CHƯƠNG VIII
NGHỆ THUẬTKIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO NEPAL
PHẬT GIÁO NEPAL
I. LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TẠI NEPAL
Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan), tên chính thức theo Hiến pháp là Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal (trước kia gọi là Vương quốc Nepal ) (tiếng Nepal: नेपाल [neˈpaːl] (trợ giúp·thông tin)) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây.Trước đây, Nepal thuộc Ấn Độ, là quê hương của dòng họ Thích Ca, là nơi đức Phật ra đời. Nepal lại có một sự đa dạng địa hình đáng kinh ngạc, từ Terai ẩm ở phía nam tới Himalaya cao ngất ở phía bắc. Nepal có tám trong số mười đỉnh núi cao nhất thế giới, gồm Đỉnh Everest, nằm gần biên giới Trung Quốc.
II. NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO NEPAL
Sự gìn giữ xã hội truyền thống và những hình thức sau này của đạo Phật
là nhiệm vụ của những người trị vì xứ Nepal và Tây Tạng, ở những rặng
núi phía nam Hy Mã Lạp Sơn là có thể thuận tiện du nhập vào từ vùng Bắc
ấn, và phong cách Gupta trọn vẹn thuộc thế kỷ VI tìm thấy được những
người hành nghề đầy lòng nhiệt tình và khéo tay ở đây. Loại đá màu xám -
lục mịn hạt của vùng thung lũng Kathmandu thích hợp tốt cho những loại
tượng trang nhã hấp dẫn của Ấn giáo lẫn Phật giáo. Nhờ phẩm chất ưu tú
của nghệ thuật khắc chạm và sự thông hiểu các tiêu chuẩn mô tả, các họa
sĩ người Nepal không thể bị chê trách. Đôi khi, đặc biệt do ảnh hưởng
của những tượng kim loại nhỏ đến từ Bengal thuộc thời kỳ Pala, các tác
phẩm điêu khắc có khuynh hướng trang nhã và uốn khúc quá mức. Nhưng sự
xử lý về y phục và sự thêm vào những loại đá quí vừa ở vòng đeo cổ, băng
cánh tay, khăn trùm đầu tô điểm cho dáng vẻ từ bi và mềm mại.
Trong tất cả những tác phẩm điêu khắc trên đá của người Nepal còn tồn
tại, thì tác phẩm quan trọng nhất là Jalashayana Narayana ở làng
Budhanilkantha gần Kathmandu. Tiếng Sanskrit gọi là Vishnu Anantashayin,
tượng này là một biểu tượng thần Vishnu (Narayana) được chống đỡ bởi
rắn thần Ananta, người ta cho là nổi trên Đại Dương Vũ Trụ trong nhiều
niên kỷ giữa thời kỳ hủy hoại và sáng tạo. Một khái niệm cơ bản của
người Hindu, hình tượng này vẫn được người Phật giáo và ấn giáo tiếp tục
thờ cúng giống nhau. Một hình tượng đạt được một ý niệm nào đó về sức
mạnh của đức tin tôn giáo với quyền lực hoàng gia ở thế kỷ thứ bảy là
một bức tượng cao 6,4m được chạm trổ từ tảng đá duy nhất được mang về từ
vùng đồi núi đến thung lũng Kathmandu khi tác phẩm điêu khắc được vua
Vishnugupta đặt làm khoảng năm 641.
Một bản viết tay có nguồn gốc từ Nepal, dựa trên phong cách của các bản
viết tay thuộc khu vực Đông ấn được xuất khẩu sang Nepal, có niên đại
đến năm 1111, khoảng 50 đến 100 năm sau đối với bản thứ nhất. Nó cho
thấy sự tinh xảo tuyệt vời hơn, đặc biệt ở sự xử lý đường kẻ. Đường gờ, ở
màu hoặc sắc màu, hầu như đồng màu. Những biểu thị của đường viền hoặc
của sự chuyển động được tạo nên bởi những đường kẻ bên ngoài. Trong bản
viết tay này, chúng ta có những hình thức mô tả duy nhất về các vị thần,
hiện hữu trong kiểu bố trí bất biến ở những vầng hào quang của họ.
Không có những quang cảnh trình bày về những phong cảnh, những nội thất,
hoặc bất cứ sự bố trí nào ở khoảng không. Nó là một hình thức mỹ thuật
mang tính qui ước thuộc giới tăng lữ, nổi trội bởi sự mô tả bằng tranh
tượng của Phật giáo Đại thừa, nhưng, giống như đồ đồng, đầy vẻ duyên
dáng cùng với đường nét uyển chuyển ở các nhân vật.
Mặc dù những bức họa đầu tiên có qui mô lớn từ đông bắc ấn thông thường
là vô danh, có một số tác phẩm có tầm cỡ và gây ấn tượng từ Nepal và Tây
Tạng. Số nhiều trong những tác phẩm này là những “thangka”, những bức
tượng ở khổ tranh cuộn treo tường, trình bày cùng phong cách được nhận
ra ở các bức tranh vẽ dưới hình thức làm to ra. Một bức tượng lộng lẫy ở
Bảo tàng Hạt Los Angeles, mặc dù được người ta cho là ở vùng trung bộ
Tây Tạng, nhưng hầu như hoàn toàn thuộc phong cách Nepal, chứng thực
tính quan trọng những cách diễn đạt về mỹ thuật Nepal và Pala ở sự hình
thành khuôn mẫu riêng biệt sau cùng của Tây Tạng. Phẩm chất khác biệt
của những bức họa này đem lại những nền tảng cho các “thangkas” của vùng
Hy Mã Lạp Sơn sau này, bắt nguồn từ sự tô màu ấm áp của chúng, làm nổi
bật màu đỏ, vàng, và cam cùng với những vết màu xanh và xanh lục nhỏ, từ
những biểu lộ của nét mặt thể hiện sự mãnh liệt của tôn giáo, và những
tính cách nhịp nhàng buộc phải lặp lại.
III. KIẾN TRÚC CHÙA CHIỀN PHẬT GIÁO TẠI NEPAL
THÀNH PHỐ CỔ KATHMANDU
Thành phố cổ Kathmandu - Nepal
Một ngôi đền Phật giáo theo truyền thống Kim Cang thừa tại Kathmandu
Dọc theo những con suối là những dãy cửa hiệu san sát nhau, đồ lưu
niệm, vải vóc treo kín mặt tiệm, tràn cả xuống phố để thiên hạ không thể
vô tình bước qua. Nghệ thuật chạm khắc tượng đồng và đồ lưu niệm, thờ
cúng ở Nepal quả đã đạt đến trình độ siêu đẳng.
1. CHÙA SWAYAMBUNATH
Chùa Swayambunath, là chùa cổ nhất Nepal, tục gọi là "chùa con khỉ" là vì nơi đây có nhiều khỉ. Chùa cách trung tâm thành phố Kathmandu 4 km, có điểm chung với chùa Bonath, xa đến 8km, là ngôi tháp stupa xây theo hình một mạn đà la, biểu thị hình học và chiêm tinh vũ trụ, đồng thời là một "dụng cụ " thiền định.
Chân chùa hình vuông tượng trưng Đất, mang một hình bán cầu gharba, sơn vôi trắng, tượng trưng Nước, một khúc tháp vuông tượng trưng Lửa, một cột hình trụ toran tượng trưng Gió và trên cùng một cái lọng tượng trưng Hư Không, tức là ngũ đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không cấu thành vũ trụ vật chất.
Cả ba phần trên đều mạ vàng. Cột toran ở chùa Swayambunath gồm có 13 vòng kim loại, còn ở chùa Bonath thì là 13 bậc thang, tượng trưng cho 13 tầng nhận thức tối cao Bodhi. Đặc biệt, từ xa, phần chùa ta để ý đầu tiên là khúc tháp vuông với bốn đôi mắt trừng trừng chú mục vào khách thập phương như để thôi miên, quyến rũ
Những chiếc pháp luân xa (bánh xe chuyển pháp) là một phần rất đặc trưng của Phật giáo Bắc tông.
