CHƯƠNG XI
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO MÔNG CỔ
Thời kỳ suy đồi của PG Mông Cổ:
Cửa vào Ngũ tháp tự
Từ Đăng tự tháp (慈灯寺塔) tại Hohhot được xây từ năm 1732, tức thời Ung Chính Đế nhà Thanh



8. WUDANG LAMASERY (Wudang Lamasery)
CÁC ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
PHẬT GIÁO MÔNG CỔ
I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO MÔNG CỔ
Mông Cổ là một quốc gia kế
thừa“Vương quốc những đồng cỏ” của Thành
Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227). Ðộc lập năm 1911 và theo
chế độ Cộng Sản vào năm 1924, có quan hệ mật thiết với
Liên Xô (cũ). Từ năm 1989, tiến trình dân chủ hóa đã bắt
đầu và đưa tới sự cải tổ sâu rộng về các mặt kinh
tế và chính trị. Các ngành kinh tế chính: công, nông
nghiệp. Tài nguyên khoáng sản có: than đá, than nâu, dầu
mỏ, vàng, bạc, chì, thạch cao.... Ngành chăn nuôi: cừu,
lừa, lạc đà. Các ngành công nghiệp có: khai thác than, chế
biến thực phẩm, sản xuất len. Thu nhập bình quân đầu
người: 803 đô la/năm.
Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton[1], Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 4 trước Tây Lịch bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Aán. Từ đó PG dần dà phát triển đến thế kỷ thứ 13 Tây lịch với nhiều đợt truyền giáo của Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, PG Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Ðỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi PG được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shamartistic, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.
Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton[1], Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 4 trước Tây Lịch bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Aán. Từ đó PG dần dà phát triển đến thế kỷ thứ 13 Tây lịch với nhiều đợt truyền giáo của Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, PG Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Ðỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi PG được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shamartistic, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.
Thời
kỳ hưng thịnh của Phật Giáo Mông Cổ:
PG
Mông Cổ trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, trôi nổi theo
vận nước, thời kỳ thứ nhất xảy ra vào thế kỷ thứ 13
theo sau các cuộc xâm lăng của Mông Cổ trên khắp Á Châu.
Kết quả của sự mở rộng bờ cõi này đã mang về Mông
Cổ các truyền thống văn hóa và tôn giáo từ ngoại quốc,
trong số đó, Phật giáo Tây Tạng (Phái Thích Ca - Sakya
Order) chiếm phần ưu thế, được người dân Mông Cổ ưa
chuộng và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người
dân. Trong số những Hoàng đế Mông Cổ thời bấy giờ có
Kublai Khan (Hốt Tất Liệt, 1216-94) là cháu nội của Thành Cát
Tư Hãn, là người kế thừa và hoàn thành việc chinh phục hoàn
toàn Trung Hoa bằng cách lật đổ triều đại nhà Tống (1279)
và lập nên triều Nguyên (Yuan, 1279-1368). Kublai Khan là người
ngưỡng mộ và quy y theo Ðạo Phật, đặc biệt ông từng
tham dự lễ điểm đạo quan trọng về pháp tu Mật tông
Kalachakra[2]
và ông là người có công lao trong việc khuyến khích và bảo
trợ công việc phiên dịch Kinh điển sang tiếng Mông Cổ.
Thời
kỳ Phật giáo hưng thạnh thứ hai bắt đầu từ triều đại
của Hoàng đế Altan Khan (1507-83), khi Mông Cổ có cuộc tiếp
xúc mới với Tây Tạng, chính vì thế mà phái Hoàng Giáo (Gelugpa)[3] của Tây Tạng được chính thức truyền vào Mông Cổ và phát triển rất
nhanh trên đất nước này qua sự bảo trợ của hoàng đế
Altan Khan , và từ đó trở đi, Hoàng Giáo phái (Gelugpa)
đã thay thế vị trí của phái Thích Ca để lám công tác
truyền giáo ở Mông Cổ.
Trong thời điểm ấy, một sự kiện quan trọng xảy ra cho
Phật giáo Tây Tạng là sau cuộc chinh phục hoàn toàn Tây
Tạng vào 1614, để lấy lòng dân, triều đình Mông Cổ đã
ban hành một pháp lệnh rằng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma của phái
Hoàng Giáo là vị “đế sư”, đứng đầu ở thủ đô
Lhasa, có quyền quản lý thế quyền và giáo quyền ở Tây
Tạng.
