HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

http://giahoithutrang.blogspot.com/2012/06/ho-chi-minh.html

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN * TỔNG KẾT



   TỔNG KẾT


Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản là tất yếu, và nguyên do của sự sụp đổ cũng rất giản dị. Trong Tuyên Ngôn Cộng sản, Karl Marx tuyên bố rằng lý thuyết của Cộng sản có thể tóm tắt trong một câu đơn giản: Bãi bỏ tư hữu.


Từ câu đơn giản trên đưa đến hai hệ quả đơn giản, Bãi bỏ tư hữu là mục đich chính của cộng sản thì nó cũng là nguyên do chính của sự thất bại của cộng sản. Bãi bỏ tư hữu tức cướp tài sản của nhân dân, cướp mồ hôi nước mắt của nhân dân, và cướp tự do, hạnh phúc của nhân dân tất dân chúng nổi lên chống cộng.
 Dân chúng chống lại tất nhiên bọn cộng sản gia tăng đàn áp, hết đợt nọ đến đợt kia theo khẩu hiệu " chuyên chính vô sản".Cộng sản càng đàn áp, sức phản kháng càng gia tăng, cứ thế mãi cho đến khi đại cách mạng bùng lên lật đổ chế độ.
Mặt khác, một khi cộng sản nắm chính quyền, cướp đoạt tài sản nhân dân, bọn chúng gọi đó là tài sản công, chúng chia nhau nắm giữ. Sẳn tiền của, sẵn quyền, chúng bèn xài phung , nay lễ hội này, mai lễ hội kia, tên này bày ra kế hoạch nọ, tên kia bày ra chủ trương kia, tòan là chủ trương, kế hoạch ma để lấy tiền bỏ túi. Chúng cho con cái mang tài sản ra ngoại quốc, rốt cuộc ngân khố trống rổng, kinh tế quốc gia suy sụp. 

Đó là hai yếu tố chính của hủy thể khiến cộng sản tự tiêu, tự diệt. Tài sản quốc gia nằm trong tay chúng, chúng chia nhau cướp đoạt, đưa vợ con, anh em ,phe đảng nắm quyền kinh tế, chính trị trong nước. Chúng trở thành giai cấp mới, đối lập với nhân dân. Nay cộng sản đã triệt tiêu tại Nga và Đông Âu, chỉ còn lại những nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cambodia, Bắc Hàn..., 
Gần một thế kỷ, nhân loại đã sống dưới ách cộng gian manh, tàn ác. Trần Trọng Kim đã nói rõ bản chất tàn ác, gian manh của cộng sản:


Ðàng này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâu ? 

Giải phóng gì mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi bị bắt, bị đày v.v...thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật trái với lời nói thiên đường ở cõi trần.

Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được  TRẦN TRỌNG KIM * MỘT CƠN GIÓ BỤI 38)

Cuộc đời chỉ là tương đối. Chúng ta đã sống với cộng sản cho nên đã thấu hiểu lý thuyết và thực tế của chủ nghĩa cộng sản. Để làm rõ sự khác biệt giữa cộng sản và chủ nghĩa thực dân và quân chủ, chúng ta thử so sánh các chế độ qua ý kiến của các nhân vật quốc tế và Việt Nam.

 (1). Cộng sản phạm tội diệt chủng, còn tư bản thì không:
Stephane Courtois  đã  phỏng đoán con số nạn nhân   bị thiệt hại khoảng 80- 100 triệu, gần bằng nửa con số nạn nhân hai cuộc thế chiến. (Pipes, 158) . Năm 2007, Tổng thống Putin  ca ngợi nạn nhân  do Stalin sát hại tại Butovo như sau: 
"Hàng trăm ngàn người, hàng triệu người đã bị giết, đã bị mang tới trại tù này, rồi bị bắn, bị tra tấn. Họ là những người có tư tưởng riêng, họ không sợ nói lên sự thật. Họ là tinh hoa của đất nước  [1]


(2). Bản chất tư bản khôn ngoan, linh động, còn cộng sản giáo điều.
Tư bản là một hệ thống thực nghiệm, nó khôn ngoan, linh động để giải quyết các khó khăn, tuy chưa đạt được hoàn toàn hảo, tư bản không gây ra những thất bại như kinh tế hoạch đnh của cộng sản  làm thiệt hại tài sản và nhân mạng. Nguyên do là cộng sản duy ý chí, giáo điều, nhiều tham vọng, làm liều không cần chuyên viên kinh tế trong việc hoạch định kế sách.  ( Pipes, 159-60).

