CHƯƠNG XIX
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO INDONESIA
I. PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA
Phật giáo là tôn giáo cổ nhất thứ hai tại Indonesia,
sau Ấn giáo. Trước khi hai tôn giáo này được truyền vào Indonesia, người
ta tin rằng thiên nhiên có một sức mạnh phi thường. Người dân thờ cây
và đá như những vật thiêng do tin rằng đây là nơi mà những đấng quyền
năng trú ngụ.
Ấn giáo được truyền vào Indonesia vào khoảng thế kỷ thứ hai. Hai vương quốc lớn đầu tiên (Tarumanegara
ở phía tây Java và Kutai ở phía tây Borneo) được xây dựng trên Ấn giáo.
Phật giáo thâm nhập vào Indonesia một vài trăm năm sau đó. Phật giáo
đạt tới đỉnh cao của nó khi đất nước này nằm dưới sự cai trị của triều
đại Sriwijaya. Triều đại này đã từng biến Idonesia thành một vương quốc
Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ
14. Trong thời gian này, nhiều trường đại học và tu viện Phật giáo
được xây dựng và các học giả nổi tiếng của Phật giáo như Dharmapala và
Sakyakirti đã dạy tại đây. Vương quốc lớn thứ hai theo Phật giáo là
Mataram do bộ tộc Sailendra cai trị từ thế kỷ thứ 8 và 9 tại miền trung
Java. Nhiều ngôi đền Phật giáo được xây và kinh điển được khắc trên các
phiến đá trong thời kỳ này.
Một trong những ngôi đền xây dựng vào thời kỳ được nhiều người biết
đến nhất là Borobudur, một trong bảy kỳ quan của thế giới. Borobudur
thể hiện ba quan điểm về vũ trụ theo truyền thống Kim cương thừa của Ấn
Độ. Đỉnh của kiến trúc là một cái tháp, thể hiện tánh khái niệm về tánh
Không hay Sunnata. Hàng năm vào ngày rằm tháng năm, lễ Vesak ( gọi là
Tri Suci Waisak trong tiếng Indo) được tổ chức tại Borobudur để tưởng
niệm ngày sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn của Đức Phật.
Trong thời kỳ cai trị của vương quốc Majapahit từ thế kỷ thứ 13 đến
thế kỷ 15, Phật giáo và Ấn giáo cùng tồn tại một cách hòa bình với
nhau. Sau khi triều đại Majapahit sụp đổ, Hồi giáo được những thương
nhân từ Gujarat, Ấn Độ đưa vào Indonesia và ảnh hưởng của Phật giáo bắt
đầu suy giảm mạnh kể từ đó và chỉ còn tồn tại giới hạn trong các khu vực
phía đông Java và Bali.
Sự hồi sinh của Phật giáo
Vào năm 1934, hòa thượng Narada Thera, một tu sĩ truyền giáo nổi
tiếng từ Sri Lanka viếng thăm Indonesia lần đầu tiên. Viếng thăm
Indonesia là một phần của chuyến đi để hoằng dương giáo pháp vào các
nước Đông Nam Á của ngài. Buổi lễ trồng cây Bồ đề được tổ chức trước
Borobudur vào ngày 10/03/1934 với sự chúc phúc của hòa thượng Narada
Thera, một số nam cư sĩ được thọ giới để trở thành tu sĩ.
Vào khoảng năm 1955, Phật giáo bắt đầu quay trở lại Indonesia khi
một tu sĩ tên Ashin Jinarakkhita khởi sự một chuyến đi đến nhiều nơi
khác nhau trên Indonesia để hoằng dương giáo pháp. Kể từ đó, truyền
thống Phật giáo Nguyên Thủy do các các nhà sư bản địa được huấn luyện
tại Thái Lan dẫn dắt đã bắt đầu hồi sinh trên đất nước này, mặc dù
truyền thống Đại thừa vẫn còn để lại dấu ấn đậm nét.
Các sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy hành thiền và đọc kinh vào buổi sáng tại tu viện Dhammacakka tại Jakarta, Indonesia.