Cả
dân tộc Tây Tạng lẫn Mông Cổ đều tin tưởng rằng Ðức
Ðạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm
(Avalokitesvara), nên việc điều hành chính trị và tôn giáo
ở Tây Tạng được người dân tin tưởng vào khả năng của
vị tái sinh và được thừa nhận là Dalai Lama.
Thời
kỳ thứ ba, dưới triều đại nhà Thanh (1662-1911), là triều
đại ủng hôï Phật giáo ở Trung quốc, khi họ xâm chiếm
Nội Mông (Inner Mongolia) họ có những ưu đãi cho Phật giáo,
nhiều tông phái của Phật giáo Trung Quốc cũng được
truyền vào Mông Cổ. Từ năm 1622 đến năm 1749, có nhiều
Kinh điển được dịch từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Mông
Cổ.
Thời kỳ suy đồi của PG Mông Cổ:
Thế
kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ
các cường quốc bên ngoài, sau Trung quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm
vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng
quân của Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi,
với chính sách không khoan nhượng tôn giáo của chính quyền Xô Viết, có
20 ngàn tăng ni và cư sĩ Phật tử trí thức bị giết, 40 ngàn người khác bị
tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800
tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.
Từ năm 1989 đến nay, quốc gia Mông Cổ
trở nên độc lập, các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng
được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước
trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu Viện được xây
dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia
tu học và làm công tác truyền giáo.
II. CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI MÔNG CỔ
1. ĐỀN NGŨ THÁP TỰ HAY NGŨ TỰ ( Thành phố Hô Hòa Hạo Đặc-Nội Mông)
( Five Pagoda Temple, Inner Mongolia China -Wuta (Five-Pagoda) Temple )
Đền Ngũ Tháp tự ở thành phố Hohhot ở Nội Mông. Chùa xây năm thứ 10 đời Thanh ( 1731), thuộc phái Lat Ma. Ở Hohhot có 50 chùa.
1. ĐỀN NGŨ THÁP TỰ HAY NGŨ TỰ ( Thành phố Hô Hòa Hạo Đặc-Nội Mông)
( Five Pagoda Temple, Inner Mongolia China -Wuta (Five-Pagoda) Temple )
Đền Ngũ Tháp tự ở thành phố Hohhot ở Nội Mông. Chùa xây năm thứ 10 đời Thanh ( 1731), thuộc phái Lat Ma. Ở Hohhot có 50 chùa.




2. CHÙA ĐẠI CHIÊU ( Da Zhao Temple in Hohhot)
Chùa Đại Chiêu ở Hohhot, được xây dựng từ năm 1579.
Chùa Đại Chiêu ở Hohhot, được xây dựng từ năm 1579.
Thành phố Hu-hơ-hớt, Thủ phủ Khu Tự trị Nội Mông Trung Quốc
là một thành phố cổ tươi đẹp lấy dân tộc Mông Cổ làm chủ
thể, nhiều dân tộc khác chung sống hòa thuận. Ở đây không những
nổi tiếng vì có thảo nguyên mênh mông, phong cảnh tươi đẹp, còn
có rất nhiều chùa chiền Phật giáo cổ, được tôn vinh là "Chiêu
thành".
Chùa Chiêu, tức là chùa Phật giáo Tạng, trong đông đảo chùa
chiền của khu vực thành phố Hu-hơ-hớt nổi tiếng nhất là chùa
Đại Chiêu. Chùa Đại Chiêu nằm ở phía tây nam khu phố cổ thành
phố Hu-hơ-hớt, là một ngôi chùa Phật giáo Tạng đầu tiên của
khu vực Nội Mông, cũng gọi là chùa Lạt-ma, cách đây hơn bốn
trăm năm trước, chùa này đã nổi tiếng gần xa.

