CHƯƠNG IX
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO AFGHANISTAN
I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO AFGHANISTAN
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với
hầu hết các quốc gia láng giềng. Afghanistan có đường biên giới dài với
Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan,
Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở
khu vực viễn đông bắc. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người
Afghan".
Theo tôn giáo, Hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo: khoảng 74-89% thuộc hệ phái Sunni và 9-25% thuộc Shi'a
(những con số ước tính có thể khác biệt). Có khoảng 30.000 tới 150.000
người Ấn giáo và người đạo Sikh sống tại nhiều thành phố nhưng chủ yếu
tại Jalalabad, Kabul, và Kandahar
Tương tự, có một cộng đồng người Do Thái nhỏ tại Afghanistan (Xem Người Do Thái Bukharan)
họ đã bỏ chạy khỏi đất nước sau cuộc xâm lược năm 1979 của Xô viết, và
ngày nay chỉ duy nhất một người Do Thái là Zablon Simintov, còn ở lại
nước này.
II.KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
Người
Afghanistan tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên, và trên tất cả là
nền độc lập của họ. Như những người dân vùng cao nguyên khác, người
Afghanistan được cho là nhanh nhạy và mến khách, vì họ rất coi trọng
danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc và vị sự sẵn sàng mang
theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp. Vì các cuộc tranh
chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân
tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên
ngoài.Afghanistan có mộc lịch sử phức tạp thể hiện qua những nền văn hóa
hiện nay của họ cũng như dưới hình thức nhiều ngôn ngữ và công trình
kiến trúc khác. Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia
đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây. Hai pho tượng Phật tại
Tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những kẻ coi đó là sự sùng bái
thần tượng, phá huỷ. Các địa điểm nổi tiếng khác gồm các thành phố
Kandahar, Herat, Ghazni và Balkh. Tháp Jam, tại thung lũng Hari Rud, là
một địa điểm di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Tấm áo choàng của
Muhammad được cất giữ bên trong Khalka Sharifa nổi tiếng tại Thành phố
Kandahar.
Afghanistan nằm trên con đường tơ lụa (the Silk Road), đường bộ huyết mạch giao thương Á-Âu trong lịch sử loài người. Đạo Phật trước khi truyền sang Trung quốc cũng đã lan đến xứ này từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ 2 TCN. Vua Kaniska, một Phật tử, đã cai trị Afghanistan từ thế kỉ thứ 1 TCN. Đến thế kỉ thứ 3, thời đại vua Asoka, thì Phật giáo ở đây trở nên hưng thịnh. Một trung tâm Phật giáo quan trọng hình thành vào cuối thế kỉ thứ 1 tại nơi này là Gandhara.
Grandhara là một trung tâm Phật giáo rất lớn. Nghệ thuật Phật giáo ở đây đã đạt đến đỉnh cao. Các thành phố chính của văn minh Granhara bao gồm Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và Peshawar. Một trong những công trình nghệ thuật Phật giáo tiêu biểu là các tượng Phật tạc vào núi đá khổng lồ ở Bamiyan. Các công trình này được xây dựng khoảng thế kỉ 2-5. Pho tượng lớn nhất cao khoảng 52 mét (pho nhỏ hơn cao 35 mét). Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng kiến trúc văn hoá của Hy Lạp, Ba Tư, Trung và Nam Á. Công trình đã bị phá hủy một lần bởi Hephthalites (White Huns, Yanda, 厌哒) vào thế kỉ thứ 6. Lần đó, pho tượng lớn nhất vẫn còn. Sau đó, các tượng đã bị chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy hoàn toàn vào tháng 3 năm 2001.
Ngoài ra, trong năm 1994 thì thư viện quốc gia Anh công bố tìm được một di chỉ kinh Phật cổ lấy từ Grandhara bao gồm nhiều mảnh gốm. Tiếp sau đó, Đại học Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2002 cũng tìm được thêm 8 mảnh vỡ của cùng một di chỉ này. Bản kinh Phật này, viết bằng tiếng Grandhara, được xem là bản văn tự kinh Phật lâu đời nhất (vào khoảng thế kỉ thứ 1) hiện tìm thấy[cần dẫn nguồn]. Việc nghiên cứu giải mã nội dung đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đang được xuất bản từ từ.
Grandhara là một trung tâm Phật giáo rất lớn. Nghệ thuật Phật giáo ở đây đã đạt đến đỉnh cao. Các thành phố chính của văn minh Granhara bao gồm Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và Peshawar. Một trong những công trình nghệ thuật Phật giáo tiêu biểu là các tượng Phật tạc vào núi đá khổng lồ ở Bamiyan. Các công trình này được xây dựng khoảng thế kỉ 2-5. Pho tượng lớn nhất cao khoảng 52 mét (pho nhỏ hơn cao 35 mét). Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng kiến trúc văn hoá của Hy Lạp, Ba Tư, Trung và Nam Á. Công trình đã bị phá hủy một lần bởi Hephthalites (White Huns, Yanda, 厌哒) vào thế kỉ thứ 6. Lần đó, pho tượng lớn nhất vẫn còn. Sau đó, các tượng đã bị chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy hoàn toàn vào tháng 3 năm 2001.
