HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday, 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN VII * TƯ BẢN LUẬN



CHƯƠNG VII


TƯ BẢN LUẬN

Chương này chỉ trình bày sơ lược về quan niệm của Marx và những người theo ông đã phê phán chủ nghĩa tư bản.Chúng tôi không đi sâu vì việc này thuộc các kinh tế gia.

I. MARX VÀ TỬ BẢN BÓC LỘT

Tư bản ( capital) hay tư sản ( bourgeois) là chỉ giai cấp giàu có trong xã hội, nắm quyền về kinh tế trong một hay nhiều nước. Trong xã hội quân chủ, người ta gọi nhà giàu là phú hộ, là điền chủ. Đến khi cách mạng khoa học kỹ thuật đưa đến cách mang kỹ nghệ , việc sản xuất và kinh doanh mở rộng khắp nơi trên thế giới và giai cấp tư bản ra đời. Những ông chủ những kỹ nghệ lớn có máy móc tối tân, có thợ thuyền hàng trăm, hàng ngàn, vốn lên đến hàng triệu, hàng tỷ Mỹ kim thì người ta gọi những ông bà này là nhà tư sản hay tư bản.
Tư bản hay tư sản còn có nghĩa là vốn liếng, là tài sản của một người nào hay nhóm người nào.

Tác phẩm " Tư Bản Luận" của Marx có ảnh hưởng rất lớn trong chủ nghĩa Marx, là mũi nhọn việc tấn công giai cấp tư bản. Trong khi phe cộng sản ca tụng Marx, lấy Tư Bản luận làm giáo trình kinh tế, chính trị thì phe tư bản không thèm đếm xỉa đến nó mà người ta phải đi tìm những cái mới để cải tiến kinh tế trong hoàn cảnh lịch sử mới. Họ cho rằng quan điểm của Marx là lạc hậu. Nếu ở đại học nào đó ở Âu, Mỹ, người ta giảng về Marx cũng chỉ là một cách nhắc chuyện đời xưa. Ngày nay, chúng tôi xin nói lên vài điều để làm sáng tỏ một vấn đề mà một phần nhân loại vẫn coi là chân lý.

Vấn đề này rất phức tạp và khó khăn. Các nhà nghiên cứu hai bên cộng sản và tư bản mâu thuẫn nhau đã đành mà các nhà lý luận cộng sản cũng có ý kiến khác nhau về chính sách và quan điểm kinh tế mà kết quả là bị mạ lỵ, tù đầy, giáng chức hay bị giết như Đặng Tiểu Bình, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ (Trung Quốc) và Trần Xuân Bách (Việt Nam).

I.1. Quan hệ tư bản & vô sản

Engels nói rõ về mối quan hê giữa tư bản và vô sản như sau:

Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống.- Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888) [1]

Trong Tuyên Ngôn Của đảng Cộng Sản, Marx cho rằng tư bản giàu có là do bóc lột công nhân.
Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I, 16) [2]

Không những Marx kết tội tư bản mà kết tội nhiều tầng lớp xã hội đã bóc lột lẫn nhau, mà đặc biệt là bóc lột vô sản:
Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và đã được trả tiền công rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho các phần tử khác trong giai cấp tư sản: chủ nhà thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,10 ) [3]
Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 1 ) [4]

Trong các tác phẩm của ông, Marx luôn kết án tư bản bóc lột:
+And this life activity [the worker] sells to another person in order to secure the necessary means of life. ... He works that he may keep alive. He does not count the labor itself as a part of his life; it is rather a sacrifice of his life. It is a commodity that he has auctioned off to another. Marx, Wage Labour and Capital (1847) +Capital and labour relate to each other here like money and commodity; the former is the general form of wealth, the other only the substance destined for immediate consumption. Capital’s ceaseless striving towards the general form of wealth drives labour beyond the limits of its natural paltriness, and thus creates the material elements for the development of the rich individuality which is as all-sided in its production as in its consumption, and whose labour also therefore appears no longer as labour, but as the full development of activity itself, in which natural necessity in its direct form has disappeared; because natural need has been replaced by historically produced need. This is why capital is productive; i.e. an essential relation for the development of the social productive forces. It ceases to exist as such only where the development of these productive forces themselves encounters its barrier in capital itself. Marx, The Grundrisse (1857)

I.2.Thặng dư giá trị

Tác phẩm Chống Duhring của Engels là một tác phẩm quan trọng, không phải chỉ tranh luận với Duhring mà còn là một tác phẩm tổng quát về triết học, kinh tế và chính trị của chủ nghĩa Marx. Engels viết về thặng dư giá trị:
Giá trị thặng dư đó do đâu mà ra ? Nó không thể do người mua đã mua những hàng hoá dưới giá trị của nó, cũng không thể do người bán đã bán lại hàng hoá đó trên giá trị của nó. Vì trong cả hai trường hợp, cái được và cái mất của mỗi bên sẽ bù trừ lẫn nhau, vì mỗi người đều lần lượt là người mua và người bán. Nó cũng không thể do lừa gạt mà có được, vì sự lừa gạt quả là có thể làm thiệt hại người này để cho người kia giàu lên, nhưng không thể làm cho tổng số tiền của cả hai người tăng lên dược, do đó cũng không thể làm tăng thêm tổng số những giá trị đang lưu thông nói chung. "Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của một nước không thể kiểm lãi bằng cách lừa bịp bản thân mình được". Tuy vậy chúng ta vẫn thấy rằng toàn bộ giai cấp các nhà tư bản ở mỗi nước đều không ngừng giàu lên bằng cách bán đắt hơn họ đã mua, bằng cách chiếm hữu giá trị thặng dư. Thế là chúng ta vẫn không nhúc nhích hơn lúc đầu chút nào : giá trị thặng dư đó do đâu mà có ? Cần phải giải quyết vấn đề đó, hơn nữa lại giải quyết bằng con đường thuần tuý kinh tế, loại bỏ mọi thủ đoạn lừa gạt, mọi sự can thiệp của một bạo lực nào, bằng cách nêu vấn đề như sau : làm thế nào có thể thường xuyên bán đắt hơn mua được, ngay cả khi giả thiết rằng những giá trị bằng nhau sẽ luôn luôn được trao đổi lấy những giá trị bằng nhau ?(II,ch.6) [5]
Engels nói rõ về thặng dư giá trị như sau:
Một người chủ hàng hoá giản đơn thì bán để mua; anh ta bán cái mà anh ta không cần dùng, và với tiền thu được, anh ta mua cái mà anh ta cần dùng. Còn nhà tư bản bắt tay vào công việc thì thoạt tiên mua cái mà bản thân hắn không cần đến; hắn mua để bán, hơn nữa lại để bán đắt hơn, nhằm thu trở lại giá trị của số tiền đã bỏ ra lúc ban đầu để mua, cộng với số tiền tăng thêm nào đó, mà Mác gọi là giá trị thặng dư (Chống Duhring II, 6)

Để làm ví dụ, Mác giả định rằng một công nhân trong một ngành công nghiệp nào đó mỗi ngày làm 8 giờ cho bản thân mình, tức là để sản xuất ra giá trị của tiền công của mình, và 4 giờ sau đó làm cho nhà tư bản để sản xuất ra số giá trị thặng dư sẽ rơi trước hết vào túi của nhà tư bản. Như vậy là kẻ nào muốn hàng ngày thu được một số giá trị thặng dư cho phép người đó sống không kém hơn một công nhân của mình thì kẻ đó phải có một số giá trị cho phép người đó cung cấp nguyên liệu, tư liệu lao động và tiền công cho hai công nhân (Chong Duhring http://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=2446856777928781324&postID=6038934066229525514

Marx đã nói đến giá trị thặng dư. Trong tập I, chương 9, chương 10, Marx nói về thặng dư giá trị. Ông đưa ra một lô công thức để tính thặng dư giá trị. Trước hết ,ông đưa ra một công thức đơn giản . Ông đưa ra một con số tiêu biểu: Ví dụ một nhà tư bàn đưa ra $500 vốn:
Ông gọi C là tư bản. Tư bản C này gồm hai yếu tố :
Yếu tố thứ nhất là là tiền c đặt vào các phương tiện sản xuất
Yếu tố thứ hai là v là tiềng công lao động.
c là tư bản cố định, v là tư bản di chuyển.
Công thức sẽ là C= c+v
Thí dụ một người có vốn £500, thì tiền vốn cố định là£410 + vốn di động £90 .
Khi việc sản xuất đã xong, ta có một số hàng hóa có giá trị (c + v) + s.
s là giá trị thặng dư. Tính thử bài toán theo công thức trên:
(£410 const. + £90 var.) + £90 surpl.
Theo công thức trên, vốn £500 thì thặng dư gia trị là£90 tương ứng với tiền công £90

Trong chương 10, tập I, ông kết tội tư bản bóc lột:
Bọn tư bản đã mua sức lao động với một mức thời gian nào đó nhưng nó lợi dụng năng lực suốt cả ngày của công nhân. Như vậy nó có quyền bắt người lao động làm việc suốt ngày cho nó. Nhưng một ngày lao động là gì? Trong các trường hợp là it hơn một ngày. Nhưng bao nhiêu? Người tư bản đã cá nhân hóa tư bản. Linh hồn nó là linh hồn tư bản. Nhưng một tư bản có một đời sống căng thẳng, nó có khuynh hướng tạo nên một giá trị và một thặng dư giá trị để tạo cho nó những yếu tố vững bền, những phương tiện sản xuất, đắm đuối vào những giá trị lao động.
Tư bản là vốn chết, như con ma cà rồng chỉ sống bằng cách hút máu lao động sống, nó càng sống thì càng hút máu. Thời gian mà lao động làm việc là thời giam mà tư bản tiêu thụ sức lao động mà đã mua của người lao động ( Capital Vol. 1, ch. 10).[6]
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1867-c1/ch10.htm

Theo Engels trong Chống Duhring, Mác lại lưu ý rằng tuyệt đối không nên lẫn lộn cái giá trị thặng dư của ông với lợi nhuận hay tiền lời của tư bản, rằng lợi nhuận hay tiền lời đó thật ra chỉ là một hình thức phụ thuộc và thường thường chỉ là một phần của giá trị thặng dư thôi.(II ch. 8).I.2.3. Tự Điển Wikipedia

Tự điển này định nghĩa như sau:
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Các Mác đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.