3. THÁP XÂY DỰNG THẾ KỶ 18
Gilded stupa and a prajnaparamita, Mongolian from the 18th century CE
4. CHÙA LẠT MA TSET TSERLEG Ở MÔNG CỔ
Tsetserleg Цэцэрлэг, garden) là thị trấn của tỉnh Arkhangai Aimag ở Mông Cổ , nằm đông bắc của núi Khangai Mountains, cách 360 miles (600 km) phía tây nam của Ulaanbaatar
5. THÁP Khitan ,ở thành phố Bars-Hot (Mông Cổ )

6. CHÙA XIRET PHÁI LATMA (Xiret Lamasery)
Xây
năm 1585 ở cuối đường Shitou ở quân Yuquan District, thành phố
Hohhot -Mông Cổ. Chùa này do Đức Đat Lai Lạt ma thứ tư truyền dạy.

7. CHÙA TRẮNG (White Pagoda:)
Xây vào triều Liêu ( 907-1125 ) của Khiết Đan, chùa Trắng có tháp cao 55,5m, ở làng Baita, về phía đông Hohhot.White Pagoda towers
55.5 meters high in Baita Village in the eastern suburbs of Hohhot City. Chùa làm bằng gạch và gỗ cao 7 tầng
It is an octagonal, pavilion-style brick and wooden structure with
seven stories. Chùa có nhiều hình Phật.

8. WUDANG LAMASERY (Wudang Lamasery)
Chùa
này nằm sâu trong thung lũng Wudang núi Yinshan về phía tây thị trấn
Baotu. Đây là một chi nhánh của tự viện Ta- shilhunpo ở Tây Tạng. Xây
vào triều Khang Hy nhà Thanh. Có2,538 gian, chia thành 6 đại sảnh, ba
đại sảnh để cư trú, 94 phòng cho các lạt ma. Có 1500 pho tượng bằng
vàng bạc, đồng, gỗ..

9. CHÙA LẠT MA MEIDAI (Meidai Lamasery)
Chùa ở thị trấn Baotu, do Altan Khan , là cháu đời 17 của Genhis Khan xây. Đây là nơi Altan Khan truyền bá Phật giáo Tây Tạng. Đây là một công trình to lớn, gồm đại sảnh Mahavira đại sảnh Glazed Hall, chùa Naiqiong , Tu viện Lạt ma, và đại sảnh Taihou.
Chùa ở thị trấn Baotu, do Altan Khan , là cháu đời 17 của Genhis Khan xây. Đây là nơi Altan Khan truyền bá Phật giáo Tây Tạng. Đây là một công trình to lớn, gồm đại sảnh Mahavira đại sảnh Glazed Hall, chùa Naiqiong , Tu viện Lạt ma, và đại sảnh Taihou.

CÁC ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
- CÁC CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI VIỆT NAM
- DI TÍCH PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
- THẮNG TÍCH PHẬT GIÁO TẠI INDONÉSIA
- CÁC NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI TRIỀU TIÊN
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI TRUNG QUỐC
- CÁC CHÙA DANH TIẾNG TẠI NHẬT BẢN
- CÁC NGÔI CHÙA DANH TIẾNG TẠI THÁI LAN
- THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
- CÁC NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA
Indonesia có lẽ là một trong các quốc gia có nhiều
đảo nhất nhì thế giới (khoảng 13,000 đảo) ngoài 5 hòn đảo chính là
Kalimantan, Sumatra, Irian Jaya, Sulawesi và Java. Jogyakata là một
thành phố không lớn lắm nằm trên đảo Java và cách thủ đô Jarkata của
Indonesia khoảng hơn 400km đường chim bay về hướng Ðông Nam.
Borobudur Temple trên đồi. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Có lẽ thế giới sẽ ít ai biết đến Jogyakata nếu không nhờ vào một di
tích bảo tháp vĩ đại của Phật Giáo còn lưu lại dấu vết ở đây suốt từ thế
kỷ 9 đến nay. Ðó chính là Borobudur Temple.
