HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN II * ĐẤU TRANH GIAI CẤP


CHƯƠNG II

  


ĐẤU TRANH GIAI CẤP



I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

Ở thế kỷ 19, khoa học tiến bộ đã đưa đến cuộc cách kỹ nghệ tại nhiều nước Âu châu, mà đăc biệt là nước Anh. Thời nữ hoàng Victoria, nưóc Anh trở thành bá chủ thế giới. Nơi nào có khói là chỗ đó có hình bóng đế quốc Anh. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã gây nên hai thay đổi lớn trong xã hội loài người:
-Chế độ đế quốc, thực dân bành trướng thế lực ra các nước Á, Phi và châu Mỹ
-Tại các nước phát triển, xã hội sinh ra hai giai cấp rõ rêt là giai cấp tư bản và giai cấp lao động thợ thuyền.
Trong khi giai cấp tư bản giàu sang thì giai cấp vô sản quá nghèo khổ, gây ra hố sâu giai cấp trong xã hội. Vì vậy, một số văn thi sĩ, nhà xã hội và triết gia đã đưa ra những lý thuyết nhằm tranh đấu cho giai cấp thợ thuyền và người vô sản nói chung.

Marx và Engels là hai người bạn cùng chung chí hướng. Hai ông viết Tuyên Ngôn của đảng cộng sản, và lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm 1848 tại Luân Đôn, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” trở thành cương lĩnh cách mạng của những người cộng sản các nơi trên thế giới. Bản tuyên ngôn này ngắn, gồm 4 chương.
Chương I: “Tư sản và vô sản” nói về sự đối lập giữa giai cấp tư sản và vô sản. Trong chương này, hai ông nêu lên sứ mệnh của giai cấp vô sản.Hai ông đưa ra quy luật phát triển của lịch sử tất cả các xã hội là “lịch sử đấu tranh giai cấp”. Ở đây, hai ông cũng đánh giá sự thành công của tư bản chủ nghĩa về kinh tế và chính trị.“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.” Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất lại dần dần trở thành một yếu tố đưa giai cấp tư sản đi vào con đường diệt vong.
Mâu thuẫn giữa sức sản xuất ngày càng bộc lộ rõ ràng bởi những cuộc khủng hoảng chu kì ngày càng trầm trọng mà giai cấp tư sản không thể nào khắc phục được. Trong khi đó, giai cấp vô sản phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản dẫn đến những cuộc khủng hoảng toàn diện và ghê gớm. “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những con người vô sản”.
Chương II: “Những người vô sản và những người cộng sản” đề cập đến vấn đề muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử chôn vùi giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới thì giai cấp vô sản phải có một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng. cướp chính quyền và tịch thu tài sản giai cấp tư sản, xây dựng chế độ sở hữu công cộng và thiết lập chế độ xã hội mới.
Chương III “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”, Mác và Engels đã phê phán các quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản vì ông cho rằng họ không đứng vào phe vô sản và chủ trương tranh đấu hòa bình trong khi Marx và Engels chủ trương vô sản chuyên chính và biện pháp sắt máu.
Chương IV: “Thái độ của những người cộng sản đối với các Đảng đối lập”. Chương này Marx cho rằng đảng cộng sản có thể liên minh với các đảng phái khác nhưng phải cầm đầu họ, điều khiển họ. Kết thúc tuyên ngôn, Marx và Engels tuyên bố: “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình”, “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!

Năm 1895, Lênin nói như sau về “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”: “Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh”. Muốn giữ vững chính quyền và xây dựng một xã hội mới không có bóc lột, giai cấp công nhân phải lập lên nhà nước của mình, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước vô sản dùng vũ lực đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng vẫn mưu toan cướp lại chính quyền, chuyên chính vô sản chủ trương đàn áp thiểu số bóc lột để phục vụ lợi ích của đại đa số cần lao. “Dựa vào nhà nước của mình, giai cấp công nhân tập hợp xung quanh mình tất cả tất cả những người lao động và xây dựng một xã hội mới không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Không còn bóc lột, không còn các giai cấp đối địch nhau, một xã hội thực hiện được sự tiến triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội và kết quả lao động dồi dào. Do đó, chuyên chính vô sản là cần thiết để đưa cuộc cách mạng vô sản đến đích, đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội”.
Trên đây là tóm lược các chương của bản "Tuyên Ngôn của đảng Cộng Sản" (TNCS). Sau đây, chúng tôi xin trình bày và phê phán vài điểm quan trọng.


II. TRANH ĐẤU GIAI CẤP

Marx cho rằng giai cấp là nguyên nhân của mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, và cuộc đấu tranh này đưa đến một đổi thay tốt đẹp hoặc cả hai bị tiêu diệt. Ông cho rằng lịch sử có hai giai cấp là giai cấp áp bức và giai cấp bị áp bức, hai giai cấp này đấu tranh với nhau. Vào thời ông xuất hiện hai giai cấp đấu tranh với nhau là giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội là thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.1).[1]

1. Giai cấp là gì?
Những ngôi nhà Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều ngôi nhà trên thế giới, thường có thềm, có từng bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp. Hình ảnh cái thềm là ý nghĩa giai cấp. Giai cấp xã hội là những thứ bậc cao thấp trong xã hội. Theo Wikipedia, giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.
Nhìn chung, những người cùng địa vị, cùng gia sản. . . là cùng một một giai cấp. Nhưng đó là cách nhìn đơn giản. Nếu như ta chấp nhận rằng xã hội cổ Á Đông chia ra bốn giai cấp sĩ, nông , công thương thì không phải các sĩ, các thương đều cùng một giai cấp. Cổ nhân nói:"Của ba loài, người ba đứng", nghĩa là xã hội rất khác biệt. Thật vậy. Ngay trong giai cấp sĩ phu, ta đã có thể thấy ba loại:
-Hiển nho : làm quan
-Hàn nho: nho sinh nghèo
-Ẩn nho: nho sĩ ẩn dật.
Trong hiển nho cũng có nhiều hạng. Hạng nhất phẩm cho đến hạng cửu phẩm có cả thảy 18 bậc. Nếu chia theo trung nịnh, tốt xấu, thiện ác. . . thì lại còn phức tạp hơn.

Theo Lênin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Sự khác biệt giai cấp là do nhiều yếu tố: giáo dục, gia đình, nghề nghiệp, địa vị, ngôn ngữ, tín ngưỡng, chủng tộc. . .Người ta thường chia xã hội ra ba giai cấp chính là giai cấp thương lưu, giai cấp trung lưu và giai cấp hạ lưu. Người ta còn chia ra nhiều giai cấp như giai cấp trung lưu bậc cao, trung lưu bậc trung và trung lưu bậc hạ. Tại Ấn Độ, thời đức Phật tại thế, xã hội Ấn Độ chia ra bốn giai cấp : giai cấp tăng lữ (Brahmins or priests ), giai cấp quý tộc (Kshatriyas or rulers and warriors ), giai cấp công thương (The Vaishyas or business people and originally farmers) và giaicấp nô lệ (The Shudras or common laborers).

Người ta chia xã hội Anh, Mỹ ra ba giai cấp, là thượng lưu, trung lưu và hạ lưu:
+thượng lưu: gồm các nhà tư bản, có tài sản lớn, hoặc được hưởng tài sàn, có đặc quyền, đặc lợi và không cần phải làm việc.
+ trung lưu:chiếm đa số, gồm những người chuyên nghiệp, kỹ nghệ gia, thương gia, chủ tiệm. . .
+ hạ lưu: nông dân và thợ thuyền các loại.
Nhưng đó là cách chia đơn giản.
Tại Anh quốc, sau đệ nhị thế chiến nảy sinh nhiều giai cấp như là giai cấp thượng lưu, trung lưu và và hạ lưu, giai cấp thợ thuyền có kỹ xão, thợ thuyền không kỹ xão cùng giai cấp nông dân. Rồi còn hạng trẻ con lao động khoảng 14 tuổi, rời ghế nhà trường để mưu sinh, và trẻ con thượng lưu, được đi học, và vào đại học. Xe cộ, trường học, các rạp hát đều có những phân biệt giai cấp. Nhưng chính phủ Anh đã có những biện pháp làm giảm hố ngăn cách trong xã hội như là công bằng về y tế, giáo dục, thuế má. . .

Theo Wikipedia, ngày nay, người ta chia ra tám giai cấp trong xã hội Anh Quốc:
1. Thượng lưu: Những gia đình quý phái, nói với giọng đặc biệt, học các trường danh tiếng như Eton, Harrow, Winchester.
2. Trung lưu bậc cao: các chuyên gia, kỹ nghệ gia, thương gia, tốt nghiệp đại học.
3. Trung lưu bậc trung: những người chuyên môn, thương gia tốt nghiệp đại học nhưng gốc gác kém hơn nhưng lợi tức cao hơn trung bình.
4.Trung lưu bậc hạ: Có thể không tốt nghiệp đai học nhưng làm văn phòng.
5. Lao động bậc cao: Không tốt nghiệp đại học, nhưng có tay nghề và kinh nghiệm như đốc công, thợ mộc, thợ nề, thợ điện, lái tàu. . .
6. Lao động: Học thức it, có chút tay nghề, làm việc như xây cất, kỹ nghệ, khoan, ráp máy móc..
7. Lao động bậc hạ: như nghề quét dọn, bán hàng quán. . .
8. Bậc cuối: ăn trợ cấp xã hội.

Tuy nhiên có nhiều cách phân chia giai cấp do nhiều nhà xã hội có quan điểm khác nhau. Nhìn chung, giai cấp thường là chỉ một số người có địa vị và tài sản giống nhau, và trong xã hội có nhiều giai cấp. Lại nữa, sự phân chia nào cũng chỉ là tương đối.
 
2. Sự phân chia giai cấp của cộng sản
Một số triết gia và nhà xã hội học cho rằng chủ nghĩa Marx chia xã hội thành ba giai cấp chính:
-Tiểu tư sản: làm chủ phương tiện sản xuất, họ làm cho họ, không thuê nhân công.
-Vô sản hay lao động: không có phương tiện sản xuất, bán sức lao động để sống.
-Tư sản hay tư bản: làm chủ phương tiện sản xuất, mua sức lao động của công nhân.[2]

Tuy nhiên, đi sâu vào chủ nghĩa cộng sản, chúng ta nhận thấy có nhiều quan điểm khác biệt từ Marx cho đến Đặng Tiểu Bình về giai cấp, bạn thù..

Như đã trình bày ở trên, xã hội rất phức tạp thế mà Marx lại đơn giản chia ra hai giai cấp là tư sản và vô sản mà thôi : Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản" (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.1).[3]
Từ Marx, những người cộng sản có học hay vô học, cố ý hay vô tình nói không đúng lý thuyết của Marx. Họ làm như thế một là họ không đọc Marx, hai là họ muốn bịp quần chúng. Họ quan niệm rằng tư sản là nhà giàu, người có của cải, còn vô sản là người không có tài sản.

(1). Giai cấp tư sản (Bourgeoisie )

Trong Tuyên Ngôn của đảng Cộng sản (TNCS), Marx dùng cả hai danh từ tư bản và tư sản, coi như là một : Giai cấp tư sản, tức là tư bản mà lớn lên thì giai cấp vô sản . . . cũng phát triển theo. .(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.9)"[4]

+.Giai cấp tư sản từ đâu ra?


Trong TNCS, Marx cho rẳng giai cấp này là cư dân ở thành thi. Từ những nông nô thời trung cổ, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 1) [5]

+. Giai cấp tư sản là gì?

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng tư sản là nhà giàu, là người có tài sản. Nhưng Marx không nghĩ thế. Tư sản hay tư bản theo Marx là những nhà công nghệ hiện đại, những nhà tư bản nổi lên trong thồi kỳ cách mạng kỹ nghệ ở thế kỷ 19; không phải là những thương gia, nông gia giàu.
Trong TNCS, Marx và Engels không định nghĩa thế nào là giai cấp tư sản. Các tác giả chỉ nói sơ lược. Nhưng sau này, Engels ghi chú rằng:
"Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê.(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I)."[6]
Nếu theo định nghĩa trên, Nga, Trung Quốc, Việt Nam chưa tiến lên tư bản chủ nghĩa. Một số công nghệ Việt Nam thời Pháp thuộc là người Pháp làm chủ, và số hãng xưởng cũng chỉ ít ỏi. Ngoài ra là những xưởng thủ công nghiệp, không phải là chủ nhân của những hãng xưởng lớn.Lại nữa, chúng ta nên phân biệt. Có hãng, xưởng vốn hàng triệu Mỹ kim, có những hãng xưởng dùng máy móc tầm thường, vốn vài chục ngàn hay vài trăm ngàn thôi.

+. Các loại tư sản:
Sau này, người cộng sản phân biệt hai loại là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Một tài liệu của cộng sản viết như sau:
" Ở những nước thuộc địa và phụ thuộc, giai cấp tư sản bao gồm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn bó với đế quốc bên ngoài, thường có thái độ ngả theo chủ nghĩa đế quốc, chống lại phong trào yêu nước và dân chủ trong nước. Tầng lớp tư sản dân tộc, nói chung có tinh thần yêu nước. Do bị sự chèn ép của đế quốc bên ngoài và phản động trong nước, tầng lớp này, nhất là bộ phận tư sản nhỏ và vừa cũng tham gia phong trào chống đế quốc và phong kiến, đi cùng nhân dân lao động trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân ".

+TƯ SẢN MẠI BẢN
Tự điển Wikipedia định nghĩa : Tư sản mại bản (tiếng Anh: comprador hoặc comprador bourgeoisie; gốc latinh: comparātor có nghĩa là "người mua") là thuật ngữ gắn với chủ nghĩa Marx để chỉ những cá nhân hoặc nhóm thương gia làm trung gian với các thế lực nước ngoài buôn bán tài nguyên, quyền lợi của nhân dân quốc gia để thủ lợi riêng. Tự họ không thể kinh doanh làm giàu theo phương cách tư bản. Họ cần dựa vào thế lực của đế quốc bên ngoài để làm giàu. Tư sản nói chung là hình thức kinh tế buôn bán riêng tư, làm lợi, gây tài sản cho riêng mình. Xu hướng sinh hoạt kinh tế này đi ngược lại với đường hướng của chủ nghĩa cộng sản. Mại bản là đem lợi ích của quốc gia bản xứ, nhân dân bản xứ để đánh đổi với thế lực nước ngoài lấy lợi tức riêng. Cụm từ tư sản mại bản do đó có tính cách cáo buộc - và chỉ có ý nghiã khi dùng trong khuôn khổ cách mạng cộng sản.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa Tư sản mại bản là " bộ phận thoả hiệp của giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm trung gian giữa tư bản nước ngoài và thị trường trong nước, gắn chặt lợi ích của mình với lợi ích của tư bản nước ngoài, thực chất là làm tay sai cho các thế lực đế quốc bóc lột nước mình. TSMB một mặt cấu kết chặt chẽ với tư bản nước ngoài, mặt khác cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến phản động trong nước để bóc lột nhân dân lao động, duy trì địa vị và lợi ích của mình. Vì vậy, TSMB cũng là đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ở Việt Nam, TSMB xuất hiện dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, đã hoàn toàn xoá bỏ về mặt chính trị và kinh tế sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Bắc (1954) và trên cả nước (1975)..."

Tạp chí Văn hóa Doanh nhân
"...khái niệm mà các văn kiện chính trị thường hay nhắc đến như một thành phần xã hội mang yếu tố phản động trong cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo. Chỉ ở giai đoạn sau của lịch sử, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam sau 1954 mới hình thành tầng lớp mại bản ăn theo cuộc chiến tranh của Mỹ..." Trong khoảng năm 1977, hai năm sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất Việt Nam, chính quyền cộng sản dấy động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần tư sản mại bản tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Việt Nam - phần lớn là các thương gia gốc Hoa.

Nhiều gia đình bị lục soát, tài sản bị tịch thâu, có khi bị bắt dẫn ra ngoài đường bêu xấu trước công chúng. Có một số gia đình làm ăn lương thiện nhưng tương đối giàu có, bị hàng xóm ghen ghét tố bậy cho công an vào tra xét đủ điều. Đôi khi, ngay cả những người có công với cách mạng cộng sản cũng bị tố cáo chỉ vì họ có tí của cải. Những thành phần này bị cáo buộc những tội ác với nhân dân đại khái như sau: Buôn bán với đế quốc Mỹ và chính quyền Ngụy làm giàu bằng cách nhập cảng, phát hành tài liệu đồi trụy ru ngủ nhân dân Nhập cảng súng đạn và nhu liệu quân sự chống lại nhân dân Đầu cơ tích trữ, tạo lũng đọan kinh tế của nhà nước Sau cách mạng, vẫn ngoan cố dụ dỗ, đầu độc các cán bộ nhà nước làm ăn bất hợp pháp Trong thời gian vài năm sau đó, những gia đình gốc Hoa này tổ chức vượt biển hàng loạt trốn sang nước ngoài, phần lớn với sự hỗ trợ ngầm của Chính phủ Việt Nam - gọi là "vượt biên bán chính thức


+TƯ SẢN DÂN TỘC:
Tự Điển Bách Khoa Việt Nam viết:
một bộ phận của giai cấp tư sản ở các nước kém phát triển, đang hoặc đã từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc có tinh thần dân tộc, quan tâm đến sự phát triển độc lập về kinh tế và chính trị của đất nước, khác với tư sản mại bản. TSDT, xét về mặt bản chất xã hội, có hai mặt; điều đó đặc biệt bộc lộ rõ sau khi giành được độc lập dân tộc.

Một mặt, họ chịu ách thống trị của các tổ chức độc quyền đế quốc, mặt khác, chính họ là người bóc lột nhân dân lao động trong nước. Ở một số nước, TSDT là lực lượng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng dân tộc. Tuy nhiên, bản chất hai mặt của họ đã dẫn họ đến khuynh hướng thoả hiệp, không dám tiến hành các cuộc cách mạng và cải cách triệt để. Sự ra đời, phát triển của giai cấp tư sản dân tộc và vai trò lịch sử của nó phụ thuộc rất lớn vào tiến trình lịch sử của mỗi nước và bối cảnh quốc tế. Ở Việt Nam, TSDT bắt đầu xuất hiện và hình thành song song với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.


Vốn có ý thức dân tộc, họ đã đứng ra thành lập các xí nghiệp, công ti, hội buôn kinh doanh độc lập, với mưu đồ phát triển tiềm lực kinh tế đất nước, cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Nhưng là một đứa con sinh sau đẻ muộn của chế độ thực dân yếu ớt về mọi mặt, họ nhanh chóng bị các thế lực tư bản chính quốc chèn ép và chi phối, chỉ tồn tại được trong sự lệ thuộc nặng nề vào tư bản chính quốc. Về mặt chính trị, giai cấp TSDT Việt Nam đã có một vị trí nhất định trên vũ đài chính trị vào những năm 1920. Nhưng cũng như trong kinh tế, vai trò chính trị của họ với tư cách là ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cùng với sự thất bại của cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (1930) và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng. Nhưng trong thực tế, tư sản nào cũng bị cộng sản giết chết, ngay cả những người theo cộng sản , nuôi nấng cộng sản như bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên.