(3). Cộng sản là triết lý thất bại nhất là về kinh tế
trong khi quân chủ và thực dân, tư bản khá hơn nhiều.
Tư bản là hệ thống kinh tế, chính trị dân chủ, tự do và khoa học cho nên đạt nhiều thành công.  


 Triệu Tử Dương  là một người sáng suốt khi ông từ chối đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Ông cũng là một người nhận thức rõ tình hình Trung Hoa và thế giới khi ông viết trong Nhật ký của ông về dân chủ:

  • Tất cả các hệ thống này (các hệ thống dân chủ của các nước xã hội chủ nghĩa) chỉ là thiển cận. Chúng không phải là những hệ thống mà trong đó người dân được làm chủ, nhưng đúng hơn là bị cai trị bởi một vài người hay thậm chí là một người đơn độc.
  • Thực tế thì chính hệ thống nghị viện dân chủ tây phương đã chứng minh là có sức sống mãnh liệt nhất. Dường như đây là hệ thống tốt đẹp nhất có được hiện nay. vi.wikipedia.org wiki/Prisoner_of_the_State:

Trần Độ nhận định rằng đảng cộng sản là tai họa, làm chậm bước tiến của dân tộc: 
Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I ,1)

Nguyễn Kiến Giang vẽ lên toàn bộ cảnh vật bi thảm của Việt Nam sau ngày hòa bình:



Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu ở tình trạng lạc hậu kinh tế và kỹ thuật của đất nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới đang bước qua giai đoạn văn minh hậu công nghiệp (điện tử - tin học), thì nước ta vẫn chưa ra khỏi giai đoạn văn minh tiền công nghiệp (văn minh nông nghiệp); sản xuất không đủ ăn (1.932 kilôcalo mỗi người mỗi ngày so với yêu cầu 2.300 kilocalo); không tạo được nguồn tích luỹ bên trong đáng kể, chưa đủ bảo đảm tái sản xuất giản đơn, chưa nói tới tái sản xuất mở rộng, trong khi sức ép dân số và thoái hóa môi trường sinh thái ngày càng tăng; lạm phát vẫn ở mức nghiêm trọng; mức tăng giá cả khá cao; tài sản quốc gia ngày càng giảm sút, không ít xí nghiệp đứng trước nguy cả bị mất dần tài sản, kể cả tài sản cố định; ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng, dù mức chi ngân sách cho các hoạt động kinh tế và văn hóa rất thấp; nạn buôn lậu hoành hành, thị trường hỗn loạn...SUY TƯ 2 * KHỦNG HOẢNG & LỐI RA
  
Những tính toán gần đây cho biết các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đều thua lỗ, chỉ có 21% có lãi, [..]. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ tới khoảng 200 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 1/2 tống sản phẩm quốc dân (SUY TƯ 4 , 3).


Richard Pipes nhận định về hai nước Triều Tiên như sau:
Ở nước Bắc Triều Tiên cộng sản, trong những năm 1990 phần lớn trẻ em bị mắc các căn bệnh do đói ăn mà ra; theo các số liệu hiện có, trong nửa sau của thập kỉ 1990 gần hai triệu người Bắc Hàn đã bị chết vì đói. Tại nước này tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh là 88 trên 1000, trong khi ở Hàn Quốc là 8 trên 1000; tuổi thọ của đàn ông Bắc Hàn là 48,9 trong khi ở Nam Hàn là 70,4. Tính the GDP mỗi người  Bắc Hàn  $900  còn Nam Hàn $ 13.000 (Pipes, 152)
Milovan Djilas viết:"  Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hâu. (GIAI CẤP MỚI 4 ,1, 58)


 Barry Loberfeld viết về kinh tế Liên Xô :" Trong khoảng 1861, nông dân là nông nô, nhưng có cây trồng và gia súc. Nhưng sau đó, khoảng 1935,  canh tác tập thể, một nông trường xuống cấp, nông dân vẫn là nông nô, một hộ gia đình nông dân thu được  từ 247 rúp một năm, chỉ đủ để mua một đôi giày  [2].

