HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 24 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

  CHƯƠNG II

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

PHẬT GIÁO  ẤN ĐỘ

image


I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Trong khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, trên thế giới đã xuất hiện nhiều tôn giáo như Khổng Tử và Lão Tử tại Trung Hoa, Zoroaster tại Iran (Ba Tư), Mahavira và Đức Phật Thích Ca tại Ấn Độ.
Vào thế kỷ thứ 6, năm 566 trước Công Nguyên, tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatsu) của một tiểu vương quốc tại Ấn Độ, Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) đã giáng sanh trong sự chờ đón trọng thể huy hoàng của hoàng gia và dân chúng. Thái tử là con của đức vua Tịnh Phạn (Sudhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi). Thái tử ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), gần sát biên giới Nepal và Ấn Độ.
Một đạo sĩ đã tiên đoán rằng "Thái tử, hoặc sẽ trở thành một đaị vương cai trị tứ châu thiên hạ, hoặc sẽ xuất gia tu hành đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác." Vua cha nghe vậy, vội tìm đủ mọi cách ngăn chận.

Nhưng những phương cách đó đều vô hiệu, ngay cả người vợ tài sắc của Thái tử là công nương Da Du Đà La (Yasodhara) và đưá con mới chào đời La Hầu La (Rahula) cũng không thể dẹp tan được ý nghĩ thoát ly mọi ràng buộc thế tục của Thái tử. Thái tử đã nhìn thấy được cảnh sanh, lão, bệnh, tử của con người, đã hiểu rõ sự vô thường thay đổi của vạn hữu hàm linh và Thái tử muốn đi tìm phương pháp giải thoát khổ đau cho chính mình và nhân loại. Không lâu sau đó, Thái tử đã thoát ly hoàng cung, rời xa mái ấm gia đình, dấn thân vào cát bụi.

Sau 11 năm tầm sư học đaọ, khổ hạnh đủ mùi, tham bái cầu đạo với nhiều danh sư, Bồ Tát Tất Đạt Đa vẫn không thấy thoả mãn. Ngài nhận thấy phương cách tu tập, lý thuyết của các đạo sư vẫn tiêu cực bế tắc. Ngài liền bỏ lối tu tập đó và một mình một bóng đến ngồi tham thiền bên bờ sông Ni Liên Thiền (Uruvila). Qua 49 ngày đêm nhập định, Bồ Tát Tất Đạt Đa hoát nhiên đại ngộ, chứng thành quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tôn hiệu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

 Sau khi chứng đắc chân lý, Đức Phật đã đến gặp năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật nói về pháp Tứ Đế được gọi là Chuyển Pháp Luân (Dhamma - Chakrapravartana). Giáo lý Tứ Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) xuyên suốt Bát Thánh Đạo hay Bát Chánh Đạo (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Định, Chánh Niệm) đã hướng dẫn bao nhiêu người giải thoát từ dòng sông đau khổ đến bến bờ cực lạc hạnh phúc.
Suốt 45 năm, Đức Phật và hàng đại đệ tử của Ngài đã đi khắp lãnh thổ Ấn Độ, từ bờ sông Hằng đến những làng quê hẻo lánh, cốt yếu để truyền bá chánh pháp giải thoát lầm mê cho chúng sanh. Ánh sáng đạo Phật truyền đến đâu thì bóng tối vô minh tan đến đó. Hàng triệu triệu người đã tìm thấy hạnh phúc và giải thoát. Đức Phật nhập diệt tại thành Câu Thi Na (Kusinagara) năm 486 trước Công Nguyên. Năm ấy, Ngài được 80 tuổi.

Đạo Phật đã phát triển rực rỡ tại Ấn Độ, nhất là tại thành Câu Xá La (Kosala) và Ma Kiệt Đà (Magadha) còn được gọi là trung tâm Phật Giáo.Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, khoảng năm 200-300 trước tây lịch, vua A dục  đã từ bỏ sự chém giết mà quay sang học Phật và ủng hộ Phật giáo.
 Nhưng đến thế kỷ XIII, Hồi giáo xâm lăng Ấn Độ ra sức tiêu diệt Phật giáo. Vì vây, suốt nhiều thế kỷ, Phật giáo tại Ấn Độ và nhiều nơi bị Hồi giáo phá hoại. Cho đến cuối thế kỷ XX, Hồi giáo vẫn tiềp tục phá hoại Phật giáo như họ đã phá hoại tượng Phật tại Afghanistan năm 2001. Phật giáo cũng bị các thế lực  thực dân , đế quốc cộng sản phá hoại. nhưng Phật giáo với chủ trương từ bi, nhẫn nhục vẫn chịu đựng. Năm 2013, cuộc tranh chấp giữa Hồi giáo và Phật giáo Miến Điện đã xảy ra tại  thị trấn  Meiktila. Ngài Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Phật tử Miến Điện tự chế.






 II. KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ


Nền mỹ thuật  Phật Giáo Ấn Độ vĩ  đại và hoành tráng khởi  đầu từ thời vua A  Dục (Ashka) khoảng năm 272 -  231 trước CN. Điển hình của mỹ thuật thời nầy phải kể  đến những "chiếc cột vũ trụ" là sự hoà điệu  kiến trúc Phật Giáo  và yếu lý kinh  Vệ Đà. Trên những chiếc cột nầy, những bài kinh  Phật, hình Phật, bánh xe luân hồi, núi Tu Di, toà  sen và những biểu tượng PG là  nổi bật nhất. Kiến trúc những chiếc cột vũ trụ  được truyền bá sang hai vùng Bengale và Afghanistan, nhất  là vùng thung lũng Indus.  Những công trình nầy chỉ bị gián đoạn khi đế chế Ba Tư xâm lăng Ấn.
Bên cạnh  đó là kiến trúc  chùa tháp. Nghệ thuật  Ấn rõ nét trong việc  kiến tạo  các Tịnh  xá (Vihara),  Chánh điện (Chaiya). Theo giới nghệ thuật Ấn, hình tháp là  biểu trưng Đại Niết Bàn của đức Phật (Pari Nirvana). Trong các bảo  tháp dạng nầy, nổi tiếng nhấtlà bảo tháp Sanchi, bảo tháp Bharhurt và bảo tháp Amaravati. Điêu khắc ở bảo tháp  Sanchi trình bày hình tượng tiền  thân đức Phật, dựatheo Túc  Sanh Truyện. Bảo tháp  Bharhurt nặng về nghệ  thuật tạo hình cách điệu (symbol); trong khi  đó thì bảo tháp Amaravati thể hiện tượng Phật Tượng Tam  Thế: Quá khứ, Hiện tại,  Vị lai (đức Phật A Di Đà, đức Bổn  Sư Thích Ca  Mâu Ni, đức  Đương Lai Hạ  Sanh Di Lặc Tôn Phật); Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát  (Maha Sthanaprata) ở  bên trái; đức  Quan Thế Âm  Bồ Tát (Avalokitesvara) ở bên phải; tượng Thế Tôn: Đức Bổn Sư  Thích Ca Mâu Ni (Cakyamonni) ở giữa; đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjucri) ở bên trái;  đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (Samantaghadha) ở bên phải. 

Một số chùa, bên cạnh đức Thế Tôn là đức A Nan Đà (Ananda) và Ma Ha Ca Diếp (Mahakacyapa); tượng Di  Lặc Tam  Tôn: Đương  Lai Hạ  Sanh Di  Lặc Tôn  Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm  ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.  Tượng Đế Thích (Indra) ở bên trái và đức Ngọc Hoàng (Brahma) ởbên phải. Tượng  Tứ Thiên Vương (Đông, Tây, Nam  Bắc) hay Tứ Bồ Tát (Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát và Quyền Bồ Tát);  tượng Địa Tạng  Vương Bồ Tát (Ksutigabha); các tượng về  đức Quan Thế Âm Bồ Tát như:  Quan Âm Chuẩn Đề (3 mặt, 18 tay) Quan Âm Thiên Thủ, Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt) Quan Âm Nam Hải (đi bè vượt biển cả).
Vào triều đại Gupta , khi Phật Giáo  Ấn lùi về phát triển nông  thôn thì kiến trúc "hang động". Công trình tiêu biểu nhất là hàng loạt hang động Ajanta, là mô hình tịnh xá truyền thống Ấn,  bảo lưu đến ngày nay. Kiến trúcnầy biểu hiện tính đa thần, theo phong cách "tiền Phật, hậu Thần"  hay "tiền Thần, hậu Phật".

 
III. NHỮNG THÁNH TÍCH  QUAN TRỌNG TẠI ẤN ĐỘ


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại dấu chân Ngài trên toàn lãnh thổ Ấn và hình bóng Ngài đã khắc sâu trong tâm tư nhân loại. Trong thời kỳ chánh pháp hưng thịnh, các địa danh quan trọng đều được nhắc tới. 

Bốn thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo nói riêng và của Ấn Độ nói chung là: 
-Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi Đức Phật giáng sanh, 
-Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya) nơi Đức Phật thành đạo, 
-Lộc Uyển (Sarnath) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, 
- Câu Thi Na (Kusinagara) nơi Đức Phật nhập diệt.

Bốn địa danh quan trọng khác cũng được đề cập đến trong lịch sử Phật Giáo là bốn nơi Đức Phật đã thi triển thần thông để giáo hoá điều phục chúng sanh. Những địa danh đó là: 
- Sravasti (thủ phủ của Kosala) nơi Đức Phật đã thi triển thần thông điều phục Ca Diếp (Puruna Kasyapa), người lãnh đạo phái Tirthika (đạo thờ thần lửa). 
- Nơi thứ hai là Sankasya, Đức Phật đã lên tầng trời thứ 33 để giáo hoá cho hoàng hậu Ma Gia (mẫu thân của Ngài).  
-Nơi thứ ba là Rajagriha (thủ phủ của Ma Kiệt Đà), nơi đây Đức Phật đã điều phục con voi say do Đề Bà Đạt Đa sai khiến ra giết Đức Phật. 
-Nơi thứ tư là Vệ Sá Ly (Vaisali), nơi đây Đức Phật đã thọ dụng bát mật ong do đàn khỉ dâng cúng.