Người cộng sản lại chia ra hai loại là tư sản và tiểu tư sản

+TIỂU TƯ SẢN

Giai cấp trung gian giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, có chút ít tư liệu sản xuất hoặc tài sản, như tiểu thương, trung nông.


Tự điển Bách Khoa Việt Nam:
giai cấp trung gian bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau như tiểu nông và bộ phận trung nông lớp dưới, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức nhỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Đứng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giai cấp tư sản dễ dao động, thường xuyên bị phân hoá và phần lớn bị phá sản, trở nên gần gũi với hàng ngũ những người vô sản. Do đó, giai cấp vô sản cách mạng có khả năng liên minh với họ trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột và giải phóng xã hội. Ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phụ thuộc, giai cấp tư sản cũng bị đế quốc phong kiến, tư sản mại bản và tư sản dân tộc chèn ép, bóc lột, nên dễ dàng đi cùng giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh tự giải phóng, trong cách mạng dân tộc - dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 

 
­Người cộng sản thường không có cảm tình với hạng tiểu tư sản. Cộng sản cho trí thức là tiểu tư sản, trí thức không bằng cục phân, trí thức là phản động (Trí phú địa hào; đào tận gốc, trốc tận rễ." Mặc dầu một số trí thưc theo cộng sản, nhưng cộng sản hành hạ họ, bắt họ quỳ lạy tung hô.
Quan niệm này là giáo điều, sai lầm vì xưa nay, đa số trí thức là nghèo, đa số trí thức đã chống Nguyên, Minh,Thanh và thực dân Pháp. Cộng sản ghét trí thức vì trí thức có chút hiểu biết, không thể lừa dối Ngoài ra, một số trí thức cương trực, không đầu hàng bạo lực.Marx đã sai lầm khi coi khinh nông dân, thương gia và các giai cấp khác mà chỉ chú trọng công nhân. Mao Trạch Đông đã nhận thấy sai lầm này nên ông đề cao công lẫn nông.

(2). CÁC GIAI CẤP KHÁC

+ Giai cấp trung đẳng hay vô sản?
Trong TNCS, Marx cũng đề cập đến các giai cấp khác và đồng hóa với vô sản:

Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.11).[7]

Nhưng ở đoạn sau, ông lại xếp họ vào hạng trung đẳng, không phải tư sản, cũng không phải vô sản:

Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 14).[8]

Nói chung, theo quan điểm cộng sản, trí thức, nông dân, thợ thủ công, thương gia và tiểu thương đều là kẻ lưng chừng, không đáng tin cậy.

+ Giai cấp vô sản lưu manh

Marx không giải thích vô sản lưu manh là gì, ông chỉ nói tổng quát và mơ hồ.

Còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 14).[9]

Ngày nay, tự điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa vô sản lưu manh là tầng lớp gồm những kẻ hành khất, du đãng, vô gia cư, trộm cắp, gái điếm, vv. Vô sản lưu manh là những phần tử bị loại ra ngoài giai cấp, không có giai cấp tính, sống ở nấc thang dưới cùng của xã hội có giai cấp. Trong xã hội tư bản, nạn thất nghiệp kinh niên cùng với quá trình bần cùng hoá nhân dân lao động là những căn nguyên cơ bản hình thành tầng lớp vô sản lưu manh Do không có tính giai cấp nên vô sản lưu manh không thể đấu tranh chính trị có tổ chức. Giai cấp tư sản thường lợi dụng tình cảnh khó khăn về vật chất cùng bản chất vô chính trị của vô sản lưu manh để thu hút họ vào hàng ngũ những kẻ phá hoại bãi công, tham gia các vụ khủng bố chính trị. Chỉ khi nào loại bỏ được những căn nguyên nêu trên thì mới có thể thanh toán được vô sản lưu manh trong xã hội.

Định nghĩa trên không đề cập đến nạn đĩ diếm, trộm cướp trong xã hội cộng sản, làm như chỉ có xã hội tư bản mới có vô sản lưu manh.
Trước đây cộng sản kêu gọi những hạng lưu manh đi theo cộng sản, tin tưởng cộng sản. Cô gái trên sông Hương của Tố Hữu, bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là những vô sản lưu manh được cộng sản ve vuốt và tin dùng. Cộng sản và các nhà thơ văn xã hội cũng kết án quân chủ và tư bản, tham ô, bóc lột cho nên làm cho dân chúng đi vào bước đường cùng. Nhưng trong chế độ cộng sản, hạng vô sản lưu manh cũng khá nhiều. Cộng sản có giải quyết được những vấn đề xã hội này không?

+. Giai cấp vô sản, ngươi là ai?

Theo quan điểm thông thường, người ta phân ra các loại sau:
+giai cấp lao động: nói chung các loại lao động chân tay, trí thức. Về lao động chân tay thì có thợ
thuyền, nông dân, buôn thúng bán bưng, những người làm thuê.. .
+Công nhân: chỉ người thợ
+ Vô sản: tất cả người không có tài sản trong đó có trí thức nghèo, nông gia, và lao động các loại.
Và trong các từ điển, người ta có những quan điểm khác nhau.
Vikitionary: vô sản
  1. Người thuộc giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản (nói khái quát).
  2. Người lao động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê và bị bóc lột, nói chung.
    Cố nông là những người vô sản ở nông thôn.
    >> <A HREF="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/click_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"> <IMG SRC="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/adstream_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"></a> <A HREF="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/click_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"> <IMG SRC="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/adstream_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"></a>
Trong TNCS, Marx và Engels không nói rõ , không phân biệt rõ ràng, coi vô sản và công nhân làm một. Sau này, Engels chú thích rằng :"Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. (Chú thích của Engels cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888)
Engels trong tác phẩm Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản in năm 1847 mới là đầy đủ:

"Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào , đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ , sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động , tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn , vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi ."[10]
Định nghĩa của Lenin cũng khá rõ: " Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao , là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại . (Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin , t.364).

Theo định nghĩa của Engels trong Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản và của Lenin, chúng ta thấy rõ rệt hai loại:
+Vô sản: dân nghèo bán sức lao động, không sống bằng lợi nhuận tư bản.
+Công nhân cũng là vô sản nhưng có trình độ công nghiệp cao và làm trong các hãng xưởng tư bản.


Tự điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam định nghĩa như sau:
GIAI CẤP CÔNG NHÂN: giai cấp không có tư liệu sản xuất (cho nên gọi là giai cấp vô sản) làm thuê cho nhà tư bản và trực tiếp bị nhà tư bản bóc lột. Hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thế kỉ 16 (công nhân các công trường thủ công cũng gọi là tiền vô sản). Sau cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19), trở thành GCCN công nghiệp, tức giai cấp vô sản hiện đại, mà hạt nhân là công nhân nhà máy, hầm mỏ, rồi đến công nhân xây dựng, vận tải.

Tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quy mô của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, GCCN tăng về số lượng; đồng thời, quá trình cơ khí hoá và hiện nay là tự động hoá sản xuất lại giảm tương đối số lao động chân tay và tăng số lao động có kĩ thuật. Điều kiện sống của GCCN phụ thuộc vào điều kiện bán sức lao động. Là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản, nhưng lại bị bần cùng hoá và thường xuyên bị nạn thất nghiệp đe doạ.


Vì vậy, GCCN đã tự phát đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác và đưa đảng của GCCN lãnh đạo, GCCN từ giai cấp "tự mình" trở thành giai cấp "vì mình", từ đấu tranh kinh tế tiến lên đấu tranh chính trị nhằm giành chính quyền và dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới, không còn áp bức, bóc lột. GCCN là giai cấp cách mạng nhất trong xã hội. Sứ mạng lịch sử của nó là thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

GCCN là động lực chính trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, và trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, GCCN với đội tiên phong của mình là đảng cộng sản, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của nhân dân, xây dựng nền chuyên chính vô sản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện bình đẳng, dân chủ và công bằng xã hội.

Trong chủ nghĩa xã hội, GCCN là giai cấp lãnh đạo chính quyền, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm vững chắc nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội.

Trước đây, cộng sản muốn dụ dỗ dân chúng theo họ, họ bảo rằng giai cấp thợ thuyền, những người nghèo, những người lao động là giai cấp vô sản. Nhưng sau khi nắm quyền hành, phân định mâm cao, mâm thấp, những dân quê nghèo, những thợ mộc, thợ nề, thợ tiện, thợ thủ công, làm nghệ tự do, không thuộc hãng xưởng tư bản, thì mới biết họ không phải là công nhân, không phải là vô sản, không phải là giai cấp lãnh đạo.

Sau khi cướp chính quyền, cộng sản lại phân biệt hai loại công nhân: công nhân tư bản và công nhân cộng sản.
"Trong giai đoạn hiện nay , giai cấp công nhân đã có những biến đổi mới :"Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định , hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại , với nhịp độ phát triển của của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao , là lực lượng sản xuất cơ bản , tiên phong , trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất , tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội ; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội .

Ở các nước tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giái trị thặng dư ; ở các nước xã hội chủ nghĩa , họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ. " (Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin , t.366)


III. PHÊ PHÁN CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH GIAI CẤP


1 .ĐẶC TÍNH CÁC GIAI CẤP

Theo thiển kiến, giai cấp có hai đặc tính:
+ Không chính xác.
Chưa có một tài liệu nào cho biết có bao nhiêu tiền bạc thì gọi là tư sản, và tiểu tư sản. Tại Việt Nam, những người bị gọi là trí thức tiểu tư sản phần đông là người nghèo, và những người cha ông làm đại thần trong triều nhưng đến đời họ thì nghèo xác xơ. Vậy họ là giai cấp thống trị hay giai cấp bị trị?
Nói tóm lại, giai cấp, giàu, nghèo, xấu đẹp là những từ ngữ rất mơ hồ, phức tạp, chúng ta viết tiểu thuyết, làm thơ thì đuợc nhưng đem áp dụng vào chính trị để phân biệt bạn thù thì rất nguy hiểm, hoặc đem vào phê bình văn học lại càng sai lạc vì bản chất không rõ ràng của giai cấp. Trong giai cấp phong kiến, vua là giai cấp thống trị, bách quan là giai cấp bị trị. Trong một huyện, quan huyện là giai cấp thống trị, còn các thầy thừa thì thuộc giai cấp bị trị, nhưng khi ra ngoài quần chúng, các thầy đề lại là giai cấp thống trị. Người có một triệu thì giàu hơn người có mười vạn, nhưng người có một ngàn lại được coi là giàu hơn kẻ chỉ có một xu. Vậy ai giàu? Ai nghèo, ai tư sản, ai vô sản?

+ Biến đổi:
Ở Ấn Độ, giai cấp có tính cách bền vững, cố định, truyền tử lưu tôn, và có tính cách tôn giáo. Còn các xã hội, giàu nghèo, sang hèn, tất cả theo sư biến dịch của lịch sử mà thay đổi.Tục ngữ Việt Nam nói về sự biến đổi giai cấp như :
+" Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời!"
+ Trời làm một trân gió trăng,
Ông lộn xuống thằng, thằng trở nên ông."
Ông kỹ sư có việc làm tốt, ông thuộc trung lưu, hay ông tỷ phú thuộc thượng lưu nhưng khi họ thất nghiệp, tán gia bại sản thì họ trở thành vô sản.

Dẫu sao, có hai khuynh hướng chính về giai cấp. Đó là khuynh hướng cộng sản và phi cộng sản.
Trong khi cộng sản chú trọng về danh từ giai cấp thì các nhà nghiên cứu phi cộng sản chú trọng về nghề nghiệp và lợi tức. Thí dụ: người thợ nề, thợ hàn, thợ mộc. Họ có thể là giai cấp lao động vì họ đem sức lao động để nuôi thân và nuôi gia đình, họ không mua sức lao động của ai. Nhưng họ cũng có thể là giai cấp tiểu tư sản hay tư sản vì họ chia sẻ công việc cho các thợ bạn hay họ là chủ một hãng, xưởng.

Việc phân định giai cấp theo cộng sản là cứng ngắc, giáo điều và máy móc. Việc phân chia làm ba giai cấp: giàu, trung và nghèo thì rất đơn giản, nhưng đi sâu thì rất khó khăn. Nhiều khi các chủ nhân ông hãng xưởng có thể có lợi tức kém hơn một công nhân vì thua lỗ, nợ nần. Một ông bác sĩ, kỹ sư có thể ít lợi tức hơn một ông thợ điện, thợ hàn xì. Ngay cùng một giai cấp, như công nhân thì có công nhân văn phòng và công nhân lao động, công nhân có học hay vô học, công nhân có tay nghề và công nhân.
Bản chất giai cấp là không vững chắc, và không rõ ràng. Áp dụng Marx với lòng hận thù và đấu tranh giai cấp trong những nước nghèo rõ ràng là một cuộc khủng bố và diệt chủng. Tội ác khởi đầu từ Marx.

2. LỊCH SỬ LÀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH GIAI CẤP?

Câu đầu tiên của Marx và Engels Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp là một sự xác định mạnh mẽ nhưng không hoàn toàn đúng. Từ khi khai thiên lập địa con người chưa có giai cấp . Chúng ta có thể nói ban sơ, xã hội con người cũng giống xã hội loài vật không có giai cấp.

Nếu có sự phân chia là phân chia giới tính, già trẻ và mạnh yếu. Ở đây có sự tranh đấu giữa mạnh và yếu là chính. Cọng thêm nữa là đấu tranh giữa thiện và ác. Phải sau khi thành lập cộng đồng, tạo lập xã hội, lúc đó mới có giai cấp trên dưới, kẻ cai trị, người bị trị. Nhưng sau giai đoạn này, tất cả cuộc chiến đều không chỉ là đấu tranh giai cấp. Anh em tranh đấu nhau, cha con xâu xé nhau, bộ lạc mạnh ức hiếp bộ lạc yếu, nước lớn chiếm nước nhỏ không phải là đấu tranh giai cấp. Cuộc thánh chiến thời trung cổ không phải là đấu tranh giai cấp. Napoléon và Hitler chiếm các nước, là cuộc chiến tranh giữa nước mạnh và nước yếu, không phải là đấu tranh giai cấp. Hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau là cuộc đấu tranh của hai vị chúa, của hai giòng họ, không phải đấu tranh giai cấp. Cuộc chiến giữa Liên Xô và Trung Quốc trước đây về biên giới , và cuộc chiến Việt Trung năm 1979 , và việc Việt Nam đánh Cao Miên không có phải là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư bản và vô sản mà là cuộc chiến tranh giữa hai đồng chí anh em cùng thuộc giai cấp vô sản. Nguỳễn Duy[11 ] có câu thơ châm biếm về cuộc chiến Việt Trung:
A. Q. túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua (Lạng sơn 1989)

3. THỜI PHÁP THUỘC NƯỚC TA CÓ GIAI CẤP TƯ BẢN VÀ VÔ SẢN?

Trong thời Pháp đô hộ, giai cấp tư sản Việt Nam rất hiếm hoi. Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, tư bản Pháp đầu tư kiếm lợi nhuận vì nhân công Việt Nam rẻ. Pháp chỉ coi Việt Nam là nơi tiêu thụ hàng hóa cho nên công nghiệp không phát triển. Bên cạnh Pháp, có người Trung Quốc chiếm giữ vai trò quan trọng trong lãnh vực thương mãi hơn là công nghệ. Tại Bắc Kỳ có Bạch Thái Bưởi nhưng rồi cũng thất bại. Tại Nam Kỳ có bốn cự phú "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định" nhưng chúng ta không rõ có mấy ông là tư bản.

Nói chung, tư bản nước ta chưa phát triển. Còn về giai cấp công nhân, lực lương cũng non yếu. Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (11b)  Theo Nguyễn Thế Anh [12], lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:


1905
1930
1938
Công nhân mỏ
5.000
53.240
54.950
Công nhân kỹ nghệ và thương mãi
12.000
86.624
61.025
Công nhân nông nghiệp

81.188
70.000
Tổng số

221. 052
185.975


Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, 1970, 256).

Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản như Marx quan niệm.
Chính Engels cũng thừa nhận lúc bấy giờ giai cấp tư sản và vô sản rất it ỏi, hai giai cấp này chỉ có ở Anh:
 Nhưng lúc bấy giờ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cùng với nó là sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, còn chưa phát triển mấy. Đại công nghiệp, vừa mới xuất hiện ở Anh, thì ở Pháp còn chưa có. Nhưng chỉ có đại công nghiệp mới phát triển, một mặt những sự xung đột khiến cho một cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất trở thành một sự cần thiết cấp bách..(11c)

Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn.
Về con số thì quá ít mà về ý chí tranh đấu cũng không có. Chính giai cấp tiểu tư sản, hay nói đúng hơn giai cấp trí thức đã kích thích, xúi dục thợ thuyền đứng lên tranh đấu. Bọn trí thức và con quan lại đã dùng công nông làm lực lượng quân sự mà chiếm quyền. Họ cũng dùng chiêu bài dân tộc để kêu gọi quần chúng. Cộng sản chỉ thành công tại các nước nghèo đói và bị thực dân cai trị. Còn tại các nước văn minh , giàu mạnh, công nhân thờ ơ với chủ thuyết cộng sản.

Nói tóm lại, tại Á Đông, tư sản và vô sản đều chưa có, mâu thuẫn không sâu sắc như Marx đã nghĩ. Tư sản và vô sản chỉ là những bong bóng do cộng sản thổi to lên để cho họ thủ lợi. Một khi tư bản không có, vô sản chưa phát triển thì cuộc đấu tranh giai cấp là hoang tưởng. Cộng sản thành công là đã lợi dụng lòng yêu nước, sự ngây thơ của quần chúng nghèo khổ để tạo sức mạnh cho họ.

Như trên đã trình bày, giai cấp công nhân tại Á châu, nhất là tại Việt Nam thời Pháp thuộc là thiểu số. Cuộc tranh đấu của cộng sản là lực lượng thiểu số phục vụ thiểu số, không phải là cuộc tranh đấu của đa số phục vụ đa số nhân dân như Marx nói trong TNCS.

4. CỘNG SẢN & VÔ SẢN

(1). Tại sao cộng sản đề cao vô sản?đề cao công nhân?

Như đã trình bày, giai cấp tư bản và giai cấp vô sản ở Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc Việt nam chưa xuất hiện trước biến cố 1917 .Thế mà Marx lại ca tụng là tại sao?
Thật ra Marx chỉ đề cao công nhân ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Đức, Ý mà thôi, còn Nga, Trung Quốc chưa có giai cấp vô sản, đa số nhân dân là nông dân cho nên đôi mắt của Marx chưa chú ý đến phương Đông lạc hậu. Ông đề cao công nhân vì ông hy vọng họ sẽ thay thế giai cấp tư bản sản xuất của cải nhiều gấp bội chế độ tư bản.