I.2.3.1.Học thuyết
Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuấtchiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.
Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.
Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản.
Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T-T'
I.2.3.2. Định nghĩa

Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.

I.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

  • Năng suất lao động
  • Thời gian lao động
  • Cường độ lao động
  • Công nghệ sản xuất
  • Thiết bị, máy móc
  • Vốn

I.2.3.4. Ý nghĩa

  • Xét thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, công thức trên cho thấy bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có tiền (vốn) được đưa vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp như thông qua đầu tư chứng khoán, thậm chí gửi ngân hàng sẽ sinh lời. Đồng tiền chỉ trở thành công cụ sinh lời nếu đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư kinh doanh. Nếu chỉ để tích lũy thuần túy thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không có lợi cho những người khác cần vốn để sản xuất.
  • Trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư, nếu áp dụng được các công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng được tri thức, trí tuệ vào trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng giá trị thặng dư mà không cần phải kéo dài thời gian lao động hay cường độ lao động ảnh hưởng đến những người sản xuất.
  • Công thức cũng chỉ ra cách thức tích lũy làm tăng số tiền, là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

I.2.3.5.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá tri sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi. Phương pháp sản xuất giá tri thặng dư tương đối: Là phương pháp sản suất giá tri thăng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi.

I.2.3.6.Các quan niệm khác về giá trị thặng dư

Có một số người cho rằng giá trị thặng dư là của người làm thuê tạo ra mà không phải của nhà tư bản. Để tránh được sự hiểu lầm như trên ta nên đi sâu tìm hiểu phân tích thêm về cả một guồng máy nào đã tạo nên giá trị thặng dư:
Ta gọi toàn bộ số tiền dôi ra trong quá trình kinh doanh sản xuất nói chung là giá trị thặng dư: ΔT=m thì ta nên phân tách m thành nhiều phần nhỏ là các thành tố trong toàn bộ bộ máy (doanh nghiệp) đã tạo ra m như sau:
m= m1 + m2 + m3 +m4 + m5 + m6 + m7 + m8 + m9 + m10 + m11 +...
Trong đó:
  • m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
  • m2: giá trị thặng dư của lao động quá khứ tích lũy trong tư bản (được hiểu là tiền đẻ ra tiền mà không phải làm gì cả ví dụ được tính tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất ngân hàng trừ đi tỉ lệ lạm phát. Do đó LSNH=m1+m2;
  • m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này
  • m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn
  • m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân.
  • m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được.
  • m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản.
  • m8: trả cho gien di truyền đã tạo nên đức tính thông minh cần cù của nhà tư bản.
  • m9: trả cho công của nhà tư bản đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà phát triển cho xã hội giảm tỷ lệ thất nghiệp đỡ tránh các tệ nạn do bần cùng hóa xã hội như: ăn xin, trộm cắp,thất học, buôn gian bán lậu...
  • m10: thuế. Tại sao phải đóng thuế? Các sắc thuế ngoài việc thu về các phần đóng góp của quốc gia trong hoạt động của doanh nghiệp còn có ý nghĩa điều tiết lại giá trị thặng dư nhà tư bản đã bóc lột nhân công (nếu có)
  • m11: của người lao động

I.2.4. Bách Khoa Từ Điển Việt Nam

Tự điển này giải thích như sau
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. GTTD cũng như tỉ suất GTTD phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức độ bóc lột công nhân làm thuê của nhà tư bản. Sản xuất GTTD là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Một mặt, nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ; mặt khác, nó làm tăng những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.
Nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức lao động, toàn bộ kết quả của quá trình lao động sản xuất thuộc về nhà tư bản, cho nên phần giá trị mới tăng thêm (ngoài phần giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả công cho người lao động) bị nhà tư bản chiếm đoạt là GTTD. Mac K. (K. Marx) có công lao lớn xây dựng học thuyết về GTTD, chứng minh rõ chính lao động của công nhân làm thuê, chứ không phải tư liệu sản xuất, là nguồn gốc tạo ra GTTD, và nhờ đó mà Mac đã bóc trần bản chất của bóc lột GTTD bị che đậy.

Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của chủ nghĩa tư bản, GTTD biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, do điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển rất cao, điều kiện lao động của người công nhân thay đổi với hệ thống máy móc hiện đại (tự động hoá, tin học hoá, người máy...), chủ nghĩa tư bản có những hình thức phát triển, những động lực và phương pháp quản lí hiện đại (tư bản độc quyền nhà nước, những công ti siêu quốc gia, đa quốc gia) thì sự bóc lột GTTD được diễn ra dưới những hình thức khác nhau, theo những phương pháp khác nhau, tạo ra những năng suất lao động và tỉ suất GTTD rất cao, nhưng bản chất của sự bóc lột GTTD của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.

I.2.5. Đặng Phùng Quân

Trong quyển "Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mac xit" ( Chủ Đề -2002 ), ông Đặng Phùng Quân [7] giải thích như sau:
Khác với những chế độ sản xuất trước như chế độ sở hữu nô lệ hay phong kiến, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động làm việc được trả lương nên ngoài mặt (hiện tượng) có tự do, bán sức lao động cho người sở hữu tư liệu sản xuất, song thật sự (từ bản chất) ngoài phần giá trị trả cho người lao động để tồn tại, có một phần giá trị không được trả, Marx gọi là giá trị thặng dư (Mehrwert). Như vậy, một sản vật bao gồm ba yếu tố; tư bản cố định, tư bản lưu động và giá trị thặng dư (c, v và m).Marx gọi tỷ suất thặng dư:

giá trị thặng dư giá trị thặng dư
m/v = ------------------ = --------------------
tư bản lưu động giá trị sức lao động
lao động thặng dư phần không được trả lương
= -------------------- = ----------------------
lao động cần thiết phần trả cho người lao động

Những tỷ lệ này biểu hiện cùng một quan hệ dưới những hình thái khác nhau. Tỷ suất trên còn được gọi là tỷ suất bóc lột "biểu hiện chính xác mức độ bóc lột sức lao động bởi tư bản hay bóc lột người lao động bởi nhà tư bản" (Das Kapital, Bd I). Marx phát hiện tỷ suất này là 100 %:
Tỷ suất giá trị thặng dư hay tỷ suất bóc lột này được tính bằng giờ lao động sang tính toán bằng tiền qua thí dụ:

6 giờ lao động thặng dư
m/v = --------------------------
6 giờ lao động cần thiết
giá trị thặng dư là 3 shillings
= -----------------------------------
tư bản lưu động là 3 shillings
= 100%
Marx đưa ra công thức về khối lượng giá trị thặng dư:
M = (m/v) x V
trong đó m : giá trị thặng dư tính theo lao động cá nhân
v : sức lao động cá nhân
V : tổng thể tư bản lưu động
còn được tính theo công thức:
M = p x (a /a x n)
trong đó p : sức lao động trung bình
a : lao động thặng dư
a : lao động cần thiết
n : số lượng lao động sử dụng

Marx khẳng định trong sản xuất tư bản chủ nghĩa "sản xuất ra giá trị thặng dư hay tạo ra lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này" (Produktion von Mehrwert oder Plusmacherei ist das absolute Gesetz dieser Produktionsweise).
Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng tỷ số của giá trị thặng dư với toàn thể tư bản sử dụng:
r = m/(c + v).
Khi phát hiện ra quan hệ bóc lột và lợi nhuận trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx phải giả định :
- Hàng hóa trao đổi theo giá trị lao động
- Tỷ số c/v phải bằng nhau trong mọi khu vực sản xuất.
Marx hiểu rằng trên thực tế, hàng hóa có thể bán theo giá cả không tương ứng với giá trị của nó, song ông lý luận giá trị thặng dư cũng như việc chuyển hóa từ tiền qua tư bản không tùy thuộc vào việc hàng hóa bán trên hay dưới giá trị của chúng (Ch.4).
Nhưng theo chú thích của Wikipedia,ΔT là tiến vốn là vì nó là những chi phí của tư bản như là:
  • m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
  • m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này
  • m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn
  • m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân.
  • m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được.
  • m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản.

Trong các định nghĩa, có lẽ định nghĩa của Richard Pipes là rõ ràng và đơn giản nhất:

Hệ thống tư bản đặt cơ sở trên sự bóc lột lao động làm thuê theo ý nghĩa là nhà tư sản chiếm đạt “giá trị thặng dư” của món hàng mà người công nhân sản xuất ra. Theo Engels thì khái niệm “giá trị thặng dư” là phát hiện vĩ đại thứ hai của Marx, giúp ta hiểu được xã hội loài người. Toàn bộ giá trị đều được tạo ra bởi lao động. Nhưng trong hệ thống tư bản, người sử dụng lao động chỉ trả cho công nhân một phần nhỏ giá trị mà người công nhân này làm ra, chỉ đủ cho người lao động sống qua ngày mà thôi. Phần còn lại, tức là “thặng dư” thì người chủ đút vào túi mình (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I ,4)

II. MARX VÀ GIÁ TRỊỞ trên kia nói về giá trị thặng dư tức là nói về sự bóc lột của tư bản theo quan điểm của Marx.Còn giá trị ở đây là nói về giá trị của hàng hóa, tài sản, của cải và sự trao đổi, buôn bán trong xã hội.
Học thuyết về giá trị đã từng là học thuyết trung tâm của kinh tế học cách đây hai thế kỷ. Ngày nay, người ta gọi Smith, Ricardo, Marx là những kinh tế gia cổ điển. Các kinh tế gia này phân biệt giá cả, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng, và giá trị tự nhiên (gọi tắt là giá trị) trong nỗ lực giải thích cơ chế hình thành sự giàu có và việc trao đổi hàng hoá trên thị trường.

Người ta sản xuất và kinh doanh các sản phẩm. Làm sao để biết giá trị các món hàng trong việc trao đổi hàng hóa với nhau? Căn cứ vào cái gì mà định giá các món hàng, cho là món này tốt, món kia xấu, món này giá trị cao, món kia giá trị thấp ? Marx bảo lao động tạo ra giá trị. Nhiều triết gia có ý kiến khác.

II.1. Lao động

Tài sản do đâu mà có? Marx cho là do lao động. Engels viết trong Chống Duhring như sau:Chỉ có lao động mới đem lại cho các sản phẩm tìm thấy trong thiên nhiên một giá trị theo nghĩa kinh tế. Bản thân giá trị chẳng qua chỉ là biểu hiện của lao động xã hội cần thiết của con người, được vật hoá trong một vật. (II,ch.6)

Điều này đúng. Marx và Engels cũng như phái trọng nông cho rằng lao động là nguồn gốc tạo của cải và người lao động là người có giá trị nhất. Nhưng lao động thì có nhiều loại. Ít nhất, chúng ta có thể phân hai loại là lao động trí óc và lao động chân tay, thế mà Marx, Lenin, Stalin, Mao ác cảm với trí thức. Xã hội lúc nào cũng có hai hạng là lao động chân tay và lao động trí óc. Thế tại sao Marx không coi trọng trí thức, mà kết tội trí thức y như Tần Thủy hoàng. Bản thân Marx cũng trí thức nghèo, tại sao ông kết tội trí thức?

Nói đến lao động chân tay thì có nhiều hạng, sao Marx chỉ nói đến công nhân làm trong các hãng xưởng tư bản mà không nói đến công nhân các ngành nghề khác? Tại sao TNCS chỉ nói đến công nhân mà bỏ rơi nông dân? Tại sao Lenin cũng theo Marx đề cao công nhân mà bỏ quên đa số dân Nga là nông dân? Sau này Lenin cũng đề cập đến nông dân nhưng sự thực dưới mắt Lenin nông dân chỉ là tiểu tư sản, kẻ thù của giai cấp vô sản. Vì vậy mà sau này ông đày ải nông dân, gán cho họ tội trung nông, phú nông (kulak) phá hoại kinh tế XHCN và đày di Siberia, Goulag

Từ khi con người còn sống thô sơ, họ phải leo cây hái trái, săn bắn. Họ thấy trái cây rụng xuống, rồi mọc thành chồi, mầm và phát triển thành cây. Họ bắt chước thiên nhiên lấy hạt gieo trồng do đó mà thành ra nghề nông sản xuất lúa gạo, trồng chuối, xoài, mít, ổi để mà ăn. Đi săn, trồng lúa, khoai là phải cuốc, cày. . .Và đó là công việc lao động chân tay. Ở vùng này, người ta sản xuất nhiều lúa trong khi dân miền sông rạch và vùng biển bắt được nhiều cá, và dân vùng núi bắt được nai, heo rừng.

Người miền biển và sông rạch ăn cá hoài cũng chán, họ đem cá đến người trồng lúa mà đổi lúa gạo. Và người trồng lúa cũng đem lúa gạo đổi lấy thịt hươu nai vì ăn cơm không thì cũng chán. Xã hội do đó có sự trao đổi. Nói chung, lao động làm cho con người giàu có, có tiền của. Vậy vốn của tư bản cũng là lao động.




Trong khi một số người có sức lao động mà không có phương tiên làm việc, họ phải bán sức lao động, đi làm thuê, làm mướn. Dưới con mắt quân chủ và tư bản, việc thuê mướn, việc "lao tư hợp tác " là đương nhiên .Ông vua là chủ, các quan là người cộng tác để kiếm lương tiền nuôi vợ con cũng giống như anh tá điền lãnh ruộng điền chủ, hay nhà bác học làm việc cho công ty.Gọi đó là mua bán hay trao đổi cũng được nhưng Marx thì cương quyết bảo đó là bán sức lao động, mua sức lao động,và bóc lột lao động. Nay cộng sản bán sức lao động nhân dân Việt Nam khắp thế giới, và trong gia đình và công ty đại gia vẫn có kẻ hầu hạ, người tôi tớ không khác chế độ quân chủ và tư bản. Và nay thực tế, khi cộng sản cầm quyền, nhân dân lao động phải làm việc nhiều hơn với đồng lương rẻ hơn tư bản:

-"Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ".
-Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân!

Quan điểm của Marx có nhiều sai lầm. Như đã trình bày ở trên, đồng ý lao động là nguồn gốc sinh ra tư bản và sinh ra giá trị. Chính lao động mà tạo ra ruộng đất, lúa gạo, nhà cửa nhưng nên hiểu lao động bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay. Và như trên đã nói, tiền vàng bạc cũng do lao động. Nhưng lao động không phải là yếu tố duy nhất. Còn yếu tố trí tuệ, yếu tố sức khoẻ , yếu tố thời cơ và yếu tố may mắn. Cũng như con người cần gạo hay bánh mì nhưng con người cũng cần rau, thit, khí trời. . .

Engels đã nhận định rằng có hai loại lao động là lao động giản đơn và lao động phức tạp, loại lao động phức tạp có giá trị cao hơn loại lao động giản đơn:
Nhưng không phải mọi lao động chỉ đều là sự tiêu phí sức lao động giản đơn của con người; rất nhiều loại lao động bao hàm trong bản thân nó việc vận dụng những sự khéo léo hay những hiểu biết đã đạt được nhờ nhiều hay ít công sức khó nhọc, thời gian và tiền bạc. Những loại lao động phức tạp đó, trong những khoảng thời gian giống nhau, có sản xuất ra cùng một giá trị hàng hoá như lao động giản đơn, tức sự tiêu phí thuần tuý về sức lao động giản đơn không? Hiển nhiên là không. Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp là một hàng hoá có giá trị cao hơn, gấp đôi hay gấp ba lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn. (Chống Duhring, II,ch.6)

Marx, Engels và những người Marxist khác không nói đến lao động trí óc, không biết lao động trí óc được coi là đơn giản hay phức tạp? Dù tuyên bố gì đi nữa, thực tế, Marx , Engels. Lenin, Stalin, Mao , Hồ, Lê Duẩn không quan tâm đến kỹ sư và chuyên viên.

II.2. Tiền bạc, của cải

Dù có ý kiến trái với các kinh tế gia khác. Marx cũng công nhận tiền là tư bản, là giá trị nhưng ông nói thêm rằng tiền cũng do lao động mà ra. Điều này hoàn tòan đúng.
Họ phải có tiền. Tiền ở đây là do lao động mà cũng là do buồn bán lời.Tiền là vốn, là tư bản cũng do lao động. Thế thì lao động và chủ nhân đều có công lao động,m tại sao Marx chủ trương tịch thu của cải của tư sản?

Marx cho rằng tư bản lột lột sức lao động của thợ thuyền là quá đáng. Vốn là do lao động tích cực mà có và nhiều yếu tố khác chứ không phải do bóc lột. Ngày nay, Việt Nam truyện tụng ca dao, tục ngữ mới: "Tiền là tiên, là phật, là sức bật của tuổi trẻ". Ngày xưa, con người cũng đã biết sức mạnh của đồng tiền:" Có tiền mua tiên cũng được."Nếu không có tiền thì không làm được việc gì dù anh có sức lao động: " Có bột mới gột nên hồ." Không có tiền thì không có vốn để buôn bán, xây nhà cửa, mua trâu bò, mua dụng cụ, mua thóc giống và thuê người hợp tác.

Adam Smith nghĩ đến việc phải là dùng giá trị tính bằng tiền của sản phẩm. Thực ra sản phẩm cũng tăng giảm bất thường. Khi bình thường, một cân gạo chỉ có năm, mười tiền, nhưng khi đói thì một ký gạo có thể đổi lấy một lượng vàng.Và đồng tiền tự bản thân nó cũng trồi sụt theo thời gian và không gian, cho nên quan niệm này cũng chỉ là tương đối mặc dầu đấy là một điều hiển nhiên trong mọi chế độ. .
Mặc dầu cộng sản tuyên bố rằng tiền bạc là do lao động, cộng sản lai chủ trương cướp đoạt tiền bạc nhân dân bằng phương pháp thường xuyên đổi tiền. Đó là một việc tự sát trong kinh tế công sản, chỉ đem lại uy quyền và lợi lộc cho bọn thống trị.

3. Trí tuệ

Trí tuệ cũng là nguồn gốc tạo ra tư bản. Thực ra trí tuệ cũng thuộc lao động trí óc mà thành. Con người cần trí tuệ để làm ra của cải. Lao động trí óc nhiều khi quan trọng hơn lao động chân tay. Nếu chỉ lao động chân tay thì trình độ văn minh của con người chỉ ngang loài cầm thú. Với lao động trí óc, con người dùng cánh buồm lợi dụng sức gió thì không những đỡ mệt phải chèo chống mà thuyền còn đi nhanh hơn.Việc tìm ra hơi nước và xăng dầu lại ích lợi hơn là sức gió.

Ngoài ra trí tuệ còn thể hiện trong cuộc sống, đó là tính tiết kiệm, biết lo liệu hoàn cảnh mà sống, biết " liệu cơm gắp mắm". Nếu làm một tiêu hai ba, hay ham mê rượu, bài bạc. . . tất nhiên là sẽ lâm bần cùng. Sự nghèo khổ ở đây không do ai bóc lột mà tự mình làm hại mình.


III. PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM MARXIST

III.1. Tư bản bóc lột
III.1. 1.Thặng dư giá trị.
Khái niệm "thăng dư giá trị" là một lý luận nhằm kết tội tư bản bóc lột vô sản.
Theo định nghĩa của Wikipedia, ΔT=m là tiền vốn chứ không phải thặng dư! Theo công thức Marx nói trong Tư Bản Luận, (c+v)+s , vốn £500, luơng công nhân, £ 90 , thặng dư giá trị £ 90.
Như vậy, lương công nhân gần 20%, và tiền lời của chủ nhân bằng tiền lương công nhân. Lương bổng hai bên ngang nhau, không phải là bóc lột.Nếu không lấy tiền lời thì ai dại gì bỏ vốn kinh doanh! Đừng quan niệm người tư bản bóc lột vì người kinh doanh phải tùy giá thị trường, không thể muốn bán bao nhiêu thì bán, muốn trả người làm bao nhiêu lương cũng được!
Có nhiều lời phản bác quan điểm Marx, nhưng lý luận sau đây của Ernest van den Haag [8] là khá rõ ràng. Ông viết:
Giá trị của bản thân sức lao động được tính bằng lượng công lao động cần thiết để tạo nên sản phẩm và nuôi sống người lao động. Chủ thuê nhân công trả cho người lao động cái giá trị của sức lao động của anh ta, song, một mặt khác, còn “bóc lột” anh ta nữa, bởi lẽ sức lao động đã làm ra một giá trị vượt quá bản thân nó. Lượng vượt quá này — tức “giá trị thặng dư” — đã bị chiếm đoạt, hay bóc lột, bởi chủ thuê nhân công. Chẳng hạn, để nuôi một công nhân trong một giờ cần mười củ khoai tây. Mười củ khoai này là giá trị của một giờ lao động đó. Nhưng công nhân kia, trong giờ đó, lại làm ra những hai mươi củ khoai tây: mười củ khoai “thặng dư” đã bị chiếm đoạt bởi người chủ sử dụng lao động, kẻ đã trả cho công nhân kia giá trị của sức lao động của anh ta.

Lý thuyết này lô-gích đến mức nào? Giá trị của sản lượng kết xuất (output) từ mọi nhân tố của một quá trình sản xuất — sức lao động, đất đai, tư bản — cần phải trội hơn (tổng) giá trị của (các phí tổn) đầu vào (input), nếu không thì quá trình sản xuất chẳng bõ công. Nhưng tại sao giá trị thặng dư lại được quy cho sức lao động? Sao nó không được quy cho tư bản? Hoặc cho đất đai, như các nhà trọng nông [5] thế kỷ XVIII đã quan niệm? Ở đây, chúng ta đã gặp một petitio principii (đọc [pe-ti-shi-o prin-si-pi-i] — người dịch) [6] : điều mà Marx quả đoán và muốn chứng minh — sức lao động đã nhận được ít hơn cái đáng lẽ nó được nhận — chỉ đơn thuần là được tái quả quyết trong kết luận mà không được chứng minh. Sức lao động được (Marx) định nghĩa là nguồn gốc của giá trị, trong khi phần giá trị trội ra so với chi phí của sản phẩm lại phụ thuộc không hề ít vào các nhân tố khác của quá trình sản xuất. Một định nghĩa — và là một định nghĩa khá tuỳ tiện — đã được lấy làm chứng minh (ERNEST VAN DEN HAAG 4).

Cứ cho là Marx đúng. Giả sử rằng ông tư sản này phạm tội bóc lột, nhưng tiền bạc, ruộng đất, nhà cửa của ông cũng do một phần lao động như Marx đã công nhận, tại sao không để một phần giá trị lao động cho ông mà lại tước hết tài sản ông?

Giả sử ông tư bản này phạm tội bóc lột, việc này có liên quan đến cha mẹ, vợ con của ông ta hay không? Và cái tội bóc lột này có đáng xử tử và đày ải một đời của ông hay vợ con ông?
Không riêng tư bản bóc lột vô sản mà nhiều hạng ngưòi trong xã hội cũng bóc lột nhau và bóc lột vô sản như Marx nói, vậy thì làm sao tiêu diệt được sự bóc lột trong xã hội?

Marx nói giai cấp tư sản bóc lột nên cần tịch thu tài sản của họ, nhưng với chính sách cấm tư hữu hóa, như vậy là toàn dân trong đó có vô sản cũng bi tước hết mọi thứ tư hữu. Vậy là toàn dân cũng bị tội như tư sản phải không? Dân chúng có tội tình gì?

Tóm lại, nội dung thặng dư giá trị, bóc lột chỉ là một cái cớ để cộng sản tập trung tài sản toàn dân vào tay chúng. Nói một cách thẳng thắn, vô sản chuyên chính, thặng dư giá trị, bóc lột nội dung là cướp của, giết người.Tư sản, địa chủ là nạn nhân đầu tiên, sau đó là toàn dân bị tước quyền tư hữu, trở thành nô lệ cho bọn thống trị mới, giai cấp mới. Chúng nắm uy quyền rồi khủng bố nhân dân và để cho nhân dân đói khổ trong khi chúng sống sung sướng. Ngày nay, tại Việt Nam, nhiều tư sản đỏ đi xe hơi hàng triệu đô la, con cháu Tổng bí thư,thủ tướng, đại tướng. . . đều trở thành tư sản đỏ có tiền hàng tỷ, hàng triệu đô la.

Lại nữa, cộng sản kết tội tư bản nhưng sau khi cầm quyền, cộng sản lại càng bóc lột công nhân tồi nệ hơn. Milovan Djilas cho biết về lương bổng của công nhân Sô Viết như sau:
Theo ông Krankshown, một đảng viên cộng đảng, thì lương 600 rub một tháng phải được coi là không đủ sống, trong khi Harrie Shvars, một nhà báo Mĩ lại cho rằng có đến 8 triệu người chỉ được nhận dưới 300 rub một tháng. Tribune, một tờ báo của Công đảng, các số liệu tôi dẫn đếu lấy từ báo này, nói thêm: nhiều phụ nữ phải làm các công việc năng nhọc không phải do nhu cầu bình đẳng giới (GIAI CẤP MỚI, V, 9).

A. Uralov viết rằng lương trung bình của người công nhân Liên Xô vào năm 1935 chỉ có một ngàn tám trăm rub, trong khi bí thư huyện uỷ lĩnh tổng cộng khoảng 45 ngàn rub (GIAI CẤP MỚI III, 3)

Cái giá phải trả là sự hao phí sản xuất cực kì khủng khiếp, đồng lương công nhân thấp và sự tụt hậu của những ngành khác. [..]. Chính điều đó đã gây ra mất cân đối mà thu nhập cướp được từ việc quốc hữu hoá các nhà tư sản cũng như địa chủ lớn không thể bù đắp được, giai cấp công nhân phải trả giá bắng mức lương chết đói, còn nông dân thị bị cướp bóc bằng lao động cưỡng bức (GIAI CẤP MỚI V ,9)

Trong khi công nhân, nông dân nghèo khổ, lương không đủ sống và bị thất nghiệp, bọn tư sản đỏ ngồi không ăn bát vàng, hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Ông Nguyễn Kiến Giang viết về bất công xã hội tại Việt Nam:
Sự phân hóa xã hội không lành mạnh đang diễn ra. Một số người ăn tiêu xả láng, phè phỡn trên những đống của kiếm được bằng ăn cắp. Còn đại đa số dân ta, những người lao động lương thiện, ngày càng khốn khổ. Tiền lương thực tế không đủ nuôi bản thân. Hàng chục vạn vạn người “dư dôi”, thực chất là thất nghiệp. Nông dân đã kiệt quệ trong những năm “hợp tác” trước đây, tuy có khá hơn sau khi thực hiện “khoán 10”, vẫn sống nheo nhóc vì bị ăn chặn ở các khâu bán ra, mua vào (cả tư thương lẫn quốc doanh) và vì đóng góp quá sức. Trí thức không sống được bằng “chất xám”, bằng năng lực và tài năng, phải kiếm ăn bằng “tay trái”, phải “xuất khẩu lao động” để tự cứu (SUY TƯ 90 * II, 3 ).

Cộng sản kết tội tư sản mại bản và bọn ngồi không hưởng lợi, nhưng chính cộng sản Việt Nam đã ăn chận, ăn bớt đồng lương của công nhân lao động ra nước ngòai. Việc xuất cảng lao động sang Liên Xô và Đông Âu phần chính là trừ nợ chiến tranh, còn phần nhỏ trả cho lao động. Khi ngoại quốc đến đầu tư, đảng cộng sản đã ăn chận tiền lương của lao động trong nước.

III.1.2. Máy móc
Ngoài ra, Marx còn kết tội tư bản dùng máy móc làm hạ giá trị công nhân và đó cũng là một hình thức bóc lột vô sản. Trong TNCS, Marx bảo rằng càng có máy móc thì tư bản bóc lột nhân công với giá rẻ mạt.

Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú. Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi.

Nhưng giá cả lao động, cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I, 9).[9]

Marx chỉ nhìn một chiều. Máy móc không những đem lại lợi nhuận cho tu bản mà còn làm cho công nhân làm việc thoải mái hơn, an toàn hơn. Thí dụ công nhân quét dọn xưa hay nay tại Việt Nam, Trung Quốc phải dùng chổi, dùng sức tay chân còn công nhân các nước khác thì dùng máy hút bụi, xe hốt rác. . .

III.2. Nguồn gốc tài sản

Trong thực tế, tư sản làm giàu là do kinh doanh có lợi, tạo được doanh thu cao.Mà lợi nhuận thì có nhiều cách như mua chỗ rẻ bán chỗ đắt như kiểu "mua đầu chợ, bán cuối chợ" , hay do khôn ngoan, trí tuệ và sức lao động của nhà tư bản chứ không phải hoàn toàn la bóc lột công nhân. Lại nữa, trong xã hội, có những ông chủ tàn ác nhưng cũng có những ông chủ nhân từ. Marx kết tội toàn bộ giai cấp tư bản bóc lột thì e quá đáng. Một bàn tay năm ngón tay có ngón cao, ngón thấp, ngón to, ngón nhỏ.

Xã hội không bao giờ có những người giống nhau. Có người chăm chỉ, có kẻ lười biếng; có người thông minh, có kẻ ngu đần;có người mạnh khỏ, có kẻ bệnh hoạn. Những người chăm chỉ, khôn ngoan lại mạnh khỏe thì lao động tốt hơn người lười biếng ngu si và bệnh hoạn. Chênh lệch xã hội là do từ bản tính con người. Ngoài ra còn có sự may mắn và những thuận lợi khác. Lẽ tất nhiên, từ xưa đến nay, trong xã hội có người lương thiện, có kẻ gian manh; có người làm giàu chánh đáng, có kẻ kinh doanh bất chính. Nhưng đa số làm giàu bất chánh. Nho gia nói : " vi phú bất nhân, vi nhân bất phú".

Chúa Jésus nói: " Nhà giàu mà lên thiên đường thì khó hơn con voi luồn trôn kim". Nhưng đa số con người trong đó có một số người nghèo cũng gian ác vì "bần cùng sanh đạo tăc".Marx đã không xét điểm này mà vơ đũa cả nắm cho rằng tư bản bóc lột vô sản rồi từ đó bọn đàn em theo Marx gây nên sự giết hại hàng triệu người trong các nước cộng sản.

Marx kết tội tư sản nhưng it nhất có hai hạng tư sản. Một lả kỹ nghệ gia hai là thương gia. Thương gia không dùng nhiều nhân công như tư bản công nghiệp. Họ làm giàu không phải do hoàn toàn bóc lột nhân công mà còn do sức lao động của họ. Ngoài ra cũng cần phân biệt tư bản lớn, tư bản nhỏ vì hệ thống pháp luật nào cũng phận biệt chính phạm, tòng phạm, trọng tôi và khin h tội. . Không thể kết tội tất cả như nhau như tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam.

Mặt khác, kinh doanh là một việc mạo hiểm vì không phải ai cũng thành công. Nếu kinh doanh không lời thì ai dại gì mà bỏ vốn! Thật ra tư bản không toàn quyền bóc lột và toàn quyền làm giàu. Chính dân chứng và thị trường quyết định. Nếu bán quá đắt, thuê nhân công quá rẻ thì không ai mua, không ai làm. Ngoài ra, các phương cách gian lận có thể bị nhà nước trừng phạt. Marx đã bỏ quên yếu tố tâm lý và pháp lý trong kinh tế. Nói chúng, quan điểm của Marx và Engels có chỗ sai lầm. Marx và Engels là những ông quan tòa nghiêm khắc đến độ tàn ác , phi lý và phi pháp để di hại cho bọn cộng sản đàn em nhắm mắt thi hành và để nhân dân phải đau khổ!

III.3. Giá trị

Marx nói lao động đem lại giá trị cho sản phẩm và hàng hóa. Chúng ta công nhân lao động tạo nên của cải vật chất. Lao động là nguyên do cấu tạo vật dụng, sản phẩm. Lao động do đó tạo ra giá trị sản phẩm. Tuy nhiên lao động chỉ là một phần của giá trị, không phải là toàn bộ vì bên cạnh lao động có nhiều giá trị khác. Ví dụ hai người thợ may hai cái áo , một cái may rất đẹp, một cái xấu. Cùng lao động như nhau nhưng cái áo đẹp đắt tiền hơn. cái áo xấu.

III.3.1. Giá trị nội tại của sản phẩm

Để giải quyết vấn đề này, Smith đưa ra một thứ giá trị khác, là giá trị nội tại của sản phẩm , hay giá trị tự nhiên (natural value). Chính cái giá trị tự nhiên vốn có sẵn trong sản phẩm này, là cái làm xuất hiện một yếu tố chung, yếu tố làm cơ sở để các sản phẩm có thể trao đổi được lẫn nhau và trở thành hàng hoá. Giá trị tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi những tình huống đặc biệt của thị trường, là thước đo chuẩn của sự thịnh vượng đến từ sản xuất. Nhưng giá trị tự nhiên là cái gì? D. Ricardo và K. Marx đều chia sẻ quan điểm này của Smith. Cả ba người đều nhất trí rằng lao động phải là một cấu thành của cái giá trị tự nhiên đó.

Ricardo cho giá trị cho rằng quan trọng nhất là giá trị nội tại và bản chất của hàng hóa và sản phẩm. Cục vàng, viên ngọc thì quý hơn cục đá, cục đất, cục gạch. Gạo thì có giá trị hơn bắp và khoai vì ăn ngon và no lâu. . Nhưng trong loại gạo, gạo tám thơm ngon hơn nên đắt hơn các loại khác. Hàng ngoại hóa được người ta ưa chuộng hơn là hàng nội vì đẹp và xài bền. Marx coi hàng hóa nào cũng chỉ là vật chất nhưng có nhiều loại sản phẩm, nhiều loại vật chất. Sản phẩm hãng này được người ta yêu chuộng vì nó tốt hơn,đẹp hơn hãng khác. Những điều đó cho biết bản chất cao quý của vật làm tăng giá trị của vật chất, hàng hóa.

Khi có người đặt vấn đề một viên kim cương mua được và một viên kim cương lượm được, cái nào giá trị hơn. Dường như Marx hay ai đó trả lời là hai viên kim cương ngang nhau vì nó cùng do lao động như nhaư đào từ dưới đất lên, và qua bao công đoạn sản xuất với vốn liếng. Giải thích này miễn cưỡng vì viên ngọc lượm được không cần lao động , vốn liếng. Một mỏ dầu đào ngoài đại dương và một mỏ dầu đào trong đất liền, sức lao động khác nhau, vốn liếng khác nhau nhưng giá trị ngang nhai vì phải theo giá thị trường. Nhưng việc đào mỏ kim cương cũng tốn kém tiền của và lao động như việc đào mỏ than, mỏ sắt , mỏ muối nhưng một viên kim cương giá trị gấp trăm , gấp ngàn một ký than hay một ký sắt thép. Như vậy giá trị và giá cả không phải hoàn toàn do lao động.

Ngoài ra giá trị thiên nhiên cũng thay đổi theo thời gian và không gian. Ngày xưa người ta yêu nhạc cổ điển và thích kiểu quần áo kín đáo. Nay thì người ta yêu nhạc kích động và thích ăn mặc mát mẻ.Sau 1975, nhà đất ở Sai gòn rẻ như bèo nhưng khoảng năm 2000 trở thành đăt nhất thế giới!
Giá trị thiên nhiên cũng tùy theo nhu cầu. Như đồng bào miền núi cần muối hơn là vàng bạc , người Á Phi thích đeo vàng hơn người Âu Mỹ, và theo Mao thì sau này vàng ngọc đem lót cầu tiêu!

Ngoài ra những sở thích, những quan niệm thẫm mỹ, tôn giáo, kinh tế cũng góp phần quan trọng vào giá trị. Ở các nước như Trung đông, Ấn Độ, người ta không ăn thịt bò, thịt heo cho nên hai thứ thịt này không có giá trị. Vì xăng đắt, cần tiết kiệm xăng cho nên người ta thích xe Nhật Bản hơn xe Mỹ. Từ điển ngôn ngữ triết học của Larousse định nghĩa tổng quan giá trị như sau: "Giá trị bao hàm một sự thoả ước - phán xét tập thể, phản ánh thái độ của con người trước một sự vật hiện tượng trong một mối tương quan so sánh".

Đúng vậy, khái niệm "giá trị" là khái niệm "tương quan".Giá trị chỉ tồn tại trong mối tương quan nào đó. Trước hết đó là tương quan giữa các vật thể trong con mắt một cá nhân: xấu, đẹp, thích, không thích, có ích, vô ích… giá trị là do thỏa ước, một sự so sánh mang tính cách tương đối nhiều khi vô lý, nhất là ở những vùng hiếm tiền bạc, hoặc vào thời chưa có tiền bạc... Thí dụ những ông chài bắt được cá đem vào thôn trang đổi lấy gạo. Chủ nhà hỏi: Bao nhiêu? Ông chài nói:" Một cá ba gạo", nghĩa là một rỗ cá lấy ba bát gạo". Tại sao một cá không lấy một, hoặc năm gạo? Giữa gạo và cá có liên lạc gì không? Chắc chắn là khó nhận thấy.

Một thương gia muốn sản xuất một món sản phẩm, thí dụ tiệm phở. Một tô bán bao nhiều. Có hai cách. Một là người ta lấy tiền bán trừ tiền mua thành tiền lời. Tiền bán là tiền vốn ( có thể tính được) cọng với tiền lời ( ước muốn).

Nhưng cũng có trường hợp sau khi tính giá bán, ta còn phải thăm dò thị trường mà định giá. Nếu bà bên cạnh bán một tô phở ba đô thì ta cũng bán ba đô hay hai đô rưỡi. Ta có thể bán ba đô hay bốn đô nhưng phải thêm thịt và nấu ngon hơn thì mới cạnh tranh được. Như vậy, giá cả là do thị trường quyết định. Người ta sao minh vây, không cần lý luận nếu thấy rằng ăn được thì làm, còn không thì thôi.

III.3.2. May mắnKhông cần lao động hay lao động ít mà con người vẫn có thể thu hoạch tài vật một cách chính đáng. Thí dụ như vô tình tìm được vàng ngọc, hoặc có được một đám đất tốt , lao động it mà sản xuất nhiều. Và cũng nên kể đến việc con người được hưởng tài sản cha me, anh em. Nếu căn cứ vào lao động thì tài sản nào có giá trị hơn? Một người phải tốn phí công phu, tiền của mới đãi được một vài chỉ vàng, trong khi người khác vô tình tìm thấy một hũ vàng. Nếu phẩm chất hai bên bằng nhau, thứ vàng nào đắt hơn ?

Như vậy, vàng là vàng, tự nhiên nó có giá trị, không cần đến yếu tố lao động. Ngoc trai, san hô có giá trị là do nó, công anh thợ lăn tìm ngọc trai cũng như công anh đánh dậm hay anh xúc cát đưới lòng sông có lẽ cũng ngang nhau.
Vì quan niệm cực đoan, ban đầu cộng sản khinh bỉ xổ số vì cho là ngồi không hưởng lợi, nay thì tuần nào, tỉnh nào cũng xổ số.

III.3.3. Thị trường
Ngoài ra còn có yếu tố khác nữa là thị trường.
Lợi nhuận thu đưọc là do hàng hóa được quần chúng ưa thích. Tư bản thu lợi nhuận là do chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tư bản không bóc lột người mua vì họ cố làm ra sản phẩm với giá rẻ và bán rẻ để cho đại đa số quần chúng có thể mua được. Họ chỉ ăn lời mỗi người một đô la là một năm họ có thể lời hàng triệu, hàng tỷ.

III. 3.4.Cung cầu
Sự giàu có, và giá trị hàng hóa còn do cung cầu. Mùa nắng bán quạt, mùa mưa bán dù, nếu mùa mưa bán quạt tất là ế.


Nói tóm lại, lao động chỉ là một yếu tố mà thôi.Quan điểm cuả Marx cực đoan và chật hẹp, làm khổ nhân dân và bóp nghẹt các ngành nghề trong sinh hoạt quốc gia.

IV. TƯ BẢN & CỘNG SẢN

Trên kia, chúng tôi đã nêu lên một vài điểm của chủ nghĩa Marx trong mục đích tiêu diệt tư bản.
Như chúng tôi cũng đã trình bày, chúng ta phải xem xét chủ nghĩa Marx dưới hai khía cạnh lý thuyết và thực tế. Mọi lý thuyết dù hay nhưng khi va chạm với thực tế mà thấy thất bại thì phải thay đổi hoặc hủy bỏ nó.Khi nghiên cứu triết lý hệ thống Marxist, chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh thực và hư.

Nhiều khi chỉ là hư, là văn vẻ không phải sự thực, nhất là văn của Stalin và Mao cùng các đệ tử của họ tại Việt Nam.
Marx nêu lên đấu tranh giai cấp và tư sản bóc lột đó là hư, là diện, còn bãi bỏ tư hữu , bắt mọi người làm nô lệ cho đảng cộng sản mới là thực và điểm.

Hiện nay, một số người vẫn ca tụng Tư Bản Luận và đường lối kinh tế XHCN. Nhưng lý luận làm gì khi tại Liên Xô, Gorbachev phải thay đổi cấu trúc, và bên Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình phải mở của đón chào tư bản bước vào " bóc lột giai cấp vô sản" của ông! Các ông ấy cũng đã tinh thông lý luận kinh tế Mac Lê nhưng các ông ấy phải thay đổi vì thực tế, vì những kinh nghiệm chua cay. Làm sao ta có thể lái xe đi tiếp khi biết đằng trước là một hố sâu thẳm? Thôi phải dừng lại, phải từ bỏ không tưởng về một thiên đàng ờ phía trước!Đó là những nguyên nhân chính khiến cho nhân dân Đông Âu , Liên Xô và lãnh đạo cộng sản Liên Xô, Trung cộng phải thay đổi tư duy. Cộng sản Việt Nam chỉ theo lệnh đàn anh, sao chép mô hình và ngôn ngữ của đàn anh chứ không dám hành động với tư cách độc lập và sáng tạo.

IV.1. So sánh tư bản và cộng sản

Trước tiên, ta so sánh kinh tế Liên Xô và kinh tế thời Sa hoàng. Ông cho biết những con số cụ thể về kinh tế Liên Xô và Nam Tư như sau:
Tuy không có số liệu cụ thể nhưng ta cũng không thể nói rằng năng suất cây trồng ở Liên Xô cao hơn thời Sa Hoàng. Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hậu. Nhưng nếu số thiệt hại này là có thể tính đếm được thì thiệt hại về người, hàng triệu nông dân bị đẩy vào các trại lao động, là không thể đo đếm được. Tập thể hoá tràn qua như một cuộc chiến tranh huỷ diệt, giống như một cơn điên, không thể nào xảy ra được, nếu như nó không có lợi cho giai cấp mới, không đảm bảo cho giai cấp này quyền bá chủ xã hội (GIAI CẤP MỚI, IV.1).

Tiếp theo, chúng ta so sánh kinh tế Liên Xô và Âu Mỹ. Về lý luận, về pháp lý, nhân dân hai bên khác nhau.Milovan Djilas đã so sánh về quyền kinh tế giữa tư bản và vô sản như sau:
Nếu trong chế độ tư bản người lao động và nhà tư sản bình đẳng trước pháp luật dù về mặt vật chất một người là bị bóc lột, người kia là kẻ bóc lột, thì trong chế độ cộng sản đã xảy ra điều hoàn toàn ngược lại: trong quan hệ sở hữu mọi người đều bình đẳng (tài sản là của toàn dân) nhưng trên thực tế, thông qua độc quyền quản lí, chỉ một nhóm nhỏ có quyền sở hữu tài sản mà thôi (GIAI CẤP MỚI IV,5 )

Giả sử ta công nhận Marx kết tội tư bản bóc lột là có phần nào đúng, thì sự bóc lột đó tương đối it hơn bên phía cộng sản. Thí dụ lương bổng của tư bản cho lao động ăn ba muơi ngày, còn lương lao động bên cộng sản chỉ dược một tuần, mười ngày hay nửa tháng. Hơn nửa, người lao động có quyền tự do ở trong xí nghiệp và bên ngoài xã hội, bên cộng sản thì bị theo dõi khắp nơi vì chỗ nào cũng có công an và mọi người phải theo dõi, và tố cáo nhau.

Bộ máy kìm kẹp trong xí nghiệp cơ quan chính là chi bộ đảng cộng sản.Engels phê bình tư bản bóc lột ở Manchester , giả sử điều đó là đúng vì buổi kinh tế tư bản bột phát, nông dân các nơi kéo về quá đông cho nên các nhà tư bản chưa tổ chức chu đáo. Sau đó, tư bản đã nhìn thấy khuyết điểm cho nên họ thay đỏi chính sách, quan tâm đến phúc lợi thợ thuyền. Hơn nữa, theo Richard Pipes,ngay lúc Marx đang viết Tư bản, ở Anh đã có những bằng chứng chứng tỏ tiền lương của người lao động đã gia tăng, nhưng Marx cho rằng đấy là điều không đáng quan tâm. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I, 5)


Về thành quả kinh tế hai bên. Milovan Djilas đã so sánh tư bản và cộng sản trong khoảng hai đại chiến như sau:
Giữa hai cuộc thế chiến, chủ nghĩa tư bản đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế cực kì sâu sắc với những hậu quả xã hội rất to lớn mà chỉ có những người cộng sản giáo điều, đặc biệt là tại Liên Xô mới không chịu công nhận mà thôi. Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 chứng tỏ rằng nó vượt xa các cuộc khủng hoảng hồi thế kỉ XIX và những sự xáo trộn tương tự như vậy có thể đe doạ cơ cấu xã hội, thâm chí sự sống còn của cả một dân tộc.

Các nước phát triển, đặc biệt là Mĩ, đã phải từng bước và bằng những con đường khác nhau áp dụng một nền kinh tế kế hoạch hoá, ban đầu là trên bình diện quốc gia và sau chiến tranh thế giới thứ hai thì mở rộng ra bình diện quốc tế. Cùng với nó đã diễn ra những thay đổi, tuy không được nói đến nhiều về mặt lí luận, có ý nghĩa thời đại cho các nước đó và cho toàn thế giới nữa. [ . . ].
Nền kinh tế kế hoạch hoá của cộng sản hàm chứa trong mình nó sự hỗn loạn. Mặc dù có kế hoạch nhưng ta có thể nói một cách dứt khoát rằng đây là một nền kinh tế lãng phí nhất trong lịch sử loài người. Điều đó mới nghe có vẻ kì quặc, nhất là nếu ta thấy sự phát triển nhanh trong một vài lĩnh vực và cả nền kinh tế nói chung. Nhưng khẳng định trên hoàn toàn có căn cứ. (GIAI CẤP MỚI, IX,7)

Ông Nguyễn Kiên Giang là bậc lão thành trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay nhận định về kinh tế tư bản và kinh tế cộng sản như sau:
Chưa có một phương tiện điều tiết nào đối với các hoạt động kinh tế có hiệu quả hơn thị trường, dù là những máy tính hàng tỉ phép tính/giây.[...]. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội lại xóa bỏ kinh tế thị trường, thay thế nó bằng một nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung hóa cao, và cùng với việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập một chế độ công hữu “vô chủ”, triệt tiêu mọi động lực hoạt động kinh tế của con người. Kết quả là một nền “kinh tế thiếu hụt” triền miên, vô phương cứu chữa. Những đổi mới về kinh tế ở một số nước xã hội chủ nghĩa gần đây về thực chất không có gì khác là trở lại với những yếu tố tư bản chủ nghĩa, vì trên thực tế chủ nghĩa tư bản vẫn nuôi dưỡng những yếu tố đó (SUY TƯ 90 * III, 7)
IV.2. Nguyên nhân cộng sản thất bại

Sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản gồm các nguyên nhân:

+Vì độc tài và tàn bạo với triết thuyết vô sản chuyên chính của Marx, người cộng sản đã làm cho nhân dân chán ghét và căm thù cộng sản, nhất là công nông không thiết tha làm việc.
+Vì chính sách kìm kẹp tư tưởng của cộng sản, các trí thức và văn nghệ sĩ không phát huy hết tài năng, nhất là các nhà khoa học kỹ thuật.
+Giáo điều: Tin tuyệt đối vào lý thuyết của Marx như chính sách Quốc hữu hóa, vô sản nắm tư liệu sản xuất, xóa bất công xã hội, và xây dựng chủ nghĩa cộng sản gấp năm, gấp mưòi tư bản.
+Theo chủ trương vô sản chuyên chính, đưa nông dân và ngưòi thân tín vào các cơ sở đia phương và các cơ quan, xí nghiệp


+Bạc đãi và tàn sát trí thức và khoa học kỹ thuật. Sau này, Nga phải thuê chuyên viên Anh và các nước khác, bỏ quan quan điểm giai cấp để xây dựng kỹ nghệ nặng. Nhờ vậy mà họ có nền kỹ nghệ quốc phòng và không gian đứng sau Mỹ nhưng họ cũng đã phạm sai lầm là không chú trọng kinh tế tiêu dùng cho quốc dân.
+Chính sách vô sản chuyên chính tạo ra uy quyền cho một lớp người cộng sản, họ tự nhiên coi tài sản quốc gia, tài sản tập thể là của riêng họ mặc tình tiêu xài và phung phí.
+Giáo dục nhồi sọ, ngu dân khiến cho giáo duc suy đồi, không đào tạo được những nhà khoa học,văn hóa, chính trị, kinh tế giỏi.

+Cộng sản giáo điều, và đóng cửa, không theo kịp các nước tiên tiến.
+Công sản tuân theo ý thức hệ của Marx, nhất là về mặt kinh tế lại theo kinh tế chỉ huy của Marx; thêm vào đó là tính kiêu căng, khinh thị trí thức của các lãnh tụ cộng sản mà thất bại.
Thực ra bên tư bản cũng chủ trương đại công nghiệp và kinh tế hoạch định vì ai mà chẳng hoạch định chỉ mức độ khác nhau, kế hoạch khác nhau và con người khác nhau. Nước Mỹ trước và sau đệ nhị thế chiến đã có những kế hoạch kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ Rosevelt cũng đã áp dụng kế hoạch hóa kinh tế để cứu nước Mỹ và thế giới phục hồi sau chiến tranh và ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế.Nhưng đường lối hai bên khác nhau:
  • Tư bản kế hoạch hóa, chính phủ can thiệp nhưng vẫn giữ kinh tế tư nhân, tôn trọng sở hữu tư nhân. Công và tư phối hợp nhau. Nếu chương trình, kế hoạch chính phủ, hoặc tư bản thất bại, kinh tế cá thể có thể tự cứu, không đến nỗi toàn bộ suy sụp một khi vào quốc hữu hóa.
  • Kinh tế chỉ huy hay quốc hữu hóa, quốc doanh là tạm thời hay hạn chế trong một vài lãnh vực.
  • Tư bản vạch kế hoạch thì điều nghiên kỹ, do các nhà kinh tế và khoa học kỹ thuật soạn thảo chứ không phải do các tay cộng sản trình độ kinh tế và văn hóa lớp ba chỉ huy. Ở đây kỹ sư chỉ huy công nhân trong khi ở cộng sản, công nhân chỉ huy kỹ sư.Việc làm kinh tế không phải do ý chí, cũng không phải thuộc phạm vi tín ngưỡng, giáo điều.
  • Ngoài ra phải có kế họach hỗ trợ như là phải có người, có vốn, có khoa học kỹ thuật. Muốn đạt năng suất cao trong nông nghiệp phải có giống lúa tốt, phân bón tốt, thuốc trừ sâu tốt chứ không phải bắt dân làm ngày đêm. Muốn phát triển kỹ nghệ phải có đội ngũ khoa học kỹ thuật, phải có dụng cụ (có thể sáng chế hay nhập cảng) chứ không bắt dân làm bằng đôi tay như thời Mao Trạch Đông. Ngoài ra phải cho công nhân, nông dân nghỉ ngơi tốt, trả lương đầy đủ, nhà của tiện nghi, nhất là không nên đày đọa công nhân , nông dân bắt dân làm việc ngoài trời lạnh dười 45 độ với bụng đói, và khi ốm đau không thuốc men như ở Siberia thời Stalin. Kinh tế hoạch như cộng sản là chẳng có kế hạch, chẳng khoa học chút nào.
  • Cộng sản kết tội tư bản bóc lột, làm tha hóa công nhân, nông dân nhưng chính cộng sản mới là bóc lột và coi rẻ mạng người trong hòa bình và trong chiến tranh. Kỹ nghệ gia, thương gia, địa chủ có một số người ác nhưng cũng có một số người thiện tâm. Marx và những người cộng sản đã xuyên tạc và vu vạ cho các kỹ nghệ gia, thương gia và điền chủ. Sự thực thì làm việc gì cũng cần được tín nhiệm của nhân dân. Đó là nhân nghĩa mà cũng là nghệ thuật đắc nhân tâm. Làm gian dối, đối xử tàn ác thì chẳng ai tín nhiệm và như vậy công việc buôn bán, kinh doanh sẽ gặp trở ngại như tục ngữ Việt Nam có câu: "Khôn ngoan chẳng ngoại thật thà,/ Luờng thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy".
  • Cộng sản làm kinh tế nhưng thực tâm là chính trị, là đày ải, bóc lột nhân dân cho nên không đạt hiệu quả kinh tế. Việc tập trung cộng nhân, nông dân và các thành phần khác ở Seberia và các vùng xa xôi lạnh lẽo khác đó là mục đích tù đày, tàn sát nhân dân chứ không phải vì kinh tế,
  • Việc Việt Nam bắt dân đi vùng kinh tế mới cũng là hình thức đày kẻ tình nghi vào nơi rừng thiêng nước độc và bỏ măc họ sống chết với núi rừng âm u. Và những người đi vùng kinh tế mới này muôn đời là kẻ lưư vong vì họ không còn nhà cửa, hộ khẩu, sổ lương thực, phải lên sống nơi núi rừng với hai bàn tay trắng. Nếu họ làm được một căn nhà, tạo được vài thửa ruộng trong rừng, cộng sản lại đến đuổi họ đi một nơi khác. Như vậy ai mà dám nỗ lực sản xuất? Milovan Djilas cho ta biết tình hình chung của các nước cộng sản là người lao động bị bóc lột và mất tự do:
Trong chế độ cộng sản bên cạnh việc bóc lột, do bản chất quyền lực và sở hữu mà sức lao động còn bị hạn chế tự do. Khi chưa có sự thay đổi về quyền lực và sở hữu thì sức lao động không thể nào có tự do, dù ít dù nhiều nó vẫn nằm dưới sự áp chế về kinh tế hoặc hành chính. Đồng thời, do nhu cầu của sản xuất, chế độ cộng sản có thể tiến hành thay đổi điều kiện lao động, thay đổi vị trí của người công nhân bắng những biện pháp mạnh như: thời gian lao động, quyền nghỉ ngơi, học hành, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động nữ, lao động trẻ em.(GIAI CẤP MỚI,V, 8)

Với những điều trình bày ở trên , chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng:
1. Tư bản không hoàn tòan bóc lột cho dù bóc lột, trộm cướp, gian phi cũng không bằng cộng sản. Tư bản có kẻ hiền, người ác, không phải ai cũng bóc lột. Ngày nay, nhiều nhà tư bản tự tay xây dựng sự nghiệp, mua bán công bằng, theo đúng luật pháp . Viêc tuyên bố giai cấp đấu tranh đã gây ra óc căm thù, ưa tàn sát, vừa trái sự thực, đạo đức cũng như pháp lý.Cộng sản đưa ra khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo chỉ là một mánh lới để dẫn dụ dân đói từ xưa mà sự thực thóc lúa, quần áo, vàng bạc chỉ vào tay bọn cướp đầu sõ.

2. Một sản phẩm có nhiều giá trị, không phải riêng lao động.Dù lao động là một yếu tố căn bản, cũng không nên đề cao lao động chân tay, đề cao công nhân mà bỏ quên nông dân, và khinh miệt thương gia, trí thức. và văn nghệ sĩ. Cộng sản khinh miệt tư bản bóc lột, họ tưởng rằng vô sản là lao động nhưng không phải thế. Những nhà tư sản, trí thức, thương gia, nhà khoa học ai cũng lao động mới có được một nền văn minh ngày nay. Trong thực tế, con nhà giàu có khi lao động tốt hơn con nhà nghèo vì một số đã nghèo lại lười biếng. Xã hội tư bản phồn thịnh là do công trình nghiên cứu, sáng tạo của các khoa học gia, kỹ thuật gia. Người cộng sản ác tâm, giáo điều lợi dụng công nông và đưa một số họ vào các cơ quan, bộ viện, hãng xưởng chỉ tạo cho họ phá hoại quốc gia và xã hội. Một số cộng sản trở thành thư lại, ăn bám, ăn cắp, không còn là lao động, là công nhân:
"Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no.
Thằng bò thì sướng".. .
Và cũng không nên vì lao động mà đày ải con người với danh nghĩa" lao động cải tạo con người:"Cộng sản chỉ đày ải con người khi bắt tù nhân phải làm việc cực nhọc mà không cho ăn uống, thuốc men. Cộng sản lại bắt học sinh, sinh viên và cán bộ đi lao động, đi thực tế ở miền núi, miền quê chỉ là những việc vô ích trong khi trong xã hội tư bản không cần phải làm việc này!

3. Từ căm thù tư bản, chỉ trích tư bản, Marx đi đến quyết định tịch thu sản nghiệp của tư bản, và trao quyền điều hành chính trị quốc gia và kinh tế vô sản đã đưa đến sự suy sụp của cộng sản. Cộng sản vẫn theo Marx trong khi tình hình kinh tế, chính trị, và khoa học kỹ thuật đã thay đổi. Chính tư bản ngày nay đã điều chỉnh theo kế hoach của các nhà chính trị, kinh tế và xã hội sau Marx. Họ đã đề ra chính sách tự do kinh tế khác với kinh tế hoạch định của cộng sản. Họ đã đem nhiều quyền lợi cho công nhân.như trả lương tối thiểu,có nhiều nơi chia lợi tức cho công nhân. Ngoài ra những người có lợi tực cao sẽ bị đánh thuế nặng, và nhà nước cũng như các công ty đã chú trọng vấn đề hưu bổng, y tế và an sinh xã hội.
Ngày nay, kinh tế suy sụp, nhiều tư bản phá sản. Tư bản chết thì công nhân phải đói. Lao tư cùng chung quan hệ sinh tồn cộng tác.

Khi Marx còn sống, một số tôn vinh Marx, nhưng chỉ vài năm sau khi Marx viết Tư bản luận, khoa học kinh tế đã bước một bước thật dài gần như những bước chân của người khổng lồ khoa học.để chuyển từ kinh tế học từ cổ điển (classic) sang tân cổ điển (néo-classic). Chủ nghĩa cận biên (marginalism) ra đời những năm 1870 đã giải quyết hoàn toàn ổn thoả vấn đề giá trị. Những nghi vấn về giá và giá trị cổ điển đã được gạt qua một bên, nhường chỗ cho những câu hỏi mới như phát triển, lạm phát, thất nghiệp, tiền tệ, tài chính...

Năm 1948, Samuelson [10] xuất bản tác phẩm Kinh tế học tổng kết bức tranh toàn cảnh của khoa học kinh tế. Với ông, cũng như với vô số kinh tế gia khác, cuộc tranh luận về giá trị đã hoàn toàn chấm dứt Khoa học kinh tế đã chính thức từ bỏ quan điểm giá trị sản phẩm được tạo nên từ tích luỹ lao động mà Marx đề xuất, nó chỉ quan tâm đến giá trị trao đổi. Cái khẩu hiệu của Marx: :From each according to his abilities, to each according to his needs!) (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu) nếu không là một ảo tưởng thì cũng là lường gạt.

Bàn về kinh tế cộng sản, Karl Popper viết:
Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng chủ nghĩa kinh tế của Marx – sự nhấn mạnh của ông về nền tảng kinh tế như là cơ sở cao nhất cho bất kỳ loại phát triển nào – là sai lầm và trên thực tế không đứng vững được ( BIỆN CHỨNG PHÁP II,5 )
Tư bản chưa phải là hoàn toàn ưu việt, nó có những căn bệnh trầm kha, chưa phải là thiên đàng nhưng so với chủ nghĩa cộng sản, nó cho con ngưòi được một đời sống tinh thần và vật chất tương đối đầy đủ hơn chế độ cộng sản.Những người cộng sản giác ngộ đã thấy sai lầm của chủ nghĩa Marx. Trần Độ đã nói rõ tai hại của đường lối lãnh đạo của cộng sản từ trước cho đến sau 1975 như sau:

Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước và nước có tên là: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào ? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không ? Thắng lợi 1975, ta đã thu lại một nửa nước no đủ và đầy hàng hoá, thế mà ta đã phát huy thắng lợi đó ra sao, mà đến những năm đầu của thập kỷ 80, cả nước đói nghèo, ngắc ngoải. [. . . ].Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không ? Những nước ấy có cần có một Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối theo chủ nghĩa xã hội không ? Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá phong lưu [. . .].Còn Việt Nam, kể từ khi toàn thắng trong cuộc chiến tranh đến nay đã hơn 25 năm và sắp sửa có hoà bình 30 năm, dài bằng thời gian chiến tranh rồi, mà vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu( NHẬT KÝ RỒNG RẮN I, 2)
Nguyễn Kiến Giang cũng nhận định con đường thất bại của Việt Nam là đi theo khuôn mẩu Sô Viết:
Nước ta tiến hành công nghiệp hóa như thế nào, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng một điều chắc chắn là không thể đi theo con đường "công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa kiểu xô viết", với thành công rất nhanh chóng nhưng với những phí tổn kinh tế và xã hội quá mức chịu đựng của người dân: nông nghiệp bị tàn phá, công nghiệp nhẹ không đủ bảo đảm hàng tiêu dùng thiết yếu và có chất lượng cao, tạo thành một "nền kinh tế thiếu hụt" triền miên, đồng thời huỷ hoại môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng vì sự phát triển theo chiều rộng mà không phải theo chiều sâu, để rồi không vượt qua được những thử thách của sự chuyển đổi từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và cuối cùng, bị phá sản.(SUY TƯ 90 * V , 3)
Tóm lại, sống trong chủ nghĩa cộng sản, ai cũng thấy chủ nghĩa cộng sản thất bại vì kết quả đem lại cho dân là nghèo khổ, mất tự do. Tư bản chưa hẳn là con đường tốt, vẫn có nhiều khuyết điểm như nạn thất nghiệp, kinh tế khủng hoảng nhưng so với cộng sản thì kinh tế tư bản vững vàng hơn, cho đến nay, tư bản không những không dẫy chết mà vẫn tồn tại sau bao cơn khủng hoảng và thất bại, và nó còn khoẻ mạnh hơn trước, phát triển hơn trước. Lý do rất đơn giản:
+Tư bản trọng tư hữu nên mọi người tích cực làm việc.
+Tư bản trọng chuyên viên, làm kinh tế vì kinh tế trong khi cộng sản khinh thường trí thức, và khoa học. Họ làm kinh tế vi chính trị, vì tham vọng, vì tuyên truyền cho nên kinh tế không đạt kết quả. Ngoài ra họ đem công nông lãnh đão trong các cơ quan và hãng xưởng nên thất bại là đương nhiên.
+Nước nào cũng có Kinh tế hoạch định nhưng tư bản hoạch định sáng suốt, mền dẽo, thông tình đạt lý, có khoa học, còn xây dựng kinh tế cộng sản là duy tâm, duy ý chí, phản khoa học.
+Tư bản tôn trọng nhân quyền, nhân dân có tư do, dân chủ nên ai cũng tích cực làm việc trong khi cộng sản bóc lột tàn ác, gian trá khiến nhân dân phản kháng và bất hợp tác.

***
___

[1].By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. (ch.1. Note 1 by Engels - 1888 English edition) (COMMUNIST MANIFESTO I ,)[2]. The essential conditions for the existence and for the sway of the bourgeois class is the formation and augmentation of capital; the condition for capital is wage labor (COMMUNIST MANIFESTO I , 16)
[3].No sooner is the exploitation of the laborer by the manufacturer, so far at an end, that he receives his wages in cash, than he is set upon by the other portion of the bourgeoisie, the landlord, the shopkeeper, the pawnbroker, etc.(COMMUNIST MANIFESTO I , 10)
[4].But modern bourgeois private property is the final and most complete expression of the system of producing and appropriating products that is based on class antagonisms, on the exploitation of the many by the few. (COMMUNIST MANIFESTO II , 1 )
[5]. Whence comes this surplus-value? It cannot come either from the buyer buying the commodities under their value, or from the seller selling them above their value. For in both cases the gains and the losses of each individual cancel each other, as each individual is in turn buyer and seller. Nor can it come from cheating, for though cheating can enrich one person at the expense of another, it cannot increase the total sum possessed by both, and therefore cannot augment the sum of the values in circulation. [...]. This problem must be solved, and it must be solved in a purely economic way, excluding all cheating and the intervention of any force — the problem being: how is it possible constantly to sell dearer than one has bought, even on the hypothesis that equal values are always exchanged for equal values?" ( http://www.marxists.org/archive/marx/works/1877/anti-duhring/ch19.htm )[6].The capitalist has bought the labour-power at its day-rate. To him its use-value belongs during one working-day. He has thus acquired the right to make the labourer work for him during one day. But, what is a working-day?[2]
At all events, less than a natural day. By how much? The capitalist has his own views of this ultima Thule, the necessary limit of the working-day. As capitalist, he is only capital personified. His soul is the soul of capital. But capital has one single life impulse, the tendency to create value and surplus-value, to make its constant factor, the means of production, absorb the greatest possible amount of surplus-labour.[3]
Capital is dead labour, that, vampire-like, only lives by sucking living labour, and lives the more, the more labour it sucks. The time during which the labourer works, is the time during which the capitalist consumes the labour-power he has purchased of him.[4]
[7].Đặng Phùng Quân sinh năm 1942, nguyên quán Thái Bình, Bắc Việt Nam. Nguyên Giảng sư khoa Triết học Tây phương trường Đại học Văn khoa Sai gon từ năm 1968 đến 1975, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học công lập Càn thơ, Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên), Đại học Cao đài (Tây Ninh). Trong những năm 1957-1963 viết văn với bút hiệu Trường Dzi trên những tạp chí Sáng Tạo, Thế Hệ, Tiểu Thuyết Tuần San. Viết trở lại với tên thật trên những tạp chí Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Thời Tập từ 1969 và tại hải ngoại từ 1981 trên những tạp chí Văn, Văn Học, Nhân Văn, Thế Kỷ 21, Chủ Đề. Gió Văn, những tạp chí điện tử Nhân văn, Vovinam, Gio-0, Talawas.
[8].Ernest van den Haag (1914, - 2002, ) là một nhà xã hội học người Mỹ, giáo sư tại Fordham University. He nổi tiếng vì cộng tác với tờ National Review.Ông sinh ở Netherlands , lớn lên ở Ý, bị phát xít bắt giam. Ông định cư tại Mỹ năm 1940.
[9]. Owing to the extensive use of machinery, and to the division of labor, the work of the proletarians has lost all individual character, and, consequently, all charm for the workman. He becomes an appendage of the machine, and it is only the most simple, most monotonous, and most easily acquired knack, that is required of him. Hence, the cost of production of a workman is restricted, almost entirely, to the means of subsistence that he requires for maintenance, and for the propagation of his race. But the price of a commodity, and therefore also of labor, is equal to its cost of production. In proportion, therefore, as the repulsiveness of the work increases, the wage decreases. What is more, in proportion as the use of machinery and division of labor increases, in the same proportion the burden of toil also increases, whether by prolongation of the working hours, by the increase of the work exacted in a given time, or by increased speed of machinery, etc. (COMMUNIST MANIFESTO I ,9)
[10]. Paul Adam Samuelson (1915-) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học. Ông là người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của Học viện Kỹ thuật Massachusetts. Samuelson đoạt Giải John Bates Clark vào năm 1947 (khi 32 tuổi) và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1970 (khi 55 tuổi). Ông còn được trao Giải thưởng Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1996.
                

No comments:

Post a Comment