(4).  So với cộng sản, quân chủ và thực dân dễ sống hơn.

Thi sĩ  Hữu Loan viết :

Một loạt các quyền tự do đã tồn tại ngay cả dưới chế độ thuộc địa. Hãy để tôi liệt kê một số điểm đáng nhớ trong Pháp chiếm Việt Nam vẫn còn trong bộ nhớ của nô lệ này: Đầu tiên, tự do bầu cử. Hầu hết các cơ quan hành chính là đối tượng phổ thông đầu phiếu. Các quan chức Pháp tỉnh chỉ đơn giản là đóng vai trọng tài. 

Khác thấp hơn [Việt Nam] các quan chức không dám nhận hối lộ.Mọi người có thể kiện và thậm chí còn buộc tội các quan chức từ các vị trí của họ. Quan chức tham nhũng đã khinh miệt bởi tất cả mọi người. Tham nhũng dẫn đến thiệt hại cho đời sống, thậm chí còn tồi tệ hơn. Một viên quan ở một huyện ở Huế tham nhũng thì cả nước đều biết.

Điều thứ hai là có tự do báo chí, và quyền phát biểu tư tưởng

 Các cá nhân được phép thành lập báo chí riêng của họ. Họ từ chối chấp nhận trợ cấp của chính phủ. Trong số các tạp chí nổi tiếng nổi tiếng là tờ Nam Phong ( Gió Nam) Tạp chí, Phụ Nữ) Tạp chí, Phụ Nữ Thời Đàm, Tạp chí, Tiếng Dân , Phong Hóa Ngày Nay  vv. Trong số những nhà văn có uy tín và các phóng viên là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Thụy An, Huỳnh Thúc Kháng, etc.

 Các thí sinh bất kỳ vị trí nào phải tham gia kỳ thi vòng loại. Những người có tài năng sẽ vượt qua. Lương của người lao động đã đủ để trả tiền cho sinh sống và một số tiền tiết kiệm của họ. Một giáo viên của hai lớp sơ đẳng và dự bị, thu được 12 piasters một tháng, tương đương với 2 "chỉ " của vàng ngày hôm nay.
Sinh viên không phải nộp học phí. Chỉ có giáo dục đại học phải nộp một đồng một tháng. Học sinh giỏi đã được trao học bổng, thậm chí học bổng du học ở  bên Pháp. Bệnh nhân được cho thuốc tại trạm xá huyện. Bệnh viện tỉnh đã dành khu vực cho bệnh nhân nghèo đã được điều trị và ăn uống miễn phí. Những bệnh viện này đã được biết đến như bệnh viện từ thiện.

Ngày nay, y đức từ lâu đã biến mất. Các bệnh viện ở khắp mọi nơi lấy tiền của bệnh nhân nhưng chắc không có hiệu quả điều trị. Chế độ thực dân Pháp thực sự là khủng khiếp, nhưng nó vẫn là một giấc mơ xa cho người dân dưới các chế độ vỗ ngực khoe khoang của họ về độc lập và quay lại đàn áp người dân của họ
.
( TÁC PHẨM HỮU LOAN).

Nguyễn Chí Thiện  wrote:

Ôi thằng Tây mà trước khi người dân không tiếc máu xương đánh đuổi.

Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.

Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng.

Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả

 ( ĐỒNG LẦY).[3]


Trần Độ so sánh lực lượng an ninh xã thôn  ngày xưa và bộ máy công an cộng sản ngày nay:
Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật!.....