Mục đích của ông cũng như của Lenin, Stalin ca ngợi công nhân vì giai cấp công nhân sẽ theo họ, chiến đấu cho họ. Trong khi các cuộc cách mạng khác cần sự hỗ trợ toàn dân, những lãnh đạo phe Marx chỉ tin cậy công nhân, coi khinh mọi tầng lớp khác. Và cũng để lấy lòng công nhân, và gây căm thù trong xã hội, Marx đưa ra lý thuyết đấu tranh giai cấp, truất phế vai trò tư sản trong xã hội và trong sản xuất, đưa công nhân lên lãnh đạo đất nước và lãnh đạo kinh tế, chính trị.
Như vậy, Marx viết Tuyên ngôn đảng cộng sản là có dụng ý chính trị.

(2). Ai lãnh đạo?

Cộng sản luôn luôn nói công nhân là giai cấp lãnh đạo, có thực như vậy không?
+Trước tiên, ta xét về lý thuyết. Một mặt, Marx đốc thúc giai cấp công nhân lật đổ giai cấp tư sản, và trở thành giai cấp thống trị ( TNCS, I, 11,14). Nhưng trong phần I, và IV, Marx lại bảo rằng đảng cộng sản giáo dục giai cấp công nhân, đại diện giai cấp vô sản.Vậy ai thống tri?

Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.[..]. Nhưng không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. . (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN IV , 1) [13]

Như vậy, trong thâm tâm Marx, công nhân chỉ là giai cấp bị đảng cộng sản lợi dụng, giai cấp công nhân là bình phong, là tay sai của đảng cộng sản.
+ Về phương diện thực tế, ta thử xem lý lịch của các nhà lãnh đạo cộng sản .Marx, Engels, Lenin, Trotsky, Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Hồ Chí Minh, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh, Pol Pot. . .
Điều này cho ta thấy rõ những lãnh tụ ban đầu là là trí thức, con nhà tư sản, điền chủ hoặc tiểu tư sản, hoặc quan lại. . . Thế nhưng lý lịch của họ là công nhân vì họ mạo nhận để tuyên truyền và để lừa dối.Họ len lỏi vào hàng ngũ công nhân kich động và tổ chức đình công biểu tình. Sau họ cũng cho một số công nhân và vô sản gia nhập để tiện lợi cho việc tuyên truyền như Trần Quốc Hoàn, Đỗ Mười. . . Bác Hồ làm bồi tàu, làm thợ sửa ảnh, bác Đỗ Mười thiến heo, Trần Quốc Hoàn vô sản lưu manh không phải là công nhân vô sản như định nghĩa của Marx và Engels.

Và điều này cũng cho chúng ta thấy những từ ngữ, những khẩu hiệu như giai cấp công nhân tiên tiến, giai cấp công nhân lãnh đạo chỉ là những lời không thật.
Sau khi cướp chính quyền, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đưa những người ngu dốt lên nắm chính quyền ở xã thôn và các công trường, nông trường. Họ cũng là nông dân vì Liên Xô, Trung Hoa, Việt Nam đa số dân là nông dân nhưng họ khai là công nhân cho hợp thời trang, cho hợp sở thích của lãnh tụ. Đây là một thời kỳ đen tối, các trí thức phải giấu bằng cấp, che giấu thân phận giàu sang, quý phái, phải học cách ăn nói của dân lao động để được sống an ổn trong vòng tay cộng sản.


Cộng sản là một tổ chức của một bọn tham tàn, mượn danh công nhân ,vô sản để phục vụ cho tham vọng của họ.Họ hành động cho phe phái của họ, cho bản thân họ, họ không quan tâm đến giai cấp vô sản, đến dân tộc.

IV . ĐẤU TRANH GIAI CẤP & CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 

Chủ trương đấu tranh giai cấp tại Việt Nam đã đưa đến việc tàn phá nhiều lãnh vực xã hội. Ở đây, tôi chỉ trình bày về CCRĐ, còn các mặt khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại sẽ được trình bày ở các chương sau.

1.Mục đích

Cải cách Ruộng Đất là một chính sách xuyên suốt Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. CCRĐ có nhiều mục đích.
+Mục đích thứ nhất là cộng sản muốn cướp tài sản nhân dân theo chủ trương bãi bỏ tư hữu, tập trung tài sản nhân dân vào tay chúng.
+Mục đích thứ hai là theo chủ trương đấu tranh giai cấp, tiêu diệt trí thức và các giai cấp trung lưu.
Họ dùng vô sản củng cố quyền lực. Giai cấp thợ thuyền tại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam chưa có thì họ dùng nông dân, đưa họ vào đảng, giao cho họ chính quyền các cấp, mượn tay nông dân tiêu diệt những ai mà họ nghi ngờ chống họ trong tương lai.
+Mục đích thứ ba là khủng bố toàn dân, kể cả công nhân, nông dân và vô sản nói chung.

Đấu tranh giai cấp, bài đế phản phong chẳng qua là những cái nhãn hiệu, những khẩu hiệu để che đậy mục đích chính của cộng sản mà Marx đã nói rõ trong TNCS, vấn đề chính của CS là bãi bỏ tư hữu. Đấu tranh giai cấp chỉ là một cuộc khủng bố tòan dân, trước tiên là những nạn nhân được gán tội địa chủ, tư sản. Nhưng tư sản là ai? Địa chủ là ai?
Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra những hình ảnh và sự kiện của Cải Cách Ruộng Đất Việt Nam trong giai đoạn 1952-1956.

Cải cách ruộng đất ai cũng tưởng là lấy ruộng nhà giàu chia cho nhà nghèo, ai ngờ đâu những cán bộ thoát ly, những trung đoàn trường, sư đoàn trưởng, những bí thư huyện tỉnh lại bị giao về chịu tội chung với cha mẹ! Người dân cứ tưởng phải có ruộng hàng trăm, hàng ngàn mẫu là điạ chủ có ai ngờ đâu một trung nông hay phú nông đã phá sản, chỉ còn vài sào hương hỏa, đã suốt đời theo đảng mà bị kết tội địa chủ! . Cải cách ruộng đất không phải giết địa chủ mà là giết dân lành.

2. Khởi nguyên

Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc"

. Lenin, Stalin đã theo chủ trương của Marx mà thi hành cải cách ruộng đất. Sau 1917, Nga bắt đầu thực thi Cải cách ruộng đất, lấy ruộng nhà giàu chia cho nhà nghèo, sau đó bắt tất cả nông dân làm nô lệ trong các nông trường. Năm 1947- 1949, Mao bắt đầu công cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Mao đã đưa một số cán bộ sang Liên Xô học tập.

Nguyễn Minh Cần (14) nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nay sống tại Nga, viết về nguyên do CCRD tại Việt Nam.:
Xuất phát từ đâu mà trận bão táp ghê rợn đó đã tràn đến cái xứ sở đau thương này? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đã gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đã nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ý nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để “bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động”, nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là “giải phóng”. Sau khi về nước, ông Hồ đã cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức. Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đã mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam – tổng cố vấn là La Quý Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng hoà .Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, còn đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền... 

3. Chuẩn bị

Để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị , Trung ương (TW ) Đảng thực hiện “cuộc chỉnh huấn” trong Đảng và “cuộc chỉnh quân” trong quân đội, theo đúng mẫu mã “cuộc chỉnh phong” của CS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi. Ngoài ra, ông Hồ còn cử 48.818 cán bộ sang Trung Quốc học cách đấu tố (Wikipedia).

Về mặt pháp luật, tháng 11 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua dự luật cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất"

Về mặt tổ chức, BCT TW đã thành lập Uỷ ban CCRĐ Trung ương (UBCCRĐTW), gồm có Trường Chinh, Tổng bí thư ĐLĐVN làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là Hoàng Quốc Việt, uỷ viên BCT và Lê Văn Lương, uỷ viên BCT, còn uỷ viên thường trực là Hồ Viết Thắng, uỷ viên TW Đảng.Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)



Dưới UBCCRĐTW là các đoàn CCRĐ, dưới các đoàn là các đội CCRĐ.
Mỗi tỉnh gồm có 10 “đoàn”, mỗi đoàn có ít nhất 100 đoàn viên được đặt dưới quyền của một “đoàn trưởng”. Chức vụ của vị nầy tương đương với chức vụ một bí thư tỉnh. Đoàn trưởng trực tiếp nhận lệnh của “trung ương”, không thông qua trung gian của cán bộ đảng hay nhà nước của tỉnh.
Đoàn được phân chia ra thành “đội”, mỗi đội gồm có 6 hoặc 7 đội viên. Đoàn trưởng được tuyển chọn trong số các “bần nông” hay các “bần cố nông” đã được tham gia đợt “thí nghiệm” cải cách ruộng đất trong những năm 1952-1953.

Sự kiện này cho thấy ông Hồ chỉ là tay sai của Nga Tàu, ông cúi đầu thi hành mệnh lệnh của Nga Tàu mà không hề có ý kiến phản bác vì chính ông và đảng cộng sản Việt Nam đâu có độc lập, tự do! Ông chửi Bảo Đại, Ngô Đình Diệm theo Pháp, theo Mỹ thì ông cũng làm tay sai cho Nga, Tàu thế thôi! Trong đảng cộng sản Việt Nam đã có những quan thái thú của Đệ tam quốc tế và đại diện của Nga, Tàu hiện diện, họ chỉ chuyển mệnh lệnh cho ông Hồ là đủ, thế mà họ phải triệu Hồ Chí Minh sang Mac Tu Khoa nhận chỉ thị của Stalin và Mao, và khi về, ông Hồ lại mời cả tướng lãnh và đại thần Trung Quốc sang thị sát. Không những thế, Trung cộng còn cử từng đoàn cán bộ trực tiếp lãnh đạo tại một số địa phương miền Bắc. Những việc này cho thấy Liên Xô, Trung Qưốc coi Việt Nam như một chư hầu, và muốn gấp rút cướp vàng bạc, cổ vật của nhân dân Việt Nam, và nhuộm đỏ đất nước Việt Nam.

3. Kỹ thuật đấu tố

Cộng sản Liên Xô theo đường lối cách mạng bạo lực và vô sản chuyên chính cho nên đối với dân lành chúng cũng không nương tay. Nguyễn Minh Cần viết:
ĐCS coi CCRĐ là “ một cuộc cách mạng long trời lở đất”, cho nên cần phải “phóng tay phát động quần chúng” để thực hiện, có nghĩa là phải làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù có những hành động quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ. [. . ]. ! Họ cao ngạo phê phán các cuộc CCRĐ hoà bình ở nhiều nước là cải lương chủ nghĩa, tư sản và phản cách mạng: vì tại các nước đó, chính quyền hạn định mức ruộng đất tối đa cho điền chủ được có, còn phần thừa thì nhà nước mua lại để chia cho người ít hay không có ruộng đất. Còn khi giải thích cho cán bộ mấy chữ “phóng tay phát động quần chúng” khó hiểu này, ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu sau: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được.

Hình như ông cũng khoái cái lối giải thích hóm hỉnh ấy, không nghĩ rằng cái tinh thần “quá đi một tí” sau này chính là mối hoạ lớn cho dân! Các đội, các đoàn CCRĐ được tung về nông thôn. Họ tung hoành gần như với quyền hạn không hạn chế, họ cảm thấy mình nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Cấp trên đã “phóng tay” cho họ và họ cũng tự “phóng tay”... Vì thế, trong dân gian thường nói “nhất đội, nhì Trời”, và các “anh đội” cũng khoái tai khi nghe như thế!
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=619

Trong các trận đánh, ngay cả trong CCRD, cộng sản cũng tập dượt rất chu đáo. Đóng kịch là việc phổ biến trong đảng cộng sản từ Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam cho đến Miên, Lào, Bắc Hàn. Nguyễn Minh Cần viết tiếp:
Chủ trương của UBCCRĐTW là trong các cuộc đấu địa chủ, nhất là địa chủ cường hào ác bá đều phải chuẩn bị rất chu đáo để ra “đấu trường” không được vấp váp. Thế là trước ngày đấu, mọi “rễ”, “chuỗi”, dân quân, công an, toà án, chủ tịch đoàn... đều phải “diễn tập” như thật, ai lên “đấu” trước, ai lên “đấu” sau, “tố” thế nào, xỉa xói ra sao, nói gì, khi nào người “tố” phải cảm động khóc lóc, khi nào người dân phải hô “đả đảo” (khi người bị “tố” không nhận tội...), lúc nào thì bắt địa chủ quỳ (quỳ là biểu hiện của sự “bị đánh gục”!), lúc nào thì “hoan hô” (khi toà tuyên án tử hình, tịch thu tài sản...). Chủ tịch đoàn những cuộc đấu lớn đều là “rễ”, “chuỗi”, cốt cán mới đào tạo trong vài tháng, nói năng ngượng nghịu, lúng ta lúng túng, điều khiển thế nào nổi, nên khi ra “đấu trường”, thường “anh đội”, “chị đội” phải ngồi sau lưng nhắc, như người nhắc tuồng (souffleur) ở rạp hát! Cũng có khi nhắc mãi không được, chủ tịch đoàn cuống lên, thì “anh đội” giật micro và điều khiển luôn. Tóm lại, một sự diễn kịch, một trò giả dối lố bịch, trắng trợn, mà không hề biết ngượng! Nhưng cái nguy hại chính là sự giả dối đó cứ thấm dần vào tiềm thức cán bộ và người dân, tạo nên một nếp sống giả dối vô đạo đức của nhiều người!

4. Quy định thành phần

 Quan trọng nhất là việc phân định thành phần. Theo Hoàng Văn Chí [15] trong "Từ Thực Dân Đến
Cộng Sản "đã nêu lên các thành phần mà cộng sản đã quy định theo tinh thần của Mac Lê, dưới áp lực của Trung quốc:
-Trung nông cứng: có 1 bò, 1 heo, 1 đàn gà.
-Trung nông vừa: 1 heo, 1 đàn gà.
-Địa chủ. Theo Trường Chinh [16], có ba loại địa chủ: địa chủ Việt gian phản động, địa chủ thường và địa chủ kháng chiến. Thực tế chỉ có một loại địa chủ Việt gian phản động (233).
Những quy định thành phần trên cũng không phải là khuôn mẫu cố định vì sau này cộng sản bắt người theo chỉ tiêu, và theo tỷ lệ 5% dân chúng bị quy là địa chủ. Và mỗi đợt CCRD lại gia tăng số nạn nhân. Như vậy đó là chính sách khủng bố, đưa chết chóc và sợ hãi đến tận các xóm làng!

Như trên đã trình bày, từ Marx những ý niệm về giai cấp rất mơ hồ nhưng lại là những lời kết tội nặng nề. Địa chủ hay địa chủ phong kiến chỉ là một nhãn hiệu mà cộng sản dán cho nông dân nhằm khủng bố toàn dân, bắt mọi tầng lớp phải cúi đầu làm nô lệ đảng cộng sản.
Pháp luật và chính sách của cộng sản là tùy tiện. Họ mở cuộc cải cách ban đầu, có lẽ thu được vàng bạc quá ít, họ mở thêm Cải Cách đợt hai, đợt ba, đôn phú nông, trung nông lên địa chủ cho đạt chỉ tiêu dù nạn nhân chỉ có vài sào ruộng .

Phú nông không được tham gia đấu tố, nhưng được hứa hẹn sẽ cho yên thân. Sự thực, ranh giới giữa địa chủ và phú nông, quả là huyền huyền ảo ảo, không một người nào có thể biết trước mình sẽ là địa chủ hay phú nông (224). Khoảng thời gian sau, một đội cải cách khác lại về, có cả cán bộ Trung Quốc đi theo, đòi hỏi nông dân phát hiện thêm địa chủ. Lúc này, phú nông, trung nông cứng trở thành địa chủ, trung nông thường trở thành phú nông. Tổng số địa chủ kỳ này đông gấp năm lần trước. Số người bị giết, tự tử, chết đói cũng tăng gấp khoảng năm lần (225).

5.Kết quả


 Nông dân được chia ruộng đất, tài sản địa chủ nhưng hầu hết là vô giá trị. Cái giá trị thì đã bị Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc mang đi. Theo chuyên viên Nga, V.P. Karamichev viết trong tạp chí Chăn Nuôi và Kinh Tế Nông Thôn tập V, 1957 của Nga cho biết:
CCRD tại Bắc Việt tịch thu 720.000 mẫu tây ruộng đất, 1,846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22 tấn thực phẩm. Tất cả chia cho 1.500.000 gia đình công nhân và nông dân (271).

Trường Chinh tuyên bố mỗi hộ sau CCRD được một mẫu tây, nhưng theo kết quả trên, mỗi hộ chỉ được khoảng 4000 thước vuông ruộng đất, trong đó có công điền là đất nông dân bao giờ cũng được xã thôn cấp phát. Lại nữa, con số trên không chính xác thì trong thuế nông nghiệp, công sản đã ép dân khai gấp lên ba, bốn lần. Còn nông cụ thì mỗi hộ được một cái, không hiểu là cuốc, xẻng hay liềm, hái, rỗ? Còn về gia súc, mười mấy gia đình mới được một con gà hay con chó? Tài liệu của Karamichev lạc quan nhất. Theo thông báo của ban CCRD nói về vùng ngoại ô Hà Nội, là vùng giàu ở đất Bắc, thì tịch thu , trưng thu, trưng mua 20.482 mẫu ta ruộng, 511 trâu bò, 6.156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. . . 24.600 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm 98.000 nhân khẩu, đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8thước, và mỗi trung nông 2 sào 13 thước[17] (273).

Theo tài liệu trên, ngoại thành Hà Nội :
-1.032 nhà bị tịch thu, tức là 1032 gia đình địa chủ. So với 24.690 hộ nông dân, ta thấy con số địa chủ được quy định từ 4 đến 5% số dân chúng. So với số ruộng đất bị tịch thu, mỗi gia đình địa chủ chỉ có trung bình 7.000 thước vuông, nửa con gia súc, 6 nông cụ, 500 cân thực phẩm, và 6.000 đồng bạc cụ Hồ, tương đương 50 đồng của Việt Nam Cộng hòa.[18] Như vậy, việc kết án họ là địa chủ là một việc phi lý và tàn ác.
-khoảng 20 hộ nông dân mới được một cái nhà, mỗi hộ nông dân được dưới một mẫu ta ruộng đất, 40 hộ được một con trâu hoặc bò. . .
-Tất cả chỉ là bánh vẽ vì sau đó it tháng sau, họ phải đem tư hữu vào Hợp tác hóa (270), nghĩa là trở thành nông nô cho cộng sản, mỗi ngày công giỏi lắm mới được 10 điểm, tức khoảng 1,50ký gạo (275). Tuy nhiên, vài tài liệu khác cho biết có nơi một ngày nông dân giỏi chỉ được một ký thóc, chờ mùa sau lĩnh!