Tượng Phật gỗ Bình Hòa, Long An
Nghệ
thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ ngay sau khi Phật
Thích-ca Mâu-ni viên tịch (khoảng 563- 483 TCN), đến nay đã trở thành
một hệ thống các biểu tượng đa dạng và phức tạp. Đông Nam Á là một trong
những khu vực có sự tiến hóa của biểu tượng nghệ thuật Phật giáo từ rất
sớm, cũng như thể hiện được nhiều tinh hoa Phật pháp.
Các sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy hành thiền và đọc kinh vào buổi sáng tại tu viện Dhammacakka tại Jakarta, Indonesia.
Phật giáo là một trong năm tôn giáo được chính phủ Indonesia công
nhận. Bốn tôn giáo kia là Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành và Ấn
giáo. Theo cuộc điều tra dân số thực hiện vào năm 1990, đại đa số dân
Indonesia theo Hồi giáo (chiếm khoảng 87%). Khoảng 1,8 triệu (ít hơn 1%
dân số) theo đạo Phật. Thống kê dân số Indonesia theo các tôn giáo khác
nhau như sau:
Hồi giáo: 87%
Thiên chúa giáo: 10 %
Ấn giáo: 2%
Phật giáo: 1%
Các tỉnh có tỷ lệ phật tử tương đối cao là Jakarta, Riau, bắc
Sumatra và tây Borneo. Đại đa số phật tử theo truyền thống Phật giáo
Nguyên Thủy. Hai tu viện Phật giáo lớn nhất tọa lạc tại bắc Jakarta (
Sunter) và tây Java (Pacet). Không may, vì những người theo đạo Khổng và
đạo Lão không được Hiến pháp thừa nhận, những người theo hai tôn giáo
này thường tự nhận họ là “phật tử”, vì vậy người ta tin rằng số phật tử
tại Indonesia còn ít hơn con số thống kê chính thức.
II. NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO ĐÔNG NAM Á
Nghệ thuật Phật giáo được coi là sự
phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác
nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
Tượng Phật gỗ Bình Hòa, Long An
Tượng Phật gỗ Bình Hòa, Long An
Tượng Avalokitesvara (Quan Thế âm Bồ tát)
Tại các quốc gia vùng Đông Nam Á, các đoàn sư đã đi hoằng dương Phật pháp và truyền bá những điển lệ mỹ học của họ từ rất sớm và đạt được những thành công nhất định. Từ những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên, những tượng gỗ Phật đứng đã xuất hiện ở Nam Kỳ (Gò Óc Eo) và ở Phù Nam (Thủy Chân Lạp).
Các nhà truyền giáo đã xâm nhập vào vùng hạ lưu sông
Irrawaddy và thung lũng Chao Phraya của sông Mê Nam, các quốc gia Phật
giáo được tạo ra, như Dvaravati. Trong các quốc gia Phật giáo, các lâu
đài nguy nga, các Stupa* và các tự viện được trang trí bằng các tác phẩm
điêu khắc, bị ảnh hưởng bởi các điển lệ của trường phái Gupta* và hậu
Gupta. Tuy nhiên, những biểu tượng Phật lại giả định các đặc tính địa
phương do ảnh hưởng của chủng loại sắc tộc địa phương và điển lệ thẩm mỹ
của cư dân. Phần lớn dáng điệu của các biểu tượng đều bị cứng nhắc, các
nguyên liệu dùng để chạm thường là đá, đôi khi là gạch.