Ngoài ra, trong năm 1994 thì thư viện quốc gia Anh công bố tìm được một di chỉ kinh Phật cổ lấy từ Grandhara bao gồm nhiều mảnh gốm. Tiếp sau đó, Đại học Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2002 cũng tìm được thêm 8 mảnh vỡ của cùng một di chỉ này. Bản kinh Phật này, viết bằng tiếng Grandhara, được xem là bản văn tự kinh Phật lâu đời nhất (vào khoảng thế kỉ thứ 1) hiện tìm thấy[cần dẫn nguồn]. Việc nghiên cứu giải mã nội dung đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đang được xuất bản từ từ.
III. CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
Trước
đây Phật giáo đã phát triển tại Afghanistan nhưng cuối thế kỷ XX vì
chiến tranh, quân Hồi giáo Taliban hiếu chiến và cực đoan đã coi Phật
giáo như một kẻ thù của họ nên họ đã ra sức tiêu diệt. Ngày xưa họ đã
sát hại các tăng ni, đốt phá Phật tự và nay thi phá hoại các tượng Phật
vốn là di sản văn hóa của cả thế giới. . Nay thì một sự kiện khác xảy
đến, Afghanistan bán mỏ đồng cho Trung Cộng, Trung Cộng manh tâm chiếm
thế giới nên mượn việc khai thác mỏ đồng tại đây để đóng chốt. Trung
Cộng đến khai thác và phá hoại một số di tích tại Afghanistan. Vì vậy
chúng ta không thấy tài liệu nào nói đến chùa chiền tại Afghanistan
trước đó. Nay ta chỉ còn lại các di tích Phật giáo.
1. VIỆC PHÁ HỦY HAI TƯỢNG PHẬT LỚN Ở BAMIYAN
Vào thời Đại đế Asoka (thế kỷ III, tr. TL), Phật giáo đã được truyền đến Afghanistan và tạo được sự thanh bình cho dân chúng. Bamiyan là một thành phố nhỏ trong thung lũng của vùng núi Hindu Kush, nằm trên con đường Tơ Lụa cổ xưa, con đường duy nhất thông thương các vùng Trung Hoa, Ấn Độ, Châu Âu , là nơi dừng chân của thương nhân, khách bộ hành và chư Tăng đi ngang qua đây, giờ đây trở thành hoang tàn.
1. VIỆC PHÁ HỦY HAI TƯỢNG PHẬT LỚN Ở BAMIYAN
Vào thời Đại đế Asoka (thế kỷ III, tr. TL), Phật giáo đã được truyền đến Afghanistan và tạo được sự thanh bình cho dân chúng. Bamiyan là một thành phố nhỏ trong thung lũng của vùng núi Hindu Kush, nằm trên con đường Tơ Lụa cổ xưa, con đường duy nhất thông thương các vùng Trung Hoa, Ấn Độ, Châu Âu , là nơi dừng chân của thương nhân, khách bộ hành và chư Tăng đi ngang qua đây, giờ đây trở thành hoang tàn.
Con đường tơ lụa huyền thoại
Thung lũng Bamiyan
Hai tượng Phật khổng lồ cao nhất thế giới cũng được kiến tạo vào thời điểm vàng son của Phật giáo trên mảnh đất này. Một tượng cao 35m được kiến tạo từ năm 544 đến 595, và một tượng cao 53 m được kiến tạo từ năm 591 đến 644.
Trước khi bị phá hủy, pho tượng Phật được tạc vào cạnh núi đá trên rặng Hindu Kush, là một trong số các báu vật khảo cổ vĩ đại nhất châu Á.
Tính đến năm 2001, hai tượng Phật đã hiện hữu hơn 1500 năm trên vách núi cao có chiều dài vòng cung 500-600m. Dọc theo vách núi này còn có nhiều hang động, nơi tu tập của chư Tăng ngày xưa và tượng Phật lớn nhỏ được chạm khắc công phu. Ngưòi ta tin rằng các kiệt tác này đều được thực hiện vào đời vua Kushan với sự hướng đạo của chư Tăng tại địa phương.
Tượng Phật ở Bamiyan được chụp ở nhiều góc độ
Trong
Đại Đường Tây Vực Ký có viết, ngài Huyền Trang viếng thăm nơi đây vào
ngày 30 tháng 4 năm 630. Ngài mô tả lại Bamiyan lúc bấy giờ là một
trung tâm Phật giáo phồn thịnh với khoảng 10 tự viện lớn gồm cả ngàn
tăng chúng. Phật tử thường xuyên cúng dường hương hoa, vòng vàng đá quý
trên hai tượng Phật lớn này. Năm 2003, UNESCO đã đưa di tích Phật giáo
Bamiyan vào danh sách di sản thế giới. Mô thức chạm khắc tượng Phật và
hang động ở Bamiyan vẫn còn thấy nơi các tượng Phật ở Bingling Tự thuộc
vùng thạch động tỉnh Gansu, Trung Quốc ngày nay. Lạc Sơn Đại Phật trong
tư thế ngồi, cao 71m, được kiến tạo vào đời Đường (618–907), ở Tứ Xuyên,
Trung Quốc cũng được phỏng theo phong cách tượng Phật ở Bamiyan. Năm
1996, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Lạc Sơn Đại Phật là di sản văn hoá thế
giới. Thật kỳ diệu, trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên không
ảnh hưởng gì đến tượng Phật.
Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc được phỏng theo phong cách tượng Phật Bamiyan
Đạo
Phật tại Afghanistan phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ 2 cho đến thế kỷ
thứ 7, nhưng sau đó quân Hồi giáo bắt đầu đặt chân trên vùng đất này
và đánh tan Phật giáo như họ đã tiêu diệt Phật giáo tại Ần Độ và tiêu
diệt các tôn giáo khác trong cuộc chiến tranh tôn giáo thời này. Đạo
Phật chỉ còn là chùa chiền không Tăng lữ, chỉ còn tượng Phật trong hang
động hiu quạnh.
Vẫn không yên, những di sản quý báu này luôn bị đe doạ phá huỷ, xoá sổ trên mặt đất. Năm 1221, cơn thảm hoạ phủ xuống Bamiyan, song những tượng Phật vẫn bình yên. Sau đó, hoàng đế Mughal, Aurangzeb cố gắng dùng hoả pháo lớn bắn phá. Đến thế kỷ 18, vua Nader Afshar, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng đại pháo công phá, thân tượng bị khoét thủng nhiều lỗ nhỏ nhưng không mấy trầm trọng. Lần định mệnh sau cùng là vào đầu tháng 3 năm 2001, chính phủ Hồi giáo cực đoan Taliban đã ra lệnh dùng thuốc nổ và nhiều loại vũ khí hiện đại của thế kỷ 20 - 21 làm nổ tung, phá huỷ hoàn toàn hai tượng Phật khổng lồ.
Đầu tháng 3/2001, chính phủ Hồi giáo cực đoan Taliban đã dùng vũ khí hiện đại phá hủy tượng Phật
Vẫn không yên, những di sản quý báu này luôn bị đe doạ phá huỷ, xoá sổ trên mặt đất. Năm 1221, cơn thảm hoạ phủ xuống Bamiyan, song những tượng Phật vẫn bình yên. Sau đó, hoàng đế Mughal, Aurangzeb cố gắng dùng hoả pháo lớn bắn phá. Đến thế kỷ 18, vua Nader Afshar, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng đại pháo công phá, thân tượng bị khoét thủng nhiều lỗ nhỏ nhưng không mấy trầm trọng. Lần định mệnh sau cùng là vào đầu tháng 3 năm 2001, chính phủ Hồi giáo cực đoan Taliban đã ra lệnh dùng thuốc nổ và nhiều loại vũ khí hiện đại của thế kỷ 20 - 21 làm nổ tung, phá huỷ hoàn toàn hai tượng Phật khổng lồ.
Khách du lịch thỉnh thoảng đến thăm viếng nơi đây phải mua vé để rồi ngắm lại một cái hang vĩ đại không còn bóng dáng của tượng Phật đã được người dân Afghanistan gìn giữ từ đời này sang đời khác. Thay vì được ngắm hai tượng Phật khổng lồ, giờ đây họ đau xót ngước mắt lên chỉ thấy vách núi sừng sững với cái hốc khổng lồ như lồng ngực không trái tim. Khách đến thăm chỉ còn biết luyến tiếc ngắm những mảnh vụn của 2 tượng Phật trong tủ đặt trên lối đi không đủ ánh sáng. Ông Hamza Youssefi đang làm việc tại Khoa Kiến trúc Lịch sử Afghanistan ngậm ngùi: “Không ai biết cái giá phải trả cho công việc của nghệ nhân, những người đã đi vào lịch sử nghệ thuật hơn 1500 năm nay, và cũng không ai sẵn lòng trả cái giá ấy...”
Sau sự kiện 3/2001 Bamiyan chỉ còn trơ trọi vách núi
Sau khi hai tượng Phật bị phá huỷ, chính phủ Nhật Bản và một số tổ chức khác như Học viện Afghanistan ở Bubendorf, Thuỵ Sĩ, tổ chức ETH ở Zurich
bàn đến việc tái thiết lại hai tượng Đại Phật này. Vào năm 2002, Phật
giáo Tích Lan đã cho kiến tạo một tượng Phật trên núi phỏng theo mô thức
của hai tượng Phật Bamiyan. Chính phủ Afgha cho mời hoạ sĩ Hiro Yamagata,
người Nhật dùng hệ thống laser 14 phóng hình hai bức tranh Phật lên
vách núi, chỗ hai tượng Phật ngày trước. Hệ thống laser này dùng năng
lượng mặt trời và gió. Công trình này phải chi phí khoảng 9 tỷ đô la và
đã được UNESCO tài trợ.
Khu vực chân bức tượng sau khi bị phá hủy chỉ còn lại nên đất...
Pho tượng lớn hơn đứng cao 53m trên thị trấn Bamiyan và được coi là hình tượng Phật đáng chú
ý nhất trên thế giới.
Nhưng bây giờ thì bí ẩn vẫn còn nguyên. Các hình chụp là của Alex Massi, trừ bức thứ hai từ kho lưu trữ của Steve McCurry.
Người ta còn đồn đoán về pho tượng Phật thứ ba, được một người hành hương giữa thế kỷ thứ 7 mô tả. Theo đó thì pho tượng dài 1.000 bộ và nằm ở nền thung lũng.
Phóng viên BBC Alastair Leithead nói thêm: "Dùng sức công phá của đạn pháo, phe Taliban đục bỏ mặt và tay, còn trộm cắp lấy thêm các phần còn lại của những bức tranh.
Rặng núi có tượng Phật là một mạng lưới hang động, với một số nơi được biến thành nhà ở.
Hôm nay tất cả những gì còn lại chỉ là bùn đất. Kể từ năm 2002, ngân khoảng quốc tế liên tục tài trợ cho việc phục hồi dần dần và bảo tồn di sản này. Năm 2009, Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc đã tài trợ 1.3 tỷ đô la cho chương tình thu gom lại những mảnh vụn của hai tượng Phật, chuẩn bị cho việc tái tạo 2 tượng đại Phật
Ngày 3 - 4 tháng 3 năm 2011, tại Pari, Nhóm Chuyên gia Phục hồi Công trình Văn hoá Afghanistan của UNESO đã ngồi lại với nhau bàn bạc hướng thực hiện cho việc phục hồi di sản này. Nhà nghiên cứu Erwin Emmerling của Trường Đại học Kỹ thuật Munich đưa đề nghị nên tái tạo tượng Phật nhỏ bằng hoá chất Silicon. Hội thảo tại Pari lần này có 39 bản kiến nghị tái thiết tượng Phật và xây dựng một số bảo tàng viện nhằm bảo tồn tốt di tích Bamiyan. Hàng vạn mảnh nhỏ chất liệu xa xưa thô sơ sẽ được nối liền bằng hoá chất hiện đại ngày nay. Bert Praxenthaler, một nhà điêu khắc và cũng là một nhà sử học người Đức nổi tiếng đảm nhận trực tiếp nhiệm vụ này. Việc trước tiên, ông sẽ đào tạo một đội ngũ nghệ nhân địa phương để tiếp tay thực hiện việc phục hồi hang động và tượng Phật. Chương trình này được sự hỗ trợ tích cực của UNESCO và Hội đồng Bảo tồn Di sản Quốc tế (ICOMOS).
Bước đầu cho công tác phục chế 2 tượng Phật
Ngày
nay xung quanh thung lũng Bamiya có hơn 400.000 người dân đang sống
cảnh nghèo thiếu, lạnh lẽo trong những căn chòi lụp sụp và ở những hang
động ẩm tối. Việc phục hồi di sản này cũng bị một vài góp ý rằng việc
làm thiết thực nhất trước mắt là ngân khoản dành cho việc phục hồi di
sản nên giúp cho người dân tội nghiệp ở đây có nhà ở, điện, nước và các
phương tiện sinh sống được tốt hơn. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa, việc
phục hồi di sản là điều phải thực hiện. Người dân địa phương nói riêng
và đất nước Afghanistan rất mong mỏi việc phục hồi di tích này sớm thành
hiện thực để họ có công ăn việc làm và phát triển kinh tế đời sống bằng
ngành du lịch.
Sự
hiện hữu của hình ảnh hai tượng đại Phật trong tim nhân loại là bất
diệt. Dẫu hốc núi rỗng không quá lớn kia vẫn còn đó, hình ảnh Đức Phật
vẫn sừng sững ngự trị trong tâm trí khách hành hương và mọi người. Con
người thật quá yếu đuối và cũng thật kiên cường. Trước cảnh thành trụ
hoại không của đồng loại, cảnh vật, con người buồn khổ khôn nguôi. Lại
cũng chính con người dũng mãnh, kiên trì, chịu đựng, để rồi vượt qua mọi
đau khổ, thử thách hướng đến chân trời tươi sáng. Ấy là tâm của người
đã nhận ra sự thật vô thường của thiên địa hoàn vũ; ấy là trí của người
biết nên làm gì, cần làm gì để chính ta an vui, mọi người an vui, và thế
giới an vui.
Ngày
1 tháng 3 năm 2001, quân Taliban phá hủy tượng Phật ở Bamiya thì ngày
3-3- 2001, báo chí thế giới nhất là các báo ở Ấn Độ đã bày tỏ nỗi đau
buồn trước hành động man rợ của Taliban: . Sau đây là một bài báo về
việc này:
Thượng
toạ Satyapal, cựu trưởng bộ môn Phật học, Đại học Delhi, và là tổng thư
ký của Hội Truyền Giáo Tam Bảo (Buddha Triratna Mission) gọi sự kiện
này là "sự điên rồ của các phần tử Hồi giáo cực đoan" và thấy rõ toàn bộ
vấn đề trong bối cảnh chính trị. Thượng toạ nhấn mạnh: "Đây là hành
động hoàn toàn chính trị và không phải cách thức văn hoá. Vài nhà lãnh
tụ Hồi giáo do điên rồ nên suy nghĩ rằng bằng cách phá huỷ các tượng
Phật cổ, họ sẽ tiêu diệt được đạo Phật.
Họ
hoàn toàn sai lầm." Đại đức T. K. Lochan, thành viên của Ủy Ban Dân Tộc
Thiểu Số của Ấn Độ sống tại New Delhi cho rằng hành động này là "vô
cùng bất hạnh" và tiếc nuối rằng: "đây không chỉ là điều đau buồn của
người Phật tử; di sản hơn 2000 năm của nền văn hoá thế giới sẽ mất vĩnh
viễn. Trong tình huống này, người Phật tử khó có thể làm được điều gì
[để ngăn cản họ]. Người Phật tử chúng tôi hẳn không phản kháng lại một
cách bạo động. Cả thế giới đang và sẽ còn phản ứng. Nếu họ không lắng
nghe tiếng nói của lý trí và lương tâm thì thật là bất hạnh." Sư cô Liễu
Pháp, nghiên cứu sinh của bộ môn Phật học, đại học Delhi, không thể
hiểu được giới chức Hồi giáo sẽ đạt được cái gì từ hành động huỷ diệt
các tượng Phật, đã phát biểu như sau: "tôi cho rằng có thể họ là những
người "bất bình thường" hoặc đã không còn kiềm chế được tâm trí.
Những
hạng người như vậy không hiểu được và không cảm thông với các phương
diện hài hoà của sự đồng tồn tại giữa các tôn giáo." Tiến sĩ Bhaswati,
giảng viên lâu năm của bộ môn Tôn giáo học, đại học Panjabi ở Patiala,
nhấn mạnh đến các khác biệt về nguyên lý tôn giáo trong đạo Hồi và các
tôn giáo khác, phát biểu rằng: "Người Hồi giáo có thể chống lại tín
ngưỡng hình tượng nhưng điều này sẽ được xem là tín điều để đặt để các
nguyên lý Hồi giáo vào thế giới ngày nay, nơi mà các tôn giáo cần phải
tồn tại trong hài hoà.
Các
phần tử Hồi giáo cực đoan này có thể nghĩ rằng họ làm việc đúng đắn
nhưng riêng bản thân tôi cho rằng các tôn giáo đều dạy chúng ta nên tôn
trọng các cảm xúc tôn giáo của người khác." Tiến sĩ M.L. Sharma, phó
giáo sư, bộ môn Gandhi Học, đại học Panjab, ở Chandigarh vô cùng sửng
sốt trước hành động cực đoan không khoan nhượng này, đã nhấn mạnh:
"không nên quan sát hành động này một cách biệt lập; ngày mai, nó có thể
xảy ra với các tôn giáo khác, nếu như mọi người đều giữ "im lặng." Sự
không khoan nhượng tôn giáo là điều vô cùng bất hạnh.
Di
sản văn hoá Phật giáo không thuộc vào một đất nước hay vài quốc gia
nào, mà là di sản của toàn thể nhân loại. Cần phải khơi động quan điểm
thế giới chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo để tránh các thảm hoạ
tương tự xảy ra trong tương lai. Nếu chủ nghĩa cực đoan tôn giáo được tự
do phát triển, nó sẽ dẫn đến một đích điểm không có chỗ dừng hay lui
thoái. Đã đến lúc chúng ta cần phải kiểm tra và kiềm chế." Anh Jitender
Kaushik, nhà báo của tờ nhật báo toàn quốc Ấn Độ, Bản Tin Ấn Độ, (The
Times of India) cho rằng toàn bộ sự kiện trên là hành động của "nhóm quá
khích" trong số các lãnh tụ Hồi giáo ở Afganistan:
"Đó
là hành động bẩn thỉu và điên rồ; một khi nó bắt đầu sẽ không bao giờ
có kết thúc. Nhưng diễn tiến này thật là nhầm lẫn nếu chúng ta quan sát
sự kiện chính quyền Taliban đã và đang nỗ lực lẫn tránh báo chí và sự
chú ý của công luận từ 2 năm qua; và bây giờ chính quyền này lại hành
động [phá huỷ các tượng Phật] để gây chú ý quốc tế. Rất có cơ hội nước Mỹ sẽ dội bom Afghanistan như đã dội bom Iraq." ( Manpreet Singh. Thich Nhâ.t Từ di.ch)
Các bài báo trên được viết ngày 3-3-2001 và được Thich NHật Từ dịch, đăng trong Việt Báo số tháng 3-2001, và BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG số 32 tháng 5-2001 (cập nhật năm 2012). VIỆC PHÁ HỦY TƯỢNG PHẬT TẠI AFGANISTAN
2. VIỆC KHAI QUẬT DI TÍCH TẠI MES AYNAK
Hiện nay, một nguy cơ thảm hoạ Phật giáo khác ở Afghanistan có thể xảy ra. Thành phố Phật giáo Mes Aynak cổ kính bị lãng quên bao nhiêu thế kỷ, nay đang bị đánh thức bởi lòng tham con người thời đại. Họ khám phá ra đây chính là một mỏ đồng lớn nhất thế giới, một tài nguyên quý hiếm của nhân loại.
Tuy nhiên, một điều hết sức may mắn là sự trì hoãn trong việc xây dựng khu mỏ vĩ đại này, và nhờ vào nguồn tiền đầu tư của Ngân hàng Thế giới, khoa khảo cổ học đã giành được một diện tích 1,5 dặm.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế và hơn 550 nhân công địa phương hiện nay đang tiến hành khai quật. Khu vực này cũng nằm trên con đường Tơ Lụa và có vị trí khá quan trọng được xem như là cửa sổ độc nhất của Afghanistan nhìn sang Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Địa Trung Hải. Tại thành phố Phật giáo này, có sáu tự viện xếp theo hình vòng cung và nổi bật là lò luyện đồng, hầm mỏ được xây dựng trên mỏm núi ở độ cao gần 2.500m (8.200 feet). Khung cảnh này cho thấy Phật giáo, việc khai mỏ và mua bán trao đổi có sự liên quan với nhau trong nhiều năm qua kể từ thế kỷ thứ năm.
Điểm đáng lưu tâm là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo tồn văn hoá và nhu cầu nâng cao đời sống kinh tế hết sức cần cấp của Afghanistan. Nhiều nước ngoài ngắm ngía nguồi tài nguyên này khiến họ dao động. Mỏ đồng đỏ ở đây có thể trị giá 100 tỷ đô la, gấp năm lần giá trị toàn bộ kinh tế Afghanistan, trong đó chính phủ và quân đội được tài trợ chủ yếu từ nước ngoài.
Năm 2007, Trung Hoa đã ký hợp đồng 3 tỷ cho 30 năm khai mỏ. Đây là lần đầu tư lớn nhất trong lịch sử Afghanistan và các viên chức Afghanistan hoan nghênh việc này như là phần việc then chốt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước chứ không phải chỉ dựa vào nguồn trợ cấp từ các nước và việc buôn bán thuốc phiện. Họ còn cho rằng, việc đầu tư này mang lại hàng trăm triệu đô la mỗi năm cho chính phủ và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.
Vấn đề nghiêm trọng là việc khai mỏ sẽ tàn phá tất cả di sản văn hoá tinh thần quý giá hiện hữu từ bao lâu nay. Vô số phù điêu, tranh tường và hơn ngàn tượng Phật, Bồ-tát rất có giá trị phải chịu số phận như thế nào đây. Nỗi lo âu ám ảnh cái cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử Afghanistan vào năm 2001, Đức Phật bị giật tung tiêu biến trong chốc lát đang vây kín suy nghĩ của các nhà khảo cổ có lương tâm và quần chúng trong nước và thế giới.
Tuy nhiên vào năm 2009, một nhóm nhỏ gồm các nhà khảo cổ học người Pháp và Afghanistan đã thực hiện được một thoả thuận với Bộ Tài Nguyên cho phép được “khai quật giải nguy”, cất giữ lại được nhiều tác phẩm, tài liệu quý giá trước khi việc khai mỏ khởi công.
Ông Mossadiq Khalili, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá Afghanistan cho biết: “Theo dự định, tháng 12 năm ngoái là hạng chót khởi công, song vẫn chưa thấy tiến hành. Bây giờ họ dự định vào tháng 6 năm nay sẽ hoàn tất thi công đợt đầu.”
Các nhà khảo cổ nhận thấy có lẽ việc thi công phải đến năm 2016 vì tiến độ làm việc khá lề mề, chậm chạp. Dường như chưa có một dự án nghiêm túc, thiết bị máy móc, lò nấu kim loại, đường vận chuyển cho công việc. Đây cũng là điều làm giảm bớt sự căng thẳng, các nhà khảo cổ có đủ thời gian để di chuyển các bảo vật, nhưng luyến tiếc thay, một thành phố Phật giáo cổ sẽ bị san bằng trong nay mai. Định mệnh của thành phố này rồi cũng như hai tượng Đại Phật Bamiyan. Hai tượng Phật hy vọng sẽ có ngày phục hồi, còn thành phố này sẽ là “bãi biển nương dâu” do chính con người tạo ra.
Hình ảnh thì nhiều, chúng tôi chọn một số tiêu biểu.
Quả nhiên
Anh và Mỹ đã mở những cuộc
không kích đầu tiên vào các thành phố Afghanistan lúc 20h45 hôm chủ
nhật (tức 23h15, giờ Hà Nội ) vào tháng 10-2001), gần 1 tháng sau vụ khủng
bố nước Mỹ, và 7 tháng sau vụ phá hoại tượng Phật ở Afghanistan..
2. VIỆC KHAI QUẬT DI TÍCH TẠI MES AYNAK
Hiện nay, một nguy cơ thảm hoạ Phật giáo khác ở Afghanistan có thể xảy ra. Thành phố Phật giáo Mes Aynak cổ kính bị lãng quên bao nhiêu thế kỷ, nay đang bị đánh thức bởi lòng tham con người thời đại. Họ khám phá ra đây chính là một mỏ đồng lớn nhất thế giới, một tài nguyên quý hiếm của nhân loại.
Tuy nhiên, một điều hết sức may mắn là sự trì hoãn trong việc xây dựng khu mỏ vĩ đại này, và nhờ vào nguồn tiền đầu tư của Ngân hàng Thế giới, khoa khảo cổ học đã giành được một diện tích 1,5 dặm.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế và hơn 550 nhân công địa phương hiện nay đang tiến hành khai quật. Khu vực này cũng nằm trên con đường Tơ Lụa và có vị trí khá quan trọng được xem như là cửa sổ độc nhất của Afghanistan nhìn sang Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Địa Trung Hải. Tại thành phố Phật giáo này, có sáu tự viện xếp theo hình vòng cung và nổi bật là lò luyện đồng, hầm mỏ được xây dựng trên mỏm núi ở độ cao gần 2.500m (8.200 feet). Khung cảnh này cho thấy Phật giáo, việc khai mỏ và mua bán trao đổi có sự liên quan với nhau trong nhiều năm qua kể từ thế kỷ thứ năm.