Từ Jogyakata chạy về hướng Bắc khoảng 1 tiếng rưỡi là du khách đã đến
Borobudur Temple. Từ xa ngôi Temple này như mang dáng dấp một ngôi lâu
đài lớn nằm trên một ngọn đồi cao. Tên “Borobudur” mang một ý nghĩa là
ngôi Phật Tự trên đồi (người hướng dẫn địa phương cho tôi biết chữ
“Boro” là chùa, Bud từ chữ Budda là Phật và “ur” có nghĩa trên cao, trên
đồi). Tuy nhiên danh từ này cho đến nay vẫn còn là một điều tranh cãi
chưa có kết luận. Có cái lạ là Borobudur Temple lại thuộc về nhánh Phật
giáo Ðại thừa chứ không phải nhánh Tiểu thừa Phật giáo. Kiến trúc của nó
cũng khá đặc biệt lạ lùng và tạo cho người xem nhiều suy nghĩ tìm hiểu
các điểm sâu xa về giáo lý và triết lý Phật giáo. Nhìn qua nét kiến trúc
của Borobudur, quả thực tôi không biết tại sao người ta lại gọi là
Temple vì đây không phải là nơi người ta đến để cầu nguyện hoặc làm một
nghi thức lễ Phật giáo nào. Nhưng càng ngắm nhìn kiến trúc Borobudur
người thưởng ngoạn lại càng cảm thấy lạ, lại càng đắm chìm vào dòng suy
tư tôn giáo, đời sống con người, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Nét điêu khắc trên đá diễn tả sự lắng nghe lời người lớn tuổi. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Như trong bức họa đồ miêu tả, có người cho Borobudur Temple có dáng
dấp như là Mạn-đà-la, một biểu đồ linh thiêng của vũ trụ trong triết lý
Phật giáo. Stupa (bảo tháp) lớn nhất tại trung tâm Borobudur như là quả
núi vũ trụ lớn nhất so với tất cả các bảo tháp của Phật giáo trên thế
giới. Kiến trúc Borobudur có thể tóm gọn lại thành 3 phần: phần tầng 1
diễn tả về đời sống con người. Trong đó các bức điêu khắc ở tầng này
dường như chủ ý muốn nói đến cái nhân cái quả của kiếp này kiếp sau.
Thường thì có ẩn ý răn dạy con người. Thí dụ những người trẻ không chịu
lắng nghe kinh nghiệm từ người lớn tuổi thì mai sau/kiếp sau họ có thể
đón nhận những điều bực bội, lận đận đến với họ.
Nét điêu khắc diễn tả sự lận đận ở kiếp sau vì không nghe lời. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Phần hai gồm các tầng từ tầng hai đến tầng bảy bao gồm những câu
chuyện về Ðức Phật, từ những câu chuyện về đời sống của Thái tử
Tất-Ðạt-a từ lúc sinh ra đến lúc đi tìm chân lý và giác ngộ dưới gốc Bồ
Ðề, các câu chuyện các tiền kiếp xa xưa của Phật như mẩu chuyện tiền
kiếp của Ngài là Voi và đã hy sinh thân xác của voi để cứu sống những
người sắp chết đói. Mẩu chuyện con Sư tử, Nai, và Chim. Sư tử đói bụng
vồ được nai thì mừng quá nhưng một chiếc răng Sư tử bị nhức nhối, đau
quá nên không ăn thịt nai được. Chim (tiền kiếp của Phật) thấy thế bèn
nói Sư tử há miệng và chim lấy chiếc răng đau ra. Sau đó chim chịu làm
mồi cho Sư tử thay thế cho nai. Các bức họa điêu khắc miêu tả về các câu
chuyện trên thật sống động cho người xem. Người ta ước lượng tổng số
các bức điêu khắc có thể dài chừng 4km. Nếu bạn muốn xem từng bức điêu
khắc (một bức khoảng 24cm), mỗi bức mất 1 giây đồng hồ thì bạn cần ít
nhất 2 ngày thì mới xem hết được. Bạn có đủ can đảm không?
Nét điêu khắc diễn tả câu chuyện Chim, Sư tử và Nai. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Hơn thế nữa, phần hai này có tất cả 432 tượng Phật được tạc quanh bốn
chiều Ðông Tây Nam Bắc, tượng trưng cho Phật ở khắp nơi. Thực ra thì
các tượng Phật đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn thích thú về
nghiên cứu triết lý cũng như giáo lý Phật giáo thì Borobudur thật là nơi
lý tưởng cho bạn vui chơi cùng sách vở. Nếu triết lý Phật giáo cho bạn
nhiều đau đầu thì Borobudur cũng rất thoáng rộng, vĩ đại và rất đẹp để
bạn có thể ngắm nhìn một tuyệt tác của người xưa để lại cho nhân loại
ngày nay.
