HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Friday, 24 May 2013

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀO


CHƯƠNG VI

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

PHẬT GIÁO LÀO



I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO LÀO


Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sỹ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.


Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuhia và phát triển trên khắp đất nước Lào.


Như vậy, hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự. Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư, Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền. Hệ thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện và bản.


Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp. Hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan (tức là thầy, thầy giáo).


Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo. Phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ. Tăng phòng là nơi ở của các sư.

 Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách… Ngoài ra, còn phải nhắc đến hệ thống tháp trong quần thể chùa Lào. Có 2 loại tháp là tháp thờ xá lợi Phật hoặc liên quan đến Phật và tháp đựng xương cốt người đã khuất. Tháp thờ xá lợi Phật thường có quy mô hoành tráng, bề thế, đặc sắc nhất hiện nay là Tháp Luổng ỏ thủ đô Viênchăn, truyền thuyết cho rằng hiện nay trong tháp Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật. Tháp thờ xương cốt cũng có 2 loại là tháp đựng cốt của nhà sư và tháp đựng cốt của phật tử. Tháp của sư thường được dựng sau tòa Phật điện, là nơi trang trọng nhất trong chùa. Tháp của phật tử với nhiều kiểu dáng khác nhau thường được dựng xung quanh chùa tạo nên màu sắc tôn giáo sinh động cho quần thể ngôi chùa ở Lào.

Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư.

II. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀO

Kiến trúc  Phật giáo Lào có nhiều nét giống Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện với những chùa vàng và tháp.Đạo Phật được xem là quốc giáo của Lào. Với khoảng 1.400 ngôi chùa trên cả nước, thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung của hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, có giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: chùa Heavy Buddha được xây dựng từ thế kỷ 1, là trường học của rất nhiều thế hệ nhà sư; Chùa PraKeo rất đặc biệt và độc đáo với pho tượng Phật Phra Bang (đúc bằng vàng tại Sri Lanka) được vua Fa Ngum mang từ Angkor về Viêng Chăn trong thế kỷ XIV. Pho tượng này quý hiếm, được xem là biểu tượng của Phật giáo Lào. Ngoài ra còn những chùa rất lớn và rất nổi tiếng như: chùa Ông Tự, Vat Ho Pra Kẹo (Vạt Pra Kẹo), That Luang (Thạt Luổng)…

III.  CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO LÀO


A. LUANG PRABANG 


Luang Prabang là Thủ đô của Vương triều Lan Xang thế kỷ 14, thời kỳ hưng thịnh của Lào dưới triều Vua Xê-tha-thi-lát, nhưng năm 1545 chiến tranh xảy ra liên miên, Vua Xê-tha-thi-lát quyết định dời kinh đô đến Viêng Chăn.


Luang Prabang cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 425 km về phía bắc, rộng 16.875 km2. Với các giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, năm 1995, cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995 và được Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ xếp hạng là một trong mười thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở châu Á.

Là một thành phố cổ có nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, những cung điện được xây vào thế kỉ 14, hàng chục ngôi chùa cổ với các nét riêng độc đáo như chùa Xiang với những bức tranh tường kể lại tích Phật bằng nghệ thuật Moniac; chùa May với lối nét độc đáo của mái ngói 5 tầng cùng những chi tiết trang trí tuyệt vời; những dãy phố đáng yêu và bình lặng với những ngôi nhà gỗ dọc hai bên đường hay bức tranh thiêng liêng và thanh toát của những tăng lữ với màu áo cam rực đi khất thực trên phố vào mỗi sáng.

 1. WAT XIENG THONG

Wat Xieng Thong ( Temple of the Golden City) là chùa  Vàng ở thủ đô., ở phía bắc bán đảo  Luang Phrabang, Laos. Đây l2 một chùa quan trong nhất của Lào. . Chùa  bảo tồn cac di tích, tinh thần tôn giáo, hoàng gia và nghệ thuật truyền thống Lào. Chùa xây năm 1559- 1560 do hoàng gia b3o trợ, và vua lên ngôi ở đây.  Chùa chạm khắc về cuộc đời của Phật tổ, về luân hồi


Wat Xieng Thong

Wat Xieng Thong


File:Luang Prabang Xieng Tong.jpg


 

 




2. WAT VISUNNARAT  (WAT VISOUN ) Ở LUANG PRABANG

 Chùa xây năm 1513 dưới triều vua  Wisunarat (Visoun). Đây là chùa cổ nhất ở Luang Prabang. Trước kia chùa bằng gỗ sau bị hỏa hoạn năm 1887 dco quân  Cờ Đen Trung Quốc.
Sau được tái thiết  bằng gạch thành tháp  ( stupa)  năm 1503 với các tượng Phật. Sau trở thành Bảoi tàng viện nghệ thuật tôn giáo ( Museum of Religious Arts), nay là bảo tàng Phật giáo và hoàng gia. 