Lực lượng Công an nhân dân hiện nay được giới thiệu như một lực lượng của nhân dân, trong nhân dân và vì nhân dân. Nhưng sao mà trong thực tế nó lại hay giống nhưng cái ngày xưa ở ta, và giống các nước tư bản quá. Nhiều người nhìn vào nó, thấy rõ nó tiêu biểu cho một lực lượng đàn áp và khủng bố. Dân sợ nó nhiều hơn và cho đó là một nghề "thất đức" và quả nhiên nó làm cho nhiều người sợ thật:

Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu trang bị rất sắc bén và hùng hậu.
Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...
Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó.
Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày.
Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm



Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên  ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định để đời: 
Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia!  ....Thời Pháp thuộc, mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó .[4]

Trần Độ  kể li lời ch họ của ông:" Tôi có một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)

Trần Độ viết ":Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II, 3)

Sau đây là những đoạn văn so sánh tù thực dân và tù cộng sản.Trước tiên là việc Trần Văn Giàu ngồi tù thời thực dân: 
 Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn (trang12)


Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã tà đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm.. .

 .Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ; chúng tôi còn đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở, thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai.( TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ I  ,42)

Qua vài trang nhật ký của Trần Văn Giàu, ta thấy tù nhân ăn uống thuốc men đầy đủ, không bị tra tấn đánh đập dã man. Có thể nói ở tù mà như đi dạo chơi. Còn trong trại tủ cộng sản, họ dùng cái đói, cái rét để hành hạ và kiềm chế tù nhân.Đa số tù nhân người quốc gia đều viết về cái đói trong trại tù cộng sản. Phan Lạc Phúc trong tác phẩm Bè Bạn Gần Xa viết như sau:


 Lũ tù cải tạo chúng tôi ra Bắc nếm mùi xã hội chủ nghĩa, đói quanh năm suốt tháng, đói triền miên, đói dài dài, miếng sắn, miếng khoai là ước mơ to lớn nhất. Từ sự kiện này, tôi mới nhận ra rằng cái nghệ thuật cao tay của người Bôn sê  vich trong việc quản trị là nghệ thuật nắm cái dạ dày. Ngày ấy, ngoài Băc chế độ tem, phiếu còn đang thịnh hành, lương thực còn do tay nhà nước quản lý. Anh em tù lên huyện Phù Yên lĩnh gạo về cho hay rằng nhân dân không ai có quyền được có quá 5 ký gạo trong nhà  [5] 

Hà Thúc Sinh viết:

" Khoai mì này là loại khoai già, được xắt cả vỏ và phơi khô lâu ngày. Vì để cả vỏ, và lại được phơi khô, do đó khi nấu lên khoai mì mang một màu tím than quắt queo như đống cứt chó bị dầm mưa dãi nắng nhiều ngày với một mùi vị vừa hôi mốc vừa nhầm nhậm đắng như có lộn một hai vị thuốc bắc. Được phát kèm với bát khoai mì ân huệ của bác và đảng là ít cộng rau muống, hoặc một tí bí ngô, hoặc tí củ cải kho nước muối  [6] 

 Cái tàn ác thứ hai là bắt lao động quá sức trong khi thực dân không bắt tù nhân lao động. Hà Thúc Sinh kể cho ta nghe một cảnh đốn cây và kéo cây về trại:
Đội 17 hiện có công tác phụ trách kéo những thân cây lớn đã được anh em đốn ngã. Những thân cây này nhiều khi có đường kính hơn nửa thước tây và dài cả 20 thước phải kéo qua địa thế gồ ghề những gò mối, bụi rậm và ao tù làm cực khổ vô cùng. Những thân cây này được kéo thẳng về khối mộc nằm gần bệnh xá cho khối mộc khai thác. Nhà 2 đội 17 và nhiều nhà khác có cùng công tác, chỉ việc kéo với chỉ tiêu 8 cây mỗi ngày, kéo một đoạn đường rừng dài 500 thước và kéo dọc con đường chính của căn cứ vào tới trại mộc quãng một cây số [6]


Cái tàn ác thứ ba là  cộng sản còn đánh người và dùng cực hình tra tấn. Hà Thúc Sinh kể chuyện một công an trẻ dùng báng súng đánh các bác sĩ già nua, trong đó có bác sĩ Triển và Lý Trung Dung:


Mày! Thằng già này! Từ lâu tao đã chú ý đến cái lông mày rậm rạp của mày.Nội cái lông mày thôi trông cũng đủ muốn đánh rồi!.  .  .  Không hiểu ông trả lời ra sao mà thình lình thằng vệ binh xốc lại đập luôn một báng súng vào mặt ông [6]

Và sau đây là môn "tuốt nứa" của trại Đầm Đùn do Trần Văn Thái thuật lại:
 Đầu Trâu nhấc cây nứa đã lựa rồi bảo thợ rèn:Bổ làm tư.Thợ rèn ngồi xuống lúi húi sửa soạn.. .. Tù thợ rèn thận trọng nhấc một trong bốn mảnh nứa, vòng ra sau lưng 983, lom khom cúi xuống, lựa khe hở giữa hai bắp đùi, đút đầu nứa cho lọt qua chừng gang tay. Y ngắm nghía sửa lại cho hai mép nứa ngậm đều vào bắp đùi nạn nhân. Mặc dầu 983 gầy gò nhưng vì hai đầu gối bi cột khít  với nhau nên hai cạnh của mảnh nứa úp chặt vào thớ thịt, chỉ khẽ cử động là tinh nứa cắt đứt bắp đùi liền. Mãy người tù trong phòng tra tấn lấm lét nhìn nhau rợn người. Họ thừa biết tinh nứa sắc là đường nào. Hai cẳng chân Toàn run lẩy bẩy, đứng không vững. Trong mảnh nứa sắc sắp cắt lem lém da thit người đồng cảnh, anh rợn khắp chân thân liên tiếp. . 
   .   Một tiếng rú rùng rợn nổi lên, xiên vào óc mọi người..  .  .Y đảy ngược mảnh nứa để ấy đà tay rồi giật xuôi mạnh một cái. Tức thì 983 thét lên một tiếng rùng rợn.Giám thị lại lùi theo một tốc độ đồng đều, đến đoạn chót của mảnh nứa dài thì vừa vặn ngưng như đã có cỡ tay. .(334)
 Qua những so sánh trên, ta thấy cộng sản dã man nhất, tàn bạo nhất. Thực dân, đế quốc tuy ác nhưng vẫn có it nhiều tính nhân bản. Nói tóm lại, lý thuyết của Marx sai lầm, dối trá, đảng cộng sản từ đầu cũng đã sai lầm dối trá. Từ trước cho đến nay, thế giới đã hiểu rõ chủ nghĩa Marx gian xảo, những lãnh đạo cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot là những con thú mang lốt người, và đảng cộng sản là một đảng cướp.

Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, có những trang đen tối là lịch sử thời cộng sản. Đó là những trang sử chứa đầy máu và nước mắt của một nửa thế giới bất hạnh, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, còn lại Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia, Lào, Tây Tạng, Bắc Hàn. Chúng ta phải đoàn kết với nhân dân thế giới đang tranh đấu chống Trung Cộng xâm lược. Chúng ta phải quyết tâm tranh đấu để giải phóng chúng ta và giải phóng nhân loại khỏi gông cùm và tai họa cộng sản.
Trần Độ là một vị tướng của cộng sản nhưng ông là người cộng sản giác ng. Cũng như Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, bài thơ ngắn của ông là một lời phê phán ngay thẳng vào chế độ cộng sản:
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

 ____

[1]. Putin ca ngợi các nạn nhân của Stalin  trong thời Đại khủng bố khoảng 70 năm trước tại Butovo, năm 2007.
http://aftermathnews.wordpress.com/2007/10/30/putin-honors-stalin-victims-70-years-after-the-great-terror/
[2]. Barry Loberfeld FrontPageMagazine.com | June 12, 2006

[3].Nguyễn Chí Thiện (1939-2012). Hoa Dia Nguc II, ấn bằng hai sinh ngữ, then complete in Vietnamese in 2006.

[4] Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghê. California. 1997, tr.28, 139.
[5].Phan Lạc Phúc . Bè Bạn Gần Xa. (bút ký, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 2000. 2nd ed. Australia 2001,78.
[6].Hà Thúc Sinh .Đại Học Máu, ký, Nhân Văn USA, 1985. 2ed.USA, 1985.tr. 463., 637,721


[7].Trần Văn Thái. Trại Đầm Đùn" .Nxb Nguyễn Trãi, 1969, Sài-gòn, Việt-nam





  Nguyễn Thiên Thụ   
Ngày 20- tháng 2 năm , 2013

 

No comments:

Post a Comment