Tượng thần Shiva Ấn Ðộ Giáo cũng là một tiền kiếp Ðức Phật. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Phần ba là phần trên cùng bao gồm các tầng 8 đến tầng 10 thì không
còn là hình vuông nữa mà là hình tròn. Ðây là phần tinh túy thâm sâu
nhất của Borobudur. Có 32 stupa trên vòng tròn thứ nhất, vòng tròn thứ
hai có 24 stupa. Tất cả các stupa tầng 1, tầng 2 này gọi tên là
Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi. Riêng tầng 3
có 16 stupa nhưng lại được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là
Nirwana. Bảo tháp stupa trên cùng, nằm ngay giữa trung tâm của là một
bảo tháp theo mái vòm tròn lớn. Trên đầu mái vòm là một trụ vuông và
trên đó là một trụ hình bát giác. Bỏ qua phần ý nghĩa của các stupa thì
phải nói đây là phần kiến trúc rất đẹp.
Ba Stupas Parinirwana-Nirwana-Mahaparinirwana, biểu tượng vô tướng. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Borobudur Temple được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 nhưng Phật giáo
chỉ ảnh hưởng ở đây khoảng hơn 1 thế kỷ thì ảnh hưởng Ấn Ðộ giáo trở
lại. Sau đó Hindu lại phải nhường cho ảnh hưởng Hồi giáo chiếm trọn
Borobudur cho đến bây giờ. Vì thế kiến trúc của Borobudur ít nhiều đều
có ảnh hưởng từ ba tôn giáo trên.
Tôi đến thưởng ngoạn Borobudur dưới một cơn mưa tầm tã. Sáng nắng
chiều mưa là chuyện bình thường vào Tháng Giêng tại đất nước Indonesia.
Ngắm nhìn kiến trúc to lớn của Borobudur mà lòng thầm cám ơn ngọn núi
lửa Merapi vì nhờ tro bụi của Merapi phủ kín nên Borobudur mới còn tồn
tại cho đến khi Thomas Stamford Raffles, một người Anh đến phủi bụi cho
temple ló mặt ra thế giới từ năm 1814. Chính phủ Indonesia và UNESCO đã
hai lần trùng tu bức tranh Mandala bằng đá này, nhưng những trận động
đất thường xảy ra tại đây liệu có phá hủy đi một tuyệt tác của nhân loại
không?
Quang cảnh nhìn từ đỉnh Borobudur Temple. (Hình: ATNT Tours & Travel)
|
Jogyakata không phải chỉ có Borobudur Temple mà còn có Prambannan,
ngôi đền thờ của Ấn Ðộ giáo cũng vĩ đại không kém. Tôi chợt nhớ đến câu
chuyện thần Shiva của Ấn Ðộ giáo cũng là một tiền kiếp của Ðức Phật và
cũng đồng thời nhớ đến mẩu chuyện Ðức Phật cũng là một tiền kiếp của
Thần Vishnu bên ngôi đền Hindu tại New Dehli. Ai đúng ai sai! Tôi cho
rằng Jogyakata cũng không thua kém gì Angkok Wat của Campuchia.
Những địa danh nhìn đẹp quá, qua đây mình cũng muốn chia sẻ đến bạn và mọi người địa chỉ cung cấp DV phiên dịch, dịch t khảo chi tiết ngôn ngữ thuật đa ngôn ngữ, đa ngành nghề. Công Ty Phiên Dịch - Dịch THuật A2Z, đơn vị cung cấp DV số 1 tại VIệt Nam, với DV nhanh chóng, uy tín, chất lượng, điểm lợi khi khách hàng sử dụng DV tại A2Z: tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, hoàn phí khi có lỗi từ DV. Tham khảo chi tiết ngôn ngữ phiên dịch: Phiên dịch tiếng anh, Phiên dịch tiếng đức, Phiên dịch tiếng pháp, Phiên dịch tiếng Nga, Phiên dịch tiếng Nhật, Phiên dịch tiếng Hàn, Phiên dịch tiếng Trung .........................
ReplyDelete