 
 Wat Visoun cũ kỹ và hoang tàn.
 




 Viên ngọc xanh giữa rừng nhiệt đới.
Wat Visunnarat (Wat Visoun)

 Wat Visunnarat (Wat Visoun)
 Wat Visunnarat (Wat Visoun)

Wat Visunnarat (Wat Visoun)

 3. WAT MAY

 Chùa Wat Mai Suwannaphumaham được gọi tắt là  Wat Mai  hay Wat May ở Luang Prabang., xây  thế kỷ 18 và gần Bảo tàng hoàng gia. 

Wat May độc đáo với mái ngói 5 tầng


Bên trong chùa Wat May

File:Wat May Si Souvannaphoumaham (2009a).jpg

 File:Wat Mai Suwannaphumaham temple interior.jpg


B. VIENTIANE



1. CHÙA PHA THAT LUANGVientiane

 Pha That Luang (Lao: ພຣະທາດຫຼວງ, IPA: [pʰā tʰâːt lwǎːŋ] 'Great Stupa') nghĩa là tháp vĩ đại, còn gọi tắt là Thap Luông, là chùa dát vàng  trên tháp., là trung tâm Phật giáoi Lào ở Vientiane , Lào Có lẽ xây từ thế kỷ thứ 3,, và qua nhiều lẩn tái thiết  như vào thập niên  1930

 Thạt Luông hay (Pha) That Luang là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.



Về That Luông, truyền thuyết Phật Giáo có kể lại rằng:  Vào năm 326 Phật Lịch thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) năm nhà sư người Lào là Phạ Maha Lattanathela, Pha Maha Chumlalattatnathela, Pha Maha Suvannappasathatthela, Phạ Maha Chunlaxuvannapasathatthela và Pha Maha Xangkhavixatthela sau khi du học tại Ấn Ðộ trở  về nước, họ có mang về chiếc đầu gối của đức Phật.
Năm vị sau nầy đến Mường Vientiane và thuyết phục Châu Mường là Chămthabuli Paxitthisac cho dựng That Luông để  cất giữ xá lợi của Phật. Châu mường vui sướng nhận lời và cho dưng lên ngôi tháp Ðại Phật Tích (That Luông).
Trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của  vùng Ðông Nam Á, thì That Luông tiêu biểu cho nền kiến trúc và điêu khắc cổ của xứ Lào (tên cũ là Lang Xang). That Luông theo nghĩa tiếng Lào là “Ngôi tháp vĩ đại”, được xây dựng trong tời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước Lan Xang, thời trị vì của nhà vua Xệt Tha Thi Lạt.

Vào năm 1911, trong khi nghiên cứu về That Luong, nhà khảo cổ học Henri Parmentier người Pháp đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã chùm lên và che lấp một ngôi chùa cổ.
Xệt Tha Thi Lạt là vị vua trẻ tuổi tài ba, một trong những đấng minh quân của dòng họ Pha Ngừm. Con cháu Pha Ngừm dược kế thừa ngôi vua của đất nước nầy. Cha của Xẹt Tha là hậu duệ đời thứ tám của Pha Ngừm, được thừa kế ngôi vua bên vợ là vua của nước Lan Na (một trong những tiểu quốc của Tày-Thái).
 Sau nầy, ngôi của hai nước được truyền lại cho Xệt Tha Thi Lạt.
Việc cáng đáng một lần cả hai ngôi vua cách xa nhau hàng trăm dặm đã gây nên nhiều khó khăn cho nhà vua trẻ. Do những tranh chấp  về quyền lực mà một số nhân vật trong phe Cựu hoàng đã kết thân với nước Miến Ðiện để mượn tay nước nầy tôn phò nữ hoàng Chi Ra Pa Tha – dì ruột của vua Xệt Tha Thi Lạt – lên ngai vàng một cách dễ dàng.
 