1.  Thánh địa thứ nhất: Lâm Tỳ Ni (Lumbini)

Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Đức Phật giáng sanh, là một thánh địa ở vùng Rummindei, cách một dặm về phía Bắc vùng Paderia và hai dặm phía Bắc vùng Bhagwanpur nước Nepal. Ngày nay các nhà khảo cổ xác định Lâm Tỳ Ni nằm về phía Bắc quận Basti của xứ Uttar Pradesh.
Theo tài liệu sử Phật Giáo, Lâm Tỳ Ni tọa lạc cách thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) 12 dặm. Sử chép rằng, "Theo tục lệ, Hoàng Hậu Ma Gia phải trở về quê mẹ để sanh nở. Khi đến động hoa Lâm Tỳ Ni, bà cảm thấy trong người sảng khoái lạ thường. Cảnh vật xinh đẹp tươi mát chào đón, chim muông hót ríu rít trên cây, gió hiu hiu thổi làm tâm hồn người dịu êm nhẹ nhàng, Hoàng Hậu thong thả dạo bước ngắm nhìn thưởng thức cảnh trí thiên nhiên.



 
 Hồ nước nơi Hoàng hậu từng tắm và Đức Phật bước lên 7 toà sen

Khi đến tàng cây Sa La, Hoàng Hậu dơ tay vịn cành hoa sà thấp trước mặt và kỳ lạ thay, Thái tử giáng trần trong tư thế đứng của người mẹ. Chư Thiên tung hoa chào đón, bẩy con rồng phun nước thơm tắm rửa Thái tử và Thái tử đi 7 bước dõng dạc tuyên bố rằng: "Ta là đấng Vô Thượng Đạo Sư của Trời Người." (Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn). Từ vườn Lâm Tỳ Ni, Thái tử được các cung nô hầu hạ trở về thành Ca Tỳ La Vệ.

Côt đá Vua A Dục
Cột đá vua A Dục dựng

Quang cảnh giáng sanh của Thái tử Tất Đạt Đa là đề tài cho hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Ấn mà ngày nay người ta đã tìm thấy trong điêu khắc và tranh vẽ.
Nhận dạng được địa danh của Lâm Tỳ Ni, thiết tưởng chúng ta phải nhớ đến công ơn của vua A Dục. Hai mươi năm sau ngày đăng quang lên ngôi hoàng đế, Vua A Dục đã đích thân đi chiêm bái đãnh lễ các thánh địa và chính Vua đã sai người đúc một cột trụ khắc lên dòng chữ "Địa danh này là nơi Đức Phật giáng sanh." Vua A Dục cũng đã giảm 5% thuế hằng năm cho dân chúng vùng này. Đó là một đặc ân của vua A Dục đối với dân cư địa phương nơi Đức Phật giáng sanh.




Đền thờ Hoàng hậu Ma-gia, nơi đặt phiến đá đánh dấu địa điểm Đức Phật Đản sinh

 Đền thờ hoàng hâu Ma Gia , địa điểm  đặt viên đá nơi đức Phật đản sinh

 
2. Thánh địa thứ hai: Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)

Thánh địa nổi tiếng thứ hai trong lịch sử Phật Giáo là Bồ Đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Nơi đây Đức Phật đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tàng cây pipala, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền. Vì hiện tượng bất diệt đó, địa danh này đã trở thành Bồ Đề Đạo Tràng, và cây cổ thụ pipala được đặt tên là cây Bồ Đề (có nghĩa là "giác ngộ, bodhi tree").
 Những bia tháp và những cột đá lớn nhỏ chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, do các du tăng Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác tự đắp lấy cúng dường khi đến chiêm bái thánh địa này, và tài liệu ghi chép của ngài Tam Tạng Huyền Trang, đã cho chúng ta hình dung ra được quang cảnh sầm uất rực rỡ của địa danh này trong quá khứ hơn 2500 năm trước. Cây Bồ Đề bây giờ là cây cháu cây chắt của hàng ngàn cây Bồ Đề gốc, nhưng cành lá vẫn xum xuê, thân cây to lớn rắn chắc.






 
































 Tháp Đại Giác
 
Hình sưu tầm: Tượng Phật bên trong tháp Đại Giác 
Tượng Phật bên trong tháp Đại Giác

 
Một bệ thờ bên cạnh tháp Đại Giác


Source: http://personal.carthage.edu/jlochtefeld/buddhism/bodhgaya/bodhgaya2.html
Trong Bồ Đề Đạo Tràng có nhiều vị thần khác như Ganesha, Lakshmi và các hóa thần.

 Cây Linh thọ Bồ Đề :

Chúng ta được biết đức Phật thành đạo dưới cội cây Pippala, sau được gọi là cây Bồ Đề.

 Cây Bồ Đề ở phía Tây Tháp Đại GIác

 3. Thánh Địa thứ ba: Sarnath 

Một thánh địa  Isipitana hay Sarnath trong  vườn Lộc Uyển, là nơi Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên  Kiều Trần Như năm người. Nội dung bài thuyết pháp nói về những khổ đau của kiếp người và những phương cách giải hóa những thống khổ đó. Sự kiện này đã được mệnh danh là "Chuyển Pháp Luân," có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hòang rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.

 Vườn Lộc Uyển nhìn từ tháp Chaukhandi

 
 Tháp Chaukhandi

 File:Chaukhandi Stupa-5.jpg

 File:Chaukhandi Stupa-4.jpg
 Những bệ gạch còn lại quanh tháp Chaukhandi

Sarnath là nơi xuất phát tôn giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Vì thế, Sarnath đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại trên 1500 năm. Trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, dưới triều đại vua A Dục, Sarnath đã trở thành một nơi tranh luận nổi tiếng giữa các tông phái và đạo giáo. Hai ngài Pháp Hiền và Trần Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh tích này vào thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

Tháp Dhamekha / Vườn Lôc Uyển


Trong số những di tích tàn rụi còn sót lại không bị các đạo quân Hồi tàn phá là ngôi tháp Dhamekh cao hơn mặt đất 150 bộ. Ngôi tháp này được xây cất bằng nguyên liệu bền cứng, những khối đá khổng lồ bằng gạch và mang hình dáng cột trụ. Những hình tượng khắc trên mặt tháp cho chúng ta biết ngôi tháp Dhamekh được xây vào triều đại Gupta thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Danh từ "Dhamekh" phát xuất từ nguyên từ Phạn ngữ "Dharmekh - chánh pháp". Cách ngôi tháp này không xa về hướng Tây là một ngôi tháp nhỏ do vua A Dục xây cất. Tháp vua A Dục xây, theo lời miêu tả của ngài Trần Huyền Trang, có thể là nơi Đức Phật tọa thiền thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như. Xa hơn một tí về phía Bắc, là một côt trụ hình đầu sư tử được khắc chạm rất công phu.


Lộc Uyển ( Vườn nai)

Tất cả những bức tượng điêu khắc vào thời đại này đều khắc theo tám biến cố lịch sử của cuộc đời Đức Phật như Đức Phật giáng sanh, thành đạo, chuyển Pháp luân, nhập Niết bàn, thi triển thần thông, v.v. Đáng kể nữa là một bức tàn lọng bằng đá khắc trọn vẹn bài pháp Tứ Đế bằng tiếng cổ Pàli.
Dù đã bị tàn phá nhiều theo thời gian, Sarnath vẫn còn hấp dẫn du khách tìm về Ấn Độ để tưởng nhớ lại hình ảnh Đức Từ Phụ và giáo âm của Ngài vẫn vang vọng bất diệt trong lòng người con Phật.

4. Thánh địa thứ tư: Kusinagara

Kusinagara hay Kusinara (Câu Thi na) là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thâu thần tịch diệt năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.


Vào thời điểm đó, hàng ngàn tự viện và bảo tháp đã được xây dựng lên chung quanh thánh địa này. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, có thể bị đạo quân Hồi giáo phá hủy hay do thời gian phai tàn xóa dấu mà thánh địa này đã bị hoang phế tàn rụi. Hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang, khi đến chiêm bái thánh địa này, cũng phải thốt lên lời ta thán bi thiết khi nhìn cảnh vật hoang liêu đổ nát của Kusinagara.
Qua những cuộc khai quật để tìm lại dấu vết, người ta đào được một số những mảnh vỡ vụn của các tượng Phật, những cột trụ loang lỗ. Tuy nhiên, căn cứ trên những dấu hiệu của các di tích còn sót lại đó và những bia ký thì chắc chắn nơi đây là thánh địa nhập Niết bàn của Đức Phật. Ngôi tháp Đại Bát Niết Bàn mà vua A Dục xây cất cũng không có thể tìm thấy được nữa và có thể ngôi tháp này đã bị chôn vùi dưới nền tinh xá Niết bàn xây dựng ở triều đại Gupta.

Tượng Phật nhập Niết bàn

 Kusinagara.nơi Phật nhập Niết Bàn

Trong số những di tích đó, người ta tìm được một bức tượng Đức Phật trong tư thế nhập Niết bàn. Bức tượng này cũng bị vỡ vụn và đã được nhà điêu khắc Carlleyle khéo léo hàn gắn chạm trỗ lại. Ngôi đại bảo tháp Ramabhar được dựng ngay tại địa điểm làm lễ trà tỳ kim thân Đức Phật và xá lợi Ngài được phân chia ra làm tám phần đồng nhau cho tám vương quốc lớn mạnh nhất thời đó.

Nơi trà tỳ kim thân của đức Phật

5. Thánh địa thứ năm: Sravasti

Sravasti, thủ phủ của vương quốc Kosala ngày xưa, được các Phật tử tôn sùng vì nơi đây hơn 2540 năm trước, Đức Phật đã thi triển thần thông giáo hóa các đạo sư thờ thần lửa.
Theo các sử liệu ghi chép lại, Đức Phật đã thi triển các phép lạ như trên thân ra nước, dưới thân ra lửa, trên thân ra lửa, dưới thân ra nước, hay mặt trời mặt trăng chiếu sáng cùng một lúc trên bầu trời, và nhiều hóa thân của Đức Phật. Những phép lạ đó đã là đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật Ấn từ các thời đại cổ xưa cho đến nay.


Tu viện Jetavana ở Shravasti.jpg 


Tu viện Jetavana ở Sravasti
Ngay trong thời Đức Phật, Sravasti đã là một trung tâm Phật giáo sầm uất phồn thịnh. Chính nơi đây, trưởng giả Cấp Cô Độc đã rãi vàng mua hết đất vườn hoa của Thái Tử Kỳ Đà để xây dựng tinh xá cúng dường Đức Phật và chư tăng.Các nhà khảo cổ tin rằng Sravasti thuộc địa phương Saheth - Maheth nằm sát biên giới quận Gonda và Bahraich của xứ Utta - Pradesh. Nơi đây họ đã tìm thấy vài bia ký liên quan đến tinh xá Kỳ Viên ở Sravasti.


Địa danh Saheth - Maheth gồm có hai vùng riêng biệt. Vùng lớn nhất, Maheth, rộng 400 mẫu, ngày xưa là một tỉnh lỵ trù phú. Saheth thì chỉ rộng có 32 mẫu, nằm độ 0.25 dặm phía Tây Nam của Kỳ Viên tinh xá. Những cuộc khai quật tại vùng Maheth đã cho chúng ta biết được rằng xưa kia Maheth là một thành phố rất giàu có đông đúc. Saheth, tuy nhỏ hơn, nhưng lại nổi tiếng hơn vì nơi đây Đức Phật đã dừng chân để giáo hóa và còn sót lại nhiều nền nhà của tinh xá, tự viện, bảo tháp; cho nên đa số các tăng sĩ, du khách đều ghé tới Saheth để chiêm bái tham quan.

 Tại đây, người ta thấy một ngôi tháp cổ nhất được xây cất từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, chứa đựng xá lợi Phật và một tượng đầu Đức Phật tạc ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên thuộc triều đại Bala. Tượng đầu Đức Phật này giờ được trưng bày tại bảo tàng Ấn Độ ở Calcutta. Hòang hậu Kumaradevi, vợ vua Govinda-Chandra là người cuối cùng bảo trợ tài chánh kinh phí xây dựng trùng tu lại Kỳ Viên tinh xá năm 1128-29.

6. Thánh địa thứ sáu: Sankasya

Một địa danh thiêng liêng khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật là Sankasya, nơi Đức Phật thi triển thần thông lên cung trời Đao Lợi thứ 33 thuyết pháp giáo hóa thân mẫu của Ngài là Hòang hậu Ma Gia và chư Thiên. Đức Phật đã giảng A Tỳ Đạt Ma Luận trên cung trời Phạm Thiên. Sự kiện này đã xảy ra sau khi Đức Phật thi thố phép lạ ở Sravasti.
Sankasya, còn được gọi là Sankisa hay Sanisa Basantapur, thuộc quận Farrukhabad của Utta Pradesh. Địa phương này được biết xác thực là nhờ vào bia ký của vua A Dục khắc trên tượng một con voi đánh dấu thánh địa này.
Không riêng chỉ có hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang đến chiêm bái thánh địa Sankasya, mà có nhiều tăng sĩ Trung Hoa khác cũng đến viếng thăm thánh địa này -- nhưng những tài liệu do họ để lại cũng không còn đầy đủ chứng cứ để xác minh rõ hơn về địa danh này.
Tượng con voi do vua A Dục sai đúc là di tích quan trọng nhất đánh dấu địa danh Sankasya và những cuộc khai quật trong tương lai hy vọng sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều lý thú hơn về Sankasya.

Hình bức tượng voi ở Sankasya do vua A Dục sai đúc đánh dấu địa danh này

7. Thánh địa thứ bảy: Rajagriha

Rajagriha, thủ phủ của vương quốc Ma Kiệt Đà hùng mạnh, có thể nói rất nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo vì nhiều nguyên do. Không những Rajagriha là nơi Đức Phật đã dừng chân lại nhiều lần trong cuộc đời hành đạo của Ngài, mà nơi đây cũng chính là nơi Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), em họ của Đức Phật, đã âm mưu nhiều lần để giết Ngài. Hơn nữa, tại thủ phủ này, ở động Sattapanni trên ngọn đồi Vaibhara, Đại Hội Kiết tập lần thứ I đã được tổ chức tại đây dưới sự chủ tọa của ngài Ưu Bà Li (Upali) và ngài A Nan (Ananda). Những điểm chính yếu của giáo lý và giới luật của Phật giáo đều nêu lên trong kỳ Đại Hội Kiết Tập này. Vì thế, Rajagriha đã trở thành một địa danh nổi tiếng và quan trọng trong sự thành lập và phát triển Tăng đòan Phật giáo.

Là một thành phố nổi tiếng ngày xưa, Rajagriha bây giờ là một phố thị trong quận Patna của xứ Bihar, bao bọc chung quanh là những ngọn đồi núi chập chùng. Rajagriha còn được gọi là Vaibhara, Vipula, Ratna, Chatha, Udayagiri và Sonagiri. Dưới chân ngọn đồi về phía Bắc của phố thị Rajagriha ngày xưa là vương quốc của vua A Xà Thế (Ajatasatru), con vua Bình Sa vương (Bimbisara). Sau đời vua A Xà Thế, thái tử Udayin kế vị ngai vàng và dời kinh đô Kusumapura đi nơi khác và đời vị vua kế tiếp là Kalasola lại dời kinh đô về Pataliputra, do đó Rajagriha dần dần đã mất đi vai trò quan trọng của nó trong vương quốc. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều biến đổi thăng trầm trong chính trường và tôn giáo, Rajagriha vẫn luôn được nhắc đến trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và lịch sử các đạo giáo khác.



8. Thánh địa thứ tám: Vaisali (Vệ Xá Ly)

Trong thời Phật giáo hưng thịnh, Vaisali, thành phố của vương quốc Lichchhavi hùng cường, là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật học. Đức Phật đã từng dừng chân du thuyết của Ngài 3 lần nơi thành phố này. Nơi đây Đức Phật đã thọ nhận bát mật ong do đàn khỉ dâng cúng và nơi đây cũng là địa phận Đức Phật tuyên bố 3 tháng nữa Ngài sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn. Hơn nữa, Vaisali cũng là nơi kiết tập Đại Hội Phật Giáo lần II hơn 100 năm sau ngày Thế Tôn nhập diệt. Đối với tín đồ Kỳ Na giáo, Vaisali cũng là một thánh địa vì Đức Mahavira, vị đạo sư đời thứ 14 của Kỳ Na giáo ra đời.
Vaisali là một thành phố thuộc quận Muzaffarpur của Bihar. Vào triều đại Gupta, Vaisali là một thủ phủ phồn vinh náo nhiệt. Khách thương, tàu bè, hải cảng buôn bán tấp nập. Các cửa tiệm, nhà băng, công sở, mở cửa suốt ngày đêm. Các kho chứa thóc gạo, lụa là, v.v. của hòang cung đều đầy ngập. Vaisali, thời đó, đã gíup cho triều đại Gupta một thế đứng vững vàng trên vũ đài chính trị cho đến triều đại Mauryan, Vaisali vẫn còn là một thủ đô quan trọng.


Bảo tháp và trụ đá vua A Dục

Hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh địa này. Theo lời của ngài Huyền Trang, Vaisali chỉ rộng cỡ 10, 12 dặm vuông. Chung quanh Vaisali có vô số những tháp, bia đá không biết cơ man nào mà kể. Nhưng thời gian đã tàn nhẫn xóa sạch những di tích ấy và chỉ còn sót lại ở khu Kolhua, cách 2 dặm về phía Tây Bắc thành phố Raja Bisal Ka Garh, một trụ đá tạc tượng sư tử cao hơn mặt đất 22 bộ.
Trụ đá sư tử này có vẻ giống các trụ đá vua A Dục sai xây đắp nhưng không có một bút tích hay bia ký nào cho chúng ta xác định rõ trụ đá này thuộc thời đại vua A Dục cả. Gần trụ đá này, về phía Nam, có một hồ nước nhỏ, mà tương truyền rằng đó là vũng nước mà hàng 2000 năm xưa, đàn khỉ đã đào để lấy nước dâng Đức Phật uống mỗi ngày. Vì thế, hồ nước này có tên gọi là Rama-Kund hay là Markata-Hraka, có nghĩa là "hồ nước của lòai khỉ." Về phía Tây Bắc, một nền đất của một ngôi đền còn sót lại. Ngôi đền này ngày xưa được vua A Dục sai xây cất bằng gạch nung và một ngôi tháp có dấu hiệu vua A Dục xây còn sót lại trên mảnh đất hoang sơ một thời trù phú và quan trọng này.

Thời gian đã làm phai mờ và rụi tàn bao nhiêu đền đài, bảo tháp, nhưng những thánh địa Phật Giáo vẫn luôn luôn là quê hương tìm về của những người con Phật.


IV. NHỮNG THÁNH TÍCH KHÁC


Trong thời kỳ Phật giáo phát triển và hưng thịnh, ngoài những thánh địa linh thiêng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, những địa danh quan trọng trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ như Sanchi, Nalanda cũng góp phần không nhỏ cho sự huy hòang của Chánh Pháp.
Những tự viện, tinh xá ở Gandhara, Taxila, Purushapura, West Pakistan, East Pakistan đều là những trung tâm văn hóa Phật giáo. Ngòai những nét thẩm mỹ và kiến trúc độc đáo ra, các trung tâm văn hóa Phât giáo này còn là nơi xuất phát những anh kiệt của Phật giáo tạo nên những cuộc tranh luận triết lý văn học rất sôi nổi phấn khởi hào hùng; tiêu biểu là trung tâm Phật giáo Sanchi, Nalanda, Ajanta và Ellora.

Những địa danh này, cũng theo qui luật vô thường của vạn vật mà biến thiên dời đổi. Những di tích còn sót lại đó không đủ đem lại ánh sáng rọi vào quá khứ vàng son của những địa danh này. Tuy nhiên, dù đã mờ nhạt đi trong lịch sử, những địa danh quan trọng này vẫn còn đủ sức hấp dẫn những học giả, tăng ni, tín đồ Phật giáo nối gót nhau lần dò về những miền xa xôi hẻo lánh để tìm lại một chút dư âm thời cực thịnh của Phật Giáo Ấn Độ.

A. ANDHRA PRADESH

 Andhra Pradesh (/ˌɑːndrə prəˈdɛʃ/)  là một trong 28 bang ở Ấn Độ. ở đông nam bờ biển. Bang này diện tích lớn thứ tư, và dân cư đông thứ năm Ấn Độ.

1.  THIỀN VIỆN BAVIKONDA

Chùa  Bavikonda Buddhist Complex (17 49 N - 83 23 E)  ở trên đồi cao 130m  trên mặt biển, cách  thành phố Visakhapatnam 16 km  Tên chùa cho biết chùa nằm trên đồi có nhiều giếng nước.  Chùa xây  khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch.  Được UNESCO công nhận.


File:Apsidal Stupa at Bavikonda near Visakhapatnam.jpg

File:A stone stupa at Bavikonda, Visakhapatnam.jpg
 File:Stupa at Bavikonda Visakhapatnam.jpg
 Các tháp ở BAVIKONDA 


2.  BOJJANNAKONDA

 Bojjannakonda (Telugu: బొజ్జన్నకొండ) và  Lingalakonda là hai cảnh Phật giáo  bên cạnh làng Sankaram, cách Vishakhapatnam 45 km , và Anakapalle vài cây số.  Chùa xây khoảng thế kỷ 4-9 sau tây lịch.

File:Sankaram caves.JPG

3. CHÙA NAGARJUNAKONDA

Nagarjunakonda  nghĩa là chùa trên đồi ở Telugu: నాగార్జునకొండ) là một thành phố lịch sử Phật giáo, nay ở đảo gần Nagarjuna Sagar ở quận  Nalgonda  , Andhra Pradesh bang Ấn Độ. . Cách Hyderabad. 150 km  về đông nam , xây năm 1960.. Thuộc đại sư  Đại thừa Phật giáo  vào khoảng thế kỷ 2. Nơi đây có nhiều trường đại học và tu viện Phật giáo, là khu giuàu nhất Ấn Độ,

File:Buddhist site 3rd century AD.jpg

File:Panaromic view of the buddha statue and other monuments.jpg


4. TU VIỆN  PAVURALLAKONDA

 Pavurallakonda  hay Pavurallabodu là tên ngọn đồi , cũng gọi là Narasimhaswamy konda, gần  Bheemunipatnam , cách thành phố Visakhapatnam  25 km về phía bắc, cao 150 trên mặt biển. Nay là nơi hoang tàn, xây khoảng thế kỷ 3 trước cho đến thế kỷ 2 sau tây lịch. xưa là một tu viện ở bờ biển bắc vùng Andhra, thuộc Phật giáo nguyên thủy. Nay còn lại nhiều thánh tíchĐược UNESCO công nhận.

File:Yaksha Sculpture Relief at Pavurallakonda Buddhist Remnant Site near Bheemunipatnam.jpg



File:Remnants of a Buddhist Stupa at Pavurallakonda near Bhimili.jpg 
 
File:Buddhist Rockcut Cistern at pavurallakonda Bheemunipatnam.jpg
 
File:Rockcut steps Pavurallakonda Buddhist ruins Bheemunipatnam.jpg


File:One of the 16 rockcut cisterns at Pavurallakonda Bheemili.jpg


5. THÁP SALIHUNDAM

Salihundam  là một làng của lịch sử  danh tiếng Phật giáo ở Gara Mandal, thuộc quận   Srikakulam ở  Andhra Pradesh, Ấn Độ. Nơi này nằm trên sông Vamsadhara,  cách phía đông Kalingapatnam  5 kilometers, và  thành phố  Srikakulam18 km về phía tây. Đây có nhiều tháp, là nơi chứa đựng xương và xá lợi.   Do Gidugu Venkata Rama Murthy khám phá năm 1919.
Nơi đây trải qua ba giai đoạn của Phật giáo( Nam tông, Bắc tông và Kim Cương thừa)được cho là xây khoảng thế kỷ 2  truoc tây lịch cho đến thế kỷ 12 sau TL.Người ta tìm thấy nơi đây nhiều kinh Phật, và các câu chú niệm Phật giáo.

File:Salihundam Historic Buddhist Remains 3 by GPuvvada 2010.jpg

File:Salihundam Historic Buddhist Remains 4 by GPuvvada 2010.jpg
File:Salihundam Historic Buddhist Remains 6 by GPuvvada 2010.jpg 

File:Salihundam Historic Buddhist Remains by GPuvvada 2010.jpg


File:Salihundam Historic Buddhist Remains 2 by GPuvvada 2010.jpg 

6.TU VIỆN THOTLAKONDA

Tu viện Phật giáo Thotlakonda Buddhist Tổng hợp  (17 15 N - 83 23 E)  cách thành phố  Visakhapatnam 15km trên đường đến thành phố  và 128 m đến  thành phố Bheemili Lies about 15 km from city on the way to Bheemili town on a hill about 128 mts. Above Mean Sea Level overlooking the sea.  Tu viện này nằm trên đồi đá. Chùa chịu ảnh hưởng của  văn hóa vùng Kalinga. và đã ảnh hưởng đến văn hóa Tich Lan. Chùa đã hoạt động thế kỷ 2 trTL và thế kỷ 2 sauTL. Chùa ở trong một quần thể  ở quận Visakhapatnam  như Bavikonda và Pavurallakonda. Tháp rất cao và hỏa đoăng soi sáng là cái đẹp của chùa này. Hoàng gia không trợ giúp chùa, chỉ có thương gia và tín đồ địa phương yểm trợ.
File:Maha Stupa at Thotlakonda Monastic Complex.jpg


 File:Ruined Buddhist Reliefs at Thotlakonda.JPG

 File:Apsidal stupa at Thotlakonda Monastic Complex.JPG


 File:Statue of Buddha at Thotlakonda Park.JPG
 Tượng Phật ở hoa viên THOTLAKONDA

 File:Circular Stupas at Thotlakonda.JPG

                           
B. BIHAR

Bihar (/bɨˈhɑr/; Hindustani pronunciation: [bɪˈɦaːr]) là một tiểu bang ở bắc Ân Độ. Bang này lớn thứ 12 về diện tích và thứ ba về dân số.

1. RAJIR
Rajgir (Hindi: राजगीर, Urdu: راجگیر‎)  là một thành phố ở quận Nalanda, bang Bihar Thành phố  Rajgir (ancient Rājagṛha; Pali: Rājagaha) là thuỉ đô đầu tiên của vương quốc Magadha Thành phố này là một trong những nơi đức Phật thuyết pháp. Cuộc thuyết giảng   "Atanatiya"  đã diễn ra tại  đỉnh núi Vulture .

File:Shanti Stupa, Rajgir.jpg Vishwa Shanti Stupa at Rajgir, one of the 80 Peace Pagodas around the world.
 
Hang Pippala gần  Rajir in Bihar

 
 Hang Pippala gần Rajir in Bihar
File:Venuvana1.jpgVườn trúc ở   Venu Vana.

File:Venuvana.jpg
Tu viện Venuvana


II.ĐẠI HỌC NALANDA

 Đại học  Nālandā là trung tâm giáo dục cao cấp ở  Bihar, Ấn Độ .Cách   88 kilometres đông nam  Patna, , và là trung tâm tôn giáo từ thế kỷ 5 sau TL cho đến 1197. Vua chúa Phật giáo và Hồi giáo đều yểm trợ nơi này. Sau này  thành đại học quốc tế.( Nalanda International University.)


Nalanda được nói đến nhiều trong văn chương Phật giáo và văn chương Jain. Ngài Xá-lợi-phất sanh gần Nalanda vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Ðức Phật cũng thường ghé thăm chỗ này khi Ngài đến thăm thành Vương-xá. Niganthanah-taputta, vị sáng lập ra đạo Jain cũng sinh gần Nalanda. Vua xứ Ma Kiệt Ðà có lập một ngự uyển không xa Nalanda mấy. Nhưng chỉ từ khi Nalanda trở thành một Ðại học viện Phật giáo, thánh địa này mới thực sự được nổi tiếng khắp thế giới, vì những vị giáo sư của Nalanda được xem là giỏi nhất xứ Ấn Ðộ. Vua A Dục là người sáng lập ra Nalanda nhưng không phải Ðại học viện Nalanda, mà chỉ là chùa Nalanda.

 Ở đây vua này cũng thiết lập một tịnh xá và cúng dường phẩm vật tại ngôi tháp Xá-lợi-phất. Không có tài liệu nói rõ về sự bắt đầu của Nalanda nhưng; có lẽ bắt đầu thế kỷ thứ nhất, trước tây lịch, vì ngài Nagarjuna (Long Thọ) sanh vào thế kỷ thứ hai, được xem là học tại đó và sau trở thành Viện trưởng. Theo thời gian, cho đến thế kỷ thứ 5 sau công nguyên thì học viện Nalanda trở thành to lớn, và có lúc sinh viên theo học đến số 10 ngàn người với 3000 giảng viên và trợ giảng, người phục vụ. Sinh viên đều được miễn phí, vì các phí tổn đều do các nhà vua chu cấp hoặc các đại thí chủ đài thọ. Sinh viên chỉ chuyên lo tu học. Trong những vua thuộc thời đại Gupta ủng hộ Ðại học viện, có vua Kakradutya. Theo Ngài Huyền Trang chính vua này đã dâng cúng tinh xá cho chư Tăng. Nhưng vua nối nghiệp như Buddhagupta, Tathagatagupta, Bàlàgitya, Kunnàragupta và Vajra đều theo Ngài và cúng dường rất nhiều tinh xá.

Vào khoảng thế kỷ thứ tám Nalanda bắt đầu bị điêu tàn, một phần vì tình hình chính trị trong nước thay đổi, một phần vì Ấn Ðộ giáo đã bắt đầu có những triết gia có tiếng như ngài Sankaracharya. Vị này đã viết nhiều sách Sanskrit công kích Phật giáo. Cuối cùng là giặc Hồi giáo tiến vào chiếm cứ. Vị vua Hồi giáo chiếm Ma Kiệt Ðà và phá hủy Phật giáo tên là Bahktiyar Khilji . Không những đuổi hoặc giết các Tăng sĩ Phật giáo, họ còn phá hủy các chùa, tháp, tinh xá, đập nát các tượng Phật, Bồ-tát bằng đá và thiêu đốt kinh sách nữa. Nhiều thuyết cho rằng vào thời kỳ này, quân Hồi giáo đã giết khoảng 10,000 tăng ni sinh trong đó có hơn 1,000 tiến sĩ. Khi thấy tăng ni bị giết, Phật tử các vùng xung quanh đã về đây ứng cứu nhưng lại thêm hơn 3,000 người nữa phải chết theo dưới sự tàn ác của giặc Hồi. Những người sống sót trốn chạy, phần nhiều qua Tây Tạng..