Hình tượng Lokesvara (Quan Thế âm Bồ tát)
Khu bờ đông của
vùng Việt - Miên - Lào, Phật giáo có sự phát triển cùng với Ấn Độ. Tuy
nhiên, tới thế kỷ thứ 9, ở Vương quốc Champa và Đông Dương, các công
trình mỹ thuật Phật giáo và tự viện mới xuất hiện. Nhưng, các tác phẩm
và điêu khắc, phù điêu, không thuộc dòng Tiểu Thừa như ở vùng Hạ Miến
Điện và Vương quốc Dvaravati, chúng thuộc thần diện của Đại thừa. Dáng
đứng của các tượng: to khỏe, thể hiện đặc tính sắc tộc đậm nét (môi dày,
râu đậm, lông mày giao nhau) - có thể do ảnh hưởng của nghệ thuật Phật
giáo Java*. Cũng khoảng thời kỳ này, người Champa bắt đầu sản xuất các
ảnh tượng bằng đồng, chủ yếu biểu thị Quan Thế Âm Bồ Tát
Phật giáo đã vươn tới khá sớm ở Indonesia. Từ thế kỷ
thứ 5, đã tồn tại các tượng đồng phong cách Ấn Độ tại bờ Tây của Bornéo.
Phật giáo Đại thừa hoằng hóa nhanh chóng vào thế kỷ thứ 8, đặc biệt là ở
Java với quần thể kiến trúc hoành tráng ở Borobudur, cùng với các hình
tượng về Jinas (theo phong cách Gupta) với vô số thần linh trên phù điêu
thuật sự*. Những tượng lớn hiếm xuất hiện, nhưng với kích thước tối ưu,
ví dụ: tượng Phật ngồi ở Borobudur; tượng của Chando Mendut ở
Java…chúng đều tạc từ đá. Người ta chỉ sử dụng đồng để tạc các tượng rất
nhỏ. Sau thế kỷ thứ 9 thì nghệ thuật Phật giáo bị lấn lướt bởi nghệ
thuật Ấn Giáo.
Nhưng ở Campuchia, sau một thời kỳ suy thoái, nghệ thuật Phật giáo hồi sinh, tiêu biểu là thời Jayavarman VII (1180-1291), đã bao phủ toàn bộ xứ sở bởi đền đài và hình tượng Phật giáo, đặc biệt là biểu tượng Lokesvara (Quan Thế Âm Bồ Tát, theo Miên ngữ), các tiểu thần, điệu múa nữ thần Apsara. Ở Miến Điện, nghệ thuật Phật giáo được biểu thị qua các bức tượng Phật khổng lồ đang ngồi hay nằm, các tường gạch tự viện tô màu sặc sỡ…do ảnh hưởng phong cách Belgan*. Khu vực Thái Lan, trường phái Dvaraviti đã bị “Xiêm hóa” (sự ảnh hưởng của đế quốc Khmer theo dòng Tiểu thừa), dáng đầu tượng Phật: đầu dài, mũi cong mỏ két, dáng điệu uyển chuyển…Nghệ thuật đúc đồng nở rộ. Cũng sau thời kỳ này, sự mềm mại của các biểu tượng lại trở nên khô cứng, nặng nề, phổ biến các biểu tượng chế tác từ đồng và gỗ. Đây cũng là thời điểm xuất hiện mẫu “Phật đi” và trang trí tượng Phật ở hai bên và các tầng của Stupa.
Nhưng ở Campuchia, sau một thời kỳ suy thoái, nghệ thuật Phật giáo hồi sinh, tiêu biểu là thời Jayavarman VII (1180-1291), đã bao phủ toàn bộ xứ sở bởi đền đài và hình tượng Phật giáo, đặc biệt là biểu tượng Lokesvara (Quan Thế Âm Bồ Tát, theo Miên ngữ), các tiểu thần, điệu múa nữ thần Apsara. Ở Miến Điện, nghệ thuật Phật giáo được biểu thị qua các bức tượng Phật khổng lồ đang ngồi hay nằm, các tường gạch tự viện tô màu sặc sỡ…do ảnh hưởng phong cách Belgan*. Khu vực Thái Lan, trường phái Dvaraviti đã bị “Xiêm hóa” (sự ảnh hưởng của đế quốc Khmer theo dòng Tiểu thừa), dáng đầu tượng Phật: đầu dài, mũi cong mỏ két, dáng điệu uyển chuyển…Nghệ thuật đúc đồng nở rộ. Cũng sau thời kỳ này, sự mềm mại của các biểu tượng lại trở nên khô cứng, nặng nề, phổ biến các biểu tượng chế tác từ đồng và gỗ. Đây cũng là thời điểm xuất hiện mẫu “Phật đi” và trang trí tượng Phật ở hai bên và các tầng của Stupa.