6. Số nạn nhân

CCRD chỉ là một chiến dịch diệt chủng của cộng sản. Hoàng Văn Chí cũng nói cộng sản đã tàn sát 5% dân số Bắc Việt. (285). Một vài tài liệu khác cũng nói 5%.Ngoài cách tính 5% dân chúng là địa chủ, còn có cách tính khác nữa.Trong quyển Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn [19] đã nói về CCRD tại miền Bắc:
Một xã có chừng này bần cố thì theo kinh nghiệm Trung Quốc nhất định phải có bằng này địa chủ ( 167).
Hoàng Văn Chí cho biết tài liệu của Gérard Tongas, một giáo sư Pháp ở Hà Nội ( J'ai vécu dans l'Enfer Communist du North Vietnam. Les Nouvelle Editions Debress, Paris, 1960,222), thì năm 1959, kết quả cuộc tàn sát là một trăm ngàn người (225). Theo Hoàng Văn Chí, CCRD (1953-1956), đã giết chết hơn nửa triệu người , tức 4% dân số Bắc Việt (105).Về con số nạn nhân, cộng sản không tiết lộ. Những con số họ đưa ra thật khiêm nhường đúng theo tục ngữ Việt Nam " đẹp thì khoe ra, xấu xa che lại".

Trong báo Thông Luận số 197 (tháng 11.2005), ông Võ Xuân Minh đã phát hiện một điều rất đáng chú ý. Trong cuốn Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000 do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản, tập I viết về giai đoạn 1945-1954 (dày 662 trang), tập II, giai đoạn 1955-1975 (177 trang), (tập III chưa ra), có đưa ra con số rõ rệt nhất từ trước tới nay: có 172.008 người bị trừng trị trong CCRĐ, trong số đó có 123.266 người sau này được chính thức xác nhận là oan (chiếm 71,6%). Có điều là trong sách đã không ghi rõ con số 172.008 người này là bị giết hay bị xét xử.Ông Võ Xuân Minh đưa ra giả định mà ông tin là có cơ sở: con số 172.008 người này là những người bị giết trong CCRĐ. Ông lập luận rằng: cuốn sách nói trên có cho biết CCRĐ được thực hiện ở 3.563 xã với 10 triệu dân số, mà tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% (trang 85, tập II), và các đoàn và đội CCRĐ đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc (trang 86, tập II); như vậy thì tổng số người bị coi là địa chủ để đưa ra xét xử phải là trên 500.000 người, chứ không phải 172.008. Thế thì phải hiểu rằng con số 172.008 người này là bị giết trong số trên 500.000 bị xét xử.Ông Võ Xuân Minh cũng vạch ra rằng trong số 172.008 nạn nhân đưa ra trong bảng thống kê thì có ghi rõ 586 người thuộc thành phần kháng chiến, nếu so với báo cáo của Bộ chính trị thì số đảng viên “bị xử trí” lên tới 84.000 người, như thế rõ ràng là con số 586 người thuộc thành phần kháng chiến là số bị giết, và con số 172.008 người đưa ra trong bảng thống kê cũng là số người bị giết. Báo cáo của Bộ chính trị có xác nhận: “hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man”.


Bảng thống kê đưa ra trong Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000 ghi rõ: trong số 172.008 nạn nhân thì:
địa chủ cường hào gian ác – 26.453 người, trong đó bị oan 20.493 người (77,4%)
địa chủ thường – 82.777 người, trong đó bị oan 51.480 người (62,1%)
địa chủ kháng chiến – 586 người, trong bị oan 290 người (49,4%)
phú nông – 62.192 người, trong đó bị oan 51.003 người (82%)
Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó bị oan 123.266 người (71,6%).(Thông Luận)

Chúng tôi nghĩ rằng cộng sản không nói sự thật, cộng sản làm gì cũng đặt chỉ tiêu. Họ theo đúng chỉ tiêu 5% thì số nạn nhân bị quy là địa chủ là 500,000. Con số của Hoàng Văn Chí và Võ Xuân Minh là khá chính xác. Tuy nhiên, theo thiển kiến, con số còn lớn hơn vì những lý do sau:
+Dân số Việt Nam thời 1920- 1925 là 20 triệu. Năm 1954, có thể lên 30 triệu mặc dù chiến tranh. Dân Bắc đông hơn dân Nam, ta cứ cho là ở miền Bắc dân số 15 -20 triệu. Vậy 5% dân số tức 700,000-800,000 người bị kết là địa chủ.

+ 700,000-800,000 là địa chủ, còn cường hào ác bá nữa , tổng cộng có thể một triệu, hai triệu. Cộng thêm vợ con họ là lên đến khoảng 3-5 triệu (mỗi gia đình trung bình 4, 5 người). Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không có tài liệu đích thực số người bị xử tử, số người tự tử, một số bị chết trong tù và số chết đói. Sau CCRD mà người ta còn dùng hàng chữ " 172.008 người bị trừng trị ", như vậy ta có thể nghĩ rằng có khoảng 200 ngàn-300 ngàn người bị giết.

+Cộng sản luôn vượt chỉ tiêu để thi đua thành tích. Do đó chỉ tiêu không phải 5% mà 7 hay 8%.
+Con số 3.563 xã là không đúng. Theo Dư Địa Chí của Phan Huy Chú, đời Nguyễn, tỉnh Nghệ An có 282 xã, và một số động Mán, Mường; Sơn Tây có 1,118 xã; Bắc Ninh có 1,474 xã. Đấy là theo tài liệu đời Nguyễn, dẫu sao nó cũng cho chúng ta một cái nhìn tiếp cận với lịch sử Việt Nam, và có lẽ cũng không khác với thực tế. Và từ đó, ta thấy tài liệu của cộng sản bao giờ cũng gian trá, không thể tin cậy.Khi Pháp đến, các xã còn chia nhỏ hơn. Trung bình mỗi tỉnh có khoảng 1,000 xã. Cứ ba tỉnh Bắc kỳ miền trung du là có khoảng 3500 xã rồi.Bắc vĩ tuyến có 31 tỉnh , không kể Quảng Trị, tính phỏng chừng có 30 ngàn xã.


-Theo báo Nhân Dân, cũng như lờì Võ Nguyên Giáp [20], trong đợt sửa sai, số nạn nhân CCRD được thả, không biết là bao nhiêu, nhưng có 12 ngàn đảng viên. (Hoàng Văn Chí, 261, 288). Cộng sản không bao giờ nói thật, sự thực số bị giam cao hơn nhiều, chưa kể số người chết.

Như tôi thấy tại làng nhỏ của tôi, có khoảng 500 dân, ba, bốn địa chủ bị bắn hoặc bị bỏ đói mà chết, năm sáu địa chủ bị giam, hoặc không bị giam nhưng bị đấu tố,và khoảng năm người bị kết tội cường hào, phong kiến phản động, họ bị giam hoặc bị tuyệt thông. Trong làng tôi tổng cộng địa chủ phú nông, cường hào và con cháu của họ lên đến gần 100. Gia đình bác họ của tôi và ông tôi, có một người bị xử bắn, một người bị bỏ đói mà chết, đó là hai lão nhân tuổi khoảng 60- 70, ngoài ra hai nhà có trên mười nạn nhân gồm đàn bà, trẻ con phải điêu linh. Một xã có khoảng 5, 10 làng. Nhân lên con số không phải là ít.


Tôi đã chứng kiến cuộc CCRD tại tỉnh Quảng Bình năm 1954. Người ta có nhiều cách quy kết địa chủ.
+Những nông dân tự canh tác nhưng có ba, bốn sào ruộng trở lên bị quy là địa chủ.
+Những nông dân không tự canh tác mà cho ngưòi khác cấy thuê, làm rẽ đều bị xếp là địa chủ bóc lột dù chủ nhân chỉ có một vài sào hay một vài thước đất. Đó là những ông giáo phải bận dạy học , những thầy đông y, những bà buôn bán ngoài chợ, những ông cách mạng thoát ly gia đình lên rừng chiến đấu không có thì giờ và cũng chẳng có năng lực cày bừa.

Đây là trường hợp bác tôi, đảng viên, làm hội trưởng hội Liên Việt huyện, nhà chỉ còn mấy sào hương hỏa, các anh phải bỏ học mà canh tác song trong CCRD, bác tôi bị họ đưa ra bắn và gán tội là Quốc Dân đảng. Nhà của, ruộng đất lương thực bị tịch thu, các anh phải đi vào rừng làm thuê, rồi bị phát giác là con địa chủ và bị đánh đập tàn bạo. Các anh phải lên núi chặt củi về bán, và đi lượm hạt dẽ voi, cọp ăn còn lại về nấu cháo, làm bánh mà ăn qua ngày. Trong trường hợp này không ai dám can thiệp vì sợ kết tội là mất lập trường giai cấp, nhưng người con rể của bác tôi nay là cấp tướng , rất tốt, rất thương các em phải về quê năn nỉ địa phương cho phép mang các anh ra Hà Nội nuôi nấng. Nay thì các anh đã thành kỹ sư, tiến sĩ ở Hà Nộị, tuổi đời cũng lên hàng thất thập


.+Bên cạnh địa chủ, phú nông, một số bị gán tội là theo Pháp, Nhật, phong kiến, và theo Quốc Dân đảng. Số này có thể bị giết hoặc ở tù.+Trong thời gian CCRD, các nạn nhân bị tuyệt thông. Không ai được đến nhà các địa chủ, phú nông, cường hào hay phản động, và các địa chủ không được đi ra ngoài. Không ai bán rau quả, cá mắm cho họ. Xung quanh những nhà này luôn có người canh gác, rình rập.+Không ai dám kết hôn với con cái nạn nhân. Trái lại, họ bắt các thiếu nữ trẻ đẹp con nhà địa chủ phải lấy thương binh VC

.+Nhiều đứa con phải đấu tố cha mẹ như Xuân Diệu, nhiều bà vợ phải bỏ chồng như bà Trần Đức Thảo phải từ giã triết gia để theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện.+Nhiều nông dân và con cái của họ đã chết đói hoặc tự tử.+Gia đình các nạn nhân không được ở chung với thôn xóm. Họ được cấp vài thước đất xấu ở chân núi hay bãi sông mà sống riêng rẽ bên lề xã hội cộng sản.+Cộng sản luôn tra vấn về vàng bạc và mâm thau chậu đồng. Mục đích CCRD không những là cướp đất nông dân mà còn nhắm cướp quý kim để trả nợ Trung Quốc và có vàng cho họ tiêu xài. 

+ Nông dân và các thành phần trong gia đình nạn nhân được khuyến khich và dụ dỗ tố cáo cha mẹ, vợ chồng, ông bà, chủ nhân. Cộng sản hứa hẹn sẽ ban nhà cửa, ruộng đất, chức vụ. Còn thành phần học sinh được hứa hẹn sẽ cho du học ở Nga, Trung Quốc.+Cộng sản tra tấn, hành hạ dã man. Ông nội tôi trên 70 tuổi, họ không cho ăn ngủ, bắt đi suốt đêm trên cánh đồng quê lầy lội trơn trợt, mục đích là tra khảo vàng bạc.
 



7. Những vụ điển hình

(1.) Tài liệu Hoàng Văn Chí

Ông đã nêu lên một số nạn nhân tiêu biểu :
-Ông Đặng Văn Hướng [21], một bộ trưởng trong nội các Việt Minh, có con là đại tá Đặng Văn Việt, anh hùng đánh Pháp trong các trận Cao Bắc Lạng, về thăm nhà trong dịp đấu tố cũng bị lôi ra đấu tố. Ông không bị đánh chết, nhưng em ông bị giết. Hai vợ chồng ông thắt cổ tự tử (137).
- Tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Hữu Ngọc, hòa thượng Tuệ Chiếu bị tử hình, linh mục Mai Bá Nhạc và hai tư sản mại bản bị 20 năm tù và 15 năm khổ sai. Cựu quan lại là Hà Văn Ngoạn và Cử nhân Lê Trọng Nhị là một nhà cách mạng chống Pháp đã bị tù Côn Đảo, trong CCRD, bị chết trong nhà tù Cộng sản (150).
-Bác sĩ Nguyễn Đình Phát, chủ đồn điền ở Phủ Quỳ ( Nghệ An), là đại biểu quốc hội Việt Minh, đã bị tố giết 35 người , vì những người này đã chết vì sốt rét trong đồn điền ông ta (252).

(2). Tài liệu RFA

+Hữu Loan
(22)
Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể lại chuyện thi sĩ Hữu Loan:
Lúc ấy, ông ấy là Trưởng ban Tuyên Huấn của đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách, quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn…Ông địa chủ đó thì giầu, tháng nào cũng đem gạo đến, để nuôi quân cho…Chính tướng Nguyễn Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh danh cho ông ta, ban thưởng huân chương. Năm 1953, bị đấu tố, lan đến Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi. Nó cấm tất cả mọi người, con trai, hay con gái, không được kết hôn với con nhà địa chủ, không được nuôi con nhà địa chủ.
Ông ấy (nhà thơ Hữu Loan) thấy thế bực quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng ông bà cụ bị giết chết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn, mót khoai ở ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới, bẩn thỉu lắm, ngủ ở đường, ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi…và bây giờ là vợ ông ấy!” http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/copy_of_LandReform/LandReform50YearsAgoP8_PAnh-20060519.html
+Nguyễn Chí Thiện (23) :
Hồi làm cải cách ruộng đất ở Thái Hòa ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta là một người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm đâu anh ạ. Ông ta chỉ có vài chục mẫu ruộng thôi và ông ta còn lại là một ông đồ dạy học nữa.
Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối cùng đó, nó tổ chức đông người đi lắm, Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Tôi đến nơi, lúc bấy giờ tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc áo the, cũng ăn mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta thế là bị trói vào cột - bị trói vào cột.
Nguyễn An: Tức là đem ra trước tòa án nhân dân phải không ạ?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Gọi là tòa án nhân dân. Trước hết ông ta bị trói vào cột và đàng sau cột độ mươi thước thôi thì có một cái hố đào sẵn. Người ta nói là đào cả hàng tuần trước rồi. Buổi đấu tố hôm đó nó diễn ra cả ngày, từ sáng đến tận khoảng 5, 6 giờ chiều mới kết thúc.

Nguyễn An: Xử thì cứ xử thôi nhưng kết quả thì đã biết trước rồi phải không ạ?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Phải biết trước, chứ còn làm sao mà sống nỗi. Lên đấu tố thì đủ các người lên đấu tố. Sự thật họ đấu tố, tôi phải vô tư mà nói, phải nói thật anh ạ, thì đa phần là phụ nữ. Họ lên đấu tố khiếp lắm, chớ không phải bị cưỡng bức, nghĩa là họ hăng say họ đấu tố.
Trong số hàng mấy chục người lên đấu tố thì cũng có vài ba người là miễn cưỡng. Những người miễn cưỡng thì mình biết ngay, chớ còn những người hăng hái đấu tố, chỉ chỏ vào mặt, cứ lồng lên như những con hổ cái thì nhiều.[. . .]. Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó - con gái mình đẻ ra đấy ạ.
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm "chánh án", tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình.
Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền "nhận tội" - nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.[. . ]. Và phải nhận ngay lập tức. Họ đã diễn tập nhiều lần rồi anh ạ. Đấy không phải là lần đầu tiên mang ra, trước khi mang ra làm thật như vậy thì đã có những cuộc diễn tập trước đó anh ạ. Diễn tập trong một số nhỏ người để cho ông này phải quen lối phục tùng như thế.
Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét... thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng - không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi.
Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt. Nhưng tôi muốn nói thêm, chính vì chứng kiến đó cho nên sau này tôi vào tù, tôi nằm nghĩ lại. Để bàn về cải cách ruộng đất thì tôi chỉ làm một bài thơ thôi - đây chính là vụ Bảy Dần:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra Con
- thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội

Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội Giữa đấu trường giăng giối với con.

Nguyễn Chí Thiên kể tiếp:
Những người đã giết rồi thì thôi, không nói làm gì rồi. Thế nhưng những người còn sót lại thì tha. Thế còn thực tế, những người bị quy là địa chủ mà đã vào tù rồi, chết rồi thì tôi không nói, đấu tố bắn ngay tôi không nói, nhưng vào tù rồi thì công bằng mà nói thì cả huyện của tôi là huyện Bình Dục, sau này tôi về chơi thì không có ông nào được tha cả. Ngay làng tôi thôi có hai cha con ông Chánh Hồ, cũng bị quy là địa chủ, mà ông ta có giàu có gì đâu, bị quy là địa chủ. Ông ta trước kia là người chuyên môn đón bộ đội về làng, bộ đội là đến nhà ông ấy mà.Thế là nhà ông Phó Liêm nữa. Những ông đó, một ông thì tự tử chết, hai người đi tù. Một ông nữa là ông Chánh Điểm cũng đi tù. Tất cả mấy người đi tù đó đều chết trong tù hết. Cả những làng xung quanh tôi không thấy ai về. Mãi đến tận năm 1961, lần đầu tiên tôi đi tù thì tôi gặp không biết bao nhiêu là địa chủ vẫn còn nằm nguyên trong tù thôi.Đến tù lần thứ hai năm 1966, tôi sống trong tù đến năm 1977 mới ra, thì vẫn còn những bác địa chủ vẫn bị sống trong tù - tuy là chết nhiều lắm rồi.” Sau cùng, xin đựơc kết thúc bài về sửa sai này bằng bài thơ mà ông Nguyễn Minh Cần nghe đựơc khi công tác sửa sai tại một làng thụôc huyện Đông Anh ở ngoại thành Hà nội:

Bác Hồ nói chuyện sửa sai
Sai thì cứ sửa, sửa rồi cứ sai
Đảng ta có lắm anh tài
Sai hoài sai mãi, sửa hoài cứ sai

http://http//www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/copy_of_LandReform/LandReform50YearsAgoP9_PAnh-20060520.html

+ Nguyễn Văn Thủ (24)
Ông Nguyễn Văn Thủ kể cho đài Á Châu Tự Do :
Gia đình tôi, cụ (ông nội) công tác rất tốt, đến lúc ấy tự nhiên qui cho cụ tôi là thành phần đối kháng, bắt cụ đi đấu tố, gia sản bị tịch thu hết. Tôi bị coi là con nhà địa chủ, khổ lắm, đi ra ngoài đường là phải chào ông bà nông dân. Dù nó là con là cháu mình, cũng phải gọi nó là “Ông” là “Bà”.. của cải mất hết, chả còn gì cả. 

Tôi là con nhà địa chủ, bị trong cảnh xem từng người tố bố mình, toàn bịa chuyện. Lúc ấy dân ngu dốt lắm, chả hiểu gì cả, cứ nói bưà, nói theo kiểu “mớm” lời, toàn là bịa ra, chúng (đội cải cách) bảo thế nào thì người nông dân nói thế. Lúc đó, trình độ của chúng có ra cái gì đâu.
Ôi..Tôi còn nhớ như thế này, tôi chưa bao giờ thấy lịch sử con người lại ngược đời như thế, đến nỗi phải nói là thời đại trâu bò đi “bí tất”, cóc nhái nhẩy lên làm người, mõ sãi ngày xưa nhẩy lên làm chánh án, làm thẩm phán. Thậm chí ngồi trên toà đấu bố mình. Tả lại thì nhiều lắm, khí thế của nhân dân nó vùng lên, đánh đổ địa chủ mà! 

Ông bà nông dân họp riêng với nhau, người ta họp thế nào đó, xong rồi “đùng” một cái, nhà mình bị qui là đối kháng luôn, mặc dù nhà là một thành phần rất tốt, có công với cách mạng, thế mà “đùng” một cái, ngược lại hết! Nó đến nó tịch thu, nó đuổi mình ra khỏi nhà. Trong người mặc quần áo thế nào thì đi ra thế đấy.
Tôi đi học về, cắp cái cặp, là chỉ có thế… thế là hết, và mấy mẹ con dắt nhau ra ngồi một chỗ, nhìn ông bà nông dân chia của. Sau đó, ông bà nông dân tập hợp ra, ngồi đông lắm, cảnh đấu tố đông lắm, các “vị” thì ngồi trên toà, làm cái toà trên cao đàng hoàng, kê ở ngoài đình, cánh đồng, như sân khấu vậy, rồi bắt nông dân lên đấu tố, địa chủ phải cúi mặt xuống, họ trói, cùm kẹp, thậm chí còn tra tấn…
Phương Anh: Thưa ông, được biết người đấu tố ông bà nội và bố ông lại chính là bà xui gia và cũng là người láng giềng, từng được ông cụ, tức ông nội của ông giúp đỡ trong nhiều năm. Vậy, ông còn nhớ bà ấy đã làm những gì khi đó? Và kết quả cuộc đấu tố lúc bấy giờ ra sao? 

Ông Nguyễn Văn Thủ: Bà ấy lên, lật ngửa mặt cụ ra, rồi chỉ vào tận mặt và nói: con Ly, tên bà cụ là Ly, vợ chồng mày ép buộc tao, phải gả con gái cho con mày…rồi bà ấy khóc hu hu lên…rồi xin đội cải cách cho đem con gái về… rồi bà ấy bảo là mày dụ dỗ con tao đi Nam để cho bố mẹ lià con…
Lúc ấy, tự nhiên nó như ma quỉ cám dỗ, người ta nhìn thấy nhà tôi, người ta như muốn ăn thịt luôn, họ muốn làm gì thì làm. Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu…
Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn…Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp…Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi !

Phương Anh: Sau khi bị đấu tố, cuộc sống của gia đình ông như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Thủ: Sau đó thì mò cua bắt ốc mà nuôi nhau, nhà không có, phải đi ở nhờ, nằm đất, không có cái chiếu để nằm. Ông bà nông dân phải tránh xa mình. Ông bà nông dân nào có thương mình đi chăng nữa thì phải để trong lòng, nếu không thì đội nó qui cho, cũng chết luôn!
Đi ra ngoài thì phải chào ông bà nông dân, xưng “con”, chả muốn đi đâu cả, nhưng vì cuộc sống, nên lúc ấy, cũng phải đi ra ngoài đồng để kiếm rau, con cua, con cá…mẹ con bắt ốc nuôi nhau, vẫn phải cúi mặt xuống để mà tránh né, cho qua ngày, biết làm thế nào được…Giai đoạn lịch sử nó là thế đấy!
+ Trần Anh Kim (25)
Ông tôi ủng hộ, hưởng ứng "tuần lễ vàng" của Hồ chủ tịch phát động, cho nhà nước mượn 1075 vuông vải để may áo mùa đông binh sĩ để cho du kích mặc để đánh giặc.
Đấy là ông nội tôi. Còn bố tôi mua 1000 công phiếu kháng chiến, ủng hộ 9 áo sợi. Bố tôi hoạt động cách mạng từ năm 21 tuổi, tức là từ năm 1942. Đến năm 1948 thì bố tôi được kết nạp vào đảng CSVN. Đến cải cách ruộng đất, sau năm 1954 giải phóng, sau đó thì giảm tô, đến cải cách ruộng đất thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là phó bí thư Quốc Dân Đảng và bác tôi là bí thư Quốc Dân Đảng. Bác tôi bị bắn luôn, ông ấy nhận thì bị bắn luôn. Còn bố tôi thì kiên quyết không nhận. Không nhận thì người ta tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc, xin thả xuống. Kêu khóc to quá thì người ta lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm.

Toàn bộ những cái bố tôi kể thì tôi còn ghi được nguyên cuốn băng. Cứ làm như thế, hàng ngày làm như thế, làm để bắt nhận là QDĐ. Bố tôi không nhận QDĐ, bố tôi bảo rằng bố tôi chẳng biết QDĐ là ai cả, chỉ biết đảng viên đảng CS thôi. Thế người ta không quy được cho bố tôi QDĐ thì người ta lại đưa bố tôi lên địa chủ luôn.
Địa chủ ngày đó là địa chủ "phân" anh ạ. Thí dụ mỗi một thôn là mấy địa chủ thì cứ thế người ta đưa lên thôi. Cuối cùng thì cũng bị tù không án, hai năm. Mà khốn nạn hơn thời tôi tù nhiều. Tức là tay thì trói cánh khuỷu ra đàng sau, chân thì cùm, quần áo thì chẳng có mặc, cứ nằm như thế ở dưới sàn chuồng trâu thôi.

Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi, tôi mang cơm cho bố tôi thì khổ thế này: đầu tiên mang ra ngõ thì mình cũng chẳng biết gì cả, lúc bắt bố tôi thì tôi biết nhưng bắt ông tôi thì tôi không biết. Lúc bắt bố tôi thì tôi chỉ biết khóc thôi. Tôi thấy tự nhiên người ta đến nhà mình, 5 người đến, người ta dằn bố mình ra người ta trói mang đi, nói thằng này là QDĐ, trói mang đi thì mình chỉ biết khóc thôi. Không biết làm gì cả.

Đến trưa mẹ tôi về, kể chuyện cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi cũng lăn ra khóc luôn. Thế là hai mẹ con cùng khóc. Lúc bấy giờ mẹ chỉ động viên, thôi bây giờ con mang cơm cho bố con với cho ông thôi...
Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: "thằng này con nhà QDĐ, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quì xuống". Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi.
Thế thì cuối cùng từ đấy thì cứ quen như vậy. Cứ ra ngõ gặp người ta là phải quỳ xuống, xong lại xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi. Gọi là cơm nhưng có cơm đâu, chủ yếu là khoai thôi.

Nắm cơm mang xuống thì thế này. Người ta dùng ngay cái trét xúc cứt đấy ông ạ, xúc phân gà, nó xắn vào chén cơm. Tôi cũng chẳng biết gì cả, tôi chỉ biết người ta làm như vậy thôi. Nhưng ông thôi thì rất hăng. Ông tôi bảo tại sao lại phải làm như vậy thì nó bảo là phải kiểm tra xem bọn địa chủ nó có tiếp tế cho nhau không, nó có thông tin cho nhau không, chúng ta phải kiểm tra.
Có hôm thì họ làm như vậy, có hôm thì không có trét, nó rút ngay cái cọc ở chuồng lợn bên cạnh con trâu, thế thì họ chọc vào cơm, chọc luôn vào khoai, bảo chúng tao phải kiểm tra. Năm đó thì có gì đâu, có cái gáo dừa thôi mà. Cái gáo dừa treo hai cái dây lủng là lủng lẳng đem nước vô cho ông - nó đổ đi một nữa xong nó đái vào đấy. Tôi cũng chẳng biết gì, chỉ biết như thế thôi.
Nhưng ông tôi quát rầm lên thì nó bảo rằng cho chúng mày uống để mà sáng mắt ra, cho chúng mày hết tư tưởng bóc lột, hết tư tưởng ức hiếp nhân dân. Nó cứ chửi ông tôi như thế - tôi cũng chỉ biết khóc, chẳng biết làm thế nào cả. Mình chỉ mang đi cho ông, mang đến chỗ thì lại về rồi.

Việt Hùng: Chúng tôi xin được chia sẻ những nỗi đau của gia đình và lật lại một trang sử thì chúng tôi cũng muốn đi tìm lại những sự thật. Thưa ông Trần Anh Kim, ông nói rằng ông cụ thân sinh ra ông cũng bị quy kết vào thành phần địa chủ trong vụ cải cách ruộng đất, ông nội cũng vậy, ông bác thì bị bắn chết vì nhận là QDĐ. Ông nói rằng cuốn băng mà ông cụ thân sinh kể lại...
Ông Trần Anh Kim: Tôi vẫn còn ạ. Mà kể lại cho đồng đội tôi nghe thì anh em đồng đội nó ghi chớ thật ra mà nói nhà tôi cũng chẳng có máy ghi âm. Đồng đội nó nghe cũng phát khóc lên vì chuyện ấy.
Việt Hùng: Ông nói là lúc đó ông mới có 10 tuổi. Lúc những cuộc đấu tố đó, ông còn nhớ là vào thời điểm nào? 

Ông Trần Anh Kim: Chính xác ngày thì tôi không nhớ, tôi phải về nhà tôi hỏi lại.
Việt Hùng: Vậy thì ông nội ông và ông cụ thân sinh của ông tên là gì ạ?
Ông Trần Anh Kim: Ông nội tôi là ông Trần Ngọc Toản, còn bố đẻ tôi là Trần Ngọc Chất. Khi bố tôi và ông nội tôi ra thì có một cái như thế này. Sau khi ra rồi thì lúc bấy giờ là sửa sai, sửa sai thì...
Việt Hùng: Như vậy là tù bao nhiêu năm? 

Ông Trần Anh Kim: Hai năm.
Việt Hùng: Ông nói rằng hôm ông bác của ông bị bắn chết khi nhận là QDĐ...
Ông Trần Anh Kim: Ông bác tôi là đảng viên đảng CS, ông bác tôi nhát hơn bố tối, nên khi bị tra tấn nặng quá thì ông nhận, nhận cái thì nó bắn luôn.
Việt Hùng: Và chuyện đó xảy ra ở tại thôn nào...
Ông Trần Anh Kim: Xóm La Xuyên, xã Bố Tiến huyệnVũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Việt Hùng: Thế còn trường hợp ông cụ thân sinh của ông đưa ra để đấu tố, cũng như ông nói rằng buộc dây thừng vào hai ngón chân cái để kéo lên trần nhà là ở tại địa phương hay ở đâu ạ?
Ông Trần Anh Kim: Ở tại địa phương, tại chuồng trâu nhà ông Dụng ngay cùng xóm. Nhưng bố tôi vẫn cứ để trong lòng thôi. Bạn bè đến động viên thì bây giờ mới kể lại, kể lại thì mới đem máy ghi âm ghi lại hết được cái đó.

Việt Hùng: Trước khi qua đời thì ông cụ thân sinh của ông có kể lại cho những người đồng đội cũ thì mọi người có ghi được cuốn băng ghi âm đó à. Thời gian đó là thời gian nào thưa ông?
Ông Trần Anh Kim: Có ạ. năm 1993.
Việt Hùng: Một tuổi thơ của ông đã bị hằn trong tâm tư, vào lúc mà ông nói khi ông lên 10 tuổi. Bây giờ nếu mỗi lần nhớ lại thì cảm tưởng của ông như thế nào?
Ông Trần Anh Kim: Bố tôi với ông tôi, sau khi sửa sai thì ra vẫn cứ động viên tôi là thôi con à bây giờ bác hồ làm sai bác hồ sửa rồi thì bỏ qua tất cả đi, xong gia đình nhà ta trở lại vị trí cũ thôi, vẫn tinh thần cách mạng thôi.
Thế thì vào năm 1958, vào hợp tác xã thì lại là gia đình gương mẫu và vào hợp tác xã đầu tiên. Còn được bao nhiêu của cải làm được lại góp vào hợp tác xã hết. Tôi lúc bấy giờ, năm 58, thì lên 12 tuổi. Bắt đầu đi học cấp một rồi. Lao động hết mình đấy ông ạ. Bởi vì tôi vào thiếu niên, vừa làm đội trưởng đội thiếu niên, rồi sang làm chỉ huy liên đội. Chuyên môn đi kẻ khẩu hiệu, kẻ băng biển, hô khẩu hiệu. Có nghĩa là mình biết làm công tác chính trị ngay từ nhỏ ông ạ. Lúc bấy giờ thì quên hết những nỗi đau đi thôi, để phục vụ cho "cách mạng" thôi.

Việt Hùng: Thưa ông, ở tại tỉnh Thái Bình, những gia đình trong vụ cải cách ruộng đất theo ghi nhận thì có nhiều không?
Ông Trần Anh Kim: Những người bị oan ức bây giờ kể lại thì rất nhiều. Nếu bây giờ tôi đi lại tất cả những nhà đó thì ai người ta cũng kể như thế. Như lúc đầu tôi nói là địa chủ "phân" mà. Giả sử một xóm tôi có 2, 3 địa chủ chẳng hạn, thì cứ tỷ lệ thì nhân lên.
Coi như là địa chủ phân, nghĩa là chưa được như thế là chưa đạt được tiêu chuẩn, nhân lên và cứ phân như thế thôi. Bây giờ cần nhân thì có thôi, một thôn khoảng 3 địa chủ thì một xã có bao nhiêu thì nhân lên thì nó thành ra ngay thôi.
Việt Hùng: Thưa ông, bây giờ cụ cải cách ruộng đất đã đi qua. Cá nhân ông, tuổi thơ của ông đã chứng kiến những cảnh như vậy và gia đình ông là nạn nhân. bây giờ nhìn lại, mỗi lần nhắc đến lịch sử đau buồn này thì...
Ông Trần Anh Kim: Nghĩ đến lịch sử đau buồn này thì tôi vẫn nói với bạn bè rằng gia đình tôi 3 đời bị cộng sản đè nén, áp bức rồi, bị cướp trắng tay rồi, đời ông nội tôi, đời bố tôi, rồi đến đời tôi, cướp trắng tay như vậy rồi. Cho nên tôi vẫn nói với anh em, bạn bè rằng tao không căm thù chế độ này thì thôi chớ chế độ này lấy quyền gì để căm thù tao.
Thế còn đời tôi, tôi nói là đời tôi từ nhỏ đến giờ tôi luôn luôn giữ trong sạch, và chính vì giữ trong sạch cho nên tôi mới dám vạch trần những thối tha, những bẩn thỉu. Bây giờ tôi gọi là cái thác lọan của cái chế độ này.
+Bùi Tín (26): Nhìn lại cuộc Cải cách ruộng đất: Những bài học còn nóng hổi:
Tôi nhớ lại, giữa năm 1955, khi "địa chủ cường hào ác bá kiêm Việt gian" bị bắn la liệt và bừa bãi - suốt từ Thái Nguyên về Hưng Yên, Thái Bình, Kiến An, từ Hà Đông, Ninh Bình vào Nghệ An, Hà Tĩnh, gây xôn xao dữ dội, các tờ thông tin và đặc san về CCRĐ vẫn đưa tin về chỉ thị của Bộ Chính trị là "tỷ lệ 5% dân số là địa chủ là tỷ lệ chính xác (!) trên thực tế", và "mỗi xã phải có ít nhất 2 đến 3 địa chủ ác bá để chịu tội tử hình là đúng đắn’’. Nơi nào không đạt những tỷ lệ ấy là đã bị nhiễm căn bệnh hữu khuynh, phải làm lại; phải luôn nhớ đây là "cuộc cách mạng long trời lở đất’’, phải nắm vững phương châm "phóng tay phát động quần chúng, nghĩa là làm mạnh, dù có tả khuynh đôi chút cũng không sao, còn hơn là hữu khuynh’’; "đừng e ngại các biện pháp mạnh, như đấu tố, dùng đông đảo quần chúng áp đảo địch và kẻ lừng chừng, dùng tòa án và các cuộc xử tử tại chỗ để gây khí thế’’. Chính lãnh đạo ĐCS đã thôi thúc cuộc tàn sát, đến tận giữa năm 1956 khi xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8440&rb=0302
 

VI. CÁC Ý KIẾN VỀ TỘI ÁC CỘNG SẢN

 Trước và trong CCRD, đa số đảng viên cúi đầu tuân lệnh Liên Xô, Trung Quốc và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong đêm tối vẫn có những vì sao lấp lánh.

(1). Đặng Thai Mai (27)
Đặng Thai Mai đã lên tiếng về chủ trương giảm tô và thuế nông nghiệp.Công sản mượn hình thức thuế để cướp tài sản và khủng bố nhân dân. Sau đây là một đoạn trong Thư gửi Trường Chinh ngày 19.6.1953
Tôi cũng đã viết thư lên K.U.L.K.IV (Khu ủy Liên khu IV) . Nhưng cũng có những câu chuyện cũng cần báo để T.Ư (trung ương) rõ.
  1. Về vấn đề thuế 1953, thư trước tôi đã nêu một hai ý kiến. Giờ đây, sau khi đã kiểm soát tận tay, và hỏi một vài đồng chí, và một số dân chúng, tôi mong anh để ý đến vấn đề thuế biểu. Có lẽ cần phải duyệt lại mức sản lượng ở Nghệ, năm 1951, thường thường cho 4 gánh lúa gặt (cả bông) ở đồng về là 1 tạ. Năm 1952, tỉnh định mức cho huyện. Huyện chia về xã. Có xã tính 2 gánh rưỡi, phần nhiều tính 3 gánh là 1 tạ. Ở Hà Tĩnh cũng vậy. Do đó có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ. Khá nhiều ruộng nhất đẳng điền hồi xưa ít nhất phải 25, 28 tạ. Tôi đã hỏi nhiều anh em nông dân cày lấy 1 hay 2 mẫu thì họ đều nói rằng không tài nào theo kịp sản lượng. Tôi dám nêu vấn đề ở đây là vì tôi đã theo rõi ở vùng tôi khá kỹ. Và sự thực thì năm nay tôi nghe nhân dân phàn nàn nhiều về thái độ cán bộ trong việc định sản lượng nên tôi cũng tưởng cần trình bày cùng L.K.U (Liên khu ủy) . và T.Ư. Tôi cũng đã đọc bản báo cáo của Sabourov tóm tắt “chỉ thị của Đại hội Đảng lần thứ XIX về kế hoạch 5 năm để phát triển Liên bang Soviet” thì thấy rằng: trong kế hoạch sắp tới, ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta - mẫu ta ở Trung Kỳ = 4900 m2.
  2. Việc thứ hai: phong trào đấu tranh hiện đang tiến hành với chỉ đạo của T. Ư. chắc sẽ đưa đến kết quả hay là chính quyền nhân dân sẽ được tôn trọng. Nhưng nếu đồng thời, Đảng và chính phủ có thể cho một phái đoàn kiểm tra về để xét xem nhân dân có uất ức, thắc mắc gì đối với việc thi hành chính sách nói chung và báo cáo lên K.U. hoặc T. Ư. để chỉnh đốn mọi khuyết điểm của địa phương, thì tôi chắc là kết quả sẽ rất hay cho sự giác ngộ và lòng tin tưởng của nhân dân.
  3. Việc cuối cùng có tính cách cá nhân đặc biệt là tình hình con cháu cụ Phan Bội Châu hiện nay. Hai người con cụ chết cả rồi. Một đứa cháu hiện làm trung đội trưởng ở V.B (Việt Bắc). Nhưng người vợ anh ta (lâu nay làm LHPN(Liên Hiệp phụ nữ) xã) bị liệt vào địa chủ (với một mẫu ruộng phát canh) vì chồng đi vắng cho nên vụ chiêm vừa rồi, ruộng gặt được 10 gánh lúa thì về phần chị ta chỉ được 5 lượm, mỗi gánh là 8 lượm (địa chủ phải giảm tô có chỗ 85 %, như cas ruộng xa) . Thành thử gia đình sống rất vất vả. Cụ Phan lại còn mấy đứa cháu nữa hiện còn bé, chỉ còn 3 sào đất cho 3 mẹ con. Chúng nó mới một đứa lên 9, một đứa lên 12, học lớp 4, lớp 5, ăn bữa no, bữa đói. Tôi không nệ tính cách cá nhân và dám đề nghị cùng anh xin cho hai đứa cháu đi qua bên Trung Hoa. Lý do không phải là quan niệm đối với gia đình công thần cách mạng. Mà chính là vì ở Nghệ Tĩnh, cụ Phan cũng còn ít nhiều người nhớ đến. Nếu để gia đình đó sống trong cảnh khốn đốn thì cũng là một dịp cho bọn bất mãn nói vào nói ra. Nếu anh đồng ý thì xin anh điện vào cho L.K.U.K4 giúp đỡ cho hai đứa bé Phan Việt Hồ và Phan Việt Liên qua Trung Hoa. Việc thiệt nhỏ nhen, mà cũng viết thư cho anh, xin anh đừng trách tôi nhiều lời.
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5452&rb=0401
(2). Trần Huy Liệu (28)

Trần Huy Liệu đã can đảm phê phán quan điểm giai cấp của CS là sai lầm. Sau khi ông trình bày quá trình tranh đấu của các quan lại, sĩ phu trong lịch sử, ông đưa ra yêu cầu Trường Chinh và đảng CS Việt Nam phải xét lại quan điểm sai lầm của họ:

Nhận xét thứ nhất là vì địa vị, quyền lợi của các tầng lớp trong giai cấp phong kiến địa chủ có chỗ khác nhau nên thái độ với đế quốc cũng không phải đều giống nhau. Bọn đại địa chủ, nhất là bọn địa chủ quan lại thì từ trước tới sau, đại đa số làm tay sai cho đế quốc, hay ngã về đế quốc. Chúng là kẻ thù của dân tộc, không ai có quyền bênh vực. Nhưng ngoài những văn thân yêu nước đánh giặc, tầng lớp trung tiểu địa chủ cũng bị áp bức dưới ách đế quốc, nên một số đã đứng trong mặt trận dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc.

Nhận xét thứ hai, nước ta từ trước là một nước nông nghiệp, ngoài một số ruộng đất tập trung vào địa chủ, những ruộng đất bị phân tán linh tinh. Theo bảng quy định thành phần trong dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc, số trung tiểu địa chủ chiếm đa số trong giai cấp địa chủ và số ruộng đất chiếm hữu của mỗi người không nhiều. Nếu đem số ruộng đất chiếm hữu của mỗi trung, tiểu địa chủ xứ ta so với điạ chủ nhiều nước khác thì thấy cách biệt nhau quá. Do đó sinh hoạt và tính chất của họ cũng không giống như đại địa chủ.

Nhận xét thứ ba, mà là nhận xét chủ yếu: giai cấp địa chủ Việt Nam từ sau khi Pháp thuộc, là giai cấp của một xứ thuộc địa, cho nên thái độ chính trị của họ cũng có khác giai cấp địa chủ các nước không phải thuộc địa. Tôi đồng ý với ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về công tác cải cách ruộng đất trước Quốc hội khóa thứ 6 vừa qua, trong đó có câu: giai cấp điạ chủ, đứng về giai cấp mà nói, là phản động cần phải đánh đổ. Nhưng đi sâu vào thái độ chính trị của từng cá nhân địa chủ thì có một số người tuy về kinh tế bóc lột theo lối phong kiến, nhưng về chính trị thì có tinh thần dân tộc đến một trình độ nhất định. Tôi thấy cần phải đi sâu như thế thì mới thấy được những chỗ khác nhau giữa giai cấp địa chủ Việt Nam với giai cấp địa chủ nước khác không phải thuộc địa và mới thấy được một trong những đặc điểm của cách mạng Việt Nam.

Như vậy, những quan điểm từ trước cho rằng toàn bộ giai cấp phong kiến địa chủ đã đầu hàng địch, đã câu kết với địch, phủ nhận đặc điểm của xã hội Việt Nam, phủ nhận sự thật lịch sử, tôi thấy cần phải xét lại. Không cần phải nhắc lại những sai lầm trong cải cách ruộng đất vừa qua không phân biệt địa chủ kháng chiến với địa chủ khác, coi tất cả địa chủ là địch là máy móc. Dù sao, trong khi đi sâu vào việc kiểm điểm thái độ chính trị của tầng lớp phong kiến địa chủ qua các thời kì, chúng ta không nên đi đến chỗ phủ nhận đối tượng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là đế quốc và phong kiến địa chủ. Dứt khoát là chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp phong kiến, bóc lột phong kiến cũng như giai cấp phong kiến địa chủ phải hoàn toàn thủ tiêu. Chúng ta chỉ cần nhắc lại là: vì xã hội nước ta trước đây là xã hội thuộc địa và nửa phong kiến nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống đế quốc chủ nghĩa và quét sạch tàn tích phong kiến; nhưng đừng quên giữa hai mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến thì mâu thuẫn dân tộc ta với đế quốc vẫn là chủ yếu nhất. Có nắm vững được quan điểm này thì đem thi hành ra chính sách mới không sai lệch.

Hiện nay nhiệm vụ phản phong tại miền Bắc về căn bản đã hoàn thành, giai cấp phong kiến địa chủ tại miền Bắc nước ta về căn bản đã ra đời. Đề ra việc xét lại "hồ sơ" của giai cấp phong kiến địa chủ, tôi chú ý vào việc nghiên cứu để mong dựng lại một sự thật lịch sử, đồng thời mong cống hiến một phần nào cho công tác sửa sai lúc này.(Xét lại hồ sơ của giai cấp địa chủ)
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5453&rb=0401

Trường Chinh đã nhận xét là bài có sự "mơ hồ giai cấp".

(.3). Nguyễn Văn Trấn

Theo Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:
Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169).
Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau:

Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc Bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài ( 229).

(4).Nguyễn Trọng Tân

Cũng như Tô Hoài, ông ghi lại cảnh hãi hùng của CCRD mà gia đình ông, một gia đình bần nông, cha đi kháng chiến , nhưng mẹ bị kết tội địa chủ cho đủ chỉ tiêu vì ông ngoại ông đã chết từ 1933 có làm trong ban hương chức. Ông viết như sau:
Đội cải cách ruộng đất về làng như một cơn gió độc, cuốn lộn tùng phèo mấy chục nóc nhà giống như mấy chục cái đụn rạ của thôn tôi lên. Mãi sau này khi trưởng thành, tôi mới thấy sự tác hại ghê gớm của nó còn di họa đến tận ngày nay, đó là sự phá vỡ cái kết cấu chặt chẽ của nông thôn Việt Nam, những mối quan hệ tốt đẹp, tương thân tương ái, hợp lý hợp tình của mỗi quần thể sống, như người xưa vẫn dạy: xóm giềng "sớm lửa tối đèn" có nhau. Nguy hại hơn nó còn phá vỡ nếp sống tốt đẹp tôn ti trật tự có trên có dưới, cái hạt nhân làm nên tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, đó là gia đình, cũng như triệt hạ không ít những con người tinh hoa nhất, giỏi giang nhất trong mỗi làng xóm. Và cũng chỉ từ cải cách ruộng đất các cụ bảo mới có chuyện con cháu hỗn hào với ông bà cha mẹ, mới có chuyện con chửi cha, vợ lộn chồng như thế.
(Tôi biết ông Cự, ông Đình hay những chuyện khác ông đội Bối chưa kể ).
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8935&rb=0302



(5). Hoàng Văn Hoan (29)
. Tôi còn nhớ trong một cuộc hội nghị Trung ương năm 1955, Ủy ban cải cách ruộng đất báo cáo về đợt thí nghiệm ở Thái Nguyên do Hoàng Quốc Việt lãnh đạo. Trong đợt có năm trăm địa chủ lọt lưới và bốn trăm địa chủ bị quy sai. Các ủy viên Trung ương đã nêu lên rằng, những người lọt lưới, thì sau có thể quy định lại, nhưng những người bị quy sai, thì mất hết cả tài sản, cả danh dự, gây thành một sự thù oán trong nhân dân, đó là một việc rất nguy hiểm không thể để xảy ra tình trạng ấy. Ý kiến đó đã không được Ủy ban cải cách coi trọng, mà lại tự do cho phép các đội cải cách ruộng đất được bắn địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân.

Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên, sau lan tràn đi nhiều nơi, coi đó là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế nông dân. Tiếp đó việc cải cách ruộng đất mở rộng ra thành vấn đề chỉnh đốn tổ chức Đảng. Do phương pháp chỉ nghe nhân chứng không trọng vật chứng, và phương pháp nhục hình ép phải cung nhận, kết quả là chỗ nào cũng có người “phản Đảng” hoặc người “chui vào Đảng để phá hoại”. Ở Nghệ-Tĩnh là nơi cơ sở Đảng mạnh nhất, thì cũng là nơi bị phá hoại nghiêm trọng nhất. Từ trước, Trung ương vốn tin ở Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, nay vì sai lầm lớn ở Nghệ-Tĩnh, sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân vang dội đến Hà Nội, Trung ương phải khấn cấp họp hội nghị đặc biệt để nghiên cứu tình hình. Việc sửa sai bắt đầu. *Hội nghị Trung ương về sửa sai cải cách ruộng đất họp vào tháng 9 năm 1956, là một cuộc hội nghị họp nhiều ngày nhất từ khi có Đảng. Hầu hết các đồng chí Trung ương đều cho rằng trong quá trình cải cách ruộng đất, Ủy ban có cách ruộng đất đã không thi hành đúng chủ trương của Đảng.

Thí dụ: Đảng chủ trương “đấu lý” để nâng cao giác ngộ của nông dân và làm cho địa chủ biết việc bóc lột nông dân là không đúng thì các đội cải cách đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ, thậm chí chủ trương để cho nàng đâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địa chủ cứ phải cúi đầu chịu, không được thanh minh phải trái, có người bị bao vây chặt chẽ đến nỗi cơm không có ăn, hàng xóm hoặc bà con quá thương phái giấu lén đưa cho củ khoai, củ sắn. Đảng chủ trương những gia đình có công với cách mạng, hoặc “địa chủ kháng chiến” được chiếu cố, thì các đội cải cách ruộng đất đều coi họ như địa chủ có tội ác với nhân dân mà đấu tố lung tung. Đảng chủ trương những người có một ít ruộng cho thuê, nhưng nguồn sống chính là nhờ vào việc làm ăn khác, như đi buôn, làm thợ v.v… thì chỉ khuyên họ trả ruộng đất cho nông dân, mà không coi là địa chủ, nhưng các đội cải cách cứ vẫn coi là địa chủ, để mặc cho nông dân tùy tiện xỉ vả.

Vì vậy, những người chỉ năm ba sào ruộng mà cũng bị coi là địa chủ trở thành một hiện tượng phổ biến. Những người là trung nông đáng lý phải được đoàn kết chặt chẽ trong hàng ngũ của nông dân, những người phú nông đáng lý phải được ở vào địa vị được liên hiệp trong cải cách thì một số không ít cũng bị coi là địa chủ, bị tịch thu hết ruộng đất nhà cửa, của cải, bị đủ mọi điều sỉ nhục mà không có quyền được chối cãi.Tai hại hơn là lúc chuyển sang giai đoạn “chỉnh đốn tổ chức” thì chẳng những đánh vào trung nông và phú nông, mà còn đánh cả vào các tổ chức cơ sở Đảng, phần lớn những người đảng viên vào Đảng từ năm 1930, hoặc tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ những năm 1925-1926 đều bị đấu tố và giam cùm. Đặc biệt là ở Nghệ-Tĩnh, do Đặng Thí phụ trách thì nhà tù dựng lên khắp nơi, hầu hết cơ sở Đảng đều bị đánh phá tan nát.( . .. GIOT NƯỚC TRONG BIỂN CẢ XI)

( 6). TÔ HẢI (30)
Trong thiên Hồi Ký, Tô Hải viết:
Một ngày kia, “cuộc cách mạng long trời lở đất” có tên Cải Cách Ruộng Đất nổ ra! Nó được mang từ bên Tàu sang, nổ súng vào toàn dân Việt Nam, tạo một vết nhơ trong lịch sử dân tộc, thay đổi toàn bộ nhận thức, tình cảm của tôi về cái đảng mà tôi đã chẳng may rơi vào đó.
Chỉ một thời gian ngắn, hàng loạt cán bộ chủ chốt từ tham mưu trưởng đến tỉnh đội trưởng, thậm chí cả tư lệnh trưởng đều phải nhận “tội” trước các đoàn ủy, đội ủy cải cách ruộng đất. Hàng loạt chi bộ đảng Lao Động đều biến thành Quốc Dân Đảng (?!), thậm chí thành tổ chức phản động? Không ít người bị đánh gãy chân, què tay và vất xác trôi sông hoặc tự tử. Lý lịch được mang ra phê phán. Có người vì muốn thoát chết đành gọi bố mình là “thằng Việt gian” chỉ vì thời Tây, bố đã làm công chức cho Pháp.


Ở ngoài dân chúng thì sao? Một cảnh tượng ghê rợn bao trùm khắp làng xóm nơi chúng tôi đóng quân. Người ta bắt “kẻ thù giai cấp” — 99% là bị vu oan — quỳ cả tiếng đồng hồ, hai tay trói giật cánh khuỷu để các ông bà nông dân xỉa xói vào mặt kể tội. Điều ngược đời là ai có nhiều công nuôi cán bộ, đóng góp tiền bạc, thóc gạo cho bộ đội đều bị gán cho tội...“mua chuộc cán bộ”! Con phải đấu cha, vợ phải đấu chồng, thậm chí quan hệ riêng tư trong gia đình, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, con ở, cũng thành trọng tội mà kẻ bị xử bị đem bắn ngay trong đêm...
Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta. (TÔ HẢI * TÔI LÀ MỘT THẰNG HÈN, ch.18)



(7). Đài Tự Do Á Châu:

Sau đây là một đoạn của bài viết của Đài Tự Do Á Châu:
"Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản muôn năm.

Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”

Lời dặn “nhân ái”

Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần  kể lại: "Trước đây, chúng ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, nhưng bây giờ thì không phải như vậy rồi. Bây giờ thì địa chủ không phải là nhân dân. Nhân dân chỉ là nhân dân thôi, còn địa chủ thì không phải, đó là những ngừơi chống lại nhân dân, là kẻ địch của nhân dân." 
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.

Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: "Đối với tôi, lý tưởng Cộng sản là một cái gì đó khủng khiếp và xa lạ. Vì ngay trứơc cổng nhà tôi là một người chết treo năm cải cách ruộng đất, và tám tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến những cụôc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, đừơng tàu, cũng là xác một ngừơi tự tử chết bằng cách tự đặt cổ mình vào đường ray. Khi tôi tám tuổi, buổi sáng tôi đi tưới rau, tôi đã thấy những ngừơi chết đó, và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp." 

Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: "Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc cải cách ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp ngừơi ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ ngừơi ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc cải cách ruộng đất là một cuộc diệt chủng như là Pon Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến. 

Gia đình nhà tôi may mắn là ông nội tôi và các chú các cô, toàn bộ đã di cư vào nam. Bố tôi là con trưởng nên phải ở lại để giữ đất, cho nên không di cư đựơc, phải gánh chịu cái tai hoạ của ông nỗi cũng như các chú, một mình phải chịu trận, cho nên rất là khổ." 
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: "Tôi có một bà cô ruột ấy, chồng bà cũng bị đấu, mà ông ấy là chủ nhiệm Việt Minh của một xã, mà lại có chân trong Liên Việt huyện, Liên Việt tức là Mặt Trận Tổ Quốc bây giờ. Ông ấy bị đấu, bị giam trong chuồng trâu chuồng bò, nói chung là khổ lắm, rồi ăn uống kém cỏi, đến lúc đựơc thả về nhà thì ông ấy chết, chết tại nhà. Bà cô tôi chỉ nói, cháu ạ, mình phải lựa bạn mà chơi. Cái bọn Cộng sản nó gian ác và bất nhân lắm đấy. Tôi nói, nhưng bố cháu là Cộng sản cơ mà! (Bà cô trả lời) Thì bố cháu không hiểu, bố cháu mới đi với bọn ấy."
Nguyễn Minh Cần viết như sau về tội ác cộng sản:
Tôi còn nhớ một lần, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch uỷ ban quân quản thành phố Hà Nội, về quê thăm nhà ở làng Tó (Thanh Oai) thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông bị đội CCRĐ bắt giữ cùng với anh cần vụ (lính hầu) và xe ô tô, van xin gì cũng không được thả ra. Về sau do một sự tình cờ, chính quyền Hà Nội biết được mới cho người đến nhận ông về. Đại thần của chế độ mà còn bị như thế huống hồ dân đen!

Trong năm 1952, BCT TW Đảng lao động Việt Nam (ĐLĐVN), tức là ĐCS khoác tên mới từ năm 1951, cho làm thí điểm CCRĐ ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Trong lần thí điểm này có một sự kiện “động trời”: toà án CCRĐ xử tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... Còn trong Tuần lễ Vàng, gia đình bà đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà đã hoạt động trong Hội Phụ nữ, lại có con trai đi bộ độỉi làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, UBCCRĐ TW duyệt y và BCT TW ĐLĐVN cũng chuẩn y! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư, uỷ viên BCT, Thủ tướng, phó thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo hiệu trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!



Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và “luật pháp hoá” các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ. Dựa trên tài liệu chính thức của ĐCS, tôi xin ghi lại những cái mốc lịch sử đau thương của dân tộc ta trong cuộc CCRĐ đẫm máu và nước mắt này.
 
[. . .] Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xã đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, vì ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quầân chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TW ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là “cải cách dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các phìa tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào... Còn ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, vì nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng hoà, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải “để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam”.


- tháng 09.1956 – hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN kiểm điểm tình hình CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất mãn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TW Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TW đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm uỷ viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức uỷ viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, còn Lê Duẩn làm bí thư TW, thường trực BCT.

- 29.10.1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=619


Nguyễn Minh Cần kết án cộng sản diệt chủng:
Người nông dân Việt Nam hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đòn chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng” – nhưng thực tế thì không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đòn chí mạng! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn thì bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, còn một loạt cán bộ ở nông thôn đã từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến, sản xuất thì bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v... bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều người trung nông, thậm chí một số bần nông cũng “bị kích lên” làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xã!) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những “kết luận” quái đản khác: đã có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá! Thế là người dân chịu chết! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm “thà sai hơn là bỏ sót”, cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến” đã gây ra tình trạng “kích thanh phần”, “nống thành tích” cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá... để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn... càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi.

Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại. Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu uỷ, và Đặng Thí, phó bí thư khu uỷ, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có câu “Giết người nổi tiếng gã Chu Biên”. Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí ký hai án tử hình trên ghi đông (guidon) xe đạp! Chuyện như sau: một đội tới làm CCRĐ ở một xã nghèo ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, tìm mãi mà không thể quy ai là địa chủ được (những ai đã từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung của dân chúng ở đây). Đặng Thí “đả thông tư tưởng” là cố vấn Trung Quốc dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên “đì”, tính ra cả làng từng này hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi thì cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ. Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí thì... Liếc mắt qua không thấy có danh sách “lên thớt”, bực mình Thí mới xạc cho “anh đội” một trận: “Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à?” và ném cả tập giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng thì đội cũng lọc ra được “hai địa chủ để bắn” vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí còn đang vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt “đơn đề nghị bắn hai người” lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút bút ký toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng.

Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam đã đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông “gột vịt” (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là “đủ yếu tố cấu thành tội”, trong đó có tội “bị dân làng ghét cay ghét đắng”. Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi “cổ máy nghiền thịt” của Đảng đã khởi động rồi!


Còn chuyện “sửa sai” thì cũng chỉ là một lối “tung hoả mù” chủ yếu để làm dịu đi phần nào nỗi công phẫn dữ dội của dân chúng, tránh những cuộc bùng nổ bất lợi cho Đảng mà thôi. Chúng tôi đã từng đi làm sửa sai nên biết khá rõ. Có nhiều cái sai không thể nào “sửa” được. Bắn giết người ta, làm què quặt thân thể, làm tổn hại tâm thần người ta (có không ít người bị điên, bị mất trí, bị lẩn thẩn), làm gia đình người ta tan vỡ... thì chỉ có Trời mới sửa được! Ngay cả những việc tưởng chừng không khó sửa lắm, nhưng cũng không thể sửa nổi, chẳng hạn, gia đình bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho mấy hộ nông dân, khi được xét là quy oan phải trả lại nhà cho người chủ cũ. Nhưng, khi biết là phải trả lại nhà, các ông bà nông dân bèn cạy gạch, cạy cửa, dở ngói, rút rui mè, cất giấu hết, phá phách gần như tan nát cả ngôi nhà họ đang ở. Nên cái nhà được trả lại đâu còn nguyên vẹn như trước. 


Còn các “quả thực” khác khi đã chia rồi thì sửa sai làm sao được! Thóc lúa, nông dân ăn hết, bán hết rồi (hoặc khai như thế), nông cụ bị tiêu tán hết (hoặc khai hư hỏng rồi), thì lấy gì mà trả lại cho người ta. Đó là không nói đến những quan hệ tình cảm đã bị tổn thương, giữa vợ chồng, giữa anh em, giữa họ hàng, giữa thầy trò, giữa hàng xóm, láng giềng thì chẳng làm gì được, ngoài việc khuyên nhủ chung chung. Trong sửa sai chỉ có việc này làm được là trả tự do cho những người bị tù oan. Còn việc khôi phục lại chức vụ cho một số cán bộ đã bị đấu tố cũng đã thực hiện, nhưng cũng không giản đơn vì quan hệ khá phức tạp giữa cán bộ mới với cán bộ cũ.


Nhân thể cũng xin nói thêm, khi hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN hồi tháng 09.1956, TW buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, người ta cũng đổ lỗi một phần cho cấp dưới đã thi hành sai, chứ TW Đảng không nghiêm khắc tự phê phán mình, họ vẫn coi “đường lối của TW về cơ bản là đúng”, chỉ có “việc tổ chức thực hiện không đúng” mà thôi. Họ vẫn khư khư khẳng định: CCRĐ dù có sai lầm “nhưng về cơ bản vẫn giành được thắng lợi lớn”. Điều đó nói lên sự giả dối, nguỵ biện, sự không thực lòng hối hận của họ. Thế thì làm sao mà Đảng sửa sai được?! 

Còn cái gọi là thi hành kỷ luật với các ông lãnh đạo CCRĐ cũng chỉ là trò hề “giơ cao đánh khẽ” để lừa dối dư luận mà thôi. Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là uỷ viên BCT, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, lại phụ trách công tác tư tưởng, rồi chính ông ta đã cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đàn áp quyết liệt anh chị em trí thức ưu tú, khao khát tự do, làm bao văn nghệ sĩ tài ba bị tù dày, bị đàn áp, bị treo bút trong hàng mấy chục năm trời, đánh một đòn nặng nề vào nền văn học miền Bắc, làm nó bị thui chột trong nhiều thập niên.

 Hoàng Quốc Việt (một người nổi tiếng “ác liệt nhất” chẳng những trong CCRĐ mà trong nhiều vụ trước nữa, chẳng hạn, vụ H122 xảy ra trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách xét vụ này, đã bắt giam nhiều cán bộ, phần đông là cán bộ quân đội, và làm chết oan nhiều người), bị đưa ra khỏi BCT thì lại trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người, Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xã bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT thì sau này lại được đưa về làm bí thư Thành uỷ Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW Đảng thì lại cho làm uỷ viên thường trực Uỷ ban Kế hoạch nhà nước! Trái lại, người ngoài Đảng mà dám thẳng thắn phát biểu ý kiến với ĐCS, cho dù nhẹ nhàng chăng nữa, như trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc phê phán cuộc CCRĐ và đưa ra những đề nghị hợp lý thì Đảng trù dập ông, dồn ông vào cảnh khốn cùng cho đến chết! Và thử hỏi có bao giờ TW Đảng thành thực sám hối về những sai lầm, những tội ác của mình hay không?



VII.NHỮNG SAI LẦM VÀ TÁC HẠI TRONG ĐẤU TRANH GIAI CẤP.

1. Chủ trương bạo lực

 Marx đã tỏ ra tàn ác và quá khích trong việc hô hào đấu tranh giai cấp. Trước và sau Marx, nhiều triết gia, chính trị gia đã chủ trương tranh đấu ôn hòa. Theo Richard Pipes [31]. Jean Jaures, một đảng viên xã hội người Pháp tiên đoán: “Giai cấp vô sản sẽ giành được quyền lực không phải bằng một cú bùng nổ bất ngờ của công tác cổ động chính trị mà phải dựa vào việc tổ chức công khai, có phương pháp lực lượng của mình trong điều kiện của nền dân chủ và phổ thông đầu phiếu. Xã hội chúng ta sẽ tiến dần đến chủ nghĩa cộng sản không phải bằng cách đập tan chế độ tư bản mà bằng việc tăng cường lực lượng của giai cấp vô sản một cách thường xuyên và liên tục.”

Ủng hộ mạnh mẽ nhất cho đường lối này là tổ chức gọi là Fabian ở Anh, gồm có George Bernard Shaw và Herbert George Wells.

E. Bernstein, một yếu nhân của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, người sáng lập ra “chủ nghĩa cải lương” trong phong trào xã hội, đã công kích các nguyên lí và cương lĩnh của chủ nghĩa Marx. Cuối những năm 1890, ông kêu gọi những người dân chủ xã hội cải tiến lí thuyết của mình cho phù hợp với thực tiễn là chủ nghĩa tư bản chưa thể sụp đổ, còn quần chúng lao động cũng không rơi vào cảnh bần hàn. Vẫn tin vào chủ nghĩa xã hội, nhưng giống như Jaures, ông coi đấy là kết quả của quá trình phát triển kinh tế và chính trị một cách hoà bình trong lòng chủ nghĩa tư bản (Richard Pipes. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 7 )

Sau đệ nhi thế chiến, công sản châu Âu cũng theo chủ thuyết này.Và Khrushchev [32] cũng theo lý thuyết đó mà chủ trương " cộng sản và tư bản sống chung hòa bình "( Richard Pipes. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN IV, 7)
 

2. Quốc gia và dân chủ

Các triết gia và chính trị gia của quân chủ và tư bản đều đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa vô tổ quốc (tam vô chủ nghĩa). họ bỏ mặc quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, chỉ chú trọng giai cấp vô sản. Họ theo Marx cho nên họ giết tất cả những tôn giáo, đảng phái khác để giữ độc quyền cho thiểu số. Trong Tuyên Ngôn của đảng cộng sản, Marx chỉ đề cao giai cấp công nhân, và coi các giai cấp khác là kẻ thù hoặc một thứ công dân hạng nhì, luôn bị kết tội là bảo thủ, là "phản động ":

Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản . (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 14).(33)


Trong TNCS, Marx nói đến dân chủ, nhưng chỉ đề cao công nhân, trấn áp tư sản và canh chừng các giai cấp khác như vậy là phản dân chủ vì dân chủ thì mọi người dân trong nước làm chủ và bình đẳng chứ không riêng một giai cấp nào.

Trong các chế độ, it nhất trên bình diện lý thuyết, con người trong quốc gia là bình đẳng, còn trong chủ nghĩa Marx, lý thuyết và thực tế đều phủ nhận dân quyền và nhân quyền. Marx lại cho rằng đảng cộng sản phục vụ cho quyền lợi cho đa số, và thuộc lực lượng đa số nhưng rõ ràng trên giấy trắng mực đen là Marx chỉ phục vụ giai cấp vô sản.Đấy cũng là một cách nói mâu thuẫn.

Tình trạng chung trong thế giới cộng sản là dân chúng mất tự do, bị cai tri một cách độc tài tàn bạo bởi một nhóm thiểu số. Nước Việt nam có 80 triệu dân, đảng cộng sản chỉ có ba triệu người. Trong ba triệu đảng viên thật sự nắm quyền là khoảng hai mươi tên trong bộ chánh trị và khoảng hai trăm tên trong ban chấp hành trung ương đảng, mà tối cao là Tổng bí thư đảng . Như vậy sao gọi là tranh đấu cho đa số? vì quyền lợi cho đa số?

Cộng sản Việt Nam giả dối khi họ luôn mở miệng đề cao nhân dân như "Quân đội nhân dân", Tòa án nhân dân", Hội đồng nhân dân", và họ xưng là " đầy tớ nhân dân", nhưng thực tế là "đảng lãnh đạo". Đảng không thể vừa làm lãnh đạo vừa làm đầy tớ. Và khi đảng đã nắm quyền lãnh đạo thì nhân dân làm chủ bằng cách nào? Rõ ràng đó là ngôn từ của họ thiếu thành thực.

.3. Độc tài, gian tham

Marx nói đề cao dân chủ và giai cấp vô sản là nói đãi buôi. Trong lý thuyết và trong thực tế, giai cấp vô sản và hữu sản, có tội bóc lột hay không có tội đều bị tước quyền tư hữu, và bị cưỡng bách lao động. Như vậy, thuyết đấu tranh giai cấp và thuyết thặng dư giá trị trở thành vô ích vì đấu tranh hay không đấu tranh , có tội hay không có tội đều bị bắt làm nô lệ cho cộng sản.
Trong thưc tế của thế giới cộng sản, giai cấp vô sản cũng bị bóc lột và vẫn ở vị trí giai cấp bị trị:
Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no,
Thằng bò thì sướng,
Thằng bướng thì chết.

Giai cấp thống trị là đảng cộng sản và toàn dân trở thành nô lệ của cộng sản.Trong lý thuyết, đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân nhưng thực tế không phải thế. Đảng cộng sản là tập hợp một nhóm người lợi dụng danh nghĩa công nhân để chiếm chính quyền và chiếm tài sản quốc gia và tài sản nhân dân.

Trần Độ [34] đã nói thẳng tính chất độc tài, phi dân chủ của cộng sản Việt Nam:
Nổi bật lên là một bộ máy độc đoán, độc tài toàn trị, đàn áp thẳng tay các ý kiến khác. Có một đội ngũ “lưỡi gỗ” rất đông đảo, chuyên “ngụy biện”, “nói lấy được”, “nói bừa bãi”, “trắng trợn” bất chấp lẽ phải, đạo lý và cả luật pháp, và có lúc dùng nhiều thủ đoạn như "lưu manh".
Trong khi ấy, bộ máy đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ, đầy tệ nạn tham nhũng, đầy tệ nạn xã hội, làm tất cả mọi người trong xã hội không lúc nào được yên tâm và thường xuyên lo lắng, sợ hãi. [. . .]. Đảng luôn tạo ra một không khí khủng bố đối với bất cứ ai có chính kiến độc lập, làm cho xã hội khô cằn, Đảng bưng bít và cấm tất cả những ý kiến dồi dào phong phú để đưa đất nước tiến lên. Thế là Đảng đã tạo ra ở Việt Nam một xã hội đầy tham nhũng, phản dân chủ (vì độc tài độc đoán và toàn trị), đầy dối trá lừa bịp (vì nói một đàng làm một nẻo), đầy thủ đoạn (nịnh nhau, hất nhau và hại nhau). Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, ở bất cứ người nào, ta cũng nghe thấy được những lời phàn nàn về sự không dân chủ, tàn bạo, lừa bịp, dối trá; về những hiện tượng lưu manh, hãnh tiến. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN III, 1)

 4 . Phi pháp & phi lý

Cộng sản đã áp dụng quan điểm giai cấp trong toàn bộ sinh hoạt quốc gia.Như trên đã trình bày, giai cấp là một quan niệm mơ hồ. Ta có thể nói ông triệu phú và người nghèo không có nhà cửa, nghề nghiệp, tiền bạc thuộc về hai giai cấp khác nhau. Nhưng ở hai thái cực trên, còn có khoảng giữa. Vậy thì người có nửa triệu, có trăm ngàn, hai chục ngàn thì ai tư sản, ai vô sản? Vả lại, giai cấp thường biến đổi.

Muốn luận bàn thế nào cũng được, nhưng muốn kết án, buộc tội ai là có tôi hay không có tội, nhất là khi muốn tịch thu tài sản, bỏ tù hay giết ai thì phải căn cứ vào pháp luật. Mà pháp luật thì phải rõ ràng. Phải định nghĩa các tội trạng. Thế nào là tư sản? Có tiền bao nhiêu là tư sản? Có ruộng bao nhiêu là địa chủ? Nhưng trong vấn đề giai cấp, chúng ta không phân định được rõ ràng, làm sao có thể kết tội ai là địa chủ, ai là tư sản.

Quan điểm của Marx là quá đơn giản và hồ đồ. Không thể kết tội tất cả tư sản là bóc lột, là gian ác vì xã hội nào cũng có kẻ hiền người dữ, có người làm giàu lương thiện, co kẻ phạm pháp, kẻ giàu nhiều, người giàu ít, không thể bắt " mười voi bỏ rọ" như Marx và bọn cộng sản theo ông. Còn kẻ làm giàu phạm pháp, ta cần phân biệt trọng tội và khinh tội, và cần có chứng cớ rõ ràng, và cho họ biện họ. Không thể làm hồ đồ như cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam lập tòa án nhân dân và chôn sống họ hay bắn bỏ.

Thực ra chủ nghĩa Marx, và những danh từ địa chủ, phong kiến, tư sản, phản động là những tội trạng gán cho người dân vô tội nhằm khủng bố quần chúng để cướp của, giết người. Bên cạnh tuyên truyền, dụ dỗ, cộng sản thường dùng khủng bố. Cộng sản lừa đảo nhân dân khi nêu lên cải cách ruộng đất, diệt địa chủ và tư sản , lật đổ giai cấp bóc lột.



Quan trọng nhất là chủ trương đấu tranh giai cấp đưa đến việc giết hại nhân dân, cấm trí thức hoạt động, cấm con cái phú nông và tiểu thương học hành. Việc thi tuyển đại học ưu tiên cho cộng sản và trù dập các giai cấp khác là ngăn chận tài năng quốc gia. Việc đưa công nông vào các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, và chính sách "hồng hơn chuyên" chỉ làm suy kém năng lực và vốn liếng quốc gia.

Milovan Djilas [35] viết:
Lịch sử sẽ tha thứ cho những người cộng sản nhiều tội lỗi mà họ đã phạm do hoàn cảnh, do nhu cầu tự vệ, nhu cầu sống còn. Nhưng bóp nghẹt mọi quan điểm khác biệt, sự bất dung, sự độc quyền về tư tưởng chỉ để nhằm bảo vệ những quyền lợi ích kỉ của họ là những tội lỗi không thể tha thứ. Chủ nghĩa cộng sản sẽ phải đứng chung một hàng với những tội lỗi nhục nhã khác trong lịch sử: toà án giáo hội và các đống lửa thiêu người thời Trung cổ. Cộng sản có thể giành được vị trí “vinh quang nhất” trong đám ấy (GIAI CẤP MỚI VI,8).

Chính vì chủ trương đấu tranh giai cấp thiển cận, họ đã vi phạm pháp luật và tình người.
Quân chủ và tư bản quý trọng trí thức và tôn trọng các giai cấp. Còn cộng sản thì kỳ thị trí thức, trừng phạt con cháu các đời sau của tư sản, địa chủ, quân chủ và phản động. . .Hơn nữa cộng sản thiển cận và vô lý. Tại sao Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai , Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng thuộc giai cấp quân chủ và tư sản thì lại gọi là giai cấp công nhân và cầm quyền đảng cộng sản còn những người khác thì kết tội là phong kiến và tư sản, tiểu tư sản, không cho họ cơ hội biện hộ và quyền làm người?

Quan điểm giai cấp một cách thiển cận của cộng sản đã gây bất công xã hội và phá hoại nền tảng quốc gia. Trần Đức Thảo [26] đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại trong quan điểm giai cấp:
(1). Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.
Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận không con người nghĩa là lối lý luận bất nhân:
Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).

Ông cho rằng chỉ có chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:
Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người", là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)

(2).Trong chế độ cộng sản, chữ :giai cấp" hay " kẻ thù của giai cấp" được dùng tùy tiện.
Cộng sản lợi dụng từ " giai cấp" và dùng các danh từ "phản động", "kẻ thù giai cấp" để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:
Ví dụ trong một cơ quan, một cán bộ không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:
" Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).

Một hậu quả tai hại của chủ trương đấu tranh giai cấp đưa đến tệ trạng chủ nghĩa lý lịch, chủ nghĩa thành phần. Trần Độ nhận xét về giai cấp đấu tranh:

Rõ nhất là học thuyết về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Học thuyết này được người vận dụng nó đưa tới những chủ nghĩa kinh khủng như “chủ nghĩa thành phần”, “chủ nghĩa công nông”, “chủ nghĩa lý lịch” … Các thứ chủ nghĩa ấy làm cho học thuyết giai cấp bị méo mó thành bất nhân bất nghĩa. Ta có thể tin một cách chắc chắn rằng nếu Mác và Lênin (là những trí thức lớn) còn sống đến bây giờ thì các ông tổ đó cũng không thể chấp nhận các thứ chủ nghĩa “vô học” đó. Học thuyết ấy bị méo mó ngày càng lớn, càng cực đoan, nó thành ra kiểu Mao-ít, cao hơn nữa là kiểu Pôn Pốt. và trở thành những tội phạm ghê tởm của loài người.(TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN III, 1)
Chủ trương đấu tranh giai cấp đã bị Khruschev đả phá bằng chủ trương sống chung hòa bình nghĩa là tư bản và cộng sản sống chung, tư bản và vô sản cộng tác. Và sau đó với Gorbachev, chính sách đã giải thể chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô và Đông Âu.



VIII. KẾT LUẬN

Viết "Tuyên ngôn của đảng cộng sản", Marx có dụng tâm chính trị chứ không thuần triết lý.Ông thấy thời bấy giờ cách mạng kỹ nghệ đang lên, ông muốn dùng giai cấp vô sản với hứa hẹn xóa bỏ bóc lột, tịch thu tư liệu sản xuất giao cho công nhân làm chủ, để cho họ theo mình. Ông cũng mơ ước xóa bỏ giai cấp tư sản thì nhân loại tiến bộ và hoà bình nhưng ông đã lầm. Cuối cùng thì tư sản cũng như vô sản và toàn dân đều trở thành nô lệ của cộng sản. Chỉ có bọn cộng sản là có lợi trong việc chiếm hữu toàn thể tài sản quốc gia và làm chủ đất nước. Chủ nghĩa Marx là một giấc mộng hão huyền và cũng là một sự dối trá lớn nhất của thế kỷ XX đã làm cho hàng trăm triệu người chết, là một thiêt hại gần gấp đôi hai cuộc thế chiến vừa qua!

____


[1].The history of all hitherto existing society [2] is the history of class struggles.
Freeman and slave, patrician and plebian, lord and serf, guild-master [3] and journeyman, in a word, oppressor and oppressed, stood in constant opposition to one another, carried on an uninterrupted, now hidden, now open fight, a fight that each time ended, either in a revolutionary reconstitution of society at large, or in the common ruin of the contending classes. (COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[2].Marxists identify 3 main classes: the petite bourgeoisie, who own businesses (the means of production), work for themselves, and do not employ others; the proletariat or working class, who do not own the means of production and who sell their labour power for wages; and the bourgeoisie or capitalist class, owners of the means of production, who purchase labour power and acquire a living and accumulate wealth from surplus value provided through workers' labour.( http://www.thecanadianencyclopedia.com/index.cfm?PgNm=TCE&Params=A1ARTA0007517).
[3].Society as a whole is more and more splitting up into two great hostile camps, into two great classes directly facing each other -bourgeoisie and proletariat.(COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[4].In proportion as the bourgeoisie, i.e., capital, is developed, in the same proportion is the proletariat, the modern working class, developed.(COMMUNIST MANIFESTO I, 9)
[5]."From the serfs of the Middle Ages sprang the chartered burghers of the earliest towns. From these burgesses the first elements of the bourgeoisie were developed ".(COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[6].By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. (Note by Engels - 1888 English edition .COMMUNIST MANIFESTO I, )
[7].The lower strata of the middle class -- the small tradespeople, shopkeepers, and retired tradesmen generally, the handicraftsmen and peasants -- all these sink gradually into the proletariat, partly because their diminutive capital does not suffice for the scale on which Modern Industry is carried on, and is swamped in the competition with the large capitalists, partly because their specialized skill is rendered worthless by new methods of production. Thus, the proletariat is recruited from all classes of the population (COMMUNIST MANIFESTO I, 1).
[8]."The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history. If, by chance, they are revolutionary, they are only so in view of their impending transfer into the proletariat; they thus defend not their present, but their future interests; they desert their own standpoint to place themselves at that of the proletariat . (COMMUNIST MANIFESTO I, 14).
[9].The "dangerous class", the social scum, that passively rotting mass thrown off by the lowest layers of the old society, may, here and there, be swept into the movement by a proletarian revolution; its conditions of life, however, prepare it far more for the part of a bribed tool of reactionary intrigue (COMMUNIST MANIFESTO I, 14).
[10]What is the proletariat? The proletariat is that class in society which lives entirely from the sale of its labor and does not draw profit from any kind of capital; whose weal and woe, whose life and death, whose sole existence depends on the demand for labor. (Principles of Communism (1847)
[11]. Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa. Năm 1966 ông nhập ngũ,. Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam. Nguyễn Duy làm thơ rất sớm. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó.
 [11b]. Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Quan Hải Tùng Thư. Huế. 1938,tr.68
[11c] . Engels. Chống Durhing. Phần III. Chủ nghĩa xã hội. Xã hội. I. Lịch sử
[12].Nguyễn Thế Anh , sinh năm 1936 tại Thakhek (Laos), đậu thạc sĩ Sử học năm 1963, tiến sĩ năm 1987. Sau 1963, ông dạy đại học Huế, khoa trưởng Văn Khoa, và trưởng ban Sử trường đại học Văn khoa Sàigòn.Sau 1975, ông sang Pháp.
[13].The Communists fight for the attainment of the immediate aims, for the enforcement of the momentary interests of the working class; but in the movement of the present, they also represent and take care of the future of that movement [. .]. But they never cease, for a single instant, to instill into the working class the clearest possible recognition of the hostile antagonism between bourgeoisie and proletariat. (COMMUNIST MANIFESTO IV ,1)
[14]. Nguyễn Minh Cần.  là nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhân vật trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946 làm Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Huế.Năm 1947 - 1951 là bí thư Huyện uỷ Hương Trà, sau đó là tỉnh uỷ viên và uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên.Năm 1951 - 1962 làm bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là Thành uỷ viên và Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội.Năm 1962, đi học ở Trường đảng Cao cấp của Liên Xô.
Bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên viết báo. 
Các sách đã xuất bản:Công Lý Đòi Hỏi, NXB Văn Nghệ 1998. Chuyện Nước Non, NXB Văn Nghệ 1999.
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế, NXB Tuổi Xanh 2001. The Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes Of The Communist Internationals, NXB Tuổi Xanh 2004.
(15). .Hoàng Văn Chí ( 1913 - 1988), bút danh Mạc Định, quê Thanh Hóa, là một học giả tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó đã từ bỏ Việt Minh và di cư vào Nam năm 1954. Tại miền Nam, ông thất vọng với chế độ thời Ngô Đình Diệm nên tìm cách bỏ ra hải ngoại. Ông trải một thời gian ở Ấn Độ, và tìm hiểu thêm nhiều ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo trên văn hóa Việt. Ông cũng từng sống tại Nhật, Pháp và một thời gian dài tại Hoa Kỳ.Ông đã có tác phẩm dịch ra trên 15 thứ tiếng (From Colonialism to Communism) từ thập niên 1960 và là một ngòi bút chống cộng đầu tiên của người Việt trên bình diện quốc tế[1]. Cho đến hôm nay, các tác phẩm và tài liệu của ông vẫn được sử gia quốc tế tra dùng như kinh điển về kinh nghiệm Việt Nam
[16].Trường Chinh (9 tháng 2 năm 1907 – 30 tháng 9 năm 1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là nhân vật duy nhất hai lần giữ chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng.
[17].Mẫu tây (hectare):10 ngàn m2.; mẫu ta :3.600m2. Sào (acre): 1/10 mẫu tức 1 ngàn m2 (Sào tây), hoặc 360 mét vuông ( sào ta).
[18].Vào khoảng 1955, 50 đồng VNCH tương đương$ 10 USD vì hối đoái chính thức là $1USD ăn 5 đồng VNCH. Tuy nhiên giá chợ đen khoảng 50- 100. Đa số nông dân nước ta không có tiền nhiều, chỉ có lúa gạo trong nhà, lúc cần tiền thì bán lúa gạo.Khoảng 1955-1956, môt tộ phở tại Saigòn giá 3đồng -5đồng, trong khi tại thôn quê miền Bắc tô phở không người lái khoảng 50 đồng-100 đồng cụ Hồ.
[19]. Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), còn được gọi là Bảy Trấn, sinh tại Chợ Ðệm thuộc làng Tân Kiên, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc thành phố HCM). Xuất thân từ một gia đình địa chủ được coi là khá giả, ông được gởi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (1927). Năm 1930, sau khi đậu tú tài phần nhất, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động chống lại thực dân Pháp. Trong hơn 40 năm hoạt động cho tới lúc về hưu vào năm 1976, Nguyễn Văn Trấn đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng cộng sản như Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9 và Bí thư Khu Ủy, Ðại Biểu Ðại Hội Ðảng lần thứ hai, Giáo Sư trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó trường đại học Nhân Dân tại Hà Nội, Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung Ương. Sau khi về hưu, ông cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam như tờ Tuổi Trẻ, với bút hiệu Hai Cù Nèo, qua những bài viết châm biếm vạch ra những yếu tố tiêu cực, xấu xa của của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông cũng viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật như "Chúng Tôi Làm Báo" (1977), "Chợ Ðệm Quê Tôi" (1985), "Chuyện Trong Vườn Lý" (1988), "Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật" (1994). Ông đã là một trong những người đầu tiên trong hàng ngũ đảng cộng sản đứng lên tranh đấu cho tự do dân chủ mà tiêu biểu nhất là cùng với ông Nguyễn Hộ liên kết hoạt động trong Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ ở Sài Gòn, xuất bản tờ "Truyền Thống Kháng Chiến". Tờ báo này đã bị chế độ cộng sản tịch thu và cấm xuất bản. Năm 1995, ông viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội". Quyển sách lọt qua vòng kiểm soát của Ðảng và được bày bán gần như công khai. Chỉ trong vòng một tháng, hơn 10.000 cuốn sách phát hành hết sạch và ở khắp nước ai cũng bàn tán về những sự kiện được nêu lên trong "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội". . Vì vậy, nhà cầm quyền cộng sản không thể bắt ông, nhưng đã gia tăng các biện pháp trù dập, thậm chí còn cho người lái xe cố tình đụng ông vào tháng 5/1997, gây ra nhiều thương tích trầm trọng.
[20].Võ Nguyên Giáp(sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ một cử nhân luật, một giảng viên dạy sử, ông đã chỉ huy đội quân của mình đánh bại quân đội Pháp, đánh đuổi quân lực Mỹ và đánh sập chế độ Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội.
[21].Đặng Văn Hướng, người Thanh Hóa.Khi ông bị đấu tố, Hồ Chí Minh và các bộ trưởng, không ai lên tiếng. Có lẽ ông cũng như các sĩ quan, cán bộ cao cấp và thấp cấp thời bấy giờ đều được phép về thăm nhà để được chết chung với gia đình trong CCRD. Có thể ông Hướng cũng bi giết chết chứ không phải là tự tử.
[22].Hữu Loan: Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn Học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. [cần dẫn nguồn] Hiện ông đang sống tại quê nhà. Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ .
[23].Nguyễn Chí Thiện
: Nguyễn Chí Thiện (sinh 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội) là một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông từng bị nhà chức trách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền"[cần dẫn nguồn]. Ông được phóng thích ngày 28 tháng 10 năm 1991 và đến tháng 1 năm 1995 thì được xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến.
[24].Nguyễn Văn Thủ: người Hưng Yên, sau sống ở Hà Nội.
[25]. Trần Anh Kim:
Sinh ngày 15/8/1949, nguyên quán: xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Trần Anh Kim, nguyên là sĩ quan QĐND Việt Nam. Từ tháng 11/1966 đến năm 1987, Trần Anh Kim công tác và chiến đấu tại các đơn vị thuộc Sư đoàn III, Quân khu I và Sư đoàn III, Quân Khu V. Tháng 4/1988, Trần Anh Kim được chuyển công tác về Ban Quân sự thị xã Thái Bình (nay là TP Thái Bình), tỉnh Thái Bình. Tháng 4/1989, Trần Anh Kim được đề bạt giữ cương vị Chỉ huy Phó chính trị - Ban Quân sự thị xã Thái Bình, song bi bắt về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" .
 [26]. Bùi Tín :sinh năm 1927 là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông học ở Huế. Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. Trong các hồi ký và bài viết của mình kể từ khi tỵ nạn tại Pháp, ông tự nhận là Đại tá và là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập.
[27]. Đặng Thai Mai: Đặng Thai Mai (25 tháng 12, 1902 – 1984) (còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình) là một giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam. Đặng Thai Mai, thuộc dòng Đặng Tất[. Quê tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932). Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
[28]. Trần Huy Liệu (1901-1969) là một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Việt Nam. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức. Ông quê làng Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam, Hải Khánh, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút. Từ năm 1924, ông vào Nam công tác với các báo Nông cổ mín đàm, Rạng đông, làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Tháng 6 năm 1927 ông bị Pháp bắt, kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu nước. Năm 1928 ông thành lập Cường học thư xã chuyên xuất bản sách cổ võ tinh thần yêu nước, nâng cao dân trí. Cũng trong năm này, ông tham gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức đảng bộ trong Nam. Rồi bị Pháp bắt vào khoảng tháng 8 năm 1928, bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Trong tù, vì tiếp xúc với người cộng sản ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản, tuyên bố li khai Quốc dân đảng, tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Năm 1935, ông ra tù, bị trục xuất về miền Bắc. Từ năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực hoạt động cho đảng. Tháng 10 năm 1939 lại bị bắt đày đi Sơn La, Bá Vân, Nghĩa Lộ. Đến tháng 3 năm 1945, tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ, vượt ngục trở về Hà Nội làm công tác cách mạng. Tháng 8 năm 1945, ông dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào và được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng, rồi làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời. Từ năm 1953, ông chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng. Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Viện trưởng Viện Sử học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 28 tháng 7 năm 1969 ông mất tại Hà Nội, thọ 68 tuổi.
[29].Hoàng Văn Hoan (1905–1991) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông hoạt động tại Xiêm. Năm 1941, ông được phái đi Long Châu lập Biện sự xứ của Đồng Minh Hội ở Long Châu, rồi lại về Tịnh Tây, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lĩnh và một số người trong nước ra công khai hoạt động với danh nghĩa Việt Minh.Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chính trị viên Vệ quốc quân toàn quốc.Tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa I (1958) được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời làm Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo Pháp luật Quốc hội. Ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến năm 1979. Năm 1976, ông không được bầu vào Bộ Chính trị vì Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chống Trung Quốc mà ông lại theo Trung Quốc. Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống. Qua tác phẩm của ông, đoạn trên cho thấy Chu Ân Lai đã thấy tác hại của CCRD tại Trung Quốc và Việt Nam nhưng Hoàng Văn Hoan cũng như Hồ CHí MInh,TRường Chinh, ôm chân quan thầy Trung Quốc không dám nói sự thật.
[30]. Tô Hải , tức Tô Đình Hải, sinh năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải - Thái Bình, hiện sống tại quận Bình Thạnh, Saigon. Sau tháng Tám 1945, ông tham gia vệ quốc đoàn, năm 1951 ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, ông làm trưởng đoàn. Từ năm 1961 ông về công tác tại Nhà xuất bản âm nhạc và mỹ thuật. Tác phẩm nổi tiếng của ông là "Nụ cười sơn cước".
[31].Richard Pipes sinh năm 1923, là một sử gia Mỹ, chuyên về sử Liên Xô. Trong chiến tranh lạnh, ông cầm đầu một nhóm nghiên cứu phân tích chiến lược Liên Xô.
[32].Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1894- 1971); tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông là người kế vị Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức thủ tướng từ năm 1958 đến 1964. Ông tố cáo tội ác Stalin và đưa ra chủ trương chung sống hòa bình. Năm 1964 ông bị hạ bệ bởi chính những người đồng chí của mình. Những năm còn lại của cuộc đời ông luôn bị sự giám sát chặt chẽ của cơ quan tình báo Nga – KGB. Milovan Djilas viết về ông như sau:Khi tuyên bố tại Đại hội XX rằng ngày nay nghị trường có thể là “hình thức quá độ” đi lên chủ nghĩa xã hội, Khrushchev một mặt muốn tạo thuận lợi cho các đảng cộng sản trong “các nước tư bản chủ nghĩa”, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa những người cộng sản và dân chủ xã hội trong việc lập ra “mặt trận nhân dân”. Theo lời ông ta thì ông ta tin vào phương án này vì kết quả của những biến đổi diễn ra đã dẫn đến việc củng cố chủ nghĩa cộng sản và hoà bình trên trái đất. Nhưng trên thực tế thì bằng cách đó ông ta đã ngầm công nhận không chỉ điều mà ai cũng rõ: cách mạng cộng sản trong các nước phát triển là điều bất khả, mà hơn thế nữa việc mở rộng chủ nghĩa cộng sản trong điều kiện hiện nay là không thể thực hiện được, nguy cơ chiến tranh là không thể tránh khỏi. Chính sách của nhà nước Xô Viết tựu trung lại là giữ nguyên hiện trạng, chủ nghĩa cộng sản sẽ đấu tranh giành những vị trí mới bằng các biện pháp khác.(GIAI CẤP MỚI 9)
[33]."The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history. If, by chance, they are revolutionary, they are only so in view of their impending transfer into the proletariat; they thus defend not their present, but their future interests; they desert their own standpoint to place themselves at that of the proletariat (COMMUNIST MANIFESTO I , 14)
[34].Trần Độ (1923-2002), tên thật là Tạ Ngọc Phách, quê tỉnh Thái Bình. Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên.Từ năm 1974, ông giữ nhiều chức vụ như Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng Ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), 4, 5, 6 (1960-1991).Do bất đồng chính kiến với Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 khi đã 58 tuổi đảng.
[35]. Milovan Djilas (1911-1995) là nhà hoạt động chính trị Nam Tư, sinh tại làng Podbishtre, gần thành phố Kolashin, Montenegro. Ông học luật và văn chương tại trường tổng hợp Belgrad, vào Đảng cộng sản vào năm 1932, lúc vừa tròn 21 tuổi. Ngay trong năm đó, ông đã bị chính quyền bắt tù vì tổ chức biểu tình. Ông tiếp tục hoạt động sau khi được tha vào năm 1935 và gặp Tito vào năm 1937, rồi trở thành một trong những người bạn chiến đấu thân cận nhất của Tito trong thời chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh Milovan Djilas được bầu làm Phó tổng thống Nam Tư. Năm 1948, khi Nam Tư xung đột với Moskva về ý thức hệ, ông được giao phụ trách công tác tư tưởng với nhiệm vụ chứng minh cách hiểu chủ nghĩa cộng sản của Tito là đúng.Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, chính việc phân tích một cách khoa học chế độ cộng sản ở Nam Tư đã cho thấy những mặt trái của nó và suy rộng ra là mặt trái của chế độ chuyên chính vô sản nói chung. Vì những hoạt động lí luận “ngược dòng” của mình, năm 1954 Milovan Djilas bị khai trừ khỏi Đảng, bị tước hết các chức vụ, và năm 1955 thì bị xử tù án treo.
[40].Trần Đức Thảo ( 1917- 1993) sinh tại thôn Song Tháp, xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tháng 11 năm 2008, đã đổi thành Song Tháp, Phường Châu Khê, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Năm 1936, ông được nhận học bổng sang Paris, Pháp để thi vào trường Đại học Sư phạm Paris. Ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học hạng nhất tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942).Năm 1951, ông về Việt Nam, 1955, ông làm giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).Ông bị quy tội dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông bị đuổi ra khỏi trường Đại học và làm chuyên viên nghiên cứu. Năm 1992, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với nghiên cứu và mất tại Paris vào năm sau. Di hài ông được Cộng sản đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

_____

No comments:

Post a Comment