Tháp Swayambunath ở Kathmandu, Nepal
Tháp này cũng gọi là tháp Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Tháp nằm khoảng 2 km về phía tây của Thamel ở Kathmandu, và là một trong những nơi tốt nhất ở Nepal để có được một cái nhìn thoáng qua của nền văn hóa và truyền thống của khu vực.
Tháp này cũng gọi là tháp Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Tháp nằm khoảng 2 km về phía tây của Thamel ở Kathmandu, và là một trong những nơi tốt nhất ở Nepal để có được một cái nhìn thoáng qua của nền văn hóa và truyền thống của khu vực.
Tháp Văn Thù trên đỉnh Văn Thù ở Nepal
Từ dưới chân lên tới đỉnh núi Văn Thù là con đường dài 360 bậc thang đá, luồn dưới tán cây rừng rất đẹp. Dọc đường có rất nhiều cụm thăm viếng thờ cúng, những tượng Phật được chế tác rất công phu và tinh xảo, phần lớn là bằng đá và bằng đồng, một số mới làm thì bằng xi măng trông rất bề thế. Theo một truyền thuyết thì trên ngọn đồi này người ta chứa xá lợi của ngài Ca Diếp trong tháp lớn, nhưng phần lớn lại cho rằng xây tháp chính là để kỉ niệm sự hiển linh của ngài Văn Thù.
2. CHÙA BRISBANE HÒA BÌNH
Chùa này ở South Bank Parklands, Nepal.Năm 1986, Liên Hiệp Quốc tổ chức năm Hoa Bình, Quốc vương Nepal chấp thuân tham gia triển lãm 88. Chùa Hòa Bình được kỹ sư Jochen Reier người Đức xây dựng
3. CHÙA PATAN
Chùa Patan là chùa cổ ở nam Kathmandu, với 18 chùa lớn. Chùa Patan có một lịch sử tốt đẹp. Khi vua A Dục thăm Nepal , công chúa Charumati bèn ở lại Nepal và xây dựng Patan Nơi này cũng nổi tiếng về các tượng Phật tượng trưng cho nghệ thuật Patan
Tháp A Dục
Phía ngoài Patan có bốn tháp lớn A Dục, xung quanh có những tháp nhỏ cũng tên A Dục..
4. CHÙA NYATAPOLE
Chùa này ở Bhaktapur ở phía tây Kathmandu.
Ngôi chùa Nyatapola 5 mái cao 30 mét trong Taumadhi Square ở Bhaktapur.
Ngôi chùa Nyatapola 5 mái cao 30 mét trong Taumadhi Square ở Bhaktapur.
|
Chùa Nyatapole có tháp Bhatapur 5 tầng, cao 30 m là tháp cao nhất ở thung lũng Kathmandu. Đó là một tòa tháp xây gạch đỏ thành hàng dài trên đường phố khiến ta nhớ đến nghệ thuật thời trung cổ.
THÁP BHAKTAPUR
5. THÁP BODHATH
Đây là tháp to nhất ở Boudhanath, về phía đông Kathmandu. Đây là trung tâm Phật giáo Tây tạng. Khoảng 1959, một số người Tây Tạng đến ở xung quang tháp.
6. TU VIỆN AMITABHA (Amitabha Monastery)
Đây là chùa Tây Tạng ở Nepal do Choeje Ayang Rinpoche xây dựng. Chùa ở trên đỉnh cao của thung lũng Kathmandu. Kiến trúc chùa giống một Mạn đà la. Chùa thờ Phật A Di Đà, xung quanh có 15 chùa nhỏ và một trung tâm hưu dưỡng. Chùa có mục đich mở ra cho các tông phái đạp Phật, cho sự trao đổi văn hóa Đông Tây. Trung tâm hưu trí an dưỡng có 64 ngôi lều cho tu sĩ, cư sĩ nam nữ đến thực hành thiền định.Sảnh đường chính của tu viện A Di Đà
7. THIỀN VIỆN KHAWALUNG (Khawalung Monaster)
Thiền viện này ở Kathmandu, Nepal, trong có tượng Phật A Di Đà.