Một kiến trúc Stupa
Nghệ thuật Phật giáo với hệ thống biểu tượng phong phú đã có quá trình tiến
hóa lâu dài trong lịch sử Phật giáo Đông Nam Á. Trong đợt trưng bày
chuyên đề “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia tới
đây (khai mạc 25/2/2013 và kéo dài đến tháng 8 năm 2013 tại 25 Tông
Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng những biểu
tượng Phật giáo còn tồn tại, cũng như sự tiến hóa của nghệ thuật Phật
giáo ở Việt Nam./.
Chú thích:
1. Stupa: Tháp xá lợi - một dạng kiến trúc cổ của Phật giáo, tháp thường thu nhỏ dần cho tới trên đỉnh, bên trong chứa xá lợi của Phật, hoặc hài cốt sư trụ trì.
2. Gupta: Thời kỳ trị vị của vua Gupta ở Ấn Độ, là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, khoảng những năm: 415-605 TL (khoảng thế kỷ thứ 5).
3. Java: Java và Sumatra là 2 trung tâm Phật giáo quan trọng ở Indonesia.
4. Phù điêu thuật sự - từ nguyên gốc “narrative bas-reliefs.
1. Stupa: Tháp xá lợi - một dạng kiến trúc cổ của Phật giáo, tháp thường thu nhỏ dần cho tới trên đỉnh, bên trong chứa xá lợi của Phật, hoặc hài cốt sư trụ trì.
2. Gupta: Thời kỳ trị vị của vua Gupta ở Ấn Độ, là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, khoảng những năm: 415-605 TL (khoảng thế kỷ thứ 5).
3. Java: Java và Sumatra là 2 trung tâm Phật giáo quan trọng ở Indonesia.
4. Phù điêu thuật sự - từ nguyên gốc “narrative bas-reliefs.
III. CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA
A. SUMATRA
1. MUARO JAMBI TEMPLE COMPOUNDS
Muaro Jambi (Indonesian: Candi Muaro Jambi) là chùa Phật tổng hợp, tọa lạc ở tỉnh Jambi , Sumatra, Indonesia.
Chùa xây vào triều đại Melayu , 26 km về phía đông thành phố Jambi.
Chùa xây từ từ thế kỷ 7 đến 13. Chùa có 8 ngôi và chiếm 12 km vuông, kéo
dài 7,5 km theo sông Batang Hari Đây là một di tích lớn nhất ở Đông Nam Á
Triều đại Melayu hiện diện từ 1025
khi vua Ấn Độ triều đại Chola tấn công và phá hủy thủ đô Sumatra.
Triều đậi này chấm dứt năm 1278 khi vương triều Singhasari ở Java tấn
công thành phố
và bắt toàn bộ hoàng gia. Phong cảnh này do người Đức khám phá vào thế
kỷ 19. Nay thì được xếp vào Di tich quốc gia.
2.MUARA TAKUS
Muara Takus (Indonesian: Candi Muara Takus) là chùa Phật tổng hợp ( tổng hợp là gồm nhiều thứ như tu viện, học viện, bệnh viện, cơ quan từ thiện, nuôi trẻ mồ côi...) , thuộc triều đại Srivijaya Chùa ở Kampar Regency tại tỉnh Riau, Sumatra, Indonesia. Chùa tồn tại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12 sauTL. Đây là chùa lớn nhất Sumatra.
B. WEST JAVA
1. BATUJAYA
Batujaya là một thắng cảnh ở một làng thuộc Batujaya, Karawang ở tây Java, Indonesia.Nơi này rộng 5 km vuông gồm 30 kiến trúc. Cảnh trí này do trường Đại học Indonesia
khám phá năm 1984. , Có nhiều ao hồ, các quang cảnh đều xây bằng gạch
trộn vôi và hồ gạo. Có hai kiến trúc là chùa, trong đó có chùa Jiwa ,
nay thì được tái thiết. Theo Dr Tony Djubiantono, giám đốc Khảo cổ
Bandung Archeology Agency, Jiwa thì chùa được xây vào thế kỷ 2.was
built in the 2nd century.
Nhà nước Indonesian thì bỏ mặc, nhưng Ford trợ cấp cho việc nghiên cứu và tái thiết khu Batujaya tổng hợp .
C. CENTRAL JAVA
1. CHÙA BOROBUDUR ( Candi Borodubur) .
Indonesia có lẽ là một trong các quốc gia có nhiều đảo nhất nhì thế giới (khoảng 13,000 đảo) ngoài 5 hòn đảo chính là Kalimantan, Sumatra, Irian Jaya, Sulawesi và Java. Jogyakata là một thành phố không lớn lắm nằm trên đảo Java và cách thủ đô Jarkata của Indonesia khoảng hơn 400km đường chim bay về hướng Ðông Nam.
Borobudur Temple trên đồi. (Hình: ATNT Tours & Travel)
.
Nét điêu khắc trên đá diễn tả sự lắng nghe lời người lớn tuổi. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Như trong bức họa đồ miêu tả, có người cho Borobudur Temple có dáng
dấp như là Mạn-đà-la, một biểu đồ linh thiêng của vũ trụ trong triết lý
Phật giáo. Stupa (bảo tháp) lớn nhất tại trung tâm Borobudur như là quả
núi vũ trụ lớn nhất so với tất cả các bảo tháp của Phật giáo trên thế
giới. Kiến trúc Borobudur có thể tóm gọn lại thành 3 phần: phần tầng 1
diễn tả về đời sống con người. Trong đó các bức điêu khắc ở tầng này
dường như chủ ý muốn nói đến cái nhân cái quả của kiếp này kiếp sau.
Thường thì có ẩn ý răn dạy con người. Thí dụ những người trẻ không chịu
lắng nghe kinh nghiệm từ người lớn tuổi thì mai sau/kiếp sau họ có thể
đón nhận những điều bực bội, lận đận đến với họ.
Nét điêu khắc diễn tả sự lận đận ở kiếp sau vì không nghe lời. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Phần hai gồm các tầng từ tầng hai đến tầng bảy bao gồm những câu
chuyện về Ðức Phật, từ những câu chuyện về đời sống của Thái tử
Tất-Ðạt-a từ lúc sinh ra đến lúc đi tìm chân lý và giác ngộ dưới gốc Bồ
Ðề, các câu chuyện các tiền kiếp xa xưa của Phật như mẩu chuyện tiền
kiếp của Ngài là Voi và đã hy sinh thân xác của voi để cứu sống những
người sắp chết đói. Mẩu chuyện con Sư tử, Nai, và Chim. Sư tử đói bụng
vồ được nai thì mừng quá nhưng một chiếc răng Sư tử bị nhức nhối, đau
quá nên không ăn thịt nai được. Chim (tiền kiếp của Phật) thấy thế bèn
nói Sư tử há miệng và chim lấy chiếc răng đau ra. Sau đó chim chịu làm
mồi cho Sư tử thay thế cho nai. Các bức họa điêu khắc miêu tả về các câu
chuyện trên thật sống động cho người xem. Người ta ước lượng tổng số
các bức điêu khắc có thể dài chừng 4km. Nếu bạn muốn xem từng bức điêu
khắc (một bức khoảng 24cm), mỗi bức mất 1 giây đồng hồ thì bạn cần ít
nhất 2 ngày thì mới xem hết được. Bạn có đủ can đảm không?