Cũng từ đó, quân Miến Ðiện đã không ngừng tấn công xâm phạm lãnh thổ của Lan Na và Lan Xạng. Quốc Vương Xệt Tha Thi Lạt đã tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tổ chức quân đội.
 Cùng với việc dời kinh đô đến Luang Prabang về Vientiane, một loạt những công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất đã được xây dựng, trong đó, đứng đầu là That Luông.
That Luông được xây dựng trong suốt ba năm 1563-1566, trên nền của một ngôi chùa cũ  vách thủ đô Vientiane chừng hai cây số. Ðây là một trong những ngọn tháp lớn nhất của đất nước Lào, với diện tích đánh là 90m X 90m, cao 45m. Khối trung tâm có đế là một đài sen hình vuông với những cánh vàng nở tung ra bốn phía.
Trên đài sen là một bệ cao, cũng xây theo hình vuông và cấu trúc theo dạng từng lớp, lớp dưới là những nấc vuông, càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra, thành một gờ nổi lớn, làm thành giá tựa cho khối hình quả bầu thon thả ở trên.
Miệng của quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ khối trung tâm nhuộm một màu vàng rực rỡ. Theo truyền thuyềt thì xưa kia khối nầy được lợp bằng vàng lá.
Khối đỉnh được dựng trên một nền cao to, có bốn mặt cong như hình bán cầu, bề mặt trơn láng, phủ một màu trắng xoá. Bao quanh khối cong đó là 30 ngọn thạt nhỏ màu  vàng có hình dáng tương tự như khối đỉnh bên trên.

 

Những thạt nhỏ nầy được đặt lên trên một bệ hình chóp cụt màu trắng, bốn thạt ở bốn góc cao hơn so với thạt bên cạnh. Trên mặt các thạt nhỏ có ghi những câu “Ba La Mật” (Paramita), bằng tiếng Pali.
Chung quanh các thạt nhỏ là hồi lang vuông, có lan  can baoi bọc ở phía ngoài. Trên dãy lan cao có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, trong có đặt một pho tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm có trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có bốn tháp nhọn và cao.

 File:Pha That Luang Vientiane Laos Wikimedia Commons.jpg

Hồi lang tiếp theo  cũng được trang trí tương tự như thế, nhưng trên bốn trục chính, còn có bốn ngôi đền với dãy tam cấp được trang trí hình thủy quái Maccara và rắn thần Naga.
Toàn bộ ngôi tháp dược ngăn cách với không gian  chung quanh bằng một dãy hồi lang  vuông lớn như một cái sân, có tường cao bao bọc và có bốn cổng. Những tường hồi lang của Thap Luông đều được tô màu xám.

That Luông là mô hình  tháp Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Ðộ, là hình ảnh  tượng trưng cho ngọn núi Tu Di (Meru), mà đỉnh trung tâm chính là đỉnh thần sơn Meru.
Các tháp nhỏ bao quanh là những vòng núi, những bậc tam cấp có hình thủy quái là đại dương. Ðây cũng là hình ảnh của cõi Niết Bàn, mà những vị sư Phật Giáo Tiểu thừa mường tượng ra khi thiền định.
Phật Giáo Tiểu Thừa quan niệm rằng: Niết bàn là nơi giải thoát con người khỏi ba loại khổ gắn liền với ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhằm đạt đến trang thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của That Luông là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới.

Thạt Luông


Ngôi chùa tháp này từng bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Với kiến trúc mang đậm phong cách văn hóa, bản sắc Lào, ngôi chùa tháp này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào khi được in trên tiền giấy và quốc huy.
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.
 

 Theo dân chúng, Pha That Luang  trước tiên là chùa Hồi giáo xây vào thế kỷ 3, sau vua A Dục  sai 5 vị A la hán  mang  xá lợi Phật  và xây tháp thờ Phật , và được xây thế kỷ 13. Sau bị tàn phá, đến  giữa thế kỷ 16, vua  Setthathirat (1534 – 1572) dời đô từ Luang Prabang đến Vientiane, ra lệnh xây of Pha That Luang  vào 1566


Chùa dài mỗi bề 69 m , cao 45m, có 30 tháp nhỏ bao vây xung quanh. Tháp có hình nâm rượu dát vàng. Chùa này xây  bên trên phế tích một ngôi đền Khmer trước đó, ngôi chùa có dáng hình một khối tháp uy nghi, khổng lồ đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo, trong đó nơi cao nhất đại diện cho thế giới hư vô, nơi thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất. Pha That Luang bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái năm 1828, được người Pháo xây dựng lại năm 1931.
Naga pha that luang1.jpg