Điểm đáng lưu tâm là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo tồn văn hoá và nhu cầu nâng cao đời sống kinh tế hết sức cần cấp của Afghanistan. Nhiều nước ngoài ngắm ngía nguồi tài nguyên này khiến họ dao động. Mỏ đồng đỏ ở đây có thể trị giá 100 tỷ đô la, gấp năm lần giá trị toàn bộ kinh tế Afghanistan, trong đó chính phủ và quân đội được tài trợ chủ yếu từ nước ngoài.
Năm 2007, Trung Hoa đã ký hợp đồng 3 tỷ cho 30 năm khai mỏ. Đây là lần đầu tư lớn nhất trong lịch sử Afghanistan và các viên chức Afghanistan hoan nghênh việc này như là phần việc then chốt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước chứ không phải chỉ dựa vào nguồn trợ cấp từ các nước và việc buôn bán thuốc phiện. Họ còn cho rằng, việc đầu tư này mang lại hàng trăm triệu đô la mỗi năm cho chính phủ và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.
Vấn đề nghiêm trọng là việc khai mỏ sẽ tàn phá tất cả di sản văn hoá tinh thần quý giá hiện hữu từ bao lâu nay. Vô số phù điêu, tranh tường và hơn ngàn tượng Phật, Bồ-tát rất có giá trị phải chịu số phận như thế nào đây. Nỗi lo âu ám ảnh cái cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử Afghanistan vào năm 2001, Đức Phật bị giật tung tiêu biến trong chốc lát đang vây kín suy nghĩ của các nhà khảo cổ có lương tâm và quần chúng trong nước và thế giới.
Tuy nhiên vào năm 2009, một nhóm nhỏ gồm các nhà khảo cổ học người Pháp và Afghanistan đã thực hiện được một thoả thuận với Bộ Tài Nguyên cho phép được “khai quật giải nguy”, cất giữ lại được nhiều tác phẩm, tài liệu quý giá trước khi việc khai mỏ khởi công.
Ông Mossadiq Khalili, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá Afghanistan cho biết: “Theo dự định, tháng 12 năm ngoái là hạng chót khởi công, song vẫn chưa thấy tiến hành. Bây giờ họ dự định vào tháng 6 năm nay sẽ hoàn tất thi công đợt đầu.”
Các nhà khảo cổ nhận thấy có lẽ việc thi công phải đến năm 2016 vì tiến độ làm việc khá lề mề, chậm chạp. Dường như chưa có một dự án nghiêm túc, thiết bị máy móc, lò nấu kim loại, đường vận chuyển cho công việc. Đây cũng là điều làm giảm bớt sự căng thẳng, các nhà khảo cổ có đủ thời gian để di chuyển các bảo vật, nhưng luyến tiếc thay, một thành phố Phật giáo cổ sẽ bị san bằng trong nay mai. Định mệnh của thành phố này rồi cũng như hai tượng Đại Phật Bamiyan. Hai tượng Phật hy vọng sẽ có ngày phục hồi, còn thành phố này sẽ là “bãi biển nương dâu” do chính con người tạo ra.
Hình ảnh thì nhiều, chúng tôi chọn một số tiêu biểu.
Toàn cảnh di tích Mes Aynak, một trung tâm Phật giáo lớn, nay thuộc Afghanistan.
Mes Aynak là một di tích Phật giáo 2600 năm tuổi ở tỉnh Logar, Afghanistan, đây là nơi chứa các di tích khảo cổ học cổ đại và một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới.
Dưới đây là một số hình ảnh của Flickr / US. Embassy Kabul cung cấp:
Các di tích nằm khoảng 25 dặm về phía đông nam thủ đô Kabul
Hơn 250 người Afghanistan đang làm việc với một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế để khai quật các di tích cổ
Họ đã phát hiện ra hơn hai mươi địa điểm đổ nát, trong đó có bốn tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 5-6
Một pháo đài sườn đồi và các khu định cư từ thời đại đồ đồng (2300 - 1700 trước công nguyên)
Mỏ đồng chôn cất có thể đã được sử dụng lần đầu tiên bởi con người từ 5.000 năm trước
Một pháo đài sườn đồi và các khu định cư từ thời đại đồ đồng (2300 - 1700 trước công nguyên)
Mỏ đồng chôn cất có thể đã được sử dụng lần đầu tiên bởi con người từ 5.000 năm trước
Đã có một trại dành cho công nhân Trung Quốc,
Các nhà khảo cổ nói Mes Aynak có thể là đáng kể như Pompeii nếu được khai quật và bảo quản
Họ muốn cố gắng bảo vệ kho tàng văn hóa trước và sau khi khai thác
Các di tích bao gồm một số bảo tháp Phật giáo và đền chùa
Khám phá nhiều hành lang và phòng
Hơn 200 bức tượng đã được tìm thấy
Một số lớn có thể sẽ bị phá hủy trước khi di chuyển
Hiện tại không hy vọng có các văn bản cổ trên tường
Ngoài ra còn có đồng tiền bằng kim loại, thủy tinh, các dụng cụ và hiện vật khác,
bao gồm cả bản thảo có thể là của Alexander Đại đế
Hoạt động khai thác mỏ được dự kiến bắt đầu vào tháng Giêng năm 2013
AFGHANISTAN: Tin ảnh thực tế về công việc khai quật thành phố cổ Phật giáo tại Mes AynakCập nhật: 10/05/2013 08:50 AM
Ðầu một tượng Phật được khai quật từ khu di tích cổ trong sa mạc Mes Aynak. (Hình: GS Brent Huffman cung cấp)Giáo Sư Brent Huffman, thuộc đại học Northwestern ở Chicago, đang nỗ lực kêu gọi mọi người cùng lên tiếng và có hành động bảo vệ khu di tích này.