Nét điêu khắc diễn tả câu chuyện Chim, Sư tử và Nai. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Hơn thế nữa, phần hai này có tất cả 432 tượng Phật được tạc quanh bốn
chiều Ðông Tây Nam Bắc, tượng trưng cho Phật ở khắp nơi. Thực ra thì
các tượng Phật đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn thích thú về
nghiên cứu triết lý cũng như giáo lý Phật giáo thì Borobudur thật là nơi
lý tưởng cho bạn vui chơi cùng sách vở. Nếu triết lý Phật giáo cho bạn
nhiều đau đầu thì Borobudur cũng rất thoáng rộng, vĩ đại và rất đẹp để
bạn có thể ngắm nhìn một tuyệt tác của người xưa để lại cho nhân loại
ngày nay.
Tượng thần Shiva Ấn Ðộ Giáo cũng là một tiền kiếp Ðức Phật. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Phần ba là phần trên cùng bao gồm các tầng 8 đến tầng 10 thì không
còn là hình vuông nữa mà là hình tròn. Ðây là phần tinh túy thâm sâu
nhất của Borobudur. Có 32 stupa trên vòng tròn thứ nhất, vòng tròn thứ
hai có 24 stupa. Tất cả các stupa tầng 1, tầng 2 này gọi tên là
Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi. Riêng tầng 3
có 16 stupa nhưng lại được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là
Nirwana. Bảo tháp stupa trên cùng, nằm ngay giữa trung tâm của là một
bảo tháp theo mái vòm tròn lớn. Trên đầu mái vòm là một trụ vuông và
trên đó là một trụ hình bát giác. Bỏ qua phần ý nghĩa của các stupa thì
phải nói đây là phần kiến trúc rất đẹp.
Ba Stupas Parinirwana-Nirwana-Mahaparinirwana, biểu tượng vô tướng. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Borobudur Temple được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 nhưng Phật giáo
chỉ ảnh hưởng ở đây khoảng hơn 1 thế kỷ thì ảnh hưởng Ấn Ðộ giáo trở
lại. Sau đó Hindu lại phải nhường cho ảnh hưởng Hồi giáo chiếm trọn
Borobudur cho đến bây giờ. Vì thế kiến trúc của Borobudur ít nhiều đều
có ảnh hưởng từ ba tôn giáo trên.
Tôi đến thưởng ngoạn Borobudur dưới một cơn mưa tầm tã. Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường vào Tháng Giêng tại đất nước Indonesia. Ngắm nhìn kiến trúc to lớn của Borobudur mà lòng thầm cám ơn ngọn núi lửa Merapi vì nhờ tro bụi của Merapi phủ kín nên Borobudur mới còn tồn tại cho đến khi Thomas Stamford Raffles, một người Anh đến phủi bụi cho temple ló mặt ra thế giới từ năm 1814. Chính phủ Indonesia và UNESCO đã hai lần trùng tu bức tranh Mandala bằng đá này, nhưng những trận động đất thường xảy ra tại đây liệu có phá hủy đi một tuyệt tác của nhân loại không?
Tôi đến thưởng ngoạn Borobudur dưới một cơn mưa tầm tã. Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường vào Tháng Giêng tại đất nước Indonesia. Ngắm nhìn kiến trúc to lớn của Borobudur mà lòng thầm cám ơn ngọn núi lửa Merapi vì nhờ tro bụi của Merapi phủ kín nên Borobudur mới còn tồn tại cho đến khi Thomas Stamford Raffles, một người Anh đến phủi bụi cho temple ló mặt ra thế giới từ năm 1814. Chính phủ Indonesia và UNESCO đã hai lần trùng tu bức tranh Mandala bằng đá này, nhưng những trận động đất thường xảy ra tại đây liệu có phá hủy đi một tuyệt tác của nhân loại không?
Quang cảnh nhìn từ đỉnh Borobudur Temple. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Jogyakata không phải chỉ có Borobudur Temple mà còn có Prambannan,
ngôi đền thờ của Ấn Ðộ giáo cũng vĩ đại không kém. Tôi chợt nhớ đến câu
chuyện thần Shiva của Ấn Ðộ giáo cũng là một tiền kiếp của Ðức Phật và
cũng đồng thời nhớ đến mẩu chuyện Ðức Phật cũng là một tiền kiếp của
Thần Vishnu bên ngôi đền Hindu tại New Dehli. Ai đúng ai sai! Tôi cho
rằng Jogyakata cũng không thua kém gì Angkok Wat của Campuchia.