 


2. CHÙA VAT  SISAKHET (Vientiane)

Chùa Wat Si Saket nằm trên đường Lan Xang, thẳng góc với đường   Setthathirat , nằm phía tây bắc  Haw Phra Kaew,  Chùa xây năm 1818 theo lệnh vua Anouvong (Sethathirath V.). Si là Sanskrit, theo kiểu chùa Wat Saket ở Bangkok. Chùa có năm mái ngói khác với kiểu Lào. Đây là chùa cổ nhất ở Vientiane. Pháp tái thiết năm 1924, và 1930.

 Ngoài các giá trị về văn hóa, cảnh quan, chùa thu hút du khách với 6.840 tượng được đúc bằng đồng quý, một số pho là đồng mạ vàng. Với số lượng như thế, đây là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất nước Lào.Đến Sisaket, du khách không thể quên cảm giác khi ghé thăm kho tượng Phật nằm gọn bên mé trái của chùa, nơi chứa hàng trăm bức tượng Phật lớn bé. Có bức chỉ còn thân, có bức mất tay mất chân, có cái chỉ có đế, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là mất đầu.


 Vòng theo bờ tường bao quanh gian chính điện là hàng ngàn ô nhỏ, mỗi ô chứa 2 pho tượng phật nhỏ được đúc bằng loại đồng quý. Trụ trì ngôi chùa cho biết: “Cả ngôi chùa có chính xác là 6.840 tượng phật đủ các kích cỡ. Đáng chú ý, trong gian chính điện và một vài gian xung quanh, có rất nhiều pho tượng cổ bằng đồng mạ vàng rất quý hiếm”. Đặc biệt hơn tại Lào, những kiến trúc của các ngôi chùa nơi đây như một tấm vải thổ cẩm đặc sắc có giá trị văn hóa nghệ thuật vô cùng quý giá”.






Ngoài vẻ đẹp của một ngôi chùa uy nghiêm, cổ kính...





 

Tượng Phật trong chùa Wat Sisaket


 

 Wat Sisaket mê hoặc du khách với gần 7.000 pho tượng.

Những bức tượng không còn nguyên vẹn đó ẩn chứa thông điệp chuộng hòa bình của vương quốc này. Nghĩa là, không giống các tượng ở thánh địa Mỹ Sơn, khi bỏ đất, người Chăm chặt đầu tượng phật mang theo, các tượng phật mất đầu hầu hết là do chiến tranh và được kẻ thù coi như chiến lợi phẩm có giá trị. Sau khi hòa bình, dù xây chùa, đúc tượng mới nhưng những bức tượng bị đập phá đều được giữ nguyên hiện trạng và trưng bày trong chùa với ngụ ý nhắc nhở con cháu về sự phi nghĩa của chiến tranh.
 
 Trang trí trong và ngoài chùa



 sân chùa Sisakhet
Gian chính điện chùa Sisaket


 



Những pho tượng mạ vàng rất lớn và có cả ngai vàng...


Hành lang phía trước gian chính điện với nhiều pho tượng kích thước và chất liệu khác nhau


Một pho tượng đồng đen và một pho được mạ bằng vàng

Trong mỗi ô tháp nhỏ đều có 2 bức tượng bằng đồng được đúc rất tinh xảo



Chất liệu làm nhên những pho tượng đồng ở đây rất khác biệt so với loại đồng khác, nên vàng mạ vẫn còn được lưu giữ trên đó dù đã hơn 300 năm


 

Một pho tượng được tạo mắt "có hồn" nhìn như "người thật"


Pho tượng đồng đen này bị hư hỏng do chiến tranh tàn phá...

  


Không chỉ đặc biệt ở những pho tượng mà vườn tháp bên trong vườn chùa cũng được thiết kế với những kiến trúc mang đậm chất văn hóa Lào

3.THAT DAM

That Dam (Lao for Black Stupa) nghĩa là tháp đen, là một tháp lớn ở Vientiane, thủ đô Lao Người Lảo tin rằng chùa có rắn thần bảy đầu phù hộ họ khỏi bị quân Xiêm xâm lược.vào năm 1827

 File:That Dam.jpg






ĐỀ TÀI LIÊN HỆ

1 comment: