiền viện ở đây quá to lớn (tổng diện tích là 316ha), với những khu công viên, hồ nước, nhà để xe, nhiều kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, ôtô chạy bon bon trên các con đường tráng nhựa như trong một thành phố. Điều đáng chú ý là không có một tòa nhà nào có hình dáng một ngôi chùa Phật giáo cả.
Toàn cảnh thiền viện
giống như một sân vận động
Thiền đường Dhamma Kaya Cetiya giống như một đĩa bay Kiến trúc trung tâm ở đây là ngôi đền có tên Dhamma Kaya Cetiya (còn gọi là Memorial Hall), được xây dựng để tưởng niệm người đã sáng lập ra giáo phái Dhamma Kaya - nhà sư Monkol Thepmuni. Tuy là thiền đường Phật giáo nhưng nó có hình dáng như một con tàu vũ trụ hoặc như một đĩa bay (vật lạ trên bầu trời mà người ta cho là từ hành tinh khác đến, gọi tắt là UFO).
Phong cách kiến trúc này nói lên ý tưởng chủ đạo của giáo phái Dhamma Kaya là làm cho Phật giáo thích ứng với thế giới hiện đại, thế giới của công nghệ vũ trụ và công nghệ thông tin.
Thiền đường Dhammakaya có diện tích 1 cây số vuông và được chia thành làm 4 khu vực: Phật Bảo rộng 108 mét, vòm tròn trên đỉnh tháp, tôn trí 300.000 tượng Phật; Pháp Bảo rộng 10.8 mét, được nối liền với Phật Bảo, biểu trưng cho sự yên bình và hạnh phúc mà giáo pháp của Đạo Phật mang đến cho chúng sinh; Tăng Bảo rộng 75.6 mét, là pháp tòa cho khoảng 10.000 vị Tăng hành lễ hoặc thuyết pháp; Vòng tròn bao quanh Tăng bảo là chỗ ngồi của thập phương Phật tử, có khoảng 1.000.000 (một triệu) chỗ ngồi được thiết lập.
Phật đài Dhammakaya được kiến tạo theo hình tháp tròn, truyền thống của Phật giáo Theravada. Vòm đỉnh tròn ở trên gồm có 300.000 tượng, mỗi tượng cao 18 cm, nặng khoảng 2,5 kg. Ngoài ra, còn có 700.000 tượng được tôn trí bên trong tháp.
Những pho tượng được đúc bằng loại đồng pha vàng ở nhiệt độ 1.200 độ C. Công việc này rất kỳ công, kết hợp kinh nghiệm từ thời đồ đồng của người Ban Chiang ở tỉnh Udon Thani (Thái Lan), nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy pho tượng đồng có niên đại hơn 5000 năm. Đối phó với khí hậu ẩm ướt với lượng mưa acid lớn của Thái Lan, người ta đã quyết định sử dụng kim loại titanium và phủ một lớp vàng bên ngoài để bảo vệ pho tượng chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt trong thời gian khoảng 1.000 năm.
Vòng tròn bao quanh Tăng bảo là chỗ ngồi của thập phương Phật tử, có khoảng 1.000.000 (một triệu) chỗ ngồi được thiết lập.
Thái Lan có 400.000 ngôi chùa Phật, với đặc điểm kiến trúc truyền thống là rất cổ kính, đường nét uyển chuyển, phức tạp, chạm trổ và điêu khắc rất tinh xảo, công phu, có nhiều gian thờ và khảm thờ để thắp hương, tụng kinh, gõ mõ. Còn thiền đường Dhamma Kaya, tuy cũng gọi là Wat (chùa), nhưng kiến trúc lại rất hiện đại, giản lược đến mức tối đa, rất ít trang trí, chủ yếu là tạo một không gian rộng lớn và yên tĩnh để tín đồ ngồi thiền.
Dhammakaya được xem là thiên đường phật tử của Phật giáo.
Trước cổng thiền đường là hai bức chân dung lớn: một là của nhà sư Monkol Thepmuni, người sáng lập giáo phái Dhamma Kaya, hai là của vị nữ tu Khun Yay, người kế tục sự nghiệp của Monkol Thepmuni sau khi ông qua đời.
Thiền đường Assembly Hall giống như một nhà kho
Chúng tôi vào một thiền đường có tên là Assembly Hall để quan sát và nghỉ ngơi. Gọi là thiền đường, nhưng nó giống như một nhà kho khổng lồ và thông suốt, không có tường, không có vách ngăn chia, chỉ có những hàng cột chống đỡ mái kho. Ở đây, có nhiều quầy bán thức ăn, bán đĩa và sách, tượng Phật. Đang là giờ nghỉ trưa nên chúng tôi cũng mua thức ăn và ăn như các tín đồ, kẻ ngồi trên bàn, người ngồi bệt dưới đất.
Phật giáo Thái Lan thuộc hệ Nam Tông (còn gọi là Tiểu Thừa) cũng như Phật giáo Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka, nên ăn mặn. Còn Phật giáo hệ Bắc Tông (Đại Thừa) như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thì ăn chay. Chỉ riêng một góc thiền đường này thôi mà tôi thấy hàng mấy ngàn tín đồ, có thể nói đông như kiến, tất cả đều mặc đồ trắng toát, họ ăn uống, nói chuyện rất khẽ, tuyệt đối không có tiếng ồn.
Một giờ sau, mọi người tiếp tục thiền. Hàng ngàn tín đồ mặc áo trắng ngồi xếp bằng dưới đất. Các nhà sư mặc áo vàng ngồi trước bục trên một sân khấu giống như ở nhà hát. Các sư giảng kinh, tín đồ ngồi phía dưới lắng nghe, có lúc đọc theo một vài câu. Kết thúc buổi giảng, tất cả mọi người cùng hát một ca khúc kêu gọi hòa bình trên toàn thế giới. (Đây là ca khúc của giáo phái Dhamma Kala, tiếc rằng tôi không nhớ tên bài hát).
Tọa thiền vào nửa đêm để đón mừng năm mới
Giáo phái Dhamma Yaki - Trở lại giáo lý nguyên thủy của Đức Phật
Giáo phái Dhamma Yaki được thành lập năm 1916 bởi nhà sư Monkol Thepmuni (1889-1959), chủ trì chùa Paknam ở tỉnh Chonburi. Sau khi ông qua đời, người tiếp tục sự nghiệp của ông để dẫn dắt giáo phái là vị nữ tu Khun Yay. Năm 1970, bà Khun Yay xây dựng một thiền viện trên mảnh đất rộng 320.000m2 thuộc huyện Klong Luang, tỉnh Pathum Thani do một nữ tín đồ dâng hiến. Năm 1977, trên vị trí của thiền viện cũ, người ta xây lại thiền viện mới như hiện nay. Người đặt viên đá đầu tiên trong lễ khởi công xây dựng là công chúa Chakri Sirindhon, được sự ủy nhiệm của quốc vương Thái Lan.
Tổ sư - đại sư Phra Monkolthempmuni (1884 -1959)
Sư bà Khun Yay Upasika (1909-2000)
TT. Dhammajayo Lãnh đạo Dhammakaya hiện nay
Giáo phái Dhamma Kaya cho rằng trong Giáo hội Phật giáo Thái Lan hiện nay, nảy sinh nhiều vấn đề như: một số lễ tục cúng bái đã bị thương mại hóa, nhiều phần tử xấu chui vào trú ẩn trong chùa để trốn tránh luật pháp, quang cảnh chùa chiền trở nên quá náo nhiệt không thích hợp cho việc tĩnh tâm tu hành. Chủ trương của Dhamma Kaya là trở về với những giáo lý nguyên thủy của Đức Phật. Sự thông tuệ và hạnh phúc có sẵn trong mỗi con người và ta có thể đạt đến hạnh phúc bằng con đường thiền định, tập trung tư tưởng để thanh lọc tinh thần, không nghĩ tới những ham muốn và dục vọng của đời thường. Việc tiến hành thiền định nên làm tập thể, để thông cảm, khích lệ lẫn nhau. Khi mỗi cá nhân đều tìm được sự an bình về tinh thần, không tranh giành, không ý đồ xấu, thì thế giới sẽ an bình, chấm dứt cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người là phương cách để đi đến chấm dứt chiến tranh, thiết lập hòa bình trên thế giới.
Do đó, bài hát chính thức của Dhamma Kaya là bài hát kêu gọi hòa bình thế giới. Dhamma Kaya chủ trương mở rộng vòng tay, kêu gọi Phật tử trên toàn thế giới, không phân biệt quốc tịch, hệ phái về đây tu hành và thiền định. Chúng tôi nhận ra ở đây nhiều nhà sư nước ngoài, chủ yếu là người ở các nước phương Tây, có người mặc áo trắng (còn đang thụ đạo), có người mặc áo vàng (đã được chính thức công nhận là sư của thiền viện). Rèn luyện đạo đức và khuyến tu thiền định là những hoạt động ưu tiên hàng đầu của tổ chức Dhammakaya. Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì chính nó đã có thể giúp đỡ con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội. Cho đến nay các khóa tu của Trung tâm đã thu hút số người tham dự từ vài trăm đến hơn một trăm ngàn người tham dự. Thiền định là pháp tu bắt buộc áp dụng mỗi ngày của thành viên hoặc đệ tử quy y theo Trung Tâm Dhammakaya.
Những duyên trần quanh ta đã tước mất đi tính trầm tĩnh và thanh tịnh vốn có của ta. Tâm trí ta dong ruỗi theo ngoại cảnh trong khi thân thể ta phải chịu đựng nhiều loại hình khổ đau. Bằng cách thực tập và đi sâu vào pháp tu Thiền định này cho đến khi nào tâm ta yên ổn thì lúc đó chúng ta mới có thể mở cửa được các tiềm năng vốn có trong ta. Từ đó, ta có thể duy trì được sự cân bằng tâm trí và niềm phúc lạc này cho chính mình và mang nó đến cho người. Việc tuyển chọn sư ở đây cũng khắt khe hơn ở các chùa Phật khác. Muốn trở thành sư, phải có trình độ văn hóa đại học. Đối tượng để phát triển tín đồ là học sinh, sinh viên, trí thức, công tư chức, chủ yếu là tầng lớp trung lưu, có tài sản và có học thức. Để tránh cho con cái không bị lôi kéo vào cuộc sống ăn chơi đua đòi, nhiều bậc cha mẹ đã đưa hết cả gia đình vào đây những ngày cuối tuần để tu dưỡng và thiền định. Nhiều doanh nhân hoạt động căng thẳng suốt cả tuần cũng đến nơi này thiền định để giải tỏa stress, tìm lại sự an bình về tinh thần.
Tôn giáo cũng đổi mới Người đứng đầu giáo phái Dhamma Kaya hiện nay là nhà sư Dhamma Chayo, 55 tuổi, được tín đồ xem như một vị Phật sống. Ông sống cách biệt, chỉ một số ít nhà sư đạt đến trình độ chân tu mới được tiếp xúc trực tiếp với ông, còn đại đa số tín đồ chỉ được chiêm ngưỡng ông qua hàng trăm màn hình tivi treo khắp nơi trong thiền đường. Dhamma Chayo là lãnh tụ tinh thần, là người dẫn dắt về phần giáo lý, giảng dạy Phật pháp và phương pháp thiền.
Lãnh tụ thứ hai là nhà sư Thattacheewo, vị này phụ trách việc quản lý và kinh doanh, công việc của ông rất nặng nề vì ngoài việc quản lý một bộ máy nhân sự trên 2.000 người tại thiền đường, quản lý các lớp học, ông còn phải lo việc phát triển giáo phái ra toàn Thái Lan và ở nước ngoài (hiện đã có 15 trung tâm Dhamma Kaya ở trong nước và hai trung tâm ở nước ngoài).
Ông cũng lo việc vận động quyên góp mua thêm đất để mở rộng khuôn viên của thiền đường, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng mới. Bộ máy quản lý của nhà sư có tên là Dhamma Kaya Foundation, thực chất là một đại công ty. Hiện nay, một sân bay nhỏ đang được xây dựng cạnh thiền đường với hệ thống giao thông và cơ sở dịch vụ đi kèm để đón tín đồ từ khắp đất nước về đây. Trong việc giảng dạy giáo lý, đọc kinh cầu nguyện, người ta sử dụng hệ thống nghe nhìn hiện đại. Để quảng bá giáo lý ra toàn quốc và ra thế giới, người ta sử dụng Internet và trạm truyền hình đưa lên vệ tinh.
Đến nay, hoạt động của giáo phái Dhamma Kaya đã được sự tán đồng của hoàng gia Thái Lan, được sự ủng hộ của nhiều chính khách và tổ chức xã hội, được Liên Hiệp Quốc ca ngợi (thông qua tổ chức Y tế Thế giới, WHO) vì những đóng góp cho phong trào hòa bình.
ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
SỐ 157. 12 NGÔI TỰ VIỆN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
242. THIỀN VIỆN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
SỐ 263
- CÁC CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI VIỆT NAM
- DI TÍCH PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
- THẮNG TÍCH PHẬT GIÁO TẠI INDONÉSIA
- CÁC NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI TRIỀU TIÊN
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI TRUNG QUỐC
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI NHẬT BẢN
- CÁC NGÔI CHÙA DANH TIẾNG TẠI THÁI LAN
- THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
- CÁC NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
No comments:
Post a Comment