"“Borobudur”
trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn bộ
tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng
hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về
khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng
to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền
là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6
tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m,
tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính
lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ."
Năm
850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ
XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ
trong vòng hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi
giáo hoá. Borobodur trở nên hoang tàn.
Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
"Nhìn từ trên xuống, Borobudur thể hiện hùng hồn cho quan niệm “trời tròn đất vuông” của Phật giáo về vũ trụ với cấu trúc 2 phần rõ rệt: 3 tầng tròn ở phía trên và 7 tầng vuông ở phía dưới. Những học giả Ấn Độ cho rằng, tòa tháp này được thiết kế theo thuyết Tam giới của Phật giáo: 2 tầng đáy là “dục giới”, 5 tầng giữa là “sắc giới”, 3 tầng trên là “vô sắc giới”.
Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền."
"Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng của thế giới tham dục, tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới"
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Ở đây tôi có thể nghe được tiếng gió xôn xao thổi qua các kẽ đá, các pho tượng nhắm mắt lại và hình dung ra cách đây hơn 1000 năm người xưa nơi đây cũng đã từng nghe tiếng gió này và chắc không thể hình dung về 1000 năm nữa sẽ ra sao.
Đó là lịch sử tôi đã hình dung qua tiếng gió ở Borobudur
QUẦN THỂ ĐỀN HINĐU - PRAMBANAN
Đền
Prambanan được xây từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 để thờ các vị thần của đạo
Hindu. Đây cũng là công trình lớn nhất của đạo Hindu trên đảo Java,
Indonesia. Phần lớn trong số 240 tháp đá đã bị sụp đổ theo thời gian,
nay chỉ còn lại những đống đá và chân nền. Trong khuôn viên 110m2, còn
nguyên vẹn khoảng 10 tháp đá lớn nhỏ. Candi Shiva Mahadeva cao 47m là
tháp lớn nhất thờ thần Shiva.
Cũng giống như Borobudur, toàn bộ
đền Prambanan đều được làm bằng đá xám lấy từ nứi lửa Java, chỉ khác là
kiến trúc chóp nhọn cho chúng ta thấy được nét đặc trưng khác biệt giữa
kiến trúc Hinđu giáo và Phật Giáo
Và đây chính là mô hình kiến trúc nguyên mẫu của Prambanan lúc ban đầu :
Xa xa ngọn núi Merapi vẵn phun những cuộn khói xám đầy đe dọa. Merapi chỉ cách Borobudur và Prambanan khoảng 25-30km. Hy vọng Merapi tiếp tực ngủ sau đợt phun trào dữ dội hồi tháng 11/2010 để Jogja cùng với Borobudur và Prambanan được bình yên.
2. MENDUT (Candi Mendut)
Mendut là một chùa Phật xây khoảng thế kỷ 9 ở làng Mendut, Mungkid ngoại ô quân Magelang Regency, Central Java, Indonesia. Chùa cách Borodur 3 km về phía đông. Borobudur. Mendut, Borobudur and Pawon, đều là chùa Phật nằm trên một đường thẳng . Đây cũng là nơi tu họp nhiều tôn giáo giữa ba chùa.
3. PAWON ( Candi Pawon)
Pawon (known locally as Candi Pawon) là một chùa Phật ở Central Java, Indonesia., ở giũa hai chùa Phật Borobudur (1.75 km ở đông bắc và chùa and Mendut (1.15 km (0.71 mi) về phía tậy nam, xây khoảng triều đại Sailendra ( thế kỷ 8-9). Các chạm trổ xưa hơn Borobudur.
Ba chùa Borobudur-Pawon-Mendut đều nằm trên một đường thẳng.
Pawon temple, 1900.
Relief of Kalpataru tree on the outer wall.
4. KALASAN
Kalasan (Indonesian: Candi Kalasan), Candi Kalibening, là một chùa Phật ở thế kỷ 8. ở Indonesia, cách Yogyakarta 13 km về phía đông trên đường đến chùa Prambanan , và phía nam giữa Yogyakarta and Surakarta.
Dù được người Đức tái thiết từ thời thuộc địa, nay chùa đang xuống cấp.
Kalasan Temple
The giant Kala's head on the southern door
5. SARI TEMPLE Candi Sari (Indonesian: Candi Sari, Candi Bendah), là chùa Phật vào thế kỷ 8, ở làng Dusun Bendan, Tirtomartani village, Kalasan, Sleman regency, Yogyakarta. Chùa ở cách chùa Kalasan 130 m về phía bắc, có hai tầng bằng gỗ sàn, cầu thang cũng bằng gỗ. nay thì hư hại, không còn nữa. Chùa này là tu viện cho các tu sĩ ở. Chữ Sari hay Saré có nghĩa là ngủ. LE ( Candi Sari)
The replica of Candi Sari in Dutch East Indies pavilion, Paris Exposition Universelle (1900)
6. SEWU
Sewu là một chùa Phật x6ay vào thế lkỷ 8, ở phìa bắc cách Prambanan in Central Javaan 800m. . Candi Sewu là cảnh chùa lớn thứ hai ở Central Java sau Borobudur. Candi Sewu xây trước "Loro Jonggrang".
Kiến trúc này có 249 ngôi chùa nay thì lên đến hàng ngàn chùa. Tên chính thức xưa là Manjusrigrha.
The Sewu temple compound
Chùa chính Sewu trước khi tái thiết
Sewu Temple
Chùa chính Sewu trước khi tái thiết
Cảnh chùa từ trên không nhìn xuống
Tượng Bồ tát ở trên tường
Cành chùa hoang phế
7. BANYUNIBO
Banyunibo (Javanese: "dripping water") là một chùa Phật xây từ thế kỷ 9, ở xóm Cepit, làng Bokoharjo, Prambanan, Sleman Regency, Yogyakarta, Indonesia. Chùa ở giữa vùng bùn đông nam Ratu Boco. Chùa được xây từ triều đại Medang và ở trong vùng thung lũng chật hẹp, và ở phía đông Yogyakarta. Phía bắc có chùa Prambanan temples,và phía nam đồi Gunung Sewu kéo dài đến đồi Gunung Kidul.
Banyunibo located in the center of paddy field southeast of Ratu Boko
Thác nước Banyunibo
Candi Banyunibo
8.CANDI PLAOSAN
Candi Plaosan, hay tổng hợp 'Plaosan Complex', là một tập hợp chùa Phật giáo ở làng Bugisan, quận Prambanan thuộc, Central Java, Indonesia, cách nhà thờ Hồi giáo Prambanan về phía tây bắc một km Candi Plaosan chiếm diện tích 2,000 met vuông và ở độ cao 148 m trên mặt bể. Sông Dengok gần đó, khoảng 200m. Xung quanh chùa Candi Plaosan là đồng lầy, nhiều thảo mộc như chuối và bắp
Hình Quan Âm trên tường.
Dvarapala, the giant guardian in front of Plaosan Temple.(Tượng Hộ Pháp ở trước chùa)
Candi Plaosan
trong chùa
D. EAST JAVA
JABUNG Jabung là chùa Phật giáo xây khoảng thế kỷ 14, vào triều dại Majapahit ở làng Jabung Paiton, Probolinggo, đông Java. Chùa xây mái ngói, cao khoảng 16, 20m. Vua Hayam Wuruk đã đến thăm trong dịp ngài đi khắp Đông Java năm 1359 CE.Cách kiến trúc giống như chùa
Bahal temple ở Padang Lawas, thuộc bắc Sumatra.
Jabung temple
The detail of kala's head on upper part of the niche
Jabung temple in 1866
Đọc hết mới thấy được lịch sử có nhiều công trình vĩ đại
ReplyDeletegia may nuoc nong nang luong mat troi | ong ppr