Khawalung Monastery
8. THÁP BOUDHANATH
Boudhanath (Devnagari: बौद्धनाथ) ( cũng gọi là Phật - Boudha, Bouddhanath hay Thich Ca Mâu ni- Khāsa Caitya là một trong những thánh tích của Kathmandu (Yambu), Nepal.. Tháp cách trung tâm Kathmandu 11 km. Đó là một tháp rất lớn, lớn nhất thế giới , cao ngất trời xanh, mang hình Mạn Đà La. Có nhiều người Tây Tạng tị nạn nơi đây. Năm 1979 được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
9. CHÙA HOÀ BÌNH THẾ GIỚI POKHARA ( Pokhara world peace pagoda)
Tháp Pokhara Shanti được kiến trúc theo chùa Phật giáo , ở đồi Ananda ở Pumdi Bhumdi , quận Kaskji, Népal do sư của hội Phật giáo Hòa bình Nhật bản ( Nipponzan-Myōhōji )Morioka Sonin xây dựng năm 1973. Tháp cao 2100m,
Pokhara world peace pagoda
10. CHÙA CHUỘT (Rat Temple- Nepal)
Chùa có tên là Chùa Vàng The Golden Temple (Hiranya Varna Mahavihar) ở Patan trong vùng Kathmandu, là một chùa rất đặc biệt. Chùa có tượng chuột và nuôi chuột. Chuột sống thành đàn.
Người Nepan cho chuột ăn hàng ngày nên chuột rất béo.
11. THIỀN VIỆN SETO GUMBA (WHITE GUMBA) - NÚI A DI ĐÀ (DRUK AMITABHA MOUNTAIN)
Thiền viện ở giữa sương mù của vùng hoang dã trong thung lũng Seto Gumba thuộc núi A Di Đà. chùa có khoảng 300 ni.
Khách thập phương vào ra tự do không cần đóng tiền vào cửa.
12. THIỀN VIỆN NAM MÔ PHẬT (Namo Buddha:)
Thiền viện này ở trên núi xa Kathmandu.hai giờ rưỡi. Đây là nơi linh thiêng bậc nhất của Phật giáo thế giới. Chùa này cũng là chùa cổ nhất ở làng Nam mô Phât (Namo Buddha), dưới vùng đấtThrangu Rinpoche Chùa này thuộc phái Lạt ma Tây tạng.
Namo Buddha – Buddha Monastery
Khách thập phương vào ra tự do không cần đóng tiền vào cửa.
12. THIỀN VIỆN NAM MÔ PHẬT (Namo Buddha:)
Thiền viện này ở trên núi xa Kathmandu.hai giờ rưỡi. Đây là nơi linh thiêng bậc nhất của Phật giáo thế giới. Chùa này cũng là chùa cổ nhất ở làng Nam mô Phât (Namo Buddha), dưới vùng đấtThrangu Rinpoche Chùa này thuộc phái Lạt ma Tây tạng.
Namo Buddha – Buddha Monastery
13. LÂM TỲ NI (Lumbinī )
Lâm Tỳ Ni là nơi đức Phật sinh ra. (Lumbinī (Sanskrit: लुम्बिनी, "the lovely"),là nơi có nhiều chùa , gồm chùa Ma Già (Mayadevi temple),
14. THIỀN VIỆN BENCHEN
Có hai thiền viện Benchen Phật giáo. Một ở Tây Tạng bị Trung Cộng đốt năm 1959, sau tái thiết năm 1980. Thiền viện Benchen thứ hai ở Kathmandu, Nepal, do hai nhà sư lưu đầy Tulkus ở thiền viện chánh Tây Tạng.
Cám ơn bạn đã cung cấp thêm cho mình kiến thức. Sếp của mình theo đạo Phật, nên ông cho làm hẳn những sản phẩm về chú tiểu, tranh Phật.
ReplyDelete--------------------
Ms. Thảo
Bán gốm sứ mỹ nghệ cao cấp, độc đáo tại tphcm