Tu viện Nalanda chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật giáo cận đại.  Theo truyền thống, Đức Phật đã viếng thăm tu viện Nalanda vài lần và lịch sử ngôi tu viện này có thể mang dấu ấn triều đại vua A Dục. Tuy nhiên, những cuộc khai quật cũng chưa đủ chứng minh về thời gian xây dựng tu viện này và những chứng cứ như bia ký, dấu ấn, vài di tích còn sót lại trùng hợp với một số điển tích thì tu viện Nalanda phồn vinh và nổi tiếng từ thế kỷ thứ 5 cho đến cuối thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên. Cũng chính nơi đây, nhà du tăng nổi tiếng Trung Hoa, Trần Huyền Trang, đã đến ở lại vài lần. Ngài đã ghi lại nhiều dữ kiện và sơ đồ của nhiều kiến trúc khác nhau của tu viện Nalanda, một tu viện cũng là học viện có sức chứa đựng hơn 10,000 tăng sĩ tu tập hàng năm tại đây để tu hành, nghiên cứu kinh điển và tranh luận.  Ngài Tam Tạng Huyền Trang cũng ghi nhận sự cúng dường ủng hộ của vua Harsha và nhiều vị vua các triều đại kế tiếp. Ngài Nghĩa Tịnh (I Tsing), một nhà sư Trung Hoa, cũng đến tham quan tu viện Nalanda và ghi nhận lại các tăng sĩ trụ xứ tại Nalanda đã được sự yểm trợ ủng hộ của hơn 200 ngôi làng chung quanh và dưới sự tài trợ của nhiều vị vua.

Nalanda được đi vào lịch sử Phật giáo thế giới vì nơi đây các đạo sư Silabhadra, Santarakshita và Atisa Dipankara đã một thời tu học và góp phần làm rạng danh tu học viện Nalanda.
Sự hoang tàn đổ nát của Nalanda đã khiến du khách đến xem phải bàng hòang tiếc nuối cho một tu viện Phật giáo lừng danh một thời, nay chỉ còn lại vài di tích của những điện thờ, tháp và tăng phòng. Quang cảnh những di tích còn sót lại đó cũng cho chúng ta biết là trước kia, những tháp và điện thờ chiếm chiều dài từ Bắc đến Nam, những tăng xá cho chư Tăng trú ngụ thì trãi dài từ sườn đồi phía Đông đến phía Tây của cả mấy dãy đồi to lớn. Dù bây giờ Nalanda đã tàn rụi, nhưng vẫn cho chúng ta hình dung được quang cảnh sầm uất, phồn thịnh đông đúc của sự sinh họat hàng chục ngàn tăng sĩ cách đây mấy thế kỷ.

Ngôi tháp số 3 là một kiến trúc đồ sộ tọa lạc ở giữa sườn đồi phía Tây Nam và được bao bọc chung quanh vô số những tháp nhỏ. Ngôi tháp đầu tiên chỉ là một ngôi tháp nhỏ, nhưng dần dần được xây cất lớn rộng ra. Ngôi tháp hiện giờ đã được xây rộng ra cả đến 7 lần, mỗi lần xây to rộng ra và chạm trỗ điêu khắc thẫm mỹ hơn, khác lạ hơn. Chân tháp vẫn là hình vuông theo kiến trúc của ngôi tháp đầu tiên, nhưng đến khi xây cất lại lần thứ 5 thì các nghệ nhân đã khắc chạm tô vẽ thêm 4 mặt tháp với những miếng gạch lớn khắc kinh văn Phật giáo ở trên với bút tự ở thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.
Về phía Bắc ngôi đại tháp này là những dãy tu viện đã được trùng tu xây sửa lại nhiều lần. Ở đây du khách vẫn còn thấy dấu vết của rất nhiều điện thờ, tháp nhỏ, v.v. Tại một bảo tàng viện gần đó, rất nhiều di tích, mãnh vỡ các tượng Phật, Bồ tát được trưng bày. Những di tích này được tìm thấy trong những cuộc khai quật tu viện Nalanda.

Những tài liệu về bia ký tìm thấy ở Nalanda cũng không phải là ít. Người ta tìm thấy những bia ký bằng đồng, bằng đá, bằng gạch và những con dấu, những bút tự bằng đất nung. Những bia ký bằng gạch khắc với những bài kinh hay giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên và những bài thần chú đà la ni, những bia ký này đều được tàng trữ gìn giữ cẩn thận và trưng bày tại Bảo Tàng Khảo Cổ Ấn Độ.

Vua Narasimhagupta, Kumaragupta đệ nhị, Vainyagupta và Vishnugupta của triều đại hòang gia Gupta, Sarvavarman và Avantivarman của triều đại Maukhari, Bhaskaravarman của Kamarupa, Harshvardhana của Kanauj và rất nhiều thế hệ các vua chúa khác đã liên tục cúng dường tài trợ tu viện Nalanda trong suốt mấy thế kỷ. Người ta còn tìm thấy một bia ký bằng đá khắc tên hòang tộc của vua Yasovarman của Kanauj, và một bia ký bằng đồng có tên các Vua dòng Pala như vua Dharmapala, vua Devapala, vua Balaputradeva của triều đại Sailendra. Trong đời các vị vua dòng Pala, vua Mahipala đệ nhất là người cuối cùng tài trợ công cuộc tu bổ lại tu viện Nalanda cùng sự góp sức của tu sĩ Vipulasrimitra.

    Giáo lý Nguyên Thủy và Đại Thừa Phật giáo được các cao tăng truyền dạy tại Nalanda, nhưng về sau ảnh hưởng của Mật Tông Phật giáo đã lan rộng ra trong giới tu sĩ, và có pha trộn những kỳ bí của Mật Tông Bà La Môn giáo khiến cho nền giáo lý học thuật Phật giáo có phần đổi thay bất lợi, không đúng. Sau này, vì sự chia rẽ mâu thuẫn trong Tăng đoàn, Hồi giáo đã thừa dịp xâm lấn và phá hủy những địa danh nổi tiếng của Phật giáo, và một tôn giáo chân chính, lừng danh với triết thuyết của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã bị phai tàn theo thời gian, mờ dấu vết ngay chính tại quê hương Đức Phật.

CUỘC KHAI QUẬT KHU NALANDA





     Đường lên nhà khu số 4 là khu nhà giảng viên. Nơi đây có nhiều di tích
Phòng 2 giáo sư -hai giường
 Phòng 1 giáo sư -1 giường

Bên trong khu 4 có giếng nước

khu bếp sát khu 4

 
một phòng của giáo sư- mỗi tầng có 40 phòng
cầu thang nối giữa các tầng và các phòng
 
Tịnh xá thứ 3 là tháp ngài Xá Lợi Phất cao nhất
 
Hoa văn thờ phụng từ thế kỷ thứ 5( cách đây 1500 năm), còn giữ ở khu 4



C. MADHYA PRADESH
 Đây là một bang ở Trung Ấn, thủ đô  là Bhopal, thành phố lớn nhất là  Indore.


 1. THÁP DEORKOTHAR 

Tháp Deorkothar (Devanāgarī: देउर कोठार,  cũng gọi là  Deur Kotbar ở Madhya Pradesh, giữa nước Ấn Độ là một địa điểm quan trọng, nổi danh về các tháp Phật, đưọc khám phá năm 1982. Tháp được xây để ca tung  A Dục đại đế.
 File:Dharmrajeshwar2.JPG


File:Deorkothar stupa1.jpg

File:Deorkothar stupa.jpg
  File:Deorkothar painting.jpg

 

 2. CHÙA DHARMRAJESHWAR

Hang  Dharmrajeshwar (Hindi: धर्मराजेश्वर)  là thánh địa  có chùa của Hối giáo và Phật giáo.Nơi này đã có từ thế kỷ 4- 5 trong quận  Mandsaur  ở n Madhya Pradesh, Ấn Độ.  Đây là một kiến trúc trên đá, ở  Garoth thuộc quận  Mandsaur  cách thành phớ Chandwasan  4 km , và cách  tỉnh lị Mandsaur  106 km
File:Dharmrajeshwar.JPG
 File:Dharmrajeshwar5.JPG
 
 Hang đá

File:Dhamnar caves3.JPG 
File:Dhamnar caves2.JPG 
File:Dhamnar caves4.JPG 

File:Dhamnar caves.JPG 
Tháp trong hang động

 3. DI TÍCH SANCHI



Sanchi là một trong những địa danh nổi tiếng quan trọng của lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Địa danh này không có chút liên quan đến cuộc đời Đức Phật, nhưng Sanchi là một trung tâm văn hóa Phật giáo rất nổi tiếng và phồn thịnh thời Phật giáo cực thịnh. Theo sử liệu và văn chương truyền thuyết Phật gíao, Sanchi là nơi hội tụ các tinh hoa nghệ thuật của Ấn Độ, và có thể nói, Sanchi là tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ nhất của nước Ấn.


Theo sử liệuTích Lan, vua A Dục đã cưới con gái một thương buôn giầu có và hạ sanh được một thái tử đặt tên là Mahinda. Thái tử Mahinda là một người mộ đạo Phật và rất được Vua Cha và Hòang Mẫu thương yêu. Khi vua A Dục già yếu, ngài muốn đưa hai người con trai và con gái của ngài qua Tích Lan truyền đạo, và tháp Sanchi đã được xây cất trên ngọn đồi vùng lân cận Vidisa, khi thái tử Mahinda dừng chân lại nghỉ ngơi trên đường qua Tích Lan hoằng hóa đạo Phật.

Dù tài liệu có đúng hay không thì những bia ký, tháp tự ở Sanchi đều mang dấu ấn thời vua A Dục và người ta cũng tin rằng chỉ có vua A Dục, vị đại thí chủ hòang gia đó mới đủ tài sức để phát triển Sanchi thành một trung tâm văn hóa Phật giáo phồn vinh và nổi tiếng.
Hầu hết các tháp tự ở Sanchi đều tọa lạc trên một ngọn đồi cao bao bọc bởi một tường đá rắn chắc vào thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên. Những ngôi tháp, bia ký này đều có dấu ấn từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên, tính từ đại tháp Sanchi cao 50 bộ và đường kính của vòm tháp Sanchi là 100 bộ là tháp lớn nhất đến ngôi tháp nhỏ nhất cao không quá 01 bộ, thì những tháp tự lớn nhỏ này tạo cho ngọn đồi một thế đứng hùng mạnh sừng sững.

Ngôi đại tháp ở Sanchi được xây cất bởi gạch đá thời vua A Dục, gồm có những cột trụ cao bằng đá rắn chắc chạy dài bao quanh ngôi tháp, và cổng chính của tháp được xây cất và chạm trỗ một cách điêu luyện đầy thẫm mỹ độc đáo như hình bên cạnh. Hai cột trụ đứng chạm kinh văn nguyên bản tiếng Phạn xưa. Đầu cột tạc 2 con voi đỡ 3 xà ngang, có chỗ trạm chỗ hình voi, sư tử, kinh văn, v.v. tượng trưng những sinh hoạt văn học triết lý của các thời kỳ chánh pháp, tượng pháp Phật giáo Ấn Độ. Bốn mặt đại tháp có 4 cổng gồm 1 cổng lớn và 3 cổng nhỏ.

Ba cổng nhỏ kia cũng xây cất và chạm trỗ giống như cổng lớn với các hình tượng voi, sư tử, nam nữ, ngựa, v.v. miêu tả theo những thần thọai về cuộc đời và giáo pháp của Thế Tôn. Những thuyết thần thọai hóa cuộc đời Đức Phật miêu tả trong kinh Bổn Sanh Bổn Sự được các nghệ nhân Ấn đúc kết chạm trỗ điêu khắc trên các cổng thành và tường tháp. Đáng chú ý nữa là hình tượng vua A Dục được chạm khắc trên một cổng thành, miêu tả lại quang cảnh vua A Dục viếng thăm chiêm bái cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh vua A Dục ở Sanchi là hình ảnh duy nhất được chạm trỗ do các nghệ nhân và thần dân của Vua khắc lại để tưởng nhớ đến công ơn của một vị đại thí chủ của Phật giáo đã hết lòng ủng hộ công cuộc hoằng dương chánh pháp.

Những tác phẩm nghệ thuật này đều phản ảnh lòng nhiệt thành mộ đạo của thần dân địa phương vùng Sanchi. Họ đã tổn phí rất nhiều và phải mất nhiều năm mới hòan thành các tác phẩm kiến trúc tuyệt mỹ này. Từng đường khắc, từng nét chạm, từng nét vẽ đều mang trong nó tâm hồn yêu nghệ thuật, lòng sùng kính, dâng hiến và biết ơn của người nghệ sĩ. Các nghệ nhân này làm công việc đó không phải vì lợi danh, địa vị, cho nên tâm tư họ thỏai mái, an lạc hướng trọn tâm hồn cho nghệ thuật. Vì thế, các tác phẩm đều tóat lên một sức sống mãnh liệt khiến người xem cảm thấy rung động sâu xa như đang sống trong ánh sáng Đạo Vàng Giải Thóat.

Trong số những tháp tự này, có 3 ngôi tháp được người ta chú ý nhiều nhất.
Tháp thứ nhất là ngôi tháp thứ 3, nằm về hướng Đông Bắc của ngôi Đại Tháp, mặc dù là tháp nhỏ nhất nhưng là ngôi tháp kiểu mẫu. Trong căn phòng tôn thờ xá lợi, Tướng Cunningham đã khám phá ra những xá lợi của ngài Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên, hai vị đại đệ tử của Phật. Hai vị này rất nổi tiếng. Ngài Xá Lợi Phất là "Trí Tuệ Đệ Nhất." Ngài Mục Kiền Liên là "Thần Thông Đệ Nhất." Các xá lợi của hai vị đại đệ tử Phật được các nhóm khảo cổ mang về Anh Quốc, trưng bày ở bảo tàng thành phố Luân Đôn, và sau đó mang trả về lại tôn thờ ở Sanchi trong ngôi tháp số 3 này. Ngày xưa, ngôi tháp số 3 này thường hay bị đào xới khai quật.

Ngôi tháp thứ 2, nằm trên sườn đồi phía Tây. Ngôi tháp này không có xá lợi, không có cổng chính, nhưng còn lưu giữ lại một số những đồ dùng của các nghệ nhân ngày xưa để quên lại, và những đồ dùng vật liệu này giúp cho người ta biết được cách đây hơn 2500 năm, các nghệ nhân đã đúc tượng chạm vẽ thế nào. Các nét điêu khắc ở ngôi tháp này có vẻ tân tiến hơn lối kiến trúc của Đại Tháp.
Ngôi tháp nhỏ cuối cùng gần chân đồi phía Tây là nơi tôn thờ xá lợi của ngài Ca Diếp. Ngòai sự đặc biệt này, ngôi tháp còn đặc biệt với những cột trụ, đầu cột, bức tường chạm khắc các hình ảnh vô cùng tuyệt xảo độc đáo.
Công trình nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc Sanchi chính là tòa Đại bảo tháp. Tòa tháp lớn nhất này về cơ bản là một mái vòm gần như hoàn hảo với chiều cao 15m và bán kính 30m, được xây dựng bằng gạch nung và vữa.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ
Toàn cảnh tòa Đại bảo tháp 


Bao quanh ngọn tháp là một hàng lan can nằm ở khoảng 1/3 chiều cao từ dưới lên. Trên đỉnh tháp thiết kế phần sân thượng hình vuông khá rộng rãi, cũng có hàng rào bốn phía. Đây chính là nơi hành lễ trong những dịp quan trọng.

Một hàng rào khác, được xây dựng từ những cột đá nguyên khối khổng lồ, bao bọc quanh toàn bộ phần chân tháp. Hàng rào này nối liền với 4 cổng đá uy nghi được chạm khắc vô cùng tinh xảo, gọi là “toran Dwar” và được đặt theo bốn hướng Nam- Bắc- Đông- Tây.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ
Cận cảnh chân tòa Đại bảo tháp 

Cả bốn cổng đều được tạc từ những phiến đá nguyên khối có trọng lượng chừng hơn 400 tấn. Phù điêu và tượng được chạm khắc trên mỗi cổng đều miêu tả về cuộc đời Đức Phật và những câu chuyện huyền thoại Phật Môn.

Cổng Bắc

Đây là kiến trúc được bảo tồn tốt nhất trong 4 cổng. Nó gần như còn nguyên vẹn, ngoại trừ hình tượng bánh xe trên đỉnh bị hư hỏng chút ít. Những hình chạm khắc trên cổng này chủ yếu mô tả cuộc sống của Đức Phật.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ

Hai cột trụ đều được chạm khắc hình ảnh 4 con voi quay đầu ra 4 phía, bên cạnh là những nữ thần. Ngự trị trên đỉnh cao nhất của cổng là hình tượng Bánh xe công lý (bị hư hỏng như đã nói ở trên). Cùng với đó là vô số bức phù điêu tinh xảo và sống động khắp mọi nơi.

Cổng Nam

Cổng phía Nam theo những nhà nghiên cứu là lâu đời nhất trong bốn cổng. Phù điêu và hình tượng trên cổng này miêu tả cuộc đời Đức Phật từ lúc sơ sinh và những sự kiện về đức vua Ashoka sau khi cải sang Phật giáo.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ

Dưới chân hai cột trụ, thay vì chạm trổ bốn con voi như cổng Bắc thì ở đây lại là bốn con sư tử. Hình tượng bốn con sư tử này hiện được Ấn Độ lấy làm biểu tượng quốc gia và cũng xuất hiện trong những đồng tiền của nước này.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ


Cổng Tây

Cổng phía Tây được trang trí với những bức phù điêu kể về câu chuyện 7 lần hóa thân của Đức Phật. Ngoài ra ở dưới chân hai cột trụ được chạm trổ hình tượng của 4 vị thần lùn bụng bự đầy vẻ hàm tiếu và phồn thực.
Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ

Cổng Đông

Cổng phía Đông chính là cổng thú kỳ thú nhất. Những hình ảnh chạm trổ trên cổng này tả lại cảnh Phật nhập Niết Bàn với rất đông đồ đệ và Phật tử đứng chầu. Ngoài ra trên cột trụ cũng xuất hiện hình tượng của nữ thần Yakshi đang nhảy múa.

Ngoài tòa Đại bảo tháp uy nghi với bốn cổng đá cực kỳ hoành tráng và tinh xảo, tại Sanchi còn có vô số những tiểu tháp, những ngôi đền và dấu tích của nhiều di sản khác.

Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ


Những công trình này lại ẩn chứa bên trong vô số kiệt tác nghệ thuật và điêu khắc như tượng phật, phù điêu…

Trải qua hàng ngàn năm nắng mưa và hoang phế, có thể Sanchi ngày nay không còn xứng là Thánh địa Phật giáo như xưa. Tuy nhiên chỉ với những gì ít ỏi còn lưu giữ được, nơi đây cũng đã khiến cho chúng ta phải kinh ngạc trước vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của nó.
Bên cạnh đó, những kiến trúc tuyệt vời này cũng thể hiện một cách rõ ràng tài năng, kiến thức và cả sức sáng tạo đáng ngưỡng mộ của những con người đã sinh sống từ hàng ngàn năm trước.
Nhiều tháp nhỏ rải rác chung quanh Đại Tháp được tìm thấy. Trong đó, người ta đào được nhiều mảnh vụn vỡ của các tượng, bia ký, v.v. Ở Sonari cách Sanchi vài dặm, nhiều di tích được tìm thấy. Ở Satdhara, cách đó ba dặm, người ta lại tìm thấy xá lợi của ngài Xá Lợi Phất trong 2 ngôi tháp nhỏ, giống như xá lợi tìm thấy ở tháp vùng Sanchi. Còn rất nhiều tháp ở vùng Bhojpur, vùng Andher mà các dấu ấn đều mờ nhạt không thể giúp chúng ta xác định được các tháp xây cất vào triều đại Asoka hay sau thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Trong số các tháp tự đó, đáng kể nhất là cột trụ đá vua A Dục với tượng 4 sư tử đâu lưng vào nhau, gần cổng chính Đại Tháp Sanchi phía Nam. Trên đầu cột trụ, có khắc hàng chữ tuyên bố lệnh "Cấm phân rẽ, phá họai Tăng Đòan, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc" của vua A Dục. Ngòai ra, ngôi đền số 17, số 18 xây cất vào khỏang từ thế kỷ thứ 7 đến thời kỳ thứ 12 sau Công nguyên, với những tượng Phật, cột trụ đá, những bức tường chạm trỗ cũng góp phần vào công trình tuyệt mỹ ở Sanchi.

Những tháp tự ở Sanchi đã được giữ gìn, phục hồi lại rất cẩn thận và khéo léo bởi các nghệ nhân điêu khắc và các nhà khảo cổ bác học. Người có công nhất trong cuộc trùng tu khai quật này là ngài John Marshall, vị cựu tổng giám đốc Viện Khảo Cổ Quốc Gia Ấn Độ. Ông đã tu bổ, sửa chữa, phục hồi lại các di tích và những du khách khi đến Sanchi đều có thể tưởng tượng như đang trở về thời quá khứ vàng son của Chánh Pháp với những ngôi tháp hùng vĩ sừng sững một góc trời.


D. MAHARAHSTRA

Maharashtra (Marathi: महाराष्ट्र,/mɑːhəˈrɑːʃtrə/ [məharaːʂʈrə] ( listen)) là một bang ở phía tây Ân Độ, là bang đông dân hạng nhì, sau  Uttar Pradesh , và thứ ba về diện tich 


1. HANG AJANTA

Ajanta ở trong một thung lũng nhỏ hẹp là hang động đẹp tuyệt vời Ajanta với những di tích của những ngôi đền và tự viện.
Từ những tảng đá thiên nhiên, những nghệ nhân đã đẽo gọt, khắc chạm thành những tượng Phật, Bồ Tát hay những tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh xảo. Những bức tường, cột trụ đá, trần động đều được chạm trỗ thật tinh vi xuất sắc mang dấu ấn nghệ thuật Phật giáo kéo dài suốt 800 năm và không có một di tích nào ở Ấn Độ có thể so sánh được với những tuyệt tác này.


File:Ajanta (63).jpg
 Chùa hang Ajanta


(Tổ hợp chùa hang Ajanta nằm trong một dãy núi đá hình móng ngựa giữa cao nguyên Deccan )


Những hang động ở Ajanta mang dấu ấn những thế kỷ cuối cùng của kỷ nguyên trước Thiên Chúa, và theo thứ tự niên đại, Ajanta đã góp phần vào sự phát triển nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc, xây cất những kỳ tích. Hang động số 9 và số 10 là những hang động lâu đời nhất nằm sâu tận trong lòng những dãy động đá ở Ajanta.

Kiến trúc chùa hang



 

 
(Bích họa ở chùa hang Ajanta /Ấn Độ)

 


 



 Từ những dãy động đá này suốt đến hang động thứ 19 và 26, người ta thấy vô số những hình ảnh, tượng khắc Đức Phật theo nhiều cách thiết họa khácnhau. Các tượng, tranh ảnh vẽ Đức Phật trong tư thế ngồi kiết già thiền định hay trong dáng đứng Chuyển Pháp Luân. Những nghệ nhân thời xưa đã dâng trọn trái tim nghệ thuật và sự tôn kính sùng bái lên Thế Tôn qua nét vẽ và chạm khắc của họ.




Hang động thứ 16, 17, và 02 là những hang động quan trọng nhất. Hang động thứ 16 và 17 được xây cất từ năm 500 sau Công nguyên và hang động thứ 1 và thứ 2 được xây cất một thế kỷ sau đó. Những hang động này rất đẹp nhờ những cột trụ đá chạm trỗ và sự thóang mát của các dãy hành lang rộng lớn. Nhưng sự huy hòang tráng lệ của Ajanta đúng ra là do số lượng khổng lồ của tranh vẽ. Những họa sĩ nổi tiếng đã vẽ những sự tích đời Đức Phật theo kinh Bổn Sanh Bổn Sự và thêm vào đó là những tranh ảnh vẽ chân dung Đức Phật, các vị Bồ Tát và các Phạm Thiên.


 (Hang số 10 /Chùa Hang Ajanta/
 
Điêu khắc đá ở chùa hang Ajanta/Ấn Độ
























         Tháp Phật ở chùa Hang Ajanta. Đây là thời kỳ chưa có tượng Phật

 2. ELLORA

Ellora (Marathi: वेरूळ Vērūḷ) (kannada: (Rashtrakuta literature)-Elapura}) cũng gọi là Ellooru,  là một cảnh đẹp, cách thành phố  Aurangabad.  Hang này được xây dựng  dưới triều  Rashtrakuta . Ellora được công nhận là di sản thế giới.  Có 34 "hang động , nằm trên đồi Charanandri . Trong động là nơi thờ phụng của Phật giáo, Hồi giáo và  đạo Kỳ Na ., dược kiến trúc khoảng  thế kỷ 5 và 10.  Phật giáo chiến hang 1-12. (hang 1–12), , Hồi giáo 17  (hang  13–29) Kỳ Na giáo  5  (hang 30-34) lớn. Không giống như Ajanta, Ellora tượng trưng cho sự tổng hợp nghệ thuật của 3 nền tôn giáo lớn ở Ấn Độ. Đó là: Phật giáo, Bà La Môn giáo, và Kỳ Na giáo. Ngôi đền Kailasa nổi tiếng của đạo Bà La Môn là tiêu biểu xuất sắc nhất của nền nghệ thuật thế giới với những trần nhà, hành lang thiết kế mỹ thuật, những bức tường thần sống động qua những nét chạm trỗ điêu khắc, những tranh ảnh họa theo những truyền thuyết, tất cả những di tích đó đều được đẽo gọt từ những lòng đá mà ra, khiến cho ngôi đền trong hang động Ellora thêm lừng danh nổi tiếng.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/29/Ellora-Jain-cave.jpg

Trong số những hang động trần thiết ở Ellora, 12 hang động dọc theo hướng Nam được trần thiết theo những truyền thuyết Phật giáo, ngòai ra là những hang động theo kiểu Bà La Môn giáo và Kỳ Na giáo. Những di tích ở Ajanta và Ellora thường có dấu chân của các nhà bác học, khảo cổ và nghệ nhân đến chiêm ngưỡng và học hỏi hơn là các du khách, vì hang động này nằm ở vị trí sâu và cao hơn trên rừng núi. Tuy nhiên, Ajanta và Ellora vẫn được liệt kê vào danh sách các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Ấn Độ.

File:Ellora cave10 001.jpg
 hang 10

 File:Ellora Kailash temple Nataraj painted panel.jpg
 hang 16, hình vũ công

 File:Engravings in Ellora.JPG
 File:Thomas-Daniell-Mountain-of-Ellora-3.jpg
 Painting of the mountain of Ellora, by Thomas Daniell (1803).

 
 Ellora Caves, Kailasanatha Temple

 



3. HANG AURANGABAD 

 Hang  Aurangabad (Marathi :औरंगाबाद लेणी) có  12  Thánh tích Phật giáo, nằm gần 2km, từ đông sang tây từ Bibi Ka MaqbaraAurangabad đến Maharashtra.Hang được đào xới khoảng thế kỷ  6 - 7.  Các hang chia thành 3 nhóm:. Nghệ thuật ở đây tương đương nghệ thuật ở Ajanta.
File:Aurangabad Caves.JPG 
 


 

 

 
 



 


4. HANG BEDSE
 
Bedse Caves  cũng gọi là  Bedsa ở Maval  quận  Pune, Maharashtra,  Ấn Độ. Hang được kiến trúc thế kỷ 1 s.TL. Có hai hang chính. Hang chính là nơi cầu nguyện, có nhiều tháp,  hang phụ là tu viện.
Hai hang đếu có chạm trổ Ngoài động về bên trái có những tháp nhỏ.Hai hang đều hướng phía đông.
Đến khoảng năm  1861 các hang mới được bảo trì và tô vẽ.


File:Vihara Lobby , Bedse Caves.jpg
 Vihara Lobby , Bedse Caves

File:Small waterfall , Bedse Caves.jpg
      Thác nước nhỏ ở hang  Bedse
File:Bedsa Caves main vihara.jpg

File:Bedsa Caves detail.jpg
Chạm khắc ở cổng  chính


File:Stupa , Bedse Caves.jpg
  Tháp nhỏ ở bên nngoài

 5. HANG BHAJA

Hang Bhaja (Marathi: भाजा) là  một tổ hợp 22 hang động, có từ năm 200 sauiTL. tại Karli, gần Lonavala, Maharashtra., không xa hang  Karla Caves, Hang này nằm trên đường buôn bán   từ   biển Arabian Sea đến  Deccan chia đôi Nam với Bắc Ấn. Hang được ban  Di tich Quốc gia bảo trì .
 

 File:Facade of the Bhaja Caves, Maharashtra, India - 20080525.jpg
 Mặt tiền hang

 File:The Bhaje Caves 05.jpg
Tháp trong hang
 File:Stone carvings at Bhaje caves.jpg
 Chạm trổ trong hang

File:The Bhaje Caves 03.jpg
 Hang động
 

 


 

 

 

 6. DEEKSHABHOOM

Chùa Deekshabhoomi (Hindi: दीक्षाभूमि) là thánh điạ thiêng liêng của Phật giáo, là nơi  Babasaheb Ambedkar  cùng với 380.000 người quy y Phật vào ngày  14 tháng 19 năm 1956.
Deekshabhoomi  ở  Nagpur, Maharashtra, là một trung tâm du lịch Ấn Độ của Phật giáo.



 

 

 7. HANG JOGESHWARI

 Hang Jogeshwari là một trong những hang đá sớm nhất của Hồi giáo và Phật giáo ỏ Munbai. Hang có thể xây dựng khoảng 520- 650 . Theo sử gia  Walter Spink, Jogeshvari  là hang dài nhất trong lịch sử Hồi giáo

 

 

 

 

 


 8. HANG KANHERI

 Hang Kanheri Caves (Sanskrit: कान्हेरीगुहाः Kānherī-guhāḥ) gồm nhiều hang ở  bắc Borivali , và phía tây  Mumbai, Ấn Độ


 

 
 

 



 

 


 

 

9.HANG KARLA

Hang  Karla Caves  hay  Karle Caves  là tổng thể các hang Phật giáo Ân Độ  ở  Karli gần  Lonavala, Maharashtra.  Các đền thờ phát triển 2 giai đoạn:  giai đoạn thế kỷ 2 tr.Tl, đến thề kỷ 2 sau TL. Giai đoạn hai  thế kỷ 5 đến thế kỷ 1o sau TL. Hang xưa nhất là  năm 160 BC, nằm trên đường thương mại  biển  Arabian  đến  Deccan.




 
 


 10. HANG MAHAKALI

 Hang Mahakali (Marathi: महाकाली गुंफा) hay Kondivita  là tổ hợp 19 hang động  được kiến trúc  từ thế kỷ 1 sau TL đến thế kỷ 6 sau TL.Đây là một tu viện Phật giáo ở phía tây  Andheri thuộc thị trấn Mumbai (Bombay) , ở phía tây Ân Độ. Kiến trúc này gồm 2  nhóm hang động, 4 hang động  ở phía tây bắc, vá 15 hang động ở phía đông nam. Phần lớn các hang động là nơi ở của các sư. Phần nhỏ là nơi cầu nguyện, có tháp nhỏ.

 
 


 11. HANG PANDAVLENI

Pandav Leni, là một tập hợp gồm 24-30 hang động, có 1200 tuổi, thuộc Nguyên Thủy Phật giáo.Phần lớn là tu viện, số còn lại là nơi cầu nguyện.



 
 
  
 


 E. ODISHA

 Odisha /ɒˈrɪsə/ (Oriya: ଓଡ଼ିଶା [oˑɽisaˑ]), trước kia tên Orissa, thuộc bng Ấn Độ formerly known as Orissa, ở phía đông bờ biển vịnh Bengal.


 1. ĐỒI DHAULI

Dhauli (Oriya: ଧଉଳି) ở trên bờ sông Daya, cách  8 km về nam  Bhubaneswar ở  Odisha (Ấn Độ).Đây là nơi có nhà thờ Hồi giáo và chùa Phật giáo.
 File:Shanti Stupa Dhauli.JPG
 File:Dhauli-Giri-Lion-King-Bhubaneswar-Orissa.jpg

 
 http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/70267966.jpg

2. TU VIỆN LALITGIRI

Lalitgiri (Oriya: ଲଳିତଗିରି) còn có tên là Naltigiri là một trung tâm tổng hợp của đạo Phật, gồm thápo, chùa, tu viện, giố ng như in Odisha , Ratnagiri , Ratnagiri Udayagiri, và đại học  Puspagiri 
Nơi này được cơ quan Khảo sát Cổ học Ấn Độ ( Archaeological Survey of India (A.S.I.)trông coi từ 1985.




ratnagiri monastry




Chaityagriha Stupa Complex , Lalitgiri Odisha
    

3. CHÙA MARICHI

Marichi Temple (Oriya: ମାରିଚୀ ମନ୍ଦିର) là chùa Phât giáo và nhà thờ Hồi giáo ở  Ajodhya, Baleswar, Odisha, Ấn Độ. Chùa xây khoảng thế kỷ 11, trong  triều đại  Somavamsi Keshari . Trong chùa thờ Phật ,  nữ thần  Hồi giáo Varahi 4 tay  và thần của Kỳ Na giáo  Avalokitesvara.

 File:Marichi temple Baleswar Odisha.jpg
File:Boudha stupaMarichi temple Baleswar Odisha.jpg





4. CHÙA PUPHAGIRI

Chùa Puphagiri thuộc phái Bắc tông Phật giáo sớm nhất tại đây, chùa ở Cuttack  và  quận Jaipur , xây vào khoảng  thế kỷ 3 sau Tl và  phát triển mãi cho đến thế kỷ 11 nay thì xuống cấp. Chùa có tháp, tu viện, chùa và có nhiều dấu vết văn hóa của thời Gupa.




File:Skeleton Buddha.jpg 
Skeleton Buddha at Lalitgiri

 


5. CHÙA RATNAGIRI 
Ratnagiri (Oriya: ରତ୍ନଗିରି) là chùa Bắc tông Phật giáo , là một tu viện lớn, trên sông Birupa ở quận  Jajpur  của  Odisha, Ấn Độ. Nơi đây là một phần của đại học  Puspagiri của LalitgiriUdayagiri.

File:Statue at Ratnagiri.jpg
File:Structure inside Ratnagiri.jpg

 File:Buddha's head.jpg

6. CHÙA UDAYAGIRI
Udayagiri là chùa tổng hợp của Phật giáo , gồm có tháp, tu viện giống như  RatnagiriLalitgiri and Ratnagiri với đại học  Puspagiri   Tên lịch sử của chùa là  “Madhavapura Mahavihara. Chùa đượcxây cất từ lâu, đuợc sửa sang từ 1997 đến 2000.
File:Udayagiri WIKI.JPG



 


 E. TAMIL NADU

Tamil Nadu  (/tæmɪl nɑːd/ TAM-il-NAH-doo;  là  một bang trong 28 bang của Ấn Độ, thủ đô là Chennai (trước là Madras). Tamil Nadu  năm phía nam Ấn Độ .

 1.CHÙA CHUDAMANI  VIHARA

 Chudamani Vihara là tu viện Phật giáo ở  Nagapattinam, Tamil Nadu, Ấn Độ,  do vua Srivijayan  Sri Vijaya Soolamanivarman xây năm   1006   với sự yểm trợ của Rajaraja Chola . Từ  1856,  đã có 350 tượng Phật bằng đồng  được tìm thấy ở  Nagapattinam, từ  thế kỷ 11- 16th.





V. NHỮNG CƠ SỞ  KHÁC CỦA PHẬT GIÁO

Phần lớn kiến trúc Phật giáo Ấn Độ nay đã thành những di tích. Rất nhiều thánh tích còn lại khắp Ấn Độ. Chỉ có một số chùa chiền mới xây và còn hoạt động nhưng đa số là các chùa chiền Phật giáo Tậy tạng. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, người Tây Tạng đã chạt sang Ấn Độ. Họ xây nhiều chùa chiền ở Bắc Án. Bắc Ấn đã trở thành một Tiểu Tây tạng ở Ấn Đô. Phật giáo Tây tạng phát triển tại nhiều nơi như Ladakh, Himachal Pradesh, Jammu & Kashmir,Sikkim...Sau đây là một số chùa Phật giáo Tây tạng tại Ladakh.
Ladakh  là  một  Tiểu Tây Tạng trong đất nước Ấn Độ, ở bắc Ấn Độ, vùng.  Jammu và Kashmir

1. ALCHI

Đây là một làng nhỏ xưa là một thiền viện ở quân  Leh vùng  Ladakh Jammu và Kashmir, trên bờ sống Ấn Độ, cách thủ đô Leh 70km.ù

File:Alchi1.jpg

File:Alchi2.jpg
Tháp tại Alchi

 2. Thiền viện ALCHI

Thiền viện Alchi hay Akchi Gompa là một tu viện Phật giáo, bao gồm chùa ở làng Alchi, quận Leh, bang Ấn Độ.

File:Alchi.jpg


3. CHEMREY 

Chemrey hoặc  Chemdrey là một tu viện ở Ladakh do Lạt ma Tagsang Raschengge Namgyal Tây Tạng xây. năm 1664 VỊ lat ma này cũng xây tu viện  Hemis  để tưởng niệm vua địa phương Sengge Namgyal đã có công phát triển Phật giáo.  Tuviện có một số chùa, đền, có tượng Padmasambhava cao., chứa 29 tập  kinh Phật viêt bằng chữ vàng và bạc. Ngày nay Chemrey xuống cấp tại vùng Laddakhis


File:Chemrey Gompa.jpg
 Tu viện Chemrey

 4. DISKIT

Tu viện Diskit  là chùa Phật xưa nhất trong thung lũng Nubra ở Lakha bắc Ấn Độ. Chùa này thuộc phái Tây Tạng mỹ vàng, do lạt ma  Changzem Tserab Zangpo xây khoảng thế kỷ 14.
Chùa Lachung  và tu viện  Hundur  ở gần nhau. Chùa có tượng Di Lặc một cái trống lớn và nhiều hình ảnh. các thần linh. Chùa làm trường học, những lễ lớn cũng tổ chức tại đây cho dân chúng dự vì bão tuyết.

 File:Diskit gompa nubra1.jpg


5. THIỀN VIỆN HEMIS

Thiền viện Hemis Monastery  thuộc Phật giáo Tây Tạng  ở Drukpa Lineage,  trong vùng  Hemis, Ladakh ( trong bang  Indian  của Jammu  và  Kashmir, cách Leh 45 km,  do vua Sengge Namgyal. ờ Ladakhi tái thiết năm  1672

File:Hemis Gompa, India 2006.jpg

6.KORZOK

KorzokKarzok  hay Kurzok, là một tu viện Tât Tạng  ở một làng xưa tây bờ hồ  Tsomoriri  ở  quận Leh , Ladakh, India. Korzok,  cách 4,595m  nhà của đức Phật situated at 4,595 metres (15,075 ft), houses a Shakyamuni Buddha , có nhiều tượng Phật.

File:Korzok Gompa, Korzok Village, Rupshu Valley, Ladakh, Jammu & Kashmir, India - 26.08.09.jpg


7. TU VIỆN PHUGTAL

Tu viện Phugtal  ở đông bắc  Zanskar, Ladakh , bắc Ấn Độ.Lạt ma Gangsem Sherap Sampo thành lập khoảng thế kỷ 12. Tu viện  xây vào núi như tổ ong, ở hang đá và  sườn núi trên bờ sôngLungnak (Lingti-Tsarap)

File:Phugtal col.jpg

File:Zanskar Phuktal 03.jpg




































  • Về miền đất Phật - Hành hương về Bhutan - Rong chơi trên núi Takshang /Bhutan /2/8/2010
  • Về miền đất Phật - Hành hương về Bhutan, vương quốc của "Rồng Sấm"/29/7/2010
  •  SỐ  151.HANG ĐÁ AJANTA ẤN ĐỘ.
    SỐ 157.  12 NGÔI TỰ VIỆN LỚN NHẤT THẾ GIỚI
    số 263  THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

    No comments:

    Post a Comment