Quần thể di tích Phật Giáo cổ Mes Aynak rộng hơn 37,000 cây số vuông, nằm trong sa mạc phía Ðông Nam thủ đô Kabul, Afghanistan, do Taliban kiểm soát. Khu vực này được các nhà khảo cổ phát hiện vào thập niên 1960 và được coi là một phần đất tổ của đạo Phật từ nhiều ngàn năm trước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2011/03/110309_buddhas_afghanistan.shtml
(Tổng hợp theo nhiều nguồn tài liệu tiếng Anh)
Mes Aynak là một di tích Phật giáo 2600 năm tuổi ở tỉnh Logar, Afghanistan, đây là nơi chứa các di tích khảo cổ học cổ đại và một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới. Năm 2007, một công ty thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc trả $ 3 tỷ USD để thuê khu vực trong 30 năm với kế hoạch khai thác quẳng đồng trị giá $ 100 tỷ USD.
Trong khi chuẩn bị đào đất, những người thợ mỏ đã tìm thấy một tu viện Phật Giáo rộng 100 mẫu chứa một loạt các ngôi chùa Phật giáo, tượng, di tích và bản thảo kinh điển.
Trong năm 2009 các nhà khảo cổ học đã được một thời hạn ba năm để cố gắng khai quật các di chỉ này, nhưng họ nói rằng đó là một công việc 30-năm và họ hiện đang bị hạn chế rất nhiều về dụng cụ cơ giới.
"Đây có lẽ là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa", Philippe Marquis, một nhà khảo cổ người Pháp tư vấn cho những người Afghanistan, nói với tờ Daily Mail trong năm 2010. "Những gì chúng tôi có tại nơi này, với những gì đã được khai quật, đủ để lấp đầy bảo tàng quốc gia Afghanistan."
Vì vậy, bây giờ các nhà khảo cổ học từ khắp nơi trên thế giới đang vận động để cứu các di tích này với sự giúp đỡ của nhà làm phim tài liệu Brent Huffman.
Dưới đây là một số hình ảnh của Flickr / US. Embassy Kabul cung cấp:
Các di tích nằm khoảng 25 dặm về phía đông nam thủ đô Kabul
Hơn 250 người Afghanistan đang làm việc với một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế để khai quật các di tích cổ
Họ đã phát hiện ra hơn hai mươi địa điểm đổ nát, trong đó có bốn tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 5-6
Một pháo đài sườn đồi và các khu định cư từ thời đại đồ đồng (2300 - 1700 trước công nguyên)
Mỏ đồng chôn cất có thể đã được sử dụng lần đầu tiên bởi con người từ 5.000 năm trước
Đã có một trại dành cho công nhân Trung Quốc,
Các nhà khảo cổ nói Mes Aynak có thể là đáng kể như Pompeii nếu được khai quật và bảo quản
Họ muốn cố gắng bảo vệ kho tàng văn hóa trước và sau khi khai thác
Các di tích bao gồm một số bảo tháp Phật giáo và đền chùa
Khám phá nhiều hành lang và phòng
Hơn 200 bức tượng đã được tìm thấy
Một số lớn có thể sẽ bị phá hủy trước khi di chuyển
Hiện tại không hy vọng có các văn bản cổ trên tường
Ngoài ra còn có đồng tiền bằng kim loại, thủy tinh, các dụng cụ và hiện vật khác,
bao gồm cả bản thảo có thể là của Alexander Đại đế
Hoạt động khai thác mỏ được dự kiến bắt đầu vào tháng Giêng năm 2013
Các chuyên gia khai thác mỏ nói chất đồng sẽ tạo ra đất độc hại
và mọi người sẽ được khuyên nên tránh khu vực
Tìm hiểu thêm: http://www.businessinsider.com/mes-aynak-turned-into-copper-mine-2012-9?op=1 # ixzz27cbEvcyB
Source : http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-113_4-17074_5-50_6-1_17-22_14-1_15-1/
CÁC CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI
CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI VIỆT NAM
DI TÍCH PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
THẮNG TÍCH PHẬT GIÁO TẠI INDONÉSIA
CÁC NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI TRIỀU TIÊN
CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI TRUNG QUỐC
CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI NHẬT BẢN
CÁC NGÔI CHÙA DANH TIẾNG TẠI THÁI LAN
THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
CÁC NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG số 32 tháng 5-2001 (cập nhật năm 2012). VIỆC PHÁ HỦY TƯỢNG PHẬT TẠI AFGANISTAN
ĐỀ TÀI LIÊN HÊ
Những công trình vĩ đại :)
ReplyDeletexem huong nha
thiet ke nha o
thiết kế nhà ở
